1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỄ GIỖ ĐỨC THƯỢNG CÔNG TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu công tác quản lý Lễ giỗ Đức Thượng Công Tả Quân Lê Văn Duyệt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Lê Thị Thu Hà
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Phong
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý văn hóa
Thể loại Bài luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 475,89 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HÓA HỌC TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỄ GIỖ ĐỨC THƯỢNG CÔNG TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT TRÊN ĐỊA BÀN

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HÓA HỌC

TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN LÝ

LỄ GIỖ ĐỨC THƯỢNG CÔNG TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thanh Phong Học phần: Quản lý văn hóa

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thu Hà

Mã số sinh viên: 2256140021

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2024

Trang 2

1

Nhận xét của giảng viên

Trang 3

2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3

3 Phương pháp nghiên cứu 3

4 Mục tiêu nghiên cứu 4

NỘI DUNG 5

1 Tổng quan các khái niệm và địa bàn nghiên cứu 5

1.1 Các khái niệm 5

1.2 Đôi nét về Lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 6

1.3 Cơ quan quản lý Lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 7

2 Thực trạng công tác quản lý Lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 9

2.1 Văn bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý Lễ 9

2.2 Thực trạng thực hiện công tác quản lý Lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt 9

3 Kết luận và kiến nghị 11

3.1 Kết luận 11

3.2 Kiến nghị 11

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 4

3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tả quân Lê Văn Duyệt là bậc một hiền tài, ông có công trong việc xây dựng Gia Định từ một vùng đất hoang vu thành một trung tâm kinh tế - văn hóa, vì vậy người dân miền Nam rất đỗi kính trọng và yêu quý ông Để tưởng nhớ và thể hiện lòng thành kính, người Nam Bộ đã tôn Lê Văn Duyệt trở thành một vị nhân thần, hằng năm đều cúng giỗ ông theo nghi thức tế lễ tiểu cung đình triều Nguyễn Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đa số người tham gia Lễ giỗ là người trung niên hoặc người cao tuổi, chứ hiếm thấy người trẻ, để làm rõ nguyên nhân, tôi quyết định thực hiện đề tài “Tìm hiểu công tác quản

lý Lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”

2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý Lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của Phòng Xây dựng nếp sống và văn hóa gia đình thuộc Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM, Phòng Văn hóa Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh

Phạm vi nghiên cứu

Về không gian, thực hành quan sát tại Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt (dân gian gọi là lăng Ông) là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) ở số 1 Vũ Tùng, Phường 1, quận Bình Thạnh, TP.HCM

Về thời gian, tập trung quan sát công tác quản lý Lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt trong thời điểm hiện tại

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp quan sát: Thực hành quan sát và thu thập thông tin từ đối tượng từ đó đưa ra những kết luận thực tiễn

Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Sử dụng phương pháp thu thập và xử lý thông tin thông qua các nguồn tài liệu có sẵn trên internet, tạp chí, báo chí, tài liệu tham

Trang 5

4

khảo từ các nguồn chính thống đã được kiểm định, qua đó cung cấp những tri thức cần thiết cho các cơ sở lý luận của đề tài

4 Mục tiêu nghiên cứu

Thu thập thông tin, ghi chép về công tác quản lý Lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt, từ

đó kết luận được những điểm tích cực và hạn chế và đưa ra những đề xuất, kiến nghị

Trang 6

5

NỘI DUNG

1 Tổng quan các khái niệm và địa bàn nghiên cứu

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Khái niệm văn hóa

Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.”

Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam do Trần Quốc Vượng chủ biên, văn hóa được định nghĩa là “sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hội loài người”

1.1.2 Khái niệm quản lý văn hóa

Khái niệm quản lý

Quản lý là chức năng vốn có của mọi tổ chức, mọi hành động của các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức có sự điều khiển từ trung tâm, nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất

Khái niệm quản lý văn hóa

Đó là công việc thực thi công tác quản lý của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong lĩnh vực văn hóa, nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa, góp phần phát triển bền vững kinh tế, xã hội của địa phương nói riêng, đất nước nói chung Ngoài

ra, quản lý văn hóa ở Việt Nam còn được hiểu là: “sự tác động chủ quan bằng nhiều hình thức, phương pháp của chủ thể quản lý (các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể, các cơ cấu dân sự, các cá nhân được trao quyền và trách nhiệm quản lý) đối với khách thể (là mọi thành tố tham gia và làm nên đời sống văn hóa) nhằm đạt được mục tiêu mong muốn, nghĩa là bảo đảm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, nâng cao vị thế quốc gia, cải thiện chất lượng sống của người dân…1

1 Lê Diệu Châu (2023) Văn hóa và công tác quản lý văn hóa hiện nay Tạp chí Việt Nam hội nhập, trang 29 - 31

Trang 7

6

1.1.3 Khái niệm lễ hội văn hóa dân gian

Theo nghĩa từ nguyên, nghĩa của “lễ hội” được bóc tách “lễ” là phần nghi thức trang nghiêm của các nghi lễ, “hội” là phần giải trí (bao gồm các trò chơi, hoạt động văn nghệ, ẩm thực,…) để thu hút sự tham gia của nhiều người sau khi thực hiện phần “lễ”

Bên cạnh đó, tác giả Phan Đăng Nhật (1992) đã nhận định rằng: “Lễ hội là một pho tượng lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vô số những phong tục, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật và cả các sự kiện xã hội – lịch sử quan trọng của dân tộc… Lễ hội còn là nơi bảo tồn, tích tụ văn hóa (theo nghĩa rộng) của nhiều thời kỳ lịch sử trong quá khứ dồn nén lại cho tương lai” Dựa vào ý kiến này thì ta có thể hiểu được, lễ hội dân gian chính là những lễ hội mang tính truyền thống, lịch sử, có giá trị to lớn về mặt tinh thần và không thể thay thế trong đời sống tín ngưỡng của nhân dân qua nhiều thế hệ

1.2 Đôi nét về Lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 1.2.1 Đôi nét về địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là một Thành phố phía Nam thuộc vùng Đông Nam Bộ, Thành phố nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á Trung tâm Thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng

và là cửa ngõ quốc tế Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn/năm

Với vị trí địa lý thuận lợi, Thành phố trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội của Việt Nam Đặc trưng văn hóa của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với những nét văn hóa phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành nên nét đẹp đa văn hóa 2

1.2.2 Đôi nét về Lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt

Tả quân Lê Văn Duyệt (1763 hoặc 1764 - 1832) là một vị công thần Nhà Nguyễn Ông là một vị quan chính trực, nghiêm minh, công tâm và gần gũi, luôn chăm lo đời sống nhân dân Lê Văn Duyệt có tầm nhìn xa và tư tưởng hiện đại, ông không giống các vị quan thời bấy giờ, ông thực hiện những cải cách khai mở, phát triển kinh tế, tôn trọng văn

2 Cổng thông tin điện tử Chính phủ (07/01/2011) Truy xuất từ: : tphcm.chinhphu.vn

Trang 8

7

hóa và con người của các tộc người Trong hai lần giữ chức vụ Tổng trấn Gia Định (các giai đoạn 1812 - 1816 và 1820 - 1832), Lê Văn Duyệt đã khiến Nam Bộ trở thành vùng đất bình yên, tự do và phát triển, cuộc sống của người dân Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến giữa Nhà Nguyễn và Nhà Tây Sơn

Để tưởng nhớ công ơn của vị hiền tài, người dân Nam Bộ đã luôn giữ ấm nhang đèn nơi Lăng ông và hằng năm, họ tổ chức Lễ giỗ Tả quân trong ba ngày 30/7, 1/8, 2/8

âm lịch Lễ giỗ cúng tiên được tổ chức theo nghi thức tế lễ tiểu cung đình triều Nguyễn, bên cạnh đó còn thực hiện Lễ xây chầu – đại bội, Lễ tế tiền hiền – hậu hiền – anh hùng liệt sĩ,… Phần hội được các đoàn hát bội biểu diễn, vì lúc đương thời, Tả quân rất thích xem hát bội Sau khi phần nghi lễ kết thúc, Ban Quản lý di tích lịch sử văn hóa quốc gia lăng Lê Văn Duyệt sẽ tiếp đón người dân đến chiêm bái mỗi ngày diễn ra lễ giỗ

1.3 Cơ quan quản lý Lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

1.3.1 Phòng Xây dựng nếp sống và văn hóa gia đình thuộc Sở Văn hóa Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh

Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh

Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện quản lý nhà nước về văn hóa; gia đình; thể dục thể thao và quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin) trên địa bàn thành phố; các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm

vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.3

Sở bao gồm 10 đơn vị, phòng: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng Nghệ thuật, Phòng Tổ chức Lễ và Sự kiện, Phòng Kế hoạch – Tài chính, Phòng Quản lý Thể dục - Thể thao, Phòng Quản lý Di sản Văn hóa, Phòng Tổ chức – Pháp chế, Phòng Xây dựng nếp sống Văn hóa và Gia đình và Các đơn vị trực thuộc

3 Sở Văn hóa Thể thao TP HCM (07/03/2017) Truy xuất từ: http://www.svhtt.hochiminhcity.gov.vn/chuc-nang-nhiem-vu

Trang 9

8

Cơ cấu tổ chức bao gồm 1 Giám đốc, hiện là ông Trần Thế Thuận và ba Phó Giám đốc, hiện là ông Mai Thế Hùng, ông Vũ Trọng Nam, Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy

Phòng Xây dựng nếp sống và văn hóa gia đình

Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình là phòng chuyên môn trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao; chịu sự chỉ đạo, quản lý của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình có chức năng tham mưu Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa và gia đình thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng thời phát động, hướng dẫn xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh theo quy định

Tổ chức bao gồm Trưởng phòng Trần Thanh Vương, 3 Phó Trưởng phòng là ông Thái Hoàng Nhạc, ông Nguyễn Hoàng Anh, bà Trần Thị Thanh Lý

1.3.2 Phòng Văn hóa Thông tin trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh

Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh

Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh bao gồm 1 Chủ tịch Ủy ban, hiện là ông Đinh Khắc Huy và 3 Phó Chủ tịch, hiện là bà Thái Thị Hồng Nga, ông Đặng Minh Nguyên, ông Hồ Phương và các phòng ban khác là Văn phòng Ủy ban nhân dân, Phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Quản lý Đô thị, Phòng Văn hóa Thông tin, Phòng Kinh tế, Phòng Giáo dục, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Nội vụ, Phòng Y tế, Phòng Tư pháp, Phòng Tài chính kế hoạch, Thanh tra, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, Ban Quản lý Dự án đầu tư khu vực

Phòng Văn hóa Thông tin

Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản Hiện tại, Trưởng phòng là ông Dương Tấn Khanh

Trang 10

9

2 Thực trạng công tác quản lý Lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

2.1 Văn bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý Lễ

Về quản lý và tổ chức lễ hội, có nghị định số 110/2018/ NĐ-CP quy định Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2018

Thứ nhất, Nghị định gồm 4 chương, 24 điều:

- Chương 1 gồm: Những quy định chung

- Chương 2 gồm: Đăng ký, thông báo tổ chức lễ hội

- Chương 3 gồm: Trách nhiệm quản lý nhà nước về lễ hội

- Chương 4 gồm: Điều khoản thi hành

Thứ hai, Nghị định 110/2018/ NĐ-CP căn cứ vào:

- Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015

- Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016

Hiện nay, chưa có Luật và Thông tư nào quy định về quản lý và tổ chức lễ hội

2.2 Thực trạng thực hiện công tác quản lý Lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt

Điểm tích cực

Lễ giỗ đã hoàn thiện được một số công tác chung nhờ vào sự phối hợp của Ban Quản lý và Ban Quý tế:

Thứ nhất, một số nghi thức được thay đổi sao cho phù hợp với thời thế và nguyện vọng của cư dân, nhưng không làm biến chất

Thứ hai, Lăng được trang bị nhiều máy quay an ninh và bảng thông báo nội quy, nhân viên an ninh có tác phong và kiến thức nghiệp vụ, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo an ninh Trong Lăng được sắp xếp nhiều thùng rác, có khu riêng để đốt giấy tiền vàng mã, công tác vệ sinh được thực hiện chỉn chu, toàn cảnh Lăng sạch sẽ, và được bao phủ nhiều cây xanh, không khí thoáng mát, trong lành

Trang 11

10

Thứ ba, không xuất hiện các hiện tượng tiêu cực như mê tín dị đoan, trục lợi từ tín ngưỡng Ban tổ chức không ép buộc bất kỳ cá nhân nào đóng góp về tài chính, mọi đóng góp của cư dân đều dựa trên ý muốn tự nguyện, và được kê khai rõ ràng trên bảng thông báo chung

Điểm hạn chế

Thứ nhất, người trẻ thiếu hiểu biết về Lễ giỗ, nguy cơ không có người kế thừa Hằng năm, người trung niên và cao tuổi thường tham gia Lễ giỗ, chứ ít có sự tham gia của người trẻ Nguyên nhân trực tiếp của vấn đề là sự thiếu hiểu biết của người trẻ về Lễ giỗ, còn nguyên nhân sâu xa chính là công tác tổ chức Lễ giỗ đã loại bỏ sự tham gia của cộng đồng dân cư Trước khi thành lập Ban Quản lý, Lễ giỗ Tả quân hằng năm được tổ chức bởi Hội Quý tế với sự tham gia của dân cư địa phương trong công tác chuẩn bị Lễ, vì thế mọi người dân đều biết đến Lễ giỗ và có ý thức tự nguyện làm Lễ

Thứ hai, nguy cơ thiếu nhân lực Ban Quý lễ Nghi lễ truyền thống cầu kỳ và phức tạp, lớp trẻ thiếu hiểu biết về Lễ giỗ, từ đó cũng không dành nhiều sự quan tâm, tình cảm cho Lễ giỗ, nên không có ý thức tự nguyện học tập, kế thừa

Thứ ba, sự thay đổi, kiêm nhiệm thường xuyên của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý văn hóa trên địa bàn Thành phố, nên việc quản lý Lễ giỗ cũng chưa được thực hiện một cách liền mạch, liên tục và thống nhất

Thứ tư, chưa tạo được sự kết nối giữa cộng đồng dân cư với Ban tổ chức, quản lý Các ban ngành chưa thành lập được kênh thông tin nhằm lắng nghe mong muốn, nguyện vọng của nhân dân

Thứ năm, thiếu nhân lực truyền thông Lễ giỗ Tả quân là một buổi lễ lớn của Thành phố, nhưng đội ngũ quay phim, chụp ảnh bị thiếu hụt, dẫn đến thiếu tư liệu của buổi lễ Chưa tạo được sự kết nối giữa cộng đồng dân cư với Ban tổ chức, quản lý Các ban ngành chưa thành lập được kênh thông tin nhằm lắng nghe mong muốn, nguyện vọng của nhân dân

Ngày đăng: 13/10/2024, 06:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN