1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀ Một trong những đặc điểm của dân tộc Việt Nam hiện nay làcó sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc Sự chênh lệchđó ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược xây dựng khối đại đoàn kết

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIBỘ MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: Một trong những đặc điểm của dân tộc Việt Nam hiện nay làcó sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc Sự chênh lệchđó ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược xây dựng khối đại đoàn kết

các dân tộc ở Việt Nam? Hãy luận giải về các giải pháp pháp nhằm

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

xếp loại Đánh giá củagiảng viên 1 Phạm Phương Hoa Nhóm trưởng,

Trang 3

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

(Về việc xét xết loại thảo luận nhóm)

I THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN THAM DỰ1 Thời gian và địa điểm

Hôm nay, vào lúc 21 giờ 00 phút ngày 4 tháng 10 năm 2023 Địa điểm: Trường Đại học Thương mại

2 Thành phần tham dự:

Có mặt: 10 thành viên

Vắng mặt: 0 (có lý do, không có lý do)

II NỘI DUNG CUỘC HỌP

Họp xét xếp loại các thành viên trong nhóm làm các nội dung liên quan đến đề tài thảo luận “Một trong những đặc điểm của dân tộc Việt Nam hiện nay là có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc Sự chênh lệch đó ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam? Hãy luận giải về các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này?”.

Sau cuộc họp nhóm 3 thống nhất kết quả xếp loại như sau:

1 Phạm Phương Hoa, xếp loại A2 Cao Quốc Hiếu, xếp loại A3 Nguyễn Thị Thu Hà, xếp loại A4 Nguyễn Nam Bá Hoàng, xếp loại A5 Bùi Hoàng, xếp loại A

6 Nguyễn Hùng, xếp loại A7 Khánh Huyền, xếp loại A8 Phạm Trường Giang, xếp loại A9 Nguyễn Thúy Hiền, xếp loại A10 Doãn Thu Hiền, xếp loại A

Biên bản được lập 02 bản, 01 bản đóng kèm với nội dung thảo luận, 01

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I: MỘT VÀI KHÁI NIỆM CƠ BẢN 6

1.1 DÂN TỘC LÀ GÌ: 6

1.2 KHÁI NIỆM VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN: 6

1.3 THẾ NÀO LÀ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC: 6

1.3.1 Về khái niệm đại đoàn kết dân tộc: 6

1.3.2 Về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: 6

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SỰ CHÊNH LỆCH VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN GIỮA CÁC DÂN TỘC TẠI VIỆT NAM 7

2.2 NGUYÊN NHÂN: 7

2.2.1 Nguyên nhân khách quan: 7

2.2.2 Nguyên nhân chủ quan: 8

CHƯƠNG III CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM 9

3.1 CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC Ở

VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY: 9

3.2 SỨC ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CHÊNH LỆCH VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN

ĐẾN CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC Ở

VIỆT NAM: 10

3.2.1 Ảnh hưởng như thế nào: 10

3.2.2 Nguyên nhân khách quan: 12

3.2.3 Nguyên nhân chủ quan: 12

CHƯƠNG IV GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 13

4.1 ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ VÀO GIÁO DỤC: 13

4.2 TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG QUẢN LÝ CỦA, NHÀ NƯỚCVÀ TIẾP TỤC THỂ CHẾ HÓA CÁC QUAN ĐIỂM ĐƯỜNG LỐI CHÍNH SÁCH, , CỦA ĐẢNG VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC: 13

4.3 BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN GIÁO DỤC 14

4.4 BẢO VỆ CÁC NHÓM DÂN TỘC RẤT ÍT NGƯỜI 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất trong xã hội Tầm quan trọng của vấn đề này không chỉ nằm ở việc bảo vệ và duy trì sự đa dạng văn hóa, ngôn ngữ, và di sản của các dân tộc khác nhau, mà còn liên quan chặt chẽ đến việc xây dựng một xã hội công bằng và hòa bình Dân tộc mang theo mình những giá trị riêng biệt, lịch sử phong phú và kiến thức sâu sắc Bảo tồn và phát triển các yếu tố này không chỉ giúp cho các cộng đồng dân tộc tồn tại mãi mãi, mà còn góp phần vào sự giàu có và tiến bộ của toàn thể xã hội.

Tuy nhiên, giữa các dân tộc vẫn còn tồn tại sự chênh lệch về trình độ phát triển Điều này thể hiện rõ trong các chỉ số kinh tế, xã hội và giáo dục Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc có thể gây ra những khoảng cách xa xôi giữa giàu nghèo, làm gia tăng bất công và gây ra căng thẳng xã hội Chính vì vậy, để xây dựng được một khối đại đoàn kết dân tộc vững mạnh, cần xóa bỏ được sự chênh lệch đó giữa các dân tộc Do đó cần sự chung tay giúp sức của mỗi cá nhân hay lớn lao hơn là của toàn dân tộc Mỗi người trong chúng ta phải tham gia vào công cuộc này, không chỉ bằng những hành động nhỏ nhoi hàng ngày, mà còn bằng việc có trách nhiệm và lòng tự hào với quốc gia của chúng ta.

Trang 6

CHƯƠNG I: MỘT VÀI KHÁI NIỆM CƠ BẢN1.1 Dân tộc là gì:

- Dân tộc (Tiếng Anh: ethnie) là hình thái đặc thù của một tập đoàn người, xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội và được phân biệt bởi 3 đặc trưng cơ bản là ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng Dân tộc mang tính bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử, ví dụ như dân tộc (hay tộc người) Việt, dân tộc (hay tộc người) Tày, dân tộc (hay tộc người) Khơ Me,

- Hình thức và trình độ phát triển của tộc người phụ thuộc vào các thể chế xã hội ứng với các phương thức sản xuất.

1.2 Khái niệm về trình độ phát triển:

- Trình độ phát triển của một dân tộc là một khái niệm thể hiện mức độ thăng tiến và phát triển về học vấn và tri thức của những cá thể thuộc nhóm dân tộc đó.

- Trình độ phát triển của dân tộc phụ thuộc nặng nề vào: + Vị trí địa lí và đặc điểm kinh tế của khu vực dân tộc; + Cơ sở vật chất, hạ tầng của khu vực dân tộc; + Dân số khu vực dân tộc;

+ Trình độ học vấn của dân tộc khu vực.

1.3 Thế nào là xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc:

1.3.1 Về khái niệm đại đoàn kết dân tộc:

- Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, mọi giới tính, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, đoàn kết mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay định cư ở nước ngoài, thành một khối dân tộc vững chắc dựa trên cơ sở thống nhất về mục tiêu chung và những lợi ích căn bản

- Là một hệ thống các luận điểm về vị trí, vai trò, nội dung, nguyên tắc, phương pháp tập hợp, tổ chức lực lượng cách mạng, nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của dân tộc, của quốc tế trong sự nghiệp đấu tranh cho độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội

1.3.2 Về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc:

- Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là một quá trình xây dựng tập hợp các cá thể thuộc đại gia đình dân tộc Việt Nam từ mọi vùng đất, dân tộc, tôn giáo, dựa trên một số nguyên tắc để cùng thống nhất về một mục tiêu chung và những lợi ích căn bản của toàn dân

- Để có thể thực hiện xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, một số nguyên tắc phải được tuân thủ như sau:

+ Phải xây dựng trên cơ sở thống nhất giữa lợi ích của quốc gia, dân tộc với quyền lợi cơ bản của các giai tầng trong xã hội;

+ Đặt niềm tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của nhân dân + Đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đoàn kết lâu dài, chặt chẽ;

Trang 7

+ Đại đoàn kết phải chân thành, thẳng thắn, thân ái.

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SỰ CHÊNH LỆCH VỀ TRÌNH ĐỘPHÁT TRIỂN GIỮA CÁC DÂN TỘC TẠI VIỆT NAM2.1 Thực trạng về sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các dân tộctrong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam:

Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc ở Việt Nam được thể hiện qua nhiều khía cạnh Một số điểm chính bao gồm:

- Khoảng cách phát triển ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn so với vùng đồng bằng còn khá lớn:

+ Vùng dân tộc và miền núi hiện nay có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao + Ví dụ: Tính đến cuối năm 2022, tại tỉnh Kom Tum, với 43 dân tộc cùng sinh sống, hộ nghèo toàn tỉnh là 15.943 hộ Tuy nhiên, trong đó có đến 15.215 hộ nghèo là dân tộc thiểu số.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng:

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển

+ Ví dụ: Thôn Trung Phìn và thôn Tát Kẻ tỉnh Tuyên Quang là nơi tập trung khá đông các dân tộc thiểu số Ở đây đường bê tông có thể coi là điều xa xỉ đối với người dân Điều này đã gây ra một số khó khăn cho quá trình đi lại, phát triển kinh tế

- Chênh lệch về số lượng dân cư giữa các dân tộc: + Có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người

+ Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó, dân tộc người Kinh chiếm 85,7% dân số cả nước; 53 dân tộc thiểu số chiếm 14,3% dân số

2.2 Nguyên nhân:

2.2.1 Nguyên nhân khách quan:

Các dân tộc nước ta còn có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển về mọi mặt trong đời sống, từ kinh tế đến văn hóa, xã hội Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc có thể kể đến như:

2.2.1.1 Địa lý và môi trường:

Một số dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao hẻo lánh và khó tiếp cận Chính vì vậy, các dân tộc này thường gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng Trong khi có các dân tộc sinh sống ở vùng đồng bằng ven biển có lợi thế về môi trường và tài nguyên dễ dàng hơn trong việc phát triển kinh tế.

2.2.1.2 Sự phân bố tài nguyên tự nhiên:

Sự chênh lệch về tài nguyên tự nhiên như đất đai, nước rừng, khoáng sản cũng góp phần tạo ra sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các dân tộc Các dân tộc sống ở vùng miền núi thường có diện tích đất đai hạn hẹp, gặp nhiều khó khăn về sản xuất nông nghiệp, dẫn đến phần lớn dân số ở đây nghèo đói.

Trang 8

2.2.1.3 Lịch sử và văn hóa:

Một số dân tộc đã có lịch sử phát triển lâu đời tích lũy và truyền lại kiến thức, kỹ năng sản xuất từ thế hệ này sang thế hệ khác Trong khi đó, các dân tộc thiểu số ít được phát triển về mặt kinh tế, thường thiếu các quyền lợi và nguồn lực phát triển Do đó, nền văn hóa muốn gìn giữ và phát triển cần phải có dân số đông.

2.2.1.4 Chính sách phát triển và đầu tư:

Sự chênh lệch trong việc phân bố nguồn lực và đầu tư giữa các khu vực cũng là một nguyên nhân quan trọng Trong quá trình phát triển của đất nước, các chính sách phát triển của Nhà nước tập trung hơn vào các vùng kinh tế trọng điểm và thành thị Điều này đã gây ra sự chênh lệch về cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế và các nguồn lực khác.

2.2.1.5 Vấn đề dân số và dân tộc:

Sự chênh lệch dân số và tỷ lệ dân tộc giữa các vùng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về trình độ phát triển Những dân tộc có số lượng người ít hơn có thể gặp khó khăn trong việc tích cực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế và xã hội.

Mặc dù sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc ở Việt Nam còn tồn tại nhưng Đảng và Nhà nước đã ra những chính sách và biện pháp nhằm cải thiện tình hình Nhờ vậy, tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam có thể đảm bảo được cơ hội phát triển công bằng và bền vững 2.2.2 Nguyên nhân chủ quan :

Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc tại Việt Nam đã và đang là một vấn đề nhức nhối Nguyên nhân của sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc không chỉ do các yếu tố khách quan như điều kiện tự nhiên, địa lý, kinh tế, mà còn do nhiều yếu tố chủ quan liên quan đến nhận thức, chính sách và thực thi Một số nguyên nhân chủ quan có thể kể đến như sau:

2.2.2.1 Nhận thức về công tác dân tộc, vị trí, vai trò trọng yếu của vùng dân tộc và miền núi của cán bộ các cấp:

Nhận thức về công tác dân tộc, vị trí, vai trò trọng yếu của vùng dân tộc và miền núi của một số cán bộ các cấp chưa sâu sắc Có những cán bộ thiếu hiểu biết về lịch sử, văn hóa, truyền thống của các dân tộc thiểu số, không coi trọng việc phát huy tiềm năng và sức mạnh của các dân tộc trong quá trình phát triển Đồng thời, một số cán bộ còn thiếu trách nhiệm, lạm dụng quyền hạn để tham nhũng, lợi dụng đồng bào dân tộc thiểu số để làm giàu cho bản thân và gia đình.

2.2.2.2 Chính sách dân tộc của các Bộ, ngành, địa phương:

Năng lực tham mưu đề xuất chính sách dân tộc của các Bộ, ngành, địa phương còn hạn chế Các cơ quan có thẩm quyền chưa có nhiều nghiên cứu khoa học để phản ánh đúng thực trạng và nhu cầu của các dân tộc thiểu số Các chính sách dân tộc được ban hành chưa phù hợp với điều kiện cụ

Trang 9

thể của từng vùng, từng dân tộc Các chính sách cũng chưa được công khai, minh bạch và rõ ràng để người dân hiểu và thực hiện.

Việc tổ chức thực thi chính sách ở nhiều nơi còn kém hiệu quả Có những chính sách đã được ban hành nhưng không được triển khai kịp thời hoặc không được kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả Có những chính sách đã được triển khai nhưng không được phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương và các cấp chính quyền Có những chính sách đã được thực hiện nhưng không đạt được mục tiêu đề ra hoặc gây ra những tác động tiêu cực.

2.2.2.3 Vấn đề giáo dục, học tập của dân tộc thiểu số:

Thiếu sự quan tâm đến giáo dục học tập của một bộ phận dân tộc thiểu số, vùng núi Do điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều người trong các dân tộc thiểu số, vùng núi coi việc học tập là không quan trọng, không cần thiết, chỉ cần biết làm ruộng, chăn nuôi là đủ Họ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập để nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng và cơ hội phát triển Họ cũng không có động lực để học tập, do không có mục tiêu rõ ràng, không có sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng.

CHƯƠNG III CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾTCÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM

3.1 Chiến lược xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:

Trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng và chiến lược của Người về Đại đoàn kết là kim chỉ nam cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Ngày nay, trong xu thế hội nhập và phát triển, Đảng ta đã và đang vận dụng sáng tạo chiến lược này trong quá trình phát triển đất nước

Một là: Nhân dân đóng vai trò chủ thể, vị trí trung tâm trong quá

trình xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc:

- Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp, đoàn kết và phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, khẳng định quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra chế độ xã hội mới, là chủ nhân của sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

- Điều đó được thể hiện các kỳ đại hộ từ đại hội IV (1976) đến đại hội XIII (2021), các chủ trương, đổi mới được đề ra dựa trên trên tinh thần “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động

Hai là: Xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc phải theo

nguyên tắc đảm bảo lợi ích cao nhất của quốc gia - dân tộc, quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động; đồng thời quan tâm đến quyền lợi chính đáng của các tầng lớp nhân dân:

- Trong mọi thời kỳ cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc - thực hiện đại đoàn kết trên

Trang 10

nguyên tắc bảo đảm lợi ích cao nhất của quốc gia - dân tộc và quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động

- Kế thừa và phát triển ý chí đó tại Đại hội lần thứ XIII, xuất phát từ nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân Đảng xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là: “Phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”

Ba là: Phát huy vai trò, sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong

thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc:

- Việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội Đó là đường lối chiến lược tạo ra sức mạnh để xây dựng chủ nghĩa xã hội

- Đảng luôn chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân gắn với việc phát huy dân chủ trong đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng; thực hiện dân chủ trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở tất cả các cấp các ngành Mọi hoạt động của hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải phục vụ lợi ích của nhân dân

3.2 Sức ảnh hưởng của sự chênh lệch về trình độ phát triển đến chiến lược xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam:

3.2.1 Ảnh hưởng như thế nào:

Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các khu vực ở Việt Nam có thể ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cụ thể như sau:

3.2.1.1 Khả năng phát triển kinh tế hạ tầng:

- Các vùng phát triển thường có nhiều nguồn đầu tư, được sự chú trọng từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, điều này càng tăng cao khả năng phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng của các vùng này

- Các vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn khi phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng chủ yếu bởi lý do về mặt địa lý, các vùng rừng núi hiểm trở, khó tiếp cận, dân cư thưa thớt, chi phí di chuyển nguyên vật liệu đắt đỏ, Điều này đã tạo nên những khó khăn nhất định, không thể giải quyết nhanh gọn trong một sớm một chiều Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc không thể đồng bộ về sự phát triển giữa các vùng.

- Việc chênh lệch về kinh tế và hệ thống cơ sở hạ tầng cũng gây ra sự khó khăn Tính liên kết giữa các vùng cũng vì thế trở nên rời rạc ảnh hưởng đến sự kết nối và phát triển về giao thông.

3.2.1.2 Phân bổ tài nguyên:

- Các vùng phát triển thường tập trung các nguồn tài nguyên được đảm bảo từ chất lượng đến số lượng, khiến những nơi này đặc biệt thu hút các

Ngày đăng: 13/04/2024, 22:38

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w