Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tính cấp thiết của nghiên cứu
Thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập từ năm 1998, và có bước tiến mạnh mẽ từ năm 2006 khi Luật chứng khoán được ban hành với quy mô thị trường 22,7% GDP Sự phát triển của thị trường đi kèm với sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp niêm yết và số lượng nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán Mối quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư cổ phần chính là giá trị các doanh nghiệp, và thông tin kế toán (TTKT) chính là nguồn dữ liệu để các nhà đầu tư đánh giá được giá trị của doanh nghiệp Từ đó, thông tin chỉ được xem là hữu ích , thích hợp nếu phản ánh được giá trị doanh nghiệp, qua đó các nhà đầu tư có thể sử dụng để có những phán xét ra được quyết định riêng Đặc tính thích hợp trở thành đề tài nhận được nhiều sự quan tâm từ các học giả Bên cạnh môi trường chính sách kế toán, thì quản trị nội bộ công ty được cho là nhân tố có thể cải thiện được tính thích hợp thông tin (K.Hellstrom, 2006). Động lực nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và tính thích hợp TTKT của doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam xuất phát từ thực tiễn, bối cảnh riêng của Việt nam là nước có nền kinh tế đang phát triển, đang trong quá trình hoàn thiện chính sách, hướng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán và cơ sở lý thuyết tiền nhiệm Xét ở góc độ thực tiễn, hoạt động công bố thông tin gắn liền với các nhà quản lý doanh nghiệp; từ trách nhiệm giám sát lập báo cáo tài chính tới trách nhiệm công bố thông tin tài chính đều thuộc về nhà quản trị Theo báo cáo khảo sát về công bố thông tin trên thị trường của công ty cổ phần Vietstock cho thấy, năm 2020 các lỗi công bố thông tin tập trung vào báo cáo tài chính; và năm 2021 các lỗi về công bố thông tin liên quan đến ĐHĐCĐ thường niên Với số lượng doanh nghiệp bị Ủy ban chứng khoán nhà nước phạt vi phạm lần lượt là 128 doanh nghiệp và 88 doanh nghiệp Cùng với đó là sự tồn tại của hành vi thao túng thị trường và hành vi đám đông (Vo and Phan,
2016) ,xuất phát từ việc chế độ kế toán có sự thay đổi, và trong đó có sự linh hoạt trong việc thực hiện các ước tính kế toán, từ đó đặt ra những nghi ngờ về sự phù hợp của thông tin công bố với nhà đầu tư cổ phần Cụ thể, một số nhà quản trị, nhà quản lý có xu hướng thực hiện điều chỉnh lợi nhuận, tăng doanh thu giảm chi phí để thu hút các nhà đầu tư dẫn đến chênh lệch số liệu kế toán, dẫn đến thông tin không phù hợp để nhà đầu tư ra quyết định, ví dụ bê bối tại công ty Gỗ Trường Thành TTF, lỗ gần 1000 tỷ sau kiểm kê năm 2016, vì phát hiện thiếu Hàng tồn kho Thị trường chứng khoán Việt Nam đang được đánh giá là thị trường cận biên, với môi trường pháp lý và tính minh bạch còn thấp; việc cung cấp thông tin phụ thuộc vào trách nhiệm của quản trị công ty, cùng với những lo ngại về tính thích hợp thông tin kế toán trên thị trường chứng khoán trong thời gian dài cùng những sai phạm đến từ phía quản trị công ty liên quan đến TTKT tại thực tiễn chính là động lực đầu tiên cho việc thực hiện nghiên cứu này.
Xét về góc độ khoa học, lý thuyết đại diện và lý thuyết thông tin bất cân xứngđã tạo động lực cho luận án nghiên cứu xem xét sự ảnh hưởng quản trị công ty đến tính thích hợp QTCT tối ưu có thể giảm thiểu được sự xung đột lợi ích giữa người sở hữu và người quản lý, đảm bảo sự “ cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan” và cung cấp thông tin hữu ích để thể bảo vệ bên liên quan khỏi hành vi bất lợi của nhà quản lý như gian lận, điều chỉnh thông tin, che đậy thông tin; giảm sự bất cân xứng thông tin Sự mâu thuẫn trong quyền lợi của các bên dẫn đến các nhà quản lý có thể không quan tâm đến lợi ích lâu dài của cổ đông mà chỉ quan tâm đến mục tiêu ngắn hạn về lợi nhuận trước mắt của doanh nghiệp Quản trị công ty tốt sẽ hài hoà mối quan hệ giữa các bên, tuân thủ và đảm bảo chất lượng TTKT công bố nói chung theo đúng tiêu chuẩn của thông lệ quốc tế về quản trị công ty yêu cầu Rất nhiều doanh nghiệp hiện tại đã quan tâm đến thẻ điểm quản trị công ty, kỳ vọng nâng cao mức điểm đánh giá quản trị công ty trong khu vực nhằm mục đích thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Từ phía cơ quan quản lý, cơ quan giám sát quản lý Việt Nam kỳ vọng quản trị công ty tốt sẽ tăng giá trị doanh nghiệp thông qua việc cung cấp TTKT thích hợp cho thị trường vốn (Koh et al,2007) Sự quan tâm của Chính phủ đến Quản trị công ty được thể hiện qua sự cập nhật thay đổi nội dung của các văn bản quy định, nếu như trước đây Quản trị công ty chỉ được hướng dẫn điều chỉnh ở tầm Nghị định, Thông tư thì nay các quy định hướng dẫn đã được đề cập tại Luật Chứng khoán 2019 ( hiệu lực từ 1/2021) tại Mục 2, chương 3 Luật Doanh nghiệp 2020 (có hiệu lực từ 1/1/2021) cũng đã được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới liên quan đến đặc điểm Quản trị công ty.
Tổng quan nghiên cứu cho thấy sự phong phú trong nghiên cứu về tính thích hợp , và đa dạng trong kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa tính thích hợp và quản trị công ty được nghiên cứu rộng rãi; do cấu trúc tổ chức quản trị của mỗi doanh nghiệp là khác nhau và còn tùy thuộc vào quy định riêng của từng quốc gia Tại Việt Nam các nghiên cứu về tính thích hợp và tác động quản trị công ty đến tính thích hợp còn hạn chế, các nghiên cứu hiện đánh giá trực diện tính thích hợp theo phương pháp định tính (NguyễnTrọng Nguyên, 2016; Phạm Quốc Thuần , 2016) mà hiếm thấy nghiên cứu đánh giá theo phương pháp định lượng để đánh giá riêng tính thích hợp từng nội dung báo cáo tài chính, cũng như tổng quan tính thích hợp của thị trường chứng khoán Đặc biệt, trong bối cảnh tại Việt Nam luôn có sự thay đổi của chính sách liên tục, như thay đổi về thuế, về chính sách kế toán cũng
Tóm lại, nghiên cứu thực nghiệm để kiểm định và xác định mức độ ảnh hưởng của quản trị công ty và tính thích hợp nhằm giúp cơ quan quản lý có sự tổng quan về tính thích hợp của TTKT trong thời gian qua, và hỗ trợ nhà đầu tư cổ phần trong việc ra quyết định Từ đó đóng góp vào việc hình thành và củng cố quy định quản trị công ty hợp lý nhằm tăng sự minh bạch và tin cậy của thị trường tài chính chứng khoán và đồng thời góp phần thiết lập sự đầy đủ cho hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam Đồng thời giúp doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách có thêm bằng chứng xác định đặc điểm hoạt động QTCT nào là phù hợp với bối cảnh nền kinh tế đang phát triển và chưa có sự ổn định trong chính sách Xuất phát từ khoảng trống trong nghiên cứu và nhu cầu thực tiễn, tác giả đề xuất đề tài : “ Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
Mục tiêu nghiên cứu
Luận án thực hiện với mục tiêu chính là nghiên cứu về tính thích hợp TTKT và tác động của quản trị công ty tới tính thích hợp thông tin của doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Thông qua kết quả thu được, nghiên cứu sinh đưa ra một số khuyến nghị với cơ quan quản lý , ban ngành liên quan nói riêng và đối tượng sử dụng TTKT nói chung Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận án giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhât, hệ thống hóa cơ sở lý luận để làm rõ tính thích hợp thông tin kế toán và mối quan hệ giữa quản trị công ty và tính thích hợp thông tin kế toán
Thứ hai, Phân tích tác động của quản trị công ty tới tính thích hợp TTKT của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2020
Thứ ba, Hàm ý về mặt chính sách và khuyến nghị với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và cơ quan giám sát cùng các tổ chức khác nhằm nâng cao tính thích hợp của thông tin kế toán tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Câu hỏi nghiên cứu
Theo mục tiêu nghiên cứu đề cập trên, luận án hướng đến giải quyết các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận để làm rõ tính thích hợp thông tin kế toán và mối quan hệ giữa quản trị công ty và tính thích hợp thông tin kế toán bao gồm những nội dung gì?
Câu hỏi 2: Thực trạng tác động của quản trị công ty tới thích hợp TTKT tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020 như thế nào?
Câu hỏi 4: Những khuyến nghị nào nhằm nâng cao tính thích hợp của thông tin kế toán tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán?
Khái quát phương pháp nghiên cứu
Thu thập dữ liệu
Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp được cung cấp từ công ty chứng khoán Vietstock bao gồm : Báo cáo tài chính, báo cáo quản trị và các bản cáo bạch của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Các doanh nghiệp được chọn là các doanh nghiệp phi tài chính, hoạt động liên tục và có sự giao dịch cổ phiếu thường xuyên Nghiên cứu sinh sử dụng dữ liệu của 745 công ty niêm yết trong giai đoạn 2010-2020, và chỉ loại bỏ các quan sát không đủ dữ liệu và không đáng tin cậy Cuối cùng, nghiên cứu sinh thu được bộ dữ liệu với 5985 quan sát.
Phương pháp xử lý dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng gồm các thống kê mô tả , phân tích tương quan giữa các nhân tố và chạy hồi quy sử dụng ước lượng PCSE (Panel Corrected standard Error) ước lượng ma trận hiệp phương sai các tham số ước tính sau khi đã kiểm định các nhược điểm của mô hình Từ đó kiểm định các giả thuyết liên quan đến tính thích hợp TTKT và tác động của QTCT tới tính thích hợp TTKT.
Quy trình nghiên cứu
Sau khi xác định vấn đề cần nghiên cứu, luận án trình bày khung lý thuyết khái niệm về tính thích hợp và quản trị công ty; tổng quan các phương pháp nghiên cứu tính thích hợp, mô hình đo lường theo phương pháp định lượng và công trình nghiên cứu liên quan đến tác động của QTCT tới tính thích hợp của TTKT, sau đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu Trên có sở các tổng quan đó, kết hợp với cơ sở lý thuyết và trên bối cảnh tại Việt Nam, nghiên cứu sinh đề xuất các giả thuyết nghiên cứu để đạt mục tiêu nghiên cứu Sau đó xây dựng các mô hình hồi quy để kiểm định các giả thuyết bằng sử dụng công cụ thống kê và phương pháp hồi quy Cuối cùng, luận án trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả đó, đồng thời đưa ra các khuyến nghị.
Xác định các vấn đề nghiên cứu
Khung lý thuyết và Tổng quan nghiên cứu gồm :
Tổng quan tính thích hợp TTKT
Tổng quan mối quan hệ giữa QTCT và tính thích hợp TTKT
Khoảng trống nghiên cứu về tính thích hợp và mối quan hệ giữa QTCT với tính thích hợp TTKT
Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu
Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu : Phân tích định lượng
Thảo luận kết nghiên cứu, khuyến nghị và kết luận Quy trình nghiên cứu của luận án được trình bày tại sơ đồ 1.1, như sau:
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu luận án
Kết cấu của luận án
Ngoài các nội dung về Mục lục, danh mục các ký hiệu viết tắt, danh mục sơ đồ bảng biểu, lời mở đầu và kết luận, Luận án có kết cấu gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu
Chương 3: Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị và kết luận.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 7 2.1 Những vấn đề cơ bản về quản trị công ty
Khái niệm và các yếu tố thuộc Quản trị công ty
Quản trị công ty (QTCT) là một chủ đề rộng lớn và nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị doanh nghiệp và cơ quan giám sát đặc biệt từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 và sự sụp đổ của một số tập đoàn kinh tế lớn như Worldcom, Enrol…Khái niệm về QTCT được tiếp cận và xây dựng từ từ quan điểm của các học giả nghiên cứu và từ quan điểm của cơ quan ban hành luật và quy chế Cho đến nay, “không có một định nghĩa duy nhất về QTCT có thể áp dụng cho mọi trường hợp và mọi thể chế Những định nghĩa khác nhau về QTCT hiện hữu phần nhiều phụ thuộc vào tác giả, thể chế cũng như quốc gia hay truyền thống pháp lý” (Tuân, N., & Tuấn, N 2013). Định nghĩa về QTCT được tìm thấy trong các Quy chế hay Điều lệ của quốc gia và quốc tế, có thể kể đến như sau: Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) định nghĩa ngắn gọn về QTCT là “cấu trúc tổ chức và quy trình để định hướng và kiểm soát công ty”. Năm 1999, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD đã xuất bản các "nguyên tắc quản trị công ty – OECD Principle of Corporate Governance , trải qua nhiều lần chỉnh sửa và tái bản vào năm 2004 và 2015 , năm 2021 Ủy ban QTCT OECD đã tiến hành rà soát lại bộ nguyên tắc và đưa ra bản thảo chỉnh sửa năm 2022, dự kiến sẽ hoàn thành chỉnh sửa vào năm 2023, trong đó đưa ra định nghĩa chi tiết hơn “QTCT là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty, liên quan tới các mối quan hệ giữa ban giám đốc, HĐQT và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan. QTCT cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty, và xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công ty QTCT được cho là hiệu quả khi khích lệ được ban giám đốc và HĐQT theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của công ty và của các cổ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích công ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt hơn” Bên cạnh đó, một số quốc gia tự xây dựng bộ nguyên tắc, quy định riêng áp dụng cho doanh nghiệp trong nước, như bộ nguyên tắc quản trị của Anh (UK), bộ nguyên tắc quản trị của Mỹ, của Châu Âu,…thậm chí là các nguyên tắc quản trị áp dụng riêng cho doanh nghiệp niêm yết.
