Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Mối quan hệ giữa hiệu ứng "học hỏi trong công việc” và năng suất - Từ giải Nobel kinh tế năm 2018 đến nghiên cứu trường hợp tại các doanh nghiệp Việt Nam

61 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Mối quan hệ giữa hiệu ứng "học hỏi trong công việc” và năng suất - Từ giải Nobel kinh tế năm 2018 đến nghiên cứu trường hợp tại các doanh nghiệp Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Mã số: CT-1904-118

MỐI QUAN HỆ GIỮA HIỆU ỨNG “HỌC HỎI TRONG CÔNG VIỆC” VÀ NĂNG SUẤT - TỪ GIẢI NOBEL KINH TẾ NĂM 2018 ĐẾN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

VIỆT NAM

Chủ nhiệm đề tài: PGS TSKH Nguyễn Ngọc Thạch

TP HỒ CHÍ MINH - 2020

Trang 2

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

XÁC NHẬN ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC CHỈNH SỬA iii

LỜI NÓI ĐẦU iv

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 4

1.3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 5

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 5

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 5

1.3.3 Phương pháp nghiên cứu 5

1.4 Kết cấu đề tài 5

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 7

2.1 Hiệu ứng “học hỏi trong công việc” 7

2.1.1 Thuyết đường cong học hỏi (The Learning Curve Theory) 7

2.1.2 Thuyết đường cong học hỏi chữ S (S-Curve) 9

2.2 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh Romer 11

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 25

3.1 Phương pháp nghiên cứu 25

3.2 Dữ liệu nghiên cứu 29

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31

Trang 4

4.1 Kết quả mô phỏng hậu nghiệm 31

4.2 Kiểm định tính vững của mô hình 33

4.3 Thảo luận 35

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT CÁC DOANH NGHIỆP 37

VIỆT NAM 37

5.1 Giải pháp nâng cao năng suất từ doanh nghiệp 37

5.2 Kiến nghị nâng cao năng suất doanh nghiệp từ phía Chính phủ 40

KẾT LUẬN 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ 52

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Quá trình học hỏi trong công việc tồn tại từ lâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế Các kết quả nghiên cứu trước đây về chủ đề này gây ra nhiều tranh cãi vì cho ra kết quả nghiên cứu khác nhau Vì vậy, đề tài tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa hiệu ứng học hỏi trong công việc và năng suất của 227 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh – HOSE và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội – HNX) từ năm 2008-2018 Áp dụng phương pháp thống kê Bayes, đề tài thông qua mẫu nghiên cứu Metropolis-Hasting và Gibbs để ước tính ảnh hưởng của học hỏi trong công việc đến năng suất doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy học hỏi trong công việc có ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ đến năng suất của doanh nghiệp Phát hiện này phù hợp với dự đoán của lý thuyết học hỏi và nhiều nghiên cứu trước đây; cũng như thực tế tại một nền kinh tế đang phát triển nhanh như Việt Nam, việc học hỏi trong công việc gắn liền với tăng trưởng kinh tế Một số gợi ý chính sách hữu ích được đề xuất nhằm gia tăng năng suất của các doanh nghiệp thông qua việc nâng cao hiệu ứng học hỏi

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Học hỏi trong công việc Learning by doing LBD Nghiên cứu và phát triển Research & Development R&D

Sở Giao dịch chứng khoán

Sở Giao dịch chứng khoán

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Tổng hợp các nghiên cứu trước 20

Bảng 2 Các biến nghiên cứu 29

Bảng 3 Kết quả mô phỏng hậu nghiệm Bayes 31

Bảng 4 Mô phỏng hậu nghiệm các hệ số chặn ngẫu nhiên của 20 công ty 32

Bảng 5 Phân tích độ nhạy liên quan đến sự lựa chọn tiên nghiệm 33

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Minh họa thuyết đường cong học hỏi 8 Hình 2 Đường cong học hỏi truyền thống và học hỏi theo mô hình đường cong chữ S 9 Hình 3 Đồ thị hội tụ MCMC 34

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Giới thiệu

1.1.1 Lý do chọn đề tài

Các nhà kinh tế học từ lâu đã quan tâm đến khả năng học hỏi thông qua kinh nghiệm của người lao động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, điều này được gọi là học hỏi trong công việc (Learning by doing - LBD) Do đó, LBD thường được xem là một trong yếu tố làm thay đổi năng suất của doanh nghiệp Theo đó, các doanh nghiệp hoạt động càng lâu năm thì hiệu quả sản xuất sẽ càng tăng theo thời gian nhờ quá trình học hỏi từ kinh nghiệm của lao động trong quá trình sản xuất trong môi trường cạnh tranh thị trường Việc hiểu rõ quá trình này sẽ giúp nhà quản lý thấu hiểu được phương thức thay đổi năng suất của doanh nghiệp và sự cải tiến của ngành công nghiệp theo thời gian (Barrios & Strobl, 2004)

Mặc dù các nỗ lực nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tầm quan trọng của LBD đối với năng suất doanh nghiệp đã xuất hiện từ rất lâu nhưng tác động thực sự của nó vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu và cho các kết quả nghiên cứu khác nhau: tác động tích cực (Barrios & Strobl, 2004; Sahu & Narayanan, 2011; Cucculelli và cộng sự, 2014; Lasagni và cộng sự, 2015; Gomis & Khatiwada, 2017; Giang và cộng sự, 2019); tác động tiêu cực (Ghosh, 2009; Harris & Moffat, 2011; Yazdanfar, 2012; Zhang, 2014; Goncalves & Martins, 2016; Giang và cộng sự, 2018) và không tác động (Vu và cộng sự, 2016; Bích & Thông, 2018) Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về LBD áp dụng một quan điểm rất nghiêm ngặt bằng cách giả định rằng trình độ công nghệ giữa các doanh nghiệp là tương đương nhau và do đó doanh nghiệp chỉ được hưởng lợi tương đối từ kinh nghiệm tích lũy của chính doanh nghiệp trong quá trình hoạt động chứ không phải từ các lợi thế về sản phẩm của doanh nghiệp khác Tuy nhiên, rõ ràng là các chi phí chìm và các rào cản gia nhập sẽ cản trở một số doanh nghiệp khi sử dụng các thành tựu khoa học, công nghệ kỹ thuật mới Bank & Gort (1993) sử dụng dữ liệu về các doanh nghiệp sản xuất Hoa Kỳ đã cung cấp được bằng chứng chứng minh kể cả sau khi cho phép sự khác biệt về trình độ công nghệ trên vốn vật chất cũng như vốn con

Trang 11

người thì LBD vẫn đóng vai trò quan trọng trong nâng cao năng suất Thêm vào đó, Jensen, McGuckin & Stiroh (2001) đã cung cấp các dữ liệu tương tự cho thấy rằng cả hai yếu tố vốn kinh nghiệm và ứng dụng công nghệ đều là yếu tố quyết định quan trọng đối với năng suất trong ngành Nhóm tác giả cũng cho rằng cả hai yếu tố sẽ thúc đẩy tăng trưởng năng suất của các doanh nghiệp mới để bắt kịp với các doanh nghiệp lâu năm Hơn nữa, các bằng chứng từ các nghiên cứu về phát triển của doanh nghiệp cho thấy rằng động lực phát triển của doanh nghiệp có thể thay đổi theo trình độ công nghệ và cường độ hoạt động sáng tạo trong ngành (Audretsch, 1991, 1995) Hay nói một cách khác, đối với ngành có mức độ sáng tạo cao, các doanh nghiệp cũng đặc biệt đẩy mạnh đầu tư hoạt động sáng tạo để có cơ hội thành công

Một số nghiên cứu khác xem xét về mặt lý thuyết cho rằng LBD xuất phát từ việc tích lũy kinh nghiệm trong quá trình hoạt động trên thị trường, không chỉ trong chính doanh nghiệp mà kiến thức có thể được tích lũy từ các doanh nghiệp khác Cụ thể, khi mức kinh nghiệm trong một ngành công nghiệp tăng, các doanh nghiệp ở mức độ nào đó có thể sẽ học hỏi được các kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác thay vì chỉ tiếp thu được kinh nghiệm của chính doanh nghiệp mình Chẳng hạn, Thornton & Thompson (2001) khi nghiên cứu về công nghiệp đóng tàu thời chiến tại Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng kinh nghiệm từ những nước khác là một nguồn thông tin quan trọng trong sự tăng trưởng năng suất Tương tự, Gruber (1998) đã có kết luận rằng việc chia sẻ kiến thức tích cực giữa các doanh nghiệp rất quan trọng trong việc lập trình có thể các bộ nhớ Ngược lại, nghiên cứu của Irwin & Klenow (1994) về ngành sản xuất chip bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên rộng gần như không phát hiện được bằng chứng tồn tại ảnh hưởng của hiệu ứng LBD của các doanh nghiệp khác

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp của Việt Nam phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước Một chìa khóa để doanh nghiệp thành công lâu dài là nâng cao năng suất Việc cải thiện năng suất không chỉ giúp doanh nghiệp cạnh tranh, tồn tại lâu dài mà còn giúp nâng cao năng suất và đời sống của người lao động Vì vậy, nhóm tác giả xem xét ảnh hưởng của hiệu ứng LBD

Trang 12

đến năng suất của các doanh nghiệp ngành sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán của Việt Nam từ năm 2008-2018

1.1.2 Ý tưởng khoa học

Tăng trưởng năng suất của các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Vì vậy, rất nhiều nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm ở cấp độ kinh tế vĩ mô, ngành để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển là lý thuyết đầu tiên đề cập đến tăng trưởng năng suất mà đại diện tiêu biểu là Solow (1957) và Swan (1956), các tác giả cho rằng tiến bộ công nghệ chính là nguồn gốc dẫn đến sự tăng trưởng sản lượng dài hạn Tuy nhiên, lý thuyết của trường phái tân cổ điển lại xem tiến bộ công nghệ là yếu tố ngoại sinh và không giải thích được nguồn gốc của nó Romer (1994) là một trong những người tiên phong trong việc phát triển dòng lý thuyết nội sinh hay lý thuyết tăng trưởng mới nhằm giải thích nguồn gốc của tiến bộ công nghệ mà mô hình tăng trưởng tân cổ điển không giải thích được Lý thuyết tăng trưởng nội sinh nhấn mạnh vai trò quan trọng của LBD, nghiên cứu và phát triển (Research & Development - R&D) và vốn con người (Human capital); đồng thời cả các yếu tố giúp giải thích cho sự tiến bộ công nghệ Với lý thuyết tăng trưởng nội sinh Romer được vinh danh là một trong hai chủ nhân giải Nobel Kinh tế năm 2018

Có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất dưới góc độ vĩ mô Tuy nhiên, việc phân tích các yếu tố tăng trưởng dưới góc độ vĩ mô cũng có những hạn chế: (i) Sai số trong đo lường do sự khác biệt về chất lượng dữ liệu không đồng nhất giữa các quốc gia (Gatto và cộng sự, 2011); (ii) Khó khăn trong kiểm soát các yếu tố thuộc về thể chế và đặc điểm của từng quốc gia (Ozler & Yilmaz, 2009); (iii) Hạn chế trong việc xác định cơ chế tác động đến năng suất (Lopez, 2005) Do đó, xu hướng gần đây là các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất dưới góc độ vi mô Lập luận cho cách tiếp cận này là vì năng suất của doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự tồn tại, tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng đến tăng trưởng và sự thịnh vượng của

