Tài liệu tham khảo: Kế toán tài chính nâng cao - Nguyễn Quốc Thắng

151 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tài liệu tham khảo: Kế toán tài chính nâng cao - Nguyễn Quốc Thắng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINHTS Nguyễn Quốc Thắng (Chủ biên)

ThS Mai Hồng Chi (Đồng chủ biên)

TÀI LIỆU THAM KHẢOKẾ TOÁN TÀI CHÍNH NÂNG CAO

Cùng tập thể tác giả:

TS Dương Nguyễn Thanh TâmTS Đoàn Quỳnh PhươngTS Nguyễn Quỳnh HoaTS Huỳnh Thị Ngọc AnhThS Lý Hoàng Oanh

ThS Nguyễn Thị Tường Tâm

Tp HCM – 2022

Trang 2

MỞ ĐẦU

Hiện nay, IFRS đang được áp dụng toàn bộ hoặc gần như toàn bộ tại hơn 100quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có một số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.Trong xu thế toàn cầu hóa, áp dụng chuẩn mực chung về lập BCTC, Việt Nam cũngkhông thể nằm ngoài tiến trình hội nhập với hệ thống IFRS.

Ngày 16/3/2020 Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC phê duyệtĐề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam, trong đó quy địnhphương án, lộ trình áp dụng IFRS và sửa đổi, ban hành lại và ban hành mới chuẩnmực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) theo định hướng IFRS.

Để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán đáp ứng nhu cầu củaxã hội Tập thể giảng viên bộ môn kế toán tài chính trường Đại học Ngân hàngThành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức biên soạn tài liệu tham khảo “Kế toán tài chínhnâng cao” làm tài liệu học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong trường.

Mục tiêu của tài liệu tham khảo “Kế toán tài chính nâng cao” nhằm trang bị

cho sinh viên ngành kinh tế nói chung và sinh viên ngành Kế toán – Kiểm toán nóiriêng những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lập và trình bày Báo cáo tài chínhhợp nhất theo IFRS Đồng thời, tài liệu tham khảo cũng trình bày một cách có chọnlọc những nội dung cơ bản về đầu tư tài chính, sai sót trong kế toán, thay đổi chínhsách kế toán và ước tính kế toán, các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toánnăm theo IAS/IFRS.

Từ đó, giúp sinh viên nắm được cách thức áp dụng kiến thức đã học vào thựctiễn công tác Kế toán – Kiểm toán trong các đơn vị có lợi ích công chúng.

Với nội dung đề cập, “Tài liệu tham khảo Kế toán tài chính nâng cao” đượckết cấu làm 4 chương sau:

Chương 1: Kế toán đầu tư tài chính.Chương 2: Báo cáo tài chính hợp nhất.

Chương 3: Sai sót trong kế toán, thay đổi chính sách kế toán và ước tính kếtoán.

Chương 4: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

Tài liệu tham khảo do TS Nguyễn Quốc Thắng, ThS Mai Hồng Chi đồng chủbiên với sự tham gia của các tác giả sau:

- TS Dương Nguyễn Thanh Tâm- TS Đoàn Quỳnh Phương- TS Nguyễn Quỳnh Hoa

Trang 3

- TS Huỳnh Thị Ngọc Anh- ThS Lý Hoàng Oanh

- ThS Nguyễn Thị Tường Tâm

Mặc dù nhóm tác giả đã dành nhiều tâm huyết để biên soạn song tài liệu thamkhảo khó tránh khỏi những hạn chế và khuyết điểm Nhóm tác giả kính mong nhậnđược những ý kiến đánh giá của các nhà khoa học, bạn đọc để lần sau biên soạnđược tốt hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

TM Nhóm biên soạnTS Nguyễn Quốc Thắng

Trang 4

CHƯƠNG 1

KẾ TOÁN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

Mục tiêu của chương này cung cấp cho người học những nội dung sau:

- Hiểu rõ nội dung các hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp theo VASvà IAS, IFRS.

- Nắm vững nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệptheo VAS và IAS, IFRS.

- Nắm vững các tài khoản kế toán và phương pháp kế toán từng loại hoạt độngđầu tư tài chính của doanh nghiệp theo VAS và IAS, IFRS.

- Nắm rõ sự khác biệt giữa VAS và IAS, IFRS về đầu tư tài chính.

1.1 KẾ TOÁN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH (ĐẦU TƯ VÀO VỐN) THEO CHUẨN MỰCKẾ TOÁN VIỆT NAM

1.1.1 Những vấn đề chung1.1.1.1 Khái niệm và phân loại

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngoài viêc đầu tư vốn mua sắm vật tư, tàisản cố định …phục vụ cho hoạt đông sản xuất kinh doanh theo đề án kinh doanhcủa mình, các doanh nghiệp còn đầu tư vốn sang lĩnh vực khác nhằm mục đích tìmkiếm lợi nhuận và phân tán rủi ro Một trong những hoạt động đầu tư sang lĩnh vựckhác đó là đầu tư tài chính.

Do đó đầu tư tài chính là các hoạt động đầu tư vốn vào lĩnh vực kinh doanhkhác, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích mởrộng cơ hội thu lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro trong kinh doanh hay nói cách khác,đây là hình thức doanh nghiệp tận dụng mọi tài sản, nguồn vốn nhàn rỗi hoặc sửdụng kém hiệu quả vào các cơ hội kinh doanh trên thị trường để tham gia vào cácquá trình kinh doanh, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mìnhnhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa trong kinh doanh.

Đầu tư tài chính là một hình thức đầu tư chủ yếu thông qua hình thức muachứng khoán (chứng khoán vốn - cổ phiếu hoặc chứng khoán nợ - trái phiếu) hoặccác công cụ tài chính khác với mục đích kiếm lời.

Căn cứ vào mục đích đầu tư: Đầu tư tài chính mục đích hưởng lãi và đầu tư tàichính mục đích chia sẻ lợi ích và trách nhiệm với DN khác; đầu tư tài chính đượcchia thành: Đầu tư chứng khoán kinh doanh; Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn;Đầu tư góp vốn vào công ty khác, mua bán trái phiếu của chính phủ, đầu tư khác

Trang 5

- Chứng khoán kinh doanh là các loại chứng khoán và công cụ tài chính khácmà doanh nghiệp nắm giữ vì mục đích kinh doanh kiếm lời

- Chứng khoán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là các khoản đầu tư tài chínhmà doanh nghiệp dự kiến nắm giữ đến ngày đáo hạn nhằm thu lãi hàng kỳ- Các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác là khoản vốn đầu tư dưới hình thức

góp vốn, mua cổ phần với mục đích đầu tư lâu dài nhằm hưởng lãi hoặc chiasẻ lợi ích và trách nhiệm với đơn vị khác

Căn cứ vào thời gian đáo hạn của khoản đầu tư, đầu tư tài chính được chiathành: Đầu tư tài chính ngắn hạn là khoản đầu tư tài chính có thời hạn thu hồi vốntrong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bao gồm chứng khoán kinhdoanh; trái phiếu, kỳ phiếu, gửi tiết kiệm, cho vay có thời hạn đáo hạn trong vòng1 năm; Đầu tư tài chính dài hạn là khoản đầu tư tài chính đến thời điểm lập báo cáocó thời hạn đáo hạn trên 1 năm có hoặc các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác nhằmthu hưởng cổ tức, lợi nhuận từ công ty đầu tư (Đầu tư công ty con, công ty liêndoanh, liên kết)

Kế toán các khoản đầu tư tài chính cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Ghi chép, phản ánh số hiện có, tình hình biến động các khoản đầu tư tàichính doanh nghiêp nắm giữ theo từng khoản đầu tư, đối tác đầu tư, theo mệnh giávà giá mua thực tế.

- Phản ánh đầy đủ các khoản thu nhập, chi phí có liên quan đến quá trình đầutư.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, tìm hiểu thông tin về các khoản đầu tư đểcó biện pháp xử lý kịp thời các khoản đầu tư, để đầu tư đem lại hiệu quả.

- Cung cấp số liệu cho việc lập báo cáo, phân tích, đánh giá hiệu quả từngkhoản đầu tư tài chính.

+ Đầu tư dưới hình thức góp vốn vào đơn vị khác (do bên được đầu tư huyđộng vốn): Theo hình thức này, tài sản của bên góp vốn được ghi nhận vào Bảngcân đối kế toán của bên nhận vốn góp;

Trang 6

+ Đầu tư dưới hình thức mua lại phần vốn góp tại đơn vị khác (mua lại phầnvốn của chủ sở hữu): Theo hình thức này, tài sản của bên mua (bên đầu tư, nhậnchuyển nhượng vốn góp) được chuyển cho bên bán (bên chuyển nhượng vốn góp)mà không được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán của đơn vị phát hành công cụvốn (bên được đầu tư).

- Khi thực hiện đầu tư băng tài sản phi tiền tệ, nhà đầu tư phải căn cứ vàohình thức đầu tư để áp dụng phương pháp kế toán một cách phu hợp, cụ thể:

+ Nếu đầu tư dưới hình thức góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ, nhà đầu tư phảiđánh giá lại tài sản mang đi góp vốn trên cơ sở thỏa thuận Phần chênh lệch giữa giátrị ghi sổ hoặc giá trị còn lại và giá trị đánh giá lại của tài sản mang đi góp vốn đượckế toán là thu nhập khác hoặc chi phí khác;

+ Nếu đầu tư dưới hình thức mua lại phần vốn góp của đơn vị khác và thanhtoán cho bên chuyển nhượng vốn bằng tài sản phi tiền tệ:

Nếu tài sản phi tiền tệ dùng để thanh toán là hàng tồn kho, nhà đầu tư phải kếtoán như giao dịch bán hàng tồn kho dưới hình thức hàng đổi hàng (ghi nhận doanhthu, giá vốn của hàng tồn kho mang đi trao đổi lấy phần vốn được mua);

Nếu tài sản phi tiền tệ dùng để thanh toán là TSCĐ, BĐSĐT, nhà đầu tư phảikế toán như giao dịch nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT (ghi nhận doanh thu, thu nhậpkhác, chi phí khác….);

Nếu tài sản phi tiền tệ dùng để thanh toán là các công cụ vốn (cổ phiếu) hoặccông cụ nợ (trái phiếu, các khoản phải thu…), nhà đầu tư phải kế toán như giao dịchthanh lý nhượng bán các khoản đầu tư (ghi nhận lãi, lỗ vào doanh thu hoạt động tàichính hoặc chi phí tài chính).

- Giá phí các khoản đầu tư được phản ánh theo giá gốc, bao gôm giá muacộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư (nếu co), như: Chi phí giaodich, môi giới, tư vấn, kiểm toán, lệ phí, thuế và phí ngân hàng…Trường hợp đầu tưbăng tài sản phi tiền tệ, giá phí khoản đầu tư được ghi nhận theo giá tri hợp ly củatài sản phi tiền tệ tại thời điểm phát sinh.

- Kế toán phải mơ sổ chi tiết theo dõi khoản đầu tư vào từng công ty con, côngty liên doanh, liên kết và từng khoản đầu tư vào đơn vi khác Thời điểm ghi nhậncác khoản đầu tư tài chính dài hạn là thời điểm chính thức co quyền sơ hữu, cụ thểnhư sau:

+ Chứng khoán niêm yết được ghi nhận tại thời điểm khớp lệnh (T+0);

+ Chứng khoán chưa niêm yết, các khoản đầu tư dưới hình thức khác được ghinhận tại thời điểm chính thức có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

Trang 7

- Phải hạch toán đầy đủ, kip thời các khoản cổ tức, lợi nhuận được chia vàoBáo cáo tài chính riêng của công ty me tại thời điểm được quyền nhận Cổ tức, lợinhuận được chia trong một số trường hợp được hạch toán như sau:

+ Cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền hoặc tài sản phi tiền tệ cho giai đoạnsau ngày đầu tư được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính theo giá trị hợplý tại ngày được quyền nhận;

+ Cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền hoặc tài sản phi tiền tệ cho giai đoạntrước ngày đầu tư không hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính mà hạch toángiảm giá trị khoản đầu tư.

+ Khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, nếu các khoản đầu tư vàođơn vị khác đã được đánh giá tăng tương ứng với phần sở hữu của doanh nghiệp cổphần hoá trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty con, công ty liêndoanh, liên kết, doanh nghiệp cổ phần hoá phải ghi tăng vốn Nhà nước theo quyđịnh của pháp luật Sau đó, khi nhận được phần cổ tức, lợi nhuận đã dùng để đánhgiá tăng vốn Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá không ghi nhận doanh thu hoạtđộng tài chính mà ghi giảm giá trị khoản đầu tư.

+ Trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu thì thực hiện theo nguyên tắc:

Các đơn vị không do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chi theo doi sốlượng cổ phiếu được nhận trên thuyết minh Báo cáo tài chính, không ghi nhận tănggiá trị khoản đầu tư và doanh thu hoạt động tài chính.

Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật áp dụng cho loại hình doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốnđiều lệ.

- Giá vốn các khoản đầu tư tài chính khi thanh ly, nhượng bán được xác đinhtheo phương pháp bình quân gia quyền di động (bình quân gia quyền theo từng lầnmua).

- Doanh nghiệp không được phân loại lại khoản đầu tư vào công ty con, côngty liên doanh, liên kết thành chứng khoán kinh doanh trừ khi đa thực sự thanh ly,nhượng bán khoản đầu tư, dân đến mất quyền kiểm soát đối với công ty con, mấtquyền đông kiểm soát đối với công ty liên doanh, và không con ảnh hương đáng kểđối với công ty liên kết.

- Việc xác đinh quyền kiểm soát, đông kiểm soát, ảnh hương đáng kể là tạmthời được thực hiện tại thời điểm ghi nhận ban đầu khoản đầu tư Trong trường hợpnày, kế toán ghi nhận khoản đầu tư là đầu tư gop vốn vào đơn vi khác hoặc chứng

Trang 8

khoán kinh doanh, không ghi nhận khoản đầu tư vào công ty con, công ty liêndoanh, liên kết.

- Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải xác đinh giá tri khoản đầu tưbi tổn thất để trích lập dự phong tổn thất đầu tư.

1.1.2 Kế toán hoạt động đầu tư tài chính1.1.2.1 Kế toán chứng khoán kinh doanh

a Nội dung chứng khoán kinh doanh

Chứng khoán kinh doanh là những chứng chi có giá doanh nghiệp mua về đểbán trong kỳ kinh doanh nhằm mục đích kiếm lợi nhuận.

Chứng khoán kinh doanh trong các doanh nghiệp bao gôm;

- Cổ phiếu, trái phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán;- Các loại chứng khoán và công cụ tài chính khác.

Thời điểm ghi nhận các khoản chứng khoán kinh doanh là thời điểm nhà đầutư có quyền sở hữu, cụ thể như sau:

- Chứng khoán niêm yết được ghi nhận tại thời điểm khớp lệnh (T+0);

- Chứng khoán chưa niêm yết được ghi nhận tại thời điểm chính thức có quyềnsở hữu theo quy định của pháp luật.

- Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị thị trường của chứng khoán kinh doanh bịgiảm xuống thấp hơn giá gốc, kế toán được lập dự phòng giảm giá.

- Doanh nghiệp phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu nhập từ hoạt độngđầu tư chứng khoán kinh doanh Khoản cổ tức được chia cho giai đoạn trước ngày đầutư được ghi giảm giá trị khoản đầu tư Khi nhà đầu tư nhận được thêm cổ phiếu màkhông phải trả tiền do công ty cổ phần sử dụng thặng dư vốn cổ phần, các quỹ thuộcvốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (chia cổ tức bằng cổ phiếu) đểphát hành thêm cổ phiếu, nhà đầu tư chi theo doi số lượng cổ phiếu tăng thêm trênthuyết minh BCTC, không ghi nhận giá trị cổ phiếu được nhận, không ghi nhận doanh

Trang 9

thu hoạt động tài chính và không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty cổphần.

Riêng các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, việc kế toánkhoản cổ tức được chia bằng cổ phiếu thực hiện theo các quy định của pháp luật ápdụng cho loại hình doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

- Trường hợp hoán đổi cổ phiếu đều phải xác định giá trị cổ phiếu theo giá trị hợplý tại ngày trao đổi Việc xác định giá trị hợp lý của cổ phiếu được thực hiện như sau:

+ Đối với cổ phiếu của công ty niêm yết, giá trị hợp lý của cổ phiếu là giáđóng cửa niêm yết trên thị trường chứng khoán tại ngày trao đổi Trường hợp tạingày trao đổi thị trường chứng khoán không giao dịch thì giá trị hợp lý của cổ phiếulà giá đóng cửa phiên giao dịch trước liền kề với ngày trao đổi.

+ Đối với cổ phiếu chưa niêm yết được giao dịch trên sàn UPCOM, giá trị hợplý của cổ phiếu là giá giao dịch đóng cửa trên sàn UPCOM tại ngày trao đổi.Trường hợp ngày trao đổi sàn UPCOM không giao dịch thì giá trị hợp lý của cổphiếu là giá đóng cửa phiên giao dịch trước liền kề với ngày trao đổi.

+ Đối với cổ phiếu chưa niêm yết khác, giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá docác bên thỏa thuận theo hợp đồng hoặc giá trị sổ sách tại thời điểm trao đổi.

- Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo doi chi tiết từng loại chứng khoán kinhdoanh mà doanh nghiệp đang nắm giữ (theo từng loại chứng khoán; theo từng đốitượng, mệnh giá, giá mua thực tế, từng loại nguyên tệ sử dụng để đầu tư…).

- Khi thanh lý, nhượng bán chứng khoán kinh doanh (tính theo từng loạichứng khoán), giá vốn được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền diđộng (bình quân gia quyền theo từng lần mua).

c Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 121 “Chứng khoán kinh doanh”

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán các loạichứng khoán theo quy định của pháp luật nắm giữ vì mục đích kinh doanh (kể cảchứng khoán có thời gian đáo hạn trên 12 tháng mua vào, bán ra để kiếm lời).

Tài khoản này không phản ánh các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn,như: Các khoản cho vay theo khế ước giữa 2 bên, tiền gửi ngân hàng, trái phiếu,thương phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, nắm giữ đến ngày đáo hạn

Kết cấu của tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanhBên Nợ: Giá trị chứng khoán kinh doanh mua vào.Bên Có: Giá trị ghi sổ chứng khoán kinh doanh khi bán.

Trang 10

Số dư bên Nợ: Giá trị chứng khoán kinh doanh tại thời điểm báo cáo.

Tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh, co 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1211 - Cổ phiếu: Phản ánh tình hình mua, bán cổ phiếu với mục

đích nắm giữ để bán kiếm lời.

- Tài khoản 1212 - Trái phiếu: Phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán các

loại trái phiếu nắm giữ để bán kiếm lời.

- Tài khoản 1218 - Chứng khoán và công cụ tài chính khác: Phản ánh tình hình

mua, bán các loại chứng khoán và công cụ tài chính khác theo quy định của pháp luật đểkiếm lời, như chứng chi quỹ, quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyềnchọn bán, hợp đồng tương lai, thương phiếu… Tài khoản này còn phản ánh cả tình hìnhmua, bán các loại giấy tờ có giá khác như thương phiếu, hối phiếu để bán kiếm lời.

d Sơ đồ kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

Ví dụ 1.1.1: Co tài liệu kế toán về hoạt động kinh doanh chứng khoán của

công ty A như sau:

I Giá trị các khoản đầu tư chứng khoán kinh doanh ngày 01/01/N (ĐVT 1.000đ)

Trang 11

Mã CKTên chứng khoánLoại chứngkhoánSố lượngCKgiá/CKMệnhgốc/CKGiá

ACG Cổ phiếu Công tycổ phần Gỗ AnCường

II Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đầu tư ngắn hạn của công ty A:

1 Ngày 15/1: Nhận cổ tức năm N-1 của Công ty cổ phần Gỗ An Cường chiabằng tiền gửi ngân hàng, số tiền: 15.000, trong đó có lãi dồn tích trước khi doanhnghiệp mua số cổ phiếu này là: 3.000

2 Ngày 25/01 bán 5.000 cổ phiếu (ACG) của Công ty cổ phần Gỗ An Cườngthu bằng tiền gửi ngân hàng, số tiền: 210.000 Lệ phí bán chứng khoán là: 0,3%doanh nghiệp đã chi bằng TGNH.

3 Ngày 31/01: Mua 5.000 cổ phiếu (ROS) của Cổ phiếu Công ty cổ phần Xâydựng FLC Faros tại sàn UpCOM, giá tại thời điểm khớp lệnh T+0 là 100/cổ phiếuthanh toán bằng TGNH, chi phí mua 2/cổ phiếu bằng TGNH.

4 Ngày 25/3 nhượng bán toàn bộ cổ phiếu của Công ty cổ phần Gỗ An Cườngcòn lại với giá: 215.000, thu bằng tiền gửi ngân hàng Lệ phí bán chứng khoán là:0,3% doanh nghiệp đã chi bằng TGNH.

5 Ngày 31/3 chi tiền mặt trả tiền cho bộ phận theo doi đầu tư đi giao dịch sốtiền là: 2.000.

Yêu cầu:

1 Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

2 Trình bày chi tiêu chứng khoán kinh doanh trên báo cáo tài chính

Trang 12

3 Nợ TK 121: 510.000Có TK 112: 510.000

2 Trình bày chi tiêu chứng khoán kinh doanh trên báo cáo tài chính

TÀI SẢN

Số cuốinăm (3)

Sốđầu năm

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN100

II Đầu tư tài chính ngắn hạn120510.000403.000

1 Chứng khoán kinh doanh 121 510.000 403.000

1.1.2.2 Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

a Nội dung các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là những chứng chi có giá doanhnghiệp đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn với mục đích kiếm lãi định kỳ.

Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, gồm: Các khoản tiền gửi ngânhàng có kỳ hạn (kể cả các loại tín phiếu, kỳ phiếu), trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi bênphát hành bắt buộc phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai và cáckhoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn với mục đích thu lãi hàng kỳ và cáckhoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác.

- Doanh nghiệp phải hạch toán đầy đủ, kịp thời doanh thu hoạt động tài chínhphát sinh từ các khoản đầu tư như lãi tiền gửi, lãi cho vay, lãi, lỗ khi thanh lý,nhượng bán các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.

- Đối với các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, nếu chưa được lập dựphòng phải thu khó đòi theo quy định của pháp luật, kế toán phải đánh giá khả năngthu hồi Trường hợp có bằng chứng chắc chắn cho thấy một phần hoặc toàn bộ

Trang 13

khoản đầu tư có thể không thu hồi được, kế toán phải ghi nhận số tổn thất vào chiphí tài chính trong kỳ Trường hợp số tổn thất không thể xác định được một cáchđáng tin cậy, kế toán có thể không ghi giảm khoản đầu tư nhưng phải thuyết minhtrên BCTC về khả năng thu hồi của khoản đầu tư.

- Tại thời điểm lập BCTC, kế toán phải đánh giá lại tất cả các khoản đầu tưđược phân loại là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tếcuối kỳ:

+ Tỷ giá áp dụng đối với các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ là tỷ giá mua củangân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi;

+ Tỷ giá áp dụng đối với các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác làtỷ giá mua của ngân hàng nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanhnghiệp tự lựa chọn).

c Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 128 “Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn”

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảmcủa các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn”

Tài khoản này không phản ánh các loại trái phiếu và công cụ nợ nắm giữ vì mụcđích mua bán để kiếm lời (phản ánh trong tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh).

Kết cấu của tài khoản 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Bên Nợ: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng.Bên Có: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm.

Số dư bên Nợ: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn hiện có tại

thời điểm báo cáo.

Tài khoản 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1281 - Tiền gửi co kỳ hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số

hiện có của tiền gửi có kỳ hạn.

- Tài khoản 1282 - Trái phiếu: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các

loại trái phiếu mà doanh nghiệp có khả năng và có ý định nắm giữ đến ngày đáo hạn.

- Tài khoản 1283 - Cho vay: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của

các khoản cho vay theo khế ước giữa các bên nhưng không được giao dịch mua, bántrên thị trường như chứng khoán Tùy theo từng hợp đồng, các khoản cho vay theokhế ước có thể được thu hồi một lần tại thời điểm đáo hạn hoặc thu hồi dần từng kỳ.

- Tài khoản 1288 - Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn: Phản ánh

tình hình tăng, giảm và số hiện có của các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo

Trang 14

hạn (ngoài các khoản tiền gửi ngân hàng, trái phiếu và cho vay), như cổ phiếu ưu đãibắt buộc bên phát hành phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai,thương phiếu.

d Sơ đồ kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

Trang 15

Ví dụ: 1.1.2: Co tài liệu kế toán tại công ty A ngày 01/01/N về các khoản đầu

tư nắm giữ đến ngày đáo hạn như sau (ĐVT 1.000đ)

I Số dư đầu kỳ của TK 128: 600.000, trong đó:

- TK 1281: 200.000 (Chi tiết Tiền gửi tại VCB chi nhánh Kỳ Đồng, TPHCM,kỳ hạn 9 tháng, lãi suất 0,6%/ tháng, trả lãi khi đáo hạn, ngày gửi 05/4/ N-1, doanhnghiệp đã tính lãi phải thu 7.200).

- TK 1282: 100.000 (Chi tiết trái phiếu của Trái phiếu Công ty cổ phần Hàngkhông Vietjet (VJC11912), tổng trị giá: 100.000 lãi suất 0,8%/ tháng, kỳ hạn nợ 12tháng, mua ngày 15/2/N-1, trả lãi trước )

- TK 1283: 300.000 (Chi tiết Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư I.P.A, thời hạn12 tháng, lãi suất 0,6%/ tháng, trả lãi quí, đầu mỗi quí, ngày cho vay 1/10/N-1)II Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đầu tư ngắn hạn của công ty A

1 Ngày 5/1: Tất toán gốc và lãi tiền gửi tại VCB chi nhánh Kỳ Đồng, TPHCMbằng TGNH.

2 Ngày 6/1, thu lãi định kỳ của Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư I.P.A bằngtiền mặt.

3 Ngày 25/01 chuyển TGNH mua trái phiếu của Công ty cổ phần Cảng Cam Ranhnắm giữ đến ngày đáo hạn trị giá 500.000, lãi suất 8%/ năm, thời hạn 12 tháng, trả lãi sau.

4 Ngày 31/01: Mua trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn của công ty HòaPhát, lãi suất: 0,65%/ tháng, kỳ hạn 9 tháng trả lãi trước mệnh giá trái phiếu:500.000 Doanh nghiệp dùng tiền gửi ngân hàng trả cho ngân hàng HN Sau khitrừ tiền lãi nhận trước.

5 Ngày 15/02 thanh toán trái phiếu của Công ty cổ phần Hàng không Vietjetđến hạn bằng TGNH

6 Ngày 01/03 Chuyển tiền gửi ngân hàng mua lại: 300 trái phiếu của Công tycổ phần Sản xuất và Thương mại Nam Hoa trên thị trường thứ cấp, số tiền: 151.600Biết rằng mệnh giá trái phiếu là: 150.000 Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mạiNam Hoa trả lãi vào cuối quý Lãi suất: 0,6% tháng.

7 Ngày 10/03 Chuyển TGNH 200.000 cho Công ty cổ phần Xây dựng SCGvay, lãi suất: 0,65% tháng, thời hạn 9 tháng, trả lãi khi đáo hạn

8 Ngày 31/3 nhận lãi trái phiếu của Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mạiNam Hoa bằng tiền mặt số tiền: 2.400.000

Yêu cầu:

1 Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

Trang 16

2 Trình bày chi tiêu các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn trên báo cáotài chính.

2 Trình bày chi tiêu các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn trên báocáo tài chính.

TÀI SẢN

Số cuối năm(3)

Sốđầu năm

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN100II Đầu tư tài chính ngắn hạn120

3 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáohạn

1.1.2.3 Kế toán đầu tư vốn vào công ty con

a Khái niệm, phân loại các khoản đầu tư góp vốn vào công ty con

Đầu tư vào công ty con là khoản đầu tư mua cổ phiếu, góp vốn hoặc muakhoản đầu tư vào công ty đó và đạt đến mức có quyền kiểm soát và quyền chi phốicác chính sách tài chính của công ty đầu tư và trở thành công ty mẹ của nó Công tyđược đầu tư gọi là công ty con Công ty con là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch

Trang 17

toán độc lập, chịu sự kiểm soát của một đơn vị khác (gọi là công ty mẹ), (kể cả côngty thành viên của Tổng công ty và các đơn vị khác có tư cách pháp nhân, hạch toánđộc lập).

Quyền kiểm soát của công ty mẹ được xác định khi công ty mẹ nắm giữ trên50% quyền biểu quyết ở công ty con Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệtquyền kiểm soát được thực hiện ngay cả khi công ty mẹ nắm giữ ít hơn 50% quyềnbiểu quyết, cụ thể:

- Các nhà đầu tư khác thỏa thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyềnbiểu quyết.

- Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quychế thỏa thuận.

- Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên Hội đồngquản trị hoặc cấp quản lý tương đương.

Ví dụ: Công ty A đầu tư vốn vào công ty B: 2.100 cổ phiếu / 4.000 cổ phiếuđã phát hành của công ty B với mệnh giá của cổ phiếu là 200.000đ/ 1 Cổ phiếu,tỷ lệ góp vốn tương ứng với tỷ lệ quyền biểu quyết Vậy công ty A nắm giữquyền biểu quyết tại công ty con B là: 2.100/ 4.000 = 52,5% hoặc 2.100 x200.000/ 4.000 x 200.000= 52,5%

Quyền kiểm soát của công ty A đối với công ty B là 52,5%, nên công ty B làcông ty con của công ty A.

- Trong quá trình đầu tư vốn vào công ty con công ty mẹ được hưởng cổ tức,lãi kinh doanh, lợi ích khác trên kết quả hoạt động kinh doanh của công ty con vàphải chịu rủi ro khi thua lỗ, giải thể hoặc phá sản.

Khi công ty mẹ không còn quyền kiểm soát công ty con thì ghi giảm khoảnđầu tư vào công ty con Trường hợp nhà đầu tư tạm thời nắm giữ trên 50% quyềnbiểu quyết tại đơn vị nhưng không dự định thực thi quyền biểu quyết do mục đíchđầu tư là mua – bán công cụ vốn để kiếm lời (nắm giữ khoản đầu tư vì mục đíchthương mại và quyền kiểm soát chi là tạm thời) thì không hạch toán khoản đầu tưvào tài khoản này mà hạch toán là đầu tư ngắn hạn.

Trường hợp mua khoản đầu tư vào công ty con trong giao dịch hợp nhất kinhdoanh, bên mua phải xác định ngày mua, giá phí khoản đầu tư và thực hiện các thủtục kế toán theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán “Hợp nhất kinh doanh”.

- Trường hợp công ty mẹ giải thể công ty con và sáp nhập toàn bộ tài sản vànợ phải trả của công ty con vào công ty mẹ (công ty mẹ kế thừa toàn bộ quyền lợivà nghĩa vụ của công ty con), kế toán thực hiện theo nguyên tắc:

Trang 18

+ Công ty mẹ ghi giảm giá trị ghi sổ khoản đầu tư vào công ty con;

+ Ghi nhận toàn bộ tài sản, nợ phải trả của công ty con bị giải thể vào Báo cáotình hình tài chính của công ty mẹ theo giá trị hợp lý tại ngày sáp nhập;

+ Phần chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư vào công ty con và giá trị hợp lýcủa tài sản và nợ phải trả được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chiphí tài chính.

- Việc phân phối lợi nhuận cho chủ sở hữu tại công ty mẹ được căn cứ vào mức lợinhuận sau thuế chưa phân phối thuộc sở hữu của công ty mẹ trên BCTC hợp nhất Khiphân phối lợi nhuận bằng tiền, doanh nghiệp phải cân nhắc đến các vấn đề sau:

+ Có đủ luồng tiền để thực hiện việc phân phối;

+ Không phân phối khoản lợi nhuận phát sinh từ các giao dịch mua rẻ (bất lợithương mại) cho đến khi thanh lý công ty con;

+ Không phân phối lợi nhuận phát sinh từ các giao dịch mang tính chất đánhgiá lại (như chênh lệch đánh giá lại tài sản mang đi góp vốn, công cụ tài chính) chođến khi thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư;

+ Không phân phối lợi nhuận phát sinh từ việc áp dụng phương pháp vốn chủsở hữu cho đến khi thực sự nhận được khoản lợi nhuận đó bằng tiền hoặc các tài sảnkhác từ các công ty liên doanh, liên kết.

- Doanh nghiệp không được chuyển khoản đầu tư vào công ty con thànhchứng khoán kinh doanh hoặc khoản đầu tư dưới hình thức khác trừ khi đã thực sựthanh lý khoản đầu tư dẫn đến mất quyền kiểm soát Việc có ý định thanh lý công tycon trong tương lai không được coi là quyền kiểm soát đối với công ty con chi làtạm thời.

- Chi hạch toán vào TK 221 "Đầu tư vào công ty con" khi nhà đầu tư nắm giữtrên 50% quyền biểu quyết (ngoại trừ trường hợp tại điểm c dưới đây) và có quyềnchi phối các chính sách tài chính và hoạt động của đơn vị khác nhằm thu được lợi íchkinh tế từ các hoạt động của doanh nghiệp đó Khi công ty mẹ không còn quyền kiểm

Trang 19

soát công ty con thì ghi giảm khoản đầu tư vào công ty con Trường hợp nhà đầu tưtạm thời nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết tại đơn vị nhưng không dự định thực thiquyền biểu quyết do mục đích đầu tư là mua – bán công cụ vốn để kiếm lời (nắm giữkhoản đầu tư vì mục đích thương mại và quyền kiểm soát chi là tạm thời) thì khônghạch toán khoản đầu tư vào tài khoản này mà hạch toán là đầu tư ngắn hạn.

- Các trường hợp sau khoản đầu tư vẫn được hạch toán vào TK 221 "Đầu tư vàocông ty con" khi doanh nghiệp đầu tư nắm giữ ít hơn 50% quyền biểu quyết tại côngty con, nhưng có thỏa thuận khác:

+ Các nhà đầu tư khác thoả thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểuquyết;

+ Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quychế thoả thuận;

+ Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên Hội đồngquản trị hoặc cấp quản lý tương đương;

+ Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trịhoặc cấp quản lý tương đương.

- Trường hợp mua khoản đầu tư vào công ty con trong giao dịch hợp nhất kinhdoanh, bên mua phải xác định ngày mua, giá phí khoản đầu tư và thực hiện các thủtục kế toán theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán “Hợp nhất kinh doanh”.

- Kế toán khoản đầu tư vào công ty con phải tuân thủ các nguyên tắc quy địnhtại Điều 40 Thông tư 200/2014.

+ Trường hợp công ty mẹ giải thể công ty con và sáp nhập toàn bộ tài sản và nợphải trả của công ty con vào công ty mẹ (công ty mẹ kế thừa toàn bộ quyền lợi vànghĩa vụ của công ty con), kế toán thực hiện theo nguyên tắc:

+ Công ty mẹ ghi giảm giá trị ghi sổ khoản đầu tư vào công ty con;

+ Ghi nhận toàn bộ tài sản, nợ phải trả của công ty con bị giải thể vào Báo cáotình hình tài chính của công ty mẹ theo giá trị hợp lý tại ngày sáp nhập;

+ Phần chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư vào công ty con và giá trị hợp lýcủa tài sản và nợ phải trả được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chiphí tài chính.

- Việc phân phối lợi nhuận cho chủ sở hữu tại công ty mẹ được căn cứ vào mứclợi nhuận sau thuế chưa phân phối thuộc sở hữu của công ty mẹ trên Báo cáo tàichính hợp nhất Khi phân phối lợi nhuận bằng tiền, doanh nghiệp phải cân nhắc đếncác vấn đề sau:

Trang 20

+ Có đủ luồng tiền để thực hiện việc phân phối;

+ Không phân phối khoản lợi nhuận phát sinh từ các giao dịch mua rẻ (bất lợithương mại) cho đến khi thanh lý công ty con;

+ Không phân phối lợi nhuận phát sinh từ các giao dịch mang tính chất đánh giálại (như chênh lệch đánh giá lại tài sản mang đi góp vốn, công cụ tài chính) cho đếnkhi thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư;

+ Không phân phối lợi nhuận phát sinh từ việc áp dụng phương pháp vốn chủsở hữu cho đến khi thực sự nhận được khoản lợi nhuận đó bằng tiền hoặc các tài sảnkhác từ các công ty liên doanh, liên kết.

- Doanh nghiệp không được chuyển khoản đầu tư vào công ty con thành chứngkhoán kinh doanh hoặc khoản đầu tư dưới hình thức khác trừ khi đã thực sự thanh lýkhoản đầu tư dẫn đến mất quyền kiểm soát Việc có ý định thanh lý công ty con trongtương lai không được coi là quyền kiểm soát đối với công ty con chi là tạm thời.

c Tài khoản sử dụng

Để hạch toán các khoản đầu tư vào đơn vị khác, kế toán sử dụng TK 221 “Đầu tưvào công ty con”.

* Tài khoản 221 – Đầu tư vào công ty con

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng,giảm khoản đầu tư vốn trực tiếp vào công ty con.

Kết cấu của tài khoản 221 - Đầu tư vào công ty con

Bên Nợ: Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con tăng.Bên Có: Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con giảm.

Số dư bên Nợ: Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con hiện có củacông ty mẹ.

d Sơ đồ kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

Trang 22

Ví dụ 1.1.3: Co tài liệu kế toán về các khoản đầu tư của doanh nghiệp A:

(ĐVT: 1.000đ )

I Số dư đầu kỳ của TK 221: 1.340.000, trong đó:

- Vốn đàu tư tại CTCP Chế biến hàng XK Long An: 500.000

Trang 23

- Vốn đầu tư tại Công ty cổ phần Tập đoàn PANM): 840.000II Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ

1 Chuyển TGNH mua 12.000/20.000 cổ phiếu (THI) của Cổ phiếu Công ty cổphần Thiết bị điện, mệnh giá 1.000/ cổ phiếu, giá mua 1.100/ Cổ phiếu, chiếm 60%tổng số vốn của Công ty cổ phần Thiết bị điện.

2 Xuất kho nguyên vật liệu góp vốn bổ sung vào CTCP Chế biến hàng XKLong An (công ty con) theo biên bản họp của hội đồng các bên liên quan, trị giá vậtliệu được các bên tham gia góp vốn đánh giá: 500.000, trị giá thực tế xuất kho:450.000.

3 Bán một phần khoản đầu tư vào công ty con (Công ty cổ phần Tập đoànPANM) thu bằng chuyển khoản (GBC): 600.000, trị giá gốc khoản đầu tư 540.000,doanh nghiệp còn nắm 30% số vốn của Công ty cổ phần Tập đoàn PANM, trị300.000.

4 Đem một TSCĐHH góp vốn vào Công ty cổ phần Thủy điện Xuân Minh(công ty liên kết), theo hồ sơ TSCĐ: nguyên giá 400.000, khấu hao lũy kế:100.000 TSCĐ được các bên tham giá góp vốn 280.000, tương ứng 28% vốn.Sau khi góp vốn, doanh nghiệp sở hữu 58% vốn.

5 Phiếu chi, chi trả tiền vận chuyển TSCĐ góp vốn liên kết (Công ty cổ phầnThủy điện Xuân Minh) không được đánh giá vào giá trị vốn góp 2.000.

6 Lãi hoạt động đầu tư được chia (CTCP Chế biến hàng XK Long An) 2.000,đã thu bằng TGNH

Yêu cầu:

1 Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

2 Trình bày chi tiêu các khoản đầu tư vào công ty con, đầu tư khác trên báocáo tài chính.

Trang 24

Sốđầu năm

B - TÀI SẢN DÀI HẠN200

V Đầu tư tài chính dài hạn250 14.780.0001.340.000

1 Đầu tư vào công ty con 251 14.780.000 1.340.000

1.1.2.4 Kế toán đầu tư vốn vào công ty liên doanh, liên kếta Khái niệm, hình thức liên doanh, liên kết

Công ty liên doanh được thành lập bởi các bên góp vốn liên doanh có quyềnđồng kiểm soát các chính sách tài chính và hoạt động, là đơn vị có tư cách phápnhân hạch toán độc lập Công ty liên doanh phải tổ chức thực hiện công tác kế toánriêng theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán, chịu trách nhiệm kiểm soáttài sản, các khoản nợ phải trả, doanh thu, thu nhập khác và chi phí phát sinh tại đơnvị mình Mỗi bên góp vốn liên doanh được hưởng một phần kết quả hoạt động củacông ty liên doanh theo thỏa thuận của hợp đồng liên doanh.

Các hình thức liên doanh:

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồngkiểm soát.

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức tài sản đồng kiểm soát.

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức cơ sở kinh doanh đồng kiểmsoát.

Khoản đầu tư được phân loại là đầu tư vào công ty liên kết khi nhà đầu tư nắmgiữ trực tiếp hoặc gián tiếp từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết của bên nhậnđầu tư mà không có thoả thuận khác.

Trang 25

+ Công ty liên doanh được thành lập bởi các bên góp vốn liên doanh có quyềnđồng kiểm soát các chính sách tài chính và hoạt động, là đơn vị có tư cách phápnhân hạch toán độc lập Công ty liên doanh phải tổ chức thực hiện công tác kế toánriêng theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán, chịu trách nhiệm kiểm soáttài sản, các khoản nợ phải trả, doanh thu, thu nhập khác và chi phí phát sinh tại đơnvị mình Mỗi bên góp vốn liên doanh được hưởng một phần kết quả hoạt động củacông ty liên doanh theo thỏa thuận của hợp đồng liên doanh.

+ Khoản đầu tư được phân loại là đầu tư vào công ty liên kết khi nhà đầu tưnắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết của bênnhận đầu tư mà không có thoả thuận khác.

- Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên doanh phải tuân thủ các nguyên tắcquy định tại Điều 40 Thông tư này.

- Khi nhà đầu tư không còn quyền đồng kiểm soát thì phải ghi giảm khoản đầutư vào công ty liên doanh; Khi không còn ảnh hưởng đáng kể thì phải ghi giảmkhoản đầu tư vào công ty liên kết.

- Các khoản chi phí liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tư vào công ty liêndoanh, liên kết được ghi nhận là chi phí tài chính trong kỳ phát sinh.

- Khi thanh lý, nhượng bán, thu hồi vốn góp liên doanh, liên kết, căn cứ vàogiá trị tài sản thu hồi được kế toán ghi giảm số vốn đã góp Phần chênh lệch giữagiá trị hợp lý của khoản thu hồi được so với giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được ghinhận là doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ).

- Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo doi các khoản vốn đầu tư vào từngcông ty liên doanh, liên kết, từng lần đầu tư, từng lần thanh lý, nhượng bán.

Trang 26

Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ vốn góp vào công ty liên doanh vàcông ty liên kết và tình hình thu hồi vốn đầu tư và công ty liên doanh, công ty liênkết Tài khoản này không phản ánh các giao dịch dưới hình thức hợp đồng hợp táckinh doanh không thành lập pháp nhân

Kết cấu tài khoản 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, công ty liên kếtBên Nợ: Số vốn đầu tư vào công ty liên doanh, công ty liên kết

Bên Có: Số vốn đầu tư vào công ty liên doanh, công ty liên kết giảm, do thanhlý, nhượng bán, thu hồi

Số dư bên Nợ: Số vốn đầu tư vào công ty liên doanh, công ty liên kết hiện còn cuốikỳ

d Sơ đồ kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

Trang 27

Ví dụ 1.1.4: Co tài liệu kế toán về các khoản đầu tư của doanh nghiệp A:

(ĐVT: 1.000đ )

I Số dư đầu kỳ của TK 222: 1.500.000, trong đó:

- Vốn đầu tư tại CTCP Chế biến hàng XK Long An: 1.000.000- Vốn đầu tư tại Công ty cổ phần Thủy điện Xuân Minh: 500.000II Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ

1 Chuyển TGNH mua 12.000/40.000 cổ phiếu (THI) của Cổ phiếu Công ty cổphần Thiết bị điện, mệnh giá 1.000/cổ phiếu, giá mua 1.100/ Cổ phiếu, chiếm 30%tổng số vốn của Công ty cổ phần Thiết bị điện.

2 Xuất kho nguyên vật liệu góp vốn bổ sung vào CTCP Chế biến hàng XKLong An (công ty liên doanh) theo biên bản họp của hội đồng các bên liên doanh,trị giá vật liệu được các bên tham gia góp vốn đánh giá: 500.000, trị giá thực tế xuấtkho: 450.000.

3 Bán một phần khoản đầu tư vào công ty liên kết (Công ty cổ phần Tập đoànPANM) thu bằng chuyển khoản (GBC): 600.000, trị giá gốc khoản đầu tư 540.000,doanh nghiệp còn nắm 15% số vốn của Công ty cổ phần Tập đoàn PANM, trị300.000.

4 Đem một TSCĐHH góp vốn vào Công ty cổ phần Thủy điện Xuân Minh(công ty liên doanh), theo hồ sơ TSCĐ: nguyên giá 400.000, khấu hao lũy kế:100.000 TSCĐ được các bên tham giá góp vốn 280.000.

5 Phiếu chi, chi trả tiền vận chuyển TSCĐ góp vốn liên doanh (Công ty cổphần Thủy điện Xuân Minh) không được đánh giá vào giá trị vốn góp 2.000.

6 Lãi hoạt động liên doanh được chia (CTCP Chế biến hàng XK Long An)2.000, đã thu bằng TGNH

Yêu cầu:

1 Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

2 Trình bày chi tiêu các khoản đầu tư vào công ty con, đầu tư khác trên báocáo tài chính.

Trang 28

2 Trình bày chi tiêu các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết trênbáo cáo tài chính.

TÀI SẢN

Số cuốinăm (3)

Sốđầu năm

B - TÀI SẢN DÀI HẠN200

V Đầu tư tài chính dài hạn250 14.640.000 1.500.000

2 Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 252 14.640.000 1.500.000

1.1.2.5 Kế toán đầu tư kháca Khoản đầu tư khác

- Các khoản đầu tư vào công cụ vốn của đơn vị khác nhưng không có quyềnkiểm soát hoặc đồng kiểm soát, không có ảnh hưởng đáng kể đối với bên được đầutư;

- Các khoản kim loại quý, đá quý không sử dụng như nguyên vật liệu để sảnxuất sản phẩm hoặc mua vào – bán ra như hàng hóa; Tranh, ảnh, tài liệu, vật phẩmcó giá trị không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường.

- Các khoản đầu tư khác.

- Các khoản vốn góp, đầu tư vào công cụ vốn của đơn vị khác

b Nguyên tắc kế toán

Theo Điều 43 Thông tư 200/2014/TT-BTC khi thực hiện kế toán đầu tư khác cầntuân thủ các nguyên tắc sau:

Trang 29

- Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến độngtăng, giảm các loại đầu tư khác (ngoài các khoản đầu tư vào công ty con, vốngóp vào công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết), như:

+ Các khoản đầu tư vào công cụ vốn của đơn vị khác nhưng không cóquyền kiểm soát hoặc đồng kiểm soát, không có ảnh hưởng đáng kể đối với bênđược đầu tư;

+ Các khoản kim loại quý, đá quý không sử dụng như nguyên vật liệu đểsản xuất sản phẩm hoặc mua vào – bán ra như hàng hóa; Tranh, ảnh, tài liệu, vậtphẩm có giá trị không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường.

+ Các khoản đầu tư khác.

Doanh nghiệp không phản ánh các hoạt động đầu tư, góp vốn liên quan đếnhợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân trong tài khoản này.

- Kế toán phải theo doi chi tiết từng khoản đầu tư khác theo số lượng, đốitượng được đầu tư.

- Kế toán tuân thủ các nguyên tắc chung đối với các khoản đầu tư vào đơnvị khác theo quy định tại Điều 40 Thông tư 200/2014.

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 228 - Đầu tư khácBên Nợ: Giá trị các khoản đầu tư khác tăng.

Bên Có: Giá trị các khoản đầu tư khác giảm.

Số dư bên Nợ: Giá trị khoản đầu tư khác hiện có tại thời điểm báo cáo.Tài khoản 228 "Đầu tư khác”có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2281 - Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác: Phản ánh các khoảnđầu tư công cụ vốn nhưng doanh nghiệp không có quyền kiểm soát, đồng kiểmsoát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên được đầu tư.

- Tài khoản 2288 - Đầu tư khác: Phản ánh các khoản đầu tư vào tài sản phitài chính ngoài bất động sản đầu tư và các khoản đã được phản ánh trong các tàikhoản khác liên quan đến hoạt động đầu tư Các khoản đầu tư khác có thể gồmkim loại quý, đá quý (không sử dụng như hàng tồn kho), tranh, ảnh, tài liệu, vật

Trang 30

phẩm khác có giá trị (ngoài những khoản được phân loại là TSCĐ) không thamgia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường nhưng được mua với mụcđích nắm giữ chờ tăng giá.

d Sơ đồ kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

Ví dụ 1.1.5: Co tài liệu kế toán về các khoản đầu tư của doanh nghiệp A:

(ĐVT: 1.000đ )

I Số dư đầu kỳ của TK 228: 2.500.000, trong đó:- Vốn đầu tư tại CTCP Vạn Phát Hưng: 1.000.000- Vốn đầu tư tại Công ty cổ phần Đại Nam: 1.500.000II Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ

Trang 31

1 Chuyển TGNH mua 12.000/100.000 cổ phiếu (THI) của Cổ phiếu Công tycổ phần Thiết bị điện, mệnh giá 1.000/ cổ phiếu, giá mua 1.100/ Cổ phiếu, chiếm12% tổng số vốn của Công ty cổ phần Thiết bị điện.

2 Xuất kho nguyên vật liệu góp vốn vào CTCP Chế biến hàng XK Long Antheo biên bản họp của hội đồng các bên liên doanh, trị giá vật liệu được các bêntham gia góp vốn đánh giá: 500.000, trị giá thực tế xuất kho: 450.000 Doanhnghiệp sở hữu 18% vốn góp.

3 Bán một phần khoản đầu tư vào công ty con (Công ty cổ phần Tập đoànPANM) thu bằng chuyển khoản (GBC): 600.000, trị giá gốc khoản đầu tư 540.000,doanh nghiệp còn nắm 15% số vốn của Công ty cổ phần Tập đoàn PANM, trị160.000.

4 Đem một TSCĐHH góp vốn vào Công ty cổ phần Thủy điện Xuân Minh,theo hồ sơ TSCĐ: nguyên giá 400.000, khấu hao lũy kế: 100.000 TSCĐ đượccác bên tham gia góp vốn 280.000 Doanh nghiệp sở hữu 14% vốn.

5 Phiếu chi, chi trả tiền vận chuyển TSCĐ góp vốn liên doanh (Công ty cổphần Thủy điện Xuân Minh) không được đánh giá vào giá trị vốn góp 2.000.

6 Lãi hoạt động đầu tư được chia (CTCP Chế biến hàng XK Long An) 2.000,đã thu bằng TGNH

Yêu cầu:

1 Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

2 Trình bày chi tiêu các khoản đầu tư khác trên báo cáo tài chính.

Trang 32

Sốđầu năm

B - TÀI SẢN DÀI HẠN200

V Đầu tư tài chính dài hạn250 14.640.000 2.500.000

3 Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 253 14.640.000 2.500.000

1.1.2.6 Kế toán dự phòng giảm giá đầu tư tài chínha Nội dung và nguyên tắc

Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính là dự phòng tổn thất có thể xảy ra do suygiảm các khoản đầu tư, gồm: Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và dựphòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, trong đó

Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh: Là dự phòng phần giá trị bị tổnthất có thể xảy ra do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ vìmục đích kinh doanh;

Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác: Là khoản dự phòng tổn thất dodoanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư (công ty con, liên doanh, liên kết) bị lỗ dẫn đếnnhà đầu tư có khả năng mất vốn hoặc khoản dự phòng do suy giảm giá trị các khoảnđầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết.

- Đối với khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, nhà đầu tư chi trích lậpkhoản dự phòng do công ty liên doanh, liên kết bị lỗ nếu BCTC không áp dụng phươngpháp vốn chủ sở hữu đối với khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.

- Riêng khoản đầu tư mà nhà đầu tư nắm giữ lâu dài (không phân loại là chứngkhoán kinh doanh) và không có ảnh hưởng đáng kể đối với bên được đầu tư, việclập dự phòng được thực hiện như sau:

+ Đối với khoản đầu tư vào cổ phiếu niêm yết hoặc giá trị hợp lý khoản đầu tưđược xác định tin cậy, việc lập dự phòng dựa trên giá trị thị trường của cổ phiếu(tương tự như dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh);

Trang 33

+ Đối với khoản đầu tư không xác định được giá trị hợp lý tại thời điểm báocáo, việc lập dự phòng được thực hiện căn cứ vào khoản lỗ của bên được đầu tư (dựphòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác)

Nguyên tắc kế toán dự phòng giảm giá đầu tư tài chính

- Doanh nghiệp được trích lập dự phòng đối với phần giá trị bị tổn thất có thểxảy ra khi có bằng chứng chắc chắn cho thấy giá trị các khoản đầu tư bị giảm sút( Gía thị trường của các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ vì mục đíchkinh doanh bị giảm so với giá trị ghi sổ Đối với các đơn vị được đầu tư là công tymẹ, căn cứ để nhà đầu tư trích lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác làBCTC hợp nhất của công ty mẹ đó Đối với các đơn vị được đầu tư là doanh nghiệpđộc lập không có công ty con, căn cứ để nhà đầu tư trích lập dự phòng tổn thất đầutư vào đơn vị khác là BCTC của bên được đầu tư đó.

-Mức trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng thực hiện theo các quy định của pháp luật.- Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá chứng khoánkinh doanh được thực hiện ở thời điểm lập BCTC:

- Nếu số dự phòng phải lập năm nay cao hơn số dư dự phòng đang ghi trên sổkế toán thì doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phítài chính trong kỳ.

- Nếu số dự phòng phải lập năm nay thấp hơn số dư dự phòng đã lập nămtrước chưa sử dụng hết thì doanh nghiệp hoàn nhập số chênh lệch đó và ghi giảmchi phí tài chính.

b.Tài khoản sử dụng

Để hạch toán khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính, kế toán sử dụng tàikhoản 229 – Dự phòng tổn thất tài sản

Kết cấu:Bên Nợ:

- Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dựphòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết;

- Bù đắp giá trị khoản đầu tư và o đơn vị khác khi có quyết định dùng số dựphòng đã lập để bù đắp số tổn thất xảy ra.

- Bù đắp phần giá trị đã được lập dự phòng của khoản nợ không thể thu hồiđược phải xóa sổ.

Bên Có: Trích lập các khoản dự phòng tổn thất tài sản tại thời điểm lập BCTC.Số dư bên Có: Số dự phòng tổn thất tài sản hiện có cuối kỳ.

Trang 34

Tài khoản 229 - Dự phong tổn thất tài sản co 4 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2291 - Dự phong giảm giá chứng khoán kinh doanh: Tài khoản

này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá chứngkhoán kinh doanh.

- Tài khoản 2292 - Dự phong tổn thất đầu tư vào đơn vi khác: Tài khoản này

phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng do doanh nghiệp nhậnvốn góp đầu tư bị lỗ dẫn đến nhà đầu tư có khả năng mất vốn.

- Tài khoản 2293 - Dự phong phải thu kho đoi: Tài khoản này phản ánh tình

hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu và các khoản đầutư nắm giữ đến ngày đáo hạn khó đòi.

- Tài khoản 2294 - Dự phong giảm giá hàng tôn kho: Tài khoản này phản ánh

tình hình trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

c Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

(1) Khi lập BCTC, căn cứ vào biến động giá trị thị trường của các khoảnchứng khoán kinh doanh, giá trị tổn thất của các khoản đầu tư, nếu số phải lập kỳnày lớn hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2291).

(2) Khi lập BCTC, căn cứ vào biến động giá trị thị trường của các khoảnchứng khoán kinh doanh, giá trị tổn thất của các khoản đầu tư, nếu số phải lập kỳnày nhỏ hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2291)Có TK 635 - Chi phí tài chính.

(3) Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh trước khidoanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phònggiảm giá chứng khoán kinh doanh sau khi bù đắp tổn thất, nếu còn được hạch toántăng vốn nhà nước, ghi:

Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2291)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (số chưa được dự phòng)

Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh (số được ghi giảm khi xác địnhgiá trị doanh nghiệp)

Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (số dự phòng đã lập cao hơn sốtổn thất).

Trang 35

(4) Khi tổn thất thực sự xảy ra, các khoản đầu tư thực sự không có khả năngthu hồi hoặc thu hồi thấp hơn giá gốc ban đầu, doanh nghiệp có quyết định dùngkhoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn đã lập để bù đắp tổn thất khoản đầu tư dàihạn, ghi:

Nợ các TK 111, 112, (nếu có)

Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2292) (số đã lập dự phòng)Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (số chưa lập dự phòng)

Có các TK 221, 222, 228 (giá gốc khoản đầu tư bị tổn thất).

(5) Khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn sau khi bù đắp tổn thất, nếu cònđược hạch toán tăng vốn Nhà nước, khi doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyểnthành công ty cổ phần, ghi:

Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2292)Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

Ví dụ 1.1.6: Có một số tài liệu kế toán của DNSX “X”trong tháng 12/N như

Cổ phiếu Công ty cổphần Xuất nhậpkhẩu Quảng Bình

Trang 36

- Số CL năm nay với năm trước: 70.000 – 50.000 = 20.000

+ Năm N trích lập dự phòng bổ sung cho chứng khoản kinh doanh: 20.0002 Định khoản kế toán:

Nợ TK 635: 20.000Có TK 229: 20.000

1.1.3 Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính1.1.3.1 Trình bày trên Báo cáo tình hình tài chính

a Tài sản ngắn hạn

- Đầu tư tài chính ngắn hạn (Ma số 120)

Là chi tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị của các khoản đầu tư ngắn hạn (saukhi đã trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh), bao gồm: Chứng khoánnắm giữ vì mục đích kinh doanh, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn vàcác khoản đầu tư khác có kỳ hạn còn lại không quá 12 tháng kể từ thời điểm báocáo.

Các khoản đầu tư ngắn hạn được phản ánh trong chi tiêu này không bao gồmcác khoản đầu tư ngắn hạn đã được trình bày trong chi tiêu “Các khoản tươngđương tiền”, chi tiêu “Phải thu về cho vay ngắn hạn”.

Mã số 120 = Mã số 121+ Mã số 122 + Mã số 123.

- Chứng khoán kinh doanh (Ma số 121)

Chi tiêu này phản ánh giá trị các khoản chứng khoán và các công cụ tài chínhkhác nắm giữ vì mục đích kinh doanh tại thời điểm báo cáo (nắm giữ với mục đíchchờ tăng giá để bán ra kiếm lời) Chi tiêu này có thể bao gồm cả các công cụ tàichính không được chứng khoán hóa, ví dụ như thương phiếu, hợp đồng kỳ hạn, hợpđồng hoán đổi… nắm giữ vì mục đích kinh doanh Số liệu để ghi vào chi tiêu này làsố dư Nợ của tài khoản 121 – “Chứng khoán kinh doanh”.

- Dự phong giảm giá chứng khoán kinh doanh (Ma số 122)

Chi tiêu này phản ánh khoản dự phòng giảm giá của các khoản chứng khoánkinh doanh tại thời điểm báo cáo Số liệu để ghi vào chi tiêu này là số dư Có củaTài khoản 2291 “Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh” và được ghi bằng sốâm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

- Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (Ma số 123)

Chi tiêu này phản ánh các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có kỳ hạncòn lại không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo, như tiền gửi có kỳ hạn, tráiphiếu, thương phiếu và các loại chứng khoán nợ khác Chi tiêu này không bao gồm

Trang 37

các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn đã được trình bày trong chi tiêu “Cáckhoản tương đương tiền”, chi tiêu “Phải thu về cho vay ngắn hạn” Số liệu để ghivào chi tiêu này là số dư Nợ của TK 1281, TK 1282, 1288 (chi tiết các khoản có kỳhạn còn lại không quá 12 tháng và không được phân loại là tương đương tiền).

b Tài sản dài hạn

- Đầu tư tài chính dài hạn (Ma số 250)

Là chi tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạntại thời điểm báo cáo (sau khi trừ đi khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vịkhác), như: Đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh, đầu tưgóp vốn vào đơn vị khác, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có kỳ hạn còn lại trên12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh Mã số 250 = Mã số 251 + Mãsố 252 + Mã số 253 + Mã số 254 + Mã số 255.

+ Đầu tư vào công ty con (Mã số 251)

Chi tiêu này phản ánh giá trị các khoản đầu tư vào công ty con và các đơn vịtrực thuộc có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập về bản chất là công ty con(không phụ thuộc vào tên gọi hoặc hình thức của đơn vị) tại thời điểm báo cáo Sốliệu để ghi vào chi tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 221 “Đầu tư vào công tycon”.

+ Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (Mã số 252)

Chi tiêu này phản ánh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết tạithời điểm báo cáo Số liệu để ghi vào chi tiêu này là tổng số dư Nợ của Tài khoản222 “Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết”.

+ Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 253)

Chi tiêu này phản ánh các khoản đầu tư vào vốn chủ sở hữu của đơn vị khácnhưng doanh nghiệp không có quyền kiểm soát, đồng kiểm soát, ảnh hưởng đáng kể(ngoài các khoản đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết) Số liệu để trình bàyvào chi tiêu này là số dư Nợ chi tiết của tài khoản 2281 – “Đầu tư góp vốn vào đơnvị khác”.

+ Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 254)

Chi tiêu này phản ánh khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác do đơnvị được đầu tư bị lỗ và nhà đầu tư có khả năng mất vốn tại thời điểm báo cáo Sốliệu để ghi vào chi tiêu này là số dư Có của Tài khoản 2292 “Dự phòng tổn thất đầutư vào đơn vị khác” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn(…).

+ Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (Mã số 255)

Trang 38

Chi tiêu này phản ánh các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có kỳ hạncòn lại trên 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo, như tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu,thương phiếu và các loại chứng khoán nợ khác Chi tiêu này không bao gồm cáckhoản cho vay được trình bày trong chi tiêu “Phải thu về cho vay dài hạn” Số liệuđể ghi vào chi tiêu này là số dư Nợ của các TK 1281, TK 1282, 1288.

1.1.3.2 Trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính được trình bày ở các chitiêu 6 và 7 (Mã số 21, mã số 22)

1.1.3.3 Trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Các khoản tiền thu vào, chi ra khi bán, mua chứng khoán và các công cụ tàichính khác vì mục đích thương mại được trình bày phần I – Lưu chuyển tiền từ hoạtđộng kinh doanh.

Các khoản tiền thu vào, chi ra liên quan đến các khoản đầu tư tài chính khác,các koản liên quan đến cổ tức lãi cho vay…được trình bày phần II – Lưu chuyểntiền từ hoạt động đầu tư.

1.1.3.4 Trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính

Theo IFRS 9, các khoản đầu tư vào vốn có thể phân loại theo hai loại sau:- Khoản đầu tư vào vốn mục đích kinh doanh (Held for trading)

- Khoản đầu tư vào vốn mục đích dài hạn (Not held for trading)

Cách phân loại trên giống cách phân loại theo quy định của Việt Nam Tuynhiên, theo IFRS 9, khi áp dụng cách phân loại như trên, đơn vị phải phân loại cáckhoản đầu tư ngay từ đầu và không được phân loại lại sau đó (Irrevocable election)(IFRS 9.4.1.4).

Các khoản đầu tư vào vốn được trình bày trên Báo cáo tài chính như sau:

Trang 39

- Các khoản đầu tư vào vốn mục đích kinh doanh được ghi nhận theo Giá trịhợp lý thông qua lãi hoặc lỗ (Fair value through profit or loss – FVTPL) Theo cáchghi nhận này, giá trị khoản đầu tư được hạch toán theo giá trị hợp lý (Fair value),các chi phí giao dịch (Transaction costs) được ghi nhận là chi phí và khi đánh giá lại,lãi hoặc lỗ do sự thay đổi của giá trị hợp lý được ghi nhận là khoản “Lãi/ lỗ chưathực hiện” (Unrealized gain/loss) trong Báo cáo lãi/ lỗ (Profit and Loss Statement).

- Các khoản đầu tư vào vốn mục đích dài hạn được ghi nhận theo Giá trị hợplý thông qua thu nhập toàn diện khác (Fair value through other comprehensiveincome – FVTOCI) Theo cách ghi nhận này, giá trị khoản đầu tư được hạch toántheo giá trị hợp lý cộng với các chi phí giao dịch và khi đánh giá lại, lãi hoặc lỗ dosự thay đổi của giá trị hợp lý được ghi nhận là khoản “Lãi/ lỗ chưa thực hiện”(Unrealized gain/loss), là một phần của khoản mục “Thu nhập toàn diện khác”(Other comprehensive income – OCI) trong Báo cáo thu nhập toàn diện khác (Othercomprehensive statement).

1.2.1 Kế toán đầu tư vào vốn mục đích kinh doanha) Kế toán các khoản đầu tư kinh doanh

Mua khoản đầu tư kinh doanh

Khác với quy định của Việt Nam, theo IFRS 9, khi ghi nhận ban đầu, cáckhoản đầu tư kinh doanh (Trading investments/ securities) được hạch toán theo giátrị hợp lý và các chi phí giao dịch liên quan trực tiếp đến việc mua khoản đầu tư đókhông được tính vào giá vốn tại thời điểm ghi nhận ban đầu, mà sẽ được ghi nhậnthành chi phí, phản ánh trên Báo cáo lãi lỗ (IFRS 9.5.1.1).

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 13 – Giá trị hợp lý (IFRS 13 – Fairvalue) định nghĩa Giá trị hợp lý là giá có thể nhận được khi bán một tài sản hoặcphải trả khi chuyển giao một khoản nợ trong một giao dịch tự nguyện có tổ chứcgiữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị giao dịch (IFRS 13.9).

Theo IFRS 9, các chi phí giao dịch bao gồm phí và hoa hồng trả cho các đại lý,cố vấn và người môi giới, các khoản thu của các cơ quan quản lý và sàn giao dịchchứng khoán cũng như thuế và nghĩa vụ chuyển nhượng Chi phí giao dịch khôngbao gồm phí bảo hiểm nợ hoặc chiết khấu, chi phí tài chính hoặc chi phí quản lý nộibộ hoặc chi phí nắm giữ (IFRS 9.B5.4.8).

Bút toán ghi nhận khi mua các khoản đầu tư kinh doanh như sau:

Trang 40

Điều chỉnh theo giá tri hợp ly

Tại ngày lập báo cáo tài chính/ cuối mỗi kỳ kế toán (tháng/ quý/ năm), kế toántiến hành ghi nhận chênh lệch phát sinh do sự biến động của giá trị hợp lý của cáckhoản đầu tư giữa các thời điểm báo cáo (IFRS 9.5.2) Sự thay đổi của giá trị hợp lýđược ghi nhận là khoản “Lãi/ lỗ chưa thực hiện” bởi vì khoản đầu tư này chưa đượcbán.

Bút toán điều chinh các khoản đầu tư kinh doanh khi giá trị hợp lý thay đổinhư sau:

Nợ Lỗ chưa thực hiện phát sinh từ thay đổi giá trị hợp lý – P&L xxxCó Điều chinh đầu tư về giá trị hợp lý xxxhoặc

Nợ Điều chinh đầu tư về giá trị hợp lý xxxCó Lãi chưa thực hiện phát sinh từ thay đổi giá trị hợp lý – P&L xxx

(xxx là số chênh lệnh giữa giá tri sổ sách và giá tri hợp ly tại thời điểm lậpbáo cáo tài chính)

Tài khoản “Lãi/Lỗ chưa thực hiện phát sinh từ thay đổi giá trị hợp lý – P&L”được ghi nhận trong Báo cáo lãi lỗ (Profit and Loss statement) mà không phải chờđến khi khoản đầu tư được bán (khi thực hiện), vì đơn vị không có dự định nắm giữkhoản đầu tư này lâu dài.

Tài khoản “Điều chinh đầu tư về giá trị hợp lý” (Fair value adjustment) là mộttài khoản kèm theo và là tài khoản điều chinh (Contra account) của tài khoản “Đầutư chứng khoán kinh doanh” Nếu giá trị hợp lý của khoản đầu tư giảm xuống, tàikhoản “Điều chinh đầu tư về giá trị hợp lý” sẽ có số dư Có Trong trường hợp nàygiá trị hợp lý của khoản đầu tư sẽ bằng giá trị đầu tư ban đầu trừ đi số dư Có tàikhoản “Điều chinh đầu tư về giá trị hợp lý” Và ngược lại.

Có thể thấy, cách kế toán khi đánh giá lại các khoản đầu tư kinh doanh giốngvới quy định tại Việt Nam trong trường hợp khoản đầu tư kinh doanh bị giảm giá.Cụ thể, tại Việt Nam, nếu các khoản đầu tư kinh doanh bị giảm giá hoặc giá trị bịtổn thất, thì doanh nghiệp sẽ phải trích lập dự phòng theo quy định và khoản dựphòng này sẽ được ghi nhận là chi phí tài chính phát sinh trong kỳ, làm giảm lợinhuận của doanh nghiệp trong kỳ kế toán mặc dù khoản lỗ do giảm giá này chưađược thực hiện Tuy nhiên trong trường hợp giá trị các khoản đầu tư kinh doanhtăng lên, thì theo quy định tại Việt Nam, khoản chênh lệch này không được phảnánh và ghi nhận tăng thêm vào thu nhập, tài sản hay vốn chủ sở hữu và cách hạchtoán này khác với quy định của IFRS.

Ngày đăng: 06/05/2024, 16:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan