1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ý kiến cá nhân về một nội dung của văn hóa việt nam hiện nay

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Một đặc trưng nổi bật của văn hóa Đông Nam Á là “Thống nhất trong đa dạng” và quá trình hội tụ bắt nguồn từ nhiều trung tâm khác nhau cho nên chúng không mang tính đơn tuyển trong sự biệ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

Câu 1: Những đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam truyền thống đến hiện đạiCâu 2: Ý kiến cá nhân về MỘT nội dung của Văn hóa Việt Nam hiện nay

HÀ NỘI-2023

1

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 3

B NỘI DUNG 3

Chương 1: Cơ sở lý luận 3

1.1 Khái quát chung về khu vực Đông Nam Á và Việt Nam 3

1.2 Văn hóa và các đặc trưng văn hóa 5

1.2.1 Khái niệm văn hóa 5

1.2.2 Khái niệm đặc trưng văn hóa 8

1.3 Bản sắc văn hóa dân tộc 8

1.3.1 Khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc 8

1.3.2 Vị trí của bản sắc văn hóa dân tộc 8

1.3.3 Bản sắc dân tộc – hệ giá trị 9

Chương 2: Những đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại 9

2.1 Điều kiện hình thành văn hóa Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam 9

2.1.1 Điều kiện hình thành văn hóa Việt Nam 10

2.1.2 Đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam 11

2.2 Những nét đặc trưng truyền thống cơ bản trong văn hóa Việt Nam 13

2.3 Giá trị của văn hóa Việt Nam trong hành trình chuyển từ truyền thống sang hiện đại 18

Chương 3: Quan điểm về công dân toàn cầu và câu chuyện bản sắc văn hóa dân tộc 26

3.1 Hiện tượng công dân toàn cầu 26

3.2 Trào lưu toàn cầu hóa và hệ quả 28

3.3 Quan hệ giữa toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa 29

C KẾT LUẬN 31

2

Trang 3

A MỞ ĐẦU

C.Mác đã từng chỉ rõ, mọi hoạt động văn hóa của loài người trước hết thuộc về lao động vật chất cảm tính, “tôn giáo, gia đình, nhà nước, luật pháp, đạo đức, khoa học, nghệ thuật, v.v đều là phương thức đặc thù của sản xuất, hơn nữa, còn thực sự chi phối của quy luật phổ biến của sản xuất” Như vậy, lao động, thực tiễn v.v những hoạt động tự giác có ý thức, có mục đích của loài người đã xác nhận rõ “sự tồn tại loài” của con người, đó cũng chính là nguồn gốc bản chất chân thực của con người, cũng là nguồn gốc bản chất của văn hóa

Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội” Về văn hóa Việt Nam là những gì thuộc về đời sống tinh thần, kể cả đời sống tâm linh, là thể hiện tư duy sáng tạo, là ý thức về những lĩnh vực trong đời sống của người Việt Nam cùng với những phương thức tiếp cận giá trị đời sống tinh thần qua quan hệ giao lưu với các dân tộc khác Môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam giúp người học hiểu những khái niệm cơ bản cần thiết cho việc hiểu về một nền văn hóa, giúp học nắm được các đặc trưng cơ bản cùng tiến trình hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam.

B NỘI DUNGChương 1: Cơ sở lý luận

1.1 Khái quát chung về khu vực Đông Nam Á và Việt Nam

Đông Nam Á là khu vực nằm ở phía Đông Nam của Châu Á với diện tích 4.523.000 km bao gồm có 11 quốc gia nằm ở phía Nam Trung Quốc, phía Đông Ấn2 Độ và phía Bắc của Úc.

Do điều kiện địa lí của mình, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đồi rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm Vì thể Đông Nam Á còn được gọi là khu vực "Châu Á gió mùa” Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khi hậu vùng Đông Nam Á đáng lẽ có thể trở nên khô cằn như một số khi vực lục địa khác có cùng vĩ độ Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sống và sản xuất hằng năm, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như hỗ tiêu, sa nhân, đậu khẩu, hồi, quế, trầm hương và cây lương thực đặc trưng là lúa nước.

Theo một số nhà nghiên cứu thì cư dân Đông Nam Á cô những nét chung thống nhất về mặt văn hóa, vì cư đân ở đây có chung một nền tăng văn hóa Đông Nam Á, lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế chính Đông Nam Á được coi là "cái nôi" của cây lúa nước và là một trong 5 trung tâm cây trồng lớn trên

3

Trang 4

thể giới Văn hóa Hòa Bình đã chứng minh cư dân ở đây đã thuần hóa nhiều giống lúa, thực vật khác nhau, xuất hiện nền nông nghiệp sơ khai với các loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây có củ và bầu bí, các cây họ đậu ở vùng thung lũng chân núi Có nhà nghiên cứu còn cho rằng chủ nhân văn hóa Hoà Bình là người biết trồng trọt đầu tiên trên thế giới niên đại nông nghiệp ở đây có thể lên đến hơn 1 vạn năm TCN Vì thế, Đông Nam Á đã là một trong những nơi có cuộc cách mạng nông nghiệp sớm nhất trên thể giới Đến thời đại đồ đồng, trong điều kiện của vùng nhiệt đới, cư dân Đông Nam Á đã bước sang kinh tế trồng lúa khô ở nương rẫy và lúa nước ở vùng thung lũng hẹp châu thổ Cây lúa đầu tiên được thuần dưỡng ở vùng thung lũng theo chân núi dần dần được chuyển xuống vùng châu thổ thích nghi với vùng ngập nước Cùng với việc trồng lúa nước, người ta đã thuần đưỡng trâu bò làm sức kéo, xuất hiện các nghề thủ công, đặc biệt là nghề sông biển Từ đó, nông nghiệp lúa nước đã trở thành một cơ sở quan trọng của nền văn minh khu vực Đó là một nền văn minh mang đủ các sắc thái của những nền văn minh đồng bằng, biển, nửa đồi núi, nửa rừng với đủ các dạng kết cầu đan xen phức tạp cơ sở chung của nền văn minh này là nông nghiệp trồng lúa nước, văn hóa xóm làng.

Có thể nói, Đông Nam Á là khu vục văn hóa lâu đời, có nguồn gốc và bản sắc riêng của mỗi đân tộc, bên cạnh những nét chung do mồi quan hệ từ lâu đời trên nhiều lĩnh vực Dù có chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, văn hóa Án Độ, nên văn hóa Đông Nam Á vẫn mang tính riêng biệt độc đáo Trước thập niên 1960, thể giới nói chung vẫn xem Đông Nam Á là một vùng “nước đọng” của lịch sử nhân loại, “nơi mà các cơn lốc văn minh và văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ hay thậm chí Đông Âu đi qua và thỉnh thoảng để lại dấu tích chứ bản thân Đông Nam Á chẳng có phát kiến gì đáng kể” Tuy nhiên qua việc nghiên cứu đã cho thấy những kết quả ngược lại, những nét văn hoá riêng mang đặc trưng gốc nông nghiệp phương Đông, đã tạo thành không gian và văn hóa Biển, yếu tổ đồng bằng tuy có sau nhưng đóng vai trò chủ đạo Một đặc trưng nổi bật của văn hóa Đông Nam Á là “Thống nhất trong đa dạng” và quá trình hội tụ bắt nguồn từ nhiều trung tâm khác nhau cho nên chúng không mang tính đơn tuyển trong sự biệt lập mà là đa tuyển trong sự tiếp xúc đan xen nhiều chiều, tạo nên những đường đồng quy, những cấu trúc văn hóa - tộc người đa thành phần được vận hành theo những cơ chế linh hoạt mà đồng nhất.

* Đất nước Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á Diện tích 331.212 km , bao gồm khoảng 327.480 km đất liền và22 hơn 4200 km là biển Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia,2 phía Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan, phía Đông và Phía Nam giáp biển Đông Do có vị trí địa lí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nổi liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải, thậm chí đến gần đây, một số nhà nghiên cứu vẫn gọi khu vực này là "ông thông gió" hay "ngã tư đường".

4

Trang 5

Về điều kiện tự nhiên và xã hội, địa hình Việt Nam rất đa dạng theo từng vùng tự nhiên, với 3⁄4 là diện tích đồi núi với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú Khí hậu nhiệt đới gió mùa ở miền Nam với hai mùa (mùa mưa, từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 9, và mùa khô, từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 4) và khí hậu gió mùa ở miền Bắc với 4 mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông) Hàng năm, Việt Nam luôn phải phòng chống bão và lụt lội với 5 đến 10 cơn bão/năm Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 86%, tập trung ở những miễn châu thổ và đồng bằng ven biển Những dân tộc thiểu số dân tộc thiểu số, trừ người Hoa, người Chăm và người Khmer phần lớn đều tập trung ở các vùng cao nguyên Trong số các dân thiểu số, đông dân nhất là các đân tộc Tây, Thái, Mường Hoa, Khmer, Nùng mỗi dân tộc có dân số khoảng một triệu người Các dân tộc Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu có số dân ít nhất, với khoảng vài trăm cho mỗi nhóm Có một số dân tộc thiểu số đã định cư trên lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu đời, nhưng cũng có các đân tộc chỉ mới đi cư vào Việt Nam trong vài trăm năm trở lại đây như người Hoa ở miền Nam Việt Nam là một nước đông đân, tuy diện tích đứng hạng 65 nhưng lại xếp thứ 13 trên thể giới về dân số.

Nằm trong hệ thống là văn hóa Đông Nam Á, Văn hóa Việt Nam là văn hóa 54 tộc người Việt hay nói cách khác là văn hóa của dân tộc Kinh, đại đa số đã có nguồn gốc tại miền bắc Việt Nam và là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất ở trong khu vực Thái Bình Dương Mặc dù ảnh hưởng Trung Hoa được coi là ảnh hưởng lớn nhất của văn hóa ngoại lai trên nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, dân tộc Kinh vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, mà cho tới ngày hôm nay những phong tục riêng đó vẫn quan trọng vô cùng trong đời sống của người Việt.

1.2 Văn hóa và các đặc trưng văn hóa1.2.1 Khái niệm văn hóa

Văn hóa luôn mang trong mình hai hàm nghĩa tĩnhđộng Xét văn hóa từ góc độ tĩnh thì thuộc tính bản chất nhất của văn hóa là tính “nội nguyên”, tức chỉ nguyên nhân nội tại, những phát sinh trong nội bộ văn hóa Ngoài tính nội nguyên, văn hóa xét từ góc độ tĩnh còn mang thuộc tính căn bản và công năng nổi bật của nó là biểu hiện ở tính giáo dục Chính do thuộc tính giáo dục này của văn hóa đã làm cho sự phát triển của kinh tế và văn hóa có mối quan hệ nội tại tự nhiên và sâu sắc.

Xét từ ý nghĩa tài nguyên của văn hóa, ở Trung Quốc, từ thời cổ đại người ta đã coi văn hóa là “văn tự và giáo hóa” Ở phương Tây, từ văn hóa đều bắt nguồn từ tiếng Latinh, culture, nghĩa gốc là trồng trọt, nuôi dưỡng, luyện tập, khai khẩn, khai phát Vì thế, ở phương Đông hay phương Tây, văn hóa đều biểu trưng cho hoạt động của loài người và đều coi trọng nghĩa từ nguyên của văn hóa là mang tính giáo dục Tính giáo dục của văn hóa chủ yếu được thể hiện thông qua sự kế thừa và truyền bá Như vậy, văn hóa là sự ngưng tụ tri thức và kỹ năng của loài người, truyền bá, kế thừa, học tập

5

Trang 6

lẫn nhau từ đời này qua đời khác Đây là tất cả mọi hoạt động thực tiễn của loài người, đặc biệt là nhân tố nội tại không ngừng phát triển của hoạt động kinh tế.

Xét từ góc độ động thì thuộc tính bản chất và công năng của văn hóa trước hết là ở tính thực tiễn của văn hóa Trong tác phẩm “Phê phán kinh tế chính trị học”, C.Mác viết: “Giới tự nhiên không thể sáng tạo ra bất kỳ máy móc, đầu máy, điện thoại, máy dệt tự động v.v tất cả những cái đó đều là sản vật do nền công nghiệp của loài người sáng tạo ra Sự thay đổi vật chất của tự nhiên là do ý chí của loài người chế ngự tự nhiên hoặc bộ máy hoạt động của loài người điều khiển giới tự nhiên Tất cả những điều đó đều do trí tuệ và bàn tay con người sáng tạo nên và nó đều là trí lực của vật hóa.” Trong đoạn văn trên, những ý như “ý chí của loài người”, “trí lực của vật hóa”, “điều khiển giới tự nhiên” đều thể hiện rõ thuộc tính thực tiễn của văn hóa Tính thực tiễn của văn hóa cũng chính là ở thực chất “văn hóa” và cũng chính là “nhân hóa” Con người là tác giả sáng tạo văn hóa, là chủ thể của quá trình hoạt động lịch sử văn hóa Nếu nói từ góc độ động của hoạt động lịch sử thì phải lý giải rõ bản chất của văn hóa từ bản chất của con người.

Chỗ sâu sắc nhất trong quan điểm văn hóa của C.Mác trước hết là khảo sát thuộc tính của bản chất và công năng của văn hóa từ hoạt động thực tiễn của con người hiện thực Trong hàng loạt các tác phẩm về triết học, kinh tế học của C.Mác, chúng ta được biết rằng, những người tham gia vào lĩnh vực hoạt động văn hóa và sáng tạo văn hóa không phải là những con người trừu tượng mà là những con người lịch sử, những con người hiện thực, con người cụ thể, con người thực tiễn, con người xã hội.

C.Mác đã từng chỉ rõ, mọi hoạt động văn hóa của loài người trước hết thuộc về lao động vật chất cảm tính, “tôn giáo, gia đình, nhà nước, luật pháp, đạo đức, khoa học, nghệ thuật, v.v đều là phương thức đặc thù của sản xuất, hơn nữa, còn thực sự chi phối của quy luật phổ biến của sản xuất” Như vậy, lao động, thực tiễn v.v những hoạt động tự giác có ý thức, có mục đích của loài người đã xác nhận rõ “sự tồn tại loài” của con người, đó cũng chính là nguồn gốc bản chất chân thực của con người, cũng là nguồn gốc bản chất của văn hóa Coi lao động sản xuất vật chất như là hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn của loài người, một mặt, phải dựa vào tự nhiên, chịu sự chế ước của hoàn cảnh tự nhiên, mặt khác, không ngừng chinh phục tự nhiên, cải tạo tự nhiên, sáng tạo tự nhiên vì mục đích, yêu cầu của chính loài người Yếu tố tích cực – sức sản xuất xã hội – trong hoạt động thực tiễn của sản xuất vật chất không những là sáng tạo tự nhiên của con người, tức thế giới vật chất mà con người yêu cầu, mà còn sáng tạo toàn bộ tính đa dạng phong phú của chính con người cũng như những gắn bó xã hội và mối quan hệ xã hội Ý nghĩa và giá trị chân chính của sản phẩm lao động không những chỉ đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại của con người để giữ mối liên hệ với việc tái sản xuất của chính con người, mà còn ở chỗ những sáng tạo thiên bẩm, sự thông minh tài trí, sức mạnh, dũng khí, tình yêu, cảm hứng, kỹ năng, kinh nghiệm, tri thức, sự giao lưu của tinh thần, những niềm vui và mỹ cảm mà con người từng phát huy, từng sáng tạo, từng đạt được trong quá trình sản xuất Cho nên, hoạt động thực tiễn căn bản nhất của lao động loài người, đương nhiên phải bao gồm cả

6

Trang 7

những hoạt động sáng tạo văn hóa, sáng tạo tự nhiên, sáng tạo xã hội loài người, sáng tạo ra chính bản thân con người, hơn nữa, cũng sáng tạo ra tinh hoa của nền văn minh tinh thần nhân loại như nghệ thuật, tôn giáo, triết học v.v Vì vậy, có thể nói rằng, văn hóa vốn có bản chất thực tiễn, nó quyết định công năng lịch sử xã hội một cách cơ bản nhất, nó tham dự năng động, tự giác, sáng tạo và ảnh hưởng đến công năng bản chất của hoạt động kinh tế Thuộc tính kinh tế và công năng của văn hóa là sự thể hiện tập trung nhất tính thực tiễn của văn hóa.

Xem xét từ góc độ động thì hoạt động lịch sử của xã hội loài người phù hợp với bản chất thực tiễn của văn hóa làm cho nó có được những tính chất và công năng của lực lượng sản xuất, và vì thế, nó có tác dụng trực tiếp đến việc xây dựng và phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển xã hội và giới tự nhiên.

Khi nói văn hóa là một lực lượng sản xuất, quả thực là hơi có chút đường đột Trong các sách giáo khoa kinh tế chính trị học chưa từng thấy luận giải vấn đề này Nhưng vì bản chất thực tiễn của văn hóa nên nó vốn có một số tính chất và công năng của sức sản xuất, nên có thể nói điều này phù hợp với tình hình thực tiễn.

Một là, văn hóa là một loại sức sản xuất đặc thù: Tính đặc thù của nó ở chỗ, văn

hóa ảnh hưởng và chế ước các hoạt động kinh tế một cách tích cực, năng động bằng các hiệu năng tổng hợp các quan niệm, hành vi, và trên một mức độ nhất định, đã trở thành lực lượng cấu thành nội tại của hoạt động kinh tế.

Nói một cách tổng quát về lao động sản xuất của loài người gồm hai dạng lớn: Lao động vật chất và lao động tinh thần Lao động tinh thần là một trong những hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất của loài người Thực tiễn lao động sản xuất của loài người là những hoạt động có ý thức, có mục đích, tức là sự thống nhất giữa lao động chân tay và lao động trí tuệ Mọi hoạt động sản xuất của con người là những hành vi được tiến hành dưới sự chi phối của tư tưởng, ý thức, quan niệm trên cơ sở những điều kiện khoa học và kỹ thuật nhất định Và tất cả những điều trên không thể tách rời cơ cở văn hóa và bối cảnh văn hóa nhất định Với tư cách là một mô thức đã định của quan niệm và hành vi, văn hóa thẩm thấu và xuyên suốt toàn bộ quá trình lao động vật chất và lao động tinh thần, và phát huy tác dụng của nó một cách hết sức sâu sắc.

Hai là, xét từ quan điểm văn hóa và quan điểm sức sản xuất lớn, ta thấy rõ

trong chúng có mối quan hệ biện chứng Lịch sử phát triển xã hội đã chứng minh rằng, cùng với việc sức sản xuất giải quyết được việc biến đổi vật chất giữa con người với tự nhiên thì cũng luôn mang hình thái vật hóa thâm nhập sâu vào trong quá trình biến động của tinh thần, mà văn hóa cũng dùng hình thức hành vi và hệ thống quan niệm giá trị của mình phát triển, mở rộng đến cả biên giới của tự nhiên khách quan Vì thế, văn hóa và sức sản xuất trong toàn bộ thực tiễn xã hội chủ yếu là trong hoạt động kinh tế , luôn thẩm thấu lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau và luôn đạt được sự thống nhất nội tại Xét từ quan điểm sức sản xuất lớn thì văn hóa là sức sản xuất Xét từ quan điểm đại văn hóa thì sức sản xuất cũng là văn hóa.

7

Trang 8

1.2.2 Khái niệm đặc trưng văn hóa

Từ những phân tích trên, chúng ta càng thẩu hiểu hơn trong lĩnh vực học thuật đã từng xuất hiện hơn 400 định nghĩa về văn hóa Cũng từ luận giải trên mà các nhà nghiên cứu về văn hóa trong và ngoài nước đúc kết thành nhiều đặc trưng của văn hóa, trong đó nổi bật nhất bà bốn đặc trưng cơ bản sau:

– Một là, tính hệ thống Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị về văn hóa

vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần của cộng đồng người Từ những thành tố căn bản này đã nẩy sinh và bao gồm những tập hợp nhỏ nhiều tầng bậc khác nhau tạo thành một tổng thể phức tạp, phong phú.

– Hai là, tính giá trị Văn hóa bao gồm các giá trị (giá trị thuộc về đời sống vật

chất, giá trị thuộc về đời sống tinh thần) trở thành thước đó về mức độ nhân bản của xã hội và con người Trong lịch sử phát triển của nhân loại có giá trị của văn hóa để tồn tại và có giá trị của văn hóa để phát triển.

– Ba là, tính lịch sử Văn hóa bao giờ cũng được hình thành qua một quá trình

và được tích lũy qua nhiều thế hệ, là những thành tựu do cộng đồng người trong quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội mà được sáng tạo và luôn hướng tới sự hoàn thiện để đạt đến tính giá trị.

– Bốn là, tính nhân sinh Văn hóa là một hiện tượng thuộc về xã hội loài người,

gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người, là những giá trị do một cộng đồng người sáng tạo ra, thuộc về con người, ở trong con người và mang dấu ấn người Điều đó cho thấy, con người vừa là chủ thể của văn hóa, đồng thời là khách thể của văn hóa, lại vừa là sản phẩm văn hóa.

1.3 Bản sắc văn hóa dân tộc

1.3.1 Khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc

Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững , những tinh hoa của cộngđồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng năm đấu tranh dựng nước và giữ nước Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết cá nhân - gia đình –l àng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống Bản sắc văn hoá dân tộc còn đậm đà trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo.

1.3.2 Vị trí của bản sắc văn hóa dân tộc

Bản sắc văn hoá dân tộc giữ vị trí rất quan trọng:

Chính bản sắc văn hoá dân tộc đảm bảo cho dân tộc tồn tại, đứng vững và phát triển qua các biến động của lịch sử

Nhờ bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta biểu lộ được trọn vẹn sự hiện diện của một bản sắc trong giao lưu với quốc tế Mục tiêu của giao lưu là thông qua giao lưu với nền văn hoá mới, ta hội nhập với văn hoá thế giới Chỉ giữ được bản sắc văn hoá

8

Trang 9

dân tộc thì ta mới có điều kiện giao lưu bình đẳng với các nền văn hoá thế giới Còn sao chép, trở thành “cái bóng”, “cái đuôi” của người ta thì không còn có gì mà hội nhập bình đẳng Trước yêu cầu của thời kỳ phát triển mới, trước nguy cơ “ đồng nhất” về văn hoá thực chất là sự thống trị của văn hoá nước lớn, nước giàu thì bản sắc văn hoá dân tộc có ý nghĩa cực kỳ lớn.

1.3.3 Bản sắc dân tộc – hệ giá trị

Văn hoá, theo UNESCO, là tổng thể những nét đặc trưng tiêu biểu nhất của một xã hội thể hiện trên mặt vật chất và tinh thần, tri thức và tình cảm.Văn hoá mang bản sắc dân tộc.

- Bản sắc dân tộc biểu hiện ở một dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển của nó, giúp cho dân tộc đó giữ được tính duy nhất ( tính độc đáo ), tính thống nhất, tính nhất quán so với bản thân mình.

- Bản sắc dân tộc thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống - ý thức thuộc về một dân tộc (cội nguồn), cách tư duy, cách sống, cách dựng nước, giữ nước, cách sáng tạo văn hoá, khoa học, văn nghệ

- Bản sắc dân tộc thể hiện trong giá trị của dân tộc, nó là cốt lõi của một văn hoá Hệ giá trị là những gì nhân dân quan tâm, tin tưởng thuộc phạm vi tốt và xấu, mong muốn hoặc không đáng tin tưởng thuộc phạm vi tốt và xấu, mong muốn hoặc không đáng mong muốn Nó là những giá trị và những niềm tin, mà nhân dân cho là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

- Hệ giá trị biểu hiện trong tư tưởng triết học (thế giới quan) chính trị, văn học, nghệ thuật, đạo đức, lối sống (phong tục , tập quán).

- Hệ giá trị chuyển thành các chuẩn mực xã hội, nó định hướng cho sự lựa chọn trong hành động của con người, cá nhân và cộng đồng

Hệ giá trị có tính ổn định rất lớn và có tính bền vững tương đối, có sức mạnh to lớn đối với cộng đồng Trong sự tiến bộ và phát triển của xã hội, các giá trị này thường không biến mất mà hoá thân vào các giá trị của thời sau, theo quy luật kế thừa và tái tạo

Di sản văn hoá là các giá trị văn hóa do lịch sử để lại Các giá trị này sẽ trở thành truyền thống khi được thế hệ sau lựa chọn, tiếp nhận, mô phỏng, làm sống lại

Đó là quan hệ giữa truyền thống và hiện đại Sự thích nghi của các giá trị cũ đối với sự thay đổi của thời đại, là biểu hiện của tính liên tục văn hoá

Chương 2: Những đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam từ truyền thốngđến hiện đại

2.1 Điều kiện hình thành văn hóa Việt Nam và những đặc trưng cơ bảncủa văn hóa Việt Nam

2.1.1 Điều kiện hình thành văn hóa Việt Nam

9

Trang 10

Văn hóa vốn là một hoạt động thuộc thế giới người nói chung và cũng là đặc trưng của mỗi cộng đồng người nói riêng Nó là điều kiện sinh tồn của mỗi một con người, đồng thời cũng là thành tựu của từng tộc người và là cái để phân biệt giữa cộng đồng người này với cộng đồng người khác, là tấm “chứng minh thư” để xác định cá tính của từng dân tộc trong cộng đồng nhân loại, là “tấm giấy thông hành” giúp các quốc gia dân tộc cùng ngồi đàm phán, là thông điệp đưa các dân tộc xích lại gần nhau, là cơ sở, là nền tảng, là trụ cột, là sức mạnh quan trọng đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

Văn hóa với tiềm lực, sức sống và thực lực độc đáo của mình, biểu hiện và tỏ rõ sức mạnh tổng hợp của đất nước.

Đương nhiên, khi bàn về văn hóa nói chung hay văn hóa của một quốc gia dân tộc nói riêng là phải đề cập đến tự nhiên, vì xét cho cùng, cái “văn hóa” chỉ là cái “tự nhiên” được thích ứng và biến đổi bởi “con người”, để thỏa mãn những nhu cầu về mọi mặt của con người.

Cội nguồn của những đặc điểm, đặc trưng văn hóa dân tộc cố nhiên phải tìm trong những điều kiện lịch sử của dân tộc Nhưng trước đó, và trong suốt quá trình lịch

sử, cũng phải thấy những điều kiện địa lý từ đó ảnh hưởng đến phương thức canh tác,

đến hình thái kinh tế… và áp lực của chúng lên hình thái xã hội – chính trị Văn hóa trước hết là một sự trả lời, một sự ứng phó của cộng đồng cư dân trước những thành thức của những điều kiện địa lý – khí hậu, và sau đó là sự trả lời, ứng phó trước những thách thức của những điều kiện xã hội – lịch sử Bởi vậy, khi bàn đến nét riêng biệt – cái đặc trưng của văn hóa Việt Nam thì phải tìm cội nguồn của nó từ thời đại đá mới, thời đại phát sinh nông nghiệp và làng xóm, phải chú ý đến những điều kiện nền tảng địa lý và môi trường thiên nhiên đã sản sinh nên những đặc trưng, đặc điểm văn hóa ấy Không nên tách rời văn hóa với thiên nhiên Vậy thì, xét về mặt thiên nhiên, nhân chủng, văn hóa Việt Nam khởi thủy là cùng chung trong khu vực Đông Nam Á chứ không phải là một với Trung Hoa Khởi thủy, không gian địa lý tự nhiên Đông Nam Á bao gồm cả khu vực sông Trường Giang kéo dài về phương nam, khu vực phía Nam dải Tần Lãnh và gồm cả khu vực Atxam hiện tại Môi trường thiên nhiên ở đây nảy sinh và phát triển văn hóa nông nghiệp lúa nước.

Về mặt nhân chủng, cho đến giữa thiên niên kỳ thứ nhất trước công nguyên, về cơ bản, vùng Bách Việt theo nghĩa rộng, vùng Việt – Mường là vùng phi Hoa, phi Ấn Đến khi Trung Quốc bành trướng xuống lưu vực sông Trường Giang thì Việt Nam và Trung Quốc căn bản là khác nhau: Việt Nam là vùng châu Á gió mùa, Trung Quốc là vùng châu Á đại lục, Việt Nam là vùng nông nghiệp lúa nước, Trung Quốc là vùng nông nghiệp khô ( trồng kê, cao lương, lúa mạch) Từ giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, Trung Quốc bành trướng xuống lưu vực sông Trường Giang và xa mãi về phía Nam, vùng Bách Việt co lại dần, chỉ còn lại Việt Nam – đại biểu duy nhất còn sót lại của phức hợp Bách Việt ngày xưa, tồn tại vừa với tính chất Dân tộc – Nhà nước (Nation – Etat), vừa với tính chất Dân tộc – Nhân dân (Nation – People) Từ đó xuất

10

Trang 11

hiện trên thực tiễn những cái bất dị giữa Việt Nam và Trung Quốc[3] Vậy là, cái khác nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc có trước, cái giống nhau giữa hai nước là có sau.

Việt Nam – Đông Nam Á là một vùng thiên nhiên phong phú, thống nhất nhưng đa dạng, cho nên văn hóa bản địa của vùng này cũng phong phú, đa dạng trong sự thống nhất Với trào lưu lịch sử, những nền văn hóa vùng này lại tiếp thu các nhân tố ngoại sinh từ Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây nên lại càng đa dạng và càng có vẻ phủ mờ cái gốc – cái văn hóa bản thể, văn hóa nội sinh trong vùng.

Do điều kiện tự nhiên và điều kiện lịch sử hình thành quốc gia dân tộc và điều kiện kinh tế – xã hội, văn hóa Việt Nam sớm có xu thế giao lưu, hội nhập, tiếp biến, nhờ thế Việt Nam có nền văn hóa đa ngôn ngữ, giàu bản sắc, nền văn minh Đại Việt được xếp là một trong 34 nền văn minh đầu tiên của nhân loại Nhiều học giả thống nhất rằng, bản sắc văn hóa Việt Nam được tạo ra ở vùng lúa nước sông Hồng cách đây hơn 4000 năm, được tôi luyện và khẳng định trong 2000 năm chống và đối thoại với Trung Quốc đã đủ tầm cở để tiếp biến văn hóa thành công Thêm vào đó là trong suốt chiều dài lịch sử hơn 4000 năm tiếp biến văn hóa Việt Nam với phương Tây dưới nhiều hình thức, vừa có cưỡng bức vừa có đối thoại văn hóa, có thời điểm vừa chống lại, vừa tiếp thu, khi tích cực, khi tiêu cực, có lúc cả hai, rất biện chứng, khó biện luận, tách biệt, nhưng quan trọng nhất là vừa giữ được bản sắc dân tộc, vừa hiện đại hóa.

Hơn 80 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng Trong những đường lối cách mạng dân tộc, dân chủ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cũng như đường lối xây dựng và phát triển đất nước từ ngày đổi mới đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực văn hóa, coi phát triển văn hóa, con người Việt Nam là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của cách mạng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.

2.1.2 Đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam

Nói đến đặc trưng cơ bản của Văn hóa Việt Nam, trước hết phải khẳng định rằng, Văn hóa Việt Nam có những nét mang tính đặc trưng phổ biển của văn hóa nói chung, và đương nhiên là có những đặc trưng riêng biệt, đặc thù Những đặc trưng cơ bản riêng biệt này được hình thành, đúc kết, bảo lưu, phát triển từ điều kiện địa lý tự nhiên, điều kiện lịch sử, điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội riêng có của Việt Nam Cho đến nay, nhiều học giả nghiên cứu chuyên ngành Việt Nam học, Văn hóa học, Văn hóa Việt Nam đã có nhiều ý kiến đa chiều về đặc trưng văn hóa Việt Nam, tạo nên bức tranh phong phú, nhiều màu sắc, đôi khi là tương phản Thế nhưng, tổng hợp lại, có những nét chung tương đối khái quát gồm 5 đặc trưng văn hóa Việt Nam, thể hiện rõ ở 24 phẩm chất tốt cơ bản sau:

– Một là, tính cộng đồng làng xã Tính cộng đồng làng xã thể hiện rõ ở 6 phẩm

chất tốt sau: (1) Tính đoàn kết, giúp đỡ; (2) Tính tập thể thương người; (3) Tính dân chủ, làng xã; (4) Tính trọng thể diện; (5) Tình yêu quê hương, làng xóm; (6) Lòng biết ơn Bên cạnh những phẩm chất tốt cũng xuất hiện những hậu quả “sạn văn hóa”,

11

Trang 12

những tật xấu như: Thói dựa dẫm; Thói cào bằng, chụp mũ; Bệnh sĩ diện, háo danh; Bệnh thành tích; Bệnh phong trào; Bệnh hình thức; Bệnh chặt chém (chém gió) v.v

– Hai là, tính trọng âm Bảy phẩm chất tốt được biểu hiện trong tính trọng âm

là: (1) Tính ưa ổn định; (2) Tính hiền hòa, bao dung; (3) Tính trọng tình, đa cảm; (4) Tính trọng nữ; (5) Thiên hướng thơ ca; (6) Sức chịu đựng, nhẫn nhịn; (7) Lòng hiếu khách Bên cạnh bảy phẩm chất tốt, tính trọng âm cũng là mảnh đất hình thành những bệnh xấu như: Bệnh thụ động, khép kín; Bệnh lề mề, chậm chạp; Bệnh tủn mủn, thiếu tầm nhìn; Bệnh sùng ngoại v.v

– Ba là, tính ưa hài hòa Có bốn phẩm chất của tính ưa hài hòa là: (1) Tính

mực thước; (2) Tính ung dung; (3) Tính vui vẻ, lạc quan; (4) Tính thực tế Cũng có những hậu quả tật xấu như: Bệnh đại khái, xuề xòa; Bệnh dĩ hòa vi quý; Bệnh trung bình chủ nghĩa; Bệnh nước đôi, thiếu quyết đoán.

– Bốn là, tính kết hợp Những biểu hiện tốt của tính kết hợp được thể hiện ở hai

khả năng: (1) Khả năng bao quát tốt; (2) Khả năng quan hệ tốt Mặt trái của tính kết hợp này cũng tạo ra những hậu quả xấu như: Thói hời hợt, thiếu sâu sắc; Bệnh sống bằng quan hệ.

– Năm là, tính linh hoạt Biểu hiện của tính linh hoạt được thể hiện ở 2 phẩm

chất tốt: (1) Khả năng thích nghi cao; (2) Tính sáng tạo Tính linh hoạt nhiều khi cũng dẫn đến hậu quả xấu như: Thói tùy tiện, cẩu thả; Bệnh thiếu ý thức pháp luật; Thói khôn vặt.

Tổng hợp 5 đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam ta thấy phẩm chất, giá trị

cốt lõi tốt nhất là lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, lòng nhân ái, thương người; tính

cộng đồng làng xã, tính tinh tế.

Văn hóa, đặc trưng của văn hóa không phải là phạm trù bất biến, nó luôn vận động, phát triển cùng với sự biến đổi của điều kiện tự nhiên và sự phát triển của xã hội loài người Trong bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu hóa, sự thay đổi về bối cảnh xã hội bên trong và bên ngoài, sự xung đột về hệ giá trị giữa văn hóa nông nghiệp – nông thôn truyền thống với văn hóa công nghiệp – đô thị hiện đại, cùng với nó là năng lực tổ chức, quản lý xã hội không ngừng đổi mới, tin chắc rằng, 5 đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam sẽ được bảo tồn và dịch chuyển theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn Những năm gần đây, nhiều nhà khoa học đã và đang tập trung nghiên cứu, đề xuất nhiều hướng đi, nhiều giải pháp phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong hiện tại và tương lai Một số đề tài đã được công bố, trong đó nổi bật là đề tài cấp Nhà nước KX.04-15/11-15 “Hệ giá trị Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” thuộc chương trình KH&CN trọng điểm KX-04/11-15 “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015” do GS,TSKH Trần Ngọc Thêm làm chủ nhiệm Trong đề tài này, khi bàn về đặc trưng văn hóa Việt Nam, tác giả đề xuất chuyển đổi đặc trưng văn hóa Việt Nam đến năm 2030 theo hướng sau:

Đặc trưng 1: Tính cộng đồng làng xã nên chuyển thành Tính cộng đồng xã hội 12

Trang 13

Đặc trưng 2: Tính trọng âm và đặc trưng 3: Tính ưa hài hòa nên chuyển thành Tính hài hòa thiên về dương tính.

Đặc trưng 4: Tính kết hợp nên chuyển thành Tác phong công nghiệp Đặc trưng 5: Tính linh hoạt nên chuyển thành Tính linh hoạt trong nguyên tắc.

2.2 Những nét đặc trưng truyền thống cơ bản trong văn hóa Việt Nam2.2.1 Tín ngưỡng và các tục lệ thờ cúng

Đầu tiên, chúng ta có thể thấy nghề trồng lúa nước có ảnh hưởng rất rõ tới tín ngưỡng và các tục lệ thờ cúng của người dân ta Một trong những biểu trưng rõ ràng nhất là tín ngưỡng phồn thực Con người cần sinh sôi, mùa màng cần tươitốt để duy trì và phát triển sự sống, nên đã nảy sinh tín ngưỡng phồn thực Ở Việt Nam, tín ngưỡng đó tồn tại lâu dài, dưới hai dạng biểu hiện: thờ sinh thực khí nam và nữ (khác với ấn Độ chỉ thờ sinh thực khí nam) và thờ cả hành vi giao phối (người và thú, ngay ở Đông Nam Á cũng ít có dân tộc thờ việc này) Các nghi lễ thờ cúng thần nông nghiệp, các ma thuật phục vụ mùa màng, các hình thức khác nhau của tục hèm, kiêng cấm trong trồng trọt, những dị đoan về mối liên hệ tình dục con người với sự mắn đẻ sinh sôi của vật nuôi và cây trồng đều gắn liền với tín ngưỡng phồn thực

Nói đến tín ngưỡng phồn thực, chúng ta đều hiểu rằng đó là nói đến tiếng vang nào đó của tín ngưỡng nông nghiệp thời cổ về mối liên hệ siêu nhiên giữa con người

và đất đai, cây trồng với vật nuôi Không những thế, nghề lúa nước cũng rất trọng phụnữ Một cuốn sách nghiên cứu (xuất bản năm 1984) đã liệt kê được 75 nữ thần, chủ

yếu là các bà mẹ, các Mẫu (không những có Ông Trời,mà còn có Bà Trời tức Mẫu Cửu Trùng, ngoài ra là Mẫu Thượng Ngàn, Bà chúa Sông v.v ) Trong đó, bà Trời, bà Đất, bà Nước là những nữ thần cai quản các hiệntượng tự nhiên, quan trọng nhất, thân thiết nhất với cuộc sống của người nông dân trồng lúa nước Ba vị này tồn tại dưới dạng tín ngưỡng Tam Phủ Tiếp theo trời, đất và nước là những nữ thần Mây – Mưa – Sấm – Chớp – các hiện tượng tự nhiên có ảnh hưởng tới cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước Đến khi Đạo Phật du nhập vào Việt Nam, nhóm nữ thần này trở thành hệ thống Tứ Pháp: Pháp Vân (thần Mây) thờ ở chùa Bà Dâu, Pháp Vũ (thần Mưa) thờ ở chùa Bà Đậu, Pháp Lôi (thần Sấm) thờ ở chùa Bà Tướng và Pháp Điện (thần Chớp) thờ ở chùa Bà Dàn Bên cạnh đó, trong quá trình lao động, con người và tự nhiên tác động qua lại lẫn nhau Tự nhiên cung cấp cho ta môi trường, các thành phần để trồng trọt như: nắng, nước, đất, và chúng ta khai thác thế mạnh của thiên nhiên, đồng thời cũng chống lại các thiên tai của tự nhiên

Nông nghiệp trồng lúa nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên đã đưa đến tínngưỡng sùng bái tự nhiên Đây là tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời

của người Việt, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội Trong tín ngưỡng này có việc thờ thực vật và động vật

Về thực vật được tôn sùng nhất là Cây lúa Ở mọi miền đất nước, dù là người Việt hay các vùng dân tộc thiểu số, đều có tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ

13

Trang 14

Lúa, … Tục thờ hạt lúa thần, gọi vía lúa, rước lúa, cầu mưa, rước nước, tịch điền, hạ điền, là sự biểu hiện lòng tôn kính “Thần Lúa” của người nông dân.

Về động vật, thiên về thờ thú hiền như hươu, nai, cóc, đặc biệt là thờ các loài vật phổ biến ở vùng sông nước như chim nước, rắn, cá sấu Người Việt có câu: “Nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng” Thiên tướng nghệ thuật của loại hình văn hóa nông nghiệp còn đẩy các con vật này lên mức biểu trưng: Tiên, Rồng Theo như truyền thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc “họ Hồng Bàng” và là “giống Rồng Tiên” Như vậy, ta có thể thấy rằng, nghề trồng lúa ảnh hưởng rất nhiều tới tập tục thờ cúng và tín ngưỡng của nhân dân ta.

2.2.2 Lễ hội

Lễ hội đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên nét riêng của bản sắc văn hóa Việt Nam, và đất nước ta có rất nhiều lễ hội với những mục đích, hoạt động khác nhau Đặc biệt, những lễ hội về nông nghiệp, nhất là về nghề trồng lúa rất đa dạng và phong phú Các hoạt động văn hóa xoay quanh nghề trồng lúa trải dài từ Bắc chí Nam, có ở trong cả cộng đồng người Việt tới buôn làng của những người dân tộc thiểu số.

Một trong những lễ hội tiêu biểu về lúa nước là Lễ hạ điền Đây là lễ hội bộc lộ rõ nhất những nghi thức, lễ nghi nông nghiệp và tập trung vào một người là “Mẹ lúa”.Ở làng Cổ tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, lễ hạ điền được tổ chức vào ngày 25 tháng 5 theo lịch Âm Lễ vật gồm ván xôi gà cà ba bó mạ Ông chúa đồng là người được người dân trong làng chọn cử ra, chít khăn đỏ, mặc áo đỏ xuống đồng cấy lúa Khi ông chúa đồng cấy xong, dân làng lấy bùn nhão tung vào chúa đồng làm cho chúa đồng ướt hết với ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa Bên cạnh đó, Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa ở phường Minh Nông, thành phố Việt Trì đề cập đến truyền thuyết về Vua Hùng dạy dân cấy lúa Lễ hội này được tổchức nhằm tri ân công lao của các Vua Hùng đã có công khai sáng nghề nông trongnhững buổi đầu dựng nước Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa gồm hai phần: phần lễ và phần hội Phần lễ có rất nhiều nghi thức trang nghiêm: tất cả các bậc chức sắctrong làng cùng các quan viên, bô lão, dân làng tề tựu làm lễ tế thành hoàng làng và cáo yết Thần Nông ở các ngôi đền Thượng, Trung và Hạ, cầu cho mùa màng tươi tốt, rồi sau đó kéo nhau ra khu ruộng Tịch điền để thực hiện một nghi lễ đặc trưng tiêu biểu là tái diễn “Vua Hùng dạy dân cấy lúa” Theo tục lệ, dân làng chọn cử một cụ cao niên làm lễ tế Thần Nông tại đàn xây trên khu ruộng Tịch điền Lễ vật gồm có xôi gà, trầu cau, vài bó mạ và cây nêu cao Sau khi tế lễ xong thì sẽ làmlễ xuống đồng Ông chủ tế kiêm chủ điền lúc này sẽ vào vai Vua Hùng cùng các quan viên, hội đồng kỳ mục và đông đảo bà con dân làng ra ruộng cấy lúa Ông chủ tế xắn quần, áo tế rồi cầm mạ lội xuống ruộng, cấy xong bó mạ thì lên bờ Tiếptheo đó, dân làng sẽ xuống cấy trong không khí náo nhiệt tươi vui với mong muốn mùa màng bội thu và nhà nhà no đủ Cũng trong cùng tỉnh Phú Thọ, tại huyện LâmThao cũng có lễ hội Trò Trám có tục rước lúa thần “Lúa thần” là một khóm lúa bông dài, hạt mẩy chủ tế chọn từ mùa vụ năm trước, đến Tết thêm

14

Trang 15

một cây mía đủ ngọn Cả khóm lúa và cây mía tượng trưng cho cây lúa thần Đám trước đi quanh làng, về miếu Trám, khóm “lúa thần” được đặt lên bàn thờ và phường Trám sẽ diễntrò trình nghề Các lễ hội về lúa nước còn xuất hiện trong những vùng dân tộc ít người Chẳng hạn như người H’rê ở làng Vi Ô Lắc, xã Pờ Ê, huyện Kon Plong, tỉnh Kontum thường tổ chức nhiều lễ hội liên quan đến cây lúa do họ có truyền thống trồng lúa nước Hàng năm, đồng bào H’rê vẫn duy trì việc tổ chức nhiều nghi lễ đến trồng cấy, thu hoạch lúa như: lễ đón bầu nước thiêng, gieo mạ, cấy lúa, thu hoạch lúa, đón lúa về kho… Trước khi bắt tay vào việc gieo giống, dân làng tổ chức một nghi lễ khá long trọng là lễ đón bầu nước thiêng đánh dấu cho sự mở đầu của một năm trồng cấy Sau nghi lễ này, vào tháng Ba, già làng uy tín nhất trong Hội đồng già làng sẽ chọn ngày để mở cửa kho thóc và chuẩn bị cho lễ gieo mạ Đến tháng Tám, khi lúa bắt đầu chín, Hội đồng già làng sẽ họp bàn để chọn ra một ngày thực hiện lễ đón lúa từ ruộng về kho thóc Đây mới chỉ là những lễ hội tiêu biểu nhất, ngoài ra còn có vô vàn những lễ hội lớn nhỏ khác nhau về cây lúa trên mọi vùng miền đất nước ta Ta có thể nhận thấy rằng, người dân ta rất tôn sùngcây lúa và nghề trồng lúa Chính vì vậy, cây lúa xuất hiện ở hầu hết các lễ hội, không chỉ ở phương diện là chủ thể hướng tới của buổi lễ, mà còn xuất hiện trong lễ vật thờ cúng Nghề trồng lúa nước đã đi sâu vào văn hóa người Việt, tạo nên những nét riêng độc đáo.

2.2.3 Ăn

Người Việt ta từ xưa đến nay rất quan tâm đến vấn đề ăn uống Phong tục ăn uống của người Việt tuân theo ngũ hành tương sinh tương khắc và đựa vào vốn văn hóa bản địa 4n trồng nồi ngôi trông hướng Lời chào cao hơn mâm cổ Câu nói ấy là cách ứng sử của người việt khi ngôi vào bàn ăn Khi ăn người Việt không im lặng như người phương tây mà coi bữa ăn như một địp đề gia đình người thân có điều kiện trao đổi về công việc , hỏi thăm nhau và nói những chuyện vui Người Việt đùng đũa khi ăn chứ không đùng thìa hay nĩa như người phương Tây Cây tre khí hàn (khi gắp đô nóng không bị nóng tay )biểu điên cho thuyết lấy âm trị đương, nếu ai chú ý sẽ thầy người việt ăn rất nhiều gia vị , much địch ban đầu là làm cho món ăn thêm ngon nhưng sâu xa hơn cả là thuyết cân đối âm đương của món ăn và điều hòa âm đương trong cơ thể Cá tanh có tính hàn (nhiệt) sẽ được nu với những gia vị có tính âm như riêng, nghệ rau răm, ớt Khi ăn trứng vịt lộn (ăn món này hay lạnh bụng), ngưới ta thường ăn với rau răm và gừng tiêu

Người Việt xưa thường dùng nồi đất (âm) để áp chế thủy (hàn) Những điều này có thể xuất phát từ phong tục thờ mẫu xa xưa của người việt Trong tục thờ tứ linh của người Việt cũng có tục thờ mẫu (bà chúa thượng ngàn tức công chúa Liễu hạnh) Một chiếc bánh chưng người Việt vì thế phải có đủ âm đương, hình vuông của đất (âm) thịt (dương) được khắc chế bằng hành, đỗ, hạt tiêu (âm) và nhiều món ăn độc đáo nữa của người Việt là sự kết hợp khéo léo của âm và dương.

Ăn uống là văn hoá hay đó là văn hoá tận dụng môi trường tự nhiên Bởi vậy trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam biểu hiện rất rõ dấu ấn truyền thống văn hoá

15

Trang 16

nông nghiệp lúa nước: Cơ cầu ăn thiên về thực vật Có người từng gọi xứ chúng ta là văn minh thực vật, thể hiện cho văn hoá lúa nước tính chất thực vật in đậm dấu nét trong cuộc sống hàng ngày Tính chất thực vật còn được thể hiện rõ nét trong đời sống tâm linh mà điển hình là tục thờ cây.

Bữa ăn chung thường có: cơm - rau - cá Trong thực vật thì lúa gạo đứng đầu bảng, cùng với việc nằm trong khu vực của một trong những trung tâm trồng trọt, chúng ta có một danh mục rau quả vô cùng phong phú Tuy nhiên nói đến rau trong bữa ăn của người Việt Nam không thể thiếu rau muống và dưa cà Cá một loại thuỷ sản, sản phẩm đặc thù của vùng sông nước, sau cơm rau thì cơm cá là thông dụng nhất Các món ăn được chề biển công phu, theo nhiều kiêu khác nhau Tại Việt Nam tuỳ theo từng vùng miền lại có những kiểu chề biến, món ăn khác nhau rất đặc trưng Cách ăn với đũa trong tư thế ngôi thẳng người, gắp vừa ăn, vừa ăn uống vừa trò chuyện, làm nên văn hoá “mâm cơm” độc đáo Bởi vậy đôi đũa đóng vai trò quan trọng trong văn hoá Á Đông: Có khi chỉ cần đựa vào cách cầm đũa cũng đoán biết được tính tình, khả năng của con người.

Qua ăn uống, người Việt Nam cũng biểu hiện quan hệ với cộng đồng, từ gia đình với bữa cơm gia đình đến họ hàng làng nước trong những dịp lễ tết, khao vọng, giỗ chạp, hội hè, yến tiệc Trong cộng đồng gia đình, các thành viên thường quây quân xung quanh mâm cơm với những món ăn chung và chén nước mắm chung Trong bữa ăn của người Việt cũng đề cao tính tôn ti trật tự (mời cơm trước và sau khi ăn, hay những người gia cả thì được ngồi mâm trên ) Ăn uống của người Việt còn mang tính hướng ngoại Người ta có thể rất tiết kiệm, giản dị trong bữa ăn hàng ngày nhưng lại rất hào phóng đền mức hoang phí trong yến tiệc, hội hè, khao vọng bởi trong đó có vấn đề danh dự và sĩ diện

Ngoài ra ăn trầu cau cũng được xem là một phong tục cực kì lâu đời ở Việt Nam và cũng là phong tục phổ biến khắp cùng Nam Á và Đông Nam Á Tục ăn trầu cau chứa đựng một triết lí tổng hợp hài hòa: Cây cau vươn cao - biểu tượng mặt trời (dương), vôi chất đá là biểu tượng của đất (âm), dây trầu mọc lên quấn quýt lấy thân cây biểu tượng cho vai trò trung gian hoà hợp Miếng trầu có cái tươi ngọt từ hạt cau, vị cay của lá trầu, vị nồng của vôi, bùi của tễ khiển môi đỏ má thắm Cơi trầu thực sự đã trở thành một biểu tượng văn hoá đặc biệt: Được dùng khi tiếp khách (miếng trâu là đầu câu chuyện), là biểu tượng của tình cảm (miếng trầu ăn nặng bằng chì - ăn rồi em biết lấy gì đền ơn), biểu tượng của hôn nhân (nói cho ăn trầu có nghĩa là sẽ có đám cưới), biểu tượng của sự kính trọng (cơi trầu lên quan), của việc cám ơn (cơi trầu mời khách trong đám ma), của việc xin lỗi (cơi trầu tạ với làng khi nhà có con hư); cách têm trầu là thước đo tài khéo léo của người phụ nữ; ăn trầu phổ biển tới mức trở thành thước đo thời gian (thơ Nguyễn Bính: Láng giếng đã đỏ đèn đâu - Chờ em chừng giập bã trầu em sang).

2.2.4 Mặc

16

Ngày đăng: 04/05/2024, 17:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w