1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu tham khảo: Những vấn đề cơ bản về triết học của J.S. Mill (Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh)

95 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

-*** -

TÀI LIỆU THAM KHẢO NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ

TRIẾT HỌC CỦA J.S MILL

(Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh)

Chủ biên

PGS.TS Trần Mai Ước

Thành viên tham gia

PGS.TS Nguyễn Anh Cường PGS.TS Đinh Thanh Xuân TS Nguyễn Thị Thùy Duyên

TS Trần Thị Thủy TS Vũ Thị Thu Huyền ThS Thái Trần Quốc Bảo ThS Đoàn Thị Hồng Minh (TK)

ThS Nguyễn Thị Thanh Bình ThS Dương Thị Bình ThS Phạm Thị Hải Yến

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2022

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 01

Chương 1: ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN STUART MILL 02

1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội của nước Anh thế kỷ XIX với sự hình thành tư tưởng triết học của John Stuart Mill 02

1.1.1 Điều kiện kinh tế 02

1.1.2 Điều kiện chính trị, văn hóa, khoa học 06

2.1.Nội dung về tự do 35

2.2.Nội dung về hạnh phúc 48

2.3 Nội dung về chủ nghĩa công lợi 59

2.4 Hạn chế của triết học John Stuart Mill 73

2.5 Ý nghĩa cơ bản khi nghiên cứu và tìm hiểu về triết học của John Stuart Mill 77

DANH MỤC TÀI LIỆU ĐỌC THÊM CHƯƠNG 2 81

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU -o0o -

John Stuart Mill (20/05/1806 – 08/05/1873) là một nhà triết học và

nhà kinh tế chính trị và là nhà hoạt động chính trị nổi tiếng ở nước Anh Ông không những là một triết gia có đường lối tự do ảnh hưởng lớn ở phương Tây thế kỷ XIX, mà còn được đánh giá là “nhà bách khoa” của thời đại Tư tưởng triết học của John Stuart Mill là khối thống nhất giữa các tác phẩm trong các lĩnh vực triết học, logic học, đạo đức học và chính trị học; trong đó tiêu biểu có bộ ba tác phẩm “Bàn về tự do”, “Chính thể đại diện” và “Thuyết vị lợi”

Triết học phương Tây với nhiều trào lưu, trường phái, chủ nghĩa, gắn

với nhiều triết gia nổi tiếng Là một hình thái lý luận của thế giới quan và nhân sinh quan của giai cấp tư sản, triết học phương Tây là sự phản ánh thực trạng xã hội tư bản chủ nghĩa ở những hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau Chính sự phong phú và đa dạng đó đã tạo cho triết học học phương Tây một bức tranh nhiều màu sắc, với nhiều gam màu đa dạng và phong phú trong cách tiến cận và thể hiện Trong quá trình tiếp cận triết học Mác thì việc nghiên cứu những xu hướng căn bản của triết học phương Tây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, cấp thiết đối với trình độ sau đại học khối không chuyên ngành triết học

Tài liệu tham khảo cung cấp thông tin hữu ích cho người học trình độ

sau đại học khối không chuyên ngành triết học và quý vị quan tâm trong việc tiếp cận triết học phương Tây nói chung, trong đó có triết học John Stuart Mill nói riêng Mặc dù chúng tôi đã hết sức cố gắng trong quá trình biên soạn, song tài liệu tham khảo không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của bạn đọc và quý vị quan tâm để tài liệu tham khảo được hoàn thiện hơn./

Trang 4

1.1.1 Điều kiện kinh tế

John Stuart Mill (20/05/1806 – 08/05/1873) là một nhà triết học và nhà kinh tế chính trị học người Anh Ông là một triết gia theo đường lối tự do có ảnh hưởng lớn của thế kỉ XIX John Stuart Mill sống vào thời đại mà chủ nghĩa tư bản đang tiến những bước đi thần kỳ và đạt được những thành tựu vượt xa những gì mà con người có thể tưởng tượng ra trong vài thế kỷ trước đó Vào đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã đi qua gần ba thế kỷ phát triển, Anh quốc đã trở thành một nước công nghiệp phát triển hàng đầu của thế giới lúc bấy giờ Xã hội nông nghiệp truyền thống đã bị thay thế hoàn toàn bằng một xã hội công nghiệp bận rộn Cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh đã giúp nền kinh tế nước Anh thực hiện được những bước đi thần kỳ, tạo ra những tiền đề quan trọng làm biến đổi toàn bộ nước Anh cũng như toàn bộ thế giới trong những năm sau đó

Trong thế kỷ XIX, sự mở rộng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được thực hiện chủ yếu được thực hiện chủ yếu qua việc thiết lập nền công nghiệp cơ giới hóa Các “xưởng máy” mà người ta thấy nảy sinh ở Anh vào cuối thế kỷ XVIII tăng lên gấp bội: ở Anh cũng như ở Bỉ, ở Pháp, ở Thụy Sĩ, ở Đức, ở Hoa Kỳ; sự phát triển của chúng đặc biệt được thấy rõ trong các khu vực “động lực” thời đó, dệt và luyện kim Những công trường thủ công và thương nhân cũ, cũng như con cái của thợ thủ công, của các đốc công, trở

Trang 5

thành những nhà chế tạo và, với mong muốn thu được tiền lãi đến mức tối đa, đã sử dụng một nhân lực trở nên nhàn rỗi do sự biến đổi của các vùng nông thôn hoặc do nhập cư Chính trong những điều kiện nghèo khổ và áp bức không thể chịu nổi ấy, đã hình thành những hạt nhân đầu tiên của các giai cấp công nhân

Sự vận động này kéo dài sự vận động đã diễn ra ở Anh trong thế kỷ trước đó, nhưng với một gia tốc rõ rệt khiến cho có thể nhìn thấy rõ sự gia tăng tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của công nghiệp thế giới Đối với thời kỳ 1780 – 1880, ba ngành công nghiệp có một trọng lượng, một tỷ lệ tăng trưởng và một hiệu quả hấp dẫn có thể goi là “động lực” là: các ngành công nghiệp bông, đúc gang, đường ray xe lửa; chính ở nước Anh, sự phát triển của chúng diễn ra sớm nhất và nổi bật nhất

Việc sử dụng than trắng và các động cơ hơi nước cho phép đem lại hiệu suất đầy đủ cho cơ giới hóa cũng như cho việc sử dụng nhân lực dồi dào, hoàn toàn tay không và ít tốn kém: những số lượng sản xuất đã tăng lên mạnh mẽ Sự tiến trước của Anh là nổi bật nhất trong cả nửa đầu thế kỷ, và vẫn còn quan trọng sau 1850, dù một số ngành sản xuất bị giảm sút

Sự phát triển công nghiệp này mở đầu rồi đẩy sâu sự đoạn tuyệt với hàng nghìn năm sản xuất nông nghiệp là chủ yếu của các xã hội nông thôn là chủ yếu Tất nhiên ở những thành phố hay những nước nhỏ, trọng lượng một thành phố đã có thể chiếm ưu thế bằng những hoạt động chế biến và thương mại của nó Nhưng điều này lại xảy ra lần đầu tiên ở một nước lớn: nước Anh, trước khi mở rộng ra các nước khác, nhất là Pháp và Đức

Nước Anh của John Stuart Mill vào thời điểm đó đang ở dưới sự trị vì của Nữ hoàng Victoria (1837-1901), người đã tạo ra một thời kỳ phát triển rực rỡ cho nước Anh Kiểu cách, sự đàn áp, hay cả sự lỗi thời,… này vẫn còn được nhắc đến cho tới tận ngày nay để gợi nhớ một thời đại huy hoàng, những sự liên tưởng này có một số cơ sở trong thực tế, nhưng chúng không

Trang 6

cho thấy đầy đủ bản chất phức tạp và nghịch lý của thời đại trị vì của nữ hoàng Victoria Giống như Elizabeth, Victoria đã tạo ra một thời đại có phát triển tuyệt vời cho nước Anh về sự giàu có, quyền lực, và văn hóa

Sức mạnh của nền kinh tế Anh được chứng minh thông qua những con số như sau: năm 1848, Anh đã trở thành nước sản xuất sắt nhiều nhất thế giới, sản lượng than của Anh chiếm 2/3 sản lượng than của thế giới, và sản lượng bong vải thì chiếm đến ½ sản lượng toàn thế giới… Những con số vừa liệt kê đã chứng minh sự vượt trội của nền công nghiệp nước Anh so với phần còn lại của thế giới, chứng minh sức mạnh kinh tế và sự giàu có của nước Anh những năm giữa thế kỷ XIX Cách mạng công nghiệp đã biến nước Anh thành trung tâm kinh tế thế giới Hồi giữa thế kỷ XIX, nước Anh được mệnh danh là “Công xường của thế giới”; hàng hóa Anh chiếm địa vị độc quyền trên thị trường thế giới Bộ mặt của nước Anh thay đổi theo đà phát triển Công nghiệp Các thành phố công nghiệp với những rừng ống khói dần dần thay thế màu xanh nên thơ của đồng ruộng

Dân số tăng nhanh theo đà phát triển của công nghiệp Sự tăng trưởng dân số vào thời kỳ đó, đến lượt nó, thúc đẩy đáng kể sự phát triển của sức sản xuất và mở rộng thị trường cho chủ nghĩa tư bản Thành công của cách mạng công nghiệp là sự thắng thế của nhà máy đối với thủ công nghiệp và công trường thủ công Chính cuộc cách mạng công nghiệp đã dọn sạch đường cho sự thống trị toàn diện của chủ nghĩa tư bản Giá thành sản phẩm công nghiệp giảm đáng kể nhờ sự phát triển tiến bộ của lực lượng sản xuất Công xưởng tỏ rõ ưu thế của nó do hàng hóa giá rẻ K.Marx và F.Engels đã đánh

giá: “Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ

đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại Sự chinh phục những lực lượng thiên nhiên, sự sản xuất bằng máy móc, việc áp dụng hóa học vào công nghiệp và nông nghiệp, việc dùng tàu chạy bằng hơi nước, đường sắt, máy

Trang 7

điện báo, việc khai phá lục địa nguyên vẹn…, có thế kỷ nào trước đây lại ngờ rằng có những lực lượng sản xuất như thế nằm tiềm tàng trong lòng lao động xã hội?”1

Sự phát triển lớn mạnh của đế quốc Anh là minh chứng cho những ưu thế vượt trội của chủ nghĩa tư bản so với chế độ phong kiến trước đó Cho đến những nămm 70 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản thực tế đã trở thành một hiện tượng toàn cầu Trải qua 300 năm đấu tranh, giai cấp tư sản không ngừng lớn mạnh, từng bước giành thắng lợi hoàn toàn sau khi khẳng định ưu thế tuyệt đối về kinh tế Chế độ tư sản mới được thiết lập ở châu Âu, châu Mĩ và một số nước châu Á, nhưng với ưu thế tuyệt đối về kinh tế, về mậu dịch và hàng hải, với một hệ thống thuộc địa được thành lập ở khắp nơi và không ngừng bành trướng, nó đã cuốn hầu như cả thế giới vào guồng quay tư bản chủ nghĩa

Cách mạng công nghiệp không chỉ đơn thuần là cách mạng công cụ - tạo ra những máy móc, nguyên vật liệu mới, mà nó còn gây ra nhưng biến đổi lớn lao trong quan hệ xã hội và cấu tạo giai cấp F.Engels nhận xét:

“Hơi nước và máy công cụ đã biến công trường thủ công thành đại công nghiệp hiện đại và, do đó, đã cách mạng hóa toàn bộ nền móng của xã hội tư sản”2

Sự phát triển của cách mạng công nghiệp lúc bấy giờ cũng đã làm biến đổi kết cấu xã hội của nước Anh lúc bấy giờ Những giai cấp cũ như nông dân, thợ thủ công bị thu hẹp lại và cùng với đó là sự ra đời và tăng lên nhanh chóng về số lượng của một giai cấp mới, giai cấp công nhân Về tầng lớp thợ thủ công, việc sản xuất bằng máy móc cơ giới hiện đại trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực của đời sống đã khiến rất nhiều thợ thủ công bị mất việc làm,

1 C.Mác và Ph.Ăng ghen (1980), Tuyển tập, Nxb.Sự Thật, Hà Nội, tập 1, tr 547

2 C.Mác và Ph.Ăng ghen (1980), Tuyển tập, Nxb.Sự Thật, Hà Nội, tập 1, tr 376

Trang 8

thất nghiệp hoặc số còn việc thì gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống Về người nông dân, nhà xưởng đã thay thế dần cho những khu vực canh tác trước đây, mất đất đai nông nghiệp để canh tác, kiếm sống, người nông dân nhanh chóng lâm vào tình cảnh khốn khổ, cuộc sống bấp bênh, người nông dân và gia đình của họ bị đẩy ra ngoài xã hội mà không có một tư liệu sản xuất nào để mưu sinh, kiếm sống

Tất cả những thợ thủ công mất việc, người nông dân mất ruộng đã nhanh chóng được biến thành giai cấp mới của xã hội, những người công nhân Người công nhân đã xuất hiện trong lịch sử với tư cách là sản phẩm trực tiếp của nền đại công nghiệp Và cùng với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của cách mạng công nghiệp, giai cấp công nhân cũng gia tăng nhanh chóng về số lượng và quy mô Người công nhân vào giai đoạn đầu thế kỷ XIX phải làm việc trong một môi trường lao động hết sức hà khắc, khổ cực, thời gian lao động kéo dài, tiền công thấp, điều kiện làm việc thiếu an toàn… Tình trạng đó đã khiến giai cấp công nhân có những đòi hỏi rất bức thiết về quyền lợi kinh tế, và quyền lợi chính trị

Trái ngược với sự bần cùng hóa nhanh chóng của các giai cấp khác trong xã hội thì xã hội tư bản cũng chứng kiến sự giàu lên nhanh chóng của một giai cấp khác, giai cấp tư bản, họ chính là những chủ xưởng Họ là những người đã tranh thủ được địa vị kinh tế và chính trị của mình đề làm giàu thông qua việc bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê Tư sản công nghiệp – bộ phận mới của gia cấp tư sản, con đẻ của cách mạng công nghiệp – ngày càng phát triển, thâu tóm các quyền lực kinh tế và dần dần vươn lên trong lĩnh vực chính trị Tư sản công nghiệp Anh, từ đầu thế kỷ XIX, đã tiến hành cuộc đấu tranh đòi cải cách tuyển cử, thực chất là đòi quyền tham gia quản lý đất nước, vốn là đặc quyền của quý tộc mới từ sau cách mạng Ba cuộc ải cách tuyển cử (1832, 1867 và 1884) đã đưa giai cấp tư sản lên địa vị

Trang 9

thống trị ở Anh Ở các nước châu Âu lục địa, giai cấp tư sản cũng củng cố thế lực của mình, giành thắng lợi cho chủ nghĩa tư bản

Cuộc đấu tranh của chủ nghĩa tư bản chống chế độ phong kiến từ đầu thế kỷ XVI diễn ra quyết liệt và trải qua nhiều thăng trầm, nhưng đã đem lại những thắng lợi từng bước cho giai cấp tư sản Có thể nói rằng, chính cuộc cách mạng công nghiệp đã khởi đầu ở Anh và sau đó lan ra các nước khác đã góp phần quyết định thắng lợi của chủ nghĩa tư bản Thắng lợi của chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ XIX gắn liền với những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp

1.1.2 Điều kiện chính trị, văn hoá, khoa học

Cho đến những năm 50-60 của thế kỷ XIX được coi là thời kỳ xác lập và thắng lợi của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới Thắng lợi của chủ nghĩa tư bản là toàn diện, cả về kinh tế và chính trị

Nước Anh, sau khi hoàn thành cách mạng công nghiệp, trở thành nước tư bản hàng đầu thế giới Là chủ của “Công xưởng của thế giới”, giai cấp tư sản Anh nêu cao khẩu hiệu “tự do mậu dịch”, vì thực tế họ nắm độc quyền thị trường thế giới và giữ quyền bá chủ trên biển Đồng thời, nhờ sự phát triển sớm với những ưu thế về mậu dịch và hàng hải, nước Anh tư bản chủ nghĩa đã thiết lập một hệ thống thuộc đại bao la từ châu Á sang châu Mĩ; sự bóc lột thuộc địa càng làm nước Anh thêm giàu mạnh Trong khoảng thập niên 30 đến 60 của thế kỷ XIX, đã diễn ra một biến đổi quyết định trong cấu thành tài sản quốc dân: những thành phần khác nhau của tài sản này gắn với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (tài sản hải ngoại, đường xe lửa, tư bản công nghiệp, thương mại và tài chính, them vào đó là một phần bất động sản) trở thành vượt trội hẳn so với tài sản đất đai truyền thống (đất đai và nông trại)

Sự tiến hóa này nói lên sự lùi bước tương đối về cơ sở kinh tế của giai cấp thống trị cũ (quý tộc và gentry) so với cơ sở giai cấp đang lên: giai cấp

Trang 10

tư sản Có thể trình bày những cải cách lớn ở thế kỷ XIX ở Anh như những thắng lợi liên tiếp của giai cấp tư sản tự do đang lên đối với quý tộc bảo thủ suy tàn, cho dù giới quý tộc đất đai trong thế kỷ này vẫn gần như nắm độc quyền về quyền lực chính trị và cai quản địa phương Một mặt, sự lật đổ chế độ chuyên chế của nhà vua ở thế kỷ XVII đã gắn liền với một kiểu thỏa ước không thành văn giữa giới quý tộc đất đai và những gia đình lớn về tài chính, ngân hàng và thương mại quốc tế Mặt khác, giữa hai cực này không hề có một vật ngăn cách không thể vượt qua: thành viên của giới quý tộc đất đai đầu tư vào kinh doanh tài chính thương mại, thậm chí vào hầm mỏ và công trường thủ công; còn đối với chủ ngân hàng, chủ công trường thủ công hay thương nhân, thì việc mua một lãnh địa, trước khi trở thành một dấu hiệu xã hội, đã là một phương tiên để vào Nghị viện Cuối cùng, giới quý tộc và gia cấp tư sản, đứng trước những cuộc nổi dậy của dân chúng đe dọa quyền sở hữu và trước những phong trào cấp tiến, đã có một phản ứng “cố kết” lại với nhau

Chính Tory (đảng viên đảng bảo thủ Anh) có xu hướng cải cách Peel,

năm 1829, đã xóa bỏ Bill of Test (Luật xử làm mẫu) và cho phép tín đồ Giatô

giáo được gánh những trách nhiệm công cộng Cũng vậy, cuộc cải cách bầu cử năm 1832 đã có thể được một bộ phận rộng lớn của giới quý tộc chấp nhận, vì nó chỉ làm tăng số cử tri từ 500.000 lên 813.000 người, chủ yếu có lợi cho thương nhân và các nhà công nghiệp Ngay cả việc hủy bỏ Corn Laws (các luật về ngũc cốc) năm 1846, tuy có xảy ra những cuộc đụng đầu quyết liệt, nhưng không phải là một thất bại của các địa chủ, vì họ được kích thích để có một nỗ lực mới về “quản lý tốt” và cơ giới hóa Và các đại chủ, khi họ đưa ra một lối trả lời đối với các nhà công nghiệp qua việc thông qua các luật về xưởng máy, đã tìm thấy sự ủng hộ không chỉ trong phong trào dân chúng, mà trong cả các tầng lớp “sáng suốt” của giới chủ

Trang 11

Nhưng tất cả những điều đó không ảnh hưởng đến thăng tiến của giai cấp tư sản Anh, sự phát triển của giai cấp tư sản vẫn là đặc trưng của thế kỷ XIX, đặc biệt dưới triều nữ hoàng Victoria Ở giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhà nước tư sản cũng được củng cố và hoàn thiện Nhà nước tư sản nói chung được xây dựng trên cơ sở nhà nước pháp quyền theo nguyên tắc tam quyền phân lập Nhà nước tư sản có những hình thức khác nhau: công hòa (Mĩ), quân chủ lập hiến (Anh) và Đế chế (Đế chế I và II ở Pháp), tùy theo đặc điểm lịch sử của mỗi nước Giai cấp tư sản thực hiện quyền thống trị của mình thông qua các đảng chính trị Số lượng các đảng ở mỗi nước khác nhau tùy theo cơ cấu lực lượng xã hội ở mỗi nước Trong đó, ở Mĩ và Anh chế độ hai đảng hình thành và hoạt động có hiệu quả Nhìn chung, khuynh hướng tự do – chủ trương một xã hội dân chủ với phổ thông đầu phiếu, tự do cá nhân và quyền công dân – dần dần chiếm ưu thế Nhà nước tư sản tồn tại và phát triển dựa trên một hệ thống pháp luật chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản thống trị, nhưng cũng vẫn thừa nhận các quyền tự do dân chủ và quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật Nhờ vậy, công nhân và nhân dân lao động các nước tư bản có căn cứ pháp lý để tiến hành đấu tranh đòi các quyền tự do và bình đẳng thật sự Sự đối nghịch giữa giai cấp vô sản bị trị cùng khổ với giai cấp tư sản thống trị giàu có ở xã hội tư bản đương thời chính là màu sắc chính của bức tranh xã hội nhiều màu sắc lúc bấy giờ

Những vận động nhanh chóng trong đời sống kinh tế, chính trị cũng đã làm cho đời sống văn hoá ở nước Anh giai đoạn này cũng có rất đa dạng, phong phú trên nhiều lĩnh vực

Giáo dục ở Anh thế kỷ XIX vẫn tồn tại sự không bình đẳng giữa nam và nữ cũng như giữa các tầng lớp của xã hội Trường học là dành cho nam giới và chương trình giảng dạy chú trọng vào các tác phẩm kinh điển - ngôn ngữ và văn học của Hy Lạp và La Mã cổ đại Ở các trường đại học lớn lúc

Trang 12

bấy giờ, sinh viên có thể học thêm toán học, pháp luật, triết học, và lịch sử hiện đại Bên cạnh việc giáo dục tại các trường học thì nam giới có thể được giảng dạy hoàn toàn ở nhà Không được như nam giới thì phần lớn nữ giới được học tại nhà, lúc bấy giờ đã có trường nội trú cho nữ, nhưng không trường đại học, và chương trình học thì rất khác nhau, chủ yếu là những kiến thức đơn giản Nhưng thực trạng này cũng dần thay đổi khi trường cao đẳng đầu tiên dành cho nữ giới được ra đời vào năm 1848 Và cho đến những năm cuối thế kỷ XIX, nhiều người đã được tiếp cận với giáo dục, giáo dục quốc dân là bắt buộc khi lên 10 Sự phát triển cua công nghệ cũng đã cho phép nhiều người tiếp cận với sách, vở, tạp chí,… thói quen đọc sách đã trở thành một phần của xã hội Tiểu thuyết là dạng văn học phổ biến lúc bấy giờ tại anh, trào lưu hiện thực trong văn học đề cập đến những khát vọng của cá nhân đang vươn đến tình yêu và những địa vị xã hội xứng đáng với họ, bên cạnh những tác giả là nam giới, nhiều nữ tác gia cũng đã xuất hiện

Trong khoa học và công nghệ, thời đại Victoria đã tìm thấy các ý tưởng hiện đại về sáng kiến và chế tạo – ý tưởng rằng chúng ta có thể tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề, rằng con người có thể tạo ra các phương tiện mới tốt đẹp cho chính mình và môi trường xung quanh mình Về tôn giáo, thời đại Victoria đã trải qua một giai đoạn của những mối nghi ngờ, thời đại mở đầu cho những câu hỏi về thể chế Kitô giáo trên quy mô rộng lớn Anh quốc dưới thời Victoria là một quốc gia rất sùng đạo Một số lượng lớn người thường xuyên đến nhà thờ ít nhất một lần và là hai lần vào mỗi Chủ Nhật Kinh Thánh là được đọc thường xuyên và rộng rãi bởi mọi tầng lớp Tuy nhiên, vào cuối triều đại của Nữ hoàng Victoria, các tổ chức tôn giáo ở Anh bắt đầu tăng chậm lại vì nhiều lý do khác nhau.Trong văn học và các môn nghệ thuật khác, thời đại Victoria đã cố gắng kết hợp Chủ nghĩa lãng mạn nhấn mạnh tính cá nhân, cảm xúc, và trí tưởng tượng kết hợp với Chủ nghĩa tân cổ điển về vai trò của công chúng đối với nghệ thuật và trách nhiệm của người nghệ

Trang 13

sĩ với những tác phẩm của mình Trong tư tưởng, chính trị, và xã hội, thời đại Victoria đã tạo ra những sự đổi mới và thay đổi đáng kinh ngạc: dân chủ, chủ nghĩa nữ quyền, tổ chức công đoàn của công nhân, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác, và các phong trào hiện đại khác đã cho ra đời những hình thức tồn tại đầu tiên Trong thực tế, thời đại của Darwin, Marx, Freud đã không chỉ lần đầu tiên đề cập đến những vấn đề mà thế giới hiện đại đang trải quan mà thời đại đó còn tiếp cận được những lời giải đáp tiên tiến nhất cho những vấn đề đó Nói một cách khác, thời đại Victoria có thể được coi như là cái nôi của thời kỳ hiện đại – và cũng giống như hầu hết mọi giai đoạn làm mầm mống, thời đại đó luôn tồn tại trong lòng nó những phản ứng mạnh mẽ chống lại chính nó

Thời đại Victoria không phải là chỉ nói đến một giai đoạn duy nhất, bởi vì Victoria là triều đại kéo dài quá lâu mà nó bao gồm nhiều giai đoạn Trên tất cả, nó là thời đại của những nghịch lý và sức mạnh thời đại Phong trào Tin Lành, sự nổi lên của chủ nghĩa Vị Lợi, chủ nghĩa xã hội, học thuyết Darwin, và thuyết bất khả tri khoa học, tất cả trong cách riêng của nó đều có những đặc trưng của thời đại Victoria

1.1.3 Tiền đề lý luận

Trong tư tưởng của J.S Mill, chúng ta có thể tìm thấy nhiều nhà tư

tưởng đã ảnh hưởng đến ông Trong cuốn Tự truyện (1873) J.S Mill đã đề

cập đến các nhà tư tưởng như: Plato, Aristoteles, Epicurus, Aquinas, Thomas Hobbes, John Locke, J.Bentham, Francis Place, James Mill, Adam Smith, David Ricardo, Alexis de Tocqueville, Von Humboldt, Goethe, Samuel Coleridge, Saint-Simon, Auguste Comte… Nhưng khi nói về tiền đề lý luận dẫn đến hình thành triết học J S Mill, luận văn chỉ giới hạn trình bày những tiền đề lý luận trực tiếp

Những tiền bối trực tiếp tác động trực tiếp đến tư tưởng của J.S Mill là các nhà triết học phái duy nghiệm Anh, người cha James Mill, nhà kinh tế

Trang 14

học D Ricardo, nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng Saint-Simon, nhà xã hội học Auguste Comte, nhà chính trị học Alexis de Tocqueville Đặc biệt, về đạo đức học, J.S Mill chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhà đạo đức học J.Bentham Chúng ta có thể nhận xét ngay rằng tư tưởng của J.S Mill nằm trong truyền thống thuyết duy nghiệm Anh, với một loạt các triết gia lớn Francis Bacon, John Locke, Gerorge Berkeley, và David Hume Thuyết duy nghiệm là lý thuyết cho rằng kinh nghiệm chứ không phải lý tính là nguồn gốc của nhận thức, và theo nghĩa này nó đối lập lại với thuyết duy lý Nói rằng chúng ta đã học được gì đó từ kinh nghiệm tức là nói rằng chúng ta đã đi đến chỗ biết về nó bằng cách sử dụng các giác quan của chúng ta Nói rằng kinh nghiệm là nguồn gốc của nhận thức tức là nhận thức phụ thuộc tối hậu vào sự sử dụng các giác quan và vào những gì được phát hiện thông qua chúng Kinh nghiệm của cảm giác có thể là thiết yếu để có được kinh nghiệm

Triết gia phái duy nghiệm Anh sớm nhất là Francis Bacon cho rằng trong các nỗ lực tìm hiểu tự nhiên của chúng ta: “Con người là một tác nhân và người lý giải tự nhiên; họ hoạt động và hiểu chỉ trong chừng mực họ quan sát trật tự của tự nhiên trong thực tế hay bằng suy luận; ngoài ra họ không thể biết gì hơn nữa”3 Kinh nghiệm trực tiếp là nền tảng cho việc có được nhận thức, và lập trường này được biết đến như là thuyết duy nghiệm Trong suốt nửa đầu thế kỷ XVIII, ba triết gia lớn – J Locke, G.Berkeley và D Hume – ủng hộ lối tiếp cận này Tư tưởng của các ông đã được J.S Mill tiếp thu, kế thừa ở nhiều nội dung khác nhau

Đầu tiên là phải kể đến triết gia quan trọng của thuyết duy nghiệm Anh là John Locke (1632–1704) Ông nổi tiếng với việc đưa ra mệnh đề tâm trí

con người là một tabula rasa, một “tấm bảng trắng”, theo cách nói của Locke

3 Francis Bacon (2000), New Organon, Lisa Jardine (translator), Michael Silverthorne, Cambridge University Press, p 33

Trang 15

là “giấy trắng” [white paper], trên đó các kinh nghiệm được rút ra từ các ấn tưởng của giác quan khi cuộc sống của một người được viết ra Có hai nguồn gốc của các ý niệm của chúng ta: các cảm giác và sự phản tư Trong cả hai trường hợp, một sự phân biệt được đưa ra giữa các ý niệm giản đơn và các ý niệm phức hợp Ý niệm đơn giản không thể được phân tích, và bị phá vỡ thành các thuộc tính hạng nhất và các thuộc tính hạng hai Các ý niệm đơn giản kết hợp thành các ý niệm phức hợp, phân chia thành các bản thể, các hình thái, và các tương quan

Cuốn sách quan trọng của ông là Essay Concerning Human

Understanding (Luận văn về sự hiểu biết con người) trình bày một nghiên

cứu khẳng định về cách thức trong đó các ý niệm của chúng ta được tạo dựng, khi giải thích rằng bằng “ý niệm” muốn nói rằng tinh thần “được áp đặt trong khi đang tư duy”4 Các ý niệm có thể hoặc là cảm giác hoặc là sự phản tư dựa trên các ý niệm về các cảm giác; ngoài không có nguồn nào khác Các ý niệm cũng được phân loại là đơn giản và phức hợp, các ý niệm phức hợp được tạo nên từ các ý niệm đơn giản Tinh thần có một sự tự do nào đó trong tiến trình này, vốn có thể dẫn đến sai lầm Trong quan điểm của ông tất cả các chất liệu cho nhận thức được tri giác của giác quan cung cấp, nhưng phạm vi và sự xác tín của nhận thức cảm tính bị giới hạn, trong khi trái lại, có nhận thức không nằm trong kinh nghiệm, tức là tiên nghiệm về các sự vật không được cảm giác

Về đạo đức học, trong cuốn Hai khảo luận về chính quyền (Two Treatises of Government, 1689), J Locke đồng nhất đạo đức với các kết quả

của khế ước giữa các tác nhân tính toán tư lợi vốn cần một tập hợp các quy tắc để kiểm soát các tương tác của họ nhau J.S Mill đồng ý rằng các hành động của con người phải tuân theo một nguyên tắc chung nhất, vốn chi phối

4 is applied about whilst thinking

Trang 16

hành động của con người với nhau, là nguyên tắc công lợi Nhưng J.S Mill không đồng ý với quan điểm của J Locke rằng con người chỉ bị chi phối bởi lợi ích tư lợi của riêng mình, và đạo đức giữa các cá nhân cũng không phải là khế ước Theo J.S Mill quan hệ đạo đức giữa các cá nhân còn là sự tương tác trợ giúp lẫn nhau

George Berkeley (1685 – 1753) nhà duy nghiệm thứ hai của nước Anh, là ông tổ của chủ nghĩa duy tâm chủ quan hiện đại, ông nổi tiếng với câu “tồn tại nghĩa là được tri giác” cũng đã ảnh hưởng đến tư tưởng của J.S.Mill Mục đích chính của G Berkeley là đưa ra một quan niệm siêu hình học sẽ thể hiện danh tiếng vinh quang của Thượng đế, theo quan niệm này của ông, không có gì mà giác tính của chúng ta không thể nắm bắt, và các tri giác của chúng ta có thể được xem là một loại ngôn ngữ linh thiêng qua đó Thượng Đế giao tiếp với chúng ta; vì Thượng Đế là nguyên nhân của các tri giác của chúng ta Bản chất của các sự vật của cảm giác là được tri giác – chúng cốt ở trong việc được tri giác và chúng không có sự hiện hữu mà không có tinh thần Do đó, chỉ có sự hiện hữu của các cảm giác hay các ý niệm và tinh thần vốn là nguyên nhân của chúng Thượng Đế là nguyên nhân của các cảm giác của chúng ta, và bản thân chúng ta có thể là nguyên nhân của các ý niệm của trí tưởng tượng

Chúng ta nhận thức về mọi sự vật khác, vì sự hiện hữu của mọi sự vật khác là một chất liệu của việc được tri giác của nó Không có gì ngoài tầm mắt của ta Ngay cả những đối tượng giống như hình học, vốn có thể được nghĩ là liên quan đến những nhận thức về vật chất nằm ngoài kinh nghiệm, phải bị giới hạn vào lĩnh vực này để loại bỏ những đối tượng ngoài kinh nghiệm của nhận thức Vậy nên, G Berkeley khẳng định rằng ít nhất là có kích thước có thể tri giác được; do đó, không thể có những ý niệm về những lượng vi phân hay những điểm George Berkeley khẳng định không có một thực tại đằng sau các tư tưởng, ông lập luận rằng những cơ sở duy nhất có

Trang 17

thể biện minh các niềm tin về các sự vật thông thường là sự ý thức trực tiếp, hay ““… Sự vật… thật ra là những biểu tượng, mà biểu tượng thì không thể tồn tại ngoài trí óc; cho nên sự tồn tại của chúng là ở chỗ chúng được tri giác”5 J.S Mill đồng ý với G Berkeley rằng mọi nhận thức đều đến từ kinh nghiệm của cảm giác nhưng ông bác thuyết duy tâm cực đoan như vậy, ông lập luận

trong Một khảo cứu về triết học của ngài William Hamilton rằng các đối tượng

vật chất xét như những đối tượng vĩnh cửu của cảm giác tồn tại độc lập với việc được cảm giác Những sự vật ấy có khả năng được cảm giác, mang đến cho con người nhận thức nếu được đặt thích hợp; tuy không được cảm giác nhưng chúng là bộ phận của thế giới các hiện tượng, cảm tính

Một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng đến J.S Mill là David Hume (1711 – 1776) Dựa trên quan niệm về các chất liệu cho nhận thức của các tiền bối của mình, D Hume cố hoàn thiện bằng các nỗ lực nhắm đến sự chính xác lớn hơn Ông phân biệt trước hết giữa các ấn tượng với các ý niệm, cái trước là nội dung của tâm trí trong tri giác, cái sau là nội dung tâm trí trong trí tưởng tượng, v.v… D Hume phân chia nhỏ hơn các ý niệm thành những ý niệm của giác quan và những ý niệm của sự phản tư, và lần nữa, chia nhỏ chúng thành những ý niệm vốn là đơn giản và những ý niệm vốn là phức hợp Giống như G Berkeley, ông bác bỏ sự hiện hữu của bất kỳ điều gì nằm sau ấn tượng, và một điểm chính yếu của thuyết duy nghiệm của ông, ông quay trở đi trở lại với nó, đó là rằng chính ngay ý niệm đơn giản cũng là một bản sao của một ấn tượng tương ứng Do đó giác tính bị giới hạn vào những nội dung tinh thần ấy Phương pháp chính của D Hume trong triết học là những gì ông gọi là “phương pháp thực nghiệm”, sự quy chiếu trong tất cả các vấn đề triết học đến những phát hiện của kinh nghiệm

5 George Berkeley (1713), Three Dialogues between Hylas and Philonous, p 84

Trang 18

Về mặt đạo đức học, D Hume từ chối quan điểm vị kỷ chủ nghĩa về bản tính của con người D Hume cũng tập trung vào sự đánh giá tính cách trong hệ thống của ông, theo ông các hành động có ý nghĩa như là bằng chứng của tính cách Chính đức hạnh đóng góp vào điều thiện của toàn bộ hệ thống, trong trường hợp các đức hạnh con người Theo D Hume tính công lợi là thước đo của đức hạnh cá nhân Điều này là bởi vì D Hume đưa ra một sự phân biệt giữa sự vui sướng mà tri giác về đức hạnh sinh ra trong người quan sát, và tính công lợi thuộc về xã hội, cái vốn nằm trong một đặc điểm mà đặc điểm này có những lợi ích hiển nhiên cho xã hội, bất kỳ trường hợp nào của những lợi ích này có thể hay không thể tạo ra sự vui sướng trong người quan sát Trên quan điểm của J.S Mill, hành động là tốt về mặt luân lý trong tầm nhìn về các hệ quả nó phát sinh, sự vui sướng hay tính công lợi mà nó sinh ra cho xã hội

Chính J.S Mill cũng thuộc về trường phái thuyết duy nghiệm Anh khi cho rằng nhận thức của chúng ta đến từ các giác quan Chúng ta sẽ thấy J.S.Mill trình trình bày thuyết duy nghiệm ở nhiều nơi chẳng hạn như trong

Hệ thống Lô-gic học và Một khảo cứu về triết học của ngài William Hamilton J.S Mill cũng bác bỏ quan niệm của các triết gia phái duy lý,

chẳng hạn như I Kant6 hay William Hamilton7, rằng có các sự vật hay các thực thể nằm ngoài thế giới hiện tượng Theo J.S Mill, không có những sự vật hay các thực thể như thế

6 Immanuel Kant, sinh năm 1724 tại Königsberg, mất 1804 tại Königsberg, được xem là triết gia quan trọng nhất của nước Đức, hơn nữa là triết gia lớn nhất của thời kỳ cận đại, của nền văn hóa tiến bộ và của nhiều lĩnh vực khoa học nhân văn khác Sự nghiệp triết học của ông được biết đến qua hai giai đoạn: “tiền phê phán” và sau năm 1770 là “phê phán” Học thuyết “Triết học siêu

nghiệm” (Transzendentalphilosophie) của Kant đã đưa triết học Đức bước vào một kỉ nguyên mới Các tác phẩm quan trọng của ông phải kể đến là bộ ba phê phán: Phê phán lý tính thuần túy,

Phê phán lý tính thực hành và Phê phán năng lực phán đoán

7 William Hamilton (1788–1856) là một triết gia và nhà lô-gic học người Scốt-len Ông được bổ nhiệm làm giáo sư lịch sử dân sự tại Đại học Edinburgh vào năm 1821 và được bầu làm chủ nhiệm khoa lô-gic học và siêu hình học vào năm 1836 Hamilton chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Thomas Reid và Immanuel Kant

Trang 19

Về mối quan hệ tinh thần và thể xác, J.S Mill quan niệm rằng chúng ta có mối quan hệ đặc biệt; quan hệ này xác định ở mức độ lớn nhân dạng của chúng ta với tư cách một cá nhân Tuy nhiên, các biến cố tinh thần và các biến cố thể xác là những loại khác nhau của các biến cố trong thế giới của các hiện tượng Và xét cho cùng, chính ý thức cá nhân mới quyết định tất cả

Ngoài các triết gia của trường phái duy nghiệm Anh, người ảnh hưởng nhiều và trực tiếp đến J.S Mill là cha của ông, James Mill (1773 – 1836); là một triết gia, sử gia, nhà tâm lý học, nhà kinh tế học, giáo dục học, luật học và nhà cải cách chính trị, đồng thời ông chịu ảnh hưởng của J.Bentham, cũng như J.S Mill sau này Chính James Mill là người đầu tiên giáo dục J.S Mill Cùng với J Bentham, James Mill định hướng để J.S Mill trở thành một “người bảo vệ chủ nghĩa công lợi”

James Mill là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt học thuật của nước Anh thế kỷ XVIII và XIX Ông từng có thời gian dài làm việc trong công ty Đông Ấn, chính ông đã đưa J.S Mill vào công ty này James Mill, dù ít tuổi hơn J Bentham, là bạn thân và là người bảo vệ, diễn giải cho tư tưởng J Bentham nói chung và chủ nghĩa công lợi của J.Bentham nói riêng Là một nhà diễn giải khôn ngoan, ông đã giúp cho những tư tưởng của J Bentham trở nên dễ dàng được chấp nhận Ông dành trọn đời mình để phổ biến chủ nghĩa công lợi của J Bentham Và nhờ các nỗ lực của ông mà các tư tưởng của J Bentham đã tạo được ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tư tưởng Anh8 Có thể thấy, bằng nhiệt huyết của James Mill và tư tưởng của Bentham, hệ thống quan điểm của chủ nghĩa công lợi về luật pháp, chính trị, giáo dục… đã thu hút được đông đảo khán giả và những môn đồ ủng hộ James Mill đã cùng bạn bè tập hợp thành một nhóm được biết đến

8 Samuel Enoch Stumpf và Donald C Abel (2004), Nhập môn triết học phương Tây, Lưu Văn

Hy biên dịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh, tr.235

Trang 20

với tên “Những người cấp tiến về triết học” Và bản thân J.S Mill cũng tham gia vào thành lập và duy trì nhóm này Năm 1817, J.S Mill đã tham gia viết

cuốn Lịch sử Ấn–Anh, cùng James Mill Ông viết “Cuốn sách đã góp phần lớn lao vào sự giáo dục của tôi, theo nghĩa tốt nhất của chữ này, là cuốn Lịch

sử Ấn–Anh của cha tôi”9

Là một nhà triết học cấp tiến, James Mill có quan hệ thân thiết với rất nhiều nhà tư tưởng cùng thời Do đó, ngay từ thuở ấu thơ, J.S Mill đã được tiếp xúc trực tiếp với quan điểm tư tưởng của nhiều nhân vật nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực Nhờ sự quen biết của cha, J.S Mill đã được John Austin giảng dạy môn luật học; D Ricardo dạy kinh tế học; biết đến Alexis de Tocqueville với chính trị học, và đặc biệt là các tư tưởng của Bentham

Nhà công lợi tiền bối trực tiếp ảnh hưởng đến J.S Mill là Jeremy Bentham (1748 – 1832) Ông là triết gia, nhà kinh tế học và là cha đẻ của chủ nghĩa công lợi với tư cách là một học thuyết về đạo đức Ông là nhân vật có ảnh hưởng lớn trong lịch sử cận–hiện đại của nước Anh J.Bentham là người đầu tiên gợi ý với James Mill rằng cậu bé John nên được giáo dục như là nhà lãnh đạo soi đường cho thuyết duy nghiệm, thuyết liên tưởng và chủ nghĩa công lợi J Bentham chủ yếu là một nhà cải cách luật pháp Năm

1776, ông xuất bản Đoản văn về chính quyền, tác phẩm chống lại những

ngụy biện, những “ngôn từ lộn xộn và vô nghĩa (…) về các quyền tự nhiên của con người”10 Bentham quyết định làm cho luật pháp và đạo đức luân lý “mang tính khoa học” theo cùng cách thức giống như xã hội học và tâm lý học đã thực hiện để làm cho nghiên cứu về con người “mang tính khoa học” Ông gắn kết chủ nghĩa công lợi vào nhiều vấn đề khác nhau của xã hội

9 J.S Mill (1924), Autobiography, Columbia University Press, New York, tr.17

10 Samuel Enoch Stumpf (2004), Lịch sử triết học và các luận đề, Đỗ Văn Thuấn và Lưu Văn Hy

dịch, Nxb Lao động, Hà Nội, tr 294

Trang 21

Trong cuốn Một dẫn nhập vào các Nguyên tắc của Đạo đức học và sự

ban hành luật pháp, năm 1789, ông bắt đầu, như các nhà triết học đạo đức

thường làm, bằng định nghĩa riêng của ông về bản tính con người Con người “nằm dưới sự cai trị của hai chủ nhân tối cao, đó là đau khổ và vui sướng”11 Ông muốn nói rằng con người là những sinh vật có cảm giác vui sướng–đau khổ luôn luôn tìm kiếm vui sướng và tránh xa đau khổ Đối với J Bentham, các luật nên được thông qua khi và chỉ khi chúng chúng làm gia tăng tối đa sự vui sướng và giảm tối thiểu đau khổ cho nhiều người nhất Đây cũng là điều sau này J.S Mill kế thừa

Trong cuốn này J Bentham cũng trình bày bài toán “các tổng số hạnh phúc” bằng cái mà J Bentham gọi là “phép tính hạnh phúc” Theo J.Bentham hãy tự hỏi xem hạnh phúc có cường độ ra sao, kéo dài bao lâu, có xuất hiện thường xuyên không, nó có bất kì kết quả có phương diện không vui sướng nào không, v.v Chúng ta cũng phải cố gắng đảm bảo rằng hạnh phúc được mở rộng hết sức có thể, để tạo ra cái mà J Bentham gọi là “sự Thiện tổng quát” hay “hạnh phúc lớn nhất cho số đông người nhất” Khi tính toán về sự vui sướng (tức là hạnh phúc), J Bentham chủ yếu quan tâm đến các khía cạnh định lượng của chúng; cho nên mọi hành động đều tốt như nhau nếu chúng ta tính toán ra cùng một lượng hạnh phúc như nhau Như thế cũng có nghĩa J.Bentham đã lấy lượng giá trị để đánh giá kết quả của hành động

Phương diện quan trọng nhất của nghiên cứu của J Bentham là ý tưởng

rằng những vui sướng và những đau khổ có thể đo lường được J Bentham giả

định rằng bất kỳ sự vui sướng hay đau khổ nào đều có một giá trị xác định và có thể so sánh với những sự vui sướng khác hay làm giảm đi những đau khổ, và rằng cái sẽ hướng dẫn những sự trao đổi như vậy sẽ là một thang đo gắn các số

11 Jeremy Bentham (1907), An Introduction to the Principles of Morals and Legislation, No 1-5,

Oxford at the Clarendon press, p 294

Trang 22

lượng cho những sự vui sướng và đau khổ Loại thang như vậy ngày nay gọi là

định lượng, một từ không thấy ở J Bentham hay bản thân J.S Mill

Một thang định lượng là một thang với một điểm gốc = 0 và các đơn vị Chẳng hạn, trọng lượng có thể được đo bằng các gam, thang bắt đầu từ không, và mỗi đơn vị, mỗi gam, là ngang bằng với bất kỳ đơn vị nào khác Về lý thuyết, bất kỳ vật thể nào đều có thể được cân đo với những bất kỳ vật thể nào khác, và những trọng lượng khác nhau được đánh dấu trên một thang định lượng Điều này có thể áp dụng như thế nào vào những sự vui sướng? Theo J.Bentham, giá trị của bất kỳ sự vui sướng nào đều sẽ được xác định bằng khoảng thời gian và cường độ của nó Những đặc tính khác liên quan đến phép đo những sự vui

sướng được J Bentham đề cập là – cường độ, độ dài, sự chắc chắn, sự gần gũi,

sự năng sản, và sự thuần túy, phạm vi – có thể tương đương trong tư duy thực

hành, nhưng tự bản thân chúng không tương đương với giá trị phúc lợi hiện thực của bất kỳ sự vui sướng nào12

Tuy nhiên, theo J.S Mill, hạn chế nghiêm trọng nhất của J.Bentham là “tính không trọn vẹn của tinh thần của riêng ông xét như một người đại diện cho bản tính con người phổ quát” Dù thế J.S Mill vẫn đánh giá J

Bentham là “người lật đổ” vĩ đại, “hay, nói theo ngôn ngữ của các triết gia lục địa, nhà phê phán lớn, nhà tư tưởng của thời đại và đất nước mình”13 Nhưng tầm quan trọng của ông được đánh giá đầy đủ không bằng phẩm chất của phân tích phê phán của ông – vốn không thể hiện sự bí ẩn hay sức mạnh của phân tích khó hiểu– cũng không thành tựu của ông trong lĩnh vực trong đó ông thực sự xuất sắc, mà là sự việc thay đổi thái độ coi thường lĩnh vực thực hành Vì J Bentham là tác giả rất quan trọng khi tìm hiểu về tư tưởng

12 Jeremy Bentham (1907), An Introduction to the Principles of Morals and Legislation, No 1-5,

Oxford at the Clarendon press, p 49-50

13 “subversive, or, in the language of continental philosophers, the great critical, thinker of his age and country” – truy xuất từ: Many Authors (2006), Jeremy Bentham: ten critical essays, Frank

Cass and company limited, Lodon, p.3

Trang 23

của J.S.Mill nên việc J.S Mill phê phán và phát triển hơn nữa tư tưởng của J.Bentham sẽ được tác giả luận văn trình bày chi tiết hơn ở các phần sau

Về chính trị học, tư tưởng chính trị của J.S Mill chịu ảnh hưởng lớn

của Alexis de Tocqueville (1805–1859), một người mà ông có mối quan hệ cá nhân thân thiết A de Tocqueville nổi tiếng với khảo luận về hệ thống

chính trị của Mỹ, sau này trở thành tác phẩm kinh điển, đó là tác phẩm Nền

dân chủ Mỹ [Democracy in America] (2 tập, 1835 và 1840) Ngay từ năm

1835, J.S Mill đã đọc tác phẩm Nền dân chủ Mỹ, đặc biệt quan tâm đến

những lập luận của tác giả về nền dân chủ và “chuyên chế của đa số” A de Tocqueville ảnh hưởng đến tư tưởng giáo dục phổ thông của J.S Mill: “Nếu có ai đó cho rằng con đường ấy sẽ không dẫn đến đích, tôi xin dẫn chứng bằng toàn bộ nội dung công trình vĩ đại của ngài A de Tocqueville…”14 J.S Mill viết: “Chương cuối này, vốn được viết rất chậm, bắt đầu từ việc tôi đọc,

đúng hơn là nghiên cứu, về cuốn Nền dân chủ Mỹ của A de Tocqueville,

Trong tác phẩm xuất sắc ấy, những điểm mạnh của nền dân chủ được chỉ ra trong một cách thức thuyết phục hơn, như là một cách thức đặc biệt hơn tôi từng biết về chúng, ngay bởi các nhà dân chủ nhiệt huyết nhất; trong khi những hiểm nguy đặc biệt bao vây nền dân chủ, được xem như là chính quyền của đa số, được làm sáng tỏ,… trình bày về những điểm yếu của chính quyền của giới bình dân, những sự bảo vệ qua đó nó cần phải được bảo vệ, và những cái điều chỉnh phải được thêm vào cho nó để trong khi được thể hiện trọn vẹn hướng đến những khuynh hướng có lợi của nó, thì những khuynh hướng thuộc bản tính khác của nó có thể được trung hòa hay được làm dịu bớt đi”15 Thậm chí quan niệm của J.S Mill đã thay đổi rất lớn với việc đọc tác phẩm của A de Tocqueville: “Vào cùng lúc này, bản thân tôi đã chủ động tham gia vào việc bảo vệ những biện pháp quan trọng, chẳng hạn như Cải

14 J.S Mill (1924), Autobiography, Columbia University Press, New York, p 249

15 J.S Mill (1924), Autobiography, Columbia University Press, New York, p 134

Trang 24

cách lớn cho luật về người nghèo vào năm 1834, chống lại tiếng la ó phi lý được đặt cơ sở trên thành kiến phi tập trung hóa: và nếu không có những bài học từ A de Tocqueville, tôi không biết rằng tôi không thể, giống như nhiều nhà cải cách trước tôi, bị lôi kéo vào cực đối lập với điều đó, cái mà, đang thịnh hành ở đất nước của tôi, liên quan đến trận chiến của tôi”16

J.S Mill, cùng với A de Tocqueville, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chính quyền dân chủ đại diện, ủng hộ tự do cá nhân Với ông cá tính cá nhân và thậm chí là tính lập dị là tốt hơn tính đồng dạng rộng rãi của xã hội Sự đồng dạng là hệ quả của cả khủng bố lẫn chuyên chế Nhưng nó cũng có thể là hệ quả của nền dân chủ Chịu ảnh hưởng của phân tích về nền văn hóa Mỹ của A de Tocqueville, J.S Mill đi đến chỗ nghĩ rằng mối nguy hiểm chính yếu của thể chế dân chủ đó là mối nguy hiểm của việc đàn áp những dị biệt của cá nhân, và mối nguy hiểm của việc không cho phép sự phát triển thật sự các quan niệm của thiểu số và sự phát triển của các hình thức văn hóa của thiểu số Thể chế dân chủ cũng có thể sẽ làm phai tàn văn hóa của cộng đồng bằng việc áp đặt một tập hợp duy nhất và cứng nhắc các giá trị văn hóa đại chúng Hình thức chính thể này có ưu điểm về việc khuyến khích phát triển trí tuệ, nuôi dưỡng các tiêu chuẩn đạo đức chung, và giúp gia tăng hạnh phúc

Nhưng trong khi A de Tocqueville “so sánh dân chủ tự do và chủ nghĩa xã hội như sau: Dân chủ thì mở rộng còn chủ nghĩa xã hội thì hạn chế quyền tự do cá nhân Dân chủ khẳng định giá trị của mỗi cá nhân còn chủ nghĩa xã hội thì biến con người thành phương tiện, thành các con số đơn giản Dân chủ và chủ nghĩa xã hội không có gì chung ngoài từ: Bình đẳng

Trong tư tưởng về xã hội, J.S Mill chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ

Auguste Comte và Saint-Simon Claude Henri de Saint-Simon (1760 – 1825)

16 M Green (1989), “Sympathy and Self-Interest: The Crisis in Mill's Mental History,” Utilitas,

vol 1, p 135

Trang 25

là tác giả của nhiều tác phẩm đề cập nhiều nội dung có tính chất xã hội chủ nghĩa J.S Mill đã làm quen với Saint-Simon “Các tác giả mà nhờ họ, hơn là bất kỳ ai khác, tôi đã hiểu rõ một phương thức mới của tư duy chính trị, là các tác giả trường phái Saint-Simon ở Pháp Vào năm 1829 và 1830, tôi đã quen biết với một số tác phẩm của họ Khi ấy họ mới chỉ ở những giai đoạn đầu của các suy tư tư biện của họ Họ vẫn chưa thể hiện triết học của họ như là một tôn giáo, cũng không tổ chức kế hoạch của họ thành chủ nghĩa xã hội”17

Saint-Simon khẳng định lịch sử là sự thay thế lẫn nhau giữa các giai đoạn khác nhau, song lại gắn bó quá trình với nhận thức của con người Ông phê phán chủ nghĩa tư bản là xã hội tạo ra tầng lớp người giàu có và một tầng lớp người nghèo khổ Chế độ tương lai được ông gọi là hệ thống công nghiệp mới trong đó sẽ thực hiện nguyên tắc “mỗi người làm theo năng lực, mỗi năng lực sẽ được trả công theo lao động” Theo ông, trong xã hội tương lai sẽ không còn nhà nước, chính quyền sẽ được chuyển vào tay các nhà công nghiệp và các nhà bác học Tư tưởng của Sain-Simon chính là chủ nghĩa xã hội không tưởng J.S Mill đã thực sự chịu ảnh hưởng rất lớn của Saint-Simon: “Dựa trên những cơ sở ấy tôi không những hăng hái nồng nhiệt với các định chế dân chủ, mà còn hy vọng thiết tha rằng người phái Owen, Saint-Simon, và các học thuyết chống lại sở hữu tư sản khác có thể lan tỏa rộng trong các tầng lớp nghèo hơn; không phải tôi nghĩ các học thuyết ấy đúng, hay ham muốn chúng phải được tham gia, mà để các tầng lớp cao hơn [giàu hơn] có thể được mở mắt thấy rằng họ phải kính sợ người nghèo khi không được giáo dục hơn là khi được giáo dục”18

Sau Saint-Simon thì người ảnh hưởng mạnh đến tư tưởng về xã hội của J.S Mill lại chính là một người từng là học trò của Saint-Simon, đó là Auguste Comte (1798 – 1857) Ông là một nhà tư tưởng người Pháp, nhà lý

17 J.S Mill (1924), Autobiography, Columbia University Press, New York, p 114-115

18 J.S Mill (1924), Autobiography, Columbia University Press, New York, p 121

Trang 26

thuyết xã hội, người tạo ra ngành xã hội học, nhà thực chứng luận đã đưa ra

thuật ngữ Xã hội học A Comte thiết lập chủ nghĩa thực chứng, theo đó, triết

học không nên nghiên cứu những vấn đề như bản chất của sự vật, các quy luật chung của thế giới, v.v… mà đi tìm phương pháp khoa học có hiệu quả nhất, đáng tin cậy nhất mới là nội dung chủ yếu của việc nghiên cứu triết học Các nhà triết học thực chứng cho rằng, chỉ có các hiện tượng hoặc sự kiện, mới là “cái thực chứng”, do đó họ không thừa nhận bất cứ cái gì ngoài hiện tượng, không thừa nhận bản chất của sự vật, họ muốn lẩn tránh vấn đề cơ bản của triết học, muốn loại trừ vấn đề thế giới quan ra khỏi triết học truyền thống Đây chính là quan điểm ảnh hưởng mạnh đến J S Mill Bên cạnh đó, A Comte ảnh hưởng đến J.S Mill trong các vấn đề nghiên cứu về xã hội “Trong chừng mực đó, tôi đã ngưng viết hai bài báo cho các số kế tiếp của tờ

Review Khi những bài báo này được viết ra, tôi quay lại chủ đề này, và bây

giờ lần đầu tên đã trùng với cuốn Cours de Philosophie Positive của A.Comte,

đúng hơn là với hai tập của cuốn này vốn là tất cả những gì đã được xuất bản khi đó Lý thuyết của tôi về phương pháp quy nạp về cơ bản được hoàn thành trước khi tôi biết đến cuốn sách của A Comte;”19

J.S Mill đề cập đến ảnh hưởng của cả A Comte và Saint-Simon trong đoạn sau: “Quả thực, trong Carlyle tôi thấy những sự lên án về “thời đại của sự mất niềm tin”,… Nhưng tất cả những điều gì là đúng trong những sự chỉ trích ấy, tôi nghĩ rằng tôi đã thấy được trình bày từ tốn hơn và triết học hơn bởi những người phái Saint-Simon Học thuyết này hài hòa với các quan niệm hiện nay của tôi, qua đó dường như mang lại một hình thức khoa học Tôi đã xem các phương pháp của khoa học vật lý như là các mô hình chính xác cho chính trị Nhưng lợi ích chính mà vào lúc này tôi rút ra từ các dòng tư tưởng được những người phái Saint-Simon và A Comte đề xuất, đó là,

19 J.S Mill (1924), Autobiography, Columbia University Press, New York, p 146

Trang 27

cái tôi có được một khái niệm rõ ràng hơn bao giờ hết trước những nét đặc biệt của thời đại của sự chuyển tiếp đang được nói đến, và hết lầm lẫn về các đặc điểm đạo đức và trí tuệ của một thời đại như vậy, vì những đặc điểm bình thường của con người”20

Về tư tưởng kinh tế học chính trị, từ năm 13 tuổi J.S Mill đã theo học

kinh tế học chính trị của D Ricardo David Ricardo (1772 – 1823) là một nhà kinh tế học người Anh, có ảnh hưởng lớn trong kinh tế học cổ điển sánh ngang cùng Adam Smith và Thomas Malthus Tác phẩm nổi tiếng nhất của

D.Ricardo là Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa Trong

chương đầu tiên Ricardo trình bày về thuyết giá trị lao động Trong phần sau của chương này, ông giải thích về việc giá cả không phù hợp, tương ứng với giá trị D Ricardo cũng đã phân tích và đi tới kết luận rằng khi dân số gia tăng thì địa tô cũng gia tăng theo Trong tác phẩm này, D Ricardo còn đưa ra luận điểm rằng một hệ thống thương mại tự do cho tất cả các quốc gia sẽ đem lại lợi ích cho mỗi quốc gia

Xét tổng thể, J.S Mill ủng hộ các chính sách kinh tế tự do kinh doanh vốn được các nhà kinh tế học trước đó bảo vệ, chẳng hạn như cha ông và Adam Smith21 và D Ricardo Mối quan tâm chung của ông ở đây cũng như nơi khác là sự tự phát triển, và các chính sách tự do kinh doanh dường như mang đến một môi trường cần thiết cho tự do cá nhân Nhưng dựa trên phản tư xa hơn, được vợ ông thúc đẩy, ông dường như đi đến quan niệm rằng sự phát triển cá nhân không những cần đến sự tự do của thị trường kinh tế mà còn cần đến tự do chính trị, và rằng điều này ít hữu dụng cho một cá nhân thiếu sự an toàn và cơ hội về kinh tế

20 J.S Mill (1924), Autobiography, Columbia University Press, New York, p 115-116

21 Adam Smith (1723 – 1790) là nhà kinh tế học và nhà đạo đức học người Scốt-len, là nhân vật

mở đường cho phát triển lý luận kinh tế Bộ sách Tìm hiểu về bản chất và các nguyên nhân của

sự giàu có của các quốc gia đã thiết lập kinh tế học hiện đại và cung cấp một trong những cơ sở

hợp lý nổi tiếng nhất của tự do thương mại, chủ nghĩa tư bản, và chủ nghĩa tự do cổ điển

Trang 28

Khác với D Ricardo, J.S Mill xem hệ thống tiền lương vốn đã phát triển trong cách mạng công nghiệp là hệ thống ăn cướp lợi nhuận của các công nhân, lợi nhuận trong hàng hóa mà họ sản xuất ra Ông ngày càng đi đến chỗ khảo sát lại những phản đối với chủ nghĩa xã hội, và đi đến lập luận

trong các ấn bản sau của cuốn Các nguyên tắc rằng, trong chừng mực lý

thuyết kinh tế được quan tâm, về nguyên tắc chẳng có gì trong lý thuyết kinh tế ngăn ngừa một trật tự kinh tế dựa trên các chính sách của người theo chủ nghĩa xã hội Vậy nên ông đã đưa ra đề xuất cấp tiến rằng chúng ta bãi bỏ toàn bộ hệ thống tiền lương, và rằng nó được thay thế bằng một hệ thống hợp tác trong đó những người sản xuất sẽ hoạt động trong những sự phối hợp, sở hữu tập thể tư liệu tư bản cho việc thực hiện những sự hợp tác của họ, và làm việc dưới những người quản lý chịu trách nhiệm chung về họ

Trong số những người ảnh hưởng đến tư tưởng về con người và xã hội con người của J.S Mill chúng ta có thể kể đến người được J.S Mill ca ngợi ngang với J Bentham như “những người tra vấn vĩ đại về những điều đã được thiết lập” là Samuel Taylor Coleridge (1772 –1834) Ông là nhà thơ, nhà phê bình, nhà triết học Anh, một đại diện tiêu biểu của các Nhà thơ vùng Hồ (Lake Poets), gồm S.T Coleridge, Robert Southey và William Wordsworth J.S Mill ca ngợi S.T Coleridge (và J Bentham) “Cả hai đều có những ảnh hưởng vượt xa khỏi những tín đồ trực tiếp của họ S.T.Coleridge được ca ngợi vì khuynh hướng phái Burke của ông về sự thông thái tập thể vốn cất giữ niềm tin được thiết lập từ lâu, một mong muốn tự nhiên hay đòi hỏi tự nhiên về bản tính tự nhiên của con người mà học thuyết đang được đề cập được điều chỉnh nhằm đáp ứng được…”22 Chính nhờ S.T.Coleridge mà J.S Mill học lại được các tình cảm với nghệ thuật cũng như các cảm xúc với tình cảm của con người cá nhân

22 J.S Mill (1864), Dissertations and discussions: political, philosophical, and historical, vol 2,

John Wilson and Son, Boston, p 9

Trang 29

Một tác nhà tư tưởng cũng ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của J.S Mill đó là Friedrich von Humboldt (1769 – 1859) là nhà cải cách đại học và nhà giáo dục người nước Phổ, và những nguyên lý của ông đặt ra cho đại học Berlin được thành lập năm 1810 trong tinh thần khai phóng và khoa học Đại học Berlin đã làm thay đổi toàn bộ khuôn mặt đại học Đức, góp phần quyết định đưa nước Đức lên vị trí cường quốc về kinh tế, quân sự và khoa học vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, mà còn ảnh hưởng lớn lao lên toàn bộ đại học thế giới J.S Mill hấp thu rất nhiều tinh hoa tư tưởng trong thời đại mình, được đào tạo và tự rèn luyện để trở thành nhà bách khoa toàn thư trong thời đại mình Những tư tưởng mà ông hấp thu là quan trọng, nhưng chính sự rèn luyện tinh thần của riêng ông, sẽ ảnh hưởng đến việc ông phát triển chủ nghĩa công lợi, đưa nó lên một tầm cao mới sau này

1.2 Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của John Stuart Mill

1.2.1 Cuộc đời

J.S.Mill sinh ngày 20 tháng 5 năm 1806 tại Pentonville, London, nước Anh, là con cả trong 9 người con của Jame và Harruet Burrow Mill J.S.Mill nhận được nền giáo dục duy nhất nhưng nghiêm khắc James Mill đã từng từ chối cơ hội gửi J.S.Mill đến đại học Cambridge Tuy ông không theo bất cứ trường đại học nào, nhưng nền giáo dục mà J.S.Mill thụ hưởng cũng như tầm trí tuệ của ông được xem là một huyền thoại Chính nhờ sự dạy dỗ của người cha về các tác phẩm cổ điển, ngôn ngữ và lịch sử khiến J.S.Mill từng thừa nhận “Nhờ việc dạy dỗ của cha tôi, tôi đã bắt đầu có lợi thế hơn chúng bạn một phần tư thế kỷ”23

J.S.Mill học tiếng Hy Lạp lúc ba tuổi Lên bảy tuổi, J.S.Mill đọc sáu hội thoại của triết gia Hy Lạp Plato (428/427 – 348/347 trước CN) – người

23 Samuel E Stumf (2004), Lịch sử triết học và các luận đề (Đỗ Văn Thuấn, Lưu Văn Hy dịch)

Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, tr 298

Trang 30

đặt nền móng cho triết học Phương Tây, với tác phẩm chính Những cuộc đối thoại Năm tám tuổi, J.S.Mill bắt đầu học tiếng Latin Năm mười một tuổi, J.S.Mill biên soạn Lịch sử La Mã (Roman History), Tóm tắt lịch sử thế giới cổ đại (Abridgement of the Ancient Universal History); Lịch sử của Hà Lan (History of Holland) và Lịch sử chính phủ La Mã (History of Roman Government)

Năm 1818 – năm xuất bản cuốn sách Lịch sử Ấn Độ của James Mill; tác phẩm này có ảnh hưởng lớn lao đến J.S.Mill Cũng năm này, J.S.Mill bắt đầu học logic và được gặp gỡ với những người bạn của cha ông: Ricardo, Joseph Hume và Bentham

Năm 1819, J.S.Mill trải qua một khóa học đầy đủ về kinh tế chính trị dưới sự giám sát của cha ông Thời gian này, J.S.Mill trải qua gần một năm ở Pháp với gia đình của Samuel Bentham (anh trai của Jeremy Bentham) Khoảng thời gian đến Pháp, J.S.Mill có sống ở Paris một vài ngày tại tư gia của một người bạn của James Mill là nhà kinh tế học nổi tiếng Jean Baptiste Say (1767 - 1832) - nhà kinh tế học người Pháp, đã phát minh ra Say’s law – một nguyên lý kinh tế

Năm 1821, J.S.Mill được đọc luật La Mã với John Austin Đến năm 1822, J.S.Mill tham gia “Utilitarian Society” (Hội những người theo thuyết công lợi) Đây chính là khoảng thời gian ông ủng hộ và tìm hiểu rõ về chủ nghĩa công lợi do Bentham khởi xướng Điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng đạo đức của J.S.Mill, gắn mục đích sống của ông với việc cải cách xã hội dựa trên sự quan tâm đến hạnh phúc của con người, nhằm thiết lập nhà nước mang tính đại diện đảm bảo cho tự do cá nhân Chính J.S.Mill đã từng thừa nhận: Việc tiếp cận với các tác phẩm của Bentham đã tạo nên bước ngoặt trong cuộc đời tri thức của ông Sau khi Bentham mất, J.S.Mill đã tiếp tục phát triển nhiều quan điểm khác biệt và tiến bộ đáng kể trong thuyết công lợi - học thuyết đạo đức chủ đạo của Bentham Nền giáo dục

Trang 31

khắt khe mà cha ông đã định sẵn nhằm đào tạo ông trở thành nhân vật tiên phong trong số những triết gia có tư tưởng cấp tiến, ủng hộ học thuyết công lợi của Bentham Chính J.S.Mill đã viết trong Tự truyện của mình về vai trò của người cha trong việc định hình tư tưởng cho ông: “Chính các ý kiến của cha tôi đã tạo tính chất đặc trưng cho việc phổ biến thuyết Bentham hay thuyết công lợi …và qua đó, khối óc duy nhất được ông uốn nắn, nhiều thanh thiếu niên đã chịu ảnh hưởng đáng kể”24

Từ năm 1822, J.S.Mill bắt đầu tham gia viết báo Hai bài báo đầu tiên của J.S.Mill được in trên tờ Traveller dưới chủ bút Walter Coulson Traveller là một trong những báo quan trọng nhất, cơ quan ngôn luận của Đảng Tự Do Đến năm 1823, J.S.Mill có ba bài báo được in trên tờ the Morning Chronicle tranh luận những câu hỏi sự xuất bản tự do của những quan điểm tôn giáo Nhưng bài viết của J.S.Mill về “Linh hồn của thời đại” trên báo Người thanh tra vào những năm 1830 -1831 mới thực sự đánh dấu cho sự nghiệp viết báo của ông Sau đó, từ năm 1832 đến năm 1840, ông tiếp tục có nhiều đóng góp cho các tờ báo Tait’Magazine, the Jurist, Examiner, Monthly Repository Trong những năm này, J.S.Mill đã lần lượt công bố các bài viết quan trọng: “Tocqueville về nền dân trị Mỹ” (De Tocqueville’s Democracy in America), “Văn minh”, “Bentham”, “Coleridge”… Phần lớn những bài viết này đều tập trung cho việc cải cách bộ máy nhà nước Đồng thời ông cũng viết nhiều tác phẩm lớn hệ thống logic và kinh tế chính trị

Năm 1834, J.S.Mill làm biên tập cho tờ The London Review Tờ báo này sát nhập với The Westminster năm 1836, trở thành London and Westminster (khi Molesworth mua tờ the Westminster) và J.S.Mill tiếp tục làm biên tập cho đến 1840 Trong giai đoạn này, ông lần lượt công bố các

24 Samuel E Stumf (2004), Lịch sử triết học và các luận đề (Đỗ Văn Thuấn, Lưu Văn Hy dịch)

Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, tr 298

Trang 32

bài viết quan trọng như “Tinh thần thời đại” (The spirit of the age) 1831, “Tiểu luận về Bentham” (Essay on Bentham, 1838)… Sau 1840, J.S.Mill xuất bản một số bài báo quan trọng trên the Edinburgh Review

Từ năm 1823, với sự dẫn dắt của người cha, J.S.Mill vào làm việc trong công ty Đông Ấn và sau đó trở thành trợ lý thanh tra Trong 20 năm, từ năm 1836 đến năm 1856, J.S.Mill đảm trách các quan hệ của công ty Đông Ấn với các bang Ấn Độ Công ty này giúp ông có nhiều kinh nghiệm thực tế về vấn đề nhà nước và các chính sách cai trị, thể chế chính trị Bằng năng lực xuất sắc của bản thân, J.S.Mill thăng tiến nhanh chóng trong công việc, thậm chí nắm giữ được chức vụ của người cha trước đó là trưởng phòng giám định (chief examier) J.S.Mill vẫn làm việc với công ty này trong 35 năm cho đến khi công ty giải thể

Năm 1825, J.S.Mill bắt đầu có những cuộc gặp thường xuyên với một nhóm những người bạn tại nhà của George Grote (1794 - 1871) để học kinh tế chính trị, lôgic tam đoạn thức luận và tâm lý học

Năm 1826, khi 20 tuổi, J.S.Mill rơi vào tình trạng suy sụp thần kinh Ông đã cắt nghĩa nguyên nhân sự suy sụp này là do nền giáo dục mà người cha dành cho ông quá nhấn mạnh vào phân tích mà không gắn với việc phát triển các cảm xúc, tình cảm Trong Tự truyện, J.S.Mill viết: “Vào mùa thu năm 1826, tôi rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, mà nếu ai trong hoàn cảnh của tôi thì cũng có thể gặp phải;(…) một tâm trạng mà những gì lẻ ra rất thoải mái thì trong khoảng thời gian này bỗng trở nên vô vị hoặc bất thường với tôi”25 Trong thời gian đó, J.S.Mill luôn trăn trở và tự hỏi: “Giả sử mọi mục đích của chúng ta trong cuộc sống đều được thực hiện, giả sử mọi thay đổi về thể chế và quan điểm, mà chúng ta từng theo đuổi, có thể

25 John Stuart Mill (1992), On Liberty and Utilitarianism, Lond: David Camplell, p 133

Trang 33

hoàn toàn được thực hiện ngay lập tức Vậy đó có phải là niềm vui và sự hạnh phúc lớn lao đối với chúng ta hay không?”26

J.S.Mill đã vượt qua giai đoạn trầm cảm khó khăn trong cuộc đời J.S.Mill bắt đầu đọc thơ đặc biệt là Coleridge (1772 -1834) – nhà thơ, nhà phê bình văn học, nhà triết học người Anh Ông là một trong những người sáng lập khuynh hướng lãng mạn ở Anh; Carlyle (1795 - 1881) – nhà sử học, nhà văn người Scotland; Wordsworth (1770 -1850) – nhà thơ lãng mạn Anh, Wordsworth cùng Samuel Taylor Coleridge, đã khai mở ra thời kỳ Lãng mạn trong văn học Anh; và Comte (1798 - 1857) – nhà triết học Pháp, người đặt nền tảng cho xã hội học và chủ nghĩa thực chứng; … Sự quay lại với văn học đã khiến tâm hồn J.S.Mill trở nên thư thả hơn Những dòng thơ của Coleridge, Carlyle như đồng điệu với nỗi lòng ông

Năm 1828, J.S.Mill thân thiện với John Sterling and Frederick Maurice - thành viên mới của Hội Coleridgian Những quan điểm của họ đặc biệt phản đối những quan điểm của những người theo chủ nghĩa công lợi Điều đó cho phép J.S.Mill phát triển khả năng của ông tranh cải một cách hiệu quả Nhưng đến năm 1829, J.S.Mill rời khỏi hội tranh luận để theo đuổi mục đích học tập cá nhân

Năm 1830, J.S.Mill được giới thiệu làm quen với Harriet Taylor (1807 – 1858), (vợ của một dược sĩ thành đạt của khuynh hướng chính trị cực đoan) Tình bạn của họ rất thân tình, thuần khiết trong suốt những năm tháng trước khi người chồng của H.Taylor qua đời Trong nghiên cứu, cả hai đã chia sẽ cùng nhau những quan điểm ý tưởng cá nhân Trong chuyến đi thăm Pháp vào năm 1858, trong một cơn tắt nghẽn phổi, H.Taylor đã qua đời ở Avignon Với niềm thương tiếc khôn nguôi dành cho người vợ, trong phần lớn quảng đời còn lại, J.S.Mill sống ở Avignon để được gần gũi bên phần mộ H.Taylor

26 John Stuart Mill (1992), On Liberty and Utilitarianism, Lond: David Camplell, p 133-134

Trang 34

Sự qua đời của bà đối với J.S.Mill là một mất mát rất lớn Không chỉ là một quý ông học thức, J.S.Mill còn là người có trái tim nhạy cảm Trong khoảng thời gian này, J.S.Mill tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời những tác phẩm quan trọng về đạo đức học và triết học chính trị, luận giải về nguyên tắc công lợi, tự do cá nhân và cải cách nhà nước Các tác phẩm này được viết với sự cộng tác rất quan trọng của người vợ H.Taylor khi còn chung sống cùng nhau: Bàn về tự do, Những suy nghĩ về cải cách Nghị viện, Chính thể đại diện, Thuyết công lợi… Điều này phần nào giúp ông khuây khoả tinh thần sau nỗi mất mát quá lớn trong gia đình

Vào năm 1865, J.S.Mill được bầu vào hạ nghị viện Anh với cương vị là thành viên Quốc hội trong 3 năm, J.S.Mill đã có nhiều đóng góp đáng kể cho Hạ Nghị viện nói riêng và Nhà nước Anh nói chung Ông đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp đấu tranh cho nữ quyền Sửa đổi nổi tiếng của ông trong dự luật cải cách 1867 lần đầu tiên đã đem đến cho phụ nữ quyền bầu cử Ông cũng ủng hộ cho sự bình đẳng của phụ nữ dựa trên nền tảng phát triển tự do cá nhân Do đó, nếu để phụ nữ cạnh tranh bình đẳng với nam giới trong công việc và các vị trí khác, xã hội có thể được lợi do có những con người ưu việt nhất trong mọi vị trí Bên cạnh đó, J.S.Mill còn tham gia đấu tranh cho cuộc cải cách ở vùng đất của người Ireland và cổ vũ cho hình thức chủ nghĩa xã hội thị trường dựa trên sự hợp tác của những người lao động để giảm bớt sự đói nghèo trong xã hội

Chính danh tiếng và những quan điểm cá nhân độc đáo của J.S.Mill khiến công việc của ông được hoan nghênh rộng rãi Tuy nhiên, ông lại nhận thấy bản thân mình bị lạc lõng so với những mục đích của cử tri Vì không chấp nhận việc thoả hiệp những nguyên tắc đạo đức của mình, nên kết quả là J.S.Mill đã thất bại trong lần tái ứng cử vào năm 1868 Mặc dù vậy, không ai có thể phủ nhận những đóng góp to lớn của J.S.Mill trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước Anh nói riêng và thế giới nói chung Ông đã đấu tranh

Trang 35

cho phụ nữ, cho người Ireland, cho đạo luật cải cách 1832 và 1867, cho Cách mạng 1848, chống lại chế độ quý tộc, phản đối những thu nhập không làm mà có, chống lại sự buôn bán khai thác tàn nhẫn, bất công ở bất cứ nơi đâu, v.v…

Trong thời gian cuối đời, J.S.Mill sống một cuộc sống bình yên ở Avignon Công việc nghiên cứu của J.S.Mill vẫn không ngừng nghỉ Biệt thự của ông chứa đầy sách báo Ông vẫn thường đọc sách, viết sách và bàn luận, ông còn rất say mê âm nhạc và bản thân ông là một nghệ sĩ Piano điệu nghệ Vốn là một nhà thực vật học nghiệp dư ông thường đi dạo và nghiên cứu thực vật Ông đã tìm kiếm và thiết lập bảng phân loại các loài hoa mùa xuân và hoàn tất một danh mục quần thể thực vật ở địa phương này Ngày 8 tháng 5 năm 1873, J.S.Mill qua đời tại Avignon và được chôn cất bên cạnh phần mộ vợ ông Để ghi nhớ những đóng góp to lớn của J.S.Mill cho xã hội, một tượng đồng đúc chân dung ông được dựng lên trên đường đê sông Thames ở London

1.2.2 Tác phẩm tiêu biểu

Hệ thống tư tưởng của J.S.Mill được thể hiện trong nhiều bài báo có tính chất cấp tiến cũng như hàng loạt các tác phầm triết học Trước hết, một trong những công trình nghiên cứu Lôgic và khoa học được xem là tác phẩm tri thức luận của J.S.Mill là chuyên khảo: Hệ thống lôgic gồm 2 tập (A system of logic,1843) Năm 1841, J.S.Mill bắt đầu trao đổi thư từ với Auguste Comte – nhà triết học Pháp, người đặt nền tảng cho xã hội học và chủ nghĩa thực chứng (đến năm 1847) Cũng năm 1841, nhà xuất bản từ chối in quyển Hệ thống lôgic của ông Vậy nên năm 1843, J.S.Mill chủ động công bố tác phẩm Hệ thống lôgic Có thể nói, bắt đầu từ khoảng thời gian này, một khối lượng đồ sộ những công trình nghiên cứu, tác phẩm, bài luận, bài báo… đã lần lượt ra đời làm nên sự nghiệp học thuật lớn lao của J.S.Mill Trong Lôgic học, J.S.Mill đã phần nào chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng của nhà triết học thực

Trang 36

chứng người Pháp - Auguste Comte khi thừa nhận khoa học là phương cách hữu hiệu dẫn tới sự cải thiện đạo đức Trong tác phẩm này, ông đã phân biệt một cách cơ bản phương pháp diễn dịch và phương pháp quy nạp Từ đó, nỗ lực xây dựng một hệ thống Lôgic cho các khoa học nhân văn dựa trên sự phân tích về nguyên lý nhân quả và suy luận quy nạp

Bên cạnh Lôgic học, J.S.Mill còn dành sự quan tâm nghiên cứu cho kinh tế chính trị với tác phẩm Những nguyên lý của kinh tế chính trị (Principles of Political Economy,1848) Dựa trên sự kế thừa tư tưởng của David Ricardo, J.S.Mill đưa ra những nhận định chính xác hơn và sáng tạo hơn về những vấn đề: phân chia lợi ích của thương mại quốc tế, ảnh hưởng của tiêu dùng đối với sản xuất, định nghĩa lao động năng suất và không năng suất, mối liên hệ giữa lợi nhuận và tiền công, đề xuất mô hình một nền kinh tế của các hợp tác xã do người lao động làm chủ… Đồng thời, trong Những nguyên lý của kinh tế chính trị, J.S.Mill còn thể hiện những suy tư về sự khác biệt giữa những gì kinh tế học đo lường và những gì con người coi trọng

Nhưng trên hết, J.S.Mill được nhắc đến nhiều nhất với những tác phẩm về chính trị và đạo đức gây ảnh hưởng sâu sắc trong thời đại: Bàn về tự do, Chính thể đại diện và Chủ nghĩa công lợi Bộ ba tác phẩm này được chọn lựa là những tác phẩm tiêu biểu của J.S.Mill trong bộ sách Great Books of the Western World (Ency Clopoedia Britanica,1994) Do đó, ông được xem là nhân vật đứng đầu chủ nghĩa tự do chính trị trong thế kỷ

Tác phẩm Bàn về tự do (On liberty,1859) được đánh giá là một trong những tác phẩm chính trị nổi tiếng nhất ở nước Anh Trong tác phẩm này, J.S.Mill tập trung lý giải vấn đề quyền tự do của cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng và xã hội Bàn về tự do không chỉ tác động mạnh mẽ đến triết học chính trị ở nước Anh mà còn ở nhiều nước khác Cụ thể, tác phẩm này được dịch và phát hành rộng rãi ở Nhật Bản (thời canh tân Minh Trị) và Trung Quốc (thời phong trào Ngũ Tứ) Điều đặc biệt, cuốn sách này được

Trang 37

người Nhật dịch và xuất bản ngay từ năm 1871 (nguyên bản công bố ở Anh năm 1859) với hàng triệu ấn bản và rất được các nhà duy tân Nhật Bản coi trọng27

Sau Bàn về tự do, J.S Mill tiếp tục cho xuất bản Những suy tư về chính thể đại diện (Considerations on Representative Government, 1861) Đây là sự hệ thống hoá những tư tưởng cấp tiến về vấn đề cải cách chính quyền, tiến tới thiết lập bộ máy Nhà nước mang tính đại diện mà ông đã trình bày trong nhiều bài báo và tiểu luận trước đó Tác phẩm này được xem như những khảo cứu mang tính nền tảng đối với các thiết chế chính trị - xã hội ở nước Anh và Mỹ thế kỷ XIX28 Bên cạnh đó, tác phẩm này gây ảnh hưởng đáng kể đối với hệ thống chính trị ở Nhật Bản khi được dịch sang tiếng Nhật từ thời Minh Trị với nhan đề Chính thể đại nghị

Góp phần quan trọng trong bộ ba tác phẩm triết học chính trị và đạo đức của J.S.Mill là tác phẩm Chủ nghĩa công lợi (Utilitarianism) được xuất bản từng kỳ trong Fraser’s Magazine năm 1861, in thành sách năm 1863 Trong tác phẩm này, J.S.Mill cố gắng bảo vệ nguyên tắc công lợi mà ông đã chịu ảnh hưởng bởi cha và Bentham, chống lại những người phê phán hoặc hiều sai về nó, đồng thời đưa thêm nhiều tư tưởng đổi mới khác với Bentham Tư tưởng chủ đạo trong tác phẩm Chủ nghĩa công lợi của J.S.Mill là: cơ sở của đạo đức là lợi ích, hay nguyên tắc hạnh phúc lớn nhất – cái tốt lớn nhất cho nhiều người nhất – chi phối xuyên suốt tư tưởng của ông về vấn đề bảo vệ các quyền tự do cá nhân và cải cách nhà nước Ngoài ra, có thể kể đến một số tác phẩm quan trọng khác như: Bàn về giới tự nhiên (On nature, 1850 -1858), Ba tiểu luận về tôn giáo (Three essays on Religion, luận văn, 1850 -1858), Auguste Comte và chủ nghĩa thực chứng (Auguste Comte and

27 J.S.Mill (2007), Bàn về tự do, (Nguyễn Văn Trọng dịch) Nxb Tri thức, Hà Nội, tr 260

28 J.S.Mill (2008), Chính thể đại diện, (Nguyễn Văn Trọng và Bùi Văn Nam Sơn dịch) Nxb Tri

thức, Hà Nội, tr.9

Trang 38

Positivism, 1865), Một khảo sát về triết học của ngài William Hamilton (Examination of Sir William Hamilton Philosophy ,1865), Thuyết duy thần luận (luận văn, 1869), Sự áp bức phụ nữ (Subjection of Women, luận văn, 1869), vào những năm cuối đời ông viết Tự truyện (Autobiography, 1873)

Với công trình nghiên cứu nghiêm túc và uyên thâm, J.S.Mill luôn được lịch sử ghi nhận là một nhà tư tưởng có bộ óc bách khoa Dường như ở lĩnh vực nào từ toán học, lôgic, kinh tế đến triết học, đạo đức, chính trị, J.S.Mill đều để lại những dấu ấn tư tưởng đặc sắc

Trang 39

DANH MỤC TÀI LIỆU ĐỌC THÊM CHƯƠNG 1

1 Samuel Enoch Stumpf và Donald C Abel (2004), Nhập môn triết

học phương Tây, Lưu Văn Hy biên dịch, Nxb Thành phố Hồ Chí

Minh, Tp Hồ Chí Minh

2 J.S Mill (1924), Autobiography, Columbia University Press, New York 3 Samuel Enoch Stumpf (2004), Lịch sử triết học và các luận đề, Đỗ

Văn Thuấn và Lưu Văn Hy dịch, Nxb Lao động, Hà Nội

4 Jeremy Bentham (1907), An Introduction to the Principles of Morals

and Legislation, No 1-5, Oxford at the Clarendon press

Trang 40

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TRIẾT HỌC CỦA JOHN STUART MILL

John Stuart Mill là một trong những nhà tư tưởng đã có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực khác nhau như lí thuyết xã hội, kinh tế chính trị, lý thuyết chính trị và kinh tế chính trị Ông được xem là "Nhà triết học Anh ngữ lớn nhất thế kỉ XIX" Nội dung cơ bản về triết học của John Stuart Mill về cơ bản được thể hiện qua các nội dung: tự do; đạo đức; chủ nghĩa công lợi

2.1 Nội dung về tự do

Trung tâm điểm của “Bàn về tự do” là mối quan hệ của cá nhân đối với xã hội Luận điểm xuất phát: tự do chính trị lẫn xã hội của cá nhân đang bị đe doạ vì ngày càng bị xã hội giới hạn Theo Mill, sở dĩ tự do này cần phải được bảo vệ trước sự can thiệp của xã hội vì nó là điều kiện cơ bản cho sự tiến bộ xã hội và, do đó, cho hạnh phúc của cộng đồng chứ không vì một mục đích nào khác Vì thế, Mill đề ra một nguyên tắc – tạm gọi là “nguyên tắc tự do” – để xác định ranh giới của quyền lực hợp pháp và hợp lý của xã hội, theo đó, tự do cá nhân chỉ được phép bị giới hạn với điều kiện giúp cho xã hội tự bảo vệ và bảo vệ những người khác Một sự xác định ranh giới rất lôgíc nhưng thật không dễ dàng và đơn giản để thực hiện Mill hiểu thế nào là “tự do”? Quan điểm Mill của Tự do trên được dựa trên lý luận của chủ nghĩa công lợi, vì thế trong ý nghĩa lớn nhất lợi ích lâu dài của con người là một căn cứ của tiến bộ xã hội "Bàn về Tự do" tìm cách bảo vệ tự do cá nhân từ sự can thiệp của Nhà nước và xã hội Mill nhấn mạnh các khái niệm về tự do gắn với bằng cách giữ quan điểm: đó là, một quan niệm đúng đắn về hạnh phúc phải bao gồm tự do như cá nhân Và cá tính là một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của bản thân mỗi cá nhân Điều này khiến xã hội phải coi

Ngày đăng: 06/05/2024, 16:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w