1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty cổ phần efs hà nội

75 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội
Tác giả Đặng Kiều Trang
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Việt Nga
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 1,21 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU (10)
    • 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu (10)
    • 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu (11)
    • 1.3. Mục đích nghiên cứu (14)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu (15)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (15)
    • 1.7. Kết cấu của khóa luận (17)
  • CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU (18)
    • 2.1. Khái quát về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu (18)
      • 2.1.1. Khái niệm của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu (18)
      • 2.1.2. Đặc điểm của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu (19)
      • 2.1.3. Vai trò của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu (19)
      • 2.1.4. Phân loại các dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu (22)
    • 2.2. Khái quát về năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu (23)
      • 2.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu 14 2.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu (0)
      • 2.3.1. Yếu tố chủ quan (25)
      • 2.3.2. Yếu tố khách quan (27)
  • CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ (31)
    • 3.1. Giới thiệu về Công ty Cổ Phần EFS Hà Nội (31)
      • 3.1.1. Quá trình hình thành (31)
      • 3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty (32)
      • 3.1.3. Cơ cấu tổ chức (33)
      • 3.1.4. Nguồn nhân lực (35)
      • 3.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật (37)
      • 3.1.6. Khả năng tài chính (38)
    • 3.2. Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ Phần EFS Hà Nội (40)
      • 3.2.1. Kết quả kinh doanh của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế trong giai đoạn 2020 – 2023 (40)
      • 3.2.2. Những dịch vụ chủ lực của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội (42)
      • 3.2.3. Kết quả kinh doanh của hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu trong (46)
      • 3.2.3. Đánh giá kết quả kinh doanh của hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu (51)
    • 3.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu của Công ty Cổ Phần EFS Hà Nội (53)
    • 3.4. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu của Công ty Cổ Phần EFS Hà Nội (57)
      • 3.4.1. Những kết quả đạt được (57)
      • 3.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân (59)
    • 4.1. Cơ hội và thách thức trong hoạt động cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu tại Việt Nam (63)
      • 4.1.1. Cơ hội trong hoạt động cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu tại Việt Nam (63)
      • 4.4.2. Kiến nghị với nhà nước (70)
  • KẾT LUẬN (73)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (74)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ ============= KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU CỦA CÔNG T

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Hiện nay, để bắt kịp với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ, Việt Nam đã và đang không ngừng thực hiện các chính sách mở cửa, đổi mới nền kinh tế như mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, tạo điều kiện cho đất nước đẩy nhanh tiến trình hội nhập cũng như tăng cường hoạt động thương mại quốc tế

Với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại”, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao, thương mại tích cực với các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Liên hợp quốc (UN), Bên cạnh đó Việt Nam cũng tham gia ký kết rất nhiều các hiệp định thương mại tự do, các hiệp định song phương toàn diện ta có thể kể đến: EVFTA, RCEP, CPTPP, UKVFTA nhằm tận dụng tối đa những cơ hội mà các hiệp định này mang lại

Trong đó, tầm quan trọng của ngành Logistics đối với mục tiêu phát triển giao dịch quốc tế là không thể không kể đến, đặc biệt khi hệ thống Logistics được ví như một chiếc cầu nối có tác dụng đưa hàng hóa đến đa dạng các thị trường Mặt khác, sự phát triển của Logistics đã tạo ra cuộc cách mạng về vận tải và dịch vụ, đồng thời chi phí, giấy tờ tài liệu trong quá trình luân chuyển hàng hóa cũng được giảm thiểu, các quốc gia sẽ xích lại gần nhau hơn trong hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cụ thể từ năm 2020 trở lại, sự phát triển mạnh mẽ của ngành Logistics đã bị kìm hãm bởi ảnh hưởng của chuỗi các sự kiện bất ngờ và không mong muốn xảy ra trên thế giới Trước hết là ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 đã gây ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam gặp phải khó khăn chưa từng có, nhiều doanh nghiệp bị đẩy đến bờ vực phá sản Tiếp theo là sự ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh thương mại và địa chính trị, điển hình là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hay gần đây nhất là các cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine và NATO Ngoài ra, các cuộc tấn công trên biển Đỏ đã gây ra trở ngại lớn tới thương mại quốc tế, Cục Hàng hải Việt Nam cho thấy giá cước vận chuyển từ Việt Nam đến bờ Đông nước Mỹ tăng từ 2.600

USD/container thời điểm tháng 12-2023 lên 4.100 - 4.500 USD vào tháng 1-2024, tăng 58 - 73%

Các DN trong lĩnh vực giao nhận vận tải của Việt Nam cũng đang phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp nước ngoài với quy mô vốn, kinh nghiệm và mạng lưới quan hệ trong ngành rộng lớn, gặp rất nhiều khó khăn để có thể khẳng định được vị thế trên thị trường và mở rộng quy mô Vì vậy, vấn đề làm thế nào để có thể cung cấp những dịch vụ chất lượng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng và thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế trở thành vấn đề cấp thiết, được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế ảnh hưởng tiêu cực đến toàn ngành giao nhận vận tải nói chung và khả năng cung ứng dịch vụ giao nhận nói riêng, thì việc phân tích năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu để nhìn nhận những thành công và hạn chế còn tồn tại, và từ đó có những biện pháp giúp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa của công ty là vô cùng cần thiết Trải qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần EFS Hà Nội, em nhận thấy còn những mặt tích cùng một số hạn chế trong năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận khiến cho doanh nghiệp chưa thể khai thác triệt để những lợi thế vốn có để cạnh tranh thành công Vì vậy vấn đề tất yếu đặt ra là công ty cần khắc phục điểm yếu để từng bước cải thiện nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận và vận tải của mình, đặc biệt là với đường biển và đường hàng không, khi hai loại hình dịch vụ này chiếm tỉ lệ lớn trong doanh thu của toàn công ty Nhận thấy vấn đề đó, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài :”Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội”

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Có thể nói, vấn đề làm thế nào để một doanh nghiệp trở nên khác biệt và nổi bật trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt luôn thu hút nhiều luồng ý kiến từ các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà kinh tế học theo từng góc độ khác nhau Theo đó, phân tích về năng lực cạnh tranh cũng có nhiều cách tiếp cận, một cách tiếp cận phổ biến về năng lực cạnh tranh chính là dựa trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh, hay nói cách khác là năng lực cạnh tranh Đó là khả năng của một mặt hàng hay một loại hình

3 dịch vụ của một đơn vị kinh doanh giành thắng lợi (giành được một phần hay toàn bộ thị phần) trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ

Các nghiên cứu liên quan tới “nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ”, cụ thể là “dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu” không phải là một đề tài mới, tuy nhiên đây luôn là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm và chú trọng, bởi lẽ vấn đề chất lượng dịch vụ cung ứng cũng như khả năng cạnh tranh trước thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay luôn là một trong những yếu tố quyết định thành bại của doanh nghiệp Qua tìm hiểu, em nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu như Luận văn thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế, khóa luận tốt nghiệp,… có liên quan đến đề tài này Trong đó, phải kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu sau:

[1] Lu ận văn Tiến sĩ củ a Lê Th ị Minh Th ả o (2018) v ề “Nâng cao năng lự c c ạ nh tranh d ị ch v ụ Logistics c ủ a các doanh nghi ệ p giao nh ậ n v ậ n t ả i Vi ệ t Nam trong th ờ i k ỳ h ộ i nh ậ p T ổ ch ức Thương mạ i th ế gi ới (WTO)”

Tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng và định tính, kết hợp sử dụng lý luận chung về năng lực cạnh tranh của Michael Porter trong bài để chỉ rõ năng lực cạnh tranh của ngành Logistics Việt Nam trên thị trường quốc tế Từ đó, bằng phân tích mô hình SWOT về năng lực cạnh tranh của ngành Logistics Việt nam, tác giả đã đưa những giải pháp cụ thể nhằm định hướng cho các doanh nghiệp Logistics Việt Nam nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế Tác giả cho rằng, doanh nghiệp Logistics Việt Nam cần tích cực hơn nữa trong việc nâng cao và bổ sung những dịch vụ Logistics tích hợp nhằm tham gia sâu hơn trong quá trình quản lý giao nhận và vận tải hàng hoá là hướng phát triển không thể khác được nếu doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam muốn tồn tại và đứng vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay

[2] Lu ận văn Thạc sĩ c ủ a Lương Thùy Dương (2021) v ề “ Nâng cao năng lự c c ạ nh tranh s ả n ph ẩ m c ủ a Công ty c ổ ph ầ n may Kinh B ắ c trên th ị trườ ng n ội địa”

Tác giả đưa ra bối cảnh hiện tại của thị trường may đối với các sản phẩm dệt may, từ đó phân tích sự biến động môi trường, thời cơ và thách thức trước sự tấn công ồ ạt của ngành sản phẩm dệt may nước ngoài trên thị trường nội địa, xác lập tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh

4 của công ty, luận văn đã đưa ra các định hướng kinh doanh, mục tiêu nâng cao chất lượng cạnh tranh sản phẩm và những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp

[3] Khóa lu ậ n t ố t nghi ệ p c ủ a Ph ạ m Th ị Thi ệ n (2019) – “ Nâng cao năng lự c c ạ nh tranh d ị ch v ụ giao nh ậ n v ậ n chuy ể n hàng hóa qu ố c t ế c ủ a Công ty C ổ ph ầ n d ị ch v ụ v ậ n chuy ể n qu ố c t ế và thương mạ i Vinh Vân Minh Vân chi nhánh Hà N ội”

Tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thông qua phương pháp thống kê mô tả, phân tích dữ liệu và lấy thông tin từ báo cáo của công ty Trong bài khoá luận, tác giả trình bày năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ Logistics là khả năng vận dụng hiệu quả nguồn lực vật chất, con người, thông tin, kiến thức và quan hệ để làm cho dịch vụ Logistics của một công ty nổi bật và chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh Từ việc đưa ra các lý luận về năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế, tác giả đã phân tích được thực trạng của Công ty Cổ phần dịch vụ vận chuyển quốc tế và thương mại Vinh Vân Minh Vân chi nhánh Hà Nội từ đó đưa ra định hướng phát triển cho công ty

[4] Mô hình nghiên c ứ u c ủ a Wong & Karia (2010) v ề “Giả i thích l ợ i th ế c ạ nh tranh c ủ a các nhà cung c ấ p d ị ch v ụ logistics”

Mục tiêu bài nghiên cứu: Mục tiêu chính của bài nghiên cứu này là xác định các loại nguồn lực hậu cần khác nhau và đặc tính của chúng, và dựa trên bằng chứng thực nghiệm khám phá cách các nguồn lực hậu cần khác nhau có thể được kết hợp với nhau để đạt được lợi thế cạnh tranh của LSP

Kết quả bài nghiên cứu: Bài nghiên cứu cho thấy rằng tất cả các LSP đã thu được các nguồn lực vật chất, con người, thông tin, kiến thức và quan hệ và sau đó kết hợp chúng lại với nhau theo nhiều cách thức cụ thể khác nhau để tạo ra các năng lực cụ thể và không thể bắt chước Tuy nhiên, chỉ một số trong số họ hoạt động tốt về mặt tài chính Các phát hiện góp phần vào việc hình thành khái niệm và đo lường các nguồn lực hậu cần chiến lược và xác định các quy trình đóng gói nguồn lực Đánh giá bài nghiên cứu: nghiên cứu này phân tích các bằng chứng thực nghiệm để giải thích lợi thế cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ logistics Nghiên cứu rút ra các cơ sở lý thuyết từ lý thuyết quan điểm dựa trên nguồn lực (RBV) và

5 các tài liệu hậu cần liên quan để thiết lập một khung lý thuyết bao gồm cấu trúc, tiếp cận và đóng gói nguồn lực như các giai đoạn chính để đạt được lợi thế cạnh tranh dựa trên nguồn lực

[5] Sheng Teng Huang và c ộ ng s ự (2019) v ới bài báo: “Service quality evaluation of international freight forwarders: an empirical research in East Asia”

Theo Sheng Teng Huang và cộng sự, nếu các doanh nghiệp chỉ dựa vào yếu tố cạnh tranh về giá thì là không đủ, để phát triển bền vững các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ chất lượng cho khách hàng Bài nghiên cứu đã nghiên cứu trên các doanh nghiệp giao nhận khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan và tập trung vào nghiên cứu các yếu tố khách hàng như nhu cầu, mong muốn, xu hướng của khách hàng, để từ đó đưa ra giải pháp tập trung nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ thông qua cải thiện chất lượng với các biện pháp gồm: xây dựng mối quan hệ riêng tư, xây dựng ưu đãi hỗ trợ, Tuy nhiên, để nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ thông qua nâng cao chất lượng là chưa đủ Bởi, ngoài khách hàng, các yếu tố về môi trường kinh tế - chính trị, môi trường văn hóa - xã hội, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố nội lực của doanh nghiệp đều ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ khách hàng

Sau khi nghiên cứu các đề tài, luận văn trên em thấy tất cả các đề tài nhìn chung đã góp phần rất lớn trong việc hoàn thiện hệ thống lý luận là cơ sở để phân tích và đưa ra những nghiên cứu sâu hơn liên quan đến nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận và vận tải hàng hóa quốc tế, từ đó thúc đẩy năng lực cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường

Tại đơn vị mà em thực tập - Công ty Cổ phần EFS Hà Nội chưa có một nghiên cứu cụ thể nào liên quan đến những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu Do đó, những thông tin trong bài nghiên cứu này sẽ được dựa trên bối cảnh nền kinh tế hiện tại, kết hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rồi thông qua đó đưa ra những đề xuất và phương hướng phù hợp và cụ thể trong giai đoạn 2024 – 2025.

Mục đích nghiên cứu

M ụ c tiêu t ổ ng quát: Phân tích được năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển và hàng không của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội trong giai đoạn 2020 - 2023 Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng chất lượng dịch vụ và giải quyết những hạn chế được chỉ ra trong bài nghiên cứu

- Hệ thống hóa được một số vấn đề lý thuyết về nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng biển và đường hàng không

- Phân tích khả năng cạnh tranh trong dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội, nhất là với đường biển và hàng không

- Đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội

- Rút ra kinh nghiệm, giải pháp, kiến nghị cho Công ty Cổ phần EFS Hà Nội và Nhà nước để nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu

- V ề n ộ i dung: Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu Công ty Cổ phần EFS Hà Nội Từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội

- V ề không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi không gian trong Công ty Cổ phần EFS Hà Nội

- V ề th ờ i gian: Đề tài tập trung tiến hành khảo sát, nghiên cứu nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội tại Hà Nội từ năm 2020 - 2023 và đề xuất định hướng và giải pháp phát triển năng lực cạnh tranh cho Công ty với tầm nhìn tới năm 2030

Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp thu thậ p d ữ li ệ u

➢ Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp quan sát thực tế thông qua quá trình thực tập, làm việc tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận trong doanh nghiệp Kết quả ban đầu đã cung cấp các thông tin về hoạt động cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty và các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề

➢ Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Nguồn dữ liệu thứ cấp sử dụng trong khóa luận dựa trên các cơ sở dữ liệu được thu thập từ các nguồn sau:

- Nguồn dữ liệu nội bộ Công ty Cổ phần EFS Hà Nội như: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; báo cáo tài chính; báo cáo của phòng kế toán trong giai đoạn từ 2020 – 6 tháng đầu năm 2023

- Nguồn dữ liệu bên ngoài: Tổng cục thống kê, Bộ Kế hoạch và đầu tư, WB, các công trình nghiên cứu, các bài viết được đăng trên diễn đàn, internet,

1.6.2 Phương pháp phân tích và xử lý d ữ li ệ u

Trong khóa luận này, phương pháp trên được sử dụng để đánh giá về thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội thông qua các dữ liệu được thu thập từ tài liệu nội bộ của công ty giai đoạn 2020 – 2023

➢ Phương pháp phân tích, so sánh Đối với khóa luận của mình, em sử dụng phương pháp phân tích để nghiên cứu và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu thống kê được từ các tài liệu nội bộ về hiệu quả hoạt động của công ty, qua đó đánh giá thực trạng về năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển và hàng không của doanh nghiệp góp phần đánh giá tính hợp lý hoặc không hợp lý của các dữ liệu

Tổng hợp lại những phân tích và so sánh để đưa ra những nhận xét và đánh giá về thực trạng về năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển và hàng không của doanh nghiệp từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp

8 nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển và hàng không của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội.

Kết cấu của khóa luận

Bên cạnh phần mục lục, tóm tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung nghiên cứu được chia thành bốn chương:

CHƯƠNG I: Tổng quan nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu

CHƯƠNG II: Cơ sở lý luận về giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu

CHƯƠNG III: Thực trạng năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội

CHƯƠNG IV: Định hướng phát triển và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU

Khái quát về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu

Nếu như trước kia việc giao nhận hàng hóa chỉ đơn giản bao gồm người giao hàng, người nhận hàng và người chuyên chở hàng hóa, thì hiện nay với sự phát triển của buôn bán và phân công lao động quốc tế với mức độ và quy mô chuyên môn hoá ngày càng cao, thì dịch vụ giao nhận trở nên hoàn thiện hơn và có sự kết hợp với rất nhiều các hoạt động khác để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng dẫn đến hình thành rất nhiều doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế Chính sự chuyên môn hóa trong hoạt động giao nhận đã biến dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hóa đã trở thành một nghề - Logistics

2.1.1 Khái ni ệ m c ủ a d ị ch v ụ giao nh ậ n hàng hóa nh ậ p kh ẩ u

Theo Liên đoàn các hiệp hội giao nhận hàng hóa quốc tế (FIATA) thì “Dịch vụ giao nhận hàng hoá (Freight Forwarding Service) là bất kỳ dịch vụ nào có liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, đóng gói hay phân loại hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay các dịch vụ khác có liên quan đến các dịch vụ kể trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bán bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa”

Từ các cơ sở định nghĩa trên nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải để thực hiện di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận trong đó người giao nhận sẽ trực tiếp ký hợp đồng vận chuyển với người chủ hàng và ký hợp đồng với người vận tải để thực hiện dịch vụ Người giao nhận có thể làm các dịch vụ giao nhận một cách trực tiếp hoặc thông qua một bên thứ ba cung cấp dịch vụ cho người có nhu cầu vận chuyển

Như vậy, có thể nói dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu là những dịch vụ thương mại có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng “người gửi hàng” ở quốc gia khác đến nơi nhận hàng “người nhận hàng” ở Việt Nam Theo đó người giao nhận ký hợp đồng vận chuyển với chủ hàng, đồng thời cũng ký hợp đồng với người vận tải để thực hiện dịch vụ Người giao nhận

10 có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác

Ngoài ra, bên cạnh việc vận chuyển hàng hóa, dịch vụ giao nhận còn cung cấp các dịch vụ đi kèm như tư vấn xuất nhập khẩu, khai hải quan, làm CO, mua bảo hiểm cho hàng hóa, hướng tới dịch vụ giao nhận trọn gói, đáp ứng nhu cầu của khách hàng

2.1.2 Đặc điể m c ủ a d ị ch v ụ giao nh ậ n hàng hóa nh ậ p kh ẩ u

Tính không hi ệ n h ữ u /vô hình: người sử dụng dịch vụ không nhìn thấy, không cân đo đong đếm như đối với hàng hóa hữu hình, chỉ khi tiêu dùng rồi khách hàng mới có thể thấy được chất lượng của dịch vụ

Tính không lưu giữ đượ c: hoạt động vận chuyển chỉ có thể cung ứng khi xuất hiện nhu cầu của khách hàng => người vận tải không có khả năng sản xuất trước hàng loạt dịch vụ vận chuyển, chúng cũng không có khả năng tồn kho mà phải được sử dụng ngay tức thì tại được thời điểm có hàng hóa cần chuyển đi

Tính không tách r ờ i: thể hiện sự đồng thời cả về không gian, thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng dịch vụ vận chuyển Nếu không có hàng hóa, sản phẩm cần vận chuyển sẽ không có dịch vụ vận chuyển và dịch vụ không thể đứng 1 mình mà phải dùng đúng thời điểm với hàng hóa

Tính không ổn đị nh: dịch vụ vận tải không giống nhau giữa các lần sử dụng, chất lượng của dịch vụ cũng thường không ổn định do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan Ngoài ra, nhu cầu về vận chuyển cũng không ổn định và thường dao động do nhu cầu thời kỳ cao điểm (mùa mua sắm, tết… )

2.1.3 Vai trò c ủ a d ị ch v ụ giao nh ậ n hàng hóa nh ậ p kh ẩ u Đứng trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu ngày càng đóng vai trò quan trọng, đồng thời nó cũng là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam và đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật Nhiều đơn vị còn tăng cường trang bị lượng lớn tàu hàng siêu tải trọng, có công suất lớn và động cơ mạnh, có thể chở được các mặt hàng khối lượng lớn và đa dạng chủng loại Dưới đây là những vai trò của dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, xã hội, kinh tế

2.1.3.1 Vai trò đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu

- Tối ưu hoá chi phí

Dịch vụ giao nhận hàng hóa nói chung và giao nhận hàng hóa nhập khẩu nói riêng giúp các doanh nghiệp XNK giảm vốn đầu tư và chi phí Doanh nghiệp XNK không phải đầu tư vào mạng lưới cơ sở hạ tầng logistics như: cảng biển, bến bãi, phương tiện vận tải, công cụ vận tải và các thiết bị bốc xếp khi những điều kiện này thường được trang bị bởi các bên cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa Do đó, các nhà XNK có thể tiết kiệm được chi phí so với việc tự thực hiện việc giao nhận mà vẫn được cung cấp dịch vụ có giá trị tương đương

- Dịch vụ giao nhận hàng hóa giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tập trung vào năng lực cốt lõi

Các công ty giao nhận có khả năng tạo điều kiện cho hàng hoá được lưu thông nhanh chóng, đảm bảo vấn đề an toàn và tiết kiệm mà không cần có sự hiện diện của bên xuất khẩu và nhập khẩu trong quá trình tác nghiệp Nhờ đó, doanh nghiệp xuất nhập khẩu tập trung vào năng lực cốt lõi giúp nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường

- Dịch vụ giao nhận hàng hóa giúp tăng kỹ năng quản lý và tăng khả năng tiếp cận thông tin với thị trường

Việc hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ nhận hàng hóa giúp doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm quản lý cũng như nghiệp vụ giao nhận hàng hóa Các công ty giao nhận thường có mối quan hệ rất tốt với các hãng tàu và cơ quan hải quan, do đó họ luôn cập nhật được những quy định, chính sách mới nhất và phản ứng nhanh nhạy với những thay đổi trong môi trường kinh doanh Đây là một trong những nguồn thông tin quý báu giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu điều chỉnh các quyết định quản lý để thích nghi tốt hơn với thị trường

- Tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu chuyên môn hoá giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian nhập khẩu Cụ thể, điều đó giúp cung cấp nguyên liệu để bổ sung vào thiếu hụt vì sản xuất nguyên liệu trong nước không đủ năng lực để đáp ứng cho

12 các nhà máy Mặt khác, hỗ trợ nhập khẩu thành phẩm đa dạng mẫu mã, kiểu dáng với giá cả và chất lượng cạnh tranh mà không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý cho hoạt động phân phối kinh doanh

2.1.3.2 Vai trò đối với nền kinh tế

- Thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước

Khái quát về năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu

2.2.1 Khái ni ệ m v ề năng lự c c ạ nh tranh c ủ a d ị ch v ụ giao nh ậ n hàng hóa nh ậ p kh ẩ u

Cạnh tranh là mối quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thường là để chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng và các điều kiện kinh doanh tốt nhất nhằm mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích và lợi nhuận lớn nhất, từ đó bảo đảm sự tồn tại và phát triển của các chủ thể tham gia cạnh tranh

- Khái ni ệ m v ề năng lự c c ạ nh tranh c ủ a doanh nghi ệ p

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn được hiểu là khả năng doanh nghiệp có được lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong việc kinh doanh một loại sản phẩm hoặc dịch vụ có thời gian lâu dài trên thị trường Đó là yếu tố nội hàm bên trong của doanh nghiệp được tạo ra bởi thực lực và thế mạnh riêng của doanh nghiệp đó

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá dưới góc độ so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong cùng một thị trường và cùng lĩnh vực kinh doanh Trên cơ sở tạo dựng được mối tương quan, doanh nghiệp muốn chiến thắng phải tạo được lợi thể hơn hẳn đối thủ Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn, thỏa mãn những nhu cầu khách hàng và cũng như việc thay đổi nhu cầu của khách hàng của đối thủ cạnh tranh

- Khái ni ệm năng lự c c ạ nh tranh c ủ a s ả n ph ẩ m và d ị ch v ụ

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ là tổng hợp các ưu điểm, đặc tính được tạo ra từ nguồn lực con người, vật chất và tự nhiên, làm cho sản phẩm và dịch vụ đó tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng và được khách hàng lựa chọn thay vì những sản phẩm và dịch vụ tương đồng khác trên thị trường

- Khái ni ệ m v ề năng lự c c ạ nh tranh c ủ a d ị ch v ụ giao nh ậ n hàng hóa nh ậ p kh ẩ u

Năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu chính là khả năng doanh nghiệp duy trì, mở rộng thị phần, đồng thời tăng thu lợi nhuận qua sự phát huy các lợi thế cạnh tranh từ hoạt động cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác trong cùng lĩnh vực

Nói cách khác, năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu là khả năng sáng tạo và phát triển liện tục những điểm mạnh của doanh nghiệp trước đối thủ cạnh tranh, thuyết phục khách hàng lựa chọn doanh nghiệp để tối ưu hoá quá trình nhập khẩu hàng hoá của mình

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp giao nhận lựa chọn khai thác và phát triển tối đa lợi thế cạnh tranh của mình qua giá thành rẻ hoặc chuyên môn cao giúp việc hoàn thành quy trình diễn ra hiệu quả trong thời gian ngắn

2.2.2 Các y ế u t ố c ấu thành năng lự c c ạ nh tranh d ị ch v ụ giao nh ậ n hàng hóa nh ậ p kh ẩ u

Năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp phải xem xét trên rất nhiều những nhân tổ: giá cả, khả năng cung cấp thông tin, chất lượng dịch vụ và sự thuận tiện Doanh nghiệp phải có sự quan tâm đáng kể đến chất lượng dịch vụ và cảm nhận được giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng Nhân viên phải được đào tạo tốt, phải có trình độ chuyên môn, sẵn sàng hỗ trợ và đáp ứng được những yêu cầu phù hợp của khách hàng, và đặc biệt họ phải là người có nhiệt huyết trong công việc Giá cả phải chăng, tạo được độ tin cậy cao đối với khách hàng và khả năng cung cấp dịch vụ, cung cấp thông tin kịp thời đối với nhu cầu của khách hàng

Hiệu quả kinh tế (giá tính phí của các nhà cung cấp dịch vụ) là một trong những yếu tố quan trọng trong đánh giá của người dùng Khách hàng thường có nhiều mong muốn với nhiều mức giá khác nhau như chấp nhận một mức giá cao hơn cho đơn được giao ngay, hoặc yêu cầu một mức giá thấp hơn cho hàng hóa đến muộn Chính vì vậy, các công ty Logistics phải phát triển một loạt các mức giá dựa trên sự khác biệt dịch vụ và cung cấp ưu đãi về khối lượng

- Yếu tố khả năng cung cấp thông tin

Nhằm khai thác các lợi thế cạnh tranh của nguồn thông tin, các công ty giao nhận chủ động phát triển hệ thống thông tin nội bộ và đồng thời hợp tác sâu sắc với các công ty giao nhận khác trong và ngoài nước với mục đích sắp xếp và đảm bảo nguồn thông tin luôn thông suốt với độ chính xác cao

Thực tế hầu hết các công ty giao nhận đã cố gắng đạt được sự cạnh tranh lợi thế bằng cách phát triển các nguồn thông tin độc quyền, bởi mong muốn trở thành nhà cung cấp các thông tin mới nhanh nhất chứ không chỉ cung cấp các dịch vụ hậu cần thông thường

- Yếu tố chất lượng dịch vụ

Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Quỳnh Như (2017) đã chỉ ra sự nhanh chóng và chính xác quan trọng hơn nhiều so với kinh tế hiệu quả và tiện lợi Dựa trên đánh giá của các chuyên gia trong ngành, chất lượng dịch vụ đóng vai trò quan trọng hơn trong việc người dùng lựa chọn hãng giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không so với mức giá mà họ tính

Ngoài ra, độc quyền kiến thức về hoạt động của khách hàng rất quan trọng để cải thiện chất lượng dịch vụ, điều này chắc chắn cũng sẽ giúp gia hạn hợp đồng dịch vụ Đồng thời, mối quan hệ lâu dài sẽ cho phép thu được nhiều kiến thức độc quyền hơn của khách hàng

- Yếu tố sự thuận tiện

Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố như tần suất các chuyến bay/chuyến tàu, thời gian theo dõi và xử lý lô hàng, tốc độ phản hồi nhanh chóng trong hỗ trợ khách hàng, chất lượng dịch vụ của nhân viên và mối quan hệ kinh doanh lâu dài với khách hàng là lợi thế cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp giao nhận Tính nhanh chóng, độ tin cậy, sự tiện lợi và tính xã hội luôn nhận được sự đánh giá cao của khách hàng và mở rộng cơ hội biến khách hàng trở thành vị khách quen thuộc và thường xuyên của doanh nghiệp

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu

Nguồn nhân lực (lực lượng lao động) có chuyên môn cao là nguồn tài nguyên quan trọng trực tiếp chi phối mức độ hiệu quả của một dịch vụ được cung cấp Sự phát triển của một tổ chức phần lớn là nhờ vào năng lực và trình độ của nguồn nhân lực bên trong Trong công tác cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu, từ khâu tìm kiếm khách hàng, đến quản trị quy trình nhập khẩu đều đòi hỏi đội ngũ nhân sự nắm vững chuyên môn, giỏi nghiệp vụ ngoại thương và nắm bắt các luật pháp liên quan Bên cạnh năng lực điều phối và quản trị trong quá trình cung ứng dịch vụ, thái độ tận tình và chuyên nghiệp của nhân viên cũng góp phần khiến khách hàng cảm thấy hài lòng về chất lượng dịch vụ và nâng cao khả năng tiếp tục sử dụng dịch vụ của công ty trong tương lai Đội ngũ nhân sự có thể được đào tạo bởi chính công ty hoặc thậm chí là từ các công ty đối thủ trong ngành về các kỹ năng quản lý quy trình giao nhận, dịch vụ khách hàng và quản lý luồng thông tin,

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ

Giới thiệu về Công ty Cổ Phần EFS Hà Nội

Bảng 3.1 Thông tin về Công ty Cổ phần EFS Hà Nội

Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN EFS HÀ NỘI

Tên tiếng Anh EMBASSY FREIGHT SERVICES (HANOI) JOINT STOCK

Ngày thành lâp Ngày 25 tháng 06 năm 2007

Người đại diện pháp luật

Hồ Minh Hùng - Giám đốc Địa chỉ trụ sở chính Số nhà 18, ngõ 117 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa,

Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Chi nhánh Văn phòng đại diện Công ty Cổ phần EFS Hà Nội tại Hải Phòng Địa chỉ chi nhánh Phòng 304, khu 3 tầng, khách sạn Hàng Hải, số 282 Đà Nẵng,

Phường Vạn Mỹ, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam

Vận tải đa phương thức nội địa và quốc tế

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp

Năm 1981, Embassy Freight Services (Sau đây được viết tắt là EFS) được hình thành như một liên minh kinh doanh giữa doanh nghiệp của Singapore và Italy đầu tiên tại Singapore Từ đó, hệ thống mạng lưới của EFS luôn không ngừng mở rộng và đến nay đã có hiện diện khắp 60 thành phố trên toàn thế giới Và khi nhu cầu giao thương quốc tế đang phát triển nhanh chóng, năm 2005, EFS hiện diện lần đầu tiên ở

Hồ Chí Minh, Việt Nam với cái tên Công ty Liên doanh Embassy

Vào ngày 25/06/2007, Công ty Cổ phần EFS Hà Nội chính thức thành lập và được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0102302063 Tổng giám đốc là ông Hồ Minh Hùng, người từng làm việc với vai trò giám đốc tại nhiều công ty khác nhau như Hanjin Global Logistics Vietnam, Gemadept, Chi cục Bắc Thăng Long Với trình độ và kinh nghiệm dày dặn, ông đã thành lập công ty và dẫn dắt đội ngũ phát triển, đóng góp to lớn cho sự phát triển của EFS Hà Nội

Sau 17 năm phát triển không ngừng, EFS Hà Nội vẫn đang tạo ra những bước chuyển mình mạnh mẽ, nhằm khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực giao nhận hàng hoá quốc tế Năm 2020, EFS vinh dự được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Trung tâm chứng nhận phù hợp (Quacert) cấp giấy chứng nhận TCVN ISO 9001:2015 / ISO 9001:2015 về Hệ Thống Quản lý Chất lượng

3.1.2 Lĩnh vự c kinh doanh chính c ủ a công ty

EFS Hà Nội là một công ty Forwarder với thế mạnh là những dịch vụ trọn gói về vận chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế Cụ thế, công ty cung cấp dịch vụ giao nhận và vận tải hàng hoá đa phương thức bằng đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường thuỷ nội địa và là đại lý làm thủ tục hải quan

Bảng 3.2 Các ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội

Mã ngành Ngành nghề kinh doanh chính

4610 Đại lý, môi giới, đấu giá

4933 Vận tải hàng hoá bằng đường bộ

5012 Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương

5120 Vận tải hàng hoá hàng không

5229 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

6619 Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu

8299 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu

Nguồn: Hồ sơ năng lực công ty EFS Hà Nội 3.1.3 Cơ cấ u t ổ ch ứ c

Công ty Cổ phần EFS Hà Nội có một hệ thống đội ngũ lãnh đạo và nhân sự chuyên nghiệp, được phân chia thành các phòng ban khác nhau với những chức năng cụ thể nhằm quy trình hoá và tối đa hoá hiệu quả công việc

Biểu đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội

Nguồn: Hồ sơ năng lực công ty EFS Hà Nội

➢ Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty Đại hội đồng cổ đông do ông Hồ Minh Hùng đứng đầu, ông đồng thời giữ chức vụ Giám đốc Ông thường xuyên đánh giá kết quả làm việc của đội ngũ nhân viên và đưa ra định hướng cho chiến lược kinh doanh nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển quy mô của công ty

Phó Giám đốc, Ông Nguyễn Huy Quyết là một nhân tố quan trọng với EFS

Hà Nội, ông không chỉ cùng với giám đốc điều hành và quản lý nhân sự một cách hiệu quả và kịp thời can thiệp khi cần, mà còn tham gia xây dựng các chính sách, mục tiêu làm việc cho cả công ty và các phòng ban

Phòng Tổng hợp, trước kia là Phòng Kinh doanh, được quản lý bởi ông Lê Đạt vẫn tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ xây dựng, triển khai chiến lược bán hàng và chăm sóc khách hàng Bên cạnh đó, nhân viên kinh doanh phần lớn thời gian sẽ tự tổng hợp chi phí và lịch trình vận chuyển để đàm phán với khách giai đoạn đầu, sau đó chủ động tổng hợp, cập nhật chứng từ và theo sát lô hàng mà mình quản lý

Phòng Báo giá và Chứng từ, được quản lý bởi bà Nguyễn Thị Thuỷ, chuyên cập nhật và đàm phán mức giá vận chuyển quốc tế với đại lý giao nhận và hãng vận tải, cập nhật lịch trình vận chuyển và tiếp nhận chứng từ của đại lý và đối tác để xử lý lô hàng Phòng tập trung xử lý lô hàng chỉ định từ đại lý nước ngoài và của các lãnh đạo, nhân viên kinh doanh có doanh số lớn, khối lượng công việc nặng

Phòng Thương vụ đảm nhận các nghiệp vụ nhằm thông quan hàng hoá, tiếp nhận, xử lý giấy tờ xuất nhập khẩu, trực tiếp làm việc với cơ quan hải quan và cơ quan liên quan khác tại kho bãi, cảng hàng

Phòng Kế toán phụ trách quản lý tài chính, kế toán theo quy định, xây dựng ngân sách và dự báo tài chính

➢ Đánh giá cơ cấu tổ chức của công ty a) Ưu điểm

Cách phân chia phòng ban mới của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội giúp nhân sự gia tăng sự chủ động trong việc cập nhật thông tin và xử lý tình huống phát sinh

Các phòng ban phát huy được hết khả năng với những nghiệp vụ phù hợp với chuyên môn Điều này có hiệu quả rõ rệt nhất ở Phòng Tổng hợp, khi mà nhân sự của phòng luôn trong tư thế chủ động tìm kiếm các nguồn đầu vào phù hợp để đưa ra bản báo giá hoàn chỉnh gửi khách hàng Vì là người trực tiếp làm việc, nhân viên kinh doanh hiểu rõ tính cách, mối quan tâm và tiêu chí đánh giá dịch vụ của khách hàng, từ đó gia tăng khả năng ký được hợp đồng mới cho công ty

Giám đốc Hồ Minh Hùng đã uỷ quyền cho Phó Giám đốc Nguyễn Huy Quyết có thể tự quyết định trong các tình huống khẩn cấp của khối văn phòng, điều này tăng sự chủ động cho Phó Giám đốc, đồng thời Giám đốc có thể tập trung vào hoạch định chiến lược phát triển công ty b) Nhược điểm

Công ty có cơ cấu quản lý tương đối đơn giản, dẫn đến sự giới hạn trong việc chia sẻ quyền kiểm soát và quyết định Điều này có thể gây ra xung đột trong việc quyết định và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty

Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ Phần EFS Hà Nội

3.2.1 K ế t qu ả kinh doanh c ủ a ho ạt độ ng giao nh ậ n hàng hóa qu ố c t ế trong giai đoạ n 2020 – 2023

Bảng 3.5 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của EFS Hà Nội từ năm 2020 đến 2022 (Đơn vị: VND)

STT Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

4 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

5 Doanh thu hoạt động tài chính

7 Chi phí quản lý kinh doanh

8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

12 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

14 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội năm 2020 - 2022

Trong giao đoạn 2020 – 2022, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty EFS

Hà Nội tăng trưởng không ổn định, những biến động thể hiện qua doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ như sau: a) Giai đoạn 2020 - 2021

Xét thấy, tổng doanh thu có sự biến đổi rõ rệt lên tới 129.81% chỉ sau một năm, từ 23.72 tỷ đồng đến 54.32 tỷ đồng Năm 2021 chính là một dấu mốc quan trọng cho ngành thương mại điện tử, kéo theo đó là ngành giao nhận hàng hoá xuất nhập

33 khẩu nói chung và Công ty Cổ phần EFS Hà Nội nói riêng thuận lợi mở rộng phạm vi kinh doanh của mình với dịch vụ chất lượng, tinh thần trách nhiệm cao và thái độ chuyên nghiệp

Dù mức độ mở rộng kinh doanh trong năm 2021 của EFS là không thể phủ nhận, tuy nhiên, nếu nhìn giữa tổng quan về doanh thu và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì suy ra, năm 2020 công ty sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn, các nguồn đem về doanh thu cho doanh nghiệp linh động và đa dạng hơn so với năm

Tổng doanh thu năm 2022 giảm 33,55% từ 54,52 tỷ đồng năm 2021 xuống còn 36,23 tỷ đồng Lúc đó, thị trường kinh doanh giao nhận hàng hoá gặp áp lực cạnh tranh vô cùng lớn, đặc biệt là sự cạnh tranh về chi phí đến từ những công ty có nội lực tài chính cao, giành chiến thắng bằng cách hạ giá dịch vụ thấp nhất có thể Đồng thời sự ảnh hưởng từ dịch bệnh cũng khiến cho hoạt động kinh doanh các công ty thương mại giảm sút, từ đó nhu cầu vận chuyển hàng hoá quốc tế hạn chế lại

Ta thấy một điểm mâu thuẫn trong doanh thu và chi phí quản lý kinh doanh trong giữa năm 2021 và 2022 Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2022 giảm 33,55%, trong khi đó, chi phí quản lý kinh doanh lại tăng 3.62% so với năm

2021 Lí do là, sự kiện địa chính trị quan trọng giữa Nga – Ukraine xảy ra đã tác động và chi phối thị trường tài chính quốc tế Sự tăng giá trị đồng USD so với đồng VND đã làm tăng giá trị các khoản nợ ngoại tệ và từ đó tăng chi phí tài chính và chi phí quản lý kinh doanh của công ty

3.2.2 Nh ữ ng d ị ch v ụ ch ủ l ự c c ủ a Công ty C ổ ph ầ n EFS Hà N ộ i

Công ty Cổ phần EFS Hà Nội tập trung cung cấp cho khách hàng dịch vụ vận chuyển hàng hoá quốc tế giữa Việt Nam tới các quốc gia khác Tuy nhiên không vì thế mà công ty giới hạn quy mô trong việc vận chuyển hàng hóa đơn thuần, ngành nghề kinh doanh của công ty được đa dạng hoá nhằm đem đến chuỗi giá trị cộng hưởng cho những dịch vụ cốt lõi

Những dịch vụ mà EFS Hà Nội cung cấp cho khách hàng bao gồm: Cung cấp cước vận tải quốc tế đường biển, đường hàng không và đường bộ, vận tải nội địa, đại

34 lý thủ tục hải quan, dịch vụ liên quan đến chứng từ (như làm C/O, giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu và các giấy chứng nhận khác), tư vấn xuất nhập khẩu

Bảng 3.6 Doanh thu tính theo loại hình dịch vụ của EFS Hà Nội giai đoạn 2020 – 2022 (Đơn vị: VND)

Dịch vụ giao nhận đường hàng không 8.347.377.834 35,19 22.322.929.393 40,95 10.736.638.392 29,64

Dịch vụ giao nhận đường biển 12.934.984.834 54,53 25.768.398.373 47,27 19.473.728.945 53,76

Dịch vụ vận tải nội địa 673.393.938 2,84 1.666.487.983 3,06 1.000.378.337 2,76

Dịch vụ hải quan 1.284.667.448 5,42 3.775.849.938 6,93 2.278.599.855 6,29 Khác 482.340.213 2,03 984.072.192 1,81 2.736.835.666 7,55

Nguồn: Phòng Kế toán Công ty EFS Hà Nội

Về tổng quan, doanh thu của EFS trong giai đoạn 2020 - 2022 có bước đột phá nhất ở năm 2021 với 54.52 tỷ VND, năm 2022 tốc độ tăng trưởng kinh doanh của công ty đã chậm lại và giảm đi, nhưng vẫn cao hơn 52.71% so với 2020

Biểu đồ 3.2 Doanh thu phân theo loại hình dịch vụ EFS Hà Nội giai đoạn 2020 – 2022 (Đơn vị: triệu đồng)

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp từ Báo cáo kết quả kinh doanh 2020 - 2022

Ba loại hình dịch vụ chủ đạo của công ty gồm: Dịch vụ giao nhận đường hàng không, đường biển và các dịch vụ phụ trợ khác (gồm vận tải nội địa, làm thủ tục hải quan, và dịch vụ khác) Trong đó, dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế qua đường đường biển luôn đem về doanh thu lớn nhất, tiếp đến là dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế đường hàng không, và cuối cùng là các dịch vụ phụ trợ

Mạng lưới đại lý giao nhận đa dạng mà Công ty Cổ phần EFS Hà Nội đang hợp tác cũng là một nhân tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển hoạt động thương mại quốc tế của công ty Đối tác của EFS Hà Nội bao gồm các chi nhánh trong hệ thống Embassy Freight và các đại lý khác, hoàn toàn không bị giới hạn bởi bất cứ khoảng cách địa lý nào mà ở trên phạm rộng trải khắp thế giới

Bảng 3.7 Dаnh sách một số đại lý tối tác ở Châu Á củа EFS Hà Nội

Quốc gia Tên đại lý

Trung Quốc Sanco Shipping Ltd

Shenzhen JW Logistic Co.,Ltd

Xiamen Evertrans Logistics Co., Ltd

Campuchia CFA Logistics Co., Ltd

UAE Compass Logistics Co.,Ltd

World Zone Shipping Services LLC

Zion Shipping Co LlC Thái Lan CTI Logistics Co.,Ltd

Embassy Freight Thailand Co.,Ltd

ThaiInter Logistics Co., Ltd Đài Loan Arnold Logistics Co., Ltd

Leader Ocean Freight forwarder INC

Hong Kong KYEI Logistics Limited

Quatar Al Qabandi & Partners Shipping Co W.L.L

Singapore Embassy Freight Service Singapore

Nguồn: Danh sách đại lý của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội

Bảng 3.8 Dаnh sách một số đại lý đối tác ở Châu Âu củа EFS Hà Nội

Quốc gia Tên đại lý Áo Division ABC Air-Sea Cargo

Bỉ Embassy Freight Service Belgium Đức Weiss Ocean + Air Cargo

Embassy Freight Services Europe (Germany)

Hà Lan Embassy Freight Services Netherlands

Tây Ba Nha Logisber Forwarding

Cộng hòa Bulgaria ABC Bulgaria EOOD

Ba Lan Division ABC Air-Sea Cargo

Nguồn: Danh sách đại lý của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội Bảng 3.9 Dаnh sách một số đại lý đối tác ở Châu Mỹ và Châu Úc củа EFS Hà Nội

Quốc gia Tên đại lý

Embassy Freight Services Úc Century Customs & Freight

Nguồn: Danh sách đại lý của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội 3.2.3 K ế t qu ả kinh doanh c ủ a ho ạt độ ng giao nh ậ n hàng hoá nh ậ p kh ẩ u trong giai đoạ n 2020 - 2023

3.2.3.1 Kết quả kinh doanh của hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển

Trong giai đoạn 2020 - 2022, doanh thu từ dịch vụ vận chuyển bằng đường biển luôn chiếm một tỉ trọng lớn và ổn định, có thể thấy qua phân bổ cơ cấu doanh thu ở biểu đồ bên dưới

Biểu đồ 3.2 Cơ cấu doanh thu theo loại hình dịch vụ của EFS Hà Nội giai đoạn

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp từ Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội từ 2020 – 2022 Trong giai đoạn 2020 - 2022, EFS Hà Nội ưu tiên khai thác lợi thế của mình ở dịch vụ giao nhận đường biển, loại hình này liên tục dẫn đầu trong cơ cấu doanh thu phân bổ theo loại hình dịch vụ Cụ thể trong năm 2020, dịch vụ giao nhận hàng hoá đường biển nói chung giúp EFS Hà Nội thành công thu về 12.93 tỷ VND, đóng góp 55% vào tổng doanh thu của công ty Năm 2021, loại hình dịch vụ này đạt 25.77 tỷ VND và chiếm 47% tổng doanh thu, là dấu mốc tăng trưởng đáng chú ý của EFS Hà Nội Trong năm 2022, EFS Hà Nội nhận thấy được tiềm năng ở loại hình này và đã định hướng khai thác tối đa nhu cầu vận chuyển với giá cước rẻ của khách qua việc đẩy mạnh và tái cơ cấu doanh thu Tỷ lệ doanh thu từ dịch vụ đường biển tăng lên rõ rệt từ 41% lên 54% tổng doanh thu phân theo loại hình dịch vụ của năm Tuy nhiên, tổng doanh thu năm 2022 bị suy giảm, từ đó kéo theo doanh thu từ hoạt động này giảm đi, thấp hơn năm 2021 hơn 19.47 tỷ VND

Thực trạng năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu của Công ty Cổ Phần EFS Hà Nội

- Năng lự c qu ả n lý hi ệ u qu ả c ủa đội ngũ lãnh đạ o công ty

Hiện nay, Tổng Giám đốc là ông Hồ Minh Hùng, là người đứng đầu điều hành mọi hoạt động của công ty tại trụ sở chính ở Hà Nội và chi nhánh của công ty tại Hải Phòng, đồng thời là người đưa ra các chiến lược, định hướng cho sự phát triển bền vững của công ty Trước đó, ông Hùng từng đảm nhiệm vị trí Giám đốc tại một hãng tàu từ Hàn Quốc và một Chi cục Hải quan tại Hà Nội, vì vậy ông hiểu rất rõ về ngành giao nhận cũng như có cái nhìn rõ ràng về định hướng phát triển công ty, nhờ vậy mà các chính sách, chiến lược ông đưa ra bám rất sát vào tình hình thực tế Những chiến lược phù hợp với định hướng ngắn hạn, dài hạn của Đại hội đồng cổ đông đề ra đã giúp hoạt động cung cấp dịch vụ giao nhận nói chung, đặc biệt là giao nhận hàng nhập khẩu của công ty nói riêng diễn ra trôi chảy và đạt hiệu quả khá cao Đồng thời, ông Hùng ưu tiên sự linh hoạt trong quản trị quy trình thực hiện hợp đồng với khách hàng khi uỷ quyền quyền quyết định ký kết hợp đồng và đưa ra phương án xử lý những vấn đề phát sinh cho ông Nguyễn Huy Quyết, hiện là Phó Giám đốc của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội Ông đồng thời nắm chức vụ cao tại Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ quốc tế Sao Nam, một công ty chuyên cung cấp những giải pháp đóng gói và bảo quản hàng hoá Với thâm niên lâu năm trong nghề, ông Quyết luôn đưa ra những nhận định sáng suốt về thị trường từ đó đề dẫn dắt tốt đội ngũ thực hiện đúng theo chiến lược giúp công ty có khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, từng bước lớn mạnh hơn và có vị thế nhất định trong ngành giao nhận tại Việt Nam

- Ch ấ t lượ ng d ị ch v ụ ổn đị nh

Niềm tin của khách hàng là một nhân tố quyết định tới sự thành công của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội, cũng như của tất cả đơn vị kinh doanh trên thị trường và nó trở nên đặc biệt quan trọng với ngành dịch vụ Xuyên suốt 17 năm hoạt động, EFS

Hà Nội luôn tự hào với khả năng quản trị quy trình giao nhận cao, luôn theo sát tiến độ của các bên hữu quan như hãng tàu, đại lý tại nước người xuất khẩu, đơn vị vận

45 tải nội địa, … để đảm bảo hàng hoá sẽ được giao cho người nhập khẩu nhanh chóng và đầy đủ

Tuy nhiên, bất kì khâu nào cũng có thể gây ra chậm trễ và chỉ cần một khâu không hoàn thành đúng thời gian sẽ kéo theo một loạt các khâu sau cũng bị ảnh hưởng Nguyên nhân gây chậm trễ có thể là những nguyên nhân khách quan bất khả kháng như mưa bão, tai nạn hay chính lịch tàu chạy của hãng tàu cũng không phải lúc nào cũng chính xác Cũng có thể là nguyên nhân từ phía người bán giao hàng muộn hay do rắc rối từ người nhận hàng về chứng từ, thanh toán hay hàng phải kiểm hóa làm chậm tiến độ giao nhận hàng Để đảm bảo đúng tiến độ, EFS Hà Nội luôn cố gắng cho hàng đi sớm nhất có thể, nếu xảy ra vấn đề bất ngờ, công ty sẽ cố gắng đưa ra phương án giải quyết kịp thời

Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng đơn hàng hoàn thành đạt chất lượng của công ty giai đoạn 2020 - 2022

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Phòng Tổng hợp

Nhờ nỗ lực ổn định chất lượng cung cấp dịch vụ, kết quả thông kê hiệu quả của dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu của công ty đã cho thấy, tỷ lệ khách hàng hài lòng về chất lượng dịch vụ của công ty luôn ở mức xấp xỉ 95% trở lên Phần lớn thời gian, khách hàng đánh giá cao tình trạng hàng nhận được ở trong trạng thái tiêu chuẩn với khoảng thời gian đúng như kế hoạch Số ít đơn hàng không đạt tiêu chuẩn bị gây ra phần lớn là vì sự thiếu cẩn thận của nhân viên bốc dỡ hàng hoá, hay vì sự phát sinh

46 về thời gian dẫn đến hàng hoá bị hư hỏng (đặc biệt với hàng hoá nông sản) và một số nguyên ngân khác Sau mỗi đơn hàng bị khách hàng khiếu nại hoặc đánh giá không đạt tiêu chuẩn, ông Quyết - Phó Giám đốc sẽ lập tức tổ chức cuộc họp ngắn với đội ngũ nhân viên liên quan đến lô hàng nhằm phân tích rõ tình hình, từ đó hạn chế tối đa sự lặp lại những thiếu sót cũ trong tương lai

- Đội ngũ nhân sự chuyên môn cao Đội ngũ nhân sự của EFS Hà Nội luôn tạo ra cảm giác an toàn và yên tâm cho khách hàng trong toàn bộ quá trình từ kết nối với khách hàng cho đến hết quá trình làm việc, thông qua phương thức thể hiện những chính sách bảo đảm về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan một cách rõ ràng và cụ thể trên hợp đồng nguyên tắc Công ty chủ động tư vấn các thông tin cần thiết về quá trình gửi hàng, nhận hàng, giải đáp, lắng nghe thắc mắc của khách hàng Đối với dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển, đường hàng không hay các dịch vụ hỗ trợ khác, từ việc tiếp thu ý kiến của khách hàng, công ty sẽ đưa ra những phương án tốt nhất, hiệu quả nhất, sao cho phù hợp với đặc điểm hàng hóa, tiết kiệm thời gian và chi phí của khách hàng cũng như công ty Đồng thời, nhân sự phụ trách cho lô hàng luôn chủ động cập nhật cho khách hàng về tình hình mới nhất của hàng hoá như vị trí hiện tại, dự kiến thời gian hàng đến và kế hoạch khai thác hàng của cảng và kho bãi để kịp thời xử lý nếu gặp sự cố trong quá trình vận chuyển, hay khách hàng hoặc bản thân EFS Hà Nội chủ động sắp xếp vận tải nội địa sao cho đúng kế hoạch

- Nguyên t ắ c b ả o m ậ t thông tin c ủ a khách hàng trong quá trình trướ c, trong và sau khi cung c ấ p d ị ch v ụ

Hệ thống thông tin liên lạc của công ty hoạt động một cách nhanh chóng, hiệu quả và bảo mật thông tin tối đa Theo đó, những thông tin được khách hàng cung cấp sẽ được đưa vào quản lý, sử dụng, truyền thụ và lưu trữ một cách an toàn tuyệt đối theo đúng tiêu chuẩn bảo mật trong nội bộ công ty Hiểu được rằng, những thông tin về lô hàng như người bán hàng, giá thành mua về của hàng hoá rất nhạy cảm và có thể gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh, do đó, việc tiết lộ thông lô thông tin là cấm kỵ để đảm bảo lợi ích của khách hàng

Nếu không có sự đồng ý hoặc uỷ quyền bằng văn bản của khách hàng, EFS

Hà Nội đảm bảo sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin nào về lô hàng cho một bên thứ ba không liên quan đến nghiệp vụ và không được uỷ quyền Các thông tin này sẽ luôn được quản lý an toàn, nghiêm ngặt Chỉ có những khách hàng được uỷ quyền mới có thể xem xét những dữ liệu có liên quan và không nhân viên nào được xem những thông tin ngoài quyền hạn của mình nhằm tránh thông tin của khách hàng bị lộ ra ngoài

- Năng lự c liên k ế t h ợ p tác v ới đối tác và cơ quan hữ u quan

Cho đến nay, EFS Hà Nội là đối tác quan trọng của nhiều hãng tàu lớn đang có mặt tại Việt Nam, từ đó đã thúc đẩy khả năng đáp ứng linh hoạt yêu cầu của khách hàng.Đồng thời, việc xây dựng các mối quan hệ hợp tác lâu dài, tin tưởng giúp đỡ nhau luôn là mục tiêu mà EFS Hà Nội hướng đến để đạt được mục đích giảm giá cước phí vận chuyển, có nhiều lợi thế hơn, giúp mang lại nhiều cơ hội cạnh tranh hơn so với các công ty đối thủ Sau khi cân nhắc lợi thế của mỗi hãng tàu, công ty sẽ lựa chọn ra hãng tàu phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng

Bảng 2.6 Một số hãng tàu EFS Hà Nội thường sử dụng dịch vụ

Quốc gia Hãng tàu Đan Mạch Maersk

Nhật Bản Kline Đài Loan Evergreen, Wanhai

Hàn Quốc Namsung, SM LINE

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp

Về phía cơ quan chức năng và các bộ ban ngành, EFS Hà Nội luôn xây dựng một mối quan hệ tốt với các chi cục Hải quan, Hải quan giám sát, … để từ đó giúp quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa quốc tế được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi Công ty luôn tuân thủ và chấp hành tốt các quy định của luật pháp, thường xuyên cập nhật các thông tin về các quy định, nghị định của nhà nước, điều này giúp cho doanh nghiệp luôn được các cơ quan ban ngành đánh giá cao và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển Nhờ những mối quan hệ tốt mà lượng dịch vụ được nâng cao đáng kể, từ đó EFS Hà Nội có cơ hội phục vụ khách hàng tốt hơn và gia tăng uy tín trên thị trường.

Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu của Công ty Cổ Phần EFS Hà Nội

3.4.1 Nh ữ ng k ế t qu ả đạt đượ c

Sau gần 17 năm hoạt động, EFS Hà Nội đang ngày càng khẳng định vị thế và uy tín của mình trên thị trường, nhất là khả năng cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu chất lượng cao Công tác quản trị và thực hiện quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận cho hàng hóa nhập khẩu của công ty đã đạt được những thành công sau:

Th ứ nh ấ t, công tác nghiên c ứ u th ị trường và xác đị nh nhu c ầ u d ị ch v ụ logistics c ủa khách hàng đượ c th ự c hi ệ n bài b ả n Xác định nhu cầu thị trường là một bước rất quan trọng trong việc cung ứng dịch vụ, hiểu được những gì thị trường cần để đáp ứng chính là cách để tiếp cận thật nhiều khách hàng tiềm năng Tại EFS

Hà Nội, phòng Tổng hợp (hay có tên khác là phòng Kinh doanh) của công ty sẽ thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường, tổng hợp các mặt hàng thường nhập theo mùa, tuyến nhập, từ đó triển khai tìm dữ liệu khách hàng ở ngành hàng tiềm năng, sau đó chuyển về bộ phận hải quan – hiện trường để lên kế hoạch đào tạo về ngành hàng đó, đồng thời chuyển về bộ phận làm giá và chăm sóc khách hàng để tiến hành mở rộng các đại lý dựa trên thông tin về tuyến nhập hàng Có thể thấy việc thu thập và phân tích thông tin được các bộ phận liên kết thực hiện, từ đó giúp cho các bộ phận khai thác và sử dụng thông tin một cách tối ưu, gia tăng hiệu quả làm việc của mình

Th ứ hai, các quy trình d ị ch v ụ logistics có tính liên k ế t cao Nguyên nhân là nhờ EFS Hà Nội đã xây dựng quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu,

49 phần lớn qua đường biển và đường hàng không, một cách chặt chẽ nhờ có sự đồng bộ và phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận Ông Nguyễn Huy Quyết, Phó Giám đốc công ty luôn nhấn mạnh rằng yếu tốt quyết định đến quá trình vận hành của doanh nghiệp là sự kết nối và trao đổi thông tin kịp thời, hiệu quả giữa các phòng ban và sự giao tiếp cởi mở, thẳng thắn về những vấn đề phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ

Nhờ đó, quá trình cung ứng dịch vụ diễn ra trơn tru, chuyên nghiệp, mang lại hiệu quả cao giúp nâng cao thương hiệu của EFS Hà Nội trên thị trường giao nhận hàng hoá Cụ thể, quy trình giao nhận gồm các dịch vụ như vận chuyển quốc tế, dịch vụ hải quan, vận tải nội địa đều có sự liên kết, móc nối với nhau rất cao tạo thành quy trình tổng thể cung ứng liên tục Bên cạnh đó công ty luôn nỗ lực giữ vững mối quan hệ tốt với khách hàng thông qua việc cung cấp các dịch vụ ngày càng đa dạng và ngày một hoàn thiện tốt hơn

Th ứ ba, thành công xây d ựng và đào tạ o m ột đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao trong ngành giao nh ậ n EFS Hà Nội luôn chú trọng đào tạo nghiệp vụ cho toàn bộ nhân viên trên toàn hệ thống, nhất là các nhân viên mới Các buổi đào tạo về thủ tục hải quan theo ngành hàng được diễn ra từ 16:00 đến 17:30 thứ tư hàng tuần trên toàn hệ thống thông qua phòng họp trực tuyến, buổi đào tạo nhằm cung cấp kiến thức về ngành hàng cho các nhân viên kinh doanh để có thể phối hợp cùng bộ phận hải quan – hiện trường để tư vấn dịch vụ cho khách hàng Ngoài các buổi đào tạo cố định về nghiệp vụ hải quan hàng tuần, công ty vẫn thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo về nghiệp vụ quản lý, kỹ năng xử lý công nghệ thông tin, kỹ năng telesales, gặp khách hàng…qua đó trang bị đầy đủ kiến thức cho nhân viên, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu, khả năng cung cấp dịch vụ cao hơn cho khách hàng Song song với đó thì các nhân viên lâu năm sẽ được cử đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ bên ngoài để nâng cao chuyên môn, đáp ứng tối đa yêu cầu đa dạng của khách hàng Hiện nay, EFS Hà Nội tự tin với đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, vững nghiệp vụ trong quy trình cung ứng dịch vụ logistics, nhất là với dịch vụ giao nhận cho hàng hóa nhập khẩu dịch vụ thế mạnh của công ty

Th ứ tư, EFS Hà Nội đã xây dự ng cho mình chi ến lượ c phát tri ể n phù h ợ p v ớ i nh ững định hướ ng rõ ràng v ề th ị trườ ng và t ậ p khách hàng m ụ c tiêu Qua đó

50 không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ, uy tín trên thị trường và mở rộng hệ thống chi nhánh để có thể tiếp cận nhiều hơn các khách hàng tiềm năng, tạo điều kiện thuận lợi để xử lý các phát sinh trong quá trình làm hàng Hệ thống công ty EFS được đặt tại các tỉnh có hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra nhộn nhịp, có các cảng, sân bay lớn của cả nước như Hà Nội, Hồ Chí Minh và Hải Phòng

Th ứ năm, EFS Hà Nộ i v ẫ n ki ểm soát và duy trì đượ c ho ạt độ ng kinh doanh ở m ứ c khá, khi mà các đợt dịch bùng phát liên tiếp trong giai đoạn 2021 - 2022 đang thử thách sức chống chịu của đại bộ phận doanh nghiệp trên diện rộng, thì đây được coi là một điều đáng ghi nhận Đặc biệt, doanh thu của công ty đã tăng mạnh trong năm 2021 khi EFS Hà Nội tận dụng tốt được cơ hội khi ngành thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ

Th ứ sáu, EFS Hà N ội đã thành công xây dự ng hình ả nh chuyên nghi ệp đố i v ớ i doanh nghi ệ p khách hàng Với nỗ lực không ngừng trong suốt gần 17 năm hoạt động, EFS ghi điểm với khách hàng nhờ sự chuyên nghiệp, độ nhanh nhẹn và thái độ luôn sẵn sàng hỗ trợ Những phẩm chất này không chỉ giữ cho mối quan hệ với khách hàng luôn ổn định mà còn tạo nên danh tiếng mạnh mẽ cho EFS trên thị trường Chính thái độ tích cực này đã giúp EFS tạo nên một tập khách hàng trung thành Trong đó, phải kể đến một số khách hàng có tên tuổi với lượng hàng lớn và tần suất nhập khẩu thường xuyên như: Thép Hòa Phát Dung Quất, Nhà máy Điện máy gia dụng Hòa Phát

Hà Nam, Công ty TNHH Điện lạnh Hoà Phát, Công ty Formosa Hà Tĩnh, …

Th ứ b ả y, EFS Hà N ộ i có kh ả năng mở r ộ ng quan h ệ v ới đố i tác t ố t Công ty liên tục phát triển mối quan hệ với mạng lưới đại lý nội bộ của Embassy Freight Services, cũng như với các nhà cung cấp dịch vụ khác tại Châu Á, Châu Âu, Châu Úc, Điều này giúp cho EFS hiểu rõ hơn về yêu cầu cụ thể của từng thị trường và tối ưu hoá quy trình vận chuyển của mình từ đó cung cấp cho khách hàng được những dịch vụ tốt nhất

Bên cạnh những thành công đã đạt được, EFS Hà Nội vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt đến từ nhiều đối thủ trong và ngoài nước dẫn đến mức tăng trưởng không ổn định, điều này đòi hỏi công ty cần xem xét và đưa ra những nguyên nhân

51 của những còn hạn chế tồn và tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh trong giai đoạn vừa qua

Th ứ nh ấ t, vì kh ối lượ ng hàng hoá không quá l ớ n nên EFS Hà N ội chưa tho ả thu ận đượ c m ức giá cướ c v ậ n chuy ể n c ạ nh tranh v ới các đơn vị h ữ u quan

EFS Hà Nội khai thác mạnh nhất ở tuyến hàng nhập từ Trung Quốc, Thái Lan và một số quốc gia Châu Á khác về Việt Nam, trái lại, giá cước vận chuyển quốc tế của một số tuyến như từ Ba Lan, Úc, Canada về Việt Nam mà công ty cung cấp vẫn chưa đạt đến mức cạnh tranh Do quãng đường vận chuyển xa và thời gian kéo dài, lượng hàng hóa hạn chế chính là chính là nguyên nhân làm cho công ty khó có khả năng đàm phán được mức giá ưu đãi từ các đại lý hãng tàu Vì thế, EFS Hà Nội đã gặp rất nhiều khó khăn để cạnh tranh lại với các doanh nghiệp lớn khác cùng lĩnh vực trong giai đoạn 2020 - 2022, đặc biệt thấy rõ qua kết quả kinh doanh năm 2022 của công ty đã suy giảm so với một năm liền kề

