Thứ ba, khởi tạo cơ hội kinh doanh mới thông qua M&A, liên doanh, đầu tư cho các dự án khởi nghiệp…, củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống và chuyển dịch qua đầu tư sản xuất tại
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-o0o -TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Học phần: Quản trị rủi ro (BA420)
ĐỀ TÀI:
Xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro dựa trên khung quản trị rủi rotích hợp COSO cho Vinamilk Vinamilk trong và sau giai đoạn
covid 19 tại Việt Nam
Giáo viên hướng dẫn : Vũ Lệ HằngNhóm thực hiện : Nhóm 2023 – HK3N1Lớp : QTRUIRODN.1Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh
Trang 2HÀ NỘI – 2023
THÔNG TIN CƠ Ả B N C A SINH VIÊN THỦỰC HI NỆ
STTMSVH và tênọM c đ đóng gópứộSốố đi n tho iệạ
2A39634Nguyêễn Th Anh Thịơ100%0971839630
Trang 4Mục lục
Trang 5DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
“Mất bò mới lo làm chuồng” là một câu ví để phản ánh những trường hợp mà chỉđến khi sự việc xảy ra rồi thì người ta mới giật mình nhận biết để xử lý Các doanh nghiệp gần đây bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc “làm chuồng” thế nào một cách bài bản để không bị “mất bò” Mọi doanh nghiệp hoạt động đều hướng tới mục tiêu tạo ra lợi thế cạnh tranh và đem lại giá trị tăng thêm cho những đối tác bên trong và ngoàidoanh nghiệp gắn kết với hoạt động của mình Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệpthường xây dựng cho mình những chiến lược hoạt động cùng hàng loạt chương trình, kế hoạch để thực thi chiến lược đã đề ra Trong quá trình thực thi chiến lược, việc gặp phải rủi ro là điều khó tránh khỏi, có thể làm ảnh hưởng đến quá trình tiến tới mục tiêu của doanh nghiệp Vì vậy công tác nghiên cứu quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết Vinamilk là một doanh nghiệp lớn, vì vậy công tác nghiên cứu rủi ro luôn được doanh nghiệp này chú trọng Trên thực tế, trong xu hướng của nền kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ đặc biệt là do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid 19 gần đây đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của Vinamilk, thế nhưng Vinamilk đã có những động thái và hành động mạnh mẽ để kéo mình thoát khỏi tình trạng này để tiếp tục hoạt động và đạt được những thành tựu nhất định Do đó, dưới yêu cầu của giảng viên chúng em quyết định lựa chọn Vinamilk.
Trang 7PHẦN 1 KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN VINAMILK 1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1976, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) chính thức được thành lập với tên gọi ban đầu là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam Công ty thuộc Tổng cục Công nghiệp Thực phẩm miền Nam Đến năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công nghiệp thực phẩm và được đổi tên thành Xí nghiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I.
Thời kỳ đổi mới năm 1986 – 2003
Vào tháng 3/1992, xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) – trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ Công ty chuyên về sản xuất và chế biến những loại sản phẩm từ Sữa.
Đến năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam đã xây dựng thêm 1 nhà máy tại Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc thuận lợi hơn Sự kiện này đã nâng tổng số nhà máy của công ty lên con số 4 Việc xây dựng được nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng các sản phẩm sữa của người dân miền Bắc.
Năm 1996, Liên doanh với Công ty CP Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định Việc liên doanh này đã giúp công ty thành công xâm nhập thị trường miền Trung một cách thuận lợi nhất.
Năm 2000, nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại khu Công nghiệp Trà Nóc Vào tháng 5 năm 2001, công ty đã khánh thành nhà máy Sữa tại Cần Thơ.
Thời kì cổ phần hóa từ năm 2003 – nay
Tháng 11 năm 2003, công ty đã được chuyển thành Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Mã giao dịch trên sàn chứng khoán Việt của công ty là: VNM Cũng trong năm đó, Công ty khánh thành thêm nhà máy Sữa tại khu vực Bình Định và TP Hồ Chí Minh.
Năm 2004, công ty đã thâu tóm cổ phần của Cty CP Sữa Sài Gòn, tăng số vốn điều lệ lên 1,590 tỷ đồng Đến năm 2005, công ty lại tiếp tục tiến hành mua cổ phần của các đối tác liên doanh trong cty cổ phần Sữa Bình Định Vào tháng 6 năm 2005, công ty đã khánh thành thêm nhà máy Sữa Nghệ An.
Vào ngày 19 tháng 1 năm 2006, công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM Thời điểm đó vốn của Tổng Cty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước nắm giữ 50,01% vốn điều lệ của Công ty Đến 20/8/2006, Vinamilk chính thức đổi logo thương hiệu công ty.
Trong năm 2009, doanh nghiệp đã phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang Năm 2012, công ty tiếp tục tiến hành thay đổi logo của thương hiệu.
Giai đoạn 2010 – 2012, doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại tỉnh Bình Dương với tổng số vốn đầu tư là 220 triệu USD Năm 2011, đưa nhà máy sữa Đà Nẵng đi vào hoạt động với số vốn đầu tư lên đến 30 triệu USD.
Trang 8Năm 2016, khánh thành nhà máy Sữa đầu tiên tại nước ngoài, đó là nhà máy Sữa Angkormilk ở Campuchia Đến năm 2017, tiếp tục khánh thành trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt – trang trại bò sữa hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam.
1.2 Sứ mệnh, Tầm nhìn, mục tiêu (mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn) và giá trị cốt lõi; Khẩu vị rủi ro của Vinamilk
Sứ mệnh: Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội.
Tầm nhìn: Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người.
Mục tiêu:
Thứ nhất, phát triển sản phẩm và trải nghiệm ưu việt cho người tiêu dùng, tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu thị trường Đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, hướng đến phục vụ nhu cầu dinh dưỡng toàn diện Đặt trải nghiệm người tiêu dùng làm trọng tâm trong việc phát triển chiến lược tiếp cận và phân phối đa kênh.
Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và phát triển bền vững, từ đó nâng cao tính minh bạch và hiệu quả khai thác và đa dạng sinh học của các loại hình trồng trọt, chăn nuôi và khai thác…Triển khai thực hành các tiêu chuẩn quốc tế về phát triển bền vững, tăng cường sử dụng năng lượng xanh, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ tài nguyên nước và đất Thứ ba, khởi tạo cơ hội kinh doanh mới thông qua M&A, liên doanh, đầu tư cho các dự án khởi nghiệp…, củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống và chuyển dịch qua đầu tư sản xuất tại chỗ và thứ tư sẽ trở thành đích đến của nhân tài, tiếp tục xây dựng văn hóa doanh nghiệp hướng đến đổi mới và sáng tạo, xây dựng môi trường làm việc thu hút nhân tài.
Giá trị cốt lõi:
Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch
Tôn trọng bản thân, Tôn trọng đồng nghiệp, Tôn trọng Công ty, Tôn trọng đối tác, Hợp tác trong sự tôn trọng
Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức.
Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty.
Khẩu vị rủi ro:
Môi trường kinh doanh: Vinamilk hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sữa, một ngành có nhu cầu ổn định và tăng trưởng đáng kể trong thị trường tiêu dùng Việt Nam và quốc tế Tuy nhiên, ngành này cũng đối mặt với các yếu tố rủi ro như biến động giá nguyên liệu và biến đổi thị trường.
Thị trường cạnh tranh: Vinamilk là một trong những công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp sữa tại Việt Nam và đang cạnh tranh với nhiều đối thủ trong và ngoài nước Sự
Trang 9cạnh tranh có thể tăng cường áp lực giảm giá và tăng chi phí tiếp thị, có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và thị phần của công ty.
Tài chính: Tuy công ty có một lịch sử tài chính ổn định và lợi nhuận khá cao, nhưng một số yếu tố như tăng trưởng nợ, khả năng chi trả nợ, và biến động giá cổ phiếu có thể tạo ra rủi ro cho nhà đầu tư.
Chiến lược và mở rộng: Vinamilk đã tiến hành mở rộng hoạt động kinh doanh ra nhiều thị trường quốc tế, nhưng điều này cũng mang theo một mức độ rủi ro khi tiếp cận các thị trường mới và đối mặt với các quy định và yêu cầu khác nhau.
1.3 Lĩnh vực kinh doanh chính
Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, và các sản phẩm từ sữa khác.
Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất, nguyên liệu Kinh doanh BĐS, kinh doanh kho, bến, bãi, vận tải
Sản xuất, mua bán rượu bia, đồ không cồn, nước khoáng, chè uống… Sản xuất, mua bán bao bì, sản phẩm nhựa
Phòng khám đa khoa Trồng trọt, chăn nuôi
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Trang 10PHẦN 2: KẾ HOẠCH QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY VINAMILK2 Phân tích môi trường kinh doanh
Ma trận SWOT
Thương hiệu nổi tiếng Chiến lược Marketing hiệu quả Mạng lưới phân phối rộng Ứng dụng công nghệ cao
Sự phụ thuộc nguồn nguyên liệu Thị phần sữa bột chưa cao
Chính phủ hỗ trợ
Lượng khách hàng tiềm năng lớn Nhu cầu tiêu thụ sữa của người Việt tăng cao
Nhiều đối thủ cạnh tranh Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định
Khách hàng có xu hướng chuộng sữa ngoại
2.1.1 Điểm mạnh trong mô hình SWOT của Vinamilk
Về điểm mạnh trong mô hình SWOT của Vinamilk, thương hiệu này có một số những điểm mạnh nổi bật dưới đây.
Thương hiệu Vinamilk nổi tiếng
Điểm mạnh đầu tiên của Vinamilk đó là Vinamilk là một thương hiệu nổi tiếng Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1976, Vinamilk đã xây dựng lên một thương hiệu mạnh cho sản phẩm sữa tại thị trường Việt Nam
Thương hiệu Vinamilk được sử dụng từ khi công ty mới bắt đầu thành lập và hiện nay là một thương hiệu sữa được biết đến rộng rãi tại Việt Nam Vinamilk thống lĩnh thị trường nhờ tập trung quảng cáo, tiếp thị, không ngừng đổi mới sản phẩm và nâng cao chất lượng
Bởi vì là một thương hiệu nổi tiếng nên Vinamilk dẫn đầu rõ rệt về mức độ tin dùng và yêu thích của người Việt Nam đối với các sản phẩm dinh dưỡng Chất lượng quốc tế luôn được Vinamilk cam kết và khẳng định để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Chiến lược Marketing của Vinamilk hiệu quả
Việc triển khai thành công các chiến lược Marketing hiệu quả cũng là điểm mạnh của Vinamilk.
Một trong những chiến lược Marketing của Vinamilk đó là tận dụng đa dạng các kênh như TIVI, báo đài, billboard, fanpage, truyền hình,… để quảng cáo sản phẩm của mình.
Trang 11Với chiến lược quảng cáo sản phẩm đa kênh, độ phủ sóng đã giúp cho Vinamilk triển khai thành công các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp
Bên cạnh đó, Vinamilk cũng đầu tư vào nội dung quảng cáo trong các chiến dịch Marketing cũng như những nội dung cung cấp thông tin hữu ích tới khách hàng Để có thể sản xuất được những nội dung hay và hấp dẫn, Vinamilk đã áp dụng mô hình Hero – Hub – Help (3H) trong chiến lược nội dung của mình một cách hiệu quả để có thể đạt được những thành công nhất định
Danh mục sản phẩm đa dạng
Vinamilk cung cấp các sản phẩm sữa đa dạng với trên 200 sản phẩm sữa và các mặt hàng từ sữa, phục vụ nhiều đối tượng người tiêu dùng Các dòng sản phẩm nhắm đến những đối tượng khách hàng mục tiêu như: trẻ nhỏ, người lớn và người già cùng với các sản phẩm dành cho hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh như quán café
Các sản phẩm của Vinamilk đa dạng với các kích cỡ bao bì khác nhau mang đến cho khách hàng tại thị trường Việt Nam các sản phẩm sữa tiện dụng Vinamilk cũng làm đa dạng hóa chủng loại sản phẩm để tăng khả năng phục vụ và tối đa hóa lợi nhuận trên phân khúc thị trường mà Vinamilk hướng tới.
Vinamilk có mạng lưới phân phối rộng khắp
Một điểm mạnh khác của Vinamilk đó là thương hiệu này sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp.
Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp là yếu tố thiết yếu dẫn đến thành công của Vinamilk trong hoạt động Với mạng lưới phân phối rộng khắp, Vinamilk có thể tiếp cận được với một số lượng lớn khách hàng và đảm bảo cho việc đưa ra các sản phẩm mới và các chiến lược tiếp thị hiệu quả trên phạm vi cả nước.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, Vinamilk đã bán sản phẩm thông qua 240 nhà phân phối cùng với hơn 140.000 điểm bán hàng tại toàn bộ 64 tỉnh thành của cả nước Đội ngũ bán hàng nhiều kinh nghiệm gồm 1.787 nhân viên bán hàng trên khắp đất nước đã hỗ trợ cho các nhà phân phối phục vụ tốt hơn các cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng, đồng thời quảng bá sản phẩm của công ty Đội ngũ bán hàng kiêm luôn nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động phân và phát triển mối quan hệ với các nhà phân phối và bán lẻ.
Vinamilk ứng dụng công nghệ cao
Sở hữu công nghệ tiên tiến cũng là một điểm mạnh nổi bật của Vinamilk.
Vinamilk sở hữu công nghệ sản xuất châu Âu đạt tiêu chuẩn toàn cầu, Thiết bị khử trùng của Vinamilk được nhập khẩu từ Thụy Điển cùng các trang thiết bị khác có xuất xứ từ các nước châu Âu Các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 50001: 2011 và HACCP đều được áp dụng để kiểm soát hệ thống sản xuất.
Vinamilk luôn đổi mới công nghệ, lắp đặt các hệ thống dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh, hiện đại, đón đầu công nghệ mới với các tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm tốt nhất Vinamilk cũng xây dựng thêm nhiều nhà máy với trang bị hiện đại, tiên tiến tại các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia, tạo thế chủ động trong sản xuất, kinh doanh.
2.1.2 Điểm yếu mô hình SWOT của Vinamilk
Bên cạnh những điểm mạnh, Vinamilk cũng có những điểm yếu cần phải khắc phục.
Trang 12Một số những điểm yếu chính trong mô hình SWOT của Vinamilk có thể được kể đến như sau.
Vinamilk chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu
Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu là một trong những điểm yếu của Vinamilk
Khi nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu sản xuất, thì 70% nguồn cung và tỷ lệ nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào quan hệ cung-cầu sữa của thể giới Với sự phụ thuộc này, tình hình sản xuất và kinh doanh của Vinamilk sẽ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài cũng như bị ảnh hưởng những yếu tố như lạm phát, khủng hoảng kinh tế,…
Thị phần sữa bột Vinamilk chưa cao
Hiện nay, người dùng có xu hướng sử dụng sữa bột nhập khẩu cao hơn sữa bột được sản xuất trong nước Bên cạnh đó, thị trường xuất hiện ngày càng nhiều thương hiệu sữa ngoại được nhập khẩu từ châu Âu nên thị phần sữa bột của Vinamilk vốn giữ vị trí độc quyền đang có xu hướng tuột dốc.
2.1.3 Cơ hội trong mô hình SWOT của Vinamilk
Để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, Vinamilk có thể nắm bắt một số những cơ hội có lợi để phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng như sau
Nguồn nguyên liệu cung cấp đang được hỗ trợ từ chính phủ, nguyên liệu nhập khẩu có thuế suất giảm
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã có rất nhiều tác động to lớn tới ngành sữa trong nước Cụ thể là từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN và WTO năm 1995 và 2007 Vào tháng 7 năm 2010, Bộ Y tế Việt Nam đã phê duyệt quy định yêu cầu các sản phẩm sữa, đặc biệt sữa cho trẻ em phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định Hiện nay, Chính phủ cũng đang hỗ trợ về nguồn nguyên liệu cung cấp và giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu giúp các doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng về chi phí sản xuất Đây chính là cơ hội to lớn mà Vinamilk cần nắm bắt để sản xuất được nhiều sản phẩm chất lượng đến với người tiêu dùng.
Lượng khách hàng tiềm năng cao và có nhu cầu lớn
Việt Nam vẫn là một đất nước có lượng khách hàng tiềm năng cao và có nhu cầu tiêu thụ sữa lớn mà Vinamilk có thể tận dụng.
Việt Nam có mật độ dân số cao, tỷ lệ dân có xu hướng đô thị hóa trong những năm gần đây tăng, trình độ học vấn tăng cao, thu nhập của tầng lớp trung lưu cũng dần được cải thiện… Đây đều là những cơ hội mà Vinamilk cần nắm bắt.
Với trình độ học vấn tăng cao, giới trẻ Việt Nam có cơ hội được tiếp cận với những kiến thức và văn hóa ở phương Tây, hiểu biết hơn về tác dụng của sữa với cơ thể nên họ có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm từ sữa nhiều hơn
Bên cạnh đó, khi cha mẹ ngày càng quan tâm đến con cái và để ý đến chế độ dinh dưỡng của con mình, những sản phẩm từ sữa của Vinamilk cũng rất có lợi đối với sự phát triển của trẻ, từ đó thu hút đối tượng khách hàng là cha mẹ và trẻ nhỏ.
Nhu cầu tiêu thụ sữa của người Việt tăng cao
Hầu hết người Việt Nam đều có nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ sữa Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, nhiều người còn sử dụng các sản phẩm từ sữa cho việc làm đẹp hoặc
Trang 13nấu ăn Vì thế, đây chính là cơ hội và tiềm năng lớn để Vinamilk tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong ngành sữa.
Khách hàng có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chất lượng và có lợi cho sức khỏe Theo báo cáo tiêu dùng của Nielsen thì Khách hàng ngày nay quan tâm sâu sắc tới sức khỏe và có xu hướng mua các sản phẩm sức khỏe Và khi nói tới thực phẩm bổ sung sức khỏe thì đa phần người tiêu dùng sẽ đề cập tới sữa, thực phẩm quan trọng trong các sản phẩm dinh dưỡng
Xu hướng khách hàng tiêu thụ sản phẩm có lợi cho sức khỏe đã tạo cơ hội cho Vinamilk phát triển Vinamilk đã được tổ chức Bán lẻ Anh Quốc (British Retail Consortium) công nhận tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, đóng góp cho việc gia tăng lợi thế, tăng trưởng doanh số và mở rộng thị trường Chính niềm tin vào thực phẩm dinh dưỡng, xu hướng phát triển của thị trường thực phẩm tốt cho sức khỏe, thu nhập cao đã trở thành nhân tố tiếp theo cho sự phát triển của Vinamilk.
2.1.4 Thách thức trong mô hình SWOT của Vinamilk
Bên cạnh cơ hội thì Vinamilk cũng cần đối mặt với một số những thách thức Các thách thức chính trong phân tích SWOT của Vinamilk có thể được liệt kê như sau.
Nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường
Thị trường sữa cũng là thị trường có mức độ cạnh tranh cao Vì vậy, đây là một thách thức mà Vinamilk phải đối mặt.
Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng dẫn đến sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới Với một thương hiệu lâu năm như Vinamilk, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn Hiện tại, người tiêu dùng Việt đang đứng trước nhiều sự lựa chọn về các sản phẩm từ sữa Nhất là các thương hiệu nước ngoài đang đổ bộ vào Việt Nam dẫn đến vị thế của Vinamilk trên thị trường dần “lung lay”.
Một số những đối thủ chính của Vinamilk có thể được kể đến như: TH True Milk, Dutch Lady,… cùng những thương hiệu mới nổi như Meadow Fresh hay Table Cove.
Việc gia tăng số lượng công ty cạnh tranh gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho Vinamilk như giảm sự đa dạng về sản phẩm sữa (cạnh tranh ở thị trường ngách), khó duy trì được khách hàng trung thành, mất đi các thị phần sữa vào tay đối thủ cạnh tranh…
Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định
Một thách thức khác mà Vinamilk phải đối mặt đó là nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định
Tuy sở hữu những trang trại bò sữa chuẩn quốc tế, nguyên liệu của Vinamilk vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu Ngoài ra, do lợi nhuận từ chăn nuôi không cao nên nông dân có xu hướng chuyển đổi công việc Điều này đã tạo nên một sức ép lớn đối với Vinamilk, đòi hỏi thương hiệu này phải tập trung vào phát triển nguyên liệu trong nước, tránh phụ thuộc vào các nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.
Khách hàng Việt Nam có xu hướng chuộng sữa ngoại
Xu hướng chuộng sữa ngoại của người Việt Nam là một thách thức lớn của Vinamilk Đối với những sản phẩm liên quan đến sức khỏe, khách hàng có xu hướng chuộng hàng ngoại hơn Họ cho rằng hàm lượng dinh dưỡng và độ an toàn từ sản phẩm xách tay cao hơn hàng nội địa Với tình hình này, Vinamilk cần tăng cường thêm nhiều chiến dịch