Theo khảo sát của tạp chí Search Engine Journal công bố năm 2014, Facebook hiện đang là trang mạng xã hội lớn nhất hiện nay với hơn 1.15 tỉ người dùng và có đến 70% nhà tiếp thi đã sử dụ
Trang 1KHOA ĐA PHƯƠNG TIỆN
Dé tài: “TÁC DONG CUA MẠNG XÃ HỘI DEN HANH VI MUA SAM THỜI TRANG CUA GIỚI TRE TẠI HÀ NỘI”
Người hướng dẫn: THS TRAN HOÀNG DUONG
Sinh viên thực hiện: PHẠM DUY ANH
D17CQTT02-B 2017
DAI HOC CHINH QUY
Hà Nội, Năm 2021
Trang 2Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Lời cảm ơn
LỜI CẢM ƠN
Thành công không chỉ có một cá nhân tạo ra mà còn gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ của nhiều người khác Sau 4 năm được học tập ở giảng đường đại học, tác giả
đã nhận nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè Và khóa luậntốt nghiệp này chính là quá trình đúc kết tất cả các kiên thức mà bản thân em đã tích lũy
được.
Trước tiên, tác giả xin gửi lời tri ân và cảm ơn sâu sắc tới tất cả thầy cô của khoa
Đa phương tiện - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông Trong suốt thời gian họctập tại Học viện, Ban Giám hiệu nhà trường, thầy cô khoa Đa phương tiện đã nhiệt tìnhtrong việc truyền đạt vốn kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tác giả dé có thé vững
vàng trên con đường tương lai.
Đặc biệt, dé hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tác giả xin chân thành cảm onthầy Tran Hoang Dương - giảng viên trực tiếp hướng dẫn cho khóa luận cho tác giả
Thay đã tận tam, chỉ bảo tác gia qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói
chuyện, thảo luận về dé tài khóa luận Một lần nữa, tác giả xin chân thành cảm ơn thay
Lời sau cùng, tác giả xin kính chúc quý thầy cô trong khoa Đa phương tiện sức
khỏe, niềm tin, vững bước dìu dắt chúng em trưởng thành
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Trang 32 Lịch sử nghiên cứu vấn đề -s-s- << s£s£s£ seEsessessessessesersersersessess 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU << 555 9 91 5599599 55849558 4
4 Đối tượng và phạm Vi nghiên €ứu .s s-° 5° s< se se sessessessesevsersersessess 4
5 Câu hỏi nghiÊn CUU << 5< 6 9 %8 994.9894.894 9994.89989998940894898948964.06 5
6 Giả thuyết nghiên €ỨU e s2 s° se se 8s s9 ESsESseEseEseSssexserserssersserserssrsee 5
7 Phương pháp nghiÊn CỨU - œ- c5 << << 999995939 04 05005605809089005 7.1 Phương pháp luận nghiên CỨU 6 5 2223113113 9E #vEEeEeeeeserskrkerkrek 5
7.2 Tiến trình nghiên CỨU -¿- ¿- ¿+ k9EE+EE+EE+EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEE12112111 1111111 0 6
7.3 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu 5+5 =+5<++seseres 6
8 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài -scssc-sccsecsecsee 7
9, Cấu trúc của khóa luận s-s-s<sss++s©ss£ss£vseEseEseEssevserserserssrrssrszrsee 7
CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ THUYÉT VE CÁC YEU TO ANH HUONG DEN
HANH VI MUA SAM THOI TRANG CUA GIỚI TRE QUA MẠNG XÃ HỘI 8
1.1 Truyền thong mang xã hội -.2 2-2 5° s£ se sSs£ssessessesersersessesses 8
Trang 4Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Mục lục
1.2.2 Các yêu tô ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng -2- 2-52 171.2.3 Vai trò của mạng xã hội tác động đến hành vi người tiêu dùng 181.2.4 Các hoạt động truyền thông mạng xã hội ảnh hưởng tới quá trình ra
quyết định mua hàng trong hành vi người tiêu đùng - 2-2 2+s+x+£xezxerxsceez 19
Tiểu kết chương << ss©ss©ss£Ss£EseEseEesevsttseEseEssertsrrserssrksrssrrssrssrssrse 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRANG VA TÁC ĐỘNG CUA MẠNG XÃ HOI DEN
HANH VI MUA SAM THỜI TRANG CUA GIỚI TRE TẠI HÀ NỘI 29
2.1 Thực trang mạng xã hội và thị trường thời trang tại Việt Nam 29
2.1.1 Mạng xã hội tại VIỆt Naim - - 5 1111919 HH ng ngư, 29
2.1.2 Thị trường thời trang tại Việt Nam - 5Ă +32 3323 EESeereerrersereree 38
2.2 Khảo sát tác động của mạng xã hội đến hành vi mua sắm thời trang của
giới trẻ fai Hà ÏNộii o G S ọ.ọHỌ cọ 0.000 000090000 6 44
2.2.1 Mô tả mẫu khảo sắt 52 tt EEEExttrkttrtrtrrrrrrrkrrrirrrrrkrrrrre 44
2.2.2 Kết quả khảo sát và mức độ ảnh hưởng -2- ¿+2 ©++x++zx++zszex 462.2.3 Đánh giá tác động của mang xã hội đến hành vi mua sắm thời trang của
GIGI tre tal HA NGL 60
Tidu két Chu Ong z7 63CHUONG 3: XU HUONG PHAT TRIEN CUA MẠNG XA HỘI VA GOL Ý
DE XUAT DOI VOI CAC THUONG HIEU THOI TRANG NHAM TAC DONGDEN HANH VI MUA SAM CUA GIỚI TRE THONG QUA MẠNG XA HỘI 64
3.1 Xu hướng phát tiền của mang xã hội; cơ hội va thách thức của các thương
hiệu thời trang trong hoạt động truyền thông . 2-5 s sssssessesessesse 64
3.1.1 Xu hướng phát triển của Mạng xã hội 2-2 2 2 +EerEerxerxerszex 643.1.2 Cơ hội của doanh nghiệp trong hoạt động truyền thông - 673.1.3 Thách thức của Doanh nghiệp trong hoạt động truyền thông 70
3.2 Các gợi ý đề xuất tận dụng hiệu quả của truyền thông mạng xã hội đối với
các Doanh nghiệp Việt Nam d- do 5G G5 9 9 9 TH 06000006572
Phạm Duy Anh - DI7CQTT02-B ili
Trang 53.2.1 Tập trung khai thác và sử dụng Facebook làm kênh truyền thông mạng
XA NGL CAND 002 73
3.2.2 Doanh nghiệp nên tập trung vào phân khúc kinh doanh hàng hóa mua sắm
1 75
3.2.3 Sử dụng các công cụ phần mềm dé theo dõi và nắm bắt thông tin về
doanh nghiệp trên mạng xã HOI - - << 1131118311139 188181 1E11E1erkre 76
3.3 Các gợi ý đề xuất khác được khuyến nghị .- -s-s<sscssesssesscssess 77Tiểu kết chương 3 s- << << s£©s£ 9 s£SsESsESSES4 E9 5e 5EE3E25E3535035259 57525250 800n ,ÔỎ 82TÀI LIEU THAM KHAO.u cccsssscssessssscosesssecssessssecsneccssssssecssecssscsanecssecssscsaneessecssecesses 84
PHU LUC <5 <5 < 5< <0 HH HH 004008006000050008050080 87
Trang 6Khóa luận tôt nghiệp Đại Học Danh mục các biêu đồ
1 Các mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam 29
2 Các mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất theo từng thế hệ tại Việt Nam
¬ 30
3 Các mạng xã hội phô biến dùng dé nghe nhạc . - 30
4 Các mạng xã hội phô biến trong việc theo dõi tin tức - 31
5 Mạng xã hội pho biến dùng dé giao tiếp -5-©5255c2csccssccei 32
6 Mạng xã hội phố biến trong việc xem video ngắn - 5+ 5+ 32
7 Mạng xã hội phổ biến trong quá trình mua sắm . 2- 5-52 52 33
8 Mạng xã hội phô biến trong mục đích xem phim - 55+ 34
9 Giới tinh của người tham gia khảo sắt s5 se ++ssreseexee 45
10 Độ tuổi của người tham gia khảo sát -2- 2 2+5c2ccxccxcrxerssree 45
11 Thu nhập trong | tháng của người tham gia khảo sát 46
12 Mức độ phổ biến của mang xã hội 2 2 2 x+£E£+Ez+£zrxerxeee 46
13 Những trang mạng xã hội được sử dụng phô biến - 47
14 Mục đích sử dụng mạng xã hỘi - - 5 + + EsskEsekssrsrrsee 51
15 Bạn biết các thương hiệu thời trang qua đâu - 5z: 51
16 Các sản pham mua qua mạng xã hội - 2-2 2 2+ +s+£x+£s+£s+se2 52
17 Quan điểm của giới trẻ về nền tảng tương tác của MXH 55
18 Mang xã hội là nguồn thông tin quan trọng - -¿-sz+=s+ 59
Phạm Duy Anh - DI7CQTT02-B M
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH VE
Hinh 1 1 Mang x@ hi 5 15
Hình 1 2 Ví dụ về Social News set re 15Hình 1 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu ding eee eee 17Hình 1 4 Quá trình thông qua quyết định mua hàng 2-2252 z2: 20
Hình 1 5 Chuỗi các bộ nhãn hiệu được sử dụng trong quá trình thông qua quyết định
0") 580011 25108 6 23
Hình 1 6 Những yếu tố kìm hãm quá trình mua hàng -2- 2 252 s2 s2 +2 26Hình 2 7 Doanh thu thị trường và co cau sản phẩm thời trang -: 38Hình 2 8 Cơ cau tiêu thụ sản phẩm thời trang 2 2 +++c++2x++zx+zzxzzxeez 39Hình 2 9 Doanh thu trung bình trên một khách hàng của các sản pham thời trang 39
Hình 2 10 Giao diện FaceboOXK - c1 1312122111111 1 9311111111 111 ng vn 47 Hình 2 11 Giao diện You Tube - - << 3333111111112 11111 95531111112 ve48
Hình 2 12 Giao diện Instagram - - - 5 0113101112101 1 9111 v1 vn TH ng ve 49
Hinh 2 13 Giao dién Tik 010011 50
Hình 2 14 Quan điểm của giới trẻ về truyền thông mạng xã hội so với các
phương tiện truyền thông khác - ¿2+ s+SE+EE£+E2EE+EE£EEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEErkrrkerree 54
Hình 2 15 Quan điểm tìm kiếm thông tin của giới trẻ trên MXH - 56Hình 2 16 Quan điểm về chia sẻ thông tin sản phâm/ dịch vụ của giới trẻ trên MXH
Trang 8Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Mở đầu
MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Ngày nay, mang xã hội (MXH) gần như đã trở thành một phan trong cuộc sốnghàng ngày của nhiều người Với lượng người dùng đông đảo, tính tương tác cao, MXHkhông chỉ có khả năng kết nối mà còn là môi trường lý tưởng cho hoạt động quảng cáo
và tiếp thị Trước đây, quảng cáo được giới hạn trên các phương tiện truyền thống như
truyền hình, phát thanh, tạp chí Tuy nhiên, nhờ vào sự phát triển nhanh chóng củacông nghệ thông tin trên toàn thế giới như hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng có
nhiều sự lựa chọn dé quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thu hút khách hàng tiềm năng lớn
hơn một cách dễ dàng Có thể nói, việc quảng cáo trên các trang MXH như Facebook,
Twitter, Instagram là một trong những kỹ thuật xúc tiến phổ biến nhất của hoạt động
tiếp thị trong thế giới kinh doanh Đây được xem là một cơ hội tuyệt vời và đầy tiềmnăng cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình
Người tiêu dùng và doanh nghiệp trên toàn cầu đã kết nối nhiều hơn bao giờ hết
với sự hiện diện của Internet Một người dùng Internet trung bình có 669 mối quan hệ
xã hội (Hampton và cộng sự, Social Networking Sites and Our Lives, 2011); Facebook
có hơn 600 triệu người dùng hoạt động hàng ngày, với hơn 1,5 triệu trang kinh doanh
(Facebook, 2013) và 30 tỉ mẫu nội dung được chia sẻ hàng thang (McKinsey, Global Institute, 2011) Đã có những báo cáo chỉ ra cứ khoảng 600 Tweets mỗi giây sẽ có
khoảng 500 triệu Tweets được gửi mỗi ngày, (Tweeter, 2012) LinkedIn có hon 225
triệu chuyên gia trên toàn thế giới, bao gồm tat cả các công ty Fortune 500 (LinkedIn,
2013) Thời gian trung bình toàn cầu dành cho mỗi người trên các trang mạng xã hội là
6,9 giờ mỗi tháng (Delaney và Salminen, 2012) Theo khảo sát của tạp chí Search Engine
Journal công bố năm 2014, Facebook hiện đang là trang mạng xã hội lớn nhất hiện nay
với hơn 1.15 tỉ người dùng và có đến 70% nhà tiếp thi đã sử dụng Facebook dé thu hútkhách hàng mới, 40% người dân tại quốc gia đang sử dụng Facebook nhiều nhất là Mĩcho biết Facebook là nhân tố số 1 có ảnh hưởng đến các quyết định mua sắm của họ
(Nguyên Đức, Những thống kê đáng chú ý về mạng xã hội năm 2014, 2014)
Với lượng người dùng internet và tham gia MXH ngày càng tăng và trẻ hóa, cùng
ngưỡng dân số vàng — dân số trong độ tuổi lao động, Việt Nam được coi là một thị
Phạm Duy Anh - DI7CQTT02-B 1
Trang 9trường day tiềm năng trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến nói chung và quảng cáo quaMXH nói riêng Vì vậy, tác giả lựa chon đề tài “Wghiên cứu tác động của mạng xã hội
đến hành vi mua sắm thời trang của giới tré tại Hà Nội” là đề tài nghiên cứu Khóa
luận tốt nghiệp bậc Đại học ngành Truyền thông Đa phương tiện Đề tài sẽ tập trung vàonghiên cứu tác động của truyền thông qua mạng xã hội đến hành vi mua sắm thời trang(quần áo) của giới trẻ tại Hà Nội Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu từ đề tài này có thểgiúp dự đoán xu hướng phát triển của Mạng xã hội và chỉ ra những cơ hội, thách thứccủa Doanh nghiệp trong hoạt động truyền thông tại Việt Nam để có thê tiếp cận tới nhómkhách hàng này một cách hiệu quả Câu hỏi nghiên cứu mà đề tài hướng tới đó là: Các
nhân tô của mạng xã hội tác động tới hành vi mua sam của giới trẻ như thé nao?
