Một trong những tôn giáo lớn và ngày càng có sức ảnh hưởng trên thế giới mà ta phải nhắc tới đó chính là Phật giáo..Lịch sử ra đời, sự tồn tại và phát triển của Phật giáo với những triết
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 TỨ DIỆU ĐẾ 5
1 Khái quát về Phật Giáo 5
1.1 Nguồn gốc và sự phát triển của Phật giáo 5
1.2 Triết lý Phật giáo về con người 8
1.3 Tứ Diệu Đế trong Kinh điển Phật giáo 10
2 Nội dung thuyết Tứ Diệu Đế 11
2.1 Khổ đế 12
2.1.1 Khổ khổ 13
2.1.2 Hoại Khổ 18
2.2 Tập Đế 19
2.2.1 Khổ do khát ái 20
2.2 2 Khổ do vô minh 22
2.3 Diệt đế 26
2.4 Đạo đế 28
Chương 2 GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA TỨ DIỆU ĐẾ ĐỐI VỚI XÃ HỘI VÀ MỖI CÁ NHÂN 33
1 Giá trị thực tiễn của Tứ Diệu Đế trong đời sống xã hội 33
2 Giá trị thực tiễn của Tứ Diệu Đế đối với mỗi cá nhân 34
KẾT LUẬN 36
Trang 3MỞ ĐẦU
Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều loại tôn giáo khác nhau, trong đó cómột số tôn giáo lớn như: Đạo Hồi, Đạo Tin lãnh, đạo Thiên Chúa, đạo Do Thái Mỗi tôn giáo có những đặc điểm riêng, có hệ thống giáo lý, giáo luật riêng và có vai trò cũng như những ảnh hưởng của nó tới thế giới nói chung và con người nóiriêng cũng không giống nhau Một trong những tôn giáo lớn và ngày càng có sức ảnh hưởng trên thế giới mà ta phải nhắc tới đó chính là Phật giáo
Lịch sử ra đời, sự tồn tại và phát triển của Phật giáo với những triết lý mang tính nhân bản sâu sắc ngay từ đầu đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều dântộc trên thế giới Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, đạo Phật đã chứng minh sự hiện hữu của mình trong hầu hết các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và có những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực vào các lĩnh vực này
Một trong những giáo lý căn bản nhất của Phật giáo đó chính là học thuyết
Tứ Diệu Đế Tứ Diệu Đế là giáo lý căn bản của Phật giáo, là giáo lý nền tảng, tối trọng của Phật giáo, của con đường đi vào giải thoát Trên con đường này hành giả đi những bước an tĩnh, hỷ lạc cho đến đích giải thoát, đạt đến tri kiến giải thoát chứ không đi đến ưu tư, sầu não hay bị quan yếm thế
Một cách thực tế có thể thấy được rằng, toàn bộ giáo pháp của Đức Phật
mà Người đã bỏ sức trong 45 năm để giảng dạy bằng cách này hay cách khác đềunằm ở đều nhằm đến con đường trung đạo mà thuyết Tứ Diệu Đế đề cập Mặc
dù, Đức Phật đã giảng giải theo nhiều cách thức khác nhau, bằng những ngôn từ khác nhau, cho những người khác nhau, tùy theo giai đoạn, trình độ phát triển và khả năng hiểu biết của họ để họ có thể theo kịp lời Phật dạy nhưng điều “cốt lõi” của hàng ngàn bài thuyết giảng đó của Phật được ghi lại trong các kinh Phật và đều nằm trong Bát Chính Đạo
Mặt khác, xã hội ngày càng tiến bộ, sự phát triển của khoa học một cách như vũ bão cùng với những thành tựu mà nó mang lại cho loài người thật không
có gì có thể kể hết Đi cùng với nó là cuộc khủng hoảng trên lĩnh vực tinh thần
mà con người cố gắng vượt qua Phật giáo chính là một trong những bệ đỡ tinh thần cho con người Trước thực trạng khổ đau của cuộc đời con người luôn đi tìmcho mình một niềm hạnh phúc, một phương thức sống cho chính mình Trong giáo lý của Phật giáo thì học thuyết Tứ Diệu Đế là sự luận giải về những nỗi khổ đau mà con người đang phải chịu đựng và chỉ ra con đường để thoát khỏi những cái khổ đau, đạt được an vui, hạnh phúc, tự tại giữa cuộc đời Bởi lẽ giá trị của hạnh phúc là giá trị cao nhất trong tất cả các giá trị của cuộc sống và sống có ý nghĩa là sống hạnh phúc ngay trong hiện tại này của cuộc đời này
Trang 4Tứ Diệu Đế được coi là giáo lý quan trọng, là điểm then chốt trong toàn
bộ tư tưởng của Phật giáo, nó phổ biến trong hệ tư tưởng của Phật giáo và đời sống của người Phật tử Cá hay của Tứ Diệu Đế chính là ý nghĩa triết học tập trung về mặt nhân sinh của con người Điều này được thể hiện ở chỉ trên phương diện nghiên cứu triết học những băn khoăn của con người về sa ra đời, sự nảy sinh, sự già nua hay sự chết đi trong đó việc hiểu về con người là tập trung nhấtcủa các nền triết học nhưng Tứ Diệu Đế lại tập trung vào quan điểm nhân sinh quan, chiếm vị trí lớn nhất trong toàn bộ giáo lý của Phật giáo
Bên cạnh đó, ngày nay còn do những tác động của nền kinh tế thị trường
đã làm cho nền kinh tế phát triển Đi cùng với nó là sự xuất hiện của lối sống thực dụng, chủ nghĩa duy vật chất dẫn đến nhiều hiện tượng suy thoái đạo đức ngày càng được biểu hiện một cách rõ ràng Từ đó vấn đề được đặt ra là con người sống trong xã hội đỏ phải biết hạn chế những suy thoái về mặt nhân cách, biết cách kiềm chế hay chế ngự được những dục vọng của bản thân mình nhằm giữ được những chân giá trị của mỗi con người Đó cũng là cách để giúp con người giải thoát được những khổ đau, vươn tới cuộc sống an lạc, hạnh phúc.Trên cơ sở thấy được tầm quan trọng, sức ảnh hưởng to lớn của Phật giáo trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò cũng như những ảnh hưởng của học thuyết
Tử Diệu Đế đối với thế giới
Trang 5Chương 1
TỨ DIỆU ĐẾ
1 Khái quát về Phật Giáo
Vội đến, vội đi, vội nhạt nhòaVội vàng sum họp vội chia xa
Vội ăn, vội nói vội thởVội hưởng thụ mau để vội già
Vội sinh, vội tử, vội một đờiNhững câu thơ trên nói về sự vội vã, tất bật và áp lực phải sống Trước cả khi thế hệ chúng ta nói về các vấn đề tâm lý trong xã hội hiện đại, đã có một trường phái tôn giáo đi sâu vào chủ đề này, tìm kiếm cho câu hỏi “làm sao thoát khỏi đau khổ?” Đây là một trong những tôn giáo lâu đời nhất, ra đời cách đây khoảng 2600 năm Tín đồ của tôn giáo này không tin vào thượng đế hay thần linh, họ tập trung vào việc đạt được giác ngộ, sự tỉnh thức, nhìn thấy rõ mọi bản chất của sự sống đích thực Đây cũng là tôn giáo ảnh hưởng rất nhiều đến lối sống và cách suy nghĩa của người Việt Nam và đó chính là Phật giáo
1.1 Nguồn gốc và sự phát triển của Phật giáo
Phật giáo xuất hiện vào cuối thế kỉ VI Tr CN miền Bắc Ấn Độ, phía Nam dãy Hymalaya, do Gautama Siddhattha (Cồ - đàm Tất Đạt Đa) sáng lập Đạo phật ra đời trong bối cảnh xã hội đang tồn tại nhiều vấn đề dưới sự ảnh hưởng của Bà-la-môn giáo Đạo Bà-La-Môn phân chia xã hội ấn độ làm năm giai cấp và
ai sinh ra trong giai cấp nào thì phải ở mãi trong giai cấp đó suốt đời:
1 Bà-La-Môn: các tăng lữ Bà-la-môn, sinh ra từ miệng của đấng phạm thiên Brahma, được quyền giữ địa vị tối cao trong xã hội, độc quyền cúng tế thượng đế và các thần linh
2 Sát-Đế-Lỵ: sinh ra từ vai của đấng phạm thiên, gồm các bậc vua chúa, quý tộc, trưởng giả, công hầu, khanh tướng Họ nắm quyền cai trị và thưởng phạt dân chúng
3 Phệ-Xá: sinh ra từ hông của đấng phạm thiên, gồm các nhà thương mại, các trại chủ giàu có Họ nắm kinh tế, chuyên môn buôn bán, làm ăn cùng các tầng lớp dân chúng trong xã hội
4 Thủ-Đà-La: sinh ra từ chân của đấng phạm thiên, gồm các công nhân vànông dân nghèo khổ
Trang 65 Chiên-Đà-La: giai cấp thấp kém nhất trong xã hội Ấn Độ, gồm các người làm các nghề hèn hạ như: ở đợ, làm mướn, chèo ghe, đồ tể,v,v,v,,, Giai cấp Bà-La-Môn dựa vào thế lực tôn giáo để củng cố địa vị và quyền lợi bằng cách nương theo thần thoại, chế ra luật pháp Manu, kì thị giai cấp, không cho gả cưới giữa hai giai cấp khác nhau, điều này tạo ra những sự bất công, kì thị và phân biệt trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ Vì vậy, nhiều nghiên cứu cho rằng, Phật giáo ra đời như một cuộc cách mạng trống lại thần quyền của Bà-La-Môn giáo, đạo đức Phật giáo mang nội dung tinh thần bình đẳng, phi thần quyền và tiến bộ.
Vậy Phật giáo ra đời như thế nào?
Theo truyền thuyết, Cồ-đàm Tất Đạt Đa (Gautama Siddhattha) tức Đức Phật, thuộc dòng Sát-Đế-Lỵ - đẳng cấp vua chúa, thuộc đẳng cấp cao trong nấc thang giai cấp ở Ấn Độ Ngài là con vua Tịnh Phạn (Shuddhodana) thuộc bộ Thích Ca (Sakya), trị vị một vương quốc nhỏ là Ca tỳ la vệ (Kapilavaxtu) ở trunglưu sông Hằng Từ nhỏ, ngài đã sống trong nhung lụa mạ vàng, cuộc đời thôi khỏinghĩ, cha mẹ yêu quý, kẻ hầu người hạ, vợ con đề huề Vậy mà đến năm 29 tuổi, ngài quyết định bỏ đi hết để đi tìm chân lý đời mình
Người ta nói: trong một lần được phép vua cha cho đi săn và đây cũng là lần đầu tiên hoàng tử Tất Đạt Đa được ra khỏi cung cấm, ngài đã rất suy nghĩa khi gặp những cảnh: người phụ nữ đau đớn, vật vã trong khi sinh; một cụ già trống gậy hành khất dọc đường; người ốm đau bệnh tật và những đám tang Lần đầu tiên, Tất Đạt Đa nhận ra rằng: bệnh tật, già yếu và cái chết là những điều bất hạnh, bi kịch, cho tất cả mọi người Ngài đã bật lên trong đầu một nỗi bi ai về số phận: Ai rồi cũng già, phải chết cả thôi, lạc thú phù phiếm như mây trời và rồi cũng tàn lụi cả Người ngẫm nghĩ tìm ra câu hỏi: Tại sao con người lại vướng vàovòng sinh – lão – bệnh – tử? Con người phải làm gì để thoát khỏi khổ đau đó? Cuối cùng Tất Đạt Đa đã gặp một tu sĩ nghèo, người đã tự nguyện chối bỏ hưởngthụ xa hoa để đi tìm sự yên tĩnh của tâm hồn khổ hạnh nên đã quyết định noi gương vị tu sĩ ấy
Một ngày, Đức Phật rời khỏi cung và gửi lại mớ tóc cho Xa-Nặc, đổi bộ quần áo của mình với một người ăn mày và từ đó, đoạn tuyệt toàn bộ với phồn hoa lúc trước, dấn thân vào cuộc sống trải nghiệm, một sự diệt kỉ đến phi thường.Ban đầu, ngài đi tìm học hỏi với những đạo sĩ danh tiếng nhất Ấn Độ thời bấy giờ nhưng rồi ngài nhận thấy chân lý và lối tu hạnh của họ cũng không có gì là siêu thoát Từ đó ngài đi vào ở ẩn trong dãy núi Tuyết Sơn, tự mình tu luyện để tìm ra cái đạo giải thoát như mong muốn Nhưng sau sáu năm trời tu khổ hạnh, người vẫn chưa thu thập được kết quả gì khả quan Bấy giờ ngài mới đi đến núi
Trang 7Tượng Đầu, đến dưới gốc cây Tất Bát La, sau này người đời gọi là cây Bồ đề nghĩa là cây giác ngộ để kỉ niệm sự giác ngộ của Đức Phật dưới gốc cây ấy Ngài ngồi thiền định ở đó và thề rằng: “Nếu ta ngồi đây ma không chính được đạo quả thì thịt nát xương tan, ta quyết không bao giờ đứng dậy” Đến nửa đêm thứ bốn mươi chín, trong tâm Đức Phật tự nhiên đại ngộ, sạch hết phiền não, đạt đến sự giác ngộ, ngài đã hiểu được bản chất của tồn tại, nguồn gốc của khổ đau và con đường thoát khổ.
Từ đó Tất Đạt Đa lấy hiệu là Thích Ca Mâu Ni (Sakya Muni) và được gọi làBút-đa (Buddha), phiên âm chữ Hán là Phật-đà, ta quen gọi là Phật – tức là người
đã giác ngộ, đã hiểu được chân lý Sau khi giác ngộ, Phật truyền bá đức tin mới
mà sau này người ta gọi là Phật Giáo
Từ khi ra đời tới khi xác lập được vị trí ở Ấn Độ và trở thành tôn giáo thế giới, Phật giáo phải trải qua bốn lần kết tập kinh điển để xây dựng một học thuyếttôn giáo hoàn chỉnh Lần kết tập thứ IV dưới triều vua Ca-nhị-sắc-ca (Kaniska) (125 – 150 SCN) đã hoàn chỉnh kinh điển của Phật giáo với “Tam tạng chân kinh” Phật giáo truyền sang Trung Quốc, Triều Tiên , Nhật Bản và Việt Nam đó
là Phật giáo Bắc Tông hay Đại Thừa, còn Phật giáo truyền sang Sri Lanka (Tích Lan), Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và các nước Nam Á gọi là Nam Tônghay Tiểu Thừa
Phật giáo ra đời tuy không tuyên bố tiêu diệt chế độ đẳng cấp và đạo Môn nhưng trên thực tế là phủ nhận điều đó Hơn nữa, giáo lý Phật giáo sâu sắc, nêu lên khả năng chế ngự dục vọng, vai trò tự giải thoát của con người, sự bình đẳng của con người với con người, luật lệ, lễ nghi đơn giản, không rườm rà và tốn kém như đạo Bà-La-Môn nên được đông đảo quần chúng nhất là những người có địa vị xã hội thấp kém tin theo Chỉ sau Phật tịch có 2 thế kỷ, dưới thời vua A-dục, thế kỷ III TCN, Phật giáo đã lan rộng ra khắp Ấn Độ tiếp tục phát triển cho đến thời kỳ vua Ca-nhị-sắc-ca (thế kỉ II SCN) Đến thời vua Giúp-ta, Phật giáo không còn giữ được vai trò như trước nữa và dần dần phải nhường chỗ cho một tôn giáo mới: Ấn Độ giáo, trong đó có một số yếu tố của Phật giáo Từ thế kỉ thứ VIII trở đi, khi Hồi giáo thâm nhập vào Ấn Độ, Phật Giáo ở Ấn Độ càng suy tàn Tuy suy tàn ở Ấn Độ nhưng nó lại phát triển ra bên ngoài một cách nhanh chóng về phía Bắc đến các vùng Trung Á, Mông Cổ, Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, phát triển về phía Nam đến Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia,… và trở thành một tôn giáo mang tính quốc tế.Hiện nay Phật giáo có khoảng hơn 1 tỷ tín đồ tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á Trong mấy thập niên gần đây, Phật giáo còn được chuyển sang một số nước ở Châu Âu và Bắc Mỹ Ở nhiều nước Châu Á, Phật giáo góp phần hình thành nền văn hóa dân tộc, đạo đức, lối sống của nhân dân Từ sau chiến tranh
Trang 8Bà-La-Thế giới lần thứ II, Phật giáo có ảnh hưởng tới phong trào giải phóng dân tộc và đường lối đối ngoại của nhiều nước sau khi giành độc lập dân tộc.
1.2 Triết lý Phật giáo về con người
Từ xưa đến nay, việc đi tìm hiểu về con người luôn thu hút sự quan tâm củacủa các nền triết học Phật giáo cũng không loại trừ điều đó Nội dung triết lý củaPhật giáo về con người được thể hiện qua quan niệm nhân sinh Nhân sinh quan Phật giáo là một hệ thống gồm các quan điểm về con người và đời sống của con người Phật giáo tập trung ở học thuyết cấu tạo con người, học thuyết sự tái sinh
và xuất hiện của con người Phật xác định con người là một chỉnh thể vũ trụ, là một tiểu vũ trụ, là kết quả của sự kết hợp giữa danh và sắc Nghĩa là con người cóđầy đủ cả hai phần sinh lý và tâm lý:
“Cái ta sinh lý tức là thân (gọi là sắc uẩn)
Cái ta tâm lý tức là tâm (bao gồm thọ, tưởng, hành, thức).”Phần sinh lý (còn gọi là “sắc uẩn”): là hình tướng được giới hạn trong xương, thịt, da Những vật chất này được tạo ra từ bốn yếu tố: địa (đất) – thủy (nước) – hỏa (lửa) – phong (gió) Trong đó, “Địa” tạo nên phần cứng trong cơ thểnhư phần xương, lông, tóc, lục phủ ngụ tạng; “Thủy” tạo ra trong máu; “Hỏa” tạo
ra nhiệt độ cơ thể; “Phong” tạo ra khí thở,…
Phần tâm lý (tinh thần ý thức) được tạo bởi “tứ uẩn”: Thụ - tưởng – hành – thức Khi sắc thân con người được tạo thành thì lục căn (nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân,ý) tiếp xúc với lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) mà sinh ra lãnh thọ (cảm giác) Sự cảm thụ đó sinh ra mọi ấn tượng, mọi cảm giác sướng, khổ, buồn, vui (tưởng) Sau khi tiếp xúc với cảnh vật sẽ tạo nên sự thay đổi biến chuyển của tâm niệm, sinh lòng ham muốn hay ghét giận (hành) và cuối cùng là sự xuất hiện hiểu biết, phân biệt sự vật (ý thức) Đó chính là thụ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn Theo Phật giáo thì phần tâm lý tồn tại thì luôn dựa vào phần sinh lý Bên cạnh đó con người phải tuân theo “sinh – trụ - dị - diệt” và sự giả hợp của Ngũ uẩn Khi Ngũ uẩn hòa hợp thì con người tồn tại và ngược lại thì con người
bị chết và bị hủy diệt
Khi bàn về cái chết của con người thì Phật giáo quan niệm chết là điều kiện
có cái sinh mới sắp tới Phật giáo giải thích sự chết của con người bằng thuyết luân hồi nghiệp báo Con người sinh ra rồi lại chết đi để một sinh linh mới ra đời Sự sống và cái chết tiếp diễn liên tục nối tiếp nhau bất tận như một vòng tròntheo quy luật luân hồi Khi chết ngũ uẩn tan rã nhưng nghiệp của con người vẫn tiếp tục chi phối và khi gặp điều kiện thuận lợi, nhân duyên thuận lợi thì con người lại được tái tạo thành một sinh linh mới Theo đó, cuộc đời con người là một mắt xích trong chuỗi dài vô tận Cuộc sống của con người, trên trần thế
Trang 9không thay đổi được, nó là do nghiệp cũ quy định theo luật nhân quả, mọi việc làm của con người đều là nhân của sự kết hợp Ngũ uẩn tiếp theo.
Học thuyết nhân quả của Phật giáo cho rằng, con người gieo nhân nào gặp quả ấy, ở hiền thì gặp lành, gieo gió ắt gặp bão Có thể nói, Phật giáo quan niệm mối quan hệ nhân quả là mối quan hệ phổ biến, chi phối tất cả Xét đến cùng, mọi vật trong vũ trụ là hệ thống nhân duyên của nhau, sinh – diệt nối tiếp nhau
vô cùng tận, thế giới này không có gì là trường tồn bất biến Mọi vật đều tuân theo quy luật sinh – trụ - dị - diệt Theo luật nhân quả của Phật giáo thì những việc làm của con người là nguyên nhân tạo ra Ngũ uẩn tiếp theo Bản thân nghiệpnày là do kiếp trước quy định và cứ thế con người ở trong vòng luân hồi sinh, tử không ngừng từ đời này sang đời khác
Phật giáo là một tôn giáo rất quan tâm tới con người và cuộc đời con người.Các tôn giáo khác cũng có cách nhìn nhận về con người, song sự khác biệt căn bản giữa giáo lý nhà Phật với các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo, Đạo giáo, Nho giáo,… là ở chỗ, Phật giáo đã chỉ ra cho chúng sinh con đường thoát khổ, thoát khỏi mọi khổ đau của cuộc sống để đạt tới cõi Niết bàn Đó là con đường tuhọc, trau dồi trí tuệ, phá vỡ vô minh
Để giải thoát chúng sinh khỏi nghiệp nhân quả, luân hồi sinh, tử, khỏi những khổ đau thì Đức Phật đã nêu ra Tứ Diệu Đế Đây được coi là bốn chân lý giải thoát tuyệt diệu và thiêng liêng mà con người cần nhận thức được, bao gồm Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế Qua Tứ Diệu Đế người ta có thấy được toàn
bộ những quan niệm về cuộc đời của con người được thể hiện trong đó.Nếu triết học Mác – Lênin cũng nghiên cứu về con người, lấy đó làm điểm xuất phát đồng thời cũng là mục đích cuối cùng để phục vụ đời sống con người, con người trong triết học Mác là con người hiện thực sống trong một xã hội nhất định, với các quan hệ xã hội cụ thể thì con người trong triết học Phật giáo là con người nô lệ của các sở cầu tham vọng của mình Mục đích của triết học Mác xít
là xây dựng con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; còn Phật giáo với mục đích giải thoát cứu với con người khỏi bề khổ trở về với Phật tính của mình
Có thể nói, với những triết lý về nhân sinh quan của Phật giáo cho thấy tất
cả những quan niệm này nhằm chống lại đạo Bà-la-môn, chống lại sự bất bình đẳng trong xã hội Chính vì lẽ đó mà những tư tưởng cơ bản của triết lý Phật giáomang nhiều yếu tố duy vật sơ khai tiễn bộ gắn với cuộc sống của con người Từ quan niệm trên, Phật giáo không thừa nhận xã hội có đẳng cấp Đức Phật nói rằng “Không có đẳng cấp trong những dòng máu cùng đỏ như nhau, Không có đẳng cấp trong những giọt nước mắt cùng mặn Mỗi người sinh ra không phải mang sẵn trong bào thai dãy chuyển hay dấu tin-ka (dấu hiệu quý phái của dòng Bà-la-môn) giữa trán" (53; 115]
Trang 101.3 Tứ Diệu Đế trong Kinh điển Phật giáo
Hạt nhân triết lý cơ bản của Phật giáo là đề cao tình thương yêu của con người đối với chúng sinh, thể hiện bản chất đạo đức khuyến thiện, tập trung ở
“Tam tạng chân kinh", gồm: Kinh tạng Luật tạng, Luận tạng
Kinh tạng: Là bộ kinh ghi lại những lời dạy của Đức Phật khi còn sống do
đệ tử của Ngài là A-nan-đa tập hợp trong lần kết tập kinh điển lần thứ nhất Bộ Kinh Tạng gồm có: Trung bộ kinh; Tương ứng bộ kinh; Tăng bộ kinh; Tiểu bộ kinh
Luật tạng: Là sách ghi chép về giới luật đo Phật định ra làm khuôn phép cho các đệ tử, nhất là giới tu hành nơi theo
Luận tạng: Là bộ kinh được các đệ tử của Đức Phật ghi lại sau khi người qua đời Mục đích của Luận tạng là nhằm giới thiệu giáo lý một cách có hệ thống
và phê bình, uốn nắn những hiểu biết sai trái về Đức Phật
Đi tìm hiểu về Phật giáo ta dễ dàng nhận ra nội dung cơ bản của Phật giáo thể hiện trong lời nói của Đức Phật "Trước kia và ngày nay ta chỉ nêu ra và lý giải các chân lý về các nỗi đau khổ và giải thoát các nỗi đau khổ Cũng như nước của đại dương hùng dũng, chỉ có một vị là vị mặn của muối Giải pháp chỉ
có một vị là vị giải thoát" [37; 262) Những điều này được thể hiện một cách rõ nét và sâu sắc trong thuyết Tứ Diệu Đế của nhà Phật
Trọng tâm của giáo lý Đức Phật nằm trong Tứ Diệu Đế mà ngài tuyên dương ngay trong bài thuyết pháp đầu tiên của mình cho những người bạn cũ Sau khi Đức Phật thành đạo được vài tuần, Ngài liền rời cội bồ để để đi đến vườnNai (Lộc Uyển) bên ngoài thành Ba – La - Nại Ở đây, khi thấy thời tiết nhân duyên đã thuận lợi đầy đủ Ngài liền chuyển bánh xe pháp luận đầu tiên, thuyết bài pháp Tứ đế cho nhóm 5 anh em ông Kiều Trần Như là bạn tu cũ của Ngài Sau thời thuyết pháp này, 5 anh em ông Kiều Trần Như đều xin quy y làm đệ tử của Phật và hình tướng Tam Bảo tối sơ nhất được hình thành Phật bảo là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Pháp bảo là nội dung pháp Tứ đế; Tăng bảo là nhóm 5 đệ
tử đầu tiên của Phật Đó là Tam bảo đầu tiên của đạo Phật hiện hữu trên thế gian này
Tứ Diệu Đế được coi là bốn chân lý nhiệm màu có tác dụng như một đạo lý
cơ bản giúp cho người tu dưỡng trên con đường thánh thiện Gồm:
Khổ đế: Nếu lên thực trạng đau khổ về nhiều mặt, triền miên, phổ biến của con người
Tập đế: Chỉ ra nguyên nhân, nguồn gốc dẫn tới tình trạng đau khổ Diệt đế: Kết quả của sự chấm dứt đau khổ
Trang 11Đạo để: Nếu ra con đường hay phương pháp thực hành dẫn đến chấm dứt đau khổ.
Cả bốn chân lý này được Đức Phật trình bày một cách logic, khoa học như lời một thầy thuốc đứng trước mặt con bệnh Trước hết, Ngài trình bày cụ thể cácbiểu hiện nhiều mặt phổ biến của đau khổ, đối với mọi người không loại trừ ai, coi như triệu chứng toàn diện của một của một căn bệnh Tiếp đó Ngài phân tích cho bệnh nhân biết nguồn gốc trước mặt và sản xạ gây nên bệnh tật Sau đó Ngài cho bệnh nhân thấy một viễn cảnh tươi đẹp, khi hết bệnh để bệnh nhân thêm tin tưởng và quyết tâm tự giác tham gia điều trị Cuối cùng Ngài kê đơn thuốc, vạch
ra cho bệnh nhân 8 phương pháp cụ thể, đồng bộ, có liên quan chặt chẽ với nhau,
hỗ trợ thúc đẩy nhau mang lại hiệu quả tốt trong điều trị bệnh (17;98)
Một lần nữa khẳng định rằng, Tứ Diệu Để có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ giáo lý của nhà Phật
2 Nội dung thuyết Tứ Diệu Đế
Tứ Diệu Đế là bốn sự thật chắc chắn, quý báu, hoàn toàn nhất, không có một giáo lý ngoại đạo nào có thể sánh kịp Với bốn sự thật mà Đức Phật đã phát huy đây, người tu hành có thể đi từ địa vị tối tăm, mê mờ, đi dần tới quả vị giác ngộ một cách chắc thật, không sai chạy, như một ngọn đuốc thiêng có thể soi đường cho người bộ hành đi trong đêm tối đến đích Vì cái công dụng quý báu, mầu nhiệm, vô cùng lợi ích như thế nên mới gọi là Diệu
Chữ Đế còn có nghĩa là một sự thật lớn nhất, cao nhất, bao trùm tất cả các
sự thật khác, và muôn đời bất di bất địch, chứ không phải là sự thật có hạn khônggian và thời gian Trong ý nghĩa thánh thiện thì Tứ Đế còn cuộc trong gọi là Bốn Chân Lý Thâm Diệu vì đây là những chân lý do bậc Thánh giả tìm ra và thánh thiện vì đây là chân lý soi đường đưa chúng sinh đạt tới mức độ thánh thiện Siêu thế hoàn toàn trong sạch, thanh lọc mọi nhiễm ô Bốn chân lý ấy còn là thực tại, dính liền với thực tế, chứ không phải huyền ảo mơ hồ Vì sơ xuất, không thấu hiểu Tứ Đế mà con người tự thấy mình bị đặt vào một vị trí tuyệt vọng, bị đẩy đua trong những cảm xúc xung khắc, những khát vọng và những ham muốn, như lời Đức Phật dạy trong kinh Đại Bát Niết Bàn: “Xưa ta cùng các ông, không ngộ bốn chân đế nên phải lưu chuyển mãi trong bể khổ sanh tử Nếu ngộ bốn chân lý,thời thoát ly khỏi sanh tử Sanh tử đã hết không còn thọ thân sau" [50; 569]Giáo lý Tứ Đế được trình bày rõ trong các kinh như Đế Phân Biệt Tâm Kinh (Trung Bộ III, kinh Phân Biệt Thánh Đế (Trung A Hàm), kinh Chuyển PhápLuân (Tương Ưng và Tạp A Hàm) và rải rác rất nhiều trong kinh tạng Pàli Nam truyền như Hán tụng Bắc truyền
Bốn chân lý cao cả ấy là: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế
Trang 12Nội dung của pháp Tứ đế xem như là một quy luật biện chứng nhân quả đảo ngược Khổ đế là quả, Tập đế là nhân, Diệt đế là quả, Đạo đế là nhân Tứ Diệu
Đế đã được Đức phật sắp đặt theo một trật tự rất khôn khéo, hợp lí, hợp tình Ngày nay, các nhà nghiên cứu Phật học Tây Âu mỗi khi nói tới Tử Diệu Đế, ngoài cái nghĩa lý sâu xa, nhận xét xác đáng, còn tóm tắt tán thán kiến trúc, bố cục, thứ lớp của toàn bộ pháp môn đó
2.1 Khổ đế
Trong sự tồn tại của con người thì khổ đau luôn xuất hiện Khổ đau được coi là một thực trạng mà con người cảm nhận từ lúc lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, không ai phủ nhận điều ấy Con người luôn có xu hướng vượtthoát khổ đau, tìm kiếm hạnh phúc, nhưng vì không hiểu rỏ bản chất của khổ đaunên không tìm được lối thoát thực sự; đôi khi ngược lại, càng tìm kiếm hạnh phúc càng vướng vào khổ đau
Khổ đế là chân lý chắc thật, trình bày rõ ràng cho chúng ta thấy tất cả những khổ đau trên thế gian này mà mỗi chúng sinh đều phải chịu, như sống là khổ, đau là khổ, già là khổ, v.v Những nỗi khổ đầy rẫy trên thế gian bao vây chúng ta, chìm đắm chúng ta như biển nước Do đó, Đức Phật thường vì cõi đời như là một biển khổ mênh mông
“Thế nào là Chân Lý cao siêu về sự khổ?
Tư cách sanh trưởng là khổ Sự suy bại già nua là khổ, chết là khổ, đau đớn
là khổ Khóc than, phiền não, thất vọng, muốn không được là khổ Năm uẩn bảo trì nguồn sống là khổ" [39; 13]
Trong Thắng pháp tập yếu luận Đức Phật cũng đã đề cập tới những nỗi khổ đau của con người: “ Thế nào là khổ thánh đế? Này các tỳ kheo, sanh là khổ, già
là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu bi là khổ, tu não là khổ, oán gặp nhau là khổ ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ Tóm lại, năm thủ vẫn là khổ" [8, 424]
Đức Phật đã chỉ cho chúng ta thấy được cái thảm cánh hiện tại của cõi đời Cái thảm cảnh bị đặt này nằm ngay ở trước mắt ta, bên tai ta, ngay trong chính mỗi chúng ta Những sự thật này có thể thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ được chứ không phải là những sự thật xa lạ ở đâu Theo Đức Phật thì đã là một chúng sanh thì không ai không có sinh, không ai không có đau ốm, không ai không có già, không ai không có già, không ai không có chết Và những trạng thái này đều mang theo khổ đau Đã có thân thì tất phải có khổ Đó là một chân lý giản dị, rõ ràng mà ai ai cũng nhận thấy
Trang 14Đến khi sinh, sự đau đớn của người mẹ không sao kể xiết Còn đứa trẻ, khi trong bào thai đến lúc chào đời cũng chịu nhiều khổ sở Trải qua chín tháng mười ngày giam hãm trong không gian chật hẹp, tăm tối Đến kì hạ sinh, thân con phải chen qua chỗ hẹp như đá ép bốn bề, nên vừa thoát ra ngoài liền cất tiếng khóc vang Khổ trong đời sống: Trong đời sống, con người khổ cả về mặt vật chất và mặt đời sống tinh thần Về mặt vật chất con người đòi hỏi những nhu cầu thiết yếu như món ăn, thức uống, đồ mặc, nhà ở, thuốc men Muốn có những thứ đó thì con người phải lao động cần cù, kham khổ, đổ mồ hôi, sôi nước mắt, vắt và khổ cực trăm đường Về phương diện tinh thần, đời người cũng có nhiều điều khổ nhục, có nhiều khi còn đau khổ hơn cả những thiếu thốn vật chất hiện có Cóthể nói, sự sống luôn luôn mang đầy đau khổ cho dù bên ngoài có nở những nụ cười tươi nhưng bên trong vẫn chứa đầy đau thương, những niềm vui chỉ là tạm
bợ, không thật
Trong tác phẩm Truyện Kiểu, đại thi hào Nguyễn Du có viết:
"Cũng trong một tiếng tơ đồngNgười ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”
Lão khổ: Lão là “trạng thái già nua của chúng sanh thuộc các giới cấp đã
có nhiều tuổi thọ, xác thân rệu rã, suy nhược, nhãn nhỏ, giảm sinh khí, lục căn mòn mỏi” [39; 131]
Trong Phật học, già chỉ tình trạng không còn sinh lực của toàn bộ cấu trúc
cơ thể xuất hiện như sự suy yếu về thị lực và thính lực, sự hao mòn của khẩu giác
và vị giác, sự mệt mỏi của thể lực, sự trở nên không còn hấp dẫn, sự biến mất củatuổi trẻ, sự tổn thất của trí nhớ và trí lực Tất nhiên, những bất lực ấy làm phát sinh sự khổ thân và khổ tâm Và do đó tạo thành cội nguồn của khổ thân và khổ tâm Đức Phật cho rằng già là cái khổ đáng sợ Thực sự con người ta rất sợ tuổi già Họ luôn đi tìm những phương tiện và cách thức để đẩy lùi sự tấn công của tuổi già nhưng rồi lại hoàn toàn vô vọng
Trang 15Bệnh khổ: Theo Đức Phật thì hành hạ xác thân con người, làm cho nó khổ
sở không có gì hơn là cái đau "Bệnh là nói tứ đại chẳng điều thích lẫn nhau, cũng có hai: một là thân bệnh, hai là tâm bệnh Thân bệnh có năm: một là nhơn nơi nước, hai là nhơn nơi gió, ba là nhơn nơi nhiệt bốn là tạp bịnh, năm là kháchbệnh Khách bịnh có bốn: một là chẳng phải phận sự gắng gỗ làm; hai là vì quênlầm mà té ngã; ba là dao, gậy ngôi, đá; bốn là quỷ mị dựa Tâm bệnh cũng có bốn: một là hớn hở, hai là sợ sệt, ba là lo rầu, bốn là ngu si " [50; 357]
Có thân là có bệnh, có bệnh tức có khổ Cái thuyết “bệnh là khổ” trở thành một quy luật hiển nhiên, mà con người từ lúc cất tiếng khóc chào đời cho đến lúcnhắm mắt, xuôi tay không ai không nếm mùi cay đắng của bệnh tật Ai cũng biết rằng bệnh là khổ lắm, nó quả thật trở thành một mối đe dọa thực sự bất cứ lúc nào Đây là một vấn đề người đời đang quan tâm, song hầu hết ít ai suy ngẫm để thấy được cái sâu xa khổ đau của bệnh
Cuộc đời dù tốt đẹp đến đâu, dù vinh hoa phú quý đến cỡ nào cũng không thể làm chủ được cái thân của mình bởi bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào Người bị bệnh đau đớn về thể xác đã đành, thân nhân của người bệnh cũng phải khổ theo Bệnh tật thật sự là nỗi kinh hoàng đối với con người cho nên nói bệnh
là khổ
Tử khổ: Trong bốn hiện tượng của vô thưởng là sinh – lão - bệnh - tử thì tử
là cái làm cho con người cảm thấy sợ hãi nhất Cái chết làm cho thân thể tan rã, thần thức theo nghiệp dẫn đi thọ sinh ở một cõi nào chưa rõ Chết là do sinh làm duyên, ở đây, chết do bức tử, chết do những nguyên nhân tự nhiên, chết do chấm dứt tuổi thọ v.v Khi cái chết đến gần, mọi người đều phải chịu những cuộc tấn công khốc liệt của bệnh tật, đau ốm vốn tàn phá cơ thể với những cơn đau không thể chịu đựng được và người ta phải từ bỏ xác thân và để lại đằng sau những người thân yêu gần gũi nhất của mình, bạn bè của mình, những người thứ gì là của mình Cái chết gây ra mọi sự chia ly, người chết khổ đã đành, người sống lại xót xa đau đớn Cả thể xác lẫn tinh thần đều chịu đau đớn, chính vì thế Đức Phật định danh tử là khổ
Ái biệt ly khổ Trong Kinh Đại Niết Bản, Đức Phật dạy: “ Những gì gọi là
ái biệt ly khổ? Đó là những vật mến yêu bị hư hoại lìa tan Vật mến yêu hư hoại lìa tan đó cũng có hai thứ: một là ngũ ấm trong loài người hư hại, hai là ngũ ấm trong cõi trời hư hoại”
Theo quan niệm của Đức Phật thì ái biệt ly là chia lìa hay tách rời những người
và các hành vừa ý Sự chia lý có hai loại là sinh lý và tử biệt Một sự chia là như vậy từ nó không phải một cảm thọ khổ Tuy nhiên, khi sự biệt ly xảy ra, do chết
Trang 16hay trong khi vẫn còn đang sống, với những người mình yêu mến hay xa rời những thứ mà mình hết mục yêu mến thì khổ tâm phát sinh Trong tình thương yêu giữa vợ chồng, con cái, anh em đang mặn nồng thắm thiết thì bỗng dưng bị chia lìa thì không có gì là đau xót hơn Do đó mà Đức Thế Tôn đã gọi ái biệt ly làkhổ Con người thương yêu nhau nhưng đối tượng thương yêu xa lìa, ly biệt thì
sẽ thất vọng, sầu não và khổ đau:
Tản Đà trong bài thơ “Tương tư” cũng đã có những câu thơ:
“Quái lạ! Làm sao cứ nhớ nhau
Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu
Bốn phương mây nước, người đôi ngả
Hai chữ tương tư, một gánh sầu"
Cầu bất đắc khổ: Một nỗi khổ đau không kém gì các nỗi khổ đau khác đó
là mong muốn những gì mình ưa thích mà không được toại nguyện, không đáp lại lòng mong muốn Sống ở trên đời con người càng hy vọng nhiều thì cùng thất vọng nhiều Con người luôn mong cầu ham muốn, mong đánh đạt lợi, mong khỏisinh – lão - bệnh - tử nhưng mong muốn không được toại nguyện nên khó Cái khổ đó con người không thật sự làm chủ chính mình, không làm chủ hoàn cảnh sống của bản thân Do đó, cuộc sống của con người là một chuỗi những khổ đau
do mình tạo ra
Oán tăng hội khổ: Oán tăng hội là gặp những người và các hành không
vừa ý Điều này cũng là nguyên nhân gây ra nổi khổ cho con người Trong cuộc sống, thì cái dễ ưa và cái khó ưa, cái dễ thương và cái đáng ghét luôn luôn cùng hiện hữu, có những con người thương yêu nhau nhưng không được ở gần nhau, phải sống xa la nhau, những thứ mà mình thích lại không đạt được thì là khổ, thể nhưng, con người ghét nhau lại ở gần nhau, sống với nhau, những thứ mình không thích mà cử đến với mình thì cũng là khổ Con người sống với nhau mà không thương yêu nhau, có những sự xung khắc làm con người rất sợ nhưng cái khổ như vậy nhưng điều quan trọng là phải cố gắng đối diện với những tình huống khó ưa đó với một thái độ đúng đắn nhất để cuộc sống của con người trở nên bớt khổ
Ngũ thủ uẩn là khổ Năm vẫn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn,
thức uẩn Thông thường mọi người trong chúng ta đều cho rằng cuộc sống là đau khổ Người nghèo có cái khổ của người nghèo, người giàu có cái khổ của người giàu Biết là mình đang khổ nhưng lại không hiểu cái khổ đó tới từ dâu Khi khổ tới thì chỉ biết kêu than mà lại không đi tìm nguyên nhân cái khổ của nó Lý giải
Trang 17cho nỗi khổ mà con người đang mắc phải là do con người mắc vào năm uẩn, do con người chấp thủ năm uẩn Theo quan niệm của Đạo Phật thì con người từ thântới tâm đều do năm uẩn trên cấu tạo mà nên Thân thể được cấu tạo từ đất, nước, gió, lửa và thuộc về sắc uẩn vật chất Tâm là sự vận hành biến chuyển của thời tưởng, hành, thức thuộc về tinh thần (vọng thức) Chúng sinh vì chấp ngã, sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà tham ái, chấp thủ thành ra đau khổ Vì sao chấp thủ, vì sao tham ái? Chính cái ý niệm thân thể ta, tình cảm ta, tư tưởng ta, tâm tư ta, nhận thức của ta… hình thành cái ta ham muốn, vị kỷ Vì chấp có cái Ta cho nên sinh tham ái Nếu không có cái Ta thì tham ái sẽ không có mặt Mê lầm chấp ngã sinh tham ái, ái không đạt được thành ra đau khổ Vì chấp năm uẩn nên sinh đau khổ.
Thế mà nhân sinh lại ngắn ngủi, không may một cái sơ sẩy chân tay, rối loạn nào đó trong cơ thể cũng có thể đặt dấu chấm hết cho cuộc đời này Có sinh thì ắt có diệt, tất cả đều vô thường Nếu không thấm nhuần chân lý này mà cứ bám víu, muốn có sự cố định, muốn mọi thứ đều vĩnh viễn trường tồn thì còn khổ Bởi lẽ tất cả mọi thứ những tưởng của ta sẽ mất đi, còn gì nữa đâu mà tranh giành hơn thua, được mất?
Nhưng sống trong cuộc đời này, con người không ai thoát khỏi những nỗi đau, buồn giận, những bế tắc về nội tâm, trắc trở trong cuộc sống Con người ai
mà chẳng có dục vọng nảy sinh làm cho mê mờ, đuổi theo dục vọng lại càng bị trói chặt trong cuộc sống tội lỗi, khổ đau Do vậy, nếu không hiểu rõ Ngũ uẩn càng làm cho con người luôn khổ đau, trở thành gánh nặng cho chính mình Chính Ngũ uẩn là gánh nặng mà kẻ gánh cái nặng ấy chính là con người Mang cái gánh nặng lên chính là mang lòng tham ái, níu kéo, chấp thủ cái Ta Đặt gánh nặng xuống tức là rời bỏ lòng tham, đoạn diệt khát ái một cách hoàn hảo.Người có trí tuệ thường biết cân bằng lại đời sống nội tâm của mình, biết
“đặt gánh nặng xuống” để xả bỏ những muộn phiền, chấp thủ, tham ái, tự Ta cho đời sống của Ta thêm an lạc
Trong Kinh Tương Ưng, phẩm Gánh nặng, có những câu thơ rất hay về Ngũuẩn rằng:
Trang 18Không mang thêm gánh khác.
Nếu nhổ khát ái lên
Tận cùng đến gốc rễ,
Không còn đói và khát
Được giải thoát tịnh lạc
2.1.2 Hoại Khổ
Đây là một hình thức đau khổ có ý nghĩa triết lý sâu hơn Riêng chữ “Hoại”
có nghĩa là sự thay đổi dẫn dần của một vật thể tới một giai đoạn hư nát, nhưdanh từ biến hoại, băng hoại, hư hoại vậy hoại khổ được hiểu là cái khổ tiếptheo sau một niềm vui tàn tụ Do cuộc thay đổi đột ngột của cuộc sống thăngtrầm, được mất gây ra nên khổ Trạng thái biển đổi có thể ngắm ngầm tiêu diệt tất
cả những hạnh phúc trên thế gian Trong khi hoàn cảnh biển đổi và tất cả đềuphải biến đổi thì chính hương vị ngọt bùi của hạnh phúc cũng trở thành vị đắngcay của đau khổ Cái vui được có càng nhiều thì cái buồn khi mất càng nặng.Theo quan điểm nhà Phật thì không có một vật thể nào trong vũ trụ nàykhông bị luật vô thường chi phối, không thể tồn tại được mãi, dù cho có cứng rắnnhư sắt đá thì lâu năm cũng mục nát, to lớn như trái đất, mặt trăng, mặt trời lâungày cũng bị tan rã Yếu ớt, nhỏ nhoi như thân người thì mạng sống lại càngngắn ngủi, phù du Cái búa tàn ác của thời gian đập phá tất cả, mỗi phút giây conngười sống cũng là mỗi phút giây con người bị hủy hoại, dù con người có sứcmạnh bao nhiêu cũng không thể ngăn cản được, chống đỡ để ngăn cho thời giankhông hủy hoại được con người
Cái khổ đau có ý nghĩa sâu sắc hơn là khổ đau do trình độ hạn chế của nhậnthức cảm tính đem lại do chỉ nhìn thấy được cái vỏ bên ngoài của sự vật hiệntượng mà không thấy được bản chất bên trong của nó Tri kiến hiện thực chỉdừng ở mức độ tùy giác chưa thể nhập được vào các yếu tố thuộc nội hàm sự vật
để nắm bắt và hiểu được mối quan hệ của sự nhân quả và sự biến đổi Với Hoạikhổ, Kinh Phật đề cập tới mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lýtính Trên cơ sở quan sát thực tế cuộc sống phải từng bước nâng cao nhận thức từmột mặt tới toàn diện, từ hiện tượng tới bản chất, tìm ra quy luật nhân quả của sựbiến đổi (vô thưởng) Hoại khổ thuộc Lạc tho
2.1.3 Hành khổ.
Đây là hình thức thứ ba của đau khổ Sở dĩ con người đau khổ là vì chưanhận biết được hình thái và phương hướng biến đổi của sự vật trong thời gian Ởđây đã tiến vào một giai đoạn nhận thức cao hơn Từ nhận thức trực tiếp đi vàonhận thức gián tiếp bằng khái niệm phán đoán và suy lý, từ sự vật cụ thể đi vào