Tại Việt Nam, Nghị định 71/2017/NĐ-CP do Chính phủ ban hành đưa ra các quy định cho các công ty niêm yết áp dụng thực hành quản trị công ty “QTCT là một hệ thống các nguyên tắc, bao gồm: (a) Đảm bảo cơ cấu quản trị hợp lý; (b) Đảm bảo hiệu quả hoạt động của HĐQT, Ban kiểm soát, (c) Đảm bảo quyền lợi của cổ đông và những người có liên quan, (d) Đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông,(đ) công khai minh bạch mọi hoạt động” Nghị định không tập trung vào giải thích bản chất của QTCT mà thay vào đó tập trung vào nguyên tắc hình thành nên QTCT Các nguyên tắc được đưa ra trong Nghị định có sự tương đồng nhất quán với bộ nguyên tắc OECD Các nguyên tắc QTCT được OECD hướng dẫn như sau:
“- Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ QTCT hiệu quả: thúc đẩy tính minh bạch và hiệu quả của thị trường, phù hợp với quy định của pháp luật, và phân định rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ quan giám sát, cơ quan quản lý và cưỡng chế thực thi;
- Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản: bảo vệ và tạo điều kiện thực hiện quyền cổ đông;
- Đối xử bình đẳng với cổ đông: đảm bảo sự đối xử bình đẳng đối với mọi cổ đông, trong đó có cổ đông thiểu số và cổ đông nước ngoài Mọi cổ đông phải có cơ hội khiếu nại hiệu quả khi quyền lợi của họ bị vi phạm;
- Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong QTCT: công nhận quyền của các bên có quyền lợi liên quan đã được pháp luật hay quan hệ hợp đồng quy định và phải khuyến khích sự hợp tác tích cực giữa công ty và các bên có quyền lợi liên quan trong việc tạo dựng tài sản, việc làm và ổn định tài chính cho doanh nghiệp.
- Công bố thông tin và tính minh bạch: đảm bảo việc công bố thông tin kịp thời và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến công ty, bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và QTCT.
- Trách nhiệm của HĐQT: đảm bảo định hướng chiến lược của công ty, giám sát có hiệu quả công tác quản lý của HĐQT và trách nhiệm của HĐQT đối với công ty và cổ đông”.
Bên cạnh định nghĩa của các tổ chức cơ quan quản lý, các nhà nghiên cứu cũng có những định nghĩa riêng của tác giả Gillian và Starks (1998) cho rằng QTCT là hệ thống cấu trúc các quy định, luật lệ, và quy tắc được thiết lập để kiểm soát tình hình hoạt động tại một công ty, và điều này đòi hỏi sự tham gia của nhiều đối tượng trong cấu trúc này từ người lao động, nhà quản lý và các cổ đông Theo quan điểm Ziangles (1998),QTCT dù gắn với nhiều hoạt động của doanh nghiệp như mua bán doanh nghiệp, tái cơ cấu tài chính, hoạt động của cổ đông lớn nhưng rất khó để định nghĩa Tuy nhiên,
Ziangles cũng cho rằng, trọng tâm của khái niệm QTCT vẫn là gắn là hoạt động giao quyền, định hướng và kiểm soát Đối với học giả đương đại như H Kent Baker và Ronald Anderson (2010) xem các hoạt động định hướng và kiểm soát doanh nghiệp thông qua việc thiết lập cấu trúc, chính sách quy định là mục tiêu của QTCT hơn là khái niệm Trên cơ sở kế thừa quan điểm về QTCT từ các học giả nghiên cứu được đề cập trên, nghiên cứu sinh nhận định rằng, QTCT có thể hiểu là một tập hợp đầy đủ các hệ thống, quy trình và thủ tục nhằm phân phối quyền và trách nhiệm của các bên liên quan trong các vấn đề công ty Đó còn là cơ chế để điều tiết mối quan hệ giữa những người sở hữu và quản lý , cùng các bên liên quan để cấu thành nên doanh nghiệp để đảm bảo doanh nghiệp vận hành và đồng thời giám sát hiệu quả hoạt động của đội ngũ lãnh đạo điều hành
Các yếu tố thuộc quản trị công ty
Không có một mô hình quản trị công ty tốt nào là duy nhất, thay vào đó các quy định và các nghiên cứu tập trung vào các yếu tố hoặc đối tượng gắn với hoạt động QTCT Vì thế luận án sẽ không trình bày các mô hình quản trị công ty mà chỉ đề cập đến các yếu tố đặc điểm hoặc đối tượng liên quan đến hoạt động QTCT.
QTCT được hình thành nhằm phục vụ cho hai nhóm đối tượng chính là : bên trong và bên ngoài công ty (Gilian và cộng sự, 2007); đối tượng bên trong doanh nghiệp là người lao động và đối tượng bên ngoài doanh nghiệp là nhà đầu tư, đối tác của doanh nghiệp H Kent Baker và Ronald Anderson (2010) cũng đưa ra quan điểm tương đồng , cụ thể QTCT bao gồm hệ thống quản trị bên trong và hệ thống quản trị bên ngoài để phục vụ cho các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp Điều này xuất phát từ các lý thuyết quản trị đề cập về các mối quan hệ có tác động đến hoạt động chung của doanh nghiệp ; như mối quan hệ giữa nhà quản trị và người sở hữu doanh nghiệp ( lý thuyết đại diện) sự xung đột lợi ích của hai bên; mối quan hệ giữa các bên liên quan khác với doanh nghiệp như khách hàng, nhà đầu tư, cộng đồng đều có ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp bởi các bên này đều có lợi ích từ doanh nghiệp (lý thuyết các bên liên quan) Chính từ đó, các quy định , QTCT được hiểu là hệ thống quy trình và thủ tục điều tiết các mối quan hệ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nhằm vận hành doanh nghiệp tốt nhất và đảm bảo quyền lợi các bên Đồng thời bộ nguyên tắc quốc gia và quốc tế được xây dựng trên cơ sở điều tiết mối quan hệ đó và gắn với các đối tượng là HĐQT với chức năng đại diện lợi ích cho người sở hữu (Cổ đông), Ban giám đốc, nhà đầu tư và cộng đồng nói chung (gắn với nội dung về công bố thông tin , minh bạch thông tin), hệ thống Ủy ban kiểm toán hoặc Ban kiểm soát (tại Việt Nam) để hỗ trợ sự vận hành doanh nghiệp Tóm lại, căn cứ vào cơ sở lý luận quản trị và nghiên cứu của nhiều học giả thì yếu tố quản trị công ty phải được xem xét liên quan đến một số chủ thể quan trọng chính yếu là: HĐQT , Ban giám đốc, nhà đầu tư, và Cổ đông nói chung.
Đo lường Quản trị công ty
Việc đo lường và đánh giá quản trị công ty trong nghiên cứu và thực hành được xây dựng theo hai cách Phương pháp thứ nhất là sử dụng thước đo riêng lẻ gắn với các đối tượng liên quan trực tiếp đến hoạt động quản trị gồm : Hội đồng quản trị , đánh giá HĐQT thông qua một số đặc điểm như quy mô, tính độc lập của thành viên HĐQT, trình độ chuyên môn, sự đa dạng; Ban giám đốc với đặc điểm về trình độ chuyên môn, tỷ lệ sở hữu cổ phần; và gắn với nhà đầu tư và cổ đông nói chung được đo lường thông qua đặc điểm cấu trúc sở hữu và Ủy ban kiểm toán hoặc Ban kiểm soát là một thành phần nằm trong sơ đồ quản trị với các đặc điểm tương tự
Phương pháp thứ hai được thực hiện thông qua Các bộ thẻ điểm hoặc bộ chỉ số. Các nhà nghiên cứu sử dụng các chỉ số quản trị tổng hợp thay thế cho việc đánh giá riêng lẻ từng yếu tố quản trị Một số chỉ số điển hình , chỉ số G-Index của Gompers, Ishii, và Metrick: Gompers, Ishii và Metrick (2003) thực hiện nghiên cứu xây dựng chỉ số từ đặc điểm quản trị của hơn 1000 công ty , bao gồm các công ty đại chúng lớn nhất (the Fortune 500 và Standard&Poor’s 500) Bộ chỉ số G-Index do Gompers xây dựng thang điểm trên 24 đặc điểm quản trị Chỉ số E-index của Bebchuk , Cohen và Ferrell: Bebchuk, Cohen và Ferrell (2009) thiết kế chỉ số E-index được tập hợp từ 6 thang điểm trong các yếu tố của chỉ số G-Index Bebchuk và các cộng sự tìm thấy sự ảnh hưởng của QTCT đến kết quả kinh doanh trong tương lai khi xem xét mối quan hệ giữa chỉ số E-Index và tỷ số q của Tobin (Tobin’s q) được điều chỉnh theo ngành và mức lợi tức cổ phiếu.
Tuy nhiên, để có thể sử dụng bộ chỉ số điểm thì cần phải thu thập rất nhiều dữ liệu và sẽ là hạn chế cho các nghiên cứu Ngoài ra, theo Black và cộng sự (2017) việc xây dựng chỉ số chung sẽ không phù hợp khi áp dụng cho tất cả các quốc gia bởi quy định QTCT mỗi quốc gia khác nhau Ví dụ, các doanh nghiệp Brazil và Thổ Nhĩ kỳ sẽ không có các thành viên độc lập trong HĐQT , trong khi Hàn Quốc yêu cầu phải có tối thiểu 25% thành viên trong HĐQT không tham gia điều hành, hay Ấn Độ yêu cầu là đa số hoặc tối thiểu 1/3 thành viên hội đồng là không tham gia điều hành Do vậy, Black và cộng sự (2017) đề xuất việc xây dựng chỉ số điểm (index) khác nhau cho từng quốc gia phù hợp với quy định quốc gia đó, đồng thời thực hiện nghiên cứu với việc tự xây
Những vấn đề cơ bản về tính thích hợp của TTKT
sử dụng thước đo riêng lẻ khi nghiên cứu đánh giá QTCT sẽ phù hợp hơn , đặc biệt với các nước có nền kinh tế đang phát triển, đang trong giai đoạn hoàn thiện thể chế, chính sách Trên cơ sở đó, luận án đồng thời tự xây dựng cách tính điểm riêng với nhân tố QTCT trên cơ sở quy định hiện hành và xem xét tác động riêng lẻ của từng nhân tố thuộc đặc điểm HĐQT, đặc điểm cấu trúc sở hữu và môi trường kiểm soát của doanh nghiệp.
2.2 Những vấn đề cơ bản về tính thích hợp của thông tin kế toán
Về góc độ pháp lý, tính thích hợp của thông tin kế toán (TTKT) là một trong những đặc điểm gắn với chất lượng TTKT (CLTTKT) thể hiện trên báo cáo tài chính được đề cập trong khuôn mẫu lý thuyết Cụ thể , trên thế giới, Hội đồng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IASB) là cơ quan soạn thảo chuẩn mực độc lập trụ sở tại Anh được thành lập vào năm 2001 đã soạn thảo và ban hành các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, hiện đã và đang được nhiều nước áp dụng Trong hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính ban hành, IASB đồng thời ban hành khung khái niệm “Conceptual Framework for Financial Reporting” được soạn thảo lần đầu vào năm 2010 và được sửa đổi lại vào năm 2018, khung khái niệm quy định tính thích hợp và trình bày trung thực hợp lý là yếu tố quan trọng, cơ bản của chất lượng thông tin tài chính ( useful financial information) Trong đó, “thông tin tài chính là thích hợp nếu có khả năng tạo ra sự khác biệt trong việc ra quyết định đối với người sử dụng thông tin” Và điều này gắn với việc tính thích hợp phải có giá trị dự đoán (predictive value) và giá trị xác nhận (confirmatory value) Giá trị xác nhận và giá trị dự đoán không tách rời riêng biệt mà có sự liên quan Giá trị dự đoán của thông tin biểu hiện nếu người sử dụng có thể sử dụng TTKT như là dữ liệu đầu vào để phân tích và dự đoán kết quả tương lai từ đó có các quyết định riêng Thông tin có giá trị xác nhận nếu nó xác nhận hoặc cung cấp phản hồi sự thay đổi đánh giá trước đó.
Hội đồng chuẩn mực báo cáo tài chính (FASB) được thành lập năm 1973 tại Hoa
Kỳ được Uỷ ban chứng khoán Mỹ công nhận là hội đồng ban hành các chuẩn mực kế toán cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ Đồng nhất với quan điểm của IASB, FASB đề xuất hai đặc điểm cơ bản của chất lượng báo cáo tài chính là tính thích hợp và tính đáng tin cậy ( “theo FASB Concepts Statement No 2, Qualitative
Characteristics of Accounting Information”) Trong đó TTKT cung cấp cho nhà đầu tư hay các tổ chức tín dụng được xem là thích hợp nếu người sử dụng thông tin có thể ra được quyết định riêng hoặc có đủ cơ sở để thay đổi quyết định của mình Để đạt được điều đó, thông tin phải hữu dụng trong việc dự đoán tình hình tài chính kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai, và đánh giá tình hình tài chính quá khứ, hiện tại, linh hoạt trong việc đưa ra các dự đoán.
Xét riêng tại Việt Nam, hệ thống kế toán Việt Nam lần đầu tiên được luật hoá vào năm 1988 với sự ra đời của “ Pháp lệnh kế toán thống kê 1988” để hướng dẫn các chủ thể kinh tế ghi chép kế toán trên tài khoản nhằm đảm bảo thích ứng với sự chuyển đổi nền kinh tế , từ nền kinh tế tập trung sang định hướng thị trường Tuy nhiên trong khoảng thời gian đó cho đến năm 2000 trước khi Việt Nam hội nhập kinh tế, tham gia tổ chức thương mại quốc tế WTO, các quy định kế toán Việt Nam chỉ dừng lại ở cấp độ chế độ kế toán mà chưa có hệ thống chuẩn mực kế toán do đó các tiêu chuẩn và khái niệm liên quan đến chất lượng TTKT nói chung chưa được đề cập đến Từ 2001 đến
2005 Việt Nam ban hành được hệ thống 26 chuẩn mực đầu tiên dưới sự hỗ trợ tổ chức tiêu chuẩn kế toán quốc tế IASB ( ‘International Accounting Standard Board) Thông tư hướng dẫn chi tiết được ban hành để hướng dẫn cho việc áp dụng các chuẩn mực, với các văn bản sửa đổi bổ sung khác để phù hợp với chính sách tài chính và quy định thuế đi kèm Trong đó, chuẩn mực kế toán số 21 về trình bày báo cáo tài chính, chỉ đơn thuần yêu cầu “ báo cáo tài chính phải cung cấp được các thông tin đáp ứng yêu cầu thích hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng và đáng tin cậy” và chưa có thêm diễn giải chi tiết về khái niệm tính thích hợp.
