1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo đại học chính quy ngành Hệ thống thông tin quản lý / Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.

303 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo

(Giai đoạn 2018-2022)

Trang 2

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo

(Giai đoạn 2018-2022)

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2023

Trang 7

ĐHQG HCM Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

HTTTQL Hệ thống thông tin quản lý

HUB Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh KT&ĐBCL Khảo thí và Đảm bảo chất lượng

KTHP Kết thúc học phần NCKH Nghiên cứu khoa học

THPT QG Trung học phổ thông quốc gia

TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 8

v

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 1: So sánh mục tiêu giáo dục Trường & mục tiêu của CTĐT ngành HTTTQL 17

Bảng 1 2: CĐR của CTĐT ngành HTTTQL 21

Bảng 1 3: Sự cải tiến CĐR của CTĐT qua các thời kỳ 25

Bảng 3 1: Bảng Ma trận giữa các khối kiến thức và CĐR của CTĐT 44

Bảng 3 2: Danh sách các học phần/ môn học được phân bổ CĐR PL07 46

Bảng 3 3: Phương pháp đánh giá người học 52

Bảng 3 4: Kế hoạch học tập dự kiến ngành HTTTQL 55

Bảng 3 5: So sánh tỷ trọng khối lượng kiến thức qua CTĐT 2018, 2020 và 2022 58

Bảng 3 6: Bảng đối sánh CTDH năm 2020 và 2022 60

Bảng 5 1: Thông tin về tuyển sinh và quá trình đào tạo 83

Bảng 5 2: Bảng xếp loại người học theo điểm rèn luyện 84

Bảng 6 1: Thống kê đội ngũ giảng viên của Khoa HTTTQL giai đoạn 2018-2022 99

Bảng 6 2: Số lượng giảng viên CTĐT ngành HTTTQL quy đổi năm học 2021-2022 101Bảng 6 3: Tỷ lệ SV/ GV quy đổi giai đoạn 2017-2022 102

Bảng 6 4: Định mức thời gian thực hiện công việc của GV 103

Bảng 6 5: Số lượng GV được tuyển dụng của khoa HTTTQL từ 2017-2022 107

Bảng 6 6: Thống kê số lượng GV đi học dài hạn giai đoạn 2017-2022 của khoa HTTTQL 112

Bảng 6 7: Thống kê số lượt GV khoa HTTTQL tham gia khóa đào tạo ngắn hạn 113

Bảng 6 8: Thống kê kết quả đánh giá xếp loại của GV khoa HTTTQL 116

Bảng 6 9: Thống kê thành tích, giải thưởng của Giảng viên khoa HTTTQL 117

Bảng 6 10: Thống kê các hoạt động NCKH của giảng viên khoa HTTTQL 120

Bảng 7 1: Thống kê số lượng đội ngũ nhân viên Nhà trường giai đoạn 2018-2022 123

Bảng 7 2: Thống kê số lượng cán bộ nhân viên được tuyển dụng và điều chuyển giai đoạn 2018-2022 126

Bảng 7 3: Thống kê số lượt cán bộ nhân viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng hàng năm giai đoạn 2018-2022 130

Bảng 7 4: Thống kê kết quả đánh giá phân loại hàng năm của đội ngũ nhân viên 132

Bảng 7 5: Thống kê thành tích thi đua khen thưởng của đội ngũ nhân viên 133

Trang 9

vi

Bảng 8 1: Thống kê tình hình sinh viên ngành HTTTQL nhập học 2017-2022

[H8.08.01.12] 137

Bảng 8 2: Thống kê số lượng sinh viên đang theo học CTĐT ngành HTTTQL 137

Bảng 8 3: Tiêu chí tuyển sinh 2017-2022 của ngành Hệ thống thông tin quản lý 139

Bảng 8 4: Thống kê điểm trúng tuyển ngành HTTTQL so với các ngành khác ở phương thức xét điểm thi THPTQG từ năm 2018-2022 141

Bảng 9 1: Những cải tiến, nâng cấp về cơ sở vật chất của trường giai đoạn 2016-2020 153

Bảng 9 2: Thống kê số lượng tài liệu bổ sung từ 2018 đến tháng 11/2022 157

Bảng 9 3: Thống kê số lượt mượn trả tài liệu và truy cập cơ sở dữ liệu của SV ngành HTTTQL (2018 đến 30/11/2022) [H9.09.02.12] 158

Bảng 9 4: Thống kê số lượng phòng máy tính và số lượng máy tính cho thực hành 2022 160

2018-Bảng 9 5: Các cải tiến, nâng cấp trong hệ thống CNTT của trường từ 2018-2022 164

Bảng 10 1: Một số nhu cầu của các BLQ và các thay đổi tương ứng của CTDH 171

Bảng 10 2: So sánh CTĐT ngành HTTTQL qua các giai đoạn 176

Bảng 10 3: Các TLTK, Sáng kiến của Khoa HTTTQL được ứng dụng trong giảng dạy, học tập 183

Bảng 10 4: Hệ thống công nghệ thông tin của HUB tính đến 12/2022 188

Bảng 10 5: Thống kê các loại khảo sát các bên liên quan 192

Bảng 11 1: Thống kê tỷ lệ tốt nghiệp của SV ngành HTTTQL trong 5 khóa gần nhất 196Bảng 11 2: Thống kê tỷ lệ thôi học của SV ngành HTTTQL trong 5 khóa gần nhất 196

Bảng 11 3: Thống kê thời gian tốt nghiệp trung bình của ngành HTTTQL giai đoạn 2022 201

2018-Bảng 11 4: Đối sánh tỷ lệ có việc làm của SVTN ngành HTTTQL của HUB với ngành HTTT của Trường ĐH Công nghệ thông tin 204

Bảng 11 5: Tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp của SV khoa HTTTQL từ 2017-2022 205

Trang 10

vii

Bảng 11 8: Đối sánh mức độ hài lòng của SV về chất lượng khóa học trong 5 khóa gần nhất giữa ngành HTTTQL với ngành NNA 216

Trang 11

viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Tiến trình tổ chức giảng dạy ngành HTTTQL 57

Hình 2: Quy trình phúc khảo bài thi 95

Hình 3 Quy trình tuyển dụng CBHT 126

Hình 4 Kết quả khảo sát SV tốt nghiệp về sinh hoạt và đời sống 150

Hình 5 Kết quả khảo sát sự hài lòng của SV, GV về Thư viện 158

Hình 6 Kết quả khảo sát sự hài lòng của SV về phòng máy tính 161

Hình 7 Kết quả khảo sát sự hài lòng của SV về Hệ thống CNTT 163

Hình 8 Kết quả khảo sát SV, GV về vệ sinh môi trường, an toàn và sức khỏe 167

Hình 9 Đối sánh tỷ lệ có việc làm của SV sau 1 năm tốt nghiệp với các ngành khác của trường 205

Hình 10 Khu vực làm việc của SV tốt nghiệp ngành HTTTQL 206

Hình 11 Khảo sát SV về hoạt động giảng dạy của Giảng viên khoa HTTTQL từ 2022 214

2017-Hình 12 Khảo sát SV về chất lượng quản lý và hỗ trợ đào tạo trong 5 năm 215

Hình 13 Mức độ hài lòng của SV khoa HTTTQL về chất lượng khóa học giai đoạn 2022 216

2017-Hình 14 Cựu SV ngành HTTTQL đánh giá mức độ hài lòng với năng lực đạt được 217

Hình 15 Nhà sử dụng lao động đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ của SV tốt nghiệp 218

Hình 16 Nhà tuyển dụng đánh giá mức độ đáp ứng công việc của Sinh viên tốt nghiệp 219

Hình 17 Giảng viên đánh giá mức độ hài lòng đối với sinh viên và đội ngũ hỗ trợ 220

Trang 12

PHẦN I: KHÁI QUÁT

1.1 Đặt vấn đề

Khoa Hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL) - Trường ĐH Ngân hàng TP HCM tiền thân là Khoa Công nghệ thông tin, được thành lập năm 2005, đến năm 2014 Khoa được đổi tên thành Khoa HTTTQL đào tạo trình độ cử nhân ngành HTTTQL Liên tục từ đó đến nay, Trường đã tuyển sinh được 17 khóa, và đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội Trong năm học 2022-2023, Trường triển khai tự đánh giá các CTĐT theo tiêu chuẩn của BGD, trong đó có CTĐT trình độ cử nhân ngành HTTTQL

