1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài công tác quản lí tại bãi biển sầm sơn thanh hóa

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng và giải pháp công tác quản lý hoạt động du lịch tại bãi biển Sầm Sơn - Thanh Hóa
Trường học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Chuyên ngành Du lịch
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 215,42 KB

Cấu trúc

  • 1. lý do chọn đề tài (4)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (5)
  • 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu (5)
    • 3.1. Giới hạn nội dung (5)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (5)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (5)
  • 5. Bố cục gồm (5)
  • Chương 1: Tổng quan về bãi biển Sầm Sơn-Thanh Hóa (6)
    • 1.1 Vị trí địa lý (6)
    • 1.2 Quá trình phát triển du lịch Sầm Sơn (7)
      • 1.2.1. Vài nét về lịch sử địa danh Sầm Sơn (7)
      • 1.2.2. Quá trình phát triển du lịch Sầm Sơn (8)
  • Chương 2: Thực trạng công tác quản lý bãi biển Sầm Sơn – Thanh Hóa (12)
    • 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch (12)
    • 2.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch (13)
    • 2.3. Công tác quản lý dịch vụ du lịch (14)
    • 2.4. Công tác quảng bá, tuyên truyền (15)
    • 2.5. Công tác chỉnh trang đô thị, vệ sinh môi trường (16)
    • 2.6. Công tác phòng chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm (17)
    • 2.7. Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ (18)
    • 2.8. Công tác thanh tra, kiểm tra các điều kiện kinh doanh (19)
    • 2.9. Đào tạo nguồn nhân lực (19)
    • 3. Đánh giá việc thực hiện công tác quản lý nhà nước của UBND TP. Sầm Sơn đối với hoạt động du lịch (20)
      • 3.1. Giải pháp về ban hành văn bản thực hiện chính sách phát triển du lịch (22)
      • 3.2 Giải pháp về triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch (24)
        • 3.2.2. Hoàn thiện quy hoạch và quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch du lịch (26)
        • 3.2.3. Phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, chú trọng phát triển sản phẩm (29)
  • Kết luận (30)

Nội dung

Tìm hiểu và đánh giá được tiềm năng du lịch của thị xã Sầm Sơn. Phân tích thực trạng phát triển du lịch tại Sầm Sơn: những thành quả đã đạt được và những mặt còn hạn chế, so sánh với một số năm trước. Từ đó tiếp tục đưa ra công tác quản lý thúc đẩy du lịch Sầm Sơn phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn, xứng đáng với tiềm năng vốn có của thị xã du lịch biển này.

Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu và đánh giá được tiềm năng du lịch của thị xã Sầm Sơn Phân tích thực trạng phát triển du lịch tại Sầm Sơn: những thành quả đã đạt được và những mặt còn hạn chế, so sánh với một số năm trước Từ đó tiếp tục đưa ra công tác quản lý thúc đẩy du lịch Sầm Sơn phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn, xứng đáng với tiềm năng vốn có của thị xã du lịch biển này.

Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Giới hạn nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch Sầm Sơn tõ năm 2000 - 2008 và các giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển du lịch ở SầmSơn theo hướng nhanh, mạnh, bền vững.

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trong phạm vi thị xã Sầm Sơn.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp, đối chiếu so sánh.

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành và khu vực học.

Bố cục gồm

Chương 1: Tổng quan về bãi biển Sầm Sơn-Thanh Hóa

Chương 2: Thực trạng phát triển và công tác quản lý bãi biển Sầm Sơn –

Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường phát triển bãi biển Sầm Sơn -

Tổng quan về bãi biển Sầm Sơn-Thanh Hóa

Vị trí địa lý

Sầm Sơn ở phía Đông của tỉnh Thanh Hoá, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 16km, nằm trong tọa độ 19 0 43 ’ đến 19 0 47 ’ vĩ độ Bắc và 105 0 52 ’ đến 105 0 54 ’ kinh độ Đông Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hoá (cách sông Mã), phía Tây và Nam giáp huyện Quảng Xương (cách sông Đơ), phía Đông giáp biển Đông.

Năm 2007, Sầm Sơn có diện tích tự nhiên gần 18km2 (1790 ha), dân số 61.345 người Nội thị rộng 467 ha, ngoại thị 1323 ha, ao đầm nước lợ gần 200 ha Núi Trường Lệ, một dãy núi đá hoa cương diệp thạch hình thành cách đây trên 300 triệu năm, rộng khoảng 300 ha, gồm 16 ngọn, cao nhất 84,7m, vách đứng hướng biển, được phủ xanh bởi thông, bạch đàn, keo lá chàm và nhiều loại cây khác Quá trình tạo sơn tạo nên hòn Cổ Giải, mỏm Cô Tiên, hòn Trống Mái và những vườn đá đẹp huyền ảo với nhiều truyền thuyết hấp dẫn.

Sầm Sơn là một trung tâm du lịch của Thanh Hoá - tỉnh nằm ở vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển du lịch Nơi đây là cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, có hệ thống giao thông đường bộ khá thuận lợi với đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và đường sắt xuyên Việt, quốc lộ 10, quốc lộ 47, đường chiến lược 15A Ngoài ra, Thanh Hoá còn có 4 hệ thống sông chính, 5 cửa lạch thông ra biển, cảng biển Nghi Sơn trong tương lai sẽ trở thành cảng nước sâu cửa ngõ của khu vực Nam Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Giao thông giữa Sầm Sơn và các trọng điểm kinh tế, các di tích lịch sử - văn hoá của tỉnh Thanh Hoá đều rất thuận lợi và có bán kính không quá xa:

Quốc lộ 47, đoạn đường từ thành phố Thanh Hoá đi Sầm Sơn dài 16km, đường được rải nhựa, rộng 12m Ngoài ra từ quốc lộ 1A có đường tỉnh lộ từ núi Chẹt về thị trấn Môi dài 14km và đi Sầm Sơn dài 7km. Đoạn Sầm Sơn - Biện Sơn (Tĩnh Gia) dài 70 km.

Sầm Sơn - Vườn quốc gia Bến En (Như Thanh): 50km.

Sầm Sơn - Lam Kinh và đền thờ Lê Hoàn (Thọ Xuân): 60km.

Sầm Sơn - Động Hồ Công và thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc): 60km.

Sầm Sơn - Suối cá thần Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ): 100km.

Sầm Sơn - Đền phố Cát 9 (Thạch Thành): 65km.

Sầm Sơn - Đền bà Triệu (Hậu Lộc): 35 km.

Sầm Sơn - Động Từ Thức (Nga Sơn): 60km…

Như vậy, chúng ta thấy rằng từ trung tâm du lịch nghỉ mát Sầm Sơn có thể tổ chức các tour du lịch lữ hành đi về trong ngày (một điểm) hoặc vài ngày (nhiều điểm) Được thiên nhiên ưu đãi, vị trí thuận lợi, lịch sử phát triển lâu dài, lại được tỉnh Thanh Hoá dốc sức tập trung, có thể nói Sầm Sơn đang trên đà phát triển, đóng vai trò ngày càng tích cực vào sự phát triển du lịch của địa phương và cả nước.

Quá trình phát triển du lịch Sầm Sơn

1.2.1 Vài nét về lịch sử địa danh Sầm Sơn

Theo Địa chí Thanh Hoá, Sầm Sơn xưa có tên gọi Gầm Sơn hay Gầm thôn - là xóm cổ mà cư dân ngày xưa đã sinh sống ở dưới chân núi, cách ngày nay 2.000 - 3.000 năm Thời kỳ Bắc thuộc, dưới sự thống trị của nhà Hán, Sầm Sơn thuộc huyện Cư Phong, Thường Lạc Thời nhà Tuỳ (589 - 617), Sầm Sơn thuộc huyện Long An, Châu Ái, thời Đường (618 - khoảng 900) lại thuộc huyện Song Bình, Châu Ái [5, tr.27].

Sau năm 938, khi Ngô Quyền giành được độc lập, Việt Nam chấm dứt ách thống trị hơn một nghìn năm của nhà Đường Sau thời Ngô Quyền, các triều đại Đinh, Tiền Lê, Trần, Hồ tiếp nối nhau xây dựng nên nền độc lập và phát triển đất nước Trong thời kỳ này, vùng Sầm Sơn thuộc huyện Duyên Giác, lộ Cửu Chân (sau đổi thành trấn Thanh Hóa).

Thời Hậu Lê (năm Quang Thuận thứ 10 – 1461), Sầm Sơn được đổi thành huyện Quảng Xương Thanh Hoá.

Sau năm 1954, chính quyền đã chia xã Quảng Tiến thành 4 xã nhỏ gồm: Quảng Tiến, Quảng Cư, Quảng Tường và Quảng Sơn Đến năm 1958, Thị trấn Sầm Sơn chính thức được thành lập, trực thuộc huyện Quảng Xương.

Ngày 18 tháng 12 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) ra quyết định số 157 -HĐBT thành lập thị xã Sầm Sơn gồm: thị trấn Sầm Sơn (cũ), các xã: Quảng Tiến, Quảng Tường, Quảng Cư và xóm Vinh thuộc Quảng Vinh - Quảng Xương Năm 1995, đổi xã Quảng Tường thành phường Trung Sơn.

Hiện nay, thị xã Sầm Sơn gồm 5 đơn vị hành chính: 3 phường (Trung Sơn, Bắc Sơn, Trường Sơn) và 2 xã (Quảng Tiến, Quảng Cư)

Dân số của Sầm Sơn khoảng 61.345 người (2007), gần 51,6% là nữ, 29.000 lao động, 15.000 học sinh từ mầm non đến THPH.

1.2.2 Quá trình phát triển du lịch Sầm Sơn

Thời kỳ 1907 - 1954 (thời kỳ Pháp thuộc và thời kỳ kháng chiến chống Pháp).

Ngày 13 tháng 8 năm 1904: toàn quyền Đông Dương Moulef đã có quyết định nhượng không cho sở thuế các lô đất nằm trên Sôuthou (Sầm thôn) và Lương Niệm một số lô đất như sau: số diện tích 2.384m 2 , số 47, diện tích 2.4772m 2 , số 83, diện tích 2.886m 2 , số 84, diện tích 4.578m 2 …Trên những lô đất này sẽ xây dựng các trạm y tế và trung tâm phục hồi sức khoẻ.

Năm 1906, toàn quyền Đông Dương lại ký sắc lệnh cho làm con đường tỉnh lộ 8 (nay là quốc lộ 47) từ thị xã Thanh Hoá (nay là thành phố Thanh Hoá) đi Sầm Sơn dài 16 km

Cũng trong năm đó, toàn quyền Đông Dương đã ký sắc lệnh chi 50 đồng Đông Dương để thành lập Sở Bưu điện Sầm Sơn.

Một năm sau đó, vào năm 1907, chính quyền thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn thống nhất xây dựng hệ thống biệt thự trên núi Trường Lệ nhằm phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của giới quan lại người Pháp và triều Nguyễn.

Sau Cách mạng tháng 8/1945 và bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, quân dân Sầm Sơn đã thực hiện chủ trương “Tiêu thổ kháng chiến”, “Vườn không nhà trống” của Đảng và Chính phủ, vì vậy những dinh thự xưa chỉ còn lại dấu tích.

Cùng với việc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức Đảng và nhân dân Sầm Sơn chuẩn bị các điều kiện để khôi phục công tác và đón tiếp cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc theo quy định của Hiệp định Giơnevơ về Việt Nam Tất cả 7 đợt từ ngày 15 tháng 10 năm

1954 đến ngày 1.5.1955 đã đón 1.869 thương bệnh binh, 47.346 cán bộ, chiến sỹ, 5.922 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ.

Từ năm 1957 đến năm 1962, cùng với kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế nói chung, các tổ chức Đảng, chính quyền các xã thuộc khu vực Sầm Sơn, đặc biệt là Quảng Sơn dưới sự chỉ đạo của huyện Quảng Xương và tỉnh đã quan tâm tới việc xây dựng và thực hiện công tác phục vụ du lịch Một số nhà nghỉ ra đời như: Khách sạn Giao Tế, khách sạn Sầm Sơn (Bộ Nội thương), nhà nghỉ Tổng Công đoàn… Trong thời gian này, lượng khách đến Sầm Sơn và tắm biển ngày càng đông Năm 1957 có 600 lượt khách, năm 1959: 6000 lượt khách, năm 1960: 11.474 lượt khách, năm 1961: 27.170 và năm 1962: 42.000 lượt khách. Đặc biệt vào tháng 7.1960, chủ tịch Hồ Chí Minh đã về nghỉ dưỡng tại SầmSơn Người nghỉ đêm tại đền Cô Tiên, đi thăm hỏi nhân dân và cùng tham gia kéo lưới với ngư dân Sầm Sơn Trong buổi nói chuyện với cán bộ nhân dân Sầm Sơn, người căn dặn: “Sầm Sơn cần phát triển du lịch để mà thu lấy tiền” [4, tr.30].

Từ năm 1962 đến 1980, hưởng ứng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tận dụng lợi thế về cảnh quan sơn thủy hữu tình cùng bờ biển đẹp nổi tiếng, Đảng bộ và nhân dân Sầm Sơn đã bắt tay xây dựng khu du lịch nghỉ mát, tắm biển nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân địa phương.

Thị trấn Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hoá được thành lập theo quyết định số 50/CP ngày 19 tháng 8 năm 1963, với chức năng, nhiệm vụ phát triển du lịch, nghỉ dưỡng, tắm biển Nhưng từ năm 1964 đến năm 1975, do giặc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam hòng ngăn chặn sự chi viện cho chiến trường miền Nam nên việc phát triển du lịch, dịch vụ không thể tiếp tục thực hiện Trong thời gian này, thị trấn Sầm Sơn lại được giao nhiệm vụ tổ chức đón tiếp và điều dưỡng hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ cách mạng trở về từ các nhà tù của Mỹ - ngụy để an dưỡng, điều trị, phục hồi sức khoẻ.

Trong giai đoạn này, loại hình du lịch nghỉ dưỡng vẫn chiếm ưu thế, do chủ yếu được tổ chức bởi các công đoàn Tuy nhiên, năng lực đón khách tại Sầm Sơn đã tăng đáng kể, với lượng khách đến mỗi năm cao hơn năm trước.

Năm 1989, Sầm Sơn theo chủ trương "Sức khỏe - Kinh tế - Bạn bè" do Đảng bộ tỉnh đề ra Điều này thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ, đặc biệt là hoạt động du lịch Kết cấu hạ tầng được nâng cấp đáng kể, bao gồm đường, điện, cấp nước, bưu chính viễn thông và cơ sở lưu trú Chất lượng cũng như số lượng khách du lịch đến với Sầm Sơn cũng tăng trưởng mạnh mẽ.

Tính chung trong 17 năm từ 1989 đến 2006, tốc độ tăng trưởng du lịch SầmSơn là 16% năm, năm cao nhất lên tới 26% và kinh tế dịch vụ, du lịch, thương mại thực sự trở thành ngành kinh tế trọng điểm của thị xã, chiếm 68% GDP (riêng du lịch chiếm 40%) (2006).

Thực trạng công tác quản lý bãi biển Sầm Sơn – Thanh Hóa

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Ủy ban Nhân dân thành phố Sầm Sơn quản lý trực tiếp Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố Trong khi đó, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa là nơi hỗ trợ về nghiệp vụ du lịch cho cơ quan nói trên Căn cứ vào các nội dung tham mưu của Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố và các cơ quan, phòng ban chuyên môn của thành phố; UBND thành phố đã kết hợp với Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa

- Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch do Nhà nước ban hành cho các cơ sở du lịch - dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố, đồng thời ban hành các chính sách thể hiện vai trò quản lý nhà nước về du lịch.

Phòng Văn hóa và Thông tin trực thuộc UBND thành phố, chịu trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao trước UBND, Chủ tịch UBND thành phố và pháp luật Cấu trúc phòng gồm Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và các cán bộ, công chức Trưởng phòng chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của phòng, trong khi Phó trưởng phòng phụ trách và theo dõi các mặt công tác cụ thể theo phân công của Trưởng phòng Khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó trưởng phòng được ủy nhiệm điều hành phòng Phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Văn hóa và Thông tin được quy định chi tiết và rõ ràng.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch

Nhận thức được những tiềm năng to lớn của du lịch Sầm Sơn nên công tác xây dựng và tổ chức triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cũng đã sớm được thực hiện; hàng năm có tổng kết đánh giá để có phương án điều chỉnh kịp thời. Ngày 17 tháng 7 năm 2017, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 2525/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 Sự phát triển của du lịch Việt Nam nói chung và của Sầm Sơn nói riêng có nhiều cơ hội và thách thức mới trong bối cảnh Việt Nam hội nhập với quốc tế và khu vực Thành phố Sầm Sơn đã chủ động, phối hợp với các ngành liên quan lập dự án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

- xã hội của thành phố đến năm 2020 Đồng thời, đây cũng là cơ sở để thành phố xây dựng các kế hoạch 5 năm, hằng năm, thông qua đó giao chỉ tiêu phấn đầu cho các xã, phường trên địa bàn thành phố.

Sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam nói chung và của Sầm Sơn nói riêng có nhiều cơ hội và thách thức mới trong bối cảnh Việt Nam hội nhập với quốc tế và khu vực Nhận thức được những tiềm năng to lớn của du lịch Sầm Sơn, nên công tác xây dựng và tổ chức triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cũng đã sớm được thực hiện; hàng năm có tổng kết đánh giá để có phương án điều chỉnh kịp thời Thành phố Sầm Sơn đã chủ động, phối hợp với các ngành liên quan lập dự án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch Ngày 17 tháng 7 năm 2017, UBND tỉnh Thanh

Hóa đã ban hành Quyết định số 2525/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040.

Mặt khác, để cụ thể hóa quy hoạch chung, thành phố xác định và tập trung ưu tiên xây dựng các đồ án quy hoạch và dự án mục tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật: quy hoạch phát triển giao thông đô thị; quy hoạch cấp nước, thoát nước đô thị; quy hoạch xử lý chất thải rắn; quy hoạch nghĩa trang nhân dân đảo Sầm Sơn; quy hoạch hệ thống cây xanh trên các tuyến đường.

Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của thành phố Sầm Sơn ngày càng đi vào nề nếp Tăng cường công tác quản lý và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực xây dựng; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quản lý hoạt động xây dựng, tạo chuyển biến rõ nét trong công tác kiểm tra, giám sát quản lý xây dựng theo quy hoạch, xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh đô thị.

Công tác quản lý dịch vụ du lịch

Năm 2020, thành phố đã ban hành 20 phương án tổ chức, quản lý các hoạt động du lịch Các phương án được xây dựng một cách khoa học, cụ thể, phân công rõ nhiệm vụ cho các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, phường Nhìn chung, các phòng, ban, đơn vị, xã, phường và các tổ chức liên quan đã thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ được phân công, góp phần quan trọng vào thành công của hoạt động du lịch dịch vụ.

Bên cạnh đó, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 1035/QĐ-UBND ngày 6/4/2020 về việc thành lập Tổ kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh dịch vụ thương mại, du lịch trên địa bàn thành phố Sầm Sơn với 9 thành viên là lãnh đạo, chuyên viên của các phòng chuyên môn Tổ kiểm tra có nhiệm vụ giúp UBND thành phố thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn để kịp thời tham mưu cho UBND thành phố văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh và xử lý các trường hợp vị phạm các quy định của pháp luật, cũng như địa phương trong việc tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch Qua đó, ý thức của người kinh doanh đã được nâng lên rõ rệt; chất lượng của hầu hết các dịch vụ năm 2020 đã có tiến bộ, rõ nhất là qua thái độ ứng xử của người dân, trong công tác quản lý giá cả, đo lường, thực hiện niêm yết và bán theo giá niêm yết.

Công tác quảng bá, tuyên truyền

Trong năm 2020, UBND thành phố đã phối hợp với trên 30 cơ quan báo chí có văn phòng thường trú tại Thanh Hóa tổ chức viết bài tuyên truyền về điểm đến an toàn, cũng như các hoạt động kích cầu du lịch của thành phố.

Chỉnh trang và làm mới gần 24 biển nội quy bãi biển trên khuôn viên phía Đông đường Hồ Xuân Hương.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của website du lịch Sầm Sơn, website đã được bổ sung nhiều tính năng mới như đồ họa 3D, bản đồ chỉ đường, đặt phòng tự động, giới thiệu điểm tham quan, địa điểm mua sắm, vui chơi, làng nghề, cẩm nang du lịch, cơ sở lưu trú và tour du lịch trọng điểm tại Sầm Sơn và tỉnh Thanh Hóa.

Năm 2020, thành phố tiếp tục đầu tư kinh phí triển khai tu bổ, chỉnh trang, sửa chữa máy tăng âm, kéo dây cáp trục tín hiệu, hoàn thành đưa vào vận hành sử dụng thêm 6 cụm loa với chiều dài 1.500m từ đường Hai Bà Trưng đến khu vực Vạn Chài, nâng tổng số loa truyền thanh phục vụ cho công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị cũng như hoạt động du lịch của thành phố lên 82 loa Hệ thống truyền thanh của Thành phố đã thông báo phát thanh tuyên truyền 1.030 lượt phương án quản lý du lịch; 150 tin, bài du lịch, giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích của thành phố; 890 tin tìm trẻ lạc, 60 tin tìm giấy tờ rơi,… Đặc biệt, vào thứ 4 hàng tuần, duy trì phát sóng Chuyên mục Môi trường Du lịch, thời lượng từ 5 phút -

10 phút, phát vào khung giờ: 17 giờ và phát lại 6 giờ 30 phút sáng thứ 5 hàng tuần.

Thành phố Sầm Sơn đã thành lập Fanpage Facebook chính thức để quảng bá và kích thích du lịch trên mạng xã hội với hơn 9.950 nghìn lượt đăng ký theo dõi, tương tác, thích và chia sẻ.

Công tác chỉnh trang đô thị, vệ sinh môi trường

UBND thành phố Sầm Sơn yêu cầu tạm dừng thi công công trình trong khu kinh doanh dịch vụ du lịch, vận động các cá nhân, tổ chức chỉnh trang công trình, đầu tư lắp đặt đèn trang trí, biển hiệu, trồng cây xanh Ngoài ra, thành phố còn kêu gọi tự giác tháo dỡ các kết cấu công trình mái che, mái vẩy, biển quảng cáo ảnh hưởng đến cảnh quan và mỹ quan đô thị.

Tiếp tục không bố trí kinh doanh tại vỉa hè hai bên đường Hồ Xuân Hương và khuôn viên bãi biển (trừ các hạng mục kinh doanh đã ký kết với Tập đoàn FLC) để tạo không gian đi bộ, dạo mát cho du khách và nhân dân Sắp xếp lại các bến thuyền trên khu vực bãi biển để mở rộng bãi tắm, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Sửa chữa 132 bộ đèn cao áp tại các tuyến đường phục vụ cho hoạt động du lịch và Lễ khởi công dự án quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội thành phố Sầm Sơn Trong năm, thành phố đã phối hợp với các sở, ngành, cơ quan đơn vị tổ chức rà soát các điểm xây dựng nhà vệ sinh công cộng, các biển chỉ dẫn phục vụ cho hoạt động du lịch.

UBND thành phố tiếp tục ban hành Phương án 748/PA-UBND ngày09/3/2020 về đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị năm 2020, trong đó, quy định cụ thể về thời gian thu gom và vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố, nhất là các khu, điểm du lịch nhằm đảm bảo môi trường đô thị luôn Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp.

Công tác phòng chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm

Năm 2020, UBND thành phố triển khai Quyết định số 198/QĐ-UBND thành lập đoàn thẩm định về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống Kết quả, 101 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tổ chức thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ban hành Phương án số 704/PA-UBND về đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa du lịch năm 2020; Tổ chức 05 lớp cập nhật kiến thức VSATTP cho gần 600 người lao động trực tiếp sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm, những người phục vụ ăn uống ở các hàng ăn đường phố và các khách sạn, nhà nghỉ Tổ chức thanh tra chuyên ngành về công tác đảm bảo vệ sinh ANTT đối với 54 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố (trong đó, xử lý vi phạm 20 cơ sở, phạt hành chính 64.500.000 đồng) Tổ chức ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm cho 324 cơ sở thuộc ngành Y tế đã góp phần làm tốt công tác giám sát ngộ độc thực phẩm tại cơ sở; không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm với số lượng đông người không để xuất hiện các dịch bệnh lây lan rộng, đặc biệt số lượng ngộ độc thực phẩm trong năm được giảm thiểu đáng kể, không có trường hợp tử vong vì ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Ban Chỉ đạo du lịch Sầm Sơn duy trì các Tổ điều hành của UBND thành phố; chú trọng tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ du lịch; thành lập đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện “mục tiêu kép” vừa kiểm tra toàn diện các lĩnh vực hoạt động du lịch, dịch vụ; vừa kiểm tra công tác phòng,chống dịch, bệnh Covid-19 Ngoài ra, còn tăng cường tối đa các hoạt động gắn với các phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ

Thành phố Đà Nẵng đã thành lập 5 đội quản lý trật tự du lịch hoạt động 24/24h để đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) Các đội này đã phát hiện và can thiệp kịp thời nhiều vụ vi phạm, tịch thu một lượng lớn hải sản, phao bơi, chiếu và giác hơi Bên cạnh đó, thành phố cũng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức các đợt ra quân làm trật tự dưới khuôn viên bãi biển, góp phần giảm thiểu tình trạng trộm cắp, cò lơ dẫn khách, ép khách, ép giá Nhờ đó, ANTT trên địa bàn năm 2020 được đảm bảo, không xảy ra các vụ trọng án hay vụ việc phức tạp, tình hình ANTT được cải thiện đáng kể.

Tiếp tục ban hành phương án tổ chức giao thông trên địa bàn thành phố và phương án quản lý các bãi trông giữ xe trên địa bàn thành phố; Bổ sung hệ thống biển báo giao thông; sơn vạch điểm dừng đỗ cho ô tô, xe điện, xích lô; tổ chức nhiều đợt cao điểm tuyên truyền, tuần tra kiểm soát đảm bảo ATGT; kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè gây mất ATGT. Qua đó, đã phát hiện 2.072 trường hợp vi phạm, phạt tiền 1.251.510.000 đồng Hệ thống camera hỗ trợ công tác an ninh, đảm bảo an toàn giao thông tại các ngã ba, ngã tư đường trong nội thành và các nơi tập trung đông người hoặc có nguy cơ về ANTT.

Năm 2020, UBND thành phố chỉ đạo Công an thành phố phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC tỉnh tổ chức 4 lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC với 718 học viên tham gia Đồng thời, hướng dẫn 206 cơ sở tự tổ chức thực tập phương án chữa cháy của cơ sở Bên cạnh đó, xử lý hành chính 54 trường hợp về PCCC, ra 54 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và xử phạt vi phạm hành chính thêm 43 trường hợp khác.

Công tác thanh tra, kiểm tra các điều kiện kinh doanh

Năm 2020, UBND thành phố đã chỉ đạo Đội Kiểm tra liên ngành chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra các lĩnh vực như quản lý giá, điều kiện kinh doanh đối với các dịch vụ kinh doanh có điều kiện, đặc biệt xử lý kiên quyết các vụ việc có tính chất điển hình, các vụ việc mà du khách phản ánh qua đường dây nóng Đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố bố trí 100% quân số ứng trực 24/24h, nhất là trong những ngày nghỉ Lễ và những ngày cuối tuần, sẵn sàng ứng trực và kịp thời xử lý các vụ việc theo chỉ đạo từ đường dây nóng của thành phố Tuy nhiên, năm

2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19, Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố chỉ tổ chức kiểm tra và xử lý các vụ việc phản ánh qua đường dây nóng Kết quả, thành phố đã tổ chức kiểm tra phát hiện và xử lý 25 vụ, xử lý 11 vụ (trong đó có 1 vụ gian lận thương mại, 7 vi phạm về giá, 3 vụ vi phạm về ghi nhãn hàng) Qua đó,từng bước chấn chỉnh và góp phần nâng cao ý thức cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn.

Đào tạo nguồn nhân lực

Năm 2020, UBND thành phố đã ban hành phương án số 737/PA-UBND ngày 09/3/2020 về Tập huấn cán bộ quản lý và người lao động tham gia hoạt động du lịch dịch vụ năm 2020 Theo phương án, thành phố đã tổ chức cập nhật kiến thức quản lý nhà nước về du lịch, các phương án, quy định về kinh doanh dịch vụ du lịch của địa phương cũng như nghiệp vụ chuyên môn trong quản lý khách sạn nhà hàng cho hơn 500 cán bộ và gần 3.000 lao động trực tiếp.

Đánh giá việc thực hiện công tác quản lý nhà nước của UBND TP Sầm Sơn đối với hoạt động du lịch

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, trong đó có thành phố Sầm Sơn nhận thấy việc thực hiện công tác quản lý nhà nước tại Sầm Sơn trong thời gian vừa qua đạt được nhiều hiệu quả rất đáng được ghi nhận.

Thứ nhất, UBND TP Sầm Sơn đã thực hiện công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch của thành phố có sự đổi mới toàn diện cả về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình sát hợp với thị trường, phù hợp với định hướng phát triển chung của địa phương Mặt khác, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển từ hạ tầng giao thông đường thủy, đường bộ đến các phương tiện giao thông được đầu tư về số lượng và chất lượng; đã tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm hơn, nhờ đó khắc phục được một phần hiện tượng đầu tư dàn trải, gây lãng phí.

Thứ hai, TP Sầm Sơn đã thực hiện tốt công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch với bộ máy tinh gọn hiệu quả Có sự phân công nhiệm vụ chi tiết, quyền hạn rõ ràng và có sự phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan Đồng thời, thành phố đã ban hành những văn bản kịp thời, chính xác giúp cho công tác quản lý nhà nước về du lịch đạt nhiều hiệu quả.

Công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh tại TP Sầm Sơn được triển khai hiệu quả nhờ sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin, giúp quảng bá hình ảnh du lịch và nâng cao nhận thức cộng đồng Sự liên kết này giúp tạo sự đồng thuận và khuyến khích sự tham gia của cơ sở kinh doanh, người dân, và du khách trong việc tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, góp phần thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ trong việc vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế.

Thứ tư, công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch được tăng cường Chuẩn bị tương đối chu đáo về kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về du lịch Chương trình, nội dung và thời gian tổ chức các lớp học phù hợp với từng loại đối tượng, do đó chất lượng các lớp học đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra Qua đó, cập nhật kiến thức quản lý nhà nước về du lịch cho các cán bộ Trang bị cho học viên nhiều kiến thức bổ ích về kỹ năng, nghiệp vụ cho người lao động, từng bước nâng cao chất lượng quản lý và phục vụ khách du lịch.

Thứ năm, công tác đảm bảo an ninh trật tự, kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động du lịch được duy trì thường xuyên, góp phần ổn định thị trường, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh du lịch, giữ gìn kỷ cương pháp luật trong hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN

VÀ QUẢN LÝ BÃI BIỂN SẦM SƠN - THANH HÓA

3.1 Giải pháp về ban hành văn bản thực hiện chính sách phát triển du lịch Để tăng cường thực hiện chính sách phát triển du lịch, trước tiên thành phố cần xây dựng, ban hành những văn bản tập trung vào những nội dung sau:

- Xây dựng, ban hành các chính sách trọng điểm phát triển du lịch trên địa bàn Xây dựng quy chế quản lý tài nguyên du lịch và quy chế quản lý các khu, điểm du lich Thành lập Ban quản lý hoặc doanh nghiệp cổ phần có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương.

- Xây dụng mức phí và giá dịch vụ du lịch phù hợp, đặc biệt là giá vé tham quan danh lam, thắng cảnh tại các khu du lịch trọng điểm Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường và vệ sinh môi trường Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn, làm tốt công tác xử lý rác thải Xây dựng các quy định chi tiết về bảo vệ tài nguyên môi trường Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các sai phạm trong hoạt động du lịch, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội và các hành vi trái với thuần phong mỹ tục Thiết lập đường dây nóng xử lý các ý kiến thắc mắc, phản ánh của du khách.

- Ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào xúc tiến du lịch, kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch Đầu tư kinh phí thích đáng cho công tác quảng bá, trước hết cần tập trung các thị trường trong nước và quốc tế trọng điểm đã được xác định Nâng cấp trang Web du lịch Sầm Sơn Nâng cao chất lượng phát thanh, truyền hình quảng bá về du lịch Sầm Sơn Trong quảng bá và xúc tiến du lịch cần xác định vai trò chính của Nhà nước và chính quyền địa phương.

- Chính sách đầu tư: Thành phố cần có chính sách đầu tư hỗ trợ hợp lý xây dựng kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch Ưu đãi, khuyến khích thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch, nhất là các dự án đầu tư xây dựng các khu du lịch, khu du lịch sinh thái tổng hợp, khu vui chơi giải trí, khách sạn nhà hàng cao cấp Đồng thời, tạo cơ chế thông thoáng về đầu tư cho phát triển du lịch nhằm khuyến khích việc huy động các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch.

- Chính sách tài chính: Thành lập quỹ đất phát triển du lịch, ưu tiên miễn giảm hoặc không thu thuế trong thời gian nhất định với các hình thức đầu tư cho phát triển sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch bảo vệ môi trường Rà soát, điều chỉnh các loại phí và hình thức vé liên quan đến du lịch trên địa bàn thành phố để khuyến khích đầu tư và phát triển du lịch.

- Chính sách xã hội hoá hoạt động du lịch: nhằm động viên mọi nguồn lực của xã hội để xây dựng và phát triển du lịch; đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền trong quản lý hoạt động du lịch Khuyến khích người dân địa phương tham gia du lịch, phát huy lòng mến khách, thuần phong mỹ tục, giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh môi trường tự nhiên tại các điểm du lịch; tạo điều kiện để mọi người được hưởng thụ các thành quả do sự nghiệp du lịch đem lại.

- Chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế: Trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập cùng cộng đồng quốc tế thì chính sách "mở cửa - hội nhập" là rất quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch Thông qua các hoạt động du lịch, một mặt nâng cao tình đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các địa phương, các quốc gia với nhau Mặt khác, đảm bảo cho các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam Trong bối cảnh chung của cả nước, thành phố Sầm Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung cần nghiên cứu và đề xuất ban hành những chính sách đặc thù về hợp tác song phương trong lĩnh vực du lịch với các tỉnh, thành phố ở nước ngoài.

Để thúc đẩy phát triển du lịch, Việt Nam cần có chính sách khoa học công nghệ rõ ràng, khuyến khích và đầu tư thích đáng vào các hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến du lịch, cả trong và ngoài ngành.

Ngày đăng: 07/05/2024, 17:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w