1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận lịch sử đông nam á đề tài tìm hiểu công ty đông ấn hà lan (voc) ở indonesia thế kỷ xvi xvi

32 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) ở Indonesia thế kỷ XVI - XVII
Tác giả Mai Diệp Yến Nhi, Lê Thị Phúc Nhi, Hoàng Thị Phần, Lê Thụy Minh Phú, Lâm Ngọc Trân, Ka Sai
Người hướng dẫn ThS. Văn Kim Hoàng Hà
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Lịch sử Đông Nam Á
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 709,24 KB

Nội dung

Ý nghĩa khoa học Với kết quả nghiên cứu , nhóm chúng tôi hy vọng đề tài “ Tìm hiểu về công tyĐông Ấn Hà Lan VOC ở Indonesia vào thể kỷ XVI-XVIII” sẽ trở thành nguồn tài liê ̣utham

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

THÔNG TIN THÀNH VIÊN NHÓM

Trang 3

1.1 Tổng quan về VOC 10

1.2.2 Quá trình xâm nhập của VOC vào một số nước Châu Á 13

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP, PHÁT TRIỂN VÀ SUY VONG CỦA

Trang 4

DẪN NHẬP

1.Lý do chọn đề tài.

Indonesia là một quốc gia quần đảo đông dân và rộng lớn nhất khu vực Đông Nam

Á Với vị trí địa lý nằm giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương Từ lâu kinh tế biển củaIndonesia đã phát triển nhờ vị trí địa lý chiến lược thuận lợi, dọc theo các tuyến đườngbiển chính từ Ấn Độ Dương đến Nam Thái Bình Dương Điều này khiến cho giao thông

vâ ̣n tải biển của Indonesia có nhiều lợi thế và đã từng có thời kỳ phát triển như một đế chếhàng hải hùng mạnh

Song song với đó, những lợi thế kể trên cũng là nguyên nhân làm cho Indonesiangay từ những thế kỷ đầu tiên đã phải đối mă ̣t với nhiều cuô ̣c chiến tranh giành quyền lợigiữa các vương triều, sự xâm lược cuộc xâm lược của Ấn giáo và Hồi Giáo Và sau đó làcác cuộc xâm lược đến từ các nước thực dân phương tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan vàAnh Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh chống quân đô hộ và phát triển, Indonesia quamỗi thời kỳ đã tạo nên những dấu ấn văn hoá, chính trị xã hội khác nhau

Đặc biệt vào đầu thế kỷ XVI, Indonesia đã bị Hà Lan xâm lược và chiếm đóng.Trong suốt thời kỳ chiếm đóng Indonesia của mình, thực dân Hà Lan đã thực hiện rấtnhiều chính sách cai trị đối với Indonesia Một điểm nổi bâ ̣t trong thời gian cai trị của HàLan đó chính là sự xuất hiê ̣n của công ty Đông Ấn Hà Lan tại Indonesia Ngay khi công

ty Đông Ấn Hà Lan có mă ̣t tại Indonesia chính phủ Hà Lan đã trao lại toàn quyền cai trịthuô ̣c địa này cho công ty Đông Ấn Hà Lan và thông qua đó thực hiê ̣n các chính sách bốc

lô ̣t của mình Từ đây, không chỉ bành trướng một cách mạnh mẽ ở Châu Á mà trong suốtthời gian nắm quyền cai trị Indonesia, công ty Đông Ấn Hà Lan đã cũng tạo ra nhiều sựảnh hưởng trong xã hội của đất nước này thời bấy giờ

Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về sự xuất hiê ̣n của công ty Đông Ấn Hà Lan ởIndonesia, nhóm chúng tôi quyết định thực hiê ̣n đề tài: “Tìm hiểu về công ty Đông Ấn HàLan ( VOC) ở Indonesia vào thế kỷ XVI-VXIII” để có thể nghiên cứu sâu hơn sự xâmnhập, phát triển, suy vong và những ảnh hưởng mà công ty này mang lại cho Indonesiatrong thời kỳ này

Trang 5

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu về quá trình xâm nhâ ̣p, phát triển và suy vong của VOC ở Indonesia

- Tìm hiểu về những ảnh hưởng của VOC đối với Indonesia về mă ̣t kinh tế, chínhtrị và xã hô ̣i