Chế độ kế toán Việt Nam , 17/06/2003 Quốc hội thông qua Luật kế toán đầu tiên là văn bản có tính pháp lý cao nhất về kế toán của một quốc gia 20/3/2006, Bộ tài chính ban hành chế độ kế toán Doanh nghiệp tại Quyết định 15/2006/QĐ-BTC áp dụng cho mọi doanh nghiệp mọi lĩnh vực ngành nghề hoạt động Chế độ kế toán đầu tiên có sự tích hợp với hệ thống 26 chuẩn mực được quy định thống nhất về hệ thống tài khoản, hệ thống chứng từ, sổ sách và báo cáo tài chính Tại quyết định 15 đã đề cập đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính nói chung và tiêu chuẩn tính thích hợp của thông tin nói riêng tại điều 5 “Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 – Trình bày báo cáo tài chính, gồm(1) Trung thực và hợp lý; (2) Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy”,
Tuy nhiên khái niệm tính thích hợp được hiểu là báo cáo tài chính “(1) Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;(2) Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;(3)Trình bày khách quan, không thiên vị; (4)Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;(5) Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu” Khái niệm trên đề cao nguyên tắc giá gốc, hay giá phí lịch sử trong kế toán, TTKT phản ánh đúng các giao dịch trung thực phù hợp với quy định được xem là thích hợp với người sử dụng thông tin Sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế từ 2008, thế giới đã đặt ra những yêu cầu về sự xem xét lại ghi chép trong kế toán, khái niệm giá trị hợp lý được chú ý nhiều hơn khi nguyên tắc giá phí lịch sử có thể dẫn đến việc đánh giá năng lực tài chính của đơn vị bị sai lệch , đặc biệt với các tài sản tài chính và nợ tài chính Do đó, quy định về kế toán được thay đổi bổ sung Tổ chức kế toán IASB cũng liên tục bổ sung sửa đổi cập nhật lại chuẩn mực kế toán quốc tế Ngay sau đó, Bộ tài chính đã sửa đổi quy định để chế độ kế toán tiệm cận với hệ thống quốc tế bằng sự thay thế Quyết định 15/2006/QĐ-BTC với Thông tư 200/2014/ TT-BTC ban hành vào năm 2014 Tại thông tư 200, quy định về tính thích hợp của TTKT đã gần hơn với quy định của IASB Cụ thể, điều 101 khoản 2 yêu cầu đối với thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính
“Thông tin tài chính phải thích hợp để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế” tính thích hợp không đồng nghĩa với sự trình bày trung thực , hợp lệ hay đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu mà tính thích hợp với người sử dụng thông tin có nghĩa là TTKT phải giúp người sử dụng có đủ cơ sở để ra quyết định Tiếp đó, Luật kế toán số 88 /2015/QH13 được ban hành thanh thế cho Luật kế toán ban hành vào năm 2003 cập nhật một số nội dung liên quan đến chứng từ kế toán , quy định lập báo cáo tài chính Như vậy tại Việt Nam chế độ kế toán đã có quy định thay đổi nhưng với Chuẩn mực kế toán thì tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được sửa đổi bổ sung trong khi IASB đã ban hành 38 chuẩn mực ( 9 chuẩn mực IFRS và
Khác với cách tiếp cận trong các văn bản pháp lý, “tính thích hợp” trong các nghiên cứu học thuật không theo như tiêu chuẩn được trình bày trong chuẩn mực, mà thay vào đó các nghiên cứu khoa học hoạt động hóa các tiêu chuẩn (operationalize);thực hiện các kiểm định về tính thích hợp như để kiểm nghiệm, đánh giá sự vận hành áp dụng tiêu chuẩn được trình bày vào thực tế (Barth và cộng sự, 2001) Xét các nghiên cứu định lượng, Amir và cộng sự (1993) là học giả đầu tiên đề cập đến thuật ngữ “tính thích hợp” để miêu tả mối liên hệ giữa TTKT và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu(equity market value) Sau đó, các nghiên cứu của Ohlson (1995) và Barth (2000) mới chính thức đưa ra khái niệm về tính thích hợp TTKT với diễn giải tương tự như trên. Đặc điểm chung giữa các nghiên cứu định lượng đều cho rằng, TTKT là thích hợp nếu tồn tại tương quan thống kê có ý nghĩa giữa các thước đo kế toán với giá thị trường của doanh nghiệp biểu hiện qua giá cổ phiếu Barth và cộng sự (2001) cũng nhấn mạnh thêm rằng, thông tin thích hợp không nhất định phải là thông tin mới đối với người sử dụng thông tin và thông tin thích hợp cũng không đồng nghĩa với quyết định thích hợp.
2.2.2 Phương pháp đo lường và đánh giá tính thích hợp của thông tin kế toán
Như đã đề cập ở trên, các nhà nghiên cứu tiền nhiệm đo lường đánh giá tính thích hợp thông qua cách thức“ hoạt động hóa” operationalize đặc tính được thích hợp được đề cập trong các tiêu chuẩn Cách thức này được tiến hành với cả nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính Từ đó dẫn đến hai phương pháp đo lường và đánh giá được thực hiện trên thế giới như sau:
Phương pháp thứ nhất, đánh giá tính thích hợp TTKT thông qua mối quan hệ giữa TTKT và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu hay giá cổ phiếu của doanh nghiệp (với doanh nghiệp niêm yết) Phương pháp này dựa trên quan điểm TTKT sẽ thích hợp nếu phản ánh được phản ứng của thị trường thông qua giá cổ phiếu Có nghĩa là thị trường phải tồn tại mối quan hệ thống kê giữa giá cổ phiếu và các TTKT Các nghiên cứu lâu đời nổi bật như Francis and Schipper (1999), Collin và cộng sự , 1997; King và Langli (1998); Barth và cộng sự (2001) sử dụng lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận và giá trị vốn chủ sở hữu là đại diện của TTKT Khi TTKT thay đổi mà dẫn đến sự thay đổi của giá cổ phiếu thì có nghĩa là chỉ tiêu kế toán phản ánh được tính thích hợp thông tin để ra quyết định Trong đó hầu hết các nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận (earnings) hoặc lợi nhuận và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu (book value) để làm thước đo kế toán. Phát triển quan điểm này, một số nghiên cứu đánh giá tính thích hợp cụ thể các thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính Ví dụ nghiên cứu Aboody, D và B Lev 1998 về tính thích hợp của của tài sản cố định vô hình ; Han và David Manry 2004 nghiên cứu về tính thích hợp của chi phí quảng cáo và nghiên cứu ; Amir, E And B Lev 1996 xem xét tính thích hợp của thông tin phi tài chính trên BCTC, và thông tin chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm R&D được vốn hóa được thực hiện trong nghiên cứu của Zhou và cộng sự (2015) hay Ferguson và cộng sự (2020) cũng nghiên cứu sâu hơn về các chi phí đầu tư xây dựng Một số ứng dụng khác của phương pháp này là nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến tính thích hợp TTKT của doanh nghiệp , ví dụ nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhân tố quản trị công ty, tính thận trọng, hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là sử dụng thông tin trên TTCK do đó có thể dễ dàng thu thập thông tin Bên cạnh đó phương pháp này hữu ích trong việc đánh giá xu hướng tính thích hợp của TTKT, từ đó cung cấp bằng chứng cho thấy liệu TTKT của nền kinh tế có hữu ích đối với người sử dụng thông tin để ra quyết định hay không; và so sánh được tính thích hợp giữa các quốc gia, các mẫu nghiên cứu Dẫn chứng đưa ra gồm nghiên cứu của Barth và cộng sự (2018) đánh giá tính thích hợp của TTKT tại nền kinh tế phát triển Hoa Kỳ với dữ liệu thu thập trong giai đoạn từ 1962-2014 cho thấy TTKT trên thị trường tài chính Hoa Kỳ là thích hợp và không bị suy giảm trong sự thay đổi của nền kinh tế Katerina Hellstrom (2006), đánh giá tính thích hợp TTKT tại Quốc gia Séc, Badu & Appiah (2018) thực hiện đánh giá tại nền kinh tế Nam Phi là các quốc gia đang phát triển.
Phương pháp thứ hai, Xem xét tính thích hợp của thông tin thông qua xây dựng thang đo Likert 5 điểm để đo lường thuộc tính thích hợp được quy định bới IASB và FASB Ví dụ Khodadady Davood và Kumaraswamy.M (2012) đánh giá tính thích hợp của ngân hàng Ấn độ, xây dựng 14 thuộc tính thuộc đặc điểm tính thích hợp, trong đó
10 thuộc tính liên quan đến giá trị dự báo và 4 thuộc tính liên quan đến giá trị xác nhận. Một ví dụ khác từ Jonas Gregory J & Blanchet Jeannot (2000); Ferdy van Beest và cộng sự (2009)” Jonas Gregory và Blanchet (2000)được xem là tiên phong với phương pháp này, và tác giả cũng tiếp cận tính thích hợp với 2 đặc điểm là giá trị dự báo và giá trị xác nhận, xây dựng thang đo và bảng câu hỏi để đo lường Gắn với giá trị dự báo, tác giả cho rằng lợi nhuận (earnings) là yếu tố chính trong việc dự báo triển vọng tương lai của doanh nghiệp, do vậy các thuộc tính đo lường giá trị dự báo được xây dựng liên quan đến tính hữu ích của chỉ tiêu lợi nhuận Gắn với giá trị dự báo, các tác giả xác định các yếu tố thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp ( thông tin từ bảng cân đối kế toán) là yếu tố giúp đưa ra các phản hồi hữu ích cho người sử dụng thông tin Phương pháp nghiên cứu xây dựng thang đo, khảo sát thu thập dữ liệu , nghiên cứu tình huống để xây dựng thang đo đo lường tính thích hợp tại Việt Nam được sử dụng trong nghiên cứu của Phạm Quốc Thuần (2016), Nguyễn Trọng Nguyên (2015), Đào Thị Nhung, 2020 sau đó sử dụng mô hình hồi quy định lượng để xác định mức độ tác động của các nhân tố Ưu điểm của phương pháp này là có thể đo lường tổng hợp tính “thích hợp” củaTTKT một cách tổng quát, trực diện nhưng hạn chế trong việc thu thập dữ liệu từ đó ảnh hưởng đến độ tin cậy của dữ liệu Và ngoài ra, phạm vi nghiên cứu của phương pháp này chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, thông thường là 1 năm, do vậy không đánh giá được bức tranh toàn cảnh của tính thích hợp trên thị trường chứng khoán.
Hướng đến mục tiêu cung cấp nguồn tư liệu hữu ích cho đối tượng sử dụng thông tin chính là nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cổ phần (equity investor) thì các nghiên cứu về “tính thích hợp” theo phương pháp 1 được ưu tiên lựa chọn Bởi đối với nhà đầu tư, quan tâm lớn nhất là giá trị doanh nghiệp, giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu hay chính xác hơn là giá cổ phiếu Thêm vào đó phương pháp thứ nhất sẽ cung cấp bức tranh toàn cảnh tính thích hợp của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian dài đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn chuyển dịch và có nhiều sự thay đổi về quy định Kế toán lẫn các quy định khác Mặc dù hai phương pháp được thực hiện với cách thức đo lường khác nhau, nhưng đặc điểm chung đều cho rằng tính thích hợp được phản ánh qua thông tin lợi nhuận và thông tin tài sản nguồn vốn Do vậy, lựa chọn phương pháp thứ nhất vẫn thể hiện được các nội dung chính của phương pháp thứ hai.
2.2.3 Mô hình đo lường tính thích hợp
Tổng quan nghiên cứu
2.3.1 Tổng quan nghiên cứu về tính thích hợp của thông tin kế toán
TTKT là thích hợp nếu người sử dụng thông tin có khả năng nắm bắt và tổng hợp TTKT để xác định giá trị của doanh nghiệp, thông tin có thể đưa ra các dự báo và phản hồi Kết quả nghiên cứu về tính thích hợp cho thấy sự đa dạng về mức độ thích hợp của từng quốc gia và xu hướng tăng giảm khác nhau theo từng giai đoạn, từng thời kỳ. Trong phạm vi luận án, phần tổng quan nghiên cứu chỉ tập trung vào nghiên cứu tính thích hợp theo định hướng nghiên cứu của phương pháp thứ nhất và áp dụng mô hình Ohlson Trên thế giới , đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau tại các quốc gia khác nhau từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển và thực hiện nghiên cứu tại các khoảng thời gian khác nhau để đánh giá theo phương pháp thứ nhất Kết quả nghiên cứu đều cho thấy thông tin lợi nhuận và thông tin giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu đều thích hợp, tuy nhiên hệ số R2 hiệu chỉnh là khác nhau (tương ứng với mức độ thích hợp khác nhau) và xu hướng thay đổi của đặc tính khác nhau Bảng 2.1 tổng hợp kết quả nghiên cứu tại một số quốc gia bao gồm cả quốc gia phát triển và đang phát triển để minh chứng cho sự đa dạng đối với tính thích hợp Nghiên cứu của King và Langli (1998) kiểm định tại quốc gia Châu Âu thì Graham và cộng sự (2000) so sánh và kiểm tra tính thích hợp của các nước trong khu vực Châu Á từ Indonesia, Malaysia, Philipine, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan thì hệ số R2 dao động từ 16.9% thấp nhất tại Đài Loan và cao nhất tại Hàn Quốc 68.3%, Philipine với mức 68%, Thái Lan 39.7%, Đài Loan 16.9%, Indonesia 30.8%, Hàn Quốc 68.3%, Malaysia 27.7% Về mức độ thích hợp tại Việt Nam hiện nghiên cứu sinh tìm thấy kết quả hệ số R2 hiệu chỉnh là 38% trong Luận án tiến sĩ của Nguyễn Phương Hồng (2016), tuy nhiên nghiên cứu chỉ thực hiện đánh giá trong 3 năm từ 2012-2014 và không có đánh giá sự thay đổi của đặc tính này.
Bảng 2.1 Tổng hợp hệ số R2 phản ánh giá trị thích hợp của một số nghiên cứu
Quốc gia Giai đoạn nghiên cứu Tác giả thực hiện
Hệ số R 2 mô hình Ohlson hoặc R 2 hiệu chỉnh (Adj)
Na uy 1982-1996 King và Langli
Việc đánh giá xu hướng thay đổi của tính thích hợp theo thời gian đa số được đánh giá với dữ liệu hệ số R 2 từng năm.
Các nghiên cứu đưa ra bằng chứng về sự suy giảm tính thích hợp theo thời gian
Tại các nước phát triển, một số nghiên cứu thời gian trước cho thấy sự suy giảm tính thích hợp của TTKT như nghiên cứu Lev và Zarowin (1999) điều tra mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và lợi nhuận kế toán của các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong vòng 20 năm và kết luận về sự suy giảm tính thích hợp TTKT đối với nhà đầu tư Sự suy giảm tính thích hợp được xác định bởi sự không phù hợp trong thời gian ghi nhận doanh thu và chi phí đặc biệt liên quan đến tài sản vô hình Các nghiên cứu sau đó cũng cho kết quả đồng nhất về sự suy giảm trong nguyên tắc phù hợp, ghi nhận doanh thu và chi phí ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận kế toán , làm giảm tính thích hợp Nghiên cứu của Dichev và Tang (2008) thực hiện kiểm định 1000 doanh nghiệp Mỹ trong giai đoạn 40 năm và kết luận giảm tính thích hợp của TTKT và đặt ra yêu cầu về xây dựng kế toán theo giá trị hợp lý thay vì giá gốc Tương tự Hayn (1995) và Collin và cộng sự (1997) cho rằng sự hiện diện của các doanh nghiệp hiệu quả tài chính kém, thua lỗ là nguyên nhân dẫn đến kết quả nghiên cứu tính thích hợp TTKT giảm tại Hoa Kỳ.
