MỤC LỤC
Việt Nam chủ động mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức về kế toán và nâng tầm vị thế của kế toán khi Hiệp định khung về thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực kế toán đã được ký kết giữa Việt Nam và 10 nước ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 10 diễn ra vào tháng 8/2011. Sau hơn 9 năm thực hiện Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược phát triển kế toán, kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, lĩnh vực kế-kiểm đã có những bước tiến vượt bậc, góp phần hiệu quả trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của hệ thống doanh nghiệp.
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: là toàn bộ vốn đóng góp (ban đầu và bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh) của các chủ doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp tư nhân, đó là vốn đóng góp của một cá nhân; Đối với công ty cổ phần, đó là vốn cổ phần do cổ đông đóng góp; Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh đó là vốn do các thành viên tham gia công ty đóng góp, …. Nguồn thu của Quỹ có thể bao gồm các khoản như: Thu từ cổ phần hóa; Thu từ các hình thức sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp; Kinh phí hỗ trợ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Lãi tiền gửi của Quỹ tại ngân hàng..Các khoản chi quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu, giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư và xử lý các vấn đề tài chính theo quy định của pháp luật; Bổ sung vốn điều lệ cho các đơn vị theo quy định của pháp luật….
- Đối với những người có lợi ích trực tiếp với đơn vị kế toán như: nhà đầu tư, những chủ nợ… thông tin kế toán sẽ giúp họ lựa chọn mối quan hệ phù hợp để có các quyết định về vấn đề đầu tư, bán hàng, mua hàng, … đem lại hiệu quả cao nhất. - Đối với nhà nước, thông qua kiểm tra, tổng hợp các số liệu kế toán giúp nhà nước nắm được tình hình chấp hành các luật thuế, các chính sách kinh tế, tài chính tại các đơn vị sản xuất, thương mại, dịch vụ, … Đồng thời, giúp nhà nước nắm được tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các đơn vị, từ đó bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế luật thuế cũng như hoạch định các chính sách tài chính thích hợp, từ đó kích thích kinh tế phát triển.
Trong kiểm toán, kiểm toán viên độc lập kiểm tra báo cáo tài chính của công ty và đưa ra ý kiến về việc báo cáo tài chính của công ty trình bày kết quả và tình hình tài chính có tuân thủ chuẩn mực báo cáo tài chính hay không. - Kế toán trong đơn vị kinh tế: Kế toán viên sẽ tham gia vào các hoạt động kế toán của đơn vị kinh tế như kế toán chi phí, lập ngân sách, thiết kế và hỗ trợ hệ thống thông tin kế toán, lập kế hoạch và lập các báo cáo thuế hoặc tham gia vào các công việc của kiểm toán nội bộ.
- Kế toán trong Tổ chức Chính phủ: Kế toán viên sẽ làm việc trong các cơ quan Chính phủ như các cơ sở giáo dục công lập, cơ quan thuế, cơ quan thực thi pháp luật và các cơ quan quản lý khác. - Kế toán điều tra: Kế toán điều tra sử dụng các kỹ năng kế toán, kiểm toán, và điều tra để tìm ra được thủ phạm biển thủ và lừa đảo xảy ra tại công ty.
Ghi sổ kép là phương pháp phản ánh sự biến động của các đối tượng kế toán theo mối quan hệ khách quan giữa chúng do nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tạo ra vào các tài khoản kế toán. Tổng hợp và cân đối kế toán là phương pháp tổng hợp tình hình tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị theo từng thời kỳ nhất định và trình bày trên các báo cáo kế toán, chủ yếu trên báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…).
Để cung cấp thông tin kịp thời, bên cạnh việc tính toán, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ chứng từ vào sổ kế toán kịp thời, khóa sổ, lập và nộp báo cáo kế toán theo đúng thời gian quy định, đơn vị còn cần có kế hoạch và thực hiện tốt công tác trang bị và ứng dụng các phương tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán hiện đại. Việc so sánh được giữa số liệu kỳ này với số liệu kế hoạch, số liệu kế toán kỳ trước, số liệu kế toán giữa các đơn vị trong cùng một ngành, một lĩnh vực sẽ giúp các nhà quản lý kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, xác định được xu hướng biến động và phát triển của đơn vị, giúp họ đánh giá được mối tương quan giữa các đơn vị trong cùng một ngành, một lĩnh vực.
Trường hợp không nhất quán thì giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch. Để so sánh kỳ này với kỳ trước, thông tin và số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính; từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán, số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước.
+ Doanh nghiệp siêu nhỏ trong các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng là doanh nghiệp có số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân một năm không vượt quá 10 người và tổng doanh thu của một năm không quá 3 tỷ VND hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ VND. Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp nhỏ và vừa (gồm có cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của luật pháp về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, hợp tác xã hay liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
Đối tượng áp dụng: Cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ những đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; tổ chức, đơn vị khác có hoặc không dùng ngân sách nhà nước. Cuối chương 1 là hệ thống câu hỏi ôn tập dạng trắc nghiệm, bài tập tự luận cùng với gợi ý hướng dẫn giải câu hỏi và bài tập để người học vận dụng lý thuyết vào thực hành.
Một bộ phận chứng từ bên trong chỉ liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế, giải quyết những quan hệ trong nội bộ đơn vị như: bảng thanh toán tiền lương, phiếu xuất vật tư cho sản xuất,… Một bộ phận khác liên quan đến các nghiệp vụ xảy ra trong đơn vị nhưng để giải quyết các mối quan hệ kinh tế với bên ngoài như: Hóa đơn bán hàng, Hoá đơn giá trị gia tăng, Biên bản giao nhận TSCĐ, Giấy báo có , Giấy báo nợ của ngân hàng, Bảng kê thanh toán bù trừ …. + Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán: đây là yếu tố giúp cho việc đối chiếu, kiểm tra, thanh tra về địa điểm các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành, xác định trách nhiệm của đơn vị đối với nghiệp vụ kinh tế tài chính, để chi tiết hóa hay phân loại nghiệp vụ theo đối tượng có liên quan đến nghiệp vụ để ghi sổ kế toán đúng đắn và quản lý có hiệu quả các nghiệp vụ kinh tế đó.
- Tối thiểu 5 năm tính từ khi kết thúc niên độ kế toán đối với những chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính như: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi, … lưu ở các phòng ban khác mà không lưu trong tập tài liệu kế toán của phòng kế toán. Kiểm kê bất thường xảy ra khi: Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp; chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp; xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường; đánh giá lại tài sản theo quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khi phát hiện có các dấu hiệu tham ô, vô trách nhiệm trong quản lý tài sản….
Sau một thời gian xem xét, thương lượng với chủ của hàng, Anh Vinh đã đi đến thoả thuận mua chiếc xe hiệu Yamaha với tổng giá đã bao gồm thuế GTGT là 35 triệu. Đồng thời chương 3 cũng đã khái quát được các loại chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, hiểu được ý nghĩa của phương pháp chứng từ và các chứng từ kế toán.
Vớ dụ: để theo dừi tỡnh hỡnh hiện cú và sự biến động của tiền mặt, kế toỏn sử dụng tài khoản “Tiền mặt”, hay để theo dừi tỡnh hỡnh hiện cú và sự biến động của cỏc khoản phải trả người bán, kế toán sử dụng tài khoản “Phải trả người bán”…. Để phản ánh được hai mặt đối lập đó, tài khoản phải được mở theo hình thức hai bên: Bên trái gọi là “Nợ” (Debit) và bên phải gọi là “Có” (Credit).
Tuy nhiên, trên thực tế để đáp ứng yêu cầu quản lý và lập các báo cáo tài chính bắt buộc kế toán phải mở các sổ chi tiết để theo dừi riờng từng đối tượng cụ thể và tỏch riờng số dư nợ và số dư cú để lập các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán (báo cáo tình hình tài chính), không được bù trừ giữa nợ phải thu và nợ phải trả, làm sai lệch thông tin. - Nhóm tài khoản điều chỉnh vừa tăng vừa giảm: dùng để điều chỉnh cho số liệu ở tài khoản chủ yếu (thường là nhóm tài khoản phản ánh nguồn vốn) mà nó điều chỉnh nhằm phản ánh đúng giá trị thực tế của tài sản hoặc nguồn vốn của đơn vị trong trường hợp số liệu ở tài khoản chủ yếu phản ánh giá trị tài sản khi thì cao hơn, khi thì thấp hơn thực tế.
Nếu căn cứ vào số phát sinh bên Nợ trên từng tài khoản để ghi vào bảng thì lần lượt lấy số phát sinh bên Nợ của từng tài khoản ghi vào ô là giao điểm giữa dòng của từng tài khoản đó đối ứng với từng tài khoản ghi Có ở các cột có liên quan, còn nếu căn cứ vào số phát sinh bên Có của các tài khoản để ghi vào bảng thì ngược lại. - Số dư cuối kỳ: lấy số dư cuối kỳ bên Nợ của các tài khoản kế toán để ghi vào dòng “Số dư Nợ cuối kỳ” trên bảng, lấy số dư cuối kỳ bên Có của các tài khoản kế toán để ghi vào dòng “Số dư có cuối kỳ” trên bảng theo từng tài khoản tương ứng.
- Tính giá sau ghi nhận ban đầu: là xác định lại giá trị của các đối tượng kế toán sau một kỳ nhất định, trước khi lập báo cáo tài chính, xuất phát từ sự thay đổi giá trị của các đối tượng kế toán. Như vậy, việc tính giá dây chuyền sản xuất cà phê được ghi nhận bằng đơn vị tiền tệ, tuân thủ nguyên tắc khách quan do việc ghi nhận giá trị tài sản dựa trên những bằng chứng có thể kiểm chứng được là các hóa đơn, tuân thủ nguyên tắc giá gốc (ghi đủ các chi phí phát sinh tính đến thời điểm tài sản trong trạng thái sẵn sàng sử dụng) 5.1.2.
Thứ hai: giá gốc là thông tin thích hợp cho các quyết định kinh tế thông qua phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, định giá bán sản phẩm, tiếp tục sản xuất hoặc ngừng một bộ phận nào đó và một loạt các quyết định khác trên cơ sở căn cứ vào các hệ số tính toán dựa trên thông tin trình bày trong báo cáo tài chính. Để đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc tính giá đến cuối kỳ kế toán khi xác định được giá gốc phải tiến hành điều chỉnh giá hạch toán đã ghi sổ hàng ngày trở lại giá gốc bằng cách cộng thêm (+) hoặc trừ (-) số chênh lệch giữa giá gốc và giá hạch toán, hoặc trong kỳ kế toỏn chỉ tổ chức theo dừi theo giỏ hạch toỏn, sau đú đến cuối kỳ tớnh hệ số giữa giá gốc và giá hạch toán để xác định giá ghi sổ kế toán.
(b) Giá xuất kho của VLC theo cách tính đơn giá bình quân gia quyền (cuối kỳ):. Đơn giá bình quân của VLC tháng 2:. Tùy vào các điều kiện cụ thể kế toán trưởng sẽ lựa chọn cách tính giá thích hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của đơn vị của mình. Vào cuối niên độ kế toán, nếu giá trị thuần có thể thực hiện của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc đã ghi sổ của hàng tồn kho thì cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. thuần có thể thực hiện của hàng tồn kho được tính bằng giá bán ước tính trừ đi các chi phí thanh lý ước tính để hoàn thành việc tiêu thụ hàng tồn kho. Mức dự phòng cần lập = Giá gốc của hàng tồn kho – Giá trị thuần có thể thực hiện của hàng tồn kho. Tại Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 định nghĩa chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:. a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;. b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;. c) Chứng khoán phái sinh;. d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định. - Chứng quyền có bảo đảm là loại chứng khoán có tài sản bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở với tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm đó theo mức giá đã được xác định trước, tại một thời điểm hoặc trước một thời điểm đã được ấn định hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.
Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, bao gồm: tiền lương chính, các khoản phụ cấp và các khoản Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và Kinh phí công đoàn (KPCĐ) tính vào chi phí sản xuất theo tỷ lệ quy định. Chi phí nhân công trực tiếp: Là khoản chi phí liên quan đến các khoản phải trả (tiền lương, phụ cấp,…) cho công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm cùng các khoản trích theo tỷ lệ quy định cho các quỹ kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tính trên số lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân sản xuất trong kỳ.
- Ghi chép, phản ánh trung thực, chính xác, kịp thời tình hình thu mua, vận chuyển hàng hóa, xác định giá trị và số lượng thực tế nhập kho của hàng hóa một cách chính xác, đảm bảo việc quản lý chặt chẽ tình hình thu mua hàng hóa, tình hình nợ phải trả nhà cung cấp. Qua đó, người học có thể vận dụng các phương pháp kế toán có liên quan để thực hiện kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp sản xuất như: kế toán các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, kế toán giai đoạn sản xuất và kế toán quá trình tiêu thụ sản phẩm; đối với doanh nghiệp thương mại, thực hiện kế toán giai đoạn mua hàng và bán hàng.
Để công tác kế toán có hiệu quả cần thiết phải tổ chức hệ thống sổ kế toán phù hợp với đặc điểm và quy mô hoạt động của đơn vị, hay nói cách khác là lựa chọn hình thức kế toán phù hợp. Cùng với sự phát triển và hoàn thiện của công tác quản lý kinh tế và công tác kế toán nói chung, hình thức tổ chức sổ kế toán cũng từng bước được phát triển và hoàn thiện từ thấp đến cao.
Sổ Nhật ký đặc biệt (còn gọi là Nhật ký chuyên dùng): được sử dụng trong trường hợp nghiệp vụ phát sinh nhiều; nếu tập trung ghi toàn bộ vào Nhật ký chung thì sẽ làm cho khối lượng số liệu ghi trên một số sổ cái sẽ quá cồng kềnh, kém hiệu quả, cho nên phải mở các sổ Nhật ký đặc biệt để ghi chép riêng cho từng loại nghiệp vụ chủ yếu. Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp ghi theo trình tự thời gian dùng để đăng ký thứ tự của các chứng từ ghi sổ nhằm quản lý các chứng từ ghi sổ và có tác dụng đối chiếu với số liệu của Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản.
Một trong những phần mềm kế toán được sử dụng rộng rãi có thể kể đến như MISA đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính – kế toán của doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực: thương mại, dịch vụ, sản xuất và xây lắp. Kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.