1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh chất lượng cao (CTĐT ngành QTKD tiếng anh bán phần) / Trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

283 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH CHẤT LƯỢNG CAO (CTĐT NGÀNH QTKD TIẾNG ANH BÁN PHẦN)

Theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ GDĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016

TP Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2023

Trang 2

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH CHẤT LƯỢNG CAO (CTĐT NGÀNH QTKD TIẾNG ANH BÁN PHẦN)

Theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ GDĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016

TP Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2023

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Cơ cấu tổ chức Ban điều hành CTCLC và khoa QTKD 27Hình 2 Sự phù hợp giữa giữa mục tiêu chương trình tầm nhìn sứ mệnh HUB, tầm nhìn sư mệnh khoa QTKD và luật giáo dục đại học Việt Nam 31Hình 3 Mục tiêu & chuẩn đầu ra CTĐT Quản trị Kinh doanh 35Hình 4 Các mốc thời gian trong Quy trình khiếu nại, phúc khảo điểm của người học 108Hình 5 Quy trình tuyển dụng CBHT 140

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 So sánh mục tiêu CTDT với mục tiêu chung của luật giáo dục Viêt Nam 30

Bảng 2 Kết quả học tập mong đợi bao gồm đầu ra chuyên ngành và đầu ra tổng quát 36 Bảng 3 Kết quả khảo sát các bên liên quan về CĐR 2020 41

Bảng 4 So sánh chương trình đào tạo qua các giai đoạn 45

Bảng 5 So sánh bản mô tả môn học qua các giai đoạn 52

Bảng 6 Nguyên tắc CA trong thiết kế CTĐT 60

Bảng 7 Quy đổi các hệ thống chấm điểm thi học phần 88

Bảng 8 Quy đổi các hệ thống chấm điểm thi học phần theo Quyết định 1583/QĐ-ĐHNH ban hành ngày 07 tháng 09 năm 2021 89

Bảng 9 Xếp loại học lực theo thang điểm 4 - Quyết định 1583/QĐ-ĐHNH ban hành ngày 07 tháng 09 năm 2021 90

Bảng 10 Xếp loại học lực theo thang điểm hệ 10 - Quyết định 1583/QĐ-ĐHNH ban hành ngày 07 tháng 09 năm 2021 90

Bảng 11 Phương thức đánh giá môn học trong đề cương môn Nguyên lý Marketing theo CTĐT 2014 và 2019 91

Bảng 12 Phương thức đánh giá môn học trong đề cương môn Nguyên lý Marketing theo CTĐT 2020 92

Bảng 13 Phương thức đánh giá môn học trong đề cương môn Nguyên lý Marketing theo CTĐT 2022 92

Bảng 14 Đóng góp của CĐR môn học cho CĐR của CTĐT 93

Bảng 15 Chiến lược phát triển về trình độ đội ngũ giảng viên hiện tại và tuyển dụng của khoa 112

Bảng 16 Số lượng giảng viên giảng dạy chương trình CLC quy đổi năm học 2021-2022 116

Bảng 17 Tỷ lệ SV/ GV quy đổi giai đoạn 2017-2022 117

Bảng 18 Định mức thời gian thực hiện công việc của GV 117

Trang 8

Bảng 19 Số lượng GV được tuyển dụng của khoa Quản trị kinh doanh từ 2022 121 Bảng 20 Thống kê số lượng GV đi học dài hạn giai đoạn 2017-2022 125 Bảng 21 Thống kê số lượt GV khoa Quản trị kinh doanh tham gia khóa đào tạo ngắn hạn 127 Bảng 22 Thống kê kết quả đánh giá xếp loại của GV khoa Quản trị kinh doanh 131 Bảng 23 Thống kê thành tích, giải thưởng của Giảng viên khoa Quản trị kinh doanh 131 Bảng 24 Thống kê các hoạt động NCKH của giảng viên khoa Quản trị kinh doanh 134 Bảng 25 Thống kê số lượng CBHT của CTĐT Quản trị kinh doanh 137 Bảng 26 Thống kê số lượt cán bộ nhân viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng hàng năm giai đoạn 2017-2022 144 Bảng 27 Thống kê kết quả đánh giá phân loại hàng năm của đội ngũ nhân viên 146 Bảng 28 Thống kê thành tích thi đua khen thưởng của CBHT 147 Bảng 29 Thống kê số lượng sinh viên đang theo học CTĐT QTKD (chất lượng cao) 150 Bảng 30 Thống kê tuyển sinh và nhập học từ năm 2018-2022 151 Bảng 31 Những cải tiến, nâng cấp về cơ sở vật chất của trường giai đoạn 2016-2020 167 Bảng 32 Thống kê số lượng tài liệu bổ sung từ 2016 đến tháng 12/2022 171 Bảng 33 Thống kê số lượt mượn trả tài liệu và truy cập cơ sở dữ liệu của SV ngành Quản trị kinh doanh (2016-2022) [H9.09.02.08] 171 Bảng 34 Thống kê số lượng phòng máy tính và số lượng máy tính cho thực hành 2016-2020 173 Bảng 35 Các cải tiến, nâng cấp trong hệ thống CNTT của trường từ 2016 – 2022 176 Bảng 36 Thống kê các loại khảo sát các bên liên quan 199 Bảng 37 Thống kê tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp và tỷ lệ thôi học của SV CLC ngành QTKD trong 5 khóa gần nhất 203 Bảng 38 Tỷ lệ SV CLC ngành QTKD tốt nghiệp đúng hạn 4 năm và tỷ lệ thôi học 204 Bảng 39 Tỷ lệ tốt nghiệp trong vòng 4 năm và hơn 4 năm của CTĐT CLC QTKD 206

Trang 9

2017-Bảng 40 So sánh tỷ lệ tốt nghiệp đúng hạn của SV CLC ngành QTKD với các ngành khác trong Trường 207 Bảng 41 Tỷ lệ việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp 1 năm 209 Bảng 42 Mức thu nhập bình quân của SV CLC ngành QTKD 1 năm sau khi tốt nghiệp 210 Bảng 43 Tình hình NCKH của SV CLC QTKD 212 Bảng 44 Một số thành tích NCKH của Sinh viên CLC QTKD giai đoạn từ năm 2016-2021 213 Bảng 45 Tổng hợp khảo sát sinh viên CLC QTKD về hoạt động giảng dạy 216 Bảng 46 Mức độ hài lòng của sinh viên CLC QTKD sắp tốt nghiệp về khóa học 217 Bảng 47 Tổng hợp khảo sát sinh viên CLC QTKD về chất lượng quản lý và hỗ trợ đào tạo 218 Bảng 48 Mức độ đánh giá của giảng viên về chất lượng đội ngũ hỗ trợ và chất lượng sinh viên 219 Bảng 49 Cựu sinh viên CLC QTKD đánh giá mức độ hài lòng với năng lực đạt được 221 Bảng 50 Nhà sử dụng lao động đánh giá kiến thức kỹ năng thái độ đối với sinh viên CLC QTKD 221 Bảng 51 Nhà tuyển dụng đánh giá mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp với công việc 222

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTĐT Chương trình đào tạo

IIC Câu lạc bộ Hội nhập Quốc tế - International Integration Club (IIC)

MMC Management and Markting club

CDIO Conceive – Design – Implement – Operate CLC Chất lượng cao

HUB Trường Đại học Ngân hang Tp HCM

AUN-QA ASEAN University Network) là tổ chức bảo đảm chất lượng của Mạng lưới các trường đại học ASEAN

