LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hà Nội sang thị trường EU” là công trình n
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, việc xuất khẩu đóng vai trò quan trọng Xuất khẩu không chỉ góp phần tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho việc nhập khẩu máy móc và thiết bị hiện đại nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, mà còn hỗ trợ giải quyết nhiều vấn đề còn tồn đọng nhƣ việc tăng cơ hội việc làm, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và vùng kinh tế, cũng nhƣ mở rộng mối quan hệ với các quốc gia khác trên thế giới Trong số các mặt hàng xuất khẩu, thủy sản luôn chiếm vị trí quan trọng nhất do Việt Nam được phú cho với những lợi thế tự nhiên như đường bờ biển dài và hệ thống sông ngòi kênh rạch phong phú, đường bờ biển dài hàng ngàn kilomet, hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản
Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ yếu của Việt Nam thì thị trường
EU đóng một vai trò quan trọng Trong suốt nhiều năm liền thị trường này (cùng thị trường Mỹ và Nhật Bản) là một trong ba thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam nhƣng xét cả về khối lƣợng và giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này đều chưa thể hiện hết được nhu cầu của thị trường đầy tiềm năng này Để có thể hiểu rõ hơn những lý do khiến thủy sản của nước ta trong nhiều năm qua luôn gặp khó khăn khi xâm nhập thị trường này EU tiềm lực thủy sản của thủy sản là rất lớn, em đã quyết định chọn đề tài: “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Công ty Cổ phần XNK Hà Nội sang thị trường EU”
Tổng quan nghiên cứu
Nghiên cứu về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng sang một thị trường cụ thể không còn là đề tài mới Với mỗi đối tƣợng nghiên cứu khác nhau, mỗi đề tài lại có hướng tiếp cận và phạm vi nghiên cứu khác nhau Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này những năm trước đây như:
(1) Luận văn thạc sĩ “Chính sách xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU của Việt NAm trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA" (TS Lê Thị Việt Nga, Trần Thị Phương Liễu, Trường Đại học Thương mại, 2022) Bài viết nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất
Nam trong những năm gần đây để từ đó có thể đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA
(2) Luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre sang thị trường EU đến năm 2020” (Phan Văn Mới, Đại Học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2020) Nội dung bài viết nghiên cứu và đánh giá thực trạng về tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty sang thị trường EU; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Công ty sang thị trường EU đến năm 2020
(3) Luận án Tiến sĩ “Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” (Nguyễn Hạnh Linh, 2009) Tác giả đã phân tích và chỉ ra những mặt đƣợc, chƣa đƣợc trong việc ban hành chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng thuỷ sản trong giai đoạn từ 2000-2009, từ đó vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để đề xuất những giải pháp điều chỉnh, phù hợp nhằm thúc đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu hàng thuỷ sản trong điều kiện hội nhập
(4) Luận văn Tốt nghiệp “Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng” (Hoàng Thị Mai Phương, Đại học Kinh tế, 2010) Đề tài tập trung phân tích các đặc điểm thị trường thủy sản Mỹ (bao gồm các đặc điểm về nhu cầu, thị hiếu, tiêu dùng.); thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam nói chung và xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ nói riêng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy tăng cường xuất khẩu thuỷ sản sang
(5) Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản” (Bùi Kim Anh, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008) Trong bài nghiên cứu phân tích rõ về tiềm năng xuất khẩu của ngành thuỷ sản cùng với những lợi thế và khó khăn, đồng thời phân tích thực trạng xuất khẩu thuỷ sản nước ta từ 1995 - 2008 về mặt hàng này, từ đó đƣa ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản
Những công trình nghiên cứu trên đã phần nào hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hóa, cũng nhƣ đóng góp những kiến nghị và giải pháp thiết thực nguồn tài liệu tham khảo phong phú cho đề tài khóa luận này Từ khóa giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của một loại hàng hóa tại một thị trường nhất định xuất hiện phong phú và đa dạng Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã phần nào hệ thống đƣợc cơ sở lý luận về xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, cùng với đó đƣa ra đƣợc những giải pháp mang tính thực tiễn cao
Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp, công ty đều có những đặc điểm khác nhau và có thể thấy, những bài nghiên cứu về giải pháp xuất khẩu thuỷ sản không nhiều, chủ yếu tập trung vào khoảng thời gian 1995-2008, số liệu chƣa cập nhật mới và đánh giá đƣợc tổng quát được thị trường xuất khẩu thuỷ sản hiện nay, vì vậy ta không thể áp dụng đƣợc hoàn toàn mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn, những vấn đề rút ra của các nghiên cứu trên vào Công ty cổ phần XNK mặt hàng thuỷ sản Hà Nội Ngoài ra, thời gian vừa qua nền kinh tế bị tác động bởi dịch bệnh Covid-19 nên hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu hàng thuỷ sản nói riêng có nhiều biến động, cần đƣợc cập nhật và cần đƣợc đƣa ra những giải pháp mang tính phù hợp và hiệu quả hơn
Do đó, em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản sang thị trường EU của công ty cổ phần XNK thuỷ sản Hà Nội”
Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu về mặt lý luận
Trình bày các khái niệm và lý thuyết liên quan đến xuất khẩu, hoạt động xuất khẩu hàng hóa, thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá
1.3.2 Mục tiêu về thực tiễn
Dựa trên cơ sở lý thuyết:
Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội Định hướng và mục tiêu phát triển nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội Đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội.
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu của bài Khóa luận này gồm thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản sang thị trường EU của công ty cổ phần XNK thuỷ sản Hà Nội và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản sang thị trường EU của công ty XNK thuỷ sản Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về không gian, đề tài tập trung nghiên cứu tổng quát xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam và thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Công ty cổ phần XNK thuỷ sản Hà Nội
Về thời gian, đề tài tập trung phân tích thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Công ty cổ phần XNK thuỷ sản Hà Nội sang EU trong giai đoạn
2019 – 2023 và kiến nghị giải pháp hướng tới những năm tiếp theo
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu:
- Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội (Seaprodex) sang thị trường EU
- Các giải pháp mà Công ty cổ phần XNK thuỷ sản Hà Nội cần cải thiện để đẩy mạnh xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị lợi nhuận và tận dụng tối đa cơ hội và tiềm lực hiện có tại thị trường EU.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Bài Khóa luận này sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu từ sách báo, bài nghiên cứu nhằm hệ thống, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu và đƣa ra các cơ sở lý luận về thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Các dữ liệu và số liệu đƣợc sử dụng chủ yếu là dữ liệu thứ cấp thu thập đƣợc từ những dữ liệu công ty cung cấp nhƣ: Báo cáo kết quả kinh doanh, các hóa đơn chứng từ thu thập từ các phòng ban: Phòng Kinh doanh, Phòng hành chính – Nhân sự, Phòng kế toán, Ngoài ra, tác giả còn thu thập dữ liệu trên các trang mạng internet, tạp chí kinh doanh, báo chí, website công ty, bài nghiên cứu khoa học, Từ đó, các dữ liệu cần thiết đƣợc tổng hợp để phục vụ cho mục đích của Khóa luận là kiến nghị một số giải pháp để Công ty XNK thuỷ sản Hà Nội thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản sang thị trường EU
1.6.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu Đối với dữ liệu định lượng, Khóa luận sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu
Các phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích chuyên sâu các số liệu thứ cấp đã thu thập, tổng hợp nhằm đánh giá, kết luận về bản chất của vấn đề cần nghiên cứu và chứng minh cho các luận điểm Đối với dữ liệu định tính, Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết nền kết hợp cùng các công cụ phân tích, so sánh, tổng hợp để giải thích và phân tích các dữ liệu đã thu thập nhằm đƣa ra kết luận về vấn đề.
Kết cấu của bài nghiên cứu
Kết cấu của khóa luận gồm 4 chương:
Chương I: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu
Chương II: Cơ sở lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản
Chương III: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Công ty Cổ phần XNK thuỷ sản (Seaprodex) Hà Nội sang EU
Chương IV: Định hướng phát triển và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần XNK thuỷ sản Hà Nội sang thị trường EU
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THUỶ SẢN
Cơ sở lý luận về xuất khẩu
2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Theo Khoản 1, Điều 28 của Luật thương mại Việt Nam 2005, xuất khẩu (export) đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”
Một định nghĩa khác về xuất khẩu cũng được đưa ra trong giáo trình Thương mại quốc tế của hai tác giả Feenstra và Taylor (2010), đó là: “Các quốc gia mua và bán hàng hóa, dịch vụ từ nhau Xuất khẩu là sản phẩm được bán từ nước này sang nước khác”
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về xuất khẩu, song bản chất của xuất khẩu là không đổi Đậy là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ của một quốc gia sang một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ (thường là USD) làm phương tiện trao đổi
Xuất khẩu không phải là một hoạt động buôn bán mang tính chất đơn lẻ mà nó là một hệ thống bán hàng theo đúng tổ chức, có sự tham gia và giám sát của các cấp Nhà nước ở cả bên trong và bên ngoài Bên cạnh đó, xuất khẩu được coi là phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp trong bối cảnh toàn cầu hóa nhƣ hiện nay nên đƣợc các doanh nghiệp vừa và nhỏ yêu thích Tuy việc bán sản phẩm, dịch vụ của mình sang thị trường nước ngoài có thể giúp các doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận nhƣng xuất khẩu hàng hóa cũng mang lại nhiều rủi ro hơn so với việc kinh doanh trong nước
2.1.2 Đặc điểm của xuất khẩu
Thứ nhất, hoạt động xuất khẩu là một mặt của hoạt động thương mại quốc tế nên nó cũng có những đặc trưng của hoạt động thương mại quốc tế và nó liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế như bảo hiểm quốc tế, thanh toán quốc tế
Thứ hai, hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tƣ liệu sản xuất, máy móc hàng hóa thiết bị công nghệ cao Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục đích đem lại lợi ích
Thứ ba, hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian Nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể đƣợc diễn ra trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau
Thứ tư, hoạt động xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia Nó không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy mạnh sản xuất trong nước nhờ tích lũy từ khoản thu ngoại tệ cho đất nước Kinh doanh xuất nhập khẩu còn là phương tiện để khai thác các lợi thế về tự nhiên, vị trí địa lý, nhân lực
Thứ năm, các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu nhƣ hoạt động thanh toán quốc tế, thuê phương tiện vận tải, đàm phán ký kết hợp đồng, những tranh chấp thương mại đều phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro Ngoài ra, thị trường xuất khẩu thường khó tiếp cận hơn thị trường trong nước do có nhiều nhân tố ràng buộc hơn, nhu cầu và cách thức đáp ứng nhu cầu của khách hàng nước ngoài cũng có sự khác biệt hơn so với khách hàng trong nước
2.1.3 Vai trò của xuất khẩu
2.1.3.1 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc gia
Thứ nhất, xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất Khi hoạt động xuất khẩu diễn ra, ngoại tệ thu đƣợc từ hoạt động này sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong nguồn vốn dùng để mua máy móc, thiết bị, công nghệ phục vụ cho sản xuất trong nước cũng như công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Đồng thời, đây cũng là nguồn ngoại tệ dự trữ quan trọng để giúp ổn định tỷ giá hối đoái và chống lạm phát diễn ra
Thứ hai, xuất khẩu góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia Đây là vai trò có thể nhận thấy rõ nhất của xuất khẩu bởi nhờ có xuất khẩu mà thị trường của các doanh nghiệp không chỉ gói gọn ở trong phạm vi một nước mà đã được mở rộng ra toàn thế giới, hơn nữa xuất khẩu phát triển càng mạnh mẽ sẽ càng mang lại áp lực cạnh tranh cao buộc các nhà sản xuất phải thay đổi theo hướng tích cực hơn để có thể trụ lại trên thị trường do đó xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp phát triển kéo theo sự phát triển của nền kinh tế đất nước
Thứ ba, xuất khẩu có vai trò trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế ngành dựa trên việc sử dụng có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của quốc gia Theo lý sản phẩm, ngành hàng mà họ có lợi thế để trao đổi với các quốc gia khác, từ đó mang lại lợi ích tối đa cho quốc gia đó Do đó, xuất khẩu có vai trò tái cấu trúc cơ cấu ngành kinh tế của các quốc gia theo hướng ngày càng hiệu quả hơn
Thứ tư, xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc nâng cao mức sống của nhân dân và giải quyết vấn đề việc làm cho toàn xã hội Trong thực tế, nhờ có hoạt động xuất khẩu mà sản xuất trong nước ngày càng phát triển, quy mô sản xuất được tăng lên dẫn đến nhu cầu ngày càng cao về lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn nên góp phần tạo việc làm, nâng cao hiệu quả giáo dục của đất nước Bên cạnh đó, xuất khẩu giúp đa dạng hóa mặt hàng hơn ở một quốc gia nên người dân có cơ hội tiếp cận với các mặt hàng mới, có chất lƣợng cao khiến cho mức sống của họ ngày càng đƣợc nâng cao
Thứ năm, xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước và nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế Thật vậy, quan hệ ngoại giao là cơ sở cho hoạt động thương mại phát triển nên việc xuất khẩu phát triển gắn liền với quan hệ đối ngoại giữa các nước ngày càng gắn kết Hơn nữa, sản phẩm xuất khẩu càng phát triển thì vị trí của quốc gia sản xuất ra sản phẩm đấy ngày càng đƣợc nâng cao trên trường quốc tế Do đó, các quốc gia sẽ chú trọng phát triển đồng thời để đảm bảo sự cân xứng, khai thác tối đa lợi ích của hoạt động xuất khẩu trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện để phát triển nhanh nhất
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu đƣợc coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là trong điều kiện hiện nay, xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, mang lại cơ hội cho mỗi quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực
2.1.3.2 Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp
Cơ sở lý luận về thúc đẩy xuất khẩu
2.2.1 Khái niệm về thúc đẩy xuất khẩu
Thúc đẩy xuất khẩu là một phương thức đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá bao gồm tất cả các biện pháp, chính sách, cách thức của Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo ra các cơ hội và khả năng tăng giá trị cũng nhƣ sản lƣợng của hàng hóa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài
Bản chất của thúc đẩy xuất khẩu là việc doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để gia tăng sản lƣợng xuất khẩu, tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu cũng nhƣ giá trị xuất khẩu, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa và tối đa hóa lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động xuất khẩu dựa trên khả năng tài chính, trình độ lao động, trình độ công nghệ
Thúc đẩy xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rộng cả về không gian và thời gian Nó có thể diễn ra trong một thời gian ngắn hoặc có thể kéo dài hàng năm Đồng thời, nó có thể đƣợc tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau Thúc đẩy xuất khẩu là một trong những hoạt động quan trọng không thể thiếu đối với các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động Do đó, thúc đẩy xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp
2.2.2 Nội dung của thúc đẩy xuất khẩu
2.2.2.1 Thúc đẩy xuất khẩu về mặt lượng
Thúc đẩy xuất khẩu về mặt lƣợng là việc doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động nhằm tăng khả năng sản xuất, sản lƣợng hàng hóa tiêu thụ và kim ngạch xuất khẩu của mình
❖ Mở rộng quy mô sản xuất
Quy mô sản xuất liên kết chặt chẽ với quy mô nhà máy, số lƣợng máy móc và kỹ thuật công nghệ được người sản xuất áp dụng vào quá trình sản xuất Khi mở rộng quy mô sản xuất, doanh nghiệp phải huy động sự đầu tƣ về vốn, nhân lực và công nghệ, tận dụng tối đa các nguồn lực này nhằm gia tăng sản lƣợng sản xuất, cung ứng đúng và đủ nhu cầu thị trường
Cụ thể, doanh nghiệp cần tuyển thêm lao động quản lý cũng nhƣ lao động trực tiếp sản xuất Hai bộ phận này phải kết hợp với nhau tạo nên sự thống nhất trong các khâu từ lập kế hoạch tới sản xuất Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần phải đầu tƣ vào trang thiết bị máy móc nhà xưởng, từng bước cải tiến công nghệ sản xuất Có như vậy bản thân doanh nghiệp mới tạo đƣợc sự thống nhất trong nội bộ để phản ứng kịp thời với những biến động trên thị trường cũng như nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh xuất khẩu của mình trên thị trường quốc tế
❖ Gia tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
Gia tăng sản lƣợng là yếu tố quan trọng giúp cho một doanh nghiệp có thể thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Bởi vì khi sản lƣợng gia tăng, doanh nghiệp có thể xuất khẩu đi ngày càng nhiều đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng do không bị gián đoạn trong quá trình xuất khẩu Sản lƣợng hàng hóa cao cũng đồng thời chứng minh cho việc doanh nghiệp đã hoạt động rất hiệu quả trong việc nâng cao hiệu suất làm việc, trình độ công nghệ kỹ thuật Sản lƣợng hàng hóa xuất khẩu càng lớn, năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp càng cao Bên cạnh việc tăng nhanh sản lƣợng xuất khẩu phải đi kèm với tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu càng cao thể hiện tài chính của doanh nghiệp, hay quốc gia càng phát triển và ngƣợc lại
❖ Nghiên cứu, mở rộng thị trường xuất khẩu
Thị trường là yếu tố quyết định trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Sản phẩm sản xuất ra nhiều nhưng đòi hỏi phải có được thị trường nhập khẩu ổn định và lâu dài, vì vậy doanh nghiệp luôn luôn phải tìm cách để mở rộng thị trường Mở rộng thị trường xuất khẩu chính là việc khai thác tốt thị trường hiện tại, thúc đẩy việc đưa những sản phẩm của doanh nghiệp vào tiêu thụ ở những thị trường mới Ngày nay, môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng cạnh tranh gay gắt Vì vậy, các doanh nghiệp cần thực hiện các nghiên cứu trên thị trường nước ngoài một cách thận trọng và tỉ mỉ để đưa ra các quyết định chính xác hơn khi mở rộng thị trường
Số lượng đối tác của doanh nghiệp trong thị trường cũng thể hiện được hiệu quả cũng như kết quả của doanh nghiệp trong việc thiết lập, mở rộng, kết nối với mạng lưới bán hàng cũng như khả năng phát triển của doanh nghiệp tại thị trường mục tiêu Số lượng đối tác lớn đồng nghĩa với những thuận lợi cho sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu, doanh thu cùng với đó là giảm thiểu đƣợc rủi ro xuất khẩu
❖ Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu Đa dạng hóa các mặt hàng là trọng tâm đối với các doanh nghiệp sản xuất bởi khách hàng luôn tìm kiếm và có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chủng loại Việc đa dạng hóa không chỉ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, tăng khả năng tiêu thụ, mà còn giúp doanh nghiệp phân tán rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh, tạo cơ hội phát triển và mở rộng thị trường mới
Các doanh nghiệp có thể đa dạng hoá bằng cách mở rộng các danh mục sản phẩm hay tạo nhiều mẫu mã hay sử dụng nhiều chất liệu khác nhau để tạo ra sự khác biệt và phong phú cho sản phẩm mà vẫn phù hợp với nhu cầu thị trường và xã hội, phù hợp với những điều kiện môi trường kinh doanh nhằm tạo ra được cơ cấu sản phẩm hợp lý và hiệu quả cho doanh nghiệp Và để đẩy mạnh công tác này các doanh nghiệp chú trọng nhất đến năng lực của đội ngũ thiết kế sản phẩm Vì vậy, đầu tƣ có hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp là đào tạo và phát triển đội ngũ thiết kế kết hợp với công tác điều tra, nghiên cứu thị trường, xác định xu hướng tiêu dùng để tạo ra được sản phẩm làm hài lòng khách hàng
2.2.2.2 Thúc đẩy xuất khẩu về mặt chất
Những thị trường khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau về từng dòng sản phẩm Vì vậy, trong quá trình xuất khẩu hàng hóa, ngoài thúc đẩy xuất khẩu về mặt lƣợng, các doanh nghiệp cần đáp ứng đủ những quy định về tiêu chuẩn xuất khẩu của từng quốc gia và không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm của mình để có thể cạnh tranh với các đối thủ đến từ trong và ngoài nước sở tại
❖ Cơ cấu thị trường và chuyển dịch cơ cấu thị trường
Cơ cấu thị trường xuất khẩu là tỷ trọng phân bố kim ngạch xuất khẩu theo các thị trường xuất khẩu là những thay đổi trong tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào một số quốc gia trong tổng số các quốc gia nhập khẩu, từ một trạng thái sang trạng thái khác cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp nhằm tập trung nguồn lực khai thác một cách hiệu quả thị trường tiêu thụ, tránh phát triển không đồng đều gây mất cân bằng giữa các thị trường tiêu thụ
❖ Cơ cấu mặt hàng và chuyển dịch cơ cấu mặt hàng
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu là tỷ lệ tương quan các mặt hàng trong tổng thể các mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp cần xác định đƣợc cơ cấu mặt hàng, nhờ đó có thể biết đâu là mặt hàng chủ lực để tập trung nỗ lực vào nó Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu là sự thay đổi trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, trong đó tỷ trọng các mặt hàng trong tổng thể các mặt hàng có sự thay đổi (tăng hay giảm) với mục đích điều chỉnh sự phát triển của hoạt động xuất khẩu theo hướng tích cực, có lợi cho doanh nghiệp Tỷ trọng xuất khẩu của một mặt hàng giảm xuống đồng nghĩa với việc một mặt hàng khác đƣợc chú trọng xuất khẩu hơn
❖ Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu
Phát triển xuất khẩu không thể tách rời việc nâng cao chất lƣợng và giá trị sản phẩm, bởi đây là yếu tố then chốt, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của sản phẩm trên thị trường và cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp có thể duy trì, phát triển và tạo nên hình ảnh, thương hiệu cho doanh nghiệp Nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với nâng cao tính hữu ích của sản phẩm, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm nhờ hoàn thiện quy trình, đổi mới, cải tiến, giảm lãng phí về phế phẩm Đồng thời, khi chất lƣợng sản phẩm đƣợc nâng cao, việc tìm kiếm thêm các đối tác mới cũng dễ dàng hơn Để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, doanh nghiệp cần phải đầu tƣ cải tiến máy móc, cải thiện tiêu chuẩn về chất lƣợng, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân, giảm tỉ lệ các sản phẫm lỗi hỏng, tối ƣu hóa hệ thống kiểm soát chất lƣợng Trong đó, đảm bảo chất lƣợng nguyên vật liệu cho sản xuất cũng là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lƣợng sản phẩm Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, là yếu tố trực tiếp cấu thành nên sản phẩm cuối cùng, thiếu nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn hoặc không tiến hành đƣợc Nguyên vật liệu đƣợc lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Khi chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu sẽ giúp sản phẩm xuất khẩu có tính cạnh tranh hơn đồng thời tiết kiệm đƣợc lƣợng ngoại tệ nhập khẩu đáng kể cho doanh nghiệp Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu trong quá trình thực hiện nâng cao chất lƣợng sản phẩm nên sử dụng sự đánh giá, cảm nhận của khách hàng mục tiêu về sản phẩm làm thước đo đánh giá tình trạng chất lượng sản phẩm hiện tại Có thể áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng quốc tế để khẳng định chất lƣợng sản phẩm của doanh nghiệp đồng thời cập nhật và đáp ứng các thay đổi trong chính sách thương mại, lưu ý các tiêu chuẩn riêng của nhà nhập khẩu
❖ Hoàn thiện và phát triển kênh phân phối
Các nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rất đa dạng và phức tạp, nó có là các rào cản tạo ra những khó khăn, kìm hãm sự phát triển của hoạt động xuất khẩu Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu bao gồm:
2.3.1 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Các yếu tố về tự nhiên
Sự giàu có của nguồn lợi thủy sản tự nhiên là một yếu tố quan trọng Việt Nam có các vùng biển phong phú, những sự biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng và nguồn cung cấp của sản phẩm thuỷ sản
Khoảng cách địa lý Việt Nam sang EU (Áo, Ba Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, ) là khá lớn nên sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải, chi phí dỡ hàng, lưu kho, tới thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng do vậy, nó ảnh hưởng tới việc lựa chọn nguồn hàng (vì thuỷ sản là hàng đông lạnh cần đƣợc bảo quản nên những sản phẩm tươi như tôm, mực,… 1 số mặt hàng cần bảo quản nhiệt độ phù hợp để tránh bị hỏng và thời gian bảo quản ngắn nên phải lựa chọn mặt hàng phù hợp nhất tránh bị thiệt hại khi tới khách hàng), lựa chọn thị trường, mặt hàng xuất khẩu… Vị trí của các nước cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, thị trường tiêu thụ Ví dụ: Việc mua bán tôm, cua, với các nước có cảng biển thì chi phí thấp hơn so với các nước không có cảng biển,…
Các yếu tố về công nghệ
Các yếu tố hạ tầng phục vụ hoạt động xuất khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu, chẳng hạn nhƣ: Mức độ trang bị, hệ thống xếp dỡ, kho tàng phải đảm bảo để bảo quản tốt các mặt hàng đồ tươi sống…hệ thống cảng biển nếu hiện đại sẽ giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng nhƣ đảm bảo an toàn cho hàng hoá xuất khẩu; Hệ thống ngân hàng: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cho phép các nhà kinh doanh xuất khẩu thuận lợi trong việc thanh toán, huy động vốn
Công nghệ nuôi trồng: Sự phát triển của công nghệ trong ngành nuôi trồng thuỷ sản có thể là một yếu tố quan trọng Công nghệ nuôi trồng tiên tiến giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm thiểu tác động đến môi trường Sản phẩm thuỷ sản được nuôi trồng bằng phương pháp bền vững và có chứng nhận có thể thu hút người tiêu dùng ở thị trường EU
Công nghệ chế biến: Công nghệ chế biến tiên tiến không chỉ giúp tăng giá trị gia cần đầu tƣ vào các công nghệ chế biến hiện đại để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường EU và cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường này
Các yếu tố văn hoá - xã hội - chính trị - pháp luật
Hoạt động của con người luôn luôn tồn tại trong một điều kiện xã hội nhất định Chính vì vậy, các yếu tố xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con người
- Văn hoá: Hơn 40% người châu Âu ăn hải sản ít nhất một lần một tuần tại nhà
