1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu tác động của dự án:''Trồng rừng trên đất, cát ven biển Nam Trung Bộ (PACSA)" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

109 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Tác Động Của Dự Án: 'Trồng Rừng Trên Đất, Cát Ven Biển Nam Trung Bộ (PACSA)' Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam
Tác giả Trần Đình Phượng
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Trường học Trường Đại học Lâm nghiệp
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 4,69 MB

Nội dung

Dự án PACSAI đã thực hiện xong, các mục tiêu của dự án có đạt được như mong đợi hay không thì việc nghiên cứu đánh giá tác động của dự án là cần thiết.. Khái niệm nảy đà thực hiện sự gắn

Trang 1

TRAN ĐÌNH PHUQNG

‘AC ĐỘNG CUA DỰ AN: “TRONG RUNG

VEN BIEN NAM TRUNG BỘ (PACSA)”

LUAN VAN THAC SY KINH TE

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NONG NGHIỆP VÀ PTNT.

‘TRUONG ĐẠI HỌC LAM NGHIỆP.

TRAN ĐÌNH PHUQNG

NGHIEN CUU TAC DONG CUA DU AN: “TRONG RUNG TREN DAT, CAT VEN BIEN NAM TRUNG BỘ (PACSA)”

TREN DIA BAN TINH QUAI

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC:

PGS.TS NGUYEN VAN TUAN

Hà Nội - 2012

Trang 3

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp,

Khoa Đảo tạo sau Đại học, các thầy cô giáo đã giảng day và truyền dat những.kiến thức khoa học trong quá trình học tập tại nhà trường

Tôi xin bày (6 long biết ơn chân (hành tới PGS TS Nguyễn Văn Tuấn,người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những.kiến thức khoa học, kinh nghiệm quý báu và dành những tinh cảm tốt dep cho

tôi trong quá trình công tác, học tập cũng như trong thời gian hoàn thành luận

văn tốt nghiệp.

'Nhân dip này tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới Lãnh đạo và toàn thé anh,chị em cán bộ Dự án “Trồng rừng trên đất cát ven biển Nam Trung Bộ ViệtNam”-DA PACSA đã tạo điều kiện về mặt thời gian và giúp đỡ về mặt

chuyên môn trong quá trình học tập và hoàn thành luận van, xin cảm ơn Ban Quan lý Dự án PACSA tinh Quảng Nam các huyện, các xã, c

hộ

thôn và các

la đình có tham gia dự án đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi

điều tra thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn tốt nghiệp

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người.thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập vàhoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này

Hà Nội, ngàp - tháng 10 năm 2012

Tác gid

'Trần Đình Phượng

Trang 4

Danh mục các chữ viết tit v

Danh mục các bảng : : sai Danh mục các hỉnh -+iscscsceree

ĐẶT VẤN DE

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE QUAN LÝ DỰ ÁN 3.1.1 Cơ sở lý luận về quản lý dự án lâm nghiệp 31.1.1 Khải niệm về dự án 3

1.1.2 Đặc điểm dự án 5 1.1.3 Phân loại dự án và dự dn ODA 6 1.1.4 Nghiên cứu tác động của dự dn 8 1.1.5 Phương pháp đánh giá tác động dự dn : 12

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý dự án lâm nghiệp : l51.2.1 Trên thé giỏi 15

1.2.2 Tại Việt Nam 16

Chương 2 DAC DIEM BJA BAN NGHIÊN CỨU VA PHƯƠNG PHÁP.NGHIÊN CỨ

2.1 Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu: 18

2.1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Nam _ 18 2.1.2 Các đặc điểm tự nhiên tinh Quảng Nam 19

2.1.3 Các đặc điềm kinh và xã hội tỉnh Quảng Nam 22

2.2 Phương pháp nghiên cứu - - -29

Trang 5

2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cửu khảo sát 29

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 302.2.3 Phương pháp xứ lý số liệu 31

2.2.4 Phương pháp chuyên gia _ some ST 2.2.5 Phương pháp phân tích SWOT 31 2.2.6 các chỉ tiêu sử dung trong nghiên cứu dé tài 31

Chương 3 KET QUÁ NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung cơ bản của dự án PACSA 32 3.1.1 Thông tin cơ bản của dự án 32

3.1.2, Mục tiêu của dự án 33

3.1.3 Nội dung của die én : _ oo 33 3.1.4 Tả chức quản lý dự án PACSA 4“ 3.1.5 Theo dai và đánh giá dự án : : 40 3.2 Kết qua thực hiện dự án PACSA : 52

3.2.1 Kết quả thực hiện kế hoạch trằng rừng $23.2.2 Kết quả thực hiện kế hoạch xây dựng cơ bản của dự án 543.2.3 Kết quả thực hiện kế hoạch đào tao nhân lực 543.2.4 Kết quả thực hiện vốn đầu tư của dự án s383.3 Những tác động chủ yếu của dự án trên địa bản nghiên cứa 56

3.3.1 Tác động về mặt kính tẻ 56

3.3.2 Tác động vẻ mặt xã hội của dự án 713.3.3, Tác động về mai trường của dự án 76

3.3.4 Những ảnh hưởng tiêu cực của dự án s0

3.4 Những thành công va tổn tại của dự án PACSA trên địa bản tinh Quảng

Nam, 81 3.4.1 Những thành công 81

3.4.2.Ton tại của đự ám 83

Trang 6

3.5 Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả va bảo đảm được tính bền

vũng của dự án 83 3.5.1, Xác lập chủ quản lý sau khi dự án kết thúc 83

3.5.2 Lựa chon đối tượng giao khoản rừng và dat lâm nghiệp woe 833.5.3 TỔ chức tiếp nhận rừng và đất lâm nghiệp 84

3.5.4 Triển khai quản lý bảo vệ rừng #

3.5.5 Đâu tư bảo vệ và phát triển rừng ' ' 853.5.6 Quyén lợi và trách nhiệm của người nhận 853.5.7 Đảm bảo tinh bên vững của dự án $6KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ,

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

Viết tắt Viết đây đủ

ADB Ngân hàng phat trién Châu A

“AFD ‘Co quan phát triển Pháp.

BDHDA Ban điều hành dự án

BQLDA Ban Quan lý dự án

BQLDA TW Ban quan lý dự án Trung ương,

ECDF Quy Hop tác và phát triển kinh tế

HGD Hộ gia đình

TBIC Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản

KFW Ngan hàng tái thiết Đức

LN Tâm nghiệp.

NN Nông nghiệp

ODA Tỗ trợ phat triển chính thức

PACSA Dy án trồng rừng trên đất, cát ven biển Nam Trung

Trang 8

DANH MỤC CAC BANG

TT "Tên bảng Trang 2.1 | Cơ cầu sử dụng đất tỉnh Quảng Nam (năm 2011)

2.2 | Đặc điểm dân số và lao động tỉnh Quảng Nam (2011)

2:3 | Đặc điểm về cơ sở hạ tầng của các huyện tham gia dự án

2.4 | Một số thông tin về văn hóa, y tễ, giáo due của các huyện tham

gia dự án 2

3.1 | Quy định về trách nhiệm của phía Nhật Bản và Việt Nam 3

3.3 | Kết qua thực hiện trồng rùng theo loài cây của toàn dự án 32

3.4 Kết qua trồng rừng của dự án PACSA phân theo địa danh, diện 3

tích tại tỉnh Quảng Nam

3⁄5 Ì Kết quả thực hiện kế hoạch xây dựng cơ bản của dự án 34 3.6 | Kết qua thực hiện kế hoạch đảo tạo nhân lực của dự án 5

3.7 | Kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư của dự án 5S

3.8 | Sự thay đối cơ cấu sử dụng đất tại xã Bình Nam 56 3.9 | Sự thay đôi cơ edu sử dung đất tại xã Tam phú TP Tam Kỳ 37

3.10 | Sự thay đổi cơ cấu sử dung đất tại xã Tam tiến huyện Núi Thành 58

3.11 | So sánh sự thay đổi về cơ edu cây trồng xã Bình Nam 60 3.12 Sự thay đối về cơ cầu cây trong tại xã Tam Phú -TP Tam ky 2

3.13 | Sự thay đổi về co cấu cây trong xã Tam Tiến.

3.14 Một số thay đôi trong kinh tế hộ gia đình xã Bình Nam 65 3.15 | Một số thay di rong kinh tế hộ gia đình xã Tam Phú TP Tam Kỳ “66 3.16 | một số thay đôi trong kinh tế hộ gia đình tại xã Tam tiễn huyện a

Nai Thanh

3.17 | Bign động kinh tế của xã Bình Nam trước và sau khi thực hiện DA 68

Trang 9

3.18 | Biễn động kinh tế của xã Tam Phú trước và sau khi thực hiện DA 69

3.19 | Biển động kinh tế của xã Tam Tien trước và sau khi thực hi 70

3.20 | Tác động tới kiến thức về lâm nghiệp của người đân L 3.21 Tác động về sự bình đăng về giới 73

3.22 | Co cấu sử dụng thời gian trong năm bình quân của một lao động 75

3.23 | So sánh ty lệ độ che phi của rùng trước và sau dự án 7 3.24 §o sinh mức độ ching eat bay, ching gió v sat lở ven biển, ruse |

va sau dự án

3.25 | Ảnh hưởng của dự án đến mức nước ngẫm và chất lượng nước ”

ngằm

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT 'Tên bang ‘Trang

3.1 | Biễu đỗ biến động điện tích đất trước và sau khi thực hiện DA [57

3.2 | Cơ cấu sử dụng đất tại xã tam phú 58

3⁄3 | Cơ cấu sử dung đất tại xã Tam tiến s 3⁄4 | Điện tích gieo trồng và năng suất I số loại cây trồng tước và |

sau khi thực hiện DA.

35 | Điện tích đất và năng suất số loi cây ông trước vàsanKhí | thực hiện DA tại xã Tam Phú

3.6 | Diện tích đất và năng suất 186 loại cây trồng trước và sau khi 6

thực hiện DA tai xã Tam Tiến

3:7 | Thụ nhập một số ngành nghề chủ yếu của xã Bình Nam trước và |, sau khi thực hiện DA

318 | Thu nhập một số ngành nghề chủ yếu của xã Tam Phú trước vi] sau khi thực hiện DA.

39 [Thu nhập một số ngành nghề chủ yễu cửa xã Tam Tiên trước và |

sau khi thực hiện DA.

3.10 | Mức độ sử dung thời gian bình quân của một lao động/năm ?6 3.11 | So sánh mức độ chéng cát bay, chống gió và sat lở ven biên, 8

trước và sau dự án

3.12 | Ảnh hưởng của dự án đến mức nước ngâm và hất lượng nước |

ngằm

Trang 11

bão từ biển thôi vào, cải thiện các vùng cát nội đồng ven biễn,tăng khả năng

của dự á là: hạn chế tác hại của cát di động và gi

sản xuất của đất ven vùng dự án, bảo vệ các khu dân cư, các công trình quốc

gia (đường 1a ,đường sắt Bắc Nam), các công trình dan dụng địa phương, cácnhà xưởng và khu công nghiệp Làm tăng thu nhập cho người dân , góp phan

vào việc xóa đói giảm nghéo trong khu vực dự án, thông qua việc thu hút

nguồn lao động tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

địa bàn

Dy án trồng rừng ven biên có cát di động cát bay với đặc đi

sát biển Miễn Trung, về mủa mưa thì gió bão rit mạnh, về mùa nắng nóng thìgió Lao thôi về rất nóng và hanh khô; do đó việc thực hiện dự án trồng rừng

i cực kỳ khó khăn.

Dự án PACSAI đã thực hiện xong, các mục tiêu của dự án có đạt được như mong đợi hay không thì việc nghiên cứu đánh giá tác động của dự án là

cần thiết Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc tiếp tục triển khai giai

đoạn 2 ( PACSA2) của DA và cũng là làm cảm nang cho việc thực hiện các

dự án tương tự trên địa bản phức tạp ven biển Việt Nam.

Được sự giúp đỡ tận tinh của PGS TS Nguyễn Văn Tuấn, các thầy côgiáo và đồng nghiệp tôi đã thực hiện đề

“Nghién cứu tác động của dự dn: trồng rừng trên đất, cát ven

Nam Trung Bộ (PACSA)” - Trên địa ban tink Quảng Nam.

2 - Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở nghiên cứu tác động của dự án PACSA trên địa ban tinh

Quảng Nam, luận văn sẽ đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả.đầu tu và phát huy các thành qua của dự án trong tương lai

Trang 12

2.2 Mục tiêu cụ thé:

~ Hệ thống hóa được cơ sở lý luận va thực tiễn về quản lý dự án lâm nghiệp

- Đánh giá được kết quả thực biện dự án PACSA trên địa bản tinh

Quảng Nam,

- Lim rõ được các tác động ban đầu của dự án trên địa bản nghiên cứu

- Đề xuất giải pháp nang cao hiệu quả đầu tư và phát huy các thành

quả của dự án trong tương ai

3 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đấi tượng nghiên cứu của dé tài

- Các hoạt động và kết quả thực hiện các hoạt đông của DA PACSA

trên địa bản tỉnh Quảng Nam

- Những tác động của dự án PACSA trên địa bản nghiên cứu.

3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Phạm vi về nội dung:

+ Luận văn nghiên cứu tat cả các hoạt động của dự án trong giai đoạn I

+ Tác động của dự án được xét trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

~ Phạm vi về không gian;

Luận văn nghiên cứu tình hình thực hiện dự án trên tất cả je xã có triển

khai hoạt động trên địa bản tỉnh Quảng Nam, trong đó chọn 3 xã làm điểm nghiên cứu điền hình

- Phạm vi về thời gian

+ Kết quả các hoạt động của dự án được thu thập trong giai đoạn 2001-2005

+ Tác động của dự án được xem xét vào tháng 6, 7, 8 của năm 2012.

4 Nội dung nghiên cứu.

= Co sở lý luận và thực tiễn về quản lý dy án lâm nghiệp

~ Kết quả thục hiện dự án PACSA trên địa bản tỉnh Quảng Nam.

~ Tác động của dự án PACSA trên địa ban nghiên cứu

~ Các giải pháp để xuất

Trang 13

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý dự án lâm nghiệp.

1.1.1 Khái niệm về dự án

‘Theo từ điển Bach khoa toàn thư, “Dy án - project là điều người ta có ýđịnh muốn làm” và được sắp đặt theo kế hoạch để chuyển động ý dé hay ýtưởng thành quá trình hành động Khái niệm nảy đà thực hiện sự gắn kết giữa

tư duy và hành động đ én mỗi quan hệ giữa ước mơ và hiện thực thông

joach, Dự án là một ý tưởng được xác tới một tổ hợp các hoạt động theo một trình tự và phụ thuộc

qua các hoạt động được sắp đặt c

định để

nhau trong một chuỗi liên kết nhằm: Đáp ứng một mong muốn đã được đề ra,chịu ràng buộc bởi kỳ han và nguồn lực, thực hiện trong một bối cảnh dé chắcchắn đạt được mục tiêu dé ra

‘Theo quan điểm đánh giá tác động của dự án đến các vấn dé xã hội,Lyn Squire Herman G.Vander Tak (1989) cho rằng: Dự án là tổng thể các giảipháp nhằm sử dụng các nguồn tài nguyên hay nguồn lực hữu hạn vốn cónhằm đem lại lợi ích cho xã hội càng nhiều cảng tốt Đây là một khái niệm có.tim khái quát rộng với cụm danh từ “tổng tì

I0]

‘Theo Gittinger (1982) trong nghiên cứu “Phan tích kinh tế các dự án

» khái

ác giải pháp” nhằm mang lại

lợi ích lớn nhất cho xã hội

nông nghi: dự án được đặt trong một hệ thống quản lý nguồn

lực đầu vào va giám sát đánh giá kết quả đầu ra theo một trình tự và không

gian hoạt động nhất định Từ đó dự án được định nghĩa theo ba quan điểm:(1) Dự án là sự sắp xếp có hệ thống các nguồn dự trữ cho dau tư, các ngi

hành như

dự trữ đó được lập kế hoạch, phân tích, đánh giá, thực thi và ti

một đơn vị độc lập; (2) Dự án được coi như một đơn vị tác nghiệp nhỏ nhittrong một kế hoạch hay một chương trình, được chuẩn bị và thực thi như một

Trang 14

thể độc lập và thống nhất; (3) Dự án là một hoạt động trong đó các nguồn dự.trữ được sử dụng tốt n thúc123],

với khả năng thu hồi và có lãi khi Dự án

‘Theo did lệ quản lý dau tư và xây dựng của Chính Phủ thi “Dy án đầu

tư là tập hợp những đề xuất về việc bỏ lẻ tạo mới, mở rộng hoặc cải tạonhững đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cảihoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nảo trong một khoảngthời gian xác định” “Dy án đầu tư là một hệ thống các thuyết minh được trình.bảy một cách chỉ tiết, có luận cứ các giải pháp sử dụng nguồn lực để đạt tớimục tiêu cao nhát của chủ trương đầu tư” [3]

Một dự án nhất định sẽ bị giới hạn vẻ thời gian, không gian và con

người cùng các nguồn lực khác để hoàn thành mục tiêu đã được xác định

Mỗi dự án đều có các yếu tổ :

1) Các bên liên quan được xác định rõ ràng, bao gồm nhóm mục tiêu.chính và nhóm hưởng lợi cuối cùng

2) Việc điều phối, quản lý kế hoạch, vả tài chính được thiết lập rõ ràng.3) Hệ thống giám sát và đánh giá để hỗ trợ cho việc quản lý dự án.4) Một nhu cầu thích hợp của tải chính, kinh tế được phân tích để chỉ ralợi ích của dự án có tính hiệu quả kinh tế Các dự án phát triển chính là cáchxác định và quản lý đầu tư và tiến trình thay đổi

Tit các định nghĩa khái quát trên, đến nay dự án đã được dùng rit rộng rãi và phổ biển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Với mỗi một lĩnh

vực, dự án sẽ được cụ thé hoá một cách chỉ tiết hơn cho phủ hợp với đặc điểm

riêng có của lĩnh vực 46, Mặc di có sự khác nhau về khái niệm dy án songtính chất chung vốn có của dự án vẫn tồn tại và được thể hiện rõ nét ở tất cả

các lĩnh vực,

Trang 15

được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lich thời gian và địa điểm xác.định, nhằm tạo ra những kết quả cụ thể thực hiện những mục tiêu nhất định vàđều có những đặc trưng sau:

~ Dự án có tính thống nhất: Dự án là một thực thé độc lập trong mộtmôi trường xác định với các giới hạn nhất định về quyền hạn và trách nhiệm

- Dự án có tính xác định: Dự án được xác định rõ rằng về mục tiêu phải

đạt được, thời han bắt đầu và thời hạn kết thúc cũng như nguồn lực cần có vớimột số lượng, cơ cấu, chất lượng và thời điểm giao nhận

~ Dự án có tính logic: Tính logic của dự án được thể hiện ở méi quan hệ

biện chứng giữa các bộ phận cấu thành dự án.

Một dự án thường gồm bốn bộ phận sau:

(1) Mục tiêu: một dự án thường có hai cấp mục tiêu;

+ Mục tiêu phát triển là mục tiêu mả dự án góp phản thực hiện Mục

tiêu phát triển được xác định trong kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế,

xã hội của đất nước, của vùng

+ Mục tiêu trực tiếp là mục tiêu cụ thể mà dự án phải đạt được trong,

khuôn khổ nguồn lực nhất định va trong khoảng thời gian nhất định

(2) Kết quả: là những đầu ra cụ thể của dự án được tạo ra từ các hoạtđộng của dự án Kết quả là điều kiện cần thiết dé đạt được mục tiêu trực tiếp

của dự án.

(3) Các hoạt động: là những công việc do dự án tiến hành nhằmchuyển hoá các nguồn lực thành các kết quả của dự án Mỗi hoạt động của dự

án đều đem lại kết quả tương ứng

(4) Nguồn lực: là các đầu vào về vật chat, tài chính, sức lao động can

thiết để tiến hành các hoạt động của dự án Nguồn lực là tiền dé tạo nên các

hoạt động của dự án

Trang 16

1.1.3 Phân loại dự án và dự án ODA

Dự án được phân loại như sau:

* Theo quy mô va tính chất: Dự án quốc gia do Quốc hội xem xét,quyết định về chủ trương đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm.A,B, C tùy theo mức độ vốn và quy mô đầu tư

~ Dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước

~ Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tin dụng đầu

tw phát triển của Nha nước.

- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát trién của doanh nghiệp nha nước

~ Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn.hợp nhiều nguồn vốn

Trong các loại hình dự án còn có một loại dự án đặc biệt quan trọng đốivới nền kinh tế quốc dan nói chung, đó là dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ.phát triển chính thức (ODA) Chính sách ODA với mục đích chính nhằm thúcday sự phát triển ôn định nền kinh tế quốc tế chủ yếu thông qua hỗ trợ cho sựphát triển bén vững các nguôn tai nguyên, kinh tế và cơ sở hạ tang ở các nướcđang phát triển, đặc biệt là để giúp các nước này giải quyết những khó khănkinh tế phải đ

hợp tác phát triển.

mặt Các dự án ODA có được phụ thuộc nhiễu vào các đối tác

Tại Việt Nam, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là hoạt động hợp tác

phát triển giữa Nhà nước hoi Chính phủ nước Công hỏa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức song phương

và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ ODA lả nguồn vốn quantrọng của ngân sách nha nước, được sử dung dé hỗ trợ thực hiện các chươngtrình, dự án ưu tiên về phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ, trong lĩnh vực

phát triển nông nghiệp và nông thôn (nông nghiệp, lâm nghiệp thủy lợi, thủy

Trang 17

Các hình thức cung cấp ODA bao gồm:

+ ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn

(JBIC), Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) và Ngân hàng thé giới (WB) Hiệu

quả sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam thời gian qua được đánh giá tương.đối cao

Vốn ODA đã được sử dụng đẻ phục hồi, nâng cap va phát trién kết cầu

hạ ting kinh tế - xã h

nghèo, phát triển y tế, giáo dục và khoa học công nghệ; bảo vệ môi trường;

giải quyết một số vẫn dé xã hội như xoá đi giảm.

cải cách hành chính, pháp luật; hỗ trợ một số lĩnh vực sản xuất Nhiều công.trình đầu tư bằng nguồn vốn ODA (đặc biệt trong các lĩnh vực giao thông vận.tải, bưu chính viễn thông, công nghiệp năng lượng, nông nghiệp và phát triển

nông thôn, cắp thoát nước và phát triển đô thị, y tế và giáo dục) đã được đưa

vào sử dung, góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dan

Đối tác đầu tư ODA lớn nhất của Việt Nam là Nhật Bản Chính sáchODA của Nhật Bản chủ yếu được thực hiện thông qua 2 tổ chức: Ngân hàng

Hop tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) va Cơ quan hợp tác và phát triển Nhật Bản

(ICA) JBIC và JICA là tổ chức xúc tiến hợp tác quốc tế và trực tiếp tổ chức

Trang 18

thực hiện tài trợ thông qua việc triển khai các dự án hỗ trợ kỹ thuật, tăng

cường năng lực trên các lĩnh vục cho các nước đang phát triển ODA của

Nhật Bản được chia ra làm 2 loại là ODA song phương và ODA đa phương.

Trong đó, ODA song phương bao gồm viện trợ và tín dụng ODA đa phương

được thực hiện thông qua kênh các tổ chức quốc ma Nhật Bản đóng góp.

vào như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu A

Các dự án ODA đã góp phần nâng độ che phủ của rừng, bảo tổn da

dang sinh hoe, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và phát triển nông

thôn bền vững Do đó việc thu hút vốn ODA là hết sức cần thiết Bởi vậy cầnthực hiện tốt các dự án hiện có, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc thựchiện các dự án ODA tiếp theo

1.1.4 Nghiên cứu tác động của dự án

Nhằm làm rõ những thành công thất bại và rút ra những bai học kinhnghiệm để quản lý các dự án khác trong tương lai Cần phải tiến hành đánh

giá dựa trên các nét cơ bản sau

- Dự án có đạt được mục tiêu trực tiếp đề ra hay không?

~ Dự án có góp phan vảo tăng trưởng va phát triển nền kinh tế quốc dân

hay không? Mức độ đóng góp là bao nhiều?

- Hiệu quả của việc đạt được các mục tiêu đó ra sao?

~ Những bài học cần rút ra?

Công tác đánh giá dự án tùy thuộc vào từng lĩnh vực với e; quy định

riêng nhưng đều dựa vào các tiêu chí về kinh tế, xã hội, môi trường va tổnghợp các tiêu chí đó là sự phát trién bén vững của chính dự án và đối tượng của

dự án

* Các quy định về đánh giá dự án và đánh giá tác động dự án

Đánh giá là một khâu then chốt trong một chu trình Dự án Đánh giá dự

án là hoạt động định kỳ, xem xét toàn điện, có hệ thống và khách quan vẻ tính

Trang 19

phù hợp, hiệu quả, hiệu suất, tác động va mức độ bền vững của chương trình,

dự án dé có những điều chỉnh cần thiết và rút ra những bai học kinh nghiệm

48 áp dụng cho giai đoạn thực hiện p theo và áp dụng cho các chương trình,

dự án khác,

Đánh giá là quá trình được lập nên dé xác định kết quả của một dự án 4a hoàn thành hoặc đang thực hiện trên cơ sở 5 tiêu chí đánh giá dự án, sau đó.

khuyến nghị về quá trình thực hiện dự án trong tương lai cũng như rút ra các

bài học kinh nghiệm cho các dự án khác

Các tiêu chí DGDA là: hiệu quả, liệu suất, tác động, tính thích hợp,

khả năng duy trì dự án.

* Quy định của Chính phủ Việt Nam về đánh giá các dự án ODA đầu

te tại Việt Nam

Chính phủ Việt Nam quy định quy trình đánh giá được thực hiện trong,

4 giai đoạn của chu trình đầu tư

~ Đánh giá ban đầu: tiến hành ngay sau khi bắt đầu thực hiện chương.trình, dự án nhằm xem xét tình hình thực tế của chương trình, dự án so với

văn kiện được duyệt (xác định tinh phủ hợp của dự án)

- Đánh giá giữa kỳ: tiển hành vào giữa thời gian thực hiện chươngtrình, dự án nhằm xem xét quá trình thực hiện từ khi bắt đầu (đánh giá tính

phù hợp, hiệu quả, hiệu suất),

- Đánh giá kết thúc: tiến hành ngay sau kết thúc thực hi chương trình

dự án nhằm xem xét các kết quả đạt được và tổng kết toàn bộ quá trình thựchiện, rút ra các kinh nghiệm cần thiết làm cơ sở lập báo cáo kết thúc chương

trình, dự án; (đánh giá tính hiệu quả và bền vững),

~ Đánh giá tác động: tién hành vào một thời điểm thích hợp trong vòng

3 năm, kể từ ngày đưa chương trình, dự án vào khai thác(trọng tâm đánh giá

là tính hiệu quả, tác động và tính bền vững)

Trang 20

Để thực hiện công tác đánh giá các dự án ODA, Chính phủ Việt Nam

dua ra nhiều quy định về đánh giá, hướng dẫn thực hiện đánh giá như Nghịđịnh 131/2006/NĐ-CP, Quyết dinh 150/2006/QĐ-TTg ban hành Chương trình.hành động của Chính phủ thực hiện “Chiến lược quốc gia về vay và trả nợ

lên 2010”; Quyết định 803/2007/QĐ-BKH của Bộ

nước ngoài ế hoạch vàđầu tư hướng dẫn thực hiện ban hành Chế độ báo cáo và hệ thống mẫu biểu

báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án ODA hài hỏa hóa với các nhà tải trợ; 1 hông tư 04/2007/TT-BKH cụ thể hóa việc thiết lập và vận hành hệ

thống quốc gia về theo doi và đánh giá các chương trình dự án ODA; Quyếtđịnh 1248/2007/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và đầu tư quy định của Khung

theo doi và đánh giá các chương trình dự án ODA , xác định những định

hướng ưu tiên chiến lược của công tác theo đõi và đánh giá các chương trình

dự án ODA và những hoạt động chủ yếu cần thực hiện để xây dựng, vận hành

và hoàn thiện hệ thống quốc gia về theo dõi và đánh giá các chương trình dự

án ODA.

* Các hình thức đánh giá dự ám

- Đánh giá độc lập : Đánh giá được thực hiện bởi các cá nhân hay các

đơn vị tư vấn độc lập với dự án

- Đánh giá tham dự: Phương pháp đánh giá có sự tham dự của các cơ quan, các bên liên đói kể cả người hưởng lợi Đánh giá có sự tham gia là mot

hệ thống phân tích được thực hiện bởi các nhà quản lý dự án và các thành viên được hưởng lợi từ dự án, Những người tham gia cing thiết kế đánh gi

tiến hành đánh giá và tổng kết đánh giá, cho phép họ điều chỉnh, xác định lạichính sách hoặc mục tiêu, chiến lược, sắp xép lại các 16 chức các đơn vị triển.khai lại các nguồn lực nếu cần thiết Nó là cơ hội cho cả người bên trong vàngười bên ngoài cộng đồng dừng lại phản ánh về quá khứ và đưa ra quyết

định cho tương lai

Trang 21

Các tác giả trên thé giới như Jim Woodhill, Lisa Robins [20], Joachim

‘Theis, Heather M Grady [18] đã phân chia hình thức đánh giá dự án:

+ Dinh giá mục iêu là xem xét liệu đự án có dat được mục tiêu đã định

hay không, nô tập trung vio việc phân th các chỉ số đo đạc hiệu quả thu

án là tìm ra những mỗi quan hệ hợp lý giữa kết qua của các hoạt động dự án

và những thay đổi trong bối cảnh chứ không phải tìm ra các chứng cứ khoahọc Như vậy, thực chất của đánh giá tác động dự án là một quá trình phântích và so sánh sự khác biệt về các chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường ở các

thời điểm khác nhau như trước khi thực hiện dự án và sau khi kết thúc dự án.

Đồng thời có thé so sánh giá trị các chỉ tiêu ấy ở các vùng khác nhau của dự

án và so sánh với ving không có dự án Khi tiễn hành giám sát đánh giá tác động dự án phải trải qu các bước:

~ Bước 1: Thu hút sự tham gia của các bên liên quan và quản lý thông, tin, Bước này trả lời các câu hỏi như: Ai tham gia vào giám sát và đánh giá

cung cắp thông tin? Ai tác động? Ai có thị những thông tin gi

- Bước 2: Ra soát và phân tích vấn đề Với mục tiêu hiểu được bồi

cảnh, các yếu tổ và mỗi tương quan giữa các yếu tổ và bồi cảnh

- Bước 3: Trinh bay các giả thuyết tác động.

- Bước 4: Lựa chọn các chỉ báo tác động.

- Bước 5: Phát triển và áp dụng các phương pháp giám sát và đánh giá tic động.

Trang 22

¡ các câu hỏi như: Bối

- Bước 6: Đánh giá tác động Bước nảy trả

cảnh đã thay đổi như thé nào dưới con mit của các bên liên quan khác nhau?

Ho học được gì từ những sự thay đổi này.

Đánh giá tác động dự án là công việc diỄn ra thường xuyên trong quatrình thực hiện các hoạt động của dự án dé xem xét một cách có hệ thống và.khách quan nhằm xác định tính hợp lý, hiệu quả và tác động của các hoạtđộng ứng với mục tiêu đề ra Vì thé công tác này đòi hỏi phải sử dụng những

phương pháp đánh giá tổng hợp và toàn diện.

1.1.5 Phương pháp đánh giá tác động dự ân

Đánh giá tác động dự án là một quá trình phân tích và so sánh sự khác

biệt vé giá trị các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường ở các thời điểm khácnhau như trước và sau khi thực hiện dự án Đồng thời có thể so sánh giá trịcác chỉ tiêu ấy ở vùng có dự án và không có dự án

* Phương pháp đánh giá so sánh theo không giam

Là so sánh giữa nơi có dự án và nơi không có dự án, giữa người tham

gia dự án và người không tham gia dự án có những đặc điểm tương tự nhau.

Cần phải có sự tương đồng trong so sánh, néu không kết quả thu được có thẻ

sẽ quá cao hoặc quá thấp so với tác động thực, sự tương đồng trong so sánhgiúp ta có thể tiếp cận đến giá trị tác động đích thực của dự án

Có 5 bước cơ bản để thực hiện so sánh theo không gian giữa các nhóm

“đối chứng” như sau:

Bước]: Tiền hành điều tra chọn mẫu hai nhóm: nhóm người tham gia

và nhôm người không tham gia Cuộc điều tra này phải bảm bao được tính

tương đồng, chẳng hạn như cùng phiếu điều tra, cùng thời điểm, cùng ngườiphỏng vấn, cùng địa bản

Bước 2: Từ số liệu của cuộc điều tra, xây dựng mô hình logic trong đó

biến phụ thuộc là 0 cho người không tham gia và 1 cho người tham gia, còn

Trang 23

biến độc lập là những nhân tố có thé ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào dự

án của cả hai nhóm.

Bước 3: Tiến hành hồi quy cho mô hình logic rồi tinh giá trị dự đoánhay xác suất dự đoán cho từng cá thể trong hai nhóm Giá trị xác suất dựđoán được gọi la propesity score, giá trị này sẽ nằm trong khoảng từ 0 đến L

Bước 4: Loại bớt những cá thể có xác suất dự đoán quá thấp hoặc quácao so với cả mẫu,

Bước 5: Tương ứng với mỗi cá thể trong nhóm người tham gia, tìm một hoặc một số cá thé trong nhóm người không tham gia có xác suất dự đoán

gần giống nhau nhất rồi so sánh với nhau Kết qua của những so sánh này là tác.động của dự án đối với mỗi cá thé tham gia dy án, gọi là “individual gains”

Bước 6: Cuối cùng tính trung bình tat cả các “individual gains” để

được giá trị trung bình chung, giá tri này chính là tác động của dự án đổi với những người tham gia.

* Phương pháp đánh giá so sánh theo thời gian

La so sánh giữa trước dự án và sau dự án Cần phải tổ chức khảo sáttrong nội bộ người tham gia trước và sau khi tham gia dự án, sau đó kết quả.của hai đợt khảo sát sẽ được so sánh dé tìm ra tác động của dự án Yêu cầu cơbán của phương pháp này là cả hai đợt khảo sit phải được thực hiện đối với

cùng một người tham gia để tạo ra sự tương đồng trong so sánh.

* Sứ dụng các phương pháp định tink

+ Nghiên cứu tinh huồng: là phương pháp thu thập thông tin có tinh

chất mô tả hay giải thích và có thể được sử dụng để trả lời cho các câu hỏinhư thé nao và tại sao Phương pháp la có thể sử dụng đầy đủ các bằng chứng

da dang từ các tai liệu, phỏng vin, quan sát, có thể bé sung năng lực giải thíchkhi sự tập trung nhằm vào các thể chế, tiến trình, chương trình Tuy nhiên.phương pháp này đòi hỏi người nghiên cứu có chuyên môn và kỹ năng tốt

Trang 24

+ Nhóm tập trung: tiến hành các cuộc thảo luận tập trung với các thành viên trong tổng thể mục ti „ những người quen thuộc các vấn đề liên quan

trước khi soạn thảo một tập hợp các câu hỏi có cấu trúc Mục đích là so sánh

quan điểm của những người thụ hưởng với những khái niệm tri tượng trong

mục tiêu của người đánh giá Phương pháp này tương đối linh hoạt và có ích.khi cần có sự tương tác với những người tham gia dự án hay xác định các tác

động theo thứ bậc Tuy vậy khả năng khái quát hóa của phương pháp này không cao,

+ Phỏng vấn: Các phỏng vấn có thể chính thức hay không chính thức,

trực tiếp hay qua đổi thoại, các câu hỏi kết thúc đóng hoặc mỡ Nếu khôngđược thực hiện đúng đắn, người phỏng vấn có thể tác động đến câu trả lời củangười được phòng vấn

+ Quan sát: Quan sát có thê trực tiếp (người quan sát nhìn và ghi chép)hay có tính tham dự (người quan sát trở thành một phan của bối cảnh trong motkhoảng thời gian) Phương pháp này cũng yêu cầu kỹ năng quan sát và ghi chépcủa người quan sát, các kết quả có thẻ diễn giải theo nhiều cách khác nhau

+ Bảng câu hoi: Phát triển một tập hợp các câu hỏi điều tra trong đó có

các câu trả lời có thể được mã hoá một cách nhất quán Phương pháp sử dụng.thống nhất bằng hỏi tắt cả những người trả lời những câu hỏi giống nhau, làm.cho việc soạn thảo và so sánh dữ liệu trở nên dễ ding hơn Tuy nhiên cũng cóthé dẫn đến vi ấp đặt các hoạt động thể chế và kinh nghiệm của mọi người vào trong ic khoản mục đã được quyết định từ trước.

+ Phân tích các tài liệu văn bản: Ưu điểm của phân tích tải liệu van bản.

là có thể nhận diện được các khó khan dé tiếp tục điều tra vả cung cấp bằng.chứng về hoạt động, sự thay đổi và ảnh hưởng nhằm hỗ trợ cho nhận thức của.người trả lời, có thé ít tốn kém Nhược điểm là có thé gây tốn kém nhiễu thời

gian.

Trang 25

“Cơ sở thực tiễn về q lý dự án lâm nghiệp

1 Trên thé gi

Nghiên cứu tác động của dự án là xem xét một cách toàn diện về cáctác động của nó làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực của đời sống xã hội và tựnhiên mà cụ thé là kinh tế, xã hội và môi trường đã định trước ở mục tiêu của

dự án VỀ phương pháp nghiên cứu tủy thuộc loại dự án mà có phương pháp

phủ hợp.

‘Theo FAO thì tác động của dự án về mặt kinh tế thường tập trung phân

tích lợi ich và chỉ phí xã hội nên các lợi ích và các chi phí xã hội phải tính

suốt cả thời gian mà sản phẩm dự án chưa có đoạn kết như dự án trồng rừngphải sau một thời gian nhất định mới có sản phẩm của rừng

“Tác giả J Price Gittinger (1982) cho rằng: bắt cứ khi nào có một sự thay

đổi phát sinh qua một dự án như tạo việc làm mới, tăng điện tích canh tác,

đánh giá

không những phải xác định phan lợi ích gia ting mà còn xác định các yếu tố.năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm tăng lên thì quá trì

lợi ích liên quan xã hội, nếu chỉ căn cứ vào tiền mặt luân chuyển trong quá

trình thực hiện dự án thì đây là một phân tích đánh giá tải chính đơn thuần

chứ không phải một đánh giá kinh tế mang tính xã hội [23]

Về môi trường, chương trình LHQ về môi trường đã xây dựng bảnhướng đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển Đây là phương

pháp nghiên cứu nhằm dự báo các tác động môi trường của một dự án, thể

hiện sự ảnh hưởng của kết quả về các hoạt động của dự án đối với môi

trường.

Để đánh giá dự án, người ta sử dụng nhiều phương pháp thực hiện như.điều tra khảo sát , phỏng vấn , thảo luận nhóm tắt cả các nội dung của hoạtđộng đánh giá có ý nghĩa quan trọng nhằm điều chỉnh, sửa đổi để phù hợpkhách quan với tỉnh hình thực tế trong quá trình thực hiện dự án

Trang 26

1.2.2 Tại Việt Nam

“Trong những năm qua, hàng loạt các công trình nghiên cứu về hiệu quả

và tác động của các dự án trong lĩnh vực lâm nghiệp đã được thực hiện, nhất

là trong thời gian gần đây khi mà xu thé quản lý rừng bền vững trong bối cảnh.biến đổi khí hậu toàn cầu đồi hỏi tat cả các nước phải giám sát chặt chẽ các

tác động từ các hoạt động mà các dự án mang lại

Trong báo cáo đánh giá tắc động “Dy án lâm nghiệp xã hội sông Đà

trong chương trình hợp tác kỳ thuật Việt Đúc đối với hệ thống canh tác trên

địa ban các huyện Yên châu Tỉnh Sơn La và huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu”,

do Annette Luibrand (2000), thông qua phương pháp điều tra hộ gia đình đã.tiến hành đánh giá tác động của Dự án đến phương pháp canh tác của các hộ

nông dân trên các loại hình sử dụng đắt mà gia định hiện có [1].

Pham Xuân Thịnh (2002) nghiên cứu “Dinh giá tác động của dự án

KFW1 tại vùng dự án xã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” Công

trình đã đánh giá tác động của dự án trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường Quá trình đánh giá đã sử dụng các chỉ tiêu, chi báo có sự so sánh các Tinh vực trước và sau dự án Tuy nhiên, việc đánh giá mới chỉ dimg lại ở mặt

tích cực, còn mặt tiêu cực của dự án chưa thấy tác giả dé cập đến [16]

Nguyễn Xuân Sơn (2005) với công trình “ Đánh giá tác động của dự ánlâm nghiệp xã hội và bảo tổn thiên nhiên tinh Nghệ An đến vùng đệm Vườn

Quốc gia Pù Mit” Ngoài việc đánh giá tic động của dự án trên 3 lĩnh vue

kinh tế, xã hội, môi trường, tác giả còn phân tích được hiệu quả kinh tế củamột số cây trồng dai ngày, tuy nhiên tác giá chỉ đánh giá với chu kỳ 5 năm làchưa hợp lý, chưa thấy hết được những tác động mà các loải cây trồng có thể

mang lại [12].

Cao Lâm Anh (2007) đã đánh giá tác động của dự án trồng rừng,KFW4, đến sinh kế của người dân vùng dự án huyện Thạch Thành tỉnh Thanh

Trang 27

Hóa Nghiên cứu này đã dé cập đến lý thuyết tác động trên cơ sở đưa ra cácgiả thuyết tác động cùng các chỉ số, chỉ báo tác động Tuy nhiên, tác giả mớichi dừng lại ở việc đánh giá tác động của dự án đến sinh kế của người din machưa đề cập đến việc đánh giá hiệu quả, hiệu suất, tinh thích hợp và khả năng.duy trì dự án, mặt khác việc đánh giá mới chỉ ở giai đoạn trước mắt ma chưa

phân tích được những tác động lâu dai trong cả chu kỳ của dự án [2]

Truong Tắt Do (2009) đã tiến hành đánh giá tác động xã hội của công.tác quản lý rừng tại lâm trường Văn Chin tinh Yên Bái, đã đi sâu đánh giátác động xã hội trong công tác quản lý rừng, tác giả đã phân tích ky mối quan

hệ tác động qua lại giữa cộng đồng, địa phương với hoạt động sản xuất kinh

doanh của Lâm trường; chỉ ra sự phủ hợp và chưa phù hợp của từng tiêu chi,

chỉ số về mặt xã hội theo tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn QLRBV của ViệtNam, từ đó dé xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn chỉnh các tiêu chí vềmặt xã hội để tiến tới QLRBV và cấp chứng chỉ rừng cho Lâm trường trên co

sở những dự báo về sự biển đổi của kinh tế - xã hội Tuy nhiên, những tácđộng về mặt kinh tế, môi trường có ảnh hưởng qua lại đến những tác động về

mặt xã hội chưa được giả quan tâm, đánh giá [I6]

Các công trình nghiên cứu, đánh giá tác động của dự án của các tác giả, chuyên gia trong và ngoài nước đối với c chương trình, các dự án nói

trên đều là các dự án về rừng sản xuất ,rừng đặc dung, rừng phòng hộ làng.mạc, dân cư, rừng phòng hộ đầu nguồn nhưng các dự án vẻ rừng phòng hộ

ven biển thi chưa thấy có tác giả nào nghiên cứu.

Việc nghiên cứu tác động của dự án, đầu tư trong lĩnh vực phòng hộven biển là một hoạt động không thể (hiểu được và đòi hỏi phải được tuân thủ

nghiêm ngặt Chỉ có như vậy mới có thé nhìn th

khi

rõ hiệu quả cũng như

khuyết trong quá trình đầu tư, Đánh giá tác động cần phải được thực

hiện một cách toàn diện trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường; thì mới

có đủ cơ sở để đề xuất những giải pháp cho quá trình phát triển bền vững trê địa bàn phức tạp ven biển Việt Nam,

Trang 28

Chương 2

DAC DIEM DIA BAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHAP

NGHIEN CUU

2.1 Đặc điểm co bin của địa bàn nghiên cứu:

2.1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía bắc giáp

“Thừa Thiên Huế và Đà Ning ,phía nam giáp Quảng Ngãi ,phía tây giáp Cộnghòa Dân chủ Nhân din Lào và phía đông giáp biên với chiều dai bờ biển 125

km Thời các vua Hing dựng nước văn lang liên bộ lạc Quang Nam thuộc bộ

'Việt Thường Trong thời kỳ Bắc thuộc,Quảng Nam là trung tâm của vương.quốc Chămpa, đến thời Trần thì hội nhập trở lại với Đại Việt và được nhàNguyễn thành lập tỉnh vào năm 1831 Tinh ly của Quảng Nam hiện nay là thànhphố Tam Kỳ, cách Hà Nội 821 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 917 km

Dia hình Quảng Nam bao gồm cả núi, đồi, đồng bằng, biển và đảo phía tay tinh là các diy núi cao, trong đó có ngọn Lum Heo 2045m ,Tion

2032 m, Gole-Lang 1855 m Giữa tỉnh là vùng trung du ,gồm những ngọn đồi

phân bé theo kiểu bat úp với độ cao trung bình 50-200 m Tiếp đến là các daiđồng bằng nhỏ hẹp thuộc hạ lưu các sông Vu Gia ,Thu Bồn và Tam Kỳ Giápbiển là những bãi cát và một số khu vực ngập mặn Ngoài khơi có 15 đảo,

trong đó riêng quần đảo Củ Lao Trim có 7 đảo là: Hòn Lao, Hòn Khô Me,

Hon Khô Con, Hồn Tai, Hòn Dai, Hòn Lá và Hòn mỗ, Quảng Nam có 9 consông chính với tổng chiều dài 900 km Ngoài sông Vu Gia là sông lớn nhất

với diện tích lưu vực trên 5000 km” thi còn có các sông khác với diện tích lưu

vực như sau: Sông Thu Bồn 3350 km? , sông Tam Kỳ 800 km’, sông Cu Dé-400 km®, sông Túy Loan 300 km” ,sông Li Li 280 km”

Quang Nam là một trong những vùng đất có nhiều di tích lịch sử, vănhóa quan trọng gắn liền với quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của

Trang 29

quốc gia và của dân tộc Việt Nam Các nha khảo cổ đã tìm thấy ở Quang Namdấu tích văn hóa Sa Huỳnh thời đại kim khí đầu thé ky thứ nhất trước côngnguyên Những dấu tích trên quần đảo Củ Lao Tràm khẳng định cách đây

3000 năm quan đảo này từng có cư dan sinh sống và khoảng 1000 năm trước

đây đã là một trong những nơi giao lưu buôn ban với nước ngoài Quảng Nam

là trung tâm của vương quốc Champa và nền văn hóa Chămpa nỗi tiếng từ thế

kỷ 4 đến thế kỷ 13 với kinh đô Trà Kiệu và thánh địa Mỹ Sơn Ngoài ra,

Quang Nam còn có khu đô thị cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thé giới.

Quang Nam có diện tích tự nhiên 10438,37 km? và dân số năm 2011 là

1435 nghìn người với mật độ dân số 137 người/ km Nếu so với 61 tỉnh thànhphố thì Quảng Nam đứng thứ 7 về diện tích, thứ 19 về dân số và thứ 45 vềmật độ dân số Quảng Nam có 34 dân tộc, đông nhất là người Kinh ,tiép theo

là người Cơ Tu, Xo Đăng, M nông, Co, Gié Tring hiện nay Quảng Nam

có 18 don vị hành chính cắp huyện, bao gồm TP Tam Kỳ, TP Hội An và 16

huyện là: Hiên, Đại Lộc, Phú Ninh, Nong Sơn, Điện Bản, Duy Xuyên, Tây

Giang, Đông Giang, Nam Giang, Thăng Bình, Qué Sơn, Hiệp Đức, Tiên

Phước, Phước Sơn, Núi Thành, Bắc Trà và Trả My với 217 xã, phường và

thị trấn

2.1.2 Các đặc didm tự nhiên tinh Quảng Nam

2.1.2.1 Địa hình, khí hậu, thủy văn.

Trang 30

- Khí hậu

Tại những địa điểm thực hiện dự án, mùa đông gió thôi từ phía bắc và

phía đông, hướng gió chính là đông bắc và lượng mưa khá cao Gió khô nồng

từ Lào bắt đầu thôi vào từ tháng tư và một loại gió nóng khác từ phía tây hoặc

tây nam áp đảo vào mùa hè (từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 9 ) tạo nên một

ic trưng khác big mùa khô vũng khác Từ tháng 9 đổ tháng 12 là

mila mưa và mưa rất lớn, lượng mưa trung bình hàng năm là 2484 mm

"Những trận cuồng phong được phát sinh từ Đại Tây Dương, biễn Phi lip pin

đỗ bộ vào Miền Trung Một số trận có bán kính từ 200-300 km và di chuyênvới tốc độ 90-120 km/h, kết hợp với mưa lớn gây ra lũ ở khắp noi ,thủy tdâng lên cao và có những cơn sóng rit lớn

'Nhiệt độ trung bình là 27° tối đa là 41°C và tối thiểu là 12°C

2.1.2.2 Dat dai và tài nguyên,

Những khu vực đất, cát ven biển được tạo thảnh bởi đất, cát bị các con

sông cuốn ra biển và sau đó mang trở lại dat liền bởi sóng biển và gió Do đó.đất ở đây được phân loại là dat bị tác động bởi địa hình Xét về màu sắc được.chia thành màu trắng, vàng, đỏ, xám nhưng cho dit miu gi đi nữa thìnhư không chứa bat kỳ chất hữu cơ nào và cin cdi với hơn 80% là SiO»,Những loại đất này, vì vậy, không thích hợp cho việc trồng cây Khi ty lệFe¿Os khá cao, đất có màu vàng nhạt Khi tỷ lệ Al:O; cao, dit có mau đỏ

Khi lệ của 2 chất này thấp, đất có màu trắng do ảnh hưởng của SiO; theo

thuộc ky gin đây Những địa điểm thực hiện dự án được đặc trưng bởi đắt cát

thuộc kỹ hiện tại với thạch anh là thảnh phần chính được tạo ra từ đá granitMàu chính là trắng và các hạt cát được tạo thành từ SiO› Ở những nơi khác

„mẫu chủ y *u là mau ving nhạt và nâu Một điều đáng chú ý là dit ở đây có

chứa him lượng Titan

Co cấu dat đai của tỉnh Quảng Nam được nêu trên bảng 2.1

Trang 31

Bảng 2.1 Cơ cầu sử dụng đất tinh Quảng Nam (năm 2011).

Đơn vị tính: ha

TT Loại đắt đai Diện tích Tỷ lệ %

“Tổng diện tích tự nhiên 10.438,37 100

T | ĐẤt nông nghiệp 800551 7669

T | Đất sin xuất nông nghiệp 113270 1085

1.1 | Đất trong cây hàng năm 869,62 833

2 | Bat chuyên ding 35248

3° | Đất sông sudi và mặt nước 282,65

4 | Dit phínông nghiệp Khác 144

TH | Đất chưa sử dụng 152448

(Nguẫn: Nién giảm thông kẻ tỉnh Quảng Nam)

Trang 32

- Thực vật

Không có thực vật nào có thé sinh tồn đưới những cồn cát khốc liệt

trong vùng dự án Chỉ có vai loại thực vật thuộc dạng thảo mộc có khả năng

phát triển trên những cồn cát nóng, vùng thường xuyên bị ngập lụt và vùng kÈ

sát ven biển Độ che phủ mặt dit của những loại cây này là khoảng 1% nhưng

phần thân cây dưới mặt dat của những loài này là rất phát triển Những khurừng đang chết din bao gồm những cánh rừng phi lao đã được trồng từ trước.đây Sự sinh trưởng của những khu rừng này là rất yếu ớt và rải rác là những

bai đắt trống.

"Những dự án trồng rùng quy mô lớn đã được thực hiện với sự giúp đỡ

của WB, KEW, JBIC Tuy nhiên những dự án nay chi giới hạn ở những khu

vực đổi núi mà không có dự án nào đầu tư vào vùng đồng bằng ven biển haynhững sườn đồi ven biển ,chỉ có những chương trình trồng rừng nhỏ do sởNông Nghiệp và phát triển nông thôn và một số cơ quan khác 16 chức ở

những khu vực gin các địa điểm triển khai thực hiện dự án Vì vậy rừng ở

những khu vực này rit nghèo nàn cả về số lượng và chất lượng Những cánhrừng trồng trong những khu vực xung quanh các địa diém triển khai dự án baogồm các cánh rừng phi lao được trồng cuối thập niên 70, các vườn điều, các.vùng cây bạch dan và cây bụi, các vườn dita ở gần khu dân cư Những khu

rừng này đã có dấu hiệu suy thoái do thời gian.

Những khu rừng trong các địa điểm triển khai thực hiện dự án nhìn chung là nghèo nan, chỉ rải rác một số cây cao thấp và cây gid thậm chí cả

cây cỏ cũng không thé phát triển được.

2.1.3 Các đặc điểm kinh tế và xã hội tỉnh Quảng Nam

2.1.3.1 Đặc điểm dân số và lao động

Tinh hình dân số, lao động của tỉnh Quảng Nam tai thời điểm thing

12/2011 được nêu trên bảng 2.2.

Trang 33

Bảng 2.2 Đặc điểm dan số và lao động tỉnh Quảng Nam (2011)

Nguồn: Niên giảm thông Rẻ tinh Quảng Nam

ố trong tinh Quảng Nam là người dân địa phương Trung,

bình mỗi hộ gia đình có 5 nhân khẩu, mỗi cặp vợ chồng có từ 2-4 con và/hoặcsống cùng với ông/bà Theo niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam, số lao động

lim việc trong ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy Sản là 474.164 người trên

tổng số 830.100 sé lao động đang làm việc Tỷ lệ lao động có việc làm từ 84% Tuy nhiên, tình trang thất nghiệp vẫn rất phé biến ở các xã dự án và đặcbiệt hiện tượng ra thành phổ xin việc Lim rất cao vào thời gian sau mia vụ

Trang 34

Ty lệ tăng trưởng dan số ở các huyện là 1,5% Sự khác biệt về nhân

khẩu thậm chí trong củng một huyện, thường là kết quả của sự di dời chỗ &của người dân ra ngoài địa phương Hiện tại có rất nhiều người đến xin việc ởthành phố Đà Nẵng, Thành phố Quy Nhơn và thành phố Hỗ Chí Minh sau

thời vụ

2.1.3.2 Đặc điểm về cơ sở hạ ting

~ Mang lưới giao thông bộ: Tỉnh tiếp tục đầu tư 177,3 tỷ đồng để xây.dựng 256 hạng mục gồm đường xã, đường làng, cầu cổng tại 14 huyện nôngthôn và miễn núi Trong đó, huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi

Thanh, Thăng Binh, Qué Sơn và thị xã Hội An nhận được mức đầu tư từ 10 tỷđến 13 ty đồng Đến nay, ngoài ngân sách nha nước, nhân dân địa phương đãđồng góp hàng chục tỷ đồng để thực hiện các công trình trên trước mùa mưa lũ

~ Mang lưới bưu chính viễn thông: Tổng số lượng bưu cục là 155, số mayđiện thoại 31.637 chiếc, bình quân có 2,3 máy/100 dân

~ Mạng lưới điện quốc gia: Tắt cả các huyện, thị đã có điện lưới quốc gia,

wie số hộ được sử dung điện c

- Hệ thông cap nước sinh hoạt: Toàn tỉnh có 56% số người được sử dungnước sạch Hiện đã có 6 thị tran, phường, xã có hệ thống cung cấp nước sạch.Bảng 2.3 Đặc điểm về cơ sở hạ ting của các huyện tham gia dự án

Chỉ tiêu Peni Tư Thân eis

Trang 35

2.1.3.3 Đặc điểm về y tế, văn hóa và giáo dục.

Quảng Nam nhìn chung là mội tỉnh có mức độ phát triển văn hóa ý tế

giáo dục ở mức trung bình của cả nước Trong những năm gần đây, thực hiệnNghị quyết TW 5 (khóa VIII) về xây dựng va phát triển nền văn hóa ViệtNam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, sự nghiệp văn hóa-thông tin QuangNam có nhiều khởi sắc, tạo ra các phong trio văn hóa văn nghệ sâu rộng trong.các ting lớp nhân dân Phong trào ton dân đoản kết xây dựng đời sống văn

hóa được phát động với trên 1.320 thôn, 64 xã văn hóa, Hội An: thị xã văn

hóa Trên 220 di tích lich sử cách mạng trong đó có 17 di tích xếp hạng quốcgia được giữ gìn và tôn tạo; xây dựng thêm hàng trăm nha làng truyền thống(nhà Gươi, Rông ) cho đồng bảo các dan tộc Các hoạt động văn hóa văn.nghệ, thể dục thể thao như: hội thi, hội diễn, lễ hội, giao lưu văn hóa, vănnghệ ling xã nhất là Lễ hội Quảng Nam - Hành trình di sản, Lễ hội Văn

hóa - Thể thao các huyện miễn núi được tổ chức thường kỳ, góp phần giữ gin, tôn tạo, phát huy, giao lưu và quảng bá giá trị văn hóa xứ Quảng, đồng thời

đáp ứng nhu cầu hướng thụ văn hóa của nhân dan,

Quảng Nam chú trọng nâng cấp hệ thống trường học các cấp, hìnhthành trung tâm dạy nghề, xây dựng nâng cấp các cơ sở như bệnh viện, bảo.tồn các di tích văn hoá, xây dựng nâng cấp các công trình văn hoá thé dục théthao Làm tốt hơn nữa công tác chính sách xã hội nâng cao mức sống, xoá

đối giảm nghèo, đẩy mạnh các hoạt động văn hoá văn nghệ.

‘Trinh độ dân trí: Tính đến năm 2002, đã phổ cập giáo dục tiểu học cho.

14 huyện thị, với 222 xã, ty lệ người biết chữ chiếm 91,2% số người trong đội

tuổi đi học; tỷ lệ mù chữ lớn chiếm 25% dan số trong diện xoá mủ chữ tậptrung ở vùng dân tộc thiểu số Số học sinh phổ thông niên học 2001-2002 trên

350 nghìn em, số giáo viên phổ thông12.557 người Bình quân y, bác sĩ trên

10 nghìn dan là 12,5 người.

Trang 36

Những thông tin cơ bản về hệ thống y tế, văn hóa giáo dục của tỉnh

được n bang 24.

Bảng 2.4 Một số thông tin về văn hóa, y tế, giáo dục

cña các huyện tham gia dự án

Huyện | Huyện Đơn vị | Tp Tam

Chỉ tiêu Thăng | Núi

Ys 98 84 69

Yú l3 15 37

Nữ hộ sinh 4 37 30 Cin bộ ngành được Người | 5 2 8

(Niện giảm thông kẻ tink Quảng Nam năm 2001)

Trang 37

2.1.3.4 Đặc điểm các ngành kinh té của tinh Quảng Nam.

Quang Nam chú trọng xây dựng và phát triển kết cấu hạ tng, nhanh

chóng xây dựng và chỉnh trang hệ thống đô thị trong tỉnh, trước hết là thị xã

Tam Kỳ, thi xã Hội An Chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực giao thông, cấp

thoát nước, điện, vệ sinh môi trường, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội,

cơ sở hạ ting văn hoá xã hội cae điểm vui chơi giải trí, phục vụ du lịch

~ Về công nghiệp: Ưu tiên phát triển những xí nghiệp nha máy có công

nghệ mới như Nhà máy nước giải khát Điện Ban, Nhà máy đường Qué Sơn,

Xi nghiệp tuyển rửa cát Thăng Bình, Núi Thành, các Công ty may xuất khẩu

ở địa phương Củng những dự án có tính kha thi cao: Dự án nhựa đường có

vốn đầu tư 123 triệu USD, dự án nhà máy điện, các xi nghiệp khai thác đá.xuất khẩu và một số dự án đầu tư vào khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc

và khu cảng Kỳ Hà - Núi Thành có vốn hàng chục triệu USD Tập trung phát triển các ngành công nghiệp - tiéu thủ công nghiệp phục vụ ngành kinh doanh dich vụ, không gay ô nhiễm môi trường, phát triển tiêu thủ công nghiệp ở khu

vực nông thôn trên cơ sở phát triển các ngành cơ khí, chế biển nông sản.

~ Về thương mại - địch vụ - du lịch: Tập trung hình thảnh trung tâm

thương mại của thị xã Tam Kỷ, phát triển dịch vụ - du lịch biển và du lịch cuối tuần, từng bước hình thành các khu vui choi, nghỉ dưỡng để thu hút khách, phát triển mạng lưới chợ, dịch vụ thông tin, dich vụ tài chính - tín dụng,

- Vé nông, lâm, ngư nghiệp: Đầu tư chiều sâu vào phát triển nôngnghiệp, hình thành vùng cây công nghiệp tập trung, trồng và bảo vệ rừng,

hướng tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, đa dang

hoá cây trồng, vật nuôi hình (hành các vùng cây nguyên liệu tập trung nhưmía 6000ha, cùng cố phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm và chế biến tơ, chẻ

1000ha, lạc 10.000ha, các loại cây công nghiệp khác, 20.000 ha sắn cho công,

Trang 38

nghiệp chế biến thức ăn gia súc và tỉnh bột, phát triển cây ăn quả như xoài

ghép ở vùng cát, chuối, dita và một số cây công nghiệp khác ở vùng đổi, phát

triển các vùng rau sạch tại Hội An, Tam Kỳ Chú trọng phát triển chăn nuôi đại

gia súc, gia cằm, hình thành nhanh các nhà máy chế biến nông, lâm, hải sản

'Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tinh Quang Nam là 10,5%/năm.Tom tắt cơ cấu ngành:

+ Công nghiệp - XDCH: —_ 24%.

+ Nông- lâm- ngư nghiệp: 42%.

+ Thương mại - dịch vụ: — 34%.

Một số sản phẩm chính: Nông nghiệp có lia, sắn, bắp; thuỷ sản có cá,

tôm; sản phẩm may mặc và than mỏ,

* Nhận xét và đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hoi

Khu vực nghiên cứu:

- Thuận lợi

+ Vị trí địa lý tự nhiên rất thuận lợi dé giao lưu kinh tế, trao đổi văn

hóa, khoa học kỹ thuật, phát triển du lịch dich vụ trong và ngoài tinh.

+ Dan số chủ yếu là người dân tộc kinh, lực lượng lao động đổi dao,nhân công giá rẻ là điều kiện thuận lợi trong việc tuyên truyền, vận động

người dân tham gia thực hiện dự án.

+ Tiếp cận với khoa học kỹ thuật: được hỗ trợ kinh nghiệm từ các dự ánđầu tư phát triển lâm nghiệp như: dự án 661, J dự án trồng rừng theo vốn

Trang 39

khí thấp; mặt khác mạng lưới sông suối, ao, hồ ít, manh mún, diện tích lưu

vực hẹp, ngắn, lượng mưa phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào mùa

mưa (80% lượng mưa cả nam), trong khi đó mùa khô thường xảy ra khô hạn

gây ảnh hưởng bắt lợi cho sự phát triển của cây trồng

+ Phan lớn diện tích đất vùng đồi núi, đặc biệt là các diện tích vùng đồinúi ven biển có ting mỏng, nghéo dinh dưỡng, do mắt rừng lâu ngày nên.khôi phục lại rừng trên những điện tích này rất khó khăn va tốn nhiều công

sức, đặc biệt là trồng các loài cây bản địa.

‘Tir những phân tích trên cho thấy, việc xây dự án đầu tư trồng rừng

phòng hộ tại cá huyện ven biển của tinh Quảng Nam là cần thiết Vì va

án rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần tạo công ăn việc làm, xóa.đói giảm nghẻo, tăng độ che phủ rừng, góp phần chắn gió, bão ven biển ởnước ta, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu trong

giai đoạn hiện nay.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu khảo sát

Dự án PACSA được thực hiện trên địa bàn tại 22 xã của 6 huyện thuộc.

2 tỉnh Phú Yên và Quảng Nam, trong đó trên địa bản tỉnh Quảng Nam có 3 đơn vị là:

~ Thành phố Tam Ky

- Huyện Thăng Bình

- Huyện Núi Thành

Để thực hiện các nghiên cứu của mình luận văn chọn 3 xã để khảo sát cụ

thể các thông tin phục vụ cho nội dung nghỉ.

- Xã Bình Nam huyện thăng Binh,

~ Xã Tam Phú thành phố Tam Ky,

~ Xã Tam Tiến Huyện Núi Thành

“Trên địa ban mỗi xã sẽ chon ra 30 hộ gia đình để phòng vấn trực tiếp

cứu, bao gồm các xã sau đây:

Trang 40

2.2.2 Phuong pháp thu thập số liệu, tai ligu

2.2.2.1 Thu thập tài liệu, thông tin thứ cấp

Luận văn kế thừa các t liệu, số liệu, công trình nghiên cứu đã công bổ

có liên quan đến vin để nghiên cứu bao gồm các tài liệu sau:

~ Thông tin chung về dự án đầu tư trồng rừng phỏng hộ PACSA

~ Các văn bản luật pháp, các chương trình và dự án khác có liên quan.

.đến quản lý và thực hiện dự án PACSA tại khu vực

- Tài éu kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế của tinh Quảng Nam tại các thời điểm trước, trong và sau khi thực hiện dự án.

~ Các tai liệu về quá trình thực hiện dur án trên khu vực,

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, tài nguyên rừng tại các thời điểm.

trước, trong và sau khi kết thúc dự án

- Phương án quy hoạch tổng thé, quy hoạch lâm nông nghiệp của vùng trong thời gian thực hiện dự án,

~ Các nghiên cứu, đánh giá về môi trường, kinh tế, xã hội tại khu vực

- Các kết quả điều tra kinh tế hộ gia đình khi lập dự án khả thi của dự án.2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp

Các số liệu, tải liệu sơ cấi

tác giả trực tiếp thu thập tại

Trên địa bản mỗi xã, chọn ra 30 hộ gia đình để phỏng vấn Các hộ gia

dinh được chọn dé phỏng vin là các hộ có điều kiện sau đây:

- Li hộ gia đình đã được khảo sát khi lập dự án kha thi của PACSA.

- Là hộ gia đình dang sinh sống ôn định tại xã khảo sát.

- Là hộ gia định có hưởng lợi từ các kết quả của dự án.

“Trên cơ sở danh sách các hộ gia đỉnh đủ các điều kiện trên do Ủy ban

phục vụ cho các nội dung nghiên cứu được lược chọn Lim điểm khảo sát

nhân đân xã cung cấp, tác giả chọn 30 hộ gia đình theo phương pháp ngẫu

khảo sát, cụ thé: chọn 10 hộ khá, 10 hộ trung bình, 10 loại hộ theo thu nhập do UBND các xã cung cấp.

nhiên có phân nhóm đẻ

hộ nghèo Số liệu v

Vige khảo sát các hộ gia đình được thực hiện theo bảng câu hỏi được

chuẩn bị sẵn, Trong quá trình thu thập số liệu tác giả có sử dụng một số công

Ngày đăng: 06/05/2024, 12:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Cơ cầu sử dụng đất tinh Quảng Nam (năm 2011). - Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu tác động của dự án:''Trồng rừng trên đất, cát ven biển Nam Trung Bộ (PACSA)" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Bảng 2.1. Cơ cầu sử dụng đất tinh Quảng Nam (năm 2011) (Trang 31)
Bảng 2.3 Đặc điểm về cơ sở hạ ting của các huyện tham gia dự án - Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu tác động của dự án:''Trồng rừng trên đất, cát ven biển Nam Trung Bộ (PACSA)" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Bảng 2.3 Đặc điểm về cơ sở hạ ting của các huyện tham gia dự án (Trang 34)
Bảng 2.4. Một số thông tin về văn hóa, y tế, giáo dục. - Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu tác động của dự án:''Trồng rừng trên đất, cát ven biển Nam Trung Bộ (PACSA)" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Bảng 2.4. Một số thông tin về văn hóa, y tế, giáo dục (Trang 36)
Bảng 3.2. Trách nhiệm của bên tiếp nhận dự án - Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu tác động của dự án:''Trồng rừng trên đất, cát ven biển Nam Trung Bộ (PACSA)" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Bảng 3.2. Trách nhiệm của bên tiếp nhận dự án (Trang 48)
Bảng 3.3 Kết quả thực hiện trồng rừng theo loài cây của toàn dự án. - Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu tác động của dự án:''Trồng rừng trên đất, cát ven biển Nam Trung Bộ (PACSA)" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Bảng 3.3 Kết quả thực hiện trồng rừng theo loài cây của toàn dự án (Trang 62)
Bảng 3.6 Kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo nhân lực của dự án - Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu tác động của dự án:''Trồng rừng trên đất, cát ven biển Nam Trung Bộ (PACSA)" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Bảng 3.6 Kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo nhân lực của dự án (Trang 65)
Bảng 3.8. Sự thay đối cơ cấu sử dụng đất tại xã Bình Nam - Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu tác động của dự án:''Trồng rừng trên đất, cát ven biển Nam Trung Bộ (PACSA)" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Bảng 3.8. Sự thay đối cơ cấu sử dụng đất tại xã Bình Nam (Trang 66)
Bảng 3.9 Sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất tại xã Tam phú TP Tam Kỳ - Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu tác động của dự án:''Trồng rừng trên đất, cát ven biển Nam Trung Bộ (PACSA)" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Bảng 3.9 Sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất tại xã Tam phú TP Tam Kỳ (Trang 67)
Hình 3.2 Cơ chu sử dụng đắt tại  xã tam phú. - Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu tác động của dự án:''Trồng rừng trên đất, cát ven biển Nam Trung Bộ (PACSA)" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Hình 3.2 Cơ chu sử dụng đắt tại xã tam phú (Trang 68)
Bảng 3.11. So sánh sự thay đối về cơ cấu cây trồng xã Bình Nam. - Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu tác động của dự án:''Trồng rừng trên đất, cát ven biển Nam Trung Bộ (PACSA)" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Bảng 3.11. So sánh sự thay đối về cơ cấu cây trồng xã Bình Nam (Trang 70)
Hình 3.4 Diện tích gieo trong và năng suất 1 số loại cây trằng trước - Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu tác động của dự án:''Trồng rừng trên đất, cát ven biển Nam Trung Bộ (PACSA)" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Hình 3.4 Diện tích gieo trong và năng suất 1 số loại cây trằng trước (Trang 71)
Hình 3.5 Điện tích đắt và năng suất 1 số loại cây trằng trước - Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu tác động của dự án:''Trồng rừng trên đất, cát ven biển Nam Trung Bộ (PACSA)" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Hình 3.5 Điện tích đắt và năng suất 1 số loại cây trằng trước (Trang 72)
Bảng 3.14 Một số thay đổi trong kinh tế hộ gia đình xã Binh Nam. - Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu tác động của dự án:''Trồng rừng trên đất, cát ven biển Nam Trung Bộ (PACSA)" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Bảng 3.14 Một số thay đổi trong kinh tế hộ gia đình xã Binh Nam (Trang 75)
Bảng 3.15 một số thay đổi trong kinh tế hộ gia đình xã Tam Phú TP Tam Kỳ - Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu tác động của dự án:''Trồng rừng trên đất, cát ven biển Nam Trung Bộ (PACSA)" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Bảng 3.15 một số thay đổi trong kinh tế hộ gia đình xã Tam Phú TP Tam Kỳ (Trang 76)
Bảng 3.16 một số thay đổi trong kinh tế hộ gia đình tại xã Tam tiến huyện Núi Thanh - Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu tác động của dự án:''Trồng rừng trên đất, cát ven biển Nam Trung Bộ (PACSA)" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Bảng 3.16 một số thay đổi trong kinh tế hộ gia đình tại xã Tam tiến huyện Núi Thanh (Trang 77)
Hình 3.7 Thu nhập một số ngành nghề chủ yếu của xã Bình Nam trước. - Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu tác động của dự án:''Trồng rừng trên đất, cát ven biển Nam Trung Bộ (PACSA)" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Hình 3.7 Thu nhập một số ngành nghề chủ yếu của xã Bình Nam trước (Trang 79)
Bảng 3.18 Biến động kinh tế của xã Tam Phú trước - Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu tác động của dự án:''Trồng rừng trên đất, cát ven biển Nam Trung Bộ (PACSA)" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Bảng 3.18 Biến động kinh tế của xã Tam Phú trước (Trang 79)
Hình 3.8 Thu nhập một số ngành nghề chủ yéu của xã Tam Phú trước. - Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu tác động của dự án:''Trồng rừng trên đất, cát ven biển Nam Trung Bộ (PACSA)" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Hình 3.8 Thu nhập một số ngành nghề chủ yéu của xã Tam Phú trước (Trang 80)
Bảng 3.19 Biến động kinh tế của xã Tam Tiến trước. - Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu tác động của dự án:''Trồng rừng trên đất, cát ven biển Nam Trung Bộ (PACSA)" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Bảng 3.19 Biến động kinh tế của xã Tam Tiến trước (Trang 80)
Bảng 3.24: So sánh mức độ chống cát bay, chống gió va sat lớ ven biển, - Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu tác động của dự án:''Trồng rừng trên đất, cát ven biển Nam Trung Bộ (PACSA)" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Bảng 3.24 So sánh mức độ chống cát bay, chống gió va sat lớ ven biển, (Trang 88)
Hình 3.12 Ảnh hưởng của dự án đến mite nước ngầm và chất lượng. - Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu tác động của dự án:''Trồng rừng trên đất, cát ven biển Nam Trung Bộ (PACSA)" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Hình 3.12 Ảnh hưởng của dự án đến mite nước ngầm và chất lượng (Trang 90)
Bảng 4. Cơ cấu sử dụng thời gian trong năm bình quân của một lao động (3.22) Câu hỏi: Việc sử dung thời gian bình quân trong năm của ban trước khi có dự. - Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu tác động của dự án:''Trồng rừng trên đất, cát ven biển Nam Trung Bộ (PACSA)" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Bảng 4. Cơ cấu sử dụng thời gian trong năm bình quân của một lao động (3.22) Câu hỏi: Việc sử dung thời gian bình quân trong năm của ban trước khi có dự (Trang 108)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w