Thế nên, nhận thức được những điều đang tác động đến du lịch cộng đồng nơiđây đã mang đến nhiều sự tích cực và tiêu cực cho sự phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận.Trong bối cảnh đó thì vi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
-BÁO CÁO CÁ NHÂN
MÔN KINH TẾ DU LỊCH
ĐỀ TÀI
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ DU LỊCH TỈNH
NINH THUẬN
SVTH: NGUYỄN THỊ HOÀI THI NIÊN KHÓA: 2021-2025
TP HCM, THÁNG 11/2022
Trang 2LỜI CÁM ƠN Kính gửi những tâm tình sâu sắc đến thầy Chung!
Thời gian trôi qua thật vội vàng khi mà tiết học cuối cùng đã khép lại, giây phút em làm bài báo cáo kết thúc môn mà lòng biết ơn sâu sắc những kiến thức mà thầy mang đến và những bài học
bổ ích mà em không thể nào quên!
Em nhận ra ngành du lịch của Việt Nam mình thật đẹp nhường nào và sau này, những bài học này sẽ giúp em mạnh mẽ tự tin bước vào đời và ngày một cố gắng để phát triển hơn ngành du lịch nước nhà Du lịch Việt Nam thật kiều diễm đến thế mà! Qua đó, em có những nhận thức đúng đắn hơn để bảo vệ, phát triển và lan tỏa cái đẹp này đến chúng bạn quốc tế, thật đáng tự hào thầy nhỉ?
Lời cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Thầy, cảm ơn trường Đại học Tôn Đức Thắng! Em chỉ biết gói gọi cảm xúc vào bài báo cáo này Cảm ơn những người bạn đã cùng trải qua những tiết học cùng nhau, vui có, buồn có nhưng thật sự trọn vẹn!
Chúc thầy và các bạn thật nhiều sức khỏe, luôn hạnh phúc và cùng nhau hoàn thành bài tập cuối cùng của Thầy nhé!
Sinh viên Nguyễn Thị Hoài Thi
TP Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 11 năm 2022
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
1.1 Các khái niệm 1.1.1 Du lịch 3
1.1.2 Du lịch cộng đồng 3
1.1.3 Kinh tế 4
1.1.4 Kinh tế du lịch 4
1.2 Đặc điểm của du lịch cộng đồng………5
1.3 Các yếu tố tác động đến kinh tế du lịch của du lịch cộng đồng……….5
CHƯƠNG 2 THỰC TRANG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH NINH THUẬN 6
2.1 Giới thiệu du lịch cộng đồng tại tỉnh Ninh Thuận 7
2.1.1 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Ninh Thuận 7
2.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Ninh Thuận 7
2.2 Thực trạng tác động của du lịch cộng đồng đến kinh tế du lịch tỉnh Ninh Thuận 8
2.2.1 Tài nguyên phục vụ du lịch cộng đồng 9
2.2.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cộng đồng 10
2.2.3 Sản phẩm du lịch 11
2.2.4 Số lượng khách và doanh thu 12
2.3 Những tác động tích cực và tiêu cực trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Ninh Thuận 13
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁT ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH NINH THUẬN 15
KẾT LUẬN 16
Tài liệu thao khảo 17
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài:
Du lịch luôn là một điều gì đó thật kiều diễm để đưa con người đến những nơi mang lại những giá trị tươi đẹp trong cuộc sống Khám phá, chữa lành nội tại và cả mang lại thu nhập cho con
Du lịch cộng đồng tỉnh Ninh Thuận
Trang 42 người chúng ta Sau tất cả, ngành công nghiệp không khói này đã mang lại kinh tế cho rất nhiều quốc gia trên hành tinh này Và đặc biệt hơn, có một tỉnh thuộc miền Duyên hải Nam Trung Bộ đầy nắng gió của Việt Nam được mẹ thiên nhiên dành tặng cho những cảnh vô cùng
mỹ lệ, đa dạng và phong phú Hơn thế nữa, con người giản dị, mộc mạc và hiếu khách, những điều đó tạo nên một tỉnh Ninh Thuận với tất cả sự rực rỡ trên thế gian Nhưng điều đó chưa phải là tất cả khi một tỉnh với cảnh đẹp như thế mà sự phát triển về du lịch chưa thực sự mạnh
và mang lại kinh tế cao cho nơi đây Và du lịch cộng đồng là một phần, mảnh ghép không thể thiếu để phát triển du lịch tỉnh Nhận thức của các cấp, ngành về phát triển du lịch tại nơi đây chưa đúng và nhất quán, và chưa thực sự xem du lịch là ngành phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh Chính vì thế, du lịch cộng đồng nơi đây đang gặp những vấn đề mang thực trạng vô cùng cấp bách Thế nên, nhận thức được những điều đang tác động đến du lịch cộng đồng nơi đây đã mang đến nhiều sự tích cực và tiêu cực cho sự phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận Trong bối cảnh đó thì việc nghiên cứu, gắn lý luận với thực tiễn để phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp cho việc phát triển du lịch cộng đồng là thực sự cần thiết phù hợp với xu thế hiện nay có ý nghĩa rất lớn cho việc phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế quan trọng và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Với tất cả những lý do đó, em đã quyết định chọn đề tài “Du lịch cộng đồng tác động đến kinh tế tỉnh Ninh Thuận”
2 Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu tổng quát: Phân tích đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và đề xuất những giải pháp cho du lịch cộng đồng tại tỉnh Ninh Thuận
Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu các tiềm năng du lịch và hiện trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại Ninh Thuận hiện nay và đánh giá tiềm thực trạng phát triển của du lịch tỉnh Ninh Thuận qua tác động đến kinh tế du lịch tế Sau đó, phân tích những mặt phát triển cần khắc phục và cải thiện để phát triển bền vững ngành du lịch Ninh Thuận Qua đó, đề xuất các giải pháp phát triển du lich cộng đồng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2022 theo hướng bền vững
3 Phương pháp nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tìm hiểu Ninh Thuận và các hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh Ninh Thuận
Trang 53 Phạm vi về thời gian: Số liệu, tài liệu sẽ thu thập từ thời điểm (2005 đến nay) Các định hướng phát triển du lịchcộng đồng của tỉnh và các giải pháp được đưa ra nhằm khắc phục các hạn chế
4 Phạm vi và giới hạn của đề tài:
Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu
Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh
5 Kết cấu đề tài:
Gồm: Cơ sở lý luận, phân tích điều kiện phát triển du lịch, đánh giá thực trạng và đề xuất một
số giải pháp phát triển cho sản phẩm du lịch cộng đồng tại tỉnh Ninh Thuận
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Các khái niệm
1.1.1 Du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005 đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” (Ngân, 2022)
1.1.2 Du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng (Tiếng Anh: Community Based Tourism) hay còn được biết đến với tên gọi
là du lịch dựa vào cộng đồng đang được biết đến như một giải pháp của sự phát triển bền vững Nguồn gốc thuật ngữ du lịch cộng đồng được cho là xuất phát từ hình thức du lịch làng bản từ những năm 1970 Du lịch dựa vào cộng đồng đã được hình thành và phát triển tại các quốc gia khu vực châu Phi, Mỹ La Tinh, châu Úc vào thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ XX
Tùy theo góc nhìn và quan điểm nghiên cứu khác nhau, có rất nhiều quan điểm về khái niệm
về du lịch cộng đồng được đưa ra trên thế giới và cả tại Việt Nam Một số khái niệm nổi bật như sau:
Theo nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2009), du lịch dựa vào cộng đồng
là loại hình du lịch mà sự phát triển và quản lý chủ yếu dựa vào nguồn lực là người dân địa phương Đồng thời, lợi ích kinh tế có được từ hoạt động du lịch cộng đồng sẽ được giữ lại cho nền kinh tế địa phương
Du lịch cộng đồng tỉnh Ninh Thuận
Trang 64 Theo Responsible Ecological Social Tours Project (REST), du lịch cộng đồng là phương thức
du lịch có tính đến tính bền vững về môi trường và văn hóa xã hội Nó được quản lý và sở hữu bởi cộng đồng, vì cộng đồng, với mục đích tạo điều kiện cho du khách nâng cao nhận thức và tìm hiểu về cộng đồng và cách sống của địa phương
Tại Việt Nam, một số định nghĩa nổi bật về khái niệm du lịch cộng đồng cụ thể như sau: Theo Tiến sĩ Võ Quế, du lịch cộng đồng là phương thức phát triển du lịch mà trong đó cộng đồng dân cư địa phương sẽ đứng ra tổ chức và chịu trách nhiệm cung cấp các loại dịch vụ du lịch Đồng thời chính họ cũng sẽ tham gia vào công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa phương Hơn nữa, chính cộng đồng địa phương sẽ được hưởng các quyền lợi về cả vật chất và tinh thần từ việc phát triển du lịch và bảo tồn thiên nhiên 1.1.3 Kinh tế
Kinh tế được hiểu là tổng thể những mối quan hệ có sự tương tác qua lại lẫn nhau giữa con người với con người, liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm, hàng hóa để buôn bán, trao đổi trên thị trường (Oanh, 2022)
1.1.4 Kinh tế du lịch
Kinh tế du lịch: Khái niệm kinh tế du lịch là một hệ thống quan hệ kinh tế trong lĩnh vực cung ứng và tiêu dùng sản phẩm du lịch, bao gồm: các quan hệ ngành, nghề: kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh vận tải khách du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch khác, nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của du khách, đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và bản thân doanh nghiệp Loại hình kinh tế du lịch gồm: Du lịch trong nước và du lịch quốc tế Đặc điểm của kinh tế du lịch: Tính tổng hợp, đa ngành, liên vùng; Tính xã hội hóa cao; Tính xanh và sạch; Tính ích lợi và hiệu quả
1.2 Đặc điểm của du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng là sự khai thác những giá trị văn hóa và truyền thống của vùng miền Loại hình du lịch này tập trung vào hoạt động thưởng thức những đặc sản truyền thống đến từ nền văn hóa ẩm thực, làng nghề hay những hoạt động dân gian của khách du lịch Khách tham quan được hòa mình vào với thiên nhiên, mang tới các trải nghiệm cực kì bình yên, thú vị và tạo một không gian thoải mái, trong lành tại vùng quê Đối với du lịch cộng đồng được tổ chức thêm hình thức kinh doanh lưu trú kiểu gia đình còn giúp cho khách tham quan tìm hiểu sâu sắc hơn về lối sinh hoạt của người dân địa phương tại đây
Trang 7Du lịch cộng đồng tỉnh Ninh Thuận
Trang 86 1.3 Các yếu tố tác động đến kinh tế du lịch của du lịch cộng đồng Yếu tố thuộc về hành vi của cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương trong các khảo sát thực tế tại nhiều điểm du lịch cộng đồng bao gồm người dân thường sinh sống trong cộng đồng và một bộ phận nhỏ người làm trong các cơ quan quản lý, công quyền tại địa phương Với tư cách là chủ thể chính của môi trường văn hóa tại cộng đồng, hành vi của cộng đồng địa phương có tác động lớn đến chất lượng của môi trường văn hóa tại cộng đồng