Mục đích tự đánh giá

Giúp Khoa và Trường tự rà soát, xem xét, đánh giá thực trạng của CTĐT; xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng CTĐT từ đó điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo hiệu quả hơn; thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Khoa và Trường trong toàn bộ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với sứ mạng và mục tiêu đã xác định

Trang 13

Công cụ tự đánh giá

Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ GDĐH của Bộ GD&ĐT và các văn bản hướng dẫn khác của Cục Quản lý chất lượng Nhằm phục vụ nhiệm vụ công tác lập báo cáo tự đánh giá hiệu quả, Khoa HTTTQL cũng huy động nguồn lực giảng viên, thư ký khoa, cùng một số bên liên quan như SV, cựu SV, doanh nghiệp, các Khoa khác, các phòng ban… để hỗ trợ thực hiện các bước quy trình làm báo cáo tự đánh giá Trong quá trình triển khai lập báo cáo tự đánh giá, Phụ trách khoa tiến hành họp Khoa để phổ biến kế hoạch, báo cáo tiến độ chi tiết và phân công rõ ràng từng mảng công việc như: khảo sát các bên liên quan, thu thập, phân loại, mã hóa minh chứng, viết báo cáo tiêu chí, bản thảo báo cáo tự đánh giá, kiểm tra và sắp xếp các minh chứng

1.2 Tổng quan chung

a) Khái quát về Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

Giới thiệu chung

Trường ĐH Ngân hàng TP HCM (Ho Chi Minh University of Banking - HUB) là trường đại học công lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập ngày 16/12/1976, có hơn 13.000 SV đang theo học ở các bậc đào tạo từ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ với 7 ngành, 14 định hướng chuyên sâu có liên quan

Trường ĐH Ngân hàng TP HCM đang đào tạo các hệ như cao đẳng, đại học chính qui, cao học và nghiên cứu sinh Đối với hệ đại học tổ chức đào tạo 2 loại hình là đào tạo chính quy và vừa làm vừa học gồm các ngành đào tạo:

- Tài chính - ngân hàng - Kế toán

- Quản trị kinh doanh

- Hệ thống thông tin quản lý - Kinh tế quốc tế

- Luật kinh tế - Ngôn ngữ Anh

Trang 14

- Thạc sĩ và Tiến sĩ Quản trị kinh doanh - Thạc sĩ Luật kinh tế

Hàng năm Trường còn đào tạo gần 500 học viên cao học và khoảng 30 - 40 nghiên cứu sinh Trong số các chương trình đào tạo của Trường, đã có 6 chương trình đào tạo được kiểm định AUN-QA, trong đó có 5 chương trình bậc đại học (Tài chính, Ngân hàng (năm 2019), Quản trị kinh doanh, Kế toán, Kinh tế quốc tế (năm 2022) và 01 chương trình bậc cao học là Tài chính – Ngân hàng (năm 2022)

Tính đến tháng 7/2023, đội ngũ nhân sự của ĐH Ngân hàng TP HCM với hơn 500 cán bộ, giảng viên, nhân viên, trong đó có 15 Phó Giáo sư, 93 Tiến sĩ và 250 Thạc sĩ, vừa là các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý giàu kinh nghiệm, vừa là những thầy cô tận tâm với SV

ĐH Ngân hàng TP HCM có 03 cơ sở đào tạo với 02 cơ sở tại trung tâm Q1 TP HCM và 01 cơ sở tại Thủ Đức có tổng diện tích lên đến hơn 11 hecta được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại ĐH Ngân hàng TP HCM thuộc nhóm 50 trường đại học và là 1 trong 2 trường thuộc khối kinh tế có công bố quốc tế tốt nhất Việt Nam (Dữ liệu Scopus, DTU Research, 2019)

Trường đã được cấp các chứng nhận kiểm định trong và ngoài nước như: Chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT Việt Nam (MOET); 06 Chương trình đào tạo được cấp Chứng nhận kiểm định quốc tế theo bộ tiêu chuẩn của Hiệp hội các trường đại học Đông Nam Á (Asean University Network – Quality Assurance - AUN-QA); Chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 của Tổ chức Afnor Cộng hòa Pháp

Với lịch sử hơn 46 năm xây dựng và phát triển, ĐH Ngân hàng TP HCM đã đào tạo hơn 50.000 cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ Nhiều thế hệ học viên, SV tốt nghiệp từ trường hiện đang công tác và nắm nhiều trọng trách tại các cơ quan Đảng, chính quyền, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, trường đại học, doanh nghiệp trong và ngoài nước; tạo thành cộng đồng cựu SV ĐH Ngân hàng TP HCM rộng lớn và thành đạt

Trang 15

Không chỉ sở hữu truyền thống đáng tự hào, ĐH Ngân hàng TP HCM là đại học của tương lai với những bước chuyển mình mạnh mẽ, với tầm nhìn trở thành đại học đa ngành và liên ngành nằm trong nhóm các đại học có uy tín ở khu vực Đông Nam Á và thế giới, tiên phong ứng dụng công nghệ số trong đào tạo, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên ngành

Mỗi cá nhân là một bản thể độc đáo và duy nhất, ĐH Ngân hàng TP HCM mang sứ mạng kiến tạo hệ sinh thái giáo dục giúp người học khám phá nâng tầm tài năng riêng có của mình Tinh thần ấy được thể hiện trong slogan của Trường: “Heightening Unique

Brilliance” - “Nâng tầm tài năng”

Sứ mệnh và tầm nhìn của Trường

Sứ mệnh:

ĐH Ngân hàng TP HCM cung cấp cho xã hội và ngành ngân hàng nguồn nhân lực chất lượng cao, các nghiên cứu có tầm ảnh hưởng, cùng với dịch vụ tư vấn và các hoạt động phục vụ cộng đồng HUB kiến tạo hệ sinh thái giáo dục, mang đến cơ hội và kỹ năng học tập suốt đời hướng đến phát triển con người toàn diện, sáng tạo, với tinh thần phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân

Tầm nhìn:

ĐH Ngân hàng TP HCM định hướng trở thành đại học đa ngành và liên ngành nằm trong nhóm các đại học hàng đầu khu vực và châu lục trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản lý, pháp luật, xã hội và nhân văn Chúng tôi tiên phong trong đào tạo, nghiên cứu ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kinh doanh, quản lý và tiên phong trong giải quyết các vấn đề liên ngành

Triết lý giáo dục

Khai phóng:

ĐH Ngân hàng TP HCM tạo điều kiện cho người học tự khai phá tiềm năng của bản thân; lĩnh hội kiến thức chuyên môn sâu của ngành học trên nền tảng kiến thức rộng

Trang 16

Liên ngành:

ĐH Ngân hàng TP HCM tạo điều kiện để người học có những kiến thức liên ngành nhằm hiểu sâu sắc hơn về ngành chính của mình, có khả năng liên kết các chuyên gia, tránh được những thiên kiến trong việc ra quyết định, gia tăng cơ hội việc làm

Trải nghiệm:

ĐH Ngân hàng TP HCM triển khai mô hình đào tạo “trưởng thành qua trải nghiệm” Qua trải nghiệm người học sẽ hiểu biết sâu sắc hơn về lý thuyết, hình thành tư duy thực tiễn, năng lực thực thi từ đó thích nghi và cải tạo với môi trường

Đảm bảo chất lượng

Để đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, vấn đề chất lượng và đảm bảo chất lượng cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo đang là vấn đề được xã hội hết sức quan tâm

Ngày nay, thực tiễn cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục nhiều nước cho thấy, kiểm định chất lượng giáo dục đã trở nên cấp thiết không chỉ nhằm mục tiêu cải tiến và nâng cao chất lượng một cách bền vững, mà còn góp phần khẳng định uy tín, nâng cao giá trị thương hiệu của các cơ sở giáo dục; là căn cứ để cơ sở giáo dục đại học giải trình với chủ sở hữu, cơ quan có thẩm quyền, các bên liên quan và xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo; giúp người học lựa chọn trường, chọn ngành phù hợp; giúp cho nhà sử dụng lao động xác định và tuyển chọn được nguồn nhân lực có chất lượng tốt

