1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng của các công ty niêm yết tại forbes việt nam

79 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng của các công ty niêm yết tại Forbes Việt Nam
Tác giả Trương Thị Thanh Tình
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Quốc Thịnh
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 2,75 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỔ QUẢN TRỊ CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN ÁP dụng nguyên tấc kế toán thận trọng (0)
    • 1.1 Các nghiên cứu trên thế giới (19)
    • 1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam (32)
    • 1.3 Xác định khoảng trống nghiên cứu (36)
  • CHƯƠNG 2 Cơ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ NGUYÊN TẤC KẾ TOÁN THẬN TRỌNG (38)
    • 2.1 Tổng quan về QTCT và KTTT (38)
      • 2.1.1 Quản trị công ty (38)
      • 2.1.2 Nguyên tắc kế toán thận trọng (0)
    • 2.2 Các lý thuyết nền tảng liên quan (40)
      • 2.2.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory) (40)
      • 2.2.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric information) (41)
    • 2.3 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu (42)
      • 2.3.1 Giả thuyết nghiên cứu (0)
      • 2.3.2 Mô hình nghiên cứu (46)
  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu (49)
    • 3.1 Quy trình nghiên cứu (49)
    • 3.2 Phương pháp nghiên cứu (50)
    • 3.3 Mau nghiên cứu (0)
    • 3.4 Đo lường biến trong mô hình (51)
      • 3.4.1 Đo lường biến phụ thuộc (51)
      • 3.4.2 Đo lường các biến độc lập (56)
  • CHƯƠNG 4 KÉT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN CÁC NHÂN TỔ QUẢN TRỊ CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN THẬN TRỌNG CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI FORBES VIỆT NAM (60)
    • 4.1 Kết quả thống kê mô tả (60)
    • 4.2 Phân tích tư ong quan giữa các biến (0)
    • 4.3 Phân tích hồi quy đa biến (63)
      • 4.3.1 Kết quả hồi quy vói mô hình Pooled OLS (0)
      • 4.3.2 Kết quả hồi quy vói mô hình FEM (Fixed effects model) (0)
      • 4.3.3 Ket quả hoi quy vói mô hình REM (Random effects model) (0)
    • 4.4 Kiểm tra kết quả hồi quy (68)
      • 4.4.1 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến (0)
      • 4.4.2 Kiểm tra hiện tượng phưong sai sai số thay đổi (0)
    • 4.5 Bàn luận kết quả nghiên cứu (69)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ CÁC GỢI Ý CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN ÁP dụng nguyên tấc kế toán thận trọng C ủa các công ty NIÊM YẾT TẠI FORBES VIỆT NAM (72)
    • 5.1 Kết luận (72)
    • 5.2 Các gợi ý chính sách liên quan đến áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng (0)
    • 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo (74)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (75)

Nội dung

Thôngqua phưong pháp hồi quy OLS, kết quả nghiên cứu cho thấy tính độc lập củaHĐQT có mối quan hệ ngược chiều với KTTT, quyền sở hữu của giám đốc bên ngoài có mối quan hệ cùngchiều với K

TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỔ QUẢN TRỊ CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN ÁP dụng nguyên tấc kế toán thận trọng

Các nghiên cứu trên thế giới

Một số nghiên cứu trên thế giới xem xét về tác động của các nhân tố thuộc QTCT ảnh hưởng đến KTTT Tiêu biểu, Beekes và các cộng sự (2004) kiểm định mối quan hệ giữathành phần HĐQT vàKTTT Mau nghiên cứu được lựa chọn gồm 508công ty phi tài chính được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tại Anh, giai đoạn từ năm 1993 đến năm 1995 Nghiên cứu sử dụng mô hình của Basu (1997) để đo lường biến KTTT Tác giả đề xuất biến độc lập cho nghiên cứu gồm quy mô HĐQT, tính độc lập củaHĐQT, kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT, cấu trúc sở hữu Dựa trên kết quả phân tích từ phưong pháp hồi quy OLS, quy mô HĐQT, tính độc lập của HĐQT có mối quan hệ cùng chiều vói KTTT, kiêm nhiệm giữa CEOvà chủ tịch HĐQT, cấu trúc sở hữu không có mối quan hệ vói KTTT.

Ahmed và Duellman (2007) kiểm tra mối liên quan giữaKTTT và các đặc điểm của HĐQT Mau được chọn bao gồm 306 công ty trong s&p 500 của Mỹ, giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001 Trong nghiên cứu, biến độc lập của đặc điểm HĐQT bao gồm quy mô HĐQT, kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT, tính độc lập của HĐQT, quyền sở hữu của giám đốc bên ngoài Biến phụ thuộc là KTTT được đo lường theo Basu (1997), Givoly và Hayn (2000), Beaver và Ryan (2000) Thông qua phưong pháp hồi quy OLS, kết quả nghiên cứu cho thấy tính độc lập của HĐQT có mối quan hệ ngược chiều với KTTT, quyền sở hữu của giám đốc bên ngoài có mối quan hệ cùngchiều với KTTT, quy mô HĐQT, kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT không có mối quan hệ với KTTT.

Xia và Zhu (2009) nghiên cứu các yếu tố quyết định của QTCT đối với KTTT.Nghiên cứu lựa chọn mẫu gồm 855 công ty tại Trung Quốc, giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2006 Biến độc lập được đề xuất trong nghiên cứu gồm kiêm nhiệm giữaCEOvà chủ tịch HĐQT, tính độc lập củaHĐQT, cấu trúc sỏ hữu Biến phụ thuộc là

Chỉ số KTTT được đo lường dựa trên mô hình của Givoly và Hayn (2000) Kết quả hồi quy OLS cho thấy mối quan hệ giữa kết quả hoạt động kinh doanh (KQHDKD) với các yếu tố như: kiêm nhiệm chức vụ CEO và chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT), tính độc lập của HĐQT là không đáng kể Tuy nhiên, cấu trúc sở hữu lại có mối quan hệ cùng chiều với KQHDKD.

Lim (2011) kiểm định mối liên hệ giữacác đặc điểm QTCT với KTTT Nghiên cứu lựachọn mẫu bao gồm 644 và 774 công tycho các năm 1998 và 2002 tại úc Trong nghiên cứu, tác giả lựa chọn năm biến độc lập gồm quy mô HĐQT, kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT, tính độc lập của HĐQT, ủy ban kiểm toán độc lập, kiểm toán viên Big Five/Four Tác giả đề xuất mô hìnhcủa Givoly và Hayn (2000), Khan và Watts (2009) sử dụng đo lường biến phụ thuộc là KTTT Dựa trên kết quả của mô hình hồi quy đa biến, quy mô HĐQT và tính độc lập của HĐQT không có mối quan hệ với KTTT, kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT có mối quan hệ ngược chiều với KTTT, ủy ban kiểm toán độc lập, kiểm toán viên Big Five/Four có mối quan hệ cùng chiều với KTTT.

Ahmed và Henry (2012) điều tra mối quan hệ QTCT và KTTT Mau trong nghiên cứu gồm 120 công ty được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán úc, giai đoạn 1992-2002 Biến phụ thuộc được đề xuất trong nghiên cứu là KTTT có điều kiện (Conditional accounting conservatism) đo lường theo mô hình của Basu (1997), Ball và Shivakumar (2005), KTTT không điều kiện (Unconditional accounting conservatism) đo lường theo mô hình của Givoly và Hayn (2000), Beaver và Ryan (2000) Biến độc lập được các tác giả lựa chọn gồm quy mô HĐQT, tính độc lập của HĐQT, sự hiện diện của ủy ban kiểm toán Các kết quả dựatrên phưong pháp phân tích hồi quy OLS cho thấy quy mô HĐQT, sự hiện diện của ủy ban kiểm toán và tính độc lập của HĐQT có mối quan hệ ngượcchiều với KTTT.

Kootanaee và các cộng sự (2013) đánh giá mối quan hệ giữaQTCT vàKTTT Mau gồm 146 công ty được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tehran từ năm 2001 đến năm 2012 Trong nghiên cứu, tác giả lựa chọn các biến độc lập gồm quyền sở hữu công ty, quy mô HĐQT, tính độc lập của HĐQT, kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT, số lượng TV CEO trong HĐQT Mô hình Feltham và Ohlson (1995), Givoly và Hayn (2000) được sử dụng nhằm đo lường biến phụ thuộc là KTTT Dữ liệu được tổng hợp của các công ty và đã được kiểm tra bằng sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Kết quả cho thấy không có mối quan hệ giữa QTCT và KTTT.

Jarboui (2013) nghiên cứu mối quan hệ giữa thành phần HĐQT, cấu trúc sỏ hữu và KTTT Mau nghiên cứu bao gồm 252 công ty tại Pháp giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011 Trong nghiên cứu, tác giả đề xuất các biến độc lập gồm quy mô HĐQT, tính độc lập của HĐQT, kiêm nhiệm giữaCEO vàchủ tịch HĐQT, cấu trúc sỏ hữu. Biến phụ thuộc là KTTT được đo lường dựa trên mô hình nghiên cứu của Basu (1997) Ngoài ra,mô hìnhnghiên cứu củaKhan và Watts(2009) cũng được đề xuất, nhằm phản ánh thời gian và những thay đổi của KTTT trong một ngành công nghiệp Kết quảnghiên cứu chothấy quy mô HĐQT, cấu trúc sở hữu có mối quan hệ ngược chiều với KTTT, tính độc lập của HĐQT có mối quan hệ cùng chiều với KTTT, kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQTkhông có mối quan hệ với KTTT.

Yunos và các cộng sự (2014) kiểm chứng mối quan hệ cơ chế quản trị nội bộ và KTTT Nghiên cứu lựa chọn mẫu gồm 300 công ty tại Malaysia Biến độc lập đã được xác định là mức độ tập trung quyền sở hữu, đặc điểm của ban giám đốc (BGĐ), đặc điểm của ủy ban kiểm toán và dân tộc (Ethnicity) Biến phụ thuộc là KTTT được đo lường dựa trên mô hìnhnghiên cứu của Basu (1997) Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy OLS, FEM, REM để thực hiện đo lường các biến độc lập Tuy nhiên, thông qua kiểm định Hausman, các tácgiả lựa chọn mô hình FEM,bởi vì mô hình FEM cung cấp nhiều kết quả thông tin hơn và có tác động cố định cho các công ty riêng lẻ Kết quảnghiên cứu cho thấy quy mô HĐQT, kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT, TV ủy ban kiểm toán có chuyên môn về kế toán tài chính không có mối quan hệ với KTTT, còn tính độc lập của HĐQT, TV HĐQT có chuyên môn về kế toán tàichính có mối quan hệ cùng chiều với KTTT.

Elshandidy và Hassanein (2014) đánh giá tác động của IFRS, tính độc lập của HĐQT đối với KTTT Mau lựa chọn trong nghiên cứu là những công ty phi tài chính được liệt kê trong chỉ số FTSE 100 tại Anh, giai đoạn 2002-2007 IFRS và tính độc lập của HĐQT được lựa chọn làm biến độc lập Biến phụ thuộc là KTTT, được đo lường dựa trên thước đo của Givoly và Hayn (2000) Dựa trên phân tích phưong pháp hồi quy OLS, kết quả nghiên cứu cho thấy IFRS và tính độc lập của HĐQT có mối quan hệ cùng chiều với KTTT.

Amran và Manaf (2014) kiểm định mối liên hệ giữa tính độc lập của HĐQT và KTTT Mau nghiên cứu được lựa chọn gồm 866 công ty phi tài chính tại Malaysia, giai đoạn từ 2000-2012 Yeu tốtính độc lập của HĐQT được lựachọn làm biến độc lập cho nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng thước đo của Basu (1997) làm thước đo KTTT Dựa trên kết quả phân tích hồi quy OLS, nghiên cứu cho thấy tính độc lập của HĐQT có mối quan hệ ngược chiều với KTTT.

Boussaid và các cộng sự (2015) nghiên cứu về quan hệ giữa các thuộc tính của HĐQT và KTTT Nghiên cứu thực hiện trên SBF120 các công ty Pháp trong giai đoạn 2009-2012 Các thuộc tính của HĐQT gồm quy mô HĐQT, tính độc lập của HĐQT, kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT, TV nữ trong HĐQT, số lượng cuộc họp HĐQT và tham dự cuộc họp HĐQT được lựa chọn là biến độc lập trong nghiên cứu Biến phụ thuộc là KTTT được đo lường dựa trên mô hình của Basu (1997), Givoly và Hayn (2000) Dựa trên kết quả từ phưong pháp hồi quy OLS, cho thấy quy mô HĐQT có mối quan hệ ngược chiều với KTTT, TV nữ trong HĐQT, số lượng cuộc họp HĐQT và tham dự cuộc họp HĐQT có mối quan hệ cùng chiều vói KTTT, tính độc lập của HĐQT, kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT không có mối quan hệ vói KTTT.

Mohammed và các cộng sự (2016) kiểm chứng mối quan hệ giữa KTTT, QTCT và mối liên hệ chính trị Mau được lựa chọn trong nghiên cứu này bao gồm 206 công tytại Malaysia, giai đoạn 2004-2007 Cácbiến độc lập của nghiên cứu gồm quy môHĐQT, tính độc lập của HĐQT, kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT, TV

HĐQT có chuyên môn về kế toán tài chính, TV ủy ban kiểm toán có chuyên môn về kế toán tài chính, cấu trúc sở hữu Biến phụ thuộc là KTTT được đo lường bởi mô hình của Basu (1997), Khan và Watts (2009) Dựa trên kết quả từ phương pháp hồi quy OLS, cho thấy quy mô HĐQT, TV ủy ban kiểm toán có chuyên môn về kế toán tài chính không có mối quan hệ với KTTT, kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT, cấu trúc sở hữu có mối quan hệ ngược chiều với KTTT, tính độc lập của HĐQT, TV HĐQT có chuyên môn về kế toán tài chính có mối quan hệ cùng chiều với KTTT.

Nasr và Ntim (2017) xem xét ảnh hưởng của các cơ chế QTCT đến KTTT Mau gồm 100 côngty tại Ai Cập, giai đoạn 2011-2013 Trong nghiên cứu, KTTT làbiến phụ thuộc, được đo lường theo mô hình Givoly và Hayn (2000) Biến độc lập gồm quy mô HĐQT, tính độc lập của HĐQT, kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT và loại hình kiểm toán viên Thông qua phương pháp hồi quy OLS, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tính độc lập của HĐQT có mối quan hệ cùng chiều đến KTTT. Ngược lại, quy mô HĐQT và loại hình kiểm toán viên có mối quan hệ ngược chiều đến KTTT, trong khi kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT không có mối quan hệ với KTTT Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp hồi quy FEM và cho kết quả quy mô HĐQT thay đổi từ công ty này sang công ty khác, nhưng có xu hướngduy trì ổn định qua thời gian trong cùng một công ty.

Các nghiên cứu tại Việt Nam

Hiện nay, tại Việt Nam cũng có một số tác giả nghiên cứu về chủ đề này mặc dù còn khiêm tốn Tiêu biểu, Nguyễn Thị Kim Oanh (2017) kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến KTTT dựa trên các dữ liệu được thu thập từ năm 2014 đến năm 2016 của các CTNY trên TTCK tại Việt Nam Nghiên cứu có các biến độc lập gồm đòn bẩy tài chính, thù lao quản lý, điều hành công ty và nguy cơ kiện tụng Biến phụ thuộc là KTTT, đo lường theo mô hình của Basu (1997) Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy OLS, FEM và REM để thực hiện phân tích Kếtquả phân tích trên cho thấy phưong pháp hồi quy OLS là phù hợp nhất Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố đòn bẩy tài chính không có mối quan hệ với KTTT, nhân tố thù lao quản lý có mối quan hệ ngược chiều vói KTTT, điều hành công ty, nguy co kiện tụng có mối quan hệ cùngchiều vói KTTT.

Nguyễn Hữu Ảnh và Nguyễn Thị Bích Thủy (2018) đánh giá tác động của mức độ độc lập của HĐQT đến mức độ tuân thủ KTTT Mau nghiên cứu được sử dụngbao gồm 490 CTNYtrên TTCK Việt Nam, giai đoạn 2010-2016 Cácbiến độc lập được lựachọn gồm tỷ lệ TVHĐQT độc lập, kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT, tỷ lệ sở hữu vốn của TV HĐQT không điều hành Mô hình nghiên cứu của Ahmed và Duellman (2007) được áp dụng để đo lường biến phụ thuộc là KTTT Thông qua phưong pháp hồi quy OLS, kết quả cho thấy cả ba biến độc lập gồm tỷ lệ TV HĐQT độc lập, kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT, tỷ lệ sở hữu vốn của TV HĐQT không điều hành đều có mối quan hệ cùng chiều với KTTT.

Nguyễn Thị Bích Thủy (2019) xem xét tác động của đặc điểm QTCT đến KTTT. Mau nghiên cứu thực hiện từ năm 2012 đến năm 2016, gồm dữ liệu các côngty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam Tác giả đề xuất bảy biến độc lập gồm quy môHĐQT, kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT, TV HĐQT không điều hành,

TV HĐQT có chuyên môn kế toán tài chính, TV ban kiểm soát có chuyên môn kế toán tài chính, sở hữu của BGĐ, sở hữu của nhànước Để đo lường biến phụ thuộc là KTTT, mô hình của Ahmed và Duellman (2007) đã được tác giả lựa chọn Mô hình hồi quy OLS, REM và FEM được thực hiện để kiểm định các giả thuyết Qua đó, mô hình FEM được lựa chọn là mô hình phù hợp cho việc phân tích kết quả.Dựa vào kết quả từ mô hình FEM, cho thấy sự kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT, TV HĐQT có chuyên môn kế toán tài chính, TVban kiểm soát có chuyên môn kế toán tài chínhcó mối quan hệ cùng chiều vói KTTT, sỏ hữu của BGĐ và sở hữu của nhà nước có mối quan hệ ngược chiều với KTTT, quy mô HĐQT và TV HĐQT không điều hành không cómối quan hệ với KTTT.

Dang và Tran (2020) điều tra mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đối với KTTT Mau nghiên cứu được lựa chọn là các CTNY trên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009-2018 vói 2488 lượt quan sát Biến độc lập được đề xuất là đòn bẩy tài chính Biến phụ thuộc là KTTT, được các tác giả đo lường dựa trên các mô hình của Ball và Shivakumar (2005), Givoly và Hayn (2000) Nghiên cứu này sử dụng FEM và REM để ước tính tác động của đòn bẩy tài chính đối vói KTTT Kết quả cho thấy đòn bẩy tài chính có mối quan hệ cùng chiều với KTTT. Ngoài ra, các tác giả còn kiểm tra một số biến kiểm soát như QTCT, sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài và quy mô công ty ảnh hưởng đến KTTT, nhưng kết quả không nhất quán giữa các mô hình.

Bảng 1.2 Bảng tổng hợp các nghiên cứu tại Việt Nam

CTT Mục tiêu nghiên pháp

1 iác gia , * nghiên cứu nghiên cứu cứu

1 Nguyễn Kiểm định các Phương Các CTNY

Thị Kim nhân tố ảnh pháp hồi trên TTCK

Oanh hưởng đến KTTT quy OLS tại Việt

(2017) Nam, giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016

Nhân tố đòn bẩy tài chính không có mối quan hệ với KTTT, nhân tố thù lao quản lý có mối quan hệ ngược chiều với KTTT, điều hành công ty, nguy cơ kiện tụng có mối quan hệ cùng chiều với KTTT.

2 Nguyễn Đánh giá tác động Phương 490 CTNY

Hữu của mức độ độcpháp hồi trên TTCK Ánh và lập của HĐQT quy OLS Việt Nam,

Nguyễn đến mức độ tuân giai đoạn

Tỷ lệ TV HĐQT độc lập, kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT, ty lệ sở hữu vốn của TV HĐQT không điều hành đều có mối quan hệ cùng chiều với KTTT.

3 Nguyễn Xemxét tác động Phương Các công

Thị Bích của đặc điểm pháp hồi ty phi tài

Thủy QTCT đến KTTT quy FEM chính niêm

(2019) yết cổ phiếu trên TTCK Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2016

Sự kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT, TV HĐQT có chuyên môn kế toán tài chính, TV ban kiểm soát có chuyên môn kế toán tài chính có mối quan hệ cùng chiều với KTTT, sở hữu của BGĐ và sở hữu của nhà nước có mối quan hệ ngược chiều với KTTT, quy mô

HĐQT không điều hành không có mối quan hệ với KTTT.

Nguôn: Tác giả tự tông hợp

(2020) Điều tra mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đối với KTTT

Phương pháp hồi quy FEM, REM

Các CTNY trên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009-

2488 lượt quan sát Đòn bẩy tài chính có mối quan hệ cùng chiều với KTTT Ngoài ra, một số biến kiểm soát như QTCT, sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài và quy mô công ty ảnh hưởng đếnKTTT, nhưng kết quả không nhất quán giữa các mô hình.

Xác định khoảng trống nghiên cứu

Thông qua tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến KTTT, luận văn nhận thấy trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến các nhân tố QTCT ảnh hưởng đến KTTT Kết quả phần lớn các nghiên cứu cho thấy các nhân tố QTCT có ảnh hưởng đến KTTT Trong khi đó, nghiên cứu về ảnh hưởng của QTCT đối với ápdụng KTTT tại Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn Các nghiên cứu phần lớn tập trung tại cácCTNY trên TTCKtại Việt Nam, vàcũng chưa có nghiên cứu liên quan đến các CTNY tại Forbes Việt Nam trong giai đoạn gần đây Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giói và Việt Nam, luận văn thực hiện nghiên cứu về các nhân tố QTCT ảnh hưởng đến KTTT của cácCTNY tại Forbes Việt Nam Đây là cơ sở đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm thực hiện phù hợp KTTT của cácCTNY tại Forbes Việt Nam.

Chương 1 trên cơ sở tổng quan cácnghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, luận văn đãxác định được khoảng trống nghiên cứu là hiện nay trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến các nhân tố QTCT ảnh hưởng đến KTTT và phần lớn các nghiên cứu cho thấy các nhân tố QTCT có ảnh hưởng đến KTTT, nhưng hiện nay nghiên cứu đề cập đến vấn đề này tại Việt Namcòn khá khiêm tốn Do đó, luận văn thực hiện nghiên cứu về các nhân tố QTCT ảnhhưởng đến KTTT của các CTNYtại ForbesViệt Nam.

Cơ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ NGUYÊN TẤC KẾ TOÁN THẬN TRỌNG

Tổng quan về QTCT và KTTT

QTCT có một số khái niệm khác nhau từ lý luận cho đến thực tiễn liên quan đến việc quản trị, điều hành các hoạt động của công ty để duy trì sự ổn định và phát triển (Bebchuk và Hamdani, 2009; Erkens và các cộng sự, 2012) Shleifer và Vishny (1997) cho rang QTCT là nền tảng đảm bảo nguồn lợi mà các côngty giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Quan điểm khác nhận định QTCT là hệ thống mà công ty được điều hướng và kiểm soát để nâng cao quản lý (Cadbury, 1992) Sheikh và Chatterjee (1995) cho thấy QTCT là một tổ chức,trong đó các TV HĐQT có trách nhiệm và nghĩa vụ được giao liên quan đến các hoạt động của công ty Council (2014) nhìn nhận QTCT là các quytắc khuôn mẫu, bao gồm hệthống và quy trình được áp dụng để quản lý và kiểm soát các hoạt động trong công ty bao gồm cácco chế kiểm soát việcthực hiện tổ chứccủa công ty QTCT làphưong cách giám sát và đánh giá rủi ro cũng như kiểm soát để nâng cao, tối ưu hóa hiệu quả. Wolfensohn (1999) cho thấy QTCT thực hiện với mục tiêu tạo ra sự công bằng, minh bạch và trách nhiệm trong DN Rezaee (2009) nhận định QTCT như một quá trình,trong đó các cổ đông kiểm soát nhà quản lý để đảm bảo hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.

Tổ chức Họp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng QTCT là sự kết hợp các mối quan hệgiữaban điều hành, HĐQT, cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan kháccủa công ty QTCT cũng thiết lập mộtcơ cấu giúp xâydựng mục tiêu của công ty, xác định phương tiện để đạt được các mục tiêu đó và giám sát hiệu quả việc thực hiện mục tiêu Mục tiêu của QTCT là xây dựng một môi trường của lòng tin, tính minh bạch và tính giải trình, các yếu tố cần thiết để thúc đẩy phát triển đầu tư dài hạn, sự ổn định tài chính và đạo đức trong kinh doanh, từ đó hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng và xây dựng xã hội có tính bao quát cao(OECD, 2021).

Theo Nghị định 71/2017/NĐ-CP, QTCT là hệ thống các nguyên tắc đảm bảo cấu trúc quản trị hợp lý, hoạt động hiệu quả của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, bảo vệ quyền lợi của cổ đông và các bên liên quan, đối xử công bằng giữa các cổ đông, đồng thời công khai minh bạch mọi hoạt động của công ty đại chúng.

2.1.2 Nguyên tắc ke toán thận trọng

Hội đồng Chuẩn mực Ke toán Quốc tế (IASB) cho rằngthận trọng là việc thực hiện cẩn trọng khi đưa ra xét đoán dưới những điều kiện không chắc chắc Việc áp dụng tính thận trọng có nghĩa là tài sản và thu nhập không bị khai tăng và nọ phải trả và chi phí không bị khai giả Điều đó đồng nghĩa việc áp dụng tính thận trọng không cho phép khai giảm tài sản và thu nhập hay khai tăng nợ phải trảvà chi phí Những khai báo sai như vậy có thể dẫn đến khai tăng hay khai giảm thu nhập hay chi phí ở các kỳ tưonglai Ngoài ra, việc áp dụng tính thận trọng không hàm ý sự cần thiết về bất cân xứng, ví dụ nhu cầu có tính hệ thống là bằng chứng cần thuyết phục hon trongviệc ghi nhận tài sản hay thu nhậpso vói việc ghi nhận nợphải trả hay chi phí (IASB, 2018).

KTTT đóng vai trò dự báo lỗ chứ không phải lợi nhuận (Watts, 2003) Nghiên cứu của Basu (1997) khẳng định KTTT thông qua tính bất đối xứng và kịp thời của thu nhập Các nguyên tắc kế toán được Watts (2003) lý giải dựa trên bốn yếu tố: giải thích hợp đồng, giải thích thủ tục, giải thích thuế thu nhập và cơ chế hợp đồng (Basu, 1997; Watts, 2003) Nguyên tắc kế toán giúp giảm doanh thu lũy kế bằng cách ghi nhận doanh thu chậm hơn (Givoly và Hayn, 2000).

Theo “Chuẩn mực chung” VAS 01, thận trọng là một trong bảy nguyên tắc kế toán cơ bản và thận trọng là việc cân nhắc, xem xét và phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trongnhững điều kiện không chắc chắn Khi thực hiện nguyên tắc thận trọng, DN phải chú ý: (a) có quy định nhưng không quá lớn; (b) không đánh giá quá cao giá trị tài sản, thu nhập khi đánh giá; (c) khi đánh giá số lượng không nên đánh giá thấp các khoản nợ phải trả và chi phí; (d) doanh thu và lãi chỉ có thể được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn rằng lợi ích kinh tế sẽ mang lại và chi phí được ghi nhận ngay lập tức khi có bằng chứng cho thấy chi phí có thể xảy ra (BộTài chính, 2002).

Các lý thuyết nền tảng liên quan

2.2.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory)

Lý thuyết đại diện được phát triển bởi Jensen và Meckling (1976) Lý thuyết đại diện tập trung cho mối quan hệ tương tự như một hợp đồng mà theo đó người chủ(nhà đầu tư, chủ sở hữu) thuê người thừa hành (nhà quản lý) Người thừa hành sẽ đại diện người chủ thực hiện một số nhiệm vụ và được phép ra một số quyết định liên quan Jensen và Meckling (1976) cho rằng docác bên đều muốn mang về nhiều lợi ích cho mình nên chi phí ủy nhiệm được thực hiện nhằm hướng người được ủy nhiệm hành xử theo hướng tối đahóa lợi ích củabên ủynhiệm Chi phí đại diện bao gồm chi phí giám sát, chi phí liên kết và chi phí khác Lý thuyết này cho rằng khi nhà quản lý sở hữu toàn bộ công ty thì nhà quản lý sẽ đưa ra những quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận của côngty Tuy nhiên, khi tỷ lệ vốn trong công tycàng nhỏ thì quyền lợi trong công ty dựa trên vốn giảm dần và có xu hướng muốn nhận được các khoản thù lao lớn hơn Khi đó, cả hai bên ủy quyền và bên đại diện đều muốn tối đa hóa lợi ích và có nhiều mục tiêu khác nhau để đạt được những điều này.

Theo lý thuyết đại diện, sự tồn tại của các giám đốc độc lập giúp giảm thiểu xung đột đại lý nảy sinh từ sự tách biệt giữa cổ đông và người quản lý, thông qua việc giám sát hiệu quả hành vi của người quản lý Kootanaee và các cộng sự (2013) cho thấy sự hiện diện của các giám đốc không điều hành trong HĐQT, giúp giảm đáng kể xung đột lợi ích giữa cổ đông và người quản lý trong các cuộc họp Elshandiday và Hassanein (2014) cho rằng BGĐ có xu hướng sử dụng KTTT, nhằm giảm xung đột giữa đại diện và hợp đồng Việc vận dụng lý thuyết đại diện của luận văn nhằm để giải thích cácbiến thuộc HĐQT (quy mô, tính độc lập, các cuộc họp, TV nữ và sự kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch củaHĐQT) là đại diện của bên sở hữu có thể phát sinh mâu thuẫn về lợi ích so vói bên quản lý, điều hành của DN thông qua thực hiện KTTT.

2.2.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric information)

Lý thuyết thông tin bất cân xứng cho rằng quyết định của mọi cá nhân, tổ chức đều dựa trên thông tin họ có về vấn đề đó Tuy nhiên, một số thông tin riêng tư có thể không được tiết lộ đầy đủ, dẫn đến tình trạng bất cân xứng thông tin giữa những người nắm giữ thông tin và những người không Trong kinh doanh, thông tin bất cân xứng thường xảy ra giữa cổ đông và ban quản lý, khi cổ đông không có thông tin chính xác và toàn diện như ban quản lý về tình hình tài chính của công ty Điều này có thể khiến các nhà đầu tư đưa ra quyết định sai lầm và chịu nhiều thiệt hại.

Basu (1997) nhìn nhận KTTT là bất đối xứng trong việc ghi nhận thông tin tốt và thông tin xấu của DN Dựa trên lý thuyết thông tin bất cân xứng, sẽ có nhiều hậu quả xấu xảy ra khi có sự khác nhau giữa cung cấp và tiếp nhận thông tin. Karamanou vàVafeas (2005) cho rằng QTCT để đạt hiệu quả thì giữa ban quản lý và cổ đông sẽ giảm được mức độ bất cân xứng thông tin Bên cạnh đó, các đối tượng có nhu cầu về thông tin cần được cung cấp đầy đủ, nhanh chóng, hữu ích từ các nhà quản lý Để đạtđược mục tiêu này, DN cần dựa trên các đặc điểm QTCT để xây dựng cơ chế giám sát việc áp dụng KTTT, nhằm đảm đảm bảo KTTT được áp dụng một cách chính xác và đúng đắn Luận văn vận dụng lý thuyết này để giải thích sự ảnh hưởng của các biến liên quan HĐQT (quy mô, tính độc lập, các cuộc họp, TVnữ và sự kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch của HĐQT) có thể ảnh hưởng đến thông tin bất cân xứng trong việc thực hiện KTTT giữa các bên đại diện, cũng như những người bên trong vàbên ngoài DN.

Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

2 3 1 Giả th uyet ngh iên cứu

Trên cơ sở lý luận và tổng quan các công trình nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa QTCT vàKTTT, luận văn đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm năm biến được sử dụng để đo lường các nhân tố thuộc QTCT ảnh hưởng đến KTTT, đó là quy mô HĐQT, tính độc lập của HĐQT, sự kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT, các cuộc họp HĐQT, TV nữ trong HĐQT.

2.3 ỉ ỉ Quy mô hội đồng quản trị (BSIZE)

Quy mô HĐQT làsố lượng các TV của HĐQT tham gia để quản lý Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của BSIZE đến KTTT chothấy có sự tác động cùng chiều (Beekes và các cộng sự, 2004; Ahmed và Henry, 2012; Jaimuk và các cộng sự, 2020; Alves, 2021) Tuy nhiên cũng cónghiên cứu chỉ ra sự ảnh hưởng ngược chiều của BSIZE đối với KTTT (Boussaid và các cộng sự, 2015; Nasr và Ntim, 2017; Alves, 2021; Mrad, 2022) Trong khi đó, một vài nghiên cứu trước nhìn nhận không có sự tác động của BSIZE đến KTTT (Mohammed và các cộng sự, 2016; Nguyễn Thị Bích Thủy, 2019; El-habashy, 2019; Rustiarini và các cộng sự, 2021) Từ các nghiên cứu trước đó, phần lớn đều cho rằng có sự tác động cùng chiều của BSIZE đến KTTT nên luận văn đề xuất giảthuyết nghiên cứu:

Hl: BSIZE có ảnh hưởng cùng chiều đến KTTT của các CTNY tại Forbes Việt Nam.

2.3 ỉ 2 Tính độc lập của hội đồng quản trị (BINDEP)

Tính độc lập của HĐQT là tỷ lệ giữa số lượng TV độc lập của HĐQT và tổng số lượng TV HĐQT Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của BINDEP đến KTTT cho thấy có sự tác động cùngchiều (Beekes và các cộng sự, 2004; Jarboui, 2013; Elshandidy và Hassanein, 2014; Amran và Manaf, 2014; Yunos và các cộng sự, 2014; Mohammed và các cộng sự, 2016; Nasr và Ntim, 2017; El-habashy, 2019; Nguyễn Thị Bích Thủy, 2019; Mrad, 2022) Tuy nhiên cũng có nghiên cứu chỉ ra sự ảnh hưởng ngược chiều của BINDEP đối với KTTT (Jaimuk và các cộng sự, 2020; Alves, 2021) Trong khi đó, một vài nghiên cứu trước nhìn nhận không có sự tác động của BINDEP đến KTTT (Kootanaee và các cộng sự, 2013; Boussaid và các cộng sự, 2015) Đa phần cácnghiên cứu trước đều thấy có sự tác động cùng chiều của BINDEP đến KTTT nên luận văn đềxuất giả thuyết nghiên cứu:

H2: BINDEP có ảnh hưởng cùng chiều đến KTTT của các CTNY tại Forbes Việt Nam.

2.3 ỉ 3 Sự kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch hội đồng quản trị (DUAL)

Sự kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT được tính bằng 1 nếu có sự kiêm nhiệm giữa CEO vàchủ tịch HĐQT, đượctính bằng 0 nếu không có sự kiêm nhiệm giữaCEO vàchủ tịch HĐQT Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của DUAL đến KTTT cho thấy có sự tác động cùng chiều (Nguyễn Thị Bích Thủy, 2019; Jaimuk và các cộng sự, 2020; Alves, 2021) Tuy nhiên cũng có nghiên cứu chỉ ra sự ảnh hưởng ngược chiều của DUAL đối với KTTT (Lim, 2011; Mohammed và các cộng sự, 2016; El-habashy, 2019) Trong khi đó, một vài nghiên cứu trước nhìn nhận không có sựtác động của DUAL đến KTTT (Yunos và cáccộng sự, 2014; Boussaid và các cộng sự, 2015;Nasr vàNtim, 2017) Mặc dù cácnghiên cứu trước có những kết quả khác nhau, tuy nhiên luận văn nhận thấy DUAL có khả năng tác động ngược chiều đến KTTT nên luận văn đề xuấtgiảthuyết nghiên cứu:

H3: DUAL có ảnh hưởng ngược chiều đến KTTT của các CTNY tại Forbes Việt Nam.

2.3 ỉ 4 Các cuộc họp hội đồng quản trị (MEETING)

Các cuộc họp HĐQT là số lượng cuộc họp HĐQT được tổ chức trong năm Nghiên cứu của Jaimuk và các cộng sự (2020) chothấy MEETING có mối quan hệngược chiều với KTTT Tuy nhiên, cũng có các nghiên cứu cho rang MEETING có mối quan hệ cùng chiều vói KTTT (Boussaid và các cộng sự, 2015; Alves, 2021) Từ các nghiên cứu trước đó cho thấy có sự tác động cùng chiều của MEETING đến KTTT nên luận văn đề xuất giả thuyếtnghiên cứu:

H4: MEETING có ảnh hưởng cùng chiều đến KTTT củacác CTNYtại ForbesViệt Nam.

2.3 ỉ 5 Thành viên nữ trong hội đồng quản trị (GEND)

TVnữtrong HĐQT là tỷ lệ giữa số lượng TV là nữ của HĐQT và tổng số lượng TV HĐQT Nghiên cứu của Boussaid và các cộng sự (2015), Rustiarini vàcác cộng sự (2021) cho rằng GEND có sự tác động cùng chiều đến KTTT Thông qua các nghiên cứu trước đó cho thấy có sự tác động cùng chiều của GEND đến KTTT nên luận văn đề xuấtgiảthuyết nghiên cứu:

H5: GEND có ảnh hưởng cùng chiều đến KTTT của các CTNY tại Forbes Việt Nam.

Bảng 2.1 Tổng hợp các nhân tốQTCT ảnh hưởng KTTT của cácCTNY tại Forbes

Nguồn: Tác giả tự tông hợp

Nhân tố Ảnh hưởng đến nguyên tắc kế toán thận trọng

Quy mô hội đồng quản trị

BSIZE có ảnh hưởng cùng chiều đến KTTT của các CTNY tại Forbes Việt Nam.

Beekes và các cộng sự (2004), Ahmed và Henry (2012), Jaimuk và cáccộng sự (2020), Alves (2021).

Tính độc lập của hội đồng quản trị

BINDEP có ảnh hưởng cùng chiều đến KTTT của các CTNY tại Forbes Việt Nam.

Beekes và các cộng sự (2004), Jarboui (2013), Elshandidy và Hassanein (2014), Amran và Manaf (2014), Yunos và các cộng sự (2014), Mohamme và cáccộng sự (2016), Nasr và Ntim (2017), El-habashy (2019), Nguyễn Hữu Ảnh và Nguyễn Thị Bích Thủy (2018), Nguyễn Thị Bích Thủy (2019), Mrad (2022).

CEO và chủ tịch hội đồng quản trị

DUAL có ảnh hưởng ngược chiều đến KTTT của các CTNY tại ForbesViệt Nam.

Lim (2011), Mohamme và các cộng sự (2016), El-habashy (2019).

Các cuộc họp hội đồng quản trị

MEETING có ảnh hưởng cùng chiều đến KTTT của các CTNY tại Forbes Việt Nam.

Boussaid và các cộng sự (2015), Alves (2021).

Thành viên nữ trong hội đồng quản trị

GEND có ảnh hưởng cùng chiều đến KTTT của các CTNY tại ForbesViệt Nam.

Boussaid và các cộng sự (2015),Rustiarini và cáccộng sự (2021) +

Luận văn kế thừa mô hình từ nghiên cứu của Boussaid và các cộng sự(2015) để xác định các biến độc lập ảnh hưởng đến KTTT và không sử dụng các biến kiểm soát Điều này giúp đánh giá các biến độc lập liên quan đến HĐQT được tập trung nhằm tránh sự nhiễu động từ các biến kiểm soát Mô hình hồi quy, cụ thể như sau:

KTTTit= po+ pl*BSIZEit + p2*BINDEPit - p3*DUALit + p4 ^MEETINGit + p5 *GENDit+ Sit

• i và t là các ký hiệu biểu thịcông ty (i là 283 công ty), thời gian (tlà 7 năm)

• p0: làtung độ góc của mô hình của luận văn

• pl , p2 ,p3 , pn : là hệ số tác động các biến nghiên cứu

• KTTTit: KTTT của công ty itrong năm t và là biến phụ thuộctrong luận văn.

• BSIZEit: tổng số TV trong HĐQT của công ty i trong năm t, biểu thị cho quy mô của HĐQT.

• BINDEPit: tỷ lệ giữa số lượng TV độc lập của HĐQT và tổng số lượng TV HĐQT, biểu thị cho tính độc lập của của HĐQT.

• DUALit: thể hiện sự kiêm nhiệm giữa giữa CEO và chủ tịch HĐQT của công ty i trong năm t Được tính bằng 1 nếu có sự kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT, ngược lại, được tính bằng 0 nếu không có sự kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT, biểu thịcho sự kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT.

• MEETINGit: số lượng cuộc họp HĐQT được tổ chức của công ty i trong năm t, biểu thị chocáccuộc họp HĐQT.

• GENDit: tỷ lệ TV lànữ tham gia vào HĐQT của công ty i trong năm t, biểu thị cho TVnữ trong HĐQT.

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu luận văn

Nguồn: Tác giả xây dựng

Chương 2 luận văn đã trình bày khái quát chung về QTCT và KTTT Sau đó, hệ thống các nhân to QTCT (quy mô HĐQT, tính độc lập của HĐQT, sự kiêm nhiệm giữaCEO và chủ tịch HĐQT, các cuộc họp HĐQT, TVnữ trong HĐQT) ảnh hưởng đến KTTT Hơn nữa, luận văn đãxác định hai lý thuyếtnền tảng gồm lý thuyết đại diện và lý thuyếtthông tin bấtcân xứng cóliên quan đến ảnh hưởng của QTCT đếnKTTT.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

Quy trình nghiên cứu

Luận văn sử dụng nghiên cứu định lượng, quy trình nghiên cứu được môtả ở hình 3.1 như sau:

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu liên quan đến KTTT và ảnh hưởng của QTCT đến KTTT.

Bước 2: Xác lập các lý thuyết và mô hình nghiên cứu về KTTT và ảnh hưởng của QTCT đến KTTT.

Bước3: Thiết kếnghiên cứu để thu thập dữliệu và phương phápnghiên cứu.

Bước 4: Trình bày và bàn luận kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của QTCT đến KTTT.

Bước 5: Kết luận và gợi ý chính sách liên quanđến KTTT.

Hình 3.1 Quytrìnhnghiên cứu của luận văn

Nguồn: Tác giả tự thiết ke

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phần mềm Eviews 8 để phân tích mô hình nghiên cứu và phân tích tác độngcủa các biến độc lập lên biến phụ thuộc, để xử lý dữ liệuthu thập được và đưa ra kết quảnghiên cứu Đối với phân tích hồi quy có thể sử dụng ba mô hình Pooled OLS, mô hình FEM, mô hình REM (Ngô Văn Thống, 2016), gồm:

- Mô hình Pooled OLS: là mô hình không kiểm soát được từng đặc điểm riêng của các CTNY tại ForbesViệt Nam;

Mô hình FEM (Mô hình hiệu ứng cố định) là sự phát triển từ mô hình Pooled OLS giúp khắc phục được hạn chế về hiệu ứng cá nhân không quan sát được của các doanh nghiệp niêm yết trên Forbes Việt Nam Mô hình này kiểm soát được sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và xử lý được vấn đề tương quan giữa phần dư mô hình với các biến độc lập, mang lại kết quả ước lượng chính xác hơn.

Áp dụng mô hình hồi quy tác động cố định ngẫu nhiên (REM) giúp kiểm soát các đặc điểm riêng biệt giữa các công ty niêm yết (CTNY) được xếp hạng trên tạp chí Forbes Việt Nam, một phương pháp phát triển từ mô hình OLS gộp Đặc điểm nổi bật của mô hình REM là giả định không có sự tương quan giữa phần dư của mô hình và các biến độc lập.

Luận văn sử dụng mẫu nghiên cứu là những công ty phi tài chính, ngoại trừ các công ty trong lĩnh vực tài chính như công ty bảo hiểm, ngân hàng, công ty chứng khoán được bình chọn hàng năm trong danh sách 50 CTNY tại Forbes ViệtNam giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2022, tương ứng 283 công ty.

Luận văn thu thậpdữ liệu trên BCTC, BCTN bằngthủ công Trong đó, số liệu được luận văn thu thập trên BCTC của công ty gồm thông tin về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, chi phí khấu hao, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh, nợ phải trả Còn dữ liệu được luận văn thu thập trên BCTN của công ty có công bố đầy đủ thông tin gồm số lượng TV HĐQT, số lượng TVHĐQT độc lập, sự kiêm nhiệm giữaCEO và chủ tịch HĐQT, số lượng cuộc họp, tỷ lệ TV HĐQT lànữ tại thời điểm cần thuthập.

Cách thức để thu thập dữ liệu là luận văn truy cập trang thông tin điện tử chuyên về chứng khoán như www.cafef.vn,https://vietstock.vn/ để tải các báo cáo liên quan đến quá trình thu thập dữ liệu Để dữ liệu thu thập phục vụ nghiên cứu mang tính khách quan và thống nhất, luận văn lựa chọn các BCTC của các công ty đã được kiểm toán và thông tin trên BCTC hợp nhất (nếu có) đối với các công ty có các công tycon hoạt động trong nhiều ngành nghề, địa điểm, vị trí hoạt động.

3.4.1 Đo lường biến phụ thuộc

3.4 ỉ 1 Các phương pháp phổ biến đo lường mức độ áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng

Các biện pháp áp dụng trong các tài liệu về KTTT thay đổi rất nhiều Điều này tạo ra sự thiếu nhấtquán trong tài liệu (Wang, Hogartaigh và Zijl, 2008) Các biện pháp thường được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất là: (1) Phưong pháp của Basu (1997) với thước đo tính kịp thời không cân xứng (Asymmetric timeliness - AT), (2) Phưong pháp đo lường tỷ lệ giá trị sổ sách so vói giá trị thị trường (Market to book ratio - MTB), (3) Phưong pháp của Givoly và Hayn (2000) đo lường các khoản dồn tích âm (Negative accruals - NA), (4) Phưong pháp của Ball và Shivakumar (2005) vói thước đo dòng tiền dồn tích không cân xứng (Asymmetric accruals to cash flow - AACF), (5) Môhình của Ahmed và Duellman (2007).

(1) Phương pháp của Basu (1997) với thước đo tính kịp thỏi không cân xứng (Asymmetric timeliness - AT)

Cách tiếp cận của Basu (1997) tập trung vào sự tách biệt giữa thông tin tốt (thông tin làm tăng doanh thu hoặc tăng giá trị công ty) và thông tin xấu (thông tin làm tăng chi phí hoặc giảm giá trị công ty) do việc xác minh lợi nhuận hoặc các khoản lỗ không cân xứng Phương pháp đo lường dựa trên mối quan hệ giữa thu nhập và lợitức cổphiếu, và lợi tức cổ phiếu được sử dụng làm cơ sở để đánh giá chấtlượng dữ liệu của công ty Vì vậy, ở từngthời kỳ giá cổ phiếu sẽ cónhữngthay đổi, đó là cơ sở để đánh giá thông tin nhận được(Basu, 1997), mô hình hồi quy như sau:

EARNit=po + PiNEGit+ piRETit + PjNEGit*RETit+ £it

• EARNit: lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu i vững chắc trong năm t;

• RETit: lợi tức cổ phiếu của công ty i trong năm t;

• RETit: là tỷ lệ cổ phiếu (lọi tức cổ phiếu) của công ty được tính cho cả khoảng thời gian 12tháng vào ngày cuối cùng của năm tài chính t.

• NEGit: là một biến giả vói giá trị bằng 1 trong trường hợp tỷ lệ thu nhậpcổ phiếu được điều chỉnh theo sự sụt giảm của thị trường (RETit0);

(2) Phương pháp đo lường tỷ lệ giá trị so sách so với giá trị thị trường (Market to book ratio - MTB)

Phướng pháp MTB được giới thiệu lần đầu bởi Feltham và Ohlson (1995) và được phát triển bởi các nghiên cứu sau đó (Zhang, 2000; Beaver và Ryan, 2000) Tỷ lệ MTB phản ánh mức độ thận trọng kế toán, khi giá trị thị trường cao hơn giá trị sổ sách thì cho thấy DN áp dụng chính sách kế toán thận trọng hơn Sử dụng MTB như một thước đo hiệu quả được áp dụng trong hồi quy BTM và ROE (Beaver và Ryan, 2000).

BTMt,i=ôt + ôi +pjRt j,i + st,i

• BTMt,i: ty số giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường của vốn chủ sỏ hữu của công ty i tại thời điểm cuối năm t;

• ai: các thànhphần của độ lệch tỷ lệ BTM của công ty i;

• at: thành phần độ trễ trong BTM đại diện chocác công tytrong mẫu;

• Rt-j, i: lọi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân của sáu năm trước;

• pj: hệ số hồi quycủa Rj,i.

(3) Phương pháp của Givoly và Hayn (2000) đo lường các khoản don tích âm (Negative accruals - NA)

Phưong pháp dồn tích âm (Negative accruals - NA) được phát triển bởi Givoly và Hayn (2000) Trọng tâm của phưong pháp này là khoản dồn tích từ hoạt động không kinh doanh của công ty Như vậy, khi các khoản dồn tích âm tăng dần, cũng có nghĩa là việc áp dụng KTTT tăng lên Công thức đo lường KTTT theo phưong phápdồn tích ằm như sau:

• OA = A Phải thu + A Hàng tồn kho + A Chi phí trả trước - A Phải trả - A Thuế phải nộp

• NA: giátrị lũy kế của phần dồn tích hoạt độngkhông kinhdoanh;

• TA: tổng giá trị dồn tích(trước khấu hao);

• OA: giátrị lũy kế của phần dồn tích hoạt độngkinh doanh;

• Depreciation: chi phí khấu hao tài sản cố định;

• CFO: dòng tiền từ hoạt động kinhdoanh;

• Chênh lệch (A) được tính bằng hiệu giữacuối năm t vàđầu năm t.

(4) Phương pháp của Ball và Shivakumar (2005) với thước đo dòng tiền dồn tích không cân xứng (Asymmetric accruals to cashflow - AACF)

Từ mô hình của Basu (1997), Ball và Shivakumar (200 5) đã phát triển và tạo ra phương pháp đo lường dòng tiền dồn tích không cân xứng Việc thực hiện phương phápnày nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa giá trị kế toán dồn tích (đại diện chonền KTTT) và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty Sự bất cân xứng trong phương pháp trích trước đó là do giữa lợi ích kinh tế và tổn thấtkinh tế (doanh thu dự kiến và chi phí dự kiến) đã không được ghi chép chính xác và cân đối Do tác động từ các thông tin tốt và xấu, nên việc chứng minh thu nhập đã không cằn xứng, tạo ra sự đối lập giữa dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và thu nhập không được thể hiện nhiều trong thông tin xấu Bên cạnh đó, tiền mặt phát sinh được thực hiện ngay khi lợi ích kinh tế được ghi nhận, còn các khoản trích trước chưa thực hiện ngay khi tổn thất kinh tế được ghi nhận Ball và Shivakumar (2005) đã đề xuất mô hình:

ACCt= po+ piDCFOt + p2CFOt + p3CFOt X DCFOt + fit

• ACC: giá trị kế toán dồn tích (Accrued accounting value) từ hoạt động kinh doanh của DN i trong năm t, được đo bằng chênh lệch giữa lợi nhuận sau thuế và luồng tiền từ hoạt độngkinh doanhcủa DN i trong năm t:

Chỉ số này được tính toán dựa trên thông tin trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của DN;

• CFO: dòng tiền từ hoạt động kinhdoanh của công tytrong năm tài chínht;

• DCFO: là một biến giả có giá trị bằng 1 trong trường hợp CFO nhỏ hơn 0 (âm) và bằng 0 trong trường hợp CFO lớn hơn bằng 0.

(5) Mô hình của Ahmed và Đuellman (2007)

Mô hình của Ahmed và Duellman (2007) được thực hiện dựa trên cơ sở mô hình của Givoly và Hayn (2000), nhằm đo lường KTTT của các công ty vào thời điểm cuối năm, đồng thời kết quả của KTTT tại các công ty là tổng giá trị kế toán dồn tích, còn khoản dồn tích từ hoạt động không kinh doanh sẽ không được áp dụng vào Mức độ KTTT tại các công ty được đo lường dựa trên tổng giá trị kế toán dồn tích hàng năm trong khoảng thời gian nghiên cứu Công thức đo lường KTTT theo môhìnhcủa Ahmed vàDuellman (2007) như sau:

KTTT = [(LNhđkd/ TS bq + CFKH/TS bq - CFO/ TS bq )] X (-1)

• LNhđkd: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh;

• TSbq: tổng tài sản bình quân (TSbq= (TSđầunăm + TScuốinăm)/2);

• CFKH: chi phí khấu hao;

• CFO: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

3.4 ỉ 2 Lựa chọn phương pháp đo ỉường mức độ áp dụng nguyên tắc ké toán thận trọng

Luận văn lựa chọn mô hình được phát triển bởi Ahmed và Duellman (2007) Mô hình này đã cải tiến từ Givoly và Hayn (2000), nhằm tạo điều kiện cho việc phân tích kết quả trong nghiên cứu được dễ dàng thì mô hình đã thực hiện nhân kết quả trung bình vói âm một Khi đó giá trị KTTT càng lớn thì chứng tỏ công ty có mức độ thận trọng kế toán càng cao và ngược lại Mô hình này được sử dụng phổ biến của một số nghiên cứu trước đó nhưLara vàcác cộng sự (2007),Xia và Zhu (2009), Kootanaee và các cộng sự (2013), Nasr và Ntim (2017), Nguyễn Hữu Ảnh và Nguyễn Thị Bích Thủy (2018), El-habashy (2019).

KTTT = [(LNhđkd/ TS bq + CFKH/TS bq - CFO/ TS bq )] X (-1)

• LNhđkd: lợi nhuận từ hoạt độngkinh doanh;

• TSBQ: tổng tài sản bình quân (TSBQ = (TSđầu năm + TScuối năm)/2);

• CFKH: chi phí khấu hao;

• CFO: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

3.4.2 Đo lường các biến độc lập

Quy mô HĐQT (BSIZE): làtổng số TV trongHĐQT.

Tính độc lập của HĐQT (BINDEP): là tỷ lệ giữa số lượng TV độc lập của HĐQT vàtổng số lượng TV HĐQT.

Đo lường biến trong mô hình

3.4.1 Đo lường biến phụ thuộc

3.4 ỉ 1 Các phương pháp phổ biến đo lường mức độ áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng

Các biện pháp áp dụng trong các tài liệu về KTTT thay đổi rất nhiều Điều này tạo ra sự thiếu nhấtquán trong tài liệu (Wang, Hogartaigh và Zijl, 2008) Các biện pháp thường được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất là: (1) Phưong pháp của Basu (1997) với thước đo tính kịp thời không cân xứng (Asymmetric timeliness - AT), (2) Phưong pháp đo lường tỷ lệ giá trị sổ sách so vói giá trị thị trường (Market to book ratio - MTB), (3) Phưong pháp của Givoly và Hayn (2000) đo lường các khoản dồn tích âm (Negative accruals - NA), (4) Phưong pháp của Ball và Shivakumar (2005) vói thước đo dòng tiền dồn tích không cân xứng (Asymmetric accruals to cash flow - AACF), (5) Môhình của Ahmed và Duellman (2007).

(1) Phương pháp của Basu (1997) với thước đo tính kịp thỏi không cân xứng (Asymmetric timeliness - AT)

Cách tiếp cận của Basu (1997) tập trung vào sự tách biệt giữa thông tin tốt (thông tin làm tăng doanh thu hoặc tăng giá trị công ty) và thông tin xấu (thông tin làm tăng chi phí hoặc giảm giá trị công ty) do việc xác minh lợi nhuận hoặc các khoản lỗ không cân xứng Phương pháp đo lường dựa trên mối quan hệ giữa thu nhập và lợitức cổphiếu, và lợi tức cổ phiếu được sử dụng làm cơ sở để đánh giá chấtlượng dữ liệu của công ty Vì vậy, ở từngthời kỳ giá cổ phiếu sẽ cónhữngthay đổi, đó là cơ sở để đánh giá thông tin nhận được(Basu, 1997), mô hình hồi quy như sau:

EARNit=po + PiNEGit+ piRETit + PjNEGit*RETit+ £it

• EARNit: lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu i vững chắc trong năm t;

• RETit: lợi tức cổ phiếu của công ty i trong năm t;

• RETit: là tỷ lệ cổ phiếu (lọi tức cổ phiếu) của công ty được tính cho cả khoảng thời gian 12tháng vào ngày cuối cùng của năm tài chính t.

Biến giả NEGit mang giá trị 1 khi tỷ lệ thu nhập cổ phiếu điều chỉnh theo sự sụt giảm của thị trường (RETit < 0) NEGit có giá trị 0 khi tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu điều chỉnh bởi thị trường không thay đổi hoặc tăng (RETit > 0).

(2) Phương pháp đo lường tỷ lệ giá trị so sách so với giá trị thị trường (Market to book ratio - MTB)

Phưong pháp MTB lần đầu tiên được giới thiệu bởi (Feltham vàOhlson, 1995), sau đó được phát triển bởi (Zhang, 2000; Beaver và Ryan, 2000) Hệ thống kế toán áp dụng đo lường KTTT, nếu các yếu tố khác không đổi thì giá trị ghi sổ sẽ giảm so với giá trị thị trường Do đó, tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (MTB) cao tưong ứng với mức độ thận trọng kế toán trong DN cao hon và ngược lại Dựa trên tỷ lệ MTB, để sử dụng MTB như một thước đo hiệu quả về tính thận trọng trong kế toán của công ty Ngoài ra, việc sử dụng hồi quy dữ liệu mảng hiệu ứng cố định đã được áp dụng để phân tích hồi quygiữa BTM và ROE (Beaver và Ryan, 2000) Qua đó, môhình được pháttriển cụ thể như sau:

BTMt,i=ôt + ôi +pjRt j,i + st,i

• BTMt,i: ty số giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường của vốn chủ sỏ hữu của công ty i tại thời điểm cuối năm t;

• ai: các thànhphần của độ lệch tỷ lệ BTM của công ty i;

• at: thành phần độ trễ trong BTM đại diện chocác công tytrong mẫu;

• Rt-j, i: lọi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân của sáu năm trước;

• pj: hệ số hồi quycủa Rj,i.

(3) Phương pháp của Givoly và Hayn (2000) đo lường các khoản don tích âm (Negative accruals - NA)

Phương pháp dòn tích âm (NA) do Givoly và Hayn (2000) phát triển, tập trung vào các khoản dòn tích không phải hoạt động kinh doanh của công ty Khi các khoản dòn tích âm tăng lên, nó phản ánh mức áp dụng KTTT cũng tăng theo Công thức đo lường KTTT theo NA như sau:

• OA = A Phải thu + A Hàng tồn kho + A Chi phí trả trước - A Phải trả - A Thuế phải nộp

• NA: giátrị lũy kế của phần dồn tích hoạt độngkhông kinhdoanh;

• TA: tổng giá trị dồn tích(trước khấu hao);

• OA: giátrị lũy kế của phần dồn tích hoạt độngkinh doanh;

• Depreciation: chi phí khấu hao tài sản cố định;

• CFO: dòng tiền từ hoạt động kinhdoanh;

• Chênh lệch (A) được tính bằng hiệu giữacuối năm t vàđầu năm t.

(4) Phương pháp của Ball và Shivakumar (2005) với thước đo dòng tiền dồn tích không cân xứng (Asymmetric accruals to cashflow - AACF)

Phương pháp đo lường dòng tiền dồn tích không cân xứng của Ball và Shivakumar (2005) được phát triển dựa trên mô hình của Basu (1997) Phương pháp này tập trung vào sự chênh lệch giữa giá trị kế toán dồn tích và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, phản ánh sự bất cân xứng trong ghi nhận lợi ích và tổn thất kinh tế Sự bất cân xứng này dẫn đến việc chứng minh thu nhập không chính xác, làm nảy sinh khoảng cách giữa dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và thu nhập kế toán, đặc biệt là khi có thông tin xấu Ngoài ra, tiền mặt được tạo ra khi lợi ích kinh tế được ghi nhận, nhưng các khoản trích lập lại không được thực hiện khi tổn thất kinh tế phát sinh.

ACCt= po+ piDCFOt + p2CFOt + p3CFOt X DCFOt + fit

• ACC: giá trị kế toán dồn tích (Accrued accounting value) từ hoạt động kinh doanh của DN i trong năm t, được đo bằng chênh lệch giữa lợi nhuận sau thuế và luồng tiền từ hoạt độngkinh doanhcủa DN i trong năm t:

Chỉ số này được tính toán dựa trên thông tin trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của DN;

• CFO: dòng tiền từ hoạt động kinhdoanh của công tytrong năm tài chínht;

• DCFO: là một biến giả có giá trị bằng 1 trong trường hợp CFO nhỏ hơn 0 (âm) và bằng 0 trong trường hợp CFO lớn hơn bằng 0.

(5) Mô hình của Ahmed và Đuellman (2007)

Mô hình của Ahmed và Duellman (2007) đo lường KTTT tại các công ty vào thời điểm cuối năm dựa trên cơ sở mô hình của Givoly và Hayn (2000) KTTT là tổng giá trị kế toán dồn tích hàng năm, không bao gồm khoản dồn tích từ hoạt động không kinh doanh Mức độ KTTT được đo lường trong khoảng thời gian nghiên cứu và được tính bằng công thức của Ahmed và Duellman (2007) như sau:

KTTT = [(LNhđkd/ TS bq + CFKH/TS bq - CFO/ TS bq )] X (-1)

• LNhđkd: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh;

• TSbq: tổng tài sản bình quân (TSbq= (TSđầunăm + TScuốinăm)/2);

• CFKH: chi phí khấu hao;

• CFO: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

3.4 ỉ 2 Lựa chọn phương pháp đo ỉường mức độ áp dụng nguyên tắc ké toán thận trọng

Luận văn lựa chọn mô hình được phát triển bởi Ahmed và Duellman (2007) Mô hình này đã cải tiến từ Givoly và Hayn (2000), nhằm tạo điều kiện cho việc phân tích kết quả trong nghiên cứu được dễ dàng thì mô hình đã thực hiện nhân kết quả trung bình vói âm một Khi đó giá trị KTTT càng lớn thì chứng tỏ công ty có mức độ thận trọng kế toán càng cao và ngược lại Mô hình này được sử dụng phổ biến của một số nghiên cứu trước đó nhưLara vàcác cộng sự (2007),Xia và Zhu (2009), Kootanaee và các cộng sự (2013), Nasr và Ntim (2017), Nguyễn Hữu Ảnh và Nguyễn Thị Bích Thủy (2018), El-habashy (2019).

KTTT = [(LNhđkd/ TS bq + CFKH/TS bq - CFO/ TS bq )] X (-1)

• LNhđkd: lợi nhuận từ hoạt độngkinh doanh;

• TSBQ: tổng tài sản bình quân (TSBQ = (TSđầu năm + TScuối năm)/2);

• CFKH: chi phí khấu hao;

• CFO: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

3.4.2 Đo lường các biến độc lập

Quy mô HĐQT (BSIZE): làtổng số TV trongHĐQT.

Tính độc lập của HĐQT (BINDEP): là tỷ lệ giữa số lượng TV độc lập của HĐQT vàtổng số lượng TV HĐQT.

Sự kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT (DUAL): được tính bằng 1 nếu có sự kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT, được tính bằng 0 nếu không có sự kiêm nhiệm giữa CEOvà chủ tịch HĐQT.

Các cuộc họp HĐQT (MEETING): là số lượng cuộc họp HĐQT đượctổchức trong năm.

TVnữ trong HĐQT (GEND): là tỷ lệ giữa số lượng TV lànữ của HĐQT và tổng số lượng TV HĐQT.

Mô hình nghiên cứu của luận văn bao gồm biến phụ thuộc là KTTT và năm biến độc lập Tên biến, ký hiệu biến vàphưong pháp đo lường các biến được nêu chi tiết trong bảng 3.1 bên dưới như sau:

Bảng 3.1 Phương pháp đo lường các biến trong mô hìnhnghiên cứu

Tên biến Ký hiệu Đo lường Nguồn

Nguyên tắc kế toán thận trọng

TSbq+ CFKH/ TSbq - CFO/TSbq)]x(-1) Trong đó:

LNhđkd: lợi nhuận từ hoạt động kinhdoanh;

TSbq: tổng tài sản bình quan (TSbq- (TSđầunăm + TScuốinăm)/2);

CFKH: chi phí khấu hao;

CFO: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

Quy mô hội đồng quản trị

BSIZE Được đo bằng tổng số

Beekes và các cộng sự (2004), Ahmed và Henry (2012), Jaimuk và các cộng sự (2020), Alves (2021).

Tính độc lập của hội đồng quản trị

Tỷ lệ giữa số lượng TV độc lập của HĐQT và tổng số lượng TV HĐQT.

Beekes và các cộng sự (2004), Jarboui (2013), Elshandidy và Hassanein (2014), Amran và Manaf (2014), Yunos vàcác cộng sự (2014), Mohamme và các cộng sự (2016), Nasr và Ntim (2017),El-habashy (2019), Nguyễn Hữu Ảnh và Nguyễn Thị Bích Thủy(2018), Nguyễn Thị Bích Thủy(2019), Mrad (2022).

Nguôn: Tác giả tự tông hợp

CEO và chủ tịch hội đồng quản trị

DUAL được tính bằng 1 nếu cùng lúc giữ chức vụ Tổng giám đốc điều hành (CEO) và Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngược lại, DUAL được tính bằng 0 nếu không kiêm nhiệm cả hai chức vụ này.

Lim (2011), Mohamme và các cộng sự (2016), El-habashy (2019).

Các cuộc họp hội đồng quản trị

Số lượng cuộc họp HĐQT được tổ chức trong năm

Boussaid và các cộng sự (2015), Alves(2021).

Thành viên nữ trong hội đồng quản trị

Tỷ lệ giữa số lượng TV là nữ của HĐQT và tổng số lượng TV HDQT.

Boussaid và các cộng sự (2015),Rustiarini và cáccộng sự (2021).

Chương 3 luận văn đã trìnhbày quy trình nghiên cứu, phương phápnghiên cứu định lượng, xác định mẫu nghiên cứu gồmcác CTNY tại Forbes Việt Nam từnăm 2016-

2022 Luận văn trình bày các phương pháp phổ biến đo lường KTTT và các biến trong mô hình gồm quy mô HĐQT, tính độc lập của HĐQT, sự kiêm nhiệm giữaCEOvà chủ tịch HĐQT, cáccuộc họp HĐQT, TVnữ trong HĐQT.

KÉT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN CÁC NHÂN TỔ QUẢN TRỊ CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN THẬN TRỌNG CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI FORBES VIỆT NAM

Kết quả thống kê mô tả

Trong mô hình hồi quy xem xét các nhân tố QTCT ảnh hưởng đến KTTT có năm biến độc lập gồm quy mô HĐQT (BSIZE), tính độc lập của HĐQT (BINDEP), sự kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT (DUAL), các cuộc họp HĐQT (MEETING), TV nữ trong HĐQT (GEND) Luận văn thực hiện thống kê môtả các nhân tốQTCT và KTTT được thể hiện như sau:

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các nhân tốQTCT và KTTT của các CTNY tại Forbes

Nguồn: Kết quả xử lý từ Eviews 8.0

Tên biến Số quan sát

Trung bình Độ lệch chuẩn

Kết quả của Bảng 4.1 chỉ ra rằng giátrị trung bình của KTTT là -0,0746, giá trị nhỏ nhất là -0,2848 và giátrị lớn nhất là 0,1561 Như vậy, mức độ KTTT của các CTNY tại Forbes Việt Nam tưong đối thấp Giá trị độ lệch chuẩn là 0,0640, kết quả này là tưong đối và cũng có sự khác biệt về mức độ KTTT của các CTNY tại Forbes Việt Nam.

Quy mô HĐQT (BSIZE): Trung bình của các TV trong HĐQT là 7,117 và quy mô này là khá phù hợp Giá trị nhỏ nhất là 3 TV và lớn nhất là 13 TV Theo Luật DN

2020, Điều 15 4 về nhiệm kỳ và số lượng TV HĐQT, HĐQT có từ 03 đến 11 TV, điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng TV HĐQT Như vậy, số lượng TVHĐQT phù hợp với các quy định hiện hành của Luật DN Việt Nam Độ lệch chuẩn là 1,8457, kết quả cho thấy độ lệch chuẩn tương đối và khoảng cách giữa các CTNY tại ForbesViệt Nam có sự khác biệtđángkể.

Tính độc lập của hội đồng quản trị (BINDEP): Trung bình của tỷ lệ TV độc lập HĐQT là 0,1778, giá trị nhỏ nhất là 0 và lớn nhất là 0,6667 Theo Luật DN 2020, Điều 137 về cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần có quy định công ty phải có ít nhất20% so TV HĐQT phải là TV độc lập Tuy nhiên, theo sốliệu cũng có một số công ty vẫn khôngcó TV độc lập HĐQT hoặc có TV độc lập HĐQT nhưngvới một số lượng thấp hơn so với quy định của Luật DN hiện hành Độ lệch chuẩn là 0,1646, kết quả cho thấy độ lệch chuẩn tương đối cao và khoảng cách giữa các CTNY tại ForbesViệt Nam có sự khác biệt.

TV nữ trong HĐQT (GEND): Trung bình của tỷ lệ TV nữ trong HĐQT là 0,1926, giátrị nhỏ nhất là 0 và lớn nhất là 0,8, kết quảnày tương đối Mặc dù Luật DN tại Việt Nam chưa có những quy định về số lượng TV nữ tham gia vào HĐQT, nhưng trong mộtHĐQT cóTV nữ tham gia cũnggóp phần thúc đẩy sự đa dạngở cấp quản lý, phong cách quản lý, lãnh đạo của DN ở những mức độ khác nhau, đặc biệt đòi hỏi sự cẩn trọng khi áp dụng KTTT trong BCTC Độ lệch chuẩn cũng mang tính tương đối giữa các giữa các CTNY tại Forbes Việt Nam về TV nữ trong HĐQT, tương ứng 0,1916.

Các cuộc họp HĐQT (MEETING): số lượng cuộc họp HĐQT bình quân trong giai đoạn 2016-2022 của các CTNY tại ForbesViệt Nam là 17,2679 cuộc họp/năm, giá trị nhỏ nhất là 3 cuộc họp/năm và lớn nhất là 174 cuộc họp/năm Theo Luật DN

Theo quy định tại Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020, HĐQT phải họp ít nhất mỗi quý một lần, tương đương 4 cuộc họp thường kỳ trong một năm Ngoài ra, HĐQT cũng có thể họp bất thường nếu cần thiết Độ lệch chuẩn về số lần họp HĐQT giữa các công ty niêm yết trên Forbes Việt Nam là 21,441, cho thấy sự khác biệt đáng kể về tần suất họp HĐQT giữa các công ty.

Bảng 4.2 Thống kê mô tả sự kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT của các

CTNY tại Forbes Việt Nam

Nguồn: Kết quả xử ỉý từ Eviews 8.0

Tên biến Số quan sát

Có kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT

Không kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT

Cókiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT

Không kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT

Sự kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT (DUAL): Biến giả nhận giá trị là 1 và 0, nên được tính bằng 1 nếu có sự kiêmnhiệm giữa CEOvà chủ tịch HĐQT, được tính bằng 0 nếu không có sự kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT Như vậy, kết quả cho thấy có 29 (10,19%) công ty có sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch HĐQT và CEO, có 254 (89,81%) công ty không có sự kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT tronggiai đoạn 2016-2022 của các CTNY tại ForbesViệt Nam.

4.2 Phân tích tươngquan giữa cácbiến

Dựa vào kết quả ma trận hệ số tương quan giữa các biến được trình bày trong Bảng4.3, kết quả cho thấy đa sốcác cặp biến đều nhỏ hơn 0,8 nên có thể nhận xét làhiện tượng đa cộng tuyến không xuất hiện trong mô hình Điều này cho thấy có sự tương quan giữa các biến Kết quả thống kê cho thấy các biến đều có tương quan tuyến tính yếu (|r|

Ngày đăng: 06/05/2024, 17:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  1.1  Bảng  tổng hợp  các nghiên cứu trên  thế  giới - các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng của các công ty niêm yết tại forbes việt nam
ng 1.1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới (Trang 26)
Bảng  1.2  Bảng  tổng hợp  các nghiên  cứu  tại Việt Nam - các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng của các công ty niêm yết tại forbes việt nam
ng 1.2 Bảng tổng hợp các nghiên cứu tại Việt Nam (Trang 34)
Bảng  2.1  Tổng  hợp  các nhân tố QTCT ảnh hưởng  KTTT  của các CTNY  tại Forbes Việt  Nam. - các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng của các công ty niêm yết tại forbes việt nam
ng 2.1 Tổng hợp các nhân tố QTCT ảnh hưởng KTTT của các CTNY tại Forbes Việt Nam (Trang 45)
Hình 2.1 Mô  hình  nghiên cứu  luận văn - các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng của các công ty niêm yết tại forbes việt nam
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu luận văn (Trang 47)
Hình 3.1  Quy trình nghiên cứu của luận văn - các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng của các công ty niêm yết tại forbes việt nam
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của luận văn (Trang 49)
Bảng  3.1 Phương  pháp  đo lường  các biến  trong  mô hình nghiên  cứu - các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng của các công ty niêm yết tại forbes việt nam
ng 3.1 Phương pháp đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu (Trang 57)
Bảng 4.1  Thống kê  mô  tả  các  nhân  tố QTCT và  KTTT của  các CTNY  tại Forbes Việt Nam - các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng của các công ty niêm yết tại forbes việt nam
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các nhân tố QTCT và KTTT của các CTNY tại Forbes Việt Nam (Trang 60)
Bảng  4.2  Thống  kê mô tả sự kiêm nhiệm  giữa  CEO và  chủ tịch HĐQT của  các CTNY tại Forbes Việt Nam - các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng của các công ty niêm yết tại forbes việt nam
ng 4.2 Thống kê mô tả sự kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT của các CTNY tại Forbes Việt Nam (Trang 62)
Bảng  4.4 Phân  tích hồi quy  Pooled  OLS - các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng của các công ty niêm yết tại forbes việt nam
ng 4.4 Phân tích hồi quy Pooled OLS (Trang 63)
Bảng  4.3  Hệ số  tương  quan  giữa  các biến trong mô  hình - các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng của các công ty niêm yết tại forbes việt nam
ng 4.3 Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình (Trang 63)
Bảng 4.5  Phân  tích hồi quy với mô hình  FEM  (Fixed  effects model) - các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng của các công ty niêm yết tại forbes việt nam
Bảng 4.5 Phân tích hồi quy với mô hình FEM (Fixed effects model) (Trang 64)
Bảng  4.6  Kiểm  định tính  cần thiết của mô hình FEM - các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng của các công ty niêm yết tại forbes việt nam
ng 4.6 Kiểm định tính cần thiết của mô hình FEM (Trang 65)
Bảng 4.7  Phân  tích hồi quy với mô hình  REM  (Random effects  model) - các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng của các công ty niêm yết tại forbes việt nam
Bảng 4.7 Phân tích hồi quy với mô hình REM (Random effects model) (Trang 66)
Bảng  4.8 Kết  quả  kiểm định Hausman - các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng của các công ty niêm yết tại forbes việt nam
ng 4.8 Kết quả kiểm định Hausman (Trang 67)
Bảng  4.9 Kết  quả  phân  tích hồi quy của 3 mô hình Pooled  OLS, FEM  và REM - các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng của các công ty niêm yết tại forbes việt nam
ng 4.9 Kết quả phân tích hồi quy của 3 mô hình Pooled OLS, FEM và REM (Trang 68)
Bảng  4.10 Kết  quả  kiểm tra  đa cộng tuyến - các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng của các công ty niêm yết tại forbes việt nam
ng 4.10 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến (Trang 68)
Bảng 4.11 Kết  quả  kiểm tra  phương sai sai số thay đổi - các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng của các công ty niêm yết tại forbes việt nam
Bảng 4.11 Kết quả kiểm tra phương sai sai số thay đổi (Trang 69)
Bảng 4.12 Tổng  hợp  kết quả  tác  động của các  nhân  tố trong mô  hình - các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng của các công ty niêm yết tại forbes việt nam
Bảng 4.12 Tổng hợp kết quả tác động của các nhân tố trong mô hình (Trang 70)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w