giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản hà nội

75 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh trên thị trường nước ngoàivẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế so với lợi thế và nguồn lực của Công ty.Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Xuất nhập

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤTKHẨU THỦY SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN HÀ NỘI

Giáo viên hướng dẫnSinh viên thực hiện

TS LÊ HẢI HÀPHÙNG THỊ THƯƠNG THƯƠNGLớp: K56EK1

Mã sinh viên: 20D260052

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Giải pháp mở rộng

thị trường xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản HàNội” là một công trình nghiên cứu độc lập, được tiến hành công khai dựa trên sự

nghiên cứu của bản thân và dưới sự hướng dẫn của TS Lê Hải Hà cùng sự hỗ trợ từphía Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Việt Nam.

Những số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực, hoàn toàn không sao chépbất kỳ nguồn nào khác Ngoài ra, trong luận văn có sử dụng một số nguồn tài liệutham khảo đã được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng Em xin hoàn toàn chịutrách nhiệm trước Bộ môn, Khoa và Nhà trường về sự cam đoan này.

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2024

Sinh viên thực hiện

Phùng Thị Thương Thương

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của quý thầy cô Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tếTrường Đại học Thương Mại, sau quá trình thực tập, em đã hoàn thành Khóa luận

tốt nghiệp “Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần

Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội”.

Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên hướng dẫn TS Lê Hải Hà, cô đãhướng dẫn cho em trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp Mặc dù, cô rất bậntrong các công việc khác của Khoa và Trường nhưng cô không ngần ngại chỉ dẫnem để em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Em xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các cô chú lãnh đạo, anh chị nhânviên trong Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội đã tạo mọi điều kiệnhướng dẫn và đóng góp ý kiến quý báu trong quá trình hoàn thành khóa luận tốtnghiệp.

Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận với tất cả nỗ lực của bản thân,nhưng do hạn chế về mặt thời gian, trình độ, kiến thức và kinh nghiệm nên bài khóaluận không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đónggóp của Thầy Cô để bài khóa luận này hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HINH VE vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

1.5 Phương pháp nghiên cứu 6

1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 6

1.5.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu 6

1.6 Bố cục của khóa luận 6

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNGXUẤT KHẨU HÀNG HÓA 8

2.1 Lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa 8

2.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa 8

2.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa 8

2.1.3 Các hình thức xuất khẩu hàng hóa 10

2.2 Lý luận chung về thị trường và thị trường xuất khẩu 13

2.2.1 Khái niệm thị trường 13

2.2.2 Khái niệm về thị trường xuất khẩu 13

2.2.3 Phân loại thị trường xuất khẩu 14

2.3 Lý luận chung về hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa 15

2.3.1 Khái niệm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa 15

2.3.2 Vai trò của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa đối với doanhnghiệp 16

Trang 5

2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa

17

2.3.4 Phương thức mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa 20

2.3.5 Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa 22

2.4 Phân định nội dung nghiên cứu 27

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNGXUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨUTHỦY SẢN HÀ NỘI 29

3.1 Giới thiệu chung về công ty 29

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 29

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 30

3.1.3 Cơ cấu tổ chức và năng lực của công ty 30

3.1.4 Tình hình tài chính của công ty 35

3.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty 36

3.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty 39

3.2.1 Tổng quan hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty 39

3.2.2 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của công ty 39

3.2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty 42

3.3 Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản tại Công tyCổ phần Xuất nhập nhập khẩu Thủy sản Hà Nội 44

3.3.1 Tình hình mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản của công ty 44

3.3.2 Các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu mà Công ty Cổ phần Xuất nhậpnhập khẩu Thủy sản Hà Nội đã thực hiện 47

3.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của côngty 49

3.4 Đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty 53

3.4.1 Những thành tựu đạt được 53

3.4.2 Những hạn chế còn tồn tại 55

3.4.3 Nguyên nhân hạn chế còn tồn tại 56

Trang 6

CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNGTHỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT

NHẬP KHẨU THỦY SẢN HÀ NỘI 58

4.1 Định hướng phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản của công tytrong thời gian tới 58

4.1.1 Mục tiêu của hoạt động xuất khẩu thủy sản trong thời gian sắp tới của côngty 58

4.1.2 Định hướng hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản của công tytrong thời gian tới 59

4.2 Một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản trong thời giantới 59

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂUST

1 Bảng 3.1 Cơ cấu nhân sự của công ty năm 2023 322 Bảng 3.2 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty

CP XNK Thủy sản Hà Nội giai đoạn 2021 - 2023

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HINH VE

2 Biểu đồ 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2021 - 2022 383 Biểu đồ 3.3 Sản lượng các mặt hàng xuất khẩu giai giai đoạn

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT1, Từ viết tắt tiếng Việt

2, Từ viết tắt Tiếng Anh

Trang 10

IUU Illegal, Unreported and UnregulatedFishing

Hoạt động đánh bắt cá tráiphép, không báo cáo vàkhông được quản lýEVETA European-Vietnam Free Trade

Hiệp định Đối tác Toàndiện và Tiến bộ xuyên TháiBình Dương

HACCP Hazard Analysis and Critical ControlPoint System

Hệ thống phân tích mốinguy và kiểm soát điểm tớihạn

Trang 11

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Thị trường thủy sản toàn cầu những năm gần đây đã có sự biến động khi bịảnh hưởng bởi tình hình kinh tế và yếu tố môi trường Tổng sản lượng thủy sản toàncầu năm 2023 được FAO ước tính đạt 185,4 triệu tấn, tăng nhẹ 0,6% so với năm2022 Với mức tiêu thụ trung bình toàn cầu vẫn giữ nguyên như năm 2022 với 20,6kg/người thì EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản là những thị trườngnhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới với các mặt hàng chính như tôm, cá basa, cátra và cá hồi Năm 2024, thị trường xuất khẩu thủy sản được dự báo là vẫn cònnhiều thách thức như: xung đột Nga - Ukraine và căng thẳng Biển Đỏ Bên cạnh đó,các tiêu chuẩn và quy định về bền vững và quản lý tài nguyên trở nên nghiêm ngặthơn Các nhà sản xuất cần phải tuân thủ các quy định này để đảm bảo sự bền vữngcủa nguồn cung và bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản.

Ở Việt Nam, thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực củanước ta Ngành thủy sản Việt Nam hiện đang được đánh giá là ngành hàng tiềmnăng và đang liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây Đối với ngành thủysản, Việt Nam đã tận dụng tốt ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thếhệ mới, nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược khu vực (RCEP) để đẩy mạnhxuất khẩu Thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu đến một số lượng lớn các quốcgia và khu vực trên thế giới, trong đó, tập trung ở những thị trường chính như Mỹ,EU, Trung Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia trong khu vực ASEAN Trongnhững năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có xu hướngtăng trưởng ổn định, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 9 - 10tỷ USD mỗi năm.

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội là một doanh nghiệpchuyên sản xuất và gia công chế biến thủy sản tại thị trường Việt Nam và đang cónhững hoạt động xuất khẩu đi các thị trường nước ngoài như: Mỹ, Nhật Bản, TrungQuốc, Nhận thấy cơ hội mở rộng và nâng cao lợi nhuận, Công ty đang có nhữngchính sách đẩy mạnh và phát triển xuất khẩu thủy sản và cũng đã đạt được những

Trang 12

thành công nhất định Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh trên thị trường nước ngoàivẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế so với lợi thế và nguồn lực của Công ty.

Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản HàNội, nhận thấy Công ty đã có sự nghiên cứu thị trường để mở rộng thị trường xuấtkhẩu nhưng chưa nghiên cứu kỹ thị trường cũng như chưa tối ưu được giá và chưakiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm Từ đó làm mất đi nhiều cơ hội để pháttriển thị trường Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu cùng vớinhững kiến thức được trang bị tại nhà trường và những tìm hiểu thực tế tại công ty,tác đã chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổphần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu với hy vọng sẽ manglại cho công ty một số đóng góp và đưa ra một số biện pháp nhằm mở rộng thịtrường xuất khẩu thủy sản của công ty trong quá trình phát triển mở rộng.

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Hiện nay, giai đoạn toàn cầu hóa đang trở nên phát triển hơn bao giờ hết, vìvậy nên các đề tài về mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa giữa các quốc gia rấtphong phú và đa dạng Dưới đây là một số công trình nghiên cứu về giải pháp mởrộng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài:

Trong luận văn thạc sĩ “Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩmcủa Công ty May 10 - Hà Nội” (2017) của tác giả Nguyễn Văn Dương, trường Đạihọc Lâm nghiệp đã hệ thống hóa được các lý luận cơ bản về mở rộng thị trườngxuất khẩu Tác giả đã phân tích những thách thức mà các doanh nghiệp đang gặpphải trong hoạt động phát triển triển thị trường xuất khẩu, đồng thời đề xuất một sốgiải pháp nhằm giải quyết những vấn đề này khi đề cập đến các vấn đề chính như:tình hình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, thực trạng mở rộng thị trườngxuất khẩu của các doanh nghiệp này, các thách thức và khó khăn trong hoạt độngxuất khẩu, cùng với đó là một số giải pháp như tăng cường quảng bá thương hiệu,nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài, Từnhững nội dung trên, có thể thấy rằng luận văn này là một nghiên cứu cụ thể, cungcấp những thông tin, đánh giá và giải pháp hữu ích để mở rộng thị trường xuất khẩucho doanh nghiệp.

Trang 13

Trong luận văn thạc sĩ “Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu khoáng sảnCông ty TNHH Phát triển Fineton” (2017) của tác giả Nguyễn Trần Bắc Linh, bằngviệc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phân tích,thống kê, tổng hợp, so sánh, luận văn góp phần hệ thống hoá các lý luận cơ bản vềthị trường xuất khẩu, các nội dung và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động phát triểnthị trường xuất khẩu cùng các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường xuấtkhẩu Luận văn cũng đề xuất được các giải pháp cụ thể, khả thi dưới góc nhìn doanhnghiệp cũng như cơ quan nhà nước để phát triển thị trường xuất khẩu khoáng sản.Trong đó giải pháp từ phía doanh nghiệp gồm: xây dựng chiến lược phát triển thịtrường, tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường nước ngoài, nâng caotrình độ chuyên môn cho nhân viên và công nhân và sản xuất thêm những mặt hàngkhoáng sản mới có tiềm năng xuất khẩu.

“Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu pin, ắc quy sang thị trường Nga củaCông ty Cổ phần Điện mặt trời Việt Nam” (2019) của tác giả Nguyễn Thị Nga, đềtài đã hệ thống hóa được lý thuyết về xuất khẩu và quá trình xuất khẩu các sảnphẩm của doanh nghiệp Bên cạnh đó bài luận còn đánh giá được thực trạng hoạtđộng xuất khẩu sản phẩm cụ thể sang một thị trường cụ thể, từ đó đưa ra được cácmặt còn hạn chế của công ty và đưa ra hướng đề xuất giải pháp mở rộng thị trườngxuất khẩu Những giải pháp được đề xuất trong bài gồm: nâng cao chất lượng sảnphẩm, tăng cường quảng bá thương hiệu, phát triển hệ thống giám sát chất lượng,nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp…

Lê Thị Việt Nga và Trần Thị Phương Liễu (2022) “Chính sách xuất khẩuthủy sản sang thị trường EU của Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp địnhEVFTA”, Tạp chí Công thương, Trường Đại học Thương mại Bài viết nghiên cứuvề thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn tronghoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, một số chính sách thúc đẩy xuất khẩuthủy sản của Việt Nam để từ đó có thể đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm tiếptục thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnhthực thi Hiệp định EVFTA Những giải pháp được đề xuất trong bài nghiên cứu nàygồm: hoàn thiện chính sách hỗ trợ thương nhân, hoàn thiện chính sách về phát triển

Trang 14

thị trường, hoàn thiện chính sách về sản phẩm và thực hiện tốt quy định về truy xuấtnguồn gốc xuất xứ cho thủy sản.

Khóa luận tốt nghiệp “Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu giày dép củaCông ty TNHH Hoa Thành - Chi nhánh Thanh hóa giai đoạn 2023 - 2024" của tácgiả Nguyễn Thị Phương Thảo xuất bản năm 2023, đề tài đã hệ thống hoá đượcnhững lý luận cơ bản về phương thức mở rộng thị trường xuất khẩu và giải pháp mởrộng thị trường xuất khẩu Bằng việc áp dụng các phương pháp thu thập dữ liệu,tổng hợp, phân tích dữ liệu, khóa luận còn phân tích và đánh giá được thực trạngmở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm gốm, làm rõ các điểm mạnh, điểm yếu vànguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động mở rộng thị trường của công ty.Qua phân tích những cơ hội và thách thức trong việc mở rộng thị trường xuất khẩucủa công ty để đề xuất giải pháp mới cho công ty Bài viết đã đưa ra 5 giải pháp cụthể là tăng cường hoạt động nghiên nghiên cứu thị trường, mở rộng sự đa dạng hóavà cải thiện chất lượng sản phẩm, chủ động nguồn nguyên phụ liệu trong sản xuất,đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thêm các kênh phân phối.

Như vậy, tính đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu với các vấn đềxoay quanh hoạt động mở rộng xuất khẩu hàng hóa nói chung và mặt hàng thủy sảnnói riêng Và hầu hết các công trình nghiên cứu, bài viết đều đề cập đến cơ sở lýluận về mở rộng thị trường xuất khẩu, nghiên cứu và phân tích thực trạng mở rộngthị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp từ đó đề xuất những giải pháp hiệu quả.Thế nhưng, mỗi doanh nghiệp, công ty đều có những đặc điểm khác nhau, vì vậy takhông thể áp dụng được hoàn toàn mặt lý luận cũng như thực tiễn, những vấn đề rútra của các nghiên cứu trên vào Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội.

Do đó, em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp mở rộng thị

trường xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội”.

Đề tài này sẽ nghiên cứu làm rõ về thực trạng hoạt động mở rộng thị trường xuấtkhẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội Từ đó đánhgiá những thành tựu, hạn chế trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu và đưa ra cácgiải pháp để mở rộng rộng thị trường xuất khẩu của Công ty.

Trang 15

1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu các giải pháp và kiếnnghị nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhậpkhẩu Thủy sản Hà Nội.

Đề tài khóa luận được triển khai với các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về mở rộng thị trường xuất khẩu đốivới doanh nghiệp.

- Phân tích thực trạng các giải pháp đã và đang thực hiện nhằm mở rộng thịtrường xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội.Từ đó, chỉ ra những thành tựu đạt được, những hạn chế của công ty cũng nhưnguyên nhân của những hạn chế đó.

- Qua những đánh giá về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trên, kiến nghịcác giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản của Công ty.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản

của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi Công ty Cổphần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội Thị trường quốc tế xuất khẩu truyền thốngvà thị trường quốc tế mới tiềm năng mà công ty có thể xâm nhập và mở rộng.

- Phạm vi thời gian: Các số liệu, dữ liệu trong bài được tổng hợp từ năm

2021 đến năm 2023 để làm cơ sở phân tích Các giải pháp mở rộng thị trường xuấtkhẩu thủy sản mà tác giả đưa ra áp dụng với Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủysản Hà Nội có phạm vi tới năm 2025.

- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Tập trung nghiên cứu về thực trạng giải

pháp mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩuThủy sản Hà Nội Từ đó đưa ra những định hướng phát triển, những giải pháp mởrộng thị trường xuất khẩu thủy sản của công ty.

Trang 16

1.5 Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu được thu thập từ các báo cáo tình hình tài chính, hoạt động kinhdoanh, hoạt động xuất khẩu của công ty qua các năm 2021 - 2023 Những dữ liệu vềdoanh thu, lợi nhuận, các số liệu về vốn kinh doanh xuất khẩu, số lượng lao động,…rất cần thiết cho việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá thực trạng mở rộng thị trườngxuất khẩu thủy sản của công ty.

Bên cạnh đó, tác giả thu thập các dữ liệu từ các bài báo, thông tin thời sự vềhoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản hiện nay; các chuyên đề, khóa luận về vấnđề mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản được chắt lọc từ các nguồn thông tin nhưthư viện, sách báo Những dữ liệu này giúp cho quá trình phân tích phù hợp hơn vớitình hình thị trường cụ thể, tính thời sự, tính thị trường cụ thể.

1.5.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

- Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu như doanh thu, lợi nhuận, chiphí hoạt động xuất khẩu, nguồn vốn, nhân lực từ báo cáo tài chính, kinh doanh củaCông ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội giai đoạn 2021 - 2023 nhằm sửdụng phục vụ cho việc phân tích hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sảncủa công ty.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích và tổng hợp đối với các dữliệu, khái quát thành các bảng và biểu đồ Trên cơ sở phân tích từng nội dung cụ thể,từ đó đưa ra những đánh giá khái quát về hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩuthủy sản của công ty.

- Phương pháp so sánh: Tiến hành so sánh các số liệu về doanh thu, lợinhuận, kim ngạch xuất khẩu giữa các năm Từ đây rút ra nhận xét về tốc độ tăngtrưởng, sự biến động trong hoạt động kinh doanh, xuất khẩu của công ty.

1.6 Bố cục của khóa luận

Ngoài các phần: mục lục; danh mục bảng biểu, hình vẽ; danh mục từ viết tắt;kết luận; tài liệu tham khảo, kết cấu khóa luận gồm 4 chương sau:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận chung về mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa

Trang 17

Chương 3: Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản tạiCông ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà nội

Chương 4: Định hướng phát triển và giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩuthủy sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà nội

Trang 18

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNGXUẤT KHẨU HÀNG HÓA

2.1 Lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa2.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa

Theo Paul A Samuel nhận định trong cuốn Kinh tế học: “Xuất khẩu hàng hóavà dịch vụ được sản xuất trong nước và bán sang nước khác” Nhận định về cơ bảnđã nêu được những đặc điểm của xuất khẩu gồm đối tượng của xuất khẩu là hànghóa và dịch vụ với phạm vi của hoạt động xuất khẩu là không giới hạn về khônggian Tuy nhiên do hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước nên nhận địnhnày chưa bao quát hết các hình thức xuất khẩu cũng như hình thức tạm nhập tái xuất.

Theo Feenstra và Taylor (Giáo trình Thương mại quốc tế, 2010): “Các quốcgia mua và bán hàng hóa, dịch vụ từ nhau Xuất khẩu là sản phẩm được bán ra từnước này sang nước khác.”

Theo Khoản 1, Điều 28 Luật Thương mại Việt Nam 2005: “Xuất khẩu hànghóa là việc hàng hóa bị đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặtbiệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là vùng hải quan riêng theo quy định củapháp luật”.

Từ những nhận định trên, có thể thấy bản chất của xuất khẩu hàng hóa làhoạt động cung cấp hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài hoặc khu vực đặc biệt trênlãnh thổ quốc gia Xuất khẩu hàng hóa dựa trên cơ sở của phân công lao động, chophép quốc gia thực hiện chuyên môn hóa sản xuất, tận dụng và phát huy tối đa lợithể của mình Do đó, hoạt động sản xuất và thương mại diễn ra hiệu quả hơn Cùngvới sự phát triển của khoa học, công nghệ hoạt động xuất khẩu giữa các quốc giangày càng diễn ra sâu rộng hơn với kim ngạch ngày càng tăng Dù được hiểu theocách nào thì xuất khẩu cũng là một hình thức bán hàng cho nước ngoài để thu về lợinhuận cho doanh nghiệp và quốc gia.

2.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa

2.1.2.1 Đối với nền kinh tế thế giới

Thứ nhất, xuất khẩu vô cùng quan trọng, là một sợi dây liên kết các nền kinh

tế trên thế giới lại với nhau Việc xuất khẩu được đẩy mạnh khiến cho nhiều mốiquan hệ quốc tế được cải thiện đáng kể, các nước cùng chung tay tạo nên những

Trang 19

môi trường kinh doanh hoàn thiện, lành mạnh, nền kinh tế mỗi quốc gia cũng diễnbiến theo hướng tích cực Tính đến nay, ngày càng nhiều quốc gia, khu vực chủđộng trong việc tiến hành liên kết, hợp tác với nhau để xóa bỏ các rào cản, hàng hóaxuất khẩu lưu thông dễ dàng hơn.

Thứ hai, xuất khẩu có đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình

phân công lao động quốc tế, sử dụng hiệu quả nguồn lực, nguồn tài nguyên Hoạtđộng xuất khẩu đẩy mạnh việc khai thác lợi thế riêng của mỗi quốc gia một cách cóhiệu quả như nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, những phát minh côngnghệ,… từ đó khiến cho quá trình chuyên môn hóa quốc tế ra đời.

2.1.2.2 Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia

Thứ nhất, hoạt động xuất khẩu tham gia vào quá trình tạo ra ngoại tệ quốc

gia, góp phần quan trọng trong việc cải thiện cán cân thanh toán Đây là phươngtiện chính tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ cho hoạt động công nghiệp hóa –hiện đại hóa đất nước Về cơ bản, để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa đòi hỏicần một lượng lớn máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến để trang bị cho sảnxuất Nhưng đối với những nước đang phát triển hầu hết ở trong tình trạng thiếu hụtvốn, thừa nguồn lao động, thiếu công nghệ Vì vậy, việc nhập khẩu dây chuyền sảnxuất hiện đại là vô cùng cần thiết, và lúc này hoạt động xuất khẩu đã tạo ra nguồnvốn ngoại tệ chính phục vụ cho việc nhập khẩu.

Thứ hai, xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản

xuất Xuất khẩu giúp khai thác lợi thế so sánh của quốc gia, do vậy, quốc gia sẽ tậptrung sản xuất và cung cấp những sản phẩm có lợi thế trên quy mô lớn (quy mô sảnxuất công nghiệp) Điều này góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thứ ba, xuất khẩu giúp giải quyết công ăn, việc làm, nâng cao chất lượng đời

sống nhân dân Xuất khẩu một mặt hàng thì cần phải trải qua rất nhiều công đoạnkhác nhau, từ đó tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu lao động Điều này giúp tạonguồn thu nhập cho người dân, kích thích nền kinh tế tăng trưởng Lúc này, nhu cầutiêu dùng của người dân cũng tăng lên, đời sống vật chất và tinh thần người laođộng cũng từ đó được nâng cao.

Thứ tư, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối

ngoại Hoạt động xuất khẩu và hoạt động thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại có mối

Trang 20

quan hệ qua lại với nhau và dựa vào nhau để phát triển Đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tăngcường sự hợp tác quốc tế giữa các nước, nâng cao vị thế của nước ta trên thị trườngthế giới Mặt khác, các quan hệ kinh tế đối ngoại cũng tạo tiền đề cho việc mở rộngxuất khẩu Do đó, các quốc gia sẽ chú trọng phát triển đồng thời để đảm bảo sự cânxứng, tạo điều kiện để phát triển nhanh nhất.

2.1.2.3 Đối với doanh nghiệp

Thứ nhất, xuất khẩu giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh.

Do phải chịu sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, cácdoanh nghiệp phải đối mới trang thiết bị, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân viênnhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Tham gia vào kinh doanh quốc tế tất yếu sẽ đặtcác doanh nghiệp vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tồntại và phát triển được, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, cảitiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm Đây sẽ là một nhân tố thúc đẩy hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai, xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở

rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng cả trong và ngoài nước Điều này giúpdoanh nghiệp tăng được doanh số và lợi nhuận, đồng thời chia sẻ rủi ro trong hoạtđộng kinh doanh của công ty.

Thứ ba, xuất khẩu khuyến khích phát triển các mạng lưới kinh doanh của

doanh nghiệp, chẳng hạn như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển, các hoạtđộng sản xuất, marketing cũng như sự phân phối và mở rộng kinh doanh.

2.1.3 Các hình thức xuất khẩu hàng hóa

2.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là một hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhà sản xuất,các công ty xí nghiệp và các nhà xuất khẩu, trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán traođổi hàng hoá với các đối tác nước ngoài.

Xuất khẩu trực tiếp yêu cầu phải có nguồn vốn đủ lớn và đội ngũ cán bộcông nhân viên có năng lực và trình độ để có thể trực tiếp tiến hành hoạt động kinhdoanh xuất khẩu Về nguyên tắc, xuất khẩu trực tiếp có thể làm tăng thêm rủi rotrong kinh doanh nhưng nó lại có những ưu điểm nổi bật sau:

- Giảm bớt chi phí trung gian do đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Trang 21

- Có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng và với thị trường nướcngoài, từ đó nắm bắt ngay được nhu cầu cũng như tình hình của khách hàng nên cóthể thay đổi sản phẩm và những điều kiện bán hàng trong điều kiện cần thiết.

2.1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp (xuất khẩu ủy thác)

Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hoá ra thị trường nước ngoàithông qua các trung gian xuất khẩu như người đại lý hoặc người môi giới Đó có thểlà các cơ quan, văn phòng đại diện, các công ty uỷ thác xuất nhập khẩu Theo đó,bên thứ ba này sẽ tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu, thực hiện các thủ tục cầnthiết với người mua để xuất khẩu hàng cho doanh nghiệp ủy thác, qua đó nhận đượcmột khoản hoa hồng là phí ủy thác.

Trên thực tế, hình thức này được các công ty vừa và nhỏ ưu tiên sử dụng Vìnó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí liên quan đến vấn đề kỹ thuật và pháp lý về xuấtkhẩu, đồng thời tận dụng được kiến thức, kinh nghiệm bên trung gian, dễ dàng tiếpcận được thị trường mục tiêu thông qua người trung gian này, từ đó doanh nghiệpcó thể dành sự tập trung vào sản xuất.

2.1.3.3 Buôn bán đối lưu

Buôn bán đối lưu hay còn gọi là mua bán đối lưu, mậu dịch đối lưu làphương thức giao dịch trao đổi hàng hóa mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽvới nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng hóa trao đổi có giá trịtương đương Ở hình thức này, xuất khẩu không nhằm mục đích thu khoản ngoại tệmà để thu lại hàng hóa khác có giá trị tương đương.

Đặc điểm của phương thức này là không sử dụng tiền tệ làm trung gian nênkhông bị ảnh hưởng bởi vấn đề tỷ giá, giảm được chi phí giao dịch và thanh toánvới ngân hàng, có thể thực hiện khi một bên thiếu ngoại tệ Tuy nhiên, nó cũng rấtphức tạp, tốn thời gian, chịu ảnh hưởng của luật lệ các nước, khó khăn trong việcđịnh giá thị trường cho hàng hóa, dễ xảy ra tình trạng mâu thuẫn.

2.1.3.4 Gia công quốc tế

Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó bên nhậngia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia côngđể thực hiện một hay nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bênđặt gia công để hưởng thù lao.

Trang 22

Đây là phương thức khá phổ biến hiện nay Đối với bên đặt gia công thìphương thức này giúp họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công củanước nhận gia công Đối với bên nhận gia công thì phương thức này giúp họ giảiquyết được vấn đề công ăn việc làm cho người lao động và nhận được công nghệhoặc thiết bị cho quốc gia mình.

2.1.3.5 Xuất khẩu tại chỗ

Xuất khẩu tại chỗ là loại xuất khẩu mà hàng hóa không cần vượt qua biêngiới quốc gia mà khách hàng vẫn mua được Doanh nghiệp xuất khẩu không cầnphải thâm nhập thị trường nước ngoài mà khách hàng tự tìm đến nhà xuất khẩu.

Đây là hình thức mới và đang phổ biến rộng rãi Xuất khẩu tại chỗ giúp chodoanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí do không phải tiến hành công tácnghiên cứu – thâm nhập thị trường cũng như các thủ tục hải quan, mua bảo hiểmhàng hóa,… Hàng hóa được đảm bảo an toàn, tốc độ quay vòng sản phẩm nhanhhơn, doanh nghiệp còn được hưởng nhiều ưu đãi về thuế suất vì không cần vượtbiên giới quốc gia mà hàng vẫn tới được tay người tiêu dùng trên thế giới.

2.1.3.6 Tái xuất khẩu

Tái xuất khẩu hay còn gọi là tạm nhập tái xuất, đây là hoạt động tiến hànhnhập khẩu tạm thời hàng hóa từ bên ngoài vào, sau đó lại xuất khẩu sang một nướcthứ ba Hoạt động này bao gồm sự tham gia của 3 quốc gia khác nhau với mỗi vaitrò riêng biệt, trong đó: nước nhập khẩu, nước xuất khẩu và nước tái xuất.

Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận caomà không cần phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng, thiết bị, khả năng thuhồi vốn cũng nhanh hơn.

2.1.3.7 Xuất khẩu theo nghị định thư

Xuất khẩu theo nghị định thư là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là đểgán nợ) được ký kết theo nghị định thư giữa hai Chính phủ Các doanh nghiệp sẽdựa chính vào văn bản đã ký kết này cùng các chỉ định và hướng dẫn cụ thể để tiếnhành xuất khẩu hàng hóa Hình thức này thường diễn ra ở những quốc gia có mốiquan hệ mật thiết với nhau.

Ưu điểm của hình thức này là giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các khoảnchi phí trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác mua hàng, mặt khác

Trang 23

không có sự rủi ro trong thanh toán Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũngcó thể đáp ứng phương thức này do có liên quan đến uy tín và lợi ích của quốc giatrên thị trường quốc tế Vì vậy, trên thực tế hình thức xuất khẩu chiếm tỉ trọng vôcùng nhỏ.

2.2 Lý luận chung về thị trường và thị trường xuất khẩu2.2.1 Khái niệm thị trường

Thị trường xuất hiện thông qua các mối quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá,dịch vụ Theo đó, thị trường được cấu thành bởi nhiều yếu tố, nhiều mối quan hệkhác nhau như cung - cầu và giá cả, quan hệ hợp tác, quan hệ cạnh tranh

Theo quan điểm của Kinh tế học, “Thị trường là tổng thể của cung và cầu đốivới một hàng hoá nhất định trong một không gian và thời gian cụ thể.”

Theo Giáo trình Marketing căn bản (Trường Đại học Thương Mại), thịtrường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm năng có một nhu cầu hay mong muốncụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mongmuốn đó.

T Cannon nhận định: “Thị trường là tập hợp người bán và người mua thỏathuận các điều kiện trao đổi hàng hoá và dịch vụ được tiến hành một cách trực tiếphoặc gián tiếp thông qua một mạng lưới trung gian phức hợp để kết nối người muavà người bán những vị trí không gian khác nhau.”

Như vậy, , các quan điểm trên đều cho thấy các đặc điểm của thị trường lànơi người mua và người bán trao đổi, mua bán hàng hoá và dịch vụ Người mua vàngười bán có thể tiến hành trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trung gianthương mại Giá cả hàng hoá trên thị trường chịu tác động bởi nhiều quy luật kinh tếkhác nhau như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu.

2.2.2 Khái niệm về thị trường xuất khẩu

Theo quan điểm về kinh doanh quốc tế: “Thị trường xuất khẩu là tập hợpnhững khách hàng có nhu cầu thị trường với sản phẩm hoặc lĩnh vực hoạt độngthương mại mà doanh nghiệp có dự án trong mối quan hệ của môi trường kinhdoanh và điều kiện cạnh tranh quốc tế.”

Theo quan điểm về Marketing quốc tế: “Thị trường xuất khẩu của một doanhnghiệp tập hợp các khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp đó.”

Trang 24

Từ những quan điểm trên, thị trường xuất khẩu mang những đặc điểm chungcủa thị trường và những đặc điểm riêng của mình Những đặc điểm riêng này baogồm chủ thể của thị trường xuất khẩu là người mua và người bán có quốc tịch khácnhau, hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ được thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệmạnh và mức độ cạnh tranh mà người bán phải đối mặt cao tại các thị trường xuấtkhẩu cao hơn so với tại thị trường trong nước Ngoài ra, thị trường xuất khẩu hànghoá không chỉ giới hạn phạm vi ở những thị trường nước ngoài Trong một sốtrường hợp, thị trường trong nước cũng là thị trường xuất khẩu hàng hoá (với hìnhthức xuất khẩu tại chỗ).

2.2.3 Phân loại thị trường xuất khẩu

- Căn cứ vào vị trí địa lý:

+ Thị trường Châu lục: thị trường Châu Á, thị trường Châu Âu

+ Thị trường khu vực: thị trường khu vực Đông Nam Á (ASEAN), thị trườngEU

+ Thị trường quốc gia và vùng lãnh thổ: thị trường Hoa Kỳ, thị trường HànQuốc, thị trường Nhật Bản

- Căn cứ vào lịch sử quan hệ ngoại thương:

+ Thị trường truyền thống: là thị trường mà doanh nghiệp đã thâm nhập vàxuất khẩu sản phẩm sang trong một thời gian dài.

+ Thị trường hiện có: là thị trường mà doanh nghiệp đã thâm nhập và hiệnđang thực hiện hoạt động xuất khẩu vào thị trường này.

+ Thị trường mới: là thị trường mà doanh nghiệp mới thâm nhập và thựchiện hoạt động xuất khẩu vào thị trường này trong thời gian gần đây.

+ Thị trường tiềm năng: là thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thâmnhập và thực hiện hoạt động xuất khẩu thành công vào thị trường này.

- Căn cứ vào mức độ quan tâm và tính ưu tiên đối với thị trường:

+ Thị trường xuất khẩu trọng điểm: là thị trường mà doanh nghiệp tập trungchủ yếu các nguồn lực để khai thác.

+ Thị trường xuất khẩu phụ: là thị trường mà doanh nghiệp tập trung ít cácnguồn lực để khai thác.

- Căn cứ vào mức độ mở cửa thị trường và khả năng thâm nhập thị trường:

Trang 25

+ Thị trường khó tính.+ Thị trường dễ tính.

- Căn cứ vào mức độ hạn chế xuất khẩu:

+ Thị trường xuất khẩu theo hạn ngạch.+ Thị trường xuất khẩu phi hạn ngạch.

- Căn cứ vào sức mua của thị trường:

+ Thị trường xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh.

+ Thị trường xuất khẩu không có ưu thế cạnh tranh.

- Căn cứ vào loại hình cạnh tranh trên thị trường:

+ Thị trường độc quyền: là cấu trúc thị trường mà trong đó chỉ có một ngườibán chi phối mọi hoạt động của thị trường.

+ Thị trường độc quyền nhóm: là cấu trúc thị trường mà trong đó chỉ có ítngười bán, mỗi người bán cung cấp một phần lớn trong tổng số sản phẩm được bántrên thị trường.

+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: là cấu trúc thị trường mà trong đó cónhiều người mua và nhiều người bán và không người mua hay người bạn nào có thểảnh hưởng đến giá cả thị trường.

+ Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: là cấu trúc thị trường mà trong đócó ít nhất một người bán hoặc người mua tương đối lớn và có khả năng tác độngđến giá cả thị trường, làm mất tính cạnh tranh hoàn hảo của thị trường.

2.3 Lý luận chung về hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa2.3.1 Khái niệm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa

Dưới góc độ của doanh nghiệp: “Mở rộng thị trường xuất khẩu là tổng thểcác biện pháp, cách thức mà doanh nghiệp thực hiện để có thể đưa ngày càng nhiềusản phẩm ra thị trường nước ngoài để bán và thu về ngoại tệ mạnh cho công ty Mởrộng thị trường xuất khẩu không chỉ là hoạt động phát triển thêm các thị trường xuất

Trang 26

khẩu mở mà còn là việc tăng thêm doanh thu, thị phần ở những thị trường xuất khẩutruyền thống”.

Dưới góc độ quốc gia thì mở rộng thị trường xuất khẩu là việc quốc gia thựchiện cách thức, biện pháp để các sản phẩm của quốc gia mình thâm nhập vào thịtrường quốc tế nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước.

Như vậy, mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là việc các doanhnghiệp áp dụng các biện pháp, cách thức để khai thác một cách tốt nhất các thịtrường xuất khẩu hiện tại và thâm nhập được vào các thị trường xuất khẩu tiềmnăng khác Ngoài ra mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp không chỉ làmở rộng thị trường mới mà cần phải tăng cả thị phần của sản phẩm đó trong các thịtrường sẵn có.

2.3.2 Vai trò của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa đối vớidoanh nghiệp

Ngày nay trên thế giới trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế khi mà hàng ràothuế quan được hạ bỏ các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trênthị trường, doanh nghiệp không những phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trongnước mà còn phải cạnh tranh gay gắt với các công ty bên ngoài Do vậy để tồn tạivà phát triển công ty phải không ngừng duy trì và mở rộng thị trường của mình.

Thứ nhất, mở rộng thị trường giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho doanh

nghiệp Doanh nghiệp sẽ tiếp cận, thu hút nhiều khách hàng và người tiêu dùng hơnnhờ vào việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, từ đó quy mô thị trường tiêuthụ sản phẩm của doanh nghiệp gia tăng, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cũngnhư gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Thứ hai, mở rộng thị trường là cơ sở thúc đẩy, nâng cao khả năng cạnh tranh

của doanh nghiệp Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá đồng nghĩa với việcdoanh nghiệp phải đối mặt với mức độ cạnh tranh lớn hơn đến từ các doanh nghiệpxuất khẩu từ các quốc gia khác cùng các doanh nghiệp trong nước tại quốc gia nhậpkhẩu Doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược kinh doanh thích hợp, phát triển,hoàn thiện sản phẩm, quy trình sản xuất, kinh doanh nhằm đạt lợi thế cạnh tranh chiphí thấp hoặc lợi thế cạnh tranh khác biệt hoá so với các doanh nghiệp khác Từ đó,doanh nghiệp nâng cao chất lượng hàng hoá, đa dạng mẫu mã sản phẩm và nâng

Trang 27

cao chất lượng quản lý, dịch vụ Ngoài ra, với một số thị trường khó tính, các quyđịnh phi thuế quan khắt khe đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiệnchất lượng, quy trình sản xuất sản phẩm của mình Do đó, khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp được nâng cao.

Thứ ba, mở rộng thị trường giảm rủi ro trong hoạt động thương mại cho

doanh nghiệp Hoạt động thương mại chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khách quankhác nhau đến từ thị trường như kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội Đặc biệt, vớicác doanh nghiệp tiến hành hoạt động ngoại thương, các yếu tố này tại các thịtrường xuất khẩu hàng hoá mang tính quốc tế, có sự khác biệt, biến động và khó dựđoán hơn so với thị trường nội địa Vì vậy, việc mở rộng thị trường xuất khẩu hànghoá của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp giảm được rủi ro do tránh bị phụ thuộcvào một thị trường.

Thứ tư, mở rộng thị trường quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thế của doanh

nghiệp Mở rộng thị trường xuất khẩu giúp hàng hoá của doanh nghiệp có mặt tạinhiều quốc gia hơn, được nhiều khách hàng và người tiêu dùng quốc tế biết đến hơn.Vì thế mà giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình trên thịtrường quốc tế Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp thiết lập thêm các mối quan hệthương mại với nhiều đối tác quốc tế hơn.

Thứ năm, mở rộng thị trường giải quyết vấn đề về tiêu thụ sản phẩm Mỗi

sản phẩm đều có vòng đời sản phẩm riêng Tại một thị trường, sản phẩm của doanhnghiệp có thể đang trong giai đoạn thoái trào và sắp bị đào thải ra khỏi thị trường.Nhưng với một thị trường khác, sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng bắt đầugiai đoạn mở đầu và được đón nhận tại thị trường đó Do đó, việc mở rộng thịtrường xuất khẩu giúp doanh nghiệp kéo dài vòng đời cho sản phẩm của mình vàgiải quyết được vấn đề tiêu thụ sản phẩm với các sản phẩm sắp hết vòng đời tại mộtthị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.

2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩuhàng hóa

2.3.3.1 Nhân tố khách quan

Các nhân tố thuộc về nước xuất khẩu

Trang 28

Thứ nhất, các quy định và luật pháp liên quan đến hoạt động mở rộng thị

trường xuất khẩu Các quy định và luật pháp áp dụng là những quy tắc, chuẩn mực,có tính chất bắt buộc như: quy định về thuế sản xuất, xuất khẩu; quy định về lãi suất,hỗ trợ tín dụng xuất khẩu; chính sách về nguyên vật liệu, cơ sở hạ tầng, thủ tục hànhchính;… mà các doanh nghiệp xuất khẩu phải thực hiện Các quy định này có thểngăn cản hay mở rộng xuất khẩu sang các nước khác Chẳng hạn như: quy định vềgiảm thuế xuất khẩu, đưa thuế xuất khẩu về 0%, lãi suất thấp, các chính sách ngắngọn, thủ tục hành chính đơn giản,… sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu từ đóthúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu nên dễ dàng, nhanh gọn hơn Trái lại, quyđịnh về tăng thuế, lãi suất cao, hỗ trợ tín dụng thấp, thủ tục rườm rà sẽ khiến cácdoanh nghiệp gặp khó khăn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu.

Thứ hai, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của nước xuất khẩu Những nước

tham gia vào tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng, tạo dựng nhiều quan hệ thươngmại với nhiều nước sẽ tạo môi trường mở, thuận lợi để các doanh nghiệp trong nướcmở rộng thị trường xuất khẩu.

Thứ ba, tiềm năng của ngành Các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu,

vị trí địa lý, nguồn vốn, nguồn lực, cơ sở hạ tầng,… là những yếu tố xây dựng nênlợi thế cạnh tranh của sản phẩm và là tiềm năng phát triển ngành sản xuất Nhữngquốc gia có vị trí địa lý chiến lược, nguồn lực chất lượng cao, dồi dào nguồn tàinguyên thiên nhiên cần thiết cho sản xuất hàng hóa giúp cho doanh nghiệp có thểsản xuất hàng hóa với chi phí thấp từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cao hơn, giúp chohoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu thuận lợi hơn.

Thứ tư, chiến lược phát triển của ngành Tùy vào từng giai đoạn và đặc điểm

của nền kinh tế mà mỗi quốc gia có những chiến lược phát triển ngành riêng biệt.Với các ngành kinh tế mũi nhọn, có khả năng xuất khẩu cao thì quốc gia đó sẽ cócác chiến lược chú trọng đến xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu thuận lợihơn các ngành kinh tế không phải là mũi nhọn.

Các nhân tố thuộc về quốc gia nhập khẩu

Thứ nhất, các rào cản và quy định thương mại Các rào cản thương mại quốc

tế phổ biến bao gồm các biện pháp thuế quan và phi thuế quan Hiện nay, để thúcđẩy quan hệ thương mại phát triển, các biện pháp thuế quan dần được gỡ bỏ Tuy

Trang 29

nhiên, để kiểm soát chất lượng hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng trong nước, cácquốc gia nhập khẩu đang có xu hướng gia tăng các biện pháp phi thuế quan Điềunày làm xuất khẩu khó khăn hơn, cản trở đến hoạt động mở rộng thị trường xuấtkhẩu hàng hóa của các doanh nghiệp.

Thứ hai, tình hình cạnh tranh trên thị trường quốc gia nhập khẩu Sức ép từ

các doanh nghiệp nội địa và các doanh nghiệp quốc tế khác ở nước nhập khẩu cànglớn càng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn thâm nhập, mở rộng thị trườngxuất khẩu cho mình.

Thứ ba, nhu cầu về sản phẩm Những quốc gia có nhu cầu về sản phẩm cao

trong khi lượng cung ứng trong nước không đáp ứng được do sản xuất hạn chế thìđây sẽ là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp quốc tế xuất khẩu, mở rộng thịtrường hàng hóa.

2.3.3.2 Nhân tố chủ quan

Hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp

Về chủng loại sản phẩm: Những sản phẩm của doanh nghiệp là những mặthàng đang có nhu cầu tiêu thụ lớn trên thị trường hoặc đó là những mặt hàng đượctiêu chuẩn hóa, khuyến khích nhập khẩu, xuất khẩu sẽ giúp cho việc tiêu thụ sảnphẩm dễ dàng hơn, hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hiệu quả hơn Nếu sảnphẩm của doanh nghiệp là mặt hàng tiêu thụ chậm hoặc cấm nhập khẩu thì việc mởrộng thị trường xuất khẩu sẽ khó khăn.

Về chất lượng và thương hiệu sản phẩm: Sản phẩm có chất lượng tốt cóthương hiệu uy tín và phổ biến trên các thị trường quốc tế sẽ gây được sự chú ý, lựachọn tin dùng của khách hàng Từ đó giúp cho hiệu quả mở rộng thị trường xuấtkhẩu được nâng cao.

Về giá cả: Đây là một yếu tố quan trọng góp phần vào lựa chọn tiêu dùng sảnphẩm của doanh nghiệp Định giá sản phẩm hợp lý với thu nhập và tiêu dùng của thịtrường nhập khẩu sẽ giúp cho lượng tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, giúp doanh nghiệpdễ dàng mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nguồn lực của doanh nghiệp

Về tiềm lực tài chính của doanh nghiệp: Đây là một trong những nhân tốquan trọng phản ánh khả năng huy động, quản lý phân bổ vốn đáp ứng thực hiện các

Trang 30

mục tiêu của doanh nghiệp Với năng lực tài chính vững mạnh, ổn định tạo dựngmột nền móng, tiền đề để doanh nghiệp thực hiện hoạt động mở rộng thị trường.

Về nguồn nhân lực: Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong hoạt độngmở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Nguồn nhân lực với chất lượng tốt,trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, là hạt nhân để thúc đẩy tăng trưởng, thúc đẩycác hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu.

Về cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ Yếu tố này đóng một vai trò quantrọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và năng suất sản xuất sản phẩm của doanhnghiệp Áp dụng các công nghệ hiện đại, trang bị thiết bị sản xuất tiên tiến, đảm bảocơ sở vật chất tốt giúp cho các doanh nghiệp nâng cao năng suất từ đó tăng khảnăng cạnh tranh giúp hoạt động mở rộng thị trường hiệu quả hơn.

Chiến lược phát triển của doanh nghiệp

Đối với mỗi doanh nghiệp sẽ có những chiến lược phát triển riêng Dựa vàolợi thế cạnh tranh của mình mà mỗi doanh nghiệp cần xác định mặt hàng chủ lực,ưu tiên cho xuất khẩu Cần có chiến lược tập trung nguồn vốn và nguồn lực nhiềuhơn vào những mặt hàng này để phát triển sản phẩm từ đó hoạt động mở rộng thịtrường xuất khẩu hiệu quả hơn.

2.3.4 Phương thức mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa

2.3.4.1 Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng

Phát triển thị trường theo chiều rộng tức là doanh nghiệp cố gắng mở rộngphạm vi thị trường tăng thị phần sản phẩm bằng các khách hàng mới Phương thứcnày được doanh nghiệp sử dụng trong các trường hợp:

- Thị trường sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp có xu hướng bão hòa- Doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh được trên thị trường hiện tại- Rào cản về chính trị luật pháp (quan hệ quốc tế) quá lớn đối với doanhnghiệp trên thị trường hiện tại.

- Doanh nghiệp có đủ điều kiện năng lực để mở rộng thêm thị trường mới đểtăng doanh thu lợi nhuận hoặc không có khả năng tăng thêm thị phần của mình trênthị trường đang kinh doanh.

Trang 31

Đây là một hướng đi đúng đắn để doanh nghiệp tăng thêm thị phần sản phẩmcủa mình trên thị trường quốc tế góp phần nâng cao doanh thu lợi nhuận doanhnghiệp Phát triển thị trường theo chiều rộng có thể hiểu theo ba cách:

- Theo tiêu thức địa lý: Phát triển thị trường theo chiều rộng chính là tăngcường sự hiện diện của doanh nghiệp tại địa bàn mới bằng các sản phẩm hiện tại tứclà doanh nghiệp mang sản phẩm sang tiêu thụ tại các vùng mới để thu hút thêmkhách hàng tăng doanh số bán sản phẩm Tuy nhiên để đảm bảo thành công chocông tác phát triển thị trường lúc này doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường,xác định điều kiện thị trường, đặc điểm khách hàng và nhu cầu khách hàng tại địabàn mới để đưa ra các chiến lược tiếp cận thị trường phù hợp.

- Theo tiêu thức sản phẩm: Phát triển thị trường theo chiều rộng tức là doanhnghiệp đem bán những sản phẩm mới vào thị trường hiện tại (thực chất là phát triểnsản phẩm) doanh nghiệp Luôn đưa ra những sản phẩm mới có tính năng phù hợpvới người tiêu dùng hơn, khiến họ có mong muốn tiếp tục tiêu dùng sản phẩm củadoanh nghiệp Thường áp dụng chính sách đa dạng hoá sản phẩm theo yêu cầu củakhách hàng.

- Theo tiêu thức khách hàng: Phát triển thị trường theo chiều rộng tức làdoanh nghiệp kích thích, khuyến khích các nhóm khách hàng mới tiêu thụ sản phẩmcủa doanh nghiệp, có thể khách hàng của đối thủ cạnh tranh, có thể khách hàngkhông tiêu dùng tuyệt đối (khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp) Muốn thựchiện được điều đó doanh nghiệp cần hiểu được rõ nhu cầu của khách hàng, điểmmạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để có những hoạt động hợp lý trong việcgiành khách hàng của thị trường.

2.3.4.2 Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu

Phát triển thị trường theo chiều sâu tức là doanh nghiệp cố gắng tăng khảnăng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại Hướng phát triểnnày thường chịu ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh, rào cản về sức mua, địa lý, do vậydoanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ về thị trường, quy mô, cơ cấu mặt hàng và sựcạnh tranh, tiềm lực của doanh nghiệp để đảm bảo cho sự thành công của hoạt độngphát triển thị trường Phát triển thị trường theo chiều sâu thường được doanh nghiệpsử dụng khi:

Trang 32

- Thị trường hiện tại lớn và ổn định có xu hướng điều kiện môi trường tốtcho sản phẩm của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp có khả năng và điều kiện cạnh tranh tại thị trường này.- Sản phẩm doanh nghiệp có uy tín trên thị trường và đang được ưa chuộng.Phát triển thị trường theo chiều sâu cũng được hiểu theo ba cách:

- Theo tiêu thức địa lý: Phát triển thị trường theo chiều sâu tức là doanhnghiệp cố gắng bán thêm hàng hoá vào địa bàn vốn là thị trường của doanh nghiệp.Doanh nghiệp sử dụng các công cụ marketing các chiêu dụ khách hàng, đánh bậtđối thủ cạnh tranh và có thể tiến tới độc chiếm thị trường

- Theo tiêu thức sản phẩm: Phát triển thị trường có nghĩa là doanh nghiệptăng cường bán một loại sản phẩm với mức cao nhất có thể trên thị trường doanhnghiệp Để làm tốt công việc này doanh nghiệp phải định được ngành hàng, lĩnhvực mà mình có lợi thế nhất để đầu tư mạnh cho sản xuất kinh doanh tạo được thếđộc quyền.

- Theo tiêu thức khách hàng: Phát triển thị trường theo chiều sâu là việcdoanh nghiệp nỗ lực bán thêm sản phẩm của mình vào nhóm khách hàng của doanhnghiệp Bằng cách phục vụ của mình doanh nghiệp muốn biến nhóm khách hàng đótrở thành khách hàng trung thành của mình.

Tóm lại, dù mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều dọc hay chiều sâu thìdoanh nghiệp đều phải cần nghiên cứu kỹ thị trường, xác định và đánh giá về mặthàng của mình và sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

2.3.5 Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa

2.3.5.1 Nhóm giải pháp về sản phẩm

Chính sách sản phẩm là toàn bộ những thuộc tính doanh nghiệp đưa ra đểphục vụ một tập hợp khách hàng trong tương lai Từ những thuộc tính của sản phẩm,doanh nghiệp lựa chọn những thuộc tính mang tính quyết định để thể hiện và làmnổi bật trong các hoạt động truyền thông xúc tiến của mình.

Trong thị trường quốc tế, sản phẩm thường được thay đổi để thích nghi vớicác điều kiện của thị trường mục tiêu Do đó, để mở rộng thị trường xuất khẩu hànghoá, doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp chính sách sản phẩm phù hợp với từngthị trường.

Trang 33

- Chiến lược sản phẩm mới:

Sản phẩm mới là sản phẩm được một số khách hàng tiềm năng cảm nhận nhưmới, bao gồm sản phẩm mới hoàn toàn, sản phẩm cải tiến, sản phẩm hoàn chỉnh vàsản phẩm có thương hiệu mới mà doanh nghiệp phát triển.

Trước sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ, để hoạt động mở rộng thị trườngxuất khẩu diễn ra hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ dựa trên các sản phẩm hiện cómà phải có những sản phẩm mới, hoàn thiện hơn.

- Cải tiến sản phẩm:

Cải tiến sản phẩm bao gồm các hình thức cải tiến chất lượng sản phẩm, tínhnăng sản phẩm và kiểu dáng của sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi của thịtrường.

Về cải tiến chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp nâng cao các tính năng, thuộctính của sản phẩm như độ bền, tuổi thọ sản phẩm, mức độ an toàn, tính kinh tế, tàichính của sản phẩm

Về cải tiến kiểu dáng sản phẩm, doanh nghiệp đưa ra các giải pháp nhằmtăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm như thiết kế kiểu dáng mới.

Về cải tiến tính năng sản phẩm, doanh nghiệp bổ sung các tính năng mới chosản phẩm nhằm tăng thêm công dụng cho sản phẩm hoặc tăng sự tiện dụng chongười tiêu dùng.

2.3.5.2 Nhóm giải pháp về giá

Giá cả tác động quan trọng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.Khi khách hàng lựa chọn sản phẩm, khách hàng sẽ xem xét dựa trên tương quan giácả - chất lượng để xác định, đánh giá chất lượng và thuộc tính của sản phẩm.

- Định giá thâm nhập thị trường:

Định giá thâm nhập thị trường là chiến lược mà doanh nghiệp đưa ra mức giáthấp hơn giá thị trường nhằm thu hút khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ mới.Với chiến lược giá này, doanh nghiệp có thể lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩmmới, xây dựng thị phần, tạo dựng niềm tin cho khách hàng tại các thị trường mới.

Các giải pháp về giá thường dẫn đến sự nhượng bộ với khách hàng về mặtgiá cả Tuy nhiên, việc đưa ra các chính sách giá cần gắn liền với chiến lược của sảnphẩm, chiến lược xâm nhập thị trường và chiến lược giá của đối thủ cạnh tranh

Trang 34

nhằm đảm bảo người tiêu dùng được hưởng mức giá hợp lý để tránh người tiêudùng nhận thức, đánh giá sai về giá trị chất lượng sản phẩm.

2.3.5.3 Nhóm giải pháp về xúc tiến

Xúc tiến là hoạt động trao đổi thông tin giữa người bán và người mua, hoặcqua trung gian nhằm tác động tới thái độ, hành vi mua bán, qua đó thúc đẩy việcmua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ, nhằm đạt mục tiêu kinh doanh, mở rộng vàphát triển thị trường Với hoạt động kinh doanh ở phạm vi quốc tế, xúc tiến thươngmại trở thành xúc tiến quốc tế và cần thay đổi một số nội dung phù hợp với thịtrường quốc tế.

- Tăng cường quảng cáo quốc tế:

Hầu hết các công ty khi hoạt động ở thị trường quốc tế đều sử dụng quảngcáo trong chương trình xúc tiến thương mại Quảng cáo thương mại được địnhnghĩa là hoạt động truyền thông phi cá nhân về các ý tưởng hàng hoá và dịch vụ dochủ quảng cáo trả tiền nhằm thuyết phục hoặc ảnh hưởng đến hành vi của một nhómngười nào đó Theo John Philip Jones, quảng cáo quốc tế gồm quảng cáo đơn quốcgia và đa quốc gia Với doanh nghiệp xuất khẩu, quảng cáo quốc gia sẽ giúp doanhnghiệp tăng nhận diện thương hiệu với khách hàng, đẩy mạnh bán hàng, kích thíchnhu cầu của người tiêu dùng Do đó, hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu củadoanh nghiệp đạt hiệu quả tốt hơn, tạo ra năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

- Tiến hành hoạt động quan hệ công chúng:

“Quan hệ công chúng là những hoạt động truyền thông giao tiếp của công tynhằm xác định và đánh giá thái độ của các nhóm công chúng có liên quan, các yếutố ảnh hưởng đến lợi ích của các nhóm này, thực hiện các chương trình hành độngnhằm giành được sự hiểu biết và tin tưởng của công chúng đối với hoạt động kinhdoanh của công ty.” (PGS TS An Thị Thanh Nhàn và TS Lục Thị Thu Hường,2012, Giáo trình Quảng cáo và xúc tiến thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Thốngkê).

Quan hệ công chúng gồm những hành động nhằm xây dựng hình ảnh đẹpcho doanh nghiệp và sản phẩm trước xã hội và nhóm công chúng hữu quan Dodoanh nghiệp không phải trả tiền đăng bài trên báo/ tạp chí hay mua thời gian phátsóng trên truyền hình nên giải pháp này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí Ngoài

Trang 35

ra, thông điệp quan hệ công chúng ít mang tính thương mại rõ rệt, vì vậy, nhữngthông điệp này tạo sự tin cậy cao hơn cho khán giả Hoạt động quan hệ công chúngsẽ thúc đẩy hành vi mua hàng hoá của người dùng, đồng thời, góp phần định vịthương hiệu cho doanh nghiệp với khách hàng, do đó, tạo điều kiện thuận lợi chodoanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá.

- Thực hiện hoạt động xúc tiến bán:

Theo Philip Kotler: “Xúc tiến bán bao gồm nhiều công cụ khuyến khích khácnhau, thường là ngắn hạn nhằm kích thích người tiêu dùng hay ngành thương mạimua những sản phẩm/ dịch vụ cụ thể nhanh hơn hay nhiều hơn.”

Xúc tiến bán là công cụ để doanh nghiệp điều chỉnh tạm thời những chàohàng cơ bản theo hướng tích cực, cải thiện Hoạt động này giúp thu hút nhữngngười sử dụng mới và khuyến khích sử dụng sản phẩm thường xuyên hơn và nhiềuhơn Đây cũng là một công cụ cạnh tranh hiệu quả cho doanh nghiệp trong điềukiện cạnh tranh cao của kinh doanh quốc tế Do đó, xúc tiến bán giúp doanh nghiệpdễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu và đẩy mạnh hoạt động mở rộng thịtrường xuất khẩu hàng hóa của mình.

Doanh nghiệp có thể thực hiện xúc tiến bán tới người tiêu dùng hoặc tớitrung gian phân phối Đối với hoạt động xúc tiến bán tới người tiêu dùng, doanhnghiệp sử dụng một trong các hình thức: hàng mẫu, phiếu mua hàng, quà tặng, giảmgiá trực tiếp, thẻ tích điểm, thi có thưởng, hoàn tiền một phần hoặc thưởng thêmhàng Với hoạt động xúc tiến bán tới trung gian phân phối, doanh nghiệp có thể ápdụng kỹ thuật như: ưu đãi mua hàng, trợ cấp chuyển hàng, giảm giá khi mua tiếp,hàng tặng, hỗ trợ trưng bày hàng, hội nghị khách hàng, hội thi bán hàng hoặc quảngcáo và xúc tiến hợp tác.

- Khuyến mãi:

Khuyến mãi là hoạt động của người bán nhằm thúc đẩy khách hàng tăngcường mua sắm, sử dụng hàng hoá và dịch vụ của người bán bằng cách dành chokhách hàng những lợi ích nhất định Ngoài ra, hoạt động khuyến mãi còn nhằm mụcđích quảng bá thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp Các hoạt động khuyến mãibao gồm: dùng thử hàng mẫu miễn phí, tặng quà, giảm giá, tặng phiếu mua hàng,phiếu dự thi Trong thực tế, các hình thức này được áp dụng khá linh hoạt và có

Trang 36

thể kết hợp nhiều hình thức một lúc như vừa giảm giá vừa tặng quà Đối với doanhnghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là mới thâm nhập thị trường, doanhnghiệp có thể áp dụng các hình thức khuyến mãi nhằm kích cầu, thu hút người tiêudùng dùng thử sản phẩm Việc khuyến mãi cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải xác địnhcụ thể về thời gian, địa điểm, đối tượng, cách thức, mục tiêu của hoạt độngkhuyến mãi Bởi lẽ khuyến mãi là công cụ hiệu quả để doanh nghiệp có thể áp dụngkhi mở rộng thị trường Tuy nhiên, nếu hoạt động khuyến mãi không phù hợp có thểlàm cho sản phẩm trở nên rẻ tiền trong mắt khách hàng Do đó, hoạt động khuyếnmãi sẽ không hiệu quả, mà đồng thời còn ảnh hưởng tới hình ảnh thương hiệu trongmắt khách hàng.

- Tham gia hội chợ - triển lãm thương mại:

Hội chợ - triển lãm là công cụ không thể thiếu khi thâm nhập hoặc mở rộngthị trường quốc tế Hội chợ - triển lãm là hoạt động tổ chức, trưng bày giới thiệu sảnphẩm của doanh nghiệp trong một không gian, thời gian và địa điểm nhất định Vớiđặc điểm là hoạt động xúc tiến tập trung trong một khoảng thời gian và không giannhất định, doanh nghiệp có cơ hội quảng bá và giao dịch với những khách hàngtiềm năng nhất của mình Đối với những doanh nghiệp mới hoặc mong muốn mởrộng thị trường xuất khẩu hàng hóa mà chưa xây dựng được các mối quan hệ, thamgia vào hội chợ - triển lãm thương mại là con đường nhanh nhất và đơn giản nhất đểdoanh nghiệp tiếp cận với khách hàng tiềm năng Do đó, nếu doanh nghiệp có sựchuẩn bị tốt, hội chợ - triển lãm thương mại sẽ là cơ hội thúc đẩy hoạt động mởrộng thị trường xuất khẩu hàng hoá cho doanh nghiệp.

2.3.5.4 Nhóm giải pháp về phân phối

- Thêm kênh phân phối:

Phân phối là quá trình chuyển sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùngcuối cùng Những người tiêu dùng thường phân tán theo địa lý và nhu cầu về sảnphẩm Do đó, kênh phân phối là cần thiết để sản phẩm có thể đưa đến những kháchhàng mục tiêu, đặc biệt khi doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiềurộng Việc xây dựng và lựa chọn kênh phân phối thích hợp sẽ thúc đẩy quá trìnhtiêu thụ hàng hoá diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian, đồng thời,đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều trung gian sẽ

Trang 37

làm doanh nghiệp giảm mối quan hệ, sự liên kết với khách hàng Do đó, chiến lượcphân phối mà doanh nghiệp đưa ra phải hợp lý, thuận lợi cho người mua, đồng thời,góp phần giúp sản phẩm lưu thông nhanh chóng và dễ xâm nhập thị trường.

- Xây dựng liên minh trong phân phối:

Khi đã thiết lập quan hệ với các trung gian phân phối, doanh nghiệp cần pháttriển mối quan hệ này một cách chặt chẽ Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa các thànhviên phân phối có những ràng buộc sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập thịtrường hơn Do đó, để sản phẩm mới dễ tung ra thị trường và thu hút nhiều kháchhàng nhằm tăng hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu, doanh nghiệpcần xây dựng được những liên minh trong phân phối.

2.4 Phân định nội dung nghiên cứu

Sau khi xem xét trên phương diện thực tế, để làm rõ vấn đề nghiên cứu “Giảipháp mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩuThủy sản Hà Nội”, một số lý thuyết sẽ được sử dụng trong Khóa luận gồm:

- Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu Nghiêncứu các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu giúp chocông ty có thể đưa ra những giải pháp phù hợp và hiệu quả.

- Các phương thức mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa: Mở rộng thịtrường xuất khẩu theo chiều rộng, theo chiều sâu và kết hợp Đây là các phươngthức mà công ty đã, đang và sẽ sử dụng để mở rộng các thị trường xuất khẩu nôngsản của mình.

- Các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu bao gồm:

+ Nhóm giải pháp về sản phẩm: So với sản phẩm của nhiều doanh nghiệpkhác, mặt hàng thủy sản của Công ty còn chưa có sự khác biệt quá lớn Tại một sốthị trường khó tính như châu Âu, Mỹ sản phẩm của công ty còn chưa có tính cạnhtranh cao Do đó, việc đưa ra các giải pháp về sản phẩm là quan trọng và cần thiếtnhất nhằm nâng cao chất lượng, thuộc tính, mẫu mã của sản phẩm Từ đó, giúpcông ty đạt lợi thế cạnh tranh về sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh và tănghiệu quả hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty.

+ Nhóm giải pháp về giá: Chi phí sản xuất cao do chưa tối ưu được nguyênvật liệu đầu vào Do đó, trong nhóm giải pháp này, các giải pháp được đưa ra nhằm

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:32

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan