Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo đại học chính quy ngành Hệ thống thông tin quản lý theo tiêu chuẩn và tiêu chí

MỤC LỤC

TỰ ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHUẨN VÀ TIÊU CHÍ Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

C Giáo dục

Phương pháp KTĐG các học phần đều được thiết kế phù hợp với mục đích đánh giá và được thực hiện bằng nhiều phương pháp để đạt được CĐR của CTĐT, bao gồm việc thực hiện KTĐG xuyên suốt từ đầu vào, đến đánh giá quá trình và đánh giá đầu ra như: tuyển sinh đầu vào, đánh giá quá trình (điểm chuyên cần, kiểm tra làm bài tập về nhà, thuyết trình, thực hành, làm việc nhóm …); đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ đánh giá mức độ tích luỹ kiến thức của người học qua từng học phần và được sử dụng đa dạng các PPKTĐG như: thi tự luận, thi thực hành, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan trên giấy hoặc trên máy tính… đến thi hết học phần, đánh giá đồ án và khóa luận tốt nghiệp. Các học phần cơ sở ngành cung cấp các kiến thức căn bản về ngành và định hướng chuyên sâu; cũng như kiến thức cơ bản về kinh tế, kế toán, quản trị, marketing, toán, tin học, tiếng Anh… Các học phần ngành và định hướng chuyên sâu cung cấp kiến thức về cơ sở dữ liệu, cấu trúc dữ liệu, lập trình, mạng máy tính, Tiếng Anh ngành HTTTQL, an toàn bảo mật thông tin, phân tích thiết kế, phát triển và vận hành các hệ thống thông tin trong doanh nghiệp, quản trị dự án HTTT, thương mại điện tử được miêu tả trong CTĐT HTTTQL. Như vậy, các học phần khối kiến thức chung trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng, thái độ, ý thức và phương pháp học tập; các học phần khối kiến thức ngành cung cấp kiến thức nền tảng nhằm hỗ trợ cho khối kiến thức định hướng chuyên sâu; các học phần khối kiến thức định hướng chuyên sâu trang bị cho người học kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và giúp người học có thể tiếp cận được nghề nghiệp theo định hướng chuyên sâu đã học.

Bảng 3. 3: Phương pháp đánh giá người học  Thành phần
Bảng 3. 3: Phương pháp đánh giá người học Thành phần

C Giáo dục chuyên

Bên cạnh đó, khi tiến hành điều chỉnh CTDH, Khoa cũng đã tham khảo các CTĐT của các hiệp hội nước ngoài như ACM, AIS, AITP, và CTĐT cùng ngành của các trường đại học trong nước như Học viện Ngân hàng ban hành áp dụng từ năm 2015, trường đại học Kinh tế Hồ Chí Minh ban hành áp dụng từ năm 2016, trường đại học Kinh tế - Luật – Đại học Quốc gia TP.HCM ban hành áp dụng từ năm 2018, trường đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia TP.HCM ban hành áp dụng từ năm 2016, trường đại học Hoa Sen… nhằm đảm bảo tính linh hoạt, tích hợp và vận dụng các phương pháp giảng dạy và đánh giá mới trong quá trình đào tạo [H2.02.01.09]. Kết thúc mỗi học kỳ, người học đều được quyền đánh giá phản hồi đối với các lớp học phần mà mình đã tham gia… Dựa trên kết quả đánh giá từ người học, nếu có vấn đề liên quan đến hoạt động dạy học và phương pháp giảng dạy, Ban chủ nhiệm Khoa HTTTQL chủ động, kịp thời trao với giảng viên và lớp sinh viên có liên quan để làm rừ vấn đề và tỡm phải phỏp khắc phục, đồng thời rỳt kinh nghiệm để hoạt động dạy học tốt hơn trong thời gian tiếp theo. 100% đề cương chi tiết các học phần trong CTĐT HTTTQL đều thiết kế cụ thể nội dung tự học, tự nghiên cứu cho người học và có kiểm tra, đánh giá nội dung tự học, tự nghiên cứu theo quy định nhằm hướng đến việc nâng cao khả năng học tập suốt đời cho người học; xác định các nội dung giảng dạy trên lớp, các nội dung giao về nhà cho người học tự học, tự nghiên cứu, các nội dung thảo luận, thực hành; giới thiệu nguồn tài liệu để người học đọc tham khảo thêm ở nhà; giao nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể để người học tự học, tự nghiên cứu, chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

Ngoài ra, để nâng cao hoạt động tự nghiên cứu/ tự học nhằm hướng đến việc nâng cao khả năng học tập suốt đời cho người học, Khoa thường xuyên tiến hành thảo luận, cập nhật nhằm đưa ra các danh mục đề tài đồ án tốt nghiệp phục vụ cho công tác học tập của sinh viên, đồng thời giáo trình và tài liệu tham khảo của các học phần thuộc ngành HTTTQL luôn được Trường trang bị đầy đủ tại Thư viện. Trong suốt quá trình học, người học được đào tạo, hướng dẫn và luôn là trung tâm trong quá trình học tập và nghiên cứu (thông qua đồ án môn học, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt CLB, chuyên đề, khóa luận..), Giảng viên chủ yếu giữ vai trò định hướng và cung cấp tài liệu cũng như tư vấn cho người học qua các kênh học tập, trao đổi trên lớp và cả trực tuyến (kênh hỗ trợ học trực tuyến có đăng tài nguyên học tập, kênh tương tác qua mạng xã hội giữa người dạy và người học) [H4.04.02.02]. Bên cạnh chương trình chính quy, các hoạt động ngoại khóa (do giảng viên hướng dẫn hoặc điều hành) như các buổi sinh hoạt công dân đầu khóa, sinh hoạt chuyên môn, CLB, sinh hoạt đoàn hội, báo cáo chuyên đề, hướng dẫn nghiên cứu khoa học, các cuộc thi tài ở các cấp: Trường, Khoa, v.v… giúp người học có thêm những cơ hội nâng cao kỹ năng và rèn luyện tinh thần ham học hỏi, tự học suốt đời [H4.04.02.04].

- Các hoạt động dạy và học đa dạng, phù hợp của Khoa HTTTQL đã giúp người học trau dồi kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng của ngành; hình thành khả năng tự học, phát triển tư duy nghiên cứu độc lập giúp nâng cao khả năng học tập suốt đời của NH; đã tạo động lực cho sinh viên trong học tập và giúp cho sinh viên có thói quen độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết vấn đề khó khăn trong học tập, trong cuộc sống, giúp cho họ tự tin hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Thông qua các kết quả khảo sát từ sinh viên, đối với khoa HTTTQL tiến hành họp khoa và bộ môn mỗi đầu học kỳ nhằm rút kinh nghiệm và chỉnh sửa các thiếu sót từ các phản hồi của người học, khoa đều có hoạt động rà soát lại đề thi cũng như ngân hàng đề, điều này đảm bảo việc đánh giá được chính xác và khách quan và cải thiện kết quả học tập của sinh viên [H5.05.04.01]. Đối với việc khảo sát sinh viên về chất lượng môn học, Phòng KT&ĐBCL là đơn vị thực hiện đối với tất cả các môn học mỗi học kỳ và sẽ tổng hợp kết quả gửi về cho Trưởng khoa, Trưởng khoa sẽ thông báo kết quả khảo sát tới giảng viên và đó là kênh để giảng viên tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ người học và có sự điều chỉnh phù hợp trong công tác giảng dạy [H6.06.02.08].

Tiêu chuẩn tuyển dụng giảng viên bao gồm: (i) Trình độ: có học vị từ Thạc sĩ trở lên phù hợp với ngành dự tuyển, ưu tiên Tiến sĩ; (ii) Độ tuổi: không quá 35 đối với THS, 45 đối với TS và 50 đối với PGS, GS; (iii) Có trình độ Tiếng Anh bậc 3 (B1) khung Châu Âu – CEF hoặc tương đương; (iv) Có chứng chỉ Tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Quy định của Nhà nước; (v) Có năng lực sư phạm và khả năng nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng. Giảng viên, khoa và phòng TCCB căn cứ vào các năng lực GV cần có đề xuẩt các các khóa đào tạo, bồi dưỡng nhằm đạt được các năng lực đó như là khóa học bồi dưỡng NVSP GV, bồi dưỡng năng lực về công nghệ thông tin, năng lực ngoại ngữ, bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GV, GV chính, GV cao cấp, bồi dưỡng về năng lực nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng về xây dựng chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, đề cương môn học,…. Đội ngũ nhân viên hỗ trợ chương trình HTTTQL bao gồm nhân viên làm việc tại các đơn vị thuộc, trực thuộc Trường như Thư viện, phòng Quản lý công nghệ thông tin, Văn phòng, phòng Đào tạo, phòng Tài chính – Kế toán, phòng Công tác sinh viên, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Viện Nghiên cứu khoa học và Công nghệ ngân hàng, phòng Tư vấn Tuyển sinh và Phát triển Thương hiệu, phòng Thanh tra, Phòng Quản trị tài sản, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Trung tâm Đào tạo Kinh tế Tài chính – Ngân hàng, bộ phận Y tế.

Hình 1: Tiến trình tổ chức giảng dạy ngành HTTTQL
Hình 1: Tiến trình tổ chức giảng dạy ngành HTTTQL