1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường eu tại công ty tnhh sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất nhập khẩu Phú Nghĩa

82 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỪ TRE SƠN MÀI SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔN Quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường eu tại công ty tnhh sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất nhập khẩu Phú Nghĩa Quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường eu tại công ty tnhh sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất nhập khẩu Phú Nghĩa

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỪ TRE SƠN MÀI SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY

SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ PHÚ NGHĨA

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Lớp: K56E2

Mã sinh viên: 20D130104

HÀ NÔI – 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH

Sinh viên lớp: K56E2 Khoa: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Em xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Quản trị rủi ro trong quy trình

xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường EU của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Phú Nghĩa” là công trình nghiên

cứu của cá nhân em, được tiến hành công khai, dựa trên sự tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân và sự hỗ trợ từ phía Công ty Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Phú Nghĩa, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của Ths Vũ Anh Tuấn

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và hoàn toàn không sao chép hoặc sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu nào khác Các thông tin trích dẫn trong bài đều được ghi rõ nguồn gốc

Em xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình!

Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Vũ Phương Ly

Người cam đoan

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Ths Vũ Anh Tuấn, người đã tận tình định hướng và hướng dẫn cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này

Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong trường Đại học Thương Mại và đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã giảng dạy và hỗ trợ em trong suốt thời gian em học tập, nghiên cứu tại trường để trang bị cho em kiến thức nền tảng phục vụ cho việc hoàn thành bài khóa luận

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các anh chị đồng nghiệp trong công ty Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Phú Nghĩa, đặc biệt là các chị ở phòng Xuất nhập khẩu đã hướng dẫn, dành thời gian và tạo điều kiện cho em được học hỏi để em có cơ sở để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp

Trong suốt quá trình thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp, do bản thân em còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế nên bài nghiên cứu của em khó tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và lời khuyên từ các thầy cô để bài khóa luận được hoàn chỉnh hơn

Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc Đồng thời chúc các anh chị trong công ty công ty Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Phú Nghĩa luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm Sinh viên thực hiện

Vũ Phương Ly

Trang 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11

1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 11

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 12

1.3 Mục đích nghiên cứu 14

1.3.1 Mục tiêu tổng quát 14

1.3.2 Mục tiêu cụ thể 14

1.4 Đối tượng nghiên cứu 14

1.5 Phạm vi nghiên cứu 14

1.6 Phương pháp nghiên cứu 14

1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 14

1.6.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu 15

1.7 Kết cấu của khóa luận 16

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO 17

TRONG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ 17

2.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu 17

2.1.1 Khái niệm xuất khẩu 17

2.1.2 Vai trò của xuất khẩu 17

2.1.2.1 Đối với nền kinh tế của một quốc gia 17

Trang 5

2.1.2.2 Đối với doanh nghiệp 18

2.1.3 Các hình thức xuất khẩu 19

2.2 Khái quát về quản trị rủi ro trong tác nghiệp xuất khẩu hàng hoá 20

2.2.1 Khái niệm về rủi ro 20

2.2.2 Phân loại những rủi ro cơ bản trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa 21

2.2.3 Khái niệm quản trị rủi ro 22

2.2.4 Nội dung quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng hóa 23

2.2.4.1 Nhận dạng rủi ro 24

2.2.4.2 Phân tích và đo lường rủi ro 26

2.2.4.3 Kiểm soát rủi ro 27

2.2.4.4 Tài trợ rủi ro 28

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng hóa tại doanh nghiệp 29

2.3.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 29

2.3.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 31

CHƯƠNG III : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỪ TRE SƠN MÀI SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU 33

HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ PHÚ NGHĨA 33

3.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp 33

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH sản xuất hàng thủ công xuất nhập khẩu Phú Nghĩa 33

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh chính 33

3.1.3 Cơ cấu tổ chức 34

Trang 6

3.1.4 Tài chính của công ty 35

3.2 Kết quả kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường EU của công ty 36

3.2.1 Kim ngạch 36

3.2.2 Chủng loại 37

3.2.3 Thị trường/đối tác 39

3.2.4 Quy định của EU đối với hàng thủ công mỹ nghệ nhập khẩu 40

3.3 Thực trạng quản trị rủi ro quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường EU của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Phú Nghĩa 42

3.3.1 Thực trạng quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường EU của công ty Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Phú Nghĩa 43

3.3.2 Phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng thủ công từ tre sơn mài sang thị trường EU của công ty Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Phú Nghĩa 46

3.3.2.1 Nhận dạng và đo lường rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng thủ công từ tre sơn mài sang thị trường EU của công ty 46

3.3.2.2 Phân tích và đánh giá tổn thất trong quy trình xuất khẩu hàng thủ công từ tre sơn mài sang thị trường EU của công ty 51

3.3.2.3 Hoạt động tài trợ rủi ro và phương án kiểm soát rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng thủ công từ tre sơn mài sang thị trường EU của công ty 57

3.4 Đánh giá kết quả đạt được từ hoạt động quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường EU của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Phú Nghĩa 60

3.4.1 Thành công đạt được 60

Trang 7

3.4.2 Hạn chế và tồn tại 62

3.4.3 Nguyên nhân 64

CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO VỚI XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỪ TRE SƠN MÀI SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ PHÚ NGHĨA 66

4.1 Định hướng xây dựng quy trình quản trị rủi ro hoàn thiện trong quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường EU của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Phú Nghĩa 66

4.1.1 Dự báo triển vọng thị trường đồ thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài tại EU 66

4.1.2 Định hướng phát triển chung của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Phú Nghĩa 67

4.1.3 Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường EU của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Phú Nghĩa 68

4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro quy trình quản trị rủi ro hoàn thiện trong quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường EU của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Phú Nghĩa 69

4.2.1 Hoàn thiện và nâng cao năng lực nghiên cứu, nhận dạng và dự báo rủi ro 69

4.2.2 Hoàn thiện các quy trình phân tích và đo lường rủi ro 70

4.2.3 Hoàn thiện quy trình kiểm soát rủi ro, hạn chế tổn thất 73

4.2.4 Hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro 74

Trang 8

4.3 Một số kiến nghị với các cơ quan tổ chức có liên quan 75 KẾT LUẬN 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ tre ép, tre đan tre sơn mài so với tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty TNHH sản

xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất nhập khẩu Phú Nghĩa 36

trong giai đoạn 2020 – 2023 36

Bảng 3.2: Tỷ trọng xuất khẩu của các sản phẩm tre cuốn sơn mài so với kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ tre ép, tre đan, tre sơn mài sang thị trường EU của Công ty TNHH Sản Xuất Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ 37

Bảng 3.3: Danh sách các nước đối tác nhập khẩu và giá trị nhập khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài tại thị trường EU của Công ty TNHH sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất nhập khẩu Phú Nghĩa trong năm 2023 39

Bảng 3.4 Bảng phân loại rủi ro xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường EU tại công ty Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu 46

Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Phú Nghĩa 46

Bảng 3.5: Bảng mô tả tiêu chí chấm điểm mức độ nghiêm trọng của rủi ro 48

Bảng 3.6: Bảng phân loại rủi ro dựa trên mức độ tổn thất và tần suất xuất hiện 50

Bảng 3.7: Thống kê các rủi ro trong quy trình tác nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài của công ty Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Phú Nghĩa sang thị trường EU giai đoạn 2020-2023 52

Bảng 4.1 Bảng chấm điểm đánh giá rủi ro cho công ty TNHH Phú Nghĩa 72

Bảng 4.2 Tiêu chí chấm điểm đánh giá rủi ro 72

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 2.1 Nội dung quản trị rủi ro 23

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH sản xuất hàng thủ công 34

xuất nhập khẩu Phú Nghĩa 34

Sơ đồ 3.1: Quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Phú Nghĩa 43

Sơ đồ 4.1 Quy trình xếp hạng rủi ro xuất khẩu công ty Phú Nghĩa 71

– phương pháp chấm điểm 71

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

CO.,LTD Company Limited Công ty trách nhiệm hữu hạn

EVFTA European Union–Vietnam Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam

ISO International Organization

for Standardization Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

T/T Telegraphic Transfer Thanh toán bằng điện chuyển tiền UNESCO European-Vietnam Free

Trang 11

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ chế tác từ mây tre của Việt Nam được ưa chuộng trên thị trường quốc tế bởi chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, màu sắc đẹp mắt và mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam Theo thống kê về thị trường, sản phẩm mây, tre, cói Việt Nam xuất khẩu sang EU trong 9 tháng đầu năm 2023 chiếm 25,3% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước, đạt 136,44 triệu USD và được dự đoán sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng tích cực trong tương lai Tre sơn mài là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong phân nhánh mây tre đan của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam, do đó, tỷ lệ phần trăm kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm này cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể và hiện đang rất được quan tâm bởi tính thẩm mỹ và tỉ mỉ khi chế tác

Tuy kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ mây tre của Việt Nam cao song quy trình xuất khẩu nói chung và quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài của các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thủ công mỹ nghệ còn tồn tại nhiều rủi ro đến từ nhiều yếu tố ngoại cảnh và nội bộ doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đặt châu Âu là thị trường xuất khẩu chủ lực càng cần chú trọng vấn đề này Trong đó, với công ty Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Phú Nghĩa hoạt động xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ tre luôn chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu và đóng góp nhiều vào doanh thu của công ty Tuy nhiên, quy trình xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài của công ty còn tồn tại nhiều rủi ro, hạn chế từ đây có thể thấy quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường châu Âu của công ty là một nghiên cứu cấp thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường EU của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Phú Nghĩa” với mong muốn hoàn thiện cơ sở lý thuyết, đồng thời đưa ra những định hướng

giải pháp quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường châu Âu của doanh nghiệp

Trang 12

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, có nhiều công trình liên quan đã được tiến hành để nghiên cứu và phân tích các rủi ro, đánh giá tổn thất và đưa ra giải pháp giảm thiểu hậu quả của rủi ro trong quy trình xuất khẩu Dưới đây là một số công trình nghiên cứu, bài luận văn của các tác giá đã tìm hiểu về chủ đề này:

1 Tác giả Lê Thị Lan Hương với nghiên cứu “Quản trị rủi ro trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU: Trường hợp của Công ty TNHH MTV Mỹ nghệ xuất khẩu Hà Nội” Từ phương pháp phân tích, chọn lọc phong phú, sử dụng phân tích SWOT và mô hình PESTEL, tác giả đã chỉ rõ các rủi ro trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU và đưa ra giải pháp trong quản trị rủi ro như nâng cao năng lực quản trị rủi ro, sử dụng các công cụ hỗ trợ quản trị, phát triển năng lực dự báo và ứng phó với rủi ro tuy nhiên những giải pháp còn chưa cụ thể, chưa đánh giá được những rủi ro của mặt hàng thủ công chế tác từ tre

2 Tác giả Trần Thị Lệ Nhung với luận văn thạc sĩ kinh tế đề tài: “Quản trị rủi ro xuất khẩu của công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành” (2017) Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra nhân sự doanh nghiệp và phân tích dữ liệu để chỉ ra rủi ro trong xuất khẩu gỗ tập trung chủ yếu là các loại rủi ro liên quan đến quản trị, rủi ro pháp lý, rủi ro nguyên vật liệu, rủi ro thị trường, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro về lãi suất với nguyên nhân chính xuất phát từ nội bộ doanh nghiệp còn yếu kém Tuy nhiên nghiên cứu đề cập chủ yếu đến mặt hàng gỗ xuất khẩu, chưa đề cập tới rủi ro của ngành hàng thủ công mỹ nghệ nói chung

3 Tác giả Đặng Thị Thu Hằng với luận văn thạc sĩ kinh tế đề tài: “Phân tích rủi ro và giải pháp quản trị rủi ro trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU” (2020) Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu thu thấp số liệu, phân tích SWOT và áp dụng mô hình Porter 5 Force đưa đến kết luận rằng rủi ro thường trực nhất trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU là rủi ro thanh toán, rủi ro thương mại, rủi ro thị trường và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp lý, nâng cao năng lực nội tại của doanh nghiệp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm Tuy đã chỉ ra được rủi ro chính khi xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU nhưng số liệu sử

Trang 13

dụng trong bài nghiên cứu đã cũ và chưa nghiên cứu cụ thể mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài

4 Nghiên cứu của Heni Hirawati, Yacobo P Sijabat về đề tài: “Analysis of Risk Management on MSMEs (Case Study of The Bamboo Handicraft Industry Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, phương pháp thu thâp dữ liệu từ quan sát và phỏng vấn các chủ ngành thủ công mỹ nghệ bằng tre kết hợp phân tích SWOT Nhóm tác giả đưa ra kết luận rủi ro chính mà ngành thủ công mỹ nghệ tre phải đối mặt là rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính Từ đó họ đưa ra giải pháp là tăng cường tiếp thị thông qua các phương tiện tiếp thị mà công chúng có thể dễ dàng tiếp cận và hợp tác với chính phủ là cần thiết để cải thiện quản lý nguồn nhân lực, tài chính và đổi mới sản phẩm

5 Tiến sĩ Trần Thị Thu Hà với bài báo khoa học: “The Role of Risk Management in Enhancing the Competitiveness of Vietnamese Handicraft Exporters in the EU Market” Từ phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu, khảo sát doanh nghiệp tác quả đưa ra kết luận quản trị rủi ro đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang thị trường EU

Nhìn tổng quan, các nghiên cứu trên về cơ bản đã đề cập được đến các rủi ro chính ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu hàng hàng thủ công mỹ nghệ và vai trò của công cụ quản trị rủi ro, phân tích và nêu ra các giải pháp cơ bản Tuy vậy, có thể thấy vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu của mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ mây, tre đan nói chung được đề cập nhiều; song đối với loại sản phẩm đặc thù có kỹ thuật chế tác tinh xảo hơn là tre cuốn sơn mài, dù được ưa chuộng và thúc đẩy sản lượng xuất khẩu, nhưng chưa được thực hiện nghiên cứu chuyên sâu, trong phạm vi xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường EU cũng không tìm thấy nghiên cứu nào cụ thể về quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu

Vì lý do đó, đề tài của tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích các rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài của Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Phú Nghĩa Qua đó thấy được thực trạng về hiệu quả quản trị rủi ro của công ty nhằm đề xuất ra những giải pháp hợp lý giúp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài của doanh nghiệp

Trang 14

1.3 Mục đích nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng hóa kết hợp với phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủ ro trong quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài; từ đó, dịnh hướng phát triển quy trình quản trị rủi ro hoàn thiện, đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường EU của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Phú Nghĩa trong thời gian tới

1.3.2 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là hệ thống cơ sở lý luận về xuất khẩu và quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng hóa; phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu và quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường EU của công ty trong giai đoạn 2021 – 2023

Từ đó, dịnh hướng phát triển quy trình quản trị rủi ro hoàn thiện, đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường EU trong giai đoạn phát triển tiếp theo

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài có đối tượng nghiên cứu là quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường EU của công ty Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Phú Nghĩa

1.5 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Tiến hành nghiên cứu tại công ty Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Phú Nghĩa

Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu tập trung vào giai đoạn 2021-2023

Phạm vi về lĩnh vực nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường EU

1.6 Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

• Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Trang 15

Dữ liệu sơ cấp được thu thập trên cơ sở là các thông tin thu thập từ quá trình quan sát thực tế thông qua thời gian thực tập, thực hiện các nghiệp vụ trực tiếp liên quan đến thương mại quốc tế tại công ty Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Phú Nghĩa Đồng thời, dựa trên kinh nghiệm, sự quan sát, tìm hiểu và phân tích của bản thân để đánh giá các vấn đề liên quan đến quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường EU của công ty

• Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn dữ liệu nội bộ của công ty như báo cáo tài chính của phòng Hành chính Kế toán, báo cáo của phòng Xuất nhập khẩu, báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2021 - 2023 và các tài liệu (chứng từ, hợp đồng, ) được tham khảo trong quá trình thực tập

1.6.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu

• Phương pháp thống kê mô tả

Bài nghiên cứu thống kê mô tả dữ liệu về các hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm thông qua các bảng biểu thống kê, sơ đồ và hình vẽ; qua đó đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường EU của công ty nói riêng

• Phương pháp phân tích và tổng hợp

Thông qua những tài liệu nội bộ của công ty, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích để nghiên cứu mối quan hệ giữa các dữ liệu thống kê Trên cơ sở đó nhận xét và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường EU của công ty nói riêng trong giai đoạn nghiên cứu

• Phương pháp so sánh

Dựa trên các bảng, sơ đồ hình vẽ, bài nghiên cứu so sánh sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cụ thể về hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm và cụ thể các quy trình liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường EU của công ty Từ đó, đối chiếu với các chỉ tiêu đề ra để đánh giá những thành

Trang 16

công và hạn chế và tìm ra những định hướng, biện pháp hoàn thiện vấn đề quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường EU

• Phương pháp kế thừa

Bài nghiên cứu kế thừa những lý thuyết, giá trị từ các công trình nghiên cứu trước như đã nêu ở phần tổng quan các vấn đề nghiên cứu và các tài liệu tham khảo kèm theo

1.7 Kết cấu của khóa luận

Kết cấu của khóa luận gồm 4 chương: Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương II: cơ sở lý luận chung về quản trị rủi ro trong xuất khẩu hàng hoá

Chương III: Thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường EU của Công Ty Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Phú Nghĩa

Chương IV: Định hướng và giải pháp quản trị rủi ro với xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường EU của Công Ty Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Phú Nghĩa

Trang 17

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ

2.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu

2.1.1 Khái niệm xuất khẩu

Định nghĩa “xuất khẩu” được hiểu theo nhiều cách khác nhau, các khái niệm về xuất khẩu biểu đạt như sau:

Thứ nhất, theo Khoản 1, Điều 28, Luật Thương Mại số 36/2005/QH11 ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005 định nghĩa: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Thứ hai, theo giáo trình Thương mại quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu của Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân xuất bản năm 2003 viết như sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc những sản phẩm hàng hóa hữu hình được sản xuất hoặc gia công tại các cơ sở sản xuất và các khu chế xuất với mục đích để tiêu thụ tại thị trường ngoài nước (xuất khẩu) đi qua hải quan.”

Thứ ba, theo giáo trình International Trade của Feenstra & Taylor xuất bản năm 2010 đề cập khái niệm xuất khẩu đó là: “Các quốc gia mua và bán hàng hóa, dịch vụ từ nhau Xuất khẩu là sản phẩm được bản từ nước này sang nước khác.”

Như vậy từ những cách định nghĩa trên về “xuất khẩu”, có thể hiểu: "Xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ (hữu hình hoặc vô hình) cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia Mục đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phản công lao động quốc tế"

2.1.2 Vai trò của xuất khẩu

2.1.2.1 Đối với nền kinh tế của một quốc gia

Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đối với các quốc gia đang phát triển, quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước sẽ giúp khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế chậm phát triển Tuy nhiên quá trình này đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn để nhập

Trang 18

khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến Muốn nhập khẩu thì cần phải có ngoại tệ và xuất khẩu chính là một trong những hoạt động tạo ra nguồn vốn quan trọng đó Vì vậy có thể nói xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu

Thứ hai, xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ

Thứ ba, xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân Xuất khẩu góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vì vậy, thông qua xuất khẩu vấn đề việc làm được giải quyết, tạo ra thu nhập ổn định cho người dân Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của nhân dân

Thứ tư, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau Hoạt động xuất khẩu là cơ sở tiền đề vững chắc để xây dựng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại sau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế Ngược lại sự phát triển của các ngành này lại tác động trở lại hoạt động xuất khẩu làm cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu phát triển

2.1.2.2 Đối với doanh nghiệp

Xuất khẩu là một trong những con đường giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch bành trưởng, phát triển và mở rộng thị trường Xuất khẩu giúp các doanh nghiệp trong nước có thêm nhiều cơ hội để tiêu thụ sản phẩm với khối lượng lớn và với các chủng loại hàng hóa phong phú đa dạng Thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp có thể đa dạng hóa thị trường đầu ra của mình Đa dạng hóa thị trường giúp doanh nghiệp tạo ra các nguồn thu nhập nhằm ổn định luồng tiền thanh toán cho các nhà cung cấp Đồng thời tiếp tục đa dạng hóa thị trường để tránh sự phụ thuộc vào một thị trường nào đó

Nguồn ngoại tệ do xuất khẩu mang lại giúp doanh nghiệp tăng dự trữ, có thêm nguồn tài chính mạnh để tái đầu tư vào quá trình sản xuất cả về chiều rộng cũng như chiều sâu,

Trang 19

nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình phát triển Doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho xã hội nhiều hơn thông qua sản xuất hàng xuất khẩu thu hút nhiều lao động tạo thu nhập ổn định, đồng thời tạo ra thu nhập để nhập khẩu vật tư, tư liệu sản xuất, vật phẩm tiêu dùng phục vụ cho sản xuất cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân

Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu trong và ngoài nước Đây là một trong những nguyên nhân buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, chú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành của sản phẩm, từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hay nói cách khác tiết kiệm các nguồn lực Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải luôn luôn sẵn sàng đổi mới và hoàn thiện cơ cấu sản xuất kinh doanh đệ phù hợp với thị trường và theo kịp sự phát triển chung của thế giới

2.1.3 Các hình thức xuất khẩu

Xuất khẩu trực tiếp: là một hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhà sản xuất, các công ty xí nghiệp và các nhà xuất khẩu, trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán trao đổi hàng hóa với các đối tác nước ngoài

Xuất khẩu gián tiếp (uỷ thác): là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị xuất nhập khẩu đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất, tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu, tiến hành làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu cho nhà sản xuất và qua đó nhận được một số tiền nhất định gọi là phí ủy thác

Buôn bán đối lưu: là phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa người bán đồng thời chính là người mua lượng hàng người bản trao đi có giá trị tương đương với lượng hàng nhập về Bản chất của buôn bán đối lưu là hoạt động xuất khẩu gắn liền với nhập khẩu

Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hay nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thủ lao Gia công quốc tế là hình thức gia công thương mại mà bên đặt gia công hoặc bên nhận gia công là thương nhân nước ngoài

Trang 20

Xuất khẩu tại chỗ là hình thức xuất khẩu mà hàng hóa không qua biên giới quốc gia mà thường là xuất khẩu vào khu vực công nghiệp dành riêng cho các công ty kinh doanh người nước ngoài

Tái xuất khẩu hay còn được gọi là “tạm nhập tái xuất” là hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp của một quốc gia mua hàng của một quốc gia này để bản cho quốc gia khác, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại chính quốc gia đó và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đỏ ra khỏi nước mình Hoạt động tái xuất bao gồm sự tham gia của 3 quốc gia khác nhau với mỗi vai trò khác nhau trong đó: nước nhập khẩu, nước xuất khẩu và nước tái xuất

Xuất khẩu theo nghị định thư: Thường diễn ra giữa các quốc gia có mối quan hệ mật thiết Chính phủ hai bên sẽ tiến hành ký kết nghị định (thường là để gán nợ) Các doanh nghiệp trong nước sẽ dựa vào văn bản ký kết với các chỉ định và hướng dẫn cụ thể để thực hiện xuất khẩu hàng hóa

2.2 Khái quát về quản trị rủi ro trong tác nghiệp xuất khẩu hàng hoá

2.2.1 Khái niệm về rủi ro

“Rủi ro là những sự kiện bất lợi, bất ngờ đã xảy ra gây tổn thất cho con người” (Nguyễn Anh Tuấn, 2006, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại thương, trang 16, NXB Lao động - Xã hội)

Mặc dù rủi ro là sự kiện khách quan, xảy ra bất ngờ ngoài mong muốn của con người, nhưng con người hoàn toàn có thể kiểm soát được rủi ro ở những mức độ khác nhau, từ đó có những biện pháp hạn chế tối đa những tổn thất mà rủi ro gây nên Một sự kiện được coi là rủi ro khi thoả mãn đồng thời ba điều kiện sau:

Rủi ro là sự kiện bất ngờ đã xảy ra Bất ngờ là con người không thể lường trước được, nó có thể xuất hiện ở một thời điểm bất kì trong tương lai và ở bất cứ đâu Mọi rủi ro đều là bất ngờ và sự kiện bất ngờ đó đã phải xảy ra thì mới được coi là rủi ro

Rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất Mọi rủi ro xảy ra đều dẫn đến tổn thất; tuy nhiên, tổn thất đó có thể không đáng kể hoặc tổn thất gián tiếp

Trang 21

Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi Rủi ro gây ra tổn thất, là sự cố bất ngờ nằm ngoài mong đợi của con người, do đó, nó thể hiện tính khó lường trước, tính khách quan và loại bỏ ý chủ quan của các chủ thể tham gia hoạt động

Việc nghiên cứu rủi ro thực chất nhằm đạt được mục đích cuối cùng là hạn chế những thiệt hại, tổn thất cho các đối tượng liên quan Cụ thể là việc nghiên cứu rủi ro được xem xét trong những phạm vi và đối tượng nhất định trong từng hoạt động bởi sự kiện xảy ra được coi là rủi ro với đối tượng này nhưng lại là cơ hội cho đối tượng khác

Từ đây có thể thấy nghiên cứu rủi ro không thể tách rời với tổn thất bởi nói đến rủi ro phải đề cập tới những hậu quả mà rủi ro mang lại, là những tổn thất mà các chủ thể tham gia hoạt động có thể phải hứng chịu Khái niệm tổn thất có thể hiểu như sau:

Tổn thất là những thiệt hại, mất mát về tài sản; cơ hội mất hưởng: về con người, tinh thần, sức khoẻ và sự nghiệp của họ do những nguyên nhân từ các rủi ro gây ra (Doãn Kế Bôn, 2010, Quản trị tác nghiệp trong thương mại quốc, trang 336, NXB Chính trị Hành chính)

Tổn thất có thể là hữu hình và cũng có thể là vô hình Tổn thất vô hình hoàn toàn có thể đo lường và quy đổi ra thành tiền và trong không ít các trường hợp tổn thất vô hình có thể lớn hơn tổn thất hữu hình nhưng thực tế, hoạt động thương mại quốc tế thường chỉ đề cập đến những tổn thất hữu hình Rủi ro và tổn thất có mối quan hệ nhân quả, rủi ro là nguyên nhân và tổn thất là hậu quả, rủi ro phản ánh về mặt chất của sự kiện còn tổn thất phản ánh về mặt lượng của sự kiện

2.2.2 Phân loại những rủi ro cơ bản trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Dựa trên mục đích và hướng tiếp cận khác nhau, người ta có thể phân chia rủi ro trong thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói riêng dựa trên những tiêu chí phân loại khác nhau

Đầu tiên, dựa vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro có thể chia ra như sau: Rủi ro cơ bản là những rủi ro phát sinh từ những nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát của con người (do thiên tai, dịch bệnh, tai nạn bất khả kháng) Rủi ro riêng biệt là những rủi ro phát sinh từ các biến cố chủ quan và khách quan liên quan đến hành vi của con người (do hợp đồng, thanh toán chậm trễ)

Trang 22

Thứ hai, dựa vào yếu tố tác động của môi trường vĩ mô rủi ro được chia ra: Rủi ro kinh tế do các yếu tố kinh tế gây ra; rủi ro chính trị do các yếu tố thuộc về thể chế chính trị gây ra; rủi ro pháp lý do sự thay đổi luật pháp, các quy tắc, tập quán, ; rủi ro cạnh tranh do sự thay đổi thị hiếu, sự xuất hiện sản phẩm mới, ; rủi ro thông tin do thông tin sai lệch, kê khai thiếu,

Thứ ba, dựa vào thời điểm phát sinh rủi ro trong quy trình tác nghiệp thương mại quốc tế rủi ro chia ra thành: Rủi ro trong lựa chọn đối tác đàm phán và ký kết hợp đồng là những rủi ro xảy ra trong giai đoạn lựa chọn đối tác, đàm phán và ký hợp đồng thương mại quốc tế Rủi ro trong chuẩn bị hàng xuất khẩu là những rủi ro xảy ra trong giai đoạn chuẩn bị hàng xuất khẩu gồm cả thu gom, sản xuất, gia công, tái chế Rủi ro trong giao hàng hoá là những rủi ro xảy ra trong quá trình giao hàng đối với hàng hoá xuất khẩu Rủi ro trong vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hoá là những rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hoá, chỉ xuất hiện nếu điều khoản trong hợp đồng yêu cầu nhà xuất khẩu phụ trách khâu vận chuyển và mua bảo hiểm Rủi ro trong thanh toán tiền hàng là những rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán tiền hàng, tiền đặt cọc,… Rủi ro trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại là những rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện việc khiếu nại và giải quyết các khiếu nại trong thương mại quốc tế và các rủi ro khác

2.2.3 Khái niệm quản trị rủi ro

“Quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích (bao gồm cả đo lường và đánh giá) rủi ro, xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm soát, tài trợ để khắc phục các hậu quả của rủi ro” (PGS TS Trần Hùng, 2017, Giáo trình quản trị rủi ro, trang 28)

Mục đích của quản trị rủi ro là tối ưu hoá sử dụng các nguồn lực để tối thiểu hoá những tổn thất do rủi ro gây ra và khai thác những cơ hội từ rủi ro đó Quá trình quản trị rủi ro gồm các nội dung: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro Trong đó:

“Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động của doanh nghiệp.” (PGS.TS Trần Hùng, 2017, Giáo trình quản trị rủi ro, trang 39)

Trang 23

“Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm hoạ, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro và phân tích những tổn thất” (PGS.TS Trần Hùng, 2017, Giáo trình quản trị rủi ro, trang 69)

“Kiểm soát rủi ro là hoạt động liên quan đến việc đưa ra và sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ khác nhau nhằm phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của tổ chức” (PGS.TS Trần Hùng, 2017, Giáo trình quản trị rủi ro, trang 82)

“Tài trợ rủi ro là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra và cung cấp những phương tiện (hay nguồn lực) để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra, gây quỹ dự phòng cho những chương trình để giảm bớt bất trắc và rủi ro hay để gia tăng những kết quả tích cực” (PGS.TS Trần Hùng, 2017, Giáo trình quản trị rủi ro, trang 97)

Quản trị rủi ro có vai trò quan trọng đối với sự tổn tại và phát triển của doanh nghiệp Quản trị rủi ro giúp nhà quản trị nhận dạng, giảm thiểu và triệt tiêu những nguyên nhân gây ra rủi ro, từ đó hạn chế và xử lý tốt nhất những hậu quả khi rủi ro xảy ra Đồng thời, quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp thực hiện tốt nhất các mục tiêu, chiến lược đề ra, cùng với đó là tối ưu các nguồn lực của tổ chức, doanh nghiệp

2.2.4 Nội dung quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng hóa

Mục đích chính của việc quản trị rủi ro là việc đo lường tổn hại của doanh nghiệp đối với rủi ro xảy ra và kiểm soát được tác động của nó đối với giá trị công ty, nghĩa là để có thể thực hiện được tốt nhất quy trình quản trị rủi ro, các nhà quản trị cần phải xây dựng mô hình tài chính về doanh nghiệp và về các thị trường trong đó doanh nghiệp vận hành, hoạt động chính Hoạt động kiểm soát rủi ro tập trung vào việc làm giảm mức độ ảnh hưởng của rủi ro để có lợi về mặt kinh tế, giảm bớt tổn thất thông qua việc hạn chế, ngăn ngừa tổn thất Về cơ bản, quy trình quản trị rủi ro của các các doanh nghiệp doanh nghiệp chuyên xuất khẩu nói riêng thường bao gồm 4 bước như sau:

Hình 2.1 Nội dung quản trị rủi ro

Nhận dạng rủi ro Phân tích và đo

lường rủi ro Kiểm soát rủi ro Tài trợ rủi ro

Trang 24

2.2.4.1 Nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng hoá là quá trình xác định liên tục nhằm thu thập thông tin về nguồn gốc rủi ro, đối tượng rủi ro và hệ thống các tổn thất có thể xảy ra để có thể phân tích và đo lường một cách chính xác nhất Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động của tổ chức nhằm thống kê được tất cả các rủi ro đang xảy ra, đồng thời dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp Một số rủi ro doanh nghiệp có thể gặp trong quy trình xuất khẩu hàng hoá cụ thể như sau:

Rủi ro bất khả kháng xảy ra khi xuất hiện thiên tai, dịch bệnh dẫn đến thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất như làm ngưng trệ hoặc làm chậm quá trình sản xuất,…

Rủi ro từ chủ thể đối tác khi các công ty giả mạo không có giấy phép kinh doanh, không đăng ký kinh doanh, hay các đối tác kinh doanh không uy tín, không đủ điều kiện pháp lý, khả năng tài chính thấp, hoặc vượt quá vi phạm được uỷ quyền,

Rủi ro từ nhân lực đến từ nhân viên có chuyên môn chưa cao, chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về chuyên ngành thương mại quốc tế và kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều

Rủi ro từ ngôn ngữ là hiểu sai ý nghĩa của các từ ngữ nước ngoài, sai sót trong việc dịch tiếng trong ngôn ngữ và đánh văn bản,

Rủi ro từ việc tiếp nhận thông tin hàng hoá do không hiểu đầy đủ và tiếp nhận chính xác về đặc tính của hàng hoá gây ra sai sót trong các điều khoản về chất lượng, bao bì, khối lượng hàng hoá

Rủi ro từ nội dung ký kết đến từ các điều khoản quy định không chi tiết cụ thể, biến động tỷ giá, vi phạm hợp đồng,

Rủi ro về pháp lý nguyên nhân do thuế suất thay đổi, các quy định về kiểm tra chất lượng thay đổi, quy định về chống bán phá giá, các quy định về danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu thay đổi,…

Trang 25

Rủi ro về thời gian giao hàng như phương thức vận chuyển gặp trục trặc, chưa chuẩn bị kịp hàng hoá trước khi ngày giao trong hợp đồng thương mại,

Rủi ro trong vận chuyển, bốc dỡ hầu hết là hàng hoá hư hỏng, mất mát, lừa đảo, Rủi ro trong khâu giao hàng hóa do sai sót, nhầm lẫn thông tin trong hợp đồng, chưa chuẩn bị đủ bộ chứng từ cho bên nhập khẩu và hãng tàu khiến quá trình nhận hàng gặp khó khăn

Rủi ro trong kiểm tra, giám định hàng hoá xảy ra khi kiểm tra giám định hàng hoá không sát sao sẽ bỏ qua những lỗi không đáng có, gây ra tổn thất cho cả hai bên

Rủi ro trong quá trình thanh toán xuất hiện khi biến động tỷ giá, đồng tiền thanh toán không khớp, điều khoản thanh toán không rõ ràng,

Các phương pháp nhận dạng rủi ro bao gồm:

Thứ nhất, lập bảng câu hỏi để nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra Các câu hỏi có thể được sắp xếp theo nguồn rủi ro hoặc môi trường tác động, các câu hỏi thường liên quan đến các vấn đề rủi ro

Thứ hai, phương pháp phân tích báo cáo tài chính - đây là phương pháp thông dụng được mọi tổ chức thực hiện nhưng tuỳ từng mức độ và mục đích khác nhau Bằng cách phân tích Bảng cân đối kế toán, Báo cáo hoạt động kinh doanh hay các tài liệu bổ trợ liên quan tới nghiệp vụ xuất khẩu, người ta có thể xác định được mọi nguy cơ của DN về tài sản, nguồn nhân lực, quy trình xuất khẩu và trách nhiệm pháp lý

Thứ ba, phương pháp sơ đồ - đây là một phương pháp quan trọng để nhận dạng rủi ro trong DN xuất khẩu Để thực hiện phương pháp này, trước hết cần xây dựng lưu đồ trình bày hoạt động xuất khẩu của DN Trên cơ sở lưu đồ đã lập, DN sẽ tiến hành liệt kê các rủi ro về tài sản hay nhân lực Trách nhiệm pháp lý trong từng khâu công việc được mô tả trên lưu đồ đề nhận dạng các rủi ro mà DN có thể gặp phải

Thứ tư, phân tích hợp đồng chính là một phương pháp hữu hiệu để nhận dạng các rủi ro Khi phân tích hợp đồng xuất khẩu, DN cần phân tích tất cả các bộ phận của hợp đồng, từ phần mở đầu, giới thiệu các bên chủ thể cho đến nội dung các điều kiện, điều khoản của hợp đồng và phần ký kết hợp đồng

Trang 26

Thứ năm, thanh tra hiện trường Đối với các nhà quản trị rủi ro, việc thanh tra hiện trường là công việc được tiền hành thường xuyên Nhờ quan sát, theo dõi trực tiếp hoạt động của các bộ phận trong tổ chức, trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá và nhận dạng được những rủi ro mà DN có thể gặp phải

2.2.4.2 Phân tích và đo lường rủi ro

a Phân tích rủi ro:

Nhận dạng được rủi ro và lập bảng liệt kê tất cả các rủi ro có thể xảy ra với tổ chức là công việc quan trọng và khởi đầu của công tác quản trị rủi ro Bước tiếp theo là phải tiến hành phân tích rủi ro, phải xác định được các nguyên nhân gây ra rủi ro, trên cơ sở đó mới có thể tìm ra các biện pháp phòng ngừa Đây là công việc phức tạp, bởi mỗi rủi ro không chỉ do nguyên nhân đơn nhất gây ra mà thường do nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, nguyên nhân gần và nguyên nhân xa

b Đo lường rủi ro:

Nhận dạng được rủi ro là bước khởi đầu của quản trị rủi ro, nhưng rủi ro có rất nhiều loại, một tổ chức không thể cùng một lúc kiểm soát, phòng ngừa tất cả các rủi ro Từ đó cần phân loại rủi ro để biết được tần suất, mức độ ảnh hưởng của các loiaj rủi ro sau đó có biện pháp quản trị rủi ro thích hợp Để đo lường rủi ro, cần thu thập số liệu và phân tích, đánh giá theo hai khía cạnh: Tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro Trên cơ sở kết quả thu thập được, lập ma trận đo lường rủi ro Tần suất xuất hiện của rủi ro là số lần xảy ra tổn thất hay khả năng xảy ra biến cố nguy hiểm đối với tổ chức trong một thời gian nhất định Mức độ nghiêm trọng của rủi ro đo bằng những tổn thất, mất mát, nguy hiểm:

Trang 27

Tần suất xuất hiện Mức độ

Để đánh giá mức độ quan trọng của rủi ro đối với tổ chức người ta sử dụng và 2 tiêu chí: Mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện, trong đó mức độ nghiêm trọng đóng vai trò quyết định Vì vậy, sau khi đo lường, phân loại các rủi ro sẽ tập trung quản trị trước hết những rủi ro thuộc nhóm I, sau đó thứ tự sẽ đến nhóm II, III và sau cùng là những rủi ro thuộc nhóm IV

2.2.4.3 Kiểm soát rủi ro

Kiểm soát rủi ro là trọng tâm của việc quản trị rủi ro bằng cách sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động đề ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiếu các tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể đến với tổ chức Các biện pháp cơ bản kiểm soát rủi ro gồm có: Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra là biện pháp mà doanh nghiệp chủ động chuẩn bị và lên kế hoạch ứng phó từ trước nhằm né tránh rủi ro ngay từ đầu Loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro là biện pháp mà doanh nghiệp hướng tới những biện pháp thay thế khác nhằm ứng phó với các rủi ro đã được doanh nghiệp nhận diện ra

Trang 28

Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất là biện pháp nhằm giảm thiểu số lần xuất hiện các rủi ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại, bao gồm:

Các biện pháp tập trung tác động vào chính mối nguy đề ngăn ngừa tổn thất, lấy ví dụ thực tế trong quá trình vận chuyển hàng xuất khẩu, phương tiện vận tải có thể bị chìm, lật, đâm, va chạm Biện pháp phòng ngừa chính là mua bảo hiểm cho hàng hóa

Các biện pháp tập trung tác động vào môi trường rủi ro như trong quá trình đàm phán, thực hiện hợp đồng ngoại thương, do năng lực đàm phán của cán bộ còn hạn chế, thiếu những hiểu biết cần thiết về môi trường văn hóa của đối tác dẫn tới hành xử sai lệch, dẫn tới rủi ro Vậy biện pháp ngăn ngừa là đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ cho cán bộ đàm phán

Các biện pháp lập trung vào sự tương lác giữa mối nguy cơ và môi trường rủi ro, khi doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận thị trường mới rất khó tránh khỏi sai sót Biện pháp ngăn ngừa là thông qua người trung gian thứ 3 đề tiếp cận thị trường, tạo mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương

Các biện pháp giảm thiểu tổn thất là các biện pháp để giảm thiểu những thiệt hại, mất mát do rủi ro mang lại, bao gồm: cứu vớt những tài sản còn sử dụng được; chuyển nợ sang các công ty bảo hiểm; xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa rủi ro; dự phòng máy móc, thiết bị; phân tán rủi ro bằng cách đa dạng hóa sản phẩm để phân chia rủi ro và định hướng trong quá trình kinh doanh xuất khẩu

Các biện pháp chuyển giao rủi ro có thể được thực hiện bằng cách: Chuyển giao tài sản hoặc hoạt động có rủi ro cho tổ chức khác; chuyển giao rủi ro thông qua ký kết hợp đồng với người/ tổ chức khác, trong đó quy định chỉ chuyển giao rủi ro, không chuyển giao tài sản (mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu)

Các biện pháp đa dạng rủi ro gần giống với kỹ thuật phân tán rủi ro, đa dạng hóa rủi ro thường định hướng tới việc đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa mặt hàng, đa dạng hóa khách hàng nhằm ngăn ngừa rủi ro

2.2.4.4 Tài trợ rủi ro

Trang 29

Khi tổn thất xảy ra, trước hết cần theo dõi, giám định tổn thất, xác định được chính xác những tồn thất về tài sản, về nguồn nhân lực, về giá trị pháp lý Tiếp đó cần có những biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp, các biện pháp này được chia làm 2 nhóm:

Nhóm thứ nhất là tự khắc phục rủi ro (lưu giữ rủi ro): người/ tổ chức bị rủi ro sẽ tự mình thanh toán các tổn thất Nguồn bù đắp là nguồn tự có của chính tổ chức đó, cộng với nguồn mà tổ chức đó đi vay và có trách nhiệm hoàn trả Biện pháp là lập quỹ tự bảo hiểm và lập kế hoạch tài trợ tổn thất một cách khoa học

Nhóm thứ hai là chuyển giao rủi ro: Đối với những tài sản/ đối tượng đã mua bảo hiểm thì khi tổn thất xảy ra đầu tiên phải làm khiếu nại đòi bồi thường

Ngoài những biện pháp trên, DN còn có thể nhận được sự tài trợ từ Chính phủ, cấp trên hay các tổ chức có liên đới

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng hóa tại doanh nghiệp

2.3.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp là những nguyên nhân bên ngoài tác động vào hoạt động xuất khẩu của Doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Yếu tố tài chính (tín dụng, lãi suất, tỷ giá hối đoái ) là sự biến động liên tục và khó lường trước được của hệ thống tài chính trên thế giới và trong nước được coi là những yếu tố khách quan mà mỗi doanh nghiệp xuất khẩu thường xuyên gặp phải và khó có thể kiểm soát được nếu không có các chính sách hỗ trợ từ phía Chính Phủ Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đều bị tác động bởi các yếu tố này do vậy quy trình quản trị rủi ro thường gặp rất nhiều khó khăn

Yếu tố chính trị và pháp lý như sự thay đổi trong chính sách xuất khẩu, quy định hải quan, thuế và các vấn đề pháp lý có thể tạo ra rủi ro không lường trước cho doanh nghiệp Các biện pháp bảo vệ thương mại từ các quốc gia đối tác cũng có thể tăng cường rủi ro hoạt động xuất khẩu hoặc thay đổi trong quy định hải quan và vận tải có thể ảnh hưởng đến quy trình xuất khẩu và làm tăng rủi ro về việc giao hàng đúng thời hạn

Yếu tố chính trị và kinh tế của các thị trường đối tác có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và khả năng thanh toán của khách hàng, đồng thời tạo ra rủi ro về biến

Trang 30

động tỷ giá và thị trường lớn, thậm chí hoạt động xuất khẩu có thể thiệt hại do lệnh cấm hoặc lệnh trừng phạt từ các nước phát triển

Các vấn đề liên quan đến vận chuyển như sự trì trệ trong hoạt động cảng biển, hạn chế trong đường biển hoặc hạn chế vận tải đường bộ, thiếu container hoặc hư hỏng cơ sở hạ tầng cũng có thể ảnh hưởng đến việc giao hàng đúng thời gian và tăng chi phí logistics

Nhà cung cấp và khách hàng ngoại thương là hai yếu tố quan trọng nhất quyết định tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Từ phía các nhà cung cấp, rủi ro rất dễ xảy ra nếu nhà cung cấp không cung cấp đầy đủ và đúng hàng hoá, nguyên vật liệu sản xuất cho doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc sử dụng nguyên liệu đầu vào; mặt khác rủi ro từ phía khách hàng xảy ra nếu họ không có khả năng thanh toán cho doanh nghiệp theo như hợp đồng đã cam kết, hoặc đột ngột chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng khiến doanh nghiệp gặp tổn thất

Các đối thủ cạnh tranh, hàng hóa, dịch vụ thay thế, các đối tác trong chuỗi giá trị cũng là các yếu tố gây ảnh hưởng tới quy trình quản trị rủi ro xuất khẩu của doanh nghiệp Sự gian lận hay chiếm lĩnh, tranh giành thị trường hoặc đánh cắp bản quyền sản phẩm sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh cho DN, hoặc nặng hơn cũng sẽ gây ra tổn thất và rủi ro cho các hợp đồng ngoại thương của chính doanh nghiệp xuất khẩu

Các bên liên quan khác như: người lao động, cộng đồng, môi trường, an toàn và các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu có thể gặp phải các rủi ro nếu vi phạm sử dụng lao động, an toàn lao động hoặc các quy định về môi trường - khí hậu trong quá trình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu được quy định tại chính thị trường xuất khẩu Tổn thất mà doanh nghiệp xuất khẩu mắc phải trong trường hợp này đó chính là đánh mất bạn hàng hoặc nghiêm trọng hơn là đánh mất thị trường xuất khẩu, bị nghiêm cấm không được xuất khẩu mặt hàng đó theo thời hạn hoặc vô thời hạn

Các nguyên nhân bất khả kháng chẳng hạn như yếu tố về môi trường, thời tiết, văn hóa, chính trị, đạo đức đều là những yếu tố không thể tránh được và doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải chấp nhận rủi ro này

Trang 31

2.3.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Nguyên nhân nội tại từ phía bản thân doanh nghiệp xuất khẩu có thể rất đa dạng và mang lại rủi ro đáng kể cho doanh nghiệp Những nguyên nhân chính có thể liên quan tới việc sử dụng lao động, hệ thống quản lý và kiềm soát chuỗi cung kém hiệu quả trong doanh nghiệp hay là năng lực phân tích, dự báo rủi ro trong doanh nghiệp còn hạn chế, không theo kịp những biến động trên thị trường xuất khẩu

Về nhân lực, đối với ban quản trị, các cấp quản trị thì yếu tố ảnh hưởng có thể xuất phát từ nhân sự cấp cao đóng vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, nhà quản trị không có năng lực hay tầm nhìn chiến lược, thiếu nhiệt huyết và không biết quan tâm tới lợi ích của doanh nghiệp sẽ làm hoạt động quản trị rủi ro tại doanh nghiệp trở nên thiếu hiệu quả, làm phát sinh vô số rủi ro không thể ngăn chặn được cho chính doanh nghiệp đó Bên cạnh đó, xung đột lợi ích giữa quyền lợi của các cấp quản trị lẫn nhau, như giữa Ban Tổng giám đốc điều hành với hội đồng quản trị; Đại diện cổ đông chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ tạo sai lầm trong chiến lược kinh doanh hay định hướng phát triển sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được rủi ro và xử lý khủng hoảng Không chỉ ở cấp quản trị cao mà nhân viên, cán bộ xuất nhập khẩu cũng là một yếu tố quan trọng, đóng góp nhiều vai trò trong hoạt động nhận dạng, phân tích, đo lường, kiểm soát rủi ro xuất khẩu Quy trình quản trị rủi ro xuất khẩu thiếu hiệu quả có thể xuất phát từ nhân sự yếu kém về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu các kỹ năng về ngoại ngữ hay năng lực đàm phán ngoại thương

Về vật lực, đối với cơ cấu tài chính, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp xuất khẩu từ việc thông qua cơ cấu tài chính và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, người ta có thể đánh giá được năng lực tài chính của doanh nghiệp đó mạnh hay yếu Với một doanh nghiệp xuất khẩu nếu có vốn chủ sở hữu ở mức âm hoặc cơ cấu tài chính không ổn định sẽ rất dễ đẩy doanh nghiệp vào tình trạng rủi ro khi không có vốn để tiếp tục hoạt động; gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu và hoạt động quản trị rủi ro cho chính doanh nghiệp đó Quy mô sản xuất, năng lực sản xuất và yếu tố công nghệ của một doanh nghiệp chỉ ở mức vừa và nhỏ; năng lực sản xuất thấp và không có sự đầu tư vào máy móc, công nghệ sẽ rất khó để có thể tồn tại trên thị trường cạnh tranh xuất khẩu bởi yêu

Trang 32

cầu vốn lớn Như vậy nguy cơ các doanh nghiệp đó phá sản, không kiếm được khách hàng hoặc quy trình quản trị rủi ro sẽ rất khó khăn

Về tài lực, đối với năng lực quản trị nội bộ; năng lực tổ chức, điều hành và quản lý doanh nghiệp thì năng lực tổ chức và quản lý doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới hoạt động quản trị rủi ro xuất khẩu của doanh nghiệp Khi có sự hạn chế, yếu kém hoặc sai sót về một số kỹ năng như phân tích tiếp cận thị trường xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu; dự báo thị trường xuất khẩu; hoặc thiếu cập nhật về thị trường xuất khẩu, luật pháp quốc tế, các chính sách nhà nước tất cả đều có thể khiến doanh nghiệp khó kiểm soát rủi ro và xử lý được vấn đề nếu có khủng hoảng xảy ra

Về công nghệ của doanh nghiệp, đối với một doanh nghiệp xuất khẩu nếu công nghệ sản xuất yếu kém, lạc hậu sẽ gây ảnh hưởng tới quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp

Về quy trình và các hệ thống quản lý nội bộ có thể thấy quy trình và hệ thống quản lý chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ hay chưa khép kín có thể gây nên nhiều rủi ro trong hoạt động kiểm soát rủi ro tại doanh nghiệp Đặc biệt trong doanh nghiệp xuất khẩy hàng thủ công mỹ nghệ, nếu thiếu các hệ thống quản lý về tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng sản phẩm, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách hàng quốc tế (ISO, LHAMA, luật định REACH 1907/2006/EC) thì doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được rủi ro về chất lượng sản phẩm xuất khẩu và có thể bị trả hàng, cấm nhập khẩu

Trang 33

CHƯƠNG III : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỪ TRE SƠN MÀI SANG THỊ

TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ PHÚ NGHĨA

3.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH sản xuất hàng thủ công xuất nhập khẩu Phú Nghĩa

Công ty TNHH Sản Xuất Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Xuất Nhập Khẩu Phú Nghĩa được thành lập vào ngày 22/10/1998, hoạt động trong thị trường sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống như mây tre đan, lục bình, phục vụ thị trường trong nước

Năm 2000, công ty bắt đầu xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường châu Âu như Pháp, Đức, Năm 2005, công ty được cấp chứng nhận ISO 9001:2008, khẳng định chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất của công ty đạt tiêu chuẩn quốc tế

Năm 2010, công ty xây dựng nhà máy tại làng nghề Phú Nghĩa, có diện tích 20.000 m2, tập trung gần 100 công nhân có tay nghề cao, trang bị hệ thống máy móc hiện đại

Dưới đây là một số thông tin cơ bản về công ty:

Tên công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT NHẬP KHẨU PHÚ NGHĨA

Tên công ty bằng tiếng Anh: PHU NGHIA BARO PRODUCT CO.,LTD

Địa chỉ trụ sở chính: Số 28, ngõ 131, phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Danh Tân Ngày bắt đầu hoạt động: 22/10/1998

Mã số thuế: 0100889706

Website: https://www.phunghia.com.vn/

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh chính

Trang 34

Công ty TNHH sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất nhập khẩu Phú Nghĩa có hoạt động sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ, tìm kiếm các hợp đồng để xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ công ty sản xuất

Sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ mây, tre, cói, gỗ…

Danh mục sản phẩm được sản xuất bởi công ty Phú Nghĩa rất đa dạng, phong phú và được làm hoàn toàn thủ công bao gồm các sản phẩm như giỏ, khay, đĩa, thảm, bát, hộp, hòm, lọ, túi, đồ nội thất, rèm, chậu hoa, với thiết kế độc đáo

Xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ

Công ty tìm kiếm khách hàng quốc tế và xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất tại công xưởng của công ty

3.1.3 Cơ cấu tổ chức

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH sản xuất hàng thủ công

xuất nhập khẩu Phú Nghĩa

(Nguồn: Phòng Hành Chính - Kế Toán của công ty TNHH sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất nhập khẩu Phú Nghĩa)

Trang 35

Ban lãnh đạo: Có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm

đưa ra các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về sản xuất và kim ngạch xuất khẩu cho toàn công ty, điều hành và giám sát mọi hoạt động của công ty

Phó giám đốc: là người đại diện pháp lý cho công ty Phó giám đốc có toàn quyền

để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty

Phòng Hành chính - Kế toán: Soạn thảo, đàm phán và ký kết hợp đồng với đối tác;

Quản trị nhân lực; Tổ chức hạch toán kinh doanh; Nắm giữ và quản lý vốn; Định kỳ báo cáo tình hình kinh doanh của công ty

Phòng Xuất nhập khẩu: Nghiên cứu và nắm bắt tình hình thông tin thị trường nước

ngoài; Tổ chức xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu; Phối hợp với xưởng sản xuất để thực hiện các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của công ty

Phòng Thiết kế: Tìm kiếm và phát triển sản phẩm mới; Thiết kế model sản phẩm

theo yêu cầu của khách hàng; Thiết kế quy trình chế tác thành phẩm; Nghiên cứu vật liệu chế tác; Phối hợp với khối sản xuất để sản xuất thành phẩm theo thiết kế

Quản đốc khối sản xuất: Chịu trách nhiệm chính đối với tình hình sản xuất của công

ty; Trực tiếp báo cáo tiến trình sản xuất; Theo dõi và giám sát tình hình sản xuất chung; Quản lý chất lượng từng lô hàng thành phẩm

Các xưởng sản xuất: Trực tiếp tạo ra các đơn vị sản phẩm phục vụ cho kế hoạch

xuất khẩu của công ty

Các kho lưu trữ: Chịu trách nhiệm quản lý các kho bảo quản, các kho để hàng phục

vụ cho hoạt động sấy, hấp màu và đảm bảo chất lượng hàng tốt nhất

Bộ phận kỹ thuật: Quản trị cơ sở vật chất của nhà máy, phổ biến công nghệ mới

hoặc sửa chữa thiết bị phục vụ cho quy trình sản xuất thành phẩm

3.1.4 Tài chính của công ty

Công ty TNHH sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất nhập khẩu Phú Nghĩa là một doanh nghiệp sản xuất nên vốn cố định chiếm tỷ trọng tương đối cao Vốn cố định chủ yếu nằm trong những tài sản cố định như máy móc thiết bị, nhà xưởng…

Cơ cấu tài sản của công ty nghiêng nhiều về tài sản dài hạn với tỷ trọng đạt được vào năm 2020 là 82,66%, đạt giá trị khá cao là 19,8 tỷ Vốn chủ sở hữu của công ty đạt

Trang 36

mức hơn 5 tỷ năm 2020 nhưng giảm chỉ còn 3,5 tỷ vào cuối năm 2021 và bằng 1/3 so với tổng nợ Do khả năng tự chủ tài chính và là doanh nghiệp sản xuất lâu năm nên công ty chủ yếu đầu tư vào thu mua, dự trữ nguyên vật liệu Với khả năng tự chủ cao, cộng thêm hạn mức tín dụng vay được, công ty hạn chế tình trạng gián đoạn dòng tiền do khoảng cách giữa việc sản xuất sản phẩm và thanh khoản

3.2 Kết quả kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài sang thị trường EU của công ty

3.2.1 Kim ngạch

Trải qua 26 năm hoạt động, trở thành đối tác với 20 công ty nhập khẩu và sản phẩm được chấp nhận rộng rãi tại các 12 thị trường lớn, công ty không chỉ chú trọng phát triển thị trường EU với nhóm sản phẩm gỗ mỹ nghệ và mây đan, tre đan, tre ép, tre sơn mài

Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ tre ép, tre đan tre sơn mài so với tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty TNHH

sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất nhập khẩu Phú Nghĩa trong giai đoạn 2020 – 2023

Năm Kim ngạch (tỷ VNĐ)

Tỷ trọng so với kim ngạch

xuất khẩu (%)

Tổng kim ngạch xuất khẩu (triệu VNĐ)

Tăng trưởng tổng kim

ngạch (%)

Nguồn:Tổng hợp dựa trên Báo cáo của Phòng Xuất nhập khẩu

Chiều hướng tăng giảm thất thường trong kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU của công ty trong 4 năm qua được thể hiện rõ ràng trong bảng số liệu trên Năm 2020 -

Trang 37

2022, cuộc khủng hoảng toàn cầu do các hạn chế giãn cách xã hội và phong tỏa để ngăn chặn đại dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Phú Nghĩa Con số thấp nhất trong cả giai đoạn là 18,83 tỷ đồng, thấp kỷ lục trong chu kỳ 10 năm kinh doanh doanh nghiệp Các khách hàng quốc tế tại thị trường EU của công ty gần như không ký thêm hợp đồng nhập khẩu do rủi ro tiêu thụ mặt hàng kém và chi phí thuê container tăng chóng mặt Các sản phẩm đã chế tác tồn kho công ty buộc phải tiêu thụ trong nước với giá thành rẻ Bước sang năm 2022, đại dịch COVID-19 dần qua nhờ miễn dịch cộng đồng, các nước là đối tác nhập khẩu lớn như, Đức, Pháp, Tây Ban Nha nhìn chung có sự phục hồi, kim ngạch xuất khẩu của công ty sang EU trong năm 2022 bắt đầu khởi sắc đạt 29,83 tỷ tăng 58,4% so với cùng kỳ năm trước Cho đến năm 2023, hoạt động xuất khẩu tăng đều trở lại với 17,62%, đạt tổng giá trị là 35,08 tỷ đồng

Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ tre ép, tre đan tre sơn mài của công ty có chung xu hướng tăng giảm gần tương tự với tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng thủ công bằng tre luôn cao hơn so với các mặt hàng thủ công chế tác từ các vật liệu khác, trong đó tỷ trọng của các sản phẩm chế tác từ tre sơn mài chiếm từ 27-33% so với tổng kim ngạch của mặt hàng thủ công chế tác từ tre

Trang 38

Chủng

Kim ngạch xuất khẩu

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Phòng Xuất nhập khẩu

Theo thống kê từ báo cáo của phòng Xuất nhập khẩu và các đơn đặt hàng, tỷ trọng các mặt hàng từ tre cuốn sơn mài chiếm 33,01% trong kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng

Trang 39

thủ công mỹ nghệ từ tre ép, tre đan tre sơn mài là 16,73 tỷ đồng và có chung mã HS 46021190 Đặc biệt, đối với các sản phẩm tre cuốn sơn mài thì bát trộn salad và đĩa luôn được khách hàng quan tâm và đặt hàng nhiều nhất do tính ứng dụng đa dạng và văn hoá ẩm thức của EU ưa dùng các loại vật dụng nhà bếp này Công ty sẽ tiến hành cuốn sơn mài theo màu sắc và hoa văn mà khách hàng yêu cầu cùng với đó là kích thước tuỳ ý, khách hàng có thể yêu cầu gửi sample để tham khảo trước khi đặt hàng Số liệu ghi nhận kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài nói riêng năm 2023 là 5,52 tỷ đồng, trong đó kim ngạch của chủng loại hàng ‘bát trộn salad’ chiếm 13,46% cho thấy khả năng tiêu thụ và thị hiếu của người tiêu dùng với mặt hàng này cao hơn so với các mã sản phẩm khác trong danh mục tre cuốn sơn mài

3.2.3 Thị trường/đối tác

Tại thị trường EU, công ty thiết lập quan hệ đối tác với nhiều doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp lớn và nhỏ lẻ cùng với các hiệp hội thủ công mỹ nghệ Dưới đây là danh sách những đối tác nổi bật đã lựa chọn nhập khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài của công ty Phú Nghĩa:

Bảng 3.3: Danh sách các nước đối tác nhập khẩu và giá trị nhập khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ tre sơn mài tại thị trường EU của Công ty TNHH sản xuất hàng

thủ công mỹ nghệ xuất nhập khẩu Phú Nghĩa trong năm 2023

Quốc gia Số lượng đối tác

Số lượng đơn hàng

Giá trị nhập khẩu (VND)

Tỷ trọng (%)

Trang 40

Hungary 1 3 425,406,900 7.70%

Tổng 13 39 5,523,882,944 100%

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Phòng Hành chính - Kế toán

Từ thống kê trên có thể thấy các đối tác chiến lược của công ty chủ yếu đến từ thị trường Đức, Tây Ban Nha với giá trị nhập khẩu mặt hàng tre sơn mài cao hơn so với các đối tác này, ngoài ra mỗi đơn hàng nhập khẩu các đối tác còn lựa chọn nhiều sản phẩm khác trong danh mục xuất khẩu, tuy nhiên trong bài nghiên cứu tác giả sẽ chủ yếu đề cập tới sản phẩm tre cuốn sơn mài Các nước đối tác như Pháp, Italy, cộng hoà Sec, Slovakia được xếp vào nhóm ít ưu tiên hơn do giá trị nhập khẩu ở mức trung bình Hai nước đối tác Hungary và Áo có giá trị nhập khẩu thấp nhất, doanh nghiệp chỉ có duy nhất 1 đối tác tại các thị trường này và số lượng đơn đặt hàng nhỏ lẻ do hai quốc gia này thuộc khu vực mới thâm nhập nên còn kém hiệu quả

3.2.4 Quy định của EU đối với hàng thủ công mỹ nghệ nhập khẩu

Các yêu cầu luật pháp chính ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc từ thực vật của doanh nghiệp Việt Nam bao gồm rào cản phi thuế quan SPS và TBT, Công ước quốc tế về Bảo vệ thưc vật của FAO (IPPC), Tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm dịch thực vật (ISPMs) và các quy định khác

Rào cản phi thuế quan SPS (Phytosanitary and Sanitary Measures) và TBT (Technical Barriers to Trade) là hai loại rào cản thương mại chính được áp dụng để bảo vệ sức khỏe của con người, động vật, và môi trường (SPS) cũng như để đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm (TBT), cụ thể:

Rào cản SPS (Phytosanitary and Sanitary Measures) thường được quy định trong Hiệp định SPS của WTO, Quy tắc kỹ thuật SPS được áp dụng trong quan hệ thương mại của EU Các rào cản SPS bao gồm các biện pháp như kiểm soát động vật và thực phẩm nhập khẩu, kiểm tra và kiểm soát dịch bệnh thực vật, yêu cầu về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm và các yêu cầu liên quan đến an toàn thực phẩm và thuốc bảo vệ thực vật

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:22

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN