Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bãi biển Sầm Sơn, Thanh Hóa

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BÃI BIỂN SẦM SƠN – THANH HểA

    Căn cứ vào các nội dung tham mưu của Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố và các cơ quan, phòng ban chuyên môn của thành phố; UBND thành phố đã kết hợp với Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch do Nhà nước ban hành cho các cơ sở du lịch - dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố, đồng thời ban hành các chính sách thể hiện vai trò quản lý nhà nước về du lịch. Mặt khác, để cụ thể hóa quy hoạch chung, thành phố xác định và tập trung ưu tiên xây dựng các đồ án quy hoạch và dự án mục tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật: quy hoạch phát triển giao thông đô thị; quy hoạch cấp nước, thoát nước đô thị; quy hoạch xử lý chất thải rắn; quy hoạch nghĩa trang nhân dân đảo Sầm Sơn;. Tổ chức hoạt động có hiệu quả website du lịch Sầm Sơn , bổ sung các tính năng mới cho website như số hóa đồ họa 3D, bản đồ định vị chỉ đường, hỗ trợ khách du lịch đặt phòng tự động thông qua cổng thông tin, giới thiệu các điểm tham quan, mua sắm, khu vui chơi, làng nghề, cẩm nang du lịch, cơ sở lưu trú, giới thiệu tour trọng điểm trong địa bàn thành phố và của tỉnh.

    Năm 2020, thành phố tiếp tục đầu tư kinh phí triển khai tu bổ, chỉnh trang, sửa chữa máy tăng âm, kéo dây cáp trục tín hiệu, hoàn thành đưa vào vận hành sử dụng thêm 6 cụm loa với chiều dài 1.500m từ đường Hai Bà Trưng đến khu vực Vạn Chài, nâng tổng số loa truyền thanh phục vụ cho công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị cũng như hoạt động du lịch của thành phố lên 82 loa. Ban Chỉ đạo du lịch Sầm Sơn duy trì các Tổ điều hành của UBND thành phố; chú trọng tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ du lịch; thành lập đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện “mục tiêu kép” vừa kiểm tra toàn diện các lĩnh vực hoạt động du lịch, dịch vụ; vừa kiểm tra công tác phòng, chống dịch, bệnh Covid-19. Các đội bảo vệ liên ngành đã trực tiếp phát hiện nhiều vụ việc liên quan đến an ninh trật tự (ANTT); đã thu giữ 523 kg hải sản các loại, 1.142 phao và áo bơi các loại, 95 giác hơi, 210 chiếu; phối hợp với Ban chỉ đạo du lịch và Tổ tuyên truyền, vận động của UBND phường ra quân 4 buổi làm trật tự dưới khuôn viên bãi biển.

    Tiếp tục ban hành phương án tổ chức giao thông trên địa bàn thành phố và phương án quản lý các bãi trông giữ xe trên địa bàn thành phố; Bổ sung hệ thống biển báo giao thông; sơn vạch điểm dừng đỗ cho ô tô, xe điện, xích lô; tổ chức nhiều đợt cao điểm tuyên truyền, tuần tra kiểm soát đảm bảo ATGT; kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè gây mất ATGT. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, trong đó có thành phố Sầm Sơn nhận thấy việc thực hiện công tác quản lý nhà nước tại Sầm Sơn trong thời gian vừa qua đạt được nhiều hiệu quả rất đáng được ghi nhận. Sầm Sơn đã thực hiện công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch của thành phố có sự đổi mới toàn diện cả về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình sát hợp với thị trường, phù hợp với định hướng phát triển chung của địa phương.

    ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN Lí BÃI BIỂN SẦM SƠN - THANH HểA

    Giải pháp về ban hành văn bản thực hiện chính sách phát triển du lịch Để tăng cường thực hiện chính sách phát triển du lịch, trước tiên thành phố

    Ưu đãi, khuyến khích thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch, nhất là các dự án đầu tư xây dựng các khu du lịch, khu du lịch sinh thái tổng hợp, khu vui chơi giải trí, khách sạn nhà hàng cao cấp. - Chính sách tài chính: Thành lập quỹ đất phát triển du lịch, ưu tiên miễn giảm hoặc không thu thuế trong thời gian nhất định với các hình thức đầu tư cho phát triển sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch bảo vệ môi trường. - Chính sách xã hội hoá hoạt động du lịch: nhằm động viên mọi nguồn lực của xã hội để xây dựng và phát triển du lịch; đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền trong quản lý hoạt động du lịch.

    Khuyến khích người dân địa phương tham gia du lịch, phát huy lòng mến khách, thuần phong mỹ tục, giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh môi trường tự nhiên tại các điểm du lịch; tạo điều kiện để mọi người được hưởng thụ các thành quả do sự nghiệp du lịch đem lại. - Chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế: Trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập cùng cộng đồng quốc tế thì chính sách "mở cửa - hội nhập" là rất quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. - Chính sách khoa học công nghệ: Có chính sách khuyến khích và đầu tư thích đáng từ ngân sách Nhà nước cho công tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài ngành du lịch để phục vụ cho quá trình phát triển du lịch.

    - Quy định quản lý và khai thỏc tài nguyờn du lịch: trong đú quy định rừ trỏch nhiệm của các cơ quan quản lý tài nguyên du lịch; các điều kiện khai thác tài nguyên du lịch; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khi tham gia khai thác tài nguyên du lịch và các chế tài xử phạt.

    Giải pháp về triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch

      - Khuyến khích hỗ trợ vật chất đối với công tác nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững; nâng cao hiểu biết cho cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch trong việc bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch.Tại các điểm tham quan du lịch, các khu du lịch, các điểm dừng chân cần phải tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn rất cụ thể cho người dân cách đón tiếp, phục vụ sao cho. Hoàn thiện quy hoạch và quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch du lịch Để trở thành đô thị du lịch quốc gia, Sầm Sơn phải đạt các tiêu chí: đáp ứng các quy định về thành phố theo quy định của pháp luật; có tài nguyên du lịch hấp dẫn; liên lạc thuận tiện; có cơ sở hạ tầng cơ sở hạ tầng tốt, đồng bộ tiện nghi; ngành Du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết các xã phường trên địa bàn toàn thành phố; quan tâm xây dựng lộ trình cụ thể về phát triển đô thị Sầm Sơn, trong đó chú ý đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, coi trọng công tác đào tạo cán bộ quản lý đô thị, quan tâm công tác quy hoạch theo hướng khai thác đặc trưng của đô thị du lịch biển, đầu tư hơn nữa cho công tác thiết kế cảnh quan đô thị, công trình công cộng,.

      Tăng cường công tác quản lý quy hoạch đô thị, xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm đất đai, làm nhà trái phép, vi phạm không gian; lập quy hoạch và xây dựng công viên, trồng mới cây xanh, thảm cỏ, thảm thực vật nhằm xây dựng thành phố xanh - sạch - đẹp. Tổ chức hợp lý các phân khu chức năng phù hợp với quy hoạch mới; trong đó lấy sông Đơ làm tâm điểm chính để kiến tạo đô thị; lấy núi Trường Lệ và các bãi biển làm vùng cảnh quan chính, tạo không gian thoáng đẹp, hoà nhập với thiên nhiên và cảnh quan môi trường. Cụ thể như sau: Khu Trung tâm hành chính ở phía Tây sông Đơ; Khu Quảng Trường ở phía Đông khu Trung tâm hành chính; Khu du lịch gồm các khu du lịch hiện có ở khu vực nội thị và các khu du lịch mới nhằm khai thác hiệu quả và bền vững tài nguyên du lịch trên địa bàn; Các Trung tâm gồm Trung tâm hội nghị, hội thảo, Trung tâm Thương mại, Trung tâm Văn hóa.

      Việc đa dạng các sản phẩm, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó không chỉ tăng tính hấp dẫn của du lịch Sầm Sơn, giảm thiểu sự cạnh tranh không cần thiết với các khu du lịch lân cận mà còn thu hút lượng lớn các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động du lịch, giải quyết việc làm, góp phần không nhỏ vào phát triển du lịch bền vững cả về kinh tế và xã hội.