Mặt khác, mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ đều có những hệ thống phân loại riêng dẫn đến nhiều khó khăn, bất cập trong việc định danh lại và phân loại lại hàng hóa khi hoạt động thương mạ
Khái quát chung về Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả mã hàng hóa
Khái quát sự hình thành và phát triển Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả mã hàng hóa
Các hoạt động giao thương hàng hóa đòi hỏi sự cần thiết của danh mục để xác định tên và phân loại mặt hàng Những hệ thống phân loại đầu tiên được thiết lập khá đơn giản, áp dụng sắp xếp theo thứ tự chữ cái A, B, C
B, C Dần dần, trao đổi thương mại giữa các quốc gia ngày càng tăng lên nhanh chóng, hệ thống phân loại ban đầu không thể đáp ứng được nhu cầu xuất nhập khẩu nữa Mặt khác, mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ đều có những hệ thống phân loại riêng dẫn đến nhiều khó khăn, bất cập trong việc định danh lại và phân loại lại hàng hóa khi hoạt động thương mại diễn ra qua các vùng lãnh thổ, các quốc gia khác nhau. Để khắc phục các nhược điểm trên, đảm bảo phân loại hàng hóa một cách có hệ thống, thống nhất cách hiểu và cách sử dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu, thống kê thương mại,… các nước đã thống nhất cần phải xây dựng một cuốn danh mục để sử dụng chung.
Với tinh thần đó, một nhóm chuyên gia kỹ thuật của nhiều nước và tổ chức quốc tế đã được triệu tập Sau một thời gian làm việc khẩn trương với trí tuệ tập thể, Nhóm làm việc đã trình một bản dự thảo Công ước và Danh mục hàng hóa sửa đổi Ngày 15/12/1950, Công ước Brussel kèm theo một bản Danh mục hàng hóa ra
4 đời, có hiệu lực từ 11/9/1959 Ban đầu Danh mục này được gọi là Danh mục biểu thuế Brussel Tới năm 1974, Danh mục được đổi tên thành Danh mục hàng hóa của Hội đồng Hợp tác hải quan (sau này đổi tên hành Tổ chức Hải quan thế giới) Từ đó về sau, bản Danh mục này thường xuyên được cập nhật và sửa đổi theo hướng đảm bảo ngày càng thống nhất, hài hòa hóa danh mục biểu thuế giữa các quốc gia Công ước HS (Harmonized commodity description and coding system), gọi đầy đủ là “Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” đã được Tổ chức Hải quan thế giới thông qua tại Brussel năm 1983 và có hiệu lực ngày 01/01/1988.
Những bên tham gia Công ước này, ra đời dưới sự bảo trợ của Hội đồng Hợp tác hải quan với mong muốn:
- Tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế.
- Tạo thuận lợi cho hoạt động thu thập, so sánh và phân tích số liệu thống kê, đặc biệt là số liệu thống kê thương mại quốc tế.
- Giảm chi phí cho hoạt động mô tả lại hàng hóa, phân loại lại hàng hóa và mã hóa lại hàng hóa do chuyển từ hệ thống phân loại này sang hệ thống phân loại khác trong quá trình trao đổi hàng hóa quốc tế và tạo thuận lợi cho hoạt động tiêu chuẩn hóa hệ thống chứng từ thương mại và truyền dữ liệu.
Và cùng nhận thức rằng:
- Những thay đổi về công nghệ và những chuẩn mực của thương mại quốc tế đòi hỏi phải nhiều thay đổi lớn hơn đối với Công ước về danh mục để phân loại hàng hóa trong các Biểu thuế hải quan, làm tại Brussel, ngày 15/12/1950.
- Tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu chính xác và có thể so sánh được phục vụ cho các cuộc đàm phán thương mại quốc tế.
- Hệ thống hài hòa cũng nhằm sử dụng cho các biểu cước phí vận tải và số liệu thống kê của nhiều loại hình vận tải khác nhau.
- Hệ thống hài hòa cũng nhằm sử dụng kết hợp vào những hệ thống mô tả và mã hóa hàng hóa ở mức cao nhất có thể được, sẽ được sử dụng để thúc đẩy mối liên kết chặt chẽ tới mức cao nhất có thể giữa số liệu thống kê thương mại về hàng hóa xuất nhập khẩu và số liệu thống kê sản xuất.
- Cần duy trì mối liên kết chặt chẽ giữa Hệ thống hài hòa và Hệ thống phân loại tiêu chuẩn quốc tế (SITC) của Liên hợp quốc.
- Sự mong muốn đáp ứng những nhu cầu nêu trên thông qua Danh mục phối hợp Biểu thuế quan/Thống kê, đáp ứng nhu cầu sử dụng với nhiều lợi ích khác nhau liên quan đến thương mại quốc tế.
- Tầm quan trọng của việc đảm bảo Hệ thống hài hòa được cập nhật theo những tiến bộ về công nghệ hay theo những chuẩn mực của thương mại quốc tế.
Khái niệm Công ước HS
Công ước HS có tên gọi đầy đủ là “Công ước quốc tế về Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” được Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) thông qua tại Brussel năm 1983 Công ước có hiệu lực từ ngày 01/01/1988 Tính đến thời điểm tháng 3/2011, có 138 nước là thành viên Công ước HS.
Trước khi Công ước HS ra đời, có nhiều hệ thống phân loại hàng hóa khác nhau Chính việc áp dụng các hệ thống phân loại hàng hóa này đã làm kéo dài thời gian thông quan hàng hóa, phát sinh các chi phí do phải mô tả lại, phân loại và mã hóa lại hàng hóa khi chuyển từ hệ thống phân loại này sang hệ thống phân loại khác Để giải quyết vấn đề này và cũng để tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế,
Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đã xây dựng Hệ thống phân loại hàng hóa hài hòa (HS) để thống nhất và hài hòa các hệ thống phân loại hàng hóa khác nhau HS cung cấp mã số và tên chuẩn hóa cho hàng hóa, đồng thời thiết lập đơn vị định lượng tiêu chuẩn cho phép so sánh dữ liệu thương mại giữa các quốc gia.
Công ước hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS) là công cụ pháp lý hiệu quả đảm bảo cho hệ thống phân loại và mã hóa hàng hóa thống nhất trên toàn cầu Công ước HS được thành lập dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, tạo nên một ngôn ngữ chung để mô tả và phân loại hàng hóa trong thương mại quốc tế.
6 hàng hóa được khả thi trên thực tế Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa nhờ đó đã trở thành một hệ thống phân loại hàng hóa toàn cầu.
Mục tiêu của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa là đảm bảo phân loại hàng hóa có hệ thống theo một danh mục xác định; xác định cho mỗi mặt hàng một vị trí thích hợp trong danh mục sao cho các quốc gia áp dụng danh mục này đều đặt mỗi mặt hàng như nhau vào một con số trong danh mục gọi là mã số; thống nhất hệ thống thuật ngữ và ngôn ngữ hải quan nhằm giúp mọi người dễ hiểu và đơn giản hóa công việc của các tổ chức, cá nhân có liên quan; tạo điều hiện thuận lợi cho đàm phán các hiệp ước, hiệp định thương mại cũng như áp dụng các hiệp ước, hiệp định này giữa cơ quan Hải quan các nước
Tới nay, Danh mục HS sử dụng để:
(1) Làm cơ sở xây dựng hệ thống phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu và thuế quan hải quan.
(2) Thống kê thương mại quốc tế.
(3) Xác định xuất xứ và đàm phán thương mại giữa các quốc gia.
(4) Quản lý hàng hóa cần kiểm soát (Ví dụ: Chất phá hủy tầng ozon, phế liệu, phế thải, chất hướng thần, chất gây nghiện,…).
Việt Nam phê chuẩn tham gia Công ước HS ngày 06/03/1998 theo Quyết định số 49/QĐ-CTN của Chủ tịch nước Trần Đức Lương Công ước có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/01/2000 Theo sự phê chuẩn này, Việt Nam có trách nhiệm thực hiện đầy đủ Danh mục HS để phân loại hàng hóa xuất, nhập khẩu, cho mục đích tính thuế và thống kê xuất nhập khẩu Điều này đã được nội luật hóa ở Việt Nam. Tại Điều 3, Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22/01/2003 của Chính phủ quy định: “Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở áp dụng toàn bộ Danh mục HS và được mở rộng ở cấp độ 8 số tùy theo yêu cầu điều hành xuất, nhập khẩu của đất nước Danh mục được sử dụng trong việc phân
7 loại hàng hóa xuất, nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu và quản lý điều hành hoạt động xuất, nhập khẩu”.
1.1.3 Cấu trúc Công ước HS
Công ước HS gồm 2 phần chính: Phần thân Công ước và Phần Phụ lục của Công ước.
1.1.3.1 Phần thân Công ước bao gồm “Lời mở đầu” và 20 Điều, Khoản
- Điều 1: Khái niệm các thuật ngữ sử dụng trong Công ước HS (Ví dụ:
“HS”, “Hội đồng”, “Ban Thư ký”,…).
- Điều 2: Phụ lục: Ý nghĩa pháp lý của phụ lục và cấu trúc của phụ lục
- Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của các nước thành viên: Áp dụng đầy đủ 6 quy tắc phân loại hàng hóa theo HS, các chú giải pháp lý, mã Nhóm, Phân nhóm HS.
- Điều 4: Áp dụng HS từng phần đối với nước đang phát triển.
- Điều 5: Hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển.
- Điều 7: Chức năng của Ủy ban HS.
- Điều 8: Vai trò Hội đồng Hợp tác hải quan.
- Điều 10: Giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên.
- Điều 11: Điều kiện trở thành thành viên Công ước.
- Điều 12: Thủ tục trở thành thành viên Công ước.
- Điều 14: Áp dụng HS tại các vùng, lãnh thổ phụ thuộc.
- Điều 15: Rút khỏi Công ước.
- Điều 16: Thủ tục sửa đổi.
- Điều 17: Quyền của các bên tham gia.
- Điều 19: Thông báo của Tổng thư ký.
- Điều 20: Đăng ký tại Liên hợp quốc.
Nội dung chính của các Điều, Khoản:
- Khái niệm: Khái niệm các cụm từ, danh từ chung sử dụng trong Công ước (Ví dụ : “HS”, “Hội đồng”, “Ban Thư ký”, ).
- Danh mục HS (phụ lục): Ý nghĩa pháp lý của phụ lục và cấu trúc phụ lục.
- Quyền và nghĩa vụ của các nước thành viên.
- Áp dụng HS của các nước thành viên: Áp dụng đầy đủ 6 quy tắc phân loại; các chú giải pháp lý; mã Nhóm và Phân nhóm hàng.
- Duy trì và sửa đổi Công ước.
- Chức năng, vai trò của Hội đồng Hợp tác hải quan; Ủy ban HS.
- Giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên.
1.1.3.2 Phần Phụ lục của Công ước gồm 3 bộ phận chính
- Các quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu theo HS.
- Chú giải Phần, Chương, Phân nhóm.
- Mã số Nhóm và Phân nhóm.
Phụ lục thường được gọi là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” hay “hệ thống HS” Đây là một bộ phận không thể tách rời của Công ước.
2.1 Cấu trúc Danh mục HS
Danh mục
2.1 Cấu trúc Danh mục HS Theo Điều 1, Công ước HS, hay “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” còn gọi là Hệ thống HS Theo Điều 2, Công ước HS, Hệ thống HS là một phần không thể tách rời với Công ước Các quốc gia thành viên của Công ước phải áp dụng toàn bộ Hệ thống HS mà không được phép bổ sung hay sửa đổi nào để xây dựng hệ thống thuế quan và thống kê Hệ thống HS bao gồm 3 phần:
(1) Các quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo HS Đây là quy tắc quan trọng luôn được áp dụng khi phân loại hàng hóa (thường gọi là sáu quy tắc tổng quát).
(2) Chú giải Phần, Chương, Phân nhóm (chú giải pháp lý) là chú giải bắt buộc áp dụng trong quá trình phân loại hàng hóa Chú giải của Phần được trình bày ngay sau tiêu đề của Phần đó và tương tự, chú giải của Chương cũng được trình bày ngay sau tên của Chương đó Tiếp theo chú giải Chương là chú giải Nhóm và chú giải Phân nhóm.
(3) Danh sách những Nhóm hàng (mã 4 chữ số) và Phân nhóm hàng (mã 6 chữ số) được đặt ngay sau chú giải từng Phần, Chương, Nhóm và Phân nhóm tương ứng Danh mục những Nhóm hàng và Phân nhóm hàng của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa được gọi tắt là Danh mục HS.
Dưới đây là danh sách các chương trong Danh mục HS:
1 Động vật sống và các sản phẩm của chúng
3 Chất dễ cháy, nỗ, ứng dụng hóa học
5 Da và sản phẩm da
6 Mỹ phẩm, các sản phẩm dưỡng da, và chất tẩy rửa
8 Sản phẩm rượu và đồ uống có cồn
10 Sản phẩm nhựa và cao su
11 Sản phẩm đá và các sản phẩm của đá
12 Sản phẩm thủy tinh và các sản phẩm của thủy tinh
14 Sản phẩm máy móc và thiết bị điện tử
16 Sản phẩm giấy và bìa
17 Sản phẩm dệt kim và sản phẩm may mặc
18 Sản phẩm giày dép và đồ da
19 Sản phẩm trang sức và đồng hồ
20 Sản phẩm đồ chơi, thể thao, và nghệ thuật
Mỗi chương của Danh mục HS chứa một nhóm các sản phẩm có liên quan đến nhau Việc hiểu rõ về Danh mục HS và mã số HS tương ứng của hàng hóa là rất quan trọng để đảm bảo sự chính xác trong quá trình nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa.
Tới nay, Danh mục HS sử dụng để:
(1) Làm cơ sở xây dựng hệ thống phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu và thuế quan hải quan.
(2) Thống kê thương mại quốc tế.
(3) Xác định xuất xứ và đàm phán thương mại giữa các quốc gia.
(4) Quản lý hàng hóa cần kiểm soát (Ví dụ: Chất phá hủy tầng ozon, phế liệu, phế thải, chất hướng thần, chất gây nghiện,…).
2.2 Chú giải pháp lý (chú giải bắt buộc)
Chú giải pháp lý có chức năng giải thích khái niệm mô tả trong Danh mục, giới hạn phạm vi cụ thể của từng Phần, Chương, Nhóm hàng và Phân nhóm hàng:
- Chú giải Phần, Chương để xác định phạm vi của từng Phần, Chương và Nhóm hàng (4 chữ số).
- Chú giải Phân nhóm để giải thích rõ hơn nội dung mô tả các Phân nhóm cụ thể.
Các chú giải này là chú giải pháp lý, mang tính bắt buộc áp dụng khi phân loại hàng hóa theo HS Có 4 loại chú giải pháp lý:
(1) Chú giải loại trừ: Giới hạn phạm vi từng Phần, Chương, Nhóm và Phân nhóm.
Ví dụ: Chú giải 1, Chương 1: Động vật sống “1 Chương này bao gồm tất cả các loại động vật sống, trừ: (a) Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác thuộc Nhóm 03.01, 03.06 hoặc 03.07; (b) Vi sinh vật nuôi cấy và các sản phẩm khác thuộc Nhóm 30.02; và (c) Động vật thuộc Nhóm 95.08”.
Như vậy, Chương này bao gồm các động vật sống nhưng cũng giới hạn phạm vi Chương này bằng cách loại trừ một số loài cụ thể các động vật thuộc Chương 95, Nhóm 95.08, vi sinh vật,… thuộc Nhóm 30.02,… Chú giải loại trừ thường được diễn đạt dưới dạng: “Không bao gồm”.
(2) Chú giải định nghĩa: Đưa ra giải thích cụ thể cho nội dung của các mô tả hàng hóa trong từng Nhóm hàng, Phân nhóm hàng cụ thể.
Số thứ tự của Phần được thể hiện bằng chữ số La Mã, số của Chương, Nhóm và Phân nhóm được sử dụng bằng số Ả rập.
- Nhóm hàng được ký hiệu bằng 4 chữ số, khi đứng độc lập, mã số Nhóm hàng được ngăn thành 2 phần chính cách nhau bằng dầu chấm
Hai chữ số đầu của Nhóm chỉ số Chương mà Nhóm trực thuộc, hai chữ số sau chỉ vị trí Nhóm đó trong Chương Ví dụ : Nhóm 01.04 thuộc Chương 1 và nằm ở vị trí thứ 4 trong Chương 1.
- Nhóm hàng có thể được chia nhỏ thành hai hay nhiều Phân nhóm ở cấp độ
6 chữ số, được phân cách bằng dấu chấm đặt giữa Nhóm hàng 4 chữ số đầu chỉ Nhóm hàng; chữ số thứ 5 và 6 là 2 số bổ sung, được chi tiết hóa và mô tả cụ thể hơn từ Nhóm 4 số đầu (mã số 5, 6 số này gọi là Phân nhóm).
Mỗi Phân nhóm hàng có thể được thể hiện với 1 gạch hoặc 2 gạch, thống nhất với việc quy định 2 mã số bổ sung.
- Trường hợp một Nhóm hàng không chia nhỏ thì 2 chữ số bổ sung được thể hiện bằng số: XXXX.00
chương 4
Mục tiêu
Mã HS Code đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại hàng hóa theo một hệ thống tiêu chuẩn, với danh sách mã số áp dụng thống nhất trên toàn cầu Hệ thống này tạo ra một "ngôn ngữ hàng hóa chung", giúp đơn giản hóa giao dịch thương mại quốc tế bằng cách thống nhất cách tiếp cận đối với hàng hóa khác nhau.
Dựa vào mã HS Code, các cơ quan hải quan sẽ tiến hành áp các thuế xuất nhập khẩu phù hợp cho từng loại hàng hóa Ngoài ra, Nhà nước cũng dựa vào HS Code để thống kê và báo cáo về lưu lượng xuất nhập thực tế qua các nhóm hàng, loại hàng chi tiết.
HS Code hay mã HS là mã số phân loại hàng hóa được quy chuẩn theo quy định của Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành.
Hiện nay, ở nước ta đang áp dụng mã HS với hàng hóa là 8 số, một số nước trên thế giới quy ước mã hàng hóa là dãy có 10 hoặc 12 số (tùy theo quy định của mỗi quốc gia).
Mỗi mã HS Code được cấu trúc theo quy chuẩn của tổ chức hải quan thế giới WCO.
Theo đó, mã HS sẽ bao gồm 6 chữ số đầu tiên mang tính quốc tế, các số còn lại (2 -> 6 số còn lại) mang tính phân nhóm phụ theo quy định của từng Quốc gia. Cấu trúc chính của một mã HS bao gồm:
- Phần: Trông mã HS Code có đến 22 phần, mỗi phần sẽ có 1 chú giải riêng
- Chương: được quy định là 2 số đầu trong mã, mô tả tổng quát về loại hàng hóa.Tổng cộng theo quy định có 97 chương quốc tế Chương 98 và 99 là dành cho các quốc gia, mỗi chương sẽ có chú giải chi tiết.
- Nhóm: Bao gồm 2 ký tự sau chương, thể hiện phân loại nhóm sản phẩm
- Phân nhóm: Bao gồm 2 ký tự sau nhóm, thể hiện phân nhóm chi tiết dưới nhóm
- Phân nhóm phụ: các ký tự sau cùng thể hiện phân nhóm phụ do mỗi quốc gia quy định.
Chúng ta có thể lấy ví dụ về một mã HS Code là: 65061010
Khi nhìn vào mã HS code, chúng ta có thể lấy được các thông tin sau:
- 65: Thể hiện Chương - Mũ, các vật đội đầu khác cùng bộ phận của chúng
- 06: Thể hiện Nhóm – Mũ, các vật đội đầu khác, đã hoặc chưa lót hoặc trang trí
- 10: Thể hiện Phân nhóm – Mũ bảo hộ
- 10: Thể hiện Phân nhóm phụ của Quốc gia
Thông thường để tra cứu HS Code một cách chính xác, ta có thể dựa vào một trong ba cách dưới đây:
- Cách 1: Hỏi người có kinh nghiệm: Ta có thể hỏi các anh/chị đồng nghiệp đi trước trong cùng công ty, nhóm, đối tác … để lựa chọn mã HS Code chính xác nhất dựa trên kinh nghiệm làm việc xuất nhập khẩu hàng hóa lâu năm Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ sự tư vấn từ các công ty Logistics, công ty cung cấp dịch vụ thông quan cho hàng hóa, …
- Cách 2: Tra cứu dựa trên website:
●Thông qua website chính thức của Hải quan Việt Nam: https://www.customs.gov.vn/index.jsp? pageId$&id=NHAP_KHAU&name=Nh%E1%BA%ADp%20kh
●Thông qua website tra cứu hs code quốc tế: https://www.exportgenius.in/hs- code
Ta có thể tra cứu mã HS Code chính thống và chính xác 100% (dành cho người nào đã có kinh nghiệm, am hiểu thông tin).
Cách 3: Thông qua biểu thuế xuất nhập khẩu hàng hóa Trong file biểu thuế, sử dụng các từ khóa liên quan đến hàng hóa, tìm kiếm và tra cứu mã HS Code phù hợp theo mô tả, chủng loại hàng.
Ngoài việc biết cách tra cứu, ta cũng cần hiểu thêm về những quy tắc tra cứu mã
HS Code là gì để biết được các thông tin mình tìm thấy có chính xác không.
- Quy tắc 1: Chú giải chương và tên định danh
- Quy tắc 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện và hợp chất cùng nhóm
- Quy tắc 3: Hàng hóa thoạt nhìn ở nhiều nhóm
- Quy tắc 4: Phân loại theo hàng hóa giống chúng nhất
- Quy tắc 5: Bao bì, hộp đựng
- Quy tắc 6: Cách thức phân loại và so sánh
CHƯƠNG 4 QUY TẮC PHÂN LOẠI HÀNG HÓA
Khái quát chung về sáu quy tắc phân loại chung
Sáu quy tắc phân loại chung của Hệ thống hài hòa là một bộ phận không thể thiếu của Hệ thống HS và được biết đến dưới tên: “Những quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa”, hay còn gọi là những quy tắc giải thích chung Cần phải thấy rằng một hệ thống phân loại phải áp mã cho một mặt hàng vào một Nhóm duy nhất (trong nhiều trường hợp, đến tận Phân nhóm hàng). Để phân loại hàng hóa một cách thống nhất thì toàn bộ việc phân loại phải tuân thủ các quy tắc này Những quy tắc giải thích chung được đưa ra nhằm đảm bảo chắc chắn rằng một hàng hóa cụ thể luôn được phân loại vào một Nhóm hoặc một Phân nhóm giống nhau trong các Nhóm tương đương xem xét.
Từ quy tắc 1 đến quy tắc 4 phải áp dụng một cách tuần tự:
- Quy tắc 1 phải được áp dụng trước các quy tắc từ 2 đến 4.
- Quy tắc 3(a) phải được áp dụng trước các quy tắc 3(b) và 3(c) Quy tắc 2 áp dụng trước quy tắc 3.
- Quy tắc 5 áp dụng riêng cho các loại bao bì đi cùng hàng hóa.
- Các quy tắc từ 1 đến 5 được áp dụng cho cấp độ Nhóm.
- Quy tắc 6 áp dụng cho cấp độ Phân nhóm.
Các quy tắc giải thích chung còn quy định một cách rõ ràng từng bước làm cơ sở cho việc phân loại hàng hóa theo HS, theo đó trong mọi trường hợp, một hàng hóa trước tiên được phân loại vào Nhóm 4 số phù hợp, sau đó đến Phân nhóm một vạch của Nhóm 4 số, chỉ đến lúc này mới tiếp tục phân loại đến Phân nhóm 2 vạch của Phân nhóm 1 vạch đó,…
QT 1 Quy tắc tổng quát chung.
QT 2(a) Chưa hoàn thành hoặc chưa hoàn thiện, chưa lắp ráp hoặc đã tháo rời.
QT 2(b) Hỗn hợp hoặc hợp chất.
QT 3 Hai hoặc nhiều Nhóm.
QT 3(b) Đặc trưng cơ bản.
QT 3(c) Nhóm có số thứ tự cuối cùng.
QT 4 Nhóm giống chúng nhất.
Qt 5(a) Bao bì đặc biệt.
QT 5(b) Bao bì hoặc vật liệu đóng gói.
QT 6 Chú giải và nội dung của Phân nhóm và quy định từ 1 đến 5.
Nội dung của các quy tắc
Tên của các Phần, của Chương hoặc của Phân chương được đưa ra chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa phải được xác định theo nội dung của từng Nhóm và bất cứ chú giải của các Phần, Chương liên quan và theo các quy tắc dưới đây nếu các Nhóm hoặc các chú giải đó không có yêu cầu nào khác.
Hàng hóa là đối tượng của thương mại quốc tế được sắp xếp một cách có hệ thống trong Danh mục của Hệ thống hài hòa theo các Phần, Chương và Phân chương Tên của Phần, Chương và Phân chương được ghi ngắn gọn, súc tích để chỉ ra loại hoặc chủng loại hàng hóa được xếp trong đó Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp vì sự đa dạng của chủng loại và số lượng hàng hóa nên tên các Phần, Chương
26 và Phân chương không thể bao trùm hết toàn bộ hoặc liệt kê hết các hàng hóa trong đề mục đó.
Ngay đầu quy tắc 1 quy định rằng, những tên đề mục “chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu” Điều đó có nghĩa là tên các Phần, Chương và Phân chương không có giá trị pháp lý trong việc phân loại hàng hóa.
Phần thứ hai của quy tắc này quy định rằng việc phân loại hàng hóa được xác định theo:
(a) Nội dung của Nhóm hàng và bất cứ chú giải Phần hoặc Chương nào có liên quan, và
(b) Các quy tắc 2,3,4 và 5 khi nội dung Nhóm hàng hoặc các chú giải không có yêu cầu nào khác.
Rất nhiều hàng hóa có thể được phân loại trong Danh mục mà không cần xem xét thêm bất cứ quy tắc giải thích nào, nghĩa là chúng đã thể hiện rõ ràng theo chú giải quy tắc 1 nêu tại mục (III) (a) Ví dụ: Ngựa sống (Nhóm 01.01), dược phẩm được nêu cụ thể trong chú giải 4 của Chương 30 (Nhóm 30.06).
Trong chú giải quy tắc 1, Phần (III) (b) có nêu “khi nội dung Nhóm hàng hoặc các chú giải không có yêu cầu nào khác” là nhằm khẳng định rằng nội dung của Nhóm hàng và bất kỳ chú giải Phần hoặc Chương nào có liên quan có giá trị tối cao, nghĩa là chúng phải được xem xét trước tiên khi phân loại.
Chẳng hạn: Ở Chương 31, các chú giải nêu rằng các Nhóm nhất định chỉ liên quan đến những hàng hóa nhất định Vì vậy, những Nhóm hàng đó không được mở rộng cho những mặt hàng khác bằng việc áp dụng quy tắc 2 (b).
Ví dụ 1: Doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng theo khai báo là: “Chất trợ dùng trong công nghiệp dệt từ polyme silicon”
Kết quả phân tích cho thấy:
• Sản phẩm trên có bản chất là polyme silicon, phân tán tốt trong môi trường nước và không bị phân lớp.
• Sức căng bề mặt dung dịch 0,5% sản phẩm trên đo tại nhiệt độ 200C: 27dyne/cm.
• Sản phẩm này sẽ được phân loại trong Nhóm nào?
Sản phẩm trên có bản chất là một polyme nên ta có thể định hướng tới
Chương 39 - Plastic và các sản phẩm plastic.
Kết quả phân tích xác định đây là chất làm giảm sức căng bề mặt do vậy liên quan tới Chương 34 - Xà phòng, các chất hữu cơ hoạt động bề mặt,…
Căn cứ QT 1, chú giải loại trừ 2(f), Chương 39; chú giải 3, Chương 34, Kết luận: “Chất trợ dùng trong công nghiệp dệt từ polyme silicon” phù hợp phân loại vào Nhóm 34.04.
Ví dụ 2: Ngựa sống để làm giống, nhằm mục đích sinh sản và thế hệ con của chúng sẽ được đào tạo thành ngựa đua.
Không có tài liệu gửi kèm về quá trình sinh sản cũng như các tài liệu liên quan khác.
Những điểm cần xem xét khi phân loại:
1- Chú giải 1(c), Chương 1: Chương này bao gồm tất cả các loại động vật sống, trừ động vật của Nhóm 95.08.
2- Có tài liệu được cơ quan thẩm quyền của nước sở tại cung cấp về nguồn gốc ngựa giống hay không.
3- Chú giải chi tiết Phân nhóm 01.01.21 đề cập: “Loại thuần chủng để làm giống; chỉ bao gồm những con giống được cơ quan thẩm quyền nước sở tại công nhận là thuần chủng”. Đối chiếu những điểm đã xem xét trên, QT1,
4.2.2 Quy tắc 2 a) Một mặt hàng được phân loại trong một Nhóm hàng, thì những mặt hàng đó ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện nhưng đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện cũng thuộc Nhóm đó Cũng phân loại như vậy đối với hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện hoặc đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời. b) Nếu một nguyên liệu, một chất được phân loại trong một Nhóm nào đó thì hỗn hợp hay hợp chất của nguyên liệu hoặc chất đó với những nguyên liệu hoặc chất khác cũng thuộc Nhóm đó Hàng hóa làm toàn bộ bằng một loại nguyên liệu hay một chất, hoặc làm một phần bằng nguyên liệu hay chất đó được phân loại trong cùng Nhóm Việc phân loại những hàng hóa làm bằng hai loại nguyên liệu hay hai chất trở lên phải tuân theo quy tắc 3.
(Các mặt hàng ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện)
Phần đầu của quy tắc 2(a) đã mở rộng phạm vi của một số Nhóm hàng đặc thù không chỉ bao gồm hàng hóa hoàn chỉnh mà còn bao gồm cả hàng hóa ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện, với điều kiện chúng có những đặc trưng cơ bản của hàng đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện.
Nội dung của quy tắc này cũng được mở rộng áp dụng cho phôi đã có hình phác của sản phẩm hoàn chỉnh Thuật ngữ “phôi đã có hình phác của sản phẩm hoàn chỉnh” có nghĩa là những loại hàng chưa sử dụng trực tiếp ngay được, đã có hình dạng hoặc đường nét bên ngoài gần giống với sản phẩm hoặc bộ phận hoàn chỉnh, được sử dụng (trừ những trường hợp ngoại lệ) để hoàn thiện thành những sản phẩm hoặc bộ phận hoàn chỉnh.
Các hàng hóa là bán sản phẩm chưa có hình dạng cơ bản của sản phẩm hoàn thiện (như thanh, đĩa, ống,…) không được coi là “phôi đã có hình phác của sản phẩm hoàn chỉnh”.
Quy tắc 2(a) thường không áp dụng cho các sản phẩm thuộc các Nhóm của Phần I đến Phần IV (Chương 1 đến Chương 24).
Các trường hợp áp dụng quy tắc này được thể hiện trong các chú giải chung của Phần hoặc Chương (ví dụ: Phần XVI, và Chương 61, 62, 86, 87, 90).
Phần thứ hai của quy tắc 2(a) quy định rằng hàng hóa hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện nhưng ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời được phân loại chung một
Nhóm với hàng hóa đã lắp ráp Hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời thường do yêu cầu đóng gói, bảo quản hoặc vận chuyển.
Quy tắc này cũng áp dụng đối với hàng hóa chưa hoàn thiện do chưa lắp ráp hoặc tháo rời, nhưng phải thỏa mãn điều kiện được coi là sản phẩm hoàn chỉnh theo các đặc tính quy định trong phần đầu của quy tắc này.
Theo quy định, "hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời" bao gồm các bộ phận cấu thành có thể lắp ráp lại với nhau bằng các công cụ đơn giản tại chỗ (ví dụ: vít, bu lông, đai ốc), có thể kết hợp bằng đinh tán hoặc hàn Các hoạt động này chỉ là lắp ráp đơn thuần, không quan tâm đến tính phức tạp của phương pháp lắp ráp Tuy nhiên, các bộ phận cấu thành không được trải qua bất kỳ quá trình gia công bổ sung nào để tạo thành sản phẩm đã hoàn thiện.
Những cấu kiện chưa lắp ráp nhưng là số dư thừa theo yêu cầu để hoàn thiện sản phẩm thì được phân loại riêng.
Các trường hợp áp dụng quy tắc này được thể hiện trong các chú giải chung của Phần hoặc Chương (Ví dụ: Phần XVI, và Chương 44, 86, 87, và 89).
Quy tắc 2(a) thường không áp dụng cho các sản phẩm thuộc các Nhóm của Phần I đến Phần VI (Chương 1 đến Chương 38).
Ghi chú: Để việc áp dụng quy tắc này được phù hợp thực tế, tránh gian lận thương mại, việc áp dụng quy tắc này thống nhất thực hiện như sau: