1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) các tuyến hàng hải dưới tác động của biến đổi khíhậu và thương mại quốc tế g

45 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Tuyến Hàng Hải Dưới Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Và Thương Mại Quốc Tế
Tác giả Nhóm 6
Người hướng dẫn PGS.TS Vũ Sĩ Tuấn
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Logistics và Vận Tải Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Quảng Ninh
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 8,17 MB

Nội dung

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐẾN CÁC TUYẾN HÀNG HẢI LỚN...122.1.. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố tác động đếncác tuyến hàng hải và phương thức vận tải biển này, hai tr

Trang 1

5.12.23 NX

Thầy thầy vấn đề hay nhưng lớn quá, vì vậy, nội dung còn khá chung chung Nên tập trung viết/hoàn thiện chương 2 để thấy các tác động của thương mại và biến đổi khí hậu với các tuyến đường, nhưng viết cụ thể các tác động đó là gì, và nên có số liệu cụ thể đối với từng tác động.

Nếu không có số liệu thì chỉ nên viết tác động của thương mại với tuyến đường thôi.

Thầy Tuấn.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

…… ***……

TIỂU LUẬNHỌC PHẦN: LOGISTICS VÀ VẬN TẢI QUỐC TẾ

Đề tài: CÁC TUYẾN HÀNG HẢI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ

HẬU VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Nhóm sinh viên thực hiện: nhóm 6 Lớp: TMA305.60QN

Khoá: 60

Trang 2

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Vũ Sĩ Tuấn

Quảng Ninh, ngày 08 tháng 12 năm 2023

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6

việc

Kết quả đánh giá chéo

51 2114518050 Phạm Thị Khánh Ly 1.1 100%

52 2114518052 Đặng Ngọc Mai

(Nhóm trưởng)

2.3Tổng hợp tiểu luận 100%

Trang 3

59 2114518058 Đinh Nguyễn Hồng Ngọc 3.3

Powerpoint 100%

60 2114518059 Dương Vân Nhi 1.3 100%

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC TUYẾN HÀNG HẢI TRÊN THẾ GIỚI 6 1.1 Sự ra đời và phát triển của các tuyến hàng hải 6

1.2 Vai trò của các tuyến hàng hải trong thương mại quốc tế 8

1.3 Thách thức và rủi ro của biến đổi khí hậu đối với các tuyến hàng hải 9

(chi tiết ra tốt hơn, không nên để mục lớn quá) CHƯƠNG 2 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐẾN CÁC TUYẾN HÀNG HẢI LỚN 12

2.1 Tuyến hàng hải châu Á – Bắc Mỹ 12

2.1.1 Đôi nét về tuyến hàng hải Châu Á - Bắc Mỹ 12

2.1.2 Biến đổi khí hậu tác động đến tuyến hàng hải Châu Á – Bắc Mỹ 13

2.1.3 Tác động của thương mại quốc tế tới tuyến hàng hải Châu Á- Bắc Mỹ 14

2.2 Tuyến hàng hải châu Á – châu Âu 15

2.2.1 Tác động của biến đổi khí hậu 15

2.2.2 Tác động của thương mại quốc tế 16

2.3 Tuyến hàng hải liên Á 18

2.3.1 Tác động của biến đổi khí hậu 18

2.3.2 Tác động của thương mại quốc tế 20

2.4 Tuyến hàng hải Nam Mỹ - Châu Âu 21

2.4.1 Tác động của biến đổi khí hậu 21

2.4.2 Tác động của thương mại quốc tế 22

2.5 Tuyến hàng hải Ấn Độ Dương - Châu Phi 23

2.5.1 Tác động của biến đổi khí hậu đối với tuyến hàng hải Ấn Độ Dương - Châu Phi 24

Trang 5

2.5.2 Tác động của thương mại quốc tế đối với tuyến hàng hải Ấn độ dương-

Châu phi 25

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP CHO NGÀNH HÀNG HẢI TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐI CHO VIỆT NAM 27

3.1 Giải pháp công nghệ và sáng tạo giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu 27

3.2 Chính sách và hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu 28

3.3 Hướng đi cho ngành hàng hải Việt Nam 31

3.3.1 Thực trạng ngành hàng hải Việt Nam 31

3.3.2 Đề xuất chiến lược bền vững cho ngành hàng hải Việt Nam 34

KẾT LUẬN

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Toàn cầu hóa đã trở thành xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế hiệnđại Trong thời đại này, vận tải quốc tế là phương tiện tất yếu trong buôn bán quốc tế,chính vì vậy nó được xem là tác nhân thúc đẩy quan hệ giữa các quốc gia Một trongcác phương thức vận chuyển phổ biến nhất chính là thông qua các tuyến hàng hải.Theo số liệu của Tổng cục thống kê 2022, khoảng hơn 90% lượng hàng hóa xuất nhậpkhẩu của nước ta được vận chuyển bằng đường biển và trên thế giới có tới 85% hànghóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Điều đó càng chứng minh được tính ưu việt vàvai trò chủ đạo của phương thức vận tải biển Tuy nhiên, có nhiều yếu tố tác động đếncác tuyến hàng hải và phương thức vận tải biển này, hai trong số đó chính là sự thayđổi của thương mại quốc tế và biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cáctuyến hàng hải, từ sự tăng cường của những cơn bão đến sự nổi của mực nước biển,hay thậm chí là làm thay đổi địa lý biển Cùng với đó, thương mại quốc tế đang trảiqua những biến đối đáng kể với sự gia tăng của chuỗi cung ứng toàn cầu và các thayđổi trong chính sách thương mại của các quốc gia Những yếu tố này đều đang tácđộng mãnh mẽ đến hoạt động và cấu trúc của các tuyến hàng hải

Chính vì những lý do trên, nhóm đã lựa chọn đề tài “Các tuyến hàng hải dướitác động của biến đổi khí hậu và thương mại quốc tế” để tìm hiểu rõ hơn về những tácđộng đối với các tuyến hàng hải Nhóm sẽ tìm hiểu về rủi ro mà những thay đổi nàyđem lại và xem xét các biện pháp và giải pháp có thể được thực hiện để đối mặt vớithách thức này và xây dựng tuyến hàng hải bền vững hơn trong tương lai!

Trang 7

và vận t… 100% (10)

47

NHÓM 9 TIỂU LUẬN logistics xanh

-Logistic và

vận tải… 100% (6)

24

English for Logistics

- For practice, read…Logistic và

vận tải… 100% (4)

95

Trang 8

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC TUYẾN HÀNG HẢI TRÊN THẾ GIỚI 1.1 Sự ra đời và phát triển của các tuyến hàng hải

Tuyến đường hàng hải quốc tế là các tuyến đường đặc biệt trên biển, được sửdụng để kết nối các cảng và điểm đến trên khắp thế giới Đây là những tuyến đườngquan trọng trong hệ thống vận tải biển toàn cầu (GS.TS Hoàng Văn Châu, 2009)

Các tuyến hàng hải trên thế giới

Sự ra đời và phát triển của các tuyến hàng hải có một lịch sử phức tạp và liênquan chặt chẽ đến sự phát triển của thương mại quốc tế và công nghiệp hàng hải.Những người đầu tiên đi biển là các thương gia và các chiến sĩ Những người này đãđóng thuyền rồi giương buồm đi tới những nơi nào nhiều hứa hẹn về buôn bán haychinh phục Vì ba phần tư địa cầu là đại dương nên các nhà hàng hải đã phải trải quanhiều ngày trên biển Người thủy thủ đã lo ngại trước bão táp, họ coi các sinh vật nơibiển rộng là bạn bè và họ quan sát bầu trời để tiên đoán các hiện tượng sẽ xảy ra Họphải quan tâm về sóng, gió, thủy triều, luồng nước và cả về đáy biển, là nơi họ thả neo.Bởi vậy một nhà hàng hải cũng là một nhà hải dương học

Các tuyến thương mại lớn đầu tiên xuất hiện khoảng 5.000 năm trước Đó làtuyến hàng hải nối Ấn Độ ngày nay và Pakistan dọc theo bờ biển Ả Rập Việc dichuyển bằng đường bộ trở nên nguy hiểm sau khi đoàn lữ hành bị bọn cướp tấn côngnên những người thủy quân lục chiến bắt đầu di chuyển bằng đường biển Họ đã sử

Oral test Logistics Questions

-Logistic vàvận tải… 100% (4)

13

Trả lời bộ đề thực tế vấn đáp Logistics b…Logistic và

vận tải… 100% (3)

30

Trang 9

dụng kính thiên văn để định hướng trên biển Cùng thời gian này, người La Mã đã pháttriển một hạm đội vượt biển Địa Trung Hải Vận tải đường biển rẻ hơn nhiều so vớivận tải đường bộ nên họ muốn tiết kiệm chi phí bằng cách vận chuyển những hàng hóa

có giá trị thấp như ngũ cốc và vật liệu xây dựng Người La Mã cũng sớm muốn mởrộng các tuyến đường thương mại của họ qua Ấn Độ Dương

Trong suốt thế kỉ VII - XIII, đế chế Ả rập bắt đầu phát triển các tuyến thươngmại qua châu Á, châu Phi và châu Âu Và những con tàu dùng để vận chuyển hàng hóa

ở thời điểm này được gọi là Qaribs Việc vận chuyển này đã tiết kiệm được rất nhiềuthời gian Trong thời đại khai phá ở thế kỉ XV - XIX, có những tiến bộ trong ngànhhàng hải Việc này đã cho phép người châu u đi xuyên Đại Tây Dương mở ra cáctuyến đường thương mại đến Virginia và Maruland để vận chuyển thuốc lá Mexico vàPeru vận chuyển bạc

Ngày nay, nhiều hàng hóa có thể được trao đổi giữa châu Á, Anh, Pháp, ĐanMạch, Bồ Đào Nha và châu Mỹ Trong thế kỉ XIX và XX, kênh đào Suez được mở ra,cho phép vận chuyển giữa châu Âu và châu Á mà không cần đi qua châu Phi Kênhđào Panama nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, giúp thu hẹp khoảng cách.Cùng lúc đó, tàu du lịch được phát triển để đưa người dân đi khắp thế giới Containervận chuyển được phát triển vào cuối thế kỷ XX, dẫn đến ngành vận tải biển ngày nay.(The Silk Road Antique, 2021)

Khi thế giới tiến tới mức độ tự động hóa cao hơn, ngành vận tải biển cũng đangthích ứng với xu hướng này bằng các công nghệ thông minh trên tàu biển Công nghệ

tự trị cho tàu biển, Internet vạn vật (IoT) và phân tích dữ liệu đại diện cho các tínhnăng hiện đại mà các công ty và toàn bộ ngành hàng hải đang nỗ lực để đạt tới Cácnền tảng kĩ thuật số để theo dõi tàu và hàng hóa cũng như việc triển khai các công cụcộng tác và liên lạc kĩ thuật số đã trở nên phổ biến Bằng cách kết hợp các tính năngnày vào ngành hàng hải, chúng ta có thể cải thiện hiệu quả của vận tải biển, quản lýthời gian và sản lượng tốt hơn

Bắt đầu từ năm 1968, tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế đã tiêu chuẩn hóa sáng chếcontainer, giúp cho các phương tiện vận chuyển có nhiều tính khả thi hơn khi vậnchuyển số lượng hàng hóa lớn Ngày nay, trên tàu thuyền, các công nghệ tiên tiến như

tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI), và dữ liệu lớn (big data) đã được ứng dụng rộng rãi.Các tàu thuyền hiện đại được trang bị hệ thống điều khiển tự động, giúp giảm thiểu lao

Trang 10

động thủ công, nâng cao hiệu quả vận hành và an toàn AI và big data được sử dụng đểphân tích dữ liệu từ các cảm biến trên tàu, giúp tàu thuyền tránh va chạm, tiết kiệmnhiên liệu, và tối ưu hóa hành trình Ngoài ra, sự phát triển về công nghệ trong ngànhhàng hải khiến thời gian các chuyến đi được rút ngắn hơn rất nhiều, giảm thiểu tìnhtrạng ùn tắc tại các eo biển quan trọng, đẩy nhanh dòng chảy của thương mại hóa quốc

tế (Cục đăng kiểm Việt Nam, 2021)

1.2 Vai trò của các tuyến hàng hải trong thương mại quốc tế

Trong nền kinh tế toàn cầu kết nối ngày nay, ngành hàng hải đóng vai trò khôngthể thay thế trong việc tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, là xương sống của chuỗicung ứng toàn cầu Lĩnh vực vận tải biển cho phép vận chuyển hàng hóa qua khoảngcách xa, kết nối các quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Thương mại toàn cầu không thể thực hiện được nếu không có vận tải và hầu hếthàng hóa vận chuyển bằng đường biển đều được coi là thương mại quốc tế Các tuyếnhàng hải đã đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu khi tạo điều kiệnthuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa trên quy mô lớn

Mạng lưới giao thông quốc tế: Các tuyến hàng hải tạo ra một mạng lưới giaothông quốc tế mà không có phương tiện nào khác có thể đạt được Chúng kết nối cáccảng biển trên khắp thế giới, tạo ra cơ hội cho việc chuyển động hàng hóa và người laođộng giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ

Kết nối và thương mại toàn cầu: Các tuyến hàng hải đóng vai trò là trung tâmquan trọng kết nối các khu vực khác nhau trên thế giới và cho phép trao đổi hàng hóagiữa các quốc gia Chúng đóng vai trò là cửa ngõ thương mại quốc tế, cho phép tàuvận chuyển hàng hóa qua đại dương và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại toàncầu

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng toàn cầu: Các tuyến hàng hải giúp hàng hóa dichuyển một cách liên tục từ nhà máy sản xuất đến người tiêu dùng Điều này giúp tối

ưu hóa chi phí và thời gian, làm cho sản xuất trở nên linh hoạt hơn

Thúc đẩy thương mại quốc tế: Các tuyến hàng hải chính là cột mốc cho sự tăngcường thương mại quốc tế Chúng cho phép hàng hóa được vận chuyển một cách hiệuquả, mở rộng phạm vi thị trường và giúp các quốc gia tham gia vào hợp tác và trao đổikinh tế Ngoài ra, việc xuất nhập khẩu được mở rộng giúp cân đối thương mại và tăngcường nguồn cung cấp trong nền kinh tế, các doanh nghiệp có thể dễ dàng nhập khẩu

Trang 11

và xuất khẩu hàng hóa, tạo ra cơ hội mới cho kinh doanh và đầu tư trên phạm vi quốc

tế

Tạo cơ hội phát triển cho các quốc gia: Các quốc gia đang phát triển thường có

cơ hội tận dụng tuyến biển để mở rộng thị trường xuất khẩu của họ và thu hút đầu tưnước ngoài Các tuyến hàng hải giúp kết nối với thị trường toàn cầu, đẩy mạnh sự pháttriển và giảm khoảng cách kinh tế

Tăng trưởng GDP và phát triển kinh tế: Đóng góp của ngành hàng hải vàoGDP là rất lớn Hoạt động hàng hải không chỉ tạo ra giá trị thêm cho nền kinh tế màcòn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững Ngoài ranhờ vào các tuyến đường hàng hải được mở rộng, cơ hội việc làm trên toàn thế giới đãđược thay đổi tích cực, vấn đề thất nghiệp của hàng triệu người được giải quyết, từ đónâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đóng góp tăng trưởng GDP

Liên kết các cộng đồng kinh tế: Các tuyến hàng hải liên kết các cộng đồng kinh

tế, không chỉ giữa các quốc gia mà còn giữa các vùng lãnh thổ Điều này tạo ra mộtmôi trường hợp tác kinh tế, văn hóa và chính trị, góp phần vào sự hiểu biết và hòanhập toàn cầu

1.3 Thách thức và rủi ro của biến đổi khí hậu đối với các tuyến hàng hải

Hơn 90% hàng hóa được giao dịch quốc tế được vận chuyển bằng đường biển,theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, với khối lượng thương mại hàng hải đượcthiết lập tăng gấp ba lần vào năm 2050 Khoảng 60% hàng hóa đó - mọi thứ từ thiết bịđến trái cây nhập khẩu - được đóng gói trong các thùng chứa, trong khi các mặt hàngnhư dầu hoặc ngũ cốc được lưu trữ trong thân tàu (Natalie Marchant, 2022) Tuy nhiên, các tuyến thương mại hàng hải có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọngbởi thời tiết khắc nghiệt, buộc các tàu phải điều chỉnh các tuyến đường theo kế hoạch

để giảm thiểu sự gián đoạn hoặc chậm trễ và, trong trường hợp xấu nhất, gây ra mấthàng hóa hoặc làm hỏng chính con tàu Chỉ riêng trong năm 2020, khoảng 3.000container được cho là đã bị mất trên biển, và Bloomberg ước tính rằng 1.000 container

đã bị mất ra biển trong vòng bốn tháng đầu năm 2021 Trong khi đó, thời tiết xấuchiếm một phần năm tổn thất tàu trong năm 2019 (Ann Koh, 2021)

Tăng mực nước biển, một hiện tượng tiêu biểu do biến đổi khí hậu, có thể gây

ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với cơ sở hạ tầng hàng hải trên khắp thế giới Tăngmực nước biển tăng khả năng xâm nhập nước mặn vào các vùng cơ sở hạ tầng hàng

Trang 12

hải, nhất là những khu vực nằm ở độ cao thấp, điều này có thể dẫn đến lụt lớn Ngoài

ra, cảng biển thường xây dựng ở độ cao thấp để thuận tiện cho tàu cảng và việc giaothương Do vậy, việc tăng mực nước có thể làm suy giảm hiệu suất hoạt động của cảng

và đường sắt cảng, đặt ra thách thức lớn về việc duy trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng này.Đối mặt với những thách thức này, các quốc gia và tổ chức quốc tế đang tích cựcnghiên cứu và triển khai các biện pháp chống chọi và thích ứng để giảm nhẹ hậu quảcủa tăng mực nước biển đối với cơ sở hạ tầng hàng hải (Anna Nagurney, 2021)Không chỉ tăng mực nước biển, biến đổi khí hậu còn liên quan đến sự gia tăngtần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan như cuồng phong, bão, vòirồng Những sự kiện này có thể gây ra tình trạng nguy hiểm cho hoạt động hàng hải,dẫn đến đắm tàu, va chạm và gây hư hại cho tàu thuyền cũng như cơ sở vật chất củacảng Đó là một vấn đề mà nhiều người cho rằng sẽ trở nên tồi tệ hơn, vì nhiệt độ đạidương ấm hơn và mực nước biển cao hơn do biến đổi khí hậu làm tăng cường độ vàtác động của bão và bão nhiệt đới Thật vậy, tỷ lệ lốc xoáy loại 3 đến 5 đã tăng khoảngnăm phần trăm mỗi thập kỷ kể từ năm 1979, theo ước tính của Viện Môi trường HighMeadows Nước dâng do bão và thủy triều 'lũ lụt' có thể ảnh hưởng đến việc bốc xếphàng hóa do lũ lụt và mực nước cao hơn Điều này có thể, đến lượt nó, trì hoãn hoặckéo dài thời gian hành trình tổng thể và tăng mức tiêu thụ boongke, gây áp lực lên lĩnhvực hàng hải (Laura Potts, 2021)

Rủi ro lũ lụt và thiệt hại tiềm ẩn do mực nước biển tăng cao đe dọa nghiêmtrọng đến việc xây dựng, nhà ở và phát triển đất đai dọc theo bờ biển Một nghiên cứuthực hiện trên bờ biển Na Uy xác định khoảng 110.000 công trình nằm dưới 1 mét sovới mực nước biển bình thường Phân tích này phân loại các cấu trúc này thành ga-ra,nhà tạm thời và nhà gỗ, nhà ở, cabin, tòa nhà văn phòng, khách sạn và nhà hàng, cũngnhư công trình cho ngành cá và nông nghiệp Trong khi khoảng 55% trong số nàyđược coi là tạm thời và tương đối giá rẻ để phá hủy hoặc xây lại, các danh mục còn lạiđược xem là quan trọng xã hội hoặc kinh tế Các nhà nghiên cứu ước tính tổng chi phíxây dựng cho các biện pháp bảo vệ tại Na Uy có thể lên đến 725 triệu euro

Tại New South Wales, nghiên cứu về cửa sông Macleay cảnh báo về nguy cơlụt lớn ở một số khu vực do nước biển tăng cao, nhấn mạnh đến sự cần thiết của cácbiện pháp đề phòng trong quy hoạch đô thị và xây dựng trong tương lai Ở Hoa Kỳ,một nghiên cứu của Thatcher, Brock, & Pendleton Flanagan về bờ biển vịnh Mexico

Trang 13

phân tích về sự tổn thương kinh tế liên quan đến nước biển tăng cao Các nhà nghiêncứu xem xét dữ liệu về cơ sở hạ tầng, dân số, tốc độ xói mòn bờ biển địa phương vàtốc độ nước biển tăng Họ kết luận rằng biến đổi khí hậu đặt ra nhiều thách thức choquản lý và phát triển bờ biển trong tương lai, nhấn mạnh sự cần thiết của quy hoạchdài hạn để tăng cường sự linh hoạt (Michelle Flanagan, 2015)

Ngoài ra, một hiện tượng do biến đổi khí hậu gây ra chính là hiện tượng băngBắc Cực tan do hiện tượng nóng lên toàn cầu đang mở ra các tuyến hàng hải mới ởkhu vực Bắc Cực Mặc dù điều này mang đến những cơ hội kinh tế, mở rộng thươngmại quốc tế nhưng cũng đưa ra những thách thức liên quan đến an toàn hàng hải, nguy

cơ băng giá và nhu cầu về cơ sở hạ tầng chuyên dụng Để ứng phó với biến đổi khíhậu, ngày càng có nhiều quy định và hướng dẫn nhằm giảm phát thải khí nhà kính từlĩnh vực hàng hải Việc tuân thủ các quy định này có thể yêu cầu thay đổi thiết kế tàu,cách sử dụng nhiên liệu và thực tiễn vận hành, ảnh hưởng đến các cân nhắc về vấn đề

an toàn hàng hải

Trang 14

CHƯƠNG 2 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐẾN CÁC TUYẾN HÀNG HẢI LỚN

2.1 Tuyến hàng hải châu Á – Bắc Mỹ

2.1.1 Đôi nét về tuyến hàng hải Châu Á - Bắc Mỹ

Dải đường hàng hải Châu Á - Bắc Mỹ không chỉ là một con đường chuyển giaohàng hóa, mà còn là một liên kết vững chắc nối kết hai khu vực có nền kinh tế phồnthịnh nhất thế giới Với chiều dài đáng kể khoảng 10.000 - 15.000 hải lý, tuỳ thuộc vàođầu điểm và đích đến cụ thể, tuyến đường này không chỉ là một tuyến giao thông biển,

mà còn là bức tranh phức tạp của sự phối hợp và hợp nhất giữa các quốc gia và vùnglãnh thổ dọc theo lộ trình Tính chất đặc biệt của đường hàng hải Châu Á - Bắc Mỹ làkhả năng chia thành hai tuyến chính: tuyến phía Đông và tuyến phía Tây Tuyến phíaĐông đưa hàng hóa từ châu Á, vượt qua những cửa biển nổi tiếng như eo biểnMalacca, kênh đào Panama, Địa Trung Hải, Đại Tây Dương, và đến các cảng ở Bắc

Mỹ Ngược lại, tuyến phía Tây khám phá con đường nhanh hơn qua eo biển Malacca,Thái Bình Dương, Biển Bering để kết nối các cảng ở Bắc Mỹ Sự phức tạp của tuyếnđường này không chỉ nằm ở chiều dài mà còn ở sự đa dạng của các loại cảng và vùngbiển

Tuyến đường phía đông

Trang 15

Tuyến đường phía tâyVới lưu lượng hàng hóa vô cùng đáng kể, tuyến hàng hải Châu Á - Bắc Mỹ chủyếu vận chuyển hàng loạt loại hàng hóa đa dạng Từ hàng tiêu dùng như quần áo, giàydép, điện tử đến hàng nguyên liệu như dầu mỏ, khí đốt, kim loại, và hàng sản xuất nhưlinh kiện điện tử, máy móc, thiết bị - tất cả đều trải qua các cảng biển và eo biển trênđường đi này.

Vai trò của tuyến đường này không chỉ giới hạn trong việc tạo điều kiện thuậnlợi cho việc vận chuyển hàng hóa, mà còn mở ra cánh cửa rộng lớn cho sự giaothương, đầu tư và hợp tác giữa doanh nghiệp ở cả hai khu vực Việc dễ dàng trao đổihàng hóa, dịch vụ, nguồn lực giữa châu Á và Bắc Mỹ không chỉ giúp mỗi quốc giaphát triển kinh tế một cách bền vững mà còn tạo sự đa dạng và tích cực trong mối quan

hệ quốc tế

2.1.2 Biến đổi khí hậu tác động đến tuyến hàng hải Châu Á – Bắc Mỹ

Trên tuyến hàng hải Châu Á – Bắc Mỹ, nơi nổi tiếng nhất phải kể tới kênh đàoPanama và eo biển Bering Kênh đào Panama nối Đại Tây Dương với Thái BìnhDương Việc tạo ra con kênh này là một lợi ích to lớn cho vận chuyển toàn cầu Kênhđào Panama sử dụng rất nhiều nước ngọt vì tàu phải đi qua hàng chục âu thuyền đưachúng lên hoặc xuống 26 mét Theo công ty tư vấn Everstream, cần khoảng 200 triệulít nước cho mỗi con tàu đi qua kênh đào Panama Thế nhưng, mỗi khi các âu thuyềntrên kênh mở ra, hàng triệu lít nước ngọt đổ ra biển Mực nước trong kênh giảm xuốngnhưng sau đó được thay thế bằng nhiều nước hơn chảy vào

Năm 2019, hạn hán quanh khu vực kênh đào Panama, mực nước thấp khiếngiao thông chậm lại, tổng thiệt hại lên đến 300 triệu USD cho ngành vận tải biển Cáccon tàu có thể sử dụng tới 150 tấn nhiên liệu mỗi ngày, vì vậy nếu chúng phải đổituyến hoặc chậm trễ, chi phí hàng ngày có thể lên tới 75.000 USD Sự việc này có khảnăng sắp xảy ra một lần nữa vì theo kênh DW (Đức) đưa tin, mực nước kênh đàoPanama đang giảm vì Trung Mỹ có ít mưa hơn Điều đó có nghĩa là nguồn nước choKênh đào Panama đang ít đi Việc này dẫn tới sự cố khi các tàu cỡ lớn có mớn nướclớn hơn khó có thể di chuyển được qua kênh đào này Các chuyên gia thương mại longại sự gián đoạn chuỗi cung ứng và thời gian vận chuyển lâu hơn sẽ gây ảnh hưởngtới chất lượng hàng hóa, nhiều hơn nữa là ảnh hưởng đến giá hàng hóa (NguyễnKhánh, 2023)

Trang 16

Eo biển Bering là một tuyến đường thủy ngăn cách Nga với Bắc Mỹ Nó nằmphía trên Cầu Bering Land (BLB) Theo báo cáo của Cơ quan Quản lý Khí tượng vàĐại dương Quốc gia Mỹ, thực trạng nhiệt độ tăng cao ở Bắc Cực đã khiến lượng băngtrên biển giảm, trong khi nước biển tầng đáy ấm hơn Một trong những lo ngại lớnnhất đó là ảnh hưởng của những thay đổi về độ mặn và nhiệt độ của dòng chảy BắcĐại Tây Dương, do băng tan Ngoài ra, khi băng tan có thể dẫn tới hiện tượng nướcbiển dâng, mực nước biển dâng là một trong những tác động rõ ràng nhất của biến đổikhí hậu Mực nước biển dâng có thể gây ra thủy kích các cảng biển, khiến các cảngnày bị ngập lụt và hư hại Các dòng hải lưu đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòakhí hậu và lưu thông hàng hải Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang gây ra những thay đổiđáng kể đối với các dòng hải lưu, dẫn đến những bất ổn trong hoạt động vận tải biển.

Sự thay đổi hướng dòng chảy có thể khiến các tàu thuyền phải thay đổi lộ trình, gâytốn kém và mất thời gian Ngoài ra, dòng hải lưu thay đổi khiến lực độ của tàu mỗi khi

đi qua vùng biển phải tăng mạnh, hơn nữa nó cũng làm giảm cường độ dòng chảy, cóthể khiến các tàu thuyền di chuyển chậm hơn, gây giảm hiệu quả vận tải

2.1.3 Tác động của thương mại quốc tế tới tuyến hàng hải Châu Á - Bắc MỹThương mại quốc tế đang ngày càng phát triển, với lưu lượng hàng hóa qua cáctuyến hàng hải ngày càng tăng Điều này đã tạo ra những tác động tích cực đến cáctuyến hàng hải Châu Á - Bắc Mỹ, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giao lưuthương mại giữa hai khu vực

Tuy nhiên, thương mại quốc tế cũng tiềm ẩn những tác động tiêu cực đến cáctuyến hàng hải, bao gồm các hoạt động vận tải biển phát thải một lượng lớn khí nhàkính và các chất ô nhiễm khác, gây ảnh hưởng đến môi trường Việc tăng lưu lượngtàu thuyền có thể làm tăng lượng khí thải nhà kính và các chất ô nhiễm, gây ô nhiễmmôi trường và biến đổi khí hậu Theo thống kê của Cơ quan Hàng hải Quốc tế (IMO),

số tàu thuyền trên thế giới đi qua tuyến hàng hải Châu Á - Bắc Mỹ đã tăng từ 33.000tàu vào năm 2010 lên 44.000 tàu vào năm 2020 Dự kiến, số tàu thuyền trên tuyến này

sẽ tiếp tục tăng lên 50.000 tàu vào năm 2030 Kinh tế quốc tế phát triển dẫn tới số tàutrên các tuyến hàng hải, bao gồm cả tuyến Châu Á – Bắc Mỹ tăng nhanh và mạnh,điều này khiến kênh đào Panama và eo biển Bering cùng các eo biển khác dễ gặp tìnhtrạng ùn tắc, khiến các tàu thuyền phải di chuyển với tốc độ chậm hơn, tăng nguy cơxảy ra tai nạn Điều này có thể gây hiệu quả ngược lại, trì hoãn thương mại quốc tế

Trang 17

Theo thống kê của Cơ quan Hàng hải Quốc tế (IMO), đã có 1.438 vụ tai nạn hàng hảixảy ra trên tuyến hàng hải Châu Á-Bắc Mỹ trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm

2020 Trong đó, có 29 vụ tai nạn nghiêm trọng, khiến 1.154 người thiệt mạng và 2.096người bị thương

Năm 2022, kênh đào Panama hứa hẹn sẽ tăng gấp đôi khối lượng hàng hóa mà

nó chuyên chở, từ 300 triệu tấn lên 600 triệu tấn theo hệ thống đo lường phổ quát củaKênh đào Panama Kênh dự báo đạt công suất vào năm 2025 Tuy nhiên, dự báo chobiết số lượng sẽ giảm trong năm nay, xuống còn 500 triệu Những người quản lý kênhđào cho rằng nguyên nhân chính do ảnh hưởng cuộc chiến của Nga với Ukraine Các

lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Hoa Kỳ không còn đi từ Bờ biển vùng Vịnh quakênh Panama để đến châu Á Những con tàu đó hiện đang được gửi trực tiếp đến châu

Âu, đây là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu từ kênh đàoPanama (The Globe and Mail, 2023)

2.2 Tuyến hàng hải châu Á – châu Âu

Tuyến hàng hải Châu Á - Châu Âu là một trong những tuyến đường biển quantrọng nhất trên thế giới, kết nối các cảng biển ở Châu Á với các cảng ở Châu Âu.Tuyến đường này đóng vai trò quan trọng trong hệ thống vận tải biển toàn cầu và đónggóp lớn cho thương mại quốc tế Không chỉ vậy, tuyến hàng hải Châu Á - Châu Âucòn có quy mô lớn, với hàng nghìn chuyến tàu và lượng hàng hóa lớn được vậnchuyển hàng năm

Trên tuyến hàng hải Châu Á - Châu Âu nổi bật nhất chính là kênh đào Suez và eo biểnBaltic Kênh Đào Suez nằm ở Ai Cập và là tuyến đường thủy nhân tạo trên mực nướcbiển (dài 163 km) giữa Địa Trung Hải và Biển Đỏ Kênh đào Suez được coi là mộttrong những tuyến hàng hải quan trọng nhất trên toàn cầu và được hơn 100 tàu ghéthăm mỗi ngày Tuyến đường biển này cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi từChâu Á đến Châu Âu và ngược lại, nối thông nhiều khu vực từ Châu Phi đến Châu ĐạiDương trên con đường giao thương hàng hải Các mặt hàng thiết yếu được vận chuyểnqua kênh đào này như là dầu, than, kim loại, gỗ, hạt có dầu, xi măng và phân bón Ngoài ra, còn có eo biển Baltic - là một khu vực có vai trò quan trọng trong hệthống vận tải biển châu Âu, là cổng nối giữa các cảng biển ở phía Bắc và Biển Đen EoBiển Baltic cũng là khu vực quan trọng cho vận chuyển năng lượng, đặc biệt là khiNga xuất khẩu khí đốt và dầu mỏ thông qua các cảng ở eo biển này (Hubbig, 2020)

Trang 18

2.2.1 Tác động của biến đổi khí hậu

Tăng mực nước biển: Theo Báo cáo Đánh giá Điều chuyển Khí hậu Toàn cầu(IPCC), mức nước biển dự kiến sẽ tăng từ 0,26m đến 0,77m vào năm 2100 Điều này

có thể ảnh hưởng đến sâu độ của cảng và kênh đào, đặt ra thách thức cho việc đảm bảotàu có thể tiếp cận các cảng một cách an toàn

Sự kiện thời tiết cực đoan: Các tuyến đường hàng hải qua khu vực Châu Á Châu Âu thường chịu ảnh hưởng của các cơn bão mùa và bão lớn Theo Hiệp hội Bảohiểm Lloyds, các sự cố thời tiết cực đoan, bao gồm cơn bão, đã tăng 67% trong giaiđoạn từ năm 1950 đến 2011 Điều này có thể gây ra những tác động tiêu cực đối vớilịch trình và an toàn của tàu biển Ngoài ra, theo Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO),biến đổi khí hậu có thể tăng cường cạnh tranh và tạo ra những sự kiện khẩn cấp trongngành hàng hải, đặt ra thách thức về quản lý rủi ro và phản ứng nhanh chóng (LukaVukic, 2022)

-Môi trường biển thay đổi: Việc băng tan ở Bắc Cực dù không trực tiếp trêntuyến Á - Âu nhưng vẫn ảnh hưởng đến các tuyến vận tải biển mới qua tuyến đườngbiển phía Bắc Ngoài ra, nhiệt độ nước biển thay đổi ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệsinh thái biển và ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt cá dọc tuyến đường Bên cạnh đó,biến đổi khí hậu có thể dẫn đến sự thay đổi dòng hải lưu, ảnh hưởng đến tốc độ vàhướng đi của các tuyến hàng hải Có thể nói, những sự kiện này có thể làm gián đoạnlịch trình vận chuyển, làm hư hỏng tàu và gây ra những lo ngại về an toàn cho cả thủythủ đoàn và hàng hóa

Chi phí bảo hiểm tăng cao: Do biến đổi khí hậu ở các tuyến đường Á - Âu ngàymột trầm trọng cho nên các rủi ro liên quan đến phương tiện vận chuyển là không thểtránh khỏi Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu còn khiến tăng cường tính cạnh tranh và tạo

ra những sự kiện khẩn cấp trong ngành hàng hải như ô nhiễm môi trường, khủnghoảng kinh tế hay chính trị bất ổn Từ đó, đặt ra những thách thức về quản lý rủi ro,đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế để ứng phó kịp thời với các vấn đề đó Đặc biệt làBaltic, tuyến đường thủy chiến lược kết nối các quốc gia lớn ở châu Âu, hiện là mộttrong những vùng nước bị ô nhiễm nhất trên trái đất khi lựu đạn, bom, tên lửa chưa nổ

và chất hóa học vẫn tồn tại dưới đại dương sau hai cuộc chiến tranh thế giới

Trang 19

2.2.2 Tác động của thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và phát triểncác tuyến hàng hải giữa Châu Á và Châu Âu, tạo ra một hệ thống vận tải biển toàn cầuđang ngày càng trở nên phức tạp và tích hợp Các tuyến đường chủ chốt như KênhĐào Suez và eo Biển Baltic là những tuyến đường quan trọng cho việc vận chuyểnhàng hóa và dịch vụ

Một trong những ảnh hưởng chính của thương mại quốc tế là sự tăng trưởng độtphá về lưu lượng hàng hóa Cả hai tuyến đường đều là lối đi quan trọng cho hàng hóa

từ các quốc gia sản xuất hàng đầu ở Châu Á, chẳng hạn như Trung Quốc, đi đến cácthị trường tiêu thụ ở Châu Âu và ngược lại Sự liên kết chặt chẽ giữa các chuỗi cungứng toàn cầu đặt ra thách thức và đồng thời tạo ra cơ hội mới cho các doanh nghiệpthương mại quốc tế Theo Sổ đồ Thống kê và Kinh tế Biển Quốc tế, lưu lượngcontainer trên tuyến đường biển giữa Châu Á và Châu Âu đã tăng đột biến từ khoảng

50 triệu TEU (đơn vị đo lường container) vào năm 2000 lên tới khoảng 250 triệu TEUvào năm 2019 Sự tăng trưởng này chủ yếu được kích thích bởi sự phát triển của chuỗicung ứng toàn cầu và thương mại quốc tế (Myrto Kalouptsidi, 2021)

Thương mại quốc tế cũng là động lực chính đằng sau sự phát triển và cải tiếntrong ngành vận tải biển Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vận chuyển hàng hóa,các hãng tàu và cảng biển đã đầu tư vào công nghệ và hạ tầng, từ các tàu chở containerlớn đến hệ thống quản lý cảng hiện đại Điều này giúp tăng cường hiệu quả và giảmchi phí vận chuyển, có lợi cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng

Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do và các thỏa thuận hợp tác đã tạođiều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao hàng hóa qua các tuyến đường biển quốc tế.Hiệp định Thương mại Tự do giữa Châu Âu và các quốc gia Châu Á, chẳng hạn nhưHiệp định Thương mại và Kinh tế EU - Việt Nam, đã tạo ra cơ hội mới cho việc tăngcường thương mại và tăng trưởng lưu lượng hàng hóa qua các tuyến đường biển quantrọng như Kênh Đào Suez Đặc biệt, sự tăng cường thương mại đã thúc đẩy các nước

và cảng biển ở khu vực Châu Á - Châu Âu đầu tư mạnh mẽ vào phát triển hạ tầng Cáccảng biển lớn như Singapore, Shanghai và Rotterdam đã trở thành trung tâm quantrọng, cung cấp dịch vụ vận tải biển hiệu quả và hiện đại (Báo Công Thương, 2021)Tuy nhiên, mở rộng thương mại quốc tế trên tuyến hàng hải Á - Âu này khôngchỉ đặt ra các thách thức về cạnh tranh chi phí, thời gian vận chuyển mà còn về an ninh

Trang 20

hàng hải Do tuyến đường hàng hải kênh đào Suez nhỏ và hẹp nên dễ gây ùn tắc giaothông biển, từ đó kéo dài thời gian vận chuyển và gia tăng chi phí Điều này đòi hỏicác doanh nghiệp cần liên tục cải tiến và giảm chi phí để duy trì tính cạnh tranh trênthị trường thương mại quốc tế Không những thế, khu vực Trung Đông, nơi kênh đàoSuez đi qua là nơi có tình hình chính trị phức tạp Cho nên, bất kỳ biến động nào cũng

có thể tạo ra thách thức lớn để đảm bảo sự an toàn và vận hành liên tục của các tàu Ngoài ra, thương mại quốc tế còn đặt ra những thách thức về vấn đề bảo vệ môitrường Kênh đào Suez và eo biển Baltic là 2 tuyến đường đặc biệt phát triển trongtuyến hàng hải Châu Á - Châu Âu cho nên mạng lưới giao thông ở 2 tuyến đường này

là vô cùng nhộn nhịp Chính vì thế mà việc khai thác cũng như xả thải nghiên liệu ởtuyến đường này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và gây ô nhiễm môitrường biển, ô nhiễm không khí Có thể nói, sự gia tăng về lưu lượng hàng hóa quatuyến đường hàng hải Á - Âu đặt ra những thách thức lớn về việc quản lý môi trường.(Florijin Ship Spares, 2023)

Tóm lại, thương mại quốc tế không chỉ là động lực chính đằng sau sự phát triểncủa các tuyến đường hàng hải Châu Á - Châu Âu, mà còn là yếu tố quyết định đối với

sự liên kết và cạnh tranh trong ngành vận tải biển toàn cầu Sự tăng cường này đồngthời mang lại cơ hội và thách thức, đòi hỏi sự hợp tác giữa các quốc gia và doanhnghiệp để duy trì và phát triển hệ thống vận tải biển bền vững và hiệu quả

2.3 Tuyến hàng hải liên Á

Tuyến hàng hải liên Á (Intra Asia) nằm ở khu vực châu Á, có vị trí chiến lượcquan trọng, nối liền các quốc gia ở Trung Á, Trung Đông và Đông Á Tuyến hàng hảiLiên Á bao gồm các tuyến đường biển đa dạng về độ sâu và chiều dài, từ các cảng biểnlớn như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đến các cảng nhỏ hơn ở các quốcgia Trung Á như Kazakhstan và Uzbekistan

Trên tuyến hàng hải liên Á nổi bật nhất chính là eo biển Malacca nằm giữa bánđảo Mã Lai và đảo Sumatra, tạo thành lối đi chính và lớn nhất giữa Ấn Độ Dương vàThái Bình Dương Eo biển Malacca với chiều dài 805km, lưu lượng hàng năm lên tớihơn 83000 tàu, gần 40% lưu lượng giao thông của thế giới đi qua eo biển này, đâycũng chính là tuyến đường vận chuyển chính vào và ra khỏi châu Á Ngoài ra, còn các

eo biển Lombok nằm giữa đảo Bali và đảo Lombok ở Indonesia, kết nối Đông Nam Ávới Ấn Độ Dương Hay eo biển Bắc Đẩu nằm giữa bán đảo Triều Tiên và bờ biển phía

Trang 21

đông của Trung Quốc, eo biển này là con đường quan trọng kết nối Biển Hoa Đôngvới Biển Nhật Bản và Biển Đông Eo biển Hormuz nằm ở phía nam của vịnh Persia,

eo biển này là một trong những con đường nối liền Biển Ả Rập với Ấn Độ Dương Nóđóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển dầu mỏ từ Trung Đông ra thế giới.2.3.1 Tác động của biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là vấn đề nóng nhất trên thế giới hiện nay, nó biểu hiện qua sựthay đổi đột ngột của thời tiết và tự nhiên Đài BBC (Anh) ngày 18/1 đưa tin các nhànghiên cứu cảnh báo rằng thảm họa thiên nhiên như động đất hoặc núi lửa tấn côngkhu vực này chỉ còn là vấn đề thời gian Và khi nó xảy ra, chúng ta có thể đối mặt vớinhững hậu quả toàn cầu

Một nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm cực lớn chính là khói bụi xuất hiện mỗi năm donhững đám cháy rừng lớn ở Sumatra, Indonessia Khói bụi có thể khiến tuyến đườngbiển này bị kẹt cứng, theo đúng nghĩa đen của từ này, do tầm nhìn bị hạn chế xuốngtới 200m, khiến các hoạt động vận tải ở những đoạn đường hẹp và đông đúc trở nênnguy hiểm Việc tầm nhìn trở nên hạn chế có thể khiến thủy thủ đoàn gặp khó khăntrong việc điều khiển tàu Tại Malacca từng xảy ra vụ việc 10 thủy thủ Mỹ đã thiệtmạng do tàu USS John McCain đâm phải một tàu chở dầu treo cờ Liberia vào năm

2017 vì lí do tầm nhìn bị giới hạn

Không chỉ vậy, biến đổi khí hậu đã khiến cho những quả núi lửa có nguy cơphun trào trở lại Dọc theo bờ biển Sumatra và phần phía Nam của Java, theo đườngrãnh Sunda, là một khu vực có hoạt động động đất và núi lửa Tại Java, hai ngọn núilửa Semeru và Merapi gần đây đã phun trào Năm 2018, các nhà nghiên cứu tại Trungtâm Nghiên cứu Rủi ro của Đại học Cambridge (Anh) đã dự đoán tác động của vụphun trào tại núi lửa Merapi Họ cho rằng vụ phun trào có thể tạo ra những đám mâytro bụi và mảnh vụn núi lửa phóng qua eo biển Malacca về phía Singapore vàMalaysia Hệ quả là thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng và chuỗi cung ứng địa phương,trong đó ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng nề Ngoài ra khi kết hợp với việc nhiệt

độ toàn cầu giảm 1 độ C sẽ xóa sạch ước tính 2,51 nghìn tỷ USD trong GDP toàn cầutrong khoảng thời gian 5 năm

Mối nguy hiểm không chỉ đến từ cháy rừng, núi lửa phun mà còn có thể đến từđộng đất Nó có thể gây ra sóng thần ập vào eo biển, như trận sóng thần năm 2004 Nó

Trang 22

cũng sẽ gây ra các dòng nước đục - những đám mây trầm tích chuyển động nhanh - xétoạc đáy biển Bà Mani cho biết đó sẽ là nguyên nhân gây đứt cáp internet.

Một hiện tượng khác do tác động từ biến đổi khí hậu chính là nước biển dâng

Dự đoán rằng vào năm 2100, mực nước biển dâng ở Eo biển Malacca dự kiến sẽ tăngkhoảng 0,3 mét, ở eo biển Hormuz dự kiến sẽ tăng khoảng 0,5 mét, ở eo biển Lombok

dự kiến sẽ tăng khoảng 0,4 mét, ở eo biển Bắc Đẩu dự kiến sẽ tăng khoảng 0,6 mét.Điều này có thể khiến các cảng biển ở Indonesia, Malaysia, Singapore, Iran, Oman,Indonesia, Bali, Việt Nam và Trung Quốc bị ngập lụt, làm gián đoạn thương mại vàvận tải Điều này đặt ra thách thức lớn đối với việc quản lý an toàn và điều hành tàuthuyền (Cộng đồng KhoaHoc.tv, 2023)

2.3.2 Tác động của thương mại quốc tế

Các eo biển thuộc tuyến hàng hải liên Á đóng vai trò quan trọng trong việc giaothương hàng hóa, điều này dễ dàng dẫn tới tăng nguy cơ xung đột giữa các quốc giaxung quanh khu vực này Eo biển Malacca là tuyến đường biển ngắn nhất để vậnchuyển hàng hóa từ Vịnh Ba Tư đến các thị trường Châu Á Kinh tế của cả Nhật Bản

và Trung Quốc đều phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu qua eo biển Malacca Do đó,việc tiếp cận mở thông qua eo biển là điều then chốt cho an ninh kinh tế của cả haiquốc gia (Chân Hồ, 2017)

Theo cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, gần 61%, một phần ba sản lượngxăng dầu toàn cầu di chuyển trên các tuyến hàng hải đi qua eo biển Malacca, khiến nótrở thành trạm kiểm soát thương mại dầu mỏ lớn thứ hai trên thế giới chỉ đứng sau eobiển Hormuz Cũng chính vì sự nhộn nhịp ấy mà eo biển Malacca cũng là nơi tiềm ẩnnhiều nguy cơ va chạm, mắc cạn hoặc tràn dầu, cướp biển Theo thống kê, eo biểnMalacca chiếm tới 1/3 các vụ cướp biển trên thế giới Số lượng các vụ cướp tăng gấp

ba lần trong ba thập kỷ qua Mối đe dọa khủng bố thường tập trung vào khả năng mộttàu lớn có thể bị cướp và đánh đắm ở một điểm nước nông (nơi nông nhất của eo biểnMalacca là 25m), gây ách tắc trên toàn tuyến và khi đó, thương mại toàn cầu sẽ bị ảnhhưởng nghiêm trọng (Nguyễn Viết, 2010)

Eo biển Malacca nằm giữa ba nước Singapore, Malaysia, Indonesia Trangmạng “The Diplomat” mới đây đã đăng tải bài bình luận về một cuộc chạy đua tàungầm tại eo biển Malacca của ba nước trên, điều này dấy lên nỗi lo thứ hai về an ninhvùng biển này sau nỗi lo về các vụ cướp tàu thuyền tại eo biển này (Việt Hải, 2023)

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w