Vận dụng, giải thích được các công việc liên quan đến kế toán hoạt động mua bán hàng hóa trong nước, hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp và xuất nhập khẩu ủy thác doanh nghiệp thương mạ
KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
Đặc điểm hoạt động thương mại 1 1.2 Kế toán hoạt động mua bán hàng hóa trong nước 1 1.2.1 Kế toán hoạt động mua hàng trong nước 1 1.2.2 Kế toán hoạt động bán hàng trong nước 13 1.3 Kế toán hoạt động xuất nhập khẩu 29 1.3.1 Kế toán hoạt động xuất – nhập khẩu trực tiếp 29 1.3.2 Kế toán hoạt động xuất – nhập khẩu ủy thác 37 1.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 52 1.4.1 Kế toán doanh thu, thu nhập 52 1.4.2 Kế toán chi phí 59 1.4.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 81 1.5 Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính 84 CÂU HỎI TỰ LUẬN
Doanh nghiệp thương mại là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp sản xuất và thị trường tiêu dùng Chức năng chủ yếu của doanh nghiệp thương mại là tổ chức lưu thông hàng hoá, đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến tiêu dùng thông qua mua và bán Doanh nghiệp thương mại đáp ứng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ của người tiêu dùng trên thị trường Hàng hoá trong kinh doanh thương mại mua về với mục đích để bán Hàng mua về có thể từ nhiều nguồn khác nhau, giá cả khác nhau Phương thức bán hàng trong kinh doanh thương mại rất đa dạng Doanh nghiệp thương mại cần chú ý đến thời gian lưu chuyển hàng hoá của các loại hàng để có kế hoạch dự trữ hợp lý
1.2 Kế toán hoạt động mua bán hàng hóa trong nước
1.2.1 Kế toán hoạt động mua hàng trong nước
1.2.1.1 Những vấn đề chung về kế toán mua hàng hóa trong nước
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho”, hàng hóa là một trong những tài sản thuộc nhóm hàng tồn kho Hàng hóa trong nền kinh tế bao gồm các nhóm: hàng vật tư – thiết bị, hàng công nghệ thực phẩm tiêu dùng, hàng lương thực thực phẩm chế biến, hàng hóa bất động sản
Mua hàng là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hoá, là quan hệ trao đổi giữa doanh nghiệp thương mại và người bán về trị giá hàng hoá thông qua quan hệ thanh toán tiền hàng, là quá trình vốn doanh nghiệp chuyển hoá từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hoá Doanh nghiệp nắm được quyền sở hữu về hàng hoá nhưng mất quyền sở hữu về tiền hoặc có trách nhiệm thanh toán tiền cho nhà cung cấp
Kế toán mua hàng cần ghi chép, phản ánh trung thực, chính xác, kịp thời tình hình thu mua, vận chuyển hàng hóa, xác định chính xác giá trị và số lượng thực tế nhập kho của hàng hóa, qua đó giám đốc chặt chẽ tình hình thu mua hàng hóa, tình hình nợ phải trả nhà cung cấp
Doanh nghiệp cần kiểm tra chặt chẽ việc dự trữ hàng hóa, phát hiện kịp thời các mặt hàng thiếu hụt, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất, tổ chức tốt hạch toán chi tiết nhằm hạn chế thiệt hại, động viên mọi nguồn vốn tại doanh nghiệp nhằm tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn
Kế toán cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thu mua, dự trữ và tiêu thụ hàng hóa nhằm hỗ trợ hoạt động quản trị mua hàng của doanh nghiệp Ngoài ra, kế toán cũng cung cấp phương pháp hạch toán hàng tồn kho trên báo cáo tài chính cho các bên liên quan bên ngoài doanh nghiệp Trong bối cảnh kinh doanh thương mại, hoạt động mua hàng bao gồm mua hàng trong nước và nhập khẩu Phương thức mua hàng trong nước có thể thực hiện trực tiếp hoặc thông qua chuyển hàng.
Mua hàng trực tiếp: là phương thức mua hàng mà đại diện doanh nghiệp giao dịch trực tiếp với bên bán và hàng hóa được doanh nghiệp tự vận chuyển hoặc doanh nghiệp thuê đơn vị vận tải vận chuyển về kho
Mua hàng theo phương thức chuyển hàng: là phương thức mua hàng mà đại diện doanh nghiệp giao dịch với bên bán và bên bán có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến kho của doanh nghiệp mua Chi phí vận chuyển có thể do bên bán hoặc bên mua chịu tùy theo quy định của hợp đồng
Hàng hóa mua về được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được (Đoạn 4, VAS 02) Giá gốc của hàng hóa bao gồm tất cả chi phí phát sinh từ lúc doanh nghiệp bắt đầu mua hàng hóa đến lúc hàng hóa được nhập kho
Giá thực tế nhập kho của hàng hóa bao gồm hai thành tố: Giá mua của hàng hóa và chi phí thu mua hàng hóa Việc phân chia giá gốc của hàng hóa nhập kho thành hai thành tố như thế xuất phát từ thực tiễn phát sinh của chúng ở nhiều thời điểm khác nhau và có thể một chi phí thu mua hình thành nên giá của nhiều loại hàng hóa nhập kho nên việc tách riêng chi phí thu mua hàng hóa ra khỏi giá mua hàng hóa trong giá gốc là để phản ánh hai giá trị này vào hai tài khoản chi tiết của tài khoản hàng hóa riêng biệt, giúp tính toán chính xác giá xuất kho của từng loại hàng hóa đã tiêu thụ
Giá mua của hàng hóa bao gồm:
Giá mua theo hóa đơn chưa bao gồm thuế trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, giá trị hàng mua bị trả lại
Các khoản thuế không được Nhà nước hoàn lại (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp)
Chi phí thu mua hàng hóa có liên quan (chi phí vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ… trong quá trình mua hàng)
Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng (liên 2), phiếu nhập kho, biên bản kiểm tra hàng lúc nhập kho và hóa đơn vận chuyển
Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng (liên 1 – sử dụng cho trường hợp hàng mua trả lại), phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê
Phiếu kê mua hàng (sử dụng trong trường hợp mua các mặt hàng nông lâm thủy hải sản) trên thị trường tự do
Phiếu chi, Giấy báo Nợ, Giấy thanh toán tạm ứng
Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho có 02 phương pháp là kê khai thưởng xuyên và kiểm kê định kỳ Tài liệu tham khảo này trình bày theo phương pháp kê khai thường xuyên
Khi doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên thì tài khoản kế toán sử dụng cho nghiệp vụ mua hàng như sau:
TK 151 – Hàng mua đang đi đường
Giá trị hàng hóa đã mua đang đi đường Giá trị hàng hóa đang đi đường đã về nhập kho hoặc giao thẳng cho khách hàng
Số dư bên Nợ: Giá trị hàng hóa đã mua nhưng chưa nhập kho
Trị giá mua vào của hàng hoá nhập kho theo hoá đơn mua hàng (kể cả thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp nếu có)
Chi phí thu mua hàng hoá thực tế phát sinh
Trị giá hàng hoá thuê ngoài gia công, chế biến hoàn thành, nhập kho (gồm giá mua vào và chi phí gia công)
Trị giá hàng hoá bị người mua trả lại đã nhập kho
Trị giá hàng hoá phát hiện thừa qua kiểm kê tại kho
Trị giá thực tế của hàng hóa BĐS mua về để bán và của BĐS đầu tư chuyển thành hàng tồn kho
Trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất kho
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hoá tiêu thụ trong kỳ
Các khoản giảm giá hàng mua được hưởng
Trị giá hàng hoá phát hiện thiếu, hư hỏng, mất phẩm chất tại kho, tại quầy
Trị giá thực tế của HH BĐS bán trong kỳ chuyển thành BĐS đầu tư
Trị giá mua vào của hàng hoá tồn kho
Chi phí thu mua của hàng hoá tồn kho
Trị giá thực tế của hàng hóa BĐS tồn kho
Tài khoản 156 "Hàng hoá" có ba tài khoản cấp 2:
+ TK1561 "Giá mua hàng hoá”
+ TK1562 "Chi phí thu mua hàng hoá”
+ TK 1567 “Hàng hóa bất động sản”
Tài khoản 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" (chi tiết tài khoản 1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ): Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, đã hoàn lại và còn được khấu trừ, còn được hoàn lại của hàng mua
Ngoài các tài khoản trên, trong quá trình hạch toán nghiệp vụ mua hàng trong nước, kế toán còn sử dụng các tài khoản có liên quan như 111, 112, 141, 331
1.2.1.4 Phương pháp kế toán mua hàng hóa trong nước
Theo quy định hiện hành các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong giá thực tế của hàng mua không tính thuế GTGT đầu vào, ngược lại các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải tính cả thuế GTGT trong giá thực tế của hàng mua a Trường hợp hàng hóa đã mua và nhập kho trong cùng kỳ kế toán
Trong trường hợp này kế toán đã nhận được hóa đơn và hàng đã về nên thực hiện thủ tục nhập kho Khi nhận được hàng, kế toán và các bộ phận có liên quan thực hiện thủ tục nhận hàng và lập biên bản kiểm nghiệp vật tư Căn cứ vào hóa đơn và phiếu nhập kho thực hiện các nghiệp vụ kế toán
Ví dụ như ngày 20/6/N DN nhận được hóa đơn về 500 hàng hóa A, đến ngày 30/6/N nhận được 500 hàng hóa A nhập kho Kỳ kế toán là quý, vì vậy tình huống nêu trên là trường hợp hàng mua mua và nhập kho trong cùng kỳ kế toán
Đối với hàng hóa mua trong nước nhập kho :
+ DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 156 (1561) Hàng hóa: Giá mua HH (chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 (1331) Thuế GTGT được KT: Số tiền thuế GTGT được KT
Có TK 111, 112, 331, 141… : Giá mua hàng hóa bao gồm thuế GTGT + DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 156 (1561): Giá mua hàng hóa bao gồm thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331, 141: Giá mua hàng hóa bao gồm thuế GTGT
Đối với hàng hóa mua trong nước gửi đi bán thẳng hoặc giao ngay cho khách hàng:
+ DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 157 – Hàng gửi bán (Giá trị HH gửi bán chưa bao gồm thuế GTGT)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Giá mua HH chưa có thuế GTGT) bán trực tiếp
Nợ TK 133 (1331) Thuế GTGT được KT: Số tiền thuế GTGT được KT
Có TK 111, 112, 331, 141… : Giá thanh toán (bao gồm thuế GTGT)
+ DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 157 – Hàng gửi bán (Giá trị HH gửi bán bao gồm thuế GTGT)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Giá mua HH có thuế GTGT) bán trực tiếp
Có TK 111, 112, 331, 141… : Giá thanh toán (bao gồm thuế GTGT)
Các khoản chi phí thu mua hàng hóa được theo dõi trên TK 1562:
Nợ TK 156 (1562) – Chi phí thu mua hàng hóa (Giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 111, 112, 141, 331 : Giá thanh toán
Hoặc ghi theo giá thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)
Nợ TK 156 (1562) Chi phí thu mua hàng hóa
Ví dụ 1.1: Mua hàng đã có hóa đơn, phiếu nhập kho