Các yếu tố về thể chế và quản lý: Những yếu tố này bao gồm chính sách, các quy định pháp lý về quản lý văn hóa, quy định về hành vi, trách nhiệm của cộng đồng địa phương và các bên liên quan trong việc xây dựng môi trường văn hóa tại cộng đồng Một số yếu tố về thể chế và quản lý có ảnh hưởng đến môi trường văn hóa như: các quy định về xây dựng, bảo vệ kiến trúc truyền thống và cảnh quan thiên nhiên trong cộng đồng; các quy chế, hương ước liên quan đến việc bảo tồn, duy trì các di sản văn hóa, các giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng được truyền lại qua nhiều thế hệ; các quy định liên quan đến hành vi ứng xử như: quy định về hành vi ứng xử văn minh nơi công cộng và trong gia đình cho cộng đồng địa phương Quy định về hành vị, chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử giữa chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý du lịch với cộng đồng địa phương, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tại điểm đến Quy định về văn hóa kinh doanh giữa các hộ, với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trong cộng đồng với nhau và với khách du lịch Quy định liên quan đến việc bảo vệ môi trường, vệ sinh nơi công cộng (quy định về vệ sinh, đổ rác theo giờ, quy định phân loại rác thải, bố trí thùng rác tại các điểm đến, điểm tham quan trong cộng đồng…) các yếu tố liên quan đến khách du lịch
Trang 97 Các yếu tố liên quan đến khách du lịch như nhận thức, trình độ học vấn,
các đặc điểm về văn hóa, lối sống của khách du lịch Các yếu tố này quy
định hành vi của khách du lịch tại điểm đến du lịch Nhận thức và trình độ
học vấn của khách du lịch liên quan đến việc xác định mục đích chuyến đi
của khách du lịch, các giá trị hoặc sản phẩm văn hóa tại điểm đến mà
khách mong muốn được trải nghiệm Nhận thức và trình độ học vấn của
khách du lịch càng cao thì khách càng có nhu cầu trải nghiệm các sản
phẩm du lịch, dịch vụ có hàm lượng văn hóa cao tại cộng đồng, đóng góp
tích cực vào việc bảo tồn giá trị văn hóa bản địa hay nói cách khác là môi
trường văn hóa của cộng đồng ít bị ảnh hưởng hoặc tác động tiêu cực bởi
khách du lịch
Các yếu tố về truyền thông: Nhóm các yếu tố này bao gồm các chương
trình, hoạt động liên quan đến truyền thông, quảng bá cho điểm đến như:
Các chương trình tuyên truyền, giáo dục khách du lịch về hành vi có trách
nhiệm với môi trường văn hóa ở các điểm du lịch Các hoạt động và chương
trình tuyên truyền này có thể được thực hiện, được thông tin đến khách du
lịch trước chuyến đi hoặc khi khách mới đến điểm du lịch với mục đích vừa
làm tăng sự hấp dẫn đối với điểm đến, đồng thời nâng cao nhận thức của
khách du lịch đối với việc bảo vệ và xây dựng môi trường văn hóa tại điểm
đến
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH
NINH THUẬN 2.1 Giới thiệu du lịch cộng đồng tại tỉnh Ninh Thuận
Du lịch cộng đồng ở Ninh Thuận có bước phát triển mạnh, nhiều cá nhân, đơn vị đã đẩy mạnh đầu tư, biến những mảnh đất thuần nông trở thành điểm du lịch mới gây được ấn tượng với du khách Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa phong phú, tỉnh Ninh Thuận đang nỗ lực phát triển du lịch cộng đồng Tỉnh phấn đấu sớm trở thành điểm đến hấp dẫn với đa dạng các loại hình du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách
Du lịch cộng đồng tỉnh Ninh Thuận
Trang 108 2.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Ninh Thuận
Ninh Thuận là vùng đất nổi tiếng về các di tích lịch sử văn hóa của các dân tộc Chăm và Raglai, cùng nhiều lễ hội mang văn hóa; với khí hậu đặc thù ít mưa, nhiều nắng là một lợi thế tự nhiên để có được những loại cây trồng vật nuôi có năng suất cao và trở thành đặc sản của địa phương như: nho, táo, tỏi, dê, cừu, măng tây, nha đam, ; gắn liền với những danh lam thắng cảnh, hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao như Vườn quốc gia Phước Bình, Vườn quốc gia Núi Chúa; với bờ biển 105km trải dài từ Bắc tới Nam nơi đây là một trong những ngư trường lớn nhất của cả nước, có nhiều làng chài nổi tiếng như Sơn Hải, Vĩnh Hy, Ninh Chữ,
Cà Ná, kết nối cùng 65 di sản văn hóa, trong đó có 19 di sản cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt, bao gồm 02 Di tích quốc gia đặc biệt - tháp Hòa Lai và tháp Pô Klông Garai, 16 di sản cấp quốc gia, (trong đó 12 di tích quốc gia, 04 di sản văn hóa gồm lễ hội và nghề truyền thống được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc; Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, Lễ Bỏ mả của người Raglai và Lễ hội Cầu ngư của ngư dân ven biển) 45 di tích cấp tỉnh, trong đó 02 danh lam thắng cảnh (Vịnh Vĩnh Hy, Hang Rái), 02 di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh (Hò Bả trạo Mỹ Nghĩa, Múa Náp Mỹ Tân) và 41 di tích đình, đền, lăng, miếu khác, góp phần tạo nên sản phẩm
du lịch đặc thù riêng có của Ninh Thuận
Cùng với những điểm nhấn của tỉnh như “thủ phủ” Nho của cả nước, đồng cừu An Hoà hay văn hóa đặc sắc Lễ hội Katê của đồng bào Chăm tạo nên những hình ảnh, thương hiệu đặc trưng để quảng bá, có sức lan tỏa cao làm nền tảng cho du lịch phát triển nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng
2.2 Thực trạng tác động của du lịch cộng đồng đến kinh tế du lịch tỉnh Ninh Thuận
Trang 119 Ninh Thuận có nhiều điểm, tiềm năng đa dạng, phong phú để phát triển DLCĐ, tuy nhiên tại các khu điểm đó chưa có các dịch vụ sinh hoạt văn hoá, giao lưu văn nghệ để cho du khách giao lưu tìm hiểu, trải nghiệm từ cộng đồng, chưa có cơ sở vật chất, thiết bị cho du khách lưu trú; có hoặc chưa có các sản vật của địa phương đáp ứng được nhu cầu mua sắm của du khách… khách du lịch đến vẫn phải về các thị trấn, thành phố để ăn nghỉ, đây là một điểm yếu của ngành du lịch Ninh Thuận Các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn được chưa được phát triển một cách bài bản, căn cơ theo đúng ý nghĩa của nó Mức độ tham gia của cộng đồng vẫn chỉ ở mức cung cấp một phần các dịch vụ; chưa tự tổ chức, tạo dựng các sản phẩm du lịch trọn gói, hấp dẫn khách du lịch và lập trình cho các tuyến, tour, chương trình du lịch tại bản địa Chủng loại, kiểu dáng của sản phẩm thủ công truyền thống chưa phong phú, đa dạng, chất lượng chưa cao để hấp dẫn khách du lịch Trong khi đó, các Công ty du lịch lại chưa thực sự đánh giá, nghiên cứu tìm hiểu để nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của khách du lịch Hai
bộ phận này hoạt động một cách riêng lẽ, không có sự gắn kết chặt chẽ với nhau
Những năm trở lại đây, Nhà nước đã một phần đầu tư về cơ sở hạ tầng, tổ chức các lớp tập huấn, các Đề án, dự án nhằm nâng cao chất lượng cũng như một phần bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống phục vụ tốt công tác phát triển du lịch Tuy nhiên, việc đầu tư, khai thác,
sử dụng các nguồn tài nguyên này còn rất hạn chế Mô •t phần là ngành du lịch Ninh Thuận có xuất phát điểm còn thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ, việc huy động nguồn lực còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược; việc liên kết khai thác các điểm, tour, tuyến du lịch chưa hiệu quả, các điểm đến hình thành chưa rõ nét, sản phẩm du lịch, dịch vụ chưa đa dạng, phong phú và hấp dẫn du khách đặc biệt là chưa có dự án đầu tư cho du lịch cộng đồng Do đó, công tác tổ chức, khai thác tài nguyên du lịch của người dân còn rất hạn chế chưa thu hút được khách du lịch
Du lịch cộng đồng tỉnh Ninh Thuận