1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tieu luan mon khcn tnmt đổi mới cơ chế trong quản lý xã hội về khoa học và công nghệ ở việt nam hiện nay

15 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đổi mới cơ chế trong quản lý xã hội về khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay
Chuyên ngành Quản lý xã hội về Khoa học & Công nghệ-Tài nguyên, môi trường
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 35,06 KB

Nội dung

Trong thời gian qua,đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, nhiều văn bản quan trọng về định hướng chiếnlược và cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ đã được ban hành:Nghị quyết

Trang 1

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững đất nước Đảng và Nhà nước ta đã sớm xác định vai trò then chốt của cách mạng khoa học và kỹ thuật Trong thời gian qua, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, nhiều văn bản quan trọng về định hướng chiến lược và cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ đã được ban hành: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII (1996); Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khoá IX (2002); Luật Khoa học và Công nghệ (2000); Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010 (2003); Trong thời gian gần đây hoạt động khoa học và công nghệ của nước ta đã có bước chuyển biến, đạt được một số thành tựu nhất định góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước

Song bên cạnh đó hoạt động khoa học và công nghệ nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển ngày càng mạnh mẽ nền kinh tế tri thức trên khắp thế giới Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ ra những hạn chế cơ bản của hoạt động khoa học và công nghệ hiện nay là: “Chưa thực sự gắn kết với nhu cầu và hoạt động của các ngành kinh tế, xã hội; chậm đưa vào ứng dụng những kết quả đã nghiên cứu được; trình độ khoa học và công nghệ của ta còn thấp nhiều so với các nước xung quanh; năng lực tạo ra công nghệ mới còn rất có hạn Các cơ quan nghiên cứu khoa học chậm được sắp xếp cho đồng bộ, còn phân tán, thiếu phối hợp, do đó đạt hiệu quả thấp Các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp, các trường đại học chưa gắn kết với nhau Việc đầu tư xây dựng cơ

sở vật chất - kỹ thuật thiếu tập trung và dứt điểm cho từng mục tiêu Cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao tuy còn ít, song chưa được sử dụng tốt.”

Trang 2

Mục tiêu của Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2020 là: KH&CN Việt Nam có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại; phát triển đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học

kỹ thuật và công nghệ, đáp ứng yêu cầu cơ bản của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; phấn đấu đưa Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN trong một số lĩnh vực KH&CN

Cùng với đó là 5 nhóm mục tiêu cụ thể Thứ nhất, về phục vụ phát triển KT-XH: Đến năm 2020, KH&CN góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tái cấu trúc nền kinh tế Hai là, về bản thân KH&CN: Vào năm 2020, có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của khu vực ASEAN và thế giới Ba là, về đầu tư: Phấn đấu tăng tổng đầu tư xã hội cho KH&CN đạt 1,5% GDP vào năm 2015 và trên 2% GDP vào năm 2020 Bốn là, về cán bộ: Tăng số cán bộ nghiên cứu và phát triển đạt 9 - 10 người trên một vạn dân vào năm 2015 và 11 - 12 người trên một vạn dân vào năm 2020 Năm là, về tổ chức: Đến năm 2015, hình thành 30 tổ chức nghiên cứu và phát triển có cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại và năng lực nghiên cứu mạnh để giải quyết những vấn đề lớn của quốc gia, đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới Năm 2020, hình thành được 60 tổ chức nghiên cứu cơ bản và ứng dụng đạt trình độ khu vực và thế giới Hình thành 3.000 doanh nghiệp KH&CN vào năm 2015 và khoảng 5.000 doanh nghiệp KH&CN vào năm 2020, trong đó tập trung vào các lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao Đến năm 2015 xây dựng được 30

cơ sở, năm 2020 được 60 cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao

Từ 5 nhóm mục tiêu trên thì giải pháp tổng thể là cần đổi mới mạnh mẽ cơ chế đầu tư cho KH&CN để có thêm nguồn đầu tư cho KH&CN Trong đó, ngoài nguồn lực của Nhà nước, việc xã hội hoá đầu tư cho KH&CN, đặc biệt là cơ chế tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư cho KH&CN là điều hết sức quan trọng

Trang 3

Từ những lý do trên em chọn đề tài “Đổi mới cơ chế trong quản lý xã hội về

khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay” làm bài tiểu luận cho môn Quản lý

xã hội về Khoa học & Công nghệ-Tài nguyên, môi trường Với những kiến thức

đã được học qua môn học và sự hiểu biết hạn hẹp của mình, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để em được lĩnh hội kiến thức, sửa chữa bài luận này cho đúng yêu cầu Đồng thời rút kinh nghiệm cho những bài tiểu luận sau tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

2 Nội dung Tiểu luận

Tiểu luận nghiên cứu về thực trạng cơ chế quản lý (thành tựu, hạn chế) và đề xuất giải pháp đổi mới cơ chế trong quản lý xã hội về khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay

3 Ý nghĩa của bài Tiểu luận

Tiểu luận nghiên cứu nhăm làm rõ mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ nước ta đến năm 2020, để đạt mục tiêu trên phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, tạo bước chuyển biến căn bản trong quản lý khoa học và công nghệ theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với đặc thù của hoạt động khoa học và công nghệ, với yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm nâng cao rõ rệt chất lượng, hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ; tăng cường và sử dụng có hiệu quả tiềm lực khoa học và công nghệ

Trang 4

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1 Cơ sở lý luận

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khoa học

Khoa học (trong tiếng Latin scientia, có nghĩa là "kiến thức" hoặc "hiểu biết") là các nỗ lực thực hiện phát minh, và tăng lượng tri thức hiểu biết của con người về cách thức hoạt động của thế giới vật chất xung quanh Thông qua các phương pháp kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập dữ liệu, phân tích thông tin để giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng

1.1.2 Công nghệ

Công nghệ có nhiều hơn một định nghĩa Nhìn chung có thể hiểu công nghệ

là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm

1.1.3 Cơ chế

Từ "cơ chế" là chuyển ngữ của từ mécanisme của phương Tây Từ điển Le Petit Larousse (1999) giảng nghĩa "mécanisme" là "cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau" Còn Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học 1996) giảng nghĩa cơ chế là "cách thức theo đó một quá trình thực hiện"

1.2 Đặc điểm cơ chế quản lý khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay

1.2.1 Ưu điểm

Trang 5

Các nghành khoa học và công nghệ gắn bó hơn với sản xuát và đời sống Nhiều thành tựu khoa học và công nghệ mới đã được ứng dụng, góp phần rất quan trọng vào việc nâng cao nǎng suất , chất lượng và hiệu quả trong các nghành sản xuất nông nghiêp, y tế, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, xây dựng, nǎng lượng, dầu khí, hành tiêu dùng, hàng xuất khẩu , xây dựng và củng cố quốc phòng

- an ninh

Việc nghiên cứu về chính sách, biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường bước đầu được quan tâm, Luật Môi trường đã được ban hành

Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có bước trưởng thành, được tập hợp,

có thêm điều kiện để phát huy khả nǎng và công hiến cho sự nghiệp chung Đây là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của đất nước

1.2.2 Nhược điểm

Nền khoa học và công nghệ nước ta phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm nǎng sẵn có, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, còn thua kém so với nhiều nước trong khu vực

Trình độ công nghệ thấp, chậm được đổi mới trong nhiều nghành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý Sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ trong nước chưa nhiều, tỷ lệ ứng dụng vào sản xuất và đới sống còn thấp Tình trạng nhập khẩu các thiết bị, công nghệ lạc hậu, không đồng bộ, kém hiệu quả ảnh hưởng xấu đến nǎng xuất lao động và môi trường sinh thái

Nhiều vấn đề nảy sinh trong công cuộc đổi mới chưa được làm sáng tỏ về phương diện lý luận Nhiều vấn đề kinh tế - xã hội thiếu những dự báo khoa học Việc tổng kết thực tiễn bị coi nhẹ Tình trạng chậm trễ trong một số lĩnh vực lý luận và khoa học xã hội chưa được khắc phục

Môi trường ở một số cơ sở sản xuất - kinh doanh, khu công nghiệp, khu dân

cư đô thị và nông thôn bị ô nhiễm nặng nề Tình trạng chặt phá rừng, khai thác bừa

Trang 6

bãi tài nguyên khoáng sản, đành bắt thuỷ hải sản bằng các phương tiện có tính chất huỷ diệt đang diễn ra rất nghiêm trọng

Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tuy tǎng về số lượng, nhưng tỷ lệ trên số dân còn thấp so với các nước trong khu vực, chất lượng chưa cao, còn thiếu nhiều cán bộ đầu nghành, chuyên gia giỏi, đặc biệt là các chuyên gia về công nghệ

Số đông cán bộ có trình độ cao đều đã đứng tuổi, đang có nguy cơ hẫng hụt cán bộ Không ít cán bộ khoa học và công nghệ chuyển đi làm việc khác hoặc bỏ nghề, gây nên sự lãng phí chất xám nghiêm trọng

Cơ cấu và việc phân bố cán bộ khoa học và công nghệ chưa cân đối có nhiều bất hợp lý Nông thôn và miền núi còn thiếu nhiều cán bộ khoa học và công nghệ Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu khoa học quá nghèo nàn, lạc hậu; thông tin khoa học và công nghệ quá thiếu và không kịp thời

Hệ thống tổ chức các cơ quan nghiên cứu - triển khai tuy đã được sắp xếp một bước, nhưng vẫn còn trùng lặp, chưa đồng bộ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu, giảng dạy với thực tiễn sản xuất - kinh doanh và với quốc phòng - an ninh; giữa các nghành khoa học, giữa khoa học tự nhiên và công nghệ với khoa học xã hội và nhân vǎn Tinh thần hợp tác giữa các nhà khoa học, giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học còn yếu

1.3 Vai trò của cơ chế quản lý khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay

Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế

Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới

Trang 7

Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ gắn với phát triển văn hóa và nâng cao dân trí

Tăng nhanh và sử dụng có hiệu quả tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước, nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới

Hình thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo, trọng dụng nhân tài và đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ

Trang 8

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ XÃ HỘI

VỀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Những thành tựu bước đầu

Cùng với quá trình đổi mới cơ chế kinh tế, trong những năm qua, cơ chế quản lý khoa học và công nghệ từng bước được đổi mới và đạt được một số kết quả bước đầu

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được

đổi mới theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bám sát hơn các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Các chương trình, đề tài Nhà nước được bố trí tập trung hơn, khắc phục một bước tình trạng phân tán, dàn trải, cân đối hơn giữa khoa học tự nhiên và công nghệ với khoa học xã hội và nhân văn Cơ chế tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo nguyên tắc cạnh tranh, dân chủ, bình đẳng và công khai bước đầu được áp dụng, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Cơ chế quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ đã từng bước được đổi

mới theo hướng xã hội hoá và gắn kết với sản xuất, kinh doanh Các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ Phạm vi hoạt động của các tổ chức này được mở rộng từ nghiên cứu, đào tạo, đến sản xuất và dịch vụ khoa học và công nghệ Đã xuất hiện nhiều tổ chức khoa học và công nghệ ngoài nhà nước, nhiều cơ sở sản xuất trong các viện nghiên cứu, trường đại học, góp phần đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào sản xuất

Cơ chế, chính sách tài chính cho khoa học và công nghệ đã được đổi mới

theo hướng tăng dần tỷ lệ chi cho khoa học và công nghệ trong tổng chi ngân sách nhà nước và đa dạng hoá nguồn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ Việc cấp kinh phí đến nhà khoa học đã được cải tiến một bước trên cơ sở tuyển chọn theo nguyên tắc cạnh tranh và giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết Quyền tự

Trang 9

chủ về tài chính bước đầu được triển khai áp dụng đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập

Cơ chế quản lý nhân lực được đổi mới theo hướng mở rộng hơn quyền chủ

động cho cán bộ khoa học và công nghệ trong việc ký kết hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, trong hoạt động kiêm nhiệm và hoạt động hợp tác quốc tế Chế độ hợp đồng lao động đã được mở rộng hơn đối với các tổ chức khoa học và công nghệ Đã áp dụng một số hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cán bộ khoa học và công nghệ

Các thể chế hỗ trợ cho phát triển thị trường công nghệ đã bước đầu được

hình thành Các quy định pháp lý về hợp đồng khoa học và công nghệ, hoạt động chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ đã được ban hành tạo điều kiện cho việc thương mại hoá các thành quả khoa học và công nghệ Chợ công nghệ - thiết bị đã được tổ chức ở nhiều địa phương và ở phạm vi quốc gia, hình thành kênh giao dịch thị trường thúc đẩy hoạt động mua bán thiết bị và các sản phẩm khoa học và công nghệ

Việc phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đã được cải tiến một bước thông qua việc hoàn thiện tổ chức bộ máy, quy

định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Những kết quả đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ vừa qua đã góp phần tạo nên thành tựu chung của nền khoa học và công nghệ được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đánh giá “ khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ chuyển biến tích cực, gắn bó hơn với phát triển kinh tế, xã hội."

2.2 Những hạn chế và nguyên nhân

2.2.1 Hạn chế

Trang 10

Mặc dù đã có những tiến bộ nhất định, cơ chế quản lý khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay còn chưa được đổi mới cơ bản, còn chưa phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với đặc thù của hoạt động khoa học và công nghệ trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế

Việc xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ chưa

thực sự xuất phát từ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Cơ chế quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ chưa phù hợp với đặc thù

của lao động sáng tạo và cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Cơ chế, chính sách tài chính chưa tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho tổ

chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ

Cơ chế quản lý cán bộ khoa học và công nghệ chưa tạo động lực để phát huy

năng lực sáng tạo của cán bộ khoa học và công nghệ

Thị trường công nghệ còn nhỏ bé, chậm phát triển Hoạt động mua, bán

công nghệ và lưu thông các kết quả nghiên cứu còn rất hạn chế do thiếu nhiều tác nhân quan trọng, các yếu tố cấu thành thị trường và các quy định pháp lý cần thiết

Phần lớn các kết quả nghiên cứu còn dừng ở phạm vi phòng thí nghiệm, chưa tạo ra được nhiều công nghệ hoàn chỉnh có thể thương mại hoá

Quy định về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ chưa khuyến khích các tổ chức thực hiện nghiên cứu quan tâm khai thác, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu được tạo ra bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước Hiệu lực thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ thấp

Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ còn chưa đổi mới kịp với yêu

cầu chuyển sang kinh tế thị trường Thiếu cơ chế cụ thể để điều phối hoạt động quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ

2.2.2 Nguyên nhân

Một là, quan điểm khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực phát triển

Ngày đăng: 06/05/2024, 14:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w