Khảo sát nồng độ glucose máu đói và HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường mới chẩn đoán tại Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp

MỤC LỤC

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

- Bệnh nhân suy thận, bệnh gan nặng - Bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa protein - Bệnh nhân bị nhiễm trùng kèm theo - Bệnh nhân có huyết tán. - Nồng độ hemoglobin dưới ngưỡng bình thường (nam < 13 g/dl, nữ < 12 g/dl) - Bệnh nhân có dùng một số thuốc ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm glucose.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .1 Phương pháp chọn mẫu

    - Các thói quen trong cuộc sống như hút thuốc lá, hoạt động thể dục thể thao, ăn uống chất ngọt thường xuyên, sử dụng thức uống có cồn. Đánh giá chiều cao: bệnh nhân đứng thẳng người, hai gót chân sát mặt sau của cân, mắt nhìn về phía trước, kéo thước đo gắn sẵn trên cân qua khỏi đỉnh đầu sau đó dần dần hạ xuống cho đến khi chạm đỉnh đầu, kết quả tính bằng mét (m) và sai số không quá 0,5 cm. Yêu cầu đối tượng đứng thẳng, mặc quần áo thật mỏng, hai chân đứng cách đều nhau 10 cm, trọng lượng phân bố đều.

    Thể tích máu khoảng 2 ml cho vào ống nghiệm có chứa chất chống đông EDTA (Ethylen Diamin Tetra Acetat) với nồng độ đúng tiêu chuẩn để giữ các tế bào máu nhất là tiểu cầu luôn ở trạng thái tách rời tối đa dùng để định lượng HbA1c và lấy thêm 2 ml máu cho vào ống nghiệm Chimgly chuyên dụng để. Các xét nghiệm sinh hóa được làm tại phòng Xét nghiệm Sinh Hóa – Miễn Dịch của bệnh viện đa khoa Gò Vấp TP.HCM, theo quy trình, tiêu chuẩn và chỉ số bình thường áp dụng tại bệnh viện. Xét nghiệm glucose máu đói (G0): bệnh nhân được lấy máu tĩnh mạch khoảng 1 ml vào buổi sáng lúc nhịn đói ít nhất 8 giờ để định lượng glucose huyết thanh bằng phương pháp hexokinase trên hệ thống máy sinh hóa tự động Mindray BS- 800.

    Tuy nhiên, trước khi mẫu được sử dụng phải qua bước ly tâm 4000 vòng/phút trong vòng 5 phút ở máy ly tâm Centrifuge Eppendorf 5702 để thu nhận phần huyết thanh trong mẫu máu. Xét nghiệm được tiến hành theo nguyên lý sau: glucose bị phosphoryl hóa bởi hexokinase cùng với sự hiện diện của adenosine triphosphate (ATP) và các ion Mg2+ tạo thành glucose-6-phosphate và adenosine diphosphate (ADP). Glucose -6- phosphate dehyrogenase (G6PDH) oxy hóa đặc hiệu glucose-6-phosphate tạo thành gluconate-6-phosphate cùng với sự giảm đồng thời của nồng độ NAD+ để tạo NADH.

    Kết quả được xác định bằng thời gian lưu (thời gian khi bơm mẫu và đến khi mẫu phân tích được tách ra khỏi pha tĩnh) và diện tích pic tạo ra. Mỗi chất khác nhau sẽ có thời gian lưu khác nhau và nồng độ khác nhau sẽ tạo ra pick có diện tích khác nhau. Với kỹ thuật này có thể tách riêng từng loại HbA ra và định lượng được nồng độ của chúng một cách chính xác.

    - Thống kê mô tả tình hình chung của số liệu nghiên cứu và tính toán kết quả dựa trên giá trị trung bình và tỷ lệ %.

    KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

      Nhận xét: Từ kết quả bảng 3.1, với số lượng bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 64 bệnh nhân, trong đó bệnh nhân lớn tuổi nhất là 84 tuổi, nhỏ tuổi nhất là 26 tuổi. Nhận xét: Từ bảng kết quả 3.2, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở nam giới cũng như nữ giới tăng theo độ tuổi. Với độ tuổi < 45 tuổi, kết quả cho thấy tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường là thấp nhất, 4 bệnh nhân trong tổng số 64 bệnh nhân tham gia nghiên cứu (tương đương chiếm 6,3%).

      Nhận xét: Từ bảng 3.6 cho thấy nồng độ trung bình của HbA1c tăng khi nồng độ G0 tăng. Ở những người cao tuổi, tỉ lệ đối tượng được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng, cao nhất là nhóm tuổi ≥ 65 tuổi (40,6%). Có 7,8% bệnh nhân có tiền sử gai đình mắc bệnh đái tháo đường và 92,2% là không có tiền sử gia đình mắc đái tháo đường.

      Ngoài ra, vấn đề hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích cũng chiếm tỉ lệ cao, có 46,9% đối tượng hút thuốc lá thường xuyên và 48,4% đối tượng thường xuyên có thói quen sử dụng chất có cồn. Qua khảo sát cho thấy rằng những thói quen như sử dụng nhiều chất ngọt, ít luyện tập thể dục thể thao, sử dụng thuốc lá và thức uống có cồn đều làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường. Sự khác biệt về BMI trung bình ở cả hai giới không có ý nghĩa thống kê.

      Bảng 3.3: Phân nhóm theo tiêu chuẩn chẩn đoán
      Bảng 3.3: Phân nhóm theo tiêu chuẩn chẩn đoán

      BÀN LUẬN

        Ngoài ra, có một số người trẻ tuổi vẫn mắc bệnh đái tháo đường, có thể nguyên nhân là do một số yếu tố như sự mất cân bằng trong dinh dưỡng hằng ngày, ít vận động, khối lượng mỡ tăng dẫn đến tăng kháng insulin ngoại biên,…. Glucose huyết khi đói còn thay đổi hằng ngày trên cùng một cá thể và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, việc sử dụng thuốc làm thay đổi đường huyết cũng như tình trạng căng thẳng thoải mái của cá nhân đó. Tuy nhiên khi xét nghiệm dùng ống Chimgly nhằm giảm bớt sự ly giải này, nhưng ở một số phòng thí nghiệm khác lại không sử dụng ống chứa máu này nên dẫn đến việc nếu glucose máu đói có giá trị xét nghiệm là 126 mg/dl thì sau khi 2 giờ lưu giữ ở nhiệt độ phòng chỉ còn lại khoảng 110 mg/dl [17].

        Xét nghiệm HbA1c có nhiều thuận tiện hơn so với glucose máu đói, người tham gia xét nghiệm không cần phải nhịn đói qua đêm và có thể lấy máu xét nghiệm bất cứ thời điểm nào trong ngày mà vẫn không bị ảnh hưởng đến kết quả và kết quả cũng không bị chi phối bởi trạng thái stress, vấn đề dinh dưỡng và việc sử dụng thuốc của bệnh nhân. Khuyến cáo cập nhật gần đây của Hiệp hội Đái tháo đường và Nội tiết Việt Nam (VADE) cũng đề nghị sử dụng tiêu chí này một cách thận trọng để chẩn đoán đái tháo đường do xét nghiệm này chưa được chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn xét nghiệm trong các nghiên cứu DCCT và UKPDS. Qua những dẫn chứng trên, có thể nhận thấy rằng việc sử dụng kết hợp các xét nghiệm một cách linh hoạt trong chẩn đoán sẽ góp một phần nào đó làm giảm chi phí và thời gian đi lại của bệnh nhân, rút ngắn thời gian xét nghiệm và đặc biệt tránh bỏ sót một số trường hợp bệnh nhân không được chẩn đoán chính xác bệnh tình của mình.

        Sự khác biệt giữa hai nghiên cứu có lẽ do sự khác nhau của thời gian, sự tiến triển bệnh ở nghiên cứu của Đinh Thị Kim Cúc (2010) đã kéo dài lâu hơn so với các đối tượng trong nghiên cứu này, cho đến khi xét nghiệm thì bệnh của họ đã tiến triển mạnh hơn nên nồng độ glucose máu đói cũng cao hơn tại thời điểm xét nghiệm. Xột nghiệm HbA1c là một bằng chứng cụ thể giỳp bỏc sĩ cú thể theo dừi tỡnh trạng và chuyển biến của quá trình điều trị bệnh nhờ việc HbA1c đã đưa ra lượng đường duy trì trong máu của chúng ta trong suốt vài tháng gần nhất trước khi làm xét nghiệm [24]. Chỉ số HbA1c tăng hay giảm sẽ liên quan trực tiếp lượng glucose trong máu tại thời điểm đó, theo kết quả nghiên cứu cho thấy sự tương quan rất chặt chẽ của chỉ số HbA1c và nồng độ glucose máu đói trên 64 đối tượng được nghiên cứu với hệ số tương quan r = 0,76 và có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

        Sự thay đổi tế bào β tụy tạng có liên quan mật thiết với sự thay đổi về tuổi, khi cơ thể ngày càng già hóa, tỉ lệ tự tiêu hủy tế bào β tăng nhưng sự tái sinh của chúng lại giảm đi đáng kể, hậu quả dẫn đến làm giảm sự dung nạp glucose, làm tăng nồng độ glucose trong máu. Qua bài nghiên cứu, có thể nhận thấy có 26,6% đối tương có thói quen sử dụng chất ngọt mỗi ngày, bên cạnh đó việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên chỉ chiếm 29,7% (19 đối tượng trong tổng số 64 người tham gia nghiên cứu). Việc hấp thu cồn làm suy yếu tụy, dẫn đến chứng viêm tụy, ung thư tụy, làm giảm chức năng tụy, ức chế việc tiết ra insulin để chuyển hóa glucose máu thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động cơ thể, dẫn tới vấn đề hàm lượng glucose tồn tại trong máu tăng cao.

        Ở bệnh nhân đái tháo đường, béo phì kiểu trung tâm chiếm tỉ lệ cao, là một trong những yếu tố nguy cơ gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, liên quan đến những vấn đề về tim mạch, tăng huyết áp và cũng có thể dẫn đến các bệnh lý ung thư.