BCTĐG Báo cáo tự đánh giá

TQA Phòng Khảo thí và Đảm bảo Chất lượng SAR Báo cáo tự đánh giá

PDCA Phương pháp Plan - Do - Check - Act QTKD Quản trị Kinh doanh

CNTT Công nghệ thông tin

NCKH Nghiên cứu khoa học GD&ĐT Giáo dục và đào tạo CĐR Chuẩn đầu ra CSGD Cơ sở giáo dục ĐBCL Đảm bảo chất lượng TCCB Tổ chức cán bộ

CCVC-NLĐ Công chức viên chức- người lao động BGH Ban giám hiệu

GDQP Giáo dục quốc phòng

PSC Phần mềm khảo sát trực tuyến TCKT Tài chính kế toán

NCV Nghiên cứu viên

ISO ISO (International Organization for Standardization) NHCHT Ngân hang câu hỏi thi

Trang 11

THPTQG Trung học phổ thông quốc gia ĐHQG HCM Đại học Quốc gia TP HCM

TVTS&PTTH Tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu KT&ĐBCL Khảo thí và đảm bảo chất lượng

CBHT Cán bộ hỗ trợ

Trang 12

PHẦN I: KHÁI QUÁT

1 Đặt vấn đề

a) Tóm tắt báo cáo tự đánh giá CTĐT

Báo cáo tự đánh giá bao gồm 04 phần

Phần I Khái quát

Phần này mô tả tóm tắt Báo cáo tự đánh giá CTĐT; sứ mạng, tầm nhin, mục tiêu, các chính sách chất lượng và hoạt động ĐBCL của Nhà trường cũng như của Khoa Quản trị Kinh doanh

Phần II Tự đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí

Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Mục tiêu của CTĐT được xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của CSGD đại học, phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại học quy định tại Luật giáo dục đại học

Các CTĐT 2014, 2018 được xây dựng trước thời điểm Bộ Giáo Dục có hướng dẫn về đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Do đó, CĐR của CTĐT trước thời điểm này phải xác định gián tiếp thông qua phần mục tiêu đào tạo và kết quả học tập mong đợi Ngoài ra, CTĐT trước thời điểm này cũng chưa phản ánh đầy đủ, rõ ràng được yêu cầu của các bên liên quan theo đúng tiêu chuẩn hiện hành

Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả chương trình đào tạo

Điểm mạnh nổi bật: Bản mô tả chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần được xây dựng đầy đủ thông tin, cập nhật, và được công bố công khai giúp các bên liên quan dễ dàng tiếp cận một cách hiệu quả nhất

Điểm tồn tại cơ bản: Việc khảo sát đánh giá mục đích và mức độ tiếp cận bản mô tả chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần một cách hệ thống của các bên có liên quan thông qua kênh phản hồi tự động vẫn còn hạn chế Hình thức khảo sát ý kiến của các bên liên quan chưa được đa dạng

Trang 13

Tiêu chuẩn 3: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học

Chương trình dạy học ngành Quản trị Kinh doanh - Chương trình chất lượng cao được thiết kế logic, theo trình tự hợp lý, mang tính tich hợp cao và đáp ứng xu hướng phát triển của thị trường lao động liên quan đến ngành, đạt được sự hài lòng từ phía doanh nghiệp, cựu người học và người học Cấu trúc của chương trình có tỉ lệ giữa các khối kiến thức được phân bổ hợp lý, đảm bảo cho người học được tiếp cận các kiến thức, kỹ năng theo trình tự tử cơ bản đến chuyên sâu, tử đại cương đến chuyên ngành Nội dung của chương trình được thiết kế bao trùm các CĐR của CTĐT Tất cả các học phần đều có nội dung phù hợp với mục tiêu của CTĐT, được xây dựng dựa trên CĐR của CTĐT Mối quan hệ giữa các học phần và CĐR được thể hiện rõ trong từng học phần của chương trình

Tuy nhiên, chương trình chưa được rà soát và điều chỉnh thường xuyên mỗi hai năm Ngoài ra, việc lấy ý kiến các bên liên quan về nội dung các môn học cần được duy trì định kỳ và thực hiện với quy mô rộng hơn để chất lượng của chương trình được bảo đảm, đáp ứng mong đợi của các bên liên quan

Tiêu chuẩn 4: Phương pháp tiếp cận trong dạy và học

Trường có văn bản công bố rõ ràng về tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu giáo dục và phổ biến công khai đến các bên liên quan bằng nhiều hình thức khác nhau Người dạy có phương pháp giảng dạy phù hợp và chuyển tải được tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và triết lý giáo dục vào thực tế giảng dạy một cách nhất quán và tương đối đầy đủ

Người học được hướng dẫn các hoạt động học tập phù hợp, giúp họ chủ động trong học tập và đạt chuẩn đầu ra 100% Đề cương môn học mô tả đầy đủ các phương pháp, hoạt động dạy và học phù hợp, hỗ trợ sinh viên rèn luyện kỹ năng và nâng cao khả năng học tập suốt đời Điểm yếu cần khắc phục là việc thực hiện triển khai triết lý giáo dục và phương pháp giảng dạy chưa đồng đều và liên tục giữa các giảng viên và giữa các học

viên

Tiêu chuẩn 5: Đánh giá kết quả học tập của người học

Nhà trường ban hành hệ thống văn bản về thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học và thông báo, phổ biến đến giảng viên, sinh viên biết và thực hiện Các văn

Trang 14

bản về thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học do Nhà trường ban hành căn cứ các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT với các nội dung quy định cụ thể về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học Trong quy định về thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học do Nhà trường ban hành có hướng dẫn được xác định rõ ràng về thời gian, hình thức, phương pháp, tiêu chí, trọng số, cơ chế phản hồi và các nội dung liên quan đến đánh giá và kết quả học tập của người học Nhà trường thông báo, phổ biến đến sinh viên quy định về thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học với nhiều hình thức khác nhau Tất cả các trường hợp người học phản hồi về kết quả đánh giá được Nhà trường giải quyết kịp thời Bên cạnh đó, thông tin phản hồi về kết quả đánh giá được sử dụng để cải thiện việc giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên

Tuy nhiên, khoa chưa khảo sát mức độ hiểu biết của sinh viên về quy định về thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập cũng như kênh thông tin tìm hiểu nguyên nhân của các trường hợp sinh viên khiếu nại về kết quả học tập chưa đa dạng

Tiêu chuẩn 6: Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên

Đội ngũ giảng viên của Nhà trường, khoa Quản trị kinh doanh đảm bảo năng lực chuyên môn thực hiện công việc giảng dạy chương trình đào tạo đại học hệ CLC, đảm bảo tiêu chí nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác theo quy định GV được tuyển dụng theo đúng quy định và quy trình, đáp ứng các tiêu chuẩn về tuyển dụng của Nhà trường và thực hiện công khai Nhà trường và Ban quản lý chương trình CLC, Khoa QTKD luôn động viên và khuyến khích GV tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, vì vậy số lượng GV có học vị Tiến sĩ của khoa đạt trên 66% Việc quản lý, đánh giá kết quả thực hiện công việc của GV được thực hiện thường xuyên theo kế hoạch và đúng quy định; có cơ chế khen thưởng và công nhận giúp tạo động lực làm việc cho GV

Tuy nhiên, số lượng đề tài ứng dụng trong giảng dạy chưa nhiều

Tiêu chuẩn 7: Đội ngũ nhân viên

Đội ngũ nhân viên của Trường có trình độ chuyên môn, năng lực làm việc đáp ứng yêu cầu công việc; được tuyển dụng đúng Quy trình, công khai, minh bạch Trường có các chính sách tạo điều kiện, khuyến khích đội ngũ nhân viên tham gia gia tập huấn, đào

Trang 15

tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Công tác quản lý và đánh giá kết quả được thực hiện một cách khá hiệu quả và có cơ chế khen thưởng, công nhận, gắn kết quả công việc với thu nhập, tạo được động lực cho nhân viên Tuy nhiên, Nhà trường cũng đang hoàn thiện đề án vị trí việc làm để làm cơ sở xây dựng hệ thống KPIs, đảm bảo đánh giá chính xác, hiệu quả và công bằng kết quả công việc của từng nhân viên

Tiêu chuẩn 8: Người học và hoạt động hỗ trợ người học

Chất lượng người học và hoạt động hỗ trợ người học là yếu tố chính để đánh giá chất lượng đào tạo của ngành Quản trị kinh doanh (Chất lượng cao) Chất lượng người học thể hiện trước hết ở điểm đầu vào của ngành từ khâu Nhà trường tổ chức tuyển sinh cho đến kết quả học tập và rèn luyện trong suốt thời gian đào tạo tại trường của người học được lưu trữ trên phần mềm quản lí đào tạo của khoa và Nhà trường Người học được hỗ trợ thường xuyên và hiệu quả của khoa và Nhà trường về hoạt động tư vấn học tập, hướng nghiệp, được tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển năng lực học tập, NCKH và thể chất, tinh thần, đồng thời được đưa ra ý kiến phản hồi về chất lượng dịch vụ giáo dục nhằm giúp cải tiến các hoạt động nâng cao chất lượng và sự tiến bộ trong học tập, rèn luyện của bản thân Hoạt động tư vấn về tâm sinh lý cho sinh viên chủ yếu được giảng viên cố vấn thực hiện, chưa có đơn vị chuyên trách và chưa được thực hiện một cách thường xuyên Hệ thống giám sát trên phần mềm chưa tự động đưa ra những cảnh báo về sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện của người học

Tiêu chuẩn 9: Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ chương trình Quản trị kinh doanh đảm bảo đáp ứng nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu và học tập Thư viện có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài, hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu và sử dụng có hiệu quả Trang thiết bị dạy, học, thực hành, NCKH được đảm bảo về chất lượng và sử dụng có hiệu quả Hệ thống công nghệ thông tin được đáp ứng đầy đủ cho các hoạt động của Nhà trường Cán bộ, GV và nhân viên có đủ phòng làm việc cho cán bộ cơ hữu

Bên cạnh đó, việc lấy ý kiến phản hồi về môi trường, sức khỏe, phòng thí nghiệm thực hành cần chi tiết hơn để làm cơ sở cho việc cải tiến nâng cao chất lượng

Trang 16

Tiêu chuẩn 10: Nâng cao chất lượng

Việc thiết kế và phát triển CTĐT được thiết lập, đánh giá và cải tiến định kỳ theo quy trình thống nhất có sự tham gia đầy đủ các bên liên quan (bao gồm: SV, cựu SV, nhà tuyển dụng, chuyên gia và giảng viên) với kênh phản hồi đa dạng: bảng hỏi, hội thảo, tọa đàm, họp hội đồng khoa học

Quy trình kiểm tra, đánh giá được thiết kế và tổ chức thực hiện một cách có hệ thống, đồng bộ, chặt chẽ và nghiêm túc Các hình thức kiểm tra, đánh giá đa dạng, linh hoạt, phù hợp với đào tạo tín chỉ cũng như đáp ứng kết quả học tập mong đợi

Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích (tại thư viện, phòng học, CNTT và các dịch vụ hỗ trợ khác) được đánh giá và cải tiến định kỳ theo một quy trình thống nhất của trường qua các kênh phản hồi thông tin đa dạng

Cơ chế thu thập thông tin phản hồi của các bên liên quan có tính hệ thống và được đánh giá cải tiến nhằm nâng cao chất lượng dạy-học và phát triển CTĐT đáp ứng nhu cầu xã hội

Việc áp dụng kết quả NCKH vào hoạt động giảng dạy – học tập còn khiêm tốn Hệ thống khảo sát online cho các đối tượng bên ngoài trường còn chưa linh hoạt

Cần hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, với nhiệm vụ được xác định là xây dựng, nghiên cứu các đề tài có tính ứng dụng cao vào hoạt động dạy-học, biên soạn giáo trình, tài liệu học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Cải tiến hệ thống khảo sát các

đối tượng bên ngoài

Tiêu chuẩn 11: Kết quả đầu ra

Dữ liệu đào tạo được quản lý tập trung bởi phần mềm, điều này trợ giúp việc quản lý kết quả học tập của sinh viên thuận lợi, việc phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đối sánh qua các năm giúp cho Trường và Ban CLC có thể đã triển khai nhiều biện pháp hiệu quả nhằm hỗ trợ SV trong học tập và rèn luyện Có hệ thống giám sát tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đúng hạn và quá hạn

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đúng hạn tăng dần qua các năm Nhiều kênh phản hồi thông tin từ các bên liên quan được thiết lập giúp cho Trường nắm bắt kịp thời các vấn đề tồn tại để cải thiện chất lượng đào tạo tốt hơn

Trang 17

Kết quả phản hồi từ các bên liên quan đều đánh giá cao chất lượng đào tạo của ngành QTKD CLC Hoạt động NCKH của sinh viên CLC QTKD đạt nhiều thành tích về số lượng và chất lượng Kết quả NCKH giúp cho SV CLC hoàn thiện các kỹ năng chuyên môn cần thiết đáp ứng yêu cầu cao của công việc Hoạt động lấy ý kiến các bên liên quan được thực hiện đầy đủ theo yêu cầu, kết quả khảo sát cho thấy mức độ hài lòng của các bên khá cao về chất lượng đào tao của CTĐT CLC

Bênh cạnh đó thì tỷ lệ sinh viên thôi học còn cao và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp trễ hạn còn cao

Một số sinh viên không kịp hoàn thành nhiệm vụ NCKH theo quy định Số lượng sinh viên tham gia khảo sát chưa nhiều

Đề xuất một số phương án cải tiến như: Phân tích sâu đễ làm rõ hơn các nguyên nhân sinh viên thôi học và sinh viên tốt nghiệp trễ hạn, để từ đó có các giải pháp cải thiện Tăng cường sử dụng các kết quả khảo sát, lấy sự hài lòng các bên liên quan là mục tiêu cải tiến chất lượng đào tạo

Phân tích nguyên nhân, triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh viên CLC NCKH Kết hợp với Hội cựu sinh viên…Lập kế hoạch khảo sát chi tiết để tăng cường sự tham gia số lượng người tham gia khảo sát, tăng cường phản hồi kết quả khảo sát

Phần III Kết luận

Phần này mô tả tóm tắt những điểm mạnh, điểm cần phát huy của CTĐT cũng như điểm tồn tại và những vấn đề cần cải tiến chất lượng của CTĐT theo từng tiêu chuẩn; kế hoạch cải tiến chất lượng CTĐT

Trang 18

b) Mục đích, quy trình tự đánh giá Chương trình đào tạo phương pháp và công cụ đánh giá

