tiểu luận lex mercatoria và vấn đề áp dụng lex mercatoria trong giải quyếttranh chấp thương mại quốc tế

21 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận lex mercatoria và vấn đề áp dụng lex mercatoria trong giải quyếttranh chấp thương mại quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Và với phạm vi rộng thì trong tình huống cụ thể sẽ lựa chọn nguồn nào trong Lex Mercatoria để áp dụng?.NỘI DUNGI.Lex Mercatoria và vấn đề áp dụng Lex Mercatoria trong giải quyếttranh chấ

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: TẬP QUÁN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Đề số 02: Trình bày về Lex Mercatoria và vấn đề áp dụng LexMercatoria trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế Phân tích

một án lệ điển hình mà Cơ quan giải quyết tranh chấp thương mạiquốc tế áp dụng Lex Mercatoria

Hà Nội, 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I.Lex Mercatoria và vấn đề áp dụng Lex Mercatoria trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế 1

1 Tổng quan về Lex Mercatoria 1

2 Vấn đề áp dụng Lex Mercatoria trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế 3

II.Áp dụng Lex Mercatoria trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế thông quan phân tích án lệ ICC – 12111 (ngày 06/01/2003) 4

1 Tóm tắt án lệ 4

2 Lập luận của các bên 5

3 Phân tích về áp dụng Lex Mercatoria trong án lệ 8

KẾT LUẬN 10

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong mối quan hệ thương mại quốc tế, việc xử lý và giải quyết tranh chấp thường gặp phải nhiều thách thức Để đạt được sự công bằng và hiệu quả trong việc giải quyết những tranh chấp này, người ta đã ra đời Lex Mercatoria - một hệ thống luật pháp phi quốc gia được áp dụng trong lĩnh vực thương mại quốc tế Để nghiên cứu về Lex Mercatoria thì rất nhiều điều đáng nói tới và với dung lượng hạn của bài luận thì nhóm tập trung phân tích chủ yếu về mặt áp dụng Lex Mercatoria trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế Kết hợp với phân tích án lệ ICC 12111 (ngày 06/01/2003) vụ tranh chấp diễn ra giữa Romania và Anh sẽ đưa ra những cái cụ thể vào nhưng vấn đề chính là giải thích cho câu hỏi: Khi nào thì Lex Mercatoria được áp dụng để làm nguồn luật giải quyết tranh chấp? Và với phạm vi rộng thì trong tình huống cụ thể sẽ lựa chọn nguồn nào trong Lex Mercatoria để áp dụng?.

NỘI DUNG

I.Lex Mercatoria và vấn đề áp dụng Lex Mercatoria trong giải quyếttranh chấp thương mại quốc tế

Theo Highet, được hiểu là: “Các nguyên tắc của luật đa quốc gia hoặc luật thương nhân quốc tế (international law merchant), có thể được vận dụng bởi thẩm phán hoặc trong tài như là một nguồn luật, để đưa ra phán quyết, tương tự như việc thẩm phán hoặc trọng tài áp dụng một hệ thống pháp luật thực tế như (luật toà án) hoặc (luật trọng tài)”.1

Theo Goldman, là: “Một bộ nguyên tắc và các thông lệ tự phát liên quan đến hoặc được hình thành trong phạm vi thương mại quốc tế”.2

Lex Mercatoria (hay “irus mecartorum”) là một nguồn luật được tạo ra bởi các thương nhân, được sử dụng để điều chỉnh chính trong mối quan hệ giữa các thương

Trang 4

1 Lược dịch: K Highet “The Enginma of Lex Mercatoria” in Lex Mercatoria and Arbitration Thomas E Carbonneau ed (New York: Transnational Juris Publications Inc., 1990) tr 101.

2 Lược dịch: Goldman, Contemporary Problems in International Arbitration 1983 tr 116.

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

nhân Nguồn gốc của nó là các đạo luật của các thương hội hùng mạnh, luật tục của các thương nhân và án lệ của toà thương mại (cuiae mercatorum).3

Có thể nhận thấy, Lex Mercatoria không có định nghĩa chính thức.

Lex Mercatoria bao gồm những nội dung chính sau:

Lex Mercatoria là tập hợp những tập quán thương mại quốc tế được chấp nhận một cách rộng rãi và được xem như là một “luật mềm” (softlaw);

Lex Mercatoria vừa có mà vừa không có giá trị ràng buộc pháp lý Cụ thể hơn, một số tập quán thương mại quốc tế, là một bộ phận của Lex Mercatoria, đã được thể chế hoá thành “luật cứng” (hardlaw) dưới dạng các điều ước quốc tế (nổi bật nhất chính là Công ước Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (CISG 1980)) hoặc được nội luật hoá vào luật thương mại của từng quốc gia – những tập quán này sẽ đương nhiên có giá trị pháp lý ràng buộc Mặt khác, một số tập quán thương mại quốc tế khác không được “nâng tầm” thành luật nhưng được tổng hợp thành các bộ nguyên tắc thương mại quốc tế trong từng lĩnh vực nhất định (nổi bật là Incoterms, UCP hoặc bộ nguyên tắc UNIDROIT) Cần lưu ý rằng các bộ nguyên tắc này dù về hình thức được xây dựng tương tự như “luật cứng” nhưng nó chỉ có sự ràng buộc về mặt pháp lý khi các bên tham gia thoả thuận áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp cho rằng các bên đã mặc nhiên áp dụng.4

Về ưu điểm: độc lập với pháp luật quốc gia Bản thân Lex Mercatoria ra đời để khắc phục sự đa dạng pháp lý được tạo ra bởi sự khác biệt trong quy định luật pháp của các quốc gia Khi Lex Mercatoria được áp dụng tại trọng tài thương mại quốc tế, không cần phải nội địa hoá luật áp dụng Bằng cách này, các trọng tài viên có toàn quyền áp dụng luật theo cách họ thấy phù hợp và ưu tiên công bằng hơn bất cứ

3 Lược dịch: Galgano, Francesco (1995) "The New Lex Mercatoria," Annual Survey of International & Comparative

Trang 6

4 Bao Nguyen, “LEX MERCATORIA – HIỂU VÀ VẬN DỤNG NHƯ THẾ NÀO?”, 2020.

Trang 7

điều gì Và sự thống nhất của Lex Mercatoria cũng giúp các chủ thể tham gia thương mại quốc tế tránh đi các quy tắc xung đột pháp luật.

Về nhược điểm: điều kiện hình thành khó, và chỉ điều chỉnh thương mại quốc tế trong những trường hợp cụ thể Thứ nhất, để một tập quán trở thành một nguồn luật thì cần đáp ứng 3 tiêu chí cụ thể: Là thói quen thương mại, hành vi ứng xử được hình thành lâu đời và được áp dụng liên tục, lặp đi lặp lại trong không gian và thời gian (

); Có nội dung cụ thể, rõ ràng; Và là thói quen duy nhất trong giao dịch thương mại quốc tế Thứ hai, chỉ điều chỉnh thương mại quốc tế trong các trường hợp sau: Khi các bên có sự thoả thuận áp dụng; Được luật quốc gia hoặc các điều ước quốc tế liên quan quy định áp dụng; Cơ quan giải quyết tranh chấp cho rằng các bên chủ thể đã mặc nhiên áp dụng trong giao dịch thương mại.

2.Vấn đề áp dụng Lex Mercatoria trong giải quyết tranh chấp thươngmại quốc tế

Trong các giao dịch thương mại thì nguyên tắc

luôn là nguyên tắc được đặt lên hàng đầu Do đó, trong việc lựa chọn luật áp dụng cũng không ngoại lệ Tuy nhiên thì việc thoả thuận này cũng phải tuân thủ những giới hạn nhất định điển hình là việc luật thoả thuận áp dụng không trái với pháp luật quốc gia Và lưu ý khi thoả thuận áp dụng thì quy định về thoả thuận chọn luật cần được viết rõ ràng cụ thể Ví dụ như khi thoả thuận chọn áp dụng tập quán Incoterm thì cần tuân thủ theo đúng các viết quy định của các điều kiện trong Incoterm để chắc chắn đúng với mong muốn của các bên, đồng thời tránh gây nhầm lẫn và làm mất hiệu lực của thoả thuận.

Trang 8

Trong trường hợp này, hợp đồng kí kết giữa các bên có thể quy định nguồn luật áp dụng để giải quyết khi xảy ra tranh chấp không phải là Lex Mercatoria, mà là pháp luật của quốc gia kí kết hợp đồng hoặc là pháp luật của quốc gia có mối quan hệ gần gũi nhất với hợp đồng thương mại quốc tế Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng pháp luật quốc gia này, có quy định dẫn chiếu đến việc áp dụng Lex Mercatoria Và vì vậy không thể chối bỏ phạm vi áp dụng của Lex Mercatoria Đây còn được xem như là cách áp dụng gián tiếp nguồn luật Lex Mercatoria Tương tự với trường hợp áp dụng điều ước quốc tế mà các bên kí kết hợp đồng là thành viên của điều ước, mà điều ước này cũng dẫn chiếu đến Lex Mercatoria khi có tranh chấp xảy ra giữa hai bên trong quan hệ thương mại quốc tế.

Việc áp dụng này diễn ra khi trong hai bên không thoả thuận được việc lựa chọn luật, hay việc quy định chọn luật trong hợp đồng không rõ ràng Không có các tiêu chí cho trường hợp áp dụng này mà phụ thuộc nhiều vào nhận định của hội đồng giải quyết tranh chấp Thể hiện nhiều nhất ở trong các án lệ, và thông qua những án lệ trước làm nguồn tham khảo để áp dụng cho các vụ tranh chấp kế tiếp Điển hình cho việc này là việc áp dụng Lex Mercatoria để giải quyết tranh chấp sau đây mà nhóm phân tích.

tế thông quan phân tích án lệ ICC – 12111 (ngày 06/01/2003)

Nguyên đơn - bên bán: S.C Palas S.A., một công ty có trụ sở tại Romania và Bị đơn - bên mua: Knox Trading Ltd., một công ty có trụ sở tại Anh Vào ngày 25/5/2001 hai bên ký kết một hợp đồng mua bán giấy kraft tẩy trắng không có chất quang học được sản xuất tại Romania Trong hợp đồng có quy định về yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, yêu cầu về chứng từ xác nhận thanh toán và điều khoản chọn luật áp dụng Cụ thể điều 14 "Tranh chấp" của Hợp đồng quy định:

Trang 9

7

Trang 10

Sau này, trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên đã nảy sinh nhiều tranh chấp, từ việc Nguyên đơn giao sản phẩm không đúng kỹ thuật yêu cầu, đến việc Bị đơn chậm trễ trong việc bốc dỡ hàng và không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán, dẫn đến hủy hợp đồng Do không thể hòa giải được tranh chấp, hai bên đã tiến tới giải quyết bằng trọng tài được ủy quyền của Phòng Thương mại quốc tế và bổ nhiệm bởi Tòa án Trọng tài quốc tế Quy trình giải quyết tranh chấp gồm có hai phần, phiên sơ bộ nhằm giải quyết vấn đề lựa chọn luật áp dụng và phiên xử chung cuộc liên quan đến vấn đề nghĩa vụ bồi thường hủy hợp đồng của các bên Trong phạm vi bài phân tích, nhóm xin chỉ tập trung tới các vấn đề trong phiên sơ bộ của vụ tranh chấp.

Ban đầu Nguyên đơn yêu cầu tranh chấp được giải quyết theo luật Romania (Yêu cầu Trọng tài, đoạn 3.2), nhưng sau đó đã sửa đổi quan điểm của mình và đề xuất rằng việc giải quyết bằng trọng tài theo Nguyên tắc của Luật Hợp đồng Châu Âu - 1998 ("PECL") được áp dụng cho Romania, được giải thích theo Nguyên tắc của Hợp đồng Thương mại quốc tế - 1994 ("Nguyên tắc Unidroit") Nguyên đơn cho rằng các bên đã nghĩ đến các nguyên tắc chung của pháp luật và Lex Mercatoria khi quy định "luật quốc tế" trong Hợp đồng:

Trang 11

Bị đơn yêu cầu luật Anh là luật áp dụng trong trường hợp này vì là một công ty được đăng ký theo luật Anh và nó có hành động theo nội dung và tinh thần của luật này, bao gồm cả việc giải thích hợp đồng - “Thỏa thuận của các quý ông.”

Trọng tài viên đồng ý với Nguyên đơn rằng "luật quốc tế" nên được hiểu là các quy tắc quốc tế áp dụng cho hợp đồng quốc tế, để phân biệt với pháp luật quốc gia Hợp đồng giữa hai bên là một hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất quốc tế, được ký kết giữa hai thực thể được thành lập ở hai quốc gia khác nhau Theo nguyên tắc tự do hợp đồng, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận ghi nhận áp dụng pháp luật quốc gia - và trên thực tế, pháp luật Anh cùng với pháp luật Bang New York, Hoa Kỳ và pháp luật Thụy Điển là các hệ thống pháp luật quốc gia được lựa chọn áp dụng nhiều nhất trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ; tuy nhiên Bị5 đơn, thông qua việc từ bỏ đề cập đến luật quốc gia trong quá trình đàm phán, thực hiện và tuân thủ Hợp đồng, đã thừa nhận việc không áp dụng pháp luật quốc gia mà ở đây là luật Anh, và vì vậy không thể ngầm hiểu “luật quốc tế” được nói tới thuộc phạm trù tư pháp quốc tế của Anh mà phải là nguyên tắc pháp luật chung trong thương mại quốc tế Vì thế nên yêu cầu lựa chọn luật áp dụng là luật Anh của Bị đơn bị bác bỏ.

Thuật ngữ “luật quốc tế” được các bên sử dụng đề cập đến Lex Mercatoria và các nguyên tắc pháp luật chung áp dụng cho các nghĩa vụ hợp đồng quốc tế như các nghĩa vụ phát sinh từ Hợp đồng Xét thấy những nguyên tắc chung như vậy được phản ánh trong Bộ Nguyên tắc Unidroit về Hợp đồng Thương mại quốc tế nên trọng tài lựa chọn áp dụng để xác định các khiếu nại tương ứng của các bên Việc Unidroit này tuân thủ các điều khoản của Điều 17.1 và 17.2 Quy tắc Trọng tài ICC năm 1998 về luật áp dụng (Điều 21.1 và 21.2 trong phiên bản mới nhất năm 2021) cho phép các bên hoặc trọng tài viên không áp dụng luật quốc gia cho hợp đồng.

Cụ thể, Điều 17 Quy tắc Trọng tài ICC quy định:

Trang 12

Cyril Emery (2016), “International Commercial Contract”, New York University of Law, footnote 11

https://www.nyulawglobal.org/globalex/International_commercial_contracts.html

Trang 13

Phân tích theo khoản 1 Điều 17 nhận thấy: ở đây dù hai bên đã có điều khoản thỏa thuận về pháp luật áp dụng, và xuyên suốt quá trình thực hiện hợp đồng không xảy ra vấn đề về pháp luật, tuy nhiên quá trình giải quyết tranh chấp mới nảy sinh mâu thuẫn, nên Trọng tài có quyền lựa chọn quy tắc pháp luật mà bản thân cho là phù hợp Ở đây, trọng tài đã lựa chọn sử dụng các nguyên tắc chung Lex Mercatoria, cụ thể là Bộ Nguyên tắc Unidroit Bên cạnh tính dễ áp dụng, phổ cập lớn, chứa đựng những nguyên tắc phổ biến nhất trong thương mại quốc tế được pháp điển hóa, Bộ Nguyên tắc Unidroit đã cho thấy tính phù hợp của nó trong vụ việc lần này ngay trong phạm vi áp dụng ghi nhận tại lời mở đầu Các bên đã thỏa thuận rằng hợp đồng của họ sẽ được điều chỉnh bởi các nguyên tắc chung của pháp luật, nhưng do không đi được đến thống nhất, cũng có thể coi như các bên không chọn luật điều chỉnh hợp đồng của họ.

Phân tích theo khoản 2 Điều 17 nhận thấy: Trọng tài đã chỉ ra rằng các bên đã ngầm đề cập trong Hợp đồng đến việc áp dụng các tập quán thương mại như Incoterms, bằng cách nêu rõ trong Điều 3 "Giá cả" và trong Phụ lục rằng Giá hợp đồng tính bằng USD M/T theo điều kiện EXW [S.C Palas S.A.] Constanta, và vì vậy nên việc áp dụng các quy phạm của Lex Mercatoria là hoàn toàn phù hợp.

Ngoài ra, không thể không nhắc đến yêu cầu của Nguyên đơn về việc áp dụng PECL - Bộ Nguyên tắc của Luật Hợp đồng chung Châu Âu Xét về nội dung, có thể thấy với tư cách Lex Mercatoria, PECL cũng không thua kém gì Bộ Nguyên tắc Unidroit trong các quy phạm nguyên tắc tập quán thương mại quốc tế khi là một hệ thống các nguyên tắc được thiết lập thêm theo sáng kiến của Ủy ban Liên minh Châu Âu nhằm hài hòa luật tư nhân trong các Quốc gia thành viên của Liên

Trang 14

12 minh Châu

Trang 15

Âu Phần lời mở đầu của PECL, tương tự như PICC, cũng có ghi nhận áp dụng trong trường hợp các bên thỏa thuận rằng hợp đồng của họ sẽ được điều chỉnh bởi “các nguyên tắc chung của pháp luật”, hoặc khi không có quy định pháp luật nào để điều chỉnh hợp đồng Vụ việc lần này cũng đáp ứng được yếu tố “phải liên quan đến Châu Âu” của PECL, với cả Romania và Anh đều là các quốc gia Châu Âu Tuy nhiên, trọng tài viên đã không lựa chọn PECL Trọng tài lập luận rằng vào thời điểm xảy ra vụ tranh chấp (năm 2001), chúng mới chỉ tạo thành một nghiên cứu học thuật, tại giai đoạn này phần lớn chưa được cộng đồng doanh nghiệp quốc tế biết đến Nhận thấy PECL không đáp ứng được yêu cầu về tính phổ cập và được biết đến rộng rãi nên trọng tài đã bác bỏ yêu cầu áp dụng PECL của nguyên đơn.

Thứ nhất, nhóm đồng ý rằng trong vụ tranh chấp này, việc trọng tài lựa chọn sử dụng Lex Mercatoria là hoàn toàn phù hợp Rõ ràng là trong vụ việc lần này, điều khoản thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng trong Hợp đồng dù đã được đàm phán tới nhưng không được giải thích và hiểu một cách rõ ràng trong quá trình kí kết, dẫn đến việc Bị đơn cho dù có mong muốn sử dụng pháp luật quốc gia Anh từ bước Dự thảo hợp đồng nhưng vẫn chấp nhận thực hiện và chịu sự ràng buộc của “luật quốc tế” Do hai bên sử dụng thuật ngữ “luật quốc tế” một cách chung chung theo cách hiểu của mỗi bên dẫn tới không đạt được sự đồng thuận trong việc chọn luật, Trọng tài hoàn toàn có đủ căn cứ để lựa chọn Lex Mercatoria theo điều 17 Quy tắc Trọng tài ICC Như đã nêu ở trên, bằng việc lựa chọn luật quốc tế làm nguồn luật điều chỉnh, hai bên đã mặc nhiên loại trừ áp dụng pháp luật quốc gia, từ đó đặt ra yêu cầu về một nguồn luật độc lập, xuyên quốc gia, không phụ thuộc vào pháp luật quốc gia và dễ đạt được sự đồng thuận từ các bên - chính là các tập quán thương mại quốc tế Lex Mercatoria Tuy vậy, phạm vi của Lex Mercatoria rất rộng, và nếu chỉ hướng tới Lex Mercatoria nói chung thì sẽ rất khó để chọn ra các điều khoản quy định để áp dụng và tiến hành giải quyết tranh chấp Thực tế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế cho thấy các tập quán, các nguyên tắc chung cũng có thể được tìm thấy trong các Công ước, Hiệp định quốc tế khác như Công

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:43

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan