1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối khóa xây dựng môi trường văn hoá trong trường đại học sư phạm đại học thái nguyên

29 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Môi Trường Văn Hoá Trong Trường Đại Học Sư Phạm Đại Học Thái Nguyên
Tác giả Dương Thị Tú Anh
Trường học Đại học Thái Nguyên
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2019
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 3,75 MB

Nội dung

Nghiên cứu về môi trường văn hoá nhà trường cũng chính là nghiên cứu một hệ thống giá trị và chuẩn mực giá trị đặc thù, được con người tích lũy trong quá trình tích hợp các hoạt động sán

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƯỠNG THEO TCCDNN GVCC HẠNG 1

TỔ CHỨC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM – ĐH THÁI NGUYÊN

TÊN TIỂU LUẬN:

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Học viên: Dương Thị Tú Anh

Thái Nguyên, tháng 7 năm 2019

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC

1 Đặt vấn đề 1

2 Cơ sở lý luận về xây dựng môi trường văn hoá trong trường đại học 2

2.1 Khái niệm văn hóa và văn hóa ứng xử trong nhà trường 2

2.2 Các thành tố cơ bản của môi trường văn hóa trường đại học 3

2.2.1 Chủ thể của môi trường văn hóa trường đại học 3

2.2.2 Khách thể của môi trường văn hóa trường đại học 4

3 Khái quát về trường Đại học Sư Phạm-Đại học Thái Nguyên 6

3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 6

3.2 Hoạt động đào tạo 8

3.3 Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế 9

3.4 Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác 11

4 Xây dựng môi trường văn hoá trong trường Đại học Sư Phạm-Đại học Thái Nguyên 11

4.1 Sự cần thiết của công tác xây dựng môi trường văn hóa 12

4.1.1 Phục vụ nhiệm vụ giáo dục đại học trong thời kỳ mới 12

4.1.2 Hệ thống giá trị văn hóa được kế thừa và phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế 13

4.1.3 Phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường 13

4.1.4 Phát huy tốt vai trò chủ thể của môi trường văn hóa trường đại học 13

4.2 Công tác xây dựng môi trường văn hóa trong Trường Đại học Sư Phạm-Đại học Thái Nguyên 14

4.2.1 Công tác định hướng giá trị đạo đức trong trường đại học 14

4.2.2 Biện pháp kỹ thuật 17

4.2.3 Biện pháp về chế tài 23

5 Kết luận 25

Trang 3

1 Đặt vấn đề

Xu hướng hội nhập quốc tế đang mở ra không ít những triển vọng pháttriển giáo dục cho các quốc gia nói chung và cho giáo dục đại học nói riêng,đồng thời, cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với việc giữ gìn, phát triểnvăn hóa nói chung và môi trường văn hóa nhà trường nói riêng Nghiên cứu vềmôi trường văn hoá nhà trường cũng chính là nghiên cứu một hệ thống giá trị

và chuẩn mực giá trị đặc thù, được con người tích lũy trong quá trình tích hợpcác hoạt động sáng tạo văn hóa, giáo dục và khoa học

Hệ giá trị môi trường văn hoá nhà trường được biểu hiện thông qua vốn

di sản văn hóa và các quan hệ ứng xử văn hóa giữa những người trong mộtmôi trường giáo dục, có tác động chi phối nhiều chiều đến mọi hoạt động vàđời sống tâm lý của chính những con người sống trong môi trường đó: ảnhhưởng tới chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục trong nhà trường theohướng phát triển con người toàn diện; ảnh hưởng rõ rệt cách suy nghĩ, cảmnhận và hành động của mỗi thành viên trong nhà trường, do đó có thể nângcao hoặc cản trở động cơ, kết quả dạy - học của giảng viên và sinh viên…Môi trường văn hóa nhà trường thể hiện ở mọi mặt, bao gồm từ cơ sởvật chất, cảnh quan cây xanh, nơi giải trí, sinh hoạt, hội họp, học tập, bảng têntrường, phòng học, phòng làm việc…đến nền nếp, chuẩn mực, lễ nghi, niềmtin, giá trị, hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục đào tạotrong nhà trường, là lối sống văn minh trong trường học Nói chung, môitrường văn hóa nhà trường lành mạnh sẽ giảm bớt được nguy cơ xung đột vàtăng tính ổn định

Thế nhưng, vấn đề môi trường văn hóa nhà trường và tìm kiếm các biệnpháp quản lý sự hình thành và phát triển môi trường văn hóa nhà trường hiệnnay vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù muốn hay không muốn,những yếu tố tiêu cực từ môi trường văn hoá nhà trường tự phát đang hàngngày, hàng giờ tác động rất sâu sắc đến quá trình giáo dục - đào tạo trong cáctrường, đến sinh viên - thế hệ tương lai của đất nước

1

Trang 4

Trường Đại học Sư phạm-Đại học Thái Nguyên được thành lập vàonăm 1966 Trải qua 53 năm hình thành và phát triển, trường đã đào tạo hàngchục ngàn Nhà Khoa học, nhà quản lý, giáo viên có trình độ đại học và sauđại học cho mọi miền đất nước; đảm bảo chất lượng, uy tín và được xã hộithừa nhận Trước tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nóichung, trước yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết29-NQ/TW, một trong những thành tích nổi bật của Trường Đại học Sưphạm-Đại học Thái Nguyên trong những năm gần đây là xây dựng một môitrường văn hóa tiên tiến- môi trường có nhiều phong trào đa dạng về nộidung, phong phú về hình thức Xuất phát từ thực tế nhà trường, tôi lựa chọn

chủ đề: “Xây dựng môi trường văn hoá trong Trường Đại học Sư Đại học Thái Nguyên”.

phạm-2 Cơ sở lý luận về xây dựng môi trường văn hoá trong trường đại học

2.1 Khái niệm văn hóa và văn hóa ứng xử trong nhà trường

Các nhà nghiên cứu về văn hóa như Nguyễn Minh Chung trong Vănhóa lớp học và mô hình lớp học văn hóa trong nhà trường đại học hiện nay [1],

Đỗ Huy trong Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay từ góc nhìngiá trị học [3], Văn Đức Thanh trong Về xây dựng môi trường văn hóa cơ sở,đều khẳng định: Văn hóa nhà trường là văn hóa diễn ra trong trường học, thểhiện các chuẩn mực đạo đức của xã hội, trong đó, quan hệ giữa thầy với thầy,giữa thầy với trò, giữa trò với trò là quan hệ chủ đạo [4] Văn hóa nhà trường

có ý nghĩa quyết định tới chất lượng giáo dục đào tạo và có ảnh hưởng rất lớntới cộng đồng xã hội

Theo Lê Như Hoa thì “Thuật ngữ văn hóa nhà trường xuất hiện tại cácnước nói tiếng Anh vào những năm 1990 Một số nước như Mỹ, Úc đã cótrung tâm nghiên cứu, khảo sát thực tiễn và đánh giá vấn đề này Dù có nhiều ýkiến khác nhau nhưng đều thống nhất mỗi trường học đều có văn hóa nhàtrường của mình”, ông khái quát “Văn hóa nhà trường là hệ các chuẩn mực,

2

Trang 5

giá trị giúp cán bộ quản lý nhà trường, thầy cô, phụ huynh, học sinh, sinh viên

có cách thức suy nghĩ, hành động, tình cảm tốt đẹp Văn hóa nhà trường ở ViệtNam cần đảm bảo 3 yếu tố: Cơ sở vật chất đảm bảo, môi trường giáo dục tốt

và văn hóa ứng xử, giao tiếp” [2]

Các nhà khoa học đã xác định thực chất của văn hóa nhà trường là vănhóa ứng xử Nội hàm khái niệm “văn hóa ứng xử” gồm cách thức quan hệ, thái

độ và hành động của con người đối với môi trường thiên nhiên, đối với xã hội

và đối với người khác Nghĩa là, văn hóa ứng xử gồm 3 chiều quan hệ: Vớimôi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường văn hóa Văn hóa ứng

xử gắn liền với các thước đo mà xã hội dùng để ứng xử, đó là các chuẩn mực

xã hội

Cho đến nay ở Việt Nam, nhìn chung khái niệm văn hóa ứng xử đã đượcgián tiếp, trực tiếp làm rõ gồm: Thái độ, cách thức quan hệ, hành động và cả kỹnăng lựa chọn nhằm tận dụng, ứng phó và thể hiện tình người đối với môitrường tự nhiên, môi trường xã hội và với bản thân Thái độ, cách thức quan

hệ, hành động và kỹ năng lựa chọn đều bị chi phối bởi các giá trị được biểuhiện dưới dạng chuẩn mực cơ bản của xã hội

2.2 Các thành tố cơ bản của môi trường văn hóa trường đại học

2.2.1 Chủ thể của môi trường văn hóa trường đại học

Giảng viên: Đây là đội ngũ những người trực tiếp đứng trên bục giảng

với nhiệm vụ cao quý là trao truyền những tri thức chuyên môn (chủ yếu) và cảkiến thức xã hội cho sinh viên Với vai trò, vị thế là chủ thể quá trình dạy -học, giảng viên là nhân tố có vai trò quyết định hàng đầu trong việc xây dựngmôi trường văn hóa trường lành mạnh, phong phú ở trường đại học

Sinh viên: Suy cho cùng, xây dựng môi trường văn hóa trường đại học

là cho sinh viên, nhằm tạo lập cho chính họ có được một môi trường học tập,nghiên cứu và rèn luyện thuận lợi nhất để phát huy năng lực của mình Theo đósinh viên là bộ phận đông đảo nhất và là nhân tố tích cực và quyết định nhất

3

Trang 6

trong toàn bộ quá trình xây dựng, duy trì và củng cố chất lượng, hiệu quả củamôi trường văn hóa trường đại học.

Cán bộ, viên chức, người lao động: Cán bộ, công nhân viên cũng là

một nhân tố rất quan trọng góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng môitrường văn hóa nhà trường ở trường đại học

2.2.2 Khách thể của môi trường văn hóa trường đại học

Hệ thống các giá trị môi trường văn hóa trường đại học

Giá trị là những tư tưởng bao quát, được tin tưởng mạnh mẽ chung cho mộtnhóm người, một cộng đồng người, một giai cấp, một dân tộc, một thời đại về cái

gì đó được coi là điều đúng, điều sai, điều thiện, điều ác, điều hợp lý, điều khônghợp lý, điều xấu, điều tốt, điều mong muốn hoặc không đáng mong muốn

Hệ thống giá trị văn hóa nhà trường bao hàm nhiều cấp độ: Các giá trịnền tảng giữ vai trò định hướng chung và có tính ổn định tương đối trongmôi trường giáo dục (tôn sư trọng đạo ); Các giá trị chuẩn mực là sự thể hiệncác giá trị nền tảng và điều kiện đặc thù trường học kính thầy yêu bạn ); Cácgiá trị cụ thể thường gắn với những tiêu chuẩn, yêu cầu nhất định trong nhàtrường, là sự chi tiết hóa giá trị nền tảng và giá trị chuẩn mực (chủ động họchỏi, tự học)

Cũng như ở những môi trường khác, hệ thống những giá trị văn hóatrong môi trường văn hóa nhà trường tồn tại dưới 2 dạng thức: Những giá trịvăn hóa vật thể như phòng học, bàn ghế, phương tiện dạy - học, thư viện, sáchbáo, nhà truyền thống và những giá trị văn hóa phi vật thể như lý tưởng,niềm tin, bản lĩnh khoa học, lẽ sống, trình độ thưởng thức nghệ thuật

Hệ thống các quan hệ môi trường văn hóa trường đại học

Văn hóa thuộc về con người bởi vậy quan hệ văn hóa thực chất là sự thểhiện những mối quan hệ đa dạng trong cộng đồng người

Trong môi trường văn hóa trường đại học, quan hệ văn hóa giáo dụcđược biểu hiện khá đa dạng:

4

Trang 7

Trong phạm vi nhà trường, đó là quan hệ chủ đạo giữa thầy và trò người dạy và người học; là quan hệ giữa giảng viên và giảng viên, giữa sinhviên với sinh viên, giữa giảng viên, sinh viên với cán bộ, công nhân viên trongtrường và ngược lại (xét theo thứ bậc có quan hệ dọc như lớn tuổi - nhỏ tuổi,cấp trên - cấp dưới, cán bộ - nhân viên và quan hệ ngang như đồng chí, đồngnghiệp, bạn bè.) Bên cạnh đó, không thể không kể đến quan hệ giữa conngười với ngoại cảnh, cơ sở vật chất trường lớp và nhất là quan hệ tự thântrong mỗi người với một đời sống nội tâm phức tạp của từng cá nhân.

-Ngoài phạm vi nhà trường, có các quan hệ văn hóa mang tính cá nhân

và cộng đồng của giảng viên, sinh viên và cán bộ, công nhân viên Bên cạnh

đó là quan hệ gia đình, quan hệ họ hàng, khu phố, phường, quận

Hệ thống những hình thức hoạt động văn hóa trong môi trường văn hóa trường đại học

Trong môi trường văn hóa trường đại học hệ thống những hình thức hoạtđộng văn hóa hay nói đúng hơn là hoạt động văn hóa nhà trường là sự biểu hiệntập trung, sinh động các giá trị văn hóa nhà trường, những quan hệ văn hóa giáodục với hai hình thức cơ bản là hoạt động gián tiếp và hoạt động trực tiếp.Hình thức hoạt động gián tiếp bao gồm các hoạt động chứa đựng nhữngyếu tố văn hóa như văn hóa tổ chức (trường, khoa, phòng, ban, trung tâm, lớphọc ), văn hóa giáo dục (giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học), văn hóaứng xử văn hóa giải trí, văn hóa môi trường

Hình thức hoạt động trực tiếp biểu hiện dưới 2 dạng thức: Những hoạtđộng thường xuyên như học tập, giao tiếp, trao đổi thông tin và những hoạtđộng định kỳ như đại hội (chi bộ Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên), hộidiễn văn nghệ, các cuộc thi đấu thể dục thể thao, thi Olympic các môn khoahọc, hội nghị khoa học, hội thảo, diễn đàn, giao lưu, tham quan, dã ngoại vàcác hoạt động ngoại khóa khác như hoạt động tình nguyện, từ thiện, hoạt độngphục vụ những ngày lễ kỷ niệm của địa phương và cả nước

Hệ thống các cảnh quan môi trường văn hóa trường đại học

5

Trang 8

Cảnh quan văn hóa với tư cách một thành tố của môi trường văn hóa là

sự khái quát quan hệ con người - tự nhiên, tức sự tổng hợp những tác độngmang tính văn hóa từ con người đến tự nhiên tạo nên môi trường nhân tạo -môi trường sống, học tập, lao động, nghỉ ngơi của con người

Cụ thể hơn, đó là cách thức quan hệ, thái độ ứng xử và hành động củacon người đối với môi trường tự nhiên xung quanh, trong đó môi trường tựnhiên là cái gốc quy định lối sống và hành vi ứng xử của con người không chỉvới nó mà cả với cộng đồng xã hội để tạo nên một không gian sống đã được

“nhân hóa”, “văn hóa hóa”, tức là đã được cải tạo, biến đổi cho phù hợp vớinhững hoạt động sống của con người

Hệ thống các thiết chế môi trường văn hóa trường đại học

Trong môi trường văn hóa trường đại học, các thiết chế văn hóa nhàtrường như giảng đường, thư viện, ký túc xá, căng tin, nhà giáo dục thể chất,hội trường - nhà văn hóa, câu lạc bộ sở thích có vai trò trực tiếp đáp ứng nhucầu văn hóa (tinh thần) của các thành viên trong nhà trường Đó là những nơidiễn ra các hoạt động văn hóa nhà trường phong phú với các quan hệ văn hóanhà trường đa dạng được thực hiện và các giá trị văn hóa nhà trường được traotruyền, cải biến và phát huy

3 Khái quát về trường Đại học Sư phạm-Đại học Thái Nguyên

3.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên là một trung tâm đàotạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học giáo dục, là mộttrong các trường trọng điểm trong hệ thống giáo dục đại học các tỉnh trung du,miền núi phía Bắc Việt Nam

Tên gọi cũ của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên là TrườngĐại học Sư phạm Việt Bắc, được thành lập ngày 31 tháng 10 năm 1966 Ngày 04tháng 04 năm 1994, Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc là một trường thành viên trựcthuộc Đại học Thái Nguyên và được đổi tên thành Trường Đại học Sư phạm - Đạihọc Thái Nguyên [5]

6

Trang 9

Trong lịch sử phát triển của mình, Trường Đại học Sư phạm - Đại học TháiNguyên được trao tặng 2 Huân chương Lao động hạng Ba, 2 Huân chương Lao độnghạng Nhì, 1 Huân chương Lao động hạng Nhất, 1 Huân chương Độc lập hạng Ba và

1 Huân chương Độc lập hạng Nhì Ngày 31 tháng 10 năm 2011, nhân dịp kỷ niệm

45 năm ngày thành lập, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã đượcĐảng và Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất [5]

3.2 Hoạt động đào tạo

Trường đại học Sư phạm-Đại học Thái Nguyên tổ chức thực hiện cáchoạt động đào tạo theo qui chế của Bộ GD&ĐT và thực hiện các phương thức,hình thức tổ chức đào tạo mềm dẻo, linh hoạt phát huy tính tích cực của ngườihọc, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo và đáp ứng yêu cầu của xãhội

Trải qua 53 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐHSP – ĐHTN luônkiên định với sứ mạng và mục tiêu của Nhà trường Sứ mạng của Trường ĐHSP– ĐHTN: là cơ sở đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáodục có chất lượng cao; là trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học côngnghệ, phục vụ sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội của cảnước, đặc biệt là khu vực Trung du, miền núi phía Bắc

Tính đến 12/2018, tổng số cán bộ của Trường là 562 người, gồm 386người là GV, trong đó có 01 GS, 43 PGS, 140 TS (chiếm tỉ lệ gần 50%); 186ThS (55 người đang học nghiên cứu sinh trong và ngoài nước) và 26 người cótrình độ đại học Tỉ lệ SV đại học chính quy/GV quy đổi của Trường là 15,97(thấp hơn nhiều so với định mức theo quy định của Bộ GD&ĐT đối với cáctrường đại học sư phạm là 25 SV/GV quy đổi)

Từ chỗ chỉ là cơ sở đào tạo giáo viên THPT cho con em đồng bào cácdân tộc miền núi phía Bắc với 07 chuyên ngành đào tạo, đến nay, Trường đangthực hiện đào tạo 13 chuyên ngành TS; 23 chuyên ngành ThS; 27 chương trìnhđại học và các chương trình cấp chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên, GV, CBQLgiáo dục Tính đến tháng 12/2016, tổng số người học các hệ đang học tập củaTrường là 13.852 người (trong đó 123 NCS, 721 học viên CH, 8.436 SV đại

7

Trang 10

học chính quy, 4.572 SV đại học VLVH) Ngoài ra, Trường có gần 300 lưu họcsinh quốc tế đang theo học Từ khi thành lập đến nay, Trường đã đào tạo gần100.000 giáo viên, cán bộ quản lý; gần 3.000 ThS, TS cho đất nước và hơn 800

SV quốc tế

Điểm nổi bật nhất trong hoạt động đào tạo của Trường là trường đã xâydựng lộ trình và thực hiện triệt để việc chuyển đổi quy trình đào tạo theo niênchế sang học chế tín chỉ, một phương thức đào tạo linh hoạt, mềm dẻo, tạo điềukiện thuận lợi đồng thời cũng nâng cao tính chủ động cho người học Bên cạnh

đó, Nhà trường đã thực hiện nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng, chương trìnhliên kết đào tạo theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT Đây chính là chìa khóagiúp công tác đào tạo của Trường từng bước đáp ứng nhu cầu xã hội

Nhà trường đã ban hành Bộ tiêu chuẩn và Quy trình đánh giá về chấtlượng hoạt động giảng dạy của giảng viên để thống nhất triển khai, và tổ chứcđánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên trong toàn Trường từ năm 2005;100% đề cương chi tiết học phần quy định rõ về thời điểm, số lượng, tiêu chí vàhình thức kiểm tra, đánh giá; và các đề cương chi tiết học phần được thực hiệnđúng quy trình và được đánh giá

Nhà trường có quy định, quy trình và thông báo kết quả, lưu trữ kết quảhọc tập của người học, có đầu tư phần mềm quản lý và hạ tầng công nghệ thôngtin tiên tiến và hiện đại phù hợp với yêu cầu quản lý Hệ thống văn bằng đượccấp đúng quy định, sổ cấp văn bằng rõ ràng, thuận tiện cho việc theo dõi vàkiểm tra

3.3 Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

Trường Đại học Sư phạm-Đại học Thái Nguyên luôn coi hoạt độngnghiên cứu khoa học (NCKH) và chuyển giao công nghệ là một trong hainhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường Định hướng NCKH và chuyển giao côngnghệ của Nhà trường là gắn kết chặt chẽ giữa NCKH và phát triển công nghệvới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo tại Trường, phù hợpvới định hướng khoa học, công nghệ của Quốc gia và các tỉnh phía Bắc, đáp ứng

8

Trang 11

nhu cầu ứng dụng KH&CN vào việc phát triển kinh tế- xã hội của địa phương vàđất nước.

Trường đã có nhiều đóng góp giải quyết những vấn đề cấp bách trongphát triển kinh tế xã hội, giáo dục đào tạo CB, GV của Trường đã chủ trì nhiều

đề tài độc lập, đề tài NCKH trọng điểm cấp Nhà nước; thực hiện hàng trăm đềtài NCKH cấp Bộ, cấp Đại học; công bố hơn 1.000 bài báo trên tạp chí quốc tế

có uy tín Cùng với hoạt động NCKH của GV, hoạt động NCKH của SV luônđược Trường quan tâm đầu tư, hằng năm, SV của Trường đều giành thứ hạngcao trong giải thưởng SV NCKH toàn quốc

Về HTQT, Trường có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học, tổ chứcquốc tế trên thế giới như Nhật Bản, Hoa Kì, Đức, Úc, Hà Lan, New Zealand,Hàn Quốc, Bỉ, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Campuchia Trường đã kínhiều biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác; đã tổ chức hơn 100 lượt cán bộ đithực tập khoa học, trao đổi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ ở nước ngoài.Đồng thời, Trường đã thu hút hàng trăm học viên, SV quốc tế đến học tập dàihạn và ngắn hạn tại Trường

Với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, nghiên cứu

và CGCN trong 50 năm xây dựng và phát triển, Trường đã vinh dự được Đảng,Nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý:

- 02 Huân chương Lao động hạng Ba (1967, 1982);

- 02 Huân chương Lao động hạng Nhì (1989, 1991);

- 01 Huân chương Lao động hạng Nhất (1996);

9

Trang 12

Trong 10 năm gần đây, tập thể Trường đã được các cấp tặng thưởng 17 Cờthi đua (04 Cờ của Chính phủ, 05 Cờ của Bộ GD&ĐT, 06 Cờ của tỉnh TháiNguyên và 02 Cờ của Bộ Công an); 43 Bằng khen Tỉnh, Bộ, Ngành; Liên tụcđạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh, Đảng bộ trong sạch vững mạnhtiêu biểu trong Đảng bộ ĐHTN; Liên tục đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuấtsắc, đơn vị tiên tiến xuất sắc trong khối thi đua ĐHTN và Bộ GD&ĐT Sốlượng bài báo khoa học là một thước đo về trình độ khoa học, công nghệ và hiệuquả hoạt động KH&CN của trường đại học Vì vậy, Trường đại học Sư phạm-Đạihọc Thái Nguyên rất coi trọng việc nâng cao số lượng bài báo khoa học của CB,

GV được công bố trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế

Nhà trường đã xây dựng, đẩy mạnh phát triển tiềm lực KH&CN, ban hànhnhiều cơ chế khuyến khích CB, GV công bố bài báo trên các tạp chí chuyênngành và đã có văn bản quy định sản phẩm của đề tài từ cấp cơ sở trở lên phải

có ít nhất 01 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, vì vậy, số lượng bài báo

do CB, GV Nhà trường đăng trên tạp chí chuyên ngành hằng năm thường lớnhơn số đề tài

Từ năm 2012 - 2016, Trường đã tổ chức quản lí 259 đề tài đề tài khoahọc các cấp của CB, 1496 đề tài NCKH SV, nghiên cứu sản xuất 152 học liệu,

tổ chức 09 hội thảo khoa học lớn và nhiều hội nghị chuyên đề, đã công bố 1011bài báo trong nước và quốc tế, trong đó có 121 bài báo trên tạp chí quốc tế Sốbài báo công bố cao gấp 3,9 lần so với số lượng đề tài Các bài báo khoa học làsản phẩm và kết quả của hoạt động NCKH của GV theo các lĩnh vực khoa học

tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục

Số lượng bài báo khoa học của GV được đăng trên tạp chí khoa họcchuyên ngành trong nước và tạp chí quốc tế vượt trội so với số lượng đề tài đãđược phê duyệt Đặc biệt trong giai đoạn này, Trường có cơ chế khuyến khích

GV đăng bài trên tạp chí quốc tế, vì thế số lượng bài báo quốc tế tăng dần Chấtlượng của các công bố báo quốc tế ngày càng tăng lên thể hiện ở số báo ISItăng nhanh Có những bài báo ISI đạt chất lượng tốt đã được Bộ GD&ĐT traothưởng công trình toán học giai đoạn 2010 - 2020 Điều này phản ánh chất

10

Trang 13

lượng đội ngũ GV của Trường và chất lượng đào tạo của Trường được nâng lên.Tuy nhiên số lượng bài báo đăng trên tạp chí quốc tế của các nhóm ngành Khoahọc xã hội – nhân văn và KHGD còn hạn chế Số lượng bài báo nghiên cứuchưa phân bố đều trên đội ngũ GV.

Bảng 1 Bảng thống kê hoạt động NCKH của giảng viên trong 5 năm

(2011-2016)

2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

3.4 Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác

Trường đảm bảo đầy đủ các cơ sở vật chất và điều kiện cho 100% GVlàm việc hiệu quả Hệ thống phòng học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm vàtrang thiết bị đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu của GV vàngười học Trường có hệ thống học liệu đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập vànghiên cứu của GV và người học

Khu giảng đường có tổng diện tích là 15.019 m²; tổng diện tích phòng thínghiệm và thực hành là 2.800 m²; thư viện có tổng diện tích là 1.087 m²; tổngdiện tích nhà làm việc là 5.786 m²; diện tích nhà ở sinh viên là 10.210 m² Tổng

số 06 hội trường, trong đó hội trường lớn với hơn 1000 chỗ ngồi Ngoài ra,

11

Trang 14

trường còn có hệ thống sân vận động, bể bơi và sân chơi quần vợt đạt tiêuchuẩn thi đấu.

Trường có tổng số 122 phòng học phục vụ các ngành đào tạo, trong đó có:

07 phòng học lớn từ 100 đến 200 chỗ ngồi, 101 phòng học từ 50 đến 100 chỗngồi, 14 phòng học dưới 50 chỗ ngồi Các phòng học được lắp đặt các trangthiết bị hỗ trợ dạy học như máy chiếu, bị bảng tương tác, máy chiếu đa vật thể,camera, thiết bị trợ giảng, bảng viết ray trượt, bộ phát sóng wifi; hệ thống phòngthí nghiệm, cơ sở thực hành được trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ học tập

và nghiên cứu khoa học của giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học vàsinh viên các ngành Cử nhân Sư phạm Vật lý, Hóa học, Sinh học Tuy nhiên, đốivới hệ VLVH, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động thực hành, thínghiệm còn hạn chế vì phụ thuộc vào các đơn vị liên kết đào tạo tại địa phương.Thư viện đảm bảo đủ số đầu sách, tài liệu tham khảo cho các CTĐT: SPToán 356 đầu sách, SP Tin 203 đầu sách, SP Vật lý 287 đầu sách, SP Hóa học

180 đầu sách, SP Sinh học 225 đầu sách, SP Ngữ văn 2.409 đầu sách, SP Lịch sử

732 đầu sách, SP Địa lý 412 đầu sách, GD Tiểu học 122 đầu sách; GD Mầm non

55 đầu sách, SP Tiếng Anh 70 đầu sách, GD Thể chất 41 đầu sách, Tâm lý Giáo dục; Công tác xã hội 329 đầu sách, GD Chính trị 718 đầu sách và cácngành khác 50 đầu sách

-4 Xây dựng môi trường văn hoá trong trường Đại học Sư phạm-Đại học Thái Nguyên

Xây dựng môi trường văn hóa nhà trường nhằm góp phần xây dựng hệgiá trị giáo dục trong môi trường học Đó là các nội dung văn hóa cụ thể đượcđịnh danh rõ ràng, kết quả có thể kiểm tra đánh giá được Các nội dung nàyđược hình thành trên cơ sở hệ giá trị chung của ngành giáo dục, phù hợp vớiđặc điểm của Thành phố Thái Nguyên, của từng trường đại học nhưng phảiđảm bảo các nội dung sau:

- Xây dựng hệ các giá trị cốt lõi của nhà trường có tính truyền thống

và hiện đại; tạo môi trường văn hóa để mỗi cán bộ công chức, viên chức,

12

Ngày đăng: 04/05/2024, 17:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w