Đồng thời, trên cơ sở của những kết quả kiểm định chất lượng, những khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài, các cơ quan quản lý có cơ sở để điều chỉnh, đổi mới cơ chế, đưa ra các chính sách đầu tư phù hợp cho giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế

b) Giới thiệu về Khoa Hệ thống thông tin quản lý:

Giới thiệu chung

Trang 17

Khoa HTTTQL tiền thân là Khoa Công nghệ thông tin, được thành lập vào ngày 21/3/2005 Ngày 01/04/2014 Khoa được đổi tên thành Khoa HTTTQL (HTTTQL), là đơn vị chịu trách nhiệm hành chính và chuyên môn đào tạo ngành HTTTQL và các ngành khác thuộc nhóm ngành Quản trị - Quản lý ở Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM Khoa HTTTQL còn đảm nhận giảng dạy kiến thức, kỹ năng Tin học văn phòng và Tin học ứng dụng cho SV toàn Trường

Khoa HTTTQL đào tạo ngành HTTTQL với hai định hướng chuyên sâu là Hệ thống thông tin kinh doanh và chuyển đổi số và Quản trị thương mại điện tử SV tốt nghiệp có kiến thức cả về công nghệ thông tin và quản trị kinh doanh; có kỹ năng thiết kế, vận hành hệ thống thông tin, đảm bảo thông tin có giá trị được cung cấp đến đúng người, đúng lúc, hỗ trợ đắc lực cho quá trình ra quyết định, giải quyết vấn đề ở các cấp quản trị; có kỹ năng thiết kế, vận hành hoạt động thương mại trong môi trường Internet thông qua website, mạng xã hội, diễn đàn, thiết bị di động, khoa học dữ liệu và khai phá dữ liệu…

Hàng năm, Khoa HTTTQL tổ chức cho SV Trường thi đua nâng cao ý thức rèn luyện kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng lập trình, cùng với các kỹ năng mềm khác Từ đó, Khoa đã bồi dưỡng, huấn luyện hình thành đội tuyển SV đại diện Trường tham gia các cuộc thi Tin học cấp quốc gia, quốc tế đạt thành tích rất khả quan

ĐH Ngân hàng TPHCM đang nắm giữ kỷ lục của các trường tại Việt Nam: (1) 8 năm liên tục 2010 - 2017 có SV đoạt giải Vô địch cấp quốc gia và 6 năm liên tục 2010 - 2015 có SV đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi Vô địch tin học văn phòng thế giới tại Hoa Kỳ; (2) 3 năm liên tục 2012 - 2015 luôn giành được huy chương tại đấu trường vô địch tin học văn phòng thế giới; (3) Giành huy chương vàng đầu tiên cho Việt Nam và cho đến nay là huy chương vàng duy nhất đạt được qua các năm Việt Nam tham dự các cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng Thế giới

Từ năm 2006, ĐH Ngân hàng TPHCM tham gia các Cuộc thi Olympic tin học SV Việt nam và Lập trình quốc tế ACM/ICPC đã giành nhiều giải thưởng: 1 Giải nhất đồng đội (2011) và 1 Giải ba cá nhân (2014) về lập trình quốc tế khối không chuyên Tin; 2 Giải

Trang 18

bởi đội ngũ giảng viên Khoa HTTTQL đã đạt thành tích rất khả quan nên Tập thể Khoa HTTTQL và các cá nhân đã vinh dự nhận nhiều bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, của Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM Đặc biệt, SV Khoa HTTTQL đoạt nhiều giải thưởng về nghiên cứu khoa học cấp quốc gia như Eureka, Olympic kinh tế lượng ứng dụng Theo đó, chất lượng học tập và nghiên cứu của SV Khoa HTTTQL năm sau luôn cao hơn năm trước

Khoa HTTTQL còn cố gắng tổ chức nhiều lớp chuyên đề, nhiều khóa đào tạo kỹ năng mềm giúp hơn 1200 SV có môi trường rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, tổ chức sự kiện, kỹ năng phản biện, quản lý cảm xúc… nhận được sự hưởng ứng tích cực của SV toàn Trường

Với nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo khoa, các giảng viên và SV, Khoa HTTTQL sẽ trở thành một trong những Khoa có thế mạnh của Trường, đào tạo nên những cử nhân ngành HTTTQL có đủ năng lực chuyên môn để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa đầy thử thách bằng thái độ nhiệt tình và trách nhiệm

Sứ mệnh và tầm nhìn của Khoa

Sứ mệnh:

Khoa Hệ thống thông tin quản lý cung cấp hệ sinh thái giáo dục hiện đại Chúng tôi mang đến cho người học các kiến thức - kỹ năng - sự tự chủ và trách nhiệm, nhằm hướng tới sự phát triển con người toàn diện và sáng tạo với tinh thần phục vụ, đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng cao cho các ngành kinh tế, quản lý, công nghệ, và các lĩnh vực xã hội khác

Tầm nhìn:

Đến năm 2030, Khoa Hệ thống thông tin quản lý trở thành một đơn vị hàng đầu trong đào tạo về hệ thống thông tin quản lý, có uy tín, chất lượng cao và phát triển toàn diện Chúng tôi tiên phong trong các chương trình đào tạo như hệ thống thông tin kinh doanh

và chuyển đổi số, quản trị thương mại điện tử, phân tích kinh doanh,…

Triết lý giáo dục

Trang 19

Triết lý giáo dục của Khoa HTTTQL dựa trên nền tảng của triết lý giáo dục của Trường Theo đó, Khoa là một đơn vị của Trường, nên quán triệt theo triết lý giáo dục

chung của nhà Trường là “Khai phóng - Liên ngành - Trải nghiệm”, đồng thời do đặc thù

riêng của Khoa, nên Khoa nhấn mạnh vào triết lý giáo dục là “Tự chủ – Sáng tạo – Trách

nhiệm”

Tự chủ: Khoa HTTTQL tạo môi trường giáo dục giúp rèn luyện tính tự chủ của

người học bằng việc trau dồi một nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc, phát triển kỹ năng phán đoán, và tư duy độc lập

Sáng tạo: Khoa HTTTQL hướng đến đào tạo người học có khả năng thích ứng với

sự thay đổi liên tục của môi trường cách mạng công nghiệp 4.0, khuyến khích sinh viên sáng tạo và khám phá để đưa ra những ý tưởng mới, giải quyết vấn đề theo cách riêng của mình, và thể hiện sự độc đáo của bản thân

Trách nhiệm: Khoa HTTTQL khuyến khích sự tự giác và ý thức trong việc học

tập và đạt được mục tiêu cá nhân; người học được tạo môi trường nhận thức về tác động của hành động cá nhân đến cộng đồng xung quanh và phát triển ý thức về vai trò và trách nhiệm của mình như một thành viên trong xã hội, khuyến khích người học chịu trách nhiệm cho sự phát triển của chính mình

Giá trị cốt lõi của Khoa HTTTQL:

Đảm bảo chất lượng và cải tiến liên tục: Khoa HTTTQL tổ chức, kiểm soát tốt

quá trình dạy học để luôn đạt được chuẩn đầu ra đã cam kết và không ngừng cải tiến để có lợi thế cạnh tranh trong việc đáp ứng nhu cầu nhân lực đòi hỏi ngày càng cao của xã hội

Đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội: Khoa HTTTQL luôn đề cao và

khuyến khích mọi hoạt động của giảng viên và người học hướng đến việc phục vụ cộng đồng, xã hội Với đặc thù của nghề quản lý hệ thông thông tin, người học phải có ý thức tự giác tuân thủ mọi quy định về an toàn bảo mật thông tin, không lợi dụng, không xâm phạm quyền riêng tư của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm khi hành nghề

Trang 20

đó góp phần hình thành những con người luôn hành xử với người khác theo quy chuẩn đạo đức và trọng danh dự

Khả năng sáng tạo, tư duy hệ thống và phản biện: Khoa HTTTQL đào tạo người

học có tinh thần tự chủ, nhạy bén thích ứng với những biến động của môi trường làm việc bằng năng lực nhận thức với các góc nhìn mới, khám phá các giải pháp mới phù hợp mang lại hiệu quả tối ưu; đào tạo người học có tư duy hệ thống, tư duy phản biện khi giải quyết vấn đề, luôn tôn trọng tính đa dạng và sự khác biệt vốn tồn tại khách quan trong mọi hoạt động xã hội

