Để phát triển những địa phương thuộc các khu vực này, một trong những yếu tố quyết định.chính là chính sách giảm nghèo của Nhà nước đã góp phần cải thiện cuộcsống của người dân nâng cao
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn 1a trung thực va chưa được công bố
trong bắt kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào.
Tắc giá
Phạm Tuấn Anh
Trang 2LỜI CẢM ON
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban
Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, các thay cô giáo, đặc biệt la các thay
cô giáo trong Khoa Kinh tế - những người đã trang bị cho tôi những kiến thức
cơ bản và những định hướng đúng đắn trong học tập va tu dưỡng đạo đức, tạo.tiễn dé tốt để tôi học tập và nghiên cứu
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn
Tuấn, Phó Hiệu trưởng - Người thầy giáo đã dành nhiều thời gian và tâm
huyết, tận tinh hướng dẫn chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu vàthực hiện để tài
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Mường La, ban lãnh dao các.
cấp, các phòng ban của huyện, các đơn vị hoạt động sự nghiệp, hoạt độngkinh tế đóng trên địa bàn, UBND các xã Chiéng An, Nam Giôn, Mường Trai
và những người dân địa phương đã cung cấp những thông tin cẳn thiết và giúp
đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu dé tai tại địa bàn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bẻ đã
quan tâm giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tap,tiến hành nghiên cứu vả hoàn thành dé tải nảy
Xin chân thành cảm on!
Nội, ngày 7 thang 10 năm 2016
Tác giá
Phạm Tuần Anh
Trang 3"` m4
1.3 Kinh nghiệm thực tiễn về xóa đói giảm nghèo —
1.3.1.Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số nước trên thé giới 26
1.3.2 Thực tiễn về kinh nghiệm về hỗ trợ giảm nghèo ở Việt Nam 30Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BAN HUYỆN MƯỜNG LA VA PHƯƠNGPHAP NGHIÊN CÚU oe - c32.1 Đặc điểm cơ bản của huyện Mường La tỉnh Sơn La 342.1.1 Giới thiệu chung về huyện Mường La 34
2.1.2 Các đặc điểm tự nhiên 138
Trang 42.1.3 Điều kiện kinh tế, xã hội huyện Mường La : 38
2.2 Phương pháp nghiên cứu 45
2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát „để
2.2.2 Phương pháp thu thập $6 liệu, tả liệu 4 2.2.3 Phương pháp phân tích liệu 46
2.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu : — 4?Chương 3 KET QUÁ NGHIÊN CỨU ¬— mm.3.1 Tinh hình thực hiện chương trinh Hỗ trợ giảm nghèo theo NQ 30 A tại huyện
hiện tại địa phương 87
3.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả thực hiện các chương trình giảm
nghèo 90 3.4 Đánh giá những thành công, tổn tại trong thực hiện chương trình giảm nghèo tại huyện Mường La 91 3.4.1 Những thảnh công trong quá trình thực hiện chương trình giảm nghèo.
9Ị
3.4.2 Những tổn tại, hạn chế của chương trình giảm nghẻo tại huyện Mường
La se _ se _- 93
Trang 53.4.3 Nguyên nhân tổn tại, hạn chế : 95)
3.5 Giải pháp để thực hiện thành công chương trình giảm nghèo tại huyện Mường
la - : : -= -98
3.5.1 Cơ sở của giải pháp: Kết quả phân tích SWOT on BB3.5.2 Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả một số chương trình giảm nghèo
tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La 100
KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ „108
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
Chữ viết tắt Điễn giải
BCD Ban chi dao
PTBQ Phat triển bình quân.
XĐGN “Xóa đối giảm nghèo
UBND ‘Uy ban nhan dan
Trang 7DANH MỤC CÁC BANG.
(Giới hạn đồi nghèo ở một số nước trên thé giới
[Bang chỉ số ngưỡng thiểu hụt - Theo Dé án Nghèo đa chiều của)
LÊ: H Lao động - Thương Binh - Xã Hội 8
1.3 |Kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo cả nước theo ving 142.1 Cơ cầu loại hình sử dung đất huyện Mường La năm 2015 372.2 Thống kê Dân số, Lao động huyện Mường La năm 2015 402.3 |Kết qua đạt được trong phát trién kinh tế huyện 4
3⁄4 Các chỉ tiêu và đối tượng thu thập số liệu sơ cấp 46
1" IHG trợ chuyên đôi cây trồng vật nuôi giai đoạn 2011 - 2015 tail 54
uyén Mường La
3.9, Sự phốt tiễn giáo dục - dio tao huyện Mường La Giai doan)
2011-2015
43, Kế qui thực hiện chính sich đào tạo nghề cho lao động nông|
than giai đoạn 2011 - 2015
3.4 So sánh số xã, bản đặc biệt khó khăn của huyện Mường La ø3.5 [Diễn biển hộ cận nghèo tại điêm nghiên cứu năm 2015 70
3.6 [Thông tin cơ bản về các hộ điều tra 7I 3.7 [Tình trang nhà ở và một số tiện nghỉ chính trong HGD 76 3.8 Nguyên nhân chính din đến đói nghèo tại điêm nghiên cứu 79
3.9 [Tong hợp nhu cầu hỗ trợ của các HGĐ điều tra 83
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VE, DO THỊ
STT 'Tên hình Trang
35 4 2.3 Tỷ lệ lao động các ngành 4 3⁄1 Sự thay đôi hộ nghèo huyện Mường La giai đoạn 2011 - 2015 60 3.2 So sánh tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 và 2015 @
3.3 Kết qua thực hiện giảm nghéo tại điểm nghiên cứu năm 2015 69
3.4 Biểu đồ trình độ học vẫn của chủ hộ theo nhóm hộ tại 3 xã 74
3.5 Cơ cầu thu nhập của hộ điều tra T83.6 Tông hợp nhu cau của các hộ gia đình điều tra sa
Trang 9ĐẶT VẤN ĐÈ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua một thời ky dai trong chiến tranh nén kinh tế của Việt Nam đã
bị sa sút nghiêm trọng Để xây dựng và khôi phục lại nền kinh tế thi chínhsách đổi mới từ nửa cudi thập ky 80 của thé kỷ trước, Việt Nam qua từng giaiđoạn phát triển đã đạt được những thành tựu đáng ké trong phát triển kinh tế
xã hội Một trong những thành công to lớn của công cuộc phát triển kinh tế
xã hội đó là tỷ lệ đỏi nghẻo chung của nước ta từ 58,1% năm 1993 xuống còn
dưới 5% năm Trong vòng 12 năm thì tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống hơn 10lân
'Việt Nam hiện được coi là một trong những nước đang phát triển thành
công nhất thé giới, đặc biệt trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo Tuy nhiên, sự.phát triển kinh tế vẫn chưa đồng đều giữa các vùng, các thành phan kinh tế.Khu vực nông thôn, nhất là các tinh miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều
khó khăn, kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo còn cao Để phát triển
những địa phương thuộc các khu vực này, một trong những yếu tố quyết định.chính là chính sách giảm nghèo của Nhà nước đã góp phần cải thiện cuộcsống của người dân nâng cao so với bạn bé các nước trong và ngoài khu vựcAsian và trên trường quốc tế
Mường La là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, cách thành phố
Sơn La 4lkm về phía Đông B¿ Theo số liệu thống kệ, tính đến cuối năm
2015, dân số toàn huyện là 91,6 nghìn người với mật độ dân số là 64người/km” Toản huyện có 6 dân tộc anh em cùng sinh sông, bao gồm: Dan tộc
Thái chiếm 6321%, Mông 1698%, Kinh 12,65%, La Ha 5.91%, Kháng
0,93%, Kho Mú 032% Kinh tế của huyện phát tin chậm Bình quân mức
tăng giá tri sản xuất hing năm là 10%, thấp hơn bình quân của tỉnh Trong
Trang 10những năm qua, huyện đã được sự quan tâm hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, các
ip chính quyền bằng nhiễu hình thức, nhiều chương trình dự án, những dự án
phải kể tới như chương trình 134, 135, 327, dự án Giảm nghèo do Ngân hàng
thé giới World Bank hỗ trợ Đến hết năm 2015 các dự án chương trình đãmang lại nhiều đổi thay cho vùng dat này, đặc biệt là sự cải thiện đáng kể về co
sở hạ ting phục vụ phát triển - kính tế xã hội và cuộc sống đồng bảo ở đây
Tuy nhiên, năm 2015, huyện Mường La vẫn nằm trong 64 huyệnnghèo nhất của cả nước, đặc biệt vùng cao, tinh trạng đói giáp hạt vẫn thường
xuyên xây ra như vậy, việc triển khai thực hiện các Chương trình phát triển
KTXH, xóa đối giảm nghèo trước đây trên địa bản huyện còn có những tổn tạibat cập, dé tiếp tục thực hiện công tác xóa đói giảm nghẻo cho các huyệnnghèo, ngày 27 tháng 12 năm 2008 Chính phủ đã có Nghị quyết số30a/2008/NQ - CP về việc giảm nghèo nhanh và bền ving cho 61 huyện
nghẻo (nay là 62 huyện) trong cả nước, trong đó có huyện Mường La, tỉnh Sơn La
Để tìm ra những tồn tại, khó khăn trong thực hiện các dự án phát triển
KTXH gắn với công tác xóa đối giảm nghéo, từ đó đưa ra các giải pháp thực
hiện tốt Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bản huyện theo Nghịquyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, nên tôi chọn dé tài:
“Gidi pháp thực hiện thành công clurơng trình giảm nghèo theo nghị quyết 30a/2008/NQ-CP trên dja bàn huyện Mường La, Tinh Sơn La”
2 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao.chất lượng công tác tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo theo Nghịquyết 30a/2008/NQ - CP của Chính phủ trên địa bản huyện Mường La tỉnh
Sơn La
Trang 11Mường La, Tỉnh Sơn La.
~ Chỉ ra được những yếu tổ ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện chương
trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bản huyện Mường La tỉnh Sơn la
- Đề xuất được các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chương trình xóa đối giảm nghèo trên địa bin huyện Mường La tỉnh Sơn La.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đắi tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng và kết quả thực hiện
chương trình giảm nghéo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ trên địa bàn huyện Mường La giai đoạn 2011- 2015
Các số liệu tổng hợp về chương trình giảm nghèo được thu
tích trong giai đoạn từ 2011 - 2015
“Các số liệu điều tra, khảo sát thực hiện trong năm 2016
= Phạm vi nội dung
Nghiê cứu công tác tổ chức thye hiện hỗ trợ giảm nghéo theo Nghịquyết 30a
Trang 124, Nội dung nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo trong phát triển
nông thôn,
~ Thực trạng và kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo theo Nghịquyết 30a trên địa bản huyện Mường La, tinh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015
- Các yếu tổ ảnh hưởng tới kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo
tại huyện Mường La
pháp góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giảm
nghèo theo Nghị quyết 30a trên địa bản huyện Mường La.
Trang 13Chương 1
CO SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE DOI NGHEO VÀ HOAT
ĐỘNG XÓA DOI GIẢM NGHÈO
1.1 Cơ sở lý luận về nghèo đói và xóa déi giảm nghèo.
1.1.1 Một số khái niệm về nghèo đói
1.1.1.1 Khái niệm về nghèo
“Trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định và trong xã hội luôn tồn tại ba bộ
phận dan cư, đó là: người giàu, người khá và người nghèo Bộ phận người
nghèo phải sống trong cảnh thiểu thốn trong cuộc sống và sinh hoạt hingngày Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, xã hội, thé chế chính trị vàđặc điểm kinh té, xã hội của mỗi quốc gia ma tính chat, mức độ nghèo đói củatừng quốc gia có sự khác nhau Nhìn chung mỗi quốc gia đều sử dụng mộtkhái niệm dé chỉ mức độ nghèo khổ và đưa ra các chỉ số dé xác định mức độ
và giới hạn của nghèo khổ,
Giới hạn nghèo khô của các quốc gia được xác định bằng mức thu nhập.tối thiêu 48 người dân có thé tồn tại được, đó là mức thu n hập mà một hộ giađình, một cá thể nảo đồ có thé mua sắm được những vat dụng cơ bản phục vụ.cho việc ăn, mặc, ở và các nhu cầu thiết yếu khác theo mức giá hiện hành.(10)
Doi nghèo là vin đề nỗi côm của xã hội, không chi ở phạm vi quốc gia,
sẽ tạo ra những hậu quả khôn lường; di dân quốc tế 6 ạt, phá huỷ môi trường,
tiêu cực xã hội lan rộng, ảnh hưởng chung đến cả nhân loại Vi vậy, nghèo.
đói không còn là vin đề riêng của một quốc gia, mà là vin 48 quốc tế [10]
'Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng va thoả man
những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hộithửa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quần của địa
phương.
Trang 14Trước đây người ta thường đánh ding nghèo đói với mức thu nhập thấp.
Coi thu nhập là tiêu chí chủ yếu để đánh giá sự nghèo đối của con người
Nhưng thực tế đã chứng minh việc xác định đói nghèo theo thu nhập chỉ đođược một phần của cuộc sống Thu nhập thấp không phản ánh hết được cáckhía cạnh của đói nghèo, nó không cho chúng ta biết được mức khốn khổ và corcực của những người nghèo Do đó, quan niệm này cỏn rất nhiễu hạn chế [4]
Hiện nay do sự phát triển của nền kinh tế thé giới, quan điểm đói nghèo
.đã được hiểu rộng hơn, sâu hơn và cũng có thể được hiểu theo các cách tiếp c khác nhau
- Hội nghị ban về giảm nghèo đổi ở khu vực châu á Thai Bình Dương,
do ESCAP tổ chức tháng 9 năm 1993 tại Băng Cốc - Thái Lan đã đưa ra kháiniệm về định nghĩa đói nghẻo: Nghéo đói bao gồm nghèo tuyệt déi và nghèo.tương đối [4]
+ Nghèo tuyệt đối: là tình trang một bộ phận dân cư không được hưởng
và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã.được xã hội thừa nhận tuỳ theo trinh độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán
của địa phương.
+ Nghèo tương đổi: là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mite
trung bình của cộng đồng
+ Theo khía cạnh kinh tế: Nghèo là do sự thiểu lựa chọn dẫn đến cùng.cực và thiếu năng lực tham gia vào đời chủ.sống kinh tế xã hội của quốc gi
yếu là trong lĩnh vực kinh tế
+ Theo khía cạnh khác: Nghèo là sự phản ánh trình độ phát triển kinh
tế xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, trong phạm vi một quốc gia, một khu vực,
một vùng.
Gi nghèo là tỉnh trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện
về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyển được tham
Trang 15gia vào các quyết định của cộng đồng Qua các cách tiếp cận giúp chúng ta.
nâng cao sự hiểu về các nguyên nhân gây ra nghèo đối nhằm có những
phương hướng cách thức hành động đúng đắn đề tin công đây lùi nghèo đói,làm cho chat lượng cuộc sống của người dân ngày cảng tốt đẹp hơn
1.1.1.2 Các cấp độ nghèo đối
Tai hội nghị về chống nghèo đói do uy ban kinh tế xã hội khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương (ESCAP) t6 chức tai Bangkok, Thái Lan vào thing 9năm 1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao và cho rằng: "Wghèo
khổ là tình trạng mội bộ phận dân cw không có khả năng thoả man những như
cầu cơ bản của con người mà những như cau dy phụ thuộc vào trình độ pháttrién kinh té xã lội, phong tục tập quản của từng ving và những phong tục dy
được xã hội thừa nhận” |4,
Đây là định nghĩa chung nhất về nghèo đói Định nghĩa này tuy không
định hướng một cách chính xác mức độ nghèo đói, nhưng nó chỉ ra được cái
phổ biến của sự đói, đó là những nhu cầu về ăn, ở, đi lại tối thiểu được xã hội
thửa nhận Theo định nghĩa này thì mức độ đói nghèo ở các nước, khu vực khác nhau là khác nhau.
Theo số liệu báo cáo của Ngân hàng thé giới, hiện nay trên thé giới cókhoảng trên 1 tỉ người sống ở mức nghèo khổ, trong đó phần lớn là phụ nữ vàtrẻ em Ở mỗi thời ki phát triển của nền kinh tế - xã hội đều phải đưa ra một
chuẩn mực riêng đề xác định mite đối nghèo cho phù hợp với sự phát triển và
mức thu nhập bình quân theo đầu người trong từng giai đoạn khác nhau
Theo khái niệm này không có chuẩn nghéo chung cho mọi quốc gi:chuẩn nghèo cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia
và nó thay đổi theo thời gian và không gian.
"Chuẩn nghèo là thước do để phân biệt ai nghèo, ai không nghèo từ đó.
có chính sách biện pháp trợ giúp phủ hợp và đúng đối tượng"
Trang 16Hội nghị thượng đỉnh thé giới về phát triển xã hội tổ chức tại
Copenhagen Đan Mach năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thé hơn vềnghèo như sau: "Người nghèo là tắt cả những ai mã thu nhập thấp hơn 1 đô
la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản.phẩm thiết yéu để tôn tai" [4]
Ngoài ra, cũng có quan niệm khác về nghèo đói mang tinh kinh điềnhơn, triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)-ông Abapia Sen, người được giải thưởng Nooben về kinh tế năm 1998, cho.rằng “Nghéo đói là sự thiểu cơ hội lựa chọn tham gia vào qua trình phát triểncủa cộng đồng” [4]
Xét cho cùng sự tồn tại của con người nói chung và người giảu, người
nghèo nói riêng, cái khác nhau cơ bản để phân biệt họ chính là cơ hội lựa
chon của mỗi người trongcuộc sống, thông thường người gidu có cơ hội lựa.chon nhiều hơn, người nghèo có cơ hội lựa chọn it hon,
Ngân hàng thé giới thì khuyến nghị tính chuẩn nghèo theo 4 nhóm.nước là chậm phát triển, dang phát triển, phát triển và các nước công nghiệp
phát triển:
- Đối với các nước chậm phát triển: các cá nhân bj coi là nghéo khi mà
có thu nhập dưới 0,5 USD/ngày.
~ Đối với nước đang phát triển là 1 USD - 2USD/ngày
~ Các nước Châu Âu là 4 USD/ngày
- Các nước công nghiệp phát triển là 14.4
Thực tế cho thấy rằng có rất nhiều quan điểm khác nhau để xác địnhngưỡng đối nghèo trên thé giới như: dựa vào tỉ lệ USD/người, tiêu chuẩncalo'người, dựa theo các chỉ số HDI Bởi vì ở mỗi nước có những đặc trưngriêng, phong tục tập quán riêng, trình độ phát triển khác nhau, mức thu nhập bình
Trang 17quân đầu người không giống nhau Do vậy chuẩn đói nghèo được quy định khác.
nhau [4]
‘Theo Ngân hing thé giới 1993, chuẩn mực dé xác định ranh giới giữa
người giàu và người nghèo ở các nước đang phát triển va các nước khu vực
ASEAN được xác định bằng ngưỡng thu nhập bình quân đầu người một năm
là 370 - 450 USD, tức khoảng 30 - 35 USD/(háng Nhưng các nước khác nhau
có các quan niệm khác nhau dé xã định ngưỡng đói nghèo [3]
Bang 1.1 Giới hạn đói nghèo ở một số nước trên thé giới
srr “Tên nước Giới hạn đói nghèo.
mực để xác định gianh giới giữa người giàu với người nghèo ở các nước dang
phát triển và các nước ở khu vực ASEAN được xác định bằng mức chỉ phí
lương thực, thực phẩm cần thiết để duy trì cuộc sống với mức tiêu dùng nhiệt lượng từ 2100 - 2300 calo/ngày/người hoặc mức thu nhập bình quân tính ra tiền là 370USD/người/năm.
An Độ: Lay tiêu chuẩn là 2250 calo/người/ngày
Bang- la- Desh lấy tiêu chuẩn là 2100 calo/người/ngày.
Trang 18Indonexia: Vào đầu những năm 80 lấy mức tiêu dùng nhiệt lượng
1ã2100calo/người/ngày làm mức chuẩn để xác định gianh giới giữa giàu với nghèo,
Trung Quốc: năm 1990 lấy mức tiêu dùng la 2150 calo/người/ngây.Cac nước công nghiệp phát triển châu âu: 2570 calo/người/ngày
Tính theo mức calo tối thiểu trên đầu người, mức chỉ phí lương thực,thực phẩm, nhu cầu cần thiết khác để duy trì cuộc sống với mức tiêu dùng
nhiệt lượng từ 2200 - 2350 calo/người hoặc mức thu nhập bình quân tính ra
tiền là 370USD người/năm [4]
1.1.1.2 Quan niệm và chuẩn mực vẻ đổi nghèo ở Việt Nam
Ở Việt Nam căn cứ vào tình hình phát triển của kinh tế xã hội va mức
thu nhập của nhân dân đã tách riêng đói và nghèo thành 2 khái niệm riêng biệt
~ Nghèo: Là tình trang một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn
một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp
hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện [4]
Hiểu một cách khác: Nghéo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng quy định của sự nghèo Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc
điểm cụ thé của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thé hay từng giai đoạn phát
triển kinh tế, xã hội của từng địa phương,
~ Đái: Là tinh trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức
tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu u và vật chất để duy trì cuộc
sống, Đó là các hộ dan cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng,thường vay mượn cộng đồng vả thiểu khả năng chỉ trả Giá trị đồ dùng trong.nha không đáng kể, nhà ở đốt nát, con thất học, bình quân thu nhập dưới 13kg
gao/người1háng (tương đương 45.000VND) [4].
Trang 19G Việt Nam chúng ta, hộ gia đình được xem là thành phần kinh tế tổn.tại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Kinh tế hộ có ýnghĩa quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của hộ và góp phần vào sựphát triển kinh tế của cả cộng đồng và dat nước Đánh giá, xem xét theo môhình kinh tế hộ gia đình được Việt Nam quan tâm đúng mức trong việc thúcday sự phát triển của nó và đánh giá một cách toàn diện
- Khái niệm hộ đói: Hộ đôi là một bộ phận hộ gia đình có mức sốngcủa từng thành viên dưới mức tối thiểu, không đảm bảo như cầu về vật chất
để duy trì cuộc sống; hay nói cách khác đó là một bộ phận dân cư thiểu ăn,đứt bữa, thường xuyên phải vay nợ và thiểu kha năng trả nợ [8]
= Khái niệm hộ nghéo: Hộ nghèo là tỉnh trạng một số hội gia đình chỉthõa mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn.mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện [8]
- Chuẩn nghèo áp dụng giai đoạn 2011 - 2015 Theo Quyết định sẽ: 09/201 1/QĐ - TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính Phủ [5]
1 Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quan từ 400.000
đồng/người/tháng (tir 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống
2 Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống,
3 Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người tháng.
4 Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người tháng.
- Khái niệm hộ cận nghèo:
Là hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 130%
mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình so với hộ nghèo (Khu vực
nông thôn từ 401 ngàn đồng đến 520 ngàn đồng/người/tháng; khu vực thành
Trang 20Bên cạnh xem xét, đánh giá hộ cận nghèo dé có những chính sách phù hop
cho đối tượng này Cơ sở để đánh giá là những hộ đã thoát nghèo, hộ có nguy
cơ tái nghèo [3]
Ngày nay chuẩn tiếp cận và đo lường nghèo đa chiều là cách tiếp cận mới và nó sẽ hạn chế vi c bỏ sót những đối tượng tuy không nghèo về thunhập nhưng lại nghèo về các chiễu khác
Theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về Chuẩn
nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, thì các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều gồm tiêu chi về thu nhập, và mức độ thiểu hụt
tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản Cụ thể như sau:
và vệ sinh, thông tin,
dich vụ xã hội cơ ban (05 dich vụ): y tẾ, giáo duc, nhà ở, nước sạch
Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ86): tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế, trình độ giáo dục của người lớ
nhà tình trang di học của trẻ em, chất lượng nha ở, diện bình quân đầu
người, nguồn nước sinh hoạt, hồ xi/nha tiêu hợp vệ sinh, sử dụng dich vụ viễnthông: ải sân phục vụ tiẾp cận thông tin
Trang 21dục của người lớn | tốt nghiệp Trung học cơ sở và hiện
Hộ gia định cỗ người bị ốm đau nhưng.
không đi khám chữa bệnh (ốm đauđược xác định là bị bénh/chan thương.nặng đến mức phải nằm một chỗ và
phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việchọc không tham gia được các hoạt động bình thường)
Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6
2.1 Tiếp cận cácdịch vụ y tế2.Vtế
2.2 Bảo hiểm y tế | tuổi trở lên hiện tại không có bảo hiểm
vế
Hộ gia đình đang ở trong nhà thiểu
3.1 Chất lượng nhà kiên có hoặc nha đơn sơ
‘ (Nha ở chia thành 4 cấp độ: nhà kiên
Nhà ở cố, bán kiên cổ, nhà thiếu kiên cố, nhà
đơn sơ) 3.2 Diện tích nhà ở | Diện tích nhà ở bình quân đầu người
bình quân đầu người | của hộ gia đình nhỏ hơn än
4.1 Nguôn nước _ | Hộ gia đình Không được tiếp cận nguồn
4 Điều sinh hoạt nước hợp vệ sinh
kiện sống Hộ gia đình không sử dụng hỗ xí/nhà
4.2 Hồ xi/nha tiêu,
tiêu hợp vệ sinh
Trang 225.1 Sử dung địch vụ | Hộ gia đình Không có thành viên nào
viễn thông sử dụng thuê bao điện thoại và internet
Hộ gia đình không có tài sản nào trong.
cận thông tin |không nghe được hệ thống loa đài
truyền thanh xã/thônNguồn: Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội |S]Thực tế cho thấy rằng nghèo đói là một khái niệm rất rộng, phụ thuộcvào điều kiện kinh tế của tương khu vực, từng quốc gia, phụ thuộc vào thờigian và phương pháp tiếp cận Theo kết quả điều tra hộ nghéo, hộ cận nghẻo
cả nước theo 8 khu vực của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thể hiện dưới bảng 1.3.
Bang 1.3 Kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo cả nước theo ving
7
8
Tay Nguyên 1229.803 | 184.429] 15,00 | 76.144 | 6.19
Dong Nam Bộ _ [3732312 | 47519 | T27 | 40432 | T08 Dong bằng sông Cứu.
9 h 4.368.676 | 403.462 | 9.24 | 284.456 | 6.51
ong
Aguôn: Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội năm [5]
Trang 231.1.2 Nguyên nhân đối nghèo.
Có nhiễu cách tiếp cận khác nhau xung quanh việc xác định nguyênnhân của đói nghèo Trên thực tế không có một nguyên nhân biệt lập, riêng rẽdẫn tới đói nghẻo, nhất là đói nghèo trên diện rộng, có tinh chất xã hội Nócũng không phải là nguyên nhân thuần túy về điều kiện tự nhiên, điều kiệnkinh tế hoặc do thiên tai địch họa Nguyên nhân của tỉnh trạng đói nghèo có
sự đan xen, thâm nhập vào nhau của cái tất yếu lẫn cái ngẫu nhiên, cái cơ bản
và cái tức thời, của nguyên nhân sâu xa lẫn nguyên nhân trực tiếp, tự nhiênlẫn xã hội Nó tập trung vào một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
~ Do điều kiện tự nhiên xã hội khác nhau.
~ Sự khác nhau về của cải (chênh lệch lớn nhất trong thu nhập là do sựkhác nhau về sở hữu tài sản)
~ Sự khác nhau về khả năng cá nhân
~ Sự khác nhau về giáo dục - đảo tao
Tại Việt Nam, cho đến nay đã tổng kết nhận định có các nguyên nhân
của đói nghèo như sau
~ Nguyên nhân từ chủ trương chính sách, trước hết là van đẻ thực hiệnquy hoạch vùng còn nhiều hạn chế, manh mún, thiểu đồng bộ; thiểu các cơ.chế chính sách trong thu hồi đất, dạy nghề, giải quyết việc Lim trong lĩnh vực
lao động nông thôn Lao động chưa qua đào tạo còn cao, tác phong lao động,
kỷ luật lao động kém, năng suất lao động thấp là nguyên nhân dẫn đến đói
nghèo.
= VỀ cơ chế quản lý còn nhiều bắt cập, dự báo thị trường,trong đó thịtrường sản phẩm nông nghiệp phục vụ nhu câu trong nước, đặc biệt là xuấtkhẩu còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh Vẫn còn tình
trạng giá cả tăng thi người dân đua nhau sản xuất, giá cả hạ thi người dân phá
bỏ Các dị vụ phục vụ sản xuất Nông, Lâm, Ngư nghiệp còn nhiều hạn chế,
Trang 24tính cạnh canh của sản phẩm nông nghiệp nước ta còn thấp so với sản phẩm
cùng loại của nhiều nước.
- Việc triển khai thực hiện các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước ở nhiều địa phương còn gặp nhiều khó khăn Cải cách thủ tục hành.chính kết quả thấp Điều hành giá cả các mặt hang thi yếu chưa lỉnh hoạt
ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng của người dân đặc biệt là bộ phận dân cư
có thu nhập thấp dẫn đến nguy cơ nghèo và tái nghèo cao Việc tiếp cận và sử.dụng nguồn vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn.nhiều khó khăn trong khi đó việc tháo gỡ của Nha nước chưa kịp thời [10]
- Cơ cấu trong lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp chưa thực sự hợp lý.Khai thác tận dụng lợi thể từ các nghành chưa thực sự mang lại giá trị so vớitiềm năng
* Nguyên nhân xuất phát từ đối trợng nghèo
~ Do trình độ dân trí thấp, t lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở vùng nông,
thôn, miền núi; trình độ học vấn thấp, không có trình độ dé tiếp thu khoa họcvào sản xuất, tập quán canh tác lạc hậu, năng suất lao động thấp Trình độ, kỹnăng tổ chức trong hộ gia đình hạn chế, không quản lý và phân công được lao
động trong hộ gia đình Cá biệt có lao động trong hộ gia đình lười lao động,
ăn chơi đua đôi, không quan tâm đến học hành cũng như trách nhiệm lao động sản xuất.
~ Do nhận thức của người dân thấp nên vig p thu các chủ trương,
chính sách c Nha nước có phần hạn chế Tự ti, cam chịu, có biểu hiện “chịu khổ mà Không chịu khó” Tha khỗ chứ không chịu khó làm ăn, tần táo để
kiếm kế sinh nhai va thoát nghẻo
~ Mội bộ phận dan cư có tư tưởng trông chờ, lại vào sự hỗ trợ của Nhànước Đặc biệt là 62 huyện nghèo thuộc chương trình 30a của Chính phủ về
hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng
Trang 25đến năm 2020 Tư tưởng một bộ phận người din "mudn được vào hộ nghèo”,
có thận thay đây là biều hiện không tốt, bên cạnh đó còn một (hực tế nữa
là: một bộ phận hộ nghèo và cận nghéo "vui mừng khi được công nhận là hộ nghèo và lo khi phái ra khỏi diện hộ nghèo” Thực trang nay đã làm triệt tiêu
động lực sản xuất trong bộ phận người dân; nên có một số chính sách của Nhà
nước cho bộ phận dân cư này bị phản tác dụng.
- Dân số nước ta có mức tăng bình quân mỗi năm hơn 1 triệu người Tỉ
lệ nam nữ có xu hướng mắt cân đối (49,5% nam; 50,5% nữ) Trong khi đó ở.nhiều vùng, địa phương nghèo số gia đình đông con nhiều, tỉ lệ sinh con thứ 3trở lên cao, thiểu được chăm sóc cả y tế và giáo dục đã ảnh hưởng đến chất
lượng dân số.
~ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người thấp và giảm.mạnh, hiện chỉ còn 0,11 ha; nếu tinh riêng diện tích trồng lúa thi còn thấp hơnnhiều (chỉ còn 0.048 ha) Điều đó cảnh báo rằng: Thứ nhất: Phải khai hoang.tận dụng khoảng 340 ha đất chưa được sử dung; Hai là: Phải bảo vệ quỹ đắtnông nghiệp, nhất là đất trồng lúa dé đảm bao an ninh lương thực
~ Dân số đông lại tăng lớn, nguồn lao động vốn đã dồi dio, tạo áp lựccho giải quyết công ăn việc làm hàng năm Quy mô nền kinh tế thấp, năng.suất lao động thấp (Bình quân lao động chỉ đạt 1959 USD; trong đó nhóm
nông, lâm, thủy sản là 821 USD, riêng nông nghiệp còn thấp hơn nữa) Lợi thé lao động giá rẻ đang giảm din, sức mua kém, nguy cơ tăng số hộ nghèo,
hộ cận nghèo ở nông thôn va trong lĩnh vực nông nghiệp
- Một nguyên nhân nữa là do thiếu vốn sản xuất Vốn là nhân tổ quantrọng phục vụ sản xuất và tái sản xuất mở rộng trong mọi lĩnh vực của đờisống xã hội Vén của nông dân chủ yếu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp Do.thiếu vốn, nên họ gặp khó khăn trong sản xuất và đời sống Mặt khác, việctiếp cận nguồn vốn gặp nhiều khó khăn, không có khả năng xây dựng dự án,
Trang 26không có tải sản thé chấp vay vốn tin dụng, việc sử dụng đồng vốn tự có hayvốn vay hiệu quả thấp do thiểu trình độ quản lý, sử dụng.
- Tập quản sản xuất lạc hậu cũng là một nguyên nhân dẫn đến đốinghèo Hộ nghèo chủ yếu tập trung ở ving nông thôn, vùng sâu, vùng xa và.miễn núi Do vậy mà còn ảnh hưởng tập quán sản xuất lạc hậu, phụ thuộc vào.thiên nhiên; việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế; ý thứclao động và lao động không khoa học còn nhiều, thậm chí một bộ phận lười
lao động, cam chịu đói nghèo, không có ý chí vươn lên làm giàu và thoát nghèo.
* Một sé nguyên nhân khác:
= Do rủi ro, mắc tệ nạn xã hội Một số hộ gia đỉnh có hoàn cảnh khó.khăn, lại gặp tai nạn rủi ro trong cuộc sống, trong sản xuất kinh doanh Đãkhó khăn nay lại gặp tai nan, rủi ro phải chỉ phí nhiều dẫn đến nghèo đói Một
bộ phận khác lại mắc vào các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, rượu
chè Vòng ludn quần đó khiến người nghèo nghèo thêm
- Do hậu quả của chiến tranh Chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm,nhưng hậu quả mà né để lại vẫn còn hết sức nặng nẻ: Cơ sở hạ tang bị tàn.phá, đất dai bj ô nhiễm do bom min, chất độc hóa học; kinh phí dé giải quyếtcác chính sách cho các đối tượng chính sách là rất lớn, nguy cơ nghèo và táinghèo trong bộ phận hộ gia đình này là rất cao
1.13 Các khía cạnh cũa đối nghèo
* Về thu nhập
những người nghèo có cuộc sông rất khó khăn, cực khỏ Họ có.mức thu nhập thấp Điều nay do tính chất công việc của họ đem lại Người
nghèo thường lim những công việc đơn giản, lao động chân tay nhiễu, công
việc cực nhọc nhưng thu nhập chẳng được là bao Hơn thế nữa, những côngviệc này lại thường rất bap bênh, không én định, nhiều công việc phụ thuộc
Trang 27vào thời vụ và có tính rủi ro cao do liên quan nhiều đến thời tiết (chẳng hạn.như mưa, nắng, lũ lụt, han hán, động dit ) Các nghề thuộc về nông nghiệp,lâm nghiệp, ngư nghiệp là những vi dy cho van 48 này Do thu nhập thấp nênviệc chỉ tiêu cho cuộc sống của những người nghèo là rất hạn chế Hau hếtcác nhu cầu cơ bản, tối thiêu của con người như cái ăn, cái mặc, chỗ ở chỉđược đáp ứng với mức độ rét thấp, thậm chí còn không đủ Nhiễu người rơivào cảnh thiếu ăn liên miên, chưa nói đến van đề đủ dinh dưỡng, riêng việcđáp ứng lượng Kealo cần thiết, tối thiểu cho con người dé có thé duy trì hoạtđộng sống bình thường họ cũng chưa đáp ứng được, hoặc đáp ứng một cáchkhó khăn Điều này đã kéo theo hang loạt các van đẻ khác như làm giảm sứckhoẻ của người nghéo, do đó giảm năng suất lao động, từ đó giảm thu nhập
cứ như thé, nó đã tạo nên vòng luẫn quin mà người nghèo rất khó thoát ra
lệ chết của trẻ sơ sinh trong nhóm hộ nghèo, số trẻ bị suy dinh dưỡng và số bà
mẹ mang thai thiếu máu rit cao Có điều này là do người nghèo có thu nhập.
thấp, không đủ trả khoán tiền viện phí lớn cũng như các chỉ phí thuốc menkhác, thêm vào đó có thể do đối xử bất bình đẳng trong xã hội, người nghèokhông được quan tâm chữa trị bằng người giàu nên tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ
y tế của người nghéo là rit thấp Bên cạnh đó, do nhận thức của người nghéo,
họ thường không quan tâm lắm bệnh tật của mình, khi bị bệnh họ thường cố
Trang 28tự chạy chữa bằng mọi biện pháp rẻ tiền, chỉ đến khi bệnh trở nên trằm trọng
họ mới vào viện vì vậy việc điều trị đem lại hiệu quả không cao mà còn tốnthêm nhiều khoản tiền không đáng có [12],
* Nguy cơ dé bị tốn thương
Ở những người nghèo, nguy cơ dé bị tổn thương là nhân tổ luôn đi kèm.với sự khôn cùng về vật chất và con người Vậy nguy cơ dễ bị tổn thương là.gì? Nó chính là nguy cơ mà người nghèo phải đối mặt với nhiều loại rủi ro
như bị ngược đãi, đánh đập, thiên tai, bị thôi việc, phải nghỉ học Nói cách khác, những rủi ro mà người nghèo phải đổi mặt do tinh trạng nghéo hén của
họ chính là nguyên nhân khiến họ rit đễ bi tổn thương Những người nghèo
do tai sản it, thu nhập thấp, họ chỉ có thé trang trải hạn chế, tối thiếu các nhu
cầu thiết yếu nhất của cuộc sống Vì vậy, khi rủi ro xảy ra họ rất dễ bị tổnthương và rất khó vượt qua được các cú sốc có hại, những cú sốc mang tínhtạm thời mà những người có nhiều tai sản hơn dễ ding vượt qua được
Do thu nhập thấp, người nghéo có rất ít khả năng tiếp cận với các cohội tăng trưởng kinh tế, vi thé họ thường phải bỏ thêm các chi phi không đáng
có hoặc giảm thu nhập ở các hộ nghẻo, khi có rủi ro xảy ra như mắt cắp hay
có người bị ốm đau thi họ dé bị rơi vào tình trạng khủng hoảng, làm đảo lộn.cuộc sống của cả gia đình mà một thời gian lâu sau mới có thể phục hồi được.Cũng có khi việc khắc phục những rủi ro trong ngắn hạn có thể làm trầm
trọng thêm sự khốn cùng của họ trong dài hạn Chẳng hạn, ví dụ trên, do thiếu
tải sản nên để chạy chữa cho một người bị ốm, gia đình đã buộc phải quyết
định cho một đứa con nghi học hay họ phải bán trầu, bò, ngựa những.
phương tiện lao động cần thiết của gia đình Cũng có thể người bệnh thìkhông khỏi được còn gia đình từ cảnh khá giả rơi vào cảnh khốn củng Nhưvậy, nếu có thêm một vai sự kiện nghiêm trọng nữa xảy ra thì sự suy sụp đếncùng kiệt là điều khó tránh khỏi với người nghéo [12],
Trang 29Nguy cơ dễ bị tổn thương đã tạo nên một tâm lý chung của ngườinghèo là sợ phải đối mặt với rủi ro, vì vậy họ luôn né tránh với những vấn đểmang tính rủi ro cao, kể cả khi điều đó có thể đem lại nhiễu lợi ích cho họ nếuthành công (vi dụ đầu tư vào giống lúa mới, áp dụng phương thức sản xuấtmới ) chính điều này đã làm họ sống tách biệt với xã hội bị cô lập dẫn vớigudng quay của thị trường va do vậy cuộc sống của họ cảng trở nên ban củng.
hơn.
* Không có tiéng nói và quyén lực:
Những người nghẻo thường bị đổi xử không công bằng, bị gạt ra ngoài
lề xã hội do vậy họ thường không có tiếng nói quyết định trong các công việc.chung của cộng đồng cũng như các công việc liên quan đến chính bản thân
họ Trong cuộc sống những người nghèo chịu nhiều bắt công do sự phân biệtđối xử, chịu sự thô bao, nhục mạ, họ bị tước đi những quyền mà những ngườibình thường khác nghiễm nhiên được hưởng Người nghèo luôn cảm thấy bịsống phụ thuộc, luôn nom nớp lo sợ mọi thứ, trở nên tự ti, không kiểm soát
được cuộc sống của mình Đó chính là kết quả mà nguyên nhân không có
tiếng nói và quyển lực đem lại [12]
Không có tiếng nói và quyền lực còn thể hiện ở chỗ những người phy
nữ bị đối xử bắt bình đẳng trong chính gia đình của họ Người phụ nữ không
có quyền quyết định việc gi và phải phụ thuộc hoàn toàn vào người chẳng của
họ.
1.1.4 Hoạt động xóa đổi giảm nghèo
1.1.4.1 Xóa đối giảm nghèo
XXóa đói giảm nghèo là chương trình tổng thé các biện pháp chính sách:của Nha nước và xã hội hay của chính những đối tượng thuộc diện nghèo đói,nhằm tạo điều kiện để họ tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không
Trang 30đáp ứng được với những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo được quyinh theo từng địa phương, khu vực, quốc gia
“Xóa đói, giảm nghèo được thể hiện trên một số nội dung sau đây:
- Tạo điều kiện cho người nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, tăng.thu nhập bằng các biện pháp:
+ Cấp tín dụng ưu đãi cho người nghèo, cho vay với lãi suất thấp,giúp họ có vốn sản xuất để từ đó thoát nghèo
+ Giảm, miễn các loại thuế trong sản xuất nông nghiệp
+ Thực hiện hỗ trợ xây dựng cơ cở hạ ting về giao thông, thủy lợi,tạo điều kiện cho người dân tham gia sản xuất, nâng cao năng suất lao động
+ Tạo điều kiện cho người dân học hỏi và áp dụng khoa học kỹ thuậtVào sản xuất
+ Dựa trên từng cơ sở vùng miễn, xác định thế mạnh, có kế hoạchphát triển các nghành nghề, tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập
cho người nghèo.
- Tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, vệ
sinh môi trường và nước sạch.
“Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước
và là sự nghiệp của toàn dân Phái huy động nguồn lực của Nhà nước, của xã
hội và của người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thể của từng địa phương, nhất là sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp để xóa đói giảm nghèo,
phát triển kinh tế - xã hội bền vững Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước
và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phắn đấu vươn lên thoát nghèo của ngườinghèo, hộ nghẻo là nhân tố quyết định thành công của công cuộc xóa đói
giảm nghèo [7]
Công cuộc giảm nghèo nhanh, bền vững đối với các huyện nghèo là
nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp
Trang 31ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể và đồng bộ của các cấp chính quyền, sự
phối hợp tích cực của Mặt trận Té quốc và các đoàn thé nhân dân: đồng thời,phải phát huy vai trò làm chủ của người dân từ khâu xây dựng kế hoạch, đến
tô chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu qua của Chương trình [7]
Cũng với việc tiếp tục thực hiện các chính sách giảm nghèo chungtrong cả nước, Trung ương tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư, hỗ trợgiảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo Căn cứ vào tinh thần.của Nghị quyết này, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chọn thêm.một số huyện nghèo khác trên địa bản, nhất là các huyện có đồng bảo dân tộcthiếu số sống tập trung để huy động nguồn lực của địa phương đầu tư hỗ trợcác huyện nảy giảm nghèo nhanh và phát trién bền vững [7]
1.1.4.2 Hoạt động giảm nghèo.
Giảm nghèo là tông thể các biện pháp, chính sách của nhà nước và xãhội hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghéo, nhằm tạo điều kiện
để họ có thé tăng thu nhập, thoát khỏi tinh trạng thu nhập không đáp ứng
được những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chudn nghèo được quy định theo từng
địa phương, khu vực và quốc gia
Nội dung và tiêu chi đánh giá kết quả giảm nghèo:
- Tạo điều kiện cho người nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, gia
tăng thu nhập
+ Cung cấp tin dụng ưu đãi cho người nghèo
+ Đào tạo nghề, giải quyết vi làm cho người nghèo,
+ Thực hiện đầu tư cơ sở hạ ting.
+ Thực hiện các chính sách khuyến nông, khuyến ngư
+ Phát triển các ngành nghề truyền thống phù hợp với địa phương
- Giảm nghèo thông qua các chính sách an sinh xã hội.
+ Hỗ tr dịch vụ y td
Trang 32+ Hỗ trợ địch vụ giáo dục.
+ Hỗ trợ hộ nghèo về dit sản xuất, nhà ở, điện, nước sinh hoạt
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả giảm nghèo:
Các nhân tổ ảnh hưởng đến giảm nghèo là hết sức đa dạng, vìnghèo đói là hậu quả của nhiều nguyên nhân, vì vậy ta có thể chia ra thànhnhóm các nhân tổ sau;
- Cơ chế, chính sách và các biện pháp tỏ chức thực hiện giảm nghèo:
+ Đường lối chính sách của Đảng và nhà nước.
+ Công tác tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo.
- Các nguồn lực thực hiện giảm nghèo: Các yếu tốnguồn lực như đất
đai, nguồn vốn, năng lực đội ngũ cán bộ, sự tham gia của các lực lượng giảm.nghèo, sự hỗ trợ từ bên ngoài cũng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giảm
nghèo.
~ Ý thức vươn lên của bản thân người nghèo: Nếu người nghèo lười lao.động, ăn tiêu lãng phí thì cũng khó có thể thoát nghèo Do đó nếu những hộ
có ý chí thoát nghèo, nhận thức tốt và chăm chỉ học hỏi kinh nghiệm làm ăn,
áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chủ động trong chỉ tiêu, biết tiết kiệm
và tính toán thi việc thoát nghèo là không khó.
1.2 Chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ
1.2.1, Mục tiêu
1.2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tỉnh thần củangười nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đếnnăm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực Hỗ trợ phát triển sảnxuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốtcác thế mạnh của địa phương Xây dựng kết cấu ha tng kinh tế - xã hội phùvới đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
Trang 33chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được Wf cao, môi trường sinh
thái được bảo vệ; bảo dam vững chắc an ninh, quốc phòng,
1.2.1.2 Mục tiêu cụ thể
~ Mục tiêu cy thé đến năm 2010; Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 40%(theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8
tháng 7 năm 2005); cơ bản không còn hộ dân ở nhà tạm; cơ bản hoàn thành
việc giao đất, giao rừng; trợ cấp lương thực cho người dan ở những nơi không
có điều kiện tổ chức sản xuất khu vực giáp biên giới để bảo đảm đời sốngTao sự chuyển biển bước đầu trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế.nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phat triển nông.nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng, day mạnh một bước xây dựng kết cấu hating kinh tế - xã hội nông thôn; tăng cường nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ
khoa học - ky thuật, tạo bước đột phá trong đảo tạo nhân lực; triển khai một bước chương tình xây dựng nông thôn mới; ty lệ lao động nông thôn qua đào
tạo, tập hudn, huấn luyện đạt trên 25%
~ Mục tiêu cụ thể đến năm 2015: Giảm ty lệ hộ nghèo xuống mức.ngang bằng mức trung bình của tỉnh Tăng cường năng lực cho người dân vàcộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình co sở hạ ting thiết yếu được.đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyênthiên nhiên; bước đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa quy
mô nhỏ và vừa, người dân tiếp cận được ác dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi; lao động nông nghiệp còn dưới 60% lao
động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đảo tạo, tập huấn, huấn luyện đạt
trên 40%.
- Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức.ngang bằng mức trung bình của khu vực Giải quyết co ban vấn dé sản xuất,
Trang 34việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống của dân cư ở các huyện nghèo gấp 5
-6 lẫn so với hiện nay Lao động nông nghiệp còn khoảng 50% lao động xã hội,
tỷ lệ lao động nông thôn qua đảo tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 50%; số xãđạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50% Phát triển đồng bộ kết cấu ha tingkinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu chủ.động cho toàn bộ điện tích dat lúa có thé trồng 2 vụ, mở rộng diện tích tưới chorau màu, cây công nghiệp: bảo đảm giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hếtcác xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch; cung cấp.điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư; bảo đảm cơ bản điều kiện học tập; chữabệnh, sinh hoạt van hóa, tinh thin, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
1.3 Kinh nghiệm thực tiễn về xóa đói giảm nghèo
1.3.1 Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số nước trên thé giới
1.3.1.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Sau chiến tranh thé giới lần thứ II, Chính phủ Han Quốc không chú ýđến việc phát triển nông nghiệp nông thôn mà tập trung dé phát triển vùng đôthị, xây dựng các khu công nghiệp ở các thành phố lớn Tuy vậy, 60% dân số.Han Quốc sống ở khu vực nông thôn, cuộc sống nghèo đói, tuyệt đại đa số là
tá điền, ruộng dat do tang lớp địa chủ sở hữu Đời sống của nhân dân hết sứckhó khăn Vi vậy, tạo nên làn sóng di dân tự do từ nông thôn đến thành thị để.kiếm việc làm Chính phủ không thể kiểm soát được, gây nên tỉnh trạng mất
ổn định chính trị - xã hội.
Trước tình hình đó, Chính phủ Hàn Quốc buộc phải xem xét lại các
chính sách phát triển kinh tế xã hội của mình, đã chú ý đến phát triển nôngnghiệp, nông thôn Đó la sự ra đời của của chính sách phát triển nông nghiệp,
nông thôn với 4 nội dung cơ bản sau:
~ Mở rộng hệ thống tin dụng nông thôn bằng cách tăng số tiền cho hộ
nông dân vay.
Trang 35- Nhà nước thu mua ngũ cốc của nông dân với giá cao.
- Thay 1
- Khuyến khích xây dựng cộng đồng mới ở nông thôn, bằng việc thành
ác giống lúa mới năng suất cao vào sẵn xi
lập các hợp tác xã sản xuất và xây dựng cơ sở hạ ting kỹ thuật khu vực nông
thôn.
Thông qua việc xây dựng kế hoạch 10 năm cải tiến cơ cấu nông nghiệp,theo hướng đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế cânChính phủ Hàn Quốc đã phần nào giúp người dan có việc làm, thu nhập khá,
ổn định cuộc sống; giải quyết được tình trạng di dân đến các thành phổ lớn,các khu công nghiệp để tìm kiếm việc làm; từng bước đưa nền kinh tế pháttriển gắn với công tác xóa đói, giảm nghèo ở khu vực nông thôn
Ngày nay, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp phát triển Lahình mẫu của sự phát triển đi lên chính nhờ sự quan tâm đến phát triển nông
nghiệp, nông thôn và thực hiện tốt các chính sách XDGN [1]
1.3.1.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đắt nước, pháttriển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang mảu sắc Trung Quốc, quốc gianày đã có những phát triển vượt bậc Trong nhiều năm liền, nền kinh tế tăng.trưởng cao, có những năm tăng trưởng 2 con số; là một trong những nước có
dự trữ ngoại tệ cao nhất thé giới Trung Quốc đã lớn mạnh vượt Nhật Bản détrở thành nền kinh tế thứ 2 của thé giới
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển mạnh mẽ đó cũng đã đặt ra những
vấn đề mà Chính phú Trung Quốc cần quan tâm Đó là: Sự phân hóa giàu
nghèo tăng lên rõ rệt (giữa vùng này với ving khác đặc biệt là khu vue nông thôn ving sâu, ving xa), giữa người giảu và người nghèo khoảng cách ngày
cảng xa hơn Tinh trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Tỉ lệ người nghèo
ở khu vực nông thôn ngày cảng tăng Dé khắc phục tinh trạng này, Đảng
Trang 36Công sản Trung Quốc đã đưa ra mục tiêu chiến lược là thực hiện chính sách
Tam nông (Nông nghiệp, nông dân, nông thôn); tập trung thực hiện nl chính sách xóa đói, giảm nghèo ;xây dựng các vùng định canh, định cư, khu
kinh tế mới Chính phủ coi trọng đầu tư nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ.ting, các chính sách an sinh xã hội hỗ trợ người nghèo Ngân sách hỗ trợ cho
các dự án "Tam nông" năm 2007 là 3.917 ty nhân dân tệ, thu nhập bình quân của người nông dân là 2.111 tệ, tăng 13% so với năm 2006 Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển mới, bùng nổ phát triển hợp tác nông dân chuyên
sâu, thúc đẩy sản xuất theo phương thức “ nhất thon, nhất phẩm ” ( Một thônmột sản phẩm) Công nghiệp hóa nông nghiệp của Trung Quốc có những bước.tiển vượt bậc, an toàn chất lượng nông sản được nâng cao Tư tưởng tiêu chuẩn
hóa nền nông nghiệp hiện đại da di vào tiềm thức người lao động Việc làm của người nông dân được cải thiện đáng kể Công tác xóa đói, giảm nghéo của
Trung Quốc được quốc tế ghi nhận Chính sách xóa đói, giảm nghèo ở TrungQuốc là bài học kinh nghiệm cho nhiều nước trên thể giới, trong đó có Việt
Nam [3].
1.3.1.3 Kinh nghiệm của Philippines
Philippines chỉ đạt được những thành tựu khiêm tốn về giảm nghẻo kể
từ sau sự sụp đỗ nền kinh tế và chính trị vào giữa thập niên 1980 Hơn nữa,
sự chênh lệch lớn giữa các vùng vẫn tổn tại Tỷ lệ hộ gia đình nghèo ởPhilippines sống dưới đường phân chia nghèo giảm chậm và không đều, từ59% năm 1961 xuống đưới 39% năm 1991 và 36% năm 1994 Tỷ lệ nghéo ở
đô thị là 23% năm 1991 và ở nông thôn là 53% Hai phần ba số người nghéolim việc trong các khu vực nông, lâm, thủy sản và có trình độ học vấn tirtiểu học trở xuống Gia đình có nhiều nhân khẩu có tỷ lệ nghẻo cao hơn, đặc
biệt là những hộ gia đình có từ 8 nhân khâu trở lên.
Một điểm khác biệt so với những nước Châu Á khác trong vùng là
Trang 37phần lớn những hộ gia đình có chủ hộ là người nữ lớn tuổi thường có tỷ lệ
nghèo thấp và điều này cho thấy vai trò của phụ nữ Philippines trong xã hội khá quan trong Tuy nhiên, công tác XDGN ở Philippines không mắy thành
công so với những nước Đông Á khác Nguyên nhân là do tốc độ tăngtrưởng chậm và thấp ở nước này không đủ tạo ra nội lực đẻ giảm nghèo một
cách hiệu quả Hơn nữa, sự tăng trưởng trong quá khứ có khuynh hướng làm
tăng chứ không phải giảm chênh lệch về thu nhập Đồng thời, sự tăng trưởng.chậm của những khu vực có năng suất cao hơn làm cho lao động chuyển
sang khu vực có năng suất thấp hơn [1]
1.3.1.4 Kinh nghiệm của Thai Lan
Trong ba thập kỷ qua, Thái Lan không những đạt được những thành tựu
đáng kể về mặt kinh t ma còn gặt hái được nhiều thành công trên nhiễu lĩnhvục khác như xã hội, y tế và giáo dục Kết quả giảm nghèo của Thái Lan cũngrất khả quan từ 33% (Năm 1988) xuống còn 11% (năm 1996) Do đó, trongsuốt giai đoạn này số người nghèo sống dưới ngưỡng nghẻo thu nhập giảm từ17,9 triệu xuống còn 7 triệu người
Để đạt được những thành tựu trên, Thái Lan đã áp dụng mô hình gắn liên
chính sách phát triển quốc gia với chính sách phát triển nông thôn, qua việc
phát triển các xí nghiệp ở làng quê nghéo, phát trién doanh nghiệp nhỏ, mởrộng trung tâm dạy nghề ở nông thôn Ngoài ra, dé giảm bới chênh lệch về mứcthu nhập giữa người giàu và người nghèo (12,3 lần) Thái Lan đã dé ra những
chiến lược ưu tiên phát triển trong thập niên tới dựa trên nén ting © sự phát
triển bền vững dưới đây:
~ Củng cổ tăng trưởng theo hướng có lợi cho người nghẻo
~ Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực
- Chú trọng về việc cải thiện môi trường [9]
Trang 381.3.2 Thực về kinh nghiệm về hỗ trợ giảm nghèo ở Việt Nam
«a Kinh nghiệm giảm nghèo của tỉnh Gia Lai
Sau quá trình thực hiện giảm nghèo tại địa bàn tỉnh đã xác định được
các nguyên nhân gây nên đói nghèo của tỉnh một phan 1a do tinh trạng không
có đất sản xuất, thiểu đất và vốn sản xuất, thiếu việc làm và kiến thức làm anvin còn khá phé biến Phan lớn tỷ lệ hộ nghèo là các hộ thuần nông xắp xi96,89% Sử dĩ tỷ lệ hộ thuần nông nghèo chiếm tỷ lệ cao bởi sản xuất nông.nghiệp phát triển không bền vững, nhiều hộ đồng bảo dân tộc thiểu số sảnxuất theo phương thức lạc hậu, tự cung tự cắp, vẫn còn tâm lý trông chờ ÿ lạivào sự hỗ trợ của Nhà nước
XXóa đối giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng,
bộ trong giai đoạn 2011-2015 Theo đó, giải pháp chủ yếu để giảm nghèotrong thời gian tới là: Tích cực vận động nhân dân khắc phục khó khăn, chủ
động xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả; vận động các tổ chức chính trị
xã hội, doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình giảm nghèo; lồng ghép.
chương trình giảm nghèo với các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt làchương trình xây dựng nông thôn mới Cùng với đó, việc nâng cao tỉnh thintrách nhiệm, tính năng động, linh hoạt của cả hệ thống chính trị đối với công.tác giảm nghèo là cực kỳ quan trọng Bởi lẽ, chỉ có sự vào cuộc của các cấp
ủy đảng, chính quyền, đoàn thé, doanh nghiệp thi mới khơi gợi ý thức vươn
lên của người nghèo.
b Kinh nghiệm giảm nghèo của tỉnh Yên Bái
Trong 5 năm qua, tổng nguồn lực huy động cho chương trình giảmnghèo, an sinh xã hội toàn tỉnh ước đạt 6.813,4 ty đồng Trong đó, von trung.ương 3.505,5 tỷ đồng, vốn địa phương 578,2 ty đồng, vốn vay ưu đãi Ngân.hàng Chính sách xã hội 1.720 tỷ đồng Từ đó, toàn tỉnh đã tuyển mới đảo tạo
Trang 39nghề cho 58.893 người Đến hết năm 2014, tỷ lệ lao động qua đảo tao toàn
tinh đạt 42,6% (trong đó, ty lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 27,8)
Ước đến cuối năm 2015, tỷ lệ lao động qua dio tạo đạt 45% (rong đó,
tỷ lệ lao động qua đảo tạo nghề đạt 30%); giải quyết cho trên 26.441 lượt hộnghèo, 3.200 hộ cận nghèo được xét duyét cho vay vốn phát triển sản xuất;mỗi năm cấp phát miễn phí khoảng 460 nghìn thẻ bảo hiểm y tế cho người.nghèo, cận nghèo người dan tộc thiêu số vùng khó khăn, đối tượng người có
công, bảo trợ xã hội và trẻ em dưới 6 tuổi, góp phần nâng tỷ lệ số người dân tham gia bảo hiểm y tế trên phạm vi toàn tỉnh lên 84% hiện nay
Thong qua thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, chương trìnhmục tiêu quốc gia giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm tir 32,53% cuốinăm 2011 xuống còn 20,56% cuối năm 2014 (bình quân giảm tỷ lệ hộ nghèotoàn tỉnh trên 49%/năm, riêng 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chai trên6%/năm), vượt chỉ tiêu kế hoạch dé ra Ước tính năm 2015, giảm trên 4% tỷ
lệ hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 16%, góp phần én định xã hội, thúcday tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, an sinh xã hội được bảo dim;nhận thức của nhân dân về công tác giảm nghèo đã có sự chuyền biển va nâng.cao rõ rột, nhóm hộ nghẻo, hộ có thu nhập thấp và nhóm hộ ở vùng cao đãbiết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hoá, biết
kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm làm ra để có thu nhập, vươn lên thoát nghèo
và làm giảu chính đáng.
© Kinh nghiệm giảm nghèo tại tinh Phú Tho
Đến tai thời điểm nay tỉnh phú thọ về cơ bản thoát khỏi điện tỉnh nghéosau những nỗ lực của các chính quyền đoàn thể Tuy nhiên, kết quả giảm.nghèo của tinh chưa vững chắc; tỷ lệ hộ nghèo, đặc biệt là tỷ lệ hộ nghèo.đồng bảo dân tộc thiểu số còn ở mức cao, tiém ấn nguy cơ tái nghèo và nghèomới; các mô hình xóa đói giảm nghèo chưa nhiều, hiệu quả thấp
Trang 40Khoảng cách chênh lệch về thu nhập và đời sống giữa nhóm hộ gidu và
hộ nghèo cũng như gi khu vực nông thôn và thành thị chưa được thu hẹp.
Dé công tác giảm nghèo tiếp tục đạt được những kết quả thiết thực, tỉnh Phú
‘Tho đã để ra nhiều giải pháp cụ thé trong việc thực hiện các chính sách pháp
luật của Nhà nước giảm nghéo.
Uy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh chủ tri, phối hợp với các tổ chức thànhviên chỉ đạo các cấp hội cơ sở tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động
toàn dân hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động Ngày vì người nghèo, phong trào Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cu; xây dựng nông
thôn mới và cuộc vận động “Lam thay đổi nếp nghĩ, cách lâm trong đồng bảodân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.” Mặt trận các.cấp tiếp tục tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi hơn để người nghèo dé dàng tiếp.cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: y tế, giáo dục, chính sách hỗ trợ về đất ở,nhà ở và nước sinh hoạt; mở rộng các cơ sở bảo trợ xã hội nhằm thực hiện tốt
chính sách an sinh xã hội; tiến hành rà soát, đánh giá lại việc bình xét hộ
nghèo đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, khách quan; tăng cường công.tác kiểm tra việc triển khai thực hiện và đưa các chính sách giảm nghéo đến
với người dân.
Hội Nông dân tinh phối hợp với các sở, ban, ngành tăng cường công
túc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông din
quốc
về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghề‹ chương trình mục.
gia xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức các phong trào "Phụ nữ giúp nhau lâm kinh tế, “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghẻo,” “Chương trình hỗ trợ phụ nữ
tạo việc lâm, tăng thu nhập”
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội giới thiệu các mô hình xóa đói giảm nghèo có hiệu quả; nhân rộng các dự án mô hình giảm nghèo bên vững