Trong nền kinh tế tri thức của thế giới ngày nay, yếu tố đạo đức và văn hóa luôn được chú trọng, đề cập trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu q
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM
GIÁO TRÌNH
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
CHỦ BIÊN: TS NGUYỄN VĂN TIẾN
TS HỒ THIỆN THÔNG MINH
TS HÀ VĂN DŨNG
TP HỒ CHÍ MINH - 2020
Trang 22
LỜI NÓI ĐẦU
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, con người ngoài việc vận dụng kiến thức chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm, còn phải dựa vào yếu tố tự nhiên, xã hội, đặc biệt là chuẩn mực đạo đức, văn hóa… Nhờ có tác động của yếu tố đạo đức, văn hóa
đã giúp hạn chế được những quan hệ kinh doanh mang tính tiêu cực, tác động xấu đến môi trường, xã hội Bên cạnh đó, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng đã dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt hơn, một mặt giúp nền kinh tế quốc gia phát triển, mang lại lợi ích nhiều hơn cho người tiêu dùng; nhưng mặt khác cũng tồn tại không ít hạn chế, tác động xấu đến môi trường, sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt làm suy thoái đạo đức khi một số doanh nghiệp chỉ hướng tới lợi nhuận, gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc gia
Trong nền kinh tế tri thức của thế giới ngày nay, yếu tố đạo đức và văn hóa luôn được chú trọng, đề cập trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, cải thiện chất lượng sản phẩm…, đồng thời giúp người quản lý đưa ra quyết định đúng đắn, tạo được sự tin tưởng của khách hàng, từ đó xây dựng được mối quan hệ hợp tác bền vững với đối tác kinh doanh, nhà đầu tư và củng cố niềm tin của người lao động Vì lẽ đó, có thể nói chuẩn mực đạo đức kinh doanh và văn hóa là cơ sở tình cảm và trí tuệ định hướng cho doanh nhân nghĩ đúng, làm đúng trong hoạch định và tổ chức kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố tác động, ảnh hưởng tới mọi khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp, từ việc tổ chức quản lý kinh doanh, mối quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp đến phong thái, phong cách người lãnh đạo và cách ứng xử giữa các thành viên trong doanh nghiệp Giảng dạy, học tập đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp là biện pháp giúp nâng cao nhận thức, tạo dựng kỹ năng cần thiết để vận dụng nhân tố này vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chính vì thế, đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp là học ph ầ n không thể thiếu trong chương trình đào tạo khối ngành Kinh tế nói chung và ngành Quản trị kinh doanh nói riêng
Nhằm tạo dựng những kỹ năng cần thiết về đạo đức để vận dụng vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời đáp ứng kịp thời việc bổ sung kiến thức này trong kinh doanh, góp phần thực hiện tốt công tác quản lý của doanh nghiệp cũng như tổ chức
Trang 3Nội dung giáo trình gồm 6 chương:
Chương 1: Tổng quan về đạo đức kinh doanh
Chương 2: Nghiên cứu, tiếp cận hành vi đạo đức kinh doanh
Chương 3: Xây dựng hành vi đạo đức kinh doanh
Chương 4: Văn hóa doanh nghiệp
Chương 5: Tạo lập và xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Chương 6: Duy trì và thay đổi văn hóa doanh nghiệp
Chương 1,2 và 3 do TS Nguyễn Văn Tiến biên soạn, chương 4,5 và 6 do TS Hồ Thiện Thông Minh biên soạn; TS Hà Văn Dũng cùng biên soạn chương 2 và 3 Dù nhóm tác giả đã nỗ lực biên soạn sát với chương trình đào tạo và nội dung học phần, mang tính thực tiễn, nhằm cung cấp cho người học một cách hệ thống, khoa học, đầy
đủ, chi tiết kiến thức về đạo đức trong kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, tuy nhiên giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, nhóm tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý độc giả để bổ sung và hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau
Xin chân thành cảm ơn
Nhóm tác giả
Trang 44
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH 9
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 12
MỤCTIÊU 12
YÊUCẦU 12
TÌNHHUỐNGDẪNNHẬP 12
DẪNNHẬPCHƯƠNG 12
1.1.KHÁI NIỆM 13
1.1.1 Đạo đức Error! Bookmark not defined 1.1.2 Đạo đức kinh doanh 16
1.2.SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 20
1.2.1 Vấn đề đạo đức trong kinh doanh 21
1.2.2 Nguồn gốc của vấn đề đạo đức kinh doanh 21
1.2.3 Nhận diện các vấn đề đạo đức kinh doanh 24
1.3.VAI TRÕ CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 25
1.3.1 Góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh 25
1.3.2 Góp phần khẳng định chất lượng doanh nghiệp 27
1.3.3 Góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên 28
1.3.4 Góp phần làm hài lòng khách hàng 29
1.3.5 Góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp 30
1.3.6 Góp phần vào sự vững mạnh của các quốc gia 31
1.4.CÁC NGHĨA VỤ TRONG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 32
1.4.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội 32
1.4.2 Các khía cạnh nghĩa vụ 33
1.4.3 Quan điểm và cách tiếp cận trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 37
1.4.4 Các triết lý đạo đức vận dụng trong doanh nghiệp 45
TÓMTẮTCHƯƠNG1 51
Trang 55
CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU, TIẾP CẬN HÀNH VI ĐẠO ĐỨC KINH
DOANH 53
MỤCTIÊU 53
YÊUCẦU 53
TÌNHHUỐNGDẪNNHẬP 53
2.1.CÁC KHÍA CẠNH THỂ HIỆN CHỨC NĂNG CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 54
2.1.1 Xét trong chức năng của doanh nghiệp 54
2.1.2 Xét trong quan hệ với đối tượng hữu quan và vấn đề đạo đức 65
2.2.QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH VỀ HÀNH VI ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 75
2.2.1 Ra quyết định các vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh 75
2.2.2 Các nhân tố của quá trình ra quyết định 80
TÓMTẮTCHƯƠNG2 90
CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG HÀNH VI ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 92
MỤCTIÊU 92
YÊUCẦU 92
DẪNNHẬPCHƯƠNG 92
TÌNHHUỐNGDẪNNHẬP 93
3.1.CÁC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH ĐƯỢC NHẬN BIẾT QUA CÔNG CỤ ALGORITHM 94
3.1.1 Mục tiêu 95
3.1.2 Biện pháp 101
3.1.3 Động cơ 104
3.1.4 Hệ quả 110
3.1.5 Ưu, nhược điểm của công cụ Algorithm 113
3.2.XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 114
3.2.1 Sự cần thiết của việc xây dựng chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả 114 3.2.2 Xây dựng và truyền đạt dựa trên việc phổ biến hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức 117 3.2.3 Thiết lập hệ thống điều hành, thực hiện, kiểm tra việc tuân thủ đạo đức126
Trang 66
3.2.4 Cải thiện liên tục chương trình tuân thủ đạo đức 130
TÓMTẮTCHƯƠNG3 132
CHƯƠNG 4 VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 134
MỤCTIÊU 134
YÊUCẦU 134
DẪNNHẬPCHƯƠNG 134
TÌNHHUỐNGDẪNNHẬP 135
4.1.KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 137
4.1.1 Khái niệm 137
4.1.2 Đặc điểm 141
4.2.BIỂU TRƯNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 141
4.2.1 Biểu trưng trực quan 141
4.2.2 Biểu tượng phi trực quan 149
4.3.CÁC DẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 151
4.3.1 Các dạng văn hóa của Harrison/Handy 151
4.3.2 Các dạng văn hóa của Deal và Kennedy 157
4.3.3 Các dạng văn hóa của Quinn và McGrath 161
4.3.4 Các dạng văn hóa của Scholz 165
4.3.5 Các dạng văn hóa doanh nghiệp của Draft 169
4.3.6 Các dạng văn hóa của Sethia và Klinow 172
4.4.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 175
4.4.1 Phong cách lãnh đạo mang triết lý văn hóa 175
4.4.2 Quản lý hình tượng 177
4.4.3 Các hệ thống trong tổ chức 179
TÓMTẮTCHƯƠNG4 184
CHƯƠNG 5 TẠO LẬP VÀ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 186 MỤCTIÊU 186
YÊUCẦU 186
TÌNHHUỐNGDẪNNHẬP 186
Trang 77
5.1.TẠO LẬP BẢN SẮC VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 187
5.1.1 Khái niệm 187
5.1.2 Bản chất thay đổi của văn hóa doanh nghiệp 188
5.1.3 Tạo lập bản sắc văn hóa doanh nghiệp 192
5.2.HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TỔ CHỨC 193
5.2.1 Quan điểm thiết kế, lựa chọn mô hình tổ chức 193
5.2.2 Quan điểm tổ chức định hướng môi trường 197
5.2.3 Quan điểm tổ chức định hướng con người 207
5.2.3.1 Tổ chức là một cỗ máy 207
5.2.3.2 Tổ chức là một bộ não 208
5.2.3.3 Tổ chức như một nền văn hóa 210
5.2.3.4 Tổ chức như một hệ thống chính trị 212
5.2.3.5 Tổ chức như một công cụ thống trị 213
5.2.4 Các hệ thống cơ bản trong cơ cấu tổ chức 219
5.3.XÂY DỰNG PHONG CÁCH ĐỊNH HƯỚNG ĐẠO ĐỨC 222
5.3.1 Quan điểm về vai trò của quản lý 223
5.3.2 Năng lực lãnh đạo và quyền lực của người quản lý 225
5.3.3 Phong cách lãnh đạo 229
5.3.4 Vận dụng trong quản lý 231
5.4.XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 237
5.4.1 Nội dung xây dựng văn hóa doanh nghiệp 237
5.4.2 Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp 244
TÓMTẮTCHƯƠNG5 249
CHƯƠNG 6 DUY TRÌ VÀ THAY ĐỔI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 251
MỤCTIÊU 251
YÊUCẦU 251
TÌNHHUỐNGDẪNNHẬP 251
DẪNNHẬPCHƯƠNG 252
6.1.DUY TRÌ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 252
Trang 88
6.1.1 Khái niệm 252
6.1.2 Vai trò và ý nghĩa 6.1.2.1 Vai trò 6.1.2.2 Ý nghĩa 6.1.3 Cách thức thực hiện việc duy trì văn hóa doanh nghiệp 6.2.THAY ĐỔI VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 259
6.2.1 Khái niệm, hình thức, mô hình thay đổi và sự quản lý thay đổi 259
6.2.2 Cách thức thay đổi văn hoá doanh nghiệp 271
6.3.CÁC VÍ DỤ VỀ THAY ĐỔI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 275
TÓMTẮTCHƯƠNG6 278
TÀI LIỆU THAM KHẢO 280
NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC 281
Trang 99
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 1.1 Sự khác biệt giữa đạo đức và luật pháp 15
Bảng 1.2 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội 33
Bảng 1.3 Các quan điểm 37
Bảng 4.1 Nội dung các dạng văn hóa của Harrison/Handy 152
Bảng 4.2 Nội dung các dạng văn hóa của Deal và Kennedy 158
Bảng 4.3 Nội dung các dạng văn hóa của Quinn và McGrath 161
Bảng 4.4 So sánh 5 loại văn hóa thuộc nhóm tiến triển 167
Bảng 4.5 Các dạng văn hóa thuộc văn hóa nội sinh 168
Bảng 4.6 Nội dung các dạng văn hóa của Sethia và Klinow 173
Hình 1.1 Vấn đề xã hội của hoạt động kinh doanh 17 Hình 1.2 Nguồn gốc mâu thuẫn 21
Hình 1.3 Quy trình nhận diện các vấn đề đạo đức kinh doanh 25
Hình 1.4 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội 33
Hình 1.5 Tiếp cận theo thứ tự ưu tiên 43
Hình 1.6 Tiếp cận theo tầm quan trọng 43
Hình 2.1 Quyền của người tiêu dùng 59
Hình 2.2 Các đối tượng hữu quan 65
Hình 2.3 Chuỗi thao tác logic của Algorithm 77
Hình 2.4 Phân tích quá trình ra quyết định đạo đức bằng Algorithm 78
Hình 2.5 Tình trạng phối hợp trong hành vi 80
Hình 2.6 Các nhân tố của quá trình ra quyết định 81
Hình 2.7 Trạng thái ý thức đạo đức cá nhân (Cấp độ 1) 83
Hình 2.8 Trạng thái ý thức đạo đức cá nhân (Cấp độ 2) 84
Hình 2.9 Trạng thái ý thức đạo đức cá nhân (Cấp độ 3) 85
Hình 3.1 Algorithm đạo đức 94
Hình 3.2 Sơ đồ cây vấn đề và cây mục tiêu 100
Hình 3.3 Mối quan hệ tương hỗ giữa động cơ - mục đích - hành vi 106
Trang 1010
Hình 3.4 Động cơ thúc đẩy 108
Hình 4.1 What is culture? 138
Hình 4.2 Logo của BIDV 145
Hình 4.3 Slogan của Nike 147
Hình 4.4 Các dạng văn hóa của Harrison/Handy 151
Hình 4.5 Logo của Apple 154
Hình 4.6 Logo của Unilever 155
Hình 4.7 Logo của Fujitsu 165
Hình 4.8 Logo của Grab 170
Hình 4.9 Logo của GoViet 174
Hình 4.10 Logo Novaland 179
Hình 4.11 Phiên họp Tập đoàn Dầu khí Quốc gia 181
Hình 5.1 Logo của Nike 190
Hình 5.2 Tập đoàn Chevron 190
Hình 5.3 Bánh Trung thu Starbucks 192
Hình 5.4 Phân chia bộ phận theo chức năng 195
Hình 5.5 Quan điểm xây dựng tổ chức 197
Hình 5.6 Kết xuất đồ họa cho phát triển “Willow Campus” của Facebook 198
Hình 5.7 Hình minh họa cái hang của Platon 199
Hình 5.8 Minh họa sự sụp đổ của Yahoo 203
Hình 5.9 Minh họa mạng 5G 206
Hình 5.10 Carrie Schwab - Pomerantz 228
Hình 5.11 Indra Nooyi 234
Hình 5.12 Mối quan hệ giữa tầm nhìn, sứ mạng và giá trị văn hóa 239
Hình 5.13 Logo của Vingroup 244
Hình 5.14 Công ty Nutifood 246
Hình 5.15 Mô hình chung của quá trình hình thành văn hóa doanh nghiệp 248
Hình 6.1 Quá trình hội nhập vào văn hóa doanh nghiệp 254
Hình 6.2 Các thay đổi phân loại theo phạm vi và tính chủ động của con người 263
Trang 1111 Hình 6.3 Mô hình của Robbin SP 269
Trang 1212
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chương 1, chúng ta cần hiểu:
- Khái niệm về đạo đức kinh doanh
- Sự cần thiết của đạo đức kinh doanh
- Vai trò của đạo dức kinh doanh
- Các nghĩa vụ gắn với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
YÊU CẦU
Người học nắm vững khái niệm và nội dung kiến thức cơ bản về đạo đức kinh doanh để nghiên cứu, vận dụng ở các chương sau
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP
Công ty TNHH Nông sản Việt hước vứt hàng trăm xác lợn thối ra môi
trường và xả thải gây ô nhiễm, khiến cá chết trắng khu vực thượng nguồn sông Sài Gòn1
Thông thường các công ty khi kinh doanh đều phải tuân thủ việc bảo
vệ môi trường, nhưng vì muốn tối thiểu hóa và giảm bớt chi phí cho hệ thống lọc thải, họ đã xả trực tiếp ra sông ngòi, gây ảnh hưởng tới môi trường cũng như cuộc sống người dân xung quanh Vậy vấn đề đặt ra là:
- Việt Phước có vi phạm đạo đức kinh doanh không?
- Hậu quả việc làm của Việt Phước?
- Việt Phước đã vi phạm nghĩa vụ gì trong trách nhiệm với xã hội của mình?
DẪN NHẬP CHƯƠNG
Đạo đức trong kinh doanh là khái niệm không còn xa lạ trong xã hội hiện nay, nhưng vận dụng nó như thế nào cho thích hợp và hiệu quả lại là vấn đề khác Ở chương 1 này, nội dung “Tổng quan về đạo đức kinh doanh” gồm 4 mục chính như: Khái niệm về đạo đức và đạo đức kinh doanh được hiểu như thế
1
300-trieu-dong-20160813144359875.htm.
Trang 13https://vtv.vn/trong-nuoc/cong-ty-dai-loan-trung-quoc-gay-o-nhiem-bi-de-nghi-xu-phat-gan-13
nào? Vì sao đạo đức kinh doanh rất cần thiết? Xác định vai trò cùng các nghĩa
vụ của đạo đức kinh doanh, các nghĩa vụ trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Tất cả những nội dung ở chương này đều đưa đến cái nhìn tổng quan, toàn diện, cơ bản nhất về đạo đức và đạo đức kinh doanh
1.1 Khái niệm, đặc điểm và bản chất của đạo đức
1.1.1 Khái niệm
Đạo đức được coi là nguyên tắc luân lý căn bản và phổ biến mà mỗi người cần tuân theo khi sống trong xã hội Đạo là đường đi, đường sống của con người Đức là đức tính, nhân đức, là các nguyên tắc luân lý Đạo đức là phạm trù đặc trưng tương đối rộng của xã hội loài người, đề cập đến mối quan hệ giữa con người với nhau và các quy tắc ứng xử trong cuộc sống
“Đạo đức” có gốc từ Latinh “Moralital”: bản thân mình cư xử, tiếng Hy Lạp
“Ethigos”: người khác muốn ta hành xử và ngược lại điều ta muốn ở họ; Hán - Việt: đạo là đường đi, đức là đạo lý làm người, điều thiện Từ góc độ khoa học cho
thấy“đạo đức là môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng - sai và
sự phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng - sai, triết lý về cái đúng - sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi các thành viên của một nghề nghiệp” (Từ điển điện tử American Heritage Dictionary)
Đạo đức là sự nghiên cứu về bản chất và nền tảng đạo lý trong mối quan hệ giữa người và người, trong đó đạo lý được hiểu là sự công bằng, chuẩn mực và quy tắc ứng
xử Đây là bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng - sai, triết lý
về cái đúng - cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên
Đạo đức được xem là đạo làm người, nó thuộc về vấn đề tốt - xấu, hơn nữa được xem như là đúng - sai Đạo đức gắn với nền văn hóa, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này
Theo khái niệm hiện nay: Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm tự giác điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân, xã hội và tự nhiên
Trang 1414
1.1.2 Đặc điểm của đạo đức
- Hình thái ý thức xã hội: Phản ánh hiện tại và hiện thực đời sống đạo đức
của xã hội, quá trình phát triển của phương thức sản xuất và chế độ kinh tế - xã hội đồng thời là nguồn gốc quan điểm đạo đức của con người trong lịch sử
- hương thức điều chỉnh hành vi: Sự tự điều chỉnh theo chuẩn mực đạo
đức là yêu cầu cho hành vi của mỗi cá nhân, nếu không tuân theo sẽ bị xã hội lên án, lương tâm cắn rứt
- Hệ thống giá trị, đánh giá: Hệ thống giá trị xã hội được lấy làm chuẩn
mực để đánh giá các hành vi, sinh hoạt, phân biệt đúng - sai trong mối quan hệ của con người, là tòa án lương tâm có khả năng tự phê phán, đánh giá bản thân
- Tự nguyện, tự giác ứng xử: Đạo đức chỉ mang tính khuyên giải hay can
ngăn, thể hiện tính tự nguyện rất cao, không chỉ biểu hiện trong các mối quan hệ
xã hội mà còn thể hiện qua sự tự ứng xử, giúp con người rèn luyện nhân cách
1.1.3 Bản chất của đạo đức
- Tính giai cấp: Các tầng lớp khác nhau có quan điểm khác nhau về
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối
với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội Ví dụ: Dân gian có
câu “Phú quý sinh lễ nghĩa”: phú quý là giàu có, sang trọng; lễ nghĩa là những điều ăn ở hợp với nề nếp đạo đức, vì lẽ đó có thể hiểu “Phú quý sinh lễ nghĩa” là giàu sang phát sinh lễ nghĩa, hàm ý người giàu sang mới ăn ở theo đúng lễ nghĩa được, còn người nghèo thì dù biết rõ thế nào là lễ nghĩa cũng không thể theo, do thiếu điều kiện
- Tính dân tộc và địa phương: Các dân tộc, vùng, miền có sự khác nhau về
nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức Ví dụ: Miền Trung là vùng “chó ăn đá, gà ăn
sỏi” ý chỉ nơi đất đai khô cằn, nghèo khó, nên người dân rất chăm chỉ, nhẫn nại, nhưng cũng vì thế mà tính tình keo kiệt, còn người miền Nam thường rất hào phóng nhưng lại không nhẫn nại làm ăn
- Tính lịch sử: Các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức thay đổi theo thời
gian, điều kiện lịch sử cụ thể Ví dụ: Trong xã hội phong kiến, đạo đức biểu hiện
lợi ích kinh tế của một giai cấp nhất định và phục vụ mục đích của nó Với xã
Trang 1515
hội hiện nay, đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân cũng như với người khác và xã hội, vì thế đây là khuôn mẫu, tiêu chuẩn để xây dựng lối sống, lý tưởng của mỗi người
- Tính nhân loại: Đây là thành tố quan trọng và cơ bản hình thành nên nền
văn minh nhân loại Ví dụ: Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công ước, ngày
10/12 hàng năm là ngày Nhân quyền Quốc tế
Chức năng cơ bản của đạo đức là điều chỉnh hành vi con người theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, dư luận xã hội, tập quán truyền thống và giáo dục Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức gồm: độ lượng, khoan dung, chính trực, khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, lương thiện…
1.1.4 Sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật
Không chỉ có đạo đức mà luật pháp và phong tục tập quán cũng là phương thức điều chỉnh hành vi con người
+ Đạo đức xuất hiện trước, còn luật pháp ra đời khi có sự phân chia giai cấp
+ Đạo đức xuất phát từ động cơ hành vi bên trong chủ thể, còn luật pháp ở bên ngoài vì bắt buộc
+ Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức không có tính cưỡng bức, cưỡng chế,
mà mang tính tự nguyện và các chuẩn mực đạo đức không được ghi thành văn bản pháp quy
+ Phạm vi điều chỉnh và ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn luật pháp: Luật pháp chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ xã hội, chế độ nhà nước; còn đạo đức bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần Luật pháp chỉ làm rõ những mẫu số chung nhỏ nhất của các hành vi hợp lẽ phải, hành vi đạo lý đúng đắn tồn tại trên luật
Bảng 1.1 Sự khác biệt giữa đạo đức và luật pháp
Trang 16Đạo lý đúng đắn tồn tại trên luật
Chỉ làm rõ những mẫu số chung nhỏ nhất của các hành vi hợp lẽ phải
1.2 Đạo đức kinh doanh
1.2.1 Khái niệm kinh doanh
Từ thời xưa, thương mại đã xuất hiện, khi sản phẩm tự sản tự tiêu trở thành hàng hóa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của loài người Hình thức đầu tiên của thương mại là hành vi mua bán hàng hóa Ví dụ như Con đường tơ lụa của Trung Quốc qua đến Mông Cổ, Ấn Độ, Hy Lạp và châu Âu Với sự phát triển nhanh chóng của các loại hình công nghiệp, dịch vụ thì thương mại không còn thể hiện được hết các hoạt động kinh tế - xã hội thường ngày, vì thế bắt đầu xuất hiện từ ngữ, khái niệm kinh doanh
Khái niệm kinh doanh: Kinh doanh là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức
nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận thông qua các hoạt động: quản trị, tiếp thị, tài chính
- kế toán, sản xuất Kinh doanh tồn tại dưới nhiều hình thức: sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ, đầu tư
Vấn đề xã hội của hoạt động kinh doanh gồm có:
+ Lợi nhuận: lợi nhuận ngày nay phải hiểu là “hai bên cùng có lợi”, lợi ích
cá nhân phải đặt trong nhiệm vụ xã hội
+ Cạnh tranh: cạnh tranh luôn phải được đặt trong lợi ích xã hội để không
làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, mà phải tạo ra nhiều sản phẩm tốt hơn
+ Môi trường: sản xuất ngày nay làm nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường,
cạn kiệt tài nguyên và mất cân bằng sinh thái
Trang 1717
Hình 1.1 Vấn đề xã hội của hoạt động kinh doanh
1.2.2 Khái niệm đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh gồm các nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn, kiểm soát hành vi của các chủ thể trong mối quan
hệ kinh doanh (như nhà đầu tư, quản trị, người lao động, khách hàng, các tổ chức, cộng đồng dân cư…) để phán xét một hành động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức
Đạo đức kinh doanh mang tính đặc thù của hoạt động kinh doanh - do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, vì vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác: tính thực dụng, coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh, nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế hoặc những mối quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ, con cái thì đó lại là thói xấu bị xã hội phê phán Song cần lưu ý rằng, đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung
1.2.3 Nguyên tắc của đạo đức kinh doanh
- Tính trung thực: Đảm bảo chữ tín trong kinh doanh, thực hiện đúng cam
kết đã thỏa thuận, nhất quán trong nói và làm, nghiêm túc chấp hành quy định pháp luật, không kinh doanh phi pháp như trốn hoặc gian lận thuế, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ quốc cấm, vi phạm thuần phong mỹ tục (hàng giả, khuyến
mại giả, quảng cáo sai sự thật, vi phạm bản quyền thương hiệu ) Ví dụ:
LỢI
NHUẬN
CẠNH TRANH
MÔI TRƯỜNG
VẤN ĐỀ
XÃ HỘI
Trang 1818
+ Thương hiệu thời trang Seven.am là đơn vị sở hữu của Công ty cổ phần
MHA của diễn viên Nguyễn Vũ Hải Anh2 Thời trang Seven.am được quảng cáo với rất nhiều mỹ từ như: Thương hiệu thời trang cao cấp dành cho phái nữ Từng đạt nhiều giải thưởng, thế nhưng bê bối nghi cắt mác Trung Quốc đang khiến nhiều người ngao ngán và thất vọng
+ Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo Việt Nam dùng slogan “Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản” trong hoạt động quảng cáo và in trên bao bì nhiều sản phẩm Trong khi đó, theo Bộ Khoa học - Công nghệ, liên quan đến thông tin, tài liệu về quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp, việc sử dụng slogan “Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản”, bộ này không nhận được và không xử lý bất kỳ hồ sơ nào đăng ký chuyển giao công nghệ liên quan đến Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo Việt Nam và các công ty có liên quan3 Như vậy, hành vi của Công ty cổ
phần Tập đoàn Asanzo Việt Nam đã lừa dối người tiêu dùng Bên cạnh đó, Cục Thuế TPHCM cũng phát hiện doanh nghiệp này sử dụng nhiều hóa đơn đầu vào bất hợp pháp để trốn thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng Cụ thể, doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, thuế giá trị gia tăng đầu vào khấu trừ không đúng quy định; kê khai chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không đúng quy định; bán hàng, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn; không nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định Cục Thuế TPHCM đã truy thu và phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp này hơn 47,6 tỉ đồng
- Tôn trọng con người: Đối với cộng sự và nhân viên dưới quyền, cần tôn
trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, hạnh phúc, tiềm năng phát triển của họ, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý của họ Với đối thủ
cạnh tranh: tôn trọng lợi ích của đối thủ Ví dụ: Hiện nay, các doanh nghiệp luôn
2
anh-noi-da-rut-khoi-i227132.html
https://tintucvietnam.vn/lum-xum-sevenam-cat-mac-trung-quoc-dien-vien-nguyen-vu-hai-3
xu-1145897.html
Trang 19https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/nhieu-lo-hang-cua-asanzo-co-dau-hieu-gia-xuat-19
quan tâm đến lối sống Green life Nắm bắt được ý nghĩa của việc giảm thiểu lượng nhựa thải ra môi trường nên nhiều thương hiệu, các chuỗi cửa hàng cũng bắt đầu đóng góp một phần công sức bằng những hành động thiết thực như không dùng ống hút nhựa, thay đổi chất liệu ly để thân thiện với môi trường, giảm giá cho khách khi dùng quai vải hoặc bình đựng nước, thay vì lấy bịch nylon và ly nhựa Mặc dù vậy, những thương hiệu đồ uống lớn nhất lại liên tục
bị đặt dấu chấm hỏi về trách nhiệm của họ đối với môi trường Đặc biệt nhãn hiệu cà phê Phúc Long bị người tiêu dùng tẩy chay vì “lừa dối và xem thường” khách hàng, vì trên nắp thùng rác phân chia thành những ô phân loại rác nhưng bên dưới đều để tất cả các loại chung một túi rác
- Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội: Ví dụ: Dịch Covid-19 làm dưa hấu
và thanh long không xuất sang được thị trường Trung Quốc, nên Công ty TNHH thực phẩm Duy Anh đã thu mua nông sản để sản xuất ra bún, bánh tráng dưa hấu và thanh long nhằm giải cứu bà con nông dân và góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm của công ty để xuất sang các thị trường khác, từ đó lợi nhuận của công
ty cũng tăng lên, dù bước đầu thử nghiệm sản xuất sản phẩm cũng gặp không ít khó khăn4
- Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt
1.2.4 Chuẩn mực của đạo đức kinh doanh
- Nghĩa vụ về kinh tế: Cung cấp sản phẩm, dịch vụ, tạo công ăn việc làm,
cạnh tranh bảo tồn và phát triển giá trị
- Nghĩa vụ về pháp lý: Điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ
môi trường, an toàn và bình đẳng, khuyến khích phát hiện đồng thời ngăn chặn hành vi sai trái
- Nghĩa vụ về đạo đức: Thể hiện thông qua các tiêu chuẩn, chuẩn mực hay
quan niệm, kỳ vọng của các đối tượng hữu quan
4
covid-19-20200226162420821.htm
Trang 20https://tuoitre.vn/bun-dua-hau-va-banh-trang-thanh-long-giai-cuu-nong-san-thoi-dich-20
- Nghĩa vụ về nhân văn: Thể hiện qua những đóng góp cho cộng đồng và
xã hội
Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh:
+ Doanh nghiệp: Đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức thông qua công tác lãnh đạo, quản lý các thành viên trong tổ chức Đạo đức kinh doanh được gọi là đạo đức nghề nghiệp
+ Khách hàng: Hành động của họ đều xuất phát từ nhu cầu, lợi ích bản thân với tâm lý muốn mua rẻ và được phục vụ tận tình, vì vậy cần có sự định hướng của đạo đức kinh doanh để đảm bảo các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức
Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh: Là tất cả thể chế xã hội, các tổ
chức, người liên quan tác động đến hoạt động kinh doanh: thể chế chính trị, chính phủ, Công đoàn, nhà cung ứng, khách hàng, cổ đông, chủ doanh nghiệp, người làm công
1.3 Sự cần thiết của đạo đức kinh doanh
Vấn đề đạo đức thường bắt nguồn từ mâu thuẫn Mâu thuẫn có thể xuất
hiện trong mỗi cá nhân hoặc giữa các đối tượng hữu quan do sự bất đồng trong quan niệm về giá trị đạo đức, mối quan hệ hợp tác và phối hợp, về quyền lực - công nghệ, trong các hoạt động phối hợp chức năng, phổ biến nhất là những vấn
đề liên quan đến lợi ích
Khi xác định được vấn đề chứa yếu tố đạo đức, người ta luôn tìm cách giải quyết chúng Giải pháp ban đầu là thông qua đối thoại trực tiếp giữa các bên liên quan, nhưng nếu vấn đề nghiêm trọng, phức tạp thì thường diễn ra ở tòa án Vì vậy, phát hiện, giải quyết các vấn đề đạo đức trong quá trình ra quyết định và thông qua biện pháp quản lý có thể mang lại hệ quả tích cực cho tất cả các bên Đạo đức trong kinh doanh rất cần thiết trong hoạt động kinh tế xã hội hiện nay
Các doanh nhân không những phải có ý thức cơ bản về phạm trù đạo đức
mà còn cần tiếp thu đạo đức mới phát sinh, các chuẩn mực đạo đức mới để áp dụng vào hoạt động kinh doanh như: tính trung thực, tính tập thể
Trang 2121
Các chuẩn mực đạo đức kinh doanh là cơ sở cụ thể để giúp định hướng hoạch định trong tổ chức nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế cho doanh nghiệp
1.3.1 Vấn đề đạo đức trong kinh doanh
Nguồn gốc của vấn đề đạo đức kinh doanh chính là sự mâu thuẫn Về cơ bản, mâu thuẫn có thể xuất hiện từ nhiều khía cạnh khác nhau như triết lý hành động, mối quan hệ quyền lực trong một tổ chức, sự phối hợp hay phân chia lợi ích và có thể xuất hiện trong mỗi con người (tự mâu thuẫn), giữa những đối tượng hữu quan bên trong như chủ sở hữu, người quản lý, đối tượng lao động hoặc với các đối tượng hữu quan bên ngoài như khách hàng, đối tác - đối thủ hay cộng đồng, xã hội Trong nhiều trường hợp, chính phủ cũng trở thành đối tượng hữu quan bên ngoài đầy quyền lực
Hình 1.2 Nguồn gốc mâu thuẫn
1.3.2 Nguồn gốc của vấn đề đạo đức kinh doanh
1.3.2.1 Các khía cạnh của mâu thuẫn
- Mâu thuẫn về triết lý: Khi ra quyết định hành động, mỗi người đều dựa
trên những triết lý đạo đức được thể hiện thành quan điểm, nguyên tắc hành
MÂU THUẪN
KHÍA CẠNH ( Triết lý, cơ chế phối hợp, lợi ích)
ĐT HỮU QUAN BÊN NGOÀI ( Khách hàng đối tác- đối thủ, cộng đồng, xã hội, chính phủ)
LĨNH VỰC (Marketing, công nghệ, nhân lực, tài chính, quản lý)
ĐT HỮU QUAN BÊN TRONG ( Chủ sở hữu, người quản lý- đại diện công ty, người lao động)
Trang 2222
động, chuẩn mực đạo đức và động cơ nhất định Triết lý đạo đức của mỗi người được hình thành từ kinh nghiệm sống, nhận thức và quan niệm về giá trị, niềm tin của riêng họ, thể hiện giá trị tinh thần, sự tôn trọng và cầu tiến, vì vậy chúng
có tác động chi phối hành vi cá nhân Mặc dù rất khó đánh giá triết lý đạo đức của một người nhưng thông qua nhận thức và tính cách của người đó, ta cũng có
thể hiểu được phần nào Ví dụ: Lý Gia Thành là tỷ phú người Hoa giàu nhất thế
giới, triết lý kinh doanh của ông là muốn thành công, trước tiên hãy dành 90% thời gian nghĩ về thất bại5
- Mâu thuẫn về quyền lực: Trong hoạt động của doanh nghiệp, quyền lực
được phân bổ cho các vị trí khác nhau thành hệ thống quyền hạn, là điều kiện cần thiết để thực thi trách nhiệm tương ứng Mặc dù ở khía cạnh xã hội, các thành viên của tổ chức đều bình đẳng như nhau, nhưng trong hoạt động của doanh nghiệp thì họ chấp nhận và tự giác tuân thủ mối quan hệ quyền lực, được thể hiện thông qua việc truyền đạt thông tin như báo cáo, hướng dẫn, ý kiến chỉ đạo, ban hành văn bản quy chế, quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong nội bộ cũng như với đơn vị hữu quan bên ngoài
Trong nội bộ doanh nghiệp, quyền lực được thiết lập theo cơ cấu tổ chức Quyền hạn của các vị trí công tác được quy định phù hợp với nghĩa vụ, trách nhiệm nhất định của mỗi thành viên Mâu thuẫn thường nảy sinh khi xảy ra tình trạng không tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệm, dẫn đến lạm dụng quyền hạn, đùn đẩy trách nhiệm Vấn đề đạo đức cũng có thể do người quản lý
- người được chủ sở hữu ủy thác quyền đại diện - cung cấp thông tin sai hay che giấu vì mục đích riêng
Với đối tượng hữu quan bên ngoài, các vấn đề đạo đức thường liên quan đến thông tin quảng cáo, an toàn sản phẩm, ô nhiễm và điều kiện lao động
Ví dụ: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có báo cáo gửi Chính phủ
về tình hình đình công và việc giải quyết vấn đề này 6 tháng đầu năm 2019 Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 67 cuộc đình công (giảm 1 cuộc
5
manh-hon-nam-bat-duoc-khong-kho-de-kiem-duoc-nhieu-tien-20200208142619861.chn
Trang 23https://cafef.vn/ty-phu-hong-kong-ly-gia-thanh-11-quy-tac-giup-cong-viec-lam-an-lon-23
so với cùng kỳ năm 2018), tập trung ở các tỉnh phía Nam Nguyên nhân của các cuộc đình công đều bắt nguồn từ tranh chấp về lợi ích và quyền lợi
- Mâu thuẫn trong sự phối hợp: Mối quan hệ gián tiếp ngoài yếu tố con
người là sự phối hợp thông qua quan hệ bởi các phương tiện kỹ thuật và vật chất
có vai trò tạo nên sức mạnh, hiệu quả trong hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp, được thể hiện thông qua công nghệ và phương tiện sử dụng trong quản
lý, sản xuất Việc sử dụng công nghệ tiên tiến là yêu cầu bức thiết, hữu hiệu hơn
so với các biện pháp sản xuất kinh doanh truyền thống, góp phần cải thiện công tác quản lý, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Tuy nhiên, nó cũng có thể tạo ra những vấn đề liên quan đến đạo đức như sau:
Thứ nhất, vi phạm liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Thứ hai, sự hạn chế bởi thông tin không trung thực của loại hình kinh
doanh thương mại điện tử
Thứ ba, hành vi phi đạo đức khi sử dụng, truy cập và khai thác các hộp thư
điện tử hay thông tin cá nhân
Thứ tư, sử dụng công nghệ hiện đại để kiểm soát người lao động có thể dẫn
đến những vấn đề liên quan đến đạo đức, khiến họ bị áp lực tâm lý do cảm thấy quyền riêng tư tại nơi làm việc bị xâm phạm
Ví dụ: Hai cổ đông lớn của Công ty A đều đưa ra 2 phương án chiến lược
kinh doanh khác nhau Người thứ nhất luôn quan tâm đến lợi nhuận của công ty,
mà không màng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, người thứ hai luôn muốn sản phẩm của công ty có chất lượng, tìm được chỗ đứng trong lòng khách hàng
- Mâu thuẫn về lợi ích: Có thể xuất hiện trong các quyết định của cá nhân
khi phải cân nhắc giữa những lợi ích khác nhau, hoặc quyết định của doanh nghiệp khi phải cân đối giữa lợi ích của các cá nhân, nhóm đối tượng hữu quan khác nhau trong doanh nghiệp hoặc giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích của các
cá nhân, tổ chức ngoài doanh nghiệp
Lợi ích thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể định lượng được như năng suất, tiền lương, thưởng, việc làm, vị trí quyền lực, thị phần, doanh
Trang 24+ Thứ nhất, không phải tất cả đối tượng hữu quan đều tìm kiếm những lợi
ích giống nhau, mỗi đối tượng sẽ có mối quan tâm đặc biệt đến một số lợi ích nhất định
+ Thứ hai, giữa các lợi ích thường có mối liên hệ nhất định Mâu thuẫn về
lợi ích phản ánh tình trạng xung đột giữa những lợi ích mong muốn đạt được giữa các đối tượng khác nhau hoặc trong chính đối tượng đó (tự mâu thuẫn), giữa lợi ích trước mắt và lâu dài
Hành vi hối lộ, tham nhũng, “lại quả” biểu hiện tình trạng mâu thuẫn về lợi ích, gây khó khăn cho người ra quyết định và người quản lý trong việc thực hiện đạo đức kinh doanh đồng thời cản trở việc cạnh tranh trung thực…
Ví dụ: Anh X và anh Y là trưởng phòng của 2 bộ phận trong công ty đang
được đề xuất lên làm giám đốc điều hành Anh Y muốn được lên chức nên đã đưa tiền đút lót cho những người có quyền quyết định chiếc ghế giám đốc sẽ thuộc về ai Kết quả, anh Y được bổ nhiệm vào vị trí giám đốc, còn anh X thì không Đây là hành vi hối lộ gây mất công bằng trong việc bổ nhiệm
Các lĩnh vực thường xảy ra mâu thuẫn gồm: marketing, phương tiện kỹ thuật, nhân lực, kế toán - tài chính, quản lý, chủ sở hữu, người lao động, khách hàng, cộng đồng, chính phủ, ngành…
1.3.3 Nhận diện các vấn đề đạo đức kinh doanh
Vấn đề đạo đức tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh là nguồn gốc dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với uy tín, sự tồn tại, phát triển của một doanh nghiệp Nhận biết được điều đó sẽ giúp chúng ta ra quyết định đúng đắn, hợp đạo lý hơn Việc nhận định vấn đề đạo đức phụ thuộc vào mức độ hiểu biết về mối quan hệ giữa các tác nhân (phương diện, lĩnh vực, nhân tố, đối tượng hữu quan) liên quan trong hoạt động kinh doanh Trình độ, khả năng nhận thức và
Trang 2525
kinh nghiệm sẽ giúp người phân tích dễ dàng nhận ra bản chất mối quan hệ cơ bản và mâu thuẫn tiềm ẩn bên trong các mối quan hệ phức tạp
Hình 1.3 Quy trình nhận diện các vấn đề đạo đức kinh doanh
Thứ nhất, xác minh các đối tượng hữu quan: có thể là bên trong hoặc bên
ngoài, tham gia trực tiếp hay gián tiếp, lộ diện hay tiềm ẩn Chỉ khảo sát về quan điểm, triết lý của đối tượng, thể hiện qua đánh giá về một hành động tiềm ẩn mâu thuẫn hay chứa đựng những nhân tố phi đạo đức
Thứ hai, xác minh mối quan tâm, mong muốn của các đối tượng hữu quan
thông qua một sự việc, tình huống cụ thể Người quản lý có những mong muốn nhất định về hành vi, kết quả đạt được ở người lao động và ngược lại, người lao động cũng có những kỳ vọng nhất định nơi người quản lý Những mong muốn,
kỳ vọng định hình quy tắc hành động, chuẩn mực hành vi cho việc ra quyết định, lợi ích riêng được thỏa mãn của các đối tượng Khi mối quan tâm và mong muốn này không mâu thuẫn hoặc xung đột thì vấn đề đạo đức hầu như không tồn tại và ngược lại sẽ nảy sinh vấn đề đạo đức
Thứ ba, xác định bản chất vấn đề đạo đức: có thể thực hiện thông qua việc
chỉ ra bản chất mâu thuẫn thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau như quan điểm, triết lý, mục tiêu, lợi ích
1.4 Vai trò của đạo đức kinh doanh
1.4.1 Góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh
Bước 1: Xác minh các đối tượng hữu quan
Bước 2: Xác minh mối quan tâm, mong muốn của đối tượng hữu quan cụ thể
Bước 3: Xác minh bản chất vấn đề đạo đức
Trang 2626
Những chuẩn mực đạo đức doanh nghiệp giúp điều chỉnh hành vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật Dù hoàn thiện, luật pháp cũng không thể được xem là chuẩn mực cho mọi hành vi của đạo đức kinh doanh và không thể thay thế vai trò của đạo đức để khuyến khích mọi người làm việc thiện Phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, nó bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần; trong khi pháp luật chỉ điều chỉnh hành vi liên quan đến chế độ quản lý nhà nước, xã hội
Đạo đức kinh doanh bao gồm các nguyên tắc và chuẩn mực gì Có hai yếu
tố quan trọng nhất, đó là tính trung thực và sự tôn trọng con người
+ Tính trung thực đòi hỏi chủ thể kinh doanh không dùng các thủ đoạn gian xảo hoặc phi pháp để kiếm lời, cạnh tranh không lành mạnh Với đối tác, khách hàng và người tiêu dùng, chủ thể kinh doanh phải giữ chữ tín trong kinh doanh, theo đó doanh nghiệp, doanh nhân phải giữ chữ tín trong mối quan hệ, bảo đảm thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết; không sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng độc hại cho sức khỏe con người; không quảng cáo sai sự thật, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhãn mác và xuất xứ hàng hóa Chủ thể kinh doanh phải chấp hành nghiêm luật pháp của Nhà nước, theo đó doanh nghiệp, doanh nhân không trốn thuế, lậu thuế, sản xuất kinh doanh những mặt hàng quốc cấm Đối với xã hội, chủ thể kinh doanh không được gây ô nhiễm môi trường tự nhiên (xả chất thải độc hại ra môi trường, tàn phá hệ sinh thái) và môi trường xã hội (kinh doanh những hàng hóa hay dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến giáo dục con người), thực hiện các trách nhiệm xã hội
+ Nguyên tắc tôn trọng con người đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng (lương, bảo hiểm, hưu trí, các chế độ chính sách); bảo đảm an toàn lao động; tạo điều kiện phát triển về thể lực và trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp; mở rộng dân chủ, khuyến khích phát huy sáng kiến, cải tiến công nghệ; tôn trọng nhu cầu, sở thích
và tâm lý khách hàng; cạnh tranh lành mạnh, công bằng với đối thủ cạnh tranh, thúc đẩy không khí vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh; gắn lợi ích của doanh
Trang 27sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Đinh La Thăng, nguyên Chủ
tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), đã chỉ định Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC) thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6,6 triệu USD, trên 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích, không đưa vào dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 120 tỷ đồng”6
ty đó cũng bằng với giá của các công ty đối thủ Khi các nhân viên cho rằng tổ chức của mình xây dựng được môi trường đạo đức, họ sẽ tận tâm hơn và hài lòng với công việc của mình hơn Các công ty cung ứng thường muốn làm ăn lâu dài với các công ty mà họ tin tưởng để qua hợp tác, họ có thể xóa bỏ được sự không hiệu quả, các chi phí và nguy cơ, để có thể làm hài lòng khách hàng Các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến vấn đề đạo đức, trách nhiệm xã hội và uy tín của những công ty mà họ đầu tư, và các công ty quản lý tài sản có thể giúp nhà đầu tư mua cổ phiếu của những công ty được đánh giá là có đạo đức
6
vu-an-dien-hinh-duoc-dua-ra-xet-xu-trong-nam-2018
Trang 28https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xet-xu-xet-xu/10-vu-an-lon-ve-kinh-te-tham-nhung-va-cac-28
Hầu hết các công ty đáng ngưỡng mộ nhất trên thế giới đều chú trọng phương pháp làm việc theo nhóm, quan tâm nhiều đến khách hàng, đề cao việc đối xử công bằng với nhân viên và thưởng cho những thành tích tốt, cũng như công cuộc đổi mới
Ví dụ “TH true MILK đã trở thành thương hiệu sữa yêu thích của người
tiêu dùng trong nước Đặc biệt, sản phẩm của TH true MILK như một phần thức uống không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Với chất lượng sữa đảm bảo sạch
và đạt chuẩn quốc tế, TH true MILK đã chinh phục được nhiều thị trường khó tính như Liên bang Nga, Trung Quốc, các nước khối ASEAN
Kể từ khi ra mắt “Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch” thì nay thương hiệu
TH true MILK đã khẳng định được vị thế trên thị trường Việt Nam Sản phẩm sữa TH true MILK được 100% người tiêu dùng yêu mến, đón nhận Công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường (IPSOS) đã đưa ra kết quả có tới 100% người tiêu dùng biết đến sản phẩm, 96% cho rằng chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của bản thân, 31% cảm thấy gắn bó với TH true
MILK hơn những nhãn hiệu khác” 7
1.4.3 Góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên
Sự tận tâm của nhân viên xuất phát từ việc họ tin rằng tương lai của họ sẽ gắn liền với tương lai của doanh nghiệp và chính vì thế, họ sẵn sàng hy sinh cá nhân vì tổ chức của mình Doanh nghiệp càng quan tâm đến nhân viên bao nhiêu thì các nhân viên càng tận tâm với doanh nghiệp bấy nhiêu Các vấn đề có ảnh hưởng đến sự phát triển của môi trường đạo đức cho nhân viên bao gồm: môi trường lao động an toàn, thù lao thích đáng và thực hiện đầy đủ trách nhiệm được ghi trong hợp đồng với tất cả nhân viên Các chương trình cải thiện môi trường đạo đức có thể là “gia đình và công việc” hoặc chia/bán cổ phần cho nhân viên Các hoạt động từ thiện hoặc trợ giúp cộng đồng không chỉ tạo ra suy nghĩ tích cực của chính nhân viên về bản thân họ và doanh nghiệp, mà còn tạo ra
sự trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp
7
vang-Viet-Nam-post182601.gd
Trang 29https://giaoduc.net.vn/Suc-khoe/TH-true-MILK-khang-dinh-vi-the-sua-sach-chat-luong-29
Môi trường đạo đức tổ chức rất quan trọng đối với các nhân viên, đa số tin rằng hình ảnh của một công ty đối với cộng đồng là vô cùng quan trọng, các nhân viên thấy công ty của mình tham gia tích cực vào công tác cộng đồng sẽ cảm thấy trung thành hơn với cấp trên và suy nghĩ tích cực về bản thân họ Khi cảm thấy môi trường đạo đức trong tổ chức có tiến bộ, các nhân viên sẽ tận tâm hơn để đạt được tiêu chuẩn đạo đức cao trong hoạt động hàng ngày đồng thời sẵn lòng thảo luận các vấn đề đạo đức và ủng hộ những ý kiến nâng cao chất lượng trong công ty nếu công ty đó cam kết thực hiện các quy định đạo đức
1.4.4 Góp phần làm hài lòng khách hàng
Các nghiên cứu và kinh nghiệm hiện thời của nhiều quốc gia cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa hành vi có đạo đức và sự hài lòng của khách hàng Các hành vi vô đạo đức có thể làm giảm lòng trung thành của khách hàng và họ sẽ chuyển sang mua của các thương hiệu khác, ngược lại hành vi đạo đức có thể thu hút khách hàng đến với sản phẩm của công ty Trên thực tế, khách hàng thích mua sản phẩm của các công ty danh tiếng, biết quan tâm đến khách hàng
Trang 301.4.5 Góp phần tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp
Những doanh nghiệp cam kết thực hiện hành vi đạo đức và chú trọng đến việc tuân thủ quy định đạo đức nghề nghiệp thường đạt được thành công lớn về tài chính Sự quan tâm đến vấn đề đạo đức đang trở thành một bộ phận trong kế hoạch chiến lược của các doanh nghiệp, đây không còn là chương trình do các chính phủ yêu cầu, mà đạo đức đang dần trở thành vấn đề quản lý trong nỗ lực giành lợi thế cạnh tranh
Một doanh nghiệp không thể trở thành một công dân tốt, không thể nuôi dưỡng và phát triển một môi trường tổ chức có đạo đức nếu kinh doanh không
có lợi nhuận Các doanh nghiệp có nguồn lực lớn hơn, thường có phương tiện để thực thi trách nhiệm công dân của mình cùng với việc phục vụ khách hàng, tăng giá trị nhân viên, thiết lập lòng tin với cộng đồng
Trách nhiệm công dân của một doanh nghiệp gần đây cũng được đề cập nhiều, có liên hệ tích cực đến lãi đầu tư, tài sản và mức tăng doanh thu Trách
8
ban-ngoi-vao-vi-tri-nay-mot-khi-da-ngoi-thi-phai-no-luc-het-minh-20180626095325483.chn
https://cafebiz.vn/van-hoa-khong-do-loi-o-fpt-shop-hay-dung-viec-noi-tai-vi-bi-khong-ai-ep-9
dung-chung/
Trang 31https://suno.vn/blog/7-vi-du-ve-dich-vu-khach-hang-tot-trong-nganh-ban-le-va-cach-ap-31
nhiệm công dân của doanh nghiệp là đóng góp của một doanh nghiệp cho xã hội bằng hoạt động kinh doanh chính của mình, đầu tư xã hội, các chương trình mang tính nhân văn và sự cam kết của doanh nghiệp vào chính sách công, là cách mà doanh nghiệp đó quản lý các mối quan hệ kinh tế, xã hội, môi trường và
là cách doanh nghiệp cam kết với các bên liên đới có tác động đối với thành công dài hạn của doanh nghiệp đó
Như vậy, đầu tư vào cơ sở hạ tầng đạo đức trong tổ chức sẽ mang lại cơ sở cho tất cả hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức cần thiết để thành công Nhiều minh chứng cho thấy việc phát triển các chương trình đạo đức có hiệu quả trong kinh doanh không chỉ giúp ngăn chặn hành vi sai trái mà còn mang lại nhiều lợi thế kinh tế
1.4.6 Góp phần vào sự vững mạnh của các quốc gia
Năm vai trò của đạo đức kinh doanh vừa đề cập ở trên góp phần vào sự vững mạnh quốc gia Các nước phát triển ngày càng giàu hơn vì xây dựng được
hệ thống thể chế quy định về đạo đức kinh doanh nhằm thúc đẩy năng suất Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, cơ hội phát triển kinh tế - xã hội bị hạn chế bởi vấn nạn độc quyền, tham nhũng, hạn chế tiến bộ cá nhân cũng như phúc lợi xã hội Thực tế khi so sánh tỉ lệ tham nhũng trong các thể chế xã hội khác nhau đã cho thấy rõ những khác biệt về sự vững mạnh và ổn định kinh tế giữa các nước này là vấn đề đạo đức, đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc phát triển
Các quốc gia có thể chế dựa vào niềm tin sẽ phát triển môi trường năng suất cao vì xây dựng được hệ thống đạo đức giúp giảm thiểu chi phí giao dịch, khiến cạnh tranh trở nên hiệu quả hơn
Tóm lại, đạo đức kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với cá nhân, doanh nghiệp, xã hội và sự vững mạnh của nền kinh tế quốc dân Môi trường đạo đức của tổ chức vững mạnh sẽ đem lại sự hài lòng, niềm tin cho khách hàng, sự tận tâm của nhân viên và lợi nhuận cho doanh nghiệp Đạo đức còn đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển và thịnh vượng của một quốc gia
Trang 3232
Ví dụ: Giải thưởng dành cho Kỹ sư và nhà khoa học trẻ Việt Nam (Honda
Y-E-S Award) qua 12 năm tổ chức đã đạt được những kết quả đáng tự hào: trong tổng số 1.038 hồ sơ ứng tuyển, 120 gương mặt đã xuất sắc giành giải thưởng và 30 sinh viên nhận được phần thưởng Y-E-S Plus (giai đoạn 2 của Giải thưởng Honda Y-E-S) để theo học thạc sĩ hoặc thực tập tại Nhật Bản”10
1.5 Các nghĩa vụ trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.5.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều tác động tích cực nhất đồng thời giảm tối đa tác động tiêu cực đối với xã hội
Trách nhiệm xã hội là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới tính, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội
Đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc, quy định rõ ràng về phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức kinh doanh ấy; còn trách nhiệm xã hội được xem như sự cam kết đối với xã hội, chỉ đạo quyết định của cá nhân và tổ chức; còn trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu quả các quyết định của tổ chức đối với xã hội; hoặc đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong, còn trách nhiệm xã hội thể hiện mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài
Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan
hệ chặt chẽ với nhau Đạo đức kinh doanh là sức mạnh bên trong trách nhiệm xã hội vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức vượt xa cả sự tuân thủ luật lệ và quy định, nó trở thành sức mạnh, nhân tố chi phối trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhiều bằng chứng cho thấy trách nhiệm xã hội bao gồm
10
71039.html
Trang 33https://haiquanonline.com.vn/honda-viet-nam-voi-nhieu-hoat-dong-dong-gop-cho-xa-hoi-33
đạo đức kinh doanh liên quan tới việc tăng lợi nhuận và góp phần vào sự tận tụy của nhân viên, sự trung thành của khách hàng - những mối quan tâm chủ yếu của bất cứ doanh nghiệp nào để có thể tăng lợi nhuận
Bảng 1.2 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội
Đạo đức kinh doanh Trách nhiệm xã hội
Tương đồng Trách nhiệm xã hội được coi như một biểu hiện của đạo đức kinh
doanh
Khác biệt
Là những quy định và các tiêu chuẩn, nguyên tắc chỉ đạo hành vi trong kinh doanh
Là những quy định và các tiêu chuẩn, nguyên tắc chỉ đạo hành vi trong kinh doanh
Thể hiện những mong muốn
kỳ vọng xuất phát từ bên trong
Thể hiện những mong muốn kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài
- Đối với người tiêu dùng: Tìm kiếm và đáp ứng một cách tốt nhất những
nhu cầu cần thiết trong xã hội, đảm bảo thỏa mãn người tiêu dùng về mọi mặt khi họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
- Đối với người lao động: Tạo công ăn việc làm với thù lao xứng đáng, cơ
hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề nghiệp và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng
tư, cá nhân ở nơi làm việc
PHÁP
LÝ
NHÂN VĂN ĐƯC ĐẠO KINH TẾ TRÁCH
NHIỆM
XÃ HỘI
Trang 34+ Là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp
Ví dụ: Sungroup với những dự án tầm cỡ đã đóng góp rất nhiều vào kinh tế
các địa phương như Đà Nẵng, Lào Cai, Quảng Ninh, Phú Quốc Trong số những dự án tầm cỡ mà Sungroup thực hiện, nhiều người vẫn còn nhớ tới hệ thống cáp treo Sungroup đưa du khách lên Bà Nà Hills (Đà Nẵng) xây dựng từ năm 2007 và lập tới 4 kỷ lục thế giới năm 2013 “Hệ thống cáp treo với 2 tuyến mới đã trở thành bệ phóng để tỉnh Tây Ninh hoàn thành các mục tiêu chiến lược, đưa tỉnh trở thành cực tăng trưởng mới của vùng kinh tế Đông Nam bộ Sự kiện khai trương cáp treo Tây Ninh cũng sẽ là dấu mốc trên hành trình nâng tầm ngành du lịch, góp sức cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh"11
11
https://vnexpress.net/du-lich/sun-group-khai-truong-cap-treo-nui-ba-den-4044028.html
Trang 3535
2 Bảo vệ người tiêu dùng: Luật pháp đòi hỏi các tổ chức kinh doanh phải cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm và dịch vụ, cũng như tuân thủ tiêu chuẩn về sự an toàn của sản phẩm nhằm bảo vệ người tiêu dùng Đồng thời, các
tổ chức kinh doanh phải phục vụ tận tụy để tạo được niềm tin cho khách hàng Luật pháp cũng bảo vệ những người không phải đối tượng tiêu dùng trực tiếp
Do các biện pháp kinh doanh và marketing có thể tác động đến nhiều đối tượng, trong đó tác động bất lợi không mong đợi đối với các nhóm chẳng phải
“đối tượng mục tiêu” vẫn bị coi là phi đạo đức vì có thể dẫn đến hậu quả khó lường
3 Bảo vệ môi trường: Vấn đề được quan tâm hiện nay là phế liệu, chất thải công nghiệp độc hại trong sản xuất, tiếng ồn trong môi trường không khí, nước, đất đai cũng như rác thải sinh hoạt… ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhất là ở các đô thị, khu công nghiệp Bên cạnh vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên, vật chất thì môi trường văn hóa - xã hội phi vật thể cũng được nhiều quốc gia chú trọng bảo vệ Tác động của các hình thức quảng cáo - đặc biệt là thông qua phim ảnh, mạng Internet - có thể dẫn đến những trào lưu tiêu dùng làm xói mòn giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống và thay đổi giá trị tinh thần, triết lý đạo đức xã hội, làm mất đi sự trong sáng, tinh tế của ngôn ngữ Những vấn đề này cũng được nhiều quốc gia quan tâm
4 An toàn và bình đẳng: Luật pháp bảo vệ quyền bình đẳng của mọi đối tượng khác nhau, không phân biệt đối xử về tuổi tác, giới tính, dân tộc, thể chất Các doanh nghiệp có quyền tuyển người có năng lực vào các vị trí khác nhau theo yêu cầu của tổ chức, tuy nhiên luật pháp cũng ngăn chặn việc sa thải người lao động tùy tiện, bất hợp lý Những quyền cơ bản của người lao động được bảo vệ là quyền được sống, làm việc như nhau trong môi trường an toàn Việc sa thải người lao động mà không có bằng chứng cụ thể như không đủ năng lực hoàn thành các yêu cầu hợp lý của công việc thì bị coi là vi phạm các quyền trên
5 Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái: Những chuẩn mực đạo đức đã được thể chế hóa thành luật, khi doanh nghiệp vượt giới hạn sẽ trở thành vi phạm pháp luật Tuy nhiên, ranh giới giữa chuẩn mực đạo đức và
Trang 3636
pháp lý thường khó xác định, do người quản lý đề ra quyết định tác nghiệp kinh doanh nhưng đồng thời lại phải chịu trách nhiệm cả về vấn đề đạo đức, pháp lý Hành vi sai trái bị phát hiện càng chậm, trách nhiệm hoặc vị trí của những người có hành vi sai trái càng cao thì hậu quả càng nặng nề và khó khắc phục Vì thế, phát hiện sớm những hành vi hay dấu hiệu sai trái có thể giúp khắc phục một cách hiệu quả đồng thời giảm thiểu hậu quả xấu
1.5.2.3 Nghĩa vụ về đạo đức
Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong sứ mệnh và chiến lược của công ty Thông qua đó, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với
các bên hữu quan Ví dụ:
+ “Sứ mệnh của VinUni là đào tạo nguồn nhân lực tinh hoa, có trình độ,
kỹ năng, vốn sống và khát vọng cống hiến nhằm đóng góp vào sự thịnh vượng của bản thân, xã hội và tác động tích cực tới nền kinh tế tri thức toàn cầu”12
+ “Sứ mệnh “Với tinh thần gần gũi thiên nhiên”, Tập đoàn TH luôn nỗ lực hết mình để nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn Việt bằng cách cung cấp những sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên - sạch, an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng”13
1.5.2.4 Nghĩa vụ về nhân văn
Nghĩa vụ về nhân văn trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động thể hiện mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng, xã hội
- Những đóng góp có thể diễn ra trên bốn phương diện:
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống
https://www.vingroup.net/tin-tuc-su-kien/bai-viet/385/dong-tho-vinuni-truong-dai-hoc-phi-13
http://www.thmilk.vn/tot-go-va-tot-nuoc-son.html
Trang 3737
+ Phát triển nhân cách đạo đức của người lao động
- Đây là trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm
Ví dụ: “Tôi yêu Việt Nam” là chương trình hướng dẫn về an toàn giao
thông và kỹ năng lái xe an toàn đã phát sóng liên tục suốt 13 năm qua, được Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Cục Cảnh sát Giao thông - Bộ Công an, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình và Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp triển khai, phát sóng14
Chương trình mong muốn đem đến những hình ảnh, những câu chuyện chân thực về thực trạng giao thông trong đời sống hằng ngày, qua đó gửi những thông điệp, những bài học, hướng dẫn hết sức bổ ích cho người dân để phòng tránh tai nạn khi tham gia giao thông, không gây ra ùn tắc, góp phần xây dựng một xã hội giao thông văn minh, an toàn
1.5.3 Quan điểm và cách tiếp cận trong thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Bảng 1.3 Các quan điểm
14
751387.vov
https://vov.vn/oto-xe-may/oto/chuong-trinh-toi-yeu-viet-nam-2018-la-mot-cau-chuyen-moi-Quan điểm “cổ điển”
Doanh nghiệp chỉ tập trung thực hiện mục tiêu kinh tế, trách nhiệm xã hội thuộc về chính phủ và các tổ chức chuyên môn → trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp rất hạn chế
Quan điểm “đánh thuế”
Doanh nghiệp ngoài việc tập trung thực hiện mục tiêu kinh tế còn phải thực hiện nghĩa vụ đối với chủ sở hữu tài sản → tương đồng với quan điểm
cổ điển, thừa nhận trách nhiệm xã hội hạn chế
Quan điểm “quản lý”
Quyền sở hữu tài sản chỉ là tương đối tạm thời, quyền sở hữu thực thuộc về toàn xã hội → trách nhiệm xã hội được mở rộng, phụ thuộc vào tính
tự giác và ý thức, trừu tượng, ít giá trị thực tiễn
Quan điểm “những người hữu
quan”
Doanh nghiệp thỏa mãn đồng thời lợi ích của tất
cả các đối tượng hữu quan → cụ thể hóa được trách nhiệm xã hội, tuy nhiên nghĩa vụ khác nhau với các đối tượng khác nhau rất khó dung hòa
Trang 38+ Kết quả hoàn thành các mục tiêu kinh tế chính đáng và hiệu quả trong việc thực hiện hoạt động kinh tế là tiêu chí để đánh giá một hoạt động, tổ chức kinh doanh
+ Mục tiêu và động lực của tổ chức kinh tế đã đăng ký chính thức về pháp
lý sẽ được luật pháp xác nhận và pháp luật bảo vệ
- Quan điểm cổ điển: Đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được
hiểu theo nghĩa hẹp và cơ bản là doanh nghiệp chỉ tập trung để có thể đạt được mục tiêu kinh tế chính thức; còn những nghĩa vụ khác để các tổ chức chuyên môn, chức năng thực hiện và chính phủ là đối tượng nên chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ xã hội vì những lý do sau:
+ Tính mục đích: Tổ chức kinh tế được xã hội và hệ thống pháp lý chính thức thừa nhận chủ yếu vì mục đích kinh tế chung mà nó có thể đạt được, góp phần nâng cao và phát triển chung cho xã hội Việc giám sát, quản lý của cơ quan pháp luật, xã hội đối với các tổ chức kinh tế cũng nhằm thực hiện mục tiêu này
+ Phạm vi ảnh hưởng: Một tổ chức kinh tế không có đủ quyền và năng lực giải quyết các vấn đề xã hội, vì các đối tượng, lĩnh vực, khu vực mà họ phải giải quyết có phạm vi rất rộng Họ chỉ có thể thực hiện tốt các nghĩa vụ xã hội liên quan đến những đối tượng bên trong phạm vi tổ chức và nghĩa vụ kinh tế đối với
xã hội theo luật pháp quy định (nghĩa vụ thuế), có vai trò hỗ trợ, giúp các tổ chức xã hội chuyên trách, cơ quan chức năng thực hiện nghĩa vụ xã hội
Hạn chế của quan điểm cổ điển là khi doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc
thực hiện mục tiêu kinh tế thì lợi nhuận, doanh thu và chi phí sẽ trở thành chủ yếu, có thể họ sẽ tìm mọi cách đạt được những điều ấy mà không hề quan tâm đến cách thức đó có trung thực hay được xã hội chấp nhận không Quan điểm
Trang 3939
này chủ yếu đề cao lợi ích cá nhân hơn tập thể, chỉ mang lợi ích từ một phía, vì thế cũng dẫn đến một mặt không công bằng và mất cân đối trong nền kinh tế xã hội Lúc này, việc điều tiết của chính phủ để xử lý những hậu quả do doanh nghiệp gây ra về mặt xã hội cũng tốn kém hơn nhiều so với việc khống chế, không để chúng xuất hiện Như vậy, nếu đặt doanh nghiệp bên ngoài trách nhiệm xã hội có thể gây ra những hậu quả bất lợi, nhất là doanh nghiệp quy mô hay có vị thế và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế xã hội
- Quan điểm đánh thuế: Quan điểm này cho rằng doanh nghiệp không chỉ
có nghĩa vụ về kinh tế, mà còn phải thực hiện nghĩa vụ đối với chủ sở hữu tài sản Doanh nghiệp sử dụng nguồn lực xã hội cho hoạt động kinh tế sẽ được coi
là đúng khi sử dụng vào những việc được người ủy thác chấp thuận Nếu là cổ đông, họ sẽ căn cứ chức năng nhiệm vụ, kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu phát triển tài chính để quyết định có góp vốn cho doanh nghiệp không Việc những người quản lý sử dụng nguồn lực vào các mục đích không phù hợp, không được sự đồng ý của người ủy thác sẽ bị coi là “đánh thuế” vào chính cổ đông của mình
Hạn chế của quan điểm này:
+ Các cổ đông không chỉ quan tâm đến số liệu tài chính mà họ đặc biệt chú
ý đến hình ảnh, giá trị, uy tín của doanh nghiệp, niềm tin và hoài bão để quyết định đầu tư cho doanh nghiệp Chính vì vậy, trong quản lý hiện đại, mục tiêu tổng quát (tuyên bố sứ mệnh) của doanh nghiệp ngày càng được những người quản lý và cổ đông quan tâm, coi trọng Bên cạnh hạn chế thì quan điểm này có một điểm tiến bộ so với quan điểm cổ điển là cho thấy sự bảo vệ đối với người đầu tư, góp vốn
+ Về cách thức, không chỉ lợi ích của cổ đông phải được đảm bảo mà cách doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với cổ đông cũng rất quan trọng, chưa chắc
cổ đông sẽ vui mừng khi tài sản của mình tăng lên mà người khác phải chịu thiệt hại
Ví dụ: Coca-Cola Việt Nam bị phạt, truy thu thuế lên tới 821 tỷ đồng Cụ
thể, Tổng cục Thuế ra quyết định truy thu thuế hơn 471 tỉ đồng với Coca-Cola
Trang 4040
Việt Nam Trong đó, số thuế GTGT bị truy thu hơn 60 tỉ, thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 359 tỉ, thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài gần 52 tỉ đồng Cơ quan thuế cũng tính tiền chậm nộp hơn 288,6 tỉ đồng và lưu ý khoản chậm nộp này mới tính đến hết ngày 16/12/2019 Ngoài ra, Coca-Cola Việt Nam còn bị phạt vi phạm hành chính hơn 61,6 tỉ đồng Theo Tổng cục Thuế, Coca-Cola Việt Nam phải có trách nhiệm tự tính và trả số tiền chậm nộp thuế kể từ sau ngày 16/12/2019 đến thời điểm nộp số thuế truy thu và phạt vào ngân sách nhà nước Tổng cộng số tiền Coca-Cola Việt Nam bị truy thu, phạt và tiền chậm nộp là hơn 821,4 tỉ đồng15
- Quan điểm quản lý: Quan điểm này cho rằng quyền sở hữu tài sản là
tương đối, thực chất chỉ là quyền sử dụng tạm thời đối với tài sản Tài sản có thể được thể hiện bằng giá trị, nó chỉ là hình ảnh phản ánh tạm thời của cải vật chất
tự nhiên ở một thời điểm, không do con người tạo nên, mà được chuyển hóa về hình thức tồn tại, tích lũy trong tự nhiên và xã hội Doanh nghiệp là người sử dụng tạm thời, có trách nhiệm quản lý, giữ gìn, bảo toàn, góp phần phát triển của cải xã hội Quyền sở hữu tài sản của cổ đông cũng mang tính hình thức, họ được ủy thác quyền kiểm soát và sử dụng một phần, nhưng do năng lực ra quyết định và hành vi hạn chế nên phải thực hiện hoặc ủy thác nghĩa vụ quản lý cho doanh nghiệp Quyền sở hữu thực sự thuộc về toàn xã hội
Theo quan điểm quản lý thì hành vi của doanh nghiệp không chỉ bị ràng buộc các nghĩa vụ trực tiếp đối với cổ đông mà với cả xã hội, không chỉ chịu sự kiểm soát bởi mong muốn của cổ đông mà còn phải đáp ứng kỳ vọng của xã hội
Xã hội bao hàm phạm vi rất rộng, không cụ thể, nên doanh nghiệp phải tự giác thể hiện “lòng nhân ái” khi thực hiện các nghĩa vụ và với tinh thần trách nhiệm thực sự xuất phát từ “ý thức về nghĩa vụ được ủy thác”
So sánh với quan điểm cổ điển thì quan điểm quản lý tiến bộ hơn, vì thể hiện được nghĩa vụ của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế là không giới hạn ở nghĩa vụ chính thức, không chỉ còn gói gọn trong phạm vi nội bộ mà đã lan tới
15
hon-821-ty-608003.html.