1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÌM HIỂU NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN NGÀNH HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Nhân Tố Tác Động Đến Việc Lựa Chọn Ngành Học Của Học Sinh Lớp 12 Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Lê Minh Mỹ Anh, Đỗ Kiến Hào, Phạm Nguyễn Ngọc Hân, Trần Ngọc Thành Tài, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Võ Hồng Yến Vy
Người hướng dẫn ThS. Phạm Thị Oanh
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại Đề Cương Nghiên Cứu
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 533,72 KB

Nội dung

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU Đề tài: TÌM HIỂU NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG Đ

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Đề tài:

TÌM HIỂU NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN NGÀNH HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lớp học phần: DHCDT16B - 420300319853 Nhóm: 8

GVHD: ThS Phạm Thị Oanh

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2023

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Trang 3

BẢN CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

(ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU)

Học kỳ 1 năm học 2022 - 2023

Đề tài: “Tìm hiểu nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngành học của học sinh lớp 12 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”

Điểm tiểu luận nhóm

Số lượng/ chất lượng tài

Trang 4

Điểm của các thành viên

CLO STT Họ và Tên

Xếp loại, đánh giá của nhóm

Điểm đánh giá của GV

Điểm quy đổi (b)

Điểm tổng kết (a+b)

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 2

1 Lí do chọn đề tài 2

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

2.1 Mục tiêu chính 3

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3 Câu hỏi nghiên cứu 3

4 Giả thuyết nghiên cứu 3

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5.1 Đối tượng nghiên cứu 4

5.2 Phạm vi nghiên cứu 4

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4

6.1 Ý nghĩa khoa học 4

6.2 Ý nghĩa thực tiễn 5

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6

1 Các khái niệm 6

2 Lịch sử nghiên cứu/ Cơ sở lý luận 6

3 Những khía cạnh chưa được đề cập trong lịch sử nghiên cứu 7

PHẦN III: NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP 8

1 Thiết kế nghiên cứu 8

1.1 Thiết kế nghiên cứu cắt ngang 8

1.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng 8

1.3 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 8

2 Định nghĩa vận hành khái niệm 8

3 Mô hình nghiên cứu - Biến số - Thang đo 9

4 Chiến lược chọn mẫu 9

5 Phương pháp nghiên cứu – Công cụ nghiên cứu 10

6 Quy trình thu thập và xử lý dữ liệu (Thứ cấp – Sơ Cấp) 10

6.1 Dữ liệu thứ cấp 10

6.2 Dữ liệu sơ cấp 10

6.3 Xử lý dữ liệu 11

CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI 12

Trang 6

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 15

TÀI LIỆU TIẾNG ANH/ TIẾNG NƯỚC NGOÀI 15

PHỤ LỤC: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT 16

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM 20

Trang 7

TÌM HIỂU NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN NGÀNH HỌC CỦA

HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tình trạng sinh viên làm trái ngành sau khi ra trường là một vấn đề đang diễn ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới Theo thống kê của “Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI - Bộ Công thương)”, chỉ ra rằng mỗi năm cả nước có 38% sinh viên mới ra trường không có định hướng nghề nghiệp cụ thể, 60% làm trái ngành Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là sự thiếu hụt thông tin và tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên, đặc biệt là trong thời gian học tập Ngoài ra, áp lực từ gia đình, xã hội và kinh tế cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh viên chọn nghề nghiệp Thêm vào đó, một số sinh viên chọn học ngành không phù hợp với khả năng và sở thích của mình chỉ vì áp lực từ gia đình hoặc xã hội, khiến cho sau này khi ra trường, họ không thể làm việc tốt trong ngành đó Cuối cùng, còn có tình trạng của các nhà tuyển dụng ưa thích tuyển dụng những ứng viên có kinh nghiệm thực tế trong ngành, trong khi các sinh viên mới ra trường thường không có kinh nghiệm và kỹ năng thực tiễn, làm cho việc tìm việc của họ trở nên khó khăn hơn Vì vậy, việc lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân đang là một trong các thách thức đáng quan ngại cho học sinh bậc trung học phổ thông và đặc biệt là học sinh lớp 12 đang chuẩn bị thi vào đại học Hiện trạng cho thấy tại thành phố

Hồ Chí Minh, hệ thống trường THPT nằm ở khá nhiều các quận, huyện trong khi đó số lượng các bạn xác định được con đường đại học của bản thân khá thấp Đó cũng chính là khó khăn của nền giáo dục khi không xác định rõ được hướng giải quyết và xử lý đối với việc chọn lựa ngành đào tạo của học sinh Đứng trước ngưỡng cửa của thế giới tri thức rộng lớn, hầu hết các bạn đều băn khoăn về việc lựa chọn ngành học cho tương lai của mình do nhiều yếu tố Đáng chú ý là rất ít học sinh trung học phổ thông tự tìm hiểu các ngành phù hợp với bản thân mà đa số là lựa chọn theo ý kiến của cha mẹ, nghe theo bạn

bè đồng trang lứa, còn lại đều băn khoăn không biết phải chọn gì

Thực trạng trên cho thấy vấn đề chọn ngành học phù hợp với học sinh cần giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả Và để góp phần làm rõ thực trạng trên nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài “Tìm hiểu nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngành học của học sinh lớp 12 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” để nhằm đưa ra những giải pháp giúp các bạn học sinh xác định đúng con đường phát triển tương lai đồng thời cải

Trang 8

thiện trong việc giáo dục và tư vấn nghề nghiệp, đảm bảo rằng sinh viên được trang bị đầy

đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong ngành của mình Cần tạo ra các chương trình đào tạo và thực tập để giúp sinh viên có được kinh nghiệm thực tế và chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng việc lựa chọn ngành học của học sinh lớp 12 trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí Minh diễn ra như thế nào?

Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến học sinh lớp 12 nhiều nhất trong việc lựa chọn ngành học?

Làm sao để hạn chế tình trạng chọn sai ngành học của học sinh lớp 12 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?

4 Giả thuyết nghiên cứu

Theo D.W.Chapman Khi học sinh chọn trường thường bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ lời khuyên từ gia đình bạn bè của mình Sự ảnh hưởng diễn ra theo (1) Những ý kiến của những người này ảnh hưởng đến kỳ vọng của những học sinh đối với trường đại học (2) Cho lời khuyên học sinh nên đăng kí trường nào (3) Bạn thân, bạn bè chọn trường nào đăng kí cũng ảnh hưởng đến ý định chọn trường Gallagher và Hosller cũng xác nhận bố

mẹ, bạn bè cũng ảnh hưởng đến ý định Ngoài ra giáo viên được xem như một yếu tố chọn lựa

Giả thuyết H1: Ảnh hưởng của người thân hay bạn bè giáo viên đối với lựa chọn

trường đại học càng lớn thì khả năng chọn trường đó càng cao

Theo D.W.Chapman, yếu tố cố định như vị trí địa lý, học phí, môi trường ký túc

xá và hỗ trợ học phí cũng ảnh hưởng trong việc chọn trường M.J.Bunrs và đồng nghiệp bao gồm học bổng, ký túc xá, đầu vào, xu hướng của các ngành học Tất cả các yếu tố này đều có mức độ ảnh hưởng đến quyết định trong việc lựa chọn ngành học

Giả thuyết H2: Các trường đại học càng có những đặc điểm tốt thì càng tăng sự

lựa chọn của học sinh

Trang 9

D.W.Chapman đã cho rằng yếu tố cá nhân của học sinh trong đó sở thích và năng lực là 2 yếu tố quan trọng nhất để đưa ra quyết định lựa chọn ngành học

Giả thuyết H3: Học sinh luôn có xu hướng chọn trường học có ngành học phù hợp

với khả năng và sở thích của bản thân

Cabrera và La Nasa( được trích bởi M.J.Burns) và Chapman chỉ ra rằng học sinh luôn kỳ vọng về học tập trong tương lai

Giả thuyết H4: Nếu trường đại học hỗ trợ và cung cấp cho học sinh nhiều cơ hội

học tập trong tương lai hơn so với các trường đại học khác, thì trường đó được học sinh chọn lựa nhiều hơn

La Nasa và Cabera nhận định tìm kiếm việc làm trong tương lai cũng như S.G.Washburn và các công sự chỉ ra mong đợi kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp và sự sẳn sàng trong công việc cũng quyết định đến ý định chọn trường

Giả thuyết H5: Khi tỷ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm ở trường nào đó

cao thì học sinh sẽ lựa chọn trường đại học đó

Khi thực hiện nghiên cứu, Chapman đã nhận thấy rằng giao tiếp và tương tác giữa trường và học sinh là một yếu tố quan trọng Nhà trường phải quảng bá hình ảnh trường qua nhiều phương tiện cũng thu hút một số lượng học sinh quan tâm

Giả thuyết H6: Điều quan trọng là sự nổ lực của trường để giao tiếp với các học

sinh, bởi càng nhiều nổ lực đó thì các học sinh sẽ chú tâm nhiều vào trường hơn

Ruth E Kallio đã chỉ rằng giới tính cũng tác động gián tiếp đến quá trình lựa chọn trường học

Giả thuyết H7: Đặc trưng giới tính là quan hệ gián tiếp để quyết định đến sự chọn

lựa trường đại học

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Các nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngành học của học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh, đối tượng được xác định trong khảo sát là học sinh lớp 12 và các bạn sinh viên mới vào trường đại học trong khu vực

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2023 đến tháng 06/2023

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Trang 10

Nghiên cứu cũng cung cấp thêm thông tin và kiến thức về lựa chọn ngành học của học sinh lớp 12 tại thành phố Hồ Chí Minh cho các nghiên cứu liên quan đến giáo dục và tâm lý học Các nghiên cứu tiếp theo có thể dựa trên đề tài này để tìm hiểu sâu hơn về tâm

lý học của học sinh trong quá trình lựa chọn ngành học

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Việc chọn ngành học là một quyết định quan trọng trong cuộc đời của mỗi người,

và có ý nghĩa thực tiễn vô cùng lớn Cũng như đem lại những lợi ích như định hướng nghề nghiệp, tạo cơ hội nghề nghiệp, tăng thu nhập, phát triển kỹ năng, tầm nhìn rộng hơn Nghiên cứu nhằm chỉ ra những yếu tố tác động đến nhận thức, thái độ của các bạn học sinh trong việc lựa chọn ngành học cho bản thân mình

Trang 11

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1 Các khái niệm

“Lựa chọn là thuật ngữ nhấn mạnh việc phải đánh giá và suy tính cẩn thận để quyết định sử dụng phương thức hoặc cách thức tối ưu trong điều kiện nguồn lực khan hiếm, nhằm đạt được mục tiêu cần thiết.” (Theo Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Thị Thanh Huyền,

“Chuyên ngành đào tạo bao gồm những kiến thức và kỹ năng chuyên môn chuyên

sâu trong một lĩnh vực đào tạo cụ thể.” (Khoản 4 Điều 4 Luật giáo dục đại học 2012)

“Định hướng nghề nghiệp là một khái niệm giáo dục toàn diện và liên tục được thiết

kế nhằm cung cấp cho các cá nhân ở cấp trung học các thông tin, kinh nghiệm để chuẩn bị cho họ sống và làm việc trong một xã hội, môi trường cần thiết.” (Hoàng Phê - Trung tâm

từ điển học, 2010)

2 Lịch sử nghiên cứu/ Cơ sở lý luận

Hai tác giả Trần Văn Quí và Cao Hào Thi trong đề tài nghiên cứu “Các yếu

tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học của học sinh phổ thông trung học” năm 2009“đã góp phần không nhỏ trong việc định hướng về khía cạnh ảnh hưởng của yếu tố cá nhân, yếu tố về đặc điểm của trường đại học, yếu tố về cơ hội việc làm trong tương lai, đối với quyết định chọn trường Đại học của các em học sinh lớp

12 Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, rất nhiều học sinh không lựa chọn học Đại học

mà lựa chọn những con đường khác cho nghề nghiệp của mình.”

Theo tác giả Nguyễn Thị Trường Hân trong công trình nghiên cứu “Thực trạng công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường Trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh” năm 2011,“tác giả đã có đóng góp quan trọng khi phân tích những nguồn thông tin từ các yếu tố môi trường vi mô, vĩ mô có tác động sâu sắc đến học sinh trung học phổ thông Tuy vậy, trong nghiên cứu của mình, tác giả không đi sâu tìm hiểu những yếu tố tác động đến việc học sinh trung học phổ thông lựa chọn ngành nghề,”mà tập trung nhiều hơn vào công tác tư vấn hướng nghiệp cho các em

Theo tác giả Nguyễn Phương Toàn, trong luận văn thạc sĩ “Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 trung học phổ thông trên địa bạn tỉnh Tiền Giang” năm 2011.“Kết quả cho thấy, các yếu tố như sở thích, khả năng, quan điểm của gia đình và bạn bè, tầm nhìn tương lai và tiềm năng của ngành học, v.v đều ảnh hưởng đến

Trang 12

quá trình lựa chọn ngành học của học sinh.”Hơn nữa, tác giả chỉ tập trung vào “Quyết định

dự thi vào trường đại học”, trong khi thực tế có nhiều học sinh chọn học nghề hoặc phụ giúp gia đình, kinh doanh, và nhiều lựa chọn khác

Sau khoảng thời gian dài, hai tác giả Lê Thị Mỹ Linh và Khúc Văn Quý trong công trình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT tại Việt Nam: Bằng chứng khảo sát năm 2020” đã phản ánh được phần nào tư duy

và cách thức các bạn trẻ đưa ra những nguyện vọng được cho là phù hợp nhất với bản thân cũng như xu hướng việc làm Nghiên cứu có độ chính xác cao vì được thực hiện khảo sát bởi các bạn sinh viên năm nhất của nhiều trường Đại học ở Hà Nội và từ chính những người đã từng trải qua quá trình tuyển sinh.“Tuy nhiên, bởi vì có rất nhiều bạn học sinh không chọn học Đại học, nghiên cứu này không thể phân tích được những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định của các bạn học sinh này.”

Tổng kết lại, các tác giả trên đã giúp nhóm những có những tài liệu, thông tin cần thiết Các nghiên cứu đã đi phân tích các yếu tố cũng như vai trò của nghề nghiệp và có cái nhìn khái quát, đa chiều hơn trong tương lai

3 Những khía cạnh chưa được đề cập trong lịch sử nghiên cứu

Trong quá trình đi khảo sát, tìm kiếm và chọn lọc nội dung từ các nghiên cứu trước

đó, nhóm nhận ra rằng có nhiều bài nghiên cứu chi tiết về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học ở TP Hồ Chí Minh Tuy nhiên chưa có nhiều bài cụ thể đề cập đến yếu tố định hướng nghề nghiệp của các trường THPT có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến quyết định chọn ngành học của học sinh THPT trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh và hướng giải pháp để hạn chế tiêu cực là như thế nào Đó cũng là lỗ hổng của các nghiên cứu trước đó để nhóm tiến hành khảo sát và phát triển cho bài nghiên cứu khoa học của nhóm

Trang 13

PHẦN III: NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP

1 Thiết kế nghiên cứu

1.1 Thiết kế nghiên cứu cắt ngang

Để phù hợp với tiêu chí phải hoàn thành đề tài trong vòng 6 tháng, hạn chế các chi phí khác phát sinh nên nhóm đã xác định nghiên cứu của nhóm là nghiên cứu theo kiểu cắt ngang (chỉ thu thập dữ liệu một lần)

1.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng

Vì nhóm chỉ lấy dữ liệu từ các bảng hỏi khảo sát và chủ yếu sử dụng các thang đo quãng để đo lường các biến số nên nghiên cứu của nhóm sẽ là nghiên cứu định lượng

1.3 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

• Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi

Sử dụng thang đo quãng (thang đo Likert 5 điểm) để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngành học của học sinh lớp 12

Sử dụng thang đo định danh để phân loại học sinh ở khu vực trung tâm với khu vực

ở ven thành phố và phân loại giới tính để xem chúng có tác động gián tiếp như thế nào đến việc lựa chọn ngành học

• Phương pháp thống kê toán học

Nhóm sẽ xử lý các kết quả thu được từ các bảng khảo sát bằng phần mềm SPSS 25

và phần mềm Excel để vẽ đồ thị

• Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

Các phương pháp xử lý, phân tích số liệu cần dùng gồm: Thống kê mô tả, phân tích hồi quy đa biến

2 Định nghĩa vận hành khái niệm

Học sinh lớp 12 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Khảo sát các học sinh lớp

12 ở Thành phố Hồ Chí Minh cụ thể là 2 quận ở trung tâm thành phố (quận 1, quận 3) và

2 huyện ngoại thành (Hóc Môn, Củ Chi)

Lựa chọn ngành học: Là lựa chọn một lĩnh vực học thuật ở bậc đại học để phục vụ cho nghề nghiệp sau này hoặc làm tiền đề cho các bậc học cao hơn nữa (thạc sĩ, tiến sĩ,

…) Vì vậy mà việc lựa chọn ngành học là quá trình lựa chọn ngành học dựa trên sở thích, tính cách cá nhân cũng như dựa vào mục tiêu nghề nghiệp, chuyên ngành sau này của mỗi

cá nhân

Trang 14

3 Mô hình nghiên cứu - Biến số - Thang đo

- Mức độ quan tâm

- Mức độ khó khăn

Thang đo Likert 5 mức độ

Thang đo Likert 5 mức độ

Khách quan

- Tác động từ gia đình

- Do môi trường học tập

- Do truyền thông

và mạng xã hội

- Do thị trường việc làm

Thang đo Likert 5 mức độ

4 Chiến lược chọn mẫu

- Điều tra dân số: học sinh lớp 12 các trường quận 1, quận 3, huyện Cần Giờ, Huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh

- Lựa chọn tính mẫu theo công thức Cochran (1977) vì số lượng dân số trong nghiên cứu là rất lớn, nên không thể xác định được số lượng chính xác

- Tiến hành phân cụm mẫu trên khách thể

tính

Số phiếu Giới

tính

Số phiếu

Ngày đăng: 06/05/2024, 22:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w