Ưu, nhược điểm của phương thức vận tải đường hàng không2.1 Ưu điểm + Tốc độ của vận tải hàng không cao gấp 27 lần vận tải đường biển, 10 lần ô tô và 8 lần tàu hỏa, tốc độ khai thác lớn,
TRÌNH BÀY
“Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” là chủ trương sáng suốt và đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trước đòi hỏi tất yếu và cấp bách của toàn cầu hoá, quốc tế hoá ngày càng mạnh mẽ - quá trình này đang chi phối toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của toàn thế giới Với bước đi quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế đã được chỉ đạo kịp thời và chặt chẽ của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang nỗ lực tham gia vào các tổ chức và diễn đàn kinh tế khu vực, thế giới,…
Hiện nay chúng ta đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới WTO, cùng những các khối liên kết kinh tế như AFTA, APEC,… Bên cạnh những cơ hội mang lại cho quá trình phát triển kinh tế Việt Nam – thì chúng ta cũng đang phải đương đầu với rất nhiều khó khăn và thách thức trước xu thế của thời đại Trong quá trình đó ngành kinh tế nói chung và Hàng không nói riêng đều giữ vai trò quan trọng trong hoạt động giao lưu buôn bán quốc tế
Ngành hàng không đã có nhiều đóng góp trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán Đồng thời mở rộng trao đổi hàng hoá, giao lưu văn hoá, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam với thế giới.
Với vai trò đặc biệt quan trọng như vậy thì việc nghiên cứu Ngành hàng không trong quá trình hội nhập có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn này.
KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Khái niệm
Vận tải hàng không nói theo nghĩa rộng là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ thuật nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay một cách có hiệu quả Nếu nói theo nghĩa hẹp thì vận tải hàng không là sự di chuyển của máy bay trong không trung hay cụ thể hơn là hình thức vận chuyển hành khách, hàng hoá, hành lí, bưu kiện từ một địa điểm này đến một địa điểm khác bằng máy bay.
Vận tải hàng không là một phương thức vận tải còn non trẻ so với các phương thức vận tải khác như đường sắt hay đường biển.
Ưu, nhược điểm của phương thức vận tải đường hàng không
+ Tốc độ của vận tải hàng không cao (gấp 27 lần vận tải đường biển, 10 lần ô tô và 8 lần tàu hỏa), tốc độ khai thác lớn, thời gian vận chuyển nhanh.
+ Khoa học kỹ thuật phát triển vận tải hàng không thích hợp với các loại hàng hóa có giá trị cao, mau hỏng, các loại hàng hóa quý hiếm.
+ Viện trợ khẩn cấp để cứu nạn đói, bão, động đất.
+ Tính an toàn cao và hành trình đều đặng hơn so với các phương tiện vận tải khác
+ Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn so với các phương tiện vận tải khác.
+ Vận tải hàng không đơn giản hóa về chứng từ thủ tục so với các phương thức vận tải khác.
+ Cước phí vận chuyển cao gấp 8 lần cước đường biển và gấp từ 2 đến 4 lần cước ô tô và tàu hỏa.
+ Mức độ tổn thất khi xảy ra rủi ro trong vận tải hàng không là rất lớn.
+ Vận tải hàng không không phù hợp với vận chuyển hàng hóa cồng kềnh, hàng hóa có khối lượng lớn.
Vai trò của vận tải đường hàng không
Hiện nay vận tải hàng không đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau Cụ thể như sau:
Vận tải hàng không đối với nền kinh tế
+ Vận tải hàng không giúp kết nối mạng lưới giao thông vận tải trên toàn thế giới một cách nhanh chóng, dễ dàng Hiện nay nó cũng được xem là phương tiện vận tải rất được ưa chuộng và cần thiết cho hoạt động kinh doanh toàn cầu, nhất là du lịch Nhờ vận tải hàng không đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhất là ở một số quốc gia đang phát triển.
Vận tải hàng không tạo lượng lớn việc làm trên toàn cầu
+ Theo thống kê có 25% công ty bán hàng hiện nay phụ thuộc vào vận tải hàng không và 70% doanh nghiệp đánh giá rằng để phục vụ thị trường lớn thì không thể bỏ qua dịch vụ vận tải hàng không So với đường bộ và đường sắt thì vận tải hàng không chiếm tỉ trọng từ 65 đến 70% về việc dùng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng.
Vận tại hàng không với lợi ích xã hội
+ Với dịch vụ vận tải hàng không giúp mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, quốc gia Nó góp phần giúp cải thiện chất lượng cuộc sống ở nhiều khía cạnh Không những vậy mọi người ở các nước cũng có thể trải nghiệm văn hóa, địa điểm nghỉ ngơi khắp nơi trên thế giới.
Vận tải hàng không trong việc bảo vệ môi trường
Vận tải hàng không là phương pháp tối ưu hạn chế sự ô nhiễm tiếng ồn.
Lượng khí thải Carbon Monoxide ở các loại máy bay hiện đại ngày nay đồng loạt giảm 50%.
Ngoài ra, những cải tiến vượt bậc trong việc quản lý giao thông hàng không giúp việc làm giảm tiêu hao nhiên liệu từ 6 – 12% Việc cải thiện hoạt động cũng góp phần làm giảm nhiên liệu lên đến 6%.
Đối tượng của vận tải đường hàng không
Đối tượng của vận tải hàng không bao gồm:
+ Là người sử dụng dịch vụ vận tải hàng không để di chuyển từ nơi này sang nơi khác.Hành khách có thể là cá nhân hoặc tổ chức, được phân loại theo các hạng vé khác nhau như phổ thông, thương gia, hạng nhất.
+ Là các loại vật phẩm được vận chuyển bằng đường hàng không.
+ Hàng hóa có thể bao gồm bưu kiện, thư từ, hàng hóa thương mại, hàng hóa nguy hiểm, động vật sống, v.v.
+ Việc vận chuyển hàng hóa cần tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn và hải quan.
+ Là các vật phẩm được gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát bưu kiện. + Ký gửi có thể bao gồm bưu kiện, thư từ, tài liệu, quà tặng, v.v.
+ Việc vận chuyển ký gửi cần tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn và bưu chính.
+ Là các loại bưu phẩm được gửi qua dịch vụ bưu chính.
+ Thư từ có thể bao gồm thư, thiệp, bưu thiếp, v.v.
+ Việc vận chuyển thư từ cần tuân thủ các quy định về bưu chính.
+ Là các vật dụng cá nhân của hành khách được mang theo khi di chuyển bằng đường hàng không.
+ Hành lý được phân loại thành hai loại: hành lý xách tay và hành lý ký gửi.
+ Việc vận chuyển hành lý cần tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn và kích thước, trọng lượng của hành lý.
Ngoài ra, còn có một số đối tượng khác tham gia vào hoạt động vận tải hàng không như:
Chuyến bay: Là phương tiện vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường hàng
CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
Cảng hàng không
Cảng hàng không (hay thường gọi là sân bay) là toàn bộ diện tích mặt đất, thậm chí cả mặt nước, cộng với toàn bộ các cơ sở hạ tầng gồm đường cất hạ cánh ,nhà ga ,kho tàng liên quan đến sự di chuyển của máy bay và sự di chuyển của hành khách và hàng hóa do máy bay chuyên chở đến Như vậy, sân bay là nơi tất hạ cánh của máy bay và là nơi cung cấp các dịch vụ cho hành khách và hàng hóa.
Các khu vực chính của cảng hàng không:
- Khu vực máy bay: đường băng, điều hành bay, khu vực bảo dưỡng
- Khu vực phục vụ hành khách: khu vực đưa đón khách, đường ống ra vào máy bay
- Khu vực phục vụ hàng hóa trạm giao nhận hàng hóa kho hàng, kho hàng không, kho lưu hàng trước khi lên máy bay, nơi làm thủ tục thông quan.
- Cảng hàng không quốc tế là các cảng hàng không nối liền với các cảng hàng không của cách thành phố lớn ở trong mỗi nước với các cảng hàng không với các nước ngoài khác.
- Cảng hàng không nội địa là các cảng hàng không nối liền với các trung tâm khu vực tỉnh thành và các khu vực dân cư riêng biệt trong một nước.
Máy bay
Máy bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất.
Máy bay chở khách (Passenger Aircaraft): loại chuyên dùng để chở hành khách, tuy nhiên cũng có thể chở hàng được ở khoang bụng dưới, hành khách được chở ở khoang chính.
Máy bay chở hàng(Freighter/All cargo Aircarft): Loại này chủ yếu dùng để chuyên chở hàng hóa.
Máy bay kết hợp (Mixed/ Combination Aircraft): là loại máy bay vừa chuyên chở hàng khách vừa chuyên chở hàng hóa có ở khoang chính và khoang dưới.
Trang thiết bị xếp dỡ và đóng hàng
Các thiết bị xếp dỡ tại sân bay gồm 2 loại chính; các thiết bị xếp chở hàng hóa lên xuống máy bay và các thiết bị vận chuyển hàng hóa từ và tới máy bay Các thiết bị chủ yếu bao gồm: xe vận chuyển container/pallet trong sân bay Xe nâng hàng
(forlift/truck) Thiết bị nâng contaniner/pallet ( high loader) Băng chuyển hàng rời ( self propelled conveyor) Giá đỡ ( Dolly) Thiết bị xếp hàng theo đơn vị ULD ( Unit load device) Để thuận lợi cho việc xếp dỡ và bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển người ta tạo ra các công cụ hay thiết bị để ghép các kiện hàng nhỏ hoặc các kiện hàng lẻ thành cách kiện hàng hay các đơn vị hàng hóa lớn hơn tiêu chuẩn nhất định.
Nghiệp vụ giao nhận trong phương thức vận tải hàng hàng không
CÁC LOẠI HÀNG HÓA ĐƯỢC PHÉP VÀ KHÔNG ĐƯỢC PHÉP VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Hàng hóa được phép vận chuyển
1 Hàng hóa tổng hợp - General Cargo
General Cargo hay còn được biết đến là hàng hóa tổng hợp, là các mặt hàng vận chuyển bằng đường hàng không mà thuộc tính không có vấn đề về kích thước, nội dung, bao bì, Tuy nhiên không vì thế mà tất cả các lô hàng đều được chấp nhận vận tải dễ dàng bằng đường hàng không Trước khi đưa hàng hóa lên khoang, Những nhân viên sân bay họ thường sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các kích thước, thể tích hàng hóa có phù hợp với khoang chứa hay không.
2 Hàng hóa đặc biệt - Special cargo
Vận chuyển các mặt hàng hóa đặc biệt không phải là vấn đề dễ dàng, mà yêu cầu, đòi hỏi đội ngũ vận chuyển phải có những kỹ thuật xử lý đặc biệt Từ khâu lưu trữ đến khâu vận tải Hàng hóa đặc biệt gồm các loại sau: a Động vật sống - Mã: AVI
Nhiệt đới cá sống = AvF
Vận chuyển động vật sống phải chú trọng tới những hạn chế và các điều kiện liên quan đến quá trình tiếp nhận, đóng gói hàng hóa Hầu hết tất cả động vật đều được vận chuyển bằng đường hàng không, trừ những động vật lớn thì phải cần cấp giấy phép Tóm lại, các loại động vật không gây mùi khó chịu thì sẽ được vận tải bằng máy bay chuyên chở hàng hoặc máy bay chuyên chở khách. b Hàng hóa giá trị cao - Mã: VAL
Những loại hàng hóa có giá trị cao như: kim loại quý hiếm, trang sức có chất liệu bằng vàng, kim cương, những loại vật phẩm phục vụ cho quá trình nghiên cứu, các trang thiết bị điện tử.
Trong các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không, Vận chuyển loại hàng hóa có giá trị cao không phải là điều dễ dàng, vì trong quá trình vận tải nếu hàng hóa của khách hàng xảy ra những sự cố đáng tiếc, thì đơn vị vận chuyển phải bồi thường
Do đó, khi vận chuyển hàng có giá trị cao phải lựa chọn đơn vị có mức bồi thường phù hợp. c Hàng hóa ngoại giao - Mã số: DIP
Hàng hóa ngoại giao là mặt hàng rất quan trọng được vận chuyển từ các cơ quan lãnh đạo và đại sứ quán, vì vây mặt hàng này sẽ được đưa vào kho chứa đặc biệt. d Tro, hài cốt - Mã số: HUM
Hài cốt dạng tro phải được đóng gói cẩn thận và bắt buộc phải có giấy kiểm dịch của cơ quan y tế Hàng hóa dạng xương phải được đóng kín trong hòm kín, phải có giấy kiểm dịch từ cơ quan y tế Qua đó, bạn có thể thấy hài cốt được vận chuyển phải đòi hỏi thủ tục và đóng gói cực kỳ nghiêm ngặt. e Hàng dễ hỏng - Mã số: PER Đây là mặt hàng thích hợp để vận chuyển bằng đường hàng không Hàng dễ hỏng bao gồm: thịt tươi, trái cây, rau quả, f Hàng hóa ướt - Mã số: WET
Hàng hóa ướt được đóng gói kỹ càng trước khi đưa lên khoang chứa. g Hàng hóa khổ lớn - Mã số: BIG, HEA
Các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không Các loại hàng hóa có khối lượng lớn trên 500kg hoặc quá lớn để vận chuyển trên pallet thì phải có giải pháp đặc biệt, các lô hàng hóa lớn thường có chi phí vận chuyển cao. h Hàng hóa nặng mùi
Trong các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không Vận chuyển hàng hóa nặng mùi bằng máy bay là điều rất khó hoặc không thể, vì vậy trước khi vận tải phải tham khảo và lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa chuyên nghiệp.
Hàng hóa không được phép vận chuyển
Tất cả các loại vật phẩm quy định tại “Hàng hóa cấm vận chuyển, vận chuyển có điều kiện” theo quy định của pháp luật và hàng hóa cấm vận chuyển bằng đường hàng không.
Sản phẩm có chứa các chất, hoặc hỗn hợp có khả năng gây nổ, gây cháy, bao gồm nhưng không giới hạn các chất sau:
Chất khí dễ cháy (như bình gas, hộp quẹt gas/bật lửa/zippo các loại (không phân biệt có xăng hay không có xăng)…), chất khí không cháy, không độc (như bình oxy để thở, chất khí độc…) và bình chứa đối với các loại khí này
Chất rắn dễ cháy: Các loại bột kim loại, gây cháy khi có tác động của thay đổi nhiệt độ
Chất lỏng dễ cháy như sơn, xăng, dầu, cồn, rượu (có độ cồn cao), keo, nước hoa, tinh dầu tràm…
Chất phản ứng khi tiếp xúc với nước toả ra khí dễ cháy.
Chất có khả năng tự bốc cháy như phốt pho trắng…
Chất oxy hóa, chất hữu cơ có chứa oxy.
Chất ăn mòn, bao gồm axit, ắc quy, pin…
Chất độc và các chất có khả năng lây nhiễm: các loại thuốc trừ sâu, các loại virus gây bệnh với con người hay động vật, như bệnh tai xanh ở lợn, virus H5N1 ở gia cầm, virus viêm gan B ở người, các loại bệnh phẩm ở người và động vật cần xét nghiệm ở các phòng thí nghiệm, chất phóng xạ,…
Các loại chất khí, chất lỏng, chất rắn dễ cháy là những mặt hàng không được phép vận chuyển hàng không.
Các mặt hàng thuộc nhóm khác:
Sạc dự phòng, điện thoại, máy tính bảng,…hoặc các thiết bị điện tử có kèm pin.
Kim loại (khối lượng trên 200g).
Chất lỏng: nước các loại – thể tích trên 500ml.
Các loại gel (kem dưỡng, mỹ phẩm) có thể tích trên 50ml.
Nam châm hoặc các vật liệu có chứa từ tính.
Phụ tùng/phụ kiên xe (xe hơi, xe mô tô, xe đạp…).
Vật phẩm trang trí có hình dáng vũ khí hoặc được chế tạo từ vũ khí: Bật lửa hình lưu đạn, viên đạn, bật lửa hình khẩu súng, móc khóa hình viên đạn, móc khóa có dao, súng bắn dây, đồ chơi hoặc vật trang trí bằng vỏ đạn, vỏ súng, vỏ lựu đạn các loại…
Các sản phẩm khác thuộc danh mục hàng hóa cấm vận chuyển đường không theo chính sách của đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển đường hàng không hoặc theo quy định của Nhà nước tùy vào từng thời điểm.
NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN TRONG PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
Nghiệp vụ xuất hàng bằng đường hàng không
Sau khi ký hợp đồng ngoại thương, người xuất khẩu tiến hành chuẩn bị hàng hóa và lập một số chứng từ cần thiết về hàng hóa để giao hàng cho hãng hàng không.
Người xuất khẩu tiến hành giao hàng vận chuyển bằng đường hàng không theo các bước sau:
B1: Lựa chọn người chuyên chở
B3: Thực hiện thủ tục hải quan
B4: Chuẩn bị hàng, vận chuyển, cân hàng, dán nhẫn
B6: Giao hàng lên khoang, gửi chứng từ
Bước 1: Lựa chọn chọn người chuyên chở
Chọn hãng hàng không và tuyên dương, tùy thuộc vào loại hàng xuất khẩu và bên nhập khẩu sẽ cùng nhau xuất khẩu, phù hợp với mức chi phí thấp nhất để tôi đa hóa lợi nhuận cho cả hai bên
Việc lựa chọn hãng hàng không nào để vận chuyển hàng hóa rất quan trọng, vì khi lựa chọn được hãng hàng không uy tín, dịch vụ tốt ển hàng hóa rất quan trọng chi phí thời gian, và hạn chế rủi ro, an toàn nhanh chóng với giá cả phủ điệp
Bước 2: Đặt chỗ (Booking place) Đặt chỗ cho lô hàng là việc gửi thông tin cho các điểm phục vụ nhằm thông bảo những thông tin cần thiết về tình trạng của lô hàng để có thể phục vụ được tốt và tận dụng được trọng tái tối đa tránh được rủi ro mất mát
Sau khi lựa chọn người chuyên chở và chọn được tuyển dưỡng phù hợp, bước tiếp theo là đặt chỗ trên chuyến bay đã chọn Người gửi hàng điền vào booking note, booking request theo mẫu của hãng hàng không Sau đó xác nhận lại các thông tin mà hãng hàng không cung cấp: tên người gửi, tên người nhận, bên thông báo, mô tả hàng hóa, loại hàng, trọng lượng, số lượng, tên sân bay đi, tên sân bay đến.
Sau khi hoàn tất các thủ tục đặt chỗ, người xuất khẩu sẽ được hãng hàng không hay đại lý giao nhận cung cấp cho phiếu hướng dẫn gởi hàng
Bước 3: Thực hiện thủ tục hải quan cho hàng xuất khẩu
Chuẩn bị các chứng từ cần thiết để thực hiện thủ tục hải quan cho hàng xuất khẩu.
Người gửi hàng sẽ tiến hành đăng ký tờ khai hải quan với cơ quan hải quan thông quan hệ thống khai báo hải quan điện tử Nhận kết quả phân luồng để thực hiện thủ tục hải quan
Mức 1 (luồng xanh): miễn kiểm tra hàng hóa và miễn kiểm tra hồ sơ hải quan.
Mức 2 (luồng vàng): miễn kiểm tra hàng hóa và kiểm tra hồ sơ hải quan.
Mức 3 (luồng đỏ): kiểm tra hàng hóa và kiểm tra hồ sơ hải quan.
Bước 4: Chuẩn bị hàng, vận chuyển, cân hàng dán nhãn
Người xuất khẩu chuẩn bị hàng hóa, đóng gói, bao kiện cẩn thận, vận chuyển hàng hóa ra cảng hàng không, tại đây ghi đầy đủ địa chỉ người gửi, người nhận, loại hàng, số kiện, trọng lượng, chuyến bay, hình thức thanh toán cước
Sau khi cân hàng xong, đo hàng sẽ tiến hành dán nhãn hàng không vận chuyển và nhãn của đại lý vào lô hàng
Nếu hàng nguyên một pallet hay 1 thùng hàng thì có thể dán đại điện xung quanh thùng hàng, trên nhân có ghi sẵn tên hãng hàng không mà người giao nhận đã lựa chọn để chuyên chở.
Sau khi hoàn tất các công việc trên hãng hàng không sẽ cấp vận đơn cho người xuất khẩu
Bước 5: Soi chiếu an ninh:
Soi chiều an ninh là quá trình kiểm tra lại tổng thể hàng hoá trước khi hàng hoá lên máy hay Sau khi lô hàng đã hoàn thành các thủ tục hải quan, thì lô hàng sẽ được đưa đến bộ phận soi chiếu an ninh, nhân viên soi chiếu an nình sẽ xác nhận vào tờ phiếu cần hàng để dâm bảo hàng hóa đủ điều kiện chuyên chở.
Khi lô hàng đã soi chiếu xong, nhân viên an ninh sẽ đóng dấu xác nhận hàng đã qua soi chiếu vào tờ phiếu hướng dẫn gửi hàng
Bước 6: Giao hàng lên khoang máy bay và gửi chứng từ
Sau khi soi chiếu hàng xong, nhân viên tại kho hàng hãng hàng không đóng hàng vào contanier bao lưới để bảo vệ hàng hóa sau đó đưa hàng hóa lên khoang máy bay Quá trình này diễn ra nhanh chóng cho kịp với giờ khởi hành của máy bay.
Sau đó, lấy vận đơn (House Air way Bill) trong trường hợp gởi hàng qua đại lý, chuẩn bị các chứng tử để gửi
Tiến hành thônh báo cho người nhận về việc gửi hàng: nội dung gồm số
HAWB/MAWB: người gửi, người nhận, thể tích, tên sân bay đi tên sân bay đến, ngày khởi khởi hành (ETD) , ngày dự kiến đến (ETA) Sau cùng, lập bộ chứng từ thanh toán và thanh toán các khoản cần thiết.
Nghiệp vụ nhập hàng bằng đường hàng không
Nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không được tiến hành theo các bước sau:
B1: Chuẩn bị các chứng từ
B2: Thực hiện thủ tục hai quan
B3: Nhận hàng tại sân bay
B4: Thanh toán các khoản phí, nhận hàng
Bước 1: Chuẩn bị các chứng từ cho việc giao nhận
Trước khi thực hiện quá trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không, người nhận hàng phải chuẩn bị và kiểm tra các chứng từ liên quan, đảm bảo tính chính xác và hợp lệ của chứng tử.
Sau đó sẽ nhận được Giấy bảo hàng đến từ người chuyên chở gởi cho mình, người nhận hàng phải đến hãng hàng không để nhận các giấy tờ, chứng từ liên quan
Bước 2: Tiến hành thực hiện thủ tục hải quan
Chuẩn bị các chứng từ cần thiết để thực hiện thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu Sau đó, người gửi hàng sẽ tiến hành đăng ký tờ khai hải quan với cơ quan hải quan thông quan hệ thống khai báo hải quan điện tử Nhận kết quả phân luồng để thực hiện thủ tục hải quan.
Mức 1 (luồng xanh): miễn kiểm tra hàng hóa và miễn kiểm tra hồ sơ hải quan
Mức 2 (luồng vàng): miễn kiểm tra hàng hóa và kiểm tra hồ sơ hải quan
Mức 3 (luồng đỏ): kiểm tra hàng hóa và kiểm tra hồ sơ hải quan
Bước 3: Nhận hàng tại sân bay
Thực hiện các thủ tục cần thiết, để làm phiếu xuất kho, khi nhận hàng phải kiểm tra hàng hóa, nếu có hư hỏng đổ vỡ phải lập biên bản giám định có xác nhận của kho để khiếu nại sau này
Bước 4: Thanh toán các khoản phí và đưa hàng ra khỏi sân bay
Sau khi thanh toán cho cảng hàng không các khoản lệ phí cần thiết, chủ hàng hoặc người giao nhận sẽ đưa hàng hóa rời khỏi cảng hàng không về kho hàng của công ty.
PHẦN V NHỮNG THUẬT NGỮ PHỔ BIẾN TRONG VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
A2A – Airport-to-Airport: vận chuyển từ sân bay khởi hành tới sân bay đích
ATA – Actual Time of Arrival: thời gian đến thực tế
ATD – Actual Time of Departure: thời gian khởi hành thực tế
AWB – Air Waybill: vận đơn hàng không, lại được chia thành
MAWB – Master Air Waybill (vận đơn chủ do hãng hàng không phát hành)
HAWB – House Air Waybill (vận đơn nhà do người giao nhận phát hành)
Booking: đề nghị lưu chỗ trên máy bay, được hãng hàng không xác nhận
Dimensional Weight: số đo trọng lượng thể tích, là khoảng trống hoặc khối lượng của lô hàng.
FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt: giấy chứng nhận đã nhận hàng của người giao nhận
FTC – Forwarder’s Certifficate of Transport: giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận
FWR – Forwarder’s Warehouse Receipt: Biên lai kho hàng của người giao nhận (cấp cho người xuất khẩu)
GSA – General Sales Agent: Đại lý khai thác hàng được hãng hàng không chỉ định
IATA – International Air Transport Association: Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế
NOTOC – Notification To Captain: Thông báo cho cơ trưởng, là danh sách hàng hóa trên máy bay báo cho cơ trưởng chuyến bay biết
TACT – The Air Cargo Tariff: Bảng cước vận chuyển hàng hóa hàng không, do hãng hàng không công công bố
POD – Proof Of Delivery: Bằng chứng giao hàng, chứng từ thể hiện về việc người vận tải đã giao hàng theo thỏa thuận.
Volume charge: Cước phí vận tải hàng không tính theo dung tích hàng (thay vì trong trọng lượng)
Weight charge: Cước phí hàng không tính theo trọng lượng hàng hóa thực tế
ULD: Unit Load Device: đơn vị xếp hàng chuyên dụng trên máy bay
MT: Metric tons: mét tấn: đơn vị đo lường 1 MT = 1000 kg
SVC Type: Service type: loại dịch vụ
CƯỚC VẬN TẢI TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Cơ sở tính cước
Hàng hoá chuyên chở có thể phải chịu cước theo trọng lượng nhỏ và nặng, theo thể tích hay dung tích chiếm chỗ trên máy bay đối với hàng hoá nhẹ và cồnh kềnh Đối với những loại hàng hóa có giá trị cao thì giá cước sẽ được tính dựa theo trị giá của hàng trên một đơn vị thể tích hay trọng lượng.
Tuy nhiên cước hàng hoá không được nhỏ hơn cước tối thiểu Cước phí trong vận tải hàng không được quy định trong các biểu cước thống nhất Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA (International Air Transport Association) đã có quy định về quy tắc, thể lệ tính cước và cho ấn hành trong biểu cước hàng không, viết tắt là TACT (The Air Cargo Tariff).
Ngoài ra, còn có một số phụ phí khác mà người gửi hàng phải trả như phí soi an ninh,phí soi (X-ray), phí bảo hiểm (ISS), phí an ninh (SSC), phí nhiên liệu (FSC),…
Các loại cước
3.1 Cước hàng bách hoá (GCR – General cargo rate)
Là cước áp dụng cho hàng bách hoá thông thường vận chuyển giữa hai sân bay mà không áp dụng bất cứ loại cước đặc biệt nào Cước này cao thấp phụ thuộc vào trọng lượng của hàng hóa Cước này được giảm nếu khối lượng hàng hoá gửi tăng lên Cước hàng bách hoá được coi là cước cơ bản, dùng làm cơ sở để tính cước cho những mặt hàng không có cước riêng.
Cước hàng bách hoá được chia làm hai loại:
Ðối với hàng bách hoá từ 45 kg trở xuống thì áp dụng cước hàng bách hoá thông thường (GCR-N: normal general cargo rate).
Ðối với những lô hàng từ 45 kg trở lên thì áp dụng cước bách hoá theo số lượng (GCR-Q: quanlity general cargo rate).
Thông thường, cước hàng bách hoá được chia thành các mức khác nhau: từ 45 kg trở xuống; 45 kg đến 100 kg; 100 kg đến 250 kg; 250 kg dến 500 kg; 500 kg đến 1000 kg;
3.2 Cước tối thiểu (M – Minimum rate)
Là giá cước thấp nhất mà một hãng hàng không có thể vận chuyển một lô hàng, có tính đến các chi phí cố định mà hãng hàng không phải chi ra để vận chuyển Trong thực tế, cước tính cho một lô hàng thường bằng hay lớn hơn mức cước tối thiểu Cước tối thiểu phụ thuộc vào quy định của IATA.
3.3 Cước hàng đặc biệt (SCR – specific cargo rate)
Thường thấp hơn cước hàng bách hóa và áp dụng cho những hàng hóa đặc biệt, được vận chuyển trên những đường bay nhất định Mục đích chính của cước đặc biệt là để chào cho người gửi hàng giá cạnh tranh, nhằm tiết kiệm cho người gửi hàng bằng đường hàng không và cho phép sử dụng tối ưu khả năng chuyên chở của hãng hàng không.
Trọng lượng hàng tối thiểu để áp dụng cước đặc biệt là 100 kg, có cước áp dụng trọng lượng tối thiểu dưới 100 kg Theo IATA, những loại hàng hoá áp dụng cước đặc biệt được chia thành 9 nhóm lớn là:
- Nhóm 1: Súc sản và rau quả, ký hiệu 0001-0999.
- Nhóm 2: Động vật sông và động vật phi súc sản, hoa quả, 2000-2999
-Nhóm 3: Kim loại và các loại sản phẩm kim loại trừ máy móc, xe vận tài và sản phẩm điện tử, 3000-3999
- Nhóm 4: Máy móc, xe vận tải và sản phẩm điện tử, 4000-4999
- Nhóm 5: Các khoáng vật phi kim loại và sản phẩm của chúng, 5000-5999
- Nhóm 6: Hoá chất và các sản phẩm hoá chất, 6000-6999
- Nhóm 7: Các sản phẩm gỗ, cao su, sậy, giấy, 7000-7999
- Nhóm 8: Các dụng cụ, thiết bị chính xác, nghiên cứu khoa học, 8000-8999
Các nhóm lớn lại được chia thành các nhóm nhỏ hơn.
3.4 Cước phân loại hàng (Class rate)
Cước này được áp dụng khi hàng hóa đó không có cước riêng, nó thường được tính theo phần trăm tăng hoặc giảm trên cước hàng hoá bách hoá, áp dụng đối với những loại hàng hoá nhất định trong những khu vực nhất định Các mặt hàng thường được áp dụng loại cước này là:
- Động vật sống: giá cước đối với động vật sống được tính bằng 150% so với cước hàng hoá thông thường.
- Thức ăn và bao gói cũng được chia vào khối lượng tính cước của lô hàng.
- Hàng trị giá cao như vàng bạc, đồ trang sức được tính bằng 200% cước hàng bách hoá thông thường.
- Sách báo, tạp chí, thiết bị và sách báo cho người mù được tính bằng 50% cước hàng bách hoá thông thường.
- Hành lý được gửi như hàng hoá (baggage shipped as cargo): Cước được tính bằng % cước hàng bách hoá thông thường.
- Hài cốt (human remains) và giác mạc loại nước (dehydrated corneas): được miễn phí ở hầu hết các khu vực trên thế giới
3.5 Cước tính cho mọi loại hàng (FAK-freight all kinds)
Là cước tính như nhau cho mọi loại hàng xếp trong container, nếu nó chiếm trọng lượng hay thể tích như nhau.
Cước này có ưa điểm là đơn giản khi tính, nhưng lại không công bằng, loại hàng có giá trị thấp cũng bị tính cước như hàng có giá trị cao, ví dụ: cước tính cho một tấn cát cũng như tính cho một tấn vàng.
Là cước tính cho hàng hoá chuyên chở trong các ULD được thiết kế theo tiêu chuẩn của IATA Thông thường, cước này thấp hơn cước hàng rời và khi tính cước không phân biệt số lượng, chủng loại hàng hoá mà chỉ căn cứ vào số lượng, chủng loại ULD
Số ULD càng lớn thì cước càng giảm.
Cước này áp dụng cho những lô hàng không cần chở gấp và có thể chờ cho đến khi có chỗ xếp hàng trên máy bay Cước hàng chậm thấp hơn cước hàng không thông thường do các hãng hàng không khuyến khích gửi hàng chậm để họ chủ động hơn cho việc sắp xếp chuyên chở.
3.8 Cước hàng thống nhất (Unifined cargo rate)
Cước này được áp dụng khi hàng hoá được chuyên chở qua nhiều chặng khác nhau Người chuyên chở chỉ áp dụng một loại giá cước cho tất cả các chặng Cước này có thể thấp hơn tổng số tiền cước mà chủ hàng phải trả cho tất cả những người chuyên chở riêng biệt, nếu người chủ hàng tự thuê nhiều người chuyên chở khác nhau, không thông qua một người chuyên chở duy nhất.
3.9 Cước hàng gửi nhanh (Priority rate)
Cước này được gọi là cước ưu tiên, áp dụng cho những lô hàng được yêu cầu gửi gấp trong vòng 3 tiếng kể từ khi giao hàng cho người chuyên chở Cước gửi nhanh thường bằng 130% đến 140% cước hàng bách hoá thông thường.
3.10 Cước hàng nhóm (Group rate)
Cước này áp dụng đối với khách hàng có hàng gửi thường xuyên trong các container hay pallet, thường là đại lý hay người giao nhận hàng không Tại hội nghị Athens năm
1969, IATA cho phép các hãng hàng không thuộc IATA được giảm cước tối đa là 30% so với cước hàng bách hoá thông thường cho đại lý và người giao nhận hàng không Điều này cho phép các hãng hàng không được giảm cước nhưng tránh sự cạnh tranh không lành mạnh do giảm cước quá mức cho phép.
Cách tính cước
Cách tính cước theo khối lượng của hàng hóa sẽ dựa trên ba tiêu chí:
+ Tổng trọng lượng của hàng hóa (Gross weight)
+ Dung lượng của hàng hóa (Volume weight )
+ Cước tối thiểu (Minimum charge)
Cái nào lớn hơn trong 3 cái trên sẽ được chọn để tính cước hàng hóa.
4.1 Đối với hàng chỉ có một kiện
+ Bước 1: Cân hàng hóa để lấy trọng lượng
+ Bước 2: Tính thể tích của hàng hóa bằng cách lấy tích của : Độ dài lớn nhất x độ rộng lớn nhất x độ cao lớn nhất
+ Bước 3: Sau khi có thể tích, ta tiến hành tính dung lượng bằng cách lấy thể tích chia cho 6000.
(Tùy theo từng đơn vị mà phải chia cho từng số khác nhau) ĐVKL (1) = (2) / (3) Đơn vị thể tích (2) Số chia (3)
* Lưu ý : Lấy đến 3 số thập phân, sau đó tiến hành làm tròn.
+ Bước 4: So sánh giữa khối lượng, dung lượng, và cước tối thiểu để chọn ra cái lớn nhất Sau đó, nhân cho cước phí để cho ra cước phí phải trả.
Ví dụ: Một kiện hàng hóa nặng 90 kg, chiều dài 150.4, chiều rộng 125.3, chiều cao
100.6 Vận chuyển từ Việt Nam đi Singapore với tiền cước $30/ kg Tính cước phải trả?
Tiến hành làm tròn: 316 (kg).(> 90kg)
Cước phải trả cho kiện hàng là 316 * $ 30 = $ 9480.
4.2 Đối với hàng nhiều hơn 2 kiện
Ta tiến hành làm tương tự cho từng kiện rồi tính tổng khối lượng Sau đó nhân với cước phí để đưa ra cước phải trả.
BỘ CHỨNG TỪ CẦN PHẢI CÓ TRONG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
Phiếu hướng dẫn gửi hàng (Shipper’s Instruction Of Despatch)
1 Vận đơn hàng không (Airway Bill)
Vận đơn hàng không (AWB) là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng hóa và các điều kiện của hợp đồng.
Vận đơn hàng không là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không được lập và được kí bởi người chuyên chở hoặc người đại diện của họ xác nhận việc nhận hàng để chở bằng máy bay. a Chức năng:
- Bằng chứng của một hợp đồng vận tải đã được kí kết giữa người chuyên chở và người gửi hàng.
- Là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng.
- Là giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không.
- Là chứng từ kê khai hải quan hàng hóa.
- Là hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên chở hàng hóa. b Phân loại:
Căn cứ vào người phát hành:
- Vận đơn của hãng hàng không (Airline airway bill): vận đơn này do hãng hàng không phát hành
- Vận đơn trung lập (Neutral airway bill): vận đơn này do người khác (thường là do đại lí của người chuyên chở hay người giao nhận) phát hành chứ không phải do người chuyên chở.
Căn cứ vào việc gom hàng:
- Vận đơn chủ (Master Airway Bill – MAWB): là vận đơn do người chuyên chở hàng không cấp cho người gom hàng có vận đơn nhận hàng ở sân bay đích.
- Vận đơn của người gom hàng (House Airway Bill – HAWB): là vận đơn do người gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ hàng lẻ có vận đơn đi nhận hàng ở nơi đến.
2 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Hóa đơn thương mại do người bán phát hàng cho người mua, thể hiện thông tin trị giá lô hàng và phải được cung cấp cho đơn vị vận chuyển của lô hàng đó Và hóa đơn thương mại trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tương tự đối với các phương thức vận chuyển khác.
3 Phiếu đóng gói (Packing list)
Phiếu đóng gói thể hiện chi tiết hàng hóa được đóng gói như thế nào, bao nhiêu kiện, kích thước, số lượng… Packing list khác với Commercial Invoice ở chỗ không thể hiện trị giá hàng mà chỉ tập chung thể hiện quy cách đóng gói, trọng lượng hàng.
4 Thông báo hàng đến (Arrival notice)
Là chứng từ được đơn vị vận chuyển gửi cho người nhận hàng để thông báo lô hàng sắp đến nơi dỡ hàng Thường được gửi trước từ 1-2 ngày hàng đến.
5 Phiếu yêu cầu đặt chỗ trên chuyến bay (Booking Note/ Booking request)
Phiếu yêu cầu đặt chỗ là chứng từ mà khách hàng có nhu cầu đặt chỗ trên các chuyến bay yêu cầu các hãng bay (người vận chuyển) giữ chỗ cho mình Và khi có hàng, chủ hàng gửi mail đến hảng hàng không và chờ báo cáo của hãng, xem có đồng ý cho đi hay không.
- Thư đề nghị các hãng hàng không (người vận chuyển) giữ chỗ trên các chuyến bay
- Và giúp cho việc sắp xếp hàng hóa trên các chuyến bay thuận tiện hơn
6 Xác nhận đặt chỗ trên chuyến bay (Booking Confirm)
Là chứng từ bảo đảm của hãng hàng không (người vận chuyển) khẳng định với khách hàng chấp nhận phiếu yêu cầu đặt chỗ của khách hàng.
- Là giấy thông hành khi làm thủ tục hải quan
- Cam kết của hãng hàng không đối với người gửi hàng về việc vận chuyển.
7 Tờ khai hàng hóa nguy hiểm (Shipper’s Declaration For Dangerous Goods)
Là tài liệu liên quan đến hàng nguy hiểm, cung cấp thông tin về mức độ nguy hiểm hàng hóa cho nhà vận chuyển và người vận chuyển để đảm bảo sự an toàn cho người chuyên chở
Chức năng: Cung cấp thông tin về mức độ nguy hiểm hàng hóa cho nhà vận chuyển và người vận chuyển để đảm bảo sự an toàn cho người chuyên chở và hàng hóa
8 Phiếu hướng dẫn gửi hàng (Shipper’s Instruction Of Despatch)
Là bản hướng dẫn của hảng vận chuyển cho người gửi hàng trước khi nhận hàng, xác định khối lượng của lô hàng và xác nhận đã tiếp nhận hàng của các hãng hàng không đối với người gửi hàng.
- Hướng dẫn cho người gửi hàng cung cấp đầy đu thông tin
- Là chứng từ để các hãng hàng không phát hành và tính cước phí