Các nghiên cứu đưa ra bằng chứng về sự tăng lên tính thích hợp theo thời gian
Dữ liệu nghiên cứu tại Hoa Kỳ, nghiên cứu mới nhất của Barth và cộng sự
(2018), nghiên cứu trong giai đoạn 1962-2014 cho thấy bằng chứng không có sự suy giảm tính thích hợp, thậm chí tính thích hợp một số khoản mục kế toán tăng lên Một số nghiên cứu khác tại các quốc gia phát triển chứng minh sự tăng lên tính thích hợp của TTKT trên toàn cầu Lấy ví dụ với nghiên cứu của Alford và cộng sự (1993), so sánh tính thích hợp TTKT tại 3 quốc gia Anh, Úc và Canada , nghiên cứu 6 nước trong nền kinh tế Châu Á của Graham và King ( 2000); 14 nước trong cộng đồng kinh tế Châu Âu (Aharony, Barniv and Falk, 2010) Xuất phát từ quy định áp dụng bắt buộc chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) vào tháng 12 năm 2005 tại cộng đồng các quốc gia Châu Âu, Aharony, Barniv và Falk, 2010 thực hiện điều tra tác động của việc áp dụng IFRS với tính thích hợp kế toán và đồng thời so sánh tính thích hợp kế toán giữa 14 nước trong khối EU, kết quả nghiên cứu cho thấy sư tăng lên tính thích hợp TTKT nói chung Chen và cộng sự (2001), chứng minh tính thích hợp của TTKT tại thị trường tài chính Trung Quốc trong giai đoạn từ 1991-1998 trong điều kiện các doanh nghiệp áp dụng quy định Chuẩn mực kế toán Trung Quốc ( China GAAP) Như vậy có thể thấy, sự tăng lên của tính thích hợp thường đi kèm với giai đoạn các quốc gia có sự thay đổi cải thiện chính sách kế toán hoặc áp dụng chính sách kế toán quốc tế Tương tự, tại các quốc gia đang phát triển là các quốc gia có nền kinh tế mới đang trên đà thay đổi và hoàn thiện chính sách thì kết quả thu được đa số cho thấy tính thích hợp TTKT tăng lên. Katerina Hellstrom (2006), tác giả điều tra tính thích hợp TTKT tại Cộng Hoà Sec trong giai đoạn 1991- 2004 Cộng Hoà Sec trong giai đoạn này được xem là nước có nền kinh tế trong thời kỳ chuyển dịch, có hệ thống kế toán với quy định riêng , và cho thấy tính thích hợp tăng lên tương thích với sự cải thiện hệ thống quy định kế toán và môi trường kế toán của quốc gia Đồng thời, tác giả so sánh tính thích hợp thông tin tại thị trường chứng khoán Séc với đặc tính này của thị trường tài chính Thụy Điển, là một quốc gia phát triển, có sự hoàn thiện về khung pháp lý kế toán Kết quả cũng cho thấy TTKT tại Thuỵ Điển thích hợp hơn TTKT tại Séc.
2.3.2 Tổng quan nghiên cứu về tác động của quản trị công ty tới tính thích hợp thông tin kế toán
QTCT là một lĩnh vực rộng lớn và có tác động đến nhiều khía cạnh nền kinh tế từ cấp độ vĩ mô đến vi mô Từ cấp độ vi mô, QTCT cho thấy vai trò đáng kể trong việc bảo vệ nhà đầu tư đặc biệt trong bối cảnh đất nước có hệ thống quy định yếu chưa rõ hay nói cách khác, cho dù quốc gia không có hoặc ít các quy định về bảo vệ nhà đầu tư thì các doanh nghiệp với quản trị công ty tốt vẫn có thể đạt được điều đó K.Hellstrom
(2006) nhận định các quy định kế toán và hệ thống quản trị là một trong những yếu tố tác động đến tính thích hợp Tuy nhiên, nghiên cứu sự tác động của QTCT đến chất lượng TTKT , hành vi điều chỉnh lợi nhuận , hay hiệu quả hoạt động được tìm thấy nhiều hơn so với các nghiên cứu về tính thích hợp TTKT Khi nhà quản trị can thiệp vào việc ghi nhận lợi nhuận kế toán thông qua nguyên tắc cơ sở dồn tích có thể sẽ không đảm bảo độ tin cậy của TTKT và ảnh hưởng chất lượng TTKT Tuy nhiên thông tin cung cấp thì báo cáo tài chính có thể không đảm bảo chất lượng nhưng vẫn hữu ích , nhà đầu tư vẫn có thể sử dụng thông tin để ra quyết định nếu chỉ xem xét riêng mối tính thích hợp thông tin Do vậy đặt ra nhu cầu về nghiên cứu riêng và sâu hơn về khía cạnh này của TTKT Các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả của Quản trị công ty tới tính thích hợp được thực hiện tại cả quốc gia phát triển và đang phát triển Các nghiên cứu khá đa dạng được thực hiện theo phương pháp khác nhau, cách thức đo lường biến quản trị công ty cũng khác nhau Từ lý luận về đặc điểm QTCT, có thể thấy các nghiên cứu riêng rẽ về chủ đề này thường đo lường đặc điểm này thông qua các chủ thể Các chủ thể chính yếu liên quan trực tiếp đến đến quyền của cổ đông, các hoạt động tài chính tại doanh nghiệp và sự phản ánh của việc bảo vệ nhà đầu tư là : HĐQT, Ban giám đốc, Cổ đông, và Ban kiểm soát/Uỷ ban kiểm toán Từ đó nghiên cứu Đặc điểm Quản trị công ty gắn liền với Đặc điểm HĐQT (HĐQT), Môi trường kiểm soát, Cấu trúc sở hữu và chất lượng kiểm toán (CLKT).
Trong phần tổng quan này, luận án tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của QTCT tới tính thích hợp TTKT theo định hướng của phương pháp thứ nhất nghiên cứu gián tiếp và chia thành 2 nhóm các nghiên cứu (1) nhóm các nghiên cứu đánh giá QTCT theo các nhân tố riêng lẻ với 3 nhóm đặc điểm là HĐQT, Cấu trúc sở hữu và Môi trường kiểm soát; (2) nhóm các nghiên cứu đánh giá tổng hợp cấu trúc QTCT
2.3.2.1 Nhóm nghiên cứu tác động của đặc điểm quản trị công ty tới tính thích hợp- đánh giá hệ thống quản trị công ty theo từng đặc điểm riêng rẽ
Các nghiên cứu về tác động của mối quan hệ giữa đặc điểm HĐQT với tính thích hợp.
HĐQT được xem là cơ quan quản lý doanh nghiệp, được toàn quyền quyết định hoạt động chung của doanh nghiệp Do vậy, tính hiệu quả của HĐQT có vai trò rất quan trọng trong quản trị công ty Tuy nhiên, đặc điểm của HĐQT không chỉ khác nhau ở mỗi doanh nghiệp mà còn khác nhau giữa các quốc gia Và cho đến thời điểm hiện tại chưa có một quy định nào đưa ra tiêu chuẩn được xem là tối ưu về cấu trúc HĐQT Ví dụ, trong báo cáo hướng dẫn Quản trị công ty tại Châu Âu của IFC ban hành, thực hiện khảo sát 15 nước thành viên EU cho thấy Phần Lan có số lượng thành viên HĐQT thấp nhất, trung bình 7-8 thành viên trong khi Đức có số lượng thành viên trong HĐQT cao nhất với 17 thành viên Con số này được cho là không thay đổi trong suốt 1 thập kỷ. Tương tự, 68% các doanh nghiệp ở Hà Lan có sự kiêm nhiệm vị trí CEO và Chủ tịch HĐQT trong khi tại Anh, Đức Thuỵ Điển tỷ lệ này là 0% Kể đến là số lượng thành viên không điều hành hay sự đa dạng trong HĐQT không có một quy định nào hướng dẫn cụ thể tại các quốc gia Từ đó dẫn đến nghiên cứu về tác động của cấu trúc HĐQT đến doanh nghiệp là đề tài rộng lớn và kết quả cho thấy sự khác nhau trong kết quả thu được tại mỗi giai đoạn ngiên cứu, cũng như tại các bối cảnh quốc gia khác nhau.
Về quy mô HĐQT, số lượng thành viên trong Hội đồng quản trị được cho là sẽ gia tăng sự giám sát với hoạt động nói chung của công ty và lập báo cáo tài chính nói riêng Tuy nhiên, khi có nhiều thành viên cùng tham gia giám sát thì có thể lại gây ra hạn chế trong việc trao đổi thông tin và thống nhất trong việc đưa ra kết luận chung và đặc biệt là vấn đề tăng lên của chi phí vốn liên quan đến các khoản thanh toán cho Hội đồng quản trị ( Agency cost) Một số nghiên cứu khác tại các quốc gia đang phát triển ghi nhận sự tăng lên của số lượng thành viên HĐQT làm tăng lên tính thích hợp (Krismiaji, K., & Surifah, S 2020; Agyemang Badu và cộng sự, 2021; Almujamed vàAlfraih, 2020; Mohamed Ali Adaa và Hanefah , 2018) Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu khác thu được kết quả trái chiều Điển hình, nghiên cứu tại một số quốc gia đang phát triển như Tehran của Bahri, Behnamoon, & Hoseinzadeh (2013) nhận ra số lượng thành viên trong HĐQT không có hiệu quả trong việc tăng tính thích hợp của TTKT, hay Kamran và cộng sự (2006) xác nhận mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô và tính thích hợp của lợi nhuận Nghiên cứu của Guest (2009) đưa ra kết luận có quy mô HĐQT tác động ngược chiều khi nghiên cứu tại Anh với dữ liệu được thu thập từ năm 1981 -2002 , tới lợi nhuận cổ phiếu và khả năng sinh lợi Theo Lipton và Lorsh
(1992), Hội đồng quản trị với quy mô lớn thì sẽ hạn chế khi đưa ra quan điểm trong các cuộc họp bởi giới hạn về thời gian trong mỗi cuộc họp, trong khi bên ngoài cuộc họp hiểm khi có sự trao đổi công việc để có thể đạt đến sự thống nhất Thay vào đó, ban quản trị với quy mô nhỏ hơn sẽ cho phép các thành viên trao đổi , thảo luận hiệu quả hơn, mỗi thành viên có thời gian chia sẻ nêu ra nhiều ý kiến hơn Jensen(1993) cho rằng khi số lượng thành viên lớn sẽ làm giảm khả năng giám sát CEO, từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động của HĐQT Ngoài ra, Alkdai & Hanefah (2012) không tìm thấy tương quan thống kê giữa số lượng thành viên HĐQT và tính Thích hợp của lợi nhuận với mẫu nghiên cứu tại Malaysia, Luciana Holtz (2012) tại Brazil với doanh nghiệp số lượng thành viên lớn ( lớn hơn 9 thành viên) không có tác động tới tính thích hợp TTKT. Phạm Quốc Thuần (2016) tìm thấy bằng chứng về sự tác động của quy mô HĐQT đến tính thích hợp TTKT, tuy nhiên nghiên cứu này lại tiếp cận theo phương pháp thứ 2.
Sự kiệm nhiệm chức vụ điều hành của chủ tịch HĐQT đồng nghĩa với việc chủ tịch HĐQT nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp Điều này có thể làm giảm đi “tính hiệu quả của chức năng giám sát quản lý là chức năng cơ bản của HĐQT” – Jensen 1993 khi mà các thành viên của HĐQT cũng sẽ có khả năng nắm được thông tin điều hành Nhiều nghiên cứu ủng hộ cho sự tách biệt hai vị trí để làm tăng tính độc lập cho HĐQT từ đó làm tăng hiệu quả quản lý Brown và Caylor (2004) Gul & Leung (2004) chỉ ra các doanh nghiệp có sự kiêm nhiệm hai vị trí sẽ có ít thông tin tự nguyện được công bố hơn từ đó làm giảm tính kịp thời và tính thích hợp của TTKT Nghiên cứu gần đây đưa ra kết quả ủng hộ cho quan điểm trên như Tshipa và cộng sự , 2017 chỉ ra sự tách biệt vai trò quản lý làm tăng giá trị thích hợp của lợi nhuận kế toán Bên cạnh đó một số nghiên cứu lại không thu được bằng chứng cho thấy sự liên hệ giữa việc kiêm nhiệm có ảnh hưởng đến tính thích hợp TTKT ( Hussain và Hanefah, 2012; Alfraih và cộng sự, 2019 nghiên cứu tại thị trường tài chính Malaysia và Holtz, 2014 nghiên cứu tại thị trường Brazil)
Các nghiên cứu tại Việt Nam về nhân tố này tới tính thích hợp TTKT tìm thấy khá hạn chế Ngiên cứu của Nguyễn Trọng Nguyên (2016) thể hiện việc phân tách vai trò chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc không tác động đến tính thích hợp TTKT là một trong các tiêu chí đánh giá chất lượng BCTC và điều này ngược với kết quả nghiên cứu Nguyễn Thị Phương Hồng (2016), sự không kiêm nhiệm sẽ tăng vai trò giám sát và làm tăng tính thích hợp BCTC từ đó tăng chất lượng TTKT Và lưu ý thêm là nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nguyên (2016) sử dụng phương pháp đánh giá tính thich hợp theo trực diện ( phương pháp thứ 2), còn nghiên cứu Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) sử dụng phương pháp gián tiếp, và mô hình Ohlson điều chỉnh nhưng không xem xét qua hệ số R 2 mà xem xét theo giá trị phần dư của mô hình Tuy nhiên xét ở góc độ hiệu quả doanh nghiệp thì một số nghiên cứu tại Việt Nam lại tìm thấy bằng chứng về tác động tích cực của sự kiêm nhiệm giúp làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh như ( Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thuỷ,2013) Như vậy, sự tác động của việc kiêm nhiệm chức danh đến tính thích hợp TTKT còn chưa được nghiên cứu sâu.
Thứ ba là tính độc lập của HĐQT là nhân tố tiếp đến được xem xét Thành viên của HĐQT sẽ không tham gia trực tiếp vào điều hành, quản lý doanh nghiệp hằng ngày nhưng sẽ có vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch chiến lược, và tạo ra chính sách quy định của công ty Forker (1992) cho rằng các thành viên trong ban quản trị không tham gia điều hành sẽ giúp tăng chất lượng thông tin công bố nói chung Bởi thành viên độc lập có thể có vai trò ảnh hưởng lớn đến các quyết định cung cấp các thông tin tài chính bắt buộc từ đó làm tăng tính thích hợp của thông tin công bố theo Fama và Jensen’s (1983) Sự gian lận trên BCTC giảm tương ứng với sự tăng lên tính độc lập của HĐQT
, Beasley (1996) Đa số các nghiên cứu trước đây đều thể hiện mối quan hệ thuận chiều giữa số lượng thành viên không điều hành và sự hiệu quả trong việc lập BCTC Từ đó làm tăng tính thích hợp TTKT ( Chouaibi và cộng sự 2021, Guanggui Ran và cộng sự
2015, Luciana Holtz(2012) Bởi khi các thành viên HĐQT không tham gia điều hành thì sẽ có sự giám sát các hoạt động của nhà quản lý tốt hơn, tạo ra sự bảo vệ cổ đông tốt nhất thay vì lợi ích cá nhân Nhưng vẫn có kết quả nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về sự tác động của tính độc lập thành viên HĐQT tới tính thích hợp TTKT ( Nguyễn Phương Hồng, 2016) Nghiên cứu cho kết quả hỗn hợp, Krismiaji, K., & Surifah, S (2020) thực hiện nghiên cứu tại Indonesia tìm thấy mối liên hệ thuận chiều giữa việc nhiều thành viên độc lập với sự tăng lên tính thích hợp của thông tin giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu (BVS), nhưng làm giảm tính thích hợp của lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS).
Khoảng trống nghiên cứu
Nghiên cứu về tính thích hợp còn nhiều hạn chế, kết quả nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp thông tin chưa nhất quán Đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh, hệ thống kế toán đang có sự chuyển dịch thay đổi để hoàn thiện với toàn cầu vậy nên, tính thích hợp TTKT của doanh nghiệp cũng sẽ có những đặc trưng riêng để cung cấp để phục vụ cho nhà đầu tư ra quyết định
, từ đó nảy sinh những băn khoăn nhất định cho các nhà khoa học Thông qua tổng quan nghiên cứu đã trình bày tại phần trên về tính thích hợp và tác động của Quản trị công ty tới tính thích hợp, cho thấy những khoảng trống nghiên cứu trước đây có thể hoàn thiện hơn trong luận án này.
Thứ nhất, trong tổng quan nghiên cứu, các nghiên cứu riêng về tính thích hợp khá đầy đủ, khi thực hiện đánh giá đo lường tính thích hợp tại các quốc gia, kết quá đều thống nhất TTKT, cụ thể là lợi nhuận và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu thích hợp với việc ra quyết định Tuy nhiên, mức độ thích hợp mỗi quốc gia khác nhau, và đặc biết xu hướng thay đổi mức độ thích hợp khá đa dạng, một số nghiên cứu cho thấy thông tin có xu hướng kém thích hợp theo thời gian, một số lại cho kết quả ngược lại, Sự khác biệt về các kết quả nghiên cứu thu được tại Việt Nam và trên thế giới có thể lý giải bởi sự khác biệt trong phạm vi nghiên cứu và dữ liệu thu thập Do vậy nghiên cứu này sẽ khắc phục hạn chế về quy mô thời gian và bổ sung đóng góp thêm cho tổng quan nghiên cứu mức độ thích hợp của thị trường chứng khoán Việt Nam trong dài hạn và bức tranh biến động mức độ của đặc tính này tương ứng với sự thay đổi chính sách kế toán và chính sách quản trị nói chung.
Thứ hai, các nghiên cứu riêng về tính thích hợp đa phần tập trung vào tính thích hợp lợi nhuận, và khi áp dụng mô hình giá cổ phiếu chỉ xem xét hai proxies (thước đo) lợi nhuận (Earnings) và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu (book value) là đại diện cho thước đo TTKT Tuy nhiên Ohlson cũng nhấn mạnh, ngoài hai thước đo trên, còn có thông tin khác (Ohlson, 1995) Và các nghiên cứu về tính thích hợp của các yếu tố khác ngoài hai yếu tố kể trên còn khá hạn chế, nên cũng trong nghiên cứu này, nghiên cứu sinh sẽ khắc phục thêm hạn chế về quy mô biến bằng việc đánh giá tính thích hợp của các TTKT khác thay thế cho đại diện giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu Đặc biệt với bối cảnh chính sách kế toán thay đổi, luận án sẽ xem xét thêm tính thích hợp trong giai đoạn trước và sau sự thay đổi của chế độ kế toán.
Thứ ba, Tổng quan cho thấy các có nghiên cứu xem xét tổng hợp các yếu tố
QTCT (Habid và Azim, 2008; Shan,2015) trong khi có nghiên cứu chỉ lựa chọn một vài đặc điểm QTCT để xem xét riêng ( ví dụ Almujamed và Alfraih, 2020; Mohamed Ali Adaa và Hanefah , 2018; Lee and Lee, 2013….) theo đó phương pháp lựa chọn để phân tích mối quan hệ tác động là sử dụng QTCT như là biến điều tiết hoặc so sánh mức thích hợp giữa các nhóm đặc điểm, hiếm có nghiên cứu sử dụng cả 2 phương pháp phân tích cũng như sử dụng cả 2 phương pháp đo lường QTCT để cùng đánh giá Trong phạm vi nghiên cứu này, luận án thực hiện phân tích theo cả 2 phương pháp và kết hợp hai cách đo lường QTCT để từ đó cho thấy vai trò của việc xây dựng cấu trúc QTCT theo quy định cũng như cho thấy sự ảnh hương riêng của từng nhân tố QTCT tới tính thích hợp.
Và đặc biệt, nghiên cứu riêng về tác động QTCT tới mức độ thích hợp ở Việt Nam hiện theo phương pháp định lượng khá hạn chế nghiên cứu trước đây chủ yếu thực hiện theo phương pháp trực tiếp, hoạt động hóa tiêu chuẩn theo thang đo và dữ liệu chỉ thu thập trong ngắn hạn (1 năm) Như vậy không chỉ khắc phục hạn chế về thời gian, nghiên cứu này cũng sẽ đồng thời khắc phục hạn chế về phương pháp nghiên cứu cụ thể là mở rộng cách tiếp cận đánh giá QTCT, và thực hiện phương pháp ước lượng PCSE để khắc phục các hiện tượng của dữ liệu bảng thay vì các ước lượng được sử dụng như FGLS hay FEM, REM và OLS.
Thứ tư, Các nghiên cứu về tính thích hợp trên thế giới trong khoảng thời gian từ
1991-2020 là rất đa dạng, theo đó mối liên hệ giữa nhân tố thuộc đặc điểm Quản trị công ty với tính thích hợp có kết quả khác nhau Bên cạnh đó, sự tác động của tổ chức tài chính và nhà quản lý thông qua sở hữu cổ phần chủ yếu xem xét dưới góc độ tính thích hợp lợi nhuận, do vậy đánh giá TTKT trên khía cạnh vốn chủ sở hữu sở sách gần như chưa được xem xét Do vậy, luận án sẽ hoàn thiện thêm tác động nhân tố cổ đông là tổ chức tài chính và tác động của nhà quản lý có sở hữu cổ phần tới tính thích hợp.
Ngoài ra, trong bối cảnh Việt Nam đang cải thiện quy định QTCT và sự xuất hiện của Ủy ban kiểm toán là không mới với mô hình QTCT của nhiều quốc gia nhưng mới với Việt Nam, do vậy, quy định QTCT cho phép doanh nghiệp lựa chọn mô hình Ủy ban kiểm toán hoặc mô hình Ban kiểm soát Từ đó, đặc ra hướng đi cho nghiên cứu khi xem xét sự tác động của Ủy ban kiểm toán và Ban kiểm soát đến tính thích hợp để từ đó giúp cơ quan ban hành chính sách có định hướng cụ thể trong việc cải cách hệ thống quản trị công ty Tóm lại, khoảng trống cuối cùng nghiên cứu sẽ khắc phục xuất phát từ bối cảnh, bối cảnh thị trường thị trường đang phát triển, hệ thống kế toán đang trong quá trình thay đổi, hoàn thiện có nhiều sự thay đổi trong chính sách kinh tế nói chung và nghiên cứu về tính thích hợp của TTKT còn chưa nhiều Nghiên cứu sẽ khắc phục những hạn chế về quy mô biến, quy mô thời gian và phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở lý thuyết
Trên thực tế , không tìm thấy một lý thuyết nào có thể giải thích hoàn toàn, trực tiếp được ảnh hưởng của QTCT tới tính thích hợp Thay vào đó, nghiên cứu sinh kết hợp các lý thuyết sau để giải thích mục tiêu nghiên cứu và làm cơ sở để xây dựng giả thuyết nghiên cứu
2.5.1 Lý thuyết thông tin hữu ích
Lý thuyết thông tin hữu ích được phát triển vào những giai đoạn của thập niên
60 Lý thuyết thông tin hữu ích dựa trên nền tảng vai trò của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin, “ Mục tiêu của kế toán là cung cấp thông tin hữu ích để hỗ trợ cho quá trình ra quyết định” ( Geogre, 1999) Các quyết định được thực hiện có thể là quyết định đầu tư, quyết định mua bán hàng hóa hay sản xuất, thanh toán hay liên quan đến việc thu thuế Đối tượng sử dụng TTKT bao gồm các nhà đầu tư, cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp, cán bộ nhân viên hay cơ quan quản lý Như vậy Lý thuyết này được xem là ngược với quan điểm của lý thuyết nhà quản lý ( stewardship theory),khi báo cáo tài chính có vai trò chính là cung cấp thông tin báo cáo cho các nhà quản lý nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nguồn lực của doanh nghiệp. Trên cơ sở định hướng này, vai trò chung của kế toán là “cung cấp thông tin về hành vi kinh tế từ kết quả các hoạt động của doanh nghiệp” Vậy thì để áp dụng được lý thuyết này, đặc biệt đối với các cơ quan quản lý trong việc thiết lập quy định hay tiêu chuẩn kế toán phù hợp thì cần phải xác định được đối tượng sử dụng thông tin là ai và các quyết định liên quan của đối tượng đó là gì để làm rõ tính hữu ích mà kế toán có thể cung cấp. Khi tính hữu ích của TTKT được áp dụng đối với khía cạnh kế toán, tài chính và đầu tư là khởi nguồn của sự tranh luận về các phương pháp định giá doanh nghiệp để thông tin hữu ích hơn và sự thay thế của giá trị hợp lý với phương pháp giá phí lịch sử nhằm lập BCTC phù hợp với việc ra quyết định Trong khi Scott (1966) cho rằng “ Nếu không thể lập báo cáo tài chính chuẩn xác về mặt lý thuyết thì ít nhất chúng ta cố gắng lập báo cáo trên cơ sở giá phí lịch sử hữu dụng nhất” và bằng các phương pháp định giá như chiết khấu dòng tiền sẽ tạo ra thông tin phù hợp thì Deegan và Unerman, 2006 lại nghi ngờ về sự phù hợp của TTKT khi được lập trên cơ sở giá phí lịch sử.
Tính hữu ích của TTKT được khởi tạo bởi các nhà soạn thảo và ban hành quy định chuẩn mực kế toán lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1966 tại Hoa Kỳ , và cho đến nay được cụ thể hoá bằng tài liệu văn bản đồng thời cụ thể hoá tính hữu ích của TTKT dưới tiêu chuẩn về tính TH và tin cậy của TTKT ( theo FASB và IASB) Tuy nhiên sự ban hành này không dựa trên quá trình nghiên cứu nào mà được ghi nhận theo thời gian bởi các nhà nghiên cứu.
-> Vận dụng lý thuyết thông tin hữu ích vào nội dung nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở định hướng của lý thuyết thông tin hữu ích, TTKT cung cấp cần hữu ích với đối tượng sử dụng thông tin Từ đó đặt ra mục tiêu cho nghiên cứu của luận án là xem xét tính hữu ích của thông tin thông qua biểu hiện của đặc tính phù hợp, đây là đặc tính thiết thực với nhà đầu tư, bởi gắn liền với giá trị doanh nghiệp, thể hiện được giá trị mà nhà đầu tư có khi nắm bắt thông tin thích hợp để ra quyết định Đối với các công ty niêm yết trên thị trường tài chính thì đối tượng sử dụng thông tin hầu hết là các nhà đầu tư, và thông tin bắt buộc công bố trên thị trường để các nhà đầu tư Nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động đầu tư thông qua sự gia tăng giá trị của doanh nghiệp từ đó cổ tức nhận được từ công ty hoặc sự tăng lên giá cả của doanh nghiệp trên thị trường Ngoài ra, lý thuyết thông tin hữu ích cũng là cơ sở của nhà soạn thảo và ban hành tiêu chuẩn kế toán , một trong số đó là quy định về tính thích hợp thông tin là đặc tính quan trọng của chất lượng TTKT Tóm lại , kiểm tra tính thích hợp để củng cố thêm lý thuyết hữu ích và hỗ trợ cơ quan quản lý trong việc ban hành quy định.
Ngoài ra, hướng đến việc ra quyết định hữu ích cho các nhà đầu tư , cho dù là nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu của công ty hay nhà đầu tư triển vọng trong tương lai thì hai nội dung mà nhà đầu tư sẽ quan tâm là khả năng tài chính của doanh nghiệp và sự sẵn sàng chi trả của các doanh nghiệp (liên quan đến quyết định chi trả cổ tức) Như vậy, đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp trong đó là thông tin dòng tiền và các tài sản là cơ sở cho nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu tính thích hợp của các thông tin về tình hình tài chính Còn về khía cạnh sự sẵn sàng chi trả cổ tức của các doanh nghiệp thì phần nhiều có liên quan đến hành vi của các nhà quản lý và nhà quản trị, bởi quyết định có chi trả phân phối lợi nhuận hay không thuộc về hội đồng cổ đông, đây cũng chính là cơ sở cho việc nghiên cứu tác động của QTCT tới tính thích hợp TTKT.
2.5.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Thông tin bất cân xứng trong giao dịch được hiểu là tình trạng sự chênh lệch trong thông tin cung cấp , khi một bên có được thông tin tốt hơn đầy đủ hơn so với các bên còn lại hoặc có sự khác biệt về thông tin nhận được giữa các bên Điều này dẫn đến những quyết định sai trong lựa chọn từ bên có ít thông tin hơn cũng như thiệt hại hay chịu các bất lợi do bên có thông tin hơn tác động tới Và điều này sẽ xảy ra đối với tất cả các thị trường, từ thị trường hàng hoá , thị trường lao động, thị trường bảo hiểm, tài chính cho đến thị trường chứng khoán.
G.A Akerlof là một trong những học giả đầu tiên nghiên cứu về “lý thuyết thông tin bất cân xứng” cũng như là tác động, hậu quả từ thông tin bất cân xứng trên thị trường nói chung từ 1970 Akaerlof minh hoạ về đặc tính bất cân xứng của thị trường tại giao dịch mua bán ô tô đã qua sử dụng, tại đó người sở hữu ô tô ( và cũng là người bán) sẽ có thông tin tốt hơn nhiều hơn về tình trạng của ô tô cũng như là lợi ích tương lai của ô tô đó hơn là người mua Từ đó, người sở hữu sẽ có thể bán những ô tô chất lượng thấp nhưng với mức giá cao, người mua không có đủ thông tin do vậy không thể phân biệt được ô tô có chất lượng tốt và không tốt ,và mua lại với giá cao hơn giá trị thực tế Như vậy, sự bất cân xứng thông tin làm giảm sự hiệu quả của thị trường, thị trường có nguy cơ chỉ có tồn tại những hàng hoá có chất lượng kém, người mua sẽ gánh chịu bất lợi trong giao dịch và đây là tác động đầu tiên của sự bất cân xứng được gọi là sự lựa chọn bất lợi )Adverse Selection) do thông tin bị che đậy Lý thuyêt tiếp tục được phát triển bởi Joseph Stiglitz (1975), minh hoạ tại thị trường bảo hiểm , sự chênh lệch thông tin nắm được giữa công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm có thể dẫn đến sự sụp đổ của thị trường này, khi mà công ty bảo hiểm không thể nắm rõ rủi ro từ người mua Sự lựa chọn bất lợi xảy ra khi những người mua bảo hiểm có nguy cơ là những người có rủi ro cao nhất , dẫn đến bất lợi cho các công ty bảo hiểm Tiếp đó, sau khi giao dịch mua bảo hiểm hoàn tất thì khách hàng có xu hướng không để ý, vì đã có bảo hiểm nên tâm lý ỷ lại ( moral harzard) không cẩn trọng trong khi công ty bảo hiểm lại không nắm rõ thông tin từ bên mua, nguy cơ bồi thường tăng lên Tâm lý ỷ lại là một tác động khác của sự bất cân xứng thông tin, sau khi giao dịch xảy ra, thông tin bị che đậy , các công ty bảo hiểm đối mặt với nguy cơ gian lận từ phía khách hàng. Để hạn chế giảm thiểu tác động của sự bất cân xứng thông tin , giải pháp được đưa ra là sự phát tín hiệu giữa các bên tham gia giao dịch Minh hoạ với thị trường lao động ( Michael Spence, 1973) , chủ doanh nghiệp bên thuê lao động , để hạn chế rủi ro về bất cân xứng thông tin, thì chủ doanh nghiệp có thể đánh giá năng lực của lao động thông qua chứng chỉ, kinh nghiệm bằng cấp, thời gian thử việc là tín hiệu thông tin được phát từ người lao động Thông tin bất cân xứng cũng có thể được giảm thông qua cơ chế sàng lọc Joseph Stiglitz (1975) cho rằng cần có sự tương xứng giữa năng suất lao động và cơ chế trả thưởng, sự phân loại trình độ , chất lượng để có được sự trả lương tưng ứng sẽ góp phần làm tăng hiệu quả.
Sự vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu
Vận dụng lý thuyết thông tin bất cân xứng vào thị trường chứng khoán thì có thể thấy rõ, tại thị trường chứng khoán , thông tin bất cân xứng xảy ra giữa doanh nghiệp là bên cung cấp thông tin và nhà đầu tư là bên ra quyết định hoặc giữa các nhà đầu tư khi giao dịch cổ phiếu Tại đó, doanh nghiệp là bên có nhiều thông tin hơn , nắm rõ giá trị thực của công ty hơn là các đối tượng bên ngoài hoặc sự bất cân xứng xảy ra khi nhiều nhà đầu tư sở hữu được thông tin riêng hoặc nhà đầu tư có nhiều thông tin hơn về một công ty hơn các công ty còn lại” Tác động được nhắc đến trong lý thuyết là khi thông tin bị che đậy và dẫn đến “ sự lựa chọn ngược hay sự lựa chọn bất lợi- Adverse Selection “ Các công ty niêm yết phát hành cổ phiếu giữ vai trò bên bán trong giao dịch trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư giữ vai trò bên mua Tình trạng bất cân xứng thông tin sẽ xảy ra khi mà thông tin tài chính của công ty niêm yết không được minh bạch không được đầy đủ bị che đậy, bị điều chỉnh và bán cổ phiếu với giá cao hơn giá trị thực của công ty dẫn đến NĐT sẽ chịu bất lợi , và trên thị trường nói chung có thể dẫn đến tình trạng những công ty có hiệu quả hoạt động kém lại được giao dịch nhiều hơn do các NĐT thiếu thông tin.Một biểu hiện khác của sự lựa chọn ngược trên thị trường khi thông tin không hữu ích , không minh bạch là giá cả của cổ phiếu cao hơn giá trị thực của công ty phát hành bởi sự điều chỉnh dẫn dắt thị trường của một nhóm các nhà đầu tư có thông tin nhiều hơn, và lúc này sự bất cân xứng thông tin lại diễn ra giữa các nhà đầu tư với nhau (với vai trò mua bán giao dịch cổ phiếu), hay nói cách khác một nhóm nhà sở hữu lớn có thể thao túng thị trường và thông tin không còn phù hợp để sử dụng ra quyết định
Tác động thứ hai xảy ra sau khi thực hiện giao dịch, “hành động bị che đậy và tâm lý ỷ lại – moral harzard” , đứng trên góc độ TTKT, vấn đề bất cân xứng thông tin xảy ra sau khi giao dịch mua bán cổ phiếu, nhà đầu tư trở thành cổ đông của doanh nghiệp, tuy nhiên không trực tiếp tham gia vào hoạt động điều hành của doanh nghiệp hoặc nắm quyền sở hữu thấp do đó không có vai trò lớn trong việc kiểm soát của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có người đại diện điều hành là các nhà quản lý ( giám đốc) do đó các cổ đông không thể kiểm soát được hết các hoạt động của nhà quản lý, cổ đông không có đủ thông tin về hoạt động doanh nghiệp thì sẽ khó kiểm soát Đặc biệt, khi nhà quản lý và các cổ đông theo đuổi các mục tiêu khác nhau , có sự mâu thuẫn lợi ích thì việc kiểm soát của các cổ đông sẽ càng bất lợi.
Giải pháp để giảm thiểu tác động của sự bất cân xứng chính là sự phát tín hiệu được biểu hiện qua việc cung cấp thông tin , minh bạch thông tin tài chính kế toán từ phía doanh nghiệp “ Báo cáo tài chính là công cụ để giảm sự lựa chọn bất lợi, từ đó giảm cải thiện hoạt động thị trường chứng khoán và giảm sự không hoàn hoả của thị trường” ( Scott, 2006) Nguyên tắc kế toán đưa ra yêu cầu các doanh nghiệp công khaiBCTC cho người sử dụng thông tin Bên cạnh đó, TTKT nhất thiết phải hữu ích thiết thực với nhà đầu tư Ngoài việc cung cấp TTKT, thì việc ‘ phân phối cổ tức cho các cổ đông cũng được xem là một cách phát tín hiệu từ các doanh nghiệp niêm yết để thể hiện mức sinh lời hấp dẫn của công ty “ ( Persson và cộng sự).
Cụ thể hơn, để hạn chế sự bất cân xứng thông tin giữa doanh nghiệp – cổ đông, doanh nghiệp – nhà đầu tư và giữa các nhà đầu tư thì bên cạnh việc ban lãnh đạo công ty niêm yết phải cung cấp báo cáo tài chính minh bạch thông tin, cung cấp thông tin hữu ích thì các công ty cần xây dựng hệ thống giám sát ban điều hành hiệu quả thông qua xây dựng HĐQT ( là đại diện các Cổ đông), Uỷ ban kiểm toán / Ban kiểm toán nội bộ giúp việc, tư vấn cho HĐQT và hệ thống Ban kiểm soát để giám sát ngược lại hoạt động của HĐQT.
Nghiên cứu nền tảng về lý thuyết đại diện hay còn gọi là lý thuyết uỷ nhiệm xuất hiện đầu tiên trong nghiên cứu của Berle và Mean (1932) , Lý thuyết đưa ra khái niệm về sự xung đột lợi ích giữa bên uỷ quyền (Principals) và bên đại diện ( Agents); trong đó bên uỷ quyền sẽ trao một số quyền ra quyết định cho bên đại diện để thực hiện công việc và xung đột lợi ích sẽ xảy ra khi tồn tại sự bất cân xứng thông tin Về mặt lý thuyết, bên đại diện sẽ đại diện cho bên uỷ quyền để thực hiện công việc, tuy nhiên nếu như bên đại diện và bên uỷ quyền theo đuổi mục tiêu khác nhau sẽ dẫn đến khi thông tin không được cung cấp đầy đủ thì bên uỷ quyền sẽ khó kiểm soát bên đại diện.
Jensen và Meckling (1976) đã tiếp tục phát triển lý thuyết uỷ nhiệm vào một doanh nghiệp, trong đó Cổ đông – chủ sở hữu là bên uỷ quyền và Ban điều hành – Nhà quản lý là bên đại diện Người chủ sở hữu( đại diện là HĐQT) đầu tư vào doanh nghiệp và trao quyền quản lý cho Người quản lý (đại diện là Giám đốc điều hành) và người đại diện nên hành động vì lợi ích của người sở hữu (Barth và cộng sự, 1996,2001) Sự xung đột lợi ích tăng lên bởi vì nhà quản lý phải gánh chịu tất cả những thiệt hại khi công ty hoạt động thất bại nhưng lại chỉ được hưởng một phần nhỏ lợi ích và Jensen&Meckling
(1976) cho rằng điều này hoàn toàn có thể được giảm bớt khi tăng tiền thưởng cho nhà quản lý Tuy nhiên, điều này lại có thể dẫn tới sự xung đột trong lợi ích khác, khi người sở hữu có mong muốn tối đa hóa lợi ích của cổ đông- người sở hữu trong dài hạn thì người quản lý – người đại diện có khuynh hướng quan tâm đến lợi ích trong ngắn hạn của công ty như kết quả hoạt động trong ngắn hạn, là yếu tố quyết định tiền thưởng, thu nhập người quản lý là lợi ích của người quản lý Brenna (1995b) tranh cãi rằng, việc nhà quản lý đồng thời ra quyết định tối ưu hoá của cải của họ và của cải của cổ đông là không thể Do đó, lý thuyết đại diện đề cao sự tách biệt sở hữu và quản lý trong tổ chức kinh tế.
Cổ đông sẽ dựa vào thông tin báo cáo tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, và đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý của nhà quản lý Một hệ thống quản trị công ty tốt sẽ hạn chế được hành vi điều chỉnh lợi nhuận từ đó làm cho các TTKT tin cậy và thích hợp với người sử dụng thông tin bên ngoài (Ahsan Habid và Istiaq Azim, 2008)
Vận dụng lý thuyết đại diện vào nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận, cơ sở tổng quan nghiên cứu đã tổng hợp trong chương 2 của nghiên cứu, vận dụng lý thuyết cơ sở, tác giả đưa ra các giả thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu để kiểm tra sự thay đổi tính thích hợp của TTKT trong giai đoạn 2010-2020 và mối quan hệ giữa các biến thuộc đặc tính của Quản trị công ty tới tính thích hợp của TTKT với các giả thuyết như sau :
3.1.1 Tính thích hợp của thông tin kế toán trên thị trường chứng khoán Việt Nam Định hướng nghiên cứu theo phương pháp thứ nhất, tính thích hợp của TTKT được đo lường bằng mối quan hệ hồi quy giữa TTKT và giá trị thị trường của doanh nghiệp ( Francis và Shipper, 1999) Vận dụng mô hình Ohlson giá cổ phiếu, các nghiên cứu đo lường TTKT qua hai chỉ tiêu lợi nhuận (earning) và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu (bookvalue) Định hướng nghiên cứu gián tiếp thể hiện được giá trị của doanh nghiệp với nhà đầu tư, và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu hướng vào các nhà đầu tư cổ phần trên thị trường chứng khoán, khi mà sự quan tâm của đối tượng này chính là giá trị của doanh nghiệp; và dựa vào TTKT để ra quyết định, lựa chọn danh mục đầu tư. Hơn nữa, như đã đề cập trong phần tổng quan, các nghiên cứu về tính thích hợp theo định hướng trên khá nhiều tại các quốc gia trên thế giới, nhưng tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào thực hiện đo lường và đánh giá tính thích hợp theo định hướng này. Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, cần thiết thực hiện nghiên cứu về đặc tính này tại thị trường Việt nam
Vận dụng lý thuyết thông tin hữu ích trong kế toán, lý thuyết này đặt ra định hướng cho yêu cầu của TTKT công bố là hữu ích cho người sử dụng thông tin, đặc tính thích hợp chính là một biểu hiện của sự hữu ích Từ yêu cầu TTKT phù hợp cho việc ra quyết định mà giả thuyết đưa ra cho thấy, lý thuyết thông tin hữu ích hàm ý rằng thông tin kế toán cung cấp , trong đó bao gồm cả thông tin lợi nhuận và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu sẽ thích hợp với đối tượng sử dụng thông tin để ra quyết định , hay nói cách khác sẽ có ảnh hưởng tích cực tới giá trị thị trường của doanh nghiệp Các nghiên cứu trong tổng quan cũng thu được kết quả góp phần khẳng định lý thuyết này (Barth và cộng sự,2018; Badu & Appiah, 2018; Habid và Azim 2008,…) , cụ thể thông tin lợi nhuận và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu thích hợp với nhà đầu tư khi sử dụng để dự báo, và đánh giá lựa chọn doanh nghiệp Từ đó, nghiên cứu sinh đặt ra giả thuyết
H1.1: Thông tin lợi nhuận và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu tại thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010 -2020 phù hợp trong việc sử dụng để ra quyết định.
Kết quả nghiên cứu về sự biến động giá trị thích hợp thông tin kế toán khá đa dạng tại các quốc gia Nghiên cứu cho thấy sự tăng lên của mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu gồm : M E Barth et al (2018), Katerina (2006) Các nghiên cứu đưa ra bằng chứng về chiều biến động giảm như Badu & Appiah, 2018 Trong khi đó, Omran và Tahat (2019) đã thử nghiệm thị trường Kuwait trong giai đoạn 2015–2018 đưa ra kết quả hỗn hợp, thông tin giá trị sổ sách có xu hướng tăng sự hữu ích trong khi giá trị thu nhập có xu hướng giảm Sự khác biệt này đến từ sự khác biệt về thể chế, đặc điểm thị trường chứng khoán của mỗi quốc gia (Beaver, 2000) Tuy nhiên, trên cơ sở yêu cầu đặt ra là thông tin kế toán cung cấp hữu ích với người sử dụng thông tin, nghiên cứu sinh kỳ vọng thông tin lợi nhuận và giá trị sổ sách tăng trong giai đoạn nghiên cứu.
H1.2 Mức độ thích hợp TTKT tăng trong giai đoạn 2010-2020.
Beaver (2002, p.460) đã chỉ ra vai trò của quy định kế toán trong việc làm tăng lên giá trị thích hợp thông tin kế toán Hầu hết các nghiên cứu tiền nhiệm cũng đều cho thấy vai trò của việc cải cách chính sách kế toán, chính sách kế toán tốt hơn sẽ giúp thông tin hữu ích hơn Ví dụ, nghiên cứu đến từ K.Hellstrom (2006), đã điều tra thị trường vốn ở Cộng hòa Séc từ năm 1991 đến năm 2004 Trong giai đoạn này, Cộng hòa Séc được coi là một quốc gia chuyển tiếp với hệ thống kế toán riêng Tác giả đã so sánh tính thích hợp của thông tin trên thị trường chứng khoán Séc với thị trường tài chính Thụy Điển, một quốc gia phát triển với khung pháp lý kế toán hoàn hảo Kết quả cũng cho thấy tính thích hợp của thông tin kế toán ở Thụy Điển cao hơn ở Cộng hòa Séc Tác giả cũng nhấn mạnh rằng, giai đoạn đầu của cải cách sự thích hợp thông tin có thể giảm đi nhưng khi quy định mới được thực thi đầy đủ, hoàn thiện thì các chính sách này sẽ làm tăng sự hữu ích của thông tin Một nghiên cứu khác của Habib và Weil (2008) đã đã chứng minh vai trò tích cực của sự thay đổi quy định kế toán làm tăng sự giải thích của thông tin lợi nhuận và vốn chủ sở hữu cho sự thay đổi của giá cổ phiếu Và đặc biệt với các quốc gia áp dụng quy định kế toán quốc tế như IFRS, Bhatia và Mulenga (2019) đã tổng hợp 90 tài liệu nghiên cứu thực nghiệm được xuất bản từ năm 1993 đến năm
2016 từ nhiều quốc gia khác nhau và phần lớn trong số họ kết luận rằng thông tin kế toán có liên quan trên khắp các châu lục trước và sau khi áp dụng IFRS nhưng cho thấy sự cải thiện về thông tin kế toán sau khi áp dụng IFRS Trong giai đoạn 2010-2020, ViệtNam có sự thay đổi quy định kế toán , cụ thể trong năm 2014 , Bộ Tài chính ban hành thông tư 200, thông tư 202 nhằm thay thế cho Quyết định 15 ban hành từ năm 2006 Sự thay đổi trong quan điểm ghi chép thông tin theo “ Bản chất hơn hình thức” thể hiện sự sẵn sàng trong thay đổi khung pháp lý để hội nhập với khung quy định quốc tế, cụ thể là nằm trong lộ trình áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS Đồng thời vận dụng định hướng lý thuyết thông tin hữu ích, các thay đổi trong chính sách kế toán cũng như là chính sách quản trị đều nhằm đến mục đích tăng cường tính hữu ích cho thông tin, tăng sự minh bạch cho thông tin Sự cải tiến của khung pháp lý quản trị hướng đến việc giảm sự bất cân xứng thông tin giữa nội bộ doanh nghiệp và nhà đầu tư bên ngoài, giữa cổ đông lớn và cổ đông thiểu số thông qua sự công bố thông tin Như vậy, trong bối cảnh Việt Nam, nghiên cứu sinh đặt ra kỳ vọng sự thay đổi quy định tại Việt Nam cũng sẽ làm tăng tính thích hợp TTKT Đồng thời xem xét chính sách kế toán là biến kiểm soát và kỳ vọng sự thay đổi chính sách kế toán mối liên hệ thuận chiều với mức độ thích hợp TTKT.
H1.3 Mức độ thích hợp TTKT giai đoạn sau cải cách chế độ kế toán cao hơn mức độ thích hợp TTKT giai đoạn trước cải cách
3.1.2 Mối quan hệ giữa đặc điểm quản trị công ty và tính thích hợp thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết
Hội đồng quản trị và tính thích hợp
HĐQT là đại diện của các chủ sở hữu trong việc quản lý , giám sát hoạt động của công ty HĐQT gồm các thành viên được bầu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ Đông, có quyền và nghĩa vụ thực hiện các hoạt động của công ty không bao gồm các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Đối với số lượng thành viên HĐQT, một số nghiên cứu ủng hộ quan điểm quy mô HĐQT lớn trong khi nghiên cứu khác lại đưa ra ý kiến ngược lại Xét về khía cạnh chất lượng báo cáo tài chính, các nhà quản lý có xu hướng can thiệp vào báo cáo tài chính để tạo ra lợi nhuận mong muốn, hành vi can thiệp quản trị lợi nhuận ảnh hưởng trực tiếp đến tính TH TTKT (Shan, 2015) Các nghiên cứu ủng hộ quy mô HĐQT lớn cho rằng, càng nhiều thành viên trong HĐQT thì càng tăng số lượng người giám sát hoạt động , tăng mức độ bảo vệ lợi ích của cổ đông Bởi vì quy mô lớn đồng nghĩa với việc khả năng, kinh nghiệm sự đa dạng kiến thức hiểu biết của HĐQT tăng lên
Mặt khác, nhiều nhà nghiên cứu phê bình quan điểm trên cho rằng, quy môHĐQT nhỏ thì sẽ hiệu quả hơn bởi hiệu quả hơn trong việc kết nối, thảo luận và quá trình ra quyết định được rút ngắn. Đối với Việt Nam, theo số liệu điều tra của tổng cục thống kê số lượng doanh nghiệp Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm hơn 90% số lượng các doanh nghiệp ( Bảng 3.1)
Bảng 3.1 Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam
Tỷ lệ 2018 Tỷ lệ 2019 Tỷ lệ
Doanh nghiệp vừa và nhỏ 365.982 96,85% 593.864 97,26% 651.138 97,4%
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Sách trắng Việt Nam 2021 – Tổng cục thống kê
Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ căn cứ theo số lượng lao động hoặc vốn (Nghị định 80/2021/NĐ-CP, ngày 26/8/2021) , “Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng,; Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ” Trong khi đó, quy định niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam hiện tại, số vốn tối thiểu tại sàn HOSE là 120 tỷ VNĐ và số vốn tối thiểu trên sàn HNX là 30 tỷ đồng Như vậy , số lượng các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE là gồm doanh nghiệp vừa và lớn trong khi số lượng doanh nghiệp niêm yết trên sàn HNX bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ Mặc dù số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đa số các doanh nghiệp cả nước nhưng xét riêng tại thị trường tài chính thì số lượng doanh nghiệp lớn chiếm ưu thế hơn, tầm quản trị của HĐQT sẽ lớn hơn, nhu cầu giám sát sẽ lớn hơn Do vậy, nghiên cứu sinh đề xuất giả thiết trong bối cảnh tại Việt Nam:
H2.1 Quy mô HĐQT có tác động tích cực đáng kể đến tính thích hợp TTKT
Từ tổng quan nghiên cứu cho thấy , kết quả nghiên cứu trên thế giới thu được có xu hướng ủng hộ quan điểm tách biệt vị trí chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc điều hành. Để làm tăng tính độc lập của người giám sát và tăng vai trò giám sát hạn chế sự tập trung quyền lực vào 1 cá nhân, tuy nhiên theo lý thuyết đại diện sự phân tách quyền lực là tiền đề của sự xung đột lợi ích , để giảm thiểu sự xung đột lợi ích thì doanh nghiệp sẽ phải có cơ chế khen thưởng , trả thưởng cho giám đốc hợp lý để đảm bảo người điều hành gắn bó lợi ích và quyền lợi lâu dài với lợi ích của chủ sở hữu Việc này lại đồng thời làm tăng lên chi phí đại diện ( agency cost) Xét trong bối cảnh tại Việt Nam, các nghiên cứu tại Việt Nam hiện không có sự thống nhất một kết quả chung về tác động của sự kiêm nhiệm vai trò Về phía quy định Việt Nam hiện tại (Luật doanh nghiệp 2020), không cho phép Chủ tịch HĐQT của công ty niêm yết kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc tại khoản 2 Điều 156 Trước đó, tại Luật Doanh nghiệp 2014 vẫn cho phép sự kiêm nhiệm Đối với quan điểm của tác giả, tác giả đồng nhất với quan điểm thế giới hướng đến thị trường chứng khoán minh bạch, và ủng hộ sự thay đổi quy định mới nhằm hạn chế sự tập trung quyền lực khiến người điều hành có nhiều cơ hội để can thiệp vào lợi nhuận cũng như che đậy thông tin Từ đó tác giả đặt ra giả thuyết như sau:
H2.2 Sự kiêm nhiệm vai trò CEO và chủ tịch HĐQT làm giảm tính thích hợp
Tính độc lập của thành viên HĐQT được đo lường trên cơ sở số lượng thành viên HĐQT không tham gia vào Ban Giám đốc Theo kết quả tổng quan nghiên cứu trên thì đa số các nghiên cứu thống nhất sự độc lập thành viên HĐQT càng cao thì tính thích hợp TTKT càng tăng , chất lượng BCTC được cải thiện( Chouaibi và cộng sự 2021, Guanggui Ran và cộng sự 2015, Luciana Holtz, 2012) Krismiaji, K., & Surifah, S. ,2020 chỉ ra, tính độc lập của HĐQT làm tăng tính thích hợp của giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu nhưng làm giảm đi tính thích hợp lợi nhuận kế toán Quy định về thành viên độc lập trong HĐQT tại Việt Nam được quy định chung tại khoản 2 điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020 “ Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó” như vậy có thể hiểu thành viên độc lập nghĩa là không tham gia vào ban điều hành lãnh đạo công ty, không phải là người hưởng lợi ích trực tiếp từ công việc kinh doanh không có mối quan hệ cá nhân hay bất cứ mối quan hệ khác dẫn tới sự ảnh hưởng đến việc đưa ra ý kiến độc lập Đối với công ty đại chúng “ Cơ cấu HĐQT của công ty đại chúng cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên điều hành và các thành viên không điều hành Tối thiểu 1/3 tổng số thành viên HĐQT phải là thành viên không điều hành” , Theo điều 13 Nghị định71/2017 BTC Quy định này cho thấy sự đề cao tính độc lập của thành viên từ cơ quan quản lý trong việc đảm bảo thông tin minh bạch chất lượng từ các công ty niêm yết.Quan điểm này phù hợp với lý thuyết đại diện, khi mà HĐQT là đại diện lợi ích của cổ đông, vậy nếu tham gia vào việc điều hành doanh nghiệp thì lợi ích của cô đông sẽ có nguy cơ bị lấn át bởi lợi ích cá nhân tham gia trực tiếp vào điều hành doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định, hành động có lợi cho cổ đông và công ty Do vậy, tác giả đưa ra giả thuyết trên cơ sở lý thuyết nền và phân tích ủng hộ quan điểm của cơ quan quản lý như sau:
H2.3 Tính độc lập của thành viên HĐQT có tác động tích cực đến tính thích hợp
Theo lý thuyết các nhà quản lý cấp cao (Upper Echelon Theory), ” Trình độ học vấn của nhà quản lý cấp cao có thể ảnh hưởng đến các quyết định lựa chọn có tính chiến lược của công ty “ và từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của công ty Các thành viên HĐQT có kiến thức kế toán tài chính thì mới có khả năng giám sát quy trình kế toán nói chung và quá trình lập báo cáo tài chính nói riêng kiểm soát sự điều chỉnh lợi nhuận, đảm bảo thông tin tin cậy và thích hợp Tại Việt Nam, Luật doanh nghiệp
2020 quy định thành viên HĐQT phải có chuyên môn “Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác” như vậy quy định cụ thể về trình độ chuyên môn HĐQT không rõ ràng, mờ nhạt về quy định trình độ kế toán tài chính.
Trong các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và Việt Nam thì tác động về trình độ chuyên môn tới chất lượng báo cáo tài chính nói chung chưa phân định rõ ràng. Một số thực nghiệm cho thấy trình độ chuyên môn tài chính kế toán của thành viên HĐQT góp phần kiểm soát sự thao túng số liệu kế toán, tìm thấy mối liên hệ thuận chiều với tính thích hợp ( Hoitash , 2011; Guangui Ran , 2014; Phạm Quốc Thuần , 2016) nhưng ngược lại một số kết quả cho thấy trình độ chuyên môn cao lại càng gia tăng hành vi điều chỉnh lợi nhuận làm giảm tính thích hợp hoặc không tìm thấy sự liên hệ (Nguyễn Phương Hồng, 2016; Bahri, Behnamoon, & Hoseinzadeh ,2013)
Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Tổng thể và mẫu nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sinh lựa chọn mẫu nghiên cứu bao gồm tất cả các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) Các công ty không được lựa chọn là công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm , ngân hàng do sự khác biệt về quy định kế toán, chế độ kế toán riêng và BCTC không đầy đủ bốn báo cáo.
Nguồn dữ liệu: Sử dụng nguồn dữ liệu được cung cấp bởi công ty Vietstock, sau khi tổng hợp sẽ được thiết kế dưới dạng dữ liệu bảng và xử lý dữ liệu thông qua phần mềm thống kê STATA 13 Giai đoạn nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 2010-2020.
Vì trong mô hình nghiên cứu, luận án có sử dụng dữ liệu giá cổ phiếu 3 tháng sau kết thúc năm tài chính, do vậy sẽ sử dụng cả dữ liệu của năm 2021 Tính đến đầu năm 2021 có tổng cộng 745 công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX, trong đó có 403 công ty niêm yết trên sàn HOSE và 342 công ty niêm yết trên sàn HNX Tiêu chí phân chia ngành mỗi sàn chứng khoán khác nhau nhưng ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất ( Bảng 3.2), sàn HNX phân ngành theo tiêu chuẩn HaSIC- tiêu chuẩn phân ngành của sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và chỉ số thị trường đo lường là HNX index, sàn HOSE phân ngành theo tiêu chuẩn phân loại ngành toàn cầu- GICS và chỉ số đo thị trường là Vn index.
Bảng 3.2: Cơ cấu ngành các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch HNX và HOSE
Hàng tiêu dùng thiết yếu 35 8,7% Vận tải kho bãi 24 7%
Hàng tiêu dùng 42 10,4% Xây dựng 53 15,5%
Nguyên vật liệu 67 16,6% Nông nghiệp 3 0,9%
Dịch vụ tiện ích 28 6,9% Dịch vụ lưu trú 43 12,6%
Bất động sản 49 12,2% Bất động sản 17 5%
Chăm sóc sức khỏe 13 3,2% Y tế 8 2,3%
Thông tin và truyền thông
Năng lượng 11 2,7% Khai khoáng và dầu khí 19 5,6%
Dịch vụ viễn thông 4 1,0% Khác 28 8,2%
Nguồn: Tổng hợp dữ liệu trên hsx.vn và hnx.vn
Sau khi loại đi các mã thuộc ngành tài chính, để xác định được mức độ thích hợp đo lường theo mô hình Ohlson cho toàn thị trường chứng khoán, và đo lường được mức độ thích hợp cho từng năm, đồng thời đảm bảo đủ số liệu để thực hiện nghiên cứu tác động nhân tố QTCT,mẫu nghiên cứu chỉ loại đi các quan sát không đủ thông tin (bao gồm cả thông tin QTCT) Như vậy, nghiên cứu không loại theo công ty mà loại theo quan sát, và kiểm định các mô hình hồi quy trên tệp dữ liệu bảng Mẫu cuối cùng sẽ gồm 5985 quan sát trong giai đoạn 2010-2020 có đáp ứng đủ thông tin cho nghiên cứu.Với mẫu dữ liệu thu được, luận án thực hiện phân loại lại các doanh nghiệp theo quy định phân loại ngành Việt Nam dựa trên Quyết định số 27/2018/ QĐ-TTg Thủ tướng chính phủ ban hành, ngành công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 52% (Bảng3.3).
Bảng 3.3: Cơ cấu ngành các doanh nghiệp niêm yết của dữ liệu nghiên cứu
Tên ngành Số lượng quan sát Tỷ trọng
Khai khoáng, năng lượng và nước 569 10%
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu tính thích hợp
Như đã đề cập trong chương 2 (mục phương pháp và mục mô hình đo lường tính thích hợp), trong tổng quan nghiên cứu, phương pháp gián tiếp đo lường tính thích hợp thông qua mối quan hệ giữa TTKT và giá trị thị trường doanh nghiệp là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu Mỗi một phương pháp, mỗi một mô hình đều có ưu điểm riêng trong việc đánh giá và phân tích tính thích hợp, phù hợp với từng mục tiêu nghiên cứu, do vậy sẽ không có mô hình nào là hoàn hảo trong việc đo lường chính xác tính thích hợp, thay vào đó chỉ giải thích một khía cạnh của tính thích hợp TTKT Luận án đã trình bày các lý do để lựa chọn mô hình giá cổ phiếu được đề xuất bởi Ohlson (1995).
Mô hình Ohlson gốc : Pit = β0 + β1BVSit + β2EPSit + εit (a)it (a)
Tuy nhiên, mô hình Ohlson gốc được đưa ra với giả thuyết thị trường hiệu quả (hoàn hảo) nghĩa là thông tin tài chính công bố sẽ phản ánh giá trị thị trường tại thời điểm công bố, hay giá cổ phiếu tại thời điểm năm t phản ánh lợi nhuận thặng dư và giá tị vốn chủ sở hữu công bố của năm Mặc dù tại thời điểm này thông tin có thể chưa được công bố nhưng, với giả định thị trường hiệu quả mà Ohlson (1995) đưa ra thì thông tin có tính dự báo , các báo cáo tài chính đều được dự đoán trước do vậy giá cổ phiếu sẽ phản ứng trước khi báo cáo công bố Tuy nhiên, với thị trường không hiệu quả thì giá trị cổ phiếu sẽ phản ứng với độ trễ về mặt thời gian (Aboody, 2002) Do vậy nghiên cứu tiền nhiệm lựa chọn giá cổ phiếu tại thời điểm công bố báo cáo được kiểm toán (ferguson, 2020) hoặc giá tại thời điểm sau 3 tháng ( Lee and Lee, 2013,…) Bên cạnh đó, theo quy định công bố thông tin tại Việt Nam (Thông tư 96/2020 TT-BTC), các doanh nghiệp niêm yết sẽ công bố báo cáo được kiểm toán trong vòng 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính (ngày 31/12) Việt Nam là quốc gia được đánh giá là thị trường không hoàn hảo do vậy, khi đánh giá tính thích hợp TTKT, nghiên cứu sinh lựa chọn giá cổ phiếu sau 3 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ làm biến độc lập, nhưng đồng thời xem xét thêm mô hình gốc với giá cổ phiếu tại thời điểm kết thúc niên độ để so sánh. Mặc dù thị trường Việt Nam không hoàn hảo tuy nhiên vẫn có sự tương thích giữa thị thị trường Việt Nam với các thị trường tại các nước phát triển, và hiện tại Việt Nam cũng đang được Morgan Stanley Capital International (MSCI) liệt kê vào danh sách cân nhắc nâng hạng thị trường từ thị trường cận biên (frontier market) thành thị trường tài chính mới nổi ( emerging market).
Mô hình nghiên cứu tính thích hợp lựa chọn :
Pit3 = β0 + β1BVSit + β2EPSit + εit (a)it (1)
Pit3: “Giá cổ phiếu của công ty i sau 3 tháng kể từ kết thúc năm tài chính t”
BVS: Vốn chủ sở hữu / Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành (outstanding share)”
EPS: “Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ/ Khối lượng cổ phiếu bình quân trong năm”
Theo đó, nếu TTKT là thích hợp, cụ thể thông tin lợi nhuận kế toán và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu thích hợp thì sẽ tồn tại mối quan hệ hồi quy giữa Giá cổ phiếu với BVS và EPS; đồng thời hệ số β1 của BVS và β2 của EPS sẽ có ý nghĩa thống kê (K.Hellstrom, 2006) Để đảm bảo độ vững của kết quả nghiên cứu, luận án cũng thực hiện kiểm định mô hình (1) trong trường hợp biến phụ thuộc là Pit1- giá cổ phiếu của công ty i tại thời điểm kết thúc năm tài chính t
Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh cũng đồng thời phát triển mô hình Ohlson để kiểm tra tính thích hợp của một số chỉ tiêu kế toán ( tham khảo nghiên cứu Fegurson, 2020 và Barth và cộng sự , 2018) , nghiên cứu sử dụng các biến độc lập là thông tin trên bảng cân đối kế toán thay thế cho biến giá trị vốn chủ sở hữu như sau:
Pit3 = β 0 + β 1 CASHit + β 2 RECEIVit+ + β 3 FINANCEit+ β 4 INVENit + β 5 NOCAit + β 6
Bảng 3.4: Đo lường các biến TTKT
Tên biến Kí hiệu Đo lường Nguồn tham khảo
“Giá trị tiền trên 1 cổ phiếu”
CASH “Tiền và các khoản tương đương tiền / Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành (outstanding share)”
Ferguson và cộng sự , 2020 ; Barth và cộng sự, 2018
“Giá trị các khoản phải thu trên 1 Cổ phiếu”
RECEIV “Các khoản phải thu thuần ngắn và dài hạn / Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành (outstanding share)”
Ferguson và cộng sự, 2020 ; Barth và cộng sự, 2018
“Giá trị các khoản đầu tư tài chính trên 1 cổ phiếu”
“Đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn/ Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành (outstanding share)”
Ferguson và cộng sự, 2020 ; Barth và cộng sự, 2018
Giá trị hàng tồn kho trên 1 cổ phiếu
INVEN “Giá trị thuần hàng tồn kho/khối lượng cổ phiếu đang lưu hành”
Ferguson và cộng sự, 2020 ; Barth và cộng sự, 2018
“Giá trị tài sản cố định trên 1 cổ phiếu”
NOCA “Giá trị còn lại Tài sản cố định/
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành (outstanding share)”
Ferguson và cộng sự, 2020 ; Barth và cộng sự, 2018
“Giá trị Nợ phải trả 1 cổ phiếu”
LIAB “Nợ phải trả/ Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành (outstanding share)”
Ferguson và cộng sự, 2020 ; Barth và cộng sự, 2018
Cuối cùng, Nhằm mục đích đánh giá sự phù hợp của sự thay đổi quy định theo thông lệ quốc tế, luận án đánh giá tác động của chính sách kế toán tới tính TH thông qua so sánh hệ số R2 hiệu chỉnh của mô hình hồi quy 1 của giai đoạn trước và sau sự ban hành thông tư 200.
Tóm lại, trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng phân tích hồi quy như sau:
Bước 1: Đo lường và đánh giá mức độ thích hợp của TTKT (BVS, EPS, và một số chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán) trong giai đoạn 2010-2020
Hồi quy mô hình 1a, 1b, 2 và 3 sử dụng ước lượng PCSE nếu hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thì các chỉ tiêu kế toán thích hợp và mức độ thích hợp của thị trường chứng khoán được thể hiện qua hệ số R 2 hoặc R 2 điều chỉnh Sau khi kiểm định hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai sai số thay đổi đối với dữ liệu bảng, Để khắc phục bệnh của mô hình gặp phải với dữ liệu bảng, nhiều nghiên cứu sử dụng ước lượng FGLS ( ước lượng GLS khả thi) cho mô hình hồi quy Tuy nhiên, ước lượng FGLS không tính toán hệ số R2 và không phù hợp với dữ liệu chéo mẫu số lớn (số quan sát lớn hơn nhiều so với số năm quan sát) bởi có khuynh hướng tạo ra các sai số chuẩn nhỏ không chấp nhận được (Beck&Katz, 1995) và bỏ qua tính không đồng nhất (heterogenity) Do vậy, Beck&Katz đề xuất sử dụng ước lượng PCSE (Panel Corrected standard Error) ước lượng ma trận hiệp phương sai các tham số ước tính Đồng thời ước lượng PCSE sẽ loại bỏ được hiện tượng phụ thuộc chéo trong dữ liệu bảng (cross-sectional dependence) Do vậy, luận án sử dụng ước lượng PCSE
Mô hình giá cổ phiểu: Pit3 = β0 + β1BVSit + β2EPSit + εit (a)it
(1a) Mô hình giá cổ phiểu: Pit1 = β0 + β1BVSit + β2EPSit + εit (a)it (1b) Để kiểm tra năng lực dự báo riêng của giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu BVS và Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) , luận án hồi quy mô hình (2) và mô hình (3)
Tiếp đó, hồi quy mô hình 4 và 5 sử dụng ước lượng PCSE để đánh giá tính thích hợp của một số chỉ tiêu kế toán( Ferguson, 2020)
Pit3 = β0 + β1 CASHit + β2 RECEIVit+ + β3FINANCEit+ β4 INVENit + β5NOCAit + β6
Pit3 = β0 + β1 CASHit + β2 RECEIVit+ + β3FINANCEit+ β4 INVENit + β5NOCAit + β6
Bước 2: Đánh giá mức độ thích hợp của nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận âm và nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận dương
Sử dụng mô hình hồi quy 1a, luận án so sánh và đánh giá kết quả hồi quy của mẫu nghiên cứu chỉ gồm các doanh nghiệp có lợi nhuận dương với kết quả hồi quy của mẫu nghiên cứu chỉ gồm các doanh nghiệp có lợi nhuận âm.
Bước 3: Đo lường và đánh giá mức độ thích hợp theo từng năm , và đánh giá sự biến động Để đánh giá mức độ thích hợp của thị trường chứng khoán theo năm, luận án hồi quy mô hình 1a theo từng năm, , đồng thời dựa vào mô hình hồi quy mô hình 6 sử dụng ước lượng OLS về mặt thời gian của biến phụ thuộc là R2 rút ra được theo từng năm , biến độc lập Year là năm 1 đến năm 11 ứng với giai đoạn 2010-2020 (Badu & Appiah
Bước 4: Đánh giá mức độ thích hợp của TTKT giai đoạn trước và sau thay đổi chính sách kế toán
Nghiên cứu sinh hồi quy mô hình 1a với mẫu dữ liệu giai đoạn từ năm 2010-
2014 và so sánh với kết quả hồi quy của mẫu dữ liệu giai đoạn từ năm 2014-2020
3.2.3 Phương pháp nghiên cứu về tác động của QTCT tới tính thích hợp TTKT
- đo lường tổng hợp QTCT
Phương pháp này được sử dụng trong nhiều nghiên cứu về tính thích hợp ( Habid.A và Azim, 2008; Habid và Weil, 2008; Almujamed & Alfraih, 2020; Shan và cộng sự , 2015; Davis-Friday và cộng sự , 2006; Barth và cộng sự 2018; Mohamed Ali Adaa và Hanefah , 2018; Krismiaji, K., & Surifah, S (2020) ….) Theo đó, nghiên cứu sẽ giữ nguyên mô hình hồi quy 1a và coi tác động của biến Quản trị công ty như là biến điều tiết Phương pháp này được sử dụng để kiểm định tổng thể tác động của hệ thống quản trị công ty tới tính thích hợp TTKT Đánh giá sự tác động thông qua hệ số R2 hiệu chỉnh của mô hình và đánh giá sự tác động tới tính thích hợp BVS và EPS theo hệ số biến điều tiết
Các mô hình được lựa chọn xem xét bao gồm:
Pit3 = f ( BVSit, EPSit , CGOit, Lnfirmit) (7)
Pit3 = f ( BVSit, EPSit , CGOit, Lnfirmit, BVSit* CGOit , EPSit * CGOit , BVSit* Lnfirmit , EPSit * Lnfirmit) (8)
Trong đó, CGO là biến đại diện cho hệ thống quản trị công ty và được đo lường thông qua Tổng điểm các biến quản trị được xây dựng theo bảng 3.5 như sau:
CGO = Bsize + Dual + Bindep + Bintel + Female + Omajor + Ostate + Oinstu +Oman + UBKT + BKS + BIG4
Thực trạng tính thích hợp và tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
4.2.1 Phân tích tương quan các biến nghiên cứu
Bảng 4.5: Kết quả tương quan giữa các biến đo lường tính TH
Pt3 EPS BVS Cash Receiv Finance Inven Nonca liab CGO Lnfirm
Từ bảng hệ số tương quan cho thấy mô hình các biến BVS, EPS có tương quan với biến phụ thuộc là biến giá cổ phiếu (Pt3) Bảng thống kê mô tả cũng cho thấy, các biến kế toán có mối tương quan với biến độc lập EPS, do vậy dễ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình mở rộng biến này để phân tích hồi quy tuyến tính Không có hệ số nào vượt quá 0.8, do vậy mô hình hồi quy xem xét tính thích hợp và tác động của hệ thống quản trị công ty đến tính thích hợp là phù hợp Kết quả tương quan phù hợp với nghiên cứu trên thế giới và phù hợp với kỳ vọng nghiên cứu của nhóm tác giả.
4.2.2 Kết quả hồi quy đánh giá tính thích hợp của thông tin trên thị trường chứng khoán giai đoạn 2010-2020
Trong chương 3, Luận án đã trình bày trình tự thực hiện đánh giá tính thích hợp của TTKT doanh nghiệp niêm yết, trong đó sử dụng các mô hình:
Pit3 = β0 + β1BVSit + β2EPSit + εit (a)it (1a)
Pit1 = β0 + β1BVSit + β2EPSit + εit (a)it (1b)
Pit3 = β0 + β1 CASHit + β2 RECEIVit+ + β3FINANCEit+ β4 INVENit + β5NOCAit + β6 LIABit + β7 EPSit + εit (a)it (4)
Pit3 = β0 + β1 CASHit + β2 RECEIVit+ + β3FINANCEit+ β4 INVENit + β5NOCAit + β6 LIABit + εit (a)it (5)
Ohlson (1995) sử dụng ước lượng OLS để thực hiện hồi quy, tuy nhiên ước lượng OLS gặp phải hiện tượng phương sai sai số thay đổi (Heteroscedasticity) và hiện tượng tự tương quan Nghiên cứu sinh thực hiện kiểm định Immtest (White’test 1980) phát hiện hiện tượng phương sai sai số thay đổi và kiểm định Wooldridge phát hiện hiện tượng tự tương quan Kiểm định bệnh mô hình 1,2,3 4, và mô hình 5 Cả 5 mô hình đều gặp phải hai hiện tượng trên (với giá trị pvalue