KHÁI QUÁT
Từ năm 2013, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM triển khai Chương trình Đại học chính quy chất lượng cao của các ngành Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Quản trị Kinh doanh với sự chấp thuận của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 6650/BGDĐT–GDĐH ngày 29/9/2013 và công văn số 247/BGDĐT–GDĐH ngày 24/01/2017 Chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học thể hiện hướng phát triển nâng cao của đào tạo chính quy tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Chương trình hướng đến các giá trị cốt lõi: (1) Kiến thức chuyên môn chuyên sâu và hiện đại theo chuẩn quốc tế; (2) Năng lực thực hành và ứng dụng công nghệ số; (3) Kỹ năng mềm và năng lực dẫn dắt; 4) Năng lực ngoại ngữ và khả năng hội nhập quốc tế; (5) Năng lực tự nghiên cứu, tự học Đến nay chương trình đã triển khai được 10 khóa đào tạo với gần 5.000 sinh viên đã và đang theo học tại chương trình Chương trình cũng đã có 06 khóa sinh viên tốt nghiệp Với kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, kỹ năng cá nhân, khả năng ngoại ngữ được trang bị, sinh viên chương trình chất lượng cao đã được đánh giá cao bởi các nhà tuyển dụng Nhiều sinh viên tốt nghiệp đã được tuyển dụng bởi các ngân hàng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp, công ty kiểm toán lớn trong và ngoài nước như: Citibank, HSBC, Deloite, KPMG, Ernst & Young, Chứng khoán Sài gòn SSI, Chứng khoán ACBS, Công ty bảo hiểm Manulife, tập đoàn Heineken, Ngân hàng Ngoại thương, Viettinbank, Ngân hàng Quân đội, VP Bank … nhiều sinh viên nhận được học bổng tiếp tục theo học các bậc cao hơn ở nước ngoài
Nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của chương trình chất lượng cao Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM lên kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn từ 2018 - 2022, như sau:
Cấu trúc và nội dung chính của Báo cáo tự đánh giá gồm các phần như sau: + Phần I: Giới thiệu chung Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (HUB) và Chương trình đào tạo chính quy chất lượng cao ngành Tài chính – Ngân hàng + Phần II: Trình bày chi tiết 11 tiêu chuẩn tự đánh giá theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho cấp độ chương trình đào tạo chính quy chất lượng cao ngành Tài chính – Ngân hàng
+ Phần III: Kết luận - Đánh giá các điểm mạnh cần phát huy, điểm tồn tại và những vấn đề cần cải tiến chất lượng của chương trình đào tạo chính quy chất lượng cao ngành Tài chính – Ngân hàng Tổng hợp kết quả tự đánh giá
+ Phần IV: Phụ lục của báo cáo tự đánh giá CTĐT
- Để thực hiện kế hoạch đánh giá ngoài chương trình đào tạo đại học ngành Tài chính - Ngân hàng chương trình chất lượng cao, Trường đã thành lập Ban đề án công tác tự đánh giá (TĐG) cấp theo Quyết định số 1490a/QĐ-ĐHNH ngày 04/7/2022 của Hiệu trưởng trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM Theo Quyết định 1490a, Ban đề án bao gồm Trưởng ban, các thư ký và các thành viên, bao gồm các giảng viên, chuyên viên của các đơn vị Khoa Ngân hàng, Khoa Tài chính, Viện NCKH&CNNH, Phòng Đào tạo và Phòng Khảo thí và ĐBCL, trong đó Trưởng ban viết báo cáo là PGS.TS Hoàng Thị Thanh Hằng hiện là Trưởng Phòng Đào tạo Nhiệm vụ của các thành viên như sau:
Nhiệm vụ Trưởng ban: lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức phân công và giám sát tiến độ thực hiện tự đánh giá
Nhiệm vụ các thư ký: tập hợp minh chứng, tổng hợp trình bày báo cáo
Nhiệm vụ các thành viên: nghiên cứu nội hàm tiêu chuẩn; thu thập thông tin, số liệu, minh chứng; tổng hợp phân tích số liệu, minh chứng thu thập được và viết dự thảo báo cáo tự đánh giá; hoàn thiện báo cáo tự đánh giá
Thời gian thực hiện từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023, được chia thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch với các công việc cụ thể như: Thành lập Ban đề án tự đánh giá; lập kế hoạch tự đánh giá chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Tài chính – Ngân hàng đồng thời tìm hiểu về các tiêu chuẩn của Bộ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành
Giai đoạn 2: Triển khai quá trình thực hiện tự đánh giá (TĐG), gồm các hoạt động thu thập và phân tích minh chứng, phỏng vấn, khảo sát để đánh giá chất lượng đào tạo (CTĐT) theo bộ tiêu chuẩn quy định hiện hành Việc ghi chép và chỉnh sửa báo cáo TĐG cũng được tiến hành trong giai đoạn này.
Giai đoạn 3: Kiểm tra Báo cáo TĐG, lấy ý kiến phản hồi để hoàn thiện Báo cáo
Giai đoạn 4: Hoàn thiện Báo cáo TĐG, phổ biến báo cáo TĐG và chuẩn bị đánh giá ngoài chính thức
2.1 Tổng quan chung về Trường
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 174/2003/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2003 của Thủ tường Chính phủ trên cơ sở tách ra độc lập từ Học viện Ngân hàng Kể từ khi được công nhận là một cơ sở đào tạo trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào năm 1976, với nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính ngân hàng chủ yếu cho khu vực phía Nam, tính đến nay, Trường đã có một quá trình hơn 45 liên tục phát triển
Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030: Trường xác định sứ mệnh: “Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp cho xã hội và ngành ngân hàng nguồn nhân lực chất lượng cao, các nghiên cứu có tầm ảnh hưởng, cùng với dịch vụ tư vấn và các hoạt động phục vụ cộng đồng Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh kiến tạo hệ sinh thái giáo dục, mang đến cơ hội và kỹ năng học tập suốt đời hướng đến phát triển con người toàn diện, sáng tạo, với tinh thần phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân.”
Và xác định tầm nhìn: “Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh định hướng trở thành đại học đa ngành và liên ngành nằm trong nhóm các đại học hàng đầu khu vực và châu lục trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản lý, pháp luật, xã hội và nhân văn Chúng tôi tiên phong trong đào tạo, nghiên cứu ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kinh doanh, quản lý và tiên phong trong giải quyết các vấn đề liên ngành.”
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (IUH) duy trì các cấp đào tạo đa dạng, bao gồm hệ cao đẳng, hệ đại học chính quy, hệ cao học và hệ nghiên cứu sinh Trong hệ đại học, IUH cung cấp các chương trình đào tạo chính quy và đào tạo vừa làm vừa học, với nhiều ngành đào tạo khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của sinh viên.
● Hệ thống thông tin kinh doanh
● Kinh tế quốc tế Đối với hệ đào tạo sau đại học, Trường hiện có các chương trình sau:
● Thạc sĩ, Tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng
● Thạc sĩ, Tiến sĩ Quản trị kinh doanh
● Thạc sĩ Luật kinh tế
Năm học 2022 - 2023, Trường đang quản lý 14.067 sinh viên chính quy và 467 sinh viên vừa làm, vừa học Ngoài ra, hàng năm Trường còn đào tạo trên 300 học viên cao học và khoảng 20 – 30 nghiên cứu sinh tiến sỹ Trong số các chương trình đào bậc tạo đại học, các chương trình đào tạo chuyên ngành Tài chính, chuyên ngành Ngân hàng đã đạt chuẩn kiểm định AUN-QA năm 2019
Tính đến năm học 2022-2023, tổng số viên chức, người lao động của Trường là
469 người; 18 PGS, 130 tiến sĩ, 239 thạc sĩ, 46 cử nhân và 36 trình độ khác (từ cao đẳng trở xuống); Về cơ cấu, Trường có 385 giảng viên (trong đó 116 giảng viên kiêm nhiệm) và 84 viên chức, người lao động khối quản lý, phục vụ
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ, đầu tư cơ sở vật chất tốt nhất cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học, Trường còn chú trọng cung cấp dịch vụ đào tạo chất lượng cao cho sinh viên Hiện nay, Trường có hai cơ sở chính tại 36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh và 56 Hoàng Diệu 2, thành phố Thủ Đức, đáp ứng phục vụ tốt yêu cầu đào tạo các chương trình đào tạo, đặc biệt là Chương trình đào tạo đại học chính quy chất lượng cao (tiếng Anh bán phần) Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, lãnh đạo HUB đã xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, hệ giá trị của trường từ nay đến năm 2025 với khẩu hiệu hành động "Nâng tầm tài năng" –