1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa

234 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TS Nguyễn Quỳnh Hoa (Chủ biên) ThS Hồ Hạnh Mỹ (Đồng chủ biên)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

HƯỚNG DẪN MÔN HỌC NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN: LÝ THUYẾT – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Cùng tập thể tác giả:

TS Đoàn Quỳnh Phương

TS Dương Nguyễn Thanh Tâm ThS Lý Hoàng Oanh

ThS Nguyễn Xuân Nhật ThS Tiêu Thị Thanh Hoa ThS Vũ Hải Yến

ThS Nguyễn Thị Thương

Tp HCM – 2022

Tp HCM – 2022

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trên thực tế, kế toán đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các tổ chức Kế toán cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng khác nhau nhằm phân tích, đánh giá để đưa ra các quyết định có hiệu quả nhất Do đó, các đối tượng sử dụng thông tin như: các nhà quản trị, các chủ nợ, các nhà đầu tư… cần phải thông hiểu và biết sử dụng các thông tin do kế toán cung cấp Để thực hiện được điều này cần thiết phải nghiên cứu kế toán các ngành kinh doanh

Nguyên lý kế toán là một môn học cơ sở trong chương trình đào tạo cử nhân kinh tế Môn học nguyên lý kế toán trang bị cho người học những lý luận, phương pháp chung về kế toán, trên cơ sở đó tiếp cận kế toán các ngành kinh doanh

Tài liệu tham khảo “Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập” do tập thể giảng viên Bộ môn Kế toán tài chính trường Đại học Ngân

Hàng TP Hồ Chí Minh biên soạn nhằm giúp cho sinh viên chuyên ngành kinh tế tiếp cận những lý luận chung, phương pháp cơ bản về kế toán, làm cơ sở để nghiên cứu các môn kế toán doanh nghiệp, kế toán ngân hàng và các môn chuyên ngành khác

Để học tập môn nguyên lý kế toán, người học có thể tiếp cận môn học theo hai cách:

Cách 1: tiếp cận theo quy trình thực hiện các nghiệp vụ kế toán, bắt đầu từ lập chứng từ, xử lý nghiệp vụ và lập báo cáo kế toán Cách tiếp cận này giúp người học dễ dàng nắm bắt quy trình kế toán, từ khâu lập chứng từ kế toán, tiếp đến là xử lý các thông tin ghi nhận từ các chứng từ kế toán và sau cùng là lập báo cáo kế toán Tuy vậy, cách học kế toán theo hướng này có nhược điểm là làm cho người học ít tập trung vào vai trò và các ứng dụng của kế toán

Cách 2: tiếp cận từ báo cáo kế toán (sản phẩm của kế toán), giải thích kế toán đã dụng những phương phương pháp kế toán gì để có các thông tin trình bày trên báo cáo Cách học này giúp cho người học nắm bắt ngay được các thông tin tổng hợp do hệ thống kế toán cung cấp, có tính ứng dụng cao Tuy nhiên, cách tiếp cận này có nhược điểm là người học ít quan tâm đến quy trình kế toán, cách tổng hợp thông tin kế toán

Như vậy, mỗi cách tiếp cận có những ưu điểm nhất định, nhưng cũng có một số hạn chế gây khó khăn cho người học Để phát huy những ưu điểm của hai cách tiếp cận trên và giảm bớt những hạn chế của chúng, tài liệu tham khảo sẽ kết hợp cả hai cách tiếp cận ở một số nội dung

Tài liệu tham khảo “Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết – Câu hỏi

và bài tập” gồm 08 chương, được thực hiện bởi các giảng viên bộ môn Kế toán tài chính

Trang 3

Chương 1: Tổng quan về kế toán TS Nguyễn Quỳnh Hoa Chương 2: Tổng quan về báo cáo tài chính TS Đoàn Quỳnh Phương Chương 3: Phương pháp chứng từ và kiểm kê Ths Vũ Hải Yến

Chương 4: Tài khoản và ghi sổ Ths Lý Hoàng Oanh

Chương 5: Tính giá các đối tượng kế toán TS Dương Nguyễn Thanh Tâm Chương 6: Kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

trong doanh nghiệp

Ths Hồ Hạnh Mỹ Ths Nguyễn Xuân Nhật Chương 7: Sổ kế toán và các hình thức kế toán Ths Tiêu Thị Thanh Hoa Chương 8: Tổ chức công tác kế toán Ths Nguyễn Thị Thương

Chương 1 đến chương 5 trình bày những lý luận chung về kế toán: tập trung làm rõ bản chất của kế toán, đối tượng của của kế toán Sau khi hiểu rõ kế toán là gì? Kế toán nghiên cứu những gì? Người đọc sẽ được giới thiệu về các phương pháp áp dụng trong kế toán: Phương pháp chứng từ kế toán; Phương pháp kiểm kê kế toán; Phương pháp tài khoản kế toán; Phương pháp ghi sổ kép; Phương pháp tính giá các đối tượng kế toán; Phương pháp tổng hợp – Cân đối kế toán Hiểu rõ các phương pháp kế toán có ý nghĩa rất quan trọng để học các chương 6, 7, 8 Ngoài ra hiểu rõ các phương pháp kế toán còn tạo điều kiện thuận lợi cho người đọc nghiên cứu các môn kế toán chuyên ngành

Một vấn đề vô cùng quan trọng mà người đọc cần nắm bắt khi nghiên cứu về các phương pháp kế toán là mối quan hệ trực tiếp, gián tiếp giữa các phương pháp kế toán cũng sẽ được giải thích rõ

Chương 7, 8 trình bày những ứng dụng cơ bản lý thuyết kế toán vào thực tế, qua đó giúp người đọc củng cố những lý luận chung về kế toán Những ứng dụng cơ bản về lý thuyết kế toán được cụ thể hóa trong kế toán các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu tại các đơn vị sản xuất và thương mại

Trong mỗi chương, phần đầu trình bày mục tiêu, những lý luận cơ bản liên quan đến nội dung cụ thể của từng chương, kết hợp với các ví dụ minh họa cụ thể Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, các bài tập cuối mỗi chương sẽ tạo điều kiện cho người học nâng cao kỹ năng thực hành, qua đó củng cố phần lý thuyết Một số bài giải tham khảo và hệ thống đáp án các câu hỏi trắc nghiệm sẽ tạo điều kiện cho sinh viên, người học chủ động tự nghiên cứu môn học

Tài liệu tham khảo “Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết – Câu hỏi

và bài tập” cập nhật những văn bản và tài liệu mới nhất về Luật kế toán, Chuẩn mực kế

toán, chế độ kế toán Việt Nam Tập thể tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn Chân thành cảm ơn!

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ nguyên nghĩa Từ viết tắt Từ nguyên nghĩa BCTC Báo cáo tài chính NVL Nguyên vật liệu

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp PC Phiếu chi

BHXH Bảo hiểm xã hội PNK Phiếu nhập kho

CNSX Công nhân sản xuất PXK Phiếu xuất kho

KKTX Kê khai thường xuyên TSCĐ Tài sản cố định

KPCĐ Kinh phí công đoàn VLC Vật liệu chính

LNSTCPP Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

VLP Vật liệu phụ

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN 7

1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KẾ TOÁN 7

1.1.1 Trên thế giới 7

1.1.2 Tại Việt Nam 4

1.2 KHÁI NIỆM VÀ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN 6

1.4 PHÂN LOẠI KẾ TOÁN 22

1.4.1 Phân loại theo các lĩnh vực nghề nghiệp kế toán: 23

1.4.2 Phân loại theo lĩnh vực chủ đề 24

1.5.6 Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán 26

1.6 CÁC NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN 26

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 39

2.1 KHÁI NIỆM VÀ MỤC ĐÍCH CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH 39

2.1.1 Khái niệm về Báo cáo tài chính 39

2.1.2 Mục đích của Báo cáo tài chính 39

2.2 NGUYÊN TẮC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH 40

2.3 HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 40

2.3.1 Báo cáo tình hình tài chính (hay Bảng Cân đối kế toán) 42

2.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 55

2.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 59

2.3.4 Bản thuyết minh Báo cáo tài chính 66

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ VÀ KIỂM KÊ 73

Trang 6

3.2 KIỂM KÊ 81

3.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của kiểm kê 81

3.2.2 Phân loại kiểm kê 82

3.2.3 Phương pháp kiểm kê 83

CHƯƠNG 4: TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ 87

4.1 TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 88

4.2.3 Nội dung và phương pháp ghi sổ 96

4.3 KẾ TOÁN TỔNG HỢP VÀ KẾ TOÁN CHI TIẾT 98

4.3.1 Khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm của kế toán tổng hợp 98

4.3.2 Khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm của kế toán chi tiết 98

4.3.3 Mối quan hệ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết 98

4.4 ĐỐI CHIẾU, KIỂM TRA SỐ LIỆU KẾ TOÁN 99

4.4.1 Đối chiếu, kiểm tra số liệu kế toán tổng hợp 99

4.4.2 Đối chiếu, kiểm tra số liệu kế toán chi tiết 102

CHƯƠNG 5: TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN 110

5.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN 110

5.1.1 Khái niệm 110

5.1.2 Ý nghĩa 111

5.1.3 Yêu cầu của tính giá 112

5.2 CÁC LOẠI GIÁ CHỦ YẾU SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁN 112

5.2.1 Giá gốc 112

5.2.2 Giá thị trường 113

5.2.3 Giá hạch toán 114

5.2.4 Giá trị thuần có thể thực hiện 114

5.3 TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN 115

6.1 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KINH DOANH 128

6.2 KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN) 128

6.2.1 Kế toán các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất 129

6.2.2 Kế toán quá trình sản xuất 133

6.2.3 Kế toán tổng hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm 138

6.2.4 Kế toán tiêu thụ, xác định kết quả tiêu thụ và kết quả kinh doanh 144

Trang 7

6.3 KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI (THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG

XUYÊN) 155

6.3.1 Kế toán quá trình mua hàng 155

6.3.2 Kế toán quá trình bán hàng 158

6.3.3 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ và kết quả kinh doanh 160

CHƯƠNG 7: SỔ KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN 172

CHƯƠNG 8: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 211

8.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 212

8.1.1 Khái niệm tổ chức công tác kế toán 212

8.1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 212

8.1.3 Ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán 213

8.1.4 Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán 213

8.2 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP 214

8.2.1 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 214

8.2.2 Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán 215

8.2.3 Tổ chức vận dụng sổ kế toán 216

8.2.4 Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo kế toán 216

8.2.5 Tổ chức trạng bị và ứng dụng kỹ thuật tính toán và công nghệ xử lý thông tin hiện đại trong công tác kế toán 217

8.2.6 Tổ chức bộ máy kế toán 221

8.2.7 Tổ chức công tác kiểm tra kế toán 223

Trang 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN

MỤC TIÊU

Sau khi nghiên cứu xong chương này, người học sẽ:

- Hiểu được kế toán là gì và các nhìn nhận khác nhau về kế toán;

- Hiểu được những thông tin cơ bản mà kế toán cung cấp và vai trò của kế toán; - Biết được đối tượng chung và đối tượng cụ thể của kế toán;

- Hiểu được các nguyên tắc kế toán và các yêu cầu của kế toán được thừa nhận; - Biết được môi trường pháp lý trong lĩnh vực kế toán theo quy định của Việt

Sản xuất càng phát triển, tính chất xã hội hóa của sản xuất càng cao thì lượng thông tin lưu truyền càng lớn và đòi hỏi tính chính xác của các quyết định càng cao đồng thời khả năng thu nhận thông tin và kiểm tra cũng tăng lên Do đó, sản xuất càng phát triển thì kế toán cũng phát triển theo, kế toán ở hình thái kinh tế xã hội sau được phát triển hơn hình thái kinh tế xã hội trước

Ở hình thái xã hội công xã nguyên thủy, kế toán được tiến hành bằng các phương thức hết sức giản đơn như: người ta đánh dấu trên các thân cây, buộc nút trên các dây thừng, … để ghi nhận những thông tin cần thiết

Ở hình thái kinh tế -xã hội chiếm hữu nô lệ, nhiệm vụ và ý nghĩa của kế toán cũng thay đổi Kế toán trong giai đoạn này được sử dụng trong các trang trại để theo dõi

Trang 9

tài chính Nhà nước, … để theo dõi các nghiệp vụ về giao dịch, thanh toán và buôn bán, … Sổ kế toán đã xuất hiện với phương pháp ghi đơn thay cho cách đánh dấu ở hình thái kinh tế xã hội công xã nguyên thủy

Đến hình thái kinh tế xã hội phong kiến, sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp với quy mô lớn gắn liền với sự ra đời của hai giai cấp địa chủ và nông dân, với sự ra đời của địa tô phong kiến, với chế độ cho vay nặng lãi của địa chủ đối với nông dân, những quan hệ kinh tế mới này đã tác động đến sự phát triển của kế toán với hệ thống sổ kế toán phong phú hơn và chi tiết hơn để ghi chép, phản ánh các hoạt động sản xuất, giao dịch, trao đổi, buôn bán đa dạng

Khi hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa ra đời, với sự phát triển nhanh chóng của thương nghiệp và sau đó là công nghiệp đòi hỏi kế toán phải có sự phát triển mới để phản ánh được các mối quan hệ trao đổi, mua bán được mở rộng cũng như các mối quan hệ nảy sinh trong quá trình vận động của các tư bản cá biệt Sự xuất hiện của các đối tượng mới này của kế toán lại là nguồn gốc cho sự ra đời của phương pháp đối ứng tài khoản trong kế toán Tài liệu lịch sử đã chứng minh phương pháp “ghi sổ kép” đã ra đời cùng với sự xuất hiện của tư bản thương nghiệp vào giữa thế kỷ thứ XV và được ứng dụng rộng rãi trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa thế kỷ XVI – XVII trở đi

Cũng từ đó, phương pháp kế toán đã được hình thành và ứng dụng rộng rãi gồm một hệ thống hoàn chỉnh: chứng từ, đối ứng tài khoản, tinh giá, tổng hợp và cân đối kế toán

Vào thế kỷ 19, việc nghiên cứu lý thuyết kế toán càng ngày càng rộng mở, có nhiều khuynh hướng không giống nhau ra đời Vì vậy cần phải có một văn bản pháp lý thống nhất về kế toán để phục vụ các mục đích của các nhà quản trị Chính vì vậy các chuẩn mực kế toán bắt đầu ra đời vào khoảng những năm đầu thế kỷ 20 Năm 1925, Nga đã ban hành một hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, trong đó thống nhất về tài khoản sử dụng, về nguyên tắc và phương pháp kế toán cho các doanh nghiệp Theo sau Nga, chuẩn mực kế toán của các nước lần lượt ra đời như: Đức (1937), Mỹ (1939)

Vào thập kỷ 70, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường ở các quốc gia theo xu hướng mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hình thành sự liên kết kinh tế của các quốc gia và các dạng tổ chức kinh tế thế giới, hoạt động kế toán không còn là vấn đề mang tính quốc gia mà cần phải được giải quyết ở tầm cỡ và quy mô quốc tế Nhu cầu này đòi hỏi phải xúc tiến quá trình thống nhất hóa các chuẩn mực kế toán quốc gia và hình thành Chuẩn mực kế toán quốc tế làm cơ sở ghi chép kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính ở các doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu, giúp cho việc tổng hợp báo cáo, so sánh và hiểu được thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính Việc này đã dẫn đến sự thành lập của Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC), một liên minh của 9 quốc gia thành viên ban đầu gồm Úc, Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Mexico, Hà Lan, Vương quốc Anh/Bắc Ireland và Hoa Kỳ, đã ban hành Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS – International Accouting Standard) vào năm 1973

Trang 10

Ngày 01/04/2001, Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) mới ra đời thay thế cho IASC, tiếp tục phát triển các Chuẩn mực mới và đặt tên là Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)

Theo thời gian, các chuẩn mực kế toán quốc tế được xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tế Chuẩn mực kế toán quốc tế tạo ra ngôn ngữ chung, thể hiện các quy định mang tính phổ biến giữa các quốc gia trong việc lập và trình bày Báo cáo tài chính có khả năng so sánh cao và được công nhận trên quốc tế Do đó, Chuẩn mực kế toán quốc tế là một điều kiện vô cùng thuận lợi cho các nước trên thế giới, làm nền tảng xây dựng Chuẩn mực kế toán của quốc gia mình Tại nhiều nước, IFRS đã thay thế toàn bộ Chuẩn mực kế toán quốc gia để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư toàn cầu

Hiện tại, Chuẩn mực Kế toán Quốc tế gồm có:

16 Chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính (IFRS)

- IFRS 1 (First-time Adoption of International Financial Reporting Standards): Lần

đầu áp dụng IFRS

- IFRS 2 (Share-based Payment): Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu - IFRS 3 (Business Combinations): Hợp nhất kinh doanh

- IFRS 5 (Non-current Assets Held for Sale and Discontinued Operations): Tài sản

dài hạn nắm giữ chờ để bán và hoạt động không liên tục

- IFRS 6 (Exploration for and Evaluation of Mineral Resources): Thăm dò và đánh

giá tài sản nguyên khoáng sản

- IFRS 7 (Financial Instruments: Disclosures): Công cụ tài chính: Trình bày - IFRS 8 (Operating Segments): Bộ phận kinh doanh

- IFRS 9 (Financial Instruments): Công cụ tài chính

- IFRS 10 (Consolidated Financial Statements): Báo cáo tài chính hợp nhất - IFRS 11 (Joint Arrangements): Thỏa thuận liên doanh

- IFRS 12 (Disclosure of Interests in Other Entities): Thuyết minh về lợi ích giữa

các bên liên quan khác

- IFRS 13 (Fair Value Measurement): Xác định giá trị hợp lý

- IFRS 14 (Regulatory Deferral Accounts): Các khoản hoãn lại theo luật định - IFRS 15 (Revenue from Contracts with Customers): Doanh thu từ các hợp đồng

với khách hàng

- IFRS 16 (Leases): Thuê tài sản

- IFRS 17 (Insurance Contracts): Hợp đồng bảo hiểm

24 Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS)

- IAS 1 (Presentation of Financial Statements): Trình bày Báo cáo tài chính - IAS 2 (Inventories): Hàng tồn kho

- IAS 7 (Statement of Cash Flows): Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ

Trang 11

- IAS 8 (Accounting Policies, Changes in Accounting Estimates and Errors): Chính

sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán, và sai sót

- IAS 10 (Events After the Reporting Period): Các sự kiện phát sinh sau ngày kết

thúc kỳ kế toán năm

- IAS 12 (Income Taxes): Thuế thu nhập doanh nghiệp

- IAS 16 (Property, Plant and Equipment): Tài sản cố định hữu hình - IAS 19 (Employee Benefits ): Lợi ích nhân viên

- IAS 20 (Accounting for Government Grants and Disclosure of Government

Assistance): Kế toán đối với các khoản tài trợ của Chính phủ và trình bày các khoản hỗ trợ của Chính phủ

- IAS 21 (The Effects of Changes in Foreign Exchange Rates): Ảnh hưởng của việc

thay đổi tỷ giá hối đoái

- IAS 23 (Borrowing Costs): Chi phí đi vay

- IAS 24 (Related Party Disclosures): Thông tin về các bên liên quan

- IAS 26 (Accounting and Reporting by Retirement Benefit Plans): Kế toán và báo

cáo về kế hoạch hưu trí

- IAS 27 (Separate Financial Statements): Báo cáo tài chính riêng

- IAS 28 (Investments in Associates and Joint Ventures): Đầu tư vào công ty liên

kết và liên doanh

- IAS 29 (Financial Reporting in Hyperinflationary Economies): Báo cáo tài chính

trong nền kinh tế siêu lạm phát

- IAS 32 (Financial Instruments: Presentation): Công cụ tài chính: Trình bày - IAS 33 (Earnings Per Share): Lãi trên cổ phiếu

- IAS 34 (Interim Financial Reporting): Báo cáo tài chính giữa niên độ - IAS 36 (Impairment of Assets): Tổn thất tài sản

- IAS 37 (Provisions, Contingent Liabilities and Contingent Assets): Các khoản dự

phòng, tài sản và nợ tiềm tàng

- IAS 38 (Intangible Assets): Tài sản cố định vô hình - IAS 40 (Investment Property): Bất động sản đầu tư - IAS 41 (Agriculture): Nông nghiệp

1.1.2 Tại Việt Nam

Lịch sử phát triển kế toán Việt Nam song hành với lịch sử phát triển kinh tế và chính trị của đất nước Trước năm 1945, hệ thống kế toán Việt Nam được thừa hưởng từ thời Pháp thuộc Hệ thống đó tiếp tục tồn tại ngay cả khi thời kỳ thực dân đô hộ đã kết thúc năm 1954

Vào những năm 1960, Việt Nam gia nhập khối các nước xã hội chủ nghĩa và du nhập hệ thống kế toán từ những nước này Vào giữa những năm 1980, từ khi có chính sách “đổi mới”, hệ thống kế toán Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng từ hệ thống kế toán của các nước phát triển

Trang 12

Năm 1994, Hội kế toán Việt Nam đã được thành lập Đến tháng 5/1998, Hội kế toán Việt Nam đã được kết nạp và chính thức là thành viên thứ 7 của AFA (Liên đoàn kế toán ASEAN), và cũng là thành viên thứ 130 của IFAC (Liên đoàn kế toán quốc tế) Đồng thời, Hội kế toán Việt Nam còn là thành viên của IASC (Ủy ban chuẩn mực Quốc tế về kế toán)

Từ năm 1995 đến năm 2001, chính sách phát triển kinh tế theo hướng hội nhập quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải cung cấp và cho phép tiếp cận với một hệ thống luật pháp đầy đủ và hệ thống Báo cáo tài chính minh bạch Trong quá trình hội nhập, thông qua các công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam, những hệ thống kế toán chuyên nghiệp của quốc tế dần dần du nhập vào Việt Nam và cung cấp cho những nhà làm luật và các kế toán viên chuyên nghiệp nhiều ví dụ về mô hình kế toán quốc tế

Cải tiến hệ thống kế toán tại Việt Nam thực sự bắt đầu từ năm 1995 được thể hiện ở những mốc quan trọng sau:

- Quyết định 1141-TC/QĐ-CĐKT, ngày 01/11/1995, ban hành hệ thống kế toán

cho doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế

- Năm 1998, khởi động xây dựng Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) - Năm 2000, thành lập Hội đồng kế toán quốc gia

Hệ thống kế toán giai đoạn này trên cơ bản đã hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho các bên liên quan, và bước đầu đã tiếp cận với Chuẩn mực kế toán quốc tế Tuy nhiên, tính minh bạch và độ tin cậy của hệ thống kế toán Việt Nam chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài Vì thế, đòi hỏi các chuyên gia về kế toán phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống kế toán

Với sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu, Bộ Tài chính, cụ thể là Vụ Chế độ kế toán đã soạn thảo và ban hành Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành dựa trên Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), nay gọi chung là Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS - International Financial Reporting Standard) Tính đến tháng 12 năm 2008 Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được ban hành 5 đợt:

+ Đợt 1: Ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 31/12/2001, gồm 4 chuẩn mực

+ Đợt 2: Ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 31/12/2002, gồm 6 chuẩn mực

+ Đợt 3: Ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 30/12/2003, gồm 6 chuẩn mực

+ Đợt 4: Ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 15/02/2005, gồm 6 chuẩn mực

+ Đợt 5: Ban hành theo Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 28/12/2005, gồm 4 chuẩn mực

Trang 13

Sau 5 đợt ban hành Chuẩn mực kế toán Việt Nam, ngày 20 tháng 03 năm 2006, Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC về ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp, đã hệ thống hóa lại một cách toàn diện chế độ kế toán Việt Nam

Từ năm 2006 đến tháng 12 năm 2013 chế độ kế toán Việt Nam tiếp tục được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với những thay đổi của nền kinh tế, xã hội Tuy nhiên những thay đổi này không có tính hệ thống chỉ mang tính chất điều chỉnh

Cùng với quá trình hội nhập thế giới, hệ thống kế toán của Việt Nam không ngừng đổi mới và hoàn thiện Việt Nam chủ động mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức về kế toán và nâng tầm vị thế của kế toán khi Hiệp định khung về thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực kế toán đã được ký kết giữa Việt Nam và 10 nước ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 10 diễn ra vào tháng 8/2011

Ngày 22 tháng 12 năm 2014, Bộ Tài Chính đã ký ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp mới theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Việc ban hành thông tư số 200/2014/TT-BTC nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, thúc đẩy môi trường đầu tư kinh doanh

Ngày 20 tháng 11 năm 2015, Quốc Hội ban hành Luật kế toán 2015 nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập về tài chính, kế toán Việc ban hành này cũng nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng của công tác kế toán với vai trò là công cụ trong quản lý tài chính, vốn, tài sản của nhà nước, của doanh nghiệp, là công cụ quản lý, giám sát của Nhà nước với nhiều quy định về nội dung công tác kế toán; tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán; hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán; quản lý nhà nước về kế toán

Sau hơn 9 năm thực hiện Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược phát triển kế toán, kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, lĩnh vực kế-kiểm đã có những bước tiến vượt bậc, góp phần hiệu quả trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng hệ thống kế toán theo xu hướng tiếp cận và hội tụ với kế toán quốc tế Chúng ta từng bước lập kế hoạch triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

1.2 KHÁI NIỆM VÀ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN 1.2.1 Khái niệm

Trên thế giới, đã có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm kế toán dưới nhiều khía cạnh khác nhau Có khái niệm hướng vào nhiệm vụ của kế toán, có khái niệm lại hướng vào chức năng của kế toán, nhưng cũng có những khái niệm hướng vào cả công việc cụ thể của kế toán và cả chức năng của kế toán

Theo Viện Kế toán công chứng Mỹ (Committee on Terminology of AICPA) vào năm 1941: kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại và tổng hợp một cách có ý nghĩa và theo hình thái tiền tệ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các sự kiện mà ít nhiều có liên quan đến tài chính và giải trình kết quả của việc ghi chép này

Đến năm 1970, Viện Kế toán công chứng Mỹ lại có khái niệm về kế toán như sau: Kế toán cung cấp thông tin định lượng, chủ yếu mang tính chất tài chính về các đơn vị kinh tế nhằm giúp ích cho việc ra các quyết định kinh tế

Trang 14

Hai khái niệm trên của Viện Kế toán công chứng Mỹ xem xét kế toán ở hai góc độ khác nhau Khái niệm thứ nhất hướng vào nhiệm vụ của kế toán, trong khi khái niệm thứ hai lại hướng vào chức năng của kế toán là cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định

Một khái niệm khác hướng vào chức năng của kế toán: Kế toán là hoạt động dịch vụ, chức năng của nó là cung cấp thông tin định lượng, chủ yếu về phương diện tài chính, của một đơn vị kinh tế, phục vụ cho việc đưa ra các quyết định kinh tế, cho việc lựa chọn các phương án khác nhau (Accounting Principles Board 1970)

Tại Việt Nam, Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước ban hành ngày 18 tháng 3 năm 1989 đưa ra khái niệm về kế toán như sau: kế toán là công việc ghi chép, tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới hình thức giá trị để phản ánh, kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và kinh phí của Nhà nước cũng như từng tổ chức, xí nghiệp

Theo Luật Kế toán Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động” Có nghĩa là, Luật Kế toán năm 2003 đã đề cập đến kế toán dưới 2 góc độ: nhiệm vụ và chức năng của kế toán

Như vậy, các khái niệm về kế toán đều có chung điểm thống nhất: Kế toán được xem là một hệ thống thông tin Đây cũng chính là bản chất của kế toán Thông tin do kế toán cung cấp mang tính chất toàn diện, thường xuyên, liên tục, có hệ thống về tình hình hoạt động của một tổ chức

Những thông tin do kế toán cung cấp thường có tính hai mặt của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình: tài sản và nguồn hình thành tài sản, chi phí và thu nhập, thu và chi, nhập và xuất, vay và trả, …

Bên cạnh đó, mỗi thông tin kế toán thu được đều là kết quả của quá trình có hai mặt: thông tin và kiểm tra (quá trình thông tin đồng thời cũng là quá trình kiểm tra) Ví dụ: các phiếu nhập kho nguyên vật liệu vừa cho biết thông tin về tình hình cung cấp nguyên vật liệu, nhưng các phiếu nhập cũng là cơ sở để kiểm tra nguyên vật liệu mua về có được nhập kho đủ hay không? có xảy ra tình trạng thiếu hụt không?)

1.2.2 Đối tượng

Nghiên cứu đối tượng của kế toán là xác định những nội dung mà kế toán phải thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin Đối tượng của kế toán là một trong những nội dung của quá trình tái sản xuất xã hội Khác với các môn khoa học kinh tế khác, đối tượng của kế toán là quá trình sản xuất kinh doanh thông qua sự hình thành và vận động của tài sản trong một đơn vị cụ thể nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản Có thể cụ thể hóa đặc điểm của đối tượng kế toán như sau:

- Kế toán nghiên cứu các yếu tố của quá trình tái sản xuất trên góc độ tài sản và nguồn hình thành các tài sản

Trang 15

- Kế toán nghiên cứu sự vận động liên tục của tài sản trong quá trình kinh doanh của các đơn vị

- Trong hoạt động kinh doanh của các đơn vị, bên cạnh các mối quan hệ trực tiếp liên quan đến tài sản của đơn vị còn phát sinh cả những mối quan hệ kinh tế - pháp lý ngoài tài sản của đơn vị như: sử dụng tài sản thuê ngoài, nhận vật liệu gia công chế biến, … Những mối quan hệ này cũng đặt ra yêu cầu phải giải quyết trong kế toán

- Phạm vi biểu hiện của đối tượng kế toán là các đơn vị kinh tế, cơ sở của nền kinh tế Việc nghiên cứu quá trình tái sản xuất trong phạm vi các đơn vị kinh tế này có ý nghĩa lớn về nhiều mặt, đồng thời tạo điều kiện tổng hợp những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu quá trình sản xuất trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế

- Ngoài các đơn vị kinh tế, các đơn vị sự nghiệp tuy không phải là những đơn vị kinh doanh nhưng tham gia vào từng khâu của quá trình tái sản xuất xã hội (trực tiếp hoặc gián tiếp) được giao một số vốn nhất định và cần sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nên các đơn vị này cũng là đối tượng của kế toán

Luật kế toán Việt Nam quy định rất rõ về đối tượng kế toán với từng lĩnh vực hoạt động như sau:

• Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm:

- Tiền, vật tư và tài sản cố định - Nguồn kinh phí, quỹ

- Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán - Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động - Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước

- Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước - Nợ và xử lý nợ của nhà nước

- Tài sản quốc gia

- Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán

• Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm các tài sản, nguồn hình thành tài sản theo quy định sau:

- Tiền, vật tư và tài sản cố định - Nguồn kinh phí, quỹ

- Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán - Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động - Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán

• Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:

- Tài sản cố định, tài sản lưu động - Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

- Doanh thu, chi phí kinh doanh, chi phí khác và thu nhập khác

Trang 16

- Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước

- Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh - Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán

• Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính, gồm:

- Tiền, tài sản cố định

- Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng

- Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán - Các khoản cam kết, bảo lãnh, các giấy tờ có giá - Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

- Các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh, chi phí khác và thu nhập - Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước

- Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh

Để hiểu rõ hơn đối tượng của kế toán cần đi sâu xem xét hai mặt biểu hiện của tài sản là kết cấu của tài sản và nguồn hình thành tài sản một cách cụ thể và sau đó là quá trình vận động của tài sản trong các đơn vị kế toán

1.2.2.1 Kết cấu của tài sản

Bất cứ một đơn vị kinh tế nào khi bắt đầu, cũng như để tồn tại và duy trì hoạt động cần có một lượng tài sản nhất định Theo VAS 01 “Chuẩn mực chung”: Tài sản của doanh nghiệp là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai

Tuy nhiên, chỉ có những nguồn lực nào thuộc quyền kiểm soát của đơn vị, mà nó được hình thành từ các giao dịch hoặc các sự kiện đã qua như góp vốn, mua sắm, tự sản xuất, được cấp, được biếu tặng mới được gọi là tài sản của đơn vị Các giao dịch hoặc các sự kiện dự kiến sẽ phát sinh trong tương lai không làm tăng tài sản của đơn vị trong hiện tại

Nghiên cứu tài sản về mặt kết cấu là xem tài sản của đơn vị kế toán gồm những loại gì và được phân bổ như thế nào Tùy vào đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mà tài sản được phân chia thành các nhóm khác nhau nhưng về cơ bản tài sản được chia thành hai nhóm là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

Tài sản ngắn hạn: là những nguồn lực do đơn vị kinh doanh kiểm soát và có

thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của đơn vị như tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác

Tài sản dài hạn: là những nguồn lực do đơn vị kinh doanh kiểm soát và có thể

thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên một năm hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường của đơn vị như các khoản phải

Trang 17

thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác

Chu kỳ kinh doanh của đơn vị kinh doanh là khoảng thời gian từ khi mua vật liệu đưa vào hoạt động sản xuất đến khi bán hàng và thu được tiền

Ví dụ 1.1:

Một đơn vị chế biến lương thực (sản xuất bún, mì, bánh tráng) mua nguyên liệu là gạo hay bột gạo về nhập kho, sau đó xuất kho đưa vào chế biến sản phẩm Khi hoàn giai đoạn chế biến, sản phẩm được nhập kho hoặc giao bán ngay cho khách hàng và khách hàng có thể trả tiền sau một thời gian nhất định hoặc trả tiền ngay Thời gian trung bình để hoàn thành chu kỳ nêu trên là 45 ngày

Như vậy, nguyên vật liệu, thành phẩm của công ty nói trên thuộc nhóm tài sản ngắn hạn

Phân loại tài sản của các đơn vị được khái quát tại Sơ đồ 1.1: Sơ đồ 1.1: Kết cấu tài sản

Nội dung cụ thể của các khoản mục tài sản:

- Tiền gồm có: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển

45 ngày

TÀI SẢN NGẮN

HẠN TÀI

SẢN THEO

KẾT CẤU

TÀI SẢN DÀI HẠN

- Tiền và các khoản tương đương tiền - Đầu tư tài chính ngắn hạn

- Các khoản phải thu ngắn hạn khác - Hàng tồn kho

- Tài sản ngắn hạn khác

- Các khoản phải thu dài hạn - TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình - Bất động sản đầu tư

- Đầu tư tài chính dài hạn - Tài sản dài hạn khác

Trang 18

- Các khoản tương đương tiền gồm: kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, … có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn gồm: kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, tiền gửi có kỳ hạn mà thời hạn thu hồi vốn trên 3 tháng nhưng dưới một năm Các loại chứng khoán khác như: cổ phiếu, trái phiếu mua với mục đích thương mại cũng được xếp vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

- Các khoản phải thu ngắn hạn gồm: các khoản nợ phải thu có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới một năm hoặc thanh toán trong một chu kỳ kinh doanh (như: khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ…)

- Hàng tồn kho gồm: nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ; hàng hoá được mua về để dự trữ cho sản xuất, thành phẩm sản xuất ra để tiêu thụ

- Tài sản ngắn hạn khác gồm có: các khoản tạm ứng, chi phí trả trước ngắn hạn, các loại tải sản đem đi cầm cố, ký quỹ; tài sản thiếu chờ xử lý

- Các khoản phải thu dài hạn gồm: các khoản nợ phải thu có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên một năm hoặc thanh toán dài hơn một chu kỳ kinh doanh - TSCĐ hữu hình bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý, cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm, …

- TSCĐ vô hình: quyền sử dụng đất có thời hạn, phần mềm máy vi tính, … - Bất động sản đầu tư gồm: quyền sử dụng đất, nhà, cơ sở hạ tầng do đơn vị kế

toán nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn bao gồm: đầu tư vào công ty con, đầu tư

vào công ty liên kết, liên doanh

- Tài sản dài hạn khác gồm: các khoản đem đi ký quỹ dài hạn, chi phí trả trước dài hạn

Trong các đơn vị sản xuất khác nhau, kết cấu các tài sản cũng khác nhau và trong từng đơn vị kết cấu tài sản cũng thường xuyên thay đổi Để hoạt động SXKD của đơn vị có hiệu quả cao cần phải đảm bảo sao cho kết cấu tài sản của đơn vị hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng thời kỳ hoạt động của đơn vị Ví dụ như đối với doanh nghiệp chế biến hàng nông sản, thuỷ sản, … hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn Đối với doanh nghiệp khai thác, sản xuất xe hơi, thuỷ điện, vận tải biển tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản

Trang 19

Nợ phải trả (Liabilities): Là nghĩa vụ hiện tại của đơn vị kế toán phát

sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà đơn vị phải thanh toán từ các nguồn lực của mình Hiểu đơn giản hơn, nợ phải trả là các khoản tiền mà đơn vị kế toán còn nợ các chủ nợ tại một thời điểm nhất định

Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua như mua hàng hoá chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hóa, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả người lao động, thuế phải nộp, Nợ phải trả của đơn vị kế toán được chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn:

- Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ mà đơn vị kế toán có trách nhiệm phải hoàn trả

trong vòng một năm hoặc một chu kỳ hoạt động kinh doanh bình thường của đơn vị bao gồm: vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, quỹ khen thưởng, phúc lợi

- Nợ dài hạn: là các khoản nợ có thời gian trả nợ trên một năm hoặc hơn một chu

kỳ hoạt động kinh doanh bình thường của đơn vị kế toán như: phải trả dài hạn người bán, vay và nợ dài hạn …

Vốn chủ sở hữu (Equity): Là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính

bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ (-) Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu bao gồm các khoản mục chính sau:

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: là toàn bộ vốn đóng góp (ban đầu và bổ sung trong

quá trình sản xuất kinh doanh) của các chủ doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp tư nhân, đó là vốn đóng góp của một cá nhân; Đối với công ty cổ phần, đó là vốn cổ phần do cổ đông đóng góp; Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh đó là vốn do các thành viên tham gia công ty đóng góp, …

- Thặng dư vốn cổ phần: là số chênh lệch giữa giữa giá thực tế phát hành với

mệnh giá cổ phiếu (khoản mục thặng dư vốn cổ phần chỉ tồn tại ở các công ty cổ phần)

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái gồm: chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh

trong kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động)

- Các quỹ bao gồm:

Trang 20

+ Quỹ đầu tư phát triển: được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và được sử dụng vào việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư theo chiều sâu của doanh nghiệp

+ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp: được sử dụng tại các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật Nguồn thu của Quỹ có thể bao gồm các khoản như: Thu từ cổ phần hóa; Thu từ các hình thức sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp; Kinh phí hỗ trợ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Lãi tiền gửi của Quỹ tại ngân hàng Các khoản chi quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu, giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư và xử lý các vấn đề tài chính theo quy định của pháp luật; Bổ sung vốn điều lệ cho các đơn vị theo quy định của pháp luật…

+ Các quỹ khác thuộc nguồn vốn chủ sở hữu: được hình thành từ lợi nhuận sau thuế Việc trích và sử dụng quỹ khác thuộc nguồn vốn chủ sở hữu phải theo chính sách tài chính hiện hành đối với từng loại doanh nghiệp hoặc theo quyết định của chủ sở hữu

- Cổ phiếu quỹ: là cổ phiếu do công ty phát hành và được mua lại bởi chính công

ty phát hành Cổ phiếu này sẽ được tái phát hành trở lại trong khoảng thời gian theo quy định của Luật chứng khoán Các cổ phiếu quỹ do công ty nắm giữ không được nhận cổ tức, không có quyền biểu quyết trong Đại hội cổ đông, hay tham gia chia phần tài sản khi công ty giải thể Khi chia cổ tức cho các cổ phần, các cổ phiếu quỹ do công ty nắm giữ được coi là cổ phiếu chưa bán

- Lợi nhuận chưa phân phối: là lợi nhuận sau thuế chưa chia cho chủ sở hữu hoặc

Trang 21

Trong từng thời kỳ hoạt động, nhu cầu vốn của đơn vị có sự khác nhau Do đó, để đảm bảo cho đơn vị hoạt động có hiệu quả cao, các nhà quản lý cần nhận thức và phải có biện pháp khai thác, huy động triệt để các nguồn vốn với chi phí thấp nhất

Tương quan giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu gọi là cơ cấu tài chính Tùy vào đặc điểm hoạt động kinh doanh, khả năng huy động vốn các nhà quản trị sẽ thiết lập cho đơn vị mình cơ cấu tài chính hợp lý nhất

Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn trong một đơn vị kế toán

Ở mỗi đơn vị kế toán, về mặt lượng tổng giá trị tài sản bao giờ cũng bằng tổng nguồn hình thành tài sản vì một tài sản có thể được hình thành từ một hoặc nhiều nguồn khác nhau và ngược lại một nguồn có thể tham gia hình thành nên một hay nhiều loại tài sản

Ví dụ 1.3:

+ Để mua TSCĐ Z trị giá 500 triệu đồng, đơn vị kế toán A đã vay ngân hàng 500 triệu đồng với thời hạn 2 năm để thanh toán cho người bán Như vậy, tài sản của đơn vị kế toán A là 500 triệu đồng và khoản vay dài hạn cũng là 500 triệu đồng

NỢ PHẢI

TRẢ

NGUỒN VỐN

- NỢ NGẮN HẠN:

Phải trả người bán ngắn hạn Thuế phải nộp ngân sách nhà nước Phải trả người lao động

- VỐN CHỦ SỞ HỮU:

Vốn đầu tư chủ sở hữu

Chênh lệch đánh giá lại tài sản Chênh lệch tỷ giá hối đoái Quỹ đầu tư phát triển Cổ phiếu quỹ

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối …

- NGUỒN KINH PHÍ:

Nguồn kinh phí sự nghiệp

Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ …

Trang 22

+ Đơn vị kế toán A mua hàng hóa trị giá 200 triệu đồng, người bán chấp nhận bán chịu 60% giá trị hàng, ngân hàng cho vay với thời hạn 3 tháng để thanh toán 40% giá trị hàng còn lại Trong trường hợp này, tài sản là 200 triệu đồng được hình thành từ hai nguồn vốn là khoản phải trả người bán 120 triệu đồng và khoản vay ngắn hạn là 80 triệu đồng

Do đó, ta luôn có phương trình kế toán

TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN

TỔNG NGUỒN VỐN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU TỔNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU VỐN CHỦ SỞ HỮU = TỔNG TÀI SẢN - NỢ PHẢI TRẢ

Phương trình kế toán này thể hiện tính cân bằng về mặt lượng luôn được duy trì giữa giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình SXKD và tại tất cả các đơn vị kế toán

Trong thực tế, phương trình kế toán nói trên được vận dụng để lập Bảng cân đối kế toán Đây là một trong những bản báo cáo tài chính quan trọng, cung cấp thông tin về tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của các đơn vị kế toán Ví dụ sau đây sẽ làm rõ hơn về tính cân đối của tài sản và nguồn vốn

Ví dụ 1.4:

Tại ngày 31/12/N tình hình tài sản và nguồn vốn của đơn vị kế toán ABC như sau: (Đvt: triệu đồng)

Phải trả người lao động 510 Thuế GTGT được khấu trừ 180

Tiền gửi ngân hàng 2.050 Thuế và các khoản phải nộp NN

63

Phải trả người bán ngắn hạn 1.675 Quỹ khen thưởng phúc lợi 230

Tài sản cố định hữu hình 8.230 Phải trả người bán dài hạn 630

Chi phí trả trước dài hạn 650 Lợi nhuận chưa phân phối X

Giả định: TSCĐ chưa khấu hao

Yêu cầu:

- Tính X (nêu rõ cách tính)

- Xác định tổng tài sản, tổng nguồn vốn Hướng dẫn thực hiện:

Trang 23

- Để xác định tổng tài sản và tổng nguồn vốn cần sắp xếp các khoản mục tài sản

và nguồn vốn vào 2 cột riêng biệt (trong thực tế gọi là lập Bảng cân đối kế toán - hay Báo cáo tình hình tài chính)

- Cộng tổng giá trị tài sản

- Cộng tổng giá trị nguồn vốn (chưa có X)

Mẫu Bảng cân đối kế toán và cách lập cụ thể sẽ được trình bày ở chương 6 Sau đây minh họa Bảng cân đối kế toán dạng đơn giản (Bảng 1.1)

Bảng 1.1: Bảng cân đối kế toán

Tại ngày 31 tháng 12 năm N

Thuế GTGT được khấu trừ 180 Thuế và các khoản phải nộp NN

63

1.872

Xác định X

Ta có : Tổng Tài sản = Tổng Nguồn vốn 19.825 = 17.953 + X

X= 19.825 – 17.953 = 1.872

Như vậy, tổng giá trị tài sản của đơn vị ABC cân bằng với tổng giá trị nguồn vốn

1.2.2.3 Quá trình vận động của tài sản

Mỗi loại hình doanh nghiệp có tính chất và đặc điểm kinh doanh khác nhau, vì thế quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp này cũng bao gồm các giai đoạn khác nhau Đối với chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp sản xuất được thể hiện qua ba giai đoạn, đó là:

- Giai đoạn cung cấp: Đây chính giai đoạn cung cấp các yếu tố đầu vào của quá

trình sản xuất với mục đích tạo ra sản phẩm mới như mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định và sức lao động của nhân công

- Giai đoạn sản xuất: Là giai đoạn kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm

Trong giai đoạn này sẽ phát sinh các khoản chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 24

từ giá trị nguyên liệu, vật liệu dùng để trực tiếp tạo ra sản phẩm; chi phí nhân công trực tiếp phát sinh từ việc tính các khoản phải trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra thành phẩm; chi phí sản xuất chung là tổng hợp các khoản chi phí liên quan đến bộ phận quản lý phân xưởng sản xuất, bao gồm các khoản chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, khấu hao tài sản cố định, tiền điện, tiền nước, …

- Giai đoạn tiêu thụ: Là quá trình bán các thành phẩm mà doanh nghiệp đã sản

xuất trong kỳ Trong giai đoạn này cũng có sự tham gia của người lao động và các tư liệu lao động như công cụ, dụng cụ, tài sản cố định,…

Đối với doanh nghiệp thương mại, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm 2 giai đoạn là mua hàng và bán hàng Sự khác biệt rõ nét nhất của doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại thể hiện ở giai đoạn sản xuất, giai đoạn này chỉ tồn tại ở doanh nghiệp sản xuất nhưng không tồn tại ở các doanh nghiệp thương mại thuần túy Ngoài ra mục đích mua hàng giữa các doanh nghiệp này cũng khác nhau, một bên mua hàng (giai đoạn cung cấp) về để chế biến thành sản phẩm mới, bên kia mua hàng về để bán lại Trong thực tế họat động sản xuất và thương mại có thể tồn tại trong cùng một doanh nghiệp

Trong quá trình SXKD, tài sản của các đơn vị kế toán không ngừng vận động qua các giai đoạn khác nhau Qua mỗi giai đoạn vận động, tài sản thay đổi về hình thái vật chất và lượng giá trị Sự biến đổi về hình thái tồn tại của tài sản chủ yếu phụ thuộc vào lĩnh vực họat động của từng đơn vị

- Đối với đơn vị sản xuất: chức năng là sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã sản xuất

Quá trình vận động của tài sản trong đơn vị có hoạt động sản xuất bao gồm ba giai đoạn: giai đoạn cung cấp (mua hàng), giai đoạn sản xuất và giai đoạn tiêu thụ (bán hàng): T – H … SX … H’– T’

Trong giai đoạn cung cấp (T – H), dựa theo phuơng án sản xuất đã lựa chọn và tình hình thực tế của thị trường, các đơn vị sử dụng tiền (T) mua sắm những tư liệu sản xuất cần thiết (H) (nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, trang thiết bị, ) để thực hiện kế hoạch sản xuất Kết quả là tài sản dưới hình thái tiền tệ được chuyển thành tài sản dự trữ cho sản xuất

Giai đoạn sản xuất (H…SX… H’) là giai đoạn kết hợp giữa lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm Trong giai đoạn này luôn tồn tại hai mặt đối lập là chi phí chi ra (chi phí về lao động, về khấu hao TSCĐ, về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ) và kết quả thu được (thành phẩm hoặc khối lượng dịch vụ hoàn thành, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang) Yêu cầu cơ bản của hoạt động kinh doanh là mỗi đơn vị phải tự bù đắp chi phí bằng kết quả kinh doanh của mình và đảm bảo có lãi Như vậy, ở giai đoạn này tài sản không chỉ biến đổi về mặt hình thái biểu hiện mà còn thay đổi về lượng giá trị, tạo ra lượng giá trị mới của sản phẩm (H’)

Cuối cùng là giai đoạn tiêu thụ (H’ – T’), thành phẩm được bán và thu tiền ngay hoặc có thể tồn tại dưới dạng khoản phải thu, sau một thời gian mới thu được tiền (T’) So với số tiền ứng ra ban đầu (T), về nguyên tắc T’ phải lớn hơn T (T’ > T) và T’- T >

Trang 25

18

sản xuất và được thực hiện ở khâu tiêu thụ Đây là kết quả tài chính của đơn vị kế toán Kết quả này được phân phối trên cơ sở kết hợp giữa ba lợi ích: lợi ích nhà nước, lợi ích các đơn vị và lợi ích của người lao động Sự vận động của tài sản tại các đơn vị sản xuất theo các giai đoạn chủ yếu như trên được lặp đi lặp lại gọi là sự tuần hoàn của tài sản

- Đối với các đơn vị kinh doanh thương mại: thực hiện chức năng mua, bán hàng

hóa Tài sản trong lĩnh vực hoạt động này vận động như sau: T - H - T’, có nghĩa là tài sản vận động qua 2 giai đoạn Giai đoạn 1, tài sản dưới hình thái tiền tệ chuyển thành hàng hóa dự trữ cho tiêu thụ và giai đoạn 2, hàng hóa chuyển thành tiền hay khoản phải thu của người mua Về nguyên tắc T cũng phải lớn hơn T (T’> T) và T’- T = Lợi nhuận của các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực thương mại Sự vận động của tài sản ở các đơn vị kinh doanh thương mại như trên cũng mang tính tuần hoàn

- Đối với các đơn vị kinh doanh tiền tệ: Đặc trưng của các đơn vị kinh doanh tiền

tệ là huy động vốn từ nền kinh tế – xã hội (nhận tiền gửi) và đem cho vay trong một thời gian nhất định Đến hạn đơn vị kinh doanh tiền tệ sẽ thu lại toàn bộ số tiền đã cho vay cộng với tiền lãi

Như vậy, trong bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào, tài sản cũng vận động liên tục qua các giai đoạn khác nhau Nếu tính từ một hình thái tồn tại cụ thể nhất định, sau một quá trình vận động, tài sản trở lại hình thái ban đầu được gọi là một vòng tuần hoàn hay một vòng chu chuyển hay một chu kỳ hoạt động

Chu kỳ hoạt động của đơn vị sản xuất, thương mại được thể hiện khái quát qua Sơ đồ (1.3) và (1.4) như sau :

Sơ đồ 1.3: Chu kỳ hoạt động của đơn vị sản xuất

Sơ đồ 1.4: Chu kỳ hoạt động của đơn vị thương mại

Nguyên vật liệu Công cụ, dụng cụ

Khoản phải thu

Quá trình sản xuất Quá trình cung cấp

Tiền

Thành phẩm Quá trình tiêu thụ

Giai đoạn mua hàng

Khoản phải thu

Trang 26

Trong quá trình tuần hoàn, tài sản không chỉ biến đổi về hình thái vật chất mà quan trọng hơn là biến đổi về lượng giá trị (trừ trường hợp huy động thêm vốn) Giá trị tăng thêm của tài sản là mục tiêu của các đơn vị kế toán nhằm tăng thêm nguồn vốn chủ sở hữu sau khi thực hiện đầy đủ trách nhiệm pháp lý của đơn vị đối với nhà nước về thuế Những thông tin về sự biến đổi lượng giá trị rất cần thiết cho việc tìm ra phương hướng và biện pháp thường xuyên nâng cao hiệu quả của quá trình tái sản xuất – quá trình vận động và lớn lên của tài sản Vì vậy, quá trình tuần hoàn của tài sản là đối tượng của kế toán

Ngoài ra, trong hoạt động kinh doanh của mình, các đơn vị phải giải quyết hàng loạt các mối quan hệ kinh tế, bên cạnh những quan hệ kinh tế chủ yếu liên quan đến việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của đơn vị (hoặc tài sản được giao sử dụng lâu dài với đơn vị nhà nước)

Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế, các mối quan hệ kinh tế pháp lý phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp có liên quan và ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của hầu hết các tổ chức kinh tế Các mối quan hệ kinh tế pháp lý này còn được quan niệm là những mối quan hệ không chuyển quyền sở hữu Thuộc các mối quan hệ này thường bao gồm bốn loại chủ yếu sau:

(1) Các mối quan hệ phát sinh do hợp đồng kinh tế chuyển giao quyền sử dụng như: nguyên vật liệu nhận gia công chế biến, sản phẩm, hàng hóa nhận giữ hộ, bao bì vật liệu đóng gói gắn liền với hàng hóa phải hoàn lại người bán…

(2) Các mối quan hệ kinh tế gắn liền với nghĩa vụ trách nhiệm của các tổ chức kinh tế như: trách nhiệm trong việc bảo hành sản phẩm, hàng hóa, trong việc bảo vệ tài sản, bản vẽ, kim loại quý hiếm…

(3) Các mối quan hệ thuần túy về nghĩa vụ của đơn vị trong việc sử dụng của cải xã hội như: trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, trong việc sử dụng tài nguyên và cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội…

(4) Các mối quan hệ nội bộ đặc biệt là đánh giá cống hiến và hưởng thụ từng nhóm, từng người lao đọng trong các lĩnh vực hoạt động thuộc các thành phần kinh tế khác nhau

Những thông tin về mối quan hệ này rất cần thiết trong việc quản lý cả ở tầm vĩ mô và ở tầm vi mô Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có loại quan hệ thứ nhất được kế toán theo dõi ở những tài khoản ngoài bảng

Từ những điểm đã trình bày ở trên cho thấy đối tượng kế toán là tài sản và nguồn hình thành tài sản cũng như quá trình tuần hoàn của những tài sản đó qua các giai đoạn nhất định của quá trình tái sản xuất và các quan hệ kinh tế pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị kế toán

Trang 27

1.3 VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA KẾ TOÁN 1.3.1 Vai trò

Có thể nhận thấy, vai trò của kế toán, kiểm toán Việt Nam ngày càng được khẳng định và đề cao trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập Cụ thể:

Thứ nhất, đối với Nhà nước: Yêu cầu đặt ra là phải phản ánh cho được, kiểm kê, kiểm soát chặt chẽ toàn bộ ngân quỹ nhà nước và tài sản quốc gia ở mọi thời điểm và sự vận động của nó Kế toán là công cụ hữu hiệu ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tình hình và sự vận động của các nguồn tài chính (dưới các hình thức như thuế, phí, lợi ích quốc gia, các khoản vay, trả nợ, chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi chương trình, mục tiêu, dự án, các nhiệm vụ đặc biệt…), toàn bộ tài sản quốc gia và thông qua đó để kiểm tra, kiểm soát được các chức năng lực thực sự, biến động, chuyển dịch của tài sản quốc gia, ngân quỹ nhà nước, giúp Nhà nước đưa ra các quyết định kinh tế, những biện pháp quản lý kinh tế - tài chính hữu hiệu Kế toán nhà nước là một bộ phận của kế toán nói chung trong nền kinh tế quốc dân, do vậy, cũng phải tuân thủ những nguyên tắc và phương pháp kế toán chung Tuy nhiên, kế toán nhà nước có vị trí độc lập nhất định trong hệ thống kế toán chung, gắn liền với chu chuyển kinh tế - tài chính qua ngân sách nhà nước, quỹ ngân sách nhà nước và ngân quỹ nhà nước

Kế toán nhà nước phản ánh, kiểm tra và cung cấp thông tin hoạt động kinh tế - tài chính của Nhà nước trên phạm vi cả nước, hay từng địa phương, toàn bộ hoạt động của ngân sách nhà nước, của ngân quỹ nhà nước, nợ của Nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và tài sản nhà nước, các hợp đồng kinh tế - tài chính của từng đơn vị sử dụng ngân quỹ nhà nước

Thứ hai, đối với DN, các tổ chức kinh tế: Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tài chính, kế toán không chỉ có chức năng phản ánh và kiểm soát, mà còn phải thoả mãn những đòi hỏi của những đối tượng sử dụng thông tin kế toán cả trong và ngoài DN

Chức năng của kế toán là cung cấp thông tin, nhất là thông tin có ích về hoạt động để các đối tượng cần thông tin kế toán có căn cứ đề ra các quyết định kinh tế Những thông tin của kế toán cho phép các nhà kinh tế (doanh nhân, nhà đầu tư, nhà quản lý ) lựa chọn quyết định hợp lý để định hướng hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư

Mục đích quan trọng của kế toán là phân tích, giải thích và sử dụng thông tin cho hoạt động kinh tế tài chính Kế toán giúp cho các nhà quản lý, các nhà kinh doanh có cái nhìn toàn diện về hoạt động kinh tế, tài chính DN Vì vậy, thông tin do kế toán thu thập, xử lý và cung cấp phải đầy đủ và tin cậy Mức độ tin cậy của thông tin được kiểm tra, đánh giá, khẳng định thông qua hoạt động kiểm toán, một hoạt động mang tính độc lập cao về chuyên môn, nghiệp vụ

Thứ ba, kế toán, kiểm toán tạo lập căn cứ và đưa ra những tư vấn quan trọng cho các quyết định quản lý, quyết định kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh và luôn biến động, đòi hỏi các nhà quản lý tài chính nhà nước, các nhà quản trị DN luôn phải đối mặt với một thực tế luôn thay đổi, đầy biến động trong môi trường kinh tế nhiều rủi ro Họ cần có căn cứ, có những tư vấn để đưa ra những quyết định kịp thời, chuẩn xác về quản lý, về đầu tư, về kinh doanh

Trang 28

Kế toán trong kinh tế thị trường, đặc biệt là kế toán quản trị sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ, kịp thời không chỉ về quá khứ, mà cả những dự báo có căn cứ về tương lai Đồng thời, bằng những thông tin toàn diện, chi tiết và tin cậy, kế toán sẽ đưa ra những khuyến nghị, những tư vấn có giá trị cho những quyết định quản lý, quyết định kinh doanh vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính sách lược, mang tính tình thế, xử lý tình huống trong hoạt động kinh tế Ý kiến của kiểm toán không thuần túy mang tính xác nhận thông tin, mà còn từ kết quả kiểm toán đưa ra những tư vấn cần thiết cho hoạt động quản lý Đặc biệt, kiểm toán hoạt động sẽ đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả, tính hữu hiệu của các quyết định kinh doanh, quyết định quản lý để từ đó Nhà nước, DN có những điều chỉnh cho phù hợp

1.3.2 Chức năng

Qua việc nghiên cứu bản chất của kế toán cho thấy chức năng chính của kế toán là cung cấp thông tin Chức năng cung cấp thông tin của kế toán được khái quát ở Sơ đồ

1.5

Sơ đồ 1.5: Chức năng của kế toán

Kế toán là một quá trình kết nối một nguồn thông tin, một kênh thông tin với tập hợp những nơi nhận thông tin (những người sử dụng) Trên cơ sở ghi nhận những thông tin ban đầu từ hoạt động của một tổ chức, bằng hệ thống các phương pháp kế toán các thông tin ban đầu được xử lý một cách khoa học Kết quả thu được là những thông tin tổng hợp cần thiết cho quản lý Những thông tin tổng hợp được cung cấp cho những người sử dụng thông tin có liên quan để làm căn cứ đưa ra các quyết định kinh tế

Thông tin do kế toán cung cấp là một trong những cơ sở quan trọng cho các nhà quản lý phân tích để ra các quyết định kinh tế, tài chính Những thông tin mà kế toán cung cấp là kết quả sử dụng tổng hợp các phương pháp khoa học để ghi nhận và xử lý dữ liệu Hệ thống các thông tin sử dụng để ra các quyết định được thu từ nhiều nguồn khác nhau nhưng thông tin kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu được Các thông tin của kế toán phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của xã hội (xem Sơ

Trang 29

Sơ đồ 1.6: Các đối tượng sử dụng thông tin kế toán

- Trước hết, thông tin kế toán phục vụ cho các nhà quản lý Thông qua việc phân tích các thông tin kế toán, ban giám đốc (hoặc hội đồng quản trị, chủ doanh nghiệp) đưa ra các quyết định phù hợp (định ra các kế hoạch, dự án và kiểm tra việc thực hiện )

- Đối với những người có lợi ích trực tiếp với đơn vị kế toán như: nhà đầu tư, những chủ nợ… thông tin kế toán sẽ giúp họ lựa chọn mối quan hệ phù hợp để có các quyết định về vấn đề đầu tư, bán hàng, mua hàng, … đem lại hiệu quả cao nhất Ví dụ: Khi có nhu cầu vay vốn các doanh nghiệp phải cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của mình cho các ngân hàng Trong các thông tin doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng phải có các báo cáo tài chính Các báo cáo tài chính chính là thông tin do hệ thống kế toán của doanh nghiệp cung cấp

- Đối với nhà nước, thông qua kiểm tra, tổng hợp các số liệu kế toán giúp nhà nước nắm được tình hình chấp hành các luật thuế, các chính sách kinh tế, tài chính tại các đơn vị sản xuất, thương mại, dịch vụ, … Đồng thời, giúp nhà nước nắm được tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các đơn vị, từ đó bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế luật thuế cũng như hoạch định các chính sách tài chính thích hợp, từ đó kích thích kinh tế phát triển

1.4 PHÂN LOẠI KẾ TOÁN

Căn cứ vào chức năng cung cấp thông tin, người ta chia kế toán thành kế toán tài chính và kế toán quản trị

- Kế toán tài chính: Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và

cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán, bao gồm cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Báo cáo tài chính được lập trước tiên là nhằm cung cấp thông tin đến các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, Thông thường, đây là những đối tượng ít có khả năng tiếp cận với thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp, họ cũng không thể kiểm soát được chất

Người sử dụng thông tin

Nhà quản trị

- Đánh giá kết quả kinh

doanh

- Ra quyết định kinh tế - Điều hành hoạt động

kinh doanh

Người có lợi ích trực tiếp

- Tổng hợp số liệu - Đề ra chính sách,

luật lệ

Trang 30

lượng thông tin mà họ được cung cấp Chính vì vậy, để đảm bảo cho quyền lợi của nhà đầu tư, ngân hàng, các tổ chức tín dụng, đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, kế toán tài chính được quy định phải tuân thủ chặt chẽ các chuẩn mực, chế độ kế toán

- Kế toán quản trị: Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp

thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán Báo cáo kế toán quản trị được lập nhằm cung cấp thông tin giúp các nhà quản trị trong quá trình điều hành, quản lý doanh nghiệp Hầu hết thông tin trên báo cáo kế toán quản trị được tổng hợp từ hệ thống ghi chép, xử lý ban đầu giống kế toán tài chính nhưng tùy thuộc vào tình hình thực tế tại mỗi doanh nghiệp, và yêu cầu của người sử dụng mà các số liệu này thiết kế lại, phân tích thêm theo hướng giúp người sử dụng thông tin đạt được lợi ích cao nhất Bên cạnh đó, thông tin do kế toán quản trị cung cấp còn có cả các yếu tố phi tiền tệ như chất lượng của sản phẩm, mức độ hài lòng của khách hàng, năng lực sản xuất…

- Ngoài kế toán tài chính, kế toán quản trị, hệ thống kế toán của doanh nghiệp còn một bộ phận gọi là kế toán thuế Phần lớn số liệu của kế toán thuế trùng hợp với số liệu

của kế toán tài chính, nhưng do các quy định liên quan đến kế toán tài chính (chuẩn mực, chế độ kế toán) và các quy định liên quan đến thuế (luật thuế, nghị định, thông tư hướng dẫn thuế, …) có những điểm khác biệt nhất định nên khi lập báo cáo thuế, kế toán phải

thực hiện một số các điều chỉnh cho đúng với yêu cầu của thuế Phân loại theo mức độ phản ánh các đối tượng kế toán

Căn cứ theo mức độ phản ánh của các đối tượng kế toán, người ta chia thành kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết:

- Kế toán tổng hợp: thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về

các đối tượng kế toán Kế toán tổng hợp chỉ sử dụng thước đo tiền tệ

- Kế toán chi tiết: thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết về các đối

tượng kế toán, minh họa cho kế toán tổng hợp Kế toán chi tiết sử dụng cả 3 loại thước đo giá trị, hiện vật và thời gian lao động

1.4.1 Phân loại theo các lĩnh vực nghề nghiệp kế toán:

Căn cứ theo lĩnh vực nghề nghiệp kế toán, kế toán được chia thành kế toán công, kế toán trong đơn vị kinh tế, kế toán trong Tổ chức Chính phủ, kế toán điều tra

- Kế toán công: Kế toán công cung cấp các dịch vụ chuyên môn cho công chúng

liên quan đến các lĩnh vực kiểm toán, thuế và tư vấn quản lý Trong kiểm toán, kiểm toán viên độc lập kiểm tra báo cáo tài chính của công ty và đưa ra ý kiến về việc báo cáo tài chính của công ty trình bày kết quả và tình hình tài chính có tuân thủ chuẩn mực báo cáo tài chính hay không Trong lĩnh vực thuế, chuyên gia về thuế thực hiện các công việc gồm tư vấn và lập kế hoạch thuế, thiết lập tờ khai thuế và đại diện cho khách hàng trước các cơ quan chính phủ Ở lĩnh vực tư vấn quản lý, chuyên gia sẽ tư vấn cho khách hàng từ cài đặt phần mềm kế toán cơ bản hoặc hệ thống hoạch định nguồn lực doanh

Trang 31

nghiệp rất phức tạp cho đến các dịch vụ hỗ trợ thường xuyên cho các dự án tiếp thị lớn, các hoạt động mua bán và sáp nhập

- Kế toán trong đơn vị kinh tế: Kế toán viên sẽ tham gia vào các hoạt động kế toán

của đơn vị kinh tế như kế toán chi phí, lập ngân sách, thiết kế và hỗ trợ hệ thống thông tin kế toán, lập kế hoạch và lập các báo cáo thuế hoặc tham gia vào các công việc của kiểm toán nội bộ

- Kế toán trong Tổ chức Chính phủ: Kế toán viên sẽ làm việc trong các cơ quan

Chính phủ như các cơ sở giáo dục công lập, cơ quan thuế, cơ quan thực thi pháp luật và các cơ quan quản lý khác

- Kế toán điều tra: Kế toán điều tra sử dụng các kỹ năng kế toán, kiểm toán, và điều tra để tìm ra được thủ phạm biển thủ và lừa đảo xảy ra tại công ty

1.4.2 Phân loại theo lĩnh vực chủ đề

Căn cứ theo lĩnh vực chủ đề, kế toán được chia thành: kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán thuế, kiểm toán, hệ thống thông tin kế toán, kế toán điều tra

- Kế toán tài chính: Kế toán tài chính tập trung vào việc báo cáo thông tin tài chính

của một tổ chức cho những người sử dụng thông tin bên ngoài, chẳng hạn như các nhà đầu tư, các nhà đầu tư tiềm năng và các chủ nợ Kế toán tài chính tính toán và ghi nhận các giao dịch kinh doanh và lập báo cáo tài chính cho những người sử dụng bên ngoài theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung

- Kế toán quản trị: Kế toán quản trị tập trung vào việc đo lường, phân tích và báo

cáo thông tin có thể giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định nhằm thực hiện các mục tiêu của tổ chức Trong kế toán quản trị, các biện pháp và báo cáo nội bộ dựa trên phân tích chi phí - lợi ích và không bắt buộc phải tuân theo nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung

- Kế toán thuế: Kế toán thuế tập trung vào việc chuẩn bị, phân tích và trình bày các

khoản nộp thuế và khai thuế

- Kiểm toán: Kiểm toán là một dịch vụ chuyên nghiệp mang tính hệ thống và quy

ước Công việc kiểm toán báo cáo tài chính nhằm mục đích bày tỏ hoặc từ chối ý kiến độc lập về báo cáo tài chính Kiểm toán viên thể hiện ý kiến độc lập về tính hợp lý mà báo cáo tài chính trình bày tình hình tài chính, kết quả hoạt động và lưu chuyển tiền tệ của một đơn vị, phù hợp với nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và "trên mọi khía cạnh trọng yếu" Kiểm toán viên cũng phải xác định các trường hợp mà các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung không được tuân thủ một cách nhất quán

- Hệ thống thông tin kế toán: Hệ thống thông tin kế toán là một bộ phận của hệ

thống thông tin của tổ chức tập trung vào việc xử lý dữ liệu kế toán Nhiều tập đoàn sử dụng hệ thống thông tin dựa trên trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo liên quan đến hệ thống phần cứng và phần mềm máy tính và sử dụng số liệu thống kê và mô hình hóa

Trang 32

- Kế toán điều tra: Kế toán điều tra mô tả các cam kết phát sinh từ các tranh chấp

hoặc kiện tụng thực tế hoặc được dự đoán trước Kết quả của kế toán điều tra phù hợp để sử dụng trong các vụ kiện tụng được xử lý bằng pháp luật

1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN

Hệ thống phương pháp kế toán được xây dựng phù hợp với đặc điểm của đối tượng kế toán Qua những điểm phân tích ở phần trên có thể khái quát đối tượng kế toán có những đặc điểm cơ bản sau:

- Luôn có tính hai mặt, độc lập nhau nhưng cân bằng với nhau về lượng giá trị - Luôn vận động qua các giai đoạn khác nhau, nhưng theo một trật tự xác định và khép kín sau một chu kỳ nhất định

- Luôn có tính đa dạng trên mỗi nội dung cụ thể

- Mỗi đối tượng cụ thể của kế toán đều gắn liền trực tiếp đến lợi ích kinh tế, đến quyền lợi và trách nhiệm của nhiều phía khác nhau

Dựa trên những đặc điểm cơ bản của đối tượng kế toán đã hình thành nên các phương pháp kế toán Mỗi phương pháp kế tán có vị trí, chức năng nhất định và giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống phương pháp kế toán Do đó trong công tác kế toán các phương pháp này được sử dụng tổng hợp

1.5.1 Phương pháp chứng từ

Chứng từ kế toán là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế, tài chính cụ thể

Ví dụ 1.5: Chứng từ kế toán

- Chứng từ hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho…

- Chứng từ bán hàng: hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường…

- Chứng từ tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, séc, ủy nhiệm chi, giấy đề nghị tạm ứng

thanh toán tạm ứng, giấy báo Nợ, giấy báo Có …

- Chứng từ tài sản cố định: biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ,

Biên bản bàn giao sữa chữa lớn TSCĐ…

1.5.2 Phương pháp kiểm kê

Kiểm kê kế toán là phương pháp xác định giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán, nhằm đảm bảo cho số liệu kế toán trên sổ của đơn vị đúng với thực tế

1.5.3 Phương pháp tính giá

Tính giá là phương pháp dùng tiền để xác định giá trị của các loại tài sản, nguồn vốn trong đơn vị trên cơ sở số lượng và chất lượng của từng đối tượng cụ thể

1.5.4 Phương pháp tài khoản

Tài khoản là phương pháp phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh nhằm theo dõi tình hình hiện có và sự biến động của từng đối tượng kế toán cụ thể (từng tài sản, nguồn vốn, chi phí, thu nhập…) của đơn vị

Trang 33

1.5.5 Phương pháp ghi sổ

Ghi sổ kép là phương pháp phản ánh sự biến động của các đối tượng kế toán theo mối quan hệ khách quan giữa chúng do nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tạo ra vào các tài khoản kế toán

1.5.6 Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán

Tổng hợp và cân đối kế toán là phương pháp tổng hợp tình hình tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị theo từng thời kỳ nhất định và trình bày trên các báo cáo kế toán, chủ yếu trên báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…)

1.6 CÁC NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN 1.6.1 Các nguyên tắc kế toán

Những nguyên tắc cơ bản của kế toán là những nguyên tắc chung được thừa nhận trong công tác kế toán nhằm đạt các mục tiêu: dễ hiểu, thích hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh các thông tin kế toán Các nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hữu ích của thông tin kế toán đối với người sử dụng

Những nguyên tắc này được rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn của những người thực hiện công tác kế toán kết hợp với quá trình nghiên cứu của các cơ quan chức năng như Bộ tài chính, Tổng cục thống kê, các chuyên gia kế toán sau đó được thừa nhận như là một quy luật, là một trong những vấn đề có tính pháp lệnh của công tác kế toán thống kê và triển khai áp dụng thống nhất ở tất cả các đơn vị kinh tế trong phạm vi cả nước

Những nguyên tắc kế toán cơ bản được quy định trong Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS số 01 – Chuẩn mực chung”):

Cơ sở dồn tích (Accrual Basis)

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi vào sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Ví dụ 1.6:

Ngày 15 tháng 3 năm N, đơn vị kế toán ABC bán hàng cho khách hàng X Hàng hoá đã được giao cho khách hàng Giá bán theo hoá đơn là 550 triệu đồng, khách hàng X đã chấp nhận thanh toán, thời hạn thanh toán 2 bên thoả thuận là sau 60 ngày kể từ ngày giao hàng Trong trường hợp này đơn vị kế toán ABC được ghi nhận vào doanh thu tháng 3 năm N là 550 triệu đồng (mặc dù chưa thu được tiền bán hàng)

Hoạt động liên tục (Going Concern)

Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt

Trang 34

động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính

Nguyên tắc này được vận dụng trong việc định giá các loại tài sản đang sử dụng trong đơn vị Vì các tài sản đang sử dụng cho nên đơn vị chưa bán hoăc không thể bán được Do đó giá trị của những tài sản này sẽ được tính toán hoặc phản ảnh theo giá gốc, tức là theo số tiền mà thực sự đơn vị đã trả hoặc phải trả khi mua sắm hay xây dựng chứ không phải giá có được khi bán trên thị trường Mặt khác, giả thuyết về sự hoạt động lâu dài của đơn vị còn là cơ sở cho các phương pháp tính khấu hao để phân bổ giá gốc của các loại tài sản tính vào chi phí hoạt động của đơn vị theo thời gian sử dụng của chúng

Giá gốc (Historical Cost)

Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể

Theo nguyên tắc này, kế toán tập trung chú ý tới giá gốc của tài sản hơn là giá thị trường của chúng Khi đơn vị mua vào một tài sản nào đó, kế toán đều ghi chép theo giá thành hay chi phí thực tế hình thành nên tài sản đó, nói cách khác kế toán ghi chép số tiền mà đơn vị bỏ ra để có được tài sản thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của mình cho dù cùng với thời gian, giá thị trường của tài sản có thể thay đổi so với giá gốc của nó Kế toán không thể dùng giá thị trường để phản ánh tài sản trong các báo cáo tài chính mà theo giá gốc, bởi vì:

- Giá thị trường của tài sản khó ước tính Sự ước tính giá thị trường của một tài sản để lập bảng cân đối kế toán ở mọi thời điểm là khó khăn, hơn nữa những ước tính đó thuộc về vấn đề quan điểm, mang tính chủ quan còn giá gốc (giá phí) mang tính khách quan

- Phần lớn các tài sản của đơn vị mua về để sử dụng hoặc để bán nhưng rất nhiều tài sản sẽ không bán ngay Vì vậy, đơn vị không cần thiết phải ghi nhận giá thị trường của tài sản, nói các khác theo nguyên tắc hoạt động liên tục làm cho việc ước tính giá thị trường là không cần thiết

- Trong SXKD, mục đích chủ yếu là kiếm lời, người ta phải so sánh giữa giá bán với giá thành (hay số vốn bỏ ra) để xác định phần lãi đem lại được bao nhiêu Do đó việc quan tâm đến giá gốc là tất yếu

Tuy nhiên, việc ghi nhận tài sản, nguồn vốn theo giá gốc cũng tạo ra nhược điểm của các báo cáo tài chính là không phản ánh được giá trị thực của tài sản của đơn vị tại thời điểm báo cáo nên khuynh hướng chung là kế toán phải điều chỉnh giá gốc của một số loại tài sản theo giá thị trường khi có sự biến động

Phù hợp (Matching Principle)

Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc

Trang 35

tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó Thực hiện nguyên tắc phù hợp là cơ sở quan trọng để xác định đúng chỉ tiêu lợi nhuận trong một kỳ kế toán

Nhất quán (Consistency)

Nguyên tắc này quy định: Các chính sách và phương pháp kế toán đơn vị kế toán đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần Thuyết minh báo cáo tài chính

Trong kế toán có nhiều phương pháp tính khấu hao TSCĐ, tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ Mỗi phương pháp sẽ mang lại một con số khác nhau về chi phí và lợi nhuận thuần Áp dụng phương pháp nào là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị kế toán vì tất cả các phương pháp đó đều được công nhận Theo nguyên tắc này, khi đã chọn phương pháp nào thì kế toán phải áp dụng đúng phương pháp đó, không nên thay đổi thường xuyên để người sử dụng thông tin từ báo cáo tài chính không bị nhầm lẫn và có thể so sánh được Tuy nhiên, khi cần thiết phải thay đổi phương pháp đã chọn phải có lý do hợp lý và phải công bố cho những người sử dụng số liệu kế toán của đơn vị biết

Thận trọng (Prudence)

Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn

- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập - Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí

- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả

năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có khả năng phát sinh Theo nguyên tắc này, đơn vị kế toán phải xem xét, cân nhắc, phán đoán để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn sao cho ít ảnh hưởng tới quyền lợi của chủ sở hữu Muốn vậy, kế toán phải có những phương án dự phòng những khả năng xấu có thể xảy ra trong tương lai Do đó, kế toán chỉ ghi tăng nguồn vốn chủ sở hữu hoặc ghi tăng doanh thu khi có chứng cớ chắc chắn và ghi nhận các khoản lỗ có thể phát sinh trong tương lai nhưng chưa chắc chắn bằng cách ghi tăng chi phí khi xác định kết quả vào cuối năm

Trọng yếu (Materiality)

Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ

Trang 36

thể Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính

Những nguyên tắc cơ bản của kế toán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bảo đảm cho kế toán thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu trong quản lý kinh tế Đó cũng là những nguyên tắc được tôn trọng trong công tác kế toán của các nước trong khu vực và trên thế giới

1.6.2 Các yêu cầu của kế toán

Để thực hiện những nhiệm vụ nói trên của kế toán và nhằm đưa ra những quyết định kinh tế, thông tin kế toán cần phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định:

Trung thực (Integrity):

Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

Đảm bảo yêu cầu này, thông tin kế toán mới đáng tin cậy phục vụ yêu cầu quản lý (giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà quản lý trong và ngoài đơn vị nhận định đúng thực trạng về hoạt động SXKD và tình hình tài chính của đơn vị, từ đó đưa ra các quyết định phù hợp đảm bảo cho đơn vị hoạt động có hiệu quả hơn) Ngoài ra, thông tin trung thực còn có ý nghĩa bảo vệ tài sản của đơn vị (vì mỗi số liệu của kế toán đều liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhiều người)

Chỉ khi được báo cáo đầy đủ các nhà quản lý mới có thể phân tích, đánh giá, nhận thức đúng thực trạng của đơn vị và từ đó đưa ra quyết định thích hợp với từng mặt hoạt động cũng như toàn bộ hoạt động của đơn vị nhằm đem lại hiệu quả cao cho đơn vị và xã hội

Trang 37

Dễ hiểu (Understandability)

Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng Người sử dụng ở đây được hiểu là người hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh

Có thể so sánh được (Comparability)

Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh với nhau khi chúng được tính toán và trình bày nhất quán Trường hợp không nhất quán thì giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch

Để so sánh kỳ này với kỳ trước, thông tin và số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính; từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán, số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước Đồng thời, thông tin và số liệu kế toán phải được phân loại, hệ thống hóa và sắp xếp theo một trật tự nhất định

Việc so sánh được giữa số liệu kỳ này với số liệu kế hoạch, số liệu kế toán kỳ trước, số liệu kế toán giữa các đơn vị trong cùng một ngành, một lĩnh vực sẽ giúp các nhà quản lý kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, xác định được xu hướng biến động và phát triển của đơn vị, giúp họ đánh giá được mối tương quan giữa các đơn vị trong cùng một ngành, một lĩnh vực Đồng thời cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu phục vụ điều hành và quản lý trong phạm vi ngành, lĩnh vực và toàn bộ xã hội

Các yêu cầu trên đối với công tác kế toán là cần thiết khách quan bảo đảm cho kế toán thực hiện được nhiệm vụ quy định theo Luật kế toán Những yêu cầu đó cũng phù hợp với thông lệ quốc tế

1.7 MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ

1.7.1 Luật kế toán và các quy định liên quan

Luật Kế toán: Là văn bản pháp lý cao nhất về kế toán, quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc và làm cơ sở nền tảng xây dựng Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: Luật số: 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015 ngày 20 tháng 11 năm 2015 Luật này quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán Đối tượng áp dụng luật kế toán bao gồm: Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp; Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước, Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước, Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, Hộ kinh doanh, tổ hợp tác; Người làm công tác kế toán, Kế toán viên hành nghề; doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán; Tổ chức nghề nghiệp

Trang 38

về kế toán; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến kế toán và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam

1.7.2 Chuẩn mực kế toán

Hệ thống chuẩn mực kế toán: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục chung nhất làm cơ sở ghi chép kế toán và lập BCTC nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Việt Nam hiện nay đang có 26 chuẩn mực kế toán VAS được ban hành qua 5 đợt gồm 5 Quyết định (149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001; 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002; 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003; 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 và 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005) và 3 Thông tư (161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007; 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006; 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006)

Các chuẩn mực kế toán Việt Nam mới nhất bao gồm:

- Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 01 - Chuẩn mực chung - Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 02 - Hàng tồn kho

- Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 03 - Tài sản cố định hữu hình - Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 04 - Tài sản cố định vô hình - Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 05 - Bất động sản đầu tư - Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 06 - Thuê tài sản

- Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 07 - Kế toán khoản đầu tư vào công ty

liên kết

- Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 08 - Thông tin tài chính về những khoản

vốn góp liên doanh

- Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ

giá hối đoái

- Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 11 - Hợp nhất kinh doanh

- Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 14 - Doanh thu và thu nhập khác - Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 15 - Hợp đồng xây dựng

- Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 16 - Chi phí đi vay

- Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp - Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ

tiềm tàng

- Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 19 - Hợp đồng bảo hiểm

- Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 21 - Trình bày Báo cáo tài chính - Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 22 - Trình bày bổ sung báo cáo tài chính

của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự

Trang 39

- Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết

thúc kỳ kế toán năm

- Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế

toán khoản đầu tư vào công ty con

- Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 26 - Thông tin về các bên liên quan - Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 27 - Báo cáo tài chính giữa niên độ - Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 28 - Báo cáo bộ phận

- Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 29 - Thay đổi chính sách kế toán, ước

Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ: Thông tư 132/2018/TT-BTC

Đối tượng áp dụng: những doanh nghiệp siêu nhỏ (trừ doanh nghiệp nhà nước) Trong đó:

+ Doanh nghiệp siêu nhỏ trong các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng là doanh nghiệp có số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân một năm không vượt quá 10 người và tổng doanh thu của một năm không quá 3 tỷ VND hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ VND

+ Doanh nghiệp siêu nhỏ ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân một năm không vượt quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ VND hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng

Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thông tư 133/2016/TT-BTC

Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp nhỏ và vừa (gồm có cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của luật pháp về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, hợp tác xã hay liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã

Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thuộc lĩnh vực đặc thù chẳng hạn như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán, … đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp đặc thù

Chế độ kế toán doanh nghiệp đơn vị hành chính sự nghiệp: Thông tư 107/2017/TT-BTC

Trang 40

Đối tượng áp dụng: Cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ những đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; tổ chức, đơn vị khác có hoặc không dùng ngân sách nhà nước

Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng với bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam: Thông tư 177/2015/TT-BTC

Đối tượng áp dụng: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, bao gồm cả Trụ sở chính những đơn vị trực thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Chi nhánh)

B CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1.1 Văn bản kế toán nào sau đây có tính pháp lý cao nhất đối với công tác kế toán?

a Thông tư

b Hệ thống chuẩn mực kế toán c Luật kế toán

d Chế độ kế toán

Câu 1.2 Kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho a Tất cả đối tượng muốn sử dụng thông tin kế toán b Ban quản trị doanh nghiệp

c Nhà đầu tư

d Cơ quan thống kê

Câu 1.3 Trong điều kiện hoạt động kinh doanh bình thường, báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được lập dựa trên nguyên tắc?

a Cơ sở dồn tích b Hoạt động liên tục c Phù hợp

d Thận trọng

Câu 1.4 Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm là nội dung của nguyên tắc kế toán nào?

a Thận trọng b Nhất quán c Phù hợp d Giá gốc

Câu 1.5 Mục nào dưới đây không được xem là nguyên tắc kế toán: a Trọng yếu

b Giá gốc c Khách quan

Ngày đăng: 06/05/2024, 16:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Kết cấu tài sản - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
Sơ đồ 1.1 Kết cấu tài sản (Trang 17)
Bảng 1.1: Bảng cân đối kế toán - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
Bảng 1.1 Bảng cân đối kế toán (Trang 23)
Sơ đồ 1.3: Chu kỳ hoạt động của đơn vị sản xuất - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
Sơ đồ 1.3 Chu kỳ hoạt động của đơn vị sản xuất (Trang 25)
Sơ đồ 1.5: Chức năng của kế toán - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
Sơ đồ 1.5 Chức năng của kế toán (Trang 28)
Sơ đồ 1.6: Các đối tượng sử dụng thông tin kế toán - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
Sơ đồ 1.6 Các đối tượng sử dụng thông tin kế toán (Trang 29)
Bảng cân đối kế toán ngày bắt đầu khai trương công ty TNHH thương mại Hoàng  Châu chi tiết như sau:                                                                                  Đvt: triệu đồng - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
Bảng c ân đối kế toán ngày bắt đầu khai trương công ty TNHH thương mại Hoàng Châu chi tiết như sau: Đvt: triệu đồng (Trang 44)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 51)
Hình 2.1: Tổng hợp bốn trường hợp thay đổi trong Báo cáo tình hình tài chính - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
Hình 2.1 Tổng hợp bốn trường hợp thay đổi trong Báo cáo tình hình tài chính (Trang 57)
Bảng 2.4:   BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ ABC (sau nghiệp vụ 1) - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
Bảng 2.4 BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ ABC (sau nghiệp vụ 1) (Trang 58)
Bảng này cũng có tác dụng như bảng cân đối tài khoản nhưng có đặc điểm là  trong khi đối chiếu số phát sinh của các tài khoản nó còn phản ánh được quan hệ đối  ứng giữa các tài khoản kế toán có liên quan (Mẫu 4.3) - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
Bảng n ày cũng có tác dụng như bảng cân đối tài khoản nhưng có đặc điểm là trong khi đối chiếu số phát sinh của các tài khoản nó còn phản ánh được quan hệ đối ứng giữa các tài khoản kế toán có liên quan (Mẫu 4.3) (Trang 108)
Sơ đồ 0.1: Kế toán mua nguyên vật liệu nhập kho - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
Sơ đồ 0.1 Kế toán mua nguyên vật liệu nhập kho (Trang 136)
Sơ đồ 0.4: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
Sơ đồ 0.4 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Trang 141)
Sơ đồ 0.7:Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
Sơ đồ 0.7 Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành (Trang 147)
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (Trang 150)
Bảng phân bổ tiền lương - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
Bảng ph ân bổ tiền lương (Trang 156)
Bảng phân bổ tiền lương - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
Bảng ph ân bổ tiền lương (Trang 157)
Ví dụ 1.4: Bảng phân bổ nguyên vật liệu (xem mẫu 7.4) - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
d ụ 1.4: Bảng phân bổ nguyên vật liệu (xem mẫu 7.4) (Trang 182)
Hình thức kế toán là các mẫu sổ kế toán, trình tự, phương pháp ghi sổ và mối liên - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
Hình th ức kế toán là các mẫu sổ kế toán, trình tự, phương pháp ghi sổ và mối liên (Trang 187)
7.2.2.1. Hình thức Nhật ký - Sổ cái - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
7.2.2.1. Hình thức Nhật ký - Sổ cái (Trang 188)
Bảng tổng  hợp kế toán - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
Bảng t ổng hợp kế toán (Trang 189)
Bảng tổng  hợp chi tiết Sổ quỹ - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
Bảng t ổng hợp chi tiết Sổ quỹ (Trang 189)
Sơ đồ 7.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
Sơ đồ 7.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung (Trang 191)
Hình thức kế toán Nhật ký chung thường được áp dụng ở các đơn vị có quy mô  vừa và lớn, có nhiều nhân viên kế toán - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
Hình th ức kế toán Nhật ký chung thường được áp dụng ở các đơn vị có quy mô vừa và lớn, có nhiều nhân viên kế toán (Trang 192)
Sơ đồ 7.3 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
Sơ đồ 7.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ (Trang 193)
Bảng kê: - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
Bảng k ê: (Trang 195)
Sơ đồ 7.4.  Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
Sơ đồ 7.4. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ (Trang 197)
Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ thường được áp dụng ở đơn vị có quy mô lớn, đội  ngũ nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn cao - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
Hình th ức kế toán Nhật ký chứng từ thường được áp dụng ở đơn vị có quy mô lớn, đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn cao (Trang 198)
Sơ đồ 7.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính - Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn môn học Nguyên lý kế toán: Lý thuyết - Câu hỏi và bài tập-Nguyễn Quỳnh Hoa
Sơ đồ 7.5 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính (Trang 199)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w