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

● Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) ởIndonesia

● Phạm vi nghiên cứu : Vào thế kỷ XVI-XVIII

4 Phương pháp nghiên cứu.

Với đề tài này, nhóm chúng tôi đã lựa chọn các phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp tra cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng nhằm tập hợp các

nguồn tài liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài nghiên cứu Nguồn tài liệu này chủyếu là các sách, luận văn, luận án, bài báo,… đã được công bố trong và ngoàinước Bên cạnh đó, chúng tôi còn tham khảo và thu thập thông tin, hình ảnh đượcđăng tải trên các trang web chính thức

Phương pháp lịch sử - logic: Là phương pháp mô tả, khái quát lịch sử của sự vật,

hiện tượng cũng như quá trình hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng trongtừng giai đoạn cụ thể Qua phương pháp nghiên cứu này giúp cho nhóm nghiêncứu mô tả và khái quát sự xuất hiê ̣n, quá trình du nhâ ̣p, sự phát triển cũng nhưquá trình suy vong của công ty Đông Ấn Hà Lan ở khu vực Châu Á và ởIndonesia mô ̣t cách rõ nét và đầy đủ

Trang 6

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Từ những tài liê ̣u có được, nhóm tiến hành

phân tích thông tin cần thiết và chọn lọc những thông tin phù hợp với đề tài Sauđó tổng hợp thành mô ̣t nguồn thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu của nhóm

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

5.1 Ý nghĩa khoa học

Với kết quả nghiên cứu , nhóm chúng tôi hy vọng đề tài “ Tìm hiểu về công tyĐông Ấn Hà Lan (VOC) ở Indonesia vào thể kỷ XVI-XVIII” sẽ trở thành nguồn tài liê ̣utham khảo cho sinh viên ngành Indonesia học, khoa Đông Phương học cũng như là tàiliê ̣u tham khảo cho các đề tài nghiên cứu về công ty Đông Ấn Hà Lan ở Indonesia haynghiên cứu về đất nước Indonesia

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài “ Tìm hiểu về Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) ở Indonesia thế kỷ XVI - XVII” cung cấp được những thông tin cần thiết về quá trình xâm

nhâ ̣p, giai đoạn phát triển cũng như quá trình suy vong của công ty Đông Ấn Hà Lan(VOC) ở Indonesia thế kỷ XVI-VXIII Từ đó giúp cho người đọc có cái nhìn bao quáthơn về công ty Đông Ấn Hà Lan và những ảnh hưởng mà công ty Đông Ấn Hà Lan đã tạo

ra cho Indonesia trong giai đoạn này

6 Lịch sử nghiên cứu

● Lịch sử nghiên cứu trong nước:

Thứ nhất, Sách “Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1637-1700)”

của tác giả Hoàng Anh Tuấn, nhà xuất bản Hà Nô ̣i đã có mô ̣t chương cung cấp về sự xuấthiê ̣n của công ty Đông Ấn Hà Lan

Thứ hai, Sách “Indonexia những chă ̣ng đường lịch sư” của tác giả Ngô Văn Doanh

được xuất bản năm 1995, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nô ̣i đã cung cấp đầy đủthông tin về con người và lịch sử phát triển của Indonesia qua từng thời kỳ và chi tiết vềsự thống trị của Công ty Đông Ấn Hà Lan đối với Indonesia

Trang 7

Thứ ba, Luâ ̣n văn thạc sĩ Châu Á học của tác giả Châu Vũ Kỳ năm 2015 “ Vai tro của công ty Đông Ấn Hà Lan (V.O.C) đối với mối quan hê ̣ Nhâ ̣t Bản - Viê ̣t Nam thế kỷ XVII” nghiên cứu về sự xuất hiê ̣n, quá trình du nhâ ̣p và phát triển của công ty Đông Ấn

Hà Lan tại Châu Bên cạnh đó đề tài cũng nghiên cứu về những ảnh hưởng mà VOC tạo

ra cho mối quan hê ̣ hợp tác kinh tế giữa Nhâ ̣t Bản và Viê ̣t Nam trong giai đoạn này và đă ̣cbiê ̣t nhất chính là sự ảnh hưởng của công ty này đến viê ̣c phân chia đàng trong, đàngngoài của Viê ̣t Nam vào thế kỷ XVII

● Lịch sử nghiên cứu nước ngoài

Thứ nhất, Sách “Lịch sư Đông Nam Á” của tác giả D.G.H.Hell, nhà xuất bản Quốc

gia Hà Nô ̣i vào năm 1992 nghiên cứu về tiến trình phát triển của lịch sử các nước ĐôngNam Á Cuốn sách còn trình bày mô ̣t cách cụ thể sự xuất hiê ̣n của công ty Đông Ấn HàLan ở Đông Nam Á, các cuô ̣c chiến diễn ra ở các nước Đông Nam Á xoay quanh Công tyĐông Ấn Hà Lan và nguyên nhân công ty này có thể chiếm đóng và kiểm soát được nhiềukhu vực ở Indonesia

Thứ hai, Sách “Dutch Ships in Tropical Waters - The development of the Dutch East India Company (VOC) shipping network in Asia 1959-1660” ( Tạm dịch : Tàu Hà Lan ở vùng biển nhiê ̣t đới - Sự phát triển của mạng lưới vâ ̣n chuyển công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) ở Châu Á 1959-1660) của tác Robert và Parthesius cùng hợp tác biên soạn.

Cuốn sách cung cấp đầy đủ thông tin về sự xuất hiê ̣n của Công ty Đông Ấn Hà Lan ởChâu Á và phân tích chi tiết về sự phát triển mối quan hê ̣ thương mại hàng hải giữa mô ̣t

số nước Châu Á và công ty Đông Ấn Hà Lan

Thứ ba, tài liê ̣u giảng dạy “Sejarah Indonesia masa persebaran Islam sampai zaman VOC” ( Tạm dịch: Lịch sư Indonesia từ thời kỳ truyền bá đạo Hồi đến kỷ nguyên VOC) của ngành Lịch sử Indonesia, khoa Khoa học Xã hô ̣i của trường đại học Semarang

cũng đã có mô ̣t phần khái quát về quá trình du nhâ ̣p của VOC và sự thống trị của VOC ởIndonesia

Từ các công trình nghiên cứu và tài liê ̣u thu thâ ̣p được, chúng tôi đã có thêm đượcnhiều thông tin để phục vụ cho đề tài của nhóm Tuy nhiên, phần lớn các công trình

Trang 8

nghiên cứu và tài liê ̣u ở trên tâ ̣p trung khai thác về sự xuất hiê ̣n của công ty Đông Ấn HàLan ở khu vực Châu Á, những ảnh hưởng về kinh tế mà công ty này tạo ra cho mô ̣t sốnước ở khu vực Châu Á mà chưa có nhiều công trình nghiên cứu về công ty Đông Ấn HàLan ở Indonesia trên nhiều khía cạnh Qua đề tài nghiên cứu của mình, nhóm chúng tôimong muốn có thể tìm hiểu rõ ràng và khai thác sâu hơn về sự xuất hiê ̣n của công tyĐông Ấn Hà Lan ở Indonesia từ sự xâm nhâ ̣p, quá trình phát triển, suy vong cho đếnnhững ảnh hưởng đối với Inonesia

Tại chương 1, nhóm nghiên cứu tìm hiểu khái quát về công ty Đông Ấn Hà Lan, sự

du nhâ ̣p và quá trình phát triển của công ty này ở khu vực Châu Á

Chương II Qúa trình xâm nhâ ̣p, phát triển và suy vong của công ty Đông Ấn Hà Lan ở Indonesia

Tại chương 2, nhóm nghiên cứu tâ ̣p trung nghiên cứu về quá trình xâm nhâ ̣p , sựphát triển và quá trình suy vong của công ty Đông Ấn Hà Lan ở Indonesia

Chương III Ảnh hưởng của công ty Đông Ấn Hà Lan đến Indonesia.

Tại chương 3, nhóm nghiên cứu tìm hiểu về những ảnh hưởng của công ty Đông

Ấn Hà Lan đối với Indonesia trên các khía cạnh như kinh tế, lịch sử, văn hóa

Trang 9

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP CỦA CÔNG TY ĐÔNG

ẤN HÀ LAN Ở CHÂU Á

1.1 Tổng quan về VOC

Thế kỉ XVI, vào lúc quan hệ sản xuất mới tư bản chủ nghĩa thắng thế và phát triển,

Hà Lan thoát khỏi sự đô hộ của Tây Ban Nha, giành được độc lập sau cuộc cách mạng tưsản Thương nhân của Hà Lan trước kia chỉ là những người môi giới, vận Trước khi cónhững cuộc bạo động tại Hà Lan thì Antwerp đã đóng vai trò là trung tâm phân phối hànggia vị tại Bắc Âu, sau năm 1591 những người Bồ Đào Nha đã sử dụng những nghiệp đoàn