Trang 13

một quốc gia (Hulten, 2001; Isaksson, 2007) Ngoài ra, cách tiếp cận năng suất dưới góc độ doanh nghiệp có những lợi thế khác như sự sẵn có của bộ dữ liệu, gợi ý chính sách tốt hơn cho chính phủ trong vấn đề nâng cao năng suất của quốc gia mà doanh nghiệp đóng vai trò cốt yếu trong nền kinh tế

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa hiệu ứng LBD và năng suất của các doanh nghiệp ngành sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán của Việt Nam, từ đó đưa ra các hàm ý quản trị nhằm nâng cao năng suất của doanh nghiệp

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của nghiên cứu như sau:

- Kiểm định tác động của hiệu ứng LBD đến năng suất của doanh nghiệp ngành sản xuất niêm yết trên sàn chứng khóan Việt Nam dựa trên phương pháp thống kê Bayes;

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra những hàm ý cho nhà quản trị doanh nghiệp hướng đến việc cải thiện và nâng cao năng suất của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Liệu rằng tồn tại mối quan hệ giữa hiệu ứng LBD đến năng suất của doanh nghiệp?

- Chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của hiệu ứng LBD đến năng suất của doanh nghiệp như thế nào?

- Hàm ý quản trị nào giúp các nhà quản trị doanh nghiệp cải thiện và nâng cao năng suất cho các doanh nghiệp?

Trang 14

1.3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tác động của hiệu ứng LBD đến năng suất của doanh nghiệp ngành sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến năng suất của các doanh nghiệp ngành sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán của Việt Nam Cụ thể là 227 doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2008-2018 Đây là hai thị trường chứng khoán lớn và đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam

1.3.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định lượng được sử dụng kết hợp với phương pháp định tính để xem xét hiệu ứng học hỏi và hiệu ứng lan tỏa đến năng suất doanh nghiệp, cụ thể:

- Phương pháp định tính: tổng hợp cơ sở lý luận, phân tích, tổng hợp, qui nạp, suy diễn và so sánh Bên cạnh đó, hoạt động tìm kiếm tài liệu là các báo cáo nghiên cứu về vấn đề nhằm tăng tính logic và khoa học cho đề tài

- Phương pháp định lượng: Để phân tích hiệu ứng LBD và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả hoạt động doanh nghiệp, đề tài này sử dụng các phương pháp hồi qui Bayes trên dữ liệu bảng của 227 doanh nghiệp ngành sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan

Trang 15

Nội dung chính của chương này là trình bày lý thuyết về hiệu ứng LBD, lý thuyết tăng trưởng nội sinh và các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam và trên thế giới

Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở Chương 2, đề tài xây dựng mô hình nghiên cứu và phát triển những giả thuyết nghiên cứu Bên cạnh đó, nguồn dữ liệu, các biến đo lường và phương pháp ước lượng cũng sẽ được trình bày

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Trình bày các kết quả nghiên cứu chính của đề tài, thống kê mô tả và kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

Tóm tắt kết quả nghiên cứu chính của đề tài, các đóng góp, đề xuất hàm ý chính sách nâng cao năng suất cho doanh nghiệp cũng như đưa ra những hạn chế của đề tài và định hướng các nghiên cứu trong tương lai

Tóm tắt Chương 1

Chương 1 chỉ ra tính khoa học và tính cấp thiết của mối quan hệ giữa hiệu ứng học hỏi trong công việc và năng suất doanh nghiệp Đồng thời, Chương này đưa ra ý tưởng nghiên cứu thông qua mục tiêu nghiên cứu tổng quát cũng như mục tiêu nghiên cứu cụ thể và được xác định qua các câu hỏi nghiên cứu

Bên cạnh đó, Chương 1 cũng chỉ ra đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu nghiên cứu trên bộ dữ liệu 227 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Trang 16

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1 Hiệu ứng “học hỏi trong công việc”

2.1.1 Thuyết đường cong học hỏi (The Learning Curve Theory)

Người đầu tiên mô tả đường cong học hỏi là một nhà tâm lý học người Đức Herman Ebbinghaus (1850-1909), khi ông thực hiện các bài kiểm tra quá trình ghi nhớ các âm tiết Nhưng trong kinh tế học, khái niệm này lần đầu tiên được mô tả bởi một kỹ sư hàng không tên là Theodore Wright Wright (1936) đã quan sát thấy rằng, khi nhiều máy bay của một loại nhất định được sản xuất, chi phí sản xuất giảm đáng kể và đề xuất một mô hình toán học để mô tả nó Cụ thể, ông nghiên cứu vào các yếu tố ảnh hưởng tới giá thành của máy bay trong ngành công nghiệp sản xuất máy bay Wright quan sát thấy rằng, yếu tố lao động đầu vào trực tiếp cần cho việc sản xuất một bộ khung của một mẫu máy bay cụ thể giảm dần với một tỉ lệ tương đồng khi thời gian sản xuất tích lũy càng lâu Hay nói một cách khác, khi công nhân có được kinh nghiệm, họ đã có thể sản xuất nhanh hơn Khi kinh nghiệm của người lao động tăng lên, thời gian hoàn thành một nhiệm vụ giảm liên tục Tuy nhiên, tiết kiệm thời gian cuối cùng đã dừng lại ở một điểm nhất định LBD cũng phản ánh hiệu quả gia tăng trong quy trình sản xuất, tiến bộ trong kỹ thuật gia công và thiết kế của các bộ phận được sản xuất và sự gia tăng độ thành thục của mỗi cá nhân nhân công

Ngoài ra, Dewey cũng là một trong những tác giả đầu tiên đề cập cụ thể đến vấn đề LBD Năm 1938, Dewey cho rằng LBD là một cách tiếp cận thực tiễn để học hỏi, có nghĩa là người học sẽ tương tác với môi trường công việc để thích nghi và học hỏi để tạo ra kiến thức mới Theo ông LBD không phải là một mô hình tuyến tính mà là vấn đề làm và trải qua kết quả của việc làm trong đó suy nghĩ đóng vai trò quan trọng: tạo ra chính xác và có chủ ý kết nối giữa những gì được thực hiện và kết quả của nó

Kể từ các công trình nghiên cứu của Wright (1936) và Dewey (1938) khái niệm về học thuyết LBD đã được ứng dụng rộng rãi Chẳng hạn, khoảng một thập kỷ sau nghiên cứu của Wright, Wyer (1953) phát hiện rằng đường cong học hỏi giúp tạo lợi

Trang 17

nhuận và kiểm soát chi phí Taylor (1962) khám phá rằng quá trình học hỏi được sử dụng làm một công cụ dự đoán chi phí cơ bản Arrow (1962) đã chứng minh ứng dụng kinh tế thực tế của hiện tượng LBD

Ngoài ra, giữa LBD đặc thù doanh nghiệp và LBD toàn bộ nền kinh tế hoặc LBD toàn ngành có sự khác biệt LBD của doanh nghiệp cụ thể là độc quyền của các công ty với lợi nhuận không bị chiếm đoạt được bởi lao động, trong khi lợi nhuận từ tổng vốn con người, một khi có được, sẽ được nhân viên chiếm dụng và phản ánh trong mức tiền lương Trong đề tài hiện tại, nhóm tác giả tập trung chủ yếu LBD đặc thù doanh nghiệp Ở đây, học hỏi trong công việc của toàn nền kinh tế hoặc toàn ngành cũng như tác động của việc tích lũy kiến thức từ sự tăng trưởng tổng vốn nhân lực và trình độ kỹ thuật thể hiện trong vốn vật chất được loại trừ khỏi phân tích Đồ thị của sự phụ thuộc tương ứng (giả sử mối quan hệ giữa năng suất lao động của một công nhân đại diện và số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất bởi một công ty) được gọi là

đường cong học hỏi

Hình 1 Minh họa thuyết đường cong học hỏi

Nguồn: Aduba (2017)

Trang 18

Khi có những thay đổi về yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất mà nguyên nhân không xuất phát từ chính các yếu tố đầu vào đó, thì sự thay đổi đó rất có khả năng là hệ quả của sự hiệu quả (tiến bộ) từ sự thay đổi quy trình làm việc theo thời gian Có thể lập luận rằng, sự gia tăng hiệu quả trong quá trình sản xuất được lý giải một phần bởi sự gia tăng mức độ thành thạo của lực lượng lao động với các hoạt động sản xuất Hình 1 minh họa cho hiện tượng này Giả sử một quá trình lặp lại nhiều lần có chi phí cố định là Ct bắt đầu và tiếp tục từ thời điểm nt cho tới thời điểm nt+1, chi phí đó sẽ giảm dần khi hiệu quả bắt đầu xuất hiện do sự thành thục của nhân công đối với quy trình/công đoạn

2.1.2 Thuyết đường cong học hỏi chữ S (S-Curve)

Như đề cập ở trên, Dewey (1938) cho rằng LBD không phải là một mô hình tuyến tính, quá trình LBD không tồn tại vĩnh viễn; hiệu ứng học hỏi sẽ mất dần theo thời gian

Hình 2 Đường cong học hỏi truyền thống và mô hình đường cong chữ S

Nguồn: Karaoz & Albeni (2005)

Đơn giá

Mô hình đường cong học hỏi tuyến tính logarit

Mô hình đường cong chữ S SS

Trang 19

Ngoài ra, theo Karaoz & Albeni (2005), giống như nhiều hoạt động kinh tế khác, trình độ học hỏi về công nghệ sẽ thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể Vì lý do này, các mô hình phi tuyến tính mở rộng khác nhau được đề xuất hay đường cong học hỏi được thể hiện bằng một đường cong hình chữ S Trường phái phi tuyến tính trong việc ước tính đường cong học hỏi hữu ích vì nó có thể dự tính đầy đủ tỷ lệ tiến bộ công nghệ dài hạn hàng năm và đồng thời cung cấp một khuôn khổ hợp lý cho việc dự đoán phương hướng tương lai cho công tác dự báo công nghệ (Karaoz & Albeni, 2005)

Hình 2 minh họa đường cong học hỏi truyền thống và đường cong học hỏi theo mô hình chữ S đều ở dạng logarit Hình 2 cho thấy, trái ngược với mô hình học tập truyền thống, đạo hàm hay độ dốc bậc nhất của mô hình đường cong S tạo ra độ co giãn linh hoạt của độ nhạy cảm học hỏi và tỷ lệ tiến bộ (mức độ học hỏi) trong khi di chuyển dọc theo đường cong

Trong nền kinh tế dựa trên tri thức ngày nay, việc học hỏi công nghệ ngày càng trở nên quan trọng đối với khả năng cạnh tranh kinh tế và mức độ học và quên là rất cao Vì vậy, để cạnh tranh, các doanh nghiệp phải phát triển và liên tục cập nhật cơ sở kiến thức công nghệ của họ nhanh hơn Điều này chỉ có thể xảy ra thông qua việc tăng tốc và duy trì mức độ học hỏi cao hơn Điều này cho thấy rằng hiện tượng học hỏi có tính lũy tiến và bị ảnh hưởng bởi thời gian và phải được duy trì nếu không sẽ mất Khi mất hiện tượng học hỏi thì hiện tượng quên sẽ bắt đầu xuất hiện Cách tiếp cận năng động đối với việc học hỏi sẽ cho phép các nhà hoạch định chính sách theo dõi lộ trình dài hạn của việc học hỏi công nghệ và thực hiện những điều chỉnh cần thiết để ảnh hưởng đến mức độ học hỏi khi phù hợp

Bởi vì các lý do như chất lượng tương tác, sự sẵn có của nguồn vốn - nhân lực và chất lượng thể chế trong nền kinh tế hoặc ngành công nghiệp, việc phổ biến rộng rãi và áp dụng các đổi mới công nghệ cần có thời gian Ngoài ra, vì việc học hỏi công nghệ là một quá trình tích lũy, tốn kém và quy trình phụ thuộc vào lối mòn; nên quá trình lan

Trang 20

tỏa kiến thức, những đặc điểm của việc học hỏi này tạo ra sự không đồng nhất và chênh lệch về năng lực hấp thụ công nghệ và cơ sở kiến thức của các tác nhân kinh tế như doanh nghiệp, khu vực hoặc ngành Đó là lý do tại sao có nhiều lý do khiến việc học hỏi công nghệ và tốc độ lan truyền khiến thay đổi theo thời gian

2.2 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh Romer

Mô hình tăng trưởng nội sinh tân cổ điển mô tả được những đặc điểm chủ yếu của một hệ thống kinh tế thực ở các nước công nghiệp tiên tiến Vì thế, mô hình tăng trưởng tân cổ điển bao gồm hai yếu tố cơ bản là vốn và lao động, đồng thời cũng là cấu trúc cơ sở và được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu kinh tế vĩ mô liên quan đến các nước phát triển Tuy nhiên, nó không giải thích được đầy đủ những thực tế về tăng trưởng kinh tế, đặc biệt ở các nước đang phát triển So với mô hình Solow, mô hình LBD giả định rằng kiến thức là hàng hóa công cộng: trong mô hình này, kiến thức không phải là cạnh tranh và tràn ra ngay lập tức giữa các công ty với chi phí bằng không Do đó, giống như trong mô hình Solow, không có động lực kinh tế để tạo ra kiến thức mới

Những hạn chế của mô hình tăng trưởng Solow là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời một loạt mô hình tăng trưởng (vẫn dựa trên khuôn khổ lý thuyết tân cổ điển) được gọi là các mô hình tăng trưởng nội sinh Kể từ cuối những năm 1980 đến nay, nhiều mô hình đã được xây dựng với mục đích làm sáng tỏ cơ chế nội sinh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Và trái ngược với mô hình Solow, tại mô hình này mức độ công nghệ là nội sinh: công nghệ phát sinh mà không có nỗ lực có chủ đích, nhưng xuất hiện dưới dạng sản phẩm phụ của tích lũy vốn, được thúc đẩy bởi các quyết định kinh tế Do đó, các chính sách ảnh hưởng đến tốc độ tích lũy vốn cũng sẽ ảnh hưởng đến trình độ công

nghệ và do đó phát triển kinh tế

Có thể phân biệt hai nhánh chủ yếu trong các lý thuyết và mô hình tăng trưởng nội sinh Nhánh thứ nhất ra đời từ những nghiên cứu của Arrow (1962) và Romer (1990) Trong những mô hình này, các nhà kinh tế đưa ra quan điểm cho rằng yếu tố

Trang 21

thúc đẩy tăng trưởng là sự tích lũy kiến thức, chúng có ý nghĩa khác nhau liên quan đến

các yếu tố xác định tốc độ tăng trưởng trạng thái dừng của một nền kinh tế Đầu tiên, được giới thiệu bởi Kenneth Arrow, vẫn giữ giả định tân cổ điển về lợi suất về vốn giảm dần, ngay cả sau khi tính đến ngoại lệ Trong phiên bản này, có sự gia tăng hoàn toàn về vốn và lao động, nhưng có những khoản thu nhập về vốn giảm dần Do đó, mô hình có các hiệu ứng tích tụ nhưng không thể tạo ra sự tăng trưởng nội sinh Phiên bản thứ hai của mô hình, được khám phá bởi Paul Romer, mô hình mang lại sự tăng trưởng không ngừng

Ở nhánh thứ hai của các mô hình tăng trưởng nội sinh, các nhà kinh tế như Lucas (1988), Rebelo (1991), Mankiw, Romer và Weil (1992) lại có cái nhìn rộng hơn về vốn,

cho rằng vốn bao gồm cả vốn con người

Nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích dựa trên mô hình tăng trưởng nội sinh theo nhánh thứ nhất

Năm 1962, Arrow đã sử dụng ý tưởng LBD để xây dựng một mô hình tăng trưởng nội sinh Arrow mô hình hóa LBD ở cấp độ doanh nghiệp với nhiều giả định, ông giả định rằng đầu tư vào vốn có tác động tỷ lệ thuận đến lượng kiến thức của công ty Bởi vì, khi các doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới thì yêu cầu tất yếu là phải học cách sử dụng thiết bị mới và điều chỉnh quy trình sản xuất của họ để thu được lợi nhuận cao hơn Khi lực lượng lao động trở nên quen thuộc hơn với công nghệ mới, lượng kiến thức kỹ thuật chung tăng lên Một giả định quan trọng của mô hình LBD là sự thay đổi công nghệ xảy ra như một sản phẩm phụ của tích lũy vốn, vì vậy nó không liên quan đến các quyết định kinh tế có chủ đích Hay nói một cách khác, mô hình LBD là rò rỉ (khuếch tán) kiến thức: đó là các công ty có xu hướng mô phỏng những cải tiến đạt được của các công ty khác, vì vậy tất cả họ đều được hưởng lợi từ kinh nghiệm tích lũy của nhau hay gọi là hiệu ứng lan tỏa (Spillover effects) Lưu ý rằng, giả định về tính lan tỏa kiến thức là rất quan trọng để mô hình phù hợp với cạnh tranh hoàn hảo: nếu kiến thức được tạo ra không bị rò rỉ, công ty tích lũy vốn sẽ có năng suất cao hơn so với đối

Trang 22

thủ cạnh tranh; lợi nhuận của nó sẽ ngày càng cao hơn và các điều kiện sẽ tồn tại để công ty này phát triển một mình và chiếm lĩnh toàn bộ thị trường Lý do là kiến thức không phải là cạnh tranh: nghĩa là, một khi kiến thức được tiếp thu, nhiều công nhân và công ty có thể sử dụng nó mà không làm giảm hiệu quả của nó

Kết hợp giả thuyết LBD của Arrow với giả thuyết về sự lan tỏa kiến thức, Romer đã xây dựng một lý thuyết tăng trưởng là mô hình Arrow-Romer hay ngắn gọn là mô hình Romer Giả thuyết lan tỏa kiến thức cho thấy rằng kiến thức bị rò rỉ và tất cả các công ty có thể truy cập nó một cách miễn phí Như đã đề cập, kiến thức mà mỗi công ty có được thông qua việc học hỏi và sẽ tràn ra cho tất cả các công ty khác, nhưng đồng thời công ty này cũng được hưởng lợi từ kiến thức mà các công ty sau này tạo ra trong quá trình học hỏi Vì vậy, bất cứ lúc nào tất cả các công ty đều có cùng một mức độ kiến thức, tương đương với kiến thức của toàn bộ nền kinh tế, At:

Do đó, lý thuyết tăng trưởng nội sinh của Romer có thể được mô tả bởi một

hàm sản xuất Cobb-Douglas có CRS (returns to scale) ở cấp độ doanh nghiệp trong (K, L) nắm giữ kiến thức tổng hợp cố định như sau:

Qit = Kαit(AtLit)1-α, 0 < α < 1 (3) Romer cho rằng, đây là các yếu tố chính trong mô hình làm tăng lợi nhuận trong sản xuất đầu ra và giảm lợi nhuận trong sản xuất kiến thức mới Đó là sự truyền dẫn từ những nỗ lực nghiên cứu của một công ty dẫn đến việc tạo ra kiến thức mới của các công ty khác Nói cách khác, công nghệ nghiên cứu mới của một công ty tràn ra ngay lập tức trên toàn bộ nền kinh tế Trong mô hình của ông, kiến thức mới là yếu tố quyết

Trang 23

định cuối cùng của tăng trưởng dài hạn được xác định bằng đầu tư vào công nghệ Công nghệ nghiên cứu cho thấy lợi nhuận giảm dần có nghĩa là đầu tư vào công nghệ nghiên cứu sẽ không tăng gấp đôi kiến thức Hơn nữa, công ty đầu tư vào công nghệ nghiên cứu sẽ không phải là người hưởng lợi độc quyền của sự gia tăng kiến thức Các công ty khác cũng sử dụng kiến thức mới do sự không phù hợp của bảo vệ bằng sáng chế và tăng sản xuất của họ Do đó, việc sản xuất hàng hóa từ kiến thức tăng lên cho thấy lợi nhuận ngày càng tăng và trạng thái cân bằng cạnh tranh phù hợp với việc tăng lợi nhuận tổng hợp do ngoại tác Và Romer lấy đầu tư vào công nghệ nghiên cứu làm yếu tố nội sinh về việc tiếp thu kiến thức mới của các công ty tối đa hóa lợi nhuận hợp lý

Lưu ý rằng phương trình (3) là một hàm tân cổ điển nghiêm ngặt với lợi nhuận không đổi theo quy mô (CRS), năng suất biên của vốn (MPK) và năng suất biên của lao động (MPL) dương và giảm dần Bằng cách tổng hợp đơn giản tất cả các hàm sản xuất riêng lẻ, đề tài có được một hàm sản xuất tổng hợp:

Qt = Kαt(AtLt)1-α (4)

Với , vì vậy:

Trang 24

Lưu ý rằng, là tỷ lệ tăng của vốn - lao động và sẽ không đổi khi , tức là khi = 1 hay nói một cách khác, hệ số co giãn của LBD bằng một Khi đó, hàm sản xuất tổng hợp được như sau:

Mô hình Romer đối mặt với vấn đề là sự tương đương quan sát (observational equivalence), tức là cùng một bộ dữ liệu phù hợp với các lý thuyết khác Như Solow (1997, tr.16) đã nói, “tất cả, nhưng không thể đưa ra một trường hợp thực nghiệm thuyết phục Các quan sát phù hợp với lợi tức vốn không đổi chắc chắn cũng sẽ phù hợp với phạm vi hợp lý của việc tăng và giảm lợi tức vốn”

2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm

Trang 25

Hầu hết khi xem xét mối quan hệ giữa hiệu ứng LBD và năng suất của doanh nghiệp, đa số các nhà nghiên cứu đều sử dụng tuổi của doanh nghiệp để đại diện cho hiệu ứng LBD Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều quan điểm khác nhau

Hiệu ứng LBD có tác động tích cực đến năng suất của doanh nghiệp là quan điểm đầu tiên được đề cập Năm 2004, Barrios và Strobl thực hiện nghiên cứu ảnh

hưởng của hiệu ứng LBD (Tuổi của doanh nghiệp và tích lũy) đến năng suất doanh nghiệp tại doanh nghiệp ngành sản xuất của Tây Ban Nha từ năm 1990-1998 Kết quả nghiên cứu cho thấy LBD ở cấp độ doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến năng suất khi sử dụng kỹ thuật ước lượng bằng mô hình hiệu ứng cố định (FEM) Nghiên cứu cũng tìm thấy sự hỗ trợ cho các lan tỏa tích cực liên quan đến LBD cả bằng cách sử dụng tuổi doanh nghiệp và đầu ra tích lũy làm biến đại diện cho việc học hỏi Tuy nhiên, sau khi xử lý hiện tượng nội sinh tiềm ẩn đối với các biến hồi quy, hiệu ứng lan tỏa của LBD vẫn tác động đến năng suất nếu sử dụng đầu vào tích lũy làm biến đại diện cho LBD Cùng nghiên cứu chủ đề ảnh hưởng của LBD đến năng suất tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và cho ra kết quả tích cực nhưng Cucculelli và cộng sự (2014), Lasagni và cộng sự (2015) thực hiện nghiên cứu dựa trên dữ liệu doanh nghiệp với bộ dữ liệu khác của Ý từ năm 1998 đến 2007 Một nghiên cứu tại các doanh nghiệp sản xuất của Ấn Độ từ 2008-2009, Sahu và Narayanan (2011) cho thấy LBD (Tuổi của doanh nghiệp) có ảnh hưởng tích cực đến năng suất của doanh nghiệp Tuy nhiên, các yếu tố sở hữu nước ngoài, cường độ sử dụng năng lượng, cường độ công nghệ có ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất Trong khi cường độ xuất khẩu, R&D và mức độ công nghệ ngoại lai có ảnh hưởng tích cực đến năng suất Thu thập dữ liệu từ cơ sở dữ liệu Amadeus, nhóm tác giả Levine và Warusawitharana (2016) cho thấy LBD có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng năng suất của những doanh nghiệp trong mẫu trong trường hợp đòn bẩy theo giá trị sổ sách đã được điều chỉnh theo ngành và việc nắm giữ tiền mặt đã điều chỉnh theo ngành Kết quả hồi quy trong trường hợp có điều kiện tài chính (chênh lệch lợi suất trái phiếu 10 năm của Đức) cho kết quả tương tự với toàn bộ mẫu Tuy nhiên, trong điều kiện mẫu của từng quốc gia thì kết quả cho thấy sự ảnh hưởng tích tực của LBD tại Tây Ban Nha, ảnh hưởng tiêu cực tại Pháp và không có

Trang 26

bằng chứng của hiệu ứng LBD tại Ý và Mỹ Năm 2017, Gomis và Khatiwada nghiên cứu chủ đề này trên dữ liệu doanh nghiệp tại 100 quốc gia từ năm 1986-2014 Nhóm tác giả cho rằng LBD có tác động tích cực đến năng suất của những doanh nghiệp trong mẫu Một kết quả tương tự được tìm thấy trong trường hợp đã kiểm soát mức độ phát triển của các quốc gia

Tại Việt Nam, Giang và cộng sự (2019) sử dụng dữ liệu doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp phi niêm yết từ 2000-2009 để xem xét ảnh hưởng của LBD đến năng suất Kết quả nghiên cứu cho thấy có tác động tích cực từ LBD đến năng suất; ngoài ra, các doanh nghiệp sở hữu nhà nước, doanh nghiệp lớn, sở hữu nước ngoài, hoạt động xuất khẩu, tiếp cận Internet và vay vốn ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến năng suất Trong khi đó, những doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ có ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất

Quan điểm thứ hai, LBD có ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất

Cùng nghiên cứu tại Ấn Độ như Sahu và Narayanan (2011), nhưng Ghosh (2009) cho ra kết quả ngược lại Tác giả cho thấy hiệu ứng LBD (Tuổi của doanh nghiệp) có ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất tại các doanh nghiệp công nghệ cao của Ấn Độ từ 1996-2007 Năm 2010, Schiffbauer và Ospina cũng cho rằng LBD có mối quan hệ tiêu cực đến năng suất khi nghiên cứu các doanh nghiệp tại 27 quốc gia ở Đông Âu và Trung Á năm 2004 Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thì kết quả cho thấy hiệu ứng LBD có tác động tích cực đến năng suất Một nghiên cứu khác ủng hộ quan điểm này là Kreuser và Newman (2018), nhóm tác giả nghiên cứu dữ liệu doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất tại Nam Phi từ 2010-2013 còn cho rằng quy mô doanh nghiệp, hoạt động xuất khẩu và các chính sách (ưu đãi thuế R&D, chi tiêu R&D, tỷ lệ vốn trên lao động và số tiền được chiết khấu thông quan thỏa thuận học hỏi) có ảnh hưởng tích cực đến năng suất Tuy nhiên, LBD lại có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng năng suất Một nghiên cứu khác sử dụng doanh nghiệp trong ngành sản xuất và dịch vụ tại Anh của Harris và Moffat (2011), nhóm tác giả cho thấy hiệu ứng LBD có ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất của các doanh nghiệp Kết quả tương tự cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ trung bình và cả công nghệ thấp

Trang 27

Khi nghiên cứu các doanh nghiệp siêu nhỏ (dưới 10 nhân viên) tại Thụy Điển của Yazdanfar (2012), tác giả cho thấy LBD có ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất Kết quả hồi quy cho từng lĩnh vực cho thấy kết quả tương tự cho doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, vận tải, tư vấn, sức khỏe, kim loại nhưng kết quả ngược lại khi nghiên cứu các doanh nghiệp trong lĩnh vực nhà hàng và xây dựng Ngoài ra, tác giả cũng cho rằng tỷ lệ nợ ngắn hạn có ảnh hưởng tiêu cực trong khi quy mô, độ trễ năng suất và khả năng sinh lời có ảnh hưởng tích cực đến năng suất

Lần lượt các nghiên cứu của Goncalves và Martins, Srithanpong trong năm 2016 tại các doanh nghiệp sản xuất ở Bồ Đào Nha và Thái Lan cùng cho ra kết quả LBD có ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất Goncalves và Martins (2016) còn cho thấy quy mô doanh nghiệp, tiền lương, chi phí đào tạo, hoạt động xuất khẩu, hoạt động đổi mới có ảnh hưởng tích cực đến năng suất trong khi tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần có tác động tiêu cực Đối với các doanh nghiệp quy mô lớn thì vẫn chưa có bằng chứng chứng minh có tác động tiêu cực từ LBD đến năng suất Còn kết quả nghiên cứu cho từng ngành nghề của Srithanpong (2016) cho thấy ảnh hưởng hỗn hợp của LBD lên năng suất của doanh nghiệp

Một nghiên cứu khác của Giang và cộng sự (2018) tại Việt Nam cho ra kết quả ngược lại với của Giang và cộng sự (2019) Sử dụng bộ dữ liệu doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong lĩnh vực sản xuất năm 2011, 2013, 2015 khác với nghiên cứu năm 2019, kết quả hồi quy cho từng lĩnh vực cũng cho thấy ảnh hưởng tiêu cực trong ngành gỗ và sản phẩm gỗ, dệt và các ngành khác

Một số nghiên cứu không tìm được bằng chứng sự tồn tại ảnh hưởng của LBD đến năng suất Đây là quan điểm thứ ba Vu và cộng sự (2016) nghiên cứu tại các

doanh nghiệp SME không thuộc sở hữu nhà nước chưa tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của LBD đến năng suất lao động, năng suất, sự thay đổi trong năng suất và hiệu quả kỹ thuật Tuy nhiên, nhóm tác giả cho thấy quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng tiêu cực và phi tuyến; tiền lương trung bình có ảnh hưởng tích cực đến năng suất và sự thay đổi trong năng suất Kết quả nghiên cứu cũng không tìm thấy bằng chứng cho thấy xuất khẩu ảnh hưởng đến năng suất, có thể được phân tách thành thay đổi hiệu quả kỹ thuật

Trang 28

Một nghiên cứu khác tại Việt Nam của Thủy và Thông (2018) cũng chưa có bằng chứng cho thấy LBD ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE Ngoài ra, các yếu tố như hình thức sở hữu và ngành nghề kình doanh có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả của các doanh nghiệp

Một nghiên cứu đáng chú ý của Fernandes (2008), tác giả đã tìm thấy quan điểm thứ tư khi xem xét ảnh hưởng LBD đến năng suất Tác giả cho thấy LBD có mối quan hệ chữ U ngược với năng suất trong các doanh nghiệp ở 5 lĩnh vực (thực phẩm, da giày, dược, quần áo may sẵn và dệt may)

Trang 29

Kết quả nghiên cứu cho thấy LBD ở cấp độ doanh nghiệp chỉ ảnh hưởng tích cực đến năng suất Nghiên cứu cũng tìm thấy sự hỗ trợ cho các lan tỏa tích cực liên quan đến LBD cả bằng cách sử dụng tuổi doanh nghiệp và đầu ra tích lũy làm biến đại cho việc học hỏi

2 Sahu và Narayanan (2011)

Các doanh nghiệp sản xuất của Ấn Độ từ 2008-2009

LBD (Tuổi của doanh nghiệp), cường độ xuất khẩu, R&D và mức độ công nghệ ngoại lai có ảnh hưởng tích cực đến năng suất của doanh nghiệp Ngoài ra, các yếu tố sở hữu nước ngoài, cường độ sử dụng năng lượng, cường độ công nghệ có ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất 3 Cucculelli,

Mannarino, Pupo & Ricotta (2014)

Doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất tại Ý từ năm 1998 - 2006

LBD (Tuổi của doanh nghiệp) có ảnh hưởng tích cực đến năng suất trong những doanh nghiệp thể hiện mối quan hệ tuyến tính cùng chiều

4 Lasagni, Nifo & Vecchione (2015)

Doanh nghiệp được thu thập từ dữ liệu khảo sát của MET và AIDA Ý từ năm 1998 đến 2007

LBD (Tuổi của doanh nghiệp) có ảnh hưởng tích cực đến năng suất trong những doanh nghiệp Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy các địa phương có chính sách quản lý tốt hơn có thể giúp công ty tạo ra năng suất cao hơn

Trang 30

5 Levine và

Warusawitharana (2016)

Doanh nghiệp được thu thập tại Tây Ban Nha, Pháp, Ý và Mỹ

LBD có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng năng suất của những doanh nghiệp trong mẫu trong trường hợp đòn bẩy theo giá trị sổ sách đã được điều chỉnh theo ngành và việc nắm giữ tiền mặt đã điều chỉnh theo ngành

6 Gomis và Khatiwada (2017)

Doanh nghiệp tại 100 quốc gia từ năm 1986-2014

LBD có tác động tích cực đến năng suất của những doanh nghiệp trong mẫu Một kết quả tương tự được tìm thấy trong trường hợp đã kiểm soát mức độ phát triển của các quốc gia 7 Kreuser và

Newman (2018)

Doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất tại Nam Phi từ 2010-2013

Quy mô doanh nghiệp, hoạt động xuất khẩu và các chính sách (ưu đãi thuế R&D, chi tiêu R&D, tỷ lệ vốn trên lao động và số tiền được chiết khấu thông quan thỏa thuận học hỏi) có ảnh hưởng tích cực đến năng suất Tuy nhiên, LBD lại có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng năng suất

8 Giang, Xuan, Trung & Que (2019)

Doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp phi niêm yết từ 2000-2009

Kết quả nghiên cứu cho thấy có tác động tích cực từ LBD đến năng suất; ngoài ra, sở hữu nhà nước, doanh nghiệp lớn, sở hữu nước ngoài, hoạt động xuất khẩu, tiếp cận Internet và vay vốn ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến năng suất Trong khi đó, những doanh nghiệp so quy mô nhỏ và siêu nhỏ có ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất

9 Thạch (2020) 227 doanh nghiệp sản xuất

Nghiên cứu cho thấy LBD của từng công ty cụ thể có ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ đến hoạt

Ngày đăng: 08/05/2024, 02:58

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan