Những vấn đề cơ bản trong triết học của J.S. Mill: Điểm mạnh và điểm yếu của nền dân chủ

MỤC LỤC

Tiền đề lý luận

Trong tác phẩm xuất sắc ấy, những điểm mạnh của nền dân chủ được chỉ ra trong một cách thức thuyết phục hơn, như là một cách thức đặc biệt hơn tôi từng biết về chúng, ngay bởi các nhà dân chủ nhiệt huyết nhất; trong khi những hiểm nguy đặc biệt bao vây nền dân chủ, được xem như là chính quyền của đa số, được làm sáng tỏ,… trình bày về những điểm yếu của chính quyền của giới bình dân, những sự bảo vệ qua đó nó cần phải được bảo vệ, và những cái điều chỉnh phải được thêm vào cho nó để trong khi được thể hiện trọn vẹn hướng đến những khuynh hướng có lợi của nó, thì những khuynh hướng thuộc bản tính khác của nó có thể được trung hòa hay được làm dịu bớt đi”15. “Dựa trên những cơ sở ấy tôi không những hăng hái nồng nhiệt với các định chế dân chủ, mà còn hy vọng thiết tha rằng người phái Owen, Saint-Simon, và các học thuyết chống lại sở hữu tư sản khác có thể lan tỏa rộng trong các tầng lớp nghèo hơn; không phải tôi nghĩ các học thuyết ấy đúng, hay ham muốn chúng phải được tham gia, mà để các tầng lớp cao hơn [giàu hơn] có thể được mở mắt thấy rằng họ phải kính sợ người nghèo khi không được giáo dục hơn là khi được giáo dục”18.

Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của John Stuart Mill 1. Cuộc đời

Chính J.S.Mill đã viết trong Tự truyện của mình về vai trò của người cha trong việc định hình tư tưởng cho ông: “Chính các ý kiến của cha tôi đã tạo tính chất đặc trưng cho việc phổ biến thuyết Bentham hay thuyết công lợi …và qua đó, khối óc duy nhất được ông uốn nắn, nhiều thanh thiếu niên đã chịu ảnh hưởng đáng kể”24. Trong Tự truyện, J.S.Mill viết: “Vào mùa thu năm 1826, tôi rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, mà nếu ai trong hoàn cảnh của tôi thì cũng có thể gặp phải;(…) một tâm trạng mà những gì lẻ ra rất thoải mái thì trong khoảng thời gian này bỗng trở nên vô vị hoặc bất thường với tôi”25. Dựa trên sự kế thừa tư tưởng của David Ricardo, J.S.Mill đưa ra những nhận định chính xác hơn và sáng tạo hơn về những vấn đề: phân chia lợi ích của thương mại quốc tế, ảnh hưởng của tiêu dùng đối với sản xuất, định nghĩa lao động năng suất và không năng suất, mối liên hệ giữa lợi nhuận và tiền công, đề xuất mô hình một nền kinh tế của các hợp tác xã do người lao động làm chủ… Đồng thời, trong Những nguyên lý của kinh tế chính trị, J.S.Mill còn thể hiện những suy tư về sự khác biệt giữa những gì kinh tế học đo lường và những gì con người coi trọng.

Nội dung về tự do

Điều này có thể được nhìn thấy trong lịch sử đạo đức và tín ngưỡng tôn giáo khi những điều này ngừng bị thách thức, chúng cũng đồng thời đánh mất sức mạnh sống động của học thuyết – “Họ chẳng buồn lắng nghe các luận cứ chống lại tín ngưỡng của họ khi họ có thể bác lại, cũng chẳng buồn gây sự với những kẻ bất đồng (nếu có) bằng các luận cứ bênh vực tín ngưỡng. Liệu có nhất thiết là một bộ phận nào đó của loài người cứ khăng khăng giữ sai lầm, để cho mọi người thấu hiểu được chân lý hay không?..”36 Mill lập luận rằng “khi loài người tốt đẹp hơn thì số học thuyết mà người ta không còn thảo luận hay nghi ngờ nữa sẽ luôn tăng lên”37, chính vì vậy việc thu hẹp khoảng cách giữa các khác biệt là “điều bắt buộc và không tránh khỏi. Sự e ngại của ông trước “sự độc tài của đa số” ngày càng đe doạ tự do xã hội và chính trị của cá nhân xuất phát từ các yếu tố và nhận định, như là tư tưởng (Thanh giáo) chính thống của thời đại Victoria đối với vấn đề luân lý yêu sách sự tuân thủ nghiêm ngặt và triệt để: “trong thời đại chúng ta, từ giai cấp cao nhất cho đến thấp nhất của xã hội, ai ai cũng phải sống dưới con mắt của một sự kiểm duyệt thù địch và đáng sợ”.

Nội dung về hạnh phúc

Khi nhấn mạnh mối quan hệ giữa những cá nhân tận hưởng hạnh phúc của mỗi thời đại với các quan hệ giai cấp và các điều kiện sản xuất, giao tiếp liên quan, C.Mác, Ph.Ăngghen xác định, ngoài vấn đề là phương thức và nội dung, hạnh phúc luôn được xác định bởi toàn bộ điều kiện của chế độ xã hội và chịu ảnh hưởng bởi tất cả các mâu thuẫn của nó. Qua đó, con người nhận ra và suy nghĩ về niềm sung sướng hạnh phúc và nỗi bất hạnh, đau khổ của mình.Quá trình lao động sản xuất và hoạt động xã hội của con người chẳng những là quá trình con người sản xuất ra giá trị vật chất và tinh thần nhằm thỏa mãn các nhu cầu của bản thân con người và xã hội, đồng thời cũng là quá trình nảy sinh, phát triển các nhu cầu. Quá trình lao động sản xuất và hoạt động xã hội không những tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần, phát triển các nhu cầu mà còn tạo nên những phương thức thỏa mãn các nhu cầu đó ngày càng phong phú, sâu sắc, giàu cảm xúc và nâng cao tính văn hóa của bản thân quá trình hưởng thụ xã hội.

Nội dung về chủ nghĩa công lợi

Theo tác giả Ted Honderich trong Hành trình cùng triết học cho rằng: Lý thuyết công lợi (Utilitarian theory) hay Chủ nghĩa công lợi (Utilitarianism hoặc Utilitarian doctrine): là một phương pháp tiếp cận đạo đức coi sự vui sướng hay thỏa mãn ước muốn như sự thiện duy nhất của con người và coi tính đạo đức của các hành động hoàn toàn lệ thuộc vào các hậu quả hay kết quả cho sự hạnh phúc của con người. Trong Nhập môn triết học Phương Tây, Samuel Enoch Stumpt và Donald C.Abel cho rằng Thuyết công lợi (Utilitarianism) là thuyết đạo đức cho rằng người ta phải luôn luôn hành động thế nào để đạt “lợi ích” tối đa, theo nghĩa là lợi ích lớn nhất cho nhiều người nhất, theo thuyết hành động công lợi (act utilitarianism), người ta phải làm hành động mang lại lợi ích lớn nhất trong một hoàn cảnh đặc thù; theo thuyết quy tắc công lợi (Rule utilitarianism) người ta phải theo quy tắc mà bình thường nó mang lại lợi ích lớn nhất, mặc dù trong một số hoàn cảnh đặc thù, việc theo quy tắc ấy không mang lại lợi ích lớn nhất66. Tuy nhiên, J.S.Mill cũng nhấn mạnh, những nhà công lợi - người đã tu luyện tình cảm đạo đức nhưng không có sự đồng cảm đạo đức nơi họ cũng như không nhận thức được nghệ thuật của mình, sẽ rơi vào sai lầm cho rằng tính đạo đức của hành vi được đo bằng tiêu chuẩn tiện dụng là độc quyền và không thấy được vẻ đẹp khác đi theo người thực hiện hành động, làm cho người đó đáng yêu hay đáng ngưỡng mộ.

Hạn chế của triết học John Stuart Mill

Điều này là bởi vì sự áp dụng thực tế của lý thuyết đòi hỏi khả năng tiên đoán các hệ quả dài hạn của một hành động và, để tiên đoán các hệ quả đó với sự tính toán không sai lầm, kinh nghiệm quá khứ có thể, trong chừng mực đó, hướng dẫn kinh nghiệm tương lai, nhưng không bao giờ có bất kỳ sự đảm bảo nào rằng các hoàn cảnh sẽ diễn ra chính xác như nhau. Trong đó, kiến trúc thượng tầng dùng là toàn bộ quan điểm chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, v.v… với những thể chế tương ứng (Nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoán thể v.v…) được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định; cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành kết cấu kinh tế của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Trong thái độ đối với phụ nữ, đôi chỗ ông vẫn còn cái nhìn thiên lệch khi định ra bản chất của phụ nữ là không có lý tính hay không có nguyên tắc, hoặc hay gây hấn… Vì, mỗi giai cấp khi đóng vai trò tiến bộ trong lịch sử, đều quan tâm đến việc thiết lập những quan hệ nhân đạo hơn, bình đẳng hơn, tự do hơn; đạo đức của nó mang tính giai cấp song cũng có đóng góp nhất định vào sự tiến bộ chung của xã hội về mặt đạo đức, hình thành nên những yếu tố của đạo đức chung của loài người.

Ý nghĩa cơ bản khi nghiên cứu và tìm hiểu về triết học của John Stuart Mill

Mặc dù bản thân John Stuart Mill – qua các tài liệu - chưa bao giờ nhắc đến chủ nghĩa duy vật biện chứng nhưng trong tư tưởng của Mill những dấu ấn của một tư duy biện chứng sắc sảo trong việc lý giải về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa cá tính và sự đồng nhất, giữa tự do và sự kiểm soát,… John Stuart Mill đã cho thấy một lối tư duy tự do mạch lạc, rừ ràng thể hiện được những sự tương đồng trong cách nhìn nhận đánh giá với thời đại chúng ta. Tư tưởng tự do của John Stuart Mill là một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tư tưởng chính trị với chủ nghĩa thực dụng cùng với chủ nghĩa thực chứng Pháp, nó là thể hiện một dòng chảy xuyên suốt của tư tưởng nhân văn thời cổ đại, cho đến Phục Hưng, Khai sáng của Châu Âu. Để giải phóng con người khỏi những tập quán giáo điều của xã hội, phát triển con người như một thực thể tự do, có thể đem lại lợi ích nhiều nhất cho xã hội cũng như đem lại hạnh phúc cho cá nhân; theo J.S.Mill, về lâu dài có thể đạt được bằng một nền giáo dục sâu rộng.