2 Lịch sử nghiên cứu vân đề
Trong những năm gần đây với sự bùng nỗ của mạng xã hội, mọi người có thê kếtnối mọi lúc mọi nơi, các nhãn hàng thời trang luôn tìm cách dé giới thiệu thương hiệu
và sản phâm của mình đến với đối tượng trẻ Điều này mở ra nhiều hướng nghiên cứu
khác nhau dành cho các nhà nghiên cứu truyền thông về các tác động của mạng xã hội
đến hành vi người tiêu dùng Trong khuôn khổ bài nghiên cứu, tác giả xin điểm lại những
công trình nghiên cứu liên quan cụ thê như sau:
Trước hết, về mặt cơ sở lý luận dé giải quyết các khái niệm, lý thuyết về mang xã
hội, hành vi người tiêu dùng và ngành hang thời trang cân phải kê đên các cuôn sách:
e “Likeable social media” (tạm dịch: “Phương tiện truyền thông xã hội được ưa
chuộng”) của tác giả Dave Kerpen, xuất bản năm 2013 Sách đã làm rõ nhữngđịnh nghĩa về mạng xã hội, kênh truyền thông trên mạng xã hội, xu hướng củamạng xã hội trong tương lại Cuốn sách đã khăng định tầm quan trọng của mạng
xã hội trên môi trường Internet, môi trường truyên thông sô.
e Cuốn sách “The art of social Media” (tạm dịch: “Nghệ thuật của truyền thông
xã hội”) của hai tác gia Guy Kawasaki va Peg Fitzpatrick đưa ra hơn 60000
góc nhìn khác nhau về truyền thông mạng xã hội Đây sẽ là cuốn sách hữu ích
hỗ trợ đắc lực cho các nhà nghiên cứu truyền thông
e_ Cuốn sách “From Heart to Mind - Đọc vị và dẫn lỗi hành vi mua hàng - Phương
pháp tư duy đổi mới và sáng tạo nội dung” của 2 tác giả Bình Nguyễn và Việt
Trang 10Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Mở đầu
Anh đi sâu vào các hoạt động truyền thông quảng cáo và tâm lý mua hàng của
khách hàng.
e Cuôn sách “Điêu gì khiên khách hàng chi tiên” của tác gia Martin Lindstrom
tìm hiểu các yếu tô tác động đến hành vi mua sắm và những lý do thực sự khiến
khách hàng chi tiền cho các sản phẩm được truyền thông
Một sô luận văn cua nước ngoài nghiên cứu vê tác động cua mạng xã hội đôi với hành vi mua săm có thê kê đên như:
e “The Impact of Social Media on Fashion Industry: Empirical Investigation
from Karachites” (2015) của tác giả Nawaz Ahmad nghiên cứu về tác động củaMạng xã hội đến ngành công nghiệp thời trang
e “The Role of Digital and Social Media Marketing in consumer behavior”
(2015) của tác giả Andrew T Stephen nghiên cứu về vai trò của mạng xã hội
đên hành vi mua của người tiêu dùng
e “The Impact of social meida marketing on online fashion industry” (2020) của
tác gia iSara Solutions nghiên cứu về tác động của mang xã hội đến với công
nghiệp thời trang trực tuyến
e “The relationship of social media with fashion consciousness and consumer
buying behavior” (2014) của tác gia Muhammad Shafig Gul nghiên cứu về mối
quan hệ giữa mạng xã hội với nhận thức và hành vi mua săm thời trang.
Một sô luận văn tại Việt Nam nghiên cứu về tác động của mạng xã hội đôi với
hành vi mua săm có thê kê đên như:
e Luận văn: “Các nhân tổ anh hưởng đến quyết định mua hàng điện trực tuyến
tại thành pho Hồ Chi Minh” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Giàu (2016) Trongnghiên cứu này, tác giả trình bày về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định muahàng trực tuyến Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp về quyết địnhmua hàng điện trực tuyến cho các doanh nghiệp, giúp các nhà nghiên cứu hiểu
rõ hơn về thị trường Việt Nam
e Luận van: “Tac động cua mạng xã hội dén giới tre” của tác giả Bùi Thu Hoài
(2014) Trong nghiên cứu, tác giả trình bày về các tác động tích cực và tiêu cực
Phạm Duy Anh - DI7CQTT02-B 3
Trang 11của mạng xã hội đôi với giới trẻ Việt Nam Từ đó đưa ra các giải pháp nhắm nâng cao hiệu quả sự dụng mạng xã hội của giới trẻ.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Dé tài nghiên cứu của khóa luận này nhăm tìm ra tác động của mạng xã hội đên hành vi mua săm thời trang của giới trẻ tại Hà Nội Dé đạt được điêu đó, khóa luận
hướng tới thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
e Làm rõ cơ sở lý luận và tông quan có hệ thông những công trình nghiên cứu lý
luận và thực tiễn về các yếu tô tác động của mạng xã hội tới hành vi của người
tiêu dùng.
e Mô tả mức độ tác động của các yêu tô mạng xã hội tới hành vi tiêu dùng: thiệt
lập bảng câu hỏi nghiên cứu; khảo sát mức độ tác động của mạng xã hội đôi
với giới trẻ tại Hà Nội
e Tổng hợp và đánh giá sự tác động của các yếu tố mạng xã hội tới hành vi tiêu
dùng Từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hộitrong quá trình truyền thông cho các thương hiệu thời trang tại Hà Nội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Người trẻ (nam, nữ, giới tính thứ 3 độ tuôi 15 - 24) sử dụng mạng xã hội (Facebook,
Instagram, YouTube va Tik Tok) tại Hà Nội.
Pham vi nghiên cứu:
- Pham vi không gian: Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 04/2021 đến tháng 06/2021
- Pham vi nội dung: Hanh vi mua sam của giới trẻ bao gôm 4 nội dung nghiên
cứu chính sau.
+ Mô hình hành vi người mua hàng: Nghiên cứu môi liên hệ giữa các yêu tô kích
thích của truyền thông và phản ứng đáp lại của người tiêu dùng
Trang 12Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Mở đầu
+ Những đặc tính của người mua: Nghiên cứu các yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân
và tâm lý ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
+ Quá trình thông qua quyết định mua hàng: Nghiên cứu quá trình 05 giai đoạnbao gồm Nhận thức van dé, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án, quyết định mua
và hành động mua.
+ Những phương án thông qua quyết định mua sản phẩm mới: Nghiên cứu ngườitiêu dùng có thái độ như thế nào đối với việc mua sắm sản phẩm mới Bao gồm: Cácgiai đoạn của quá trình tri giác; Những điểm khác biệt của con người trong thái độ sẵn
sàng chấp nhận sản phẩm mới; Vai trỏ của ảnh hưởng cá nhân; Ảnh hưởng của tính chất
hàng hóa đến nhịp độ chấp nhận nó
Trong bài nghiên cứu này tác giả sẽ chỉ tập trung nghiên cứu giai đoạn tìm kiếm
thông tin thuộc quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng, cụ thé là giai đoạntìm kiếm thông tin trên mạng xã hội có tác động như thế nào đến hành vi tiêu dùng
5 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Tác động của mạng xã hội tới hành vi của người tiêu dùng như thé nào?
6 Gia thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Mạng xã hội giúp các thương hiệu thời trang tiếp cận khách hàng
mục tiêu một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí
Giả thuyết 2: Mạng xã hội là kênh tìm kiếm thông tin về các thương hiệu thời trang
của giới trẻ tại Hà Nội.
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Tác giả khóa luận lựa chọn loại hình nghiên cứu mô ta dé làm rõ được mức độ tácđộng của truyền thông qua mạng xã hội tới hành vi người tiêu dùng Đề tài này vận dụng
lý thuyết về hành vi tiêu dùng, trong đó tập trung phân tích nhân tố truyền thông xã hộitác động tới giai đoạn tìm kiếm thông tin của người tiêu dùng
Phạm Duy Anh - DI7CQTT02-B 5
Trang 137.2 Tiến trình nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả đã triển khai theo tiến trình
như sau:
- Giai đoạn 1: Xây dựng đề cương nghiên cứu
Trong giai đoạn này, tác giả đã tìm hiểu thông tin về mạng xã hội dé lựa chọn đềtài khóa luận phù hợp Sau khi xác định rõ nội dung và tên đề tai cụ thé, tác giả đã tiếnhành tổng quan lại những nghiên cứu trước đó về mạng xã hội và ảnh hưởng của nó đếnhành vi tiêu dùng, kế thừa những cơ sở lý luận cũng như kết quả nghiên cứu, đồng thờitìm ra khoảng trống trong những nghiên cứu đó dé tìm ra khoảng trống cho dé tài củamình Trên cơ sở đó, tác giả xác định những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thé mà nghiên cứu
này phải thực hiện, lựa chọn phương pháp thu thập thông tin phù hợp.
- Giai đoạn 2: Thu thập thông tin nghiên cứu
Thông tin thứ cấp: Tác giả đã tìm kiếm những tài liệu, công trình nghiên cứu có
liên quan đê bô sung thêm cho kêt quả nghiên cứu của mình.
Thông tin sơ cấp: Tác giả sử dụng phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi
đôi, phòng vân sâu đôi với các nhóm bạn trẻ và một sô shop thời trang nôi tiêng.
Phương pháp chọn mẫu: Mẫu được chọn theo phương pháp lay mẫu ngẫu nhiên va
thu về 253 bản kết quả khảo sát đến từ các bạn trẻ
- Giai đoạn 3: Xử lý thông tin nghiên cứu
- Giai đoạn 4: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
7.3 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu
Trong khóa luận này, tác giả đã sử dụng kết hợp những phương pháp thu thập
thông tin định lượng, cụ thê là phương pháp phân tích tài liệu và khảo sát ý kiến bằng
bảng hỏi.
Phương pháp phân tích tài liệu
Tác giả tiến hành thu thập thông tin thông qua các báo cáo, các tài liệu, các văn
bản, đặc biệt là những tài liệu liên quan đến mạng xã hội, hành vi tiêu dùng, tac động
Trang 14Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Mở đầu
của mạng xã hội đến hành vi tiêu dùng của cá nhân ở trong nước cũng như quốc tế
Phương pháp phân tích tài liệu trong đề tài này được sử dụng như là một phương pháp
bổ sung cho việc thu thập thông tin
Phương pháp điều tra Xã hội học
Trong khóa luận này, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến bằng bảng hỏi đối với cácnhóm bạn trẻ tại Hà Nội Nội dung bảng hỏi tập trung vào việc khảo sát về hành vi sử
dụng mạng xã hội và tác động của mạng xã hội tới hành vi tìm kiếm thông tin mua sim
thời trang của ho.
8 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận của đề tài Khóa luận tốt nghiệp này xây dựng hệ thống lý luận,
đưa ra lý thuyết về mạng xã hội, hành vi mua sắm thời trang Đây là tài liệu tham khảo
về mặt lý luận tại các cơ sở dao tạo nghiên cứu vê truyên thông.
Giá trị thực tiễn của đề tài Khóa luận là tài liệu tham khảo cho các công ty,
thương hiệu thời trang đã và đang sử dụng mạng xã hội trong việc quảng bá sản phâm
9 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài các phân mở đâu, kêt luận, mục lục, danh mục bảng biêu, danh mục hình
vẽ, tài liệu tham khảo, phụ lục thì khóa luận gồm 03 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về các yếu tô ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của giới
trẻ qua mạng xã hội.
Chương 2: Thực trạng và tác động của mạng xã hội đến hành vi mua sắm thời trang
của giới trẻ Hà Nội
Chương 3: Xu hướng phát triền của mạng xã hội và gợi ý đề xuất đối với cácthương hiệu thời trang nhằm tác động đến hành vi mua sắm của giới trẻ thông qua mạng
xã hội.
Phạm Duy Anh - DI7CQTT02-B 7
Trang 15CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET VE CÁC YEU TO ANH HUONG DENHANH VI MUA SAM THỜI TRANG CUA GIỚI TRE QUA MẠNG XÃ HOI
1.1 Truyền thông mạng xã hội
1.1.1 Khái niệm
e Khai niệm truyền thông
Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời và phát triển cùng xã hội loàingười Trong khoa học cũng như trong đời sống hàng ngày, hiện tượng xã hội nào càng
phô biến bao nhiêu, càng có nhiều quan niệm, định nghĩa về nó bấy nhiêu Truyền thông
là một trong số các hiện tượng như vậy Một số định nghĩa được đưa ra dé tham khảo:
Theo John R Hober (1954), truyền thông là quá trình trao đôi tư duy hoặc ý tưởngbằng lời Định nghĩa này đúng, nhưng chưa đủ Bởi con người ngày nay không chỉ sửdụng tối đa các ký hiệu vốn có của mình, mà còn tìm kiếm và sáng tạo ra nhiều ký hiệukhác dé chuyên tai thông điệp, ngay khi giới hạn trong phạm vi ngôn ngữ cơ thé, có théngười ta sử dụng tổng hợp hay đơn lẻ từ ánh mắt, nụ cười đến thái độ, hành vi khác để
biéu thi thông điệp của mình trong những hoành cảnh thích hợp và dem lại hiệu quả tác
động nhanh nhất, mạnh nhất có thê.
Martin p Adelsm thì cho rằng, truyền thông là một quá trình liên tục qua đó chúng
ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta Đó là một quá trình
luôn thay đổi, biến chuyền và ứng phó với tình huống Như vậy truyền thông phải luônứng biến với tình huống cụ thé, bởi tình huống giao tiếp, truyền thông thường luôn thayđổi và không lặp lại, xét trên những phương diện khác nhau
Dưới góc độ cấu trúc, Bess Sodel cho rằng, truyền thông là một quá trình chuyềnđổi từ một tình huống đã có cau trúc như một tong thé sang tình huống khác theo mộtthiết kế có chủ đích Như vậy, truyền thông như một quá trình thay đổi, dịch chuyển
hoặc câu trúc, tái câu trúc mô thức.
Truyền thông từ tiếng Latinh là “communicare”, nghĩa là biến nó thành thôngthường, chia sẻ, truyền tải Truyền thông thường được mô tả như việc truyền ý nghĩ,thông tin, ý tưởng, ý kiến hoặc kiến thức từ một người/một nhóm người sang một
người/hoặc một nhóm người khác băng lời nói, hình anh, văn bản hoặc các tín hiệu khác
Trang 16Khóa luận tôt nghiệp Đại Học Chương |: Cơ sở lý thuyêt vê các yêu tô ảnh hưởng đên hành vi
mua săm thời trang của giới trẻ qua mạng xã hội
Về thực chat, đó chính là quá trình trao đồi, tương tac thông tin, tư tưởng, tình cảm vớinhau về các vẫn đề của đời sông cá nhân, liên cá nhân, nhóm xã hội, từ đó tăng vốn hiểu
biết chung, hướng tới thay đối nhận thức, thái độ, chuyền đổi hành vi cá nhân hay nhóm
xã hội (Nguyễn Văn Dũng, 2011, tr 187)
Từ những định nghĩa trên, ta có thể rút ra khái niệm về truyền thông như sau:
“Truyén thông (communication) là quá trình tương tác chia sẻ thông tin, ý nghĩ, ýkiến, ÿ tưởng giữa hai hoặc nhiều người với nhau Truyền thông tạo ra sự liên kết giữacon người với nhau bằng lời nói, cw chi, hành động, đô vật hoặc các tín hiệu khác.Truyén thông có thé tác động thay đổi nhận thức, thai độ, hành vi của con người và xã
hội.”
e Khái niệm mạng xã hội
Mang xã hội (Social network Sites), mang xã hội trên internet, mang xã hội trực
tuyến, hay còn gọi là mạng xã hội ảo là một khái niệm mới được hình thành trong thập
niên cuối thế ki XX, bắt đầu bằng sự ra doi của Classmates.com (1995), SixDegrees(1997), kế đến là sự nở rộ của một loạt các trang mạng khác như Friendster (2002),
MySpace, Bebo, Facebook (2004) và tại Việt Nam là Yobanbe (2006), Zingme (2009).
Với sự phát triển nhanh chóng của hình thức xã hội ảo này, mạng xã hội được định nghĩa
rất khác nhau theo hướng tiếp cận
Nhờ vào các trang mạng xã hội mà cộng đồng gần nhau hơn Các trang mạng xãhội cũng có sự phân biệt giữa cộng đồng và cá nhân, cộng đồng là nơi mà hồ sơ hiển thị
cho bat cứ ai và cá nhân là hồ sơ chỉ hiển thị cho những người bạn nhất định Cộng đồngmạng bị ảnh hưởng bởi sự tương tác Trong môi trường phi trung gian, ranh giới và đốitượng của một cộng đồng nhất định được cấu trúc xác định Đối tượng được giới hạn là
những người có mặt trong bán kính địa lý giới hạn trong một giới hạn trong một thời
điểm nhất định của thời gian Cộng đồng là khái niệm bao gồm tất cả những người cóthé nghe thấy điều xảy đến với cá nhân thông qua lời truyền miệng Các công nghệ trunggian được ké đến đó là truyền hình, radio và báo chí Các công nghệ này đã làm thayđổi quy mô cộng đồng Các đối tượng tiềm năng bị ảnh hưởng bởi các thuộc tính của
công nghệ trung gian là sự bền vững, nhân rộng và người theo dõi ấn, tính năng tìm
kiếm Đây chính là bốn đặc tính phi trung gian của cộng đồng mạng:
Phạm Duy Anh - DI7CQTT02-B 9
Trang 17- Bên vững: giao tiếp trên mang xã hội đều được ghi lại, điều này cho phép kéo daithời gian tồn tại của bất kỳ giao tiếp nào.
- Tinh năng tìm kiếm: Các giao tiếp đều được ghi lại và hién thị thông qua văn ban(các text lưu lại), thêm vào đó là các công cụ tìm kiếm, nhận dạng giúp người sử dụng
có thé tìm thấy các thông tin cần thiết Nếu như ở không gian phi trung gian, nhữngngười bạn có thé không ở cùng một vi tri dia lý, nhưng với tim kiếm online thì họ có thể
dễ dàng tìm thấy nhau nhờ một số từ khóa
- Khả năng nhân rộng: Thông tin nghe được có thé bị lệch khi phát ngôn lại do
hiểu sai, nhưng cộng đồng mạng có thê sao chép thông tin một cách nguyên văn, không
hê có sự sai lệch giữa “bản gôc” và “bản sao”.
- Người theo dõi ân: Nếu như ở không gian phi trung gian, chúng ta hoàn toàn cóthê nhận biết được những người đang đối thoại hoặc lắng nghe những lời nói của mìnhthì trên mạng xã hội (nơi có các yếu tố trung gian) chúng ta không thé nhận biết được
họ.
Một cách chung nhat, mạng xã hội là tập hợp các cá nhân với các môi quan hệ về
một hay nhiều mặt được gan kết với nhau (Tạp chí tâm lý học số 7, 2014)
Theo Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ban hành ngày 01 tháng 3 năm 2018 bởi Nhànước Việt Nam, mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộngđồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ vàtrao đôi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tao trang thông tin điện tử cá nhân, diễn
đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức
dịch vụ tương tự khác
Với hướng tiếp cận xã hội, nhân mạnh yếu tố con người, mạng xã hội được nghiên
cứu trên quan hệ cá nhân — cộng đồng dé tạo thành mạng lưới xã hội Mạng lưới xã hội
được hiểu là một tập hợp các mối quan hệ giữa các thực thé xã hội gọi chung là actor.
Các thực thé xã hội này không nhất thiết chỉ là các cá nhân mà còn là các nhóm xãhội Khi mạng lưới xã hội này được thiết lập và phát triển thông qua phương tiện truyền
thông internet, nó được hiéu là mang xã hội ảo
Như vậy, có thê khái quát khái nệm mạng xã hội như sau:
Trang 18Khóa luận tôt nghiệp Đại Học Chương |: Cơ sở lý thuyêt vê các yêu tô ảnh hưởng đên hành vi
mua săm thời trang của giới trẻ qua mạng xã hội
“Mang xã hội là một dich vụ két noi các thành viên cùng sở thích trên internet với
nhau, với nhiều muc đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời gian.”
e Khai niệm truyền thông mạng xã hội
Quá trình truyền thông xã hội (Social communication) phải thông qua các phươngtiện truyền thông xã hội (Socialmedia) Các phương tiện truyền thông xã hội là các công
cụ, ứng dụng giao tiếp đại chúng dựa vào không gian trực tuyến (online spaces) trên nền
tảng internet và các công nghệ truyền thông hiện đại khác nhằm chuyền tải thông tin,kết nối mọi người, giao dịch với tốc độ truyền dẫn, lan toả nhanh chóng, trên diệnrộng, cùng tính tương tác cao, sự chủ động của người dung, hình thành nên các mỗi quan
hệ xã hội, cộng đồng tương tác (interactive community) xã hội đa dạng, có tác động sâurộng vào mọi lĩnh vực của đời sống chính trị - kinh tế - văn hóa — xã hội và đời sống cá
nhân của mỗi người dùng (Lê Hải, 2017, tr.9)
Các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay đang tồn tại rất nhiều trên thế giớiinternet trực tuyến, và được sử dụng bởi nhiều quốc gia khác nhau Có thé ké tên các
ứng dụng tiêu biéu được sử dụng tại nhiều quốc gia như Facebook, YouTube, Instagram,
hay Weibo là ứng dụng mạng xã hội riêng dành cho thị trường Trung Quốc, tại ViệtNam những năm 2011 đến 2014 có Zing Me hay Go.vn, Tất cả tuy khác nhau vềtên gọi nhưng đều có chung mục dich là kết nối mọi người, chuyên tải thông tin, dé
từ đó tạo nên một cộng đông và các môi quan hệ xã hội.
Cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng, các phương tiện truyền thông
xã hội là một định chế xã hội, một thành tố của cau trúc xã hội Nó là một định chế xã
hội nam trong định chế văn hóa, đồng dang và có quan hệ tác động qua lại biện chứng
với các định chế xã hội khác, như chính trị, kinh tế, thân tộc (gia đình, huyết thống)
Bởi vậy, các phương tiện truyền thông xã hội tự thân nó đã mang bản chất xã hội, dù
phát triển ở giai đoạn, trình độ nào Tuy nhiên, vượt qua khỏi nhiều tính năng truyền
thống của truyền thông nói chung, khái niệm “truyền thông xã hội” mới ra đời nhấnmạnh tính siêu liên kết xã hội của hình thức truyền thông này, với mức độ, tốc độ tứcthời và khả năng liên kết nhanh, rộng, hơn hắn tính lien kết xã hội có giới hạn của nhữnghình thức truyền thông truyền thống (truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm và ngay
cả truyền thông đại chúng) Trong nhiều trường hợp, ranh giới giữa không gian và thờigian có thé được xóa nhòa trong hình thức liên kết xã hội này — điều mà các hình thức
Phạm Duy Anh - DI7CQTT02-B lãi
Trang 19truyền thông cũ, do giới hạn về công nghệ, chưa thực hiện được Cùng với sự phát triểncủa công nghệ thông tin như một dòng công nghệ chủ dao của thé giới thì thông qua cácphương tiện truyền thông xã hội, những rào cản trong truyền thông xã hội sẽ ngày càngđược khắc phục, tính siêu liên kết của nó ngày càng được thé hiện rõ (Lê Hải, 2017,
tr.10).
Từ đó có thể rút ra khái niệm truyền thông mạng xã hội như sau:
“Truyền thông mạng xã hội là một nên tảng trực tuyến cho phép người dùng giaotiếp, được chia sé thông tin và kết nối cộng đồng.”
1.1.2 Chức năng, đặc điểm, phân loại các phương tiện truyền thông mạng xã hội
e Chức năng xã hội của các phương tiện truyền thông xã hội
Là một bộ phận cấu thành của truyền thông đại chúng, các phương tiện truyềnthông xã hội cũng là một hiện tượng xã hội đa chức năng, với một số chức năng cơ bảnnhư: chức năng thông tin — liên kết xã hội; chức năng giáo dục tư tưởng, đạo đức, cổ vũ
hành động: chức năng giải trí; chức năng giám sát — phản biện xã hội, chức năng quảng
cáo — dịch vụ - thương mại
Tuy nhiên, những tác động của các phương tiện truyền thông nói chung không chỉ
có tác động thuận, mang lại hiệu quả truyền thông, hiệu quả xã hội tích cực, mà còn có
những tác động nghịch, khi mục đích truyền thông tích cực của chủ thể truyền thônghướng đến và kết quả, hiệu quả thực sự xảy ra khác nhau Đối với các phương tiện truyềnthông xã hội, với sự tham gia của đa dang các chủ thé truyền thông cùng những mụcđích truyền thông khác nhau (cả mục đích tốt và mục đích xấu) va quá trình truyền thông
khó kiểm soát thì những tác động nghịch của quá trình truyền thông càng dễ xảy ra, dẫn
tới hiện tượng “phản chức năng” truyền thông — tạo nên những tác động tiêu cực vềnhiều mặt tới xã hội và các cá nhân tham gia (Lê Hải — 2017, tr.16)
e_ Đặc điểm của các phương tiện truyền thông xã hội
Theo Lê Hải (2017), các phương tiện truyền thông xã hội ngoài những đặc điểmcủa các phương tiện truyền thông đại chúng, còn có những đặc trưng riêng Những đặc
diém nay cũng có sự đan xen giữa mặt tích cực và tiêu cực:
Trang 20Khóa luận tôt nghiệp Đại Học Chương |: Cơ sở lý thuyêt vê các yêu tô ảnh hưởng đên hành vi
mua săm thời trang của giới trẻ qua mạng xã hội
+ Tính siêu liên kết xã hội: là thuộc tính nỗi bật nhất của cá phương tiện truyềnthông xã hội Không chỉ dừng lại ở chức năng thông tin như các phương tiện truyền
thông đại chúng truyền thống, mục đích chính của phương tiện truyền thông xã hội khi
được thiết kế là dành riêng cho kết nối xã hội Chức năng kết nối xã hội của các loại
hình phương tiện truyền thông xã hội đều được thể hiện rõ với các mức độ khác nhau,
trong đó nhiều loại hình có tính kết nói, liên kết xã hội mang tính trội
+ Tính đồng đẳng giữa nguồn phát và người nhận: Nếu quá trình truyền thôngbằng các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống thường là quá trình truyềnthông như một đường thắng (tuyến tính), v6 sự thụ động của người nhận thông tin (cùng
với đó có sự áp đặc phần nào của người phát tin), thì trong quá trình truyền thông xã hộiqua các phương tiện truyền thông xã hội, giữa người truyền thông tin và người nhận
thông tin có quan hệ, vai trò bình đăng ngang nhau, không chỉ dừng lại ở mức độ tươngtác bình thường, mà còn ở mức độ cao hon dẫn tới sự chuyền hóa lẫn nhau tức thời,khiến người phát tin có thé ngay sau đó trở thành người nhận tin và ngược lại
+ Tinh da ứng dụng, ứng dụng thông minh và tiện ích: Không chi là phương
tiện truyền tải thông tin đơn thuần và kết nối xã hội, các phương tiện truyền thông xã
hội với đa ứng dụng trên môi trường mạng cho phép người sử dụng thực hiện đa tiện ích
phục vụ cuộc sông sinh hoạt , công việc, học tập, như: mua bán, giao dịch, đầu tư, tìm
địa chỉ, tìm kiếm tri thức, tham gia diễn đàn, Các ứng dụng được lập trình thông minh,
công phu, phục vụ đắc lực cho mục đích của người sử dụng, hiện thực hóa những điềutrước đây không thể thực hiện được, như tìm kiếm tri thức trên các kho tri thức cộngđồng trực tuyến không 16 (Vi dụ: Wikipedia, ), nhờ công nghệ cho phép game thủ nhập
vai như thật vào các nhân vật,
+ Khả năng số hóa thông tin và truyền thông đa phương tiện: Các thông tin giaotiếp trên các phương tiện truyền thông xã hội thường được số hóa, thông tin được lưu
trữ với dung lượng lớn Thông tin có sự tích hợp đa phương tiện cho phép người dùng
chuyên tải thông điệp không chỉ bằng văn bản ký tự như truyền thống mà cùng lúc tích
hợp các văn bản, hình ảnh, âm thanh
+ Môi trường tự do thông tin (tinh mỏ) và thông tin khó kiểm soát: Các phương
tiện truyền thông xã hội cho phép chuyền tải bất kỳ thông tin nào đến cộng đồng mạng,các thông tin không có sự chọn lọc và cũng khó cơ quan nao có thé kiểm soát Chính
Phạm Duy Anh - DI7CQTT02-B 13
Trang 21môi trường tự do thông tin và những ứng dụng hữu ích như vậy là sức hút tự nhiên của
các phương tiện truyền thông xã hội Cũng vì thế, truyền thông xã hội thường gắn liền
với các hoạt động truyền thông không chính thức trong một xã hội mở
Tuy nhiên, mặt trái là, những thông tin không được kiểm chứng sự thực, thông tin
xấu, tiêu cực có thé dé dàng được đưa lên mạng và có tác động tiêu cực khó lường đốivới mỗi cá nhân người sử dụng, cũng như cộng đồng xã hội nói chung Nhiều thông tin
và giá trị trên các phương tiện truyền thông đại chúng là những tin và giá trị “ảo”, gây
lệch chuân về giá tri đạo đức xã hội đôi với người tiép nhận.
+Tinh nặc danh, khả năng bảo mật giới han và sự không đồng nhất của ngườidùng: Tính nặc danh là đặc trưng của các phương tiện truyền thông đại chúng, bởi thôngtin dù hướng tới đối tượng công chúng riêng song vẫn là đại chúng, hầu hết không aibiết ai Đặc trưng này khiến sức mạnh kết nối rất lớn, thông điệp có thé được khuếch tánkhông có giới hạn, song cũng tạo nên những mối quan hệ, những tương tác, giao dịch
“ảo”, có thê phát sinh nhiêu rủi ro.
Mặt khác, trong môi trường mạng, tính bảo mật thông tin của người dùng là có
giới hạn, phụ thuộc nhiều vào chất lượng bảo mật của ứng dụng — phần mềm; kỹ năng,
kỹ thuật tự bảo vệ và việc sử dụng các phần mềm bảo mật an toàn của người dùng Chủ
thé sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội rat da dạng, là tập hợp của một cộngđồng rat lớn, ít có sự đồng nhất về thành phan xuất thân, trình độ học van, sở thích, quan
điểm Đặc điểm này khiến việc tạo nên sự đồng thuận rộng lớn hay tập hợp lực lượng
để xử lý các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống không phải là việc dễ dàng Tuy nhiên,tâm lý đám đông lại là một đặc trưng của các chủ thể tham gia các phương tiện truyền
thông xã hội, đôi khi tạo nên những hiệu ứng ngoài mong đợi của nguôn phát thông tin
(Lê Hải — 2017, tr.21).
e_ Các loại hình phương tiện truyền thông xã hội chính
Các loại hình phương tiện truyền thông xã hội rất đa dạng, có sự biến đổi nhanhchóng theo nhu cầu của người sử dụng và sự phát triển của công nghệ truyền thông.Phương tiện truyền thông xã hội gồm một số loại hình sau:
Trang 22Hình 1 1 Mạng xã hội
+ Mạng xã hội (Social Networks): là một dich vụ kết nối các thành viên cùng sởthích trên internet với nhau, với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian
và thời gian Mạng xã hội tương tác bằng cách kết thêm bạn, nhận xét về các thông tin
cá nhân, gia nhập các nhóm và thảo luận Dịch vụ này có nhiều phương cách để các
thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo nhóm, sở thích cá nhân, lĩnh vực quan
tâm, Mạng xã hội đôi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành
một phân của cuộc sông hàng ngày của hàng tỉ người trên thê giới.
Sài Gòn giữa những ngày ngàn ca Fossesascha) Š ngàn ts :
nhiễm: Người với người sống để To oto nil
thương nhau biến khó lường; người
dân cần tuyệt đối
tuan thủ 1điểu
Hình 1 2 Ví dụ về Social News
+ Tin tức xã hội (Social News) là những trang web được tạo nên bởi chính sự
đóng góp tin của những người dùng các phương tiện truyền thông xã hội chứ không phải
các cơ quan báo chí Các trang web này tương tác bằng cách cho phép người dùng đăng
tin tức, tiên hành bâu chọn các bản tin của người khác và bình luận những tin đó.
Phạm Duy Anh - DI7CQTT02-B 15
Trang 23+ Trang chia sẻ hình anh, video (Social sharing) cho phép người dùng chia sẻ
các loại nội dung khác nhau bao gồm hình ảnh và video Các trang web này đều cungcấp các tính năng xã hội, như khả năng tạo hồ sơ, nhận xét, bình luận về các hình ảnh,
video được tải lên Ví dụ như Instagram, YouTube, Tik Tok, Snap fish,
+ Các tiểu blog (Microblogging) là một dạng blog mà người dùng đăng các bàiviết có nội dung ngắn gọn dé kết nối, chia sẻ thông tin cuộc sống, quan điểm, trang thái
cam xúc, của mình với mọi người.
+ Diễn đàn (Forums) trực tuyến là dé mọi người (cộng đồng mạng) trao đổi, thảoluận hay tán gẫu về bat kỳ chủ dé nao quan tâm Phương thức thường được dùng trongdiễn đàn trực tuyến là người đầu tiên gửi lên một chủ đề (topic, thread) trong một đềmục (category, forum), sau đó những người tiếp theo sẽ viết những bài góp ý, thảo luậnlên dé trao đổi xung quanh chủ đề đó
1.2 Hành vi người tiêu dùng
1.2.1 Khái niệm hành vi người tiêu dùng
Thuật ngữ “Hành vi người tiêu dùng” được hiểu như là hành vi mà những ngườitiêu dùng tiến hành trong việc tìm kiếm, đánh giá, mua và tùy nghỉ sử dụng sản
pham/dich vụ mà họ kỳ vọng rằng chúng sẽ thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn
của họ Một số tác giả còn coi hành vi người tiêu dùng là “quá trình quyết định và hoạtđộng thể chất của những cá nhân khi đánh giá, thu nạp, sử dụng và loại bỏ những sảnphẩm hang hóa” Đề có thể hiéu biết thấu đáo về hành vi người tiêu dùng, Vũ Huy Thông(2017) đã tông hợp rất nhiều định nghĩa về hành vi người tiêu dùng, sau đây là một sốđịnh nghĩa điển hình
Theo Hiệp hội Marketing Mi - AMA, hành vi người tiêu dùng là sự tương tác
không ngừng biến đổi giữa sự cảm thụ và nhận thức, hành vi và các yếu t6 môi trường
thông qua đó con người thực hiện các hành vi trao đổi
Theo Solomon Michael — Consumer behavior, 1992, hành vi người tiêu dùng là
một tiễn trình cho phép một cá nhân hay một nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng
hoặc loại bỏ một sản pham/dich vụ, những suy nghĩ đã có, kinh nghiệm hay tích lũy,
nhăm thỏa mãn nhu câu hay ước muôn của họ.
Trang 24Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Chương 1: Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
mua săm thời trang của giới trẻ qua mạng xã hội
Các định nghĩa trên cho thây chưa có khái niệm thông nhât về thê nào là hành vi
người tiêu dùng Tuy nhiên vẫn có các điểm chung giữa các khái niệm khi người tiêu
dùng đều phải trải qua các giai đoạn khác nhau đề đi đến kết luận loại bỏ hay sử dụng
Từ đó ta có thể rút ra khái niệm về hành vi tiêu dùng như sau:
“Hành vi tiêu dùng là một quá trình trong đó cá nhân hoặc tổ chức thông quatương tác với môi trường xung quanh, họ phải trải qua các giai đoạn tìm kiếm, thu thập,
mua sắm, sử dụng, đánh giá và loại bỏ sản phẩm/dịch vụ mà họ kỳ vọng sẽ thỏa mãn
nhu cầu cua minh.”
* Văn hóa
* Nhánh văn * Giai tầng * Tuổi
hóa xã hội l * Động cơ
* Sự giao * Nhóm “siege * Nhận thức
lưu và biển | tham khảo nghiệp * Hiểu bid
đổi văn hóa | Gi agian * Nhân cách teu biết
Bh ore * Lối sống * Niệm tin
* Vai trò xã va thai do
ines * Cá tính và
nhận thức
Hình 1 3 Các yếu tổ ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng
Yếu tố văn hóa là “thiết lập các giá trị cơ bản, sự nhận thức, mong muốn và hành
vi học được từ các thành viên trong xã hội, gia đình và các hướng dẫn quan trọng khác”
(Kotler Kotler P, Wong V, Saunders J, Armstrong G, (2005)) Với mỗi nền văn hóa cótồn tại nhiều nhóm văn hóa như dân tộc, tôn giáo, chủng tộc và giai cấp xã hội cùng chia
sẻ giá tri, lợi ích và hành vi tương tự như các chuyên gia, thương gia, quản lý, giám sát.
Các yéu tô xã hội: bao gdm các nhóm nhỏ như gia đình, nhóm ban bè, vai trò xã hội Các nhóm này có tác dụng trực tiêp vào hành vi của mọi người Trong một sô trường
hợp người tiêu dùng bi ảnh hưởng thông việc tiêp xúc và thảo luận trực tiêp hoặc tham
chiếu gián tiếp Ý kiến người lãnh đạo trong các nhóm xã hội luôn rất có hiệu quả trong
Phạm Duy Anh - DI7CQTT02-B 17
Trang 25việc tạo ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng (Kotler P, Wong V, Saunders J, Armstrong G,
(2005)).
Yếu tố cá nhân là những đặc điểm của người mua chăng hạn như tuổi tác, nghềnghiệp, phong cách cuộc sông, tình hình kinh tế, cá tính, giai đoạn vòng đời, và quanniệm sống ảnh hưởng của người mua quyết định (Kotler P, Wong V, Saunders J,
Armstrong G, (2005)).
Yếu tổ tâm lý là những thuộc tinh mà một cá nhân có được thông qua kinh nghiệm,
quá khứ của mình như niềm tin, thái độ, nhận thức, động lực và học tập có ảnh hưởng
đến quyết định của người mua (Kotler P, Wong V, Saunders J, Armstrong G, (2005))
Các yếu tố này tác động đến khách hàng khiến họ có những phản ứng không giống
nhau Các quyết định mua sam và tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của người này không thégiống với các quyết định mua sắm và tiêu dùng sản phẩm, dich vụ của người khác doảnh hưởng của môi trường văn hóa, xã hội, đặc điểm bản thân và sự thúc đây của tâm
lý cá nhân.
1.2.3 Vai trò của mạng xã hội tác động đến hành vi người tiêu dùng
Theo nghiên cứu của Google —Temasek gần đây, dự đoán vào năm 2025 nền kinh
tế trực tuyến Đông Nam Á sẽ có giá trị lên đến hơn 200 tỉ USD Điều này xuất phát từ
sự tương tác trực tuyến của người dân trong khu vực này với mức trung bình 3,6 giờmỗi ngày dành dé sử dụng internet trên điện thoại, nhiều hơn bat kỳ khu vực nào trên
thế giới Từ những phân tích và ví dụ ở trên, chúng ta có thể thấy truyền thông mạng xãhội đã và đang trở thành công cụ quan trọng thống lĩnh vị trí hàng đầu trong việc tác
động đến hành vi tiêu dùng
Theo MediaZ (2018), có 04 vai trò chính của truyền thông mạng xã hội bao gồm:
e_ Cộng đồng lớn mạnh
Kỉ nguyên công nghệ 4.0 đang bùng nô, Internet đã đạt được độ phủ rất lớn và đa
số mọi người sử dụng mang xã hội như một phần không thé thiếu trong cuộc sống củamình Số lượng người tham gia các mạng xã hội phát triển một cách chóng mặt trongnhững năm gần đây Bat kể là trai, là gái, dù ở độ tuổi nào, ở nơi đâu, họ đều sử dụng
mạng xã hội vào những mục tiêu nhât định của riêng mình Họ thường có xu hướng lên
Trang 26Khóa luận tôt nghiệp Đại Học Chương |: Cơ sở lý thuyêt vê các yêu tô ảnh hưởng đên hành vi
mua săm thời trang của giới trẻ qua mạng xã hội
mang dé tìm kiếm thông tin, dé giao lưu với bạn bè và đôi khi tìm kiếm những sản phẩmcần thiết Và vì vậy, đây là một môi trường rất tốt dé doanh nghiệp có thé tiép can dén
đại da số công chúng mục tiêu một cách nhanh chóng
e Nâng cao nhận thức về thương hiệu
Truyền thông mạng xã hội có thé tạo ra sợi dây kết nối thương hiệu với khách hàng
bằng cảm xúc Bằng những tiếp cận sáng tạo, content có nội dung phù hợp, truyền thông
mạng xã hội có thê biến các thương hiệu trở nên gần gũi và sống động hơn, giúp ngườitiêu dùng nhận thức hơn về thương hiệu
e Tang lượng truy cập
Các mạng xã hội ngày càng có vai trò to lớn trong việc dẫn người dùng đến với
các website của doanh nghiệp Chắng hạn khi người tiêu dùng đang có nhu cầu tìm kiếm
một cuốn sách về Digital marketing và vô tình người tiêu dùng trông thay một bài viết
có liên quan trên trang mạng xã hội, họ sẽ muốn chọn vào bài viết đó dé tìm hiểu ngaylập tức Hay như thời gian vừa qua “Facebook vượt mat Google dé nâng tam ảnh hưởngđối với báo mạng” như một minh chứng rõ nét cho điều đó
e Là nơi cung cấp khối lượng lớn thông tin và kiến thức
Giờ đây, với các mạng xã hội, người dùng có thé cap nhat rat nhiéu thông tin,kiến thức mà không cần phải vào các trang báo mang Có nhiều kênh mang xã hội luôncập nhật thông tin một cách nhanh chóng va day đủ dé người dùng có thé tiếp cận
ngay lập tức.
1.2.4 Các hoạt động truyền thông mạng xã hội ảnh hưởng tới quá trình ra
quyết định mua hang trong hành vi người tiêu dùng
Theo Kotler (2007), có năm giai đoạn mà người mua hàng phải trải qua trên đường
đi đến thông qua quyết định mua hàng và thực hiện mua hàng Trên hình 1.4 trình bày
năm giai đoạn mà người tiêu dùng phải trải qua: Ý thức van dé, tìm hiểu thông tin, đánh
giá các phương án, quyết định mua hàng, phản ứng với việc mua hàng Từ mô hình này
ta suy ra quá trình mua hang bắt đầu từ lâu trước khi thực hiện hành động mua — bán,
còn hậu quả của nó được thê hiện trong suôt một thời gian đài sau khi thực hiện hành vi
Phạm Duy Anh - DI7CQTT02-B 19
Trang 27đó Mô hình hướng sự chú ý của nhà hoạt động thị trường vào toàn bộ quá trình, chứ
không chỉ riêng giai đoạn thông qua quyết định
Nhận thức Tìm hiều Đánh giá các Quyết định Hành động
E> Eol | S
van dé thông tin phuong an mua mua
Neguon: Kotler (2007)
Hình 1 4 Quá trình thông qua quyết định mua hang
Xét theo mô hình thì người tiêu dùng phải trải qua tất cả năm giai đoạn trong mỗilần mua hàng bất kỳ Tuy nhiên khi thực hiện mua hàng mỗi ngày họ bỏ qua một vàigiai đoạn hay thay đổi trình tự của chúng Ví dụ, một người phụ nữ mua thuốc đánh răngnhãn hiệu quen thuộc với mình, sau khi ý thức vấn dé thì thông qua ngay quyết định
mua hàng, bỏ qua các giai đoạn thu thập thông tin và đánh giá các phương an Nhung
dù sao chúng ta cũng cứ sử dụng mô hình đầy đủ nêu trong hình 1.1 bởi vì nó phản ánhtất cả những sự cân nhắc nảy sinh khi người tiêu thụ gặp phải một tình huống mới đối
với họ, đặc biệt là nếu khi đó phải giải quyết nhiều van dé
e Y thức vấn đề
Tiến trình mua khởi đầu với việc người tiêu dùng ý thức được nhu cầu Người tiêudùng cảm thấy có sự khác biệt giữa trạng thái thực tế và trạng thái mong muốn Nhu cầu
có thé bắt nguồn từ các tác nhân kích thích bên trong và bên ngoài của chủ thé Trong
trường hợp các tác nhân bên trong, một trong số những nhu cầu bình thường của người
ta như đói, khát, tính dục tăng dần lên đến một mức độ nào đó và trở thành một niềmthôi thúc Do kinh nghiệm có trước đó, họ hiểu được cách thức giải quyết sự thôi thúc
này và động cơ của nó sẽ hướng đến những phương tiện có thé thỏa mãn được sự thôi
thúc.
Nhu cầu cũng có thé bắt nguồn từ những tác nhân kích thích bên ngoài chang hạn
từ báo chí, quảng cáo, bạn bè, xã hôi, v.v Một người di ngang qua tiệm bánh và cảm
nhận được hương vị thơm ngon của chiếc bánh vừa ra lò đã kích thích làm cho người
đó cảm thay đói Một người phụ nữ nhìn thấy một chiếc áo đẹp của hàng xóm hay xem
Trang 28Khóa luận tôt nghiệp Đại Học Chương |: Cơ sở lý thuyêt vê các yêu tô ảnh hưởng đên hành vi
mua săm thời trang của giới trẻ qua mạng xã hội
một chương trình quảng cáo vê một loại nước hoa mới, Tat cả những tác nhân kích
thích đó có thé gợi mở một van đề hay nhu cầu
Theo Kotler (2007), trong giai đoạn này nhà hoạt động thị trường can phải pháthiện những hoàn cảnh thường day con người đến chỗ ý thức van đề Cần tìm hiểu: a)
những nhu cầu hay vấn đề lớn lao nào đã phát sinh; b) cái gì đã làm cho nó xuất hiện;c) chúng đã hướng con người đến hàng hóa cụ thê như thế nào
e_ Tìm kiếm thông tin
Người tiêu dùng bị kích thích có thể là bắt đầu hoặc cũng có thể là không bắt đầu
tìm kiếm thông tin b6 sung Nếu sự thôi thúc đủ mạnh va hàng hóa có khả năng thỏa
mãn anh ta và dé kiếm thì chắc là người tiêu dùng sẽ mua ngay Nếu không có thì nhucầu có thé xếp lại trong trí nhớ của anh ta Trong trường hợp này người tiêu dùng hoặc
có thé là ngưng tìm kiếm thông tin, hoặc có thê tìm kiếm thông tin thêm một chút, hoặc
là tìm kiêm ráo riét.
Nếu tinh thần hăng hái không cao lắm hoặc chưa cảm thấy cần thiết thì người tiêudùng có thé chi tăng cường ý chí thôi Người tiêu dùng sẽ chỉ nhạy cảm hơn với thông
tin về sản pham/ dịch vụ mà ho chú ý Vi du như mùa hé đến và chiếc điều hòa của nhà
bị hỏng yêu cầu người tiêu dùng cần mua một chiếc điều hòa mới Họ chú ý đến những
quảng cáo về sản phâm/ dịch vụ đó, về phan ứng của bạn bè,
Còn nếu người tiêu dùng tích cực tìm kiếm thông tin thì sẽ tìm kiếm những tài liệu
in ấn như sách báo, tạp chí, tờ rơi, gọi điện cho bạn bè hoặc người thân và thu thập thông
tin bằng những phương thức khác Họ tiến hành tìm kiếm thông tin với quy mô như thế
nào, cái đó còn tùy thuộc vào cường độ của động cơ, vào khối lượng thông tin ban đầu
mà họ có, khả năng thu thập thông tin bổ sung, ý nghĩa quý giá của thông tin bổ sung
mà họ quan niệm, sự thỏa mãn mà họ có được trong quá trình tìm kiêm thông tin.
Theo Kotler (2007), trong khi tìm kiếm thông tin người tiêu dùng có thể sử dụngnhững nguồn thông tin sau:
- Nguồn thông tin cá nhân: Nguồn thông tin đến từ gia đình, bạn bè, hàng xóm,người quen, tất cả những người mà người tiêu dùng tin tưởng hoặc quen biết Nguồnthông tin cá nhân là nguồn thông tin dễ tìm kiếm, và có tác động nhiều đến người tiêu
dùng.
Phạm Duy Anh - DI7CQTT02-B 21
Trang 29- Nguôn thông tin thương mại: Nguồn thông tin này đến từ quảng cáo, người bánhàng, các nhà kinh doanh, bao bì, triển lãm Người tiêu dùng có thé thấy thông tin trên
các nhãn mác bao bi sản phẩm, hoặc trên các bảng giới thiệu sản phâm/ dich vụ khi tham
gia một cuộc triển lãm Ngoài ra, khi người tiêu dùng đến các cửa hàng hoặc truy cậptrực tuyến vào website bán hàng, hoặc liên hệ theo số điện thoại liên lạc trực tiếp, họđều có thé được hỗ trợ bởi bộ phận bán hàng, những người tư vấn và giới thiệu sản phẩm
va sẽ giải đáp hoặc cung cap bat cứ thông tin nao người tiêu dùng cân.
- Nguồn thông tin pho thông: Day là nguồn thông tin đến từ các phương tiện thôngtin đại chúng, các tổ chức nghiên cứu và phân loại người tiêu dùng Đây là nguồn thông
tin dé tìm kiếm và người tiêu dùng thường xuyên gặp trong cuộc sống Chúng xuat hiện
ở các phương tiện quảng cáo như truyền hình, báo, tờ rơi, Các nguồn thông tin này
xuât hiện với mật độ dày đặc và gân như thường xuyên trên các phương tiện.
- Nguồn thông tin kinh nghiệm thực tế (sờ mó, nghiên cứu, sử dụng hàng hóa): Đây
là nguồn thông tin người tiêu dùng có được từ kinh nghiệm bản thân có được qua tiếpxúc, khảo sát hay sử dụng sản phẩm Khi người tiêu dùng ra cửa hàng, họ có thể đượctiếp xúc với mẫu sản phẩm trưng bay trên bàn, hoặc kệ Họ có thé trực tiếp trải nghiệm
sản pham/ dich vu ngay tai dia điểm bán, ví du như trai nghiệm, dùng thử chiếc điện
thoại thông minh mới ra mắt, hoặc nhìn, cảm nhận độ nét và hình anh của một mẫu Ti
vi mà họ quan tâm trong khu trung tâm thương mại,
Ảnh hưởng tương đối của những nguồn thông tin này đến quyết định mua sắm củangười tiêu dùng thay đổi tùy theo loại sản phẩm và các đặc điểm của người mua Nóichung, người tiêu dùng tiếp nhận hầu hết những thông tin về các sản phẩm từ các nguồnthông tin thương mại, tức là các nguồn thông tin ma người làm kinh doanh có thé chiphối được Tuy nhiên những biểu hiện hiệu quả nhất có xu hướng đến từ các nguồnthông tin cá nhân Vì nguồn thông tin thương mai thường thực hiện chức năng thông
báo, còn nguồn thông tin cá nhân thì thực hiện chức năng đánh giá và khang định
Nhờ thu thập thông tin người tiêu dùng hiéu rõ hơn các nhãn hiệu hiện có trên thịtrường và những tính chất của chúng Ví dụ một người tiêu dùng có ý định áo thun thu
thập thông tin về các loại áo thun đang có trên thị trường Hình 1.5 miêu tả nhãn hiệu
áo trong toàn bộ các loại áo thun mà người tiêu dùng có thé tìm được Những nhãn hiệu
áo thun quen thuộc với người tiêu dùng hợp thành bộ nhãn hiệu đã biết Những thông
Trang 30Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Chương 1: Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
mua săm thời trang của giới trẻ qua mạng xã hội
7 A
tin mới sé mở rộng bộ nhãn hiệu nay, còn thông tin bé sung thi giúp sang lọc bớt một sốnhãn hiệu đã xem xét Những nhãn hiệu còn lại có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn
của người mua hợp thành bộ nhãn hiệu lựa chọn Từ bộ nhãn hiệu lựa chọn này người
tiêu dùng sẽ quyết định dứt khoát việc lựa chọn của mình.
- Kuchimachic
Quyết định
- Errorist
- Errorist - Errorist
- Clownz - Dirty Coin
- Ha Noi Riot - Mina
- Dirty Coin - Degrey
- Mina
- Degrey
Hình 1 5 Chuỗi các bộ nhãn hiệu được sử dung trong quá trình quyết định mua hang
Vì vậy công ty phải xây dựng được một hệ thống truyền thông sao cho nó đưađược bộ nhãn hiệu của mình vào bộ nhãn hiệu đã biết và bộ nhãn hiệu lựa chọn củangười tiêu dùng Nếu nhãn hiệu không xâm nhập được vào những bộ này thì công ty sẽ
mắt một khả năng bán hàng của mình Ngoài ra còn phải tìm hiểu cả những nhãn hiệu
có trong bộ nhãn hiệu lựa chọn dé biết các đối thủ cạnh tranh của minh và đưa ra những
nhận định đúng đắn (Kotler — 2007)
Người làm truyền thông cần định dạng thận trọng các nguồn thông tin của người
tiêu dùng và tam quan trọng của mỗi nguồn thông tin đó Nên phỏng vấn người tiêu
dùng xem họ nghe nói đến nhãn hiệu sản phẩm lần đầu tiên ra sao, họ đã nhận đượcthông tin gì, va tam quan trọng mà họ dành cho các nguôn thông tin khác nhau ấy Thôngtin nay rat can thiét trong việc soạn thảo nội dung truyền đạt một cách có hiệu quả cho
các thị trường mục tiêu của mình.
e _ Đánh giá các phương án
Giai đoạn này yêu câu cân tìm hiêu xem người tiêu dùng đã xử lý thông tin ra sao
đê lựa chọn nhãn hiệu cân mua trong sô các nhãn hiệu của loại sản phâm mà họ quan
^
tam
Pham Duy Anh - DI7CQTT02-B 23
Trang 31Kotler (2007) đã đưa ra một số khái niệm cơ bản sẽ giúp ta hiểu rõ hơn việc đánhgiá các phương án bao gồm: Các thuộc tính của hàng hóa, các chỉ số đánh giá mức độ
quan trọng của các thuộc tính, tập hợp những niềm tin vào một hàng hóa đặc hiệu cụ
thể, chức năng hữu ích của mỗi thuộc tính, thái độ đối với các nhãn hiệu được hình thành
ở người tiêu dùng sau khi đã đánh giá chúng.
Thứ nhất là khái niệm về các thuộc tính của hàng hóa Khi lựa chọn sản phẩm dé
sử dụng, người tiêu dùng muốn thỏa mãn ở mức độ cao nhất nhu cầu của minh bangchính sản phẩm đó Họ tìm kiếm trong giải pháp của sản phẩm những lợi ích nhất định.Người tiêu dùng xem mỗi sản phâm như một tập hợp các thuộc tính với những khả năngđem lại những lợi ích mà họ mong muốn có được và thỏa mãn nhu cầu của họ ở nhữngmức độ khác nhau Những thuộc tính mà người tiêu dung quan tâm thay đổi tùy theo
sản phâm Ví dụ.
- Quân áo: Mau sac, kiêu dang, chat liệu, giá cả,
Những thuộc tính nêu trên thường được tất cả mọi người quan tâm đến, nhưng mỗingười tiêu dùng lại xem những thuộc tính khác nhau là quan trọng đối với mình Con
người thường lưu y nhiêu nhât đên những thuộc tính có liên quan đên nhu câu của mình.
Thứ hai là người tiêu dùng có xu hướng đưa ra những chỉ số quan trọng khác nhau
cho những thuộc tính mà họ cho là quan trọng đối với mình Người tiêu dùng có thể
phân biệt mức độ quan trọng của một thuộc tính nào đó với mức độ đặc trưng, tức là
mức độ nổi bật của nó Những thuộc tính đặc trưng là những thuộc tính mà người tiêudùng nghĩ đến đầu tiên khi được hỏi về chất lượng hàng hóa Ngay cả khi đánh giá về
một sản phẩm, sự nhìn nhận của họ về những thuộc tính mà họ cho là quan trọng nhất
hay nổi bật nhất cũng không hoàn toàn giống nhau Những người làm kinh doanh ciiné
cần lưu ý rằng, những thuộc tính nổi bật nhất không phải bao giờ cũng là những thuộc
tính quan trọng nhất Một số thuộc tính nỗi bật lên vì người tiêu dùng bi ảnh hưởng của
một quảng cáo có nhấn mạnh về thuộc tính ay Ngược lại, một thuộc tính nao đó không
thật sự nổi bật có thé do người tiêu dùng đã lãng quyên nó, nhưng khi được nhắc đến thì
được thừa nhận là quan trọng
Thu ba là người tiêu dùng có khuynh hướng xây dựng cho mình một tập hợp những niêm tin vào các nhãn hiệu hàng hóa, khi mỗi nhãn hiệu được đánh giá theo mức độ có
Trang 32Khóa luận tôt nghiệp Đại Học Chương |: Cơ sở lý thuyêt vê các yêu tô ảnh hưởng đên hành vi
mua săm thời trang của giới trẻ qua mạng xã hội
một số thuộc tính nhất định trong nhãn hiệu đó Đây thực sự là thách thức dành chonhững người làm marketing là tat cả các khách hàng, hoặc ngay cả một khách hàng trong
tat cả các tình huống mua, đều không sử dụng một tiễn trình quyết định mua đơn giản
và duy nhất Có nhiều tiến trình đánh giá dé đi đến một quyết định mua Tuy nhiên, hauhết các tiến trình đánh giá của người tiêu dùng đều định hướng theo nhận thức, tức làkhi hình thành những nhận xét về sản phâm, người tiêu dùng chủ yếu dựa trên cơ sở ý
thức và tính hợp lý Người tiêu dùng có xu hướng xây dựng cho mình một tập hợp những
niềm tin vào các nhãn hiệu, trong đó chúng được đánh giá theo những thuộc tính riêngbiệt Những niềm tin về nhãn hiệu tạo nên hình ảnh về nhãn hiệu Niềm tin vào nhãnhiệu của người tiêu dùng sẽ thay đổi theo kinh nghiệm của họ và tác động của nhận thức
có chọn lọc, bóp méo có chọn lọc hay ghi nhớ có chọn lọc Người tiêu dùng hình thành
các thái độ (nhận xét, ưa thích) đối với các nhãn hiệu qua một quá trình đánh giá
Thứ tư là người tiêu dùng thường gán cho mỗi thuộc tính một chức năng hữu ích.
Chức năng hữu ích mô tả mức độ thỏa mãn sự mong đợi của từng thuộc tính Ngoài ra
sự ưa chuộng một nhãn hiệu nao đó còn tùy thuộc vào sự có mặt của nhãn hiệu đó trên
thị trường và giá cả Ví dụ như nhiều người ưa thích Apple vì đây là chiếc điện thoại cóngoại hình thiết kế đẹp, có hệ thống bảo mật tốt nhất thế giới Tuy nhiên đây cũng làchiếc điện thoại có giá cả đắt vào hàng đầu thế giới Tùy vào từng mức độ thỏa mãn màngười tiêu dùng có thé lựa chọn hoặc không lựa chọn sản pham này
Thứ năm là thái độ đối với các nhãn hiệu được hình thành ở người tiêu dùng sau
khi đã đánh giá chúng Song người tiêu dùng lại lựa chọn nhãn hiệu theo cách khác
nhau.
e_ Quyết định mua hàng
Sau khi đánh giá phương án, người tiêu dùng sẽ xếp hạng các đối tượng trong bộnhãn hiệu lựa chọn Trong giai đoạn đánh giá, người mua sắp xếp các nhãn hiệu trongnhóm nhãn hiệu đưa vào đề lựa chọn theo các thứ bậc và từ đó bắt đầu hình thành ý địnhmua nhãn hiệu được đánh giá cao nhất Bình thường, người tiêu dùng sẽ mua nhãn hiệu
được ưu tiên nhất Nhưng trên đường từ chỗ có ý định đến chỗ thông qua quyết định còn
có hai yếu tố nữa có thé can thiệp vào việc quyết định (xem Hình 1.6) Hai yếu tố này
có thé làm thay đôi quyết định mua, hoặc không mua hoặc mua một nhãn hiệu khác mà
không phải là nhãn hiệu tốt nhất như đã đánh giá Đó là:
Phạm Duy Anh - DI7CQTT02-B 25
Trang 33- Thái độ của những người khác, như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
- Các yêu tô của hoàn cảnh, như hi vọng về thu nhập gia tăng, mức giá dự tính, sản
phâm thay thê
Các yêu tô ngoài dự
kiên của tình huỗng
Nguôn: Kotler (2007)
Hình 1 6 Những yếu to kim hãm quá trình mua hàng
Thái độ người xung quanh có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu
dùng Mức độ thay đổi tùy thuộc vào hai yếu tố: 1 Mức độ phản đối của người khác đối
với phương án ưa thích của người tiêu dùng: và 2 Mức độ người tiêu dùng sẵn sàng tiếpnhận ý kiến của người khác Thái độ phản đối hay đồng tình của người khác càng quyết
liệt và người đó càng có mức độ thân thiết hoặc tiếng nói có trọng lượng với người tiêudùng thì người tiêu dùng càng quyết tâm hơn trong việc xem xét lại quyết định mua
hang của minh dé ngả về phía này hay phía kia
Ý định mua hàng còn chịu tác động của những yếu tố bat ngờ của tình huống Ýđịnh được hình thành dựa trên cơ sở thu nhập dự kiến của gia đình, giá cả dự kiến vànhững ich lợi dự kiến của việc mua sắm đó Những yếu tố bat ngờ của tình huống có théphát sinh đột ngột và làm thay đồi ý định mua hàng của người tiêu dùng vào đúng thờiđiểm mà người tiêu dùng đã sẵn sàng hành động Ví dụ chiếc bếp gas của người tiêu
dùng bi hư hỏng nặng yêu cầu họ phải thay ngay bếp mới Hoặc giá của chiếc Ti vi đột
ngột tăng khiến dự định mua Ti vi của người tiêu dùng bi hoãn lại
e Phản ánh với hang đã mua
Sau khi đã mua sản phâm, trong quá trình sử dụng người tiêu dùng sẽ cảm nhận và
có đánh giá vê mức độ hài lòng hay không hài lòng vê sản phâm đó Người làm truyên
thông cân tìm hiêu và phân tích hành vi của người tiêu dùng sau khi mua cũng như
những phản ứng đáp lại của họ đối với trạng thái hài lòng hay không hài lòng về sản
Trang 34Khóa luận tôt nghiệp Đại Học Chương |: Cơ sở lý thuyêt vê các yêu tô ảnh hưởng đên hành vi
mua săm thời trang của giới trẻ qua mạng xã hội
pham dé có các giải pháp marketing đáp ứng và điều chỉnh kịp thời nhằm cải thiện tình
hình.
Sự thỏa mãn với hàng đã mua Cái gì quyết định mức độ hài lòng hay không hài
lòng của người tiêu dùng về món hàng đã mua? Đó chính là mối tương quan giữa những
kỳ vọng của người tiêu dùng và tính năng sử dụng của sản phâm mà họ cảm nhận được.
Hành động sau khi mua Sự hài lòng hay không hài lòng về hàng hóa được phảnánh qua hành vi sau đây của người tiêu dùng Nếu hài lòng chắc chắn người tiêu dùng
sẽ lựa chọn lại sản phẩm đó khi có dịp Và nếu có điều kiện hoặc cơ hội, họ sẽ chia sẻnhững ý kiến tốt đẹp về hàng hóa đó với những người khác Đúng như lời của các nhàhoạt động thị trường: “Khách hàng hài lòng là cách quảng cáo tốt nhất của chúng ta”
Hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng và quá trình mua hang là cơ sở thành côngcủa truyền thông Sau khi nghiên cứu xem người tiêu dùng trải qua các giai đoạn ý thứcvan dé, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án và thông qua quyết định mua hàngcũng như phan ứng với món hàng đã mua như thé nào, nhà hoạt động thị trường có thê
thu được không ít tư liệu giúp thỏa mãn tốt hơn những nhu cau của người tiêu dùng
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tác giả đã thực hiện nghiên cứu về cơ sở lý thuyết của vấn dé cầnnghiên cứu Thông qua nghiên cứu tài liệu, tác giả đã trình bày một số nội dung cơ bản
về đề tài như: Khái niệm về truyền thông, mạng xã hội và truyền thông trên mạng xã
hội; chức năng, đặc điểm, phân loại các phương tiện truyền thông xã hội; khái niệm
hành vi người tiêu dùng: yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng; vai trò củamạng xã hội tác động đến hành vi người tiêu dùng: Các hoạt động truyền thông mạng
xã hội ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định mua hàng trong hành vi người tiêu dùng
Truyền thông (communication) là quá trình tương tác chia sẻ thông tin, ý nghĩ,
ý kiến, ý tưởng giữa hai hoặc nhiều người với nhau Truyền thông tạo ra sự liên kết giữacon người với nhau bang lời nói, cử chỉ, hành động, đồ vật hoặc các tín hiệu khác.Truyền thông có thé tác động thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của con người va xã
Trang 35Truyền thông mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến cho phép người dùng giaotiếp, được chia sẻ thông tin và kết nối cộng đồng.
Một số chức năng của các phương tiện truyền thông xã hội như: chức năng thôngtin — liên kết xã hội; chức năng giáo dục tư tưởng, đạo đức, cô vũ hành động; chức năng
giải trí; chức năng giám sat — phản biện xã hội, chức năng quảng cáo — dịch vụ - thương mại
Đặc điểm của các phương tiện truyền thông xã hội là: Tính siêu liên kết xã hội;
tính đồng đăng giữa nguồn phát và người nhận; tính đa ứng dụng: ứng dụng thông minh
và tiện ích; khả năng số hóa thông tin và truyền thông đa phương tiện; môi trường tự dothông tin (tính mở) va thông tin khó kiểm soát; tính nặc danh, khả năng bảo mật giớihạn và sự không đồng nhất của người dùng
Các loại hình phương tiện truyền thông xã hội chính: Mạng xã hội; tin tức xã hội;
trang chia sẻ hình ảnh, video; các tiêu blog; diễn đàn (Forums)
Hành vi tiêu dùng là một quá trình trong đó cá nhân hoặc tô chức thông qua tươngtác với môi trường xung quanh, họ phải trải qua các giai đoạn tìm kiếm, thu thập, mua
săm, sử dụng, đánh giá và loại bỏ sản pham/dich vu ma ho ky vong sé thoa man nhu cau
cua minh.
Các yếu tô ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng: Văn hóa, xã hội, cá nhân vatâm lý Vai trò của mạng xã hội tác động đến hành vi người tiêu dùng: Cộng đồng lớnmạnh, nâng cao nhận thức về thương hiệu, tăng lượng truy cập, là nơi cung cấp khốilượng lớn thông tin và kiến thức
Năm giai đoạn mà người tiêu dùng phải trải qua trong quá trình mua hàng là: Ýthức van dé, tìm hiểu thông tin, đánh giá các phương án, quyết định mua hàng, phản ứng
với việc mua hàng.
Trang 36Khóa luận tôt nghiệp Đại Học Chương 2: Thực trạng và tác động của mạng xã hội đên hành vi
mua săm thời trang của giới trẻ tại Hà Nội
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐÉN
HANH VI MUA SAM THỜI TRANG CUA GIỚI TRE TẠI HÀ NỘI
2.1 Thực trạng mạng xã hội và thị trường thời trang tại Việt Nam
2.1.1 Mạng xã hội tại Việt Nam
2.1.1.1 Thực trạng mạng xã hội tại Việt Nam
Hiện nay trên thị trường mạng xã hội đã xuất hiện rất nhiều tên tuổi khác nhau, từnhững ông lớn như Facebook, YouTube, Instagram cho đến những tân binh mới như
Biểu đô 2 1 Các mạng xã hội được sử dụng nhiễu nhất tại Việt Nam
Nhìn vào biéu đồ trên, có thé thay Facebook vẫn đang là cái tên phổ biến nhất vớingười dùng Việt Nam khi có tới 96% số lượng người sử dụng Trong top 5, những cái
tên nồi bật khác bao gồm: YouTube (82%), Zalo (80%), Instagram (44%) và Tik Tok
(20%) C6 thé thay Zalo da va dang phat triển rất tốt khi đây là ứng dụng mạng xã hội
“made in Vietnam” duy nhất lọt top 5, thậm chí là vượt hơn cả ông lớn Instagram Ngoài
ra, cái tên đáng chú ý khác trong mục này chính là Tik Tok - tân binh mới nổi đến từTrung Quốc Dù mới xuất hiện trên thị trường chưa lâu, tuy nhiên Tik Tok đã và dangchứng tỏ được sức ảnh hưởng khủng khiếp của mình không chỉ tại Việt Nam mà trên
toàn thê giới nói chung.
Phạm Duy Anh - DI7CQTT02-B 29
Trang 37Gen Z GenY GenX
Q: Which of the following apps do Q: Which of the following apps do Q: Which of the following apps do
you use? (Choose all that apply) n=914 you use? (Choose all that apply 937 ou use? (Choose all that apply) 1=266
Biểu do 2 2 Các mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất theo từng thế hệ tại Việt Nam
Với 3 thế hệ: Gen X, Gen Y (Millennials) và Gen Z thì Facebook vẫn là cái tênchém trệ ngôi vị đầu bang Tuy nhiên những cái tên còn lại đã có sự thay đổi nhất định
Với thế hệ Gen Z, Instagram đã vượt qua Zalo dé chen chân vào vi trí thứ 3 Ngược lại,
với thế hệ Gen Y và Gen X thì Zalo và YouTube được yêu thích hơn hắn so vớiInstagram Chính điều này đã cho ra một nhận định rằng: Instagram là nền tảng phù hợpvới thế hệ giới trẻ — những người thuộc thế hệ Gen Z còn Zalo hay YouTube thì phù hợp
với những người từ trung niên trở lên (Gen Y và Gen X) Một yếu tố khác cũng cần lưu
ý ở đây, với thé hệ Gen Z thì Tik Tok và Pinterest đang là hai nền tảng sở hữu tỉ lệ lựa
chọn bằng nhau, chứng tỏ trong tương lai sự cạnh tranh của hai nền tảng sẽ còn rất quyếtliệt dé giành được sự chú ý từ phía thé hệ Gen Z
2.1.1.2 Mục đích sử dụng các nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam
Trang 38Khóa luận tôt nghiệp Đại Học Chương 2: Thực trạng và tác động của mạng xã hội đên hành vi
mua săm thời trang của giới trẻ tại Hà Nội
Nhìn vào thống kê, ta có thé thay rang YouTube van là nền tảng được sử dụngnhiều nhất cho việc theo dõi các video ca nhạc Suy cho cùng, YouTube cũng đang làmạng xã hội video lớn nhất thế giới hiện nay, chính vì vậy mà những ca sĩ, nhóm nhạc
dù là Việt Nam hay nước ngoài đều đăng tải video ca nhạc của họ lên nền tảng này.Ngoài ra thì người Việt cũng tìm đến những nền tảng của Việt Nam như ZingMP3,Nhaccuatui, hay thậm chi là Facebook dé xem video ca nhac (dù con số này không
cao).
Tương tự với video ca nhạc, thì người Việt vẫn chuộng sử dụng YouTube dé nghenhac nhiéu hon ca Tuy nhiên, đã có một cái tên mới xuất hiện trong hạng mục này là
Spotify Nền tang này đang dan trở nên phô biến hơn với thế hệ Gen Z khi người dùng
có thê tùy ý lựa chọn sử dụng miễn phí hoặc đăng ký gói thành viên Premium, ưu điểm
là người nghe được thỏa thích nghe nhạc bản quyền chất lượng cao từ các ca sĩ Việt lẫn
nước ngoài.
e Theo đối tin tức
Gen X GenY GenZ
Biểu đô 2 4 Các mang xã hội pho biến trong việc theo dối tin tức
Hiện nay tin tức được lan truyền ở rất nhiều kênh khác nhau và trong đó có cả
mạng xã hội Với độ phủ sóng rộng lớn của Facebook như hiện nay, không ngạc nhiên
khi đây là nơi được thế hệ Gen X va Gen Z tìm đến nhiều nhất dé cập nhật tin tức Nếu
so với những kênh khác như các trang báo điện tử địa phương (Dantri, Vietnamnet, )
hay Google thì Facebook phổ biến với thế hệ Gen Z hon cả Đáng ngạc nhiên, Facebooklại không phải lựa chọn hàng đầu với thế hệ Gen Y (Millennials), thay vào đó họ ưu tiên
các kênh báo điện tử nhiều hơn Đây là những yếu tố rat quan trọng ma Marketer cầnlưu ý, bởi lẽ nó liên quan tới việc tiếp cận từng đối tượng ở từng kênh khác nhau
Phạm Duy Anh - DI7CQTT02-B 31
Trang 39e Giao tiếp, trò chuyện
Gen Z Gen Y Gen X
Biểu đô 2 5 Mạng xã hội pho biến dùng dé giao tiếp
Nhìn vào thống kê trên có thé thay 3 cái tên phổ biến nhất trong lĩnh vực kết ni,
giao tiếp giữa mọi người là: Facebook, Messenger (thuộc Facebook) và Zalo Trong đó,Zalo là nền tảng phổ biến hơn với thế hệ Gen Y và Gen X còn với thế hệ Gen Z lại là
Facebook và Messenger Sở dĩ có hiện tượng này, có lẽ là vì giao diện của Zalo chưa
thực sự hấp dẫn giới trẻ Việt Nam Thay vào đó, các bạn trẻ ưu tiên Facebook vaMessenger hon Đó là chưa kế Facebook, Messenger sở hữu một số tinh năng hap dan
được nhóm đối tượng này Ngược lại, vì Zalo sở hữu giao diện đơn giản, dễ sử dụng vậy
nên được thế hệ Gen Y và Gen X ưa chuộng hơn
Trang 40Khóa luận tôt nghiệp Đại Học Chương 2: Thực trạng và tác động của mạng xã hội đên hành vi
mua săm thời trang của giới trẻ tại Hà Nội
Xét tông thé, Facebook và YouTube van là hai nền tảng được ưa chuộng hon cảkhi người Việt muốn xem các video ngắn Tuy nhiên khi theo từng nhóm thế hệ thì đã
có một sự thay đôi đáng kể Cụ thể là với thế hệ Gen X, họ ưa chuộng nên tảng YouTube
hon Facebook và với thế hệ Gen Z thì Tik Tok đang là cái tên đang rất phổ biến dù mớichỉ xuất hiện trên thị trường Chưa kể, Tik Tok cũng chiếm được một tỉ lệ nhất định vớingười dùng thế hệ Gen Y, chứng tỏ trong tương lai Tik Tok sở hữu rất nhiều tiềm năng
dé phát triển, đặc biệt là trong mảng nội dung video ngắn Tik Tok hiện nay đang là nền
tảng đứng thứ 3 với các video dạng ngăn đôi với mọi lứa tuôi.
e Mua săm trực tuyên
Gen Z GenY GenX
Biểu đô 2 7 Mạng xã hội pho biến trong quá trình mua sắm
Trong thời đại Internet phát triển mạnh mẽ như hiện nay, mua sắm trực tuyến đãtrở nên phô biến hơn bao giờ hết Minh chứng là sự bùng nỗ mạnh mẽ của các nền tảngthương mại điện tử như Tiki, Shopee, Sendo, Lazada, Chính vì vậy, các nền tảng
thương mại điện tử đã trở thành kênh trọng yếu cho việc mua sắm với thế hệ Gen Z và
Gen Y - những người được tiếp cận với công nghệ mới Mức chênh lệch giữa kênhthương mại điện tử với những kênh khác càng cao với những người trẻ — hay cụ thé làthé hệ Gen Z Ngược lại, Facebook lại là nền tảng phổ biến nhất với những người Việtthế hệ Gen X, dù mức chênh lệch với kênh thương mại điện tử là không quá lớn Tuynhiên nó vẫn cho thay sức ảnh hưởng đáng ké của Facebook tới thị trường thương mai
điện tử của Việt Nam, ngoài những nên tảng thương mại điện tử
Phạm Duy Anh - DI7CQTT02-B 33