*Mục đích của tự đánh giá CTĐT:

Hoạt động tự đánh giá chất lượng CTĐT nhằm tự rà soát, xem xét, đánh giá thực trạng của CTĐT; xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng CTĐT; từ đó điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo theo hướng cao hơn

* Quy trình tự đánh giá CTĐT:

Hoạt động tự đánh giá CTĐT của Nhà trường được thực hiện theo chu trình PDCA, căn cứ Công văn số 1075/ KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 28/6/2016 của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (nay là Cục Quản lý chất lượng) về việc hướng dẫn tự đánh giá CTĐT, cụ thể:

Để tiến hành tự đánh giá và viết BCTĐG, Khoa Quản trị kinh doanh áp dụng phương pháp Plan-Do-Check-Act (PDCA) Quá trình này bao gồm các bước sau:

- Bước 1 (Lập kế hoạch): Một nhóm chuyên trách viết báo cáo tự đánh giá được thành lập Trong các cuộc họp sơ bộ, các yêu cầu của các tiêu chí được làm rõ, đồng thời phân công nhiệm vụ cho các thành viên thực hiện

- Bước 2 (Thực hiện): Thu thập thông tin, minh chứng phù hợp với các hướng dẫn và tiêu chuẩn BĐCL Sau khi đánh giá tổng thể kết quả dựa trên các tiêu chuẩn, các thành viên sẽ tự viết báo cáo sơ bộ liên quan đến các tiêu chí được phân công Trên cơ sở này, trưởng nhóm viết BCTĐG dựa trên 11 tiêu chuẩn kiểm định báo cáo các điểm mạnh, điểm yếu và các lĩnh vực cần cải tiến

- Bước 3 (Kiểm tra): Báo cáo tự đánh giá và minh chứng được gửi đến Phòng Khảo thí và Đảm bảo Chất lượng để rà soát và phản hồi cho Khoa chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo và hệ thống minh chứng Đây là cơ sở để chương trình thực hiện các bước tiếp theo

- Bước 4 (Hành động): Sau khi tự đánh giá, Khoa Quản trị kinh doanh phát triển kế hoạch hành động để cải tiến chất lượng dựa trên các điểm yếu đã xác định và các lĩnh

Trang 19

vực cần cải thiện, sau đó thực hiện chương trình và cập nhật các thay đổi trong BCTĐG Một lần nữa được hoàn thiện, BCTĐG sẽ được cung cấp cho tất cả các thành viên trong khoa và các bên liên quan trên trang web của Khoa Quản trị kinh doanh

* Công cụ tự đánh giá

Công cụ tự đánh giá là Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của giáo dục đại học của Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/03/2016

* Phương pháp đánh giá Chương trình đào tạo:

Dựa vào từng tiêu chuẩn, tiêu chí của bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT do Bộ GD&ĐT ban hành, đối với mỗi tiêu chí trong từng tiêu chuẩn các bước sau đây đã tiến hành xem xét:

- Mô tả để làm rõ thực trạng theo từng tiêu chí, chỉ rõ điểm mạnh, điểm tồn tại để từ đó đi đến những nhận định, đánh giá cuối cùng

- Xây dựng kế hoạch hành động để khắc phục những tồn tại, phát huy điểm mạnh, hoạch định rõ thời gian, nguồn lực và phương pháp thực hiện

- Tự đánh giá mức độ đáp ứng của tiêu chí và tiêu chuẩn

2 Tổng quan chung

2.1 Tổng quan chung về Trường

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (Tp HCM) được thành lập theo Quyết định số 174/2003/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2003 của Thủ tường Chính phủ trên cơ sở tách ra độc lập từ Học viện Ngân hàng Kể từ khi được công nhận là một cơ sở đào tạo trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào năm 1976, với nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính ngân hàng chủ yếu cho khu vực phía Nam, tính đến nay, Trường đã có một quá trình hơn 40 năm liên tục phát triển

Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030: Trường xác định sứ mệnh: “Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp cho xã hội và ngành ngân hàng nguồn nhân lực chất lượng cao, các nghiên cứu có tầm ảnh

Trang 20

hưởng, cùng với dịch vụ tư vấn và các hoạt động phục vụ cộng đồng Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh kiến tạo hệ sinh thái giáo dục, mang đến cơ hội và kỹ năng học tập suốt đời hướng đến phát triển con người toàn diện, sáng tạo, với tinh thần phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân.” Và xác định tầm nhìn: “Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh định hướng trở thành đại học đa ngành và liên ngành nằm trong nhóm các đại học hàng đầu khu vực và châu lục trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản lý, pháp luật, xã hội và nhân văn Chúng tôi tiên phong trong đào tạo, nghiên cứu ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kinh doanh, quản lý và tiên phong trong giải quyết các vấn đề liên ngành.”

Trường duy trì các cấp đào tạo chủ yếu như hệ cao đẳng, đại học chính qui, cao học và nghiên cứu sinh Đối với hệ đại học tổ chức đào tạo 2 loại hình là đào tạo chính quy và vừa làm vừa học gồm các ngành đào tạo:

● Tài chính – ngân hàng ● Kế toán

● Quản trị kinh doanh

● Hệ thống thông tin kinh doanh ● Ngôn ngữ Anh

● Luật kinh tế ● Kinh tế quốc tế

Đối với hệ đào tạo sau đại học, Trường hiện có các chương trình sau: ● Thạc sĩ, Tiến sĩ Tài chính – ngân hàng

● Thạc sĩ, Tiến sĩ Quản trị kinh doanh ● Thạc sĩ Luật kinh tế

Năm học 2020 - 2021, Trường đang quản lý là 12.283 sinh viên chính quy và 857 sinh viên vừa làm, vừa học Ngoài ra, hàng năm Trường còn đào tạo gần 500 học viên cao học và khoảng 30 – 40 nghiên cứu sinh tiến sỹ Trong số các chương trình đào tạo của Trường, đã có 06 chương trình đào tạo được kiểm định AUN-QA, trong đó có 05 chương trình bậc đại học (Tài chính, Ngân hàng (2019), Quản trị kinh doanh, Kế toán, Kinh tế quốc tế (2022) và 01 chương trình bậc cao học (Tài chính – Ngân hàng) (2022)

Trang 21

Năm học 2022-2023 (tính đến 30/1/2023), tổng số viên chức, người lao động của Trường là 467 người; 18 PGS, 129 tiến sĩ, 238 thạc sĩ, 47 cử nhân và 35 trình độ từ cao đẳng trở xuống; Về cơ cấu, Trường có 308 giảng viên (bao gồm 41 giảng viên kiêm nhiệm) và 159 viên chức - người lao động khối quản lý, phục vụ

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ, đầu tư cơ sở vật chất tốt nhất cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học, Trường còn chú trọng cung cấp dịch vụ đào tạo chất lượng cao cho sinh viên Hiện nay, Trường có ba cơ sở chính tại 36 Tôn Thất Đạm, quận 1, TP.HCM; 39 Hàm Nghi, quận 1, TP.HCM và 56 Hoàng Diệu 2, thành phố Thủ Đức, đáp ứng phục vụ tốt yêu cầu đào tạo các chương trình đạo tạo, đặc biệt là chương trình đào tạo đại học hệ chất lượng cao

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, lãnh đạo HUB đã xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, hệ giá trị của trường giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 với khẩu hiệu hành động "Nâng tầm tài năng" – "HUB - Heightening Unique Brilliance"

TẦM NHÌN

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (HUB) định hướng trở thành đại học đa ngành và liên ngành nằm trong nhóm các đại học có uy tín ở khu vực Đông Nam Á HUB tiên phong ứng dụng công nghệ số trong đào tạo, nghiên cứu giải quyết các vấn đề liên ngành

SỨ MỆNH

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (HUB) cung cấp cho xã hội và ngành ngân hàng nguồn nhân lực chất lượng cao, các nghiên cứu có tầm ảnh hưởng, cùng với dịch vụ tư vấn và các hoạt động phục vụ cộng đồng HUB kiến tạo hệ sinh thái giáo dục, mang đến cơ hội và kỹ năng học tập suốt đời hướng đến phát triển con người toàn diện, sáng tạo, với tinh thần phụng sự

Trang 22

Tiên phong: Tiên phong để tạo ra và dẫn dắt xu hướng HUB tiên phong trong ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, quản lý, điều

hành

TRIẾT LÝ GIÁO DỤC Khai phóng:

HUB tạo điều kiện cho người học tự khai phá tiềm năng của bản thân; lĩnh hội kiến thức chuyên môn sâu của ngành học trên nền tảng kiến thức rộng của các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, chính trị, luật pháp và công nghệ,…; phát triển năng lực trí tuệ; phát triển các kỹ năng cá nhân và định hình các giá trị sống tích cực hướng tới con người tự chủ và sáng tạo, chuyên gia ưu tú, công dân có trách nhiệm

Liên ngành:

HUB tạo điều kiện để người học có những kiến thức liên ngành nhằm hiểu sâu sắc hơn về ngành chính của mình, có khả năng liên kết các chuyên gia, tránh được những thiên kiến trong việc ra quyết định, gia tăng cơ hội việc làm

Trải nghiệm:

HUB triển khai mô hình đào tạo “trưởng thành qua trải nghiệm” Qua trải nghiệm người học sẽ hiểu biết sâu sắc hơn về lý thuyết, hình thành tư duy thực tiễn, năng lực

thực thi từ đó thích nghi và cải tạo với môi trường

Hoạt động đảm bảo chất lượng

- Ban đảm bảo chất lượng giáo dục Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh có ra các quyết định về mục tiêu, kế hoạch chiến lược, chính sách về chất lượng và đảm bảo chất lượng trong Nhà trường; quản lý, điều hành hệ thống đảm bảo chất lượng và chịu trách nhiệm về công tác đảm bảo chất lượng

- Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng có chức năng tham mưu, giúp Ban Giám hiệu trong việc quản lý, tổng hợp đề xuất ý kiến và chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động về đảm bảo chất lượng giáo dục của Nhà trường theo chỉ đạo của Ban Giám hiệu - Các phòng ban chức năng, các đơn vị đào tạo có nhiệm vụ phối hợp triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng, thu thập minh chứng và báo cáo kết quả về ban chỉ đạo thông qua phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng

Trang 23

- Các thư ký, tổ đảm bảo chất lượng làm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục cấp đơn vị thuộc Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng giúp

Trưởng đơn vị thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo chất lượng giáo dục của đơn vị

2.2 Tổng quan chung về Ban điều hành chương trình đào tạo CLC và Khoa QTKD

Trên cơ sở chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (HUB) triển khai và tuyển sinh từ năm 2005 Năm 2015 Trường đã tiến hành xây dựng Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao (CTCLC) ngành Quản trị Kinh doanh theo đúng các yêu cầu được quy định tại Điều 5 Thông tư số 23/2014/TT- BGDĐT ngày 18 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo CTCLC được xây dựng dựa trên nền tảng chương trình đào tạo đại trà (CTĐT) ngành Quản trị kinh doanh của Đại học Ngân Hàng TP.HCM có tham khảo các chương trình đào tạo của một số trường đại học uy tín trên thế giới Đặc biệt là các chương trình: Chương trình Cử nhân chuyên ngành Quản trị (Bachelor of Science - Management major) và Chương trình Cử nhân chuyên ngành Marketing (Bachelor of Science – Marketing major) của Trường Đại học South Florida (Hoa Kỳ), Chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh – BA(Hons) Business Management của Trường Đại học Bolton (Vương Quốc Anh) Đây đều là các trường đại học có uy tín trên thế giới và có mối quan hệ hợp tác với trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Trường đã ban hành CTCLC ngành Quản trị kinh doanh theo Quyết định số 1803/QĐ-ĐHNH ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Ngân hàng TP.HCM (gồm chuẩn đầu ra và đề cương môn học) được xây dựng theo phương pháp CDIO và chuẩn AUN-QA thuộc chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao

Năm 2021 chương trình ngành Quản trị kinh doanh đã đăng ký đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA và đã đạt tiêu chuẩn chất lượng AUN-QA, được cấp giấy công nhận đạt chất lượng vào ngày 25/4/2022 Theo kế hoạch, năm học 2022-2023, chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh hệ Chất lượng cao do Ban điều hành chương trình Chất lượng cao và Khoa Quản trị kinh doanh phụ trách sẽ đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trang 24

Để triển khai đào tạo đại học ngành Quản trị kinh doanh CLC theo Quyết định số 1803/QĐ-ĐHNH ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, Nhà trường đã thành lập Ban điều hành chương trình đào tạo CLC, phối hợp với Khoa QTKD thực hiện, đảm bảo yêu cầu về tiêu chí quản lý và chuyên môn ngành đào tạo Mục tiêu của kiểm định chất lượng giáo dục CTĐT là nhằm xác định các CTĐT đạt mức đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn; lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của CTĐT; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của CTĐT

Đối với Khoa Quản trị Kinh doanh, được thành lập ngày 21 tháng 03 năm 2005 với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Quản trị Kinh doanh cho các tổ chức tài chính, tín dụng - ngân hàng và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong xã hội

Đến nay Khoa Quản trị kinh doanh là một trong những Khoa phát triển mạnh của trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, có uy tín về đào tạo, tư vấn cho doanh nghiệp trong nghiên cứu các vấn đề về quản trị hiện đại và thị trường đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế Từ năm 2015 Khoa bắt đầu đào tạo Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, đã xây dựng chương chương trình đào tạo tiến sĩ và tuyển sinh từ năm 2021

Đến tháng 11/2022 đội ngũ giảng viên gồm có 26 người, 01 giáo vụ khoa, đều có trình độ độ thạc sỹ trở lên Trong đó, 18 giảng viên là Tiến sĩ (bao gồm 01 Phó Giáo sư) chiếm tỷ lệ 64% và 8 thạc sỹ chiếm 36% Đội ngũ giảng viên của Khoa là những người được đào tạo trong nước và quốc tế, có kiến thức chuyên môn lẫn thực tiễn trong lĩnh

vực mà khoa đang đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay

SỨ MỆNH

Cung cấp một môi trường học tập và kiến tạo hệ sinh thái giáo dục Mang đến sự trải nghiệm tri thức và kỹ năng học tập suốt đời cho người học hướng đến phát triển con người toàn diện, sáng tạo với tinh thần phụng sự đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động cho

các tổ chức, doanh nghiệp và xã hội

Slogan: NƠI CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ CỦA BẠN! TẦM NHÌN

Trang 25

- Khoa Quản trị kinh doanh trở thành một trong những khoa đào tạo chuyên ngành có uy tín, chất lượng cao và phát triển rộng trong ngành quản trị kinh doanh Tiên phong trong ứng dụng công nghệ số trong chương trình đào tạo như E-Businees, Digital

Marketing …

GIÁ TRỊ CỐT LÕI

Khai phóng – Kiến tạo – Kết nối

- Khai phóng: Phương pháp đào tạo dựa trên sự khám phá tiếp cận tri thức mới của

người học dưới sự dẫn dắt của đội ngũ giảng viên trình độ cao

- Kiến tạo: Kiến tạo một môi trường học tập cởi mở tư duy sáng tạo nhằm phát huy

lợi thế của người học

- Kết nối: Quá trình xây dựng chương trình đào tạo và giảng dạy luôn kết nối giữa

lý thuyết và thực tiễn, giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm phát triển người học chuyên sâu, toàn diện và liên ngành

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

- Trao cho người học tự cơ hội khai phá tiềm năng của bản thân; lĩnh hội kiến thức chuyên ngành quản trị kinh doanh rộng và chuyên sâu nhằm phát triển năng lực trí tuệ, kỹ năng chuyên nghiệp và định hình các giá trị sống tích cực hướng tới con người tự chủ và sáng tạo, công dân có trách nhiệm;

- Phát huy mô hình đào tạo “trưởng thành qua trải nghiệm” nhằm sở hữu kiến thức chuyên môn vững về lý thuyết và thực tiễn, sáng tạo, đổi mới tư duy để không ngừng gia tăng về giá trị Đồng thời tạo điều kiện để người học có những kiến thức liên ngành nhằm gia tăng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp;

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ đối với lĩnh vực quản trị kinh doanh vừa để cải tiến chương trình đào tạo, đổi mới nội dung và phương pháp giảng đồng thời khuyến khích khả năng nghiên cứu khoa học của người học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, phù hợp thực tiễn nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội

Trang 26

Ban điều hành chương trình chất lượng cao

Bao gồm Ban giám hiệu và các trưởng phòng, trưởng khoa

Khoa chuyên môn

Các khoa phụ trách chuyên môn CTĐT CLC

Khoa hỗ trợ

Các khoa liên quan đến chuyên môn CTĐT CLC

Đơn vị hỗ trợ

Các phòng ban chức năng liên quan đến CTĐT CLC

Phòng Đào tạo

Thường trực ban điều hành

Trang 27

Ban điều hành CTCLC căn cứ vào Quy chế quản lý chương trình đào tạo CLC để lập kế hoạch tuyển sinh và tổ chức đào tạo, chỉ đạo và phối hợp với Khoa QTKD để thực hiện kế hoạch lịch giảng đảm bảo đúng tiêu chí quy định Khoa QTKD là đơn vị chịu trách nhiệm đề xuất nhân lực, phát triển nhân lực đáp ứng điều kiện tiêu chí quy định giảng dạy chương trình CLC Dưới đây là tổng quan về Khoa QTKD:

Từ năm 2005, Khoa QTKD đang đào tạo 02 chuyên ngành bậc đại học là Quản trị kinh doanh tổng hợp và Marketing, đến năm học 2020-2021, điều chỉnh đào tạo thành 3 chuyên ngành là Quản trị kinh doanh, Digital Marketing, Quản trị Logistic và quản trị chuỗi cung ứng Từ năm 2015 đào tạo thạc sĩ chuyên ngành QTKD, đến nay đã có 7 khóa và từ năm 2021 đào tạo tiến sĩ chuyên ngành QTKD, đến nay đã tuyển sinh 2 khóa

Hoạt động nghiên cứu khoa học

Khoa Quản trị Kinh doanh chú trọng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo Số lượng và chất lượng bài báo khoa học có biến chuyển theo chiều hướng tích cực, đặc biệt là các bài báo quốc tế ngày càng tăng

Đối với sinh viên, Khoa cùng 2 câu lạc bộ MMC và IIC tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, như cuộc thi “Người bán hàng xuất sắc” năm 2016, 2018; các hội thảo chuyên đề “Đánh thức tiềm năng lãnh đạo”, “Câu chuyện Marketing – Từ đam mê nhỏ đến cát xê lớn”, “Kỹ năng mềm cho sinh viên”, … Đặc biệt, trong các năm

Hình 1 Cơ cấu tổ chức Ban điều hành CTCLC và khoa QTKD

Trang 28

gần đây, số lượng các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên ngày càng tăng và có

chất lượng

Trang 29

PHẦN II: TỰ ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHUẨN, TIÊU CHÍ Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Tiêu chí 1.1: Mục tiêu của CTĐT được xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của CSGD đại học, phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại học quy định tại Luật giáo dục đại học

1 Mô tả hiện trạng

Sứ mạng và tầm nhìn của Trường Đại Học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh, về cơ bản, mang tính liên tục từ 2016-2020 và tầm nhìn 2030 [H1.1.1.1] Chính vì vậy, các CTĐT của Trường cũng được xây dựng “để người học phát huy tiềm năng, tính sáng tạo và năng lực tư duy”, trở thành “nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội” [H1.1.1.1] Trong giai đoạn 2016-2020, Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại Học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh cũng thực hiện 2 lần điều chỉnh qua các năm 2019, và 2020, trong đó CTĐT năm 2019 chỉ là sự chỉnh sửa CTĐT đang áp dụng vào thời điểm đó (CTĐT năm 2014) – theo qui định về rà soát định kỳ hai năm sau khi ban hành CTĐT năm 2014 – với một số môn học được thay đổi mà không ảnh hưởng đến bản chất và tính toàn cục của CTĐT năm 2014

Hai CTĐT Quản trị Kinh doanh - Chương trình chất lượng cao năm 2014 và 2019 không thay đổi về mục tiêu và chuẩn đầu ra, nên khi khảo sát CTĐT năm 2019 trong tiêu chuẩn 1, mục tiêu và CĐR của CTĐT năm 2014 có thể được sử dụng làm cơ sở tham khảo Mục tiêu của CTĐT năm 2014 được xác định rõ ràng: “Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh nắm vững kiến thức nền tảng, hiện đại về quản trị kinh doanh; có đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm với xã hội; có năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện hiệu quả các kế hoạch/dự án kinh doanh trong doanh nghiệp” [H1.1.1.2] So sánh với sứ mạng, tầm nhìn của Trường Đại Học Ngân Hàng TP HCM (trích dẫn trong đoạn trên), mục tiêu CTĐT năm 2014 này cũng đã thể hiện sự tương thích (bảng 1)

Trang 30

Bảng 1 So sánh mục tiêu CTDT với mục tiêu chung của luật giáo dục Viêt Nam

So sánh Mục tiêu CTDT Mục tiêu theo Luật giáo dục Sinh viên ngành Quản trị

Kinh doanh tốt nghiệp có khả năng nắm vững kiến thức nền tảng về kinh tế, xã hội tổng quát, kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh và điều hành doanh nghiệp hiện đại Có phẩm chất đạo đức tốt của người làm kinh doanh, quản trị Có năng lực nghiên cứu giải quyết vấn đề và thực hành nghề nghiệp trong kinh doanh, quản trị điều hành hiệu quả trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ số

a) Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế;

b) Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân

Mục tiêu này được kế thừa trong CTĐT năm 2020 như sau: “có đủ kiến thức nền tảng về quản trị, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp để làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu của xã hội Sinh viên cũng có năng lực tự học và tự nghiên cứu ở bậc cao hơn” [H1.1.1.3] So sánh với sứ mạng, tầm nhìn của Trường Đại Học Ngân Hàng TP HCM (trích dẫn trong đoạn trên), mục tiêu CTĐT năm 2020 này hoàn toàn thể hiện sự tương thích

Trường xác định lại tầm nhìn của mình là một Trường đại học định hướng ứng dụng Chính vì vậy các CTĐT của Trường cũng được thay đổi theo hướng ứng dụng, thay vì mang nặng tính hàn lâm như trước đây Mục tiêu của chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh và CĐR của chương trình cũng có sự điều chỉnh cho tương thích Khoa đã xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh của Khoa dựa trên tầm nhìn và sứ mệnh của

Trang 31

Trường đã được công bố rộng rãi đến cán bộ giảng viên, sinh viên trên các phương tiện truyền thông (Hình 2)

Hình 2 Sự phù hợp giữa giữa mục tiêu chương trình, tầm nhìn sứ mệnh HUB, tầm nhìn sứ mệnh khoa QTKD và luật giáo dục đại học Việt Nam

Sứ mạng, tầm nhìn của Trường Đại Học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh và mục tiêu của CTĐT năm 2014 và 2020 (đã nêu ở trên) cũng phù hợp với mục tiêu giáo dục cụ thể nêu trong khoản 2b, điều 5 của Luật Giáo Dục Đại Học số 08/2012/QH13: “để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có

Trang 32

kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo” [H1.1.1.4] Chuẩn đầu ra CTDT dựa trên tài liệu khảo sát về nhu cầu của thị trường lao động liên quan đến CTĐT trong vòng 5 năm tính đến thời điểm đánh giá [H1.1.1.5]

2 Điểm mạnh

Trường Đại Học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh luôn thể hiện một cách minh bạch sự nhất quán, liên tục về chiến lược đào tạo cụ thể thông qua sứ mạng và tầm nhìn của đơn vị trong các giai đoạn 2011-2016, 2016-2020 và tầm nhìn 2030 Vì thế, khi xây dựng CTĐT, Ban Chất lượng cao và Khoa Quản trị kinh doanh cũng thể hiện tinh thần này một cách rõ ràng, phù hợp với mục tiêu giáo dục cụ thể nêu trong khoản 2b, điều 5 của Luật Giáo Dục Đại Học số 08/2012/QH13

3 Tồn tại

Trong quá trình cụ thể hóa những sứ mạng và tầm nhìn của CSGD, Ban chất lượng cao và Khoa Quản trị kinh doanh phải khảo sát 3 CTĐT 2014, 2019 và 2020 (CTĐT năm 2019 chỉ là sự chỉnh sửa CTĐT 2014), nên phần khảo sát thiếu tính ngắn gọn, xúc tích

4 Kế hoạch hành động

STT Mục

tiêu Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiện – hoàn thành

Ghi chú

1 Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục bám sát những sứ mạng và tầm nhìn của CSGD (nếu có thay đổi, chỉnh sửa), để tiếp tục xây dựng, chỉnh sửa những CTĐT tiếp theo phù hợp theo yêu cầu

Ban CLC và Khoa QTKD

Từ năm 2023 – hàng năm

2 Khắc phục tồn tại

Thường xuyên và kịp thời điều chỉnh đầy đủ CTĐT theo yêu cầu pháp qui

Ban CLC và Khoa QTKD

Từ năm 2023 – hàng năm

5 Tự đánh giá

Tiêu chí đạt (5/7)

Trang 33

Tiêu chí 1.2: CĐR của CTĐT được xác định rõ ràng, bao quát được cả các yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt mà NH cần đạt được sau khi hoàn thành CTĐT

1 Mô tả hiện trạng

CĐR của CTĐT Khoa Quản trị kinh doanh 2014 (áp dụng đến tháng 8 năm 2020) được xây dựng khá toàn diện, xác định và phân chia rõ ràng trên cơ sở bốn nhóm: Kiến thức và cơ sở lập luận ngành, kỹ năng và phẩm chất của cá nhân và trong nghề nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp, kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn [H1.1.2.1]

(i) kiến thức và cơ sở lập luận ngành (gồm 5 CĐR) bao quát các yêu cầu chung mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành CTĐT, cụ thể như: a/ kiến thức giáo dục đại cương , b/ kiến thức khối ngành kinh tế , c/ kiến thức cơ sở ngành Quản trị kinh doanh, d/ kiến thức chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp, e/ kiến thức bổ trợ cho chuyên ngành quản trị kinh doanh, f/ kiến thức giáo dục thể chất, quốc phòng

(ii) kỹ năng và phẩm chất của cá nhân và trong nghề nghiệp gồm 5 CĐR bao quát các yêu cầu riêng mà người học cần đạt được để đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp sau khi hoàn thành CTĐT, cụ thể như: a/ khả năng lập luận phân tích và giải quyết vấn đề trong quản trị kinh doanh , b/ khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá kiến thức trong quản trị kinh doanh , c/ khả năng tư duy tầm hệ thống, d/ thể hiện thái độ, tư duy và tinh thần học tập tích cực, e/ có đạo đức, công bằng và trách nhiệm với xã hội, cộng đồng [H1.1.2.1]

(iii) kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp gồm 4 CĐR bao quát các yêu cầu chung và riêng mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành CTĐT, cụ thể như: a/ Khả năng thành lập, lãnh đạo, tổ chức hoạt động và phát triển nh, b/ Khả năng giao tiếp bằng văn bản, hình ảnh, internet, c/ giao tiếp tốt tiếng Anh trong kinh doanh (chuẩn đầu ra TOEIC 530 hoặc chứng chỉ tương đương B1 – khung tham chiếu Châu Âu hoặc tương đương), d/ Sử dụng thành tạo máy vi tính và các công cụ phần mềm tin học (chuẩn đầu ra tin học trình độ B quốc gia) [H1.1.2.1]

(iv) kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn gồm 8 CĐR bao quát các yêu cầu chung và riêng mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành CTĐT, cụ thể như: a/ Hiểu rõ môi trường kinh doanh bên ngoài DN, nhận thức vai trò, trách nhiệm của nhà

Trang 34

quản trị đối với xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa, b/ Hiểu rõ môi trường bên trong của doanh nghiệp, khả năng tích ứng và làm việc hiệu quả trong mọi hoàn cảnh, c/ Hình thành ý tưởng kinh doanh, d/ Hoạch định kế hoạch/phương án kinh doanh, e/ Tổ chức, triển khai kế hoạch/phương án kinh doanh, f/Đánh giá kế hoạch/phương án kinh doanh, g/ Lãnh đạo, h/ Khởi nghiệp [H1.1.2.1]

Trong bốn nhóm trên, CĐR (a), (b), (f) thuộc nhóm (i), CĐR (a), (b) thuộc nhóm (iii) và CĐR (a), (b), (c), (f) thuộc nhóm (iv) phản ánh các yêu cầu chung về kiến thức, kỹ năng và khả năng nền tảng người học cần đạt được sau khi hoàn thành CTĐT Trên cơ sở này, CĐR (c), (d), (e) thuộc nhóm (i), 5 CĐR thuộc nhóm (ii), CĐR (c) thuộc nhóm (iii) cũng như CĐR (d), (e) thuộc nhóm (iv) thể hiện các yêu cầu chuyên biệt mà người học cần đạt được để đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp sau khi hoàn thành CTĐT

Trang 35

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Sinh viên có đủ kiến thức nền tảng về quản trị, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp để làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu của xã hội Sinh viên cũng có năng lực tự học và tự nghiên cứu ở bậc cao hơn

5 Kiến thức bổ trợ cho chuyên ngành QTKD tổng hợp

6 Khả năng lập luận phân tích và giải quyết vấn đề trong QTKD

7 Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá kiến thức trong QTKD 8 Tư duy tầm hệ thống 9 Thái độ, tư duy và tinh thần học tập tích cực

16 Hiểu rõ môi trường bên trong của doanh nghiệp, khả năng tích ứng và làm việc hiệu quả trong mọi hoàn cảnh 17 Hình thành ý tưởng kinh doanh

18 Hoạch định kế hoạch/phương án kinh doanh

19 Tổ chức, triển khai kế hoạch/phương án kinh doanh

20 Đánh giá kế

hoạch/phương án kinh doanh

21 Lãnh đạo 22 Khởi nghiệp 10 Có đạo đức, công bằng

và trách nhiệm với xã hội, cộng đồng

11 Khả năng thành lập, lãnh đạo, tổ chức hoạt động và phát triển nhóm

12 Khả năng giao tiếp bằng văn bản, hình ảnh, internet… 13 Giao tiếp tốt tiếng Anh trong kinh doanh (chuẩn đầu ra TOEIC 530 hoặc chứng chỉ tương đương B1 – khung tham chiếu Châu Âu hoặc tương đương)

14 Sử dụng thành tạo máy vi tính và các công cụ phần mềm tin học (chuẩn đầu ra tin học trình độ B quốc gia) 15 Hiểu rõ môi trường kinh doanh bên ngoài DN, nhận thức vai trò, trách nhiệm của nhà quản trị đối với xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa

Hình 3 Mục tiêu & chuẩn đầu ra CTĐT Quản trị Kinh doanh

Trang 36

- Chương trình chất lượng cao 2014 [H1.1.2.1]

Bảng 2 Kết quả học tập mong đợi bao gồm đầu ra chuyên ngành và đầu ra tổng quát

PHÂN LOẠI Chuyên ngành

Tổng quát

2 Kiến thức cơ sở khối ngành Kinh tế

x 3 Kiến thức cơ sở ngành Quản trị Kinh doanh x

4 Kiến thức chuyên ngành QTKD tổng hợp x

5 Kiến thức bổ trợ cho chuyên ngành QTKD tổng hợp x

6 Khả năng lập luận phân tích và giải quyết vấn đề trong

10 Có đạo đức, công bằng và trách nhiệm với xã hội, cộng

x

Trang 37

14 Sử dụng thành tạo máy vi tính và các công cụ phần mềm tin học (chuẩn đầu ra tin học trình độ B quốc gia) x

15

Hiểu rõ môi trường kinh doanh bên ngoài DN, nhận thức vai trò, trách nhiệm của nhà quản trị đối với xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa

x

16 Hiểu rõ môi trường bên trong của doanh nghiệp, khả năng

tích ứng và làm việc hiệu quả trong mọi hoàn cảnh x

18 Hoạch định kế hoạch/phương án kinh doanh

x 19 Tổ chức, triển khai kế hoạch/phương án kinh doanh

x

20 Đánh giá kế hoạch/phương án kinh doanh x

Nguồn: CTĐT Quản trị Kinh doanh - Chương trình chất lượng cao 2014 [H1.1.2.1]

CTĐTQuản trị Kinh doanh - Chương trình chất lượng cao 2020 (áp dụng từ tháng 9 năm 2020) thể hiện rõ ràng, ngắn gọn 8 CĐR như sau:

Trang 38

TT CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

PHÂN LOẠI Tổng

quát

Chuyên nghiệp

PLO1 Khả năng vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong lĩnh vực kinh tế

x

PLO7 Khả năng vận dụng chuẩn mực đạo đức, giá trị văn hóa, kỹ năng giao tiếp, truyền thông và thấu hiểu hành vi tổ chức nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực con người và hình thành hành vi chuyên nghiệp trong hoạt động quản trị kinh doanh phù hợp bối cảnh quốc tế

x

PLO8 Khả năng chủ động nghiên cứu, sáng tạo, phát triển ý tưởng khởi nghiệp; xây dựng, triển khai và đánh giá dự án kinh doanh

Trang 39

nhóm; khả năng thích nghi với môi trường công tác; riêng năng lực ngoại ngữ tối thiểu phải đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo thông tư 23/2014 ngày 18/7/2014 [H1.1.2.2 ]

Đối sánh CĐR đã cho thấy về mức độ tương đồng và khác biệt chuẩn đầu ra của 9 chương trình đào tạo cử nhân Quản Trị Kinh Doanh (QTKD) chất lượng cao ở các trường Đại Học trong nước (5 chương trình) và các chương trình đào tạo tương tự ở các trường Đại học Quốc tế (4 chương trình) Đánh giá một cách tổng quát, chuẩn đầu ra chương trình của BUH có đầy đủ các nhóm kiến thức theo quy định của Bộ GD & ĐT, có sự cải tiến so với chương trình trong nước và tiệm cận với các trường trình quốc tế, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đào tạo và đáp ứng chuẩn đầu ra về năng lực nghề nghiệp cho người học sau khi tốt nghiệp Điểm nổi bật của chuẩn đầu ra cử nhân Quản Trị Kinh Doanh chất lượng cao HUB là sự tinh gọn nhưng bao gồm đầy đủ kiến thức tổng quát và chuyên nghiệp, hơn nữa chuẩn đầu ra tiệm cận được các chương trinh tiên tiến của các trường đại học quốc tế [H1.1.2.3]

4 Kế hoạch hành động

STT Mục

tiêu Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiện – hoàn thành

Ghi chú

1 Phát huy

Tiếp tục rà soát để cập nhật, bổ sung các nội dung trong CTĐT

Ban CLC và Khoa QTKD

Từ năm 2023 – hàng năm

Trang 40

điểm mạnh 2 Khắc phục tồn tại

Thường xuyên cập nhật các văn bản pháp qui và hướng dẫn của Bộ Giáo Dục để kịp thời điều chỉnh CTĐT

Ban CLC và Khoa QTKD

Từ năm 2023 – hàng năm

theo thời điểm tương ứng về mặt thời gian CTĐT năm 2020 sau khi được chỉnh sửa theo đúng thời hạn cũng được công bố trên trang Web của Khoa [H1.1.3.12 ]

CTĐT năm 2020 đã được xây dựng trên cở sở tiếp thu các yêu cầu của đầy đủ hai bên liên quan: người học và người dạy, sinh viên và cựu sinh viên Trong quá trình sửa đổi chương trình năm 2020, phản hồi từ các bên liên quan khác nhau đã được phân tích sâu sắc Phản hồi từ các bên liên quan được thu thập bằng cách, phỏng vấn và khảo sát Trong số tất cả các phản hồi thu thập được, một số đề xuất hoặc yêu cầu chính đã dẫn đến việc thiết lập các kết quả học tập rõ ràng hơn và tốt hơn, so với kết quả của chương trình năm 2014

CTĐT 2020 trước khi xây dựng đã trải qua các bước chuẩn bị về phía Khoa Quản trị kinh doanh và các bên liên quan (giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng) như sau:

- Kế hoạch sửa đổi CTDT CLC 2020 [H1.1.3.3]

Ngày đăng: 06/05/2024, 14:07

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w