EU là thị trường lớn nhất thế giới đối với các sản phẩm thủy sản và nuôi trồng thủy sản, với các thành viên của EU chi tiêu gấp đôi số tiền cho thủy sản so với mức bình quân đầu người của người tiêu dùng Mỹ Một cuộc khảo sát cho thấy 74% làm như vậy bởi vì họ nghĩ rằng nó lành mạnh và 59% vì hương vị Hầu hết người châu Âu tìm nguồn mua hải sản là ở siêu thị hay cửa hàng tạp hóa, mặc dù 40% thích mua ở người bán cá địa phương Điều này tạo cơ hội cho việc đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang EU
- Pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm:
EU có các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu Việt Nam cần phải đảm bảo rằng các sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản của mình tuân thủ các tiêu chuẩn này để đƣợc phép nhập khẩu vào EU Việt Nam cần đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng và quy trình sản xuất để đáp ứng các yêu cầu này
- Chính sách xã hội và lao động:
EU có các tiêu chuẩn cao về quyền lao động và điều kiện làm việc Việt Nam cần phải đảm bảo rằng các nhà sản xuất thuỷ sản tuân thủ các quy định về lao động và không sử dụng lao động trẻ em hoặc lao động tù nhân Việt Nam cũng cần phải chứng minh rằng các nhà sản xuất của họ không thực hiện các hành vi vi phạm quyền lao động
- Chính trị và quan hệ ngoại giao:
Mối quan hệ chính trị và quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên EU có thể ảnh hưởng đến việc xuất khẩu thuỷ sản Các biến động trong quan hệ này có thể dẫn đến việc thay đổi các quy định thương mại hoặc các biện pháp trừng phạt thương mại từ phía EU, ảnh hưởng đến lưu lượng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam Theo các chuyên gia thủy sản, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU tranh cho hàng thủy sản của Việt Nam và là cơ hội để các doanh nghiệp Việt xuất khẩu trực tiếp vào thị trường châu Âu
Các chính sách thương mại
Các chính sách thương mại có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) bao gồm các biện pháp pháp lý, thuế quan, phi thuế quan, quy định về an toàn thực phẩm, và các tiêu chuẩn kỹ thuật Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:
EU thường áp dụng thuế quan đối với hàng hải sản nhập khẩu, và mức thuế này có thể thay đổi tùy theo loại sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ Việt Nam cần đối mặt với các mức thuế này khi xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản sang EU, điều này có thể ảnh hưởng đến giá cả và cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản Việt Nam so với các nước khác Đối với những sản phẩm thủy sản có lộ trình giảm thuế từ 3 đến 7 năm bao gồm: 50% số dòng thuế còn lại, thuế suất cơ sở từ 5,5 - 26%, sẽ đƣợc cắt giảm về 0% theo lộ trình 3 - 7 năm, nhƣ sản phẩm tôm, cá tra, cá ngừ Đối với sản phẩm thủy sản có áp dụng hạn ngạch thuế quan bao gồm: Mặt hàng cá ngừ đóng hộp và Surimi (cá viên) áp dụng hạn ngạch thuế quan lần lƣợt là 11.500 tấn/năm và 500 tấn/năm Đối với các sản phẩm thăn/phile cá ngừ đông lạnh mã HS 030487, EU sẽ xóa bỏ thuế quan cho Việt Nam theo lộ trình 3 năm, từ mức thuế cơ bản 18% Với các sản phẩm thăn/phile cá ngừ hấp (nguyên liệu để sản xuất cá ngừ đóng hộp), EU sẽ xóa bỏ thuế quan cho Việt Nam theo lộ trình 7 năm, từ mức thuế cơ bản 24% Riêng đối với các sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp (nhƣ cá ngừ ngâm dầu đóng hộp, đóng túi, các sản phẩm cả thuộc họ cá ngừ đóng hộp ), EU sẽ miễn thuế cho Việt Nam trong mức hạn ngạch 11.500 tấn/năm
Mặc dù nhiều dòng thuế đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam về 0%, những việc Việt Nam bị áp dụng thẻ vàng với khai thác hải sản từ năm 2018 cũng có tác động bất lợi đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng linh hoạt, trung thực quy tắc xuất xứ, chú trọng quy định, tiêu chuẩn về lao động, môi trường để thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản sang EU
Các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm: EU rất khắt khe về các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm Các sản phẩm bị phát hiện không tuân thủ sẽ bị báo cáo trong Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (RASFF) Nếu doanh nghiệp nào nằm trong danh sách đó, các container hàng của doanh nghiệp sẽ bị kiểm tra kỹ lƣỡng tại cảng nhập Việc kiểm soát này có thể mất từ 2 đến 3 tuần sau khi đến cảng Mọi chi phí phát sinh các nhà xuất khẩu phải trả Ngoài ra, nên kiểm soát nhiệt độ liên tục Để nhập khẩu vào EU, bắt buộc phải có giấy chứng thƣ vệ sinh kèm theo sản phẩm Điều này là bắt buộc đối với tất cả các sản phẩm thủy hải sản, bao gồm cả cá tra Sức khỏe và vệ sinh là quan trọng đối với khách hàng Không đƣợc phép có chất gây ô nhiễm trong thành phẩm Thủy sản dành cho thị trường EU thường được kiểm tra trước khi vận chuyển, có thể trong phòng thí nghiệm của chính người mua, hoặc trong các phòng thí nghiệm đƣợc công nhận (độc lập)
Phân định nội dung nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Công ty Cổ phần XNK Hà Nội sang thị trường EU”, do thời gian nghiên cứu có hạn nên bài khóa luận giới hạn nghiên cứu các nội dung để thúc đầy xuất khẩu cho doanh nghiệp:
- Mở rộng quy mô sản xuất
- Nâng cao chất lƣợng sản phẩm
- Nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu
- Hoàn thiện và phát triển xúc tiến thương mại
- Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THUỶ SẢN (SEAPRODEX) HÀ NỘI SANG EU
Tổng quan về Công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội
3.1.1 Khái quát về công ty
➢ Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THUỶ SẢN HÀ NỘI (SEAPRODEX HA NOI)
➢ Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
➢ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103012492 do sở Kế hoạch và Đầu tƣ TP Hà Nội cấp ngày 22/12/2006
➢ Địa chỉ: 20 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
➢ Người đại diện: Thiều Thị Thanh Thuý
➢ Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, chế biến hàng thủy sản xuất khẩu
➢ Công suất thiết kế của nhà máy: 6.280 tấn/năm
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội (SEAPRODEX HANOI), doanh nghiệp được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước là Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103012492 do sở Kế hoạch và Đầu tƣ TP Hà Nội cấp ngày 22/12/2006
Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội đƣợc thành lập lần đầu theo quyết định số 544 HS/QĐ của Bộ trưởng Bộ Hải sản ngày 05/7/1980 với tên gọi là Chi nhánh xuất nhập khẩu Hải sản Hà Nội thuộc Công ty XNK Hải sản Việt Nam (Seaprodex Vietnam), sau đó đƣợc đổi tên thành Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội (Seaprodex Hanoi) bằng quyết định số 126 TS/QĐ ngày 16 tháng 4 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản và được thành lập lại theo quyết định số 251/QĐ-TC ngày 31/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản, là đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam-
Kể từ ngày đầu mới thành lập 5/7/1980 đến năm 2006, Seaprodex Hà Nội không ngừng phát triển và lớn mạnh, từ một chi nhánh XNK Thuỷ sản với số vốn và quy mô nhỏ hoạt động theo cơ chế tự kinh doanh, tự trang trải (Giai đoạn 1980 đến 1992) đã phát triển thành một công ty XNK thuỷ sản hàng đầu khu vực phía Bắc với số vốn là 34,705 tỷ đồng (Theo quyết định số 251/QĐ-TC ngày 31/3/1993)
Giai đoạn từ 1993 đến 2006 là thời kỳ Công ty phát triển mạnh mẽ và đã trở thành Doanh nghiệp XNK Thuỷ sản có uy tín và vị thế cao trên thị trường trong và ngoài nước Công ty đã không ngừng phát triển cả về quy mô và nguồn lực Tài chính
Từ ban đầu Công ty chỉ có 2 xí nghiệp trực thuộc đến năm 2000 thì công ty đã có 5 đơn vị trực thuộc Các nhà máy đƣợc trang bị các thiết bị hiện đại Số vốn của Công ty không ngừng tăng trưởng, từ 34,705 tỷ đồng năm 1993 thì đến năm 2006 đã lên tới 70 tỷ đồng
3.1.3 Sơ đồ và cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Nguồn : Phòng hành chính-nhân sự Công ty Cổ phần XNK Seaprodex Hà Nội
❖ Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông, là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần Vì vậy nó có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh, quyết định các chiến lƣợc, phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư, tiến hành thảo luận và bổ sung, sửa đổi Điều lệ của công ty, bầu và bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của công ty
❖Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty giữa hai kỳ đại hội cổ đông, có toàn quyền nhân danh công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát hoạt động của Tổng giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong công ty
❖ Ban giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của công ty,điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, thi hành các nghị quyết và quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị theo nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc giao, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động của công ty về:
− Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
− Quản lý nguồn đầu vào và đầu ra của công ty trong thị trường nội địa cũng nhƣ là xuất khẩu
− Quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước, ký kết những hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiệm khi hoạt động kinh doanh kém hiệu quả
− Trình báo quyết toán hằng năm lên hội đồng quản trị
Ngoài ra, Công ty còn gồm có 3 Khối ban ngành : Khối Kinh tế, Khối Kinh doanh, Khối Văn phòng, mỗi phòng ban đảm nhận các nhiệm vụ và nghiệp vụ khác nhau
− Phòng Tài chính kế toán : Có nhiệm vụ quản lý và điều hành công tác thu chi, quyết toán tài chính toàn công ty theo đúng Luật kế toán Việt Nam, tập hợp chứng từ của các nhà máy và hạch toán lãi lỗ định kỳ hàng tháng, quý, năm theo quy định chung, thực hiện các công tác quản lý tài chính khác theo yêu cầu của Ban Giám đốc công ty
− Phòng Phát triển dự án: Có nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng các kế hoạch, chiến lƣợc để thực hiện các dự án Đồng thời tổ chức và quản lý việc thực hiện các dự án và đảm bảo các dự án hoàn thành đúng thời hạn và đạt các yêu cầu về chất lƣợng cũng nhƣ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp
− Phòng Kinh doanh : Gồm các phòng xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa, có nhiệm vụ tìm kiếm và phát triển thị trường, giao dịch với khách hàng, lập hợp đồng tham mưu cho giám đốc việc ký kết các hợp đồng mua bán, lập các chứng từ thủ tục hải quan để xuất hàng, quản lý và điều hành hiệu quả các phương tiện, đáp ứng nhu cầu bảo quản và vận chuyển hàng hóa nhƣ kho lạnh, xe tải lạnh
− Phòng Marketing : Có nhiệm vụ xây dựng hình ảnh và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp, nghiên cứu và phân tích thị trường, xác định phân khúc khách hàng mục tiêu Xác định mục tiêu chiến lƣợc, xây dựng kế hoạch và cách thức thực thi cụ thể
− Phòng Hành chính – Nhân sự : Có nhiệm vụ quản lý lương thưởng và phúc lợi, đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ luật pháp về lao động, quản lý đào tạo và phát triển năng lực của đội ngũ nhân viên trong Công ty đồng thời đảm nhận cả việc xây dựng quy chế và văn hóa của Công ty
− Phòng Pháp lý : Có nhiệm vụ đảm nhận mọi hoạt động của doanh nghiệp có thể hoạt động đúng quy định của pháp luật; từ đó giảm thiểu mọi rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Đồng thời nhân viên pháp chế còn phải là những nhà tƣ vấn trợ giúp cho các lãnh đạo doanh nghiệp trong việc áp dụng pháp luật để có thể hoạt động kinh doanh một cách thuận tiện và linh hoạt nhất
3.1.4 Nhân lực của công ty
Tính tới thời điểm hiện tại, số lƣợng công nhân viên chức của công ty đạt 520 công nhân viên chức, đƣợc phân bổ tại các phòng ban nhƣ sau:
Bảng 3.1 Bảng cơ cấu lao động công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội năm 2021 - 2023
Phòng kế toán tài chính 24 5,8 30 6,3 31 5,9
Phòng phát triển dự án 35 8,5 50 10,6 72 13,8
Phòng hành chính - nhân sự 70 17,1 96 20,4 102 19,6
Phân theo trình độ Đại học trở lên 255 62,2 290 61,6 315 60,5
Dưới cấp 3 và học nghề 19 4,6 38 8,1 29 5,7
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự của công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội)
Từ bảng số liệu trên có thể thấy nguồn nhân lực của công ty trong giai đoạn
Khái quát hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của CTCP XNK Thuỷ sản Hà Nội
3.2.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 3.3: Tình hình kinh doanh của công ty giai đoạn 2019-2023
Nguồn : Số liệu Phòng Tài chính – Kế toán Nhận xét:
- Doanh thu của đơn vị tăng dần từ năm 2019 đến năm 2023, riêng năm 2019 có doanh thu thấp hơn các năm sau Nguyên nhân là do tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2019 gặp nhiều khó khăn do Covid-19, xuất nhập khẩu trên toàn thế giới bị ảnh hưởng, việc thông quan trở nên khó khăn hơn kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng nghiêm ngặt hơn do dịch bệnh gây ra, đặc biệt EU cũng bị ảnh hưởng nặng nề do Covid-19 gây ra khiến thiệt hại đến tính mạng và suy thoái kinh tế nên đã tác động lớn đến nhập khẩu thuỷ sản từ các nước trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam, theo số liệu nghiên cứu tổng sản lƣợng và doanh thu xuất khẩu thủy sản thấp hơn so với cả của Công ty phát triển hơn, đây là tín hiệu đáng mừng và hy vọng trong những năm tiếp theo doanh thu sẽ tiếp tục tăng vọt hơn nữa để lấy lại vị thế và hội nhập vào thị trường quốc tế của doanh nghiệp
- Lợi nhuận: lợi nhuận đơn vị tăng dần qua các năm nhờ cải thiện và đổi mới nhƣng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty ở mức thấp Đơn vị cần có những biện pháp giảm chi phí, tăng năng suất lao động, sử dụng các biện pháp hiệu quả, đƣa ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản để tăng dần tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong những năm tiếp theo
Bảng 3.4: Sản lƣợng tiêu thụ và chế biến giai đoạn 2019-2023
1 Sản lƣợng tiêu thụ (tấn) 3,000 3,500 4,100 4,700 5,200
2 Tốc độ tăng liên hoàn (%) 100 93.75 117 115 117
3 Sản lƣợng chế biến (tấn) 3,000 3,200 3,400 4,100 4,700
4 Tốc độ tăng liên hoàn (%) 100 120 113 121 115
Nguồn : Số liệu Phòng Tài chính – Kế toán
Bảng 3.5: Doanh thu xuất khẩu giai đoạn 2019 -2023
1 Doanh thu xuất khẩu (tỷ đồng) 240 255 310 375 395
2 Tốc độ phát triển liên hoàn (%) 100 106 122 121 105
3 Tốc độ phát triển định gốc (%) 100 106 129 144 170
Nguồn : Số liệu Phòng Tài chính – Kế toán
- Căn cứ vào tốc độ phát triển liên hoàn thì doanh thu xuất khẩu của đơn vị giai này là do công ty đã chú trọng hơn vào chất lƣợng sản phẩm, tăng doanh thu nhờ vào việc tăng chất lƣợng Riêng đối với năm 2019 là năm nhiều thăng trầm thủy sản Việt Nam do dịch bệnh gây ra, mặc dù xuất khẩu cá tra và các mặt hàng khác đều giảm mạnh nhƣng doanh thu xuất khẩu tôm trong năm này vẫn tăng dù tăng không nhiều
Do đó tốc độ phát triển của năm 2019 là thấp nhất từ năm 2019 đến năm 2023 Các năm tiếp theo vẫn tăng đều và dần ổn định hơn, phục hồi lại sau ảnh hưởng của dịch bệnh
- Căn cứ vào tốc độ phát triển định gốc (gốc là năm 2019) thì tình hình phát triển doanh thu của đơn vị đều tăng ổn định qua các năm và tăng mạnh nhất (khoảng 65 tỷ) là năm 2022
Nhƣ vậy có thể thấy rằng doanh thu xuất khẩu của đơn vị tăng đều trong suốt 5 năm Nhƣng với tiềm năng xuất khẩu của Ngành thủy sản Việt năm và những tiềm năng về tài chính và nguồn lực của đơn vị thì doanh thu vẫn còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian sắp tới Để đạt đƣợc mục tiêu trên thì đòi hỏi Công ty cần có những giải pháp thích hợp để thúc đẩy xuất khẩu nhất là thị trường EU
3.2.2 Hoạt động thương mại quốc tế của công ty a) Hoạt động kinh doanh chủ chốt của công ty
Hoạt động kinh doanh chính của công ty là chế biến và xuất khẩu Thuỷ sản SEAPRODEX Hà Nội kinh doanh đa dạng các mặt hàng thuỷ sản, trong đó có 3 sản phẩm chủ yếu, chiếm phần lớn tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu là: tôm, mực và cá
Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của SEAPRODEX Hà Nội, là mặt hàng xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao Tôm có thể được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau: đông lạnh nhanh cá thể, đông lạnh cả khối hoặc ƣớp lạnh
SEAPRODEX Hà Nội xuất khẩu rất nhiều loại tôm, dưới đây là một số loại tôm
Ví dụ về loại Tôm này:
A 111 : Tôm A1T loại 10,89 kg không phân hạng
A1103 : Tôm A1T cỡ 13 không hạng loại 10,89 kg A1104 : Tôm A1T cỡ 16 không hạng loại 10,89 kg
A 112 : Tôm A1T loại 7,2 kg không phân hạng
Ví dụ về loại tôm này :
A1206 : Tôm A1T cỡ 26 không hạng loại 7,2 kg
A1207 : Tôm A1T cỡ 31 không hạng loại 7,2 kg
A 114 : Tôm A1T loại 10,8 kg có hạng
Ví dụ về loại tôm này :
A756 : Tôm A1T cỡ 21-22 có hạng loại 10,8 kg
A759 : Tôm A1T cỡ 31-35 có hạng loại 10,8 kg
Ví dụ về loại tôm này :
A 12 : Tôm A1T 10,8 kg không phân hạng
Ví dụ về loại tôm này :
A 205 : Tôm A1T sú Mỹ Thái cỡ 21
Ví dụ về loại tôm này :
Ví dụ về loại tôm này :
A 4413 : Tôm A 2 loại 10,8 kg tôm W cỡ 16 hạng 2
A 4428 : Tôm A 2 loại 10,8 kg tôm W ( HC ) cỡ 51
A 5505 : Tôm A 2 loại 10,8 kg tôm T cỡ 26 hạng 1
A 6607 : Tôm A 2 loại 10,8 kg tôm Y cỡ 61 hạng 1
A 2203 : Tôm A 2 loại 10,8 kg tôm P cỡ 26 hạng 1
Ví dụ về loại tôm này :
AA 2201 : Tôm A 2 loại 12 kg tôm L cỡ 91 hạng 1
AA 3321 : Tôm A 2 loại 12 kg tôm W ( PD ) cỡ 91
AA 4403 : Tôm A 2 loại 12 kg tôm C cỡ 71 hạng 1
AA 6602 : Tôm A 2 loại 12 kg tôm RC không phân hạng cỡ 71
Ví dụ về loại tôm này :
AB 3301 : Tôm vụn loại 12 kg tôm W hạng 1
AB 6601 : Tôm vụn loại 12 kg tôm RC không phân hạng
Ví dụ về loại tôm này :
AC 2203 : Tôm PTO loại 10,8 kg / k T cỡ 26
AC 3304 : Tôm PTO loại 10,8 kg / k F cỡ 31
Ví dụ về loại tôm này :
AD 2205 : Tôm chích 10,8 kg / k tôm L cỡ 26
AD 4402 : Tôm chích 10,8 kg / k tôm W cỡ 13
AD 6610 : Tôm chích 10,8 kg / k tôm Y cỡ 71
AA1 : Tôm nguyên con các loại
Ví dụ về loại tôm này :
AI 804 : Tôm sú nguyên con ( A9T ) cỡ 13-15 7,8 kg / kiện
AI 805 : Tôm sú nguyên con ( A9T ) cỡ 16-20 7,8 kg / kiện
AA31 : Tôm IQF loại 8,1 kg / kiện
Ví dụ về loại tôm này :
AA 32 : Tôm IQF loại 9,6 kg / kiện
Ví dụ về loại tôm này :
Tôm P : Tôm chì Tôm C : sắt
Tôm T : Tôm sú Tôm RC , PC : sắt đỏ Tôm L : Tôm lợ Tôm Y : vàng Tôm W: Tôm he Tôm PTO : bóc nhân còn đuôi
Tôm F : Tôm rằn Tôm A1 : bóc vỏ, bỏ đầu
HC : Hàng có hoá chất
PD : Xẻ lƣng , rót ruột
Cỡ 26 có nghĩa là : 26 con / bao
Ví dụ 1 : A 756 : Tôm A1T cỡ 21-22 có hạng loại 10,8 kg
Nghĩa là : Tôm sú có phân hạng, 21-22 con / bao loại 10,8 kg ( A 756 là mã )
Ví dụ 2 : AC 2203 : Tôm PTO loại 10,8 kg / k T cỡ 26
Nghĩa là : Tôm sú bóc nhân còn đuôi loại 10,8 kg / kiện , 26 con / bao
● Sản phẩm mực : Đây là sản phẩm xuất khẩu lớn thứ 2 của SEAPRODEX Hà Nội Phương pháp chế biến mực khác nhau tùy theo đơn đặt hàng và yêu cầu của khách hàng Vị thế của mặt hàng mực ngày càng đƣợc khẳng định trong xuất khẩu và là mặt hàng cũng phải đƣợc bảo quản và chế biến tốt
Dưới đây là một số loại mực mà Công ty xuất khẩu
B 11 : Mực nang file IQF 10 kg
Ví dụ về loại mực này:
B 1105 : Mực D1 loại 10 kg / k IQF cỡ 13 hạng 1
Ví dụ về loại mực này:
B 3301 : Mực D1 loại 10,8 kg cỡ 1 hạng 1
B 3303 : Mực D1 loại 10,8 kg cỡ 5 hạng 1
BB 1 : Miệng mực nang các loại
BK 1101 : Miệng mực nang loại 12 kg không cỡ
BB 11 : Mực cắt khoanh và đầu
BS 1103 : Mực cắt khoanh và đầu loại 22,7 kg / k cỡ 3
BB 3 : Mực ruby các loại
BM 2203 : Mực ruby TT tính ( kg ) cỡ 5
BM 3302 : Mực ruby TO tính ( kg ) cỡ 3
Cá là mặt hàng chiếm tỷ trọng thấp so với tôm và mực Theo số liệu năm 2001, cá chiếm khoảng 7% doanh số xuất khẩu Hiện nay, cá là mặt hàng có xu hướng gia tăng dần về mặt tỷ trọng trong 3 loại mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty Trong đó có cá nhồng, cá thu, cá thu file, cá chép, cá chim, cá tra, cá basa là mặt hàng có chủng loại khá đa dạng và phong phú nhƣng chƣa phát huy đƣợc hết thế mạnh của nó
Ví dụ một số loại cá:
C 5105 : Cá bơn loại 10 kg / k cỡ 50
C 5106 : Cá bơn loại 10 kg / k cỡ 100
H 1 : Các loại hàng mẫu về tôm
H2 : Các loại hàng mẫu về mực
H3 : Các loại hàng mẫu về cá
Ngoài các sản phẩm trên, SEAPRODEX Hà Nội cũng kinh doanh cua, sứa, sò, ghẹ, ốc gai và các sản phẩm khác nhau : cá khô, tôm khô, mực khô b) Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Đối với nước ngoài:
Công ty tự tìm kiếm bạn hàng và mở rộng thị trường chiến lược, liên doanh, liên kết với các Công ty nước ngoài: SEAPRODEX Hà Nội là Công ty đầu tiên đầu tư vốn ra nước ngoài để thành lập liên doanh Đó là liên doanh SEASAFICO ( giữa SEAPRODEX Hà Nội với Liên Hiệp các ngƣ trang Sakhalin- Cộng hoà Liên Bang Nga ) từ tháng 4 năm 1989 Việc SEAPRODEX Hà Nội đầu tƣ sang Cộng hoà Liên bang Nga trong hoàn cảnh nước ta chưa có luật đầu tư ra nước ngoài và các văn bản dưới luật khác là một khó khăn rất lớn tưởng chõng không thể vượt qua được vì tất cả đều phải xin Nhà nước giải quyết theo trường hợp ngoại lệ.Tuy nhiên, SEAPRODEX
Hà Nội đã vƣợt qua đƣợc khó khăn đó và đƣa liên doanh đi vào hoạt động trên cơ sở sử dụng nguồn lợi phong phú, kỹ thuật chế biến và kinh nghiệm của nước bạn kết hợp với công nghệ của Nhật Bản và khả năng buôn bán linh hoạt của ta để sản xuất hàng xuất khẩu và xuất khẩu một số mặt hàng khác của Việt Nam sang nước bạn Đặc điểm một số thị trường xuất khẩu chính của Công ty
Trong những năm gần đây, lƣợng thuỷ sản nhập vào Nhật Bản đều đạt kỷ lục cả về giá trị lẫn khối lượng Hàng năm, Công ty đã xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với giá trị thuỷ sản xuất khẩu chiếm 70-80% (trước năm 2007) và khoảng trên dưới 30
% (năm 2023) tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty
Bảng 3.6: Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty với Nhật Bản Đơn vị tính: 1000 USD
Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ%
● Thị trường Trung Quốc ( bao gồm cả Hồng Kông )
Lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông- Trung Quốc là tương đối lớn, chiếm trên dưới 50% trong tổng sản lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu và giá trị xuất khẩu của Công ty Khác với thị trường Nhật Bản, đây là 2 thị trường nhập khẩu khá nhiều sản phẩm thuỷ sản có chất lƣợng không cao: Hồng Kông và Trung Quốc nhập khẩu những loại tôm kém cỡ: 100-200 con/kg, 200-300 con/kg và cả loại tôm vụn của Công ty
Bảng 3.7: Giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty với thị trường
Hồng Kông - Trung Quốc Đơn vị tính: 1000 USD
Số tiền T.lệ % Số tiền T.lệ% Tổng giá trị
● Thị trường Châu âu (EU)
Châu Âu là một thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn trên thế giới tuy nhiên thị trường
Khái quát về thị trường EU và hoạt động xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU 43 1 Khái quát thị trường thuỷ sản tại EU
3.3.1 Khái quát thị trường thuỷ sản tại EU
● Về tập quán, thị hiếu tiêu dùng của thị trường EU
Với thị trường EU do mỗi quốc gia có một đặc điểm tiêu dùng riêng nên có thị trường châu âu có nhu cầu vô cùng phong phú và đa dạng về các mặt hàng Tuy nhiên do có trình độ phát triển kinh tế, xã hội văn hoá khá tương đồng nên người dân châu âu cũng có các đặc điểm chung khi tiêu dùng Đối với hàng thủy sản, người tiêu dùng châu âu ngày nay có xu hướng sử dụng nhiều đồ thủy sản hơn so với các loại thịt Ngoài ra họ cũng sẽ không sử dụng các mặt hàng bị nhiễm độc do các tác động của môi trường hoặc do sử dụng các chất không được phép theo quy định.Với các sản phẩm thủy sản đã đƣợc chế biến thì họ chỉ sử dụng các sản phẩm có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, các điều kiện bảo quản Hiện nay mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường châu âu đang bị hàng rào kỹ thuật khống chế rất khắt khe Đặc biệt người tiêu dùng châu âu thích tiêu dùng các nhãn hiệu nổi tiếng, có chất lƣợng dù giá có đắt hơn so với các sản phẩm khác cùng loại nhưng không có thương hiệu, không đảm bảo chất lượng
● Về kênh phân phối của thị trường EU
Hiện nay, hệ thống các kênh phân phối của châu âu đƣợc xem là một trong những hệ thống phức tạp nhất trên thế giới hiện nay Chúng bao gồm nhiều thành phần khác nhau trong đó nổi bật là các công ty xuyên quốc gia Các công ty này tổ chức mạng lưới tiêu thụ từ khâu mua hàng cho đến khâu phân phối hàng cho các mạng lưới bán lẻ do đó họ luôn có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với các nhà thầu nước ngoài Với các công ty xuyên quốc gia này, hệ thống phân phối của EU hình thành một mạng tập đoàn và không theo tập đoàn Theo hình thức phân phối theo tập đoàn, các nhà sản xuất của tập đoàn chỉ cung cấp hàng cho các hệ thống cửa hàng, siêu thị của tập đoàn mà không cung cấp cho các nhà bán lẻ bên ngoài Còn hình thức không theo tập đoàn thì nhà sản xuất hay nhập khẩu có thể cung cấp hàng cùng lúc cho nhiều hệ thống bán lẻ trên thị trường
Bên cạnh các công ty bán lẻ và các siêu thị ở thị trường châu Âu thường không mua hàng trực tiếp từ các đầu mối nước ngoài mà thông qua các trung tâm thu mua lớn ở châu Âu Nhờ đó mà đảm bảo cho việc cung cấp nguồn hàng luôn ổn định và đảm bảo về mặt chất lượng Hình thức phân phối của thị trường châu âu tạo ra một chuỗi liên kết rất chặt chẽ thông qua các hợp đồng kinh tế, vì vậy đây sẽ là điều khó khăn cho các nhà xuất khẩu muốn xâm nhập thị trường châu âu (trong đó có Việt Nam) Chính vì vậy hàng thủy sản Việt Nam muốn xâm nhập thị trường châu Âu cần tìm các nhà nhập khẩu để xuất khẩu trực tiếp (có thể tìm thông qua các đại sứ quán các nước hoặc các thương vụ Việt Nam ở châu Âu) hoặc liên doanh với các công ty xuyên quốc gia ở châu âu để trở thành công ty con
3.3.2 Quy trình xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại công ty CP XNK Thuỷ sản Hà Nội
Sơ đồ 3.2: Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu tại công ty
Bước 1: Nhận yêu cầu từ khách hàng
Những thông tin mà nhân viên kinh doanh tiếp nhận từ khách hàng nhƣ sau: loại hàng, cảng đi, cảng đến, hãng tàu, thời gian dự kiến xuất hàng
Bước 2: Kiểm tra giá và lịch tàu
Căn cứ vào những thông tin mà khách hàng cung cấp nhân viên kinh doanh sẽ liên hệ với hãng tàu để hỏi giá và lịch trình tàu chạy phù hợp vì mỗi hãng tàu có lịch trình tàu chạy, tuyến chạy tàu cũng như có thế mạnh riêng trên các tuyến đường
Bước 3: Lấy booking từ line và gửi khách
Nhân viên kinh doanh căn cứ vào giá chào của các hãng tàu, tính toán chi phí và tiến hành chào giá cho khách hàng Các giao dịch liên quan đến giá cả và lịch trình tàu đều phải lưu lại để đối chứng khi cần thiết
Bước này công ty không làm mà người xuất khẩu làm
Bước 5: Chuẩn bị chứng từ khai hải quan
Chuẩn bị hồ sơ hải quan gồm: tờ khai hải quan, hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy giới thiệu của công ty xuất khẩu Khi đã chuẩn bị hoàn chỉnh hồ sơ, nhân viên giao nhận mang bộ hồ sơ đó đến cơ quan kiểm dịch thực vật để đăng ký kiểm dịch Nhân viên tiếp nhận sẽ kiểm tra bộ hồ sơ, nếu thấy đầy đủ sẽ ký và đóng dấu vào giấy đăng ký
Bước 6: Thông quan hàng xuất
Dựa trên chứng từ mà khách hàng cung cấp và những thông tin về hàng hóa mà công ty thu thập đƣợc, nhân viên giao nhận dùng phần mềm khai báo hải quan điện tử để truyền số liệu lên tờ khai qua mạng Nếu truyền thành công hệ thống mạng của hải quan tự động báo số tiếp nhận hồ sơ, số tờ khai và phân luồng hàng hóa
Bước 7: Phát hành vận đơn
Nhân viên giao nhận sẽ chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận chứng từ hàng xuất để phát hành vận đơn cho khách hàng Bộ phận chứng từ có trách nhiệm theo dõi lô hàng để lập chứng từ hàng xuất
Sau khi hàng đã xếp lên tàu, lấy được vận đơn có ký tên đóng dấu của người chuyên chở hoặc đại lý của hộ thì nhân viên giao nhận sẽ mang tờ khai, invoice và B/L đến hải quan cảng xác nhận hàng đã thực xuất, để doanh nghiệp lấy đó làm cơ sở hạch toán với các cơ quan (thuế, ngân hàng )
Bước 8: Gửi chứng từ cho đối tác nước ngoài
Sau khi hoàn tất bộ chứng từ hàng xuất (HB/L, MB/L) nhân viên chứng từ sẽ gửi thông báo mô tả sơ lƣợc về lô hàng vận chuyển: Shipper/ Consignee, tên tàu/ số chuyến,cảng đi/ cảng đến, ETD/ETA (Ngày đi/ ngày dự kiến đến), số vận đơn (HB/L,MB/L), loại vận đơn (surrender, Original, seaway bill ), hợp đồng, invoice, packing list cho đại lý liên quan để theo dõi tiếp lô hàng tại cảng đến, đính kèm là bản sao HBL, MB/L
Bước 9: Lập chứng từ kế toán và lưu file
Dựa vào Booking profile, điều khoản về cước phí là trả trước (freight prepaid) nên nhân viên chứng từ sẽ làm Debit note (giấy báo nợ) gửi khách hàng và chuyển cho bộ phận kế toán để theo dõi thu công nợ Chỉ khi nào người gửi hàng thanh toán cước phí và các khoản phí liên quan (THC, Bill fee, Seal fee ) thì nhân viên chứng từ mới cấp phát vận đơn cho họ.
Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội
3.4.1 Thực trạng về nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị trường
EU của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội
Hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài giúp doanh nghiệp hoạch định các chiến lược marketing cụ thể trên cơ sở năm rõ nhu cầu của thị trường hiện tại và có các định hướng phát triển dài hạn trong tương lai Nhận thức được tầm quan trọng của việc này, Tổng Công ty đã không ngừng triển khai nhiều hoạt động nhằm tìm kiếm các khách hàng mới cũng như xúc tiến sản phẩm tại thị trường này
Tại Tổng công ty, hoạt động marketing và tìm kiếm khách hàng mới đƣợc thực hiện bởi sự kết hợp giữa Phòng Xuất Nhập khẩu và Phòng Kế hoạch và Vật tƣ Ngay từ thời điểm bắt đầu tham gia xuất khẩu vào thị trường EU, Tổng Công ty thực hiện nghiên cứu thị trường EU qua các kênh gián tiếp như Đại sứ Quán của Việt Nam tại các nước ở EU, Hiệp hội Thuỷ sản Việt Nam, hay qua các tài liệu tổng hợp về nghiên cứu thị trường thuỷ sản EU trên mạng internet Năm 2023, EU là thị trường nhập khẩu khẩu thuỷ sản của EU từ thị trường ngoài khối đạt 23,04 tỷ USD, giảm 2,1 % so với cùng kỳ năm 2022
Biểu đồ 3.1: Xuất khẩu thuỷ sản của Tổng công ty năm 2022 (triệu USD)
Xuất khẩu tôm tháng 12 cũng giảm 21% so với cùng kỳ, đạt 260 triệu USD, sau khi giảm 18% trong tháng 11 Cả năm 2022, ngành tôm ghi nhận trên 4.3 tỷ USD, trong đó tôm chân trắng đạt 3.1 tỷ USD, tôm sú đạt gần 570 triệu USD, tôm hùm 278 triệu USD, còn lại là các loài tôm song và tôm biển khác
Cùng sụt giảm trong tháng 12, những luỹ kế cả năm xuất khẩu cá tra và cá ngừ lần lượt đạt 2.4 tỷ USD và 1 tỷ USD Đây đều là mốc kim ngạch cao nhất từ trước tới nay, đồng thời năm 2022 cũng là năm đầu tiên xuất khẩu cá ngừ đạt giá tỷ USD trong hơn 20 năm xuất khẩu
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu mặt hàng trong xuất khẩu thuỷ sản của công ty XNK thuỷ sản Hà Nội sang EU năm 2022
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU năm 2019 đạt 269,1 nghìn tấn, trị giá 1,29 tỷ USD; chiếm 12,8% về lƣợng và 15% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước Tôm các loại chiếm tới 44,3% về trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU Trong EU, Việt Nam xuất khẩu thủy sản nhiều nhất sang các thị trường
Hà Lan, Đức, Italy, Tây Ban Nha
Từ các thông tin sơ cấp về thị trường EU, Tổng Công ty đã xác định được đây là một thị trường xuất khẩu tiềm năng và đã tập trung nghiên cứu sâu vào thị trường EU: đặc điểm và thói quen nhu cầu ăn uống của người dân, các yêu cầu pháp lý đối với hàng thuỷ sản, các đối thủ cạnh tranh tại thị trường EU là Trung Quốc, Ecuador, Việt Nam, Maroc và Ấn Độ Việc nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng EU giúp công ty sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường Ví dụ nhƣ nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu thuỷ sản của EU rất cao và là khu vực thị trường có nhu cầu và yêu cầu tiêu dùng, nhập khẩu thuỷ sản cao nhất thế giới hiện nay Các tiêu chí lựa chọn sản phẩm thuỷ sản tiêu thụ ở EU thường: Đa số ưu tiên lựa chọn những sản phẩm thuỷ sản có xuất xứ ở Châu Âu sau đó những sản phẩm thuỷ sản đảm bảo rõ thông tin về nguồn gốc của sản phẩm, thân thiện với môi trường, dễ sử dụng, giá của sản phẩm thuỷ sản đó so với những sản phẩm có tính chất tương đồng trong bữa ăn và địa điểm sử dụng
Bảng 3.10: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU của Tổng Công ty
XNK thuỷ sản Hà Nội giai đoạn 2020 - 2023
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022Năm2023 Giá trị (1000 USD) 54.566,4 37.634,4 57.364,6 57.004,6
Nguồn: Phòng Kế hoạch và Vật tư của Tổng công ty
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), năm 2019 EU nhập khẩu 55,66 tỷ USD, giảm 4,1% so với năm 2018 Một trong những nguyên nhân chính khiến nhập khẩu thủy sản vào EU suy giảm trong năm 2019 là do thị trường này siết chặt quy định về hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU) ở tất cả thị trường cung cấp
Biểu đồ 3.3: Các nguồn cung ứng chính thuỷ sản cho EU-28 năm 2019
Nguồn: Vụ thị trường châu Âu – châu Mỹ
Việt Nam đứng thứ 6 trong số các thị trường ngoại khối cung cấp thủy sản cho EU-28, chiếm 2,45% tổng nhập khẩu thủy sản của EU trong năm 2019.Tại khu vực ASEAN, Việt Nam đang là thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho EU Ở khu vực châu Á, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc
3.4.2 Thực trạng về mở rộng quy mô sản xuất sang thị trường EU của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội
Tổng Công ty Xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội có trụ sở chính tại Số 20 Láng
Hạ - Q Đống Đa - Tp Hà Nội Việt Nam Để thúc đẩy xuất khẩu công ty đã tận dụng khả năng về vốn, nhân lực và công nghệ để thực hiện mở rộng quy mô sản xuất Trong những năm gần đây, ban lãnh đạo công ty liên tục đầu tƣ vào việc cải tạo, nâng cấp hệ thống xưởng mở rộng thêm các đơn vị trực thuộc để nâng cao năng suất lao động đồng thời tối thiểu hóa chi phí Từ ban đầu Công ty chỉ có 2 xí nghiệp trực thuộc đến năm
2000 thì công ty đã có 5 đơn vị trực thuộc Các nhà máy đƣợc trang bị các thiết bị hiện đại Số vốn của Công ty không ngừng tăng trưởng, từ 34,705 tỷ đồng năm 1993 thì đến năm 2006 đã lên tới 70 tỷ đồng Đến nay Công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội đã có vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng Và để nâng cao năng lực, chất lƣợng sản xuất, tổng công ty cũng đã đầu tư công nghệ, máy móc để phục vụ sản xuất, dưới đây là thống kê 1 số máy móc đƣợc đầu tƣ đến nay:
Bảng 3.11: Thống kê 1 số máy mọc đƣợc đầu tƣ vào công ty XNK thuỷ sản Hà Nội
TT Tên thiết bị máy móc Đơn vị Số lƣợng Xuất xứ
1 Máy làm đá viên Bộ 16 Trung Quốc
2 Máy làm đá hạt Bộ 14 Trung Quốc
3 Máy rửa cá Bộ 20 Nhật Bản
4 Máy lọc xương Bộ 16 Trung Quốc
5 Máy cắt fillet Bộ 18 Nhật Bản
6 Máy đóng hộp tự động Bộ 16 Trung Quốc
7 Máy sấy khô cá Bộ 16 Trung Quốc
8 Máy đóng gói bao bì Bộ 20 Trung Quốc
9 Máy đóng thùng Bộ 18 Trung Quốc
10 Hệ thống đông lạnh Kho 3 Trung Quốc
11 Máy lọc nước và máy khử trùng Bộ 10 Nhật Bản
12 Máy phân tích vi sinh và máy xét nghiệm hoá học
13 Máy ép cá viên Bộ 16 Trung Quốc
14 Máy đóng gói chân không Bộ 10 Đức
15 Máy làm mát nước Bộ 15 Trung Quốc
16 Máy đo đạc, kiểm tra chất lƣợng nước
17 Máy xử lý chất thải Bộ 18 Trung Quốc
Bên cạnh những dây chuyền sản xuất, công ty đã cho lắp đặt, sử dụng những máy móc công nghệ hiện đại, chuyển nhanh sang sản xuất đóng gói nhỏ phục vụ cho nhu cầu của từng cá nhân và sấy khô thủy sản bằng năng lƣợng mặt trời… Việc áp dụng máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến trong thời gian tới đƣợc kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty, nâng cao sản lƣợng, hạn chế lỗi sản phẩm, tiết kiệm thời gian và giảm thiểu chi phí nhân công sản xuất Hơn 4 năm qua Tổng Công ty đã đầu tƣ khoảng 98 tỷ VNĐ cho công cuộc đổi mới công nghệ nhƣ điển hình là ứng dụng tời thủy lực cho nghề chụp, nghề lưới rê đáy, đèn LED cho nghề chụp mực trong khai thác Công nghệ đá sệt, công nghệ lạnh kết hợp, công nghệ nano trong bảo quản và các quy trình rửa, sấy phun, chín sinh học khi chế biến thủy sản…
Với các sản phẩm thuỷ sản phần lớn đều đƣợc đóng gói vào túi zip hút chân không hoặc cấp đông trực tiếp rồi đóng gói vào thùng carton Đầu tƣ và sử dụng các thiết bị: máy cấp mở thùng carton, máy tự động dập nắp và dán trên thùng carton, máy hút chân không, máy chiết rót và cân tự động giúp cho quy trình đóng gói nhanh gọn, đông đều và chính xác, linh hoạt hơn, sử dụng băng tải chuyển hàng, băng tải chế biến, chuyển đóng gói giúp cho khâu sản xuất diễn ra đồng bộ, an toàn vệ sinh Để bảo quản sản phẩm đƣợc lâu và hiệu quả hơn đặc biệt đối với mặt hàng có giá trị hàng hoá cao, vận chuyển trong môi trường lạnh, cấp đông dài ngày nên khâu cuối, công đoạn cuối trước khi di chuyển xuất khẩu ra nước ngoài, doanh nghiệp đều đóng kiện, quấn màng
Pe rất kỹ càng, tránh va chạm, rung lắc, đổ vỡ trong quá trình di chuyển Sử dụng các dòng máy thay thế con người: dòng máy quấn màng pallet, đai pallet từ động giúp cho việc đóng gói diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn
Có thể thấy, Tổng Công ty không ngừng nâng cao, cải thiện doanh nghiệp trong
Bảng 3.12: Chi phí mua máy móc, thiết bị của Tổng Công ty XNK thuỷ sản Hà
Phương tiện vận tải, thiết bị truyền
Thiết bị dụng cụ quản lý
Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng Công ty Xuất nhập khẩu năm 2020- 2023
Giai đoạn 2020 - 2023, công ty đã đầu tƣ khoảng 98 tỷ VNĐ để nâng cấp hệ thống nhà xưởng, máy móc, thiết bị mới, các dụng cụ quản lý Trong đó tỷ lệ đầu tư cho công nghệ, may móc chiếm 94% cho thấy ban lãnh đạo Tổng Công ty rất coi trọng vào yếu tố phát triển này Mỗi năm trung bình công ty chi khoảng 23 tỷ VNĐ vào đầu tƣ vào thiết bị, công nghệ Năm 2019 công ty đầu tƣ cao nhất lên tới 25,4 tỷ VNĐ Nhờ nâng cao năng suất mà kim ngạch xuất khẩu của Công ty cũng tăng đều qua mỗi năm
3.4.3 Thực trạng về nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần XNK thuỷ sản Hà Nội
Tổng công ty rất chú trọng đến chất lƣợng của sản phẩm vì đây là ƣu thế cạnh tranh của ngành thuỷ sản tại một quốc gia cũng nhƣ các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản Giá cả tốt đi đôi với chất lượng sẽ tạo nên thương hiệu cho công ty trên thị trường
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THUỶ SẢN HÀ NỘI
Định hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU của Công ty cổ phần
Đứng trước xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập quốc tế hoá như hiện nay, để có thể tạo ra một chỗ đứng vững chắc trên thị trường,Công ty cần nhanh chóng đề ra những mục tiêu, phương hướng đúng đắn, đồng thời tập trung thực hiện những biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường, từ đó đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản của Công ty
4.1.1 Định hướng phát triển thúc đẩy xuất khẩu của công ty trong thời gian tới
- Không ngừng nâng cao công tác quản lý chất lƣợng sản phẩm, nâng cấp nhà xưởng đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của ngành
- Tăng cường công tác tiếp thị mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, tập trung tìm kiếm khách hàng mới, đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp, sản xuất thêm các sản phẩm ngoài tôm, đồng thời liên kết liên doanh với các công ty trong nước tiêu thụ sản phẩm, tăng sản lƣợng và doanh thu cho đơn vị
- Thiết kế Catalogue quảng cáo giới thiệu cho đơn vị
- Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU trong năm 2024 nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao
- Kiện toàn hệ thống quản lý, tăng cường áp dụng các công nghệ quản lý tiên tiến, đảm bảo kiểm soát đƣợc và hiệu quả tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
4.1.2 Mục tiêu của công ty
- Ổn định bộ máy tổ chức và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Tăng số lượng xuất khẩu, mở rộng thị trường trong và ngoài nước
- Chú trọng đầu tƣ nâng cao hiệu quả và chất lƣợng sản phẩm dịch vụ
- Hoạt động có lãi và có tích lũy
- Củng cố phát triển Công ty trở thành một doanh nghiệp chủ lực, làm nòng cốt đầu mối liên kết các đơn vị nuôi trồng khai thác, chế biến xuất khẩu thuỷ sản Miền
Các đề xuất thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU trong thời gian tới
4.2.1 Giải pháp về nghiên cứu mở rộng thị trường Để mở rộng xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Liên minh châu Âu (EU), doanh nghiệp cần triển khai một chiến lƣợc toàn diện và hiệu quả, đồng thời tập trung vào nâng cao chất lƣợng sản phẩm, xây dựng mối quan hệ đối tác, và đầu tƣ vào quảng bá và tiếp thị Trước hết, việc nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt để đảm bảo sự tin cậy và uy tín trên thị trường Điều này bao gồm việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và môi trường của EU, cũng như áp dụng các tiêu chuẩn chất lƣợng quốc tế nhƣ MSC (Marine Stewardship Council) cho các sản phẩm đánh bắt hoặc nuôi trồng bền vững Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tạo ra niềm tin và lòng tin của khách hàng trong thị trường khó tính này
Tiếp theo, việc xây dựng mối quan hệ với các đối tác và nhà phân phối địa phương trong EU là một bước quan trọng để mở rộng mạng lưới phân phối và tăng cường tiếp cận thị trường Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tận dụng được sự hiểu biết địa phương và mạng lưới phân phối sẵn có của các đối tác để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả Đồng thời, đầu tƣ vào các hoạt động quảng bá và tiếp thị là một phần không thể thiếu của chiến lược mở rộng thị trường Tham gia vào các triển lãm, sự kiện ngành và quảng cáo trực tuyến giúp tăng cường nhận thức về thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường EU Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tạo ra sự quan tâm và tạo ra nhu cầu cho sản phẩm của mình trong tâm trí của khách hàng tiềm năng
Cuối cùng, việc theo dõi hiệu quả của chiến lƣợc và điều chỉnh dựa trên các dữ liệu và phản hồi từ thị trường là bước quan trọng để đảm bảo sự thành công trong mở rộng thị trường này Bằng cách liên tục đánh giá và điều chỉnh chiến lược của mình, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các hoạt động và tăng cường hiệu suất trong việc tiếp cận thị trường EU
Cụ thể nhƣ, công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội đang gặp khó khăn trong việc duy trì chất lƣợng sản phẩm trong quá trình vận chuyển do hệ thống bảo quản hiện tại không đáp ứng đƣợc yêu cầu Do đó, công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội nên chuyên dụng đƣợc điều khiển bằng công nghệ hiện đại Điều này giúp duy trì nhiệt độ ổn định và độ ẩm phù hợp để bảo quản các loại thuỷ sản nhạy cảm nhƣ tôm, cá và sò Ngoài ra, công ty cũng đầu tƣ vào máy móc đóng gói tự động và các thiết bị theo dõi nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển Kết quả là sản phẩm đƣợc vận chuyển và cung cấp tới khách hàng với chất lƣợng tốt hơn và đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh và an toàn thực phẩm
Tóm lại, việc mở rộng xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lƣỡng và triển khai các chiến lƣợc phù hợp Bằng cách tập trung vào nâng cao chất lƣợng sản phẩm, xây dựng mối quan hệ đối tác, đầu tƣ vào quảng bá và tiếp thị, và theo dõi hiệu quả của chiến lƣợc, các doanh nghiệp có thể đạt đƣợc thành công và tận dụng được cơ hội trên thị trường EU ngày nay
4.2.2 Giải pháp mở rộng quy mô sản xuất Để mở rộng quy mô sản xuất và phát triển xuất khẩu thủy sản sang thị trường Liên minh Châu Âu (EU), các doanh nghiệp Việt Nam cần tiến hành một loạt các giải pháp chiến lược và cụ thể Thị trường EU là một trong những thị trường lớn và có tiềm trường EU
Trước hết, việc tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn của EU là điều không thể thiếu Điều này bao gồm việc đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, vệ sinh, môi trường và quản lý nguồn lợi Các tiêu chuẩn như GlobalGAP, ASC, BRC, HACCP, và MSC là những yêu cầu cơ bản mà các doanh nghiệp cần phải tuân thủ để đảm bảo sản phẩm của mình được chấp nhận trên thị trường EU
Nâng cao chất lƣợng và giá trị gia tăng của sản phẩm cũng là một chiến lƣợc quan trọng Đầu tƣ vào công nghệ sản xuất hiện đại, quản lý chuỗi cung ứng đồng bộ và tăng cường giá trị gia tăng qua việc chế biến sản phẩm là những bước cần thiết Bằng cách này, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có sự khác biệt và hấp dẫn hơn đối với khách hàng EU
Xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng là một yếu tố khác không thể bỏ qua Việc thiết lập các tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng theo các tiêu chuẩn quốc tế nhƣ ISO sẽ giúp đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ trong quá trình sản xuất Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lƣợng sản phẩm mà còn tạo ra sự tin cậy và uy tín với khách hàng
Tăng cường tiếp cận thị trường là một bước quan trọng để tăng cường hiệu quả xuất khẩu Tham gia các hội chợ thương mại, triển lãm quốc tế và xây dựng mạng lưới phân phối đáng tin cậy tại các quốc gia EU là các biện pháp cụ thể mà các doanh nghiệp có thể thực hiện để tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng cường hiệu suất xuất khẩu Đối với việc phát triển thương hiệu và chiến lược marketing, các doanh nghiệp cần đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu và chiến lược marketing hiệu quả Việc này có thể bao gồm việc tham gia các chiến dịch quảng cáo, sự kiện quảng bá thương hiệu và tạo ra các nội dung marketing chất lƣợng để thu hút sự chú ý của khách hàng EU
Cuối cùng, việc tận dụng các chính sách hỗ trợ của chính phủ cũng là một biện pháp quan trọng để hỗ trợ cho việc mở rộng quy mô sản xuất và phát triển xuất khẩu Các chính sách nhƣ hỗ trợ vốn, giảm thuế và các chính sách khuyến khích khác sẽ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh và giảm bớt gánh nặng tài chính đối với các doanh nghiệp
Tóm lại, để mở rộng quy mô sản xuất và phát triển xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU, các doanh nghiệp cần có vài hoạt động cụ thể như Công ty nên tạo dựng đƣợc mối quan hệ làm ăn hợp tác lâu dài với các nhà cung ứng nhằm tạo sự chủ động và giữ sự ổn định nguồn cung nguyên liệu sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của Chính phủ và người tiêu dùng EU Những nhà cung cấp uy tín có thể kể đến nhƣ: Công Ty Thaimex Seafood, Công ty Cổ phần Thủy đặc sản - Seaspimex Việt Nam, Công ty TNHH Tuấn Thiện, Công ty TNHH Thực Phẩm Việt – Vifoods Co., Ltd (VIF), Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Hải Bình, Công ty Cổ phần Thủy sản số 5 (VIETROSCO), v.v Đây đều là những nhà cung cấp hàng thuỷ sản chất lƣợng, đầy đủ chứng nhận, đạt yêu cầu xuất khẩu sang EU.
4.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn hàng thuỷ sản xuất khẩu Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của công ty Việt Nam sang thị trường
EU và nâng cao chất lƣợng nguồn hàng, cần thực hiện một loạt giải pháp toàn diện Đầu tiên, việc tuân thủ tiêu chuẩn chất lƣợng EU là yếu tố quan trọng hàng đầu Công ty cần đảm bảo rằng sản phẩm thuỷ sản đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, vệ sinh và môi trường Điều này đòi hỏi cải thiện quy trình sản xuất, đảm bảo sự sạch sẽ và an toàn của nguyên liệu, cũng nhƣ quy trình sản xuất
Thứ nhất, đầu tư vào công nghệ và quản lý là một bước quan trọng Áp dụng công nghệ tiên tiến trong việc nuôi trồng và chế biến thuỷ sản là cách để cải thiện chất lượng sản phẩm Việc tăng cường quản lý chất lượng toàn diện cũng là yếu tố then chốt, giúp đảm bảo sự ổn định và đồng đều của sản phẩm
Thứ hai, chứng nhận hữu cơ và bền vững là một cơ hội để thu hút người tiêu dùng EU Công ty có thể xem xét áp dụng các tiêu chuẩn và chứng nhận về sản phẩm hữu cơ, cũng như thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và duy trì nguồn lợi thủy sản bền vững
Một số kiến nghị đối với nhà nước
Dưới đây là một số kiến nghị đối với nhà nước để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội sang thị trường EU:
● Hỗ trợ thị trường và thông tin:
- Cung cấp thông tin và tư vấn về thị trường EU, bao gồm xu hướng tiêu dùng, quy định nhập khẩu và tiêu chuẩn chất lƣợng
- Tổ chức các hội thảo, buổi tư vấn và chương trình đào tạo về thị trường EU cho doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa
● Hỗ trợ về hậu cần và quy định:
- Giúp Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội tiếp cận các nguồn lực về hậu cần nhƣ vận tải, bảo quản và xuất nhập khẩu
- Đơn giản hóa các thủ tục hải quan và giảm bớt rủi ro liên quan đến xuất khẩu sang thị trường EU
● Hỗ trợ về tiêu chuẩn và chứng nhận:
- Hỗ trợ Công ty trong việc đạt các tiêu chuẩn chất lƣợng và an toàn thực phẩm của EU, bao gồm cả việc đào tạo và hỗ trợ tài chính
- Hỗ trợ trong việc xin chứng nhận và giấy phép cần thiết để xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU để có thể đầu tư vào việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này
Những kiến nghị này có thể giúp Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội tận dụng đƣợc các cơ hội và tạo ra điều kiện thuận lợi để mở rộng hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU.