Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Xúc tiến thương mại Vietglobal là một trong những công ty tiên phong về xuất khẩu mặt hàng tóc giả, với bề dày kinh nghiệm hơn 10 năm, Vietglobal luôn ý thứ Quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu âu của công ty tnhh tư vấn đầu tư và xúc tiến thương mại Vietglobal Quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu âu của công ty tnhh tư vấn đầu tư và xúc tiến thương mại Vietglobal Quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu âu của công ty tnhh tư vấn đầu tư và xúc tiến thương mại Vietglobal
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới thì xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa ngày càng phát triển và là một xu thế tất yếu trong sự phát triển của các các nước trên thế giới, cùng với sự phát triển đó thì Việt Nam cũng đã tham gia vào các tổ chức thương mại thế giới như tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO năm 2007) hay ASEAN (1995) Ngoài các tổ chức Thương mại thế giới, tính đến tháng 08/2023 thì Việt Nam đã ký kết và thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) (ký kết ngày 29/5/2015 và có hiệu lực vào 05/10/2016), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) (có hiệu lực tại Việt Nam từ 14/01/2019) hay hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) (có hiệu lực từ ngày 01/08/2020) Việc tham gia vào nhiều Hiệp định FTA và nhiều tổ chức thương mại thế giới đã mang lại cho Việt Nam những thành tựu đáng chú ý Đặc biệt là tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng, cùng với đó xuất nhập khẩu cũng được đẩy mạnh hơn nữa và đóng vai trò không thể thiếu hiện nay Tuy nhiên, lợi thế luôn đi kèm với những nguy cơ Rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế là điều không thể tránh khỏi
Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Xúc tiến thương mại Vietglobal là một trong những công ty tiên phong về xuất khẩu mặt hàng tóc giả, với bề dày kinh nghiệm hơn
10 năm, Vietglobal luôn ý thức được và có sự chuẩn bị trước đối với những mối nguy cơ và hiểm họa có thể kiểm soát được trong quá trình xuất khẩu, tuy nhiên điều này sẽ không có ý nghĩa khi mà cấu trúc doanh nghiệp còn thiếu ổn định, quy trình quản lý chất lượng không cao, thiếu sự đồng bộ khép kín; cùng với sự biến động liên tục của tỷ giá ngoại tệ, lãi suất cho vay, các hợp đồng giao dịch không chắc chắn, bạn hàng chậm trễ trong thanh toán hay định hướng chiến lược kinh doanh sai lệch, thiếu rủi ro tiềm ẩn hoặc rủi ro không thể kiểm soát được mà bất cứ lúc nào Vietglobal cũng có thể gặp phải trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu tóc giả của mình
Trong quá trình thực tập và làm việc tại công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Xúc tiến thương mại Vietglobal, em nhận thấy rằng công ty đã xuất khẩu sang rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có các nước tại Châu Âu là một trong số nước có tiềm năng lớn để công ty có thể thâm nhập sâu hơn vào đó Như đã nói ở trên, càng có tiềm năng phát triển càng nhiều rủi ro đi kèm Như vậy, việc xác định và kiểm soát rủi ro là một trong những yêu cầu cấp bách đối với hoạt động xuất khẩu tóc giả, đặc biệt đối với các doanh nghiệp trực tiếp tham gia thị trường xuất khẩu như Vietglobal
Do đó, em quyết định lựa chọn đề tài: Quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu Âu của Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Xúc tiến thương mại Vietglobal để nghiên cứu.
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau đã nghiên cứu về đề tài quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu hoặc quản trị rủi ro quy trình giao nhận của một mặt hàng nào đó Mỗi công trình đều có những kết quả nghiên cứu riêng của mình về những vấn đề liên quan tới quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu nhưng những công trình đó vẫn còn gặp một số hạn chế nhất định Dưới đây là một số công trình liên quan Đề tài khóa luận tốt nghiệp năm 2021: “Quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam)” của sinh viên Nguyễn Thị Thùy Liên trường Đại học Thương mại đã nêu ra được thực trạng các nội dung quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn còn thiếu sót trong việc đánh giá kỹ lưỡng các thực trạng thực hiện các nguyên tắc quản trị rủi ro Đề tài khóa luận tốt nghiệp năm 2022: “Quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần SP Việt Nam” của sinh viên Ngô Thị Phương Linh trường Đại học Thương mại đã đề cập đến các nội dung quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển, dù khác phương thức vận tải nhưng nhìn chung luận văn cũng có những nội dung tương tự với các bài viết phân tích đường hàng không Đề tài khóa luận tốt nghiệp năm 2022 của sinh viên Đỗ Thị Thanh Hương trường Đại học Thương mại: “Quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần bưu vận nội địa và quốc tế đông dương” đề cập đến các nội dung quản trị rủi ro tương tự như đề tài ở trên, nhưng chủ thể công ty là đơn vị trực tiếp giao nhận hàng hóa, có nội dung quản trị rủi ro khác biệt so với các công ty forwarder, tập trung vào quá trình giao hàng quốc tế
Sinh viên Nguyễn Thu Hiền (2022) trường Đại học Thương mại với luận văn:
“Thúc đẩy sản phẩm tóc sang thị trường Châu Âu của Công ty XNK Gia Phạm” đã sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên nguồn thông tin và số liệu thứ cấp, phương pháp phân tích tổng hợp so sánh để nghiên cứu thực trạng xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu Âu Trong bài luận, tác giả đã đi sâu phân tích cả về lý luận lẫn thực tiễn trong hoạt động xuất khẩu tóc giả, đánh giá chi tiết thực trạng tiêu thụ hàng hóa này tại châu Âu, những cơ hội tiềm năng mang lại từ các hiệp định thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các nước châu Âu, khối liên minh EU Mặc dù không cùng đề tài nhưng bài luận này là nguồn tư liệu hữu ích để nghiên cứu về vấn đề quản trị rủi ro khi xuất khẩu tóc giả sang thị trường này Đề tài khóa luận tốt nghiệp năm 2023: “Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận HCVINA” của sinh viên Nguyễn Thị Thu Trang trường Đại học Thương mại đã phân tích được chi tiết các rủi ro trong từng quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bên cạnh việc phân tích những nội dung trong quản trị rủi ro xuất nhập khẩu hàng hóa Luận văn còn nêu rõ những nhân tố ảnh hưởng đến việc phòng ngừa và quản trị rủi ro, từ đó đề xuất ra những giải pháp vô cùng thiết thực Đề tài khóa luận tốt nghiệp năm 2023: “Quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không tại chi nhanh Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ giao nhận vận tải Hải Bằng” tương tự với đề tài của sinh viên Nguyễn Thị Thùy Liên và Đỗ Thị Thanh Hương Ngoài việc phân tích những thực trạng trong nội dung quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không, luận văn chưa đề cập đến việc thực hiện các nguyên tắc trong quản trị rủi ro quy trình giao hàng xuất khẩu
So với những đề tài đề cập ở trên, đề tài Quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu Âu của Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Xúc tiến thương mại Vietglobal có phần mở rộng hơn vì nó còn đề cập thêm từ giai đoạn đàm phán đến chuẩn bị hàng hóa Nhìn chung các đề tài nghiên cứu đã thể hiện được đầy đủ và chi tiết quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, làm rõ được các lý thuyết cơ bản rủi ro và hạn chế rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Tuy nhiên, các vấn đề được nghiên cứu qua các đề tài này chưa thực sự được đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, với sự thay đổi của hoạt động giao nhận nói riêng và hoạt động ngoại thương nói chung Mặt khác, các bài viết này chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể nhằm phòng ngừa và hạn chế những rủi ro trong quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, và chưa đánh giá nguyên tắc rủi ro của Công ty, từ đó đẩy mạnh hoạt động giao nhận nói chung Hơn nữa, mỗi đề tài nghiên cứu đều có một đối tượng khác nhau, phạm vi nghiên cứu khác nhau
Vì vậy, từ việc nghiên cứu các tài liệu cùng với quá trình thực tập tại công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Xúc tiến thương mại Vietglobal, nhận thấy đề tài “Quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu Âu của Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Xúc tiến thương mại Vietglobal" là một đề tài rất cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu
Nghiên cứu quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu mặt hàng tóc giả của Vietglobal Hair sang thị trường châu Âu, từ đó đề xuất được các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu
Nhiệm vụ nghiên cứu
• Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến rủi ro, quản trị rủi ro, rủi ro trong hoạt động xuất khẩu và quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu tại doanh nghiệp nói chung
• Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro xuất khẩu của công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Xúc tiến thương mại Vietglobal trong khoảng thời gian từ 2020-2023
• Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Xúc tiến thương mại Vietglobal.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp phương pháp thu thập số liệu, phương pháp điều tra- thống kê- phân tích- tổng hợp- so sánh trên cơ sở kết hợp với việc đưa ra các số liệu thực tế để luận giải các vấn đề
- Đối với phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, dữ liệu được thu thập từ phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu hỏi (phụ lục) các anh chị trong bộ phận Sale của Công ty
- Đối với phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Báo cáo tài chính, Thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2020 – 2023, các tài liệu, hợp đồng được kham khảo trong quá trình thực tập tại Công ty Ngoài ra còn được thu thập từ bên ngoài như các bài viết được đăng tải trên báo và website của Công ty
- Phương pháp thống kê: Thu thập, phân loại thông tin, số liệu, qua đó đánh giá về thực trạng về quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng hóa của Công ty
- Phương pháp phân tích: Phân tích các thông tin, số liệu từ những tài liệu nội bộ của Công ty để nghiên cứu các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu thông kể từ đó đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro của Công ty
Phương pháp so sánh: Lập bảng biểu thống kê, sơ đồ hình vẽ về hoạt động kinh doanh qua các năm, từ đó so sánh chỉ ra sự khác nhau, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận qua các năm
- Phương pháp tổng hợp: Phân tích, đưa ra các nhận xét đánh giá về thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng hóa của Công ty.
Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục nội dung luận văn gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu âu của công ty TNHH tư vấn đầu tư và xúc tiến thương mại Vietglobal
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu hàng hóa Chương 3: Phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu âu của công ty TNHH tư vấn đầu tư và xúc tiến thương mại Vietglobal
Chương 4: Định hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu âu của công ty TNHH tư vấn đầu tư và xúc tiến thương mại Vietglobal.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
Các khái niệm cơ bản
2.1.1 Rủi ro và quản trị rủi ro
Theo giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế của PGS TS Doãn Kế Bôn (2010), rủi ro là sự kiện bất ngờ đã xảy ra Bất ngờ là con người không thể lường trước được một cách chắc chắn, nó có thể xuất hiện vào một thời điểm bất kỳ trong tương lai và ở bất kỳ đâu Rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất Khi rủi ro xảy ra, luôn để lại những hậu quả (có thể là hậu quả nghiêm trọng hoặc hậu quả ít nghiêm trọng, hậu quả trực tiếp hoặc hậu quả gián tiếp) Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi Rủi ro mang lại tổn thất, là sự cố bất ngờ và vì thế, nó là điều không được mong đợi của mọi người trong mọi hoạt động
Như vậy có thể nói rủi ro là những sự kiện bất ngờ ngoài mong đợi của con người và gây ra những thiệt hại cho con người trong các hoạt động của mình
Quản trị rủi ro (QTRR) trong Doanh nghiệp là bộ phận không thể tách rời với chiến lược doanh nghiệp Chiến lược doanh nghiệp sẽ không đầy đủ nếu thiếu gắn kết với QTRR QTRR giúp DN kiểm soát được dòng đời, sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp trong một môi trường cạnh tranh thường trực Một hệ thống QTRR được tổ chức tốt và vận hành hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp có thể đứng vững và vượt qua được biến cố trong giai đoạn khó khăn đó Theo giáo tình quản trị rủi ro của : “Quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích (bao gồm cả đo lường và đánh giá) rủi ro, xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm soát, tài trợ để khắc phục các hậu quả của rủi ro”
Như vậy QTRR có thể được hiểu là hệ thống các quy trình nhận diện, đánh giá, quản lý và kiểm soát những sự kiện hoặc tình huống bất ngờ có thể xảy ra để đảm bảo hoàn thành mục tiêu cuối cùng của dự án được tốt nhất QTRR tốt không chỉ giúp hạn chế các nguy cơ mà còn mang lại nhiều cơ hội để đạt được các mục tiêu tốt hơn
2.1.2 QTRR xuất khẩu và vai trò của QTRR trong quy trình xuất khẩu
Theo Trần Thị Lê Nhung (2017), QTRR xuất khẩu là quy trình xem xét toàn dạng và kiểm soát những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thực hiện xuất khẩu, góp phần phòng ngừa và giảm thiểu tối đa những tổn thất và thiệt hại có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp
Cùng với quản trị chiến lược và quản trị hoạt động, QTRR ngày nay được coi là chức năng tất yếu của quản trị tổ chức/doanh nghiệp, với các vai trò cơ bản: + Thứ nhất, nhận dạng và giảm thiểu, triệt tiêu những nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp; tạo dựng môi trường bên trong và môi trường bên ngoài an toàn cho tổ chức/doanh nghiệp
+ Thứ hai, hạn chế, xử lý cách tốt nhất các tổn thất và những hậu quả không mong muốn khi rủi ro xảy ra (mà tổ chức/doanh nghiệp không thể né tránh được), giúp tổ chức/doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi, ổn định và phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả kinh doanh
+ Thứ ba, tạo điều kiện cho tổ chức/doanh nghiệp thực hiện tốt nhất các mục tiêu đề ra, tổ chức triển khai các chiến lược hoạt động của tổ chức, chiến lược và chính sách kinh doanh của doanh nghiệp
+ Thứ tư, tận dụng các cơ hội kinh doanh, biến “cái rủi” thành “cái may” nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực của tổ chức/doanh nghiệp trong các hoạt động, trong kinh doanh
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, QTRR giúp bảo vệ và làm tăng giá trị cho doanh nghiệp cùng các bên liên quan thông qua việc hỗ trợ các mục tiêu:
+ Cung cấp một khuôn khổ cho quy trình xuất khẩu của doanh nghiệp hoạt động một cách phù hợp và có kiểm soát
+ Cải thiện việc ra quyết định, lập kế hoạch xuất khẩu; nâng cao hiểu biết toàn diện cấu trúc của biến động kinh doanh xuất khẩu, gia tăng cơ hội giảm thiểu nguy cơ trong xuất khẩu
+ Góp phần sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn và nhân lực trong doanh nghiệp; bảo vệ và tăng cường tài sản, hình ảnh công ty trong mắt đối tác trong nước lẫn ngoài nước Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Như vậy, quản trị hiệu quả rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu không chỉ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu tổn thất về mặt tài chính mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thông qua việc đảm bảo uy tín của doanh nghiệp đối với người mua Nhờ đó, các sản phẩm xuất khẩu sẽ ngày càng trở nên hấp dẫn hơn với người mua không chỉ bởi thông qua giá cả của hàng hóa mà còn bao gồm các dịch vụ đi kèm như các điều kiện thanh toán linh hoạt, bảo hiểm hàng hóa, trách nhiệm với sản phẩm.
Các nội dung lý thuyết cơ bản về QTRR trong quy trình xuất khẩu hàng hóa của Doanh nghiệp
2.2.1 Quy trình xuất khẩu hàng hóa của Doanh nghiệp Đàm phán và ký kết hợp đồng Để đàm phán tốt cần phải chuẩn bị những thông tin về thị trường, kinh tế, văn hoá, chính trị, pháp luật của các nước, hay như thông tin về đối tác như sự phát triển ,danh tiếng, cũng như khả năng tài chính của đối phương Đòi hỏi các cán bộ nghiệp vụ cần phải là những người nắm bắt thông tin về hàng hoá, thị trường, khách hàng, chính trị, xã hội…chính xác và nhanh nhất sẽ giúp cho cuộc đàm phán kí kết hợp đồng đạt hiệu quả tốt Hiện nay trong đàm phán thương mại thường sử dụng ba hình thức đàm phán cơ bản là: đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại, đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp Việc kí kết hợp đồng là hết sức quan trọng Hợp đồng có được tiến hành hay không là phụ thuộc vào các điều khoản mà hai bên đã cam kết trong hợp đồng
Chuẩn bị hàng và kiểm tra chất lượng hàng hóa
Sau khi khách hàng đồng ý với hóa đơn chiếu lệ, doanh nghiệp cần lên kế hoạch sản xuất, đảm bảo chất lượng và số lượng sản phẩm như đã cam kết trong hợp đồng Việc mua bán ngoại thương thường tiến hành trên cơ sở số lượng lớn Vì thế chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành thu gom tập trung từ nhiều chân hàng Cơ sở pháp lí để làm việc đó là kí kết hợp đồng kinh tế giữa chủ hàng xuất khẩu với các chân hàng Hợp đồng kinh tế về việc huy động hàng xuất khẩu có thể là hợp đồng mua bán hàng xuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng đổi hàng,…Nhằm thực hiện theo đúng thời hạn hợp đồng xuất khẩu hàng hoá đã kí kết
Trước khi giao hàng, nhà xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng về phẩm chất, trọng lượng, bao bì…vì đây là công việc cần thiết quan trọng nhờ có công tác này mà quyền lợi khách hàng được đảm bảo, ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu, phân định trách nhiệm của các khâu trong sản xuất cũng như tạo nguồn hàng đảm bảo uy tín cho nhà xuất khẩu và nhà sản xuất trong quan hệ buôn bán Công tác kiểm tra hàng xuất khẩu được tiến hành ngay sau khi hàng chuẩn bị đóng gói xuất khẩu tại cơ sở hàng kiểm tra tại cửa khẩu do khách hàng trực tiếp kiểm tra hoặc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên Đóng gói hàng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa
Việc tổ chức đóng gói, bao bì, kẻ mã hiệu là khâu quan trọng trong quá trình chuẩn bị hàng hoá, vì hàng hoá đóng gói trong quá trình vận chuyển và bảo quản Muốn làm tốt công việc đóng gói bao bì thì cần phải nắm vững được yêu cầu loại bao bì đóng gói cho phù hợp và theo đúng qui định trong hợp đồng, đồng thời có hiệu quả kinh tế cao
- Loại bao bì: thường dùng làm hòm, bao, kiện hay bì, thùng…
- Kẻ kí mã hiệu: kí mã hiệu bằng số hoặc chữ hay hình vẽ được ghi ở mặt ngoài bao bì để thông báo những thông tin cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ và bảo quản hàng Đồng thời kẻ mã hiệu cần phải sáng sủa, rõ ràng, dễ nhận biết
Thực hiện các thủ tục hải quan trong quy trình xuất khẩu hàng hóa Đây là quy định bắt buộc đối với bất kì loại hàng hoá nào, công tác này được tiến hành qua 3 bước:
- Khai báo hải quan: chủ hàng có trách nhiệm kê khai chi tiết đầy đủ về hàng hoá một cách trung thực và chính xác lên một tờ khai để cơ quan kiểm tra Nội dung bao gồm: loại hàng, tên hàng, số lượng, giá trị hàng hoá, phương tiện hàng hoá, nước nhập khẩu.Tờ khai hải quan được xuất trình cùng một số giấy tờ khác như: hợp đồng xuất khẩu, giấy phép hoá đơn đóng gói
- Xuất trình hàng hoá: hàng hoá xuất khẩu phải được sắp xếp một cách trật tự thuận tiện cho việc kiểm soát
- Thực hiện các quyết định của hải quan: đây là công việc cuối cùng trong quá trình hoàn thành thủ tục hải quan
Giao hàng cho đơn vị vận chuyển Đầu tiên, doanh nghiệp liên hệ với đại lý vận chuyển để nắm rõ về thông tin, lịch trình và giá cước Lưu ý nên chọn những hãng vận chuyển uy tín và có chuyến vận chuyển thích hợp Cùng với việc thuê phương tiện, có thể sẽ phát sinh các dịch vụ khác như bốc xếp
Sau đó, doanh nghiệp bạn sẽ tiến hành giao hàng cho đơn vị vận chuyển, lấy biên bản giao hàng Cùng với đó là cung cấp các thông tin cần thiết về việc xuất khẩu để đơn vị vận chuyển nắm rõ Sau cùng, bạn sẽ phải thanh toán cước phí cho đơn vị vận chuyển
Làm thủ tục thanh toán
Thanh toán là khâu quan trọng và là kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch kinh doanh xuất khẩu Hiện nay có hai phương thức sau được sử dụng rộng rãi
Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)
Hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh toán bằng thư tín dụng doanh nghiệp xuất khẩu phải đôn đốc người mua phía nước ngoài mở thư tín dụng (L/C) đúng hạn đã thoả thuận, sau khi nhận L/C phải kiểm tra L/C có khả năng thuận tiện trong việc thu tiền hàng xuất khẩu bằng L/C đó
- Nếu L/C không đáp ứng được những yêu cầu này, cần phải buộc người mua sửa đổi lại, rồi ta mới giao hàng
- Sau khi giao hàng phải nhanh chóng thu thập bộ chứng từ, chính xác phù hợp với L/C về nội dung và hình thức
Thanh toán bằng phương thức nhờ thu
Hợp đồng xuất khẩu yêu cầu thanh toán bằng phương thức nhờ thu thì ngay sau khi giao hàng đơn vị doanh nghiệp phải hoàn thành việc lập chứng từ và xuất trình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng việc thu đòi tiền của đối tác
Chứng từ thanh toán cần được lập hợp lệ, chính xác phù hợp với hợp đồng mà hai bên đã lập, nhanh chóng chuyển cho ngân hàng, nhằm chóng thu hồi vốn
Bước cuối cùng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa là giải quyết các tranh chấp nếu có xảy ra Như đã nói, quá trình vận chuyển có thể dẫn đến hàng hóa bị hỏng hóc, tổn thất, hoặc là hàng hóa không đảm bảo chất lượng như đã thỏa thuận trước khi chuyển đi
Lúc này các khiếu nại có thể diễn ra ảnh hưởng xấu đến uy tín, thương hiệu doanh nghiệp Vì vậy, hãy đảm bảo tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng, tránh những sai phạm không đáng có
2.2.2 Nội dung QTRR quy trình xuất khẩu của Doanh nghiệp
Các yếu tố ảnh hưởng đến QTRR quy trình xuất khẩu của Doanh nghiệp
2.3.1 Các yếu tố khách quan
Là những yếu tố không phải xuất phát từ những hành động trực tiếp của con người như:
- Những điều kiện tự nhiên bất lợi: gió, bão, sóng ngầm, mưa lụt, động đất, núi lửa phun, cháy rừng, ô nhiễm môi trường, hiệu ứng lồng kính Đây thực sự là những nguy cơ tiềm tàng dẫn đến các rủi ro và tác động không nhỏ đến hoạt động thương mại quốc tế Những nguyên nhân này thường được đề cập và quan tâm rất nhiều trong các hoạt động bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu và trong không đa số các trường hợp người ta coi đó là nguyên nhân chủ yếu được xem xét đầu tiên
- Những nguyên nhân từ môi trường kinh doanh: Cơ hội thị trường, các thay đổi và điều chỉnh của chính sách mặt hàng, hệ thống các rào cản thương mại quốc tế, khủng hoảng kinh tế; sự biến động tài chính, tiền tệ
Thực tế đây là những nguyên nhân rất đa dạng, thường có sự liên hệ qua lại với nhau và khi xảy ra rủi ro từ những nguyên nhân này con người cũng khó đo lường được chính xác mức độ tổn thất của hàng hoá do trong không ít các trường hợp hàng hoá vẫn không bị suy giảm giá trị sử dụng của chúng và nếu không loại trừ được sự tác động riêng của từng nhân tố ảnh hưởng
Nhìn chung, những nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro là những nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát, rất khó khống chế của doanh nghiệp và những rủi ro xảy ra do những nguyên nhân này thường dẫn đến thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp
2.3.2 Các yếu tố chủ quan
Những yếu tố chủ quan là những yếu tố xuất phát từ các hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của con người (cá nhân và tổ chức) tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế như:
- Sự không ổn định của thể chế chính trị; hệ thống pháp luật luôn thay đổi; pháp chế không nghiêm; sự khác biệt trong các quy tắc ứng xử, tập quán kinh doanh và tiêu dùng
Những yếu tố này thường rất khó dự báo và chúng thường tác động khá mạnh đến quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp Bên cạnh đó, khi rủi ro phát sinh từ những nguyên nhân này cũng làm cho doanh nghiệp khó áp dụng các biện pháp hạn chế tổn thất theo các cách thông thường như thực hiện các biện pháp bảo hiểm
- Sai lầm trong lựa chọn chiến lược kinh doanh, cơ chế quản lý; thiểu thông tin hoặc thông tin sai lệch; thiếu kiến thức và kỹ năng kinh doanh, quản trị doanh nghiệp: những sơ suất, bất cẩn của các cá nhân, tổ chức Đây là nhóm yếu tố thường xuyên nhất trong hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp và những rủi ro từ những yếu tố này không phải khi nào cũng dễ dàng nhận ra được, tổn thất do những rủi ro này cũng không tức thì và vì thế phản ứng của doanh nghiệp với những nguyên nhân này thường không quyết liệt và không kịp thời
- Buôn lậu; làm hàng giả; lừa đảo; cạnh tranh không lành mạnh; nạn tham nhũng, cửa quyền, quan liêu sách nhiễu
Những yếu tố này cũng đang có xu hướng gia tăng và diễn biến tinh vi, phức tạp ở không ít các khu vực thị trường mà doanh nghiệp nhắm tới Tổn thất mà doanh nghiệp phải gánh chịu do những rủi ro từ những yếu tố này thường xảy ra trong thời gian dài và không dễ dàng đo lường một cách chính xác, nhưng chúng tác động rất lớn đến khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QTRR TRONG QUY TRÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG TÓC GIẢ SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Xúc tiến thương mại Vietglobal được cấp giấy phép ngày 06/05/2013
● Năm 2013: Giai đoạn mới thành lập
Quy mô khi thành lập của Công ty không có nhiều điểm đặc biệt do Công ty thành lập với quy mô nhỏ và một số vấn đề khách quan khác như:
- Số vốn ban đầu nhỏ và nguồn nhân lực hạn hẹp nên việc xây dựng bộ máy quản trị mang tính đơn giản
- Số lượng nhân lực chỉ khoảng 4 - 5 người do bộ máy của công ty bắt đầu xây dựng Ở giai đoạn này, công ty tập trung xây dựng cơ sở vật chất, triển khai các hệ thống để phục vụ công việc tốt hơn nên chưa có nhiều thành tựu đáng chú ý
Tới giai đoạn này thương hiệu Vietglobalhair nỗ lực rất nhiều để có thể cạnh tranh với hàng trăm đối thủ trong lĩnh vực xuất khẩu tóc Việt Nam Công ty tiến hành tuyển chọn những nhân viên có năng lực và kinh nghiệm trong thị trường lao động để hoàn thiện, khép kín quy trình làm việc
Giai đoạn phát triển định hướng của công ty là hướng đến tệp khách hàng có quy mô vừa và nhỏ Đến năm 2017, công ty đã mở rộng được tệp khách hàng lớn hơn, có thể khẳng định một phần vị thế của công ty trên thị trường hiện nay
Tên Tiếng Việt: Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Xúc tiến thương mại Vietglobal
Tên Tiếng Anh: Vietglobal Trade Co., LTD
- Tổng số nhân lực: 50 - 70 người
- Trụ sở chính: Tầng 4B tòa T6-08, Tôn Quang Phiệt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Tên giám đốc: Nguyễn Đình Chường
Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất các thành phẩm tóc giả từ nguyên liệu tóc thật con người
Loại sản phẩm: Weft (tóc dệt), Clip in
(tóc kẹp), Frontal, Closure (tóc lưới
Kinh doanh xuất khẩu cho thị trường nước ngoài, cụ thể là các khu vực châu Âu, châu Mỹ và châu Phi
Kiểu tóc: Straight (thẳng), các loại
Wave (sóng), các loại Curly (xoăn)
- Thu gom tóc người thật rồi bó lại theo trọng lượng chuẩn
Vietglobal tập trung vào việc xuất khẩu các sản phẩm chất lượng cao là tóc Raw (thô) tự nhiên và được lấy từ cùng 1 đầu người Với sự kết hợp hơn 50 gam màu tinh tế và phong cách đa dạng, chiều dài từ 6-32 inches đã cung cấp sự linh hoạt và tùy chỉnh cho khách hàng, đáp ứng mọi phong cách và nhu cầu Sự đa dạng về màu sắc, kiểu dáng và chiều dài của sản phẩm giúp công ty tạo nên mối liên kết mạnh mẽ với những cá nhân và cộng đồng tại những thị trường này
3.1.2.2 Các sản phẩm kinh doanh
Bulk Hair (tóc rút đầu)
Hình 3.2 Một số kiểu tóc tại Vietglobal Hair
Khái quát tình hình xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu Âu những năm gần đây và kết quả hoạt động kinh doanh tại thị trường châu Âu
Hiện nay, châu Âu là một thị trường vô cùng tiềm năng cho ngành công nghiệp sản xuất tóc giả Theo thống kê của Trademap, tính đến năm 2022, Italia là quốc gia châu Âu nhập tóc giả nhiều nhất với tổng giá trị nhập khẩu là 6.41 triệu USD Thứ tự đằng sau lần lượt có Thụy Điển với 3.623 triệu USD, Anh (941 nghìn USD), Pháp (675 nghìn USD), Hà Lan (517 nghìn USD), Tây Ban Nha (316 nghìn USD) và Đức (270 nghìn USD) Mặc dù trong thời gian gần đây, tổng giá trị nhập khẩu tóc giả tại Anh, Pháp và Hà Lan đang có xu hướng giảm đi, nhưng con số này lại tăng mạnh ở các thị trường Tây Ban Nha, Đức nên tiềm năng xuất khẩu tóc giả sang châu Âu vẫn còn khá lớn Nhiều phụ nữ châu Âu tình nguyện chi tiêu tới 1.250 USD để nối tóc làm đẹp cho bản thân, bởi chỉ trong vài giờ họ có thể có được mái tóc dài mà lẽ ra họ phải nuôi mất vài năm trời mới có được Hiện nay hầu hết các trung tâm làm đẹp ở châu Âu đều có dịch vụ nối tóc như vậy
Châu Âu cũng là một thị trường lớn của Vietglobal Hair, dưới đây là bảng số liệu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ở thị trường châu Âu
Bảng 3.1.Kim ngạch xuất khẩu theo quốc gia của Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Xúc tiến thương mại Vietglobal tại thị trường châu Âu
Nguồn: Phòng Kinh doanh, Phòng Kế toán
Mặc dù công ty đã áp dụng những giải pháp linh hoạt để tận dụng ưu thế được cung cấp bởi Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam
(EVFTA); hiệp định này giúp loại bỏ hoặc giảm mức thuế vào hàng hóa và dịch vụ được giao dịch giữa các bên, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc xuất khẩu, nhưng có thể thấy những dấu hiệu giảm của các con số qua các năm, rằng các khách hàng bên châu Âu có nhu cầu mua giảm đi Pháp đứng đầu bảng với tỷ trọng chiếm hơn 31%, đã giảm nhẹ vào năm 2022 từ 31,7% xuống 31,07%, mặc dù 2023 có tăng trưởng nhưng vẫn thấp hơn tỷ trọng của năm 2021 Ở thị trường Anh thậm chí còn giảm rõ rệt hơn, từ 18,5% ở năm 2021 giảm chỉ còn 13,56% trong năm 2023 Các thị trường còn lại vẫn giữ được tỷ trọng xuất khẩu tăng trưởng dương qua 3 năm, trong đó có Đức tăng 2,7%, Tây Ban Nha tăng hơn 2% Con số giảm có thể là do tình hình lạm phát gần đây đã đẩy chi phí của các doanh nghiệp tăng cao Họ buộc phải chia sẻ bớt chi phí sang cho người tiêu dùng bằng cách tăng giá sản phẩm, dịch vụ Trong khi đó, mức thu nhập của người lao động lại giảm đi, khiến người tiêu dùng châu Âu phải thắt lưng buộc bụng Mà sản phẩm tóc giả là sản phẩm không thiết yếu trong tiêu dùng, nên dễ dàng bị bỏ qua trong danh sách chi tiêu của người dân nơi đây Đây cũng chính là một trong những rủi ro trong thị trường mà Vietglobal Hair phải đối mặt
Mặc dù là thị trường tiềm năng nhưng đi cùng với nó là nhiều rủi ro cần phải tỉnh táo tính toán Bên cạnh những thành công trong việc QTRR quy trình xuất khẩu tóc giả, Công ty vẫn còn những thiếu sót cần phải cải thiện.
Thực trạng rủi ro xuất khẩu và quản trị rủi ro quy trình xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu Âu của Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Xúc tiến thương mại Vietglobal
3.2.1 Thực trạng các rủi ro trong quy trình xuất khẩu Công ty thường gặp
Giai đoạn 1: Đàm phán và ký kết hợp đồng
Có rất nhiều kiểu mạo danh khác nhau như: Mạo danh đại điện những công ty lớn, mạo danh đại diện khu vực của những tập đoàn nổi tiếng, mạo danh trung gian thương mại, mạo danh bên thứ ba để cam kết mua lại sản phẩm hoặc bán lại sản phẩm Tổn thất do những rủi ro này mang đến thường không gặp ngay trong quá trình đàm phán mà kéo theo la những hệ lụy trong các bước tác nghiệp sau đó, và thường dẫn đến hậu quả khôn lường cho doanh nghiệp bị hại
Vietglobal Hair tìm kiếm khách hàng chủ yếu trên nền tảng sàn thương mại điện tử quốc tế Alibaba nên việc gặp những khách hàng giả mạo để lừa đảo là không hiếm Bằng cách sử dụng thông tin giả mạo hoặc đánh cắp tài khoản của người khác, kẻ lừa đảo có thể tạo ra một tài khoản mua hàng giả để mua hàng từ người bán Trường hợp giả mạo là khách châu Âu chiếm khá nhiều Sau khi nhận được hàng, họ có thể yêu cầu hoàn tiền hoặc khiếu nại về sản phẩm không đúng để đạt được lợi ích bất hợp pháp Bên cạnh đó, công ty thường xuyên gặp phải những “khách hàng” giả danh là những công ty có nhu cầu mua hàng, họ gửi lời hỏi hàng (inquiry) và đính kèm email muốn người bán phản hồi qua email, nhìn qua trông có vẻ uy tín nhưng thực tế đây là một mánh khóe lừa đảo tinh vi, chỉ cần người bán gửi bất cứ thông tin gì vào email bọn chúng đưa thì thông tin tài khoản sẽ bị đánh cắp Đối mặt với thực trạng này, Vietglobal Hair đã có những giải pháp thiết thực để phòng tránh Đầu tiên là Công ty liền ra chủ trương tránh cho khách hàng thanh toán bằng Paypal, mà sẽ chỉ sử dụng Western Union, Money Gram, Pingpong, Banking,… Bởi phương thức thanh toán Paypal luôn ưu tiên quyền lợi cho người mua hàng, họ dễ dàng có thể kiện tụng về vấn đề sản phẩm nhằm chiếm đoạt tài sản Còn vấn đề email giả mạo, nhờ việc liên tục cập nhập thông báo, tin tức từ Alibaba, Công ty đã kịp nắm được tình hình nguy hiểm trước khi dính vào bẫy và ngay lập tức truyền tải thông tin cho toàn bộ bộ phận bán hàng cùng nắm được
- Rủi ro do các hành vi lừa đảo khác của đối tác
Cùng với những rủi ro đã nêu trên, trong quá trình lựa chọn đối tác, đàm phán và ký kết hợp đồng còn có thể xảy ra các rủi ro liên quan đến hành vi lừa đảo như: lợi dụng đặc điểm của một số phương pháp thanh toán chuyển tiền online nhằm chiếm đoạt hàng hóa khi đã nhận được hàng Như đã đề cập ở trên, PayPal là một phương thức thanh toán đầy rủi ro, đã có nhiều đơn hàng công ty phải chịu thiệt hại khi khách hàng kiện tụng rằng sản phẩm họ nhận được không đúng như thực tế, trong khi đó những bức ảnh họ gửi lại không đủ chứng cứ chứng minh đó là sản phẩm của
Vietglobal Hair Mục đích của những khách hàng này là vừa có được hàng hóa vừa không phải mất tiền chi trả Ở thời điểm Công ty mới thành lập, kinh nghiệm còn non trẻ, Vietglobal đã gặp trường hợp lừa đảo hàng hóa hết sức tinh vi Một khách hàng người Đức thường xuyên mua hàng tại Công ty với số lượng nhỏ khoảng từ hai đến bốn kilogram tóc dệt, thanh toán qua Western Union Mặc dù chỉ mua số lượng nhỏ nhưng với tần suất mua hàng lớn, khách hàng này dễ dàng trở thành khách quen trong Công ty Sau khoảng nửa năm, vị khách quyết định mua với số lượng lớn 50 kilogram tóc dệt với trị giá khoảng 40.000 USD, nhưng phương thức thanh toán khi này được thay đổi thành Paypal theo yêu cầu của khách, địa điểm và thông tin nhận hàng trong hợp đồng vẫn như cũ Tuy nhiên sau khi giao hàng thành công đến địa điểm nhận, Công ty nhận được thông báo kiện tụng từ vị khách này trên Paypal với nội dung là chưa nhận được hàng hóa Thực chất theo chính sách của phương thức Paypal, hàng hóa phải được giao đến địa điểm mà người mua đã đăng ký trên đây, trong khi đó địa điểm khách đã đăng ký trên Paypal khác hoàn toàn với địa điểm cũ vị khách từng giao dịch Vì vậy Công ty đã thua kiện và Paypal hoàn trả tiền cho người mua Do thiếu sự tìm hiểu kĩ càng về phương thức này, Vietglobal đã chịu tổn thất nặng nề khi vừa mất tiền vừa mất hàng hóa (tổng trị giá khoảng 80.000 USD) khi dính chiêu bẫy của kẻ gian
Giai đoạn 2: Chuẩn bị hàng, kiểm tra chất lượng và đóng gói hàng hóa
- Rủi ro do khan hiếm nguồn hàng cung ứng cho xuất khẩu
Loại tóc làm bằng chất tổng hợp thường không có độ bền cao, không thích hợp để làm tóc dài vì thế nguyên liệu để làm tóc giả tốt nhất vẫn là tóc thật Tuy nhiên nguồn tóc thật ngày nay không còn quá dồi dào do thói quen và lối sống con người thay đổi Các cô gái bắt đầu theo đuổi những phong cách thịnh hành, thường xuyên thay đổi kiểu tóc, cắt tỉa thường xuyên hơn so với thời đại trước, khi họ thường chỉ tập trung nuôi tóc đến một độ dài nhất định Tóc chủ yếu của Vietglobal Hair được lấy từ các cô gái sống ở vùng núi phía Bắc, nơi khí hậu ít ô nhiễm và ôn hòa hơn Để dự phòng trường hợp thiếu nguồn cung, Công ty đã liên kết thêm một số xưởng sản xuất tóc giả khác trong khu vực, thực hiện chiến lược bỏ trứng vào nhiều giỏ Đến nay chiến lược này vẫn hoạt động tốt, Công ty chưa gặp trường hợp kham hiếm sản phẩm
- Rủi ro do mất khả năng kiểm soát về chất lượng hàng hóa xuất khẩu
Quá trình sản xuất tóc giả ngoài rủi ro về nguồn cung còn rủi ro trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chất lượng sản phẩm có thể không đúng như mô tả về màu sắc, kiểu dáng, độ dày, chất liệu và độ bền Điều này nguyên nhân chủ yếu là do quản lý xưởng giám sát đơn hàng chưa chặt chẽ, tay nghề công nhân còn hạn chế Trong khi đó, thị trường châu Âu là thị trường vô cùng khó tính, luôn đòi hỏi khắt khe chất lượng sản phẩm tóc So sánh với Mỹ, 2 khu vực đều có nguồn thu nhập cao, nước giàu, nhưng việc bán hàng cho Mỹ vẫn dễ hơn nhiều so với những người mua ở châu Âu Vietglobal hair đã gặp vài trường hợp sản phẩm đầu ra chất lượng kém (tóc khô xơ, không đủ xoăn, chải rối chưa kĩ,…), khi đó xưởng sản xuất buộc phải làm lại sản phẩm, điều này vừa làm mất thêm thời gian sản xuất vừa mất chi phí để làm ra sản phẩm khác Từ đó, Vietglobal Hair luôn nhận thức tầm quan trọng trong việc quản lý xưởng tốt hơn, đã đưa ra kế hoạch quản lý nhân sự đổi mới, nhằm tăng cường tay nghề lao động và năng suất làm việc Để việc vừa sản xuất vừa nhanh chóng tiết kiệm thời gian vừa đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của khách hàng
Giai đoạn 3: Giao hàng cho đơn vị vận chuyển
- Rủi ro do người bán không giao đúng số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hoá
Trong thực tiễn kinh doanh, có thể vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phần nhiều là do những nguyên nhân chủ quan của người xuất khẩu, hàng hoá đã không được cung cấp đúng như quy định trong hợp đồng (về số lượng, chất lượng, chủng loại) mặc dù người nhập khẩu đã thực hiện ký quỹ tại ngân hàng Sự chủ quan của người bán trong chuẩn bị hàng hoá, giá cả hàng hoá biến động tăng gây bất lợi cho chính họ Ở Vietglobal Hair quá trình chuẩn bị hàng luôn được giám sát vô cùng chặt chẽ, các nhân viên kiểm tra số lượng chất lượng hàng hóa xong đều thông báo trước tới khách hàng để xác nhận đơn hàng đầy đủ Trước khi đóng gói đều kiểm đếm lại một lần nữa cho chắc chắn Khi nhận thấy có sản phẩm bị lỗi hay không đạt yêu cầu, Công ty liền liên hệ lại với xưởng để sản xuất lại hoặc sửa đổi, và thông báo với khách hàng nếu thời gian giao hàng bị kéo dài thêm
Công ty đã gặp những trường hợp giao hàng sản phẩm không đạt chất lượng và kết quả là đối tác đòi hoàn trả tiền Vậy là Công ty vừa mất chi phí sản xuất sản phẩm, vừa mất khách hàng Cụ thể hơn, một nhân viên kinh doanh tại Vietglobal hair đã từng đánh mất một khách hàng Hà Lan lớn, lý do là bởi nhân viên đã không kiểm tra kĩ chất lượng tóc trước khi giao, vị khách phàn nàn thậm tệ về tỷ lệ đuôi tóc (hair ratio) quá mỏng, không xứng đáng với giá tiền đã chi trả Việc mất khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng vô cùng lớn đến quá trình xuất khẩu mặt hàng tóc giả, đặc biệt là tại thị trường châu Âu, tiềm năng nhưng cực kì khó tính
- Rủi ro do chậm giao hàng hoặc không giao hàng
Người xuất khẩu có thể chậm giao hàng theo như tiến độ đã được quy định trong hợp đồng và không ít trường hợp họ còn không có khả năng giao hàng Thời gian trung bình để sản xuất xong 1 đơn hàng là từ 6 đến 10 ngày, còn thời gian vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không của Công ty sang các nước châu Âu là từ 3 đến 5 ngày Rủi ro do chậm giao hàng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ quan và khách quan Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động thương mại quốc tế người ta thường nói nhiều đến những nguyên nhân chủ quan và trong đa số các trường hợp khi người bán chậm giao hàng thì người mua thường tìm mọi lý lẽ chứng minh đó là ý muốn chủ quan của người bán Các nguyên nhân khách quan dẫn đến chậm giao hoặc không thể giao hàng của người bán thường là không đủ nguồn cung hoặc sản phẩm hoàn thiện không đạt chất lượng Mức độ thiệt hại của trường hợp chậm giao hoặc không giao hàng về cơ bản cũng như trường hợp giao không đủ lượng hàng, sẽ làm suy giảm đáng kể lợi nhuận, làm mất đi cơ hội kinh doanh và tạo ra những thiệt hại liên đới cho người nhập khẩu, cả Công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng vì sản phẩm tóc giả khá đặc thù, có tính đa dạng và được tùy chỉnh theo yêu cầu mỗi người, nên những sản phẩm đã làm ra là phải thành công giao đi được, nếu không sẽ rất khó bán lại cho người khác Cho đến nay rủi ro giao chậm hàng hóa khá ít gặp nhờ việc Vietglobal hair luôn kéo dài thêm thời gian được cam kết trong hợp đồng
- Các rủi ro do những tai hoạ tiềm ẩn trong quá trình vận chuyển
Vietglobal Hair sử dụng phương thức đường hàng không là chủ yếu trong quá trình vận chuyển hàng hóa nên rủi ro sẽ nằm ở đường bộ và đường hàng không + Với đường bộ có thể xảy ra những rủi ro sau:
Tắc đường, chậm trễ và gián đoạn: vì là hình thức vận chuyển khá dễ dàng và thuận tiện nên lượng xe cộ cực kỳ đông đúc Khiến cho tình trạng lưu thông chậm, thậm chí là tắc đường thường xuyên, gây ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, đến hoạt động kinh doanh và sự hài lòng của khách hàng
Thời tiết xấu làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển Hàng bị chậm đến hoặc trường hợp xấu nhất là hàng hóa bị hư hỏng Khi vô tình gặp phải điều kiện thời tiết không thích hợp
Tai nạn giao thông: với hệ thống giao thông đường bộ dày đặc như hiện nay thì tình trạng an toàn giao thông đang được báo động đỏ Chỉ 1 chút sơ suất cá nhân mà có thể gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến việc giao hàng đúng hẹn với khách hàng, đối tác Tai nạn giao thông đến cả từ nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan Việc lái xe trong thời gian dài và lịch trình căng thẳng có thể dẫn đến tài xế mệt mỏi, tăng nguy cơ xảy ra tai nạn
Và 1 số rủi ro khác thường thấy như: đường xấu, hàng hóa bị xô lệch Hư hỏng do đóng gói không kỹ, không chèn các khoảng trống trong kiện hàng, bị mất cắp Do nhân viên bốc xếp không cẩn thận, mạnh tay trong quá trình lên xuống hàng hóa,…
Vận chuyển đường hàng không được coi là phương thức vận chuyển khá an toàn và tiện lợi Thế nhưng, dù được đánh giá cao về độ an toàn, thực tế vận tải hàng không có những rủi ro nhất định Các rủi ro trong quá trình vận chuyển có thể là vướng mắc thủ tục kiểm tra, chuyến bay bị trì hoán, hay thậm chí là hư hỏng hàng, giao nhầm hàng,…
Đánh giá
Thứ nhất, các thành viên trong phòng kinh doanh đã có nhận thức chung về rủi ro và QTRR trong quy trình xuất khẩu mặt hàng tóc giả của công ty
Thứ hai, các thành viên có thể nhận dạng và gọi tên những rủi ro đã, đang và có thể xảy ra trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không
Thứ ba, các thành viên có thể đưa ra các giải pháp dựa trên kiến thức và kinh nghiệm cá nhân để giải quyết các vấn đề
Thứ tư, công ty đã đưa ra danh sách các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xuất khẩu tóc giả, bao gồm những rủi ro về chất lượng sản phẩm, vi phạm hợp đồng,…
3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, các giải pháp đưa ra còn mang tính cá nhân hóa nên mức độ thiệt hại của tổn thất khác nhau do những cá nhân khác nhau
Thứ hai, đối với những rủi ro mang tính khách quan, giải pháp đưa ra còn mang tính thụ động và chưa đem lại hiệu quả cao
Thứ ba, giải pháp mà các thành viên lựa chọn chủ yếu là né tránh rủi ro, tuy giải pháp này không xấu nhưng né tránh mãi là điều thực sự không tốt nếu công ty muốn phát triển lâu dài và bền vững
Thứ tư, các thành viên còn thụ động khi rủi ro xảy ra và khó linh động trong giải quyết vấn đề khi vượt quá quyền hạn của họ
Thứ năm, văn hóa doanh nghiệp chưa đề cập đến QTRR nên cá nhân thành viên cũng ỷ lại vào ban giám đốc, mang tâm lý chờ đợi từ ban giám đốc
Doanh nghiệp còn xem nhẹ QTRR trong quy trình xuất khẩu mặt hàng tóc giả
Thứ nhất, do hệ thống QTRR của công ty chưa hoàn thiện, chưa bài bản, việc xử lý rủi ro phụ thuộc vào nhiều bên liên quan khiến cho thời gian để giải quyết kẻo dài Bên cạnh đó, các nhân viên phải làm nhiều công việc khác nhau nên không thể chú tâm để giải quyết hết vấn đề Do đó, mỗi khi gặp rủi ro, nhân viên thường có tâm lý đùn đẩy, né tránh khiến cho quá trình xử lý rủi ro bị kéo dài
Thứ hai, trong điều kiện cụ thể hiện nay ở nước ta, một trong những lý do khiến doanh nghiệp chưa đánh giá đúng mức QTRR cũng có nguyên nhân xuất phát từ yếu tố về văn hóa Người Á Đông thường né tránh nhắc đến rủi ro vì cho rằng đó là chuyện xui xẻo
Thứ ba, QTRR đòi hỏi phải có kỹ năng và kinh nghiệm Vietglobal Hair tuy đã thành lập hơn 10 năm nhưng vẫn chưa có nhiều kỹ năng và rất thiếu kinh nghiệm về QTRR, đặc biệt là trong quy trình xuất khẩu tóc giả sang châu Âu Do không hiểu, nên cũng không biết "sợ", do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng, không biết phải đối phó, xử lý thế nào, nên xuất hiện tâm lý “mặc kệ"
Thứ tư, doanh nghiệp chưa có bộ phận độc lập chịu trách nhiệm về QTRR trong quy trình giao hàng xuất khẩu Do đó, khi rủi ro xảy ra, chủ yếu dựa vào năng lực cá nhân nhân viên để giải quyết, tuy nhiên, biện pháp đưa ra là không giống nhau, do đó, hiệu quả hay mức độ tổn thất cũng khác nhau Bởi vì sự nhạy bén, nắm bắt thời cơ của cá nhân không thể là "cứu tinh" cho doanh nghiệp ở mọi nơi, mọi lúc Vai trò và năng lực cá nhân chỉ có giới hạn Doanh nghiệp cần phải có chiến lược phòng ngừa rủi ro bài bản, với sự tham gia của nhiều người, của toàn thể doanh nghiệp, nhất là khi quy mô hoạt động và các thay đổi của điều kiện thị trường vượt quá khả năng kiểm soát của mỗi cá nhân
Thứ năm, doanh nghiệp chưa có các buổi tập huấn, hội thảo chung về vấn đề QTRR trong quy trình xuất khẩu tóc giả cho các cá nhân, bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện công việc Nơi mà mọi người có thể cùng trao đổi, thảo luận về những rủi ro và cách thức khắc phục để hiệu quả là tốt nhất.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG TÓC GIẢ SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VIETGLOBAL
Định hướng phát triển hoạt động Quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu của Công ty
Để có thể tồn tại và phát triển bền vững, hạn chế rủi ro trong quy trình xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu Âu và giảm thiểu tổn thất do những rủi ro đó gây ra, công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Và Xúc Tiến Thương Mại Vietglobal cần phải:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu mặt hàng tóc giả tại thị trường châu Âu, phổ biến trong toàn bộ nhân viên một cách đồng bộ, thống nhất; đảm bảo toàn bộ công nhân viên đều nắm được
Thứ hai, Công ty phải coi việc phát triển quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu mặt hàng tóc giả là chiến lược lâu dài, nhất quán, xuyên suốt trong chương trình, kế hoạch kinh doanh và phát triển của công ty
Thứ ba, đưa hoạt động quản trị rủi ro vào văn hóa doanh nghiệp, để nhân viên làm quen và quan tâm đến Coi rủi ro và quản trị rủi ro là điều tất yếu sẽ và phải xảy ra để đối mặt một cách chủ động và linh hoạt hơn trong mọi tình huống
Thứ tư, thực hiện tốt các quy định của pháp luật, luôn luôn cập nhật các thông tin mới nhất về các quy định mới, điều luật mới ở cả trong nước và khu vực châu Âu Bởi đối với một công ty TMQT, việc thấu hiểu pháp luật là đòn bẩy vững chắc giúp công ty vươn lên mạnh mẽ trên thị trường
Thứ năm, duy trì và phát triển quỹ tài trợ rủi ro để phòng các rủi ro phát sinh khi xuất khẩu hàng sang châu Âu Ngoài ra cần vạch kế hoạch và mục đích sử dụng quỹ một các phù hợp, tránh lãng phí tiền bạc và các nguồn lực khác của công ty Đến năm 2030, Vietglobal Hair nên định hướng thúc đẩy xuất khẩu gấp đôi giá trị hàng hóa sang thị trường châu Âu bằng cách sản xuất các sản phẩm theo kịp xu hướng làm đẹp tại đây, đặc biệt tại các thị trường Pháp, Ý, Anh, Đức, nơi có tiềm năng phát triển ngành nối tóc làm đẹp trong tương lai
- Thực hiện tốt các chính sách chăm sóc khách hàng, mở rộng và tăng cường mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác tiềm năng tại châu Âu Đồng thời lên kế hoạch kết nối các đối tác uy tín, xây dựng tệp khách hàng trung thành và tiềm năng để đáp ứng tốt mọi nhu cầu khắt khe của khách hàng
- Đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng nhà máy sản xuất, trang bị các máy móc hiện đại đáp ứng nhu cầu những mặt hàng quan trọng Bên cạnh đó đào tạo chuyên môn kĩ lưỡng các công nhân sản xuất, đảm bảo các sản phẩm đầu ra đều có chất lượng như nhau.
Đề xuất giải pháp hoàn thiện
Có thể nói, giải pháp để hoàn thiện quản trị rủi ro trong quy trình xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu Âu là những giải pháp mang tính chiến lược và có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp trong bất kỳ thời điểm nào
- Hoàn thiện và nâng cao năng lực nhận dạng rủi ro
Trong bối cảnh tình hình kinh tế châu Âu có nhiều biến động, có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến quy trình xuất khẩu của công ty dẫn đến các rủi ro luôn tồn tại và có thể xảy ra bất ngờ trong quá trình xuất khẩu hàng hóa Nghiên cứu và nhận dạng rủi ro là nghiệp vụ quan trọng, là cơ sở để triển khai có hiệu quả các bước tiếp theo của quá trình quản trị rủi ro Vì vậy công ty cần đặc biệt chú trọng hoàn thiện và nâng cao công tác này để không bị động trước những rủi ro có thể xảy ra Cụ thể là:
Công ty cần áp dụng đa dạng các biện pháp nhận dạng rủi ro để có thể nhận dạng đầy đủ các rủi ro trong quy trình xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang Châu Âu Có thể kể đến như công ty cần tổ chức phối hợp làm việc giữa phòng kinh doanh xuất khẩu với các phòng ban khác, xưởng sản xuất để các nhân viên tham gia có thể nắm bắt các thông tin đa chiều cần thiết, kết hợp với tình huống thực tế làm cơ sở để nhận dạng các rủi ro, hạn chế bỏ sót các rủi ro đến từ nhiều nguồn khác nhau; giúp hạn chế tính cá nhân hóa khi các nhân viên tự đưa ra giải pháp rủi ro Vietglobal Hair có thể sử dụng các dịch vụ tư vấn rủi ro giúp công ty có thể nhận dạng được rủi ro một cách tốt nhất và có thêm kinh nghiệm cho các đơn hàng về sau, đặc biệt là những rủi ro mang tính khách quan, cần lập kế hoạch rõ ràng và chi tiết, tránh sự thụ động dẫn đến kết quả không cao, giúp Công ty có thể phát triển lâu dài và bền vững hơn
Công ty cần cập nhật thông tin kịp thời cho đội ngũ nhân viên những thay đổi, cập nhật về chính sách của nhà nước, hải quan của các nước châu Âu, chính sách của đơn vị vận chuyển, cũng như diễn biến của thị trường, tình hình chính trị, và phối hợp với đội ngũ nhân viên để nhận dạng những rủi ro có thể xảy ra từ đó đưa ra những kế hoạch, giải pháp ngăn ngừa, hạn chế tổn thất thiệt hại nếu rủi ro thực sự xảy ra một cách đồng bộ, thống nhất; tránh việc cán bộ công nhân viên trong Công ty không nắm đủ thông tin và có thể lặp lại lỗi rủi ro tương tự Và giúp các nhân viên hạn chế sự né tránh rủi ro, thúc đẩy phát triển lâu dài, bền vững Đồng thời, Công ty cần tăng cường công tác tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo kiến thức cho đội ngũ nhân viên trong hoạt động quản trị rủi ro để mỗi nhân viên đều có kiến thức trong công tác nghiên cứu, nhận dạng và xử lý rủi ro Bởi nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tế là nền móng cho công tác quản trị rủi ro của công ty được vận hành một cách hiệu quả, góp phần vào sự chủ động công việc trong quá trình xử lý rủi ro của nhân viên Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm tra đảm bảo sớm nhận dạng được các rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp khắc phục kịp thời cùng với đó công ty nên xây dựng chế độ khen thưởng cho nhân viên phát hiện rủi ro hay có sáng kiến trong công tác xử lý rủi ro Đồng thời, công ty cần yêu cầu nhân viên phải chịu trách nhiệm khi thực hiện nghiệp vụ thiếu chuyên nghiệp, xảy ra sai sót gây thiệt hại cho công ty Các nhân viên, người lao động mỗi khi gặp và xử lý các rủi ro mới cần thực hiện báo cáo lên nhóm chung Công ty để toàn thể mọi người nắm được và có cách giải quyết đồng bộ
- Thực thi và quản lý tốt:
Xây dựng hệ thống chế độ báo cáo rủi ro theo từng bậc trong cơ cấu tổ chức, quy định mức độ chi tiết và thường xuyên của báo cáo; tạo sự chủ động khi xảy ra rủi ro trong quy trình, tiết kiệm thời gian, công sức, khi các rủi ro đã được phân bậc theo từng cấp trong doanh nghiệp, nhân viên sẽ không còn mang tâm lý ỷ lại, chờ đợi vào Ban Giám đốc Xây dựng quy trình báo cáo có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, theo mẫu biểu quy chuẩn và quy định cụ thể về cấp nào được nhận và phê duyệt báo cáo Xây dựng hạ tầng quản lý rủi ro bảo đảm: bao gồm các quy chế nội bộ, hướng dẫn các tiêu chuẩn về tuân thủ, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, công nghệ, Đặc biệt là văn hóa doanh nghiệp cần được đề cập tới quản trị rủi ro, nhấn mạnh tầm quan trọng của nó trong quy trình xuất khẩu tóc giả sang thị trường châu Âu, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân viên trong Công ty Đặc biệt, xưởng sản xuất là nơi cần phải sát sao kĩ nhất, bởi đây là nơi các sản phẩm hoàn thiện được làm ra, trong quy trình xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu Âu, chất lượng tóc vẫn là yếu tố đứng đầu trong việc quyết định hoàn thành quá trình giao hàng cho khách hàng Nếu sản phẩm không đúng chất lượng, quy cách mà người mua yêu cầu, họ sẵn sàng hoàn hàng hóa về nơi xuất khẩu rồi nhận lại tiền Khách hàng ở thị trường Châu Âu đặc biệt khó tính, xưởng sản xuất cần thắt chặt hơn trong quá trình quản trị rủi ro sản xuất, xây dựng bộ máy nhân sự người lao động bài bản, đào tạo tay nghề công nhân kĩ lưỡng, đảm bảo người lao động có kĩ năng thực hiện sản xuất là như nhau
Quy định về trách nhiệm trong quá trình tác nghiệp:
+ Đối với cá nhân mang lại hiệu quả: được hưởng một số % nhất định trong tổng thu nhập mà cá nhân đó mang lại
+ Đối với những thiệt hại: quy định về tỷ lệ bồi thường đối với cán bộ, nhân viên kinh doanh, kiểm soát viên và lãnh đạo
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát: Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát đảm bảo phát hiện sớm các rủi ro tiềm ẩn, phát hiện những sai sót trước, trong và sau quá trình giao hàng để kịp thời có biện pháp khắc phục Công ty có thể xây dựng chế độ khen thưởng cho cán bộ, nhân viên phát hiện sớm trước khi rủi ro xảy ra hoặc người có sáng kiến trong việc xử lý rủi ro.
Một số kiến nghị
Thứ nhất, hình thành môi trường kinh doanh thuận lợi, từ đó giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh, thông qua các biện pháp cụ thể như sau:
- Chính phủ cần xây dựng, hoàn thiện và thực thi các chính sách và cơ chế phù hợp để triển khai hiệu quả Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU, xây dựng chiến lược tổng thể để đưa ra những định hướng, kế hoạch, lộ trình cho các bộ, ngành và địa phương nhằm triển khai đầy đủ, kịp thời các cam kết của EVFTA; tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển, chuẩn bị những giải pháp ứng phó với rủi ro khi xuất khẩu mặt hàng tóc giả sang thị trường châu Âu
- Hoàn thiện hệ thống thể chế, các dự án luật, pháp lệnh, nghị định hướng dẫn các Luật có hiệu lực như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật sở hữu trí tuệ Để đảm bảo chất lượng văn bản pháp luật, Chính phủ nên tìm mọi các thu hút thật rộng rãi sự tham gia của các doanh nhân, các hội doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu văn bản để thể hiện đầy đủ tư duy đổi mới, sát hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực thi nghiêm chỉnh công vụ, khắc phục tê những nhiễu, tham nhũng, đặc biệt trong các cơ quan quan hệ trực tiếp với doanh nghiệp như thuế, hải quan, cảnh sát kinh tế Chính phủ cần tích cực chỉ đạo, điều hành và giám sát chặt chẽ bảo đảm cho các văn bản quy phạm pháp luật đúng đắn được đi vào cuộc sống, góp phần giảm thiểu những rủi ro không đáng có khi thông quan hàng hóa
- Tăng cường công tác xúc tiến, tài trợ thương mại và các chính sách hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu, để doanh nghiệp hình thành quỹ dự phòng rủi ro tốt hơn Tích cực đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận song phương và đa phương nhằm tạo ra các tiền đề, hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh tài trợ cho hoạt động XK
- Hoàn thiện các chính sách lãi vay, tỷ giá và quản lý ngoại hối
Thứ hai, đẩy mạnh công tác hỗ trợ về công nghệ, thông tin và tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp:
- Cung cấp miễn phí các văn bản pháp luật mới ban hành trong lĩnh vực XK Hiện nay đã có trang web về các văn bản pháp luật như www.luatvietnam.com.vn hay www.nclp.org.vn, tuy nhiên chưa thực sự được hệ thống hóa, công cụ tìm kiếm còn hạn chế Nhằm hỗ trợ cung cấp thông tin cần thiết, quan trọng, tránh rủi ro do thiếu hiểu biết
- Các cơ quan xúc tiến thương mại kịp thời cập nhật thông tin thị trường châu Âu cho doanh nghiệp Tuy nhiên, để các cơ quan đại diện ở nước ngoài như Tham tán thương mại, Tùy viên thương mại, Lãnh sự thương mại có thể phát huy vai trò tham vấn, kịp thời thông tin, cảnh báo về tình hình rủi ro trên thị trường cho doanh nghiệp Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ về kinh phí Nguồn kinh phí này, nếu cần, có thể huy động thêm từ các doanh nghiệp XK
- Hình thành các trung tâm nghiên cứu, lựa chọn, phát triển và chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp, đặc biệt là những công nghệ mới giúp giảm sát, phân tích, cảnh cáo rủi ro cho doanh nghiệp bằng việc đo lường, nhận diện chỉ số rủi ro
- Cập nhật và phổ biến thông tin công nghệ với chi phí ưu đãi và dễ truy cập Thiết lập các hoạt động dịch vụ khoa học - công nghệ theo nguyên tắc thị trường, lắng nghe và giúp đỡ các doanh nghiệp xử lý và giải quyết các rủi ro năm ngoài phạm vi kiểm soát của họ
4.3.2 Với các cơ quan Đối với các Bộ, Ban, Ngành, đặc biệt là ngành Hải quan cần sát sao:
- Kịp thời điều chỉnh, sửa đổi những bất cập của hệ thống quản lý, thông quan hàng XNK theo phương pháp quản lý rủi ro, tạo điều kiện khuyến khích doanh nghiệp
- Xây dựng một chiến lược và kế hoạch quản lý rủi ro rõ ràng, hình thành bộ máy chuyên trách quản lý rủi ro ở các cấp Đối với việc cấp thẻ ưu tiên thủ tục hải quan: nhanh chóng hoàn thiện đầy đủ, đồng bộ cơ sở để xem xét các tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp được ưu tiên cấp thẻ, từ đó giúp doanh nghiệp có thể tác nghiệp nhanh hơn và phục vụ khách hàng hiệu quả.