1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài truyền thông trong đấu tranh phòng chống tham nhũng ở việt nam

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 286,08 KB

Nội dung

Với đặcđiểm này, báo chí càng khẳng định vai trò quan trọng trong đấu tranh chốngtham nhũng.2.2 Sự cần thiết của truyền thông đại chúng tham gia phòng, chốngtham nhũng ở Việt NamThông qu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA XÃ HỘI HỌC

-XÃ HỘI HỌC TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Đề tài: TRUYỀN THÔNG TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG

THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Xuân Anh

Sinh viên thực hiện: Vũ Cao Phương Đan

MSSV: 1956090129

Nhóm 7

Lớp 02 K25 - Xã hội học

TP.HCM, ngày 13 tháng 01 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

2 Đặc điểm và sự cần thiết của truyền thông đại chúng trong cuộc đấu tranh

3 Vai trò của truyền thông đại chúng trong công tác phòng, chống tham

4 Thực trạng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của truyền thông đại chúng trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng ở Việt Nam 8

Trang 3

A Mở đầu

Tham nhũng đang ngày càng diễn biến phức tạp, có thể nói tham nhũng là vấn

đề toàn cầu Ở Việt Nam, nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế đây là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta Đảng và Nhà nước ta đưa ra nhiều giải pháp về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã có những chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động và đạt được những kết quả nhất định Tuy vậy, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đánh giá tình trạng tham nhũng suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên là rất nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi

Truyền thông với tư cách là phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng vẫn đang còn diễn ra ở nhiều bộ phận doanh nghiệp, bộ máy hệ thống chính trị

Để truyền thông đại chúng phát huy hết vai trò, rất cần những nghiên cứu, đánh giá lĩnh vực truyền thông trong phòng, tránh tham nhũng Chính vì vậy, em chọn vấn đề “Truyền thông trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng” làm

đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận cuối kỳ môn học Xã hội học truyền thông đại chúng.

B Nội dung chính

1 Nhận thức chung về truyền thông đại chúng

1.1 Khái niệm

Trong giáo trình Xã hội học về truyền thông đại chúng của TS Trần Hữu Quang, truyền thông là một quá trình truyền đạt thông tin, là một dạng hoạt động căn bản của bất cứ một tổ chức nào mang tính xã hội

Truyền thông đại chúng (mass communication) là quá trình truyền đạt thông tin rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình Chữ “đại chúng” trong thuật ngữ

“truyền thông đại chúng” được dùng để chỉ đối tượng công chúng độc giả hay khán thính giả của phương tiện truyền thông đại chúng

1.2 Chức năng

Chức năng thông tin, đáp ứng nhu cầu thông tin - giao tiếp của con người,

nhu cầu thông báo của cơ quan công quyền đối với mọi tầng lớp nhân dân và nhân dân cũng có nhu cầu muốn biết những quyết định của chính quyền liên quan đến cuộc sống của họ

Chức năng giáo dục, giúp người dân tích cực tham hoạt các hoạt động chính

trị - xã hội, đánh giá các sự kiện chính trị Giáo dục không chỉ dừng ở việc là cung cấp kiến thức mà còn tuyên truyền những cái mới, giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị thẩm mỹ Từ việc chỉ là phương tiện đưa tin đến người dân, truyền thông đại chúng đã trở thành phương tiện giáo dục hiệu quả

Trang 4

Chức năng định hướng, trong quá trình Con người tiếp cận với những thông

tin đa dạng, phong phú mà các phương tiện truyền thông đại chúng mang lại, tất nhiên sẽ hình thành ý thức xã hội trong đó dư luận xã hội là một yếu tố quan trọng Truyền thông đại chúng phải phân tích, lý giải, chỉ ra bản chất, tính quy luật của các biến cố thời sự, định hướng cho nhân dân nhận thức và ứng xử hợp

lý trước những vấn đề nêu ra

Chức năng giám sát và quản lý xã hội, truyền thông đại chúng giám sát cũng

như phát hiện và cảnh báo kịp thời những nguy cơ ảnh hưởng đến sức phát triển chung; giúp hoàn thiện các chính sách của Đảng và nhà nước

Chức năng phát triển văn hoá, truyền thông đại chúng là kênh truyền bá, phổ

biến các loại hình và các tác phẩm văn hóa - nghệ thuật để nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân, khẳng định và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, hình thành và không ngừng hoàn thiện lối sống tích cực trong xã hội

2 Đặc điểm và sự cần thiết của truyền thông đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

2.1 Đặc điểm của truyền thông đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, truyền thông đại chúng có vai trò đặc biệt quan trọng Thông điệp được truyền tải đến công chúng một cách nhanh chóng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng Trong đó, phải

kể đến phương tiện truyền thông đại chúng báo chí đã và đang nhận được sự tin tưởng cao từ người dân Báo chí hiện nay có ba đặc điểm cơ bản:

Đặc điểm thứ nhất của báo chí là có đối tượng công chúng đông đảo Chính vì

vậy, báo chí có ảnh hưởng to lớn trong việc thúc đẩy phòng, chống tham nhũng

Đặc điểm thứ hai là tính công khai của báo chí Trong đấu tranh phòng, chống

tham nhũng đặc điểm này của báo chí tạo nên sức mạnh to lớn

Đặc điểm thứ ba của báo chí tác động đến báo chí tham gia phòng, chống

tham nhũng thể hiện nội dung thông tin báo chí là thông tin thời sự Với đặc điểm này, báo chí càng khẳng định vai trò quan trọng trong đấu tranh chống tham nhũng

2.2 Sự cần thiết của truyền thông đại chúng tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

Thông qua phương tiện truyền thông đại chúng là báo chí, góp phần tham gia phòng, chống tham nhũng được hiểu là việc các cơ quan báo chí, người làm báo thông qua các tác phẩm báo chí, trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình triển khai các hoạt động, cách thức, biện pháp góp phần phòng ngừa, giám sát, phát hiện tham nhũng, thông tin về việc xử lý đối với hành vi tham nhũng và

Trang 5

khắc phục hậu quả do hành vi tham nhũng gây ra theo quy định của pháp luật.

Sự cần thiết báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng xuất phát từ các yếu tố:

Thứ nhất, chức năng giám sát quyền lực, thực thi chính sách của báo chí quy

định tính tất yếu của báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng;

Thứ hai, thể chế phòng, chống tham nhũng của các quốc gia còn có “lỗ hổng”,

bởi vậy sự tham gia của báo chí là kênh bổ sung kiểm soát quyền lực, kiểm soát tham nhũng;

Thứ ba, báo chí được xem như quyền lực thứ tư.

3 Vai trò của truyền thông đại chúng trong công tác phòng, chống tham nhũng

3.1 Quy định của pháp luật về vai trò của báo chí trong phòng chống tham nhũng

Truyền thông - báo chí có vai trò rất quan trọng trong công tác phòng chống tham nhũng của đất nước ta Điều này đã được thể hiện thông qua các điều luật được Đảng và Nhà nước công nhận và áp dụng

Trong đó phải kể đến Điều 75 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã quy định rõ trách nhiệm của cơ quan báo chí và nhà báo trong phòng chống tham nhũng như:

Thứ nhất, cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệm đấu tranh chống tham

nhũng, đưa tin về hoạt động phòng, chống tham nhũng và vụ việc tham nhũng Điều này góp phần vào công tác điều tra của cơ quan công an các tỉnh vì những thông tin từ truyền thông hữu ích và góp phần vào công tác giáo dục nhận thức người dân về tác hại và việc trừng trị đối với tội danh tham nhũng

Thứ hai, cơ quan báo chí, nhà báo có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị,

cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về báo chí và quy định khác của pháp luật có liên quan Đây được xem là quyền lợi của

cơ quan báo chí khi được xem là tiếng nói của người dân, có thể làm thay đổi dư luận và dùng dư luận để “bắt giữ” những vụ tham nhũng ngầm

Thứ ba, cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệm phản ánh khách quan, trung

thực và chấp hành các quy định khác của pháp luật về báo chí, quy tắc đạo đức nghề nghiệp khi đưa tin về hoạt động phòng, chống tham nhũng và vụ việc tham nhũng Ngoài ra để triển khai thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy định rõ hơn về việc trao đổi thông tin giữa Thanh tra Chính phủ với các tổ chức khác về công tác phòng chống tham nhũng phải được diễn ra thường xuyên và bảo đảm sự nhanh chóng, chính xác và kịp thời

Nhìn chung, các quy định của pháp luật về báo chí trong phòng, chống tham

nhũng ở Việt Nam đã tương đối đầy đủ, nhưng đa phần các quy định mới chỉ dừng lại ở tính nguyên tắc, thiếu sự cụ thể, rõ ràng Không những thế, các quy

Trang 6

định chưa đưa ra được những hướng dẫn kỹ thuật để thi hành, thiếu các quy định

về những biện pháp bảo đảm về tài chính, kỹ thuật cho việc triển khai trên thực tế

3.2 Vai trò của truyền thông báo chí trong điều tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng

Báo chí đã có vai trò rất quan trọng trong việc điều tra các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng Sử dụng thuật ngữ “điều tra” vì điều tra ở đây được hiểu trên phương diện “điều tra bằng nghiệp vụ báo chí” Trong quy định pháp luật hiện hành, báo chí không có thẩm quyền điều tra hoặc thanh tra Báo chí cũng không

có bộ máy, các thiết chế vũ trang, vũ khí hoặc công cụ hỗ trợ khác để tiến hành các hoạt động điều tra hay thanh tra nhưng báo chí có thể dùng phương tiện và nghiệp vụ của mình vào công cuộc “khám phá” đến những vụ tham nhũng Việc

sử dụng khéo léo dư luận xã hội và đưa thông tin đến người dân một cách nhanh chóng kịp thời để từ đó người dân có thể sử dụng các quyền cơ bản của mình để

có thể yêu cầu các cơ quan ban ngành giải trình các sự việc, vụ án gây bức xúc một cách nhanh chóng và kịp thời Đây được coi là vũ khí sắc bén của nghề báo

và cũng là vai trò quan trọng góp phần xây dựng trật tự và an ninh xã hội

Báo chí có nhiều công cụ để có thể phát hiện những vụ việc tham nhũng, chẳng hạn như qua thư bạn đọc gửi đến cơ quan báo chí, phóng viên; thông qua việc tiếp nhận các phản ánh, tố cáo của người dân, báo chí xác minh để tìm ra các tài liệu, chứng cứ xác thực để chuyển tới công luận và các cơ quan tư pháp; hoặc báo chí phát hiện những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng và thực hiện những biện pháp điều tra đặc thù của nghề nghiệp Vì thế mà truyền thông - báo chí chính là đồng minh quan trọng của người dân trong công tác phòng chống tham nhũng và cả của Đảng và Nhà nước ta

Rất nhiều vụ việc có dấu hiệu tham nhũng đã được báo chí phát hiện, nổi bật nhất phải kể đến chính nhờ người dân đã chụp hình ảnh chiếc xe hơi Lexus (trị giá 5,7 tỷ) của ông Trịnh Xuân Thanh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vào năm 2017 Từ đó, thông qua sự xôn xao của dư luận xã hội vì sự sa hoa so với chi phí của Nhà nước cấp cho cán bộ cấp tỉnh mà các cơ quan báo chí từ lớn đến nhỏ đã nhanh tay vào cuộc lên các bài báo nhằm mong cơ quan ban ngành và đương sự giải trình vụ việc chiếc xe gây tranh cãi Thậm chí, sau khi nhận được lời giải thích từ đương sự là “mượn xe của bạn”, các cơ quan ban ngành báo chí vẫn chưa chấp nhận lời giải thích không căn cứ Hành động bằng cách quyết liệt nhập cuộc điều tra, mở rộng dư luận, thúc đẩy sự điều tra của cơ quan chức năng, bám sát tiến độ điều tra đem đến nhanh chóng các thông tin về vụ việc cho người dân Trong vụ việc này, cơ quan báo chí đã mạnh mẽ bảo vệ quyền được biết đến thông tin của người dân, cung cấp các thông tin chứng cứ một cách xác đáng, trong sạch và hợp pháp Nhờ vậy mà đã đem ra ánh sáng rất nhiều bí mật

Trang 7

động trời về sự vi phạm pháp luật của ông Trịnh Xuân Thanh Bên cạnh đó, báo chí còn góp phần đưa được cái nhìn đa chiều đến người dân về tư cách của một người Đảng viên đang góp phần điều hành bộ máy Nhà nước của đương sự Điều này đến giờ vẫn được coi là một trong những vụ án chấn động làm rạng danh các cơ quan báo chí ban ngành có tham gia

Nổi tiếng nhất vào năm 2019, dư luận xôn xao về vụ án gian lận điểm thi từ tỉnh Hà Giang, báo chí đã góp phần vào công tác điều tra ra tận cùng gốc rễ và

mở rộng ra các tỉnh lân cận, biết được quy mô lớn của vụ bê bối của ngành giáo dục Gần đây nhất chính là chuỗi liên tiếp các vụ việc các nghệ sĩ có hành vi “ăn chặn” tiền từ thiện quyên góp được từ các mạnh thường quân, người dân Từ dư luận và báo chí cùng cơ quan công an đã vào cuộc Những vụ án tốn không ít giấy mực của giới báo chí, giúp làm sáng tỏ vụ việc, đưa tin nhanh chóng và chính xác đến công chúng để dư luận không bị “dắt mũi” Theo đó, công tác xác minh vụ việc và mang lại thông tin xác thực, có thể kể đến các vụ việc về Công Vinh - Thủy Tiên cùng số tiền từ thiện giúp đỡ đồng bào miền Trung, các vụ án sao kê Hoài Linh và Trấn Thành Có thể thấy rằng, báo chí đã có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện các vụ tham nhũng Các cơ quan truyền thông, báo chí

là đồng minh hết sức quan trọng của người dân trong cuộc chiến chống tham nhũng

Hay trong năm 2021, các cơ quan báo chí đã nhanh chóng, kịp thời đưa tin về các vụ việc tham nhũng trong ngành y tế trong thời kỳ đại dịch Covid Vụ việc, tham nhũng trong việc “thổi giá” các thiết bị y tế của bệnh viện Bạch Mai đã làm chấn động cả nước khi niềm tin vào ngành y tế đang được dần cải thiện trong thời kỳ dịch bệnh thì qua vụ việc, nhờ các cơ quan báo chí chuyên ngành

đã đem đến các thông tin về vụ án một cách nhanh chóng Sau đó, báo chí cũng

đã đào sâu hơn và đưa tới các thông tin trong chuỗi nâng giá các vật tư điều trị

từ các bệnh viện lớn tới nhỏ Đem tới cái nhìn nhiều chiều cho người dân Dù là

vụ việc tham nhũng trong vấn đề nâng giá đem tới hình ảnh xấu cho công chúng

về ngành y nhưng bên cạnh đó, báo chí không định hướng dẫn dắt dư luận

Ngoài những thông tin vạch trần sự thật thì cơ quan ban ngành vẫn lên các bài báo nhằm khích lệ, động viên, chỉ ra thống kê những thông tin kịp thời để có cái nhìn toàn diện trong xã hội hiện nay về ngành y tế

3.3 Vai trò của truyền thông báo chí trong tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phòng, chống tham nhũng

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Báo chí phải khuyến khích những người tốt, việc tốt và thẳng thắn phê bình những điều xấu như: lười biếng, tham ô, lãng phí, quan liêu” Truyền thông báo chí đã và đang phát huy rất tốt vai trò này của mình trong việc tuyên truyền và giáo dục nhận thức đến người dân Báo chí có thể truyền tải thông tin về phòng, chống tham nhũng thông qua rất nhiều kênh

Trang 8

truyền thông khác nhau bao gồm: Các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin

về các vụ việc tham nhũng; sách, báo lý luận, thực tiễn về phòng, chống tham nhũng; phim ảnh có nội dung về phòng, chống tham nhũng; giáo dục, đào tạo về phòng, chống tham nhũng bằng các buổi talkshow, sự kiện về vấn đề này thông qua các hình thức như: tọa đàm về pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng, đưa tin về các vụ việc tham nhũng, báo chí cũng góp phần phản ánh thực tiễn thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng, định hướng

dư luận xã hội, ủng hộ, biểu dương người tốt, việc tốt trong phòng, chống tham nhũng, lên án, phê phán những biểu hiện tiêu cực, những hành vi tham nhũng, tạo niềm tin vào công lý, và pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân Báo chí còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các diễn đàn để người dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, phản ánh những kiến nghị; đề xuất về chính sách, về những quy định pháp luật chưa thực sự phù hợp với thực tiễn cuộc sống

Việc vận động Nhân dân tham gia phòng, chống tham nhũng nhằm hai mục tiêu xây và chống: xây là vận động nhân dân tham gia phòng ngừa tham nhũng; chống tham nhũng là vận động Nhân dân giám sát cán bộ, đảng viên với hình thức theo dõi, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin nhanh về hành vi tham nhũng

3.4 Vai trò của báo chí trong giám sát việc thực thi pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Cơ quan báo chí có trách nhiệm tham gia vào việc phòng, chống tham nhũng; hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng; khi đưa tin cần bảo đảm tính chính xác, trung thực, khách quan và phải chịu trách nhiệm về nội dung của thông tin đã đưa Qua đó, kết hợp cùng các kênh truyền thông tổ các dự án, chiến dịch nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của phòng chống tham nhũng trong đời sống

Báo chí truyền thông có vai trò quan trọng trong việc tạo nên áp lực dư luận

để các cơ quan chức năng phải tăng cường trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng Chính vì truyền thông đến với người dân, gây ra nhiều luồng ý kiến buộc cơ quan chức năng phải vào cuộc giải quyết, được xem là chiến lược “vạch lá tìm sâu” trong công tác báo chí truyền thông đối với các vấn đề trái pháp luật và ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhà nước và người dân như các sự việc tham nhũng Ngoài ra, báo chí cũng phản ánh đa chiều, khách quan, công bằng về các vụ việc liên quan đến tham nhũng

Thực tế, Nhà nước đã thể hiện sự vinh danh với báo chí trong phòng, chống tham nhũng qua các giải báo chí Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” được dư luận đánh giá cao và có những tác động tích cực với xã hội và những người làm báo Điều này khẳng

Trang 9

định quyết tâm không “chùn bước” của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và báo chí trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực

4 Thực trạng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của truyền thông đại chúng trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng ở Việt Nam 4.1 Thực trạng của truyền thông trong công tác phòng chống tham nhũng

Báo chí đã phát huy được vai trò quan trọng trong việc đóng góp cho các hoạt động chống tiêu cực, tham nhũng có hiệu quả, đó là: Phát hiện tham nhũng, lãng phí; giám sát và công khai các biện pháp, kết quả phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho dư luận xã hội nhằm đảm bảo rằng các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước giải quyết các vấn đề được công chúng quan tâm Thực tế cho thấy, các nỗ lực chống tiêu cực, tham nhũng nếu không có sự vào cuộc của báo chí sẽ ít mang lại thành công Theo đó, báo chí có thể giám sát, phát hiện và công khai các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí cung cấp cho các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên trách phòng chống tham nhũng các thông tin quan trọng, cần thiết để tiến hành xác minh, điều tra Báo chí cũng có thể cổ vũ, khuyến khích người dân tham gia những sáng kiến phòng chống tham nhũng, mạnh dạn tố cáo các hành vi tiêu cực

và có thể điều tra theo các tố cáo này

Nhờ có sự tham gia tích cực của đông đảo những người làm báo, nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đã bị phanh phui, thu lại cho Nhà nước và nhân dân hàng ngàn tỷ đồng như: Vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh xảy

ra tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam; vụ án Phạm Công Danh gắn với Ngân hàng xây dựng Việt Nam; Vụ án “đưa hối lộ” và “nhận hối lộ” xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh 7, Thành phố Hồ Chí Minh… cùng nhiều vụ án khác đã thể hiện thái độ đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt không khoan nhượng của báo chí với tệ tiêu cực, tham nhũng Việc đưa tin kịp thời, công khai về các vụ án, vụ việc tham nhũng lên các phương tiện thông tin đại chúng đã giúp nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin và quyết tâm của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta Những đóng góp quan trọng trong việc giám sát, phát hiện các vụ việc, vụ án tiêu cực, tham nhũng của báo chí đã được dư luận xã hội đánh giá cao

Các báo có tin, bài rất đều đặn về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, điển hình là: Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Lao động, Thanh niên, Tuổi trẻ, Công an nhân dân, Tiền phong, Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh… Rất nhiều thông tin mà báo chí nêu về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt, làm thất thoát

Trang 10

tài sản của Nhà nước, hành vi tham ô được báo chí đề cập và sau đó Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng, các địa phương phải vào cuộc xác minh, điều tra, xử lý nghiêm minh

Chẳng hạn như những vụ bổ nhiệm cán bộ “thần tốc” Lê Phước Hoài Bảo, Trần Vũ Quỳnh Anh, Vũ Minh Hoàng, Huỳnh Thanh Phong thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận; hay vụ “Sai phạm lớn tại Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam: Đốt tiền vào công ty sân sau” của Báo Thanh niên, số 307 ra ngày 03-11-2017 Ngay sau khi bài báo được đăng tải, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

đã có ý kiến chỉ đạo về xử lý phản ánh của báo chí và thanh tra Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; bài viết trên Báo Công lý, số 25 ra ngày 29-032017

“Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ: Có hay không việc bao che cho sai phạm và trù dập người đấu tranh?” đã yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ những uẩn khúc để củng cố lòng tin của cán bộ, nhân viên và của người dân, để bệnh viện làm tốt hơn công tác chăm sóc nhân dân…

Việc đưa tin kịp thời các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp dư luận xã hội quan tâm giúp người dân có thông tin kịp thời, tránh sự hiểu lầm bưng bít sự việc, tạo niềm tin cho người dân vào công lý, vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước

Một số nội dung báo chí tham gia phòng chống tham nhũng được đưa vào bảng hỏi anket để nhà báo nhận định: tham gia hoạch định chính sách, pháp luật; tham gia tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân;

cổ vũ, khuyến khích người dân tham gia những sáng kiến phòng chống tham nhũng, tạo dư luận xã hội phòng chống tham nhũng

Kết quả khảo sát cho thấy, trong bốn nội dung cơ bản báo chí tham gia phòng chống tham nhũng thì tỷ lệ nhận định của phóng viên đối với từng yếu tố như sau: Báo chí góp phần hoạch định đường lối, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng (62.26%); Báo chí tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng (72.17%); Báo chí giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm phát hiện, đưa tin về tham nhũng (82.08%) và Báo chí tạo dư luận xã hội phòng, chống tham nhũng (72.17%)

Có thể thấy rõ vai trò của báo chí trong đấu tranh phòng chống tham nhũng trong kết quả phỏng vấn sâu “Báo chí nói chung, nhà báo nói riêng có vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng 70% vụ án tham nhũng được báo chí và nhân dân phát hiện, phanh phui, chỉ có 30% là sự phát hiện phanh phui từ các cơ quan chức năng khác” (PVS1, Phó tổng biên tập tạp chí Cộng sản)

Ngày đăng: 08/05/2024, 14:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w