Cơ hội và thách thức trong hoạt động cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu tại Việt Nam

4.1.1 Cơ hộ i trong ho ạt độ ng cung ứ ng d ị ch v ụ giao nh ậ n hàng hoá nh ậ p kh ẩ u t ạ i Vi ệ t Nam

Theo trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), dịch vụ logistics được đánh giá là một trong những lĩnh vực nhiều có tiềm năng lớn và khả năng bứt phá mạnh tại Việt Nam trong năm 2023 -2025 Thực tế, theo Quyết định số 221/QĐ-TT, nhà nước đã đặt mục tiêu: “Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15- 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50- 60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên” Đây được coi là cơ hội tốt để thị trường logistics Việt Nam bứt phá, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp giao nhận hàng hoá

Bên cạnh đó, theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, năm 2023, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam dự kiến đạt 20,5 tỷ USD, tăng khoảng

4 tỷ USD (tương đương 25%) so với năm 2022

Theo báo cáo Nền kinh tế số Đông Nam Á lần thứ 8 của Google, Công ty Temasek và Công ty Bain & Company, thương mại điện tử ở Việt Nam tăng 11% từ năm 2022 đến 2023 và tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) kỳ vọng tăng 22% đến năm 2025, hướng đến mục tiêu tổng giá trị hàng hóa đạt 24 tỷ USD trong năm

Biểu đồ 3.4 Doanh thu thương mại điện tử Việt Nam qua các năm

Chính bởi tốc độ phát triển cũng như quy mô thị trường của thương mại điện tử được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới, hoạt động cung ứng dịch vụ logistics nói chung và hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu nói riêng sẽ nhận được những ảnh hưởng tích cực từ xu hướng này

Hơn thế nữa, trong giai đoạn 2023 – 2025, giai đoạn hồi phục sau dịch của nền kinh tế Việt Nam, với tiềm lực tài chính đang trong giai đoạn hồi phục như vậy, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ tính đến phương án thuê ngoài các doanh nghiệp dịch vụ logistics 3PL, 4PL để thực hiện một phần hoặc toàn bộ quy trình cung ứng dịch vụ logistics với mức chi phí thấp hơn và chất lượng đảm bảo hơn so với tự thực hiện Lúc này các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics như EFS Hà Nội cần đẩy mạnh mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cung ứng trong chuỗi dịch vụ giao nhận hàng hoá, đảm nhận nhiều khâu hơn trong quá trình cung ứng thay vì các hoạt động đơn lẻ như vận chuyển hay hải quan

4.1.2 Thách th ứ c trong ho ạt độ ng cung ứ ng d ị ch v ụ giao nh ậ n hàng hoá nh ậ p kh ẩ u t ạ i Vi ệ t Nam

Bên cạnh những triển vọng phát triển đầy tiềm năng thì thời gian tới không chỉ EFS Hà Nội mà tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận và vận chuyển hàng hóa cũng sẽ phải đối mặt với một số thách thức như sau:

Th ứ nh ấ t, v ề r ủ i ro suy thoái kinh t ế th ế gi ớ i: Trong bối cảnh cuộc chiến Nga

– Ukraine chưa có hồi kết, chỉ số lạm phát toàn cầu gia tăng, rủi ro suy thoái kéo theo

56 là rủi ro tăng trưởng chậm lại của nhiều quốc gia sẽ dẫn tới việc người dân và chính phủ thắt chặt chi tiêu, chưa kể nó còn ảnh hưởng đến giá xăng dầu khiến chi phí vận chuyển tăng cao Vốn đã bất lợi nay càng bất lợi thêm

Th ứ hai, s ự c ạ nh tranh gay g ắ t: Ngành logistics Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty trong và ngoài nước Để duy trì và củng cố vị thế của mình, các công ty phải không ngừng đổi mới và tạo ra giá trị khác biệt nhằm thu hút khách hàng và đối tác kinh doanh Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, tính đến cuối năm 2022, số doanh nghiệp logistics ở Việt Nam cũng tăng nhanh về số lượng Đến nay, có khoảng trên 3.000 doanh nghiệp vận tải và logistics trong nước và khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới Miếng bánh ngon giờ đã rất nhiều các doanh nghiệp nhảy vào nếu không tận dụng tốt sẽ đánh mất cơ hội và tụt lại phía sau

Th ứ ba, nhu c ầ u v à mong đợ i c ủ a kh á ch h àng thay đổ i nhanh chóng: Khách hàng ngày càng đòi hỏi gia tăng sự linh hoạt, nhanh nhạy và dịch vụ tối ưu từ các công ty giao nhận Điều này buộc các công ty phải liên tục đổi mới và cải tiến quy trình, công nghệ và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Cu ố i cùng, s ứ c ép lên h ệ th ống cơ sở h ạ t ầng đang ngày một gia tăng: Cơ sở hạ tầng luôn là một yếu tố vô cùng quan trọng để bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành Logistics nói chung Trong khi sự đầu tư vào bảo trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng rất tốn kém thì khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu lại đang gia tăng nhanh chóng Đồng thời, các bộ luật và quy định về an toàn, an ninh và môi trường đặt ra nhiều yêu cầu mà doanh nghiệp Forwarder phải tuân thủ đã làm tăng thêm phần khó khăn cho các doanh nghiệp

4.2 Định hướng phát triển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu của Công ty Cổ Phần EFS Hà Nội

Thông qua những phân tích đánh giá về triển vọng, xu hướng và thách thức của ngành dịch vụ logistics nói chung và giao nhận hàng hóa nhập khẩu nói riêng, trong thời gian tới, Công ty Cổ phần EFS Hà Nội đã đề ra một số định hướng phát triển nhằm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa nhập khẩu như sau:

- Ti ế p t ụ c ch ủ tr ọ ng vào phát tri ể n ngu ồ n nhân l ự c ch ất lượ ng cao Để có thể cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thì chất lượng dịch vụ sẽ là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để đánh giá Vậy nên nếu như sở hữu được một đội ngũ nhân lực có chuyên môn tốt, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu tối đa những sai sót, các chi phí phát sinh không cần thiết và từ đó tạo được uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế

- Đa dạ ng hóa d ị ch v ụ

EFS Hà Nội đặt định hướng đa dạng hóa dịch vụ của mình nhằm đáp ứng được với nhu cầu và mong muốn của đa dạng khách hàng với đa dạng chủng loại hàng hoá

Cụ thể, EFS Hà Nội trong thời gian tới sẽ không chỉ tiếp tục nhắm vào mặt hàng linh kiện dùng trong sản xuất công nghiệp, máy móc, thiết bị mà còn mở rộng dịch vụ giao nhận cho mặt hàng thực phẩm, hoá chất,

- Phát tri ể n b ề n v ữ ng theo chi ều hướ ng b ả o v ệ môi trườ ng xanh Để thích ứng với xu hướng xanh hóa chuỗi cung ứng, EFS Hà Nội định hướng chấp hành nghiêm túc các yêu cầu về giảm phát thải, thân thiện với môi trường, đảm bảo các thành phần tham gia chuỗi cung ứng logistics đều phải đáp ứng yêu cầu xanh hóa, từ vận tải xanh, bao bì xanh, kho bãi xanh, quản lý dữ liệu logistics xanh…

- Tăng cườ ng m ố i quan h ệ v ới các đạ i lý giao nh ận nướ c ngoài

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2.  Các ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội - giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty cổ phần efs hà nội
Bảng 3.2. Các ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội (Trang 33)
Bảng 3.3. Cơ cấu nhân sự của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội  (tính đến tháng 1/2024) - giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty cổ phần efs hà nội
Bảng 3.3. Cơ cấu nhân sự của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội (tính đến tháng 1/2024) (Trang 35)
Bảng 3.4. Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội   giai đoạn 2020 – 2022 (Đơn vị: VND) - giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty cổ phần efs hà nội
Bảng 3.4. Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội giai đoạn 2020 – 2022 (Đơn vị: VND) (Trang 39)
Bảng 3.7. Dаnh sách một số đại lý tối tác ở Châu Á củа EFS Hà Nội - giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty cổ phần efs hà nội
Bảng 3.7. Dаnh sách một số đại lý tối tác ở Châu Á củа EFS Hà Nội (Trang 45)
Bảng 3.8. Dаnh sách một số đại lý đối tác ở Châu Âu củа EFS Hà Nội - giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty cổ phần efs hà nội
Bảng 3.8. Dаnh sách một số đại lý đối tác ở Châu Âu củа EFS Hà Nội (Trang 46)
Bảng 3.5 Khối lượng hàng hóa giao nhận xuất nhập khẩu của   Công ty Cổ phần EFS Hà Nội  (2020 – 2022) - giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty cổ phần efs hà nội
Bảng 3.5 Khối lượng hàng hóa giao nhận xuất nhập khẩu của Công ty Cổ phần EFS Hà Nội (2020 – 2022) (Trang 51)
Bảng 2.6. Một số hãng tàu EFS Hà Nội thường sử dụng dịch vụ - giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty cổ phần efs hà nội
Bảng 2.6. Một số hãng tàu EFS Hà Nội thường sử dụng dịch vụ (Trang 56)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w