Tiểu luận cuối kì một sô phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học tôn giáo

17 0 0
Tiểu luận cuối kì một sô phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học tôn giáo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá những phương pháp nghiên cứu đặc thù trong Tâm lý học tôn giáonhư thực nghiệm, quan sát, phỏng vấn sâu, nêu một số kết quả nghiên cứu đã thuđược từ sử dụng các phương pháp đótha

lOMoARcPSD|38837747 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** - TIỂU LUẬN CUỐI KÌ Một sô phương pháp nghiên cứu trong Tâm lý học Tôn giáo Học phần: Tâm lý học tôn giáo Giảng viên phụ trách: PGS TS Hoàng Mộc Lan Họ và Tên sinh viên: HOÀNG TRUNG ANH Mã sinh viên: 17032247 Hà Nội, 2021 1 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 MỤC LỤC Mở đầu ……………….1 Nội dung 2 1 Phương pháp thực nghiệm .2 2 Phương pháp quan sát .5 3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 6 4 Phương pháp phỏng vấn .6 5 Thang đo 9 Kết Luận 14 Tài Liệu Tham Khảo 15 2 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Câu 4 Đánh giá những phương pháp nghiên cứu đặc thù trong Tâm lý học tôn giáo như thực nghiệm, quan sát, phỏng vấn sâu, nêu một số kết quả nghiên cứu đã thu được từ sử dụng các phương pháp đó (tham khảo bài kiểm tra giữa kỳ và các phương pháp nghiên cứu trong giáo trình tâm lý học tôn giáo và trên Internet) Mở Đầu Trong quá trình hình thành và phát triển của mình cùng với những phạm trù như văn hoá, dân tộc, nhà nước, thì tôn giáo một phần nào đó như Pagamant (1992) đã nói là “ một cuộc tìm kiếm ý nghĩa theo một cách linh thiêng”, một cuộc tìm kiếm đã thu hút rất nhiều những con người tài ba trên nhiều lĩnh vực từ khoa học tự nhiên tới khoa học xã hội Trong số nhiều ngành khoa học có liên quan tới tôn giáo đó không thể không kể tới Tâm lý học tôn giáo, cũng như những đóng góp của nó kho tàng tri thức của nhân loại về các vấn đề liên quan tới tôn giáo, để khi hợp lại các mảnh ghép các ngành khoa học lại với nhau ta có thể nhìn một cách tổng quát và toàn diện hơn về tôn giáo Như mọi ngành khoa học khác nói chung và tâm lý học nói riêng thì trong nghiên cứu tâm lý học tôn giáo sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản của tâm lý học và tâm lý học xã hội để nghiên cứu ý thức hành vi tôn giáo Bài viết này nhằm trình bày một số phương pháp nghiên cứu cơ bản thường dùng trong tâm lý học tôn giáo mà tác giả đã tìm hiểu qua một số tài liệu Do nhiều nguyên nhân mà bài viết có thể còn tồn tại nhiều chỗ thiếu sót, mong cô và các bạn có thể đóng góp ý kiến 1 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Nội dung 1, Phương pháp thực nghiệm: Đây là một phương pháp nghiên cứu không được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu tâm lý học Mặc dù ta phải thừa nhận rằng thực nghiệm là một trong các cách tốt để kiểm tra các lý thuyết, và việc thiếu thực nghiệm có thể là một trong những lý do khiến cho việc phát triển và thử nghiệm các lý thuyết trong tâm lý học tôn giáo chưa có những tiến bộ đáng kể Lý do phần nào có thể đến từ những hạn chế đạo đức và điều kiện thực tế khiến cho những thực nghiệm rất khó để phổ biến rộng rãi trong nghiên cứu về tôn giáo Theo đó ta có các phương pháp thực nghiệm, thử nghiệm hay được sử dụng như sau: - Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm Trong điều kiện phòng thí nghiệm các yếu tố ngoại cảnh có tác động trực tiếp tới người tham gia thực nghiệm có thể được các nhà nghiên cứu không chế một cách tối ưu nhất theo một quy trình đã được đặt ra từ trước Trong một thử nghiệm thực tế, người điều tra thao tác một biến, được gọi là biến độc lập, để xem liệu những thay đổi trong biến đó có mang lại những thay đổi trong một biến hệ quả được gọi là biến phụ thuộc hay không Ví dụ, giả sử bạn muốn tìm hiểu xem suy nghĩ về các ý tưởng tôn giáo có khiến mọi người cảm thấy xúc động hay không Bạn có thể đưa ra danh sách các từ ngữ tôn giáo cho một nhóm đối tượng (nhóm thực nghiệm) và danh sách các từ trung lập cho một nhóm đối tượng khác (nhóm đối chứng) Biến độc lập trong trường hợp này sẽ là nội dung tôn giáo so với trung tính của danh sách từ ngữ Biến số phụ thuộc có thể tăng, giảm hoặc ổn định độ dẫn điện của da do mồ hôi ở lòng bàn tay, một dấu hiệu của phản ứng cảm xúc Bạn sẽ xác định liệu những người được cho thấy những từ ngữ tôn giáo phản ứng nhiều hơn hay ít hơn, về mặt cảm xúc (được đo bằng độ nhạy của da) so với những người nhìn thấy những từ ngữ trung lập Nếu kết quả cho thấy đối tượng có từ ngữ tôn giáo có phản ứng ứng xử da thịt hơn 2 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 đối tượng sử dụng từ ngữ trung tính, thì đây là bằng chứng đưa ra cho mệnh đề việc nhìn thấy các từ ngữ tôn giáo hoặc suy nghĩ về tôn giáo gây ra kích thích cảm xúc - Một số kết quả nghiên cứu thu được: Mặc dù việc sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm trong tâm lý học tôn giáo là hết sức khiêm tốn và nhưng ta có thể đã có một số kết quả nghiên cứu được từ thực nghiệm trong nghiên cứu + Một thí nghiệm tiêu biểu phải kể đến là thí nghiệm sử dụng một bể nước biệt lập trong thí nghiệm đó gồm 73 người tham gia, họ được phân loại theo khuynh hướng tôn giáo (nội tại, ngoại lai, hoặc ủng hộ bừa bãi) và phải trải nghiệm trong 2 điều kiện đã sắp xếp là tôn giáo hoặc phi tôn giáo, những người tham gia thí nghiệm sẽ mặc một bộ đồ chống thấm nước có thể chìm hoặc nổi dưới nước (Hood & Morris, 1981) Sau khi đã để bể cách ly tối, im lặng và yêu cầu những người tham gia tham gia vào các điều kiện có hoặc không tôn giáo khi nổi trong bể Kết quả thí nghiệm khi đánh giá trải nghiệm của những người tham gia trên một bảng đo sự trải nghiệm thần bí đã được lượng hoá, và có thay đổi hai yếu tố là kinh nghiệm về hiện tượng tối thiểu (I) và yếu tố giải thích tôn giáo cho thấy những người tham gia dường như không có sự khác nhau đáng kể về yếu tố hiện tượng tối thiểu (I) , nhưng lại ghi nhận điểm diễn giải tôn giáo một cách cao hơn đáng kể trong điều kiện tôn giáo ở những người tham gia chuyên nghiệp một cách bừa bãi - Thử nghiệm thực địa (Thí nghiệm hiện trường) Trong thực nghiệm hiện trường các điều kiện có thể sẽ không thể kiểm soát được một cách tối ưu như trong phòng thí nghiệm Tuy nhiên trong thực nghiệm thực địa các nhà nghiên cứu có thể có những kết quả bất ngờ, thú vị mà khó có thể thu được trong phòng thí nghiệm + Một thí nghiệm khá gây tranh cãi cũng như chỉ trích của Pahnke được biết nhiều tới với tên là “thứ 6 thần thánh” Vào Thứ Sáu Tuần Thánh, năm 1962, trước khi các dịch vụ bắt đầu tại Nhà nguyện Marsh của Đại học Boston, Walter Pahnke cho một số họ sử dụng một loại thuốc có chứa chất gây ảo giác psilocybin, trong khi những người khác 3 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 được cho một loại thuốc kiểm soát nhẹ hay giả dược không có đặc tính "mở rộng tâm trí" với mục đích điều tra tiềm năng của thuốc ảo giác để tạo điều kiện cho trải nghiệm thần bí Kết quả cuộc thử nghiệm cho thấy những người có sử dụng psilocybin đã trải qua một trải nghiệm tôn giáo thần bí hơn so với những người sử dụng giả dược Cụ thể dựa trên một bảng điều tra đã được lượng hoá để đo điểm trải nghiệm thần bí của những người tham gia thí nghiệm, theo đó thì những người có sử dụng psilocybin đều ghi nhận một sự gia tăng về cảm giác trải nghiệm thần bí trong một thời gian dài Nhìn chung nếu có thế hạn chế những yếu tố gây nhiễu, cũng như các vấn đề về mặt đạo đức nghiên cứu tới thử nghiệm thì thử nghiệm thực địa sẽ là một phương pháp nghiên cứu đáng được tiến hành nhiều hơn nữa trong nghiên cứu tâm lý học tôn giáo - Phương pháp bán thực nghiệm Trong thí nghiệm bán thực nghiệm có chia sẻ các đặc điểm của thực nghiệm hiện trường với một sự khác biệt là trong thí nghiệm tự nhiên bạn không thao tác với biến độc lập Trong một bài báo của mình Hood đã nói có đôi khi mọi người báo cáo trải nghiệm tôn giáo hoặc huyền bí khi họ dành thời gian ở vùng hoang dã, nơi họ nhận thức sâu sắc hơn về thiên nhiên Ông cũng có những lý thuyết để kỳ vọng rằng mức độ căng thẳng mà ai đó cảm thấy có thể ảnh hưởng đến khả năng trải nghiệm như vậy của người đó sau này Để khám phá câu hỏi này, ông đã tận dụng một chuyến du ngoạn vào vùng hoang dã mà các nam sinh trong một trường tư thục yêu cầu Ông có thể đo lường mức độ căng thẳng mà các cậu bé cảm thấy khi thực hiện các hoạt động có tiềm ẩn nguy hiểm như đi bè trên nước trắng hoặc leo núi Ông phát hiện ra rằng những cậu bé có điểm thấp trong dự đoán của các hoạt động căng thẳng có điểm cao hơn trong phép đo về sự thần bí Nói chung, để sử dụng phương pháp bán thực nghiệm tự nhiên, bạn phải chuẩn bị để khai thác các khả năng nghiên cứu trong các trường hợp ngoài tầm kiểm soát Như có thể tưởng tượng, có rất nhiều khả năng cho các nghiên cứu bán thực nghiệm trong các tình huống thực địa và sử dụng các sự kiện tự nhiên được dự đoán trước làm “thao tác” thực nghiệm Tuy nhiên, việc thực hiện những nghiên cứu này có thể tốn nhiều thời 4 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 gian, tốn kém và không thực tế Khi hoàn cảnh không cho phép sử dụng phương pháp thực nghiệm, nghiên cứu tương quan và khảo sát có thể là một lựa chọn tốt trong nghiên cứu tâm lý nói chung và nghiên cứu tâm lý học tôn giáo nói riêng 2 Phương pháp quan sát Quan sát là một phương pháp nghiên cứu quan trong với nhiều ngành khoa học học xã hội hành vi trong đó có tâm lý học tôn giáo Trong đó những nhà nghiên cứu quan sát hành vi của các cá nhân hay các cộng đồng tôn giáo trong việc thực hành các nghi lễ tôn giáo, và ghi lại rồi phân tích một cách hệ thống Ví dụ quan sát hành vi trong thời gian thực hiện các nghi lễ cúng tế, cầu nguyện Để quan sát đạt được hiệu quả thì người quan sát không được tham gia hay tạo ra các tác động như với nghiên cứu thực nghiệm Bởi một người có thể hành xử khác đi nếu biết họ đang bị quan sát theo một phản ứng mà ta hay biết tới với tên gọi hiệu ứng Hawthorne, hành vi đang được nghiên cứu bị thay đổi do chính quá trình được nghiên cứu, khác với những gì bình thường Kết quả của nghiên cứu quan sát thường mang tính định tính hơn là định lượng, và mang tính chủ quan của người quan sát cũng như phân tích các kết quả quan sát được Một số công cụ hỗ trợ trong nghiên cứu quan sát thường là camera Hoặc cũng có thể là quan sát trực tiếp bằng cá nhân, với điều kiên đó thực sự biết “Quan sát” tốt - Một trong những ví dụ trong nghiên cứu tâm lý học tôn giáo là một nghiên cứu quan sát của Leon Festinger và các đồng nghiệp của ông, khi thâm nhập vào một giáo phái ngày tận thế được gọi là Người tìm kiếm, trong đó các thành viên tin rằng ngày tận thế sẽ xảy ra vào ngày 21 tháng 12 năm 1954 Mục đích nghiên cứu tập trung đến việc nghiên cứu cách các thành viên trong nhóm sẽ có tâm lý thế nào khi lời tiên tri chắc chắn không thành công Họ cẩn thận ghi lại các sự kiện và phản ứng của các thành viên giáo phái trong những ngày trước và sau ngày tận thế được cho là Không có gì đáng ngạc nhiên, các thành viên của giáo phái đã không từ bỏ niềm tin của họ mà thay vào đó họ thuyết phục bản thân rằng chính niềm tin và nỗ lực của họ đã cứu thế giới khỏi sự diệt vong Nghiên cứu của họ về sự hình thành, duy trì và giải thể nhóm cũng như 5 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 hoạt động của các thành viên trong nhóm sau khi thế giới không bị hủy diệt vào ngày dự kiến, đã trở thành một cột mốc quan trọng trong việc nghiên cứu các lực lượng xã hội hoạt động trong các nhóm tôn giáo nhỏ Festinger và các đồng nghiệp của ông sau đó đã xuất bản một cuốn sách về trải nghiệm này, cuốn sách mà họ sử dụng để minh họa lý thuyết về sự bất hòa nhận thức (Festinger, Riecken, & Schachter, 1956) Tóm lại bỏ qua những rào cản về đạo đức, về quyền riêng tư cá nhân thì nghiên cứu quan sát là một trong những phương pháp nghiên cứu phổ biến trong tâm lý học tôn giáo 3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu Đây là một phương pháp cũng được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và chính tác giả cũng đang sử dụng để hoàn thành bài luận này Việc nghiên cứu tài liệu, hiện vật có thể giúp chúng ta trong việc làm sáng tỏ sự hình thành và phát triển của tôn giáo hay một cộng đồng nào đó, sự hình hành các đặc điểm tâm lý của tín đồ cũng như người thủ lĩnh của tín đồ đó Một trong những ví dụ có thể kể đến cho nghiên cứu qua tài liệu là việc nghiên cứu của nhà tâm lý học W James (1842-1910) đã nghiên cứu những nhật ký ghi chép hằng ngày, hay các bản tự thuật của các nhà thần bí học, các khổ tu sĩ , trong việc nghiên cứu tôn giáo Kết quả nghiên cứu là cuốn sách “Sự phong phú của kinh nghiệm tôn giáo ” Cuốn sách này đã trở thành tham khảo bổ ích cho những ai theo đuổi bộ môn tâm lý học tôn giáo hay đơn giản chỉ là những người mộ đạo (Vũ Dũng, 1998) Không phải ở Mỹ mà thiết nghĩ trong một thời gian tới phương pháp nghiên cứu qua tài liệu của tâm lý học tôn giáo sẽ là một trong các phương pháp tìm hiểu cũng như đưa ra thông tin khó có thể bỏ qua bởi tính tiện lợi của nó Tuy nhiên các vấn đề về đạo văn hay nguồn thông tin tham khảo trên tài liệu có thực sự đáng tín cậy sẽ là một thách thức đòi hỏi người nghiên cứu phải lưu tâm 4 Phương pháp phỏng vấn 6 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Một phương pháp nữa cũng được sử dụng khá nhiều trong nghiên cứu trong đó có các nghiên cứu của tâm lý học tôn giáo là nghiên cứu phỏng vấn hay một số người có thể quen với nó hơn qua thuật ngữ phỏng vấn sâu Phỏng vấn có thể được tiến hành dưới 2 hình thức là phỏng vấn miệng và phỏng vấn Anket Về phỏng vấn miệng, dù trực tiếp hay gián tiếp qua các thiết bị truyền thông như điện thoại hay máy tính,…thì có lẽ chúng ta đã không xa lạ gì bởi đây là một phương pháp nghiên cứu cũng hết sức phổ biến Những câu hỏi ta dễ dàng có thể bắt gặp như: “Bạn có tin vào Chúa không?” có thể là một khởi đầu cho những nghiên cứu về so sánh đơn giản giữa những người theo đạo Tin lành, người Công giáo và người Do Thái trên một số biến phụ thuộc (Argyle & Beit-Hallahmi, 1975) Phương pháp này có thể có nhiều ích lợi vì nhiều lý do: + Nó khá dễ thực hiện bởi bạn chỉ cần chuẩn bị những nội dung và câu hỏi tương ứng kèm theo để tìm hiểu thông tin phục vụ nghiên cứu + Tiếp theo là phỏng vấn miệng mang một sự trực quan cao thay vì phải thiết kế một thí nghiệm hay mất nhiều thời gian để quan sát cho một sự tin tưởng rằng phụ nữ trong các tôn giáo khác nhau có thái độ khác nhau với việc nao phá thai thì việc hỏi trực tiếp thái độ của họ về vấn đề này là một lựa chọn không hề tệ + Vấn đề phỏng vấn cũng hết sức phong phú và đa dạng như về niềm tin (Bạn có tin vào việc Mary mang thai với chúa khi chưa trải qua quan hệ tình dục không?); về thực hành (Bạn có tham gia thường xuyên các buổi lễ do nhà thờ tổ chức không?); về trải nghiệm (Bạn đã bao giờ trải nghiệm một cảm giác mang tính tôn giáo hoặc tâm linh chưa? Hay trải nghiệm của bạn sau mỗi buổi lễ tôn giáo như thế nào?) Và một điều nữa trong phỏng vấn bằng miệng trực tiếp các thông tin hỏi, bầu không khí tạo ra trong phỏng vấn sao cho người trả lời phỏng vấn cảm thấy thoải mái và nói ra những điều họ thực sự nghĩ, thực tế thì một số nghiên cứu đã đặt ra thời gian tố đa cho một câu trả lời của người được phỏng vấn Một số các câu hỏi thậm chí có thể gây hiểu 7 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 nhầm hay đúng hơn việc đặt câu hỏi chưa thực sự đúng với vấn đề có thể khiến cho những dữ liệu thu được không phản ánh đúng hết được với những gì diễn ra thực tế - Với phỏng vấn Anket, phương pháp phỏng vấn trong đó người hỏi và người trả lời không trực tiếp gặp nhau mà chỉ tiếp xúc một cách gián tiếp thông qua bảng hỏi Người được hỏi sau khi đã nhận được bảng hỏi tự mình điền câu trả lời vào bảng hỏi rồi gửi lại cho đơn vị điều tra - Ưu điểm là là dễ tổ chức: chỉ cần một bảng hỏi lập sẵn là có thể tiến hành điều tra hoặc phỏng vấn mà không cần có địa điểm hoặc nghi thức gặp gỡ, không cần có mặt người phỏng vấn + Tiếp đến, phỏng vấn Anket rất nhanh chóng, việc điều tra có thể tiến hành với nhiều người cùng một lúc Nếu có đông người cùng tập trung lại trong cùng một địa điểm và thời gian thì có thể nhanh chóng thu thập được ý kiến của tất cả mọi người Ngoài ra với phương pháp Anket, có thể tiết kiệm cả chi phí và thời gian - Dĩ nhiên nhược điểm của nó là: Thứ nhất, về điều kiện áp dụng: chỉ áp dụng được trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định đó là: đối tượng nghiên cứu có trình độ, có tinh thần trách nhiệm cao, có điều kiện thuận lợi để phân phát và gửi trả lại phiếu điều tra + Thứ hai, ít có cơ hội giải thích rõ các vấn đề: nếu người được phỏng vấn không hiểu nội dung câu hỏi thì họ thường không có cơ hội được giải thích rõ ràng các câu hỏi, nếu câu hỏi được hiểu theo nghĩa khác nhau thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thông tin thu được + Thứ ba, không kiểm soát được đối tượng trả lời: câu trả lời của người này có thể chịu ảnh hưởng của người khác hoặc người được hỏi có thể tham khảo ý kiến của người khác - Một nghiên cứu về tôn giáo có sử dụng phỏng vấn có thể kể tới như nghiên cứu của Sarah Demmrich và Stefan Huber (2019) trên 48 khách thể người Thuỵ sĩ sử dụng phỏng vấn bán cấu trúc để kiểm tra hai mô hình là năm chiều về tín ngưỡng của 8 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Huber và mô hình tâm linh ba chiều của Bucher, thu thập ý kiến và đưa ra một số kết quả khá thú vị trong đó là thay vì cho rằng tâm linh tập trung cao độ vào bản thân thì nó phản ánh một cảm giác được kết nối với một đấng thiêng liêng và đồng loại … Nghiên cứu bằng phương pháp phỏng vấn sâu là một nghiên cứu rất thú vị trong nghiên cứu khi người nghiên cứu và đối tượng khách thể có thể phần nào đó giao tiếp với nhau (trong phỏng vấn miêng), và khách thể cũng có thể bộc lộ rõ suy nghĩ của mình Nhưng đây cũng là nghiên đòi hỏi sự cẩn trọng và suy xét kỹ càng về những câu hỏi sẽ được sử dụng để phỏng vấn cũng như sự hiểu biết nhất định về người được phỏng vấn để có thể nhận được những câu trả lời đáp ứng nhu cầu của nghiên cứu 5 Thang đo trong nghiên cứu Thông qua liệt kê các phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học tôn giáo kể trên thì tác giả thấy cần thiết trình bày thêm một nội dung về các thang đo, một công cụ mà nhờ đó một số đối tượng nghiên cứu có thể biểu hiện bằng những con số, và những quan hệ từ ít tới nhiều với nhau giữa các con số Thông qua sự tính toán với các con số được gán cho các đối tượng nghiên cứu đó ta có thể rút ra được những kết luận mang tính logic và có ý nghĩa Trong nghiên cứu tâm lý học nói chung và tâm lý học tôn giáo nói riêng có rất nhiều thang đo trong đó phải kể đến 125 thang đo về tôn giáo và tâm linh của Hill và Hoob (1999) đã biên soạn, sau đó đã được chỉnh sửa lại bởi Hill (2013) và Hoob (2013) khi tinh giản và loại bỏ bớt những yếu tố chưa, hoặc đã không còn phù hợp hay trùng lặp, 1 Các thang đo cụ thể về tôn giáo và tâm linh theo 13 Miền Chung Cấp độ I: Các thước đo về tính tôn giáo hoặc tâm linh theo từng thời điểm 1 Thang đo đánh giá tính tôn giáo hoặc tâm linh chung  Thang Mysticism  Đo lường tôn giáo 9 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 2 Thang Siêu Việt Tâm Linh- STS · Các thang đo đánh giá sức khỏe tôn giáo hoặc tâm linh  Thang Sức Khỏe Tâm Linh  Đánh giá chức năng của liệu pháp điều trị bệnh mãn tính- Thang đo sức khỏe tâm linh 3 Thang đo đánh giá cam kết về tôn giáo hoặc tâm linh\  Thang các khía cạnh của cam kết tôn giáo  Thang cam kết tôn giáo  Kiểm kê cam kết tôn giáo-10  Bảng hỏi về Sức mạnh của Đức tin Tôn giáo của Santa Clara 4 Thang đo đánh giá niềm tin tôn giáo hoặc tâm linh  Thang Niềm tin và giá trị  Thang đo Tín ngưỡng và Thực hành Phật giáo  Thang đo chính thống Cơ đốc  Các chiều hướng có định hướng về tình yêu và cảm giác tội lỗi của niềm tin Cơ đốc  Thang đo Yêu thương và Kiểm soát với Chúa  Kiểm kê Niềm tin  Thang đo niềm tin tâm linh  Bảng câu hỏi về tôn giáo của sinh viên  Quan điểm về Thang đo sự đau khổ 5 Thang đo đánh giá sự phát triển tôn giáo hoặc tâm linh  Hướng dẫn Phỏng vấn Phát triển Niềm tin 10 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747  Thang phát triển niềm tin  Thang đo độ trưởng thành niềm tin  Thang độ trưởng thành tôn giáo  Kiểm kê Đánh giá tâm linh 6 Thang đo đánh giá sự gắn bó với tôn giáo  Kiểm kê Sự gắn bó với chúa  Thang Sự gắn bó với chúa  Thang Sự gắn bó với chúa 7 Thang đo đánh giá sự tham gia xã hội của tôn giáo hoặc sự hỗ trợ về tôn giáo / tâm linh  Thang đo thái độ với nhà thờ  Thái độ đối với nhà thờ và các thực hành tôn giáo  Các thang đo môi trường giáo đoàn  Bảng hỏi về sự hài lòng của cộng đồng  Kiểm kê về sự tham gia của tôn giáo  Thang đo ủng hộ tôn giáo  Thang đo ủng hộ tôn giáo  Chỉ số Trải nghiệm tâm linh- Đã sửa đổi 8 Thang đo đánh giá các hoạt động riêng tư về tôn giáo hoặc tâm linh  Tín ngưỡng và Thực hành Phật giáo  Thang cầu nguyện hướng nội, hướng ngoại, hướng lên  Bối cảnh và hành vi tôn giáo  Các loại cầu nguyện 11 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 9 Thang đo đánh giá lịch sử tôn giáo hoặc tâm linh  Lịch sử tâm linh  Thang lịch sử tâm linh Cấp độ II: Các thước đo về chức năng tôn giáo hoặc tâm linh 10 Thang đo đánh giá trải nghiệm tôn giáo hoặc tâm linh  Thái độ đối với Chúa  Thang đo trải nghiệm tâm linh hàng ngày  Chỉ số về những trải nghiệm tâm linh cốt lõi (INSPIRIT)  Đo lường tập kinh nghiệm tôn giáo  Căng thẳng tôn giáo  Chỉ số Kinh nghiệm Tâm linh- đã Cải tiến  Kiểm kê Định hướng tâm linh 11 Các thang đo đánh giá tôn giáo hoặc tâm linh như một động lực thúc đẩy  Chỉ số tôn giáo Duke  Thang đo Chủ nghĩa Cơ bản về Nội dung  Thang nội tại- đã sửa đổi  Thang nhiệm vụ  Thang định hướng tôn giáo  Thang nội bộ hóa tôn giáo  Thang chủ nghĩa cơ bản về tôn giáo 12 Các thang đo đánh giá khả năng đối phó với nghịch cảnh của tôn giáo hoặc tâm linh  Thang thái độ đối với Chúa 12 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747  Thang thoải mái và căng thẳng tôn giáo  Thang đối phó tôn giáo (RCOPE)  Thang hoạt động đối phó tôn giáo  Thang đo áp lực tôn giáo  Thang đo giải quyết vấn đề tôn giáo  Thang chuyển đổi tâm linh 13 Các thang đo đánh giá ý nghĩa và giá trị tôn giáo hoặc tâm linh  Đánh giá chức năng của liệu pháp chữa trị bệnh mãn tính - Thang đo sức khỏe tâm linh  Thang đo ý nghĩa  Mục đích trong cuộc sống  Thang tìm kiếm mục tiêu tâm linh  Thang đo cảm giác mạch lạc Khi nói về các tiêu chí đánh giá về khả năng sử dụng thang đo Hill (2013) đã trình bày các tiêu chí được dùng khi đánh giá chúng để có thể sử dụng khả thi trong một nghiên cứu bao gồm những tiêu chí không bị giới hạn sau đây: 1 Khái niệm rõ ràng Một thang đo tốt được phát triển với một ý tưởng rõ ràng về những gì nó được sử dụng để đo lường và nó có được trình bày rõ ràng cho người dùng theo khía cạnh đó hay không 2 Tính đại diện của mẫu Một bản trình bày thang đo tốt bao gồm mô tả rõ ràng về (các) mẫu mà từ đó thu được dữ liệu phát triển thang đo Nếu thang đo được thiết kế để sử dụng cho một quần thể tôn giáo cụ thể (dữ liệu sẽ được biểu diễn trên thang đo để thể hiện các tôn giáo), và dữ liệu được lấy từ một mẫu đại diện của quần thể này Nếu thang đo được thiết kế để sử dụng cho các quần thể theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo, thì nó cũng nói lên điều này và cơ sở dữ liệu của nó đại diện cho điều đó 13 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 3 Sự nhạy cảm về văn hóa Lý tưởng nhất chính là thước đo đã được tinh chỉnh để nó có thể đo lường khía cạnh mong muốn theo cách phù hợp với ý nghĩa của ngôn ngữ tôn giáo trong văn hóa 4 Các chương trình nghiên cứu bền vững Một thang đo sẽ càng thích hợp hơn khi nó đứng vững trước thử thách của thời gian bằng cách được sử dụng trong nhiều nghiên cứu và bằng cách thể hiện một mô hình nhất quán về độ tin cậy cũng như tính hợp lệ giữa chúng 5 Các lựa chọn thay thế cho biện pháp tự báo cáo Về bản chất thì các loại thang đo được trình bày ở trên được phát triển để đánh giá một thuộc tính của tôn giáo mà không thể đánh giá bằng tự báo cáo Nói tóm lại việc sử dụng các thang đo kết hợp trong các phương pháp nghiên cứu sẽ làm tăng tính tin cậy cũng như tính chính xác trong kiểm định của các nghiên cứu trong tâm lý học tôn giáo hay bất kì nghiên cứu tâm lý nào khác Kết luận Có một thực tế là không có một phương pháp nghiên cứu nào có thể nói là toàn diện được, hay đúng hơn là mốĩ phương pháp nghiên cứu đều có những ưu điểm và hạn chế riêng Trong khi nghiên cứu mọt vấn đề nào đó của tâm lý học tôn giáo hay thậm chí mở rộng ra nghiên cứu các vấn đề trong tâm lý học, người nghiên cứu cần phải cố gắng thiết kế nghiên cứu có sự tham gia cưa các phương pháp khác nhau để có thể bổ sung những ưu điểm, giảm bớt những hạn chế của chúng cho nhau Nhưng điều đó cũng đòi hỏi tố sự am hiểu các phương pháp nghiên cứu một cách thấu đáo để sử dụng và kết hợp chúng một cách linh hoạt tránh tình trạng sử dụng máy móc, cứng nhắc Hi vọng với sự trình bày tuy còn có nhiều thiếu sót do năng lực hạn chế của tác giả, bài viết có thể đã bổ sung nhất định những mô tả về một số phương pháp nghiên cứu đã và 14 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 đang sử dụng trong tâm lý học tôn giáo và sự lựa chọn cũng như kết hợp chúng trong các các nghiên cứu tâm lý học tôn giáo cho những ai quan tâm Tài liệu tham khảo Pahnke WN Drugs and Mysticism: An Analysis of the Relationship Between Psychedelic Drugs and the Mystical Consciousness June 1963 Hood, R W & Morris, R J ‘Sensory isolation and the differential elicitation of religious imagery in intrinsic and extrinsic persons’ Journal for the Scientific Study of Religion, 1981 Hood, R W ‘Psychological strength and the report of intense religious experience’ Journal for the Scientific Study of Religion 1974 Demmrich, S.; Huber, S Multidimensionality of Spirituality: A Qualitative Study among Secular ndividuals Religions 2019, truy xuát từ https://doi.org/10.3390/rel10110613 Vũ Dũng, Tâm lý học Tôn giáo, Nxb Khoa học xã hội, 1998 Festinger, L., Riecken, H., & Schachter, S Khi lời tiên tri thất bại: Một nghiên cứu xã hội và tâm lý của một nhóm hiện đại đã tiên đoán về sự hủy diệt của thế giới Nhà xuất bản Đại học Minnesota., 1956 Sarah Demmrich and Stefan Huber, Eisenmann et al.’s Semantics of Spirituality, Journal of Religion in Europe,2020 15 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:24

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan