Đặc biệt, ông đã táo bạo thổi vào hình tượng nghệ thuật ấy những ẩn ức tính dục, miêu tả, tôn vinh hình thể của người phụ nữ tràn đầy sinh lực, xem đó là “báu vật của đời”.II.Mục tiêu ng
NỘI DUNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Mạc Ngôn – gương mặt tiêu biểu của văn học đương đại Trung Quốc 1.1Tác giả Mạc Ngôn
Mạc Ngôn ( sinh ngày 17 tháng 2 năm 1955), tên thật là Quản Mô Nghiệp, sinh tại huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc Ông là một nhà văn người Trung Quốc xuất thân từ nông dân Do cuộc “Cách mạng văn hoá” nổ ra ông phải bỏ học khi chưa học xong bậc tiểu học, đi làm lao động nhiều năm ở nông thôn Mười năm đó, ông phải đi chăn dê ngoài đồng, đói khát và cô đơn Đến khi cuộc Cách mạng văn hoá chấm dứt ông bắt đầu gia nhập quân đội để có “Cơ hội chạy trốn khỏi mảnh đất kinh hoàng ấy” 1 Đến năm 1984, ông trúng tuyển vào khoa văn thuộc học viện nghệ thuật Quân giải phóng và tốt nghiệp năm 1986 Sau đó ông chuyển ngành sang hoạt động trên lĩnh vực báo chí và viết văn chuyên nghiệp
Năm 1981 ông bắt đầu công bố tác phẩm và đến nay, ông đã in 10 truyện dài,
20 truyện vừa, hơn 60 truyện ngắn và những bài ký, phóng sự, tuỳ bút,… Hiện nay ông là sáng tác viên bậc 1 của Cục chính trị- Bộ Tổng tham mưu Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc
Ngày 11 tháng 10 năm 2012 ông được trao giải Nobel Văn học, là nhà văn đầu tiên mang quốc tịch Trung Quốc nhận giải thưởng danh giá này
1.2 Tác phẩm “Cao lương đỏ”
Bối cảnh " Cao lương đỏ " dựa trên Chiến tranh chống Nhật Bản và cuộc sống dân gian của thị trấn Đông Bắc Cao Mật vào những năm 1920 và 1930 Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, với nhân vật chính là bà nội - Đới Phượng Liên của người kể chuyện Cô gái trẻ đầy khát vọng yêu đương đã bị gả cho một người đàn ông mắc bệnh phong Ngày lên kiệu hoa, cô gái đầy chán chường ấy đã gặp và say mê một trong những người phu kiệu khỏe mạnh, mà sau này đã trở thành tư lệnh Từ Chiêm Ngao, người anh hùng phục kích đoàn xe Nhật.
1 Mạc Ngôn, Người tỉnh nói chuyện mộng du, tr352, Trần Trung Hỷ dịch, NXB Văn học, 2008
Ngày hôm ấy chính anh đã cứu cô khỏi tay bọn cướp Hai ngày sau ở nhà chồng, cô thức trắng với con dao trong tay Ngày thứ ba được trả về, người phu kiệu đã cướp cô chạy vào rừng cao lương đỏ Ba ngày hạnh phúc trong rừng đã đem lại cho cô một đứa con trai, cha của người kể chuyện Năm 14 tuổi, người con trai gia nhập đoàn quân của Từ Chiêm Ngao mà ông vẫn coi là cha nuôi. Người con gái giờ đây đã là người thiếu phụ, ngày ngày vẫn làm bánh đem ra chiến trường khao quân Trong một lần gánh bánh gặp đúng lúc xe giặc đang đi qua, bà đã hy sinh.
Cao lương đỏ là tác phẩm kinh điển thể hiện sức sống ngoan cường của người dân Cao Mật trong cuộc kháng chiến chống Nhật đầy máu lửa và tinh thần dân tộc Bên cạnh đó thì tác giả cũng đề cập những vấn đề nhức nhối trong xã hội. Ngoài ra tác phẩm còn phản ảnh một tinh thần tự do trong tư tưởng và hành động thông qua hình tượng nhân vật Vượt lên những ràng buộc về quan niệm và lễ giáo, họ đã thể hiện niềm khát khao tự do, mưu cầu hạnh phúc cho bản thân mình.
Tác phẩm từng được giải thưởng văn học Mao Thuẫn năm 1985- 1986 và đã được chuyển thành phim điện ảnh và phim truyền hình.
2 Những vấn đề chung về lý thuyết “Nguyên lí tính mẫu”
2.1 Định nghĩa thuật ngữ “Nguyên lý tính mẫu”.
Trong quan niệm vũ trụ của người phương Đông, Trời là Cha, Đất là Mẹ Trời là Đấng hóa sinh, xoay chuyển vạn vật, đại diện cho khí dương; Mẹ là Địa mẫu, là khí âm, kết hợp với khí dương để sinh ra muôn loài Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới chỉ dẫn “biểu tượng người mẹ gắn liền với biểu tượng biển, cũng như với biểu tượng đất bởi vì cả ba đều là nơi chứa đựng và là cái tử cung 2 mang giữ sự sống” 3 Cùng ý nghĩa đó, Ferenczi cho rằng mong muốn quay trở lại tử cung (Regressus ad uterum) và nước ối tượng trưng cho sự thoải mái, là 4 điều ước để trở về nguồn gốc của sự sống của con người Vì vậy, tính mẫu trước hết là nói về Mẹ và các thiên chức của người Mẹ Nói đến Mẹ tức là nói đến
“con” và mối quan hệ chặt chẽ, hợp thành một thực thể độc nhất, không tách
2 Tử cung: Về ý nghĩa tượng trưng của gắn liền một cách phổ biến với sự hiển lộ, sức sinh sản, thậm chí với cả sự tái sinh tinh thần - Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (1997), Nxb Đà Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du,
3 Chevalier J, Gheerbrant A (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà NẵngTrường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội – tr,586
4 Sandor Ferenczi (1873-1933) là nhà phân tâm học người Hungary, nhà lý thuyết chủ chốt của trường phái phân tâm học và là cộng sự thân cận của Sigmund Freud. rời: “mẹ con” Chính chức năng sinh sôi “mang nặng đẻ đau”, sự ấp ủ, chở che, nuôi dưỡng, bảo trợ cho con cái của người Mẹ là một trong các yếu tố quan trọng nhất để trở thành nguyên lý tính mẫu Trong đó Mẫu là gốc, là cái ban đầu, là nơi to lớn có thể chứa đựng, bao bọc những gì nhỏ bé, yếu đuối Như vậy, tìm về tính mẫu là tìm về chốn “nghỉ ngơi”, “chỗ trú ngụ” an toàn, là nơi có thể được xoa dịu, được hồi sinh từ “bàn tay mẹ vuốt ve và nhiều khi cần ngã vào lòng mẹ để tìm an ủi” 5 Có thể nói, “tất cả những gì làm nên cõi ẩn náu vĩ đại của loài người, đó chính là Mẹ Vĩ Đại”.
Các thiên chức của mẹ đã khẳng định vai trò quan trọng của nguyên lý tính Mẫu (Mẹ) Điều này xuất phát từ tục thờ các Nữ thần của cư dân các tộc người thời cổ xưa Ở Trung Quốc, tính Mẫu thể hiện trong hình ảnh vị thần sáng thế: Nữ
Oa Theo thần thoại, Nữ Oa sinh ra từ mặt đất (thuộc tính âm) Thuở trời đất mới khai sinh không có loài người, Nữ Oa đã lấy “đất vàng từ mặt đất, trộn với nước, nhồi thành đất sét Bà dùng đôi tay khéo léo nặn đất sét thành hình người rồi ban cho chúng sinh mệnh” 6 Không chỉ tạo dựng, ban sự sống cho con người mà người mẹ vĩ đại này không ngừng chỉnh đốn lại trật tự của vũ trụ, bảo vệ con người sống bình yên, hạnh phúc Để nhân loại được duy trì mãi mãi, bà đã thiết lập ra chế độ hôn nhân Bà cho nam nữ kết hợp, từ đó mà loài người sinh sôi Vì điều này, người xưa còn tôn xưng bà là “Cao Môi”, nghĩa là Nữ thần hôn nhân Bà được dân gian sùng bái như một vị thần thuỷ tổ của loài người “Ở đất nước Ấn Độ từ thời cổ đại, hình ảnh các vị nữ thần đã hiện lên song hành cùng với các vị nam thần, thậm chí còn được coi là ngọn nguồn năng lương của vạn vật” 7 nên người Ấn Độ cổ đại cũng xuất phát từ chức năng sinh sôi, bảo tồn của nguyên lý tính mẫu mà tín ngưỡng, thờ Thánh mẫu Kali Nữ thần xuất hiện với bộ dạng khủng khiếp: da thịt hốc hác, đen ngòm, miệng luôn há ra, lưỡi đỏ và mắt đỏ ngầu, tiêu diệt quỷ Raktabija, máu me đầy người… đã mang đến cuộc sống, cái chết và sự hồi sinh cho con người Tương tự, trong tâm thức từ ngàn đời của người Việt, họ luôn tin rằng mỗi người đều có chung một người mẹ Mẹ Âu Cơ được coi như một yếu tố bắt đầu, duy trì và phát triển nòi giống loài người Từ đó, người Việt có tín ngưỡng thờ Mẫu (Đạo Mẫu) từ thời thị tộc mẫu hệ như: Thượng Thiên Thánh Mẫu (Mẫu Đệ Nhất), Thượng Ngàn Thánh Mẫu (Mẫu Đệ Nhị), Mẫu Thoải (Thủy) hay Bà Chúa Lạch (Mẫu Đệ
5 Nguyễn Khắc Viện (1991), Từ điển Tâm lý, Nxb Ngoại văn, Hà Nội – tr164
6 Trần Liên Sơn (2012), Truyền thuyết, Thần thoại Trung Quốc (Ngô Thị Soa dịch), Nxb Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh – tr14
7 Bùi Thùy Linh (2018), “Cổ mẫu mẹ trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Quốc gia Nghiên cứu và giảng dạy Ngữ Văn trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, Nxb Khoa học Xã hội, Tr 169-174.
Tam) – những vị nữ thần cai quản tự nhiên trong đời sống của con người, với ước vọng đem đến cho con người cuộc sống tự do, hạnh phúc Ngoài ba vị Nữ thần tối thượng trên, người Việt còn thờ Bà Chúa Liễu (Nam Định), Bà Đen (Néang Khmau ở Nam Bộ) vốn là hóa thân của nữ thần Kali trong đạo Bà la môn (Ấn Độ), Nữ thần Po-Nagar của người Chăm (Huế, Nha Trang)… Chức năng của tính mẫu còn hiện hữu trong hình ảnh nữ thần Gaia Gaia được người
Hy Lạp tôn thờ là “Đất Mẹ”, tượng trưng cho mặt đất (tính âm), được coi như tổ tiên của vạn vật Chính vì bản chất đặc biệt này, tục thờ Nữ thần luôn luôn là những người Mẹ có khả năng sinh sôi nảy nở, bảo tồn, duy trì nòi giống Như vậy, việc tín ngưỡng Đạo Mẫu trên, xét cho cùng đều khởi nguồn từ sự biết ơn đối với người phụ nữ, người mẹ trong nhận thức thuở khai sơ của con người Vì ý nghĩa huyền thoại trên, tính mẫu chuyển hóa vào văn chương và do đó, văn chương chứa đựng vô số vết tích của tính mẫu Tính mẫu trở thành một “ký hiệu”, một “mã” để người đọc khám phá tầng tầng lớp lớp ý nghĩa trong văn bản, nó vừa là “nó” của thời xưa cũ, là “nó” qua thời gian, là “nó” ở thực tại, là
“nó” trong tâm thức người sáng tạo và là “nó” trong tâm thức người tiếp nhận” 8 Tính mẫu với các biến thể của nó trở thành những điểm kết nối liên văn bản, thông qua đó, việc đọc Mạc Ngôn từ nguyên lý tính mẫu trở thành một chuyến du hành thú vị giữa các văn bản Hình tượng nhân vật nữ trong các tiểu thuyết Cao lương đỏ vừa được kiến tạo dựa trên nguyên lý tính mẫu vừa kết nối liên văn bản với mạng lưới ngữ nghĩa và chủ đề về người phụ nữ trong văn học Trung Quốc nói riêng và văn học thế giới nói chung Cách tiếp cận này có thể khai mở các tầng ý nghĩa đa dạng của hình tượng nhân vật nữ, đồng thời củng cố vững chắc niềm tin rằng: người phụ nữ trong văn học dù được nhìn ở góc độ nào cũng tựa vào nguyên lý tính mẫu.
2.2 Những quy luật của nguyên lý tính mẫu
Nguyên lý tính Mẫu ở mỗi giai đoạn hay mỗi thời kỳ Nguyên lý ấy có những biểu hiện khác nhau, điều đó bắt nguồn từ truyền thống đề cao người phụ nữ trong nền văn hóa của mỗi dân tộc không chỉ ở phương Đông nói riêng mà ngay ở các nước phương Tây Sự biểu hiện của nguyên lý tính mẫu luôn có sự thay đổi nhờ có sức ảnh hưởng của những vấn đề khác như tôn giáo, chính trị, văn hóa, Tuy nhiên, nhìn chung tất cả những biểu hiện đó đều chung quy ca ngợi người mẹ, như là ngưỡng vọng bất kì của mọi người Có thể thấy được rằng ngay từ đầu nguyên lý tính mẫu cũng đã tồn tại và xuất hiện ở trong thời kỳ
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ TRUNG TÂM – ĐỚI PHƯỢNG LIÊN
1 Đới Phượng Liên – nhân vật nữ trung tâm trong tác phẩm
11 Foucault, Michel (1978) The History of Sexuality.
Trong suốt một thời gian dài, nền văn học Trung Quốc chìm trong sự hỗn loạn về chính trị kéo theo nhiều biến động về tình hình xã hội trong đó có văn học. Thời kì “cách mạng văn hóa” là thời kì gây nên những khủng hoảng sâu sắc trong nền văn học Trung Quốc Chính những sự biến động đó mà đời sống tinh thần của nhân dân Trung Hoa bị kìm hãm trong thời gian dài Bất cứ một nền văn hóa nào cũng thế, khi quyền sống của con người bị đè nén thì văn học sẽ thay con người cất lên tiếng nói đòi quyền cá nhân Điều đó được minh chứng qua hàng loạt các thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật được thế giới ca ngợi Nền văn học hiện đại của Trung Quốc cũng đạt được nhiều thành công, nó đánh dấu thời kì văn học Trung Quốc bước sang một trang mới, thời kì hội nhập văn học thế giới Văn học lúc này phản ánh khát vọng, ước muốn cá nhân, phơi bày và phê phán sự lạc hậu tồn tại của chế độ phong kiến kìm nén sự phát triển của văn học.
“Cao lương đỏ” là câu chuyện cuộc đời của một người phụ nữ mà những khoảnh khắc hạnh phúc của cô đều gắn với cây cao lương Một vài nhân vật nữ cũng xuất hiện trong tác phẩm nhưng Phượng Liên là nhân vật trung tâm, được khắc họa rõ nét và nổi bật nhất Đới Phượng Liên – một cô gái vừa tròn mười sáu tuổi, “cô thiếu nữ vừa xuân thì, phát tiết dung nhan, thắm màu hoa nguyệt” tràn đầy sức sống Nàng sinh ra và lớn lên ở vùng đất Cao Mật – Sơn Đông. Cuộc đời nàng cũng gắn liền với những điều hạnh phúc và khổ đau, thăng trầm với những biến cố lịch sử nơi vùng đất ấy Cũng như bao người con gái khác, thiếu nữ đẹp đó ôm ấp trong mình niềm khát khao cháy bỏng “được ngả vào lòng một chàng trai vạm vỡ đàn ông, giải khuây bao nỗi trầm uất, cô tịch” Trớ trêu thay, người thiếu nữ này buộc phải lên kiệu hoa “về làm vợ thằng con trai độc tự Biển Lang… con trai độc nhất của Đơn Đình Tú, tay bá hộ giàu lên nhờ nấu rượu cao lương” để trừ nợ.
Số phận của bà tiêu biểu cho số phận của nhiều người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ: bị gia đình ép buộc phải lấy một người mà nàng không hề thương yêu, phải trao cuộc đời mình cho một người không quen biết lại còn mang bệnh trong người và cả những khát khao yêu thương rạo rực luôn chảy trôi trong lòng…Phượng Liên – người phụ nữ ấy chỉ là con rối vô hình mặc cho xã hội giật dây Ngay cả quyền được hưởng trọn vẹn hạnh phúc dường như cũng là một điều quá xa vời Có thể nói, số phận những con người ở thời đại cũ mà điển hình là những người phụ nữ ở đất Cao Mật, đều là những tấn bi kịch.Suy cho cùng, cái bi kịch của họ đều xuất phát từ bản năng không được đáp ứng, không được sống trọn vẹn với những khát khao hạnh phúc đúng nghĩa giữa một xã hội phong kiến kiềm tỏa và bao vây số phận họ Vì quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” mà những người phụ nữ trong xã hội cũ không thể đến được với người mình yêu, không dám mơ đến một hạnh phúc đích thực Là một nhà văn luôn quan tâm, day dứt, trăn trở trước số phận của những người phụ nữ, bởi vậy, trong tác phẩm của mình, Mạc Ngôn đã cất tiếng bênh vực cho số phận của những người phụ nữ Ông khẳng định: “Cao lương đỏ thực chất là phô bày tinh thần giải phóng cá tính, đó là dám nói, dám nghĩ và dám làm” Vượt lên trên những ràng buộc về quan niệm và lễ giáo, Phượng Liên đã thể hiện niềm khát khao tự do, mưu cầu hạnh phúc cho bản thân mình, để cho những cảm xúc khát khao hạnh phúc một lần nữa tỏa ra, dệt nên một chuyện tình thật đẹp đẽ, lớn lao Đó là mối tình đẹp đầy lãng mạn giữa nhân vật “bà nội tôi” và tư lệnh
Từ Chiếm Ngao gắn liền với biển rừng cao lương đỏ Nó bắt đầu bằng những rung cảm của một cô gái 16 tuổi, nó rạo rực nhất cũng là trần tục nhất khi hai thể xác hòa làm một, nó sâu lắng nhất khi người con gái vẫn âm thầm làm hậu phương cho người mình trao trọn yêu thương Họ đến với nhau, hiến dâng cho nhau với một lòng nhiệt thành, say đắm Dường như định mệnh đã sắp đặt hai con người ấy sinh ra để gắn kết với nhau trong suốt những năm tháng dài đằng đẵng của cuộc đời, nắm tay cùng nhau chạy mãi xuyên qua từng ruộng cao lương bạt ngàn Tình yêu của họ là sự giải thoát cho bản thân trước sự kìm kẹp của lễ giáo phong kiến: “Bà và ông yêu mến nhau trong ruộng cao lương đang sinh sôi nảy nở Hai trái tim bất kham, coi thường cả luật lệ còn kết dính hơn cả hai xác thịt khoái lạc của họ Chuyện mây mưa của họ trong ruộng cao lương đã vạch một vạch đỏ trong trang sử phong phú màu sắc của quê hương đông bắc Cao Mật chúng tôi.” Đới Phượng Liên đã trở thành người đi đầu trong việc giải phóng cá tính, là điển hình của người phụ nữ sống tự do, tự chủ Số phận của người phụ nữ ấy là sự hòa quyện giữa thánh thiện và phàm tục, giữa phong kiến và hiện đại, giữa tầm thường và cao sang, giữa dòng máu thổ phỉ và nữ anh hùng dân tộc… Ở bà có tất cả những gì xấu xa nhất và cả những gì đẹp đẽ nhất của người phụ nữ lúc bấy giờ, là đại diện cho quê hương Cao Mật và cả dân tộc Trung Hoa Tính cách của một con người được nâng lên tầm vĩ mô, được hình tượng hóa, điển hình hóa thành những điều lớn lao Có khi vụt sáng, có khi chợt tắt nhưng luôn ẩn chứa bên trong là một sức mạnh, khao khát nội tại bền bỉ Những gì tác giả miêu tả Phượng Liên là số phận của những người phụ nữ Trung Quốc phong kiến thời bấy giờ, cũng chính là những khát khao phá bỏ luật lệ mà Mạc Ngôn muốn hướng tới.
2 Hình tượng nhân vật nữ nhìn từ nguyên lý tính mẫu
II.1 Nhân vật với chức năng sinh sản, duy trì nòi giống
Trước hết, phải khẳng định: Nét nổi bật trong các nhân vật nữ trước tiên là vẻ đẹp phồn thực, là cơ sở của sự duy trì, bảo tồn nòi giống Đây là thiên chức vốn chỉ có ở người phụ nữ - thiên chức làm mẹ
Thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng sinh sống bằng nghề nông cần phải có mùa màng tươi tốt và con người được sinh sôi nảy nở. Những trí tuệ sắc sảo thì tìm các quy luật khoa học để lý giải hiện thực và họ xây dựng nên triết lý âm dương, còn những trí tuệ bình dân thì nhìn thấy ở thực tiễn đó một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà họ sùng bái nó như thần thánh và xây dựng nên tín ngưỡng phồn thực (phồn: nhiều, thực: nảy nở) Tín ngưỡng phồn thực từng tồn tại suốt chiều dài lịch sử, được thể hiện ở hai dạng: thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ và thờ hành vi giao phối.
Theo GS Trần Ngọc Thêm trong công trình “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” thì “Tín ngưỡng phồn thực là tín ngưỡng cầu mong cho sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người” 12 Và theo tác giả Hồ Thị Hồng Lĩnh thì tín ngưỡng phồn thực được hiểu như sau: “Người ta cầu mùa màng tươi tốt để duy trì cuộc sống và con người cần phải sinh sôi nảy nở để tồn tại và phát triển, từ đó phát sinh cái gọi là tín ngưỡng phồn thực: Tín ngưỡng là niềm tin; phồn là nhiều; thực là nảy nở Như vậy tín ngưỡng phồn thực là niềm tin vào sự này nở ra nhiều vật”
Như vây ta nhận thấy rằng mỗi khái niệm có một cách diễn đạt khác nhau, tuy nhiên đều có một điểm chung là đều nói về sự sinh sôi, nảy nở Từ đây ta có thể đưa ra khái niệm tín ngưỡng phồn thực như sau: Tín ngưỡng phồn thực là một hình thức tín ngưỡng dân gian thể hiện ước vọng của người dân về sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người, về cuộc sống ấm no, đủ đầy Nó được thể hiện dưới các hình thức mang tính phô diễn dưới dạng âm dương, đực cái. Ở thế giới phương Đông, từ những tài liệu được khai quật và xem những tài liệu hiện có, việc sùng bái phồn thực thịnh hành ở cả Trung Quốc và ấn Độ Quan trọng hơn là ở hai quốc gia này, sùng bái phồn thực không chỉ biểu hiện là một hiện tượng văn hoá mà còn là đặc sắc trong nền văn minh của họ, nó thẩm thấu
12 Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh – tr,24 Đạo mẫu có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của nhân dân Nó “ an ủi bao tâm hồn cay cực” Người dân quê dù nghèo giàu đều tri ân Mẫu Mẫu là hồn của đất Mẫu là cơm gạo ta ăn, cho hoa trái bốn mùa tươi tốt Mẫu làm cho nỗi lòng của kẻ đang gặp khổ sở được xoa dịu, giúp cho kẻ bệnh tật tăng thêm sức kháng cự; biến kẻ ác đã có dã tâm trở nên hài hoà, ngay cả người bình thường cũng được hưởng phúc, đã tốt lành lại càng tốt lành thêm.
Sức ảnh hưởng của Đạo Mẫu đi vào lòng công chúng chứng tỏ được tình yêu thương mà nó mang đến cho con người không chỉ về mặt thể xác mà sâu bên trong tâm hồn cũng được chữa lành, chở che và yêu thương.
2.1.3 Tình yêu thương của nhân vật người phụ nữ trong tiểu thuyết :
Tình thương yêu được thể hiện qua hình tượng “bầu vú” không chỉ với ý nghĩa như là thứ nguồn sống đặc biệt với khả năng nuôi dưỡng mà còn chứa đựng sức mạnh tái sinh:
Bà Ngát đã dùng bầu vú của mình để chữa bệnh cho ông Cam và mang cho ông một cuộc đời khác: “ Chỉ có mình bà mới chữa được như thế Tức là bà ta bế đầu ông lên, cho ông bú như mẹ cho con bú Rồi một tay bà xoa vào lưng ông, tay kia bà kéo cái chim ra cứ mỗi lần như thế ông đã dần khỏi bệnh.” 23
Cũng như bà Ngát, Nhụ đã dùng bầu vú của mình để đưa Điều từ cõi chết trở về: “Nhụ hết sức âu yếm để giữ cái vong linh lay lắt chỉ chực vụt bay đi mất,… cô kéo anh vào ngực mình Cô muốn dùng đôi vú của mình để giữ mạng Điều.
Hình ảnh cô đồng ( Nhân vật Mùi) trong lễ nghi hầu đồng thể hiện được sức mạnh của sự yêu thương: Nhân vật cô Mùi có khả năng chữa bệnh cho người ốm bằng những lá cây rừng bí ẩn : “ Cô gặp một bà lão người Mường trong rừng sâu kia Sau đó truyền lại cho cô về bài thuốc quý để chữa bệnh từ lá rừng”.
Nhân vật Nhụ với giọng hát chữa lành tâm hồn con người: “ Giọng Nhụ tươi tắn, réo rắt, ríu rít như tiếng hoạ mi” 24 Tiếng hát ấy đã góp phần thanh lọc tâm hồn con người khiến con người ta thoát khỏi những đau khổ của thế giới phàm tục để hướng đến Mẫu, hướng đến những điều tốt đẹp nhất.
23 Nguyễn Xuân Khánh (2006), Mẫu Thượng Ngàn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
24 Nguyễn Xuân Khánh (2006), Mẫu Thượng Ngàn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.