Thành tích tiêu biểu

- Bằng khen của thống đốc Ngân hàng (Quyết định số 2412/QĐ-ĐHNH ngày 14/10/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) do có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội

- Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho “Tập thể có thành tích xuất sắc trong tổ chức, huấn luyện đội tuyển tham dự cuộc thi Microsoft Office Specialist World Championship đạt thành tích cao”

- Giấy khen của Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng cho “Tập thể có thành tích xuất sắc trong huấn luyện cuộc thi Olympic Tin học Tin học & Lập trình quốc tế 2014” - Nhiều SV công bố quốc tế trên các tạp chí khoa học quốc tế vào các năm 2015,

Qua các công tác thu thập thông tin, phỏng vấn, phân tích có thể thấy để Khoa có được thành quả như trên là từ các lý do sau:

CTĐT được tăng cường thực hành thực tế, kiến tập tại doanh nghiệp… nên SV có nhiều cơ hội được trải nghiệm thực hành nghề nghiệp và có nhiều cơ hội để có việc làm phù hợp

Trang 21

Khoa và nhà Trường tiến hành khảo sát đối với tất cả các khóa SV đã tốt nghiệp về tình trạng việc làm từ đó có thông tin đầy đủ về tình trạng tốt nghiệp để giám sát đối sánh nhằm cải tiến chất lượng

Khoa HTTTQL có ký kết liên kết với các doanh nghiệp và nhiều đơn vị tuyển dụng để giới thiệu cho SV của khoa và cũng chính là cầu nối, là cơ hội cho nhiều SV sớm tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp

SV ngành HTTTQL có tinh thần chịu khó học tập, ham thích học hỏi tìm tòi, nắm vững CTĐT và các môn học, hiểu rõ vị trí-vai trò khi tham gia thị trường lao động

Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Khoa HTTTQL:

6 TS Lê Thị Thanh An - GV - ĐH Kinh tế - luật

7 Ông Hà Bính Thân - CT, TGĐ - Cty Lạc Việt; PCT Hội tin học TP HCM 8 Ông Thẩm Văn Hương - CT, TGĐ - Công ty SS4U

9 Ông Bùi Quốc Anh - CT - Công ty Khonet

Ban lãnh đạo Khoa:

1 ThS Nguyễn Văn Thi - Phó Trưởng khoa, Phụ trách khoa 2 TS Nguyễn Duy Thanh - Phó Trưởng khoa

Bộ môn Khoa học máy tính

1 TS Hà Bình Minh (Trưởng Bộ môn)

Trang 22

4 NCS.ThS Nguyễn Văn Thọ 5 ThS Nguyễn Hoàng Ân 6 ThS Bùi Hữu Đông 7 ThS Đặng Hoàng Huy 8 ThS Nguyễn Phương Nam 9 ThS Trần Huỳnh Minh Tân 10 NCS.ThS Lê Quang Thiện

Bộ môn Hệ thống thông tin quản trị

1 TS Phạm Xuân Kiên (Trưởng Bộ môn) 2 TS Nguyễn Duy Thanh (Phó Trưởng khoa) 3 TS Nguyễn Huỳnh Anh Vũ

5 NCS.ThS Nguyễn Thị Thu Hà 5 NCS.ThS Hồ Thị Linh

6 ThS Trần Đức Tùng

7 ThS Nguyễn Thị Tường Vi

Bộ môn Thương mại điện tử

1 ThS Nguyễn Văn Thi (Phó Trưởng khoa - Phụ trách) 2.TS Tôn Nữ Khoa Nguyên

3 NCS.ThS Phó Hải Đăng 4 NCS.ThS Trần Việt Tâm 5 NCS.ThS Nguyễn Sơn Tùng 6 ThS Nguyễn Văn Kiên 7 ThS Nguyễn Mạnh Toàn 8 ThS Nguyễn Thị Tố Uyên

Thư ký Khoa:

Trang 23

1 ThS Hàn Thị Hòa

Giảng viên kiêm nhiệm và mời giảng trong Trường:

1 TS Trần Trọng Huy 2 TS Trịnh Hoàng Nam 3 TS Nguyễn Minh Nhật 4 TS Mai Ngọc Thắng 5 TS Nguyễn Minh Tuấn 6 NSC.ThS Mai Hồng Chi 7 NSC.ThS Trần Kim Long 8 NCS.ThS Bùi Thị Thiện Mỹ 9 ThS Phạm Thanh An

10 ThS Trần Doãn Hiếu

c) Giới thiệu về CTĐT ngành HTTTQL

Ngành HTTTQL (MIS - Management Information Systems) liên quan đến quản trị, kinh doanh và công nghệ nên phạm vi ứng dụng của nó là rất lớn Vì vậy, CTĐT ngành HTTTQL mang lại nhiều việc làm với thu nhập cao trong môi trường hiện đại cùng cơ hội thăng tiến không chỉ trong lĩnh vực công nghệ thông tin hay hệ thống thông tin mà mà còn trong các lĩnh vực kinh tế, quản trị và quản lý

Mục tiêu đào tạo

SV tốt nghiệp ngành HTTTQL của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM có thái độ, kiến thức và kỹ năng hành nghề tốt thích ứng ngay với môi trường làm việc cạnh tranh, hội nhập và có năng lực nghiên cứu ở bậc học cao hơn SV được chọn và học một trong hai định hướng chuyên sâu là Hệ thống thông tin kinh doanh và chuyển đổi số hoặc Quản trị thương mại điện tử

Trang 24

doanh nghiệp đang chuyển đổi số Định hướng này giúp thay đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới và thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty… Nhờ đó mang lại nhiều lợi ích cho công ty, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời

Quản trị thương mại điện tử là định hướng chuyên sâu học để tiến hành quản trị kinh doanh trực tuyến, sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet thông qua trang web, mạng xã hội, diễn đàn, thiết bị di động…để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến Quản trị thương mại điện là xu hướng của thời đại toàn cầu hóa, là lĩnh vực tiềm năng để các doanh nghiệp phát triển, là cơ hội khởi nghiệp kinh doanh theo mô hình mới

Các môn học tiêu biểu

Hệ thống thông tin quản lý, chuyển đổi kinh doanh số, quản trị dự án hệ thống thông tin, phân tích thiết kế hệ thống thông tin, phát triển thương mại di động, phân tích dữ liệu mạng xã hội, lập trình, thiết kế web, marketing điện tử, quản trị tác nghiệp thương mại điện tử, khai phá dữ liệu, chuỗi khối, học máy, trí tuệ kinh doanh, core banking và ngân hàng điện tử…

Cơ hội nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp SV có thể đảm nhận các vị trí nghề nghiệp sau: - Quản trị viên hệ thống thông tin (admin)

- Chuyên viên phân tích và thiết kế hệ thống - Chuyên viên kiểm thử hệ thống và phần mềm - Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật

- Chuyên viên thiết kế dữ liệu - Chuyên viên lập trình (developer)

- Chuyên viên phát triển và quản trị cơ sở dữ liệu (DBA) - Chuyên viên phân tích và khai phá dữ liệu

Trang 25

- Chuyên viên phân tích quy trình nghiệp vụ

- Chuyên viên kinh doanh sản phẩm và dịch vụ phần mềm - Chuyên viên kiểm toán và kiểm soát hệ thống thông tin - Thiết kế, quản trị và vận hành hệ thống thương mại điện tử - Chuyên viên thiết kế các giải pháp thương mại điện tử - Chuyên viên vận hành hệ thống giao dịch điện tử - Chuyên viên thanh toán trực tuyến

- Chuyên viên ngân hàng điện tử

- Chuyên viên tiếp thị điện tử (e-marketing) - Chuyên viên phân tích dữ liệu mạng xã hội

- Chuyên viên kinh doanh sản phẩm và dịch vụ thương mại điện tử - Giám đốc hệ thống thống thông tin (CIO)

- Những công việc khác có liên quan đến HTTTQL trong các tổ chức

Các phần tiếp theo trong bản báo cáo tự đánh giá sẽ lần lượt phân tích, đánh giá các điểm mạnh-yếu, các tồn tại và kế hoạch hành động nhằm cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo của ngành HTTTQL Đối với từng tiêu chí trong tiêu chuẩn, nội dung mô tả có minh chứng kèm theo Minh chứng được mã hóa theo cách thức Hnn.xx.yy.zz, trong đó: H là hộp minh chứng, nn là số thứ tự hộp minh chứng, xx là số thứ tự tiêu chuẩn, yy là số thứ tự tiêu chí, zz là số thứ tự của minh chứng trong tiêu chí (v.d., H01.01.02.05, H05.01.01.02…)

Trang 26

PHẦN II: TỰ ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHUẨN VÀ TIÊU CHÍ

Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Mở đầu

Mục tiêu CĐR của CTĐT ngành HTTTQL của Khoa HTTTQL được xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mệnh - tầm nhìn của Trường ĐH Ngân hàng TP HCM [H1.01.01.01] và của Khoa HTTTQL [H1.01.02.04] CĐR của CTĐT được mô tả rõ ràng, thể hiện được tất cả các yêu cầu chung và các yêu cầu chuyên biệt mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành khóa học CĐR của CTĐT được Khoa HTTTQL rà soát, điều chỉnh [H1.01.02.01] hai năm một lần vào các năm 2018, 2020 và 2022 [H1.01.02.02], và được công bố công khai trên trang web của Khoa HTTTQL [H1.01.03.01], Trường ĐH Ngân hàng TP HCM [H1.01.01.02]

Tiêu chí 1.1: Mục tiêu của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mệnh và tầm nhìn của cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại học quy định tại Luật giáo dục đại học

1 Mô tả hiện trạng

Mục tiêu của CTĐT ngành HTTTQL được xác định rõ ràng theo những qui định từ Bộ GD&ĐT - căn cứ theo thông tư 07/2015 BGD qui định khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ đại học; quyết định 1982/2016 của chính phủ ban hành khung trình độ quốc gia; của Trường ĐH Ngân hàng TP HCM [H1.01.01.01], của Khoa HTTTQL [H1.01.01.04] Theo đó mục tiêu đưa ra những yêu cầu rõ ràng về kiến thức, kỹ năng cũng như mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm, CTĐT năm 2022 được mô tả như sau: đào tạo cử nhân ngành Hệ thống thông tin quản lý có đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm đối với xã hội; có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết về công nghệ thông tin và kinh tế, quản lý; có năng lực sáng tạo, cập nhật và ứng dụng các hệ thống thông tin hiện đại vào việc quản trị các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp và tổ chức một cách hiệu quả trong thời

đại số [H1.01.02.02] Với mục tiêu trên, Khoa HTTTQL sẽ phụ trách đào tạo với những

đặc điểm:

- Có kiến thức chuyên sâu về tin học quản lý để giải quyết các vấn đề nghiệp vụ trong các doanh nghiệp

Trang 27

- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, chia sẻ tri thức và kinh nghiệm, viết báo cáo, thuyết trình, đàm phán, giải quyết vấn đề thông qua nhiều hình thức như điển cứu (case study)-thảo luận-giả lập vai trò

- Có ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng; ý thức phục vụ đất nước; có phẩm chất chính trị tốt; có ý thức tổ chức kỷ luật; có tác phong làm việc nghiêm túc, có đạo đức nghề nghiệp; nhận thức được vai trò của ngành HTTTQL trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội

Mục tiêu của CTĐT được quy định cụ thể trong các quyết định ban hành CTĐT của các năm [H1.01.02.02] Mục tiêu của CTĐT ngành HTTTQL được xác định phù hợp với sứ mệnh - tầm nhìn của Trường ĐH Ngân hàng TP HCM [H1.01.01.01] và của Khoa HTTTQL [H1.01.01.04], đóng góp và nâng cao tri thức cho cộng đồng bằng các phương thức linh hoạt và thuận tiện nhất, trở thành trường ĐH công lập đa ngành hàng đầu ở Việt Nam với định hướng ứng dụng, phổ cập kiến thức và gắn kết cộng đồng; trong đó hoạt động đào tạo phát triển ngang tầm khu vực Chi tiết được diễn giải ở Phần I - Khái quát

Mục tiêu của CTĐT ngành HTTTQL phù hợp với mục tiêu của GDĐH quy định tại Luật GDĐH năm 2012 Theo đó, việc đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân Mục tiêu của CTĐT dựa trên các quy định của Trường ĐH Ngân hàng TP HCM; qui định xây dựng CTĐT, quy định về CĐR của CTĐT, khối lượng kiến thức tối thiểu của CTĐT, yêu cầu về năng lực của người học cần đạt sau khi hoàn thành khóa học [H1.01.03.01]

CTĐT cũng mô tả rõ ràng vị trí, vai trò của ngành nghề trong thị trường lao động đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của người phụ trách hệ thống thông tin trong doanh nghiệp: chuyên viên có nghiệp vụ hệ thống thông tin giải quyết các bài toán kinh tế và quản trị, chuyên viên quản trị và vận hành các hệ thống thông tin, quản trị hệ cơ sở

Trang 28

Khoa HTTTQL hiểu rõ vị trí công tác của ngành nghề để có thể giúp người học ngay từ bước đầu xác định rõ các môn học trọng tâm, nội dung quan trọng cần phải nắm vững trong CTĐT, để người học có thể dần hoàn thiện kỹ năng, kiến thức ngay từ những năm ngồi trên giảng đường Mục tiêu của CTĐT ngành HTTTQL cũng theo sát nhu cầu của thị trường lao động Kể từ khóa tuyển sinh đầu tiên đến nay CTĐT đã được xem xét, chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần để phù hợp với nhu cầu của xã hội và thị trường lao động Việc xây dựng và hoàn thiện mục tiêu của CTĐT được tiến hành thông qua các cuộc họp cấp khoa [H1.01.01.04], cấp Trường [H1.01.01.01], tham khảo các chương trình tương ứng trong/ngoài nước [H1.01.02.05] Mục tiêu CTĐT được điều chỉnh trên cơ sở đóng góp ý kiến của các bên liên quan: Hội đồng khoa HTTTQL, các chuyên gia, các doanh nghiệp, cán bộ giảng viên, người học, cựu người học và cũng dựa vào khảo sát về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp [H1.01.01.03], [H2.02.01.14] Hiệu quả của CTĐT với thị trường lao động có thể đánh giá qua tỷ lệ người học tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp tại phần trình bày tiêu chuẩn 11 Mục tiêu của CTĐT được cập nhật kịp thời để đáp ứng nhu cầu và xu hướng phát triển của xã hội như sau:

Bảng 1 1: So sánh mục tiêu giáo dục Trường & mục tiêu của CTĐT ngành HTTTQL

Mục tiêu giáo dục Trường ĐH Ngân hàng TP HCM

Mục tiêu cụ thể của CTĐT ngành HTTTQL

Vận dụng được kiến thức khoa học và công nghệ vào lĩnh vực chuyên môn cụ thể với các ngành và định hướng chuyên sâu

Có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết về công nghệ thông tin và kinh tế, quản lý

Có năng lực chuyên môn để thực hiện các hoạt động nghề nghiệp và nghiên cứu về ngành HTTTQL

Trau dồi phẩm chất đạo đức và phục vụ cộng đồng và xã hội

Có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm đối với xã hội

Trang 29

Tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, khả năng học tập suốt đời và phát triển nghề nghiệp

Ứng dụng HTTTQL vào quản trị trong các doanh nghiệp một cách hiệu quả…

2 Điểm mạnh

Mục tiêu CTĐT ngành HTTTQL được xác định rõ ràng phù hợp với sứ mệnh và tầm nhìn của Trường và của Khoa Mục tiêu cụ thể của CTĐT ngành HTTTQL phù hợp với mục tiêu giáo dục của Trường Đặc biệt, mục tiêu CTĐT phù hợp nhu cầu thực tế xã hội thông qua việc khảo sát về nhu cầu của thị trường lao động liên quan đến CTĐT định kỳ 2 năm/ 1 lần và lấy ý kiến của các bên liên quan một cách đầy đủ Mục tiêu được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, kế hoạch đào tạo theo từng năm học, từng học kỳ Khoa HTTTQL quán triệt và giao nhiệm vụ đến từng cán bộ, GV nhằm hoàn thành tốt nhất mục tiêu đề ra

Mặt khác, mục tiêu CTĐT ngành HTTTQL được công bố công khai trên trang web của Trường và của Khoa HTTTQL, báo chí, tài liệu tuyển sinh, tư vấn tuyển sinh

Bên cạnh đó, CTĐT mô tả vị trí công việc của người học rõ ràng, cụ thể Có định hướng phát triển nghề nghiệp với các vị trí quản lý, và nâng cao kiến thức nhằm giúp người học theo học bậc cao hơn như cao học hay nghiên cứu sinh

Trang 30

Tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu Nguồn kinh phí thực hiện: Kinh phí tuyển sinh toàn Trường cùng với kinh phí hoạt động của Khoa HTTTQL

Từ năm học 2023-2024: tiếp tục lấy ý kiến phản hồi của các nhà tuyển dụng về mục tiêu của CTĐT để điều chỉnh nội dung mục tiêu CTĐT cho phù hợp với nhu cầu thị trường lao động, định kỳ 2 năm/lần xem xét, hiệu chỉnh CTĐT Nhân lực thực hiện: Khoa HTTTQL kết hợp với Phòng KT&ĐBCL Nguồn kinh phí thực hiện: Kinh phí hoạt động của Khoa HTTTQL Cụ thể như sau:

thực hiện

1 Phát huy điểm mạnh

Rà soát, điều chỉnh, cập nhật CTĐT và kế hoạch đào tạo để phù hợp với mục tiêu đào tạo

- Khoa HTTTQL (chủ trì)

- Phòng

KT&ĐBCL (phối hợp)

- Từ năm học 2023-2024 - Định kỳ 2 năm

Đẩy mạnh công tác truyền thông liên quan đến đào tạo ngành HTTTQL đến các bên liên quan về mục tiêu của CTĐT

- Phòng Tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu (chủ trì)

- Khoa HTTTQL (phối hợp)

Hàng năm

2 Khắc phục tồn tại

Tổ chức đánh giá, rà soát lại mục tiêu của CTĐT hướng đến mục tiêu dài hạn để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong tương lai xa

Khoa HTTTQL (chủ trì)

Từ năm học 2023-2024

Có kế hoạch tiếp cận với doanh nghiệp để mở rộng quy mô lấy ý kiến phản hồi của cựu người

Khoa HTTTQL (chủ trì)

Phòng KT&ĐBCL (phối hợp)

- Từ năm học 2023-2024 - Định kỳ 2 năm

Trang 31

TT Mục tiêu Nội dung Đơn vị thực hiện Thời gian thực hiện

học và các nhà tuyển dụng về các nội dung cụ thể trong mục tiêu CTĐT

5 Tự đánh giá

Tiêu chí đạt 6/7

Tiêu chí 1.2: Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, bao quát được tất cả các yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo

1 Mô tả hiện trạng

CĐR của CTĐT ngành HTTTQL người học được xác định rõ ràng trong các khung CTĐT ban hành [H1.01.02.01] CĐR được xây dựng và công bố theo quy định của Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT CĐR của CTĐT được xác định và thiết kế rõ ràng, giúp cho người học và người dạy dễ dàng xác định mục tiêu trong quá trình giảng dạy và học tập Về kiến thức: yêu cầu người học phải đạt mức độ tiếp nhận theo thang Bloom từ mức độ 3 trở lên (mức độ vận dụng) Về các môn học có thêm yêu cầu kỹ năng (Cơ sở lập trình, Phân tích thiết kế hệ thống…): yêu cầu người học phải đạt từ mức độ 4

trở lên (mức độ làm được chính xác) theo thang của Bloom

CĐR của CTĐT ngành HTTTQL bao quát được tất cả các yêu cầu chung và chuyên biệt mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành CTĐT [H1.01.02.03] Theo đó, CĐR của CTĐT có liên quan cụ thể đến kiến thức, kỹ năng, và tự chủ và trách nhiệm đối với người học tốt nghiệp và triển vọng việc làm trong tương lai

- Kiến thức và kỹ năng: Khả năng vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật Khả năng làm việc độc lập, tư duy hệ thống và tư duy phản biện Khả năng tổ chức, làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả trong môi trường hội nhập quốc tế Thể hiện tính chủ động, tích cực trong học tập nghiên

Trang 32

HTTTQL Khả năng vận dụng kiến thức nền tảng và chuyên sâu một cách hệ thống để giải quyết các vấn đề chuyên môn trong ngành HTTTQL Khả năng tham gia xây dựng và phát triển giải pháp ứng dụng trong ngành HTTTQL Khả năng ứng dụng kỹ thuật và công cụ hiện đại cho thực hành kỹ thuật và thích ứng với các xu hướng thay đổi trong ngành HTTTQL

- Mức độ tự chủ và trách nhiệm: Có năng lực làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, có năng lực tổ chức thực hiện công việc và học hỏi, phát triển bản thân, có ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp

- Triển vọng việc làm trong tương lai: Chuyên viên huấn luyện và đào tạo, nghiên cứu viên trong lĩnh vực HTTTQL, chuyên viên có nghiệp vụ công nghệ thông tin giải quyết các bài toán kinh tế và quản trị như marketing, nhân sự, kinh doanh, hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, chuyên viên quản trị và vận hành các hệ thống thông tin, quản trị hệ cơ sở dữ liệu, quản trị hệ thống thương mại điện tử, lập trình viên, kiểm thử viên phần mềm, chuyên viên huấn luyện và đào tạo, nghiên cứu viên trong lĩnh vực HTTTQL - Sau mỗi khóa học, CĐR của CTĐT được Khoa HTTTQL và các thành viên (Bộ môn, Giảng viên) hiệu chỉnh-bổ sung-cập nhật nhằm điều chỉnh cho phù hợp với sự biến đổi nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ và sự phát triển không ngừng của xã hội [H1.01.02.05] Các giá trị cốt lõi trong CTDH của Khoa HTTTQL được thể hiện thông qua CĐR của CTĐT ngành HTTTQL: trách nhiệm xã hội, khả năng sáng tạo-tư duy độc lập và sự chính trực trong học tập-nghiên cứu khoa học Gần như các môn học đều có đánh giá và yêu cầu những kỹ năng liên quan đến các giá trị này [H1.01.02.02] Chi tiết các CĐR của CTĐT ngành HTTTQL năm 2022 như sau:

Bảng 1 2: CĐR của CTĐT ngành HTTTQL

Phân loại mức độ Tổng quát Chuyên sâu

PLO1 Khả năng vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật

X

PLO2 Khả năng làm việc độc lập, tư duy hệ thống và tư duy

Trang 33

PLO3 Khả năng tổ chức, làm việc nhóm và giao tiếp hiệu

quả trong môi trường hội nhập quốc tế X PLO4 Thể hiện tính chủ động, tích cực trong học tập nghiên

cứu và quản lý các nguồn lực cá nhân, đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời

X

PLO5 Thể hiện ý thức tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề

nghiệp và trách nhiệm xã hội đối với ngành HTTTQL X PLO6 Khả năng vận dụng kiến thức nền tảng và chuyên sâu

một cách hệ thống để giải quyết các vấn đề chuyên môn trong ngành HTTTQL

X

CĐR của CTĐT ngành HTTTQL được đo lường và đánh giá về các mặt kiến thức,

kỹ năng, tự chủ và trách nhiệm: làm việc của người học khi giải quyết các bài tập trên lớp, giải quyết các bài tập nhóm, bài tiểu luận, các bài thực hành trong phòng máy, thực tập tốt nghiệp và viết khóa luận tốt nghiệp trong quá trình đào tạo Mức độ yêu cầu cần đạt được của người học được chi tiết thông qua ma trận CĐR các môn học trong CTĐT nhằm đáp ứng CĐR của ngành [H1.01.02.03]

Qua nhiều đợt khảo sát, người học tốt nghiệp ngành HTTTQL đáp ứng yêu cầu và nhanh chóng thích nghi khi tham gia thị trường lao động, điều này chứng minh CĐR tương

thích cao với thị trường lao động [H1.01.02.05]

2 Điểm mạnh

CĐR của CTĐT đảm bảo được yêu cầu là trang bị cho người học chuẩn kiến thức, kỹ năng, tự chủ và trách nhiệm: nghề nghiệp, giúp người học có triển vọng nghề nghiệp tốt trong tương lai

- CĐR thực sự phù hợp với nhu cầu và khả năng của người học: vị trí việc làm, yêu

Trang 34

- CĐR của CTĐT ngành HTTTQL được xác định rõ ràng, đảm bảo năng lực kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và chịu trách nhiệm người học cần đạt sau khi hoàn thành CTĐT; CĐR phản ánh được mục tiêu của CTĐT; chỉ rõ được triển vọng việc làm trong tương lai của SV tốt nghiệp CTĐT; được xây dựng nghiêm túc, đảm bảo đúng quy định của Bộ GD&ĐT, của Trường và được thường xuyên rà soát, cập nhật, đảm bảo tính đo lường, đánh giá được đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động

3 Điểm tồn tại

Mặc dù CĐR CTĐT nhận được nhiều sự góp ý của các bên liên quan bao gồm nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, tuy nhiên số lượng ý kiến phản hồi của các nhà tuyển dụng chưa nhiều, chưa đa dạng về thành phần đại diện như mong muốn

4 Kế hoạch hành động

- Từ năm học 2023-2024: Khoa lên kế hoạch kết nối để tiếp cận với doanh nghiệp

nhằm lấy ý kiến phản hồi của các nhà tuyển dụng về mục tiêu của CTĐT nhằm điều chỉnh nội dung CĐR của CTĐT cho phù hợp với nhu cầu thị trường lao động Sẽ định kỳ 2 năm/lần xem xét, hiệu chỉnh CĐR của CTĐT Trong các năm học kế tiếp sẽ xây dựng bộ câu hỏi, tiêu chí đánh giá nhằm cụ thể hóa các mô tả CĐR để các bên liên quan có thể tham gia góp ý đánh giá Nhân lực thực hiện: Khoa HTTTQL kết hợp doanh nghiệp, chuyên gia cùng cựu người học Nguồn kinh phí thực hiện: Kinh phí hoạt động của Khoa

HTTTQL và tài trợ từ doanh nghiệp

- Tiếp tục bảo đảm CĐR của CTĐT nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng

cho thị trường lao động Đặc biệt cần chú trọng về kỹ năng và tự chủ và trách nhiệm: của người học Nhân lực thực hiện: Khoa HTTTQL kết hợp với Phòng Đào tạo, doanh nghiệp, chuyên gia và cựu người học Nguồn kinh phí thực hiện: Kinh phí Trường hỗ trợ cùng với kinh phí hoạt động của Khoa HTTTQL Chi tiết được thể hiện như sau:

Trang 35

TT Mục tiêu Nội dung Đơn vị thực hiện Thời gian thực hiện

1 Phát huy

điểm mạnh

- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh và cập nhật CĐR theo hướng hiện đại hóa, tiếp cận quốc tế

- Triển khai tốt chương trình đào tạo để giúp người học đạt được CĐR

Khoa HTTTQL (chủ trì)

Phòng KT&ĐBCL

(phối hợp)

Hàng năm

2 Khắc phục điểm tồn tại

- Có kế hoạch tiếp cận với doanh nghiệp để mở rộng quy mô lấy ý kiến phản hồi các nhà tuyển dụng về CĐR CTĐT

Khoa HTTTQL (chủ trì)

Phòng KT&ĐBCL (phối hợp)

Từ năm học 2023-2024

CĐR của CTĐT ngành HTTTQL phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan

[H2.02.01.02], [H2.02.01.08], [H2.02.01.14] Theo đó, CĐR của chương trình đã được xây dựng, chỉnh sửa, hoàn thiện nhiều lần phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan, và có sự tham gia ý kiến của các bên liên quan trong quá trình xây dựng CĐR ngày càng cụ thể, rõ ràng hơn, giúp người học định hướng tốt hơn trong việc hoàn thành chương

trình học tập của mình [H1.01.03.01] Từ khi chuyển đổi tên Khoa HTTTQL từ Khoa

CNTT, CTĐT và CĐR đã được Khoa HTTTQL tiến hành chỉnh sửa nhiều lần cho các

khóa đào tạo như năm 2018, 2020 và 2022 [H1.01.02.02] Trong đó, đã cải tiến về các

Trang 36

CTĐT từ một số Trường trong nước có đào tạo ngành tương tự và chương trình khung ngành Hệ thống thông tin của tổ chức Association for Computing Machinery (ACM) của Mỹ để đưa ra khung đào tạo cùng với các nội dung trong từng môn học thật hợp lý, bám sát yêu cầu thực tế [H1.01.02.05]

CĐR của CTĐT ngành HTTTQL được rà soát điều chỉnh: Thực hiện theo Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT, CĐR đã được rà soát lại và điều chỉnh nhiều lần Kết thúc mỗi năm học Khoa HTTTQL có các báo cáo tổng kết hoạt động giảng dạy, những sáng kiến cải tiến, những đề xuất góp ý nhằm hoàn thiện hơn kiến thức và kỹ năng cho người học [H1.01.02.03] CĐR của CTĐT được định kỳ rà soát, điều chỉnh 2 năm một lần theo kế hoạch của nhà Trường và của Khoa HTTTQL Năm 2020, CĐR được điều chỉnh từ 11 CĐR của CTĐT năm 2018 xuống còn 8 CĐR [H1.01.02.02], các quyết định của Trường về việc ban hành các CĐR của CTĐT ngành HTTTQL được thực hiện cùng với việc ban hành các CTĐT [H1.01.03.01]

CĐR của CTĐT ngành HTTTQL được công bố công khai, rộng rãi bằng các hình thức và phương tiện khác nhau: trên trang trang web Trường, trang web Khoa HTTTQL, và các tài liệu tuyển sinh giúp cho người học và các bên liên quan tiếp cận dễ dàng [H1.01.03.01] Sự cải tiến CĐR của các CTĐT qua các thời kỳ được so sánh như sau:

Bảng 1 3: Sự cải tiến CĐR của CTĐT qua các thời kỳ CĐR của CTĐT

(QĐ1302 - 01/8/2018)

CĐR của CTĐT (QĐ2003 - 19/10/2020)

CĐR của CTĐT (QĐ883 - 4/5/2022)

Giống

Thể hiện rõ mục tiêu của CTĐT, xác định rõ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm tự chủ của người học cần đạt được, và xác định rõ vị trí việc làm và khả năng học tập, nâng cao trình độ của người học sau khi tốt nghiệp

Khác

11 CĐR của CTĐT còn tương đối khái quát bao gồm các tiêu chí về kiến thức và kỹ năng

08 CĐR của CTĐT được xác định rõ ràng theo từng mục tiêu cụ thể và chi tiết với kiến thức, kỹ năng và mức độ tự chủ và trách nhiệm được thể hiện rõ trong chương trình dạy học và trong các đề cương của từng môn học

2 Điểm mạnh

Trang 37

CĐR của CTĐT ngành HTTTQL được bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu, chương trình tương ứng trong/ngoài nước, các ý kiến từ các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục CĐR của CTĐT được công bố công khai trên trang web của Trường và của Khoa HTTTQL, báo chí, tài liệu tuyển sinh, tư vấn tuyển sinh

Việc xây dựng, rà soát, điều chỉnh, cập nhật CĐR của CTĐT ngành HTTTQL được tiến hành xuất phát từ thực tiễn nhu cầu lao động và việc làm; dựa trên cơ sở khảo sát các tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp gắn với vị trí làm việc của người lao động; có sự tham gia đóng góp của các bên liên quan và được đối sánh với CĐR của các CTĐT của các trường uy tín trong và ngoài nước

CĐR của CTĐT ngành HTTTQL được định kỳ rà soát, đổi mới, cập nhật theo hướng tích hợp kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, thái độ nghề nghiệp và được công bố công khai tới toàn thể GV và người học và luôn được thể hiện cụ thể trong từng năm học

3 Điểm tồn tại

Mặc dù CĐR CTĐT được nhiều sự góp ý của các bên liên quan bao gồm nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, tuy nhiên số lượng ý kiến phản hồi của các nhà tuyển dụng chưa nhiều, chưa đa dạng về thành phần đại diện như mong muốn

4 Kế hoạch hành động

Từ năm học 2023-2024: Tiếp tục định kỳ 2 năm/lần lấy ý kiến từ các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, chuyên gia… theo kế hoạch của nhà trường và của Khoa HTTTQL, xem xét chỉnh sửa và bổ sung CĐR của CTĐT Nhân lực thực hiện: Khoa HTTTQL kết hợp Phòng Đào tạo, các doanh nghiệp, cựu người học Nguồn kinh phí thực hiện: Kinh phí

hoạt động của Khoa, các nguồn tài trợ khác

- Tiếp tục truyền thông đến các bên liên quan (đặc biệt là người học tiềm năng, các

doanh nghiệp) về nội dung của CĐR của CTĐT được công bố công khai trên trang web của Trường và của Khoa HTTTQL, báo chí, tài liệu tuyển sinh, ngày hội việc làm, tư vấn

Trang 38

phí thực hiện: Kinh phí tuyển sinh toàn Trường phân bổ cho Khoa HTTTQL cùng với

phần trích ra từ kinh phí hoạt động của Khoa, các nguồn tài trợ khác Cụ thể như sau:

thực hiện

1 Phát huy

điểm mạnh

Rà soát, điều chỉnh, cập nhật CTĐT và kế hoạch đào tạo để phù hợp với

CĐR

- Khoa HTTTQL (chủ trì)

Phòng KT&ĐBCL (phối hợp)

- Phòng Đào tạo

(phối hợp)

Hàng năm

2 Khắc phục tồn tại

Có kế hoạch tiếp cận với doanh nghiệp để mở rộng quy mô lấy ý kiến phản hồi các nhà tuyển dụng về CĐR CTĐT

- Khoa HTTTQL (chủ trì)

- Phòng KT&ĐBCL (phối hợp)

Từ năm học 2023-2024

5 Tự đánh giá

Tiêu chí đạt 5/7

Kết luận Tiêu chuẩn 1

CĐR của CTĐT ngành HTTTQL được xây dựng rõ ràng phù hợp với sứ mệnh, tầm

nhìn của Trường ĐH Ngân hàng TP HCM và của Khoa HTTTQL CĐR được xác định rõ ràng, đáp ứng được yêu cầu chung, yêu cầu chuyên biệt của người học, đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động cũng như yêu cầu của nhà tuyển dụng CĐR được định kỳ rà

soát và điều chỉnh/cải tiến, được công bố công khai trên trang web của Khoa HTTTQL, trang web của Trường, các brochure, các tài liệu tuyển sinh

Trang 39

Điểm còn tồn tại:

- Số lượng nhà tuyển dụng tham gia trả lời khảo sát chưa đa dạng về thành phần đại diện như mong muốn

Căn cứ vào mức độ đạt được của các tiêu chí, hội đồng Tự đánh giá chất lượng CTĐT

HTTTQL tự đánh giá tiêu chuẩn 1 có 3/3 tiêu chí đạt

Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả chương trình đào tạo

Mở đầu

Bản mô tả CTĐT ngành HTTTQL trình độ ĐH được xây dựng trên cơ sở CTĐT ban hành theo các quy định, hướng dẫn của Trường, phù hợp với mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường và Khoa, là tài liệu cung cấp thông tin cho GV, người học, giúp Nhà trường và Khoa đảm bảo CĐR được thiết kế rõ ràng để người học có khả năng đạt được kết quả như đã công bố công khai, đáp ứng nhu cầu của người học, nhu cầu xã hội Bản mô tả CTĐT ngành HTTTQL bao hàm đầy đủ các nội dung của bản mô tả CTĐT theo quy định tại Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của giáo dục ĐH và được rà soát, cập nhật và điều chỉnh qua các năm 2018, 2020 và 2022 theo các quy định của Bộ GD-ĐT, phù hợp với mục tiêu và CĐR của CTĐT

Bản mô tả CTĐT và đề cương các học phần được xây dựng dựa trên nhu cầu của NH và nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực

Tiêu chí 2.1: Bản mô tả chương trình đào tạo đầy đủ thông tin và cập nhật

1 Mô tả hiện trạng

Căn cứ Quyết định của Trường ĐH Ngân hàng TP HCM về việc ban hành CTĐT trình độ ĐH hệ chính quy năm [H1.01.02.01], Khoa HTTTQL đã thiết kế bản mô tả CTĐT ngành HTTTQL vào các năm 2018 [H2.02.01.01], 2020 [H2.02.01.07] và 2022 [H2.02.01.13] với đầy đủ nội dung CTĐT năm 2018 [H2.02.01.01] được cập nhật, sửa đổi khi Khoa HTTTQL nhận ra rằng cần có sự thay đổi định hướng đào tạo, từ định hướng thiên về quản trị sang định hướng có sự cân bằng hơn giữa quản trị và công nghệ CTĐT

Trang 40

doanh… và bổ sung một số môn học mang tính ứng dụng cao, đáp ứng thị trường lao động trong lĩnh vực HTTT như: Nhập môn ngành Hệ thống thông tin quản lý, Cấu trúc rời rạc, Cơ sở lập trình, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, Lập trình hướng đối tượng, Phát triển hệ thống thông tin, Đảm bảo chất lượng & kiểm thử phần mềm, Phân tích dữ liệu mạng xã hội [H1.01.02.05-06]… Trong năm 2020 xảy ra đại dịch Covid-19, cả nước chung tay phòng chống dịch đặc biệt là TP.HCM nơi nguy cơ lây nhiễm cao, nên sinh viên không đến trường trong nhiều đợt dài ngày Để giúp sinh viên duy trì việc học tập Khoa HTTTQL đã xây dựng cổng thông tin học tập trực tuyến, CTĐT năm 2022 [H2.02.01.13] đã đề cập đến việc thực hiện giảng dạy trực tuyến tối đa 30% thời lượng môn học (theo đúng qui định của Trường) Ngoài ra, các CĐR của CTĐT 2022 được xác định rõ ràng theo từng mục tiêu cụ thể và chi tiết, trong CTĐT có 67 môn học, trong đó thêm vào 3 môn học tự chọn để bắt kịp xu hướng công nghệ như Phát triển ứng dụng di động, Chuyển đổi kinh doanh số và Phân tích dữ liệu tài chính [H1.01.02.05]

Như vậy, đúng 2 năm, khoa HTTTQL đã rà soát, chỉnh sửa CTĐT được Ban Giám Hiệu Trường công nhận ký ban hành Cụ thể, Khoa HTTTQL có 3 CTĐT đã được ký ban hành qua các năm như sau: CTĐT năm 2018 theo QĐ số 1302/QĐ-ĐHNH ngày 01/8/2018 [H2.02.01.01], CTĐT năm 2020 theo QĐ số 2003/QĐ-ĐHNH ngày 19/10/2020 [H2.02.01.07] và CTĐT 2022 theo QĐ số 883/QĐ-ĐHNH ngày 04/05/2022 [H2.02.01.13]

Các bản mô tả CTĐT ngành HTTTQL có đầy đủ nội dung và thông tin gồm: tên cơ sở đào tạo, tên CTĐT, mã ngành đào tạo, thời gian đào tạo, mục tiêu và CĐR, vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp, cấu trúc CTĐT, điều kiện tốt nghiệp, nội dung chương trình, số lượng tín chỉ từng môn học và toàn bộ CTĐT, mô tả chi tiết các môn học có trong CTĐT qua nhiều năm, ma trận CĐR của chương trình [H2.02.01.01], [H2.02.01.07], [H2.02.01.13], [H1.01.02.03-06]

Khoa đã tiến hành rà soát CTĐT, thực hiện cập nhật bản mô tả CTĐT theo hướng chuẩn hóa rõ kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và chịu trách nhiệm của người học Đồng thời, trong quá trình cập nhật CTĐT, Khoa đã thực hiện đối sánh các phiên bản của CTĐT năm 2018 [H2.02.01.02-06], năm 2020 [H2.02.02.08-12] và năm 2022 [H2.02.02.14-18] theo quy trình rà soát, cập nhật CTĐT chung của nhà trường Trong mỗi lần rà soát, cập

Ngày đăng: 06/05/2024, 14:07

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w