đa quốc gia của Đức như Fuggers và Welsers, cũng như các công ty của Tây Ban Nha vàÝ sử dụng Hamburg làm cảng nguyên liệu phía bắc, để phân phối sản phẩm của họ, vìvậy những thương gia Hà Lan bị cắt hết nguồn nguyên liệu Cùng thời điểm đó, hệ thốngthương mại của Bồ Đào Nha tỏ ra kém hiệu quả trong việc đáp ứng những yêu cầu ngàycàng cao cho các loại hàng hóa, đặc biệt là hạt tiêu Chính vì vậy Hà Lan phải tự tìm racon đường riêng cho mình, đi đến phương Đông

Cuối thế kỷ XVI, các thương nhân Hà Lan đã tổ chức ra nhiều công ty buôn bán để

đi về phương Đông Chính quyền Hà Lan ra sắc lệnh hợp nhất tất cả các công ty phươngĐông của Hà lan, nhằm tránh những tổn thất không đang có và tăng sức mạnh trong cuộccạnh tranh với các địch thủ như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp “Trong vòng 3 năm, Hà Lan đãtổ chức được 14 chuyến đi về phương Đông đầy vàng bạc và lời lãi kếch xù đã làm chobọn thương nhân Châu Âu cạnh tranh nhau quyết liệt Công ty Đông Ấn Độ của Hà Lanđược thành lập (Vereenigde Oost-Indische Compagnie) viết tắt là V.O.C”

Cụ thể VOC được thành lập vào năm 1602 với tư cách là một công ty được điềuhành với mục tiêu là buôn bán với Mughal Ấn Độ , nơi có nguồn gốc phần lớn bông vàlụa của Châu Âu Nhanh chóng, chính phủ Hà Lan đã trao độc quyền 21 năm cho thươngmại gia vị với các nước Nam Á, và công ty đã thành công từ đó Nghe có vẻ đơn giản,nhưng VOC nhanh chóng trở thành công ty tập đoàn đầu tiên: một cách nói hoa mỹ để nói

Trang 10

rằng họ đã làm nhiều việc khác nhau (như đóng tàu, buôn bán nô lệ và thuộc địa hóa)dưới cùng một tên công ty.

Công ty thường được dán nhãn là công ty thương mại (tức là công ty của nhữngthương gia mua và bán hàng hóa do người khác sản xuất) hoặc đôi khi là một công ty vậnchuyển Tuy nhiên, VOC trên thực tế là một mô hình công ty hiện đại ban đầu của chuỗicung ứng toàn cầu tích hợp theo chiều dọc và một tập đoàn, đa dạng hóa thành nhiều hoạtđộng thương mại và công nghiệp như thương mại quốc tế (đặc biệt là thương mại nội Á),đóng tàu, sản xuất và buôn bán gia vị Vào đầu những năm 1600, bằng cách phát hànhrộng rãi trái phiếu và cổ phiếu ra công chúng, VOC đã trở thành công ty đa quốc gia đầutiên trên thế giới và là công ty đầu tiên sử dụng cổ phiếu Đây là một công ty đầy quyềnlực, sở hữu gần như toàn bộ quyền lực của chính phủ, bao gồm có khả năng phát độngchiến tranh, bỏ tù và hành hình các tù nhân, thay mặt trong các đàm phán hiệp ước, đúctiền và thành lập thuộc địa

Trong phần lớn thời gian tồn tại của VOC, nó là công ty thương mại lớn nhất thếgiới, sở hữu, ở đỉnh cao của sự giàu có và quyền lực, nắm hơn một nửa vận tải biển trênthế giới VOC không chỉ đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử của Hà Lan, mà cònđối với các quốc gia khác mà nó có liên quan, từ Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

ở châu Âu, cho đến bất kỳ quốc gia hay đế chế nào tồn tại trong thời điểm đó Theo thống

kê, “VOC làm tất cả các đối thủ thương mại khác tại Châu Á Từ 1602 đến 1796, VOC đãgửi gần 1 triệu người Châu Âu làm việc cho các giao dịch thương mại với 4.785 tài vàmạng lưới vận tải đã vận chuyển hơn 2,5 triệu tấn hàng hoá với Châu Á Phần còn lại củacả Châu Âu chỉ gửi 882.412 người từ năm 1500 đến năm 1795 Hạm đội vương quốc Anh(sau là Đế quốc Anh) với công ty Đông Ấn Anh, đối thủ cạnh tranh chính của VOC ở vịtrí thứ 2 với 2.690 tàu và vận chuyển chỉ bằng trọng tải hàng hoá so với VOC VOC⅕hưởng lợi nhuận khổng lồ từ thế độc quyền về gia vị trong thế kỷ XVII”

Lợi nhuận có được từ việc thu mua gia vị ở quần đảo Maluku Năm 1619, VOCthiết lập thủ phủ tại thành phố cảng với tên gọi là Jakarta, đổi tên từ tên Batavia VOC bắtđầu hoạt động ở Ấn Độ và Nam Á nói chung Trong thế kỷ tiếp theo, nó mở rộng hoạtđộng sang Mauritius, Nam Phi, Indonesia, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan và

Trang 11

Việt Nam Không phải tất cả các địa điểm này đều là địa điểm định cư lâu dài hoặc thậmchí là các trụ sở giao dịch lâu dài, nhưng việc liệt kê tất cả chúng ở đây cho chúng ta cảmgiác công ty này lớn như thế nào Trên thực tế, nó không chỉ là một công ty - nó còn làmột cỗ máy chiến tranh Công ty này luôn duy trì một đội quân và một hạm đội hùngmạnh, nhờ đó họ đã đánh đuổi Anh và Bồ Đào Nha khỏi Đông Ấn và chiếm Ceylon (SriLanka), cảng Malacca và một số cảng ở Ấn Độ

Sự suy vong của Công ty Đông Ấn Hà Lan bắt đầu vào cuối thế kỷ XVII do nạntham nhũng, quản lý yếu kém và những nguyên nhân khách quan như: sự thay đổi nhucầu của người Châu Âu, các công ty thương mại Châu Âu khác bắt đầu phát triển, chiếntranh bùng nổ, …VOC phá sản và chính thức tan rã vào năm 1800 Những quyền sở hữu

và các món nợ bị chính phủ Cộng hòa Batavia của Hà Lan chiếm giữ Lãnh thổ của VOC(phần lớn Java, nhiều phần Sumatra, phần lớn Maluku, và các vùng đất cảng nhưMakassar, Manado, và Kupang) trở thành Lãnh thổ Đông Ấn Hà Lan và bành trướngtrong thế kỷ 19 chiếm đóng cả quần đảo Indonesia trong thế kỷ 20 thành lập nên quốc giaIndonesia

1.2 Quá trình xâm nhập của VOC ở Châu Á

1.2.1 Nguyên nhân VOC xâm nhập vào Châu Á

Sự giàu có về tài nguyên sản vật của Châu Á là yếu tố khơi dậy tham vọng của cácquốc gia phương Tây Ở châu Âu thời trung cổ và gần đây là thế kỷ 16 và 17, các loại gia

vị như đinh hương, nhục đậu khấu, quế, hạt tiêu và quả chùy - rất khan hiếm và cực kỳ cógiá trị Ngược lại ở Châu Á lại vô cùng dồi dào, sự giàu có về hương liệu, gia vị và tơ lụakhiến người phương Tây đua nhau tìm đến Châu Á Khi đặt chân đến vùng đất này, họ đãmong muốn tìm nguồn hương liệu mới cũng như tìm thấy được vị trí chiến lược quantrọng trên cục hàng hải Đông-tây lấp đầy sự giàu có cho các doanh nghiệp tư bản phươngTây Vào thời điểm đó, cuộc cách mạng tư sản thành công tạo điều kiện phát triển chokinh tế Hà Lan Những năm cuối thế kỷ XVI, Hà Lan vươn ra thị trường Châu Âu, khicon đường buôn bán sang phương Đông được khai phá họ đã nhanh chóng mở rộng thịtrường, thiết lập mạng lưới rộng khắp, đặc biệt là khu vực Châu Á “Là một trong nhữngquốc gia sản sinh tư tưởng “trọng thương", ngay từ cuối thế kỷ XVI, Hà Lan đã nhanh

Trang 12

chóng “dự nhập và dấn thân tích cực vào hệ thống thương mại Châu Á Trước đây, người

ta thường nhắc đến sắc lệnh của vua Philip II năm 1594 nghiêm cấm không cho nhà buôn

Hà Lan, Anh vào cảng Lisbon là nguyên nhân chính của các cuộc tấn công dữ dội vào

“hàng rào kính" của người Bồ Đào Nha Tuy nhiên cũng có phần đông các học giả Hà Lantin rằng rất lâu trước năm 1594 người Hà Lan đã không thoả mãn vị trí của họ là ngườitrung gian giữa Lisbon và Amsterdam và mong muốn đi thẳng sang phương Đông để thulợi cho riêng mình Tất cả đều có thể coi là những nguyên nhân khiến cho người Hà Lanthâm nhập và thị trường Châu Á”

1.2.2 Quá trình xâm nhập của VOC vào một số nước Châu Á

Vào thế kỷ XVI - XVII ở Châu Á, hoạt động thương mại đường biển sôi động củangười Trung Hoa (thời Minh - Thanh), người Nhật Bản (thời Tokugawa) và một phần củangười Indonesia (thời Java) tạo nên một hệ thống mậu dịch ở Châu Á, trong thời gian nàycó hai trục giao thương chính là: Tuyến Bắc - Nam nối liền Nhật Bản - bờ biển TrungQuốc, Đài Loan xuống đến Đại Việt và các nước Đông Nam Á Khác; tuyến Đông - Tâyvới trạm dừng chân là Ấn Độ Từ đây, các tàu thuyền phương Tây qua eo biển Malaccatới Indonesia, Xiêm, Đại Việt, Trung Quốc, Philippin và Nhật Bản Trong bối cảnh đó,hoạt động buôn bán của Hà Lan càng làm hưng thịnh thêm một số tuyến thương mại Nội

Á này Sự xuất hiện của nhân tố Hà Lan, hay sau này là sự xâm nhập của VOC vào Châu

Á đã tác động rất lớn đối với hoạt động thương mại thời kỳ này của khu vực

Hạm đội Hà Lan đầu tiên dưới quyền của Cornelis de Houtman sau nhiều nỗ lựcvào năm 1596, đã thành công vượt qua Mũi Hảo Vọng vào Đông Ấn và đến vùng Bantam

ở phía tây Java Đánh dấu sự hiện diện và thâm nhập của người Hà Lan ở châu Á, họ dầnvươn lên chiếm lĩnh thị trường này Từ đây phương Đông trở thành thị trường hương liệuhấp dẫn thu hút sự xâm nhập của các quốc gia phương Tây ngày càng mạnh mẽ Sự thayđổi vị trí trung tâm của thương mại thế giới (Địa Trung Hải - trung tâm thương mại củakhu vực Tây Nam - Đông Âu Bắc Phi - Trung Cận Đông giai đoạn XVI-XV), sự pháttriển hết sức nhanh chóng của nền kinh tế mới tư bản chủ nghĩa của Công hoà Hà Lan ởhai thập kỷ cuối XVI không chỉ góp phần cho sự ra đời của VOC mà đi cùng với đó còn

là sự mở rộng buôn bán thương mại của VOC với các quốc gia Châu Á

Trang 13

Đầu tiên Công ty Đông Ấn Hà Lan nhảy vào đất Ấn Độ, nhưng vấp phải thươngnhân Anh có thế lực khá mạnh, nên rút về Indonesia Sau này, Công ty Đông Ấn Hà Lanthành lập thành phố Batavia tại một khu định cư lâu đời gọi là Jayakarta (nay là Jakarta),Batavia trở thành một cơ sở tuyệt hảo cho việc mua bán đồ gia vị, vốn do người Hà Langiữ độc quyền và cũng thu hút những thuyền buôn người Hoa và các thương nhân bản địa.Một trong những lợi thế chiến lược của vị trí này là cầu nối để giao thương với các nướckhác như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và một số nước khác thuộc khu vựcĐông Nam Á Khi công ty Đông Ấn Hà Lan xâm nhập vào thị trường Nhật Bản, quốc gianày đã sẵn sàng chọn đối tác Hà Lan để giao thương buôn bán “Có thể thấy, vào thế kỷXVII, Hà Lan là nước tư bản phát triển, có tiềm lực kinh tế lớn nhất Châu Âu Hơn thếnữa, đây còn là quốc gia theo đạo Tin Lành, một tôn giáo có khuynh hướng ôn hoà, coitrọng tính hiệu quả và tư duy thực tiễn Trong giao tiếp, vốn là cư dân của một sứ đấtthấp, phải sớm cấu kết cộng đồng, người Hà Lan đã rèn cho mình một khả năng giao tiếpgiỏi, sự năng động, đức tính khiêm nhường, biết lắng nghe ý kiến người khác Chínhnhững phẩm chất đó đã gây được ấn tượng mạnh đối với chính giới và thương nhân NhậtBản”.Công ty Đông Ấn Hà Lan đã thu được rất nhiều lợi từ Nhật Bản, đây là nơi chúngdùng để đổi lấy bạc - loại tiền tệ phổ biến tại nhiều thị trường phương Đông

Ngoài ra mậu dịch tơ lụa của công ty Đông Ấn cũng phát triển ở thị trường ĐàngNgoài (Việt Nam), chủ yếu hàng tơ lụa được nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản do công

ty Đông Ấn kiểm soát “Trong những năm 1637 và 1638, mậu dịch tơ lụa của VOC ởĐàng Ngoài diễn ra êm thấm do tơ lụa được mùa, đến những năm 1641 - 1654 là giaiđoạn lợi nhuận cao, thời kỳ phát đạt của nền mậu dịch tơ lụa VOC - Đàng Ngoài”

Công ty Đông Ấn Hà Lan cũng tiếp cận đến một số thị trường như Miến Điện(Myanmar), Xiêm (Thái Lan), Malaysia, … Đối với thị trường Xiêm, công ty Đông Ấnđã có những bước tiến đầu tiên kể từ những ngày đầu thành lập “Năm 1601, nhữngthương nhân Hà Lan đầu tiên đã đến Pattani - một tiểu vương quốc chư hầu củaAyutthaya, với sự kiện này đã mở ra mối quan hệ giữa Hà Lan - Xiêm, đồng thời nó cũngđánh dấu một đợt xâm nhập mới, mạnh mẽ của người phương Tây ở đây Thông qua việcbuôn bán với Trung Quốc, người Hà Lan đến khu vực này, người dân và quốc vương đều

Trang 14

chào đón họ rất nồng hậu và từ đó họ tiếp tục xây dựng những thương điếm cho riêngmình ở khu Pattani”

Tuy nhiên, một số thị trường không đem lại nhiều kết quả cho công ty Đông Ấn HàLan như trường hợp của Miến Điện “Vào năm 1610, người Hà Lan đã đặt những thươngcục tại Mrauk U, nhưng thương cục này hoạt động không ổn định, lúc đóng lúc mở vì phụthuộc vào tình hình chính trị người bản xứ, năm 1665, đã xảy ra sự kiện mà sau đó người

Hà Lan coi đó là chấm mốc chấm dứt cho việc buôn bán của mình ở khu vực này, đó làxung đột giữa Aranca và Bengalia Chính vì lý do này người Anh sau này đã có cơ hội đểtạo ảnh hưởng của mình lên Miến Điện và sau đó là đặt ách thống trị lên quốc gia này.”

“thời đại hoàng kim trong hệ thống thương mại Châu Á"

Trang 15

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP, PHÁT TRIỂN VÀ SUY VONG CỦA CÔNG TY ĐÔNG ẤN HÀ LAN Ở INDONESIA

2.1 Quá trình xâm nhập của VOC vào Indonesia

Bên cạnh sự đa dạng về nghệ thuật và văn hóa, Indonesia còn được thiên nhiên ưuđãi với vô số sản vật tự nhiên rất đa dạng, một trong số đó là các loại gia vị Là quốc giasản xuất gia vị lớn nhất thế giới, Indonesia cái tên không còn xa lạ với những tay săn hàngnổi tiếng trong khoảng thế kỷ 16-17 Vào thời đó, gia vị được xem là một mặt hàng cực kìgiá trị và nơi đây được xem là xứ sở của các loại gia vị, hương liệu Những người đến đâymang gia vị đến Châu Âu để bán và thu lại lợi nhuận cực kì lớn Người Châu Âu đầu tiênđến đây có thể kể đến là người Bồ Đào Nha và tiếp theo chân đó là người Hà Lan Năm

1595 Houtman thực hiện chuyến đi đến cảng Banten, nơi xuất hạt tiêu chính ở Tây Java(nay là Batavia, Indonesia), tại đây đã xảy ra cuộc đụng độ với các thương nhân Bồ ĐàoNha và cả người dân bản địa khiến cho đoàn mất đi phân nửa thành viên Sau chuyến đi,

họ đã thu về được lượng lợi nhuận đáng kể Đến năm 1598, những đoàn tàu từ Hà Lanđược gửi đi ngày càng nhiều hơn Một số tàu đã bị mất nhưng phần lớn tàu đã thành công

và thu được lợi nhuận cao Tháng 3 năm 1599, một đoàn gồm 8 con tàu dưới sự chỉ huycủa Jacob Van Neck đã đến đảo hạt tiêu Maluku, tối ưu được chi phí hơn khi mua từnguồn trung gian ở Tây Java Các con tàu quay về Châu Âu vào năm 1599 và lợi nhuận

nhân Hà Lan và có một cuộc cạnh tranh thương mại gay gắt khiến lợi nhuận thu đượcthậm chí còn ít hơn hơn Để giải quyết tình trang trên vào năm 1602, VOC được thành lập

chức công đoàn như một giải pháp cho cuộc cạnh tranh về giá ngày càng gay gắt đối vớicác loại gia vị

Vào thế kỷ 17 và 18, VOC đã phát triển thành công đoàn thành công nhất Thànhcông của công ty đã trấn áp các thương nhân Anh và Bồ Đào Nha khi đến quần đảo này.Với thành công này, Quốc hội Hà Lan đã cấp cho VOC một đặc quyền đặc biệt được gọi

là quyền octrooi cho phép nó: - thực hiện độc quyền buôn bán gia vị trong khu vực giữaMũi Hảo Vọng và eo biển Magellan, bao gồm cả quần đảo, - tuyển dụng nhân viên trên cơ

Trang 16

sở lời thề trung thành, - thành lập quân đội và tiến hành chiến tranh - xây dựng pháo đài,

ký kết các hiệp ước khắp châu Á - và in ấn và phát hành tiền tệ Ngay sau khi thâm nhậpđược vào Nusantara tức Indonesia, VOC ngay lập tức thiết lập cơ sở của mình trong khuvực bằng cách ký kết hợp đồng với các nhà cầm quyền địa phương Voc bắt đầu thành lậpcác nhà máy, nhà nghỉ hoặc pháo đài, vào năm 1603, VOC đã ký một hợp đồng vĩnh viễnvới vùng Hitu, cùng những nơi khác, để giúp đỡ lẫn nhau trong việc đối phó với những kẻthù như người Bồ Đào Nha Năm 1607, Voc cũng đã ký một hiệp ước với Ternate chínhthức nắm giữ quyền bá chủ ở Biển Tây bao gồm Luhu, Kamelo, Lusidi, Hitu và NamMaluku nói chung Trong hợp đồng này, VOC đã thành công trong việc giành được độcquyền trong việc buôn bán đinh hương Từ khi thành lập cho đến năm 1610, có một Hộiđồng mười bảy chịu trách nhiệm điều hành các công việc khác nhau của VOC Tuy nhiên,

do nằm ở Amsterdam cách xa với Indonesia nên hội đồng này đã không thể thực hiệnnhiệm vụ của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả Bắt đầu từ vấn đề này, sau đó một

vị trí mới đã được tạo ra trong VOC, đó là viên toàn quyền, người chịu trách nhiệm kiểmsoát quyền lực ở thuộc địa Hà Lan Tổng thống đốc đầu tiên của VOC là Pieter Both.Năm 1610 Pieter Both thành lập trạm giao dịch VOC đầu tiên ở Indonesia, cụ thể là ởBanten Cùng năm, ông đến Jayakarta (Jakarta) và thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với ngườicai trị của nó, Hoàng tử Wijayakrama Năm 1611, PieteR Both đã ký một thỏa thuận vớiHoàng tử Wijayakrama để mua một khu đất nằm ở phía đông cửa sông Ciliwung Vùngđất này là tiền thân của Batavia, sau này trở thành trung tâm quyền lực của VOC ởIndonesia Nhiệm kỳ của Pieter Both và hai viên toàn quyền sau đó cũng không kéo dàilâu Năm 1619, dưới thời trị vì của Toàn quyền JP Coen, VOC đã thành công trong việckiểm soát Jayakarta và đốt cháy toàn bộ thành phố Chính trên đống đổ nát của thành phố,

JP Coen đã xây dựng một thành phố mới, đặt tên là Batavia, làm trung tâm của quyền lựcVOC Batavia trở thành trung tâm thương mại và quyền lực của Hà Lan và Batavia cũngchính thức là trụ sở chính của VOC tại Indonesia Quyền lực của VOC lớn mạnh từngngày, với sự xảo quyệt và sức mạnh quân sự, VOC cuối cùng đã trở thành liên minhthương mại châu Âu duy nhất có khả năng kiểm soát gần như toàn bộ quần đảo

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w