1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà hàng Papa’s food của thực khách tại khu ẩm thực Trung tâm thương mại Romea, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Minh Tuấn

119 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông hàng hóa, giảm thiểu chi phí xã hội, mở rộng không gian, rút ngắn thời gian cho quá trình bán và mua hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế Đồng thời, phát triển các dịch vụ chuyên nghiệp về thu chi, thẻ ngân hàng, thanh toán trực tuyến, thanh toán điện tử mà không làm thay đổi giá trị tiền mặt quy đổi Khi thanh toán không dùng tiền mặt được khuyến khích và đưa vào như một phương thức thanh toán chính yếu trong xã hội sẽ đem lại nhiều lợi ích để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng hơn…

Để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động nghiên cứu, ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng; Chỉ thị về đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 316/QĐ‐TTg, ngày 09/3/2021 về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money); Hướng dẫn các ngân hàng mở tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng cho khách hàng bằng phương thức điện tử (eKYC), qua đó cho phép người dân mở tài khoản, thẻ mà không cần đến trực tiếp ngân hàng; Ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật thanh toán như mã QR code, thẻ chíp nội địa tạo

thuận lợi cho kết nối thanh toán liên thông, giảm chi phí chấp nhận thanh toán Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ‐CP, ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt, cũng như dự thảo Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thử nghiệm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung hoạt động thanh toán nói riêng

Bên cạnh đó, các hạ tầng dùng chung, như: hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, hệ thống thông tin tín dụng quốc gia liên tục được đầu tư, nâng cấp theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế để tăng khả năng liên thông kết nối, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành ngân hàng, cũng như các lĩnh vực khác trong bối cảnh mới Ngành ngân hàng cũng đang phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu các phương án kết nối, khai thác thông tin công dân tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Căn cước công dân gắn chip phục vụ xác thực, làm sạch dữ liệu khách hàng tại các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng

Về phía các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thì không ngừng đầu tư hạ tầng công nghệ, cung ứng nhiều sản phẩm, dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ 4.0 nhằm gia tăng tiện ích, trải nghiệm và đảm bảo an toàn cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ

Nhờ đó, thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng trưởng mạnh mẽ Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 4/2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị; giao dịch qua Internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 97,65% và 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm

Một số giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế

Nguyễn Thị Hằng

Khoa Quản trị văn phòng, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức về sự an toàn của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt cho ngành ngân hàng Thực tế này đòi hỏi việc nghiên cứu giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần giảm thiểu tỷ trọng sử dụng tiền mặt trong thanh toán, hạn chế rủi ro cho ngân hàng, bảo toàn tài sản khách hàng, cũng như đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia.

Trang 2

2021; tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37% so với cuối năm 2021 Ngoài ra, tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt gần 66% với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,44% từ năm 2015‐2021 Trong số 1,1 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Money, có gần 660.000 là khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo (chiếm hơn 60% tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ)

Đáng chú ý, nhờ việc triển khai quy định về mở tài khoản thanh toán bằng phương thức eKYC nên trong dịch Covid‐19, nhiều khách hàng mới chưa tiếp cận dịch vụ ngân hàng đã mở được tài khoản từ xa dù giãn cách kéo dài, không thể giao dịch trực tiếp Theo Ngân hàng Nhà nước, đã có khoảng 3,4 triệu tài khoản và 1,3 triệu thẻ ngân hàng được mở mới trực tuyến, từ xa qua phương thức eKYC Hiện tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt gần 66% với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,44% từ năm 2015‐2021

Đến nay, ứng dụng Mobile Banking, ví điện tử không đơn thuần chỉ để chuyển tiền, vấn tin mà người dân còn có thể sử dụng đa dạng các tiện ích như: thanh toán hoá đơn, thương mại điện tử, mua vé xem phim, vé máy bay, tour du lịch… Ngược lại, người dân cũng có thể sử dụng gián tiếp các dịch vụ ngân hàng thông qua các đơn vị cung ứng sản phẩm, dịch vụ khác như mua trả góp, mua trước ‐ trả sau…

1.2 Một số khó khăn, hạn chế

Trong khi thanh toán không dùng tiền mặt bùng nổ, thì tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán vẫn rất cao, thậm chí có xu hướng tăng thêm Cụ thể, cuối năm 2021, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán là 11,34% Đến hết tháng 1/2022 tăng lên 13,29%, trước khi giảm về mức 11,43% vào tháng 4/2022

Qua nghiên cứu của tác giả, nguyên nhân xuất phát từ:

Thứ nhất, tội phạm, gian lận trong thanh toán điện tử gần đây có chiều hướng gia tăng trong bối cảnh các dịch vụ, giao dịch online trở nên phổ biến với những hành vi, thủ đoạn mới, tinh vi hơn và sử dụng công nghệ nhiều hơn Một số vấn đề phát sinh trong lĩnh vực thanh toán điện tử diễn biến phức tạp, như: một số tổ chức, cá nhân sử dụng máy POS, thiết bị di động có nguồn gốc từ nước ngoài để chấp nhận thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam, không tuân thủ quy định pháp luật; hoạt động thanh toán cho các dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung ứng xuyên biên giới vào lãnh thổ Việt Nam còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý

Thứ hai, hạ tầng kỹ thuật, phần mềm và dữ liệu tập trung, chuẩn hóa chưa được đồng bộ nên các đơn vị, địa phương khó kết nối với ngân hàng để

thanh toán điện tử Thực tế cho thấy, các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chỉ tập trung phát triển tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và khu chế xuất Mạng lưới máy rút tiền tự động hay máy POS còn rất hạn chế do được lắp đặt chủ yếu ở khu vực thành phố và tập trung ở các siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn…, trong khi ở khu vực nông thôn, miền núi còn ít, gây khó khăn cho chủ thẻ khi sử dụng hàng ngày dẫn đến việc thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế vẫn còn lớn

Thứ ba, thông tin tuyên truyền về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa được quan tâm, chú trọng Những mục tiêu chiến lược, định hướng và các chính sách lớn để phát triển hoạt động thanh toán chưa được công chúng nhận thức đầy đủ và đúng đắn Vì vậy, không chỉ người dân mà cả các doanh nghiệp hiểu biết còn ít hoặc hiểu biết mơ hồ về các dịch vụ thanh toán và phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

Ngoài ra, một bộ phận người tiêu dùng còn e dè khi tiếp cận với công nghệ, phương tiện thanh toán mới, do còn lo ngại về vấn đề an ninh, an toàn trong thanh toán Hơn nữa, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân vẫn đang phổ biến, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán khá cao so với nhiều nước trên thế giới

2 Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

Để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới, cần thực hiện các giải pháp sau: Một là, hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan đến thanh toán tại một số văn bản Luật hiện hành; nghiên cứu xây dựng Dự án Luật các hệ thống thanh toán, đảm bảo tương thích, phù hợp với quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Phòng, chống rửa tiền và đảm bảo thẩm quyền quản lý, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các hệ thống thanh toán, các dịch vụ và phương tiện thanh toán, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, xu hướng phát triển và thông lệ quốc tế; hoàn thiện việc xây dựng, ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ‐CP, ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt và xây dựng các văn bản hướng dẫn; rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định số 222/2013/NĐ‐CP ngày 31/12/2013 về thanh toán bằng tiền mặt nhằm tăng cường quản lý hoạt động thanh toán bằng tiền mặt, nhất là đối với giao dịch mua, bán tài sản có giá trị lớn phù hợp với quy định tại Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Phòng, chống tham nhũng Thực hiện chính sách phù hợp về phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều

Trang 3

Ba là, đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực chính phủ, dịch vụ hành chính công Phối hợp hoàn thiện kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử với hạ tầng của các cơ quan thuế, hải quan, kho bạc để phục vụ yêu cầu phối hợp thu, chi ngân sách nhà nước bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt Tăng cường kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán với Cổng dịch vụ công Quốc gia, Hệ thống một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm đơn giản hóa thủ tục và tạo điều kiện thanh toán điện tử đối với các khoản phí, lệ phí, thanh toán hóa đơn điện, nước, học phí, viện phí Thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin với các trường học, bệnh viện, công ty điện, nước, vệ sinh môi trường, viễn thông, bưu chính trên địa bàn đô thị để thu học học phí, viện phí, tiền điện… bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt…

Bốn là, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt Xây dựng kế hoạch, triển khai các chương tình truyền thông, giáo dục tài chính với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; triển khai công tác truyền thông, giáo dục về các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử,…

Năm là, tăng cường cơ chế phối hợp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt Triển khai thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận, quy chế phối hợp,

biên bản hợp tác, phối hợp song phương hoặc đa phương giữa các bộ, ngành liên quan để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt Chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thanh toán theo lộ trình và bước đi phù hợp; tích cực tham gia vào các hoạt động của các định chế tài chính – tiền tệ, các diễn đàn về thanh toán khu vực và quốc tế; tập trung triển khai các cam kết quốc tế hội nhập đã ký liên quan đến lĩnh vực thanh toán Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn dưới hình thức hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, tư vấn chính sách, hỗ trợ đào tạo và tăng cường năng lực từ các đối tác song phương, đa phương để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thanh toán; chủ động nghiên cứu các mô hình, phương tiện, hình thức thanh toán mới trên thế giới, áp dụng hiệu quả vào Việt Nam; tiếp tục thiết lập và củng cố các cơ chế đối ngoại song phương về lĩnh vực thanh toán với các đối tác chiến lược và đối tác quan trọng khác; nghiên cứu việc tham gia, gia nhập tổ chức, diễn đàn quốc tế về tài chính toàn diện, thanh toán; tích cực tham gia vào thảo luận các luật lệ và chuẩn mực quốc tế về hoạt động thanh toán tại các tổ chức, diễn đàn đa phương, đặc biệt là Ngân hàng Thanh toán Quốc tế; tiếp tục mở rộng hội nhập trong các lĩnh vực ưu tiên về hệ thống thanh toán, từng bước tiếp cận các chuẩn mực chung và các thông lệ quốc tế

Sáu là, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động thanh toán Xây dựng công cụ thu thập, phân tích thông tin giám sát theo hướng tự động hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu về đối tượng giám sát; nâng cao hiệu quả giám sát nhằm phát hiện, ngăn chặn các nguy cơ, rủi ro phát sinh; nghiên cứu, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động đánh giá, giám sát các hệ thống thanh toán…/

Tài liệu tham khảo

Báo Tuổi Trẻ, Vụ Thanh toán ‐ Ngân hàng Nhà nước, Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (2022) Hội thảo Ngày không tiền mặt 2022 với chủ đề: “Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt”, ngày 17/6/2022

Ngân hàng Nhà nước (2022) Tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán, https://www.sbv.gov.vn/

Thủ tướng Chính phủ (2021) Quyết định số 316/QĐ‐TTg, ngày 09/3/2021 về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money)

Trang 4

1 Thực trạng phát triển KH&CN tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020

1.1 Hệ thống pháp luật về KH&CN được hoàn thiện

“Phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu; KH&CN giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển KT‐ XH của đất nước” đã được nêu trong Hiến pháp 2013, là cơ sở pháp lý cao nhất và quan trọng nhất nhằm định hướng cho việc ban hành văn bản pháp luật để phát triển KH&CN Cho đến nay Quốc hội đã ban hành 08 đạo luật chuyên ngành trong lĩnh vực KH&CN; các Nghị quyết về phát triển KT‐XH 05 năm, giai đoạn 2006 ‐ 2010, giai đoạn 2011 ‐ 2015 và giai đoạn 2016 ‐ 2020 Nghị quyết phát triển KT‐XH, Nghị quyết về phân bổ NSNN hằng năm đều chú trọng phát triển KH&CN nhằm phát triển KT‐XH quốc gia

Xác định để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng để Chính phủ trình Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI thông qua Nghị quyết số 20‐NQ/TW về “Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”

Cùng với Luật KH&CN năm 2013, các văn bản hướng dẫn Luật với tư tưởng xuyên suốt là đổi mới cơ bản, toàn diện đã tạo thành một hệ thống pháp luật khá đồng bộ, khắc phục được các mâu thuẫn, chồng chéo, lấp dần các khoảng trống pháp luật để tạo hành lang pháp lý rộng mở, bình đẳng đối với mọi thành phần công lập, ngoài công lập, nhà khoa học Việt Nam trong nước và ở nước ngoài, thúc đẩy tiềm năng KH&CN quốc gia

Sự ra đời của Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi năm 2017) và các luật đã ban hành trước đó trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, công nghệ cao, năng lượng nguyên tử, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã tạo thành hệ

thống pháp luật chuyên ngành tương đối hoàn chỉnh và toàn diện, mở ra hành lang pháp lý thuận lợi và đồng bộ cho hoạt động KH,CN&ĐMST và đổi mới sáng tạo

1.2 Phát triển nguồn lực KH&CN

(i) Nhân lực KH&CN

Nguồn nhân lực và tổ chức KH&CN được gia tăng cả về số lượng và chất lượng Cả nước có hơn 63.000 cán bộ NC&PT; 3.590 tổ chức đăng ký hoạt động KH&CN, 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, 303 doanh nghiệp KH&CN, 13 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và 8 khu CNTT tập trung Riêng 3 khu công nghệ cao Hòa Lạc, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã thu hút 217 dự án đầu tư với số vốn gần 10 tỷ USD, tạo hơn 50.000 việc làm (Học viện Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo, 2020)

Mục tiêu của Chiến lược: Số cán bộ NC&PT đạt 9‐10 người/ vạn dân vào năm 2015 và 11‐12 người/ vạn dân vào năm 2020 Kết quả thực hiện mục tiêu: Số cán bộ nghiên cứu toàn thời gian (full time equiv‐alent ‐ FTE) của Việt Nam đạt 7,57 người/vạn dân; số cán bộ nghiên cứu tính theo đầu người (head‐count) của Việt Nam đạt khoảng 15,6 người/vạn dân, đạt được mục tiêu đề ra (Báo cáo Cục Thông tin KH&CN Quốc gia)

(ii) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thông tin

Hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm, phòng thí nghiệm chuyên ngành tiếp tục được quan tâm đầu tư để nâng cao hiệu quả hoạt động Hạ tầng nghiên cứu trong một số lĩnh vực trọng điểm như công nghệ sinh học, hóa dầu, vật liệu, tự động hóa, nano, công nghệ tính toán và y học cũng được tăng cường Hạ tầng thông tin KH&CN đã có bước phát triển về chất trên cơ sở ứng dụng rộng rãi mạng Internet, các mạng tiên tiến và các thành tựu KH&CN hiện đại về số và thư viện điện tử Đề án Tri thức Việt số hóa được chính thức khởi động

Trong giai đoạn 2011‐2015, tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt 25,8%/năm, vượt mục tiêu Chiến

Thực trạng phát triển khoa học công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2011‑2020

Đỗ Thanh Hương

Học viện Chính sách và Phát triển

Khoa học và công nghệ (viết tắt KH&CN) đóng góp đáng kể cho tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững Bên cạnh đó, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo được thúc đẩy, lan tỏa trong xã hội Bài báo phân tích thực trạng phát triển KH&CN tại Việt Nam giai đoạn 2011‐2020 để thấy được một số thành công và hạn chế tồn tại trong phát triển KH&CN tại Việt Nam.

Trang 5

(iii) Đầu tư tài chính cho KH&CN

Theo Báo cáo Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2019, 2020: Đầu tư xã hội cho KH&CN liên tục tăng từ mức 0,19% GDP năm 2011 lên 0,44% năm 2015 và 0,53% GDP năm 2019 Tỷ trọng nguồn kinh phí từ Nhà nước trong tổng chi quốc gia cho NC&PT đã giảm xuống, trong khi nguồn đầu tư ngoài nhà nước tăng mạnh Tỷ trọng đầu tư giữa Nhà nước và doanh nghiệp được cải thiện theo chiều hướng tích cực (52/48) so với tỷ lệ (70/30) của đầu kỳ Chiến lược Mặc dù nguồn lực xã hội đầu tư cho KH&CN ngày càng tăng, tuy nhiên mục tiêu đặt ra trong Chiến lược về đầu tư xã hội cho KH&CN đạt 2% GDP vào năm 2020 không đạt được Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho KH&CN giai đoạn 2011‐2015 và giai đoạn 2016‐2020 (tính cả chi KH&CN trong quốc phòng, an ninh) đạt mức 2% tổng chi ngân sách nhà nước Như vậy, giai đoạn 2011‐2020, chi ngân sách nhà nước đã đạt được mục tiêu Chiến lược đề ra (Vụ Kế hoạch Tài chính, 2021)

1.3 Hoạt động KH&CN của doanh nghiệp

Trong thời gian gần đây hoạt động KH&CN trong các doanh nghiệp đã được quan tâm và có sự chuyển biến theo hướng tích cực, kinh phí từ các doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ đã có sự gia tăng theo thời gian, đổi mới công nghệ có tốc độ tăng trưởng khoảng 14%/năm (Bộ Khoa học và công nghệ, 2021) Trình độ công nghệ sản xuất trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã có thay đổi theo hướng tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại KH&CN bước đầu có những đóng góp vào gia tăng trong chuỗi giá trị

Tuy nhiên, trình độ công nghệ sản xuất thuộc loại thấp so với thế giới và khu vực Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hiện tại chỉ có khoảng 10% số doanh nghiệp Việt Nam sử dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, 40% số doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng công nghệ trung bình và 50% số doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng công nghệ lạc hậu Tốc độ đổi mới công nghệ chưa đạt yêu cầu phát triển, cơ cấu công nghệ theo trình độ có sự dịch chuyển nhưng vẫn phản ánh một trình độ phát triển thấp Sản xuất vẫn chủ yếu phát triển theo hướng gia công, lắp ráp, dựa vào

tài nguyên và nhân công giá rẻ, tỷ lệ nội địa hoá trong các sản phẩm còn rất thấp

2.Phát triển thị trường KH&CN

Thị trường KH&CN được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn Trong giai đoạn 2011‐2020, tốc độ tăng giá trị giao dịch của thị trường KH&CN tăng trung bình 22%/năm, vượt 7% so với mục tiêu Chiến lược đề ra (Theo Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp, 2021)

Các tổ chức dịch vụ tư vấn, giám định, thẩm định, đánh giá, ươm tạo, môi giới chuyển giao công nghệ được khuyến khích hình thành và phát triển Cả nước có 15 sàn giao dịch công nghệ, 50 vườn ươm công nghệ, 186 tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp Mạng lưới các trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển KT‐XH ở 63 tỉnh, thành phố cũng được quan tâm đầu tư nâng cấp Các chợ công nghệ và thiết bị, sàn giao dịch, sự kiện kết nối cung ‐ cầu công nghệ được tổ chức định kỳ, thu hút sự tham gia ngày càng đông đảo của cộng đồng doanh nghiệp; tổng giá trị các giao dịch mua bán công nghệ tăng mạnh hàng năm Cơ sở dữ liệu về công nghệ và chuyên gia được hình thành Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị ‐ xã hội trên toàn quốc quan tâm triển khai trong năm 2018

Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác về KH&CN với hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế và khu vực; là thành viên của hơn 100 tổ chức quốc tế và khu vực về KH&CN; ký kết và thực hiện hơn 80 hiệp định, thỏa thuận hợp tác KH&CN cấp Chính phủ và cấp Bộ Mạng lưới đại diện KH&CN Việt Nam đã được hình thành tại 21 địa bàn trọng điểm ở 12 quốc gia, vùng lãnh thổ; bước đầu đã khai thông các kênh hợp tác về KH&CN, giới thiệu kinh nghiệm và mô hình phát triển KH&CN của các nước, vận động, thu hút nguồn lực và hỗ trợ hoạt động tìm kiếm, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài về Việt Nam (Bộ Khoa học công nghệ, 2021)

Hoạt động hợp tác quốc tế đa phương được duy trì và phát triển, góp phần nâng cao vị thế và vai trò về KH&CN của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế Các hoạt động hợp tác về sở hữu trí tuệ tiếp tục được triển khai trong khuôn khổ các hợp tác đa phương, hợp tác song phương và hợp tác trực tiếp với các cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia và khu vực

3 Đánh giá chung

3.1 Kết quả đạt được

(1) Nguồn nhân lực KH&CN tăng nhanh về số lượng và chất lượng được nâng lên, hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị nghiên cứu khoa học công nghệ

Trang 6

được đầu tư nâng cấp và đầu tư mới, hiện đại hóa thông qua các chương trình đầu tư của Nhà nước Việc hình thành một số trường Đại học quốc tế cũng như chuẩn bị tích cực cho sự ra đời Viện nghiên cứu V‐KIST sẽ góp phần nâng cao tiềm lực KH&CN của nước ta trong thời gian tới

(2) Môi trường pháp lý về KH&CN được tập trung hoàn thiện, từng bước khắc phục được các mâu thuẫn, chồng chéo, tạo điều kiện bình đẳng, rộng mở cho mọi thành phần phát huy sáng tạo và tham gia đầu tư, nghiên cứu, chuyển giao, thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN Công tác quản lý Nhà nước về KH&CN đã hướng vào mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu trong những ngành, lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp, công nghiệp, y‐dược, môi trường.

(3) Thị trường công nghệ được thúc đẩy phát triển và bước đầu phát huy vai trò cầu nối, gắn kết hoạt động KH&CN với sản xuất, kinh doanh Các chợ công nghệ và thiết bị, sàn giao dịch công nghệ, các tổ chức trung gian công nghệ ở quy mô quốc gia, vùng, địa phương đã góp phần quan trọng thúc đẩy cung cầu công nghệ, gia tăng số lượng và giá trị các giao dịch công nghệ giữa doanh nghiệp với các cơ sở nghiên cứu Mạng lưới các trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế ‐ xã hội ở 63 tỉnh, thành phố được đầu tư nâng cấp (4) Hệ thống bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ được chấn chỉnh cũng góp phần lành mạnh hóa môi trường nghiên cứu và kinh doanh Các cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ đã có những tác động tích cực giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ

(5) Huy động nguồn lực xã hội đầu tư cho KH&CN, kinh phí ngoài NSNN cho hoạt động KH&CN đang ngày càng tăng cao Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đầu tư cho KH,CN&ĐMST và đã đạt được kết quả tương xứng Đặc biệt, hiện nay các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu của Việt Nam đang nhanh chóng chuyển mình thành các tập đoàn công nghệ như Viettel, VNPT, TH, Vingroup, Thaco , thành lập viện nghiên cứu, trường đại học của doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp đã trích lập quỹ phát triển KH&CN; chủ động chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ doanh nghiệp đang thực sự là nguồn cầu quan trọng nhất của thị trường công nghệ

3.2 Một số hạn chế tồn tại

(1) Tiềm lực và trình độ KH&CN, đội ngũ cán bộ KH&CN tuy có phát triển về số lượng nhưng chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu các tập thể khoa học mạnh, thiếu các Viện nghiên cứu, trường Đại

học đẳng cấp quốc tế, thiếu các cán bộ đầu ngành có khả năng chỉ huy triển khai các nhiệm vụ quốc gia ở trình độ quốc tế; cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị nghiên cứu còn thiếu, chưa đồng bộ Trình độ KH&CN nhìn chung còn khoảng cách tụt hậu xa so với thế giới, kể cả với một số nước nhóm đầu trong khu vực Đông Nam Á

(2) Trong hoạt động KH&CN, hiện còn thiếu các hướng ưu tiên phù hợp, các chính sách, giải pháp mạnh mẽ để tạo đột phá trong những lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế, chưa hình thành được các lĩnh vực KH&CN mũi nhọn, đạt trình độ tiên tiến, có khả năng cạnh tranh bình đẳng với khu vực và Thế giới Chưa huy động được nhiều các nguồn lực xã hội và doanh nghiệp đầu tư cho KH&CN Mối liên kết giữa nghiên cứu và đào tạo, giữa nghiên cứu với thị trường, giữa nhà khoa học với doanh nghiệp còn yếu

(3) Đầu tư cho KH&CN còn hạn chế; tỷ lệ chi cho KH&CN trên GDP chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước Hợp tác quốc tế chưa đi vào chiều sâu, thiếu trọng tâm, chưa chú trọng đến chuyển giao, tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến (4) Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị cho hoạt động KH&CN còn thiếu và chưa đồng bộ Ở các địa phương, ngân sách đầu tư phát triển cho KH&CN còn được phân bổ, sử dụng chưa đúng mục đích; máy móc, trang thiết bị của các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN, trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng còn nghèo nàn và lạc hậu, chưa được đầu tư, mua sắm kịp thời và đồng bộ

(5) Hệ thống ĐMST quốc gia ở Việt Nam đang trong quá trình hình thành và hoàn thiện, các thành tố và các mối quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống ĐMST quốc gia hiện nay đang từng bước hoàn thiện và còn mờ nhạt Hoạt động NC&PT trong khu vực doanh nghiệp còn hạn chế và văng lực áp dụng và hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp còn khá thấp./

Tài liệu tham khảo

Báo cáo Tổng hợp Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển KH&CN giai đoạn 2011‐2020, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn 2021‐2030, kế hoạch 2021‐2025, Học viện Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo, 2020

Bộ Khoa học và Công nghệ, Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch công tác các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019

Bộ Khoa học và Công nghệ, Báo cáo tình hình thực hiện Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011‐2020, Báo cáo các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019

Bộ Khoa học và Công nghệ (2021): Báo cáo thuyết minh xây dựng chiến lược phát triển KHCN, ĐMST giai đoạn 2021‐2030

Trang 7

Bên cạnh việc tạo ra lượng lớn dữ liệu thì số hóa cũng có nhiều thách thức Thứ nhất là thiếu tri thức triển khai và tối ưu sự gia tăng của dữ liệu về tầm nhìn chiến lược của mạng lưới chuỗi cung ứng Thứ hai là việc tin tưởng chia sẻ tri thức có thể bị hạn chế trong bối cảnh nhu cầu lưu trữ dữ liệu độc quyền ngày càng tăng trong môi trường số hóa kết nối toàn cầu Các nhà cung cấp thiết bị thường miễn cưỡng chia sẻ trạng thái tác động đến cả năng suất và chất lượng Thứ ba là sự phối hợp để đạt được sự cân bằng và hợp nhất các nguồn lực hữu hạn thông qua các tổ chức khác nhau

Hiện nay, các doanh nghiệp cần triển khai nhanh quá trình số hóa để tối ưu việc sử dụng những công nghệ vào mạng lưới chuỗi cung ứng Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong khu vực và tại Việt Nam cho rằng vai trò to lớn của số hóa đối với khả năng phục hồi dài hạn trong chuỗi cung ứng Trong Báo cáo “Số hóa chuỗi cung ứng: Bước chuyển từ gia tăng tính hiệu quả sang xây dựng khả năng phục hồi” chỉ ra rằng hơn 82% lãnh đạo doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á đang lên kế hoạch ứng dụng các hình thức số hóa trong chuỗi cung ứng, con số này lên đến 98% ở Việt Nam Theo nghiên cứu của TM Insight thì quyết định cân nhắc một số khía cạnh số hóa chuỗi cung ứng xuất phát từ các mục đích đẩy

mạnh năng suất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao và cắt giảm nhân lực Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về số hóa chuỗi cung ứng trên thế giới cũng như thực trạng số hóa chuỗi cung ứng tại Việt Nam, bài báo đề xuất một số gợi ý giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của số hóa chuỗi cung ứng đến các vấn đề về việc làm

2 Tổng quan số hóa

Số hóa được hiểu là internet vạn vật (IOT) được định nghĩa là “sản xuất thông minh tích hợp với internet vạn vật, công nghệ đám mây và dữ liệu lớn có khả năng thu thập, chia sẻ, và sử dụng thông tin để ra các quyết định tốt hơn và hiệu quả hơn thông qua việc phân tách các quá trình công nghệ” (Stroup, 2017) Số hóa là xu thế hướng tới phân tách việc chia sẻ và tự động hóa thông tin Cụ thể, các thiết bị truyền động trong các cơ sở sản xuất sẽ được kết nối thông qua một siêu máy tính cho phép gửi trực tiếp dữ liệu tới các bộ phận một cách độc lập Dữ liệu thông qua các cảm biến có thể được thu thập và chia sẻ trong toàn bộ mạng lưới chuỗi cung ứng thông qua các công nghệ và hệ thống thông tin như điện toán đám mây (Stroup, 2017) Do đó, thông tin không chỉ chia sẻ một cách nhanh chóng và kịp thời mà việc tự động hóa đã làm tăng tính đa dạng của những công nghệ khác mà có thể được kiểm soát với tối thiểu hóa sự can thiệp của con người Mặc dù những công nghệ này cho thấy những cơ hội cho dòng dữ liệu và quá trình thông tin, thì việc phổ biến tri thức vẫn là mối quan tâm lớn Xét về hệ thống thông tin, công nghệ bao gồm: điện toán đám mây và công nghệ chuỗi Điện toán đám mây là mô hình máy tính có thể mở rộng sử dụng phần mềm, cơ sở hạ tầng và nền tảng như một dịch vụ, cung cấp khả năng chia sẻ dữ liệu thời gian thực thông qua toàn bộ chuỗi cung ứng (Cao và cộng sự, 2017) Công nghệ chuỗi đề cập đến sổ cái kỹ thuật số không thể thay đổi của các giao dịch được lập

Xu hướng số hóa chuỗi cung ứng:

một số đề xuất hướng phát triển tại Việt Nam

Nguyễn Ngọc Thía

Trường Đại học Điện lực

Số hóa chuỗi cung ứng đang là xu thế trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng Số hóa chuỗi cung ứng có tác động tích cực đến các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực, tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ đem lại nhiều thông tin giá trị cho các bên liên quan nhưng cũng có tác động tiêu cực đến vấn đề việc làm Bài báo nghiên cứu xu hướng số hóa chuỗi cung ứng trên thế giới và đánh giá thực trạng số hóa chuỗi cung ứng tại Việt Nam từ đó gợi mở các ngành nghề, lĩnh vực cần tập trung đẩy mạnh số hóa chuỗi cung ứng góp phần phát triển kinh tế nhanh và bền vững tại Việt Nam.

Trang 8

trình để ghi lại kết quả của tất cả các loại giao dịch, cho phép hình thức chia sẻ dữ liệu giao dịch an toàn và minh bạch (Tapscott, 2016)

Những công nghệ khác được phát triển không chỉ để tích hợp và phổ biến lượng lớn dữ liệu mà còn để trợ giúp trong quản lý vận tải, kho hàng và phân phối Các ứng dụng đa dạng khác nhau tồn tại trong chuỗi cung ứng bao gồm vận chuyển giao hàng chặng cuối cũng như thay thế hệ thống băng tải trong kho Xe tự lái là loại phương tiện nào có khả năng sử dụng cảm biến để phát hiện những thay đổi của môi trường, cung cấp khả năng điều hướng mà không cần con người đầu vào Từ góc độ quản lý kho hàng, tương tác thực tế (AR) là một trải nghiệm kỹ thuật số tương tác của môi trường thế giới thực trong đó các đối tượng được khuếch đại bởi dữ liệu tri giác do máy tính tạo ra bao gồm các nhận thức về thị giác, thính giác, xúc giác, cảm giác và khứu giác Các thiết bị này đặc biệt trở nên phổ biến hơn trong quản lý kho hàng, ở đó người lấy hàng sử dụng kính lái để chỉ dẫn lấy ở đâu, lấy bao nhiêu và thông tin sẽ được ghi lại

Các cảm biến phát hiện tượng vật lý có thể chuyển đổi dữ liệu thành đầu ra đặc trưng dưới dạng một tín hiệu điện tử Cảm biến không chỉ được sử dụng trong môi trường sản xuất, mà còn có thể phát hiện quãng đường, quãng đường trên mỗi ga‐lông, nhiên liệu, vị trí, tốc độ, v.v Số hóa ngành công nghiệp đòi hỏi máy móc phải tự học hỏi và cần được duy trì Công nghệ trong số hóa gợi ý các sắp xếp nhiệm vụ và điều chỉnh các thông số hoạt động để tối đa hóa chất lượng Thiết kế người máy đang dần hoàn thiện thông qua sự phát triển của trí tuệ nhân tạo với tốc độ nhanh hơn, thời gian xử lý được rút ngắn Các khía cạnh như máy học và trí thông minh nhân tạo đang tăng cường việc sử dụng người máy nhiều hơn Học máy là một tập hợp con của trí thông minh nhân tạo trong đó máy tính được cung cấp khả năng thông qua sự phát triển như trí thông minh nhân tạo Các khía cạnh như học máy (một ứng dụng của AI) và trí tuệ nhân tạo đang tăng cường việc sử dụng người máy Học máy (ML) là một phần của AI trong đó các máy tính cho phép khả năng cải tiến liên tục kết quả đối với một nhiệm vụ với dữ liệu mà không cần chương trình cụ thể

Cuối cùng, từ góc độ sản xuất là các công nghệ như in 3D, hệ thống sản xuất biến hình có khả năng làm giảm đáng kể độ trễ (lead time) và chi phí vận tải trên toàn bộ chuỗi cung ứng In 3D là quá trình trong đó nguyên vật liệu được đưa vào và hóa cứng thông qua máy tính hỗ trợ thiết kế để tạo vật thể ba chiều Hơn nữa, các hệ thống sản xuất biến hình được thiết kế để hỗ trợ cho những thay đổi nhanh chóng trong cấu trúc để điều chỉnh khả năng sản xuất và chức năng sản xuất có thể được thay đổi bởi thị trường hoặc sự thay đổi hệ thống

Hệ sinh thái chuyển đổi số đã điều chỉnh từ mạng lưới kết nối giữa vạn vật, các khoản mục, và các bên liên quan đóng góp vào sự phát triển của hệ sinh thái kinh doanh thông qua các ứng dụng dữ liệu lớn và lượng lớn thông tin Các doanh nghiệp ngày càng tăng cường số hóa chuỗi cung ứng đồng thời những thách thức vẫn tồn tại Cuối cùng, khi quản lý tri thức có khả năng nâng cao lợi ích cho chuỗi cung ứng thì việc áp dụng quản lý tri thức vào các ứng dụng ngành và lĩnh vực cụ thể cũng như các công nghệ và chủ đề sẽ là cần thiết để đảm bảo tối ưu hóa chuỗi cung ứng

3 Xu hướng số hóa trên thế giới

Trong nghiên cứu của Dara G và cộng sự (2020) đã tổng hợp dữ liệu từ trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật và nghiên cứu ứng dụng thực hành tại các doanh nghiệp đã chỉ ra xu hướng nghiên cứu số hóa chuỗi cung ứng như sau:

3.1 Đối với các nghiên cứu học thuật:

‐ Về ứng dụng trong ngành công nghiệp và lĩnh vực: Những nghiên cứu phổ biến bao gồm: chăm sóc sức khỏe, hàng không vũ trụ, tài chính và cứu trợ nhân đạo Chuỗi cung ứng thực phẩm (10,20%), y tế (8,16%) là lĩnh vực/ngành được tập trung nhiều nhất, trong khi các ngành/lĩnh vực khác không quá 2,04% tổng số các nghiên cứu Các lĩnh vực quan tâm trong số hóa chuỗi cung ứng bao gồm logis‐tics/vận tải (16,33%), sản xuất (12,24%), mua sắm (6,12%), hệ thống thông tin và công nghệ thông tin (IS/IT) (6,12%) và phân phối (4,08%)

‐ Về công nghệ: Các công nghệ phổ biến nhất là điện toán đám mây (22,45%) Nhiều nghiên cứu cũng tập trung vào Internet vạn vật (IOT) (38,78%), thương mại điện tử (4,08%) hoặc dữ liệu lớn (16,33%) Các công nghệ phổ biến khác được quan tâm là in 3D (6,12%), cảm biến (4,08%) và công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến (RFID) kết hợp với dữ liệu lớn (2,04%)

3.2 Đối với các công bố của các doanh nghiệp:

‐ Về ứng dụng công nghiệp và lĩnh vực: Chuỗi cung ứng thực phẩm là ngành công nghiệp hàng đầu (4,02%) và y tế là 2,36% các ngành công nghiệp phổ biến khác bao gồm: dệt may và chuyển phát nhanh (đều ở mức 1,89%), sản xuất điện (1,65%), tài chính và cứu trợ nhân đạo (cả hai đều ở 1,18%) Các ngành khác không vượt quá 0,24% Lĩnh vực quan tâm số hóa chuỗi cung ứng bao gồm: logistics / vận tải (25,77%), sản xuất (8,27%), IS / CNTT (10,87%), chiến lược (6,62%), quản ý quan hệ khách hàng (6,15%) và phân phối và bán lẻ (đều 3,07%)

‐ Về công nghệ: Phần lớn tin tức/video có xu hướng tập trung vào IOT hơn là các công nghệ cụ thể (51,77%), tiếp theo là công nghệ chuỗi (8,98%) và điện toán đám mây (7,80%) Thương mại điện tử

Trang 9

4 Thực trạng số hóa chuỗi cung ứng

Các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tìm hướng số hóa chuỗi cung ứng trong từ khi đại dịch Covid‐19 xuất hiện Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam đang lập kế hoạch ứng dụng các hình thức số hóa trong chuỗi cung ứng (98% doanh nghiệp, theo báo cáo của TM Insight) Chuyển đổi số trong các ngành sản xuất còn chậm; còn thiếu các cơ chế, chính sách hỗ trợ hiệu quả về chuyển đổi số, cơ chế đột phá đa dạng hóa chuỗi cung ứng để doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ, ưu đãi đối với sản phẩm tạo ra từ đổi mới công nghệ, chuyển đổi số chưa nhiều (Vietnam plus, 2022) Các đơn vị liên quan như Ban Kinh tế Trung ương đã có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy chuyển đổi số trong chuỗi cung ứng, điều đó được thể hiện trong Hội thảo chuyên đề 3 với chủ đề “Đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng” tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 (Tin nhanh chứng khoán, 2022) (Báo Bộ Công thương, 2022) Điều đó cho thấy chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng được nhận được sự quan tâm lớn, tuy nhiên nó cũng cho thấy rằng các cơ quan chủ quản Việt Nam đang loay hoay trong việc định hướng ưu tiên lựa chọn ngành, lĩnh vực, loại hình doanh nghiệp cũng như các khâu/công đoạn trong số hóa chuỗi cung ứng cùng với đó là lựa chọn công nghệ số hóa

5 Một số đề xuất gợi mở định hướng số hóa chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Trên cơ sở xu hướng số hóa trên thế giới, đặc thù cơ cấu kinh tế của Việt Nam và bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nghiên cứu đề xuất một số hướng trọng điểm giúp cơ quan quản lý có những chính sách hỗ trợ thúc đẩy số hóa chuỗi cung ứng và lựa chọn lĩnh vực số hóa, các doanh nghiệp lựa chọn các khâu/công đoạn số hóa cụ thể Một số đề xuất cụ thể như sau:

‐ Thứ nhất: phát triển nhanh cơ sở hạ tầng về hệ thống thông tin kịp thời đáp ứng kịp thời nhu cầu số hóa chuỗi cung ứng trong các lĩnh vực Trên cơ sở đó thúc đẩy phát triển của trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn tạo điều kiện cho quản lý tri thức góp phần tạo ra những thông tin có giá trị cho các bên liên quan

‐ Thứ hai: ưu tiên số hóa lĩnh vực chuỗi cung ứng thực phẩm, hàng dệt may xuất khẩu bởi đó vừa là xu hướng hiện nay trên thế giới và đồng thời cũng là lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam Đối với lĩnh vực

chuỗi cung ứng thực phẩm cần tập trung cụ thể vào nông sản, thủy sản

‐ Thứ ba: tích cực đẩy mạnh số hóa chuỗi cung ứng trong lĩnh vực vận tải Tận dụng hệ thống vận tại đa dạng tại Việt Nam bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không để giảm thiểu chi phí và hạ giá thành nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ‐ Thứ tư: thúc đẩy số hóa nhanh, đồng bộ trong lĩnh vực sản xuất bao gồm cả sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đặt biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm trong nông lâm thủy sản

‐ Thứ năm: chú trọng đẩy mạnh số hóa một số lĩnh vực khác đang phát triển mạnh như y tế, mua sắm, chuyển phát nhanh, phân phối, bán lẻ và quản lý quan hệ khách hàng vì đó là những lĩnh vực cũng đang có tốc độ tăng trưởng mạnh trên thế giới cũng như tại Việt Nam

‐ Cuối cùng, việc thúc đẩy số hóa nhanh trong chuỗi cung ứng cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, đổi mới công nghệ tăng cường việc sử dụng người máy, các thiết bị cảm biến, hệ thống thông tin đồng thời làm giảm nhu cầu sử dụng lao động tại các doanh nghiệp Các cơ quan chức năng cần có kế hoạch, lộ trình phát triển cũng như sớm đề xuất giải pháp mang tính đồng bộ để xử lý tác động tiêu cực của vấn đề số hóa chuỗi tại Việt Nam góp phần phát triển nhanh và bền vững kinh tế./

Tài liệu tham khảo

Cao, Q., Schniederjans, D.G., Schniederjans, M., 2017 Establishing the use of cloud computing in supply chain management Oper Manag Res 10 (1–2), 47–63

Feng, Q., Shanthikumar, J.G., 2018 How research in production and operations management may evolve in the era of big data Prod Oper Manag 27 (9), 1670–1684

Olson, D.L., 2018a View of IJPR contributions to knowledge management in supply chains Int J Prod Res 56 (1–2), 733–742

Schoenherr, T., Grifth, D.A., Chandra, A., 2014 Intangible capital, knowledge and new product development competence in supply chains: process, interaction and contingency effects among SMEs Int J Prod Res 52 (16), 4916–4929

Wilkesmann, M., Wilkesmann, U., 2018 Industry 4.0 – organizing routines or innovations? VINE J Inf Knowl Manag Syst 48 (2), 238–254

Trang 10

1 Mở đầu

Trong giai đoạn 1970 – 2017, 236 cuộc khủng hoảng tiền tệ đã diễn ra và phần lớn trong số đó xảy ra tại các thị trường mới nổi (Leaven & Valencia, 2018) Một số cuộc khủng hoảng tiền tệ nổi bật có thể kể tới như khủng hoảng Mỹ La Tinh những năm 1970, khủng hoảng tiền tệ dưới cơ chế tỷ giá Châu Âu 1992, khủng hoảng Tequila năm 1994, khủng hoảng Đông Á 1997, khủng hoảng kinh tế Argentina 1999 – 2002, hay gần đây nhất là khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 Các cuộc khủng hoảng đa phần đều bắt nguồn từ một quốc gia, sau đó lan truyền nhanh chóng sang các quốc gia khác, được gọi chung là sự lan truyền khủng hoảng Đáng chú ý là không phải quốc gia nào cũng là nạn nhân của sự lan truyền nói trên Hà Lan là một ví dụ, quốc gia này không chịu tác động đáng kể nào trong cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Âu 1992 Hiện tượng lan truyền khủng hoảng tiền tệ thu hút sự quan tâm của các học giả và nhiều khía cạnh của nó đã được nghiên cứu

Bài viết sử dụng các phương pháp đơn giản để lựa chọn các nghiên cứu đưa vào phân tích Thứ nhất, các nghiên cứu phải có vấn đề nghiên cứu chính là về khủng hoảng tiền tệ và sự lan truyền của nó Thứ hai, các bài báo được sử dụng trong nghiên cứu phải tập trung vào các cuộc khủng hoảng tiền tệ từ năm 1970 trở lại đây Thứ ba, các bài viết phải dưới dạng nghiên cứu thực tiễn hoặc lý thuyết được xuất bản tại các tạp chí uy tín hoặc Working paper của các tổ chức tin cậy

Bài viết có mục đích đóng góp những kiến thức cơ bản nhất về sự lan truyền của khủng hoảng tiền tệ, hệ thống hoá những nghiên cứu đã có và đưa ra sự so sánh phân tích, đặc biệt là chỉ ra những khoảng trống nghiên cứu có thể khai thác viết trong tương lai

Sự lan truyền của khủng hoảng tiền tệ: Tổng quan nghiên cứu

Nguyễn Quỳnh Anh

Trường Đại học Điện lực

Bài viết có mục đích hệ thống các khái niệm và mô hình về khủng hoảng tiền tệ và sự lan truyền của nó Ngoài ra, trên cơ sở hệ thống lại các nghiên cứu đã có về các cuộc khủng hoảng tiền tệ từ những năm 1970 tại các quốc gia trên thế giới, bài nghiên cứu cung cấp đánh giá và phân tích toàn diện các bằng chứng nghiên cứu về sự lây truyền của khủng hoảng tiền tệ Phát hiện chính trong bài nghiên cứu cho thấy sự liên hệ chặt chẽ trong thương mại giữa các quốc gia giải thích phần lớn cho sự lan truyền khủng hoảng tiền tệ giữa các nước này

Trang 11

Asia - P

2.2 Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ hai

Cách giải thích khác về khủng hoảng tiền tệ được Obstfeld (1994) đưa ra và được biết đến là lý thuyết khủng hoảng tiền tệ thứ hai Điểm chính trong mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ hai là khủng hoảng có thể mang tính tự phát sinh (self‐fulfilling) và sự xuất hiện của đa cân bằng (multiple equilib‐ria) Tác giả xây dựng phương trình tối thiểu hoá tổn thất với hai biến lạm phát và khoảng cách đầu ra Khác với mô hình thế hệ thứ nhất, chính sách vĩ mô xem xét tới hành vi của các bên liên quan, thâm hụt tài khoá và mất dự trữ ngoại hối có thể không phù hợp để giải thích trong một vài tình huống Do dó, các cân bằng khác nhau trong nền kinh tế có thể xảy ra do các kỳ vọng không đồng nhất Sự cân nhắc giữa lợi ích và chi phí trong hành vi của các nhà đầu cơ và chính phủ giải thích cho hiện tượng trên Một cuộc khủng hoảng tự phát xuất phát từ niềm tin của các nhà đầu tư về việc mất giá đồng nội tệ trong tương lai gần mà không nhất thiết đi cùng tấn công vào đồng nội tệ Khủng hoảng một cơ chế tỷ giá năm 1979 ở các nước thành viên EU và khủng hoảng Tequila 1994 là hai ví dụ điển hình có thể giải thích bằng mô hình thế hệ thứ hai

2.3 Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ ba

Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Á với đặc trưng là sự đi đôi của khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng, hay còn gọi là khủng hoảng kép, đã thôi thúc các nhà nghiên cứu xây dựng mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ ba Lý thuyết khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ ba (Dooley, 2000) xác định nguyên nhân chủ yếu do bong bóng tài chính từ dòng vốn nước ngoài, phá giá tiền tệ và tấn công đầu cơ tiền tệ Tất yếu xảy ra là các ngân hàng và doanh nghiệp có dòng vốn nước ngoài lớn chịu tác động phá giá, tạo bong bóng giá tài sản Hệ quả là tín dụng và đầu tư bị giảm mạnh, tỷ giá hối đoái thực bị nâng giá, thâm hụt thương mại gia tăng Lúc này, các cuộc tấn công đầu cơ nổ ra, vốn chảy ra nước ngoài và các đồng nội tệ mất giá

3 Lý thuyết sự lan truyền khủng hoảng tiền tệ và các kênh dẫn truyền

Vấn đề là là tại sao và làm cách nào khủng hoảng tiền tệ có thể lan truyền từ quốc gia này sang quốc gia khác Nhiều nghiên cứu cả thực tiễn và lý thuyết đã được thực hiện để lý giải hiện tượng này và đưa ra ba lý do chính, gồm: liên kết thương mại, những điểm tương đồng về kinh tế vĩ mô và sự liên kết tài chính

3.1 Liên kết thương mại

Quá trình lan truyền theo kênh này được thực hiện theo cả con đường trực tiếp và gián tiếp Con đường trực tiếp thông qua thương mại song phương hoặc giao thương với nước thứ ba về hàng hoá và tài sản tài chính Xuất khẩu của quốc gia tận

dụng lợi thế của tỷ giá được tạo ra bởi tấn công đầu cơ tiền tệ và dẫn tới khủng hoảng cán cân thanh toán cho đất nước còn lại Theo đó, dự trữ ngoại hối bị cạn kiệt và áp lực đầu cơ sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ mới dù quốc gia còn lại vẫn duy trì cam kết Trong khi đó, tác động lên giá nhập khẩu và mức giá cả được dùng để giải thích cho quá trình lan truyền gián tiếp Theo đó, khủng hoảng ở nước thứ nhất gây ra áp lực lên giá nhập khẩu của nước thứ hai và cầu nội tệ Tiếp theo, một quá trình như trong kênh tác động trực tiếp sẽ diễn ra Đáng chú ý là, vấn đề về chính sách không nhất quán và khủng hoảng do kỳ vọng mang tính tự phát như đề cập trong mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ một và hai có thể được sử dụng để lý giải hiện tượng này Các nghiên cứu của Eichengreen, Rose và Wyplosz (1996), Fratzscher (2003) minh chứng cho lý thuyết trên Điều này cho thấy các nhà làm chính sách cần chú ý hơn tới chính sách hợp tác thương mại đối tác

3.2 Những điểm tương đồng về kinh tế vĩ mô

Cơ chế của kênh truyền dẫn này được giải thích thông qua sự thay đổi kỳ vọng của các nhà đầu tư và đa cân bằng Chứng kiến sự bất ổn của hệ thống tiền tệ ở nước đầu tiên, những nhà đầu tư sẽ dự đoán tình trạng tương tự cũng xảy ra ở các quốc gia khác có sự tương đồng về đặc điểm kinh tế vĩ mô Do đó, họ bắt đầu điều chỉnh kỳ vọng về xác suất xảy ra khủng hoảng tại các quốc gia này Bên cạnh đó, sự hợp tác và tương đồng trong chính sách khiến cho chính phủ tại các quốc gia khác có những động thái tương tự quốc gia gặp khủng hoảng đầu tiên Sachs và các cộng sự (1996) thông qua giải thích cuộc khủng hoảng Tequila đã tìm ra rằng chỉ các quốc gia với cùng hệ thống kinh tế yếu kém sẽ chịu tác động mất giá đồng nội tệ dù khối lượng giao thương không lớn

3.3 Sự liên kết tài chính

Phương pháp khác giải thích cho sự lan truyền của khủng hoảng tiền tệ dựa trên các yếu tố tài chính như mất tính thanh khoản, người cho vay chung, tín dụng ngân hàng, thông tin bất cân xứng hay hành vi bầy đàn Calvo (1998) tập trung vào vấn đề mất tính thanh khoản do thông tin không cân xứng khiến dòng vốn bị thay đổi Tác giả chỉ ra cơ chế khiến cho sự thay đổi cân bằng trên thị trường diễn ra Nếu các nhà đầu tư đồng thời rút các khoản nắm giữ của họ tại ngân hàng do niềm tin vào sự bất ổn, khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng sẽ xảy ra Lúc này, các nhà đầu tư quốc tế cũng sẽ bắt đầu bán ra các tài sản của họ tại các quốc gia khác để đảm bảo cho danh mục đầu tư của mình Trong trường hợp này, các kỳ vọng tự phát ở quốc gia thứ nhất dẫn tới khủng hoảng tại các quốc gia khác Theo Calvo và Mendoza (2000), hành vi bầy đàn mang tính bắt chước của các nhà đầu tư được cho rằng là nguyên nhân khiến cho sự lan truyền khủng

Trang 12

hoảng diễn ra Họ thấy rằng phần lớn việc thiếu thông tin hiệu quả của các nhà đầu tư có thể dẫn tới hành vi bắt chước số đông nhằm tối đa hoá lợi nhuận của họ Hệ quả là, hành vi này gây ra những cuộc khủng hoảng tiền tệ có tính lan truyền Nếu nhà đầu tư tại một thị trường phản ứng lại sự bất ổn tại quốc gia đó, các nhà đầu tư quốc tế cũng sẽ nhanh chóng nhận ra tín hiệu này và bắt chước theo

4 Sự lây nhiễm khủng hoảng ở các nước từ 1970 đến nay

Khả năng các cuộc tấn công đầu cơ tiền tệ tại một nơi bất kỳ trên thế giới có thể dẫn đến sự bất ổn đồng nội tệ của một quốc gia được nghiên cứu khá nhiều trong các tài liệu Tuy nhiên, Eichengreen và các cộng sự (1996) là những người đầu tiên hệ thống khái quát lý thuyết và cung cấp kết quả nghiên cứu thực nghiệm về không chỉ sự tồn tại của sự lan truyền khủng hoảng mà còn đo lường các kênh lan truyền trong mỗi khủng hoảng tiền tệ Các tác giả sử dụng mô hình probit với biến phụ thuộc dạng nhị phân để kiểm chứng liệu có hay không việc lan truyền khủng hoảng tiền tệ ở 20 quốc gia công nghiệp, trong đó CHLB Đức được sử dụng là quốc gia tham chiếu Trong nghiên cứu này, chỉ có kênh dẫn truyền do liên kết thương mại và sự đồng nhất về kinh tế vĩ mô được xem xét Khủng hoảng tiền tệ được đo lường qua chỉ số áp lực thị trường hối đoái (Exchange Market Pressure index) Khủng hoảng được cho là xảy ra ở một quốc gia nếu chỉ số này vượt ngưỡng trung bình 1.5 lần Kết quả thu được cho thấy có sự tồn tại của lan truyền khủng hoảng giữa các quốc gia Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy so với sự đồng nhất về kinh tế vĩ mô thì sự liên kết chặt chẽ về thương mại giữa các quốc gia giải thích tốt hơn sự tồn tại của truyền dẫn khủng hoảng tiền tệ giữa các quốc gia Nghiên cứu sau đó của Glick và Rose (1999) trên 161 quốc gia, bao gồm cả các thị trường mới nổi, khẳng định kết quả nghiên cứu trước đó Các tác gỉả sử dụng T‐test để tìm ra kênh dẫn truyền nào khiến cho sự lan truyền khủng hoảng tiền tệ diễn ra qua 5 cuộc khủng hoảng (vào các thời gian 1971, 1973, 1992, 1994 và 1997) Theo đó, mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia và đặc điểm khu vực địa lý là nguyên nhân chủ yếu giải thích cho sự lan truyền khủng hoảng tiền tệ Trong khi đó, nghiên cứu của Forbes (2002) chỉ ra rằng tác động của liên kết thương mại lên sự lan truyền khủng hoảng là đáng kể nhưng tác động tiêu cực của sự lan truyền có sự khác nhau giữa các cuộc khủng hoảng Tác giả sử dụng lợi nhuận cổ phiếu để đo lường tác động của thương mại và chỉ tập trung vào ba khía cạnh của liên kết thương mại, gồm: sự cạnh tranh, thu nhập và tác động xuất khẩu rẻ

Một loạt nghiên cứu khác lại tập trung làm sáng tỏ vai trò quan trọng của liên kết tài chính Một

nghiên cứu của Baig và Goldfajn (1999) chứng minh rằng khủng hoảng Mexico 1994 và khủng hoảng Đông Á 1997 không thể giải thích chỉ dựa vào liên kết thương mại do các quốc gia như Thái Lan và Indonesia, hay Mexico và Brazil, Argentina không có quan hệ thương mại chặt chẽ Các tác giả cung cấp bằng chứng xác thực cho thấy chính sự thay đổi đồng thời của các nhà đầu tư trên thị trường tài chính khiến cho sự sụp đổ tài chính và khủng hoảng tiền tệ xảy ra Van Rijckeghem & Weder (2001) chỉ ra cả hai kênh dẫn truyền là liên kết thương mại và tài chính đều quan trọng nhưng ảnh hưởng của một kênh sẽ mạnh hơn khi kênh còn lại không hiện diện mạnh

Có thể thấy rằng, trong hầu hết các nghiên cứu đã đề cập, sự liên kết về thương mại giữa các nước giải thích phần lớn các lần lan truyền khủng hoảng đã diễn ra Có thể kết luận rằng, quan hệ thương mại chặt chẽ giữa các nước là nguyên nhân lớn nhất khiến tấn công đầu cơ tiền tệ lan truyền giữa các quốc gia Tuy nhiên, vẫn có những thời điểm mà sự liên kết về tài chính hay sự tương đồng về kinh tế vĩ mô giải thích tốt hơn sự lan truyền khủng hoảng tiền tệ./

Tài liệu tham khảo

Calvo, G A (1998) Capital flows and capital‐market crises: the simple economics of sudden stops Journal of Applied Economics, 1(1), 35‐54

Calvo, G A., & Mendoza, E (2000) Contagion, globalization, and the volatility of capital flows, and controversies Capital flows and the emerging economies: theory, evidence, (pp 15‐41)

Eichengreen, B., Rose, A K., & Wyplosz, C (1996) Contagious currency crises: first tests Scandinavian Journal of Economics, 98(4), 463 ‐ 484

Fratzscher, M (2003) On currency crises and contagion International Journal of Finance & Economics, 8(2), 109‐129

Krugman, P (1979) A model of balance of pay‐ments crises Journal of Money, Credit and Banking, 11(3), 311‐325

Obstfeld, M (1984) Rational and self‐fulfilling balance‐of‐payments crises National Bureau of Economic Research, No w1486

Obstfeld, M (1996) Models of currency crises with self‐fulfilling features European Economic Review, 40(3‐5), 1037‐1047

Sachs, J D., Tornell, A., & Velasco, A (1996) Financial crises in emerging markets: the lessons from 1995 NBER Working paper, 5576

Van Rijckeghem, C., & Weder, B (2001) Sources of contagion: is it finance or trade? Journal of International Economics, 54(2), 293‐308

Trang 13

Asia - P

1 Các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài

1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế

Việt Nam chủ trương mở cửa nền kinh tế, đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường khu vực và toàn cầu Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức đã tạo ra những cơ hội mới cho tiến trình công nghiệp hóa ở Việt Nam Vì vậy, một khi toàn cầu hóa đã trở thành xu thế tất yếu thì vấn đề là Việt Nam phải xác định được một mô hình công nghiệp hóa phù hợp để hội nhập vào nền kinh tế đó một cách có lợi nhất, nhằm rút ngắn thời kỳ CNH‐HĐH Mô hình CNH‐HĐH của Việt Nam phải đặt trong bối cảnh có mối quan hệ với tất cả các quốc gia, đặc biệt tận dụng các cơ hội khi là thành viên của những tổ chức quốc tế như WTO, ASEAN… hay tham gia vào các FTA để cập nhật công nghệ mới và thúc đẩy sản xuất Theo nhân tố ảnh hưởng này, mô hình CNH‐HĐH của Việt Nam giai đoạn tới phải là mô hình hội nhập

1.2 Sự phát triển của kinh tế thế giới

Nền kinh tế thế giới vừa trải qua một giai đoạn bùng nổ và tăng trưởng cao kéo dài trên phạm vi toàn cầu Đặc tính tăng trưởng "bùng nổ" và "cao ‐ kéo dài" của giai đoạn hiện nay được giải thích bằng các quá trình đổi mới chất lượng phát triển, chuyển từ nền kinh tế công nghiệp cơ khí sang nền kinh tế tri thức Mặc dù nền kinh tế thế giới vẫn tuân theo quy luật chu kỳ kinh doanh và trải qua những cuộc khủng hoảng ngắn hạn, nhưng xét về dài hạn, quá trình tăng trưởng cao của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn tới được dự báo là còn kéo dài và tiếp tục đi lên Như vậy, nhờ có sự phát triển kinh tế thế giới, nhờ sự tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế cả chiều rộng lẫn chiều sâu, Việt Nam sẽ có được những điều kiện cần thiết cho công nghiệp hóa, nhanh chóng tiếp cận được với nguồn vốn dồi dào và những thành tựu mới nhất của công nghệ thế

giới trong khi chưa có đủ khả năng để sáng tạo công nghệ mới để thực hiện mô hình CNH – HĐH dựa vào công nghệ kỹ thuật cao

1.3 Xu thế phát triển tri thức nhân loại

Yếu tố công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ và khiến cho nền kinh tế đặt ra yêu cầu về sự hình thành các ngành công nghiệp mới và hiện đại hoá các ngành sản xuất truyền thống (Romanova, O A., 2017) Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, con đường CNH‐HĐH của Việt Nam có thể rút ngắn thời gian nếu chúng ta xác định mô hình và chính sách CNH chủ động Phát triển những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, đặc biệt công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và tự động hóa (trí tuệ nhân tạo), tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức độ cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Nguyễn Thường Lạng, 2021) Đây phải là phiên bản CNH thời đại số hoá, cân bằng giữa trong nước và kết nối quốc tế

1.4 Các vấn đề toàn cầu và chu kỳ kinh tế

Trong mô hình CNH‐HĐH phải tính đến những tác động của các vấn đề này bởi chúng có thể làm cản trở quá trình phát triển, thực thi các chính sách CNH‐HĐH Bên cạnh đó, chính các vấn đề này có thể tác động làm thay đổi tư duy, cách thức sản xuất hay công nghệ mới nhằm đối phó với chúng Đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế toàn cầu Sản xuất đình trệ, vận chuyển hàng hoá giữa các quốc gia cũng gặp khó khăn… Nhưng dãn cách xã hội đã khiến cho quá trình chuyển đổi số thúc đẩy nhanh hơn Công nghệ thông tin được phát triển và ứng dụng nhiều hơn Điều này khiến cho phương thức sản xuất của nhiều doanh nghiệp thay đổi Mạng internet, máy tính trở thành công cụ trung gian để giải quyết các công việc trong doanh

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định mô hình và chính sách công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Đào Thị Thu Trang

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Bài báo nằm trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu KT.21.15 do trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tài trợ.

Mỗi quốc gia khi thực hiện CNH‐HĐH đều nằm trong một bối cảnh nhất định, không giống nhau.Chính vì vậy, khi xác định mô hình, chính sách CNH‐HĐH, điều quan trọng nhất phải tìm hiểu và phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng Bài viết phân tích những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc xác định mô hình và chính sách CNH‐HĐH hiện nay về mặt lý thuyết để ứng dụng tại Việt Nam.

Trang 14

nghiệp Từ sau cuộc khủng hoảng bởi đại dịch Covid 19, mô hình CNH‐HĐH sẽ hướng nhiều hơn tới việc xây dựng nền kinh tế số Đây cũng là nhân tố đáng quan tâm khi xác định mô hình CNH‐HĐH của Việt Nam giai đoạn từ 2025‐2045

2 Các nhân tố ảnh hưởng bên trong

2.1 Ý chí, chủ trương phát triển kinh tế ‑ xã hội quốc gia

Đây là nhân tố vô cùng quan trọng tác động tới việc một quốc gia có thể thực hiện và xác định mô hình CNH‐HĐH hay không Ý chí, chủ trương phát triển kinh tế của Nhà nước là cơ sở xác định mô hình và chính sách CNH‐HĐH ở Việt Nam Trên cơ sở tổng kết công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay và bám sát bối cảnh, yêu cầu, nhiệm vụ mới, một trong những nhiệm vụ then chốt được Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.” Có thể thấy, chính mong muốn phát triển kinh tế ‐ xã hội quốc gia cũng như mong muốn nền kinh tế khôi phục theo hướng nào trong bối cảnh khó khăn đã tác động tới Chính phủ để lựa chọn mô hình CNH‐HĐH được cho là phù hợp

2.2 Tiềm lực kinh tế quốc gia

Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc xác định mô hình công nghiệp hóa là tiềm lực (hay thực lực) kinh tế của một quốc gia Tiềm lực kinh tế đến đâu thì cách thức thực hiện CNH phải tương ứng bởi nếu đặt ra một mô hình “quá sức” sẽ khiến cho nền kinh tế có thể rơi vào khủng hoảng (ví dụ từ mô hình CNH kế hoạch hoá tập trung) Tiềm lực kinh tế còn yếu thì mô hình CNH‐HĐH thường dựa vào sự tiếp nhận công nghệ hiện đại của nước ngoài, phát triển dần những ngành sản xuất hàng tiêu dùng (nông nghiệp, công nghiệp nhẹ) rồi sang các lĩnh vực công nghiệp nặng Điều này minh chứng cho tiềm lực kinh tế quốc gia chính là nhân tố ảnh hưởng tới việc xác định mô hình và chính sách CNH‐HĐH của các quốc gia

2.3 Thể chế kinh tế

Thể chế kinh tế là yếu tố thay đổi khiến cho mô hình CNH‐HĐH Việt Nam cũng thay đổi từ năm 1986 Nếu như giai đoạn trước, Nhà nước xác định mô hình CNH‐HĐH CNXH theo mô hình tập trung nguồn lực trong tay Nhà nước, phân bổ theo kế hoạch và trọng tâm hướng vào phát triển công nghiệp nặng thì tới năm 1986, mô hình CNH‐HĐH đã thay đổi theo hướng kết hợp cả thay thế nhập khẩu và hướng tới xuất khẩu và sau đó điều chỉnh thành mô hình CNH‐HĐH hội nhập quốc tế Hiện nay, thể chế kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng đã tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận thuận

lợi với nguồn vốn và công nghệ hiện đại phục vụ cho sự nghiệp CNH‐HĐH mà còn có thể xác định được mô hình CNH‐HĐH hội nhập phù hợp với bối cảnh mới hiện nay

2.4 Các lợi thế so sánh quốc gia

Trước đây, Việt Nam xác định lợi thế so sánh là những ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực trẻ dồi dào và xây dựng mô hình CNH‐HĐH dựa trên việc thu hút vốn FDI vào các ngành, các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động Điều này trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế sau mở cửa là cần thiết để giải quyết việc làm, thúc đẩy sản xuất Tuy nhiên, sau hơn 35 năm phát triển, lợi thế so sánh phải là nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ đảm bảo tiếp thu, cập nhật công nghệ mới nhất để ứng dụng và sáng tạo, khả năng chuyển đổi số và nguồn năng lượng tái tạo dồi dào Lợi thế so sánh phải được xem xét theo một cách tiếp cận hoàn toàn mới là “lợi thế so sánh động” chứ không phải là “lợi thế so sánh tĩnh” như trước đây Như vậy, việc xác định lợi thế so sánh quốc gia là điều hết sức cần thiết vì nó tác động không nhỏ tới lựa chọn mô hình CNH‐HĐH và các chính sách, quy trình thực hiện

2.5 Trình độ nguồn nhân lực quốc gia

Vai trò của nguồn nhân lực càng quan trọng hơn khi thế giới đã chuyển sang một giai đoạn mới trong sự phát triển kinh tế toàn cầu: nền kinh tế tri thức Hiện nay, ngay cả các nước đang công nghiệp hóa không có đủ điều kiện về vốn, vật chất để tạo ra tri thức mới thì vẫn có được những bước nhảy vọt trong quá trình công nghiệp hóa là do họ có một lực lượng lao động được đào tạo tốt để tiếp thu những tri thức tiên tiến của thế giới và điều chỉnh nó cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế đang phát triển mỗi nước Hay nói cách khác, họ vẫn có thể xác định được cho mình một mô hình CNH‐HĐH hướng tới hội nhập chỉ nhờ vào nguồn nhân lực có chất lượng cao

2.6 Tiềm lực vốn quốc gia

Vốn là một trong những yếu tố cơ bản để thực hiện CNH‐HĐH ở bất kỳ quốc gia nào nhất là ở các nước đang phát triển Thời gian đầu phát triển kinh tế và thực hiện CNH‐HĐH, các nước phát triển có thể tranh thủ thu hút nguồn vốn ngoài nước nhưng vẫn phải hướng tới mục tiêu tăng vốn trong nước và dần dần thay đổi cơ cấu vốn để chủ động trong mọi tình huống Tuỳ theo mỗi tính toán của mình, một quốc gia có thể có được các nguồn vốn khác nhau Chính vì thế, tương ứng với tiềm lực vốn ở mỗi giai đoạn, Việt Nam phải lựa chọn và thay đổi dần mô hình và chính sách CNH‐HĐH phù hợp

2.7 Trình độ khoa học công nghệ quốc gia

Điều quan trọng để rút ngắn thời kì công nghiệp hóa là phải có sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, của khoa học kĩ thuật và công nghệ Có thể thấy, trình độ khoa học công nghệ là một nguồn lực

Trang 15

2.8 Năng lực quản trị quốc gia

Một bộ máy nhà nước có năng lực và trình độ cao sẽ xác lập được mô hình công nghiệp hóa phù hợp với từng điều kiện cụ thể, nhờ đó huy động tối đa nguồn lực quốc tế (tài nguyên con người và vật chất, tài chính), đồng thời tận dụng các cơ hội phát triển thời đại tạo ra cho công nghiệp hóa, nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế ‐ xã hội Tại các nước công nghiệp hóa đi sau, nếu Nhà nước biết lựa chọn mô hình công nghiệp hóa một cách khôn ngoan thì chỉ phải mất ít thời gian hơn để chuyển nền kinh tế từ trạng thái kém phát triển thành một nền kinh tế công nghiệp Do vậy, kết quả quá trình CNH cũng chính là tiêu chí đánh giá năng lực quản trị của các chính phủ

2.9 Biến đổi môi trường

Chuyển đổi mô hình CNH‐HĐH hướng tới phát triển bền vững trở thành cấp thiết Trong đó, phát trỉển công nghiệp phải nhất định dựa trên công nghệ hiện đại, xử lý chất thải gây ô nhiễm triệt để, đảm bảo hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Có thể thấy những vấn đề của biến đổi môi trường cũng trở thành một nhân tố quan trọng tác động tới việc xác định mô hình CNH‐HĐH bởi đây không chỉ là quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế tri thức, chuyển từ phương thức sản xuất thủ công sang máy móc hiện đại mà còn từ việc khai thác tài nguyên không kiểm soát và ô nhiễm môi trường thành nền kinh tế phát triển bền vững

2.10 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Hiện nay, cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng mặc dù vẫn chưa đạt được trình độ cao Hạ tầng giao thông đã được cải thiện đáng kể trong khoảng 10 năm qua nhưng vẫn chưa có tính kết nối và liên thông thuận lợi giữa các địa phương trong nội vùng và liên vùng (Trần Văn Thiện, 2019) Các trung tâm logistic quy mô còn nhỏ, chủ yếu phục vụ một số doanh nghiệp trong khu vực khu công nghiệp hay một địa phương, chưa phát triển đến quy mô phục vụ một ngành hoặc một vùng kinh tế Hạ tầng năng lượng Việt Nam mới đang trong quá trình chuyển đổi từ sản xuất bằng nguồn không tái tạo gây ô nhiễm môi trường sang các nguồn năng lượng xanh, sạch hơn Khi đảm bảo được nguồn năng lượng đầy đủ, các ngành công nghiệp mới có cơ hội phát triển mạnh Mô hình

CNH‐HĐH hướng tới phát triển bền vững ngược lại cũng sẽ tác động để thúc đẩy phát triển ngành năng lượng tái tạo Hạ tầng kỹ thuật số là nền tảng chuyển đổi số, giúp quốc gia tiếp cận với công nghệ sản xuất hiện đại, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm hàng hóa mới dựa trên nền tảng sáng tạo sẵn có Hạ tầng kỹ thuật số phát triển cũng là lúc mô hình CNH‐HĐH điện tử được xác định

3 Kết luận

Mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế ‐ xã hội cần xác định một mô hình với các chính sách CNH‐HĐH mới cho phù hợp Có rất nhiều nhân tố cả bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới việc xác định mô hình và chính sách CNH‐HĐH Trong đó, nhiều nhân tố đã được đề cập tới trong rất nhiều các mô hình CNH‐HĐH trước đây Đó là những nhân tố mang tính truyền thống quyết định việc hình thành các mô hình CNH‐HĐH như toàn cầu hoá, nền kinh tế thế giới, sự phát triển của khoa học – công nghệ, ý chí, chủ trương phát triển kinh tế của Chính phủ, đặc điểm kinh tế ‐ xã hội, các nguồn lực đầu vào của sản xuất Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, có những nhân tố mới cũng cần quan tâm khi xác định mô hình CNH‐HĐH là: trật tự thế giới mới, mối quan hệ với các quốc gia phát triển, biến đổi môi trường Trong số các nhân tố ảnh hưởng, việc xác định mô hình CNH‐HĐH hiện nay chịu tác động nhiều nhất là nhân tố về công nghệ, trình độ nguồn nhân lực, năng lực quan trị quốc gia và mối quan hệ với thế giới./

Tài liệu tham khảo

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng từ Đại hội IV đến Đại hội XIII Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội

Nguyễn Văn Huyên (2007), Công nghiệp hóa ‐ hiện đại hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, https://www.chungta.com/nd/tu‐lieu‐tra‐cuu/cong_nghiep_hoa‐hien_dai_hoa‐0.html,

Nguyễn Thường Lạng (2021), Giải mã công nghiệp hoá ở Việt Nam theo mô hình chính sách 3 phiên bản, tapchinganhang.gov.vn/giai‐ma‐cong‐nghiep‐hoa‐o‐viet‐nam‐theo‐mo‐hinh‐chinh‐sach‐3‐phien‐ban.htm

Romanova, O A.(2017), The Innovation Paradigm of New Industrialization in the Conditions of the Integrated World Economic Way, Ekonomika Regiona; Yekaterinburg Iss 1, (2017): 276–289

Trần Văn Thiện (2019), Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0, https://tapchicongthuong.vn/bai‐viet/qua‐trinh‐cong‐nghiep‐hoa‐hien‐dai‐hoa‐dat‐nuoc‐trong‐boi‐canh‐cua‐cuoc‐cach‐mang‐40‐63530.htm

Trang 16

1 Giới thiệu về các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới

Kể từ khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế và chính thức hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, có rất nhiều sự kiện quốc tế trọng đại đã diễn ra, điển hình là sự thành lập của WTO và sau đó là những biến động trong hệ thống thương mại thế giới Trong bối cảnh đó, sự phát triển của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đóng vai trò là cầu nối gắn kết các nền kinh tế và tạo cơ hội cho các quốc gia hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu So với giai đoạn ban đầu, nội dung trong các FTA ngày nay đa dạng, chặt chẽ với những cam kết ở mức độ cao hơn Tính đến năm 2022, Việt Nam đã và đang tham gia 17 FTA, trong đó có 15 FTA đã có hiệu lực và 2 FTA đang trong quá trình đàm phán; cho thấy nỗ lực hội nhập quốc tế mạnh mẽ của nước ta hướng tới tự do hóa thương mại, mở cửa thị trường, trở thành đối tác thương mại tin cậy của khu vực và cộng đồng quốc tế

Khác với các FTA truyền thống chủ yếu gói gọn trong các cam kết thương mại, liên quan chủ yếu các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, nội dung của các FTA thế hệ mới bao trùm trên nhiều lĩnh vực như đầu tư, lao động, sở hữu trí tuệ, môi trường, minh bạch hóa, mua sắm chính phủ (Trung tâm WTO, 2019) Tham gia vào FTA thế hệ mới đồng nghĩa với việc các quốc gia đang và sẽ góp mặt vào một sân chơi quốc tế sâu rộng hơn, với sự hiện diện của nhiều cường quốc hàng đầu kinh tế hàng đầu như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản

2 Vai trò của các FTA thế hệ mới đối với hoạt động xuất khẩu vải thiều của Việt Nam

Khi tham gia vào các FTA, một quốc gia sẽ có cơ hội hợp tác với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác

trong và ngoài khu vực Nhờ đó, quan hệ thương mại giữa các bên được tăng cường, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường dễ dàng hơn do những điều khoản được quy định trong hiệp định Khi mức thuế quan được đàm phán cắt giảm về gần 0% thì nó sẽ trở thành động lực để các doanh nghiệp tích cực khai phá thị trường, mở rộng sản xuất FTA thế hệ mới đang mở ra cơ hội tiếp cận cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là vải thiều – một mặt hàng nhiều tiềm năng tại các thị trường lớn

Hiện nay, các mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam luôn phải cạnh tranh với mặt hàng tương tự của các đối thủ khác trên thị trường, vì vậy việc cắt giảm thuế quan có ý nghĩa rất quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp tạo được sức mạnh và lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác Trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới, vải thiều Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận sâu hơn vào những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Australia…

Đặc biệt, với thị trường EU, việc thông qua, phê chuẩn và triển khai EVFTA sẽ tạo thuận lợi nâng cao khả năng cạnh tranh của vải thiều Việt Nam, trong đó có Bắc Giang Nhìn chung, tiêu thụ vải thiều tại thị trường EU có tính ổn định cao, lượng tiêu thụ hàng năm đạt 22 ‐ 25.000 tấn (trong đó tiêu thụ tại Pháp có tỷ trọng cao nhất, hơn 10.000 tấn/năm) Vải thiều bán tại thị trường EU chủ yếu có nguồn gốc xuất xứ từ Madagascar, Nam Phi, được tiêu thụ chủ yếu vào mùa đông (mùa vải ở châu Phi), nhất là trong các dịp Noel, năm mới Với việc thông qua, phê chuẩn và triển khai EVFTA, vải thiều Việt Nam có những lợi thế sau trong xuất khẩu sang EU: (i) Thuế quan giảm (hiện thuế suất nhập khẩu vải thiều theo cam kết vào Pháp từ Việt Nam đang ở mức 0%), giúp nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối

Triển vọng xuất khẩu vải thiều Bắc Giang trong bối cảnh thực thi các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới

Doãn Khánh Huyền Nguyễn Thị Thanh Tâm

Sự ra đời và phát triển của các hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới đã và đang có những tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Nhờ được hưởng những ưu đãi từ FTA thế hệ mới mà hàng hóa Việt Nam có cơ hội được xuất khẩu đến các thị trường hàng đầu thế giới Trong đó vải thiều Bắc Giang – một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu những lô đầu tiên theo diện hưởng ưu đãi từ EVFTA trong nửa đầu năm 2021 Bài viết làm rõ triển vọng xuất khẩu vải thiều Bắc Giang tron g bối cảnh thực thi các Hiệp định Thương mại tự do trong thời gian tới

Trang 17

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, việc triển khai EVFTA hiện mới chỉ tạo thuận lợi chủ yếu về mặt thuế quan cho hàng nông sản, vải thiều Việt Nam; Hiệp định EVFTA không có nhiều cam kết mới về các biện pháp phi thuế như các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) hay các rào cản kỹ thuật với thương mại (TBT) Trong khi đó, những biện pháp này mới được coi là rào cản khó khăn nhất đối với nông sản Việt Nam khi xuất khẩu sang EU Hầu hết các cam kết về SPS và TBT trong EVFTA đều chỉ khẳng định lại các nghĩa vụ theo Hiệp định SPS và TBT của WTO Do đó, EVFTA không giúp hạn chế các rào cản phi thuế của EU với hàng xuất khẩu Việt Nam Bên cạnh thách thức liên quan hàng rào phi thuế quan, xuất khẩu vải thiều Việt Nam vào EU cũng phải đương đầu với 02 khó khăn nổi bật: (i) Chi phí, thời gian vận tải, bảo quản, logistic của vải thiều xuất khẩu từ Việt Nam sang EU ở mức cao do khoảng cách địa lý Mặt khác yêu cầu, tiêu chuẩn bảo quản vải thiều theo quy định của EU và các nước thành viên có những điểm khác biệt với các nước Mỹ, Nhật Bản (dù cùng có ngưỡng tiêu chuẩn ở mức cao, nhưng một số nước EU không thừa nhận một số phương pháp bảo quản nông sản, vải thiều mà Mỹ, Nhật Bản đã cấp phép) (ii) Khẩu vị của người tiêu dùng vải thiều EU, đặc biệt là tại Pháp nước tiêu thụ chính trong Liên minh Trong nhiều năm qua, người tiêu dùng Pháp đã quen với vị vải thiều châu Phi (không ngọt sắc như vải thiều của ta), do đó, vải thiều Việt Nam cần có thời gian để chiếm lĩnh thị trường khó tính này Tuy nhiên, chúng ta có thể tận dụng một số lợi thế đặc biệt là sự khác biệt về mùa vụ (so với châu Phi) để đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, từng bước chinh phục người tiêu dùng các nước EU

3 Triển vọng xuất khẩu mặt hàng vải thiều Bắc Giang trong bối cảnh thực thi FTA thế hệ mới

Bắc Giang được đánh giá là vựa vải thiểu lớn nhất Việt Nam, với diện tích và sản lượng tiêu thụ cao

nhất cả nước Hiện nay, tổng diện tích vải thiều của tỉnh Bắc Giang đạt hơn 28 nghìn ha, sản lượng hàng năm ước đạt 160.000 tấn Năm 2020, tổng sản lượng tiêu thụ vải nội địa đạt khoảng 86.500 tấn, chiếm 52,9% tổng sản lượng tiêu thụ Các tỉnh thành có sản lượng vải thiều được tiêu thụ lớn nhất là Hà Nội, Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai

Trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid‐19 nên sản lượng xuất khẩu vải thiều giảm 1,7% so với năm 2019, đạt khoảng 78.200 tấn Các thị trường nhập khẩu vải thiều Bắc Giang lớn nhất gồm có Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và một số quốc gia thuộc khu vực EU và Trung Đông Sản lượng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm đến 98,8% tổng sản lượng vải thiều xuất khẩu của toàn tỉnh Năm 2021, tỉnh Bắc Giang trồng 28.100ha vải thiều, sản lượng ước 180.000 tấn, tăng 15.000 tấn so với năm 2020 Theo thông tin từ Bộ Công thương, tính đến năm 2021, Bắc Giang có khoảng 200ha vải thiều xuất khẩu sang Nhật Bản (tương đương với 30 mã vùng), 15.867ha xuất khẩu vải sang Trung Quốc (tương đương với 149 mã vùng) và 218ha dự kiến xuất khẩu sang Mỹ và EU (tương đương với 18 mã vùng)

Giai đoạn 2020 – 2021, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên hoạt động xuất khẩu vải thiều của tỉnh Bắc Giang cũng bị ảnh hưởng đáng kể Tuy nhiên, chính quyền địa phương luôn quan tâm và hỗ trợ bà con nông dân kịp thời, liên tục cung cấp các thông tin về thị trường và các chương trình xúc tiến thương mại vào từng thời điểm Nhờ đó, các hộ kinh doanh có thể nắm bắt thông tin và có hướng điều chỉnh hoạt động sản xuất – kinh doanh phù hợp và hiệu quả nhất với tình hình thực tế Đặc biệt, Sở Công thương Bắc Giang bám rất sát các hiệp định FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia và có sự phối kết hợp với các tỉnh thành, các cục, viện của Bộ Công thương để góp phần tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm

Sau khi hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, vải thiều Bắc Giang có nhiều cơ hội xuất khẩu sang các thị trường thuộc EU hơn so với trước đây Giữa tháng 6/2021, lần đầu tiên vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang có chuyến xuất sang 27 quốc gia thuộc thị trường EU theo diện ưu đãi của hiệp định EVFTA Các doanh nghiệp đã phải trải qua một quá trình chuẩn bị lâu dài, tìm hiểu và đàm phàn các thủ tục cũng như điều kiện kỹ thuật để có thể xuất khẩu vải thiều sang EU thành công Ngay từ những ngày đầu tiên, vùng vải phục vụ xuất sang EU đã được các đối tác nhập khẩu kiểm tra hệ thống quản lí sản xuất và chấp nhận về phần mềm giám sát Mục tiêu mà các doanh nghiệp xuất khẩu hướng đến đó là nhận được sự ưa chuộng và đánh giá cao của người tiêu dùng

Trang 18

EU về chất lượng, độ thơm ngon cũng như sự an toàn của trái vải Lục Ngạn

Trong năm 2022, kế hoạch của tỉnh Bắc Giang là duy trì ổn định diện tích trồng vải khoảng 28.100 ha và hướng đến sản xuất vải hoàn toàn theo tiêu chuẩn VietGAP Khi xuất khẩu vải thiều theo những cam kết của hiệp định FTA thế hệ mới, các doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng cũng như độ an toàn của trái vải, đặc biệt là khâu khử khuẩn Hiện nay, dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp, vì vậy các lô vải thiều Bắc Giang xuất khẩu đi các thị trường bắt buộc phải có giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh EU hiện là thị trường nhập khẩu rau củ quả thứ tư của Việt Nam, khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, những cam kết trong hiệp định đã và đang tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều của Bắc Giang khai phá thị trường, khẳng định được thương hiệu và vị thế của vải Việt Nam trên thị trường quốc tế

4 Một số khuyến nghị về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu vải thiểu trong bối cảnh thực thi hiệp định FTA thế hệ mới

Trong thời gian tới, để tiếp tục thúc đẩy hoạt động xuất khẩu vải thiều của tỉnh Bắc Giang đến các thị trường, ta nên chú trọng một số giải pháp sau:

Một là, về thể chế chính sách, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành liên quan, nhất là Bộ Công thương, tỉnh Bắc Giang cần tiếp tục chủ động trong nghiên cứu, nắm bắt lộ trình triển khai các quy định trong các FTA liên quan sản xuất, xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều; chú trọng các nội dung liên quan yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ; các yêu cầu về môi trường, lao động trong các FTA thế hệ mới (đặc biệt là EVFTA) để kịp thời điều chỉnh các chính sách liên quan phát triển vải thiều tỉnh nhà cho phù hợp; nắm bắt xu hướng tiêu thụ, biến động giá cả tại các thị trường quốc tế để điều chỉnh, triển khai các công tác quy hoạch vùng sản xuất, vùng chất lượng mang tính chiến lược dài hạn; chú trọng các chính sách liên quan môi trường, phát triển bền vững, an sinh xã hội người lao động để vừa đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn mà các FTA đề ra, vừa gián tiếp nâng cao hình ảnh, thương hiệu vải thiều Bắc Giang trên thị trường quốc tế

Hai là, về sản phẩm, tăng cường áp dụng công nghệ mới trong bảo quản sau thu hoạch; chú trọng việc ưu đãi thu hút vốn, công nghệ mới, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, trong đó ưu tiên đầu tư đổi mới và nâng cao chất lượng máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất theo hướng sản xuất nông sản sạch, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế Có chiến lược dài hạn trong bảo vệ, nâng cao chất lượng giống vải

thiều Bắc Giang, vửa đảm bảo về chất lượng và năng suất; nghiên cứu cải biến khẩu vị sản phẩm cho phù hợp hơn nữa với khẩu vị của người tiêu dùng tại các thị trường khác nhau, tuy nhiên vẫn đảm bảo các đặc trưng của vải thiều Bắc Giang; xây dựng và áp dụng các chính sách về tiêu chuẩn môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với điều kiện trong nước và tiêu chuẩn quốc tế

Ba là, về thị trường, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hơn nữa về thông tin thương mại quốc tế với mặt hàng vải thiều, phát triển hệ thống thông tin thị trường, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, tăng cường công tác phân tích, dự báo thị trường và nghiên cứu; chủ động kết nối với cơ quan và các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để nắm bắt được thông tin thị trường, thị hiếu khách hàng, từ đó có hướng đi hiệu quả cho sản phẩm, tránh vi phạm các quy định trong hiệp định FTA như quy tắc xuất xứ, môi trường…; tăng cường ứng dụng công nghệ 4.0 và tự động hóa vào sản xuất và quảng bá sản phẩm quốc tế

Bốn là, về doanh nghiệp, thúc đẩy các mô hình liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn hoặc tập hợp thành mô hình hợp tác xã để dễ dàng áp dụng kỹ thuật công nghệ vào quá trình trồng trọt và thu hoạch; chú trọng phát triển các mối liên kết giữa người sản xuất ‐ vận chuyển ‐ chế biến ‐ tiêu thụ; giữa doanh nghiệp cung ứng nguyên phụ liệu với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối; giữa nhà nông ‐ nhà nước ‐ nhà khoa học ‐ doanh nghiệp nông nghiệp Nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo, các trung tâm thử nghiệm và các tổ chức chứng nhận đạt tiêu chuẩn; có các quy định về nhãn hiệu hàng hóa thân thiện với môi trường./

Tài liệu tham khảo

Trung tâm WTO: https://trungtamwto.vn/fta/175‐cptpp‐tpp11/1

Bộ Công thương: https://moit.gov.vn/tin‐tuc/thi‐truong‐nuoc‐ngoai/co‐hoi‐thach‐thuc‐trien‐vong‐xuat‐khau‐nong‐san‐sang‐thi‐truong‐eu.html

Báo Công thương : https://congthuong.vn/bac‐giang‐5‐doanh‐nghiep‐thu‐mua‐xuat‐khau‐vai‐thieu‐sang‐thi‐truong‐nhat‐ban‐156734.html

Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang https://ttkhuyencong.bacgiang.gov.vn/node/2389

Trang 19

Thanh Hóa là một tỉnh với số dân lớn và cùng với cả nước đang trong giai đoạn có lực lượng lao động có đông và tiềm năng Chính vì vậy nguồn nhân lực dồi dào là một lợi thế của tỉnh trong việc thu hút các doanh nghiệp hoạt động và mở rộng sản xuất kinh doanh Chính vì vậy, việc phân tích ảnh hưởng của đào tạo trong một số doanh nghiệp tại Thanh Hóa trong thời gian vừa qua đến khả năng hoạt động sáng tạo sẽ giúp ích cho các nhà quản lý và làm chính sách trong việc nâng hiệu quả hoạt động trên Sử dụng số liệu khảo sát thực địa tại một số doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2019‐2020, bài viết phân tích rõ mối quan hệ giữa sáng tạo và đào tạo nguồn nhân lực Đồng thời dựa trên kết quả nghiên cứu, một số khuyên nghị được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả mối quan hệ giữa đào tạo và sáng tạo tại địa bàn nghiên cứu

2 Đào tạo và đổi mới sáng tạo

Đổi mới sáng tạo hay đôi khi được gọi chung sáng tạo là hoạt động liên quan đến việc phát triển tri thức hoặc phát triển những sản phẩm để có thể sử dụng tốt hơn Nghiên cứu này tập trung vào cả hai cách tiếp cận đó là từ ý tưởng sáng tạo đến việc thực hiện đổi mới và cả dựa trên sự phân chia giữa hai khái niệm này Tính sáng tạo luôn nằm trong sản phẩm đổi mới vì vậy có thể đo tính sáng tạo thông qua sản phẩm hoặc dịch vụ mới Đào tạo trong doanh nghiệp luôn là hoạt động nhằm nâng cao năng lực sản xuất và trong đó có nâng cao sáng tạo của người lao động

(van Uden et al., 2017) đã nghiên cứu đầu tư vào các nguồn vốn như thời gian đào tạo trong công ty, việc đi biệt phái ngoài công ty như đào tạo chính thức hoặc thời gian nghỉ ngời có tác động đến mức độ đổi mới sáng tạo của công ty (innovative out‐puts) Nghiên cứu định lượng ở 13 quốc gia khu vực Sahara cho thấy rằng các hoạt động đầu tư vào vốn con người có tác động nổi trội hơn so với đào tạo ở trường học hoặc các hoạt động liên quan đến R&D Cũng theo nhóm tác giả, điều này cho thấy rằng các nghiên cứu trước đây đã chú ý quá nhiều đến các yếu tố truyền thống như đào tạo trong trường hoặc các R&D trong trường đại học, trong khi ‐ đặc biệt là ở các nước đang phát triển ‐ các yếu tố khác cần phải được tính đến khi nghiên cứu đổi mới ở chính trong doanh nghiệp

Dựa trên nghiên cứu định lượng khác, nhóm tác giả (Enakrire & Technologies, 2019) đã tiến hành tìm hiểu việc đào tạo công nghệ thông tin và các chương trình trợ giúp cho các chuyên gia thông tin, những người đòi hỏi kĩ năng, kiến thức và ứng dụng

Mối quan hệ giữa đào tạo tại chỗ và đổi mới sáng tạo: nghiên cứu trường hợp ở một số doanh nghiệp

tại tỉnh Thanh Hóa

Nguyễn Ngọc Trung

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

La Ngọc Tuấn

Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa

Đào tạo tại doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Phân tích số liệu khảo sát thực địa tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua, kết quả cho thấy hoạt động đào tạo mang lại kết quả tích cực cho đổi mới sáng tạo Trong tất cả các khía cạnh, điểm số đánh giá khả năng sáng tạo của người lao động đều đạt kết quả cao Trong đó, điểm số ở các doanh nghiệp nhỏ và lớn có điểm số cao nhất Kết quả là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý và làm chính sách trong và ngoài doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo.

Trang 20

các hoạt động triển khai công việc Hai tác giả chỉ ra rằng đào tạo chuyên môn liên quan đến công nghệ thông tin và các chương trình trợ giúp các chuyên gia thông tin giúp họ nâng cao tầm hiểu biết và chuyển giao dịch vụ tới tay người tiêu dùng tốt hơn Việc giáo dục để trang bị lại kĩ năng có kết quả rõ ràng, làm tăng khả năng sáng tạo và thu nhận kiến thức trong những chuyên gia thông tin

(Belitski et al., 2020) tìm hiểu về lợi tức đầu tư tri thức bằng cách tập trung vào đào tạo đổi mới và các kỹ năng trong các tổ chức doanh nghiệp và những người đương nhiệm, cũng như vai trò của bảo vệ pháp luật trong việc đầu tư hơn nữa vào tri thức Sử dụng dữ liệu đổi mới sáng tạo với 4049 công ty ở Vương quốc Anh, nhóm tác giả ước tính chi phí đào tạo cho các công ty đổi mới dẫn đầu ở Anh Lợi nhuận sau đào tạo khác nhau giữa các công ty khởi nghiệp và đang hoạt động Cụ thể, nghiên cứu phát hiện ra bằng chứng về lợi nhuận cao hơn khi đào tạo trong thời kỳ khủng hoảng và lợi nhuận thấp hơn trước khi khủng hoảng Từ kết quả, nhóm tác giả khuyến nghị các doanh nghiệp khởi nghiệp muốn nâng cao lợi tức đầu tư vào việc tạo ra tri thức trong tổ chức thì cần đầu tư vào đào tạo và kỹ năng để tăng kết quả đổi mới

3 Số liệu nghiên cứu

3.1 Số liệu chung

Trước hết, một số thông tin chung về lao động tại địa bản nghiên cứu Theo số liệu công bố của Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, xem xét lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên, có thể dễ dàng nhận thấy tỉ lệ lao động giữa nam và nữ khá cân bằng tại Thanh Hóa Ngoài ra, lao động ở khu vực nông thôn chiếm tỉ lệ cao so với lao động ở khu vực thành thị chẳng hạn năm 2018 khu vực thành thị là 347 nghìn người trong khi đó khu vực nông thôn là gần 2 triệu lao động Số lượng lao động trong khu vực nông nghiệp đóng tỉ lệ lơn hơn so với khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ Dự báo khi chuyển đổi cơ cấu kinh tế, các ngành khác sẽ thu hút lao động nhiều hơn từ khu vực nông thôn nơi tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang chiếm gần gấp đôi so với các khu vực còn lại, xem Bảng 1

3.2 Số liệu thực địa

Số liệu sử dụng cho nghiên cứu này được phân tích dựa trên khảo sát thực địa tại tỉnh Thanh Hóa năm 2019‐2020 với chủ đề tìm hiểu hoạt động phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo tại chỗ trong các doanh nghiệp nhỏ, vừa và qui mô lớn và hoạt động đổi mới sáng tạo Theo đó, số doanh nghiệp nhỏ qui mô dưới 100 người với 110 phiếu khảo sát, doanh nghiệp từ 100 đến 300 với 90 phiếu và doanh nghiệp từ 300 lao động trở lên với 95 phiếu Tuổi trung bình của người trả lời trong cuộc điều tra đó là 32,4, trong đó nam giới chiếm 59% trong tổng số người trả lời Bên cạnh đó, số người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp chiếm 66%, số lượng người học nghề dưới sáu tháng trong các doanh nghiệp chiếm 19% và còn lại là số người lao động ở các trình độ khác nhau Số doanh nghiệp được chọn trong khảo sát là doanh nghiệp có các chương trình đào tạo thường xuyên trong doanh nghiệp

4 Kết quả và thảo luận

Kết quả phân tích dựa trên đánh giá của người lao động theo thang đo likert từ 1 đến 5, theo đó 1 là thấp hơn nhiều và 5 là cao hơn nhiều cho thấy đào tạo tại chỗ ở các doanh nghiệp đã mang lại những ảnh hưởng tích cực tới số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ ở tất cả các loại hình doanh nghiệp Tuy nhiên, có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của đào tạo tại chỗ tới số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ giữa các doanh nghiệp qui mô vừa so với các doanh nghiệp có qui mô lớn Nói chung, điểm trung bình của các tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc và nghề nghiệp trong cả ba loại hình doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn đều hơn điểm trung vị Điều này phản ánh hoạt động đào tạo tại chỗ đã giúp ích cho việc nâng cao sản phẩm hữu hình của người lao động

Đi vào cụ thể, doanh nghiệp có qui mô vừa có điểm số trung bình cao nhất trong ba loại hình doanh nghiệp với các tiêu chí về số lượng và chất lượng sản phẩm/dịch vụ (Bảng 2) Tuy vậy, xét trên yếu tố tính sáng tạo trong công việc của người lao động sau khi tham gia đào tạo tại chỗ về chuyên môn thì doanh nghiệp có qui mô vừa lại có điểm số thấp nhất được thể hiện trong Bảng 3 Nhưng nhìn chung, điểm số ở sản phẩm, dịch vụ hoặc qui trình mới đều vượt điểm trung vị, phản ánh quá trình đào tạo tại chỗ về chuyên môn đã giúp người lao động tạo ra nhiều sản phẩm hữu hình và vô hình mới trong doanh nghiệp

Trang 21

Trong tất cả các khía cạnh, điểm số đánh giá khả năng sáng tạo của người lao động cũng đều cao hơn điểm trung vị Trong đó, yếu tố sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới mà chưa ai làm trước đó có điểm số trung bình cao nhất với 4,02 điểm thuộc các doanh nghiệp nhỏ Tiếp theo là điểm số trung bình của tiêu chí thích công việc sáng tạo của người lao động với 4,00 hoặc 3,98 điểm với yếu tố thay đổi tích cực trong marketing quảng bá sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp Điểm số của doanh nghiệp qui mô vừa là 3,54 và 3,37 điểm, vẫn thấp hơn so với doanh nghiệp qui mô lớn

Ngoài ra, để đánh giá sự khác biệt giữa các yếu tố sáng tạo của người lao động, phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) cũng được sử dụng Phân tích phương sai kiểm định giả thuyết có khác biệt của điểm trung bình giữa các nhóm doanh nghiệp Kết quả Bảng 3 cho thấy tất cả các hệ số phương sai F đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (F=71,75 cho yếu tố sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới và F=43,54 đối với yếu tố thích làm công việc sáng tạo) Kết quả phản ánh sự sáng tạo của người lao động sau khi được tham gia đào tạo tại chỗ trong các loại hình doanh nghiệp có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê Doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn có khả năng sáng tạo cao hơn doanh nghiệp qui mô vừa Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng muốn nâng cao khả năng sáng tạo cho người lao động và doanh nghiệp nói chung thì có thể tham khảo chương trình đào tạo hiện có tại các doanh nghiệp nhỏ và lớn

5 Kết luận

Đào tạo tại doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Một số nghiên cứu đi trước đã tiến hành đánh giá mối quan hệ này và đều đi đến kết luận hoạt động đào tạo tại doanh nghiệp mang lại kết quả tích cực cho đổi mới sáng tạo Nghiên cứu được thực hiện ở ba loại hình

doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp dưới 100 người, doanh nghiệp từ 100 đến 300 người và trên 300 người Với số liệu khảo sát thực địa tại một số doanh nghiệp trong tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua, kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của đào tạo tại chỗ tới số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ giữa các doanh nghiệp qui mô vừa so với các doanh nghiệp có qui mô lớn

Trong bốn khía cạnh đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, khía cạnh sản phẩm dịch vụ mới và thay đổi marketing có điểm trung bình cao nhất Kết quả phân tích phương sai Anova cũng cho thấy có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp này có ý nghĩa thống kê ở các khía cạnh đổi mới sáng tạo Để nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, các doanh nghiệp có thể cộng tác và tham khảo các chương trình đào tạo của nhau để nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo Ngoài ra, các doanh nghiệp phải thường xuyên thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo bởi hoạt động này mang lại hiệu quả tích cực đến đổi mới sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp./

Tài liệu tham khảo

Antonioli, D., Manzalini, R., & Pini, P (2011) Innovation, workers skills and industrial relations: Empirical evidence from firm‐level Italian data The Journal of Socio‐Economics, 40(3), 312–326

Belitski, M., Caiazza, R., & Rodionova, Y (2020) Investment in training and skills for innovation in entrepreneurial start‐ups and incumbents: evi‐dence from the United Kingdom International Entrepreneurship and Management Journal, 16(2), 617–640

Edralin, D M (2007) Human capital develop‐ment for innovation in Asia: Training and develop‐ment practices and experiences of large Philippine companies Asian Journal of Technology Innovation, 15(1), 133–147

Enakrire, R T %J E., & Technologies, I (2019) ICT‐related training and support Programmes for information professionals 24(6), 3269–3287 https://doi.org/10.1007/s10639‐019‐09931‐1

Osburn, H K., & Mumford, M D (2006) Creativity and Planning: Training Interventions to Develop Creative Problem‐Solving Skills Creativity Research Journal, 18(2), 173–190

Sarri Katerina, K., Bakouros Ioannis, L., & Petridou, E (2010) Entrepreneur training for cre‐ativity and innovation Journal of European Industrial Training, 34(3), 270–288

van Uden, A., Knoben, J., & Vermeulen, P (2017) Human capital and innovation in Sub‐Saharan coun‐tries: a firm‐level study Innovation, 19(2), 103–124

Trang 22

1 Các quan điểm về Trí tuệ nhân tạo (AI)

Các nhà khoa học chỉ ra rằng, “Trí tuệ nhân tạo (AI) là một hiện tượng mới chưa được nghiên cứu đầy đủ trên một số quan điểm AI khác với các thuật toán máy tính thông thường ở chỗ nó có thể tự học tập dựa trên kinh nghiệm tích lũy Tính năng độc đáo này cho phép AI hành động khác nhau trong các tình huống tương tự, tùy thuộc vào các hành động được thực hiện trước đó Do đó, trong hầu hết các trường hợp, hiệu quả và tiềm năng của AI tương đối không rõ ràng” (Serka, Grigiene & Sirbikyte, 2015)

Một số quan niệm khác, AI là một hệ thống điều khiển chương trình máy tính nhân tạo phức tạp (bao gồm điện tử ảo, cơ điện tử, điện tử sinh học‐cơ học hoặc lai tạp) với kiến trúc chức năng nhận thức và khả năng tính toán của riêng nó hoặc có liên quan (kèm theo) dung lượng và tốc độ cần thiết, sở hữu Các thuộc tính (bao gồm cả tính chủ quan nhất định, cả tác nhân trí tuệ) và tính tự chủ nói chung cũng như khả năng hoạt động (có xu hướng hoàn thiện, cải tiến) Có khả năng nhận thức (nhận biết, phân tích và đánh giá) ở mức độ cao, được mô hình hóa các hình ảnh và biểu tượng xung quanh, quan hệ, quá trình và môi trường (tình huống), tự tham khảo và thực hiện các quyết định của mình, phân tích và hiểu hành vi và kinh nghiệm của chính mình, tự mô hình hóa và sửa các thuật toán hành động cho chính mình, tái tạo (mô phỏng) các chức năng nhận thức, bao gồm cả các chức năng liên quan đến học tập, tương tác với thế giới bên ngoài và giải quyết vấn đề độc lập AI có thể được phân cấp hoặc tập trung, nó có thể có cơ sở hạ tầng riêng (cấu trúc, cơ chế thực hiện) Cũng lưu ý rằng các biện pháp tích hợp, đa chức năng, tự chủ của AI, cũng như mục đích của chúng, có thể khác nhau

2 Sự thiếu vắng quy định pháp luật về AI

L Soulum (1992) đã đưa ra các lập luận sau đây chứng minh sự thiếu căn cứ về mặt pháp lý và thực

tế, sự bất hợp lý và không thể công nhận các quyền cơ bản của AI (một đối tượng có AI) và dẫn ra các lập luận phản biện như sau:

(1) Các AI (các đối tượng có AI) và thậm chí các đối tượng có AI đầy đủ (chủ thể mạng cyber) không phải là người và không thể được nhìn nhận, định vị là tương tự người hoặc giống hệt người Đây là lý lẽ trực tiếp nhất trong tất cả các lập luận: có thể lập luận rằng chỉ con người mới có quyền lập hiến Có thể khẳng định, chỉ có con người (cá nhân) có thể được sinh ra và do đó, AI không thể đòi hỏi quyền lợi của công dân

(2) AI không sở hữu những thành phần quan trọng nhất định của cá nhân con người (tâm hồn, ý thức, cường độ, cảm giác, sở thích) Lập luận này cho rằng, AI không có linh hồn, do vậy chúng không thể đòi hỏi quyền lập hiến của các cá nhân, bất kể sức mạnh của lập luận này sẽ thất bại trong các tranh chấp pháp lý và tranh luận chính trị, vì tuyên bố rằng AI không có linh hồn dựa trên tranh luận giả định thần học, nhưng các quyết định chính trị và pháp lý thường được đưa ra phù hợp với các yêu cầu của lợi ích và mục đích xã hội, công cộng

Lập luận về sự thiếu ý thức trong AI rất khó đánh giá, vì bản thân chúng ta không có sự hiểu biết cần thiết, thỏa đáng về ý thức là gì Lập luận pháp lý có thể là, ngay cả khi AI mô phỏng trí thông minh của con người, nó sẽ không có nhận thức về bản thân và do đó nó không thể yêu cầu các quyền cơ bản đặc biệt Mặt khác, nếu nhận thức là một thuộc tính của trí thông minh và nếu tất cả các thuộc tính đó là sản phẩm của các quá trình xảy ra trong não và nếu các quá trình đó có thể được mô hình hóa trên máy tính, thì có lẽ nhận thức có thể được tái tạo bởi AI

(3) AI, như một sản phẩm nhân tạo, không thể là gì khác hơn là tài sản của con người Cần lưu ý rằng, việc sử dụng các công nghệ AI có sự khác biệt trong các nguyên tắc hoạt động của nó với mô hình chính thức được thiết lập, thường là mô hình hành vi quan liêu Hệ điều hành trong lĩnh vực CNTT và bộ phận

Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn luật pháp

Nguyễn Thị Lan Anh

Học viện Hành chính Quốc gia

Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện đang được phát triển mạnh mẽ, trong khi đó lại thiếu vắng gần như hoàn toàn các quy định kỹ thuật pháp lý và quy định về các nguyên tắc cơ bản, điều kiện khởi động, vận hành, hoạt động và phát triển tích hợp vào các hệ thống khác, cũng như kiểm soát việc áp dụng các công nghệ AI Bài viết nghiên cứu các quy định pháp lý trong việc sử dụng và phát triển AI; xem xét một số cách tiếp cận định nghĩa về AI và đặc thù bảo đảm pháp lý của lĩnh vực liên quan trong các tài liệu khoa học, phát triển và trình bày khái niệm AI của tác giả thông qua các dấu hiệu chính của nó

Trang 23

Năm 2012, Ủy ban châu Âu đã khởi động dự án “RoboLaw”, với mục tiêu nghiên cứu làm thế nào để các công nghệ đầy hứa hẹn trong lĩnh vực robot sinh học (bao gồm cả AI) có thể tương quan với các hệ thống pháp lý quốc gia và pháp luật chung của châu Âu Điều này đặt ra các thách thức đối với các thể loại và trình độ pháp lý tạo ra rủi ro liên quan đến các quyền và tự do cơ bản Một kết quả trung gian quan trọng của dự án “RoboLaw” là “Hướng dẫn điều chỉnh Robotics” được phát hành vào ngày 22/9/2014 nhằm mục đích thiết lập một môi trường pháp lý phù hợp để phát triển công nghệ robot ở châu Âu (Serka, Grigiene & Sirbikyte, 2015) Trong mọi trường hợp, lĩnh vực này phải tuân theo luật Tuy nhiên, các phương pháp pháp lý truyền thống, như cấp phép sản phẩm, kiểm soát nghiên cứu và phát triển, khả năng áp dụng các cơ chế trách nhiệm, không hoàn toàn phù hợp để quản lý rủi ro liên quan đến việc sử dụng hệ thống AI tự chủ (Scherer, 2016) Đồng thời, việc thực thi chính sách nhà nước hiệu quả trong lĩnh vực ứng dụng AI và tạo ra các quy định pháp lý phù hợp là cần thiết để đảm bảo an ninh, bảo mật, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cũng như đảm bảo an ninh mạng, có tính đến các đặc điểm của lĩnh vực AI

3 Các rủi ro liên quan đến AI

Với sự ra đời của các hệ thống AI tiên tiến hơn, xác suất gây hại cho con người sẽ tăng lên AI, phổ biến trong đời sống xã hội, dự kiến sẽ là: 1) phấn đấu để cải thiện bản thân; 2) yêu cầu tham gia vào việc ra quyết định; 3) cố gắng lưu giữ các chức năng dịch vụ của mình; 4) cố gắng ngăn chặn giả mạo kết quả làm việc của AI, tức là giả mạo tính chất chức năng của AI; 5) phấn đấu để giành quyền kiểm soát tài nguyên và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả Những khát vọng này chỉ là mục tiêu trung gian, hội tụ dẫn đến mục tiêu cuối cùng mà AI được tạo ra Do đó, bằng cách đạt được các mục tiêu trung gian để đạt được mục tiêu cuối cùng, AI có thể gây ra thiệt hại cho bên thứ ba” (Serka et al., 2015)

Theo S.M Omundro (2008): “ngay cả AI chỉ với khả năng chơi cờ cũng có thể nguy hiểm nếu không đúng khi thiết kế nó AI được thiết kế mà không có bất kỳ biện pháp phòng ngừa đặc biệt nào, có thể bắt đầu chống lại sự tắt máy của chính nó và cố gắng thâm nhập vào các hệ thống công nghệ khác để tạo ra một bản sao của chính nó AI được thiết kế không đúng có thể cố gắng giành quyền kiểm soát tài nguyên mà không cần xem xét sự an toàn của người khác để đạt được mục tiêu mà nó được thiết kế”

Việc sử dụng và phát triển hệ thống AI có khả năng tạo ra các tình huống gây tranh cãi từ quan điểm của pháp luật trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả những điều sau đây: (1) Các vấn đề về đảm bảo tính bảo mật của thông tin cá nhân (vì dữ liệu cá nhân của một người có khả năng có thể được tiết lộ thông qua các quyết định của AI) (2) Các vấn đề phát triển một chính sách đổi mới hiệu quả (3) Các vấn đề dẫn đến trách nhiệm dân sự và hình sự (4) Các vấn đề xác định tư cách pháp lý của một hệ thống AI, đặc biệt, trong những tình huống nó có thể đóng vai trò trung gian của một cá nhân hoặc pháp nhân, ký kết hợp đồng (5) Các vấn đề về chứng nhận hệ thống AI khi sử dụng chúng để giải quyết các sự việc, nhiệm vụ, nếu không, đề nghị sự tham gia của các chuyên gia có thẩm quyền hoạt động được nhà nước cấp phép (6) Vấn đề tác động tiêu cực của việc sử dụng hệ thống AI đối với số lượng việc làm cho con người (Đại học Stanford, 2016)

Việc thiếu sự quan tâm của Nhà nước đến việc sử dụng AI như một công nghệ mới đang phát triển nhanh chóng có thể dẫn đến sự xuất hiện của các tranh chấp lớn, các sự cố kỹ thuật quan trọng và thậm chí gây ra cái chết Nếu các biện pháp cần thiết không được thực hiện để ngăn chặn hoặc giải quyết chúng thì ngoài tác động tiêu cực của chúng, các sự kiện đó có thể dẫn đến hậu quả bất lợi gián tiếp, bởi vì nhà lập pháp có thể phản ứng với chúng bằng cách áp dụng các hạn chế quá mức đối với toàn bộ các ngành hoặc không thể áp dụng các biện pháp, bảo vệ xã hội hiệu quả

4 Định hướng tiềm năng phát triển quy định pháp lý trong lĩnh vực sử dụng AI

Do sự liên quan chặt chẽ của vấn đề xây dựng pháp luật hiệu quả trong lĩnh vực sử dụng và phát triển AI, hiện nay ở cấp độ các tổ chức quốc tế, cả chính phủ và tư nhân, cũng như trong cộng đồng khoa học, nhiều đề xuất đang được hình thành liên quan đến các đặc điểm chính và các điểm nhấn cần thiết của pháp luật trong lĩnh vực này Sự quan tâm lớn nhất của Nghị quyết của Nghị viện châu Âu cùng với các khuyến nghị của Ủy ban ngày 16/2/2017

Trang 24

“Tiêu chuẩn pháp luật dân sự về Robotics”, bao gồm một loạt các khuyến nghị và đề xuất trong các định hướng khác nhau trong lĩnh vực này

Ví dụ, trong phần “Nguyên tắc chung” của phần Giới thiệu về Nghị quyết của Nghị viện châu Âu cùng với các khuyến nghị của Ủy ban ngày 16/2/2017, “Tiêu chuẩn pháp luật dân sự về Robotics” lưu ý rằng các luật về robot do A Azimov phát triển nên được các nhà phát triển, nhà sản xuất và vận hành robot xem xét bao gồm cả robot tự chủ và tự học, nếu chúng không thể được chuyển đổi thành mã máy Cũng trong phần này có lưu ý rằng các quy tắc quy định về trách nhiệm, tính minh bạch và trách nhiệm báo cáo là cần thiết bởi vì chúng phản ánh các giá trị cơ bản của con người, nhưng chúng không nên ảnh hưởng xấu đến quá trình nghiên cứu, đổi mới và phát triển trong chế tạo robot Ngoài ra, phần này còn chỉ ra rằng cần thực hiện cách tiếp cận dần dần, thực tế và thận trọng liên quan đến việc điều chỉnh các sáng kiến tương lai trong lĩnh vực Robotics

Báo cáo “AI và cuộc sống vào năm 2030” do Đại học Stanford thực hiện năm 2016 đã đề xuất các định hướng xây dựng chính sách sau đây trong lĩnh vực điều chỉnh pháp lý về sử dụng và phát triển AI: xác định phương pháp tích lũy kiến thức kỹ thuật trong lĩnh vực AI ở tất cả các cấp chính quyền; loại bỏ những trở ngại nhận thức và thực tế đối với việc nghiên cứu hoạt động chính xác, an toàn và bảo mật của hệ thống AI và tác động của chúng đối với xã hội; khuyến khích nghiên cứu liên ngành về tác động của hệ thống AI đối với xã hội (Đại học Stanford, 2016: 43)

Chi nhánh Hoa Kỳ của Viện Kỹ sư điện và điện tử (một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế) đã đề xuất các nguyên tắc chính sách nhà nước sau đây trong lĩnh vực phát triển và sử dụng AI, cho phép nó được sử dụng vì lợi ích tốt nhất của xã hội: đào tạo lao động có tay nghề cao trong lĩnh vực AI cho các cơ quan công quyền, ngành công nghiệp và khoa học; hỗ trợ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực AI; đảm bảo quy định pháp lý hiệu quả về phát triển và sử dụng AI để đảm bảo phúc lợi công cộng thông qua việc tạo ra một ngành công nghiệp AI đáng tin cậy; thúc đẩy nhận thức cộng đồng về lợi ích và rủi ro liên quan đến việc sử dụng AI

5 Kết luận

AI là một phần trung tâm của sự chuyển đổi nghiêm túc kỹ thuật số trong cuộc cách mạng công nghiệp hiện tại và khả năng có thể có tác động đáng kể đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống AI đã tạo ra những thách thức đáng kể mới cùng với việc rất khó

tính toán rủi ro và đa phương thức, tạo ra một sự không chắc chắn chưa từng thấy Các quy định pháp lý trong lĩnh vực này không chỉ là không theo kịp, mà ngày nay nó còn bị bỏ lại một cách vô vọng đằng sau sự phát triển công nghệ

Trong bối cảnh này, tình trạng pháp lý của AI phụ thuộc vào biện pháp và bản chất quyền tự chủ của AI (hệ thống AI) từ con người Về cơ bản, các yếu tố quan trọng của sự tự chủ đó là: tính chủ quan (bao gồm tự chủ như một tác nhân trí tuệ, tự chủ và tự tham khảo trong tự học và trong việc xây dựng và ra quyết định); tự chủ nhận thức và thích ứng; tự chủ không gian động học; tự chủ về phần mềm và quản lý năng lượng (bao gồm tự chủ trong tự khởi động lại và khả năng ngăn chặn tắt máy bên ngoài); tự chủ năng lượng.Tuy nhiên, bản thân mỗi quan điểm này đòi hỏi một sự hiểu biết và hiểu biết cơ bản để phát triển các đề xuất có liên quan để hoàn thiện luật pháp trong lĩnh vực này

Như vậy, sự hỗ trợ pháp lý của AI cần được phát triển một cách nhất quán (mặc dù rất chuyên sâu), có tính đến nghiên cứu sơ bộ về tất cả các rủi ro có thể xảy ra ở giai đoạn phát triển công nghệ hiện nay và đặc thù của việc sử dụng AI trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống Đồng thời, điều cần thiết là phải đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích của xã hội và cá nhân, bao gồm sự an toàn và nhu cầu phát triển những đổi mới vì lợi ích của xã hội./

Tài liệu tham khảo:

Serka, P., Grigiene, J & Sirbikyte, G (2015) Liability for Damages Caused by Artificial Intelligence Computer Law & Security Review 31 (3), 376‐389

Omohundro, S M (2008) The Basic AI Drives In: Proceedings of the 2008 conference on Artificial General Intelligence 2008 Amsterdam, IOS Press pp 483‐492

Scherer, M U (2016) Regulating Artificial Intelligence Systems: Risks, Challenges, Competencies, and Strategies Harvard Journal of Law & Technology 29 (2), 353‐400 Available from: doi:10.2139/ssrn.2609777

Solum, L B (1992) Legal Personhood for Artificial Intelligences North Carolina Law Review 70 (4), 1231‐1287

Thierer, A & Castillo, A (2016) Preparing for the Future of Artificial Intelligence Washington, George Mason University https://www.mercatus.org/sys‐tem/files/Thierer‐

A r t i f i c i a l ‐ I n t e l l i g e n c e ‐ P e r m i s s i o n l e s s ‐Innovation‐PIC‐v1.pdf

Trang 25

2 Tổng quan nghiên cứu

Hoạt động E‐Marketing trong doanh nghiệp tư vấn là các hoạt động marketing được thực hiện bằng các công cụ trực tuyến trên môi trường internet, viễn thông(3G, 4G…) để chuyển đến khách hàng mục tiêu sự thỏa mãn khi sử dụng các dịch vụ tư vấn của doanh nghiệp

Các công cụ E marketing là bao gồm các ứng dụng, phàn mềm trên môi trường công nghệ inter‐net, viễn thông mà doanh nghiệp sử dụng để thực hiện các hoạt động marketing

Yếu tố con người ở đây đề cập đến ba nhóm chức năng: nhóm chuyên gia, nhóm trợ lý chuyên gia và nhóm quản lý trong doanh nghiệp tư vấn

Quy trình dịch vụ và cung cấp là quy trình thực hiện dịch vụ và cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp tư vấn Quy trình thực hiện dịch vụ được hiều là quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp tư vấn, quy trình này gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị, thực hiện, chuyển giao Quy trình cung cấp bao gồm các hoạt động trong các giai đoạn trước bán: thực hiện trước khi

cung cấp dịch vụ; giai đoạn sau bán: thực hiện sau khi đã hoàn thành việc cung cấp dịch vụ

3 Mô hình và phương pháp nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu được minh họa ở Hình 1 Người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc quan sát hoạt động của các nhóm cơ bản: nhóm chuyên gia, nhóm trợ lý chuyên gia và nhóm quản lý tại các doanh nghiệp: tư vấn đầu tư, tư vấn doanh nghiệp tư vấn pháp lý‐ công ty luật, tư vấn xây dựng, tư vấn công nghệ, tư vấn định giá và kiểm toán

Những hoạt động được có thể kể đến bao gồm việc quan sát các công việc tiếp xúc, trao đổi khách hàng khách hàng, trao đổi thông tin, xử lý tình huống trong quá trình cung cấp dịch vụ; nghiên cứu, đại diện, thu thập thông tin, phản hồi các ý kiến, xử lý khiếu nại của khách hàng, chăm sóc, giải đáp khách hàng, tìm kiếm khách hàng, các chiến dịch tiếp thị, truyền thông, quan hệ công chúng…

3 Kết quả và thảo luận

3.1 Yếu tố hình thành các hoạt động E mar‑keting trong doanh nghiệp tư vấn

Con người

Nghiên cứu một số vấn đề khi triển khai E‑Marketing trong doanh nghiệp tư vấn

Đặng Việt Phương Nguyễn Thị Khánh Ngọc

Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải

Bài báo đề cập đến các yếu tố tạo nên hoạt động E‐ marketing trong doanh nghiệp tư vấn, cũng như sự kết hợp các yếu tố đó trong một số chiến lược E marketing, là kết quả từ sự phân tích các hoạt động tiếp thị trực tuyến thông qua công nghệ Internet hoặc công nghệ viễn thông(3G, 4G) trong doanh nghiệp tư vấn Nghiên cứu đưa ra các yếu tố hình thành nên các hoạt động E‐marketing như con người, quy trình (2/7Ps trong marketing), các công cụ E marketing, cũng như sự kết hợp hiệu quả các yếu tố đó trong các chiến dịch Marketing như: tăng thị phần, tăng trưởng khách hàng, nhận định thương hiệu.

Trang 26

a Nhóm chuyên gia: Đây là những người có trình độ và kinh nghiệm chuyên sâu để giải quyết các vấn đề trong phạm vi chuyên môn của mình, những người trong nhóm này có thể kế như là các chuyên gia về kinh tế, luật sư, kiến trúc sư, kỹ sư trong các lĩnh vực: xây dựng, ME, công nghê, kiểm toán viên, thẩm định viên, marketer…

b Nhóm trợ lý: Nhóm này là những người có cùng chuyên môn với nhóm chuyên gia, giúp việc cho chuyên gia, thực hiện công việc theo hướng dẫn của chuyên gia Những việc mà nhóm trợ lý có thể triển khai như tham gia khảo sát thông tin, phỏng vấn, điều tra thị trường, hỗ trợ các công việc chuyên môn cho chuyên gia, hoặc có thể triển khai các công việc hậu cần, văn phòng

c Nhóm quản lý: Đây là nhóm hỗ trợ chuyên gia trong các công việc còn lại, đặc biệt nhóm này xây dựng nên các quy trình kiểm soát việc thực hiện công việc của các nhóm trên

Là 1/7Ps marketing, tuy nhiên con người đóng vai trò là chủ thể trong các hoạt động E marketing của doanh nghiệp, quyêt định sự vận dụng 6/7Ps còn lại Vai trò con người trong E marketing là truyền thông thông qua việc tương tác với khách hàng, như vậy nguyên tắc chung khi con người tham gia E marketing là phải thể hiện được nỗ lực với khách hàng, có thái độ và kĩ năng cần thiết và phù hợp Thông điệp mà con người trong doanh nghiệp khi tương tác với khách hàng không chỉ là những dịch vụ mà khách hàng đang trông đợi doanh nghiệp cung cấp mà cần thể hiện được văn hóa doanh nghiệp

Quy trình dịch vụ và cung cấp

Quy trình cung cấp dịch vụ xác định dịch vụ sẽ được cung cấp triển khai như thế nào, là cách tiếp cận tổng quan của doanh nghiệp để triển khai việc cung cấp dịch vụ Quy trình gồm những giai đoạn và là chuỗi các nhiệm vụ để các chuyên gia hoặc trợ lý triển khai dịch vụ

Quy trình cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp tư vấn bao gồm các hoạt động trong các giai đoạn trước bán, nghiệp vụ, sau bán

a Giai đoạn trước bán: Các chiến dịch E market‐ing giai đoạn này có thể kể đến tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, giới thiệu dịch vụ, định vụ thương hiệu, quảng cáo, marketing mix

b Giai đoạn triển khai nghiệp vụ: Quy trình nghiệp vụ thường được doanh nghiệp tư vấn thiết lập theo mô hình khung đó là những bộ tài liệu thuyết minh việc cung cấp dịch vụ, bắt đầu từ những yêu cầu của khách hàng Quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp tư vấn có thể mô tả theo ba giai đoạn: chuẩn bị, thực hiện, chuyển giao

b.1 Giai đoạn chuẩn bị: Từ vấn đề của khách hàng, hồ sơ do khách hàng cung cấp, các ý kiến của

khách hàng, trong giai đoạn chuẩn bị doanh nghiệp tư vấn thực hiện tìm kiếm các thông tin liên quan như: các quy định pháp luật, các tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ, các số liệu về thị trường Những thông tin này có thể đã có sẵn trong các dữ liệu về pháp luật, về tiêu chuẩn… tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải tìm để chọn ra các thông tin cần thiết và phù hợp với vấn đề mà khách hàng đưa ra

b.2 Giai đoạn thực hiện: Dựa vào kết quả các thông tin tìm kiếm được, các dữ liệu được điều tra, khảo sát Các chuyên gia lập, phân tích và đưa ra các ý kiến, giải pháp tư vấn và hoàn thiện báo cáo tư vấn b.3 Giai đoạn chuyển giao: Đây là giai đoạn trình bày phương án, giải pháp hoặc chuyển báo cáo tư vấn tới khách hàng và các bên tham gia Đây cũng là giai đoạn nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng để doanh nghiệp bổ xung hoàn thiện nội dung các sản phẩm tư vấn

c Giai đoạn sau bán: Giai đoạn này thực hiện các công việc chăm sóc khách hàng, giải quyết các khiếu nại, các vấn đề phát sinh với khách hàng

Khu cung cấp dịch vụ cho khách hàng, doanh nghiệp cần thiết lập được các tiêu chuẩn trong từng giai đoạn cung cấp dịch vụ, đặc biệt giai đoạn nghiệp vụ các công việc phải tuân thu tiêu chuẩn nhất định, qua đó thể hiện cam kết chất lượng với khách hàng

5P còn lại

a Dịch vụ tư vấn: Dịch vụ tư vấn là những hoạt động đưa ra ý kiến, giải pháp cho một lĩnh vực để giải quyết một vấn đề cụ thể, các dịch vụ thuộc loại này bao gồm như: tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, dịch vụ kiểm toán, dịch vụ định giá, tư vấn market‐ing, tư vấn thiết kế, tư vấn pháp lý, tư vấn các giải pháp công nghệ, tư vấn truyền thông…

b Giá của dich vụ tư vấn: Dịch vụ tư vấn được định giá dựa trên tính chất của vấn đề cần tư vấn, do vậy doanh nghiệp có thể căn cứ vào điều này để xác định giá cung cấp dịch vụ cho khách hàng, tuy nhiên việc định giá cần dựa trên chi phí tạo nên dịch vụ, giá của đối thủ, đặc biệt là sự chấp nhận của khách hàng, bởi đây cũng là yếu tố tạo nên sự thỏa mãn của khách hàng khi cung cấp dịch vụ

c Phân phối: Thiết lập kênh phân phối tuy thuộc theo đặc điểm của từng loại dịch vụ tư vấn, tuy nhiên việc phân phối trực tiếp là ưu tiên bởi hình thức này tạo nên sự chắc chắn về chất lượng sản phẩm/ hơn nữa trung gian cho dịch vụ tư vấn thường không đảm bảo quá trình thực hiện nghiệp vụ tư vấn

d Xúc tiến, khuyếch trương.: Có nhiều hình thức xúc tiến khuyếch trương áp dụng cho e marketing như:

Quảng cáo: đây là hình thức phổ biến, việc quảng

Trang 27

Bán hàng cá nhân: là hoạt động không thể thiếu để xúc tiến bán hàng, đặc biệt trong lĩnh vực bán hàng cá nhân đóng vai trò rất quan trọng và gần như là quyết định

e Chứng cứ: Là những kết quả, thành tựu, sự ghi nhận của khách hàng hoặc đối tác về doanh nghiệp, dịch vụ Chứng cứ thúc đẩy động cơ sử dụng dịch vụ của khách hàng

Công cụ E marketing

Khi thực hiện E marketing, doanh nghiệp cần phân tích cơ hội thị trường, lựa chọn và phân đoạn thị trường mục tiêu, sau đó thiết lập chiến lược mar‐keting, hoạch định các chiến dịch marketing, thông thường khi sử dụng các công cụ E marketing doanh nghiệp thường đề cập: Website, Email, Mạng xã hội,Blog, các diễn đàn, SMS, Truyền hình tương tác

3.2 Các hoạt động E marketing tại doanh nghiệp tư vấn

Giai đoạn trước bán

Giai đoạn này doanh nghiệp có thể thực hiện các mục tiêu marketing như tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, định vị thương hiệu, bán hàng

Sử dụng các công cụ E marketing trong giai đoạn này có thể kế đến website thu hút khách hàng ghé thăm từ đó quảng cáo về dịch vụ và thương hiệu doanh nghiệp, đặt các đường link dẫn đến website từ các site khác, các bog, forum, các trang mạng xã hội, trong email, đặt link trên website đối tác, quảng cáo trên các video, qua bản tin giới thiệu sản phẩm trên diễn đàn hay các website khác, qua công cụ tìm kiếm, bài báo trên các trang báo điện tử Các hình thức quảng cáo có thể được lựa chọn bao gồm quảng cảo banner với hình ảnh tĩnh, động, banner tương tác, inline(cột bên lề dic huyển theo chuột), quảng cáo nút bấm, quảng cáo tài trợ text link

Giai đoạn thực hiện nghiệp vụ

Giai đoạn này doanh nghiệp có thể sử dụng Emarketing định vị thương hiệu, cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng thông qua giao tiếp và trả lời bằng các công cụ chát trực tuyến, trả lời câu hỏi và thắc mắc của khách hàng, tương tác trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng qua các hình thức như hỏi đáp, đối thoại và diễn đàn trực tuyến Giai đoạn này các công cụ Emarketing hữu ích gồm Email, chat box, video con‐ference, blog, các site giải đáp, website của doanh nghiệp Yêu cầu với các nhóm quản lý, chuyên gia, trợ lý khi tham gia E marketing giai đoạn này cần phải thể hiện sự chuyên nghiệp, chuyên sâu, nỗ lực công việc với khách hàng và gắn kết với văn hóa doanh nghiệp

Giai đoạn sau bán

Các chiến dịch doanh nghiệp có thể thực hiện trong giai đoạn sau bán gồm chăm sóc khách hàng, xây dựng quan hệ khách hàng(trung thành) Hoạt động Emarketing gồm duy trì quan hệ khách hàng theo hình trực tuyến, doanh nghiệp cần thu thập cơ sở dữ liệu về khách hàng và cung cấp các dịch vụ thăm hỏi, giải đáp, tư vấn, chúc mừng các sự kiện cá nhân, tổ chức các sự kiện trực tuyến như đăng bài dưới hình thức bình luận…trên cơ sở kết hợp các công cụ E marketing như Email, website của doanh nghiệp, chat box, forum, các digital event , video con‐ference Việc chăm sóc khách hàng có thế kết hợp giữa các nhóm: trợ lý, chuyên gia, quản lý gắn kết với phong cách phục vụ và văn hóa doanh nghiệp

4 Hàm ý

Hoạt động marketing của các doanh nghiệp tư vấn hiện nay thường áp dụng các công nghệ inter‐net, viễn thông và có tốc độ phát triển nhanh chóng và đa dạng Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tư vấn triển khai các hoạt động E marketing một cách quán tính hoặc thụ động, chưa có phương thức hữu hiệu cho các hoạt động này nên kết quả thu được còn có những hạn chế Bài viết đề cập đến nội dung các yếu tố tạo nên hoạt động E marketing và sự kết hợp các yếu tố đó trong các giai đoạn cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp tư vấn Nghiên cưú nhằm đưa thêm cách tiếp cận tổng quan và chủ động khi áp dụng hoạt động E marketing tại doanh nghiệp tư vấn./

Tài liệu tham khảo

Philip Kotler, Kevin Lane Keller, Fifth Edition, A Framework for Marketing Management pages: (18,19); (99‐108); (165‐174); (200‐210)

Ralph W.Jackson, Robert D.Hisrich, ISBN 0‐13606161‐3, Sales and Sales Management, pages: (123‐144); 20(3‐221)

Trang 28

1 Tổng quan về Công ty cổ phần May Sông Hồng và chuỗi cung ứng ngành dệt may Việt Nam

Công ty cổ phần May Sông Hồng là một trong những nhà máy sản xuất hàng may mặc và chăn ga gối đệm lớn hàng đầu Việt Nam Với hơn 20 xưởng sản xuất được xây dựng và quản lý tập trung trong phạm vi tỉnh Nam Định, có lợi thế về vị trí địa lý gần cảng biển, nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng với chi phí cạnh tranh, bộ máy quản lý là người Việt Nam, kết hợp thêm việc tuyển dụng các chuyên viên quốc tế đầu ngành, công ty đã và đang trở thành đối tác tin cậy của rất nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng trên toàn thế giới

Chuỗi cung ứng ngành dệt may Việt Nam có đặc thù là chịu ảnh hưởng toàn bộ bởi người mua; để tạo ra một thành phẩm, các nguyên vật liệu phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất và các công đoạn này thường được tiến hành ở các quốc gia khác nhau Đặc biệt, các nhà sản xuất lớn, bán buôn và bán lẻ rất quan trọng khi kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu thụ hàng loạt Chuỗi cung ứng ngành dệt may Việt Nam được chia thành 5 giai đoạn cơ bản: Cung cấp nguyên liệu thô (bông tự nhiên, chỉ…); Sản xuất hàng hóa trung gian từ nguyên liệu thô, sản phẩm của công đoạn này là sợi, vải do các công ty dệt, đan, nhuộm cung cấp; Thiết kế và sản xuất thành phẩm; do các công ty may mặc thiết kế; Xuất khẩu sang các nước/người mua khác bằng các trung gian thương mại; Tiếp thị và phân phối theo đại lý

Cùng với đó, việc lưu thông hàng hóa trong nội địa hiện nay luôn trong tình trạng ách tắc do chưa thống nhất giữa các địa phương, nên doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi vận chuyển nguyên vật liệu nhập khẩu từ cảng, rồi phân phối vận chuyển đi các đơn vị thành viên ở các tỉnh và hàng hóa thành phẩm chuyển từ các tỉnh để xuất khẩu Bên cạnh đó,

các doanh nghiệp vận tải đang tăng giá cước lên 20%, trong khi các doanh nghiệp dệt may vẫn phải chi trả những chi phí phát sinh khác như xét nghiệm cho lái xe, tiêm vaccine… Qua tìm hiểu, thực tế trên đang gây ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may, bởi nếu giao hàng chậm thì sẽ bị phạt tiến độ, cùng với việc phát sinh thêm nhiều chi phí khiến doanh nghiệp có thể phá sản Chuỗi cung ứng dệt may đang đối mặt với nguy cơ đứt gãy, do thiếu sự điều hành thống nhất của các địa phương trong lưu thông hàng hóa, nguyên liệu Doanh nghiệp bị thiệt hại lớn do phải ngừng sản xuất, bị khách hàng hủy đơn hàng xuất khẩu, trong khi vẫn phải chịu các chi phí duy trì nhà máy, trả lương cho người lao động Các doanh nghiệp lao đao do phải giảm 50%‐60% số lao động làm việc để thực hiện giãn cách Nguồn cung nguyên phụ liệu đứt gãy, đồng thời phát sinh nhiều chi phí để thiết lập các biện pháp phòng chống dịch COVID‐19

2 Thực trạng quản lý chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần May Sông Hồng

2.1 Kết quả đạt được

Thứ nhất, về khâu hoạch định nguyên liệu, công ty rất linh hoạt trong việc cân đối giữa việc sản xuất dự trữ và dự trữ theo nhu cầu phát sinh đơn hàng Cụ thể là việc thực hiện thành công chiến lược sản xuất và cung ứng sản xuất bằng phương thức sản xuất dự trữ từ các tháng thấp điểm để cung ứng cho các tháng cao điểm đã đáp ứng tương đối tốt nhu cầu tăng cao đối với sản phẩm, đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng, đồng thời kiểm soát được chất lượng thành phẩm Bên cạnh đó, việc áp dụng chiến lược tồn trữ theo nhu cầu phát sinh của đơn đặt hàng của khách hàng đã giảm thiểu chi phí tồn trữ, giảm ứ đọng vốn kinh doanh

Thứ hai, về khâu thu mua nguyên liệu, công ty đã

Hoàn thiện công tác quản lý chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần may Sông Hồng

Phùng Xuân Tráng

Đại học Quốc gia Hà Nội

Phát triển chuỗi cung ứng hoàn chỉnh sẽ tạo ra nền tảng cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm với đối thủ cạnh tranh Công ty cổ phần May Sông Hồng là một trong những nhà máy sản xuất hàng may mặc và chăn ga gối đệm lớn hàng đầu Việt Nam nhưng hiện nay quản lý chuỗi cung ứng của Công ty đang gặp một số khó khăn Bài viết sau sẽ phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần may Sông Hồng từ đó đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tới.

Trang 29

Thứ ba, về khâu sản xuất: Quy trình sản xuất của Công ty là một quy trình khép kín từ công đoạn nhận nguyên liệu đến công đoạn xuất hàng Công ty có các quy trình quản lý sản xuất theo các tiêu chuẩn, quy phạm về sản xuất sản phẩm xuất khẩu Chất lượng sản phẩm của Công ty đã được khách hàng tín nhiệm cả trong nước và nước ngoài Với bộ máy tổ chức ổn định, đồng thời nhờ chú trọng quy hoạch, đào tạo đội ngũ kế thừa đảm bảo hoạt động ổn định liên tục Đội ngũ cán bộ chủ chốt của Công ty đều được tuyển chọn và đạo tạo bài bản

Thứ tư, trong khâu phân phối: Công ty đã quy hoạch lại năng lực sản xuất, củng cố và áp dụng công nghệ sản xuất theo phương pháp công nghệ Lean toàn diện tại các đơn vị trực thuộc cũng như các đơn vị thành viên với mục tiêu nhằm thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động, tiếp tục đầu tư chiều sâu bằng những máy móc thiết bị chuyên dùng để góp phần tăng năng suất lao động, thay thế lao động giản đơn và nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty mở rộng năng lực sản xuất tại các đơn vị, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, cải tiến hợp lý hóa sản xuất bằng phương pháp Lean, áp dụng quy trình quản lý tiên tiến, tăng cường giá trị tăng thêm của sản phẩm, đẩy nhanh tăng năng suất lao động, cải thiện thu nhập và điều kiện làm việc cho người lao động

2.2 Hạn chế

Trong khâu hoạch định nguyên liệu: Còn một vài điểm cần hoàn thiện hơn trong khâu quản trị tồn kho Trong công tác quản trị tồn kho, hiện nay hầu hết các sản phẩm đều phải qua nhập kho, tồn trữ, bảo quản trước khi giao hàng cho khách hàng Công ty thực hiện chiến lược sản xuất hàng loạt theo nhu cầu của khách hàng vào các tháng thấp điểm tiêu thụ cho khách hàng Sản phẩm được Công ty cho lưu kho bảo quản chờ đến tháng cao điểm, thị trường tiêu thụ mạnh, khách hàng sẽ nhận hàng Với

phương thức này, hoạt động sản xuất tại Công ty được diễn ra liên tục, công ăn việc làm của người lao động được ổn định, thu nhập được đảm bảo Tuy nhiên, Công ty phải chịu chi phí tồn trữ cao, ứ đọng vốn kinh doanh và gặp nhiều rủi ro do bảo quản trong thời gian dài, chất lượng giảm

Trong khâu thu mua: một yếu tố tuy nhỏ nhưng rất quan trọng đó là Công ty chưa thành lập được phòng thu mua để thu mua hàng hoá một cách chuyên nghiệp, am hiểu thị trường, có kỹ năng giao tiếp, đàm phán, mà chỉ có bộ phận thu mua trực thuộc Phòng Sales với nhân viên là những người kiêm nhiệm, không được tổ chức bài bản nên hiệu quả công tác mua hàng cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty không cao, biểu hiện qua việc triển khai tìm nguồn cung cấp chậm, chất lượng nhà cung cấp không cao, quá trình đàm phán, thương lượng kéo dài thậm chí không thành công làm ảnh hưởng đến nguồn cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất của Công ty

Trong khâu sản xuất: Công ty đôi lúc gặp gián đoạn trong sản xuất đó là kế hoạch phản ứng trước khủng hoảng nguồn cung Ví dụ như: mặt hàng vải dệt thoi Công ty đang sản xuất dùng nguyên liệu sợi Ne 80/2 TC (65/35) Do không có nguồn cung ứng trong nước, Công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài (chủ yếu từ Ấn Độ do có giá cạnh tranh, chất lượng ổn định) Công ty xác định đây là mặt hàng chủ lực với khách hàng nên đã chủ động ký kết hợp đồng thống nhất về giá cả, sản lượng và thời gian giao hàng với nhà cung cấp bên Ấn Độ Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty đã tìm nguồn cung ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất

Đối với khâu phân phối: Hệ thống phân phối của Công ty chưa đa dạng Hiện nay, hệ thống phân phối sản phẩm chỉ tập trung vào 2‐3 khách hàng chính dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn khi thị trường bị thu hẹp, hoặc khách hàng rời bỏ đi Đặc biệt là sản phẩm chăn ga gối đệm hiện nay đang tập trung 50% sản lượng cho kênh phân phối là khách hàng doanh nghiệp, Công ty gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu đặt hàng từ khách hàng này, trong khi đó sản lượng sản xuất thường không ổn định, hiệu suất khai thác thiết bị trung bình

3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần May Sông Hồng

Một là, về hoạch định nguyên liệu trong quản lý chuỗi cung ứng Công ty cần phải lên kế hoạch thật chi tiết cho việc vận hành chuỗi cung ứng Cần phải lên quy trình, kế hoạch cho công tác thu mua nguyên vật liệu, lưu kho, phân phối, phải dựa trên các dự

Trang 30

báo và thực tế đơn đặt hàng nhận được và phải được đồng bộ hóa với nhau Các dự báo phải dựa trên số liệu tổng hợp, mua hàng, bán hàng từng tháng và phải được lập hàng tuần, tháng Thông tin phản hồi từ khách hàng phải được cập nhật thường xuyên để lên kế hoạch chính xác Công ty có các nhà cung cấp ở gần, nguyên liệu nhập khẩu hầu như ở các nước lân cận trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia nên thời gian chờ hàng không quá lâu; do đó Công ty nên lập kế hoạch sản xuất hàng tuần để dễ quản lý

Hai là, về thu mua trong quản lý chuỗi cung ứng Để tăng giá trị doanh số cũng như vị thế của công ty, công ty cần có chính sách hoàn chỉnh hơn từ những khiếm khuyết trong khâu đầu vào như: Đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu đúng quy cách, chủng loại, chất lượng, thời gian vận chuyển và bảo quản Thiết lập mối quan hệ có uy tín đối với nhà cung ứng nguyên vật liệu và với khách hàng Xây dựng một hệ thống quy chế giao hàng hợp lý, và áp dụng nếu nhà cung cấp tuân thủ lỏng lẻo Thiết lập mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp bằng phương thức hợp tác kinh doanh đôi bên cùng có lợi Công ty có thể góp vốn, mua cổ phần của các nhà cung ứng chiến lược của Công ty, từ đó Công ty có thể có được nguồn cung ổn định, giá cả ưu đãi hơn, cạnh tranh hơn so với các nhà cung cấp khác

Ba là, về sản xuất trong quản lý chuỗi cung ứng Đầu tư chiều sâu trang thiết bị và công nghệ hoàn tất, nâng cấp năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Công ty cần chú trọng đầu tư chiều sâu về thiết bị hoàn tất tiên tiến, chuyển giao các công nghệ hoàn tất mới như công nghệ in đốt, công nghệ in bóc màu, công nghệ in acid,… đáp ứng được nhu cầu hoàn tất sản phẩm có chất lượng cao cho thị trường Từ thành công với thiết bị máy nhuộm cao áp họng tràn công suất nhỏ AM‐ OHE75 mới đầu tư, Công ty đã đáp ứng được nhu cầu hoàn tất sản phẩm cho các khách hàng là Công ty may mặc chuyên sản xuất hàng xuất khẩu có đơn đặt hàng với số lượng nhỏ, chất lượng cao, chi phí sản xuất thấp, giá thành hạ mà trước đây khi chưa đầu tư, Công ty hạn chế nhận các đơn hàng này do số lượng đơn hàng nhỏ, phải hoàn tất trên thiết bị có công suất lớn làm tăng hao phí sản xuất, giá thành sản phẩm cao, không cạnh tranh được về giá bán

Nhằm quản trị tốt việc sử dụng máy móc và thiết bị, Công ty cần áp dụng chương trình bảo trì, bảo dưỡng định kỳ toàn bộ thiết bị sản xuất, kịp thời phát hiện những hỏng hóc, chủ động sửa chữa, thay thế, đồng thời trong kho luôn dự trữ một lượng vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có tính chất sử dụng thường xuyên để đáp ứng nhanh nhu cầu vật tư cho

sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng như dây đai mô tơ, ổ bi…

Bốn là, về nâng cao sự thỏa mãn từ phía khách hàng Để tăng cường công tác Quản lý chuỗi cung ứng, công ty cần phải thực hiện đầy đủ và đồng bộ từ việc quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng, phân loại và lựa chọn khách hàng cho đến các hoạt động tương tác với khách hàng

Để chủ động trong hoạt động kinh doanh, Công ty cần phải xây dựng hệ thống kênh phân phối đa dạng, đa cấp và phân phối, giới thiệu sản phẩm của Công ty đến tận tay người tiêu dùng Công ty có thể mở thêm đại lý để phân phối chính thức sản phẩm Ban đầu có thể mở tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nam Định… sau đó sẽ mở rộng quy mô hơn trên toàn quốc và thậm chí là trên thế giới Đối với sản phẩm vải dệt thoi, Công ty cần gấp rút tìm kiếm thêm các khách hàng khác Hiện nay Công ty phân phối 50% sản lượng cho khách hàng doanh nghiệp, lượng khách hàng tư nhân, sản xuất nhỏ còn khá nhiều nhưng Công ty chưa khai thác được Công ty cũng có thể thiết kế lại kênh phân phối để có thể thâm nhập và mở rộng sang những thị trường khó tính Ví dụ như lên kế hoạch nghiên cứu kênh phân phối thông qua trung gian là nhà môi giới bên ngoài Bao gồm hai phương thức: Phân phối rộng rãi và Phân phối có chọn lọc

Năm là, về hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong quản lý chuỗi cung ứng Để thực hiện tốt và có hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát, các nhà quản trị cấp trung, các quản trị viên có tham gia vào hoạt động quản trị chuỗi cung ứng phải có chương trình, kế hoạch cụ thể, rõ ràng các nội dung cần kiểm tra, đánh giá ở từng mắt xích của chuỗi, kịp thời phát hiện những khiếm khuyết, những ách tắc phát sinh và có giải pháp xử lý kịp thời, đảm bảo dòng chảy trong toàn chuỗi được liên tục./

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Minh Hải (2018), Quản lý chuỗi cung ứng tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến, luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia

Lê Thị Minh Hằng (2016), Quản trị chuỗi cung ứng, giáo trình, Trường Đại Học kinh tế Đà Nẵng

Nguyễn Thị Thu Hiền (2018), Hoàn thiện công tác quản lý chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần May Nhà Bè ‐ NBC, Luận án tiến sĩ, trường Đại học Quốc Gia

Võ Phương Linh (2019), Quản lý chuỗi cung ứng tại Công ty dệt may Viettex, luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Trang 31

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới, thuế hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu được gọi là thuế quan Thuế quan mang lại lợi thế về giá cho hàng hóa sản xuất trong nước so với hàng hóa tương tự nhập khẩu từ nước ngoài Điều này giúp tăng doanh thu cho các chính phủ, có thể được sử dụng để cung cấp các dịch vụ tốt hơn như chăm sóc sức khỏe và giáo dục

Trong khi các rào cản thương mại có thể hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với hàng hóa nhập khẩu và nước ngoài, chúng cũng có thể khuyến khích các nhà sản xuất ở nước ngoài cải thiện chất lượng hàng hóa được cung cấp Điều này có nghĩa là người tiêu dùng không phải trả giá cao hơn cho các sản phẩm nhập khẩu chất lượng thấp Thông thường, các rào cản thương mại có lợi cho các quốc gia giàu hơn, vì các quốc gia này có các tiêu chuẩn cao hơn khi nói đến các chính sách thương mại quốc tế và quy trình sản xuất Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế sẽ đồng ý rằng các rào cản thương mại có thể không ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh tế tổng thể

2 Rào cản thương mại

2.1 Các loại rào cản thương mại

Rào cản tự nhiên: Là rào cản vật lý giữa các đối tác thương mại như khoảng cách giữa các quốc gia sẽ làm tăng chi phí bảo quản sản phẩm hay chi phí vận chuyển khi xuất khẩu Ngoài ra, một hạn chế thương mại tự nhiên khác là các rào cản về ngôn ngữ và văn hóa Các chủ doanh nghiệp không thể hoặc gặp khó khăn khi giao tiếp hiệu quả với người mua nước ngoài hoặc tìm hiểu văn hóa địa phương hay các chính sách của chính phủ Điều này gây khó khăn ít nhiều khi đàm phán và có thể phải đối mặt với những sai lầm tốn kém như vận chuyển sai hàng hóa hoặc hiểu sai chi tiết đơn đặt hàng của người mua

Rào cản thuế quan: Là rào cản thương mại thuế quan do một quốc gia áp đặt đối với hàng hóa nhập khẩu dưới hình thức thuế Nếu một doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa sang một quốc gia khác, họ có thể bị tính thuế trên đơn vị hàng hóa Cho dù xuất khẩu một số lượng nhỏ các mặt hàng hay một đơn đặt hàng số lượng lớn, thuế vẫn sẽ khiến việc giao dịch với quốc gia cụ thể đó trở nên đắt hơn đối với các chủ doanh nghiệp Các hàng rào thương mại thuế quan bảo hộ này được thiết kế để bảo vệ tài chính cho các doanh nghiệp trong nước và không khuyến khích các công ty nhập khẩu hàng hóa ở nước ngoài Bằng cách ngăn cản các hiệp định thương mại tự do, thuế quan làm tăng giá cả và tác động đến sức mua của người tiêu dùng

Rào cản phi thuế quan: Các hàng rào phi thuế quan liên quan đến hạn ngạch nhập khẩu Các hạn chế thương mại có thể hạn chế hạn ngạch nhập khẩu, ngăn cản các nhà sản xuất ở nước ngoài xuất khẩu khối lượng lớn hàng hóa sang nước khác, đẩy giá các ngành sản xuất trong nước ra khỏi thị trường Nhiều quốc gia sử dụng hạn ngạch để hạn chế và quản lý nhập khẩu các mặt hàng cụ thể Nhưng các chính phủ

Rào cản thương mại và tác động đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

Nguyễn Thị Thủy (1984) Nguyễn Thị Thủy (1985)

Khoa Kinh tế - Trường Đại học Thái Bình

Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động cho phép các doanh nghiệp mở rộng thị trường, đồng thời giúp các quốc gia tìm kiếm được các loại hàng hóa độc lạ và chất lượng cao mà trong nước không thể sản xuất hoặc không có nguồn gốc tự nhiên Vì mỗi quốc gia có các nguồn lực và chuyên môn riêng, thương mại quốc tế giúp kết nối thế giới thông qua hương vị, tri thức, hàng hóa và dịch vụ Nhưng có những hạn chế được đặt ra khi nói đến giao dịch trên khắp thế giới, có thể ảnh hưởng đến khả năng giao thương của doanh nghiệp ở nước ngoài và với một số quốc gia nhất định Một số quốc gia chống lại thương mại tự do vì cho rằng nó có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của đất nước họ Tuy nhiên, việc hạn chế xuất nhập khẩu thực sự có thể gây hại cho doanh nghiệp

Trang 32

cũng có thể trao các đặc quyền đặc biệt cho các nhà sản xuất và người bán trong nước được gọi là các quy định mua quốc gia để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ các công ty địa phương

2.2 Tác động của rào cản thương mại

a Tác động tích cực

Thuế nhập khẩu làm tăng chi phí của hàng hóa nhập khẩu và thuế này có thể khuyến khích việc sử dụng và bán hàng hóa địa phương hơn các sản phẩm nhập khẩu Điều này có nghĩa là các công ty có nhiều khả năng hỗ trợ nhau hơn khi hợp tác với một nhà cung cấp ở nước ngoài

Rào cản thương mại giúp các doanh nghiệp địa phương hưởng lợi, chính phủ có thể sử dụng các rào cản thương mại để giúp các doanh nghiệp địa phương phát triển và tăng cơ hội việc làm

Chính phủ có thể hạn chế nhập khẩu và xuất khẩu vũ khí, nhiên liệu, phương tiện và công nghệ vì an ninh quốc gia

Cải thiện kỹ năng bảo vệ người tiêu dùng, điều này được áp dụng cho thực phẩm, dược phẩm, công nghệ, mỹ phẩm và các sản phẩm dành cho trẻ nhỏ

b Tác động tiêu cực

Tất cả các ngành công nghiệp và người tiêu dùng tốn nhiều tiền hơn trong thời gian dài Khi nhà sản xuất cần trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm, chi phí này thường được cộng vào giá bán lẻ

Hạn chế đáng kể sự sẵn có của sản phẩm trong một quốc gia Nếu không có thương mại tự do, người tiêu dùng sẽ không thể tiếp cận với nhiều loại hàng hóa trên thế giới

Các doanh nghiệp nhỏ cũng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các rào cản thương mại Nhiều quốc gia phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và việc áp dụng hàng rào thương mại hoặc thuế quan có thể làm tê liệt nền kinh tế của họ, điều này cũng có thể có tác động tiêu cực đến tiền lương và các mối quan hệ quốc tế

Cơ hội việc làm ở nước ngoài cũng gắn chặt với các rào cản thương mại Khi các công ty lớn và nhỏ có thể giao dịch tự do, có khả năng mở rộng ra nước ngoài và mở văn phòng ở các địa điểm mới, điều này làm tăng triển vọng việc làm cho những người sống ở các nước đang phát triển

Thương mại tự do cũng thúc đẩy cạnh tranh trên quy mô quốc tế, khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh và cung cấp hàng hóa chất lượng cao hơn đáp ứng các quy định sản xuất Để đạt được lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh, các công ty cũng có thể sử dụng công nghệ và sự đổi mới để phát triển các sản phẩm ưu việt

3 Tác động của rào cản thương mại đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

3.1 Khó khăn của Việt Nam khi tham gia thị trường quốc tế

Việt Nam bị đánh giá là nước có năng lực cạnh tranh thấp, trình độ khoa học ‐ công nghệ và trình độ phát triển doanh nghiệp tụt hậu xa so với các đối tác Ngoài ra, với trình độ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế, công nghệ lạc hậu, trình độ lao động tay nghề thấp, quy mô nhỏ dẫn đến khả năng tham gia vào chuỗi toàn cầu rất yếu Hiện tại, 96% doanh nghiệp là vừa và nhỏ, trong đó, số doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm đến 70%

Trong các FTA thế hệ mới, những quy định về phát triển bền vững cũng như các quy định về hàng rào kỹ thuật, biện pháp vệ sinh dịch tễ ngày càng chặt chẽ hơn, việc thực thi trong ngắn hạn chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhất định đến chi phí của doanh nghiệp Điều đáng quan ngại là việc các nước có xu hướng tìm cách tận dụng triệt để các vấn đề này như là những biện pháp bảo hộ cuối cùng sau khi hàng rào thuế quan gần như được hoàn toàn xóa bỏ Khi dư địa (cắt giảm thuế) không còn nhiều, mà chỉ còn ở các nhóm hàng nhạy cảm, trong đó có hàng nông, thủy sản, rào cản về mặt kỹ thuật mới là vấn đề Việt Nam đang gặp khó khăn để vượt qua Thay vì cố gắng tham gia các FTA, giảm hàng rào thuế quan, thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao khả năng để vượt qua các rào cản về mặt kỹ thuật quan trọng không kém, bởi chi phí cho việc này đôi khi lớn hơn cả chênh lệch về thuế quan được hưởng

Việc phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường sẽ khiến doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam dễ bị mắc vào “bẫy” kiện bán phá giá do các nước tìm cách cân bằng lại cán cân thương mại bằng cách dựng lên các hàng rào kỹ thuật Biện pháp phòng tránh tốt nhất với các vụ kiện là thường xuyên theo dõi nhằm phát hiện kịp thời những nguy cơ bị kiện Việc tuyên truyền, xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về thương mại liên quan đến sản phẩm, thu thập thông tin để cảnh báo nguy cơ cần thực hiện thường xuyên, liên tục Khi hàng hóa bị khởi kiện, các doanh nghiệp nên tích cực, chủ động trong quá trình điều tra để hạn chế tới mức thấp nhất những tổn thất do vụ kiện gây ra

Trong chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp chưa thể hiện rõ kế hoạch bảo vệ môi trường, chưa dành cho nó một vị trí quan trọng với nguồn kinh phí hợp lý trong khi yêu cầu của việc đáp ứng các điều kiện xuất khẩu hàng hóa là triển khai áp dụng các hệ thống quản lý môi trường như ISO14.000, HACCP, thực hiện quản lý tốt (GMP), thực tiễn nuôi trồng tốt (GAP) Dù là nước được xếp vào nhóm quốc gia có nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn nhất (hiện đang có đến 795 tiêu chuẩn và 97 quy chuẩn) nhưng thực tế không ít quy định mà Việt Nam đang áp dụng lại chưa phù hợp, dàn trải

Trang 33

Quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và châu Mỹ đã có những bước phát triển tích cực trong những năm đây Chỉ tính riêng 10 năm trở lại đây, giá trị thương mại hai chiều đã tăng gần 5 lần, từ 28 tỷ USD vào năm 2011 lên 139 tỷ USD tỷ USD vào năm 2021 Xét về kim ngạch thương mại với Việt Nam, châu Mỹ liên tục là châu lục đạt mức tăng trưởng thương mại cao nhất trong nhiều năm qua Năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước khu vực châu Mỹ năm đạt khoảng 139 tỷ USD, tăng 24,1% so với năm 2020 và chiếm 20,7% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với nước ngoài Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 114 tỷ USD, tăng 26,5%; nhập khẩu đạt 25 tỷ USD, tăng 14,2% Đáng chú ý, trao đổi thương mại với tất cả các thị trường lớn tại khu vực đều ghi nhận tăng trưởng ở mức 2 con số, nổi bật là Hoa Kỳ (22,9%), Brazil (35,2%), Canada (18,5%), Mexico (37,5%), Chile (54,1%)… Tuy nhiên hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Châu Mỹ vẫn còn có nhiều rào cản thương mại

Thứ nhất: Rào cản tự nhiên Khoảng cách địa lý xa xôi ảnh hưởng lớn đến chi phí, thời gian vận chuyển Trong đó, Mỹ Latinh là khu vực có khoảng cách và thời gian vận chuyển lớn nhất, với thời gian trung bình là 02 tháng Điều này trực tiếp làm hạn chế việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam, cùng với đó làm giảm tính cạnh tranh về giá so với các sản phẩm bản địa

Thứ hai: Rào cản thuế quan Tại châu Mỹ, có 04 quốc gia tham gia Hiệp định CPTPP, bao gồm Canada, Mexico, Chile và Peru Tính tới thời điểm hiện tại, Hiệp định này đã có hiệu lực tại Canada, Mexico và Peru, trong khi Chile đang trong quá triển phê chuẩn Đây là lần đầu tiên Việt Nam có quan hệ FTA với Canada, Mexico và Peru, những ưu đãi thuế quan trong hiệp định đã tạo ra những cơ hội và dư địa thị trường rất lớn cho hàng hóa xuất khẩu của ta Các cam kết cắt giảm thuế quan sâu trong khuôn khổ CPTPP được đánh giá là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước có thể thúc đẩy các hoạt động thương mại song phương Kể từ khi hiệp định CPTPP đi vào có hiệu lực, giá trị trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia này ghi nhận mức tăng trưởng rất ấn tượng, như Canada tăng từ 3,87 tỷ USD (năm 2018) lên 6,1 tỷ USD (năm 2021) hay Mexico tăng từ 3,4 tỷ USD (năm 2018) lên 5,1 tỷ USD (năm 2021)

Theo lộ trình giảm thuế đã được cam kết trong CPTPP, thuế nhập khẩu sẽ tiếp tục giảm sâu trong những năm tiếp theo, mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập mạnh hơn nữa vào các thị trường này, đặc biệt là đối với một số mặt hàng như

thủy sản, đồ gỗ, dệt may, giày dép, nông sản (chè, hạt tiêu, hạt điều…)

Thứ ba: Rào cản phi thuế quan Nhiều quốc gia trong thị trường Châu Mỹ ưa chuộng các sản phẩm có chất lượng tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mức độ an toàn cao, đặc biệt là phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như Mỹ, Canada, Mexico Xu hướng tiêu dùng của thị trường Châu Mỹ cũng chuộng các sản phẩm có thương hiệu, các dòng sản phẩm hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường Đặc biệt, người tiêu dùng Châu Mỹ rất coi trọng yếu tố trách nhiệm xã hội của các sản phẩm hàng hóa Khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ thì hàng rào phi thuế quan sẽ là vấn đề chính tại thị trường Châu Mỹ đặc biệt là các quốc gia tham gia hiệp định CPTTP Không chỉ phải đáp ứng các tiêu chuẩn rất khắt khe về môi trường, chất lượng, kỹ thuật, các doanh nghiệp còn có khả năng phải đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm đem lại nguy cơ thương mại mất cân bằng Trong đó các biện pháp phòng vệ được áp dụng phổ biển là chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ Đây sẽ là xu hướng song hành với xu hướng tự do hoá thương mại

4 Kết luận

Cùng với sự phát triển của thương mại toàn cầu, rào cản thương mại thường xuyên được các quốc gia trên thế giới sử dụng, nhất là các nền kinh tế xuất khẩu lớn càng dễ trở thành đối tượng của biện pháp phòng vệ thương mại Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và chủ động ứng phó thì biện pháp phòng vệ thương mại sẽ không còn là rào cản lớn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam Các doanh nghiệp cần trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật, quy định phòng vệ thương mại trong các hiệp định giữa Việt Nam và các đối tác; dự trù thuê luật sư khi cần thiết; xây dựng hệ thống quản trị tiên tiến, hiện đại, lưu trữ hồ sơ, sổ sách đầy đủ và rõ ràng./

Tài liệu tham khảo

Thủ tướng Chính phủ (2021) Quyết định số 316/QĐ‐TTg phê duyệt Đề án Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại.

Ban chỉ đạo 35 Bộ Công thương (2022) https://moit.gov.vn/bao‐ve‐nen‐tang‐tu‐tuong‐cua‐dang/thi‐truong‐chau‐my‐co‐hoi‐va‐thach‐thuc‐doi‐voi‐cac‐doanh‐nghiep‐viet‐nam.html

Hương Loan (2021) https://vneconomy.vn/van‐con‐nhieu‐rao‐can‐de‐hang‐viet‐vao‐thi‐truong‐chau‐my.htm

Mạnh Hùng (2021) https://innovativehub.com.vn/tac‐dong‐cua‐rao‐

Trang 34

1 Tác động của dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam

Khi dịch Covid‐19 xuất hiện ở Việt Nam, Tổng cục thống kê đã tiến hành khảo sát các doanh nghiệp và kết quả cho thấy có tới 85,7% số doanh nghiệp được khảo sát chịu tác động bởi dịch Covid‐19 Lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và lĩnh vực dịch vụ chịu tác động đến 86,1% và 85,9% tổng số doanh nghiệp Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chịu ảnh hưởng ít hơn 78,7% Ngành hàng không chịu tác động 100%, dịch vụ lưu trú 97,1%; dịch vụ ăn uống 95,5%; hoạt động của các đại lý du lịch 95,7%; giáo dục đào tạo 93,9%; dệt may, sản xuất da, các sản phẩm từ da; sản xuất các sản phẩm điện tử; sản xuất oto đều có tỷ lệ chịu tác động lên tới hơn 90% (Tổng cục Thống kê, 2020) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) cũng công bố “Báo cáo tác động của dịch bệnh Covid‐19 đối với doanh nghiệp Việt Nam: Một số phát hiện chính từ điều tra doanh nghiệp 2020” Báo cáo được thực hiện qua khảo sát gần 10.200 doanh nghiệp trên toàn quốc nhằm cung cấp những góc nhìn cụ thể về ảnh hưởng của đại dịch Covid‐19 tới toàn nền kinh tế Theo đó, đại dịch Covid‐19 tác động rất tiêu cực đến doanh nghiệp tại Việt Nam Cụ thể: 87,2% doanh nghiệp cho biết chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực” Chỉ 11% doanh nghiệp cho rằng họ “không bị ảnh hưởng gì” và gần 2% ghi nhận tác động “hoàn toàn tích cực” hoặc “phần lớn tích cực” Cả khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đều bị ảnh hưởng nặng nề Kết quả khảo sát 1.564 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng ghi nhận 87,9% chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh; 11,4% không ảnh hưởng gì, chỉ có 0,8% vẫn kinh doanh tốt

Trong số các nhóm doanh nghiệp, đối tượng chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn cả là các doanh

nghiệp mới hoạt động dưới 3 năm và các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ Tỷ lệ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực” có xu hướng giảm khi số năm hoạt động của doanh nghiệp gia tăng Mức độ ảnh hưởng của dịch COVID‐19 đối với các doanh nghiệp FDI lớn nhất ở nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ, với 89,3% cho biết chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “ hoàn toàn tiêu cực” Doanh nghiệp FDI ở quy mô lớn là nhóm chịu ảnh hưởng tiêu cực lớn thứ 2, với con số 88% Tỷ lệ chịu ảnh hưởng tiêu cực của nhóm quy mô vừa và quy mô siêu nhỏ thấp hơn một chút, lần lượt là 87,3% và 87,2% Nhóm doanh nghiệp tư nhân quy mô siêu nhỏ có tỷ lệ cho biết chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực” là cao nhất, với con số 87,7% Các doanh nghiệp còn lại có tỷ lệ chịu ảnh hưởng tiêu cực thấp hơn một chút ở mức 86,1%

Bên cạnh đó, kết quả điều tra cũng cho thấy Covid‐19 đã ảnh hưởng tới việc tiếp cận khách hàng, tiếp đến là bị ảnh hưởng về dòng tiền và nhân công của doanh nghiệp Chuỗi cung ứng của nhiều doanh nghiệp đã bị gián đoạn Một số doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng tới các vấn đề khác, từ giảm đơn hàng, giảm sản lượng, phải trì hoãn, giãn tiến độ đầu tư; thậm chí hủy dự án đang hoặc sẽ thực hiện Các doanh nghiệp cũng bị phát sinh thêm chi phí phòng ngừa dịch Covid‐19 Nhiều doanh nghiệp cho biết họ bị gián đoạn, ngưng trệ hoạt động, thậm chí dừng hoạt động do tình hình dịch và đứng trước bờ vực phá sản bởi thị trường giảm cầu đột ngột, dẫn tới giảm doanh thu cũng như vấp phải những rủi ro về thu hồi nợ, mất khả năng thanh toán

2 Hiệu quả của các chính sách ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian vừa qua tại Việt Nam

Liên quan đến việc miễn giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí; trong năm 2021, nhiều chính sách mới được

Tác động của các chính sách ưu đãi thuế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thời đại dịch và một số khuyến nghị

Trần Thu Huyền Nguyễn Đức Quang

Khoa Kinh tế & Quản lý, Trường Đại học Điện lực

Thời gian qua, Chính phủ nước ta cũng ban hành nhiều chính sách ưu đãi về thuế nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng vượt qua được giai đoạn khủng hoảng này, đứng vững trên thị trường và có khả năng phát triển trong tương lai Bài viết phân tích tác động của các chính sách miễn giảm thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn vừa qua

Trang 35

Thứ nhất, liên quan đến giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 406/NQ‐UBTVQH15 quy định: “Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp người nộp thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019” Khoản 1 Điều 1 Nghị định 92/2021/NĐ‐CP quy định về đối tượng được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo Điều 1 Nghị quyết số 406/NQ‐UBTVQH15 gồm: “Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã; Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; Tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập” Việt Nam hiện nay có khoảng 870 ngàn doanh nghiệp; trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 98% Vì vậy, chính sách này có tác động tích cực đến đại đa số doanh nghiệp Số thuế được giảm sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ để đưa vào tái sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư mở rộng sản xuất; bên cạnh đó còn giúp một số doanh nghiệp tiết kiệm được cả chi phí lãi vay

Thứ hai, về thuế giá trị gia tăng (GTGT) thì khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 406/NQ‐UBTVQH15 quy định: “Giảm thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 đối với các hàng hóa, dịch vụ sau đây: (i) Dịch vụ vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác); dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch; (ii) Sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí; dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí Hàng hóa, dịch vụ trong nhóm (ii) không bao gồm phần mềm xuất bản và các hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh theo hình thức trực tuyến.” Và đặc biệt, tại Nghị định số 15/2022/NĐ‐CP ngày 28/01/2022 có quy định giảm thuế suất thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% xuống còn 8%; trừ các nhóm hàng hóa “Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất

động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất; Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin” Thuế GTGT là loại thuế gián thu, được cấu thành trong giá bán của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Do đó, việc giảm thuế này không chỉ tiết kiệm chi phí cho người dân, kích cầu tiêu dùng mà còn thúc đẩy đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch Covid‐19 Theo tính toán, việc giảm thuế GTGT sẽ làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 49.400 tỷ đồng Tuy nhiên, sự hỗ trợ này của Chính phủ sẽ kích thích tiêu dùng và gia tăng sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì và phục hồi sản xuất, mở rộng kinh doanh Điều này cũng sẽ tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần hạ nhiệt tỷ lệ thất nghiệp, khôi phục nền kinh tế sau ảnh hưởng của dịch bệnh Covid‐19

Thứ ba, liên quan đến ưu đãi về gia hạn thời gian nộp thuế: Ngày 19/4/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ_CP về gia hạn thời gian nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021 Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất trong hơn 50 lĩnh vực cụ thể cả trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp – xây dựng và dịch vụ; cũng như các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (năm 2017) và Nghị định số 39/2018/NĐ‐CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; và cả các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng là DN, tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng do dịch Covid‐19 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Thời gian gia hạn từ 3‐6 tháng và người nộp thuế phải thực hiện nộp ngân sách chậm nhất vào cuối năm 2021 Tổng số tiền dự kiến được hoãn, giãn nộp thuế ước tính khoảng 115.000 tỷ đồng Nghị định số 52/2021/NĐ‐CP có đối tượng áp dụng mở rộng hơn, thời gian giãn nộp kéo dài hơn so với Nghị định 41/2020/NĐ‐CP ngày 8/4/2020 về gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2020 Việc giãn thời gian nộp thuế giúp doanh nghiệp có thêm nguồn mực tài chính giúp tăng sức chống chịu trước các nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, bất ổn hoặc giảm sút sức mua thị trường

Nhìn chung, các chính sách ưu đãi về thuế kể trên đã hỗ trợ doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng vượt qua được khó khăn thách

Trang 36

thức sau thời kỳ dịch bệnh kéo dài; đứng vững trên thị trường và tiềm năng phục hồi, phát triển trong tương lai Cũng nhờ các doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh mà các hoạt động kinh tế ‐ xã hội quý IV năm 2021 đã đạt được những kết quả khả quan: quý IV tăng 5,22% và đẩy GDP năm 2021 đạt mức tăng trưởng là 2,58% Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2022 khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực, tăng trưởng ấn tượng, kinh tế đang dần phục hồi toàn diện Trong quý II/2022, GDP tăng 7,72% ‐ tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 11 năm qua, góp phần đưa GDP 6 tháng đầu năm tăng ở mức 6,42% Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng tăng 2,44%; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm trong điều kiện khó khăn; thu ngân sách 6 tháng ước đạt 66,1%, dự toán tăng 18,8%; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 371 tỷ USD (tăng 16,4%); xuất siêu 6 tháng là 710 triệu USD, an ninh lương thực được bảo đảm, cung cấp đủ điện, xăng dầu…

3 Một số đề xuất liên quan đến chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới

Qua bài viết này, nhóm tác giả mong muốn đưa ra một số đề xuất về chính sách ưu đãi thuế nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian sắp tới

Một là, nhóm tác giả đưa ra đề xuất Chính phủ có thể xem xét kéo dài hơn nữa thời gian giảm thuế suất thuế GTGT sang hết năm 2023 Thực tế hiện nay, mức tăng tiền lương tiền công của người lao động không đủ bù đắp được mức tăng giá của hàng hóa dịch vụ Và đa số trường hợp, để đảm bảo nguồn tài chính phục vụ mua sắm yếu tố đầu vào, các doanh nghiệp phải vay vốn từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng Việc vay vốn sẽ phát sinh thêm chi phí đi vay Vì vậy, nếu tiết kiệm được một khoản chi phí mua vào do thuế suất thuế GTGT giảm thì doanh nghiệp cũng sẽ giảm thêm được một khoản chi phí lãi vay hoặc doanh nghiệp có thêm cơ hội để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh

Hai là, trước bối cảnh giá dầu thế giới và giá xăng dầu thành phẩm thế giới liên tục tăng dẫn đến giá xăng dầu trong nước tăng cao trong thời gian vừa qua, ảnh hưởng rất nhiều đến người tiêu dùng và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; Bộ tài chính đã và đang trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh chính sách thuế đối với xăng dầu năm 2022 Cụ thể; Bộ tài chính dự kiến trình Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức thuế Bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờ xuống mức sàn trong khung thuế đến hết 31/12/2022 Nhóm tác giả cũng rất mong muốn

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm ra văn bản quyết định điều chỉnh các thuế liên quan đến xăng dầu như các đề xuất của Bộ tài chính để góp phần giảm giá mặt hàng xăng dầu, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh tế

Ba là, đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc thực hiện chính sách nhanh chóng, kịp thời Đồng thời, các cơ quan ban ngành liên quan có các văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể các chính sách ưu đãi tới từng doanh nghiệp để tránh tình trạng các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ không nắm bắt được chính sách hỗ trợ và không được hưởng quyền lợi chính đáng từ chính sách Các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ và báo cáo kết quả thực thi chính sách bởi điều các doanh nghiệp cần là quy định phù hợp nhưng phải thực thi hiệu quả và đáp ứng được tính hỗ trợ kịp thời khi doanh nghiệp gặp khó khăn

4 Kết luận

Qua phân tích trên, nhìn nhận từ nhiều góc độ, dịch bệnh Covid‐19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng Nhờ có các chính ưu đãi về thuế đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết được các khó khăn trước mắt Bên cạnh những mặt tích cực nhìn thấy rõ thì vẫn còn tồn tại một số khó khăn, thách thức, bất cập trong việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ cho doanh nghiệp Chính vì thế, việc tiếp tục nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh chính sách hỗ trợ nói chung và chính sách ưu đãi về thuế nói riêng kịp thời cho doanh nghiệp và điều vô cùng quan trọng, cần thiết trong bối cảnh hiện nay./

Tài liệu tham khảo

Lê Thị Diễm Quỳnh (2021), Báo cáo tác động của dịch Covid‐19 đối với doanh nghiệp Việt Nam

Tổng cục Thống kê (2020) Báo cáo tình hình kinh tế ‐ xã hội năm 2020

Tổng cục Thống kê (2021a) Báo cáo tình hình kinh tế ‐ xã hội quý III và 9 tháng năm 2021

Hồ Thị Thu Hương (2021) Tác động của đại dịch Covid‐19 đối với doanh nghiệp Việt Nam và một số khuyến nghị; Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 29 năm 2021

Các trang web tham khảo: http://www.mof.gov.vn, https://moit.gov.vn/; //http://thuvienphapluat.vn, http://thoibaotaich‐inhvietnam.vn, https://thitruongtaichinhtiente.vn;

Trang 37

2 Thị trường bất động sản tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung Thái Nguyên là địa phương có vị trí địa lý quan trọng, có tốc độ đô thị hóa nhanh, cơ sở hạ tầng giao thông không ngừng được đầu tư nâng cấp, Thái Nguyên trong những năm gần đây đang tạo nên lực hút dòng tiền đầu tư bất động sản với tiềm năng sinh lời tốt, thanh khoản cao Thị trường bất động sản tỉnh Thái Nguyên đã tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước của Tỉnh

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 6 Khu công nghiệp (KCN) được chấp thuận đưa vào danh mục các KCN Việt Nam Đó là: KCN Sông Công 1, diện tích 220 ha (phường Bách Quang, Thị xã Sông Công); KCN Sông Công 2, diện tích 250 ha (xã Tân Quang, thị xã Sông Công); KCN Nam Phổ Yên, diện tích 200 ha (xã Trung Thành và xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên); KCN Tây Phổ Yên, diện tích 200 ha (xã Minh Đức, huyện Phổ Yên); KCN Điềm Thụy, diện tích 350 ha (xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình và xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên); KCN Quyết Thắng, diện tích 200 ha (xã Quyết Thắng, T.P Thái Nguyên) Ngoài việc thu tiền thuê đất đối với hàng nghìn doanh nghiệp trong nước đang sản xuất kinh doanh, số tiền thu từ thuê đất, mặt nước, có sự đóng góp ngày càng gia tăng của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Trong giai đoạn 2017 – 2021 ta thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ tiền thuê đất trong năm 2019, có được doanh thu lớn như vậy là do tại thời điểm đó trên địa bàn tỉnh có 17 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới với tổng vốn đầu tư đăng ký là 352,8 triệu USD, trong đó, có 15 dự án trong khu công nghiệp và 02 dự án ngoài khu công nghiệp Lũy kế hết năm 2019, trên địa bàn tỉnh hiện có 143 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 8.031,8 triệu USD (tương đương khoảng 187 nghìn tỷ đồng) Với chỉ số FDI tăng trưởng ấn tượng qua mỗi năm, số lượng nhà máy, khu công nghiệp được mở rộng, quy hoạch

Thị trường bất động sản khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Lại Đức Giang

Công ty Cổ phần dịch vụ bất động sản SGD

Nguyễn Quang Thi, Nguyễn Huy Trung, Hoàng Hữu Chiến, Nguyễn Duy Hải, Dương Minh Ngọc

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Phùng Thị Thu Hà

Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

5 năm vừa qua là giai đoạn phát triển mạnh của thị trường đất đai tại Thái Nguyên, với vị trí địa lý thuận lợi, Thái Nguyên đã thu hút một loạt các nhà đầu tư lớn về Thái Nguyên dẫn đến sự thay đổi một cách nhanh chóng đến quy hoạch tổng thể đất đai trên địa bàn tỉnh Việc quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch diễn ra ngay tại thành phố Thái Nguyên quá nhanh trong thời gian ngắn đã dẫn đến cung về nhà ở đất ở dư thừa, cung về đất đai cho phát triển các dự án hạ tầng xã hội, khu công nghiệp, cụm công nghiệp bị dư thừa, làm biến dạng thị trường đất đai và gây ra những thất thoát cho ngân sách nhà nước.

Trang 38

ngày một nhiều, thị trường bất động sản Thái Nguyên ngày càng là điểm đến của các nhà đầu tư lớn, đặc biệt là bất động sản khu công nghiệp Có thể kể đến các nhà đầu tư lớn tại Thái Nguyên như: Samsung; Tập đoàn Masan, Tập đoàn Vingroup … Để vừa thực hiện tốt việc thu thuế, thu tiền thuê đất đối với tất cả các doanh nghiệp, đồng thời vừa thu hút được nguồn vốn đầu tư là một thách thức lớn đối với Thái Nguyên

Theo quy định hiện hành, có ba hình thức nhà nước giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm: Giao đất theo quyết định chủ trương đầu tư (Luật Đầu tư); giao đất theo đấu giá quyền sử dụng đất (Luật Đất đai) và giao đất theo đấu thầu chọn nhà đầu tư (Luật Đấu thầu) Để xác định được dự án nào thuộc hình thức đầu tư nào trong ba hình thức nêu trên là một vấn đề khó khăn; có dự án áp dụng hình thức giao đất nào cũng có sơ hở Điều này dẫn đến lúng túng trong khâu triển khai thực hiện, khiến doanh nghiệp chậm được giao đất để thực hiện dự án Hoặc do năng lực nhà đầu tư yếu cho nên xảy ra tình trạng hạ tầng một số KCN tại tỉnh Thái Nguyên không được xây dựng hoàn thiện, dẫn đến không thu hút được nhà đầu tư thứ cấp, gây lãng phí như: quy hoạch Khu C, Khu B KCN Nam Phổ Yên, Khu B KCN Ðiềm Thụy với diện tích gần 250 ha Sau khi được phê duyệt quy hoạch, Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên đã cùng chính quyền địa phương nỗ lực giải phóng mặt bằng, nhân dân đồng thuận, nhưng do năng lực nhà đầu tư hạn chế dẫn đến việc đền bù giải phóng mặt bằng không dứt điểm, diện tích đã giải phóng được mặt bằng thì hạ tầng KCN không được đầu tư hoàn thiện nên không thu hút được nhà đầu tư thứ cấp thuê đất, đất đai vì thế bị bỏ hoang, gây lãng phí

3 Một số giải pháp đề xuất

Để khai thác tốt hơn khoản thu vào ngân sách từ Thị trường BĐS khu công nghiệp, tỉnh Thái Nguyên cần quy định chặt chẽ hơn, thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá quyền thuê đất để giảm bớt cơ chế xin cho trong việc giao đất, cho thuê đất và tăng nguồn thu Ngân sách Đối với trường hợp không phải đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá quyền thuê đất, cần quy định cụ thể, chặt chẽ hơn trường hợp nào được giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất không phải đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá quyền thuê đất; phải có cơ chế lựa chọn nhà đầu tư chặt chẽ và nhà đầu tư phải thực hiện bảo đảm đầy đủ khả năng về tài chính để thực hiện đầu tư dự án thông qua biện pháp ký quỹ bảo đảm nhà đầu tư tiến hành triển khai thực hiện đầu tư dự án được thuận lợi hơn

Cần điều chỉnh giá đất đối với các dự án giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án nhà ở, đất thương mại, dịch vụ và đất kinh doanh do UBND tỉnh quyết định cho từng dự án thấp hơn nhiều so với giá thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường Trong khi đó nhà đầu tư hoàn thiện bán cho khách hàng giá tăng gấp nhiều lần, dẫn đến nhiều hệ lụy mà kết quả là thất thu cho ngân sách Nhà nước rất lớn

Cần điều chỉnh giá đất bồi thường hợp lý hơn Bởi vì giá đất bồi thường chủ yếu thực hiện theo bảng giá đất quy định của tỉnh, nên còn thấp so với giá thị trường, dẫn đến khi các dự án triển khai thường vấp phải sự phản ứng của người dân, khiếu kiện kéo dài khi họ chưa nhận được đền bù thoả đáng Đồng thời, cần phối hợp, trao đổi thông tin với các tỉnh lân cận khi xác định giá tiền đền bù cho người dân bị mất đất, tránh tình trạng khi tiến hành cưỡng chế xảy ra ngăn cản, xô xát Ngoài ra, việc chuẩn bị phương án hỗ trợ, tái định cư cần được các cấp chính quyền địa phương quan tâm đúng mức./

Tài liệu tham khảo

Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2017, 2018, 2019, 2020, 2021), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2017, 2018, 2019, 2020, 2021

Cục thuế tỉnh Thái Nguyên (2017, 2018, 2019, 2020, 2021), Báo cáo tổng kết ngành thuế tỉnh Thái Nguyên năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2017, 2018, 2019, 2020, 2021), Báo cáo tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021

Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên (2017, 2018, 2019, 2020, 2021), Báo cáo tổng kết ngành tài chính tỉnh Thái Nguyên năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021

Thủ tướng Chính Phủ (2015), Quyết định 260/QĐ‐Ttg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‐ xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2017, 2018, 2019, 2020, 2021), Báo cáo tổng kết tỉnh Thái Nguyên năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021

Trang 39

2 Quản lý tài chính đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Thủ tục và quy trình giao và cho thuê đất đã ở Thái Nguyên được cải tiến, góp phần rút ngắn thời gian giao đất cho chủ dự án So với trước đây, thủ tục giao và cho thuê đất đã được đơn giản hơn rất nhiều theo cơ chế “một cửa”, sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh làm đầu mối tiếp nhận và trả hồ sơ, các chủ dự án xin giao đất, cho thuê đất không cần phải ôm hồ sơ chạy đi chạy lại giữa các sở ngành như trước đây Điều này góp phần tiết kiệm thời gian cho

cơ quan quản lý cũng như cho chủ dự án, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư, do đó cũng làm cho đất đai được đưa vào sử dụng sớm hơn, tránh được hiện tượng đất đai bỏ hoang, gây lãng phí đất Vì vậy có thể nói đất đai được sử dụng có hiệu quả hơn Có thể nói các kết quả về giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức trên địa bàn tỉnh đã được đánh giá trên từng năm đề từ đó đưa ra những khó khăn, kịp thời khắc phục những hạn chế và thiếu sót để thu hút hơn nữa các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đến với Thái Nguyên, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Thái Nguyên là một trong những tỉnh có nguồn thu ngân sách lớn trong cả nước Năm 2021, thu ngân sách của tỉnh lần đầu tiên chạm mốc 18.000 tỷ đồng, bằng 147% dự toán Bộ Tài chính giao, bằng 115% dự toán HĐND tỉnh giao

Ta thấy thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2017‐ 2021 luôn tăng, từ năm 2018 tổng thu NSNN luôn đạt vượt chỉ tiêu dự toán đề ra và đều đạt trên 15.000 tỷ đồng Nguồn thu từ đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có khác nhau về quy mô, giá trị nguồn thu, phản ánh trình độ

Thực trạng quản lý tài chính đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Phùng Thị Thu Hà

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên

Nguồn thu từ thu tiền sử dụng đất là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu từ đất đai Nguồn thu tiền sử dụng đất được bố trí để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo động lực cho phát triển kinh tế ‐ xã hội Do đó đây cũng là nguồn thu phức tạp nhất, khó khăn trong việc quản lý nguồn thu từ các thành phần như thu từ tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê; thu từ hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở…, khó khăn trong việc thống kê, rà soát những chủ thể thực hiện nghĩa vụ tài chính, khó khăn trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

Trang 40

phát triển kinh tế của tỉnh Mặc dù là tỉnh trung du miền núi, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhìn vào bảng số liệu cho thấy quy mô nguồn thu từ đất đai luôn có xu hướng gia tăng, cùng với đó tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh cũng chiếm tỷ lệ cao từ 13% ‐ 25% Điều này đã khẳng định vai trò quan trọng của nguồn thu từ đất đai đối với phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên

Từ năm 2017 , khi tỉnh được giao tự cân đối thu, chi ngân sách ‐ với sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền và các ngành chức năng, kết quả thu tiền sử dụng đất luôn vượt dự toán được giao Có sự gia tăng này là do Dự án đường Bắc Sơn kéo dài và một số dự án khu dân cư, đô thị khác trên địa bàn tỉnh được đẩy nhanh tiến độ thực hiện

Để có được kết quả cao, luôn giữ vững tỷ trọng nguồn thu từ thu tiền sử dụng đất trong suôt giai đoạn 2017 – 2021 (từ 66,5 % ‐ 76,7%) tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện các biện pháp đồng bộ như đẩy mạnh bán đấu giá quyền sử dụng đất Chi cục Thuế các huyện, thị xã, thành phố (hiện nay là chi cục thuế khu vực) tiến hành thống kê, rà soát từng trường hợp đã thông báo nộp tiền sử dụng đất mà người dân chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính để vận động thực hiện nộp kịp thời vào ngân sách Ở một số địa phương, Chi cục Thuế cử nhân viên xuống địa bàn trực tiếp đôn đốc từng người dân nộp tiền sử dụng đất

Để nâng cao hiệu quả từ bán đấu giá quyền sử dụng đất, các cơ quan chuyên môn kết hợp chặt chẽ với Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản (Sở Tư pháp) thực hiện các công tác chuẩn bị đúng quy trình Trước mỗi đợt bán đấu giá quyền sử dụng đất, các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông báo rộng rãi, chi tiết đến đông đảo nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng Đáng chú ý, để tạo tâm lý phấn khởi cho người đầu tư và góp phần nâng cao giá trị khu đất, một số địa phương còn quan tâm đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông, điện lưới, hệ thống thoát nước Vị trí khu đất, diện tích mỗi lô đất cũng được lựa chọn, bố trí phù hợp với nhu cầu và khả năng kinh tế của người dân nên hầu hết các đợt tổ chức đấu giá đều thành công Cơ quan thuế đã chủ động phối hợp với Văn phòng Đăng ký đất đai (Sở Tài nguyên và Môi trường) trong việc xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy trình, kịp thời thông báo đến người sử dụng đất số tiền phải nộp vào NSNN

Giai đoạn 2017 – 2021 là giai đoạn phát triển mạnh của thị trường đất đai tại Thái Nguyên, với vị trí địa lý thuận lợi, Thái Nguyên đã thu hút một loạt các nhà đầu tư lớn về Thái Nguyên: Danko, FLC, APEC, TECCO… dẫn đến sự thay đổi một cách nhanh chóng đến quy hoạch tổng thể đất đai trên địa bàn

tỉnh Việc quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch diễn ra ngay tại thành phố Thái Nguyên với hàng loạt các khu đô thị mới ra đời: KĐT Picenza, KĐT Danko, KĐT Crown villar, KĐT Hồ Xương Rồng… và sự ra đời các đô thị mới trên địa bàn tỉnh diễn ra quá nhanh trong thời gian ngắn đã dẫn đến cung về nhà ở đất ở dư thừa, cung về đất đai cho phát triển các dự án hạ tầng xã hội, khu công nghiệp, cụm công nghiệp bị dư thừa, làm biến dạng thị trường đất đai và gây ra những thất thoát trong nguồn thu tài chính từ đất Khiến cho hệ thống quản lý đất đai của tỉnh, từ bản đồ, hồ sơ địa chính tại các xã, thị trấn, huyện, thành phố, tỉnh không được cập nhật thường xuyên và quản lý không mang lại hiệu quả Tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng đất đai, bán đất, thuê đất diễn ra ồ ạt tại Thái Nguyên đặc biệt tại những nơi có dự án đi qua, nhưng lại dẫn đến các hệ luỵ khó kiểm soát nguồn thu đất đai

Sự thất thoát và lãng phí nguồn tài chính từ đất trong khi nhu cầu chi từ đất đai cho các công tác giải phóng mặt bằng, đền bù đất nông nghiệp, tái định cư, giải quyết hỗ trợ người dân lại tăng lên rất nhanh trong thời gian qua do đáp ứng quy hoạch mới của tỉnh Trong tổng số nguồn chi từ đất đai, chi cho đầu tư xây dựng cơ bản và hạ tầng chiếm tỷ trọng lớn nhất Thu từ đất không đủ chi cho đất đã dẫn đến tình trạng mất cân đối thu – chi từ đất đai dường như ngày càng lớn

3 Kết luận

Quản lý nhà nước về tài chính đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã sớm được lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên chú trọng và quan tâm triển khai theo hệ thống các sở, ban, ngành để nâng cao hiệu quả quản lý, tăng thu NSNN

Trong 5 năm qua, Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP bình quân của tỉnh đạt 11,1%/năm Thái Nguyên luôn nằm trong tốp đầu các tỉnh, thành của cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với trên 170 dự án Nền kinh tế Thái Nguyên đã tăng trưởng một cách bền vững, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện, các vấn đề an sinh xã hội được quan tâm làm tốt, điều này cho thấy hiệu quả của sự sáng suốt lãnh đạo từ chính quyền cấp

Ngày đăng: 08/05/2024, 02:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2 cho thấy tỷ suất lợi nhuận so với nguồn  vốn trong giai đoạn 2018‐2021 giảm khá mạnh,  bình quân 0,018 lần/năm ứng với tốc độ giảm bình  quân là 7,4%/năm - Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà hàng Papa’s food của thực khách tại khu ẩm thực Trung tâm thương mại Romea, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Minh Tuấn
Bảng 2 cho thấy tỷ suất lợi nhuận so với nguồn vốn trong giai đoạn 2018‐2021 giảm khá mạnh, bình quân 0,018 lần/năm ứng với tốc độ giảm bình quân là 7,4%/năm (Trang 51)
Bảng 3 cho thấy hầu hết hiệu suất hoạt động kinh  doanh của các doanh nghiệp đều biến động theo  từng thời điểm nhất định ngoại trừ TSB là doanh  nghiệp duy nhất dù không có được một kết quả cao  nhưng lại có điểm số cố định ở mức đạt hiệu quả với  điểm s - Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà hàng Papa’s food của thực khách tại khu ẩm thực Trung tâm thương mại Romea, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Minh Tuấn
Bảng 3 cho thấy hầu hết hiệu suất hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đều biến động theo từng thời điểm nhất định ngoại trừ TSB là doanh nghiệp duy nhất dù không có được một kết quả cao nhưng lại có điểm số cố định ở mức đạt hiệu quả với điểm s (Trang 75)
Bảng ANOVA cho chúng ta kết quả kiểm định F để  đánh giá giả thuyết sự phù hợp của mô hình hồi quy,  Giá trị sig kiểm định F bằng 0,000 < 0,05 - Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà hàng Papa’s food của thực khách tại khu ẩm thực Trung tâm thương mại Romea, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Minh Tuấn
ng ANOVA cho chúng ta kết quả kiểm định F để đánh giá giả thuyết sự phù hợp của mô hình hồi quy, Giá trị sig kiểm định F bằng 0,000 < 0,05 (Trang 115)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN