quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.Khoản 5 Điều 3 Luật NCN định nghĩa: “Nuôi con nuôi có yếu tố nướcngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2Nội dung: Bài tập nhóm
Môn học: Luật Hôn nhân và gia đình
Đề bài số 01: Các điều kiện để việc nuôi con nuôi được coi là hợp phápBảng đánh giá xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viêntrong việc thực hiện bài tập nhóm (đính kèm)
Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2023
Kết quả điểm bài viết:
Kết quả điểm thuyết trình:
Điểm kết luận cuối cùng:
Nhóm trưởng
Lê Thanh Nga
Trang 3BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Tiến độ thực hiện (đúng hạn)
Mức độ
xếp loạ
Có Không Khôngtốt Tốt Tham giađầy đủ nhiều ý tưởngĐóng góp
2 Tạ Hương Giang 470702 Nội dung 4.1 + 4.3 X X X A
4 Phan Ngọc Hà 470704 Nội dung 3.2 + Powerpoint X X X X A
5 Trần Hà Anh 470705 Mở + Kết + Khái niệm X X X A
6 Nguyễn Việt Đức 470706 Thuyết trình + In BTN X X X A
8 Lê Thanh Nga – NT 470708 4.2 + 4.4Tổng hợp, chỉnh word, Nội dung X X X A
11 Nguyễn Hoàng Anh Thư 470711 Nội dung 3.1 X X X X A
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Công ước La Hay năm 1993 : Công ước La Hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác
trên lĩnh lực con nuôi quốc tếLuật NCN : Luật Nuôi con nuôi năm 2010
Nghị định 19/2011/NĐ-CP : Nghị định số 19/2011/NĐ-CP của ngày 21
tháng 03 năm 2011 quy định chi tiết thi hànhmột số điều của Luật Nuôi con nuôi (được sửađổi, bổ sung bởi Nghị định số 24/2019/NĐ-CP)
Too long to read on your phone?
Save to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1 Một số khái niệm liên quan đến nuôi con nuôi 1
1.1 Khái niệm con nuôi 2
1.2 Khái niệm nuôi con nuôi 2
1.3 Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 3
2 Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi 3
3 Điều kiện đối với người nhận con nuôi 5
3.1 Điều kiện đối với người nhận con nuôi trong nước 5
3.2 Điều kiện đối với người nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài 6
3.3 Người không được nhận con nuôi 9
4 Điều kiện về ý chí của các bên chủ thể 10
4.1 Sự thể hiện ý chí của người nhận con nuôi 10
4.2 Sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người được cho làm con nuôi 11
4.3 Sự thể hiện ý chí của người được nhận làm con nuôi 13
4.4 Sự thể hiện ý chí của Nhà nước 14
5 Điều kiện về đăng ký việc nuôi con nuôi 14
5.1 Đăng ký nuôi con nuôi trong nước 15
5.2 Đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 16
5.3 Đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới 18
KẾT LUẬN 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6
MỞ ĐẦU
Nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử vàngày nay vấn đề này đã trở thành mối quan tâm đặc biệt không chỉ ở cộng đồngquốc tế mà còn ở Việt Nam Lý giải tại sao chế định nuôi con nuôi lại được xãhội quan tâm đặc biệt, bởi đó là hành lang pháp lý bảo vệ những lợi ích tốt nhấtcủa trẻ được nhận làm con nuôi, đồng thời đáp ứng nhu cầu chính đáng củanhững người nhận con nuôi
Năm 2010, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thôngqua đạo luật về nuôi con nuôi đầu tiên của Việt Nam Trong những năm qua,pháp luật về nuôi con nuôi ở nước ta đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảmthực hiện quyền trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong môitrường gia đình Mặt khác, quy định này còn cổ vũ, động viên, khuyến khích,khơi dậy tinh thần nhân đạo, nhân văn của con người Việt Nam Vấn đề nuôicon nuôi và quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi qua lăng kính của pháp luật
đã tạo điều kiện cho các cá nhân, gia đình có nhu cầu muốn nhận nuôi con nuôi,đồng thời cũng tạo cho các em có hoàn cảnh đặc biệt được sống trong gia đìnhgiống như môi trường gia đình gốc của mình Việc quy định rõ các vấn đề nuôicon nuôi và cơ sở thiết lập mối quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi là thật sự cầnthiết để đảm bảo cho trẻ em được nhận nuôi được sống trong môi trường giađình an toàn, lành mạnh, hạnh phúc Đây cũng chính là một trong những biệnpháp ngăn ngừa các hành vi lợi dụng hoạt động nuôi con nuôi vào mục đíchnhư: trục lợi, hành hạ, buôn bán trẻ em…
Vì vậy, nhóm 01 chúng em xin lựa chọn đề tài: “Các điều kiện để việc nuôicon nuôi được cho là hợp pháp” nhằm làm sáng tỏ việc nuôi con nuôi theo phápluật Việt Nam
NỘI DUNG
1 Một số khái niệm liên quan đến nuôi con nuôi
Cơ sở pháp lý: Điều 3 Luật NCN:
“Điều 3 Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1 Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận connuôi và người được nhận làm con nuôi
2 Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quannhà nước có thẩm quyền đăng ký
1
Trang 73 Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký
4 Nuôi con nuôi trong nước là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam vớinhau thường trú ở Việt Nam
5 Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân ViệtNam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở ViệtNam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài
6 Trẻ em mồ côi là trẻ em mà cả cha mẹ đẻ đã chết hoặc một trong hai người đãchết và người kia không xác định được
7 Trẻ em bị bỏ rơi là trẻ em không xác định được cha mẹ đẻ
8 Gia đình gốc là gia đình của những người có quan hệ huyết thống
9 Gia đình thay thế là gia đình nhận trẻ em làm con nuôi
10 Cơ sở nuôi dưỡng là cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở khác
được thành lập theo pháp luật Việt Nam để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻem.”
Theo khoản 3 Điều 3 Luật NCN thì con nuôi được định nghĩa như sau:
“Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơquan nhà nước có thẩm quyền đăng ký” Qua đó, khái niệm con nuôi có baogồm các nội dung:
(1) Con nuôi là người được một người độc thân hoặc một cặp vợ chồngkhông sinh ra nhận làm con nuôi, về nguyên tắc không có quan hệ huyết thống
và không mang gen di truyền của người nhận nuôi
(2) Con nuôi có thể có huyết thống trong phạm vi nhất định với người nhậnnuôi nhưng không do người nhận nuôi sinh ra Ví dụ như cô, dì, chú, bác ruộtnhận cháu ruột làm con nuôi
(3) Người được nhận nuôi chỉ được công nhận là con nuôi của người nhậnnuôi khi người được nhận nuôi đáp ứng được các điều kiện của người được nhậnnuôi theo quy định của pháp luật, như điều kiện về độ tuổi, ý chí, về chủ thể Vídụ: cháu không thể trở thành con nuôi của ông bà nội hoặc ông bà ngoại.1
Khoản 1 Điều 3 Luật NCN nêu khái niệm nuôi con nuôi: “Nuôi con nuôi làviệc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người đượcnhận làm con nuôi” Do đó, việc nuôi con nuôi là sự kiện pháp lý làm phát sinh
1 Kiều Thị Huyền Trang, Quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội, 2014, tr.6
2
Trang 8quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm connuôi.
Khoản 5 Điều 3 Luật NCN định nghĩa: “Nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa
người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam vớinhau mà một bên định cư ở nước ngoài”
Điều 28 Luật NCN quy định có 4 trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nướcngoài như sau:
- Người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ướcquốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm connuôi;
- Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làmcon nuôi;
- Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam
2 Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi
Một người chỉ được nhận làm con nuôi nếu đáp ứng các điều kiện đượcquy định tại Điều 8 Luật NCN Cụ thể:
Người được nhận làm con nuôi là “trẻ em dưới 16tuổi”2, hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 1 của Luật Bảo vệ, chăm sóc vàgiáo dục trẻ em năm 2004 và của Luật Trẻ em năm 2016 Việc nuôi con nuôi3 4
hướng tới đối tượng trước tiên là trẻ em; một trong các mục đích của việc nuôicon nuôi là “bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trongmôi trường gia đình” Vậy nên pháp luật đã quy định độ tuổi tối đa của người5
được nhận làm con nuôi như trên vì khi nhận người trên 16 tuổi (bao gồm cảngười đã thành niên) làm con nuôi thì sẽ không đảm bảo đúng mục đích của việcnuôi con nuôi Đồng thời, những người ở độ tuổi dưới 16 tuổi chưa có sự trưởngthành nhất định về thể chất và tinh thần (chưa có đầy đủ NLHVDS), rất cần sựquan tâm, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục khi các em không có gia đình nuôidưỡng Bên cạnh đó, quy định về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi nhưtrên cũng tương ứng với quy định của các ngành luật khác như Luật Lao động,
2 Khoản 1 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi năm 2010.
3 Điều 1 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 (đã hết hiệu lực) quy định: Trẻ em quy định trong “
Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”.
4 Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.
5 Điều 2 Luật Nuôi con nuôi năm 2010.
3
Trang 9Luật Dân sự Như vậy, quy định về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi làtương đối phù hợp về mặt lí luận và thực tiễn.
Tuy nhiên, để đảm bảo duy trì các mối liên hệ huyết thống trong gia đình
và đảm bảo nguyên tắc tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trườnggia đình gốc, khoản 2 Điều 8 Luật NCN quy định trường hợp đối với người từ
đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng được nhận làm con nuôi nếu người nhận connuôi là cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột Trên thực tế, có nhữngtrường hợp các em đã trên 18 tuổi và còn đang đi học (học văn hóa, học nghề,học đại học, cao đẳng, trung cấp…) nhưng Luật NCN quy định các đối tượngnày vẫn không thuộc trường hợp được nhận làm con nuôi, kể cả được chadượng, mẹ kế nhận làm con nuôi Vì theo quy định của Bộ luật Dân sự năm
2015, người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên có NLHVDS đầy đủ (Điều20); đồng thời Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định độ tuổi kếthôn đối với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên (Điều 8);Luật Thanh niên năm 2020 quy định độ tuổi của thanh niên là từ đủ 16 tuổi đến
30 tuổi (Điều 1) Như vậy, người từ đủ 18 tuổi trở lên là người đã trưởng thành,
có thể tự mình xác lập các quan hệ dân sự, quan hệ xã hội và tự chịu trách nhiệm
về mọi hành vi của mình, do đó không còn là đối tượng để được nhận làm connuôi
Khoản 3 Điều 8 LuậtNCN quy định người được cho làm con nuôi trong hai trường hợp sau: (1) làmcon nuôi của một người độc thân hoặc (2) làm con nuôi của vợ chồng Trườnghợp thứ nhất, người con nuôi sẽ là con riêng của người độc thân đó Trường hợpthứ hai, người con nuôi sẽ là con chung của cả hai vợ chồng Pháp luật khôngthừa nhận việc nuôi con nuôi chung giữa hai người có quan hệ hôn nhân bất hợppháp.6 Luật cũng không cho phép người đang có vợ hoặc có chồng tự đứng ranhận con nuôi riêng mà không có sự thoả thuận và đồng ý của người kia Việcnhận nuôi con nuôi cần có sự thống nhất của cả hai vợ chồng, do cả hai vợchồng cùng nhận nuôi Đây cũng là điều luật nhằm đảm bảo cho trẻ em đượcnhận làm con nuôi có một môi trường gia đình trọn vẹn Mặt khác, nếu đượcnhận nuôi, trẻ em sẽ có được sự chăm sóc, dạy dỗ đồng thời của cả bố và mẹ,qua đó trẻ được hoàn thiện hơn về thể chất, tinh thần và nhân cách Ở điều kiệnnày, luật cho phép người là cha dượng hoặc mẹ kế vẫn được nhận con nuôi (làcon riêng của vợ hoặc chồng mình) Điều đó cũng có nghĩa là người được nhậnlàm con nuôi vẫn có thể làm con nuôi của một người không đang trong tình
6 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2022, trang 272.
4
Trang 10trạng độc thân (là vợ hoặc chồng của bố hoặc mẹ mình) Đây là trường hợpngoại lệ đặc biệt vì về nguyên tắc, một người không thể làm con nuôi riêng củangười đang có vợ hoặc có chồng
Pháp luật khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em cóhoàn cảnh đặc biệt như khuyết tật, bị nhiễm HIV/AIDS, bỏ học kiếm sống chưahoàn thành giáo dục phổ cập trung học cơ sở, bị bóc lột, mua bán hoặc bị xâmhại tình dục, vv…làm con nuôi Mục đích của việc khuyến khích này là giúp đỡnhững trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có thể tìm được một mái ấm trọn vẹn, bảođảm quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất để các em có cơ hội phát triển toàn diện Ngoài ra, trong các quy định của pháp luật về điều kiện của người đượcnhận làm con nuôi, không có quy định cụ thể về hoàn cảnh gia đình của trẻ emcần tìm gia đình thay thế Việc này cần được xem xét là một điều kiện cần thiếtđối với người được nhận nuôi để trẻ em tránh bị lợi dụng cho làm con nuôinhằm mục đích vụ lợi khác Dù trong hoàn cảnh nào các em cũng có quyền7
được nhận làm con nuôi để hưởng cuộc sống như môi trường gia đình gốc
3 Điều kiện đối với người nhận con nuôi
Một người muốn nhận nuôi con nuôi trong nước phải đáp ứng được cácđiều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 14 Luật NCN và không thuộctrường hợp nào quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này Theo đó:
Điểm a khoản 1 Điều 14 Luật NCN quy địnhngười nhận con nuôi phải là người có NLHVDS đầy đủ, tức là người từ đủ 18tuổi trở lên và không bị Toà án tuyên bố mất NLHVDS hoặc bị hạn chếNLHVDS Mục đích của điều kiện này là để đảm bảo người nhận con nuôi phải
có đủ khả năng bằng hành vi của mình, tự xác lập các quan hệ và thực hiện cácquyền, nghĩa vụ đối với việc nuôi con nuôi như chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dụccon nuôi, chịu trách nhiệm về những hành vi của con nuôi và gánh chịu nhữngtrách nhiệm pháp lý trong việc chăm sóc, giáo dục con nuôi
Theo điểm b khoản 1 Điều 14 Luật NCN, tuổi củangười nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi phải chênh lệch tối thiểu
20 tuổi Quy định này đặt ra để đảm bảo sự tương thích trong mối quan hệ giữacha mẹ và con về mặt sinh học, phù hợp với phong tục, tập quán, đạo đức,truyền thống của gia đình Việt Nam và đảm bảo sự tác động về giáo dục của cha
mẹ nuôi đối với con nuôi Tuy nhiên, điều kiện về độ tuổi này không đặt ra trongtrường hợp: cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng
7 Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd, trang 273.
5
Trang 11làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi Sở dĩ cóquy định như vậy là để tạo điều kiện tối đa cho trẻ được sống trong môi trườnggia đình gốc của mình, được nhận nuôi và nhận sự dưỡng dục đến từ nhữngngười thân cận, gần gũi nhất.
Đây là những điều kiệntối thiểu, cơ bản, cần thiết để đảm bảo cuộc sống ổn định, tạo môi trường sống,nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục tốt nhất cho con nuôi Điều kiện này đồngthời khẳng định sự sẵn sàng của người muốn nhận nuôi con nuôi, đã chuẩn bịđầy đủ mọi mặt để có thể bảo đảm trách nhiệm đối với việc nuôi dưỡng connuôi Cũng giống như điều kiện về độ tuổi, việc phải có điều kiện về sức khỏe,kinh tế, chỗ ở không áp dụng trong trường hợp cha dượng nhận con riêng của
vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruộtnhận cháu làm con nuôi (khoản 3 Điều 14 Luật NCN)
Điểm d khoản 1 Điều 14 Luật NCN quy địnhngười nhận con nuôi phải có tư cách đạo đức tốt Đạo đức là tổng thể những.
quan điểm, quan niệm về chân-thiện-mỹ, nghĩa vụ, danh dự,…, mà cốt lõi làđiều thiện, và những quy tắc xử sự được hình thành trên cơ sở những quan niệm
ấy Đạo đức đóng vai trò vô cùng to lớn, quan trọng đối sự phát triển của mỗingười Trẻ em là đối tượng đang ở độ tuổi trưởng thành, tiếp thu nhanh, học hỏi
từ những giá trị xung quanh để hình thành nên tư chất đạo đức của riêng mình.Bởi vậy để trẻ được lớn lên phát triển lành mạnh, đặc biệt là về mặt nhân cách,đạo đức thì cần được nuôi dưỡng bởi người có tư cách đạo đức tốt Người đó sẽtrực tiếp tác động đến sự phát triển của trẻ bởi “Con cái chính là tấm gươngphản chiếu của cha mẹ” Vì vậy, việc quy định điều kiện về đạo đức đối với ngườinhận con nuôi là rất cần thiết
Những điều kiện nêu trên mà pháp luật đặt ra đối với người nhận con nuôitrong nước là vô cùng thiết thực để bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ, thể hiệnmong muốn của Nhà nước trong việc thiết lập một môi trường gia đình an toàn,đảm bảo sự phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần, trí tuệ cho trẻ được nhậnlàm con nuôi
Cơ sở pháp lý: Điều 14, 28, 29 Luật NCN
Các nhà làm luật đã dự liệu ngoài những trường hợp nhận nuôi con nuôitrong nước thì còn những trường hợp nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
mà khi đó, người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi, có một tronghai bên không mang quốc tịch Việt Nam hoặc không thường trú tại Việt Nam
8 Theo Khoản 3 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010.
6
Trang 12Cụ thể các trường hợp được quy định tại Điều 28 Luật NCN được phân tích nhưsau.
trong 02 trường hợp:
(1) Xin con nuôi thông thường;
(2) Xin con nuôi đích danh
Trường hợp thứ nhất được quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật NCN, trườnghợp thứ hai được quy định tại khoản 2 của Điều luật này Với trường hợp xincon nuôi đích danh, người nhận con nuôi phải là một trong các đối tượng sau:cha dượng, mẹ kế; cô, cậu, dì, chú, bác ruột; đã nhận nuôi anh, chị, em ruột củangười được nhận làm con nuôi Hoặc người được nhận làm con nuôi là đốitượng: trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc các bệnh hiểm nghèokhác9 Từ đó có thể suy ra, với trường hợp xin con nuôi thông thường (khôngđích danh), việc nuôi con nuôi hình thành nên mối quan hệ giữa cha mẹ và conkhông nằm trong những trường hợp nêu trên Sự kiện nhận nuôi con nuôi ápdụng pháp luật của đất nước nơi người nhận con nuôi thường trú và người nhậncon nuôi phải thoả mãn các điều kiện quy định tại Điều 14 Luật NCN (theokhoản 1 Điều 29 Luật NCN) – giống với điều kiện của người nhận con nuôitrong nước
cũng có 02 trường hợp xin con nuôi thông thường và xin connuôi đích danh như người Việt Nam định cư tại nước ngoài nhận trẻ em ViệtNam làm con nuôi Tuy nhiên với trường hợp xin con nuôi thông thường, khoản
1 Điều 28 Luật NCN có quy định thêm về đất nước nơi người nhận nuôi thườngtrú phải là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam Điểnhình là Công ước La Hay năm 1993 Về cơ bản, các quy định của Công ước LaHay năm 1993 đã được nội luật hoá ở mức tối đa trong Luật NCN và Nghị định
số 19/2011/NĐ-CP Bên cạnh đó, Việt Nam đã trải qua hơn mười năm thực hiệnHiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với các nước Pháp, Ý, Đan Mạch, ThuỵĐiển, Ailen, Hoa Kỳ, Canada, Thuỵ Sỹ và Tây Ban Nha Còn đối với trường10
hợp xin con nuôi đích danh, người nhận con nuôi (là người nước ngoài thườngtrú ở nước ngoài) nếu không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, dkhoản 2 Điều 28 Luật NCN thì Luật còn quy định thêm một trường hợp để họ có
9 Xem quy định chi tiết về Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi tại Điều 3 Nghị định 19/2011/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 24/2019/NĐ-CP)
10 Đào Hà, Cục Con nuôi (2011), “Việt Nam đã phê chuẩn Công ước LaHay số 33 ngày 29/5/1193 về bảo vệ trẻ
em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế”, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, nguồn: https://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=1691 , truy cập: 27/10/2023.
7
Trang 13thể nhận đích danh một trẻ em Việt Nam làm con nuôi, đó là “đang làm việc,học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm ” (điểm đ khoản 2 Điều 2811
Luật NCN) Đây là một điều kiện hợp lý, cần thiết đối với trường hợp ngườinước ngoài thường trú ở nước ngoài muốn nhận con nuôi là trẻ em Việt Nam.Người nhận con nuôi phải có khoảng thời gian tối thiểu là 01 năm để làm quen,hòa nhập với nền văn hóa, cộng đồng người Việt Nam Người nhận con nuôi sẽhiểu hơn về con người Việt, lối sống Việt để đi đến quyết định nhận nuôi trẻ emViệt Nam qua việc suy nghĩ kỹ càng, thấu đáo Sau khi nhận nuôi, họ sẽ xâydựng một gia đình mới để nuôi dưỡng đứa trẻ một cách tốt nhất có thể, phù hợpvới văn hóa đôi bên Sự kiện nhận nuôi con nuôi cũng được áp dụng pháp luậtcủa đất nước nơi người nhận con nuôi thường trú và người nhận con nuôi thoảmãn các điều kiện tại Điều 14 Luật NCN (khoản 1 Điều 29 Luật NCN) - giốngvới điều kiện của người nhận con nuôi trong nước
Ở cả hai trường hợp trên, người được nhận làm con nuôi đều sẽ chuyển đếnquốc gia mà người nhận con nuôi thường trú, do đó họ hoàn toàn có thể gặp phảinhững vấn đề như bất đồng ngôn ngữ, “sốc” văn hoá hay gặp vấn đề về sức khoẻ(do bị ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu khác với Việt Nam) Vì vậy, người nhậncon nuôi cần có sự quan tâm, chú ý và dành tình yêu thương sâu sắc tới ngườiđược nhận nuôi, nhằm mục đích cho con nuôi hòa nhập với văn hóa mới, cộngđồng mới để con có thể phát triển tốt về nhân cách, sức khỏe, trí tuệ Việc nhậnnuôi con nuôi trong cả hai trường hợp trên áp dụng pháp luật của đất nước màngười nhận nuôi thường trú là phù hợp, vừa đảm bảo quyền lợi của người đượcnhận nuôi, vừa xác định rõ pháp luật được áp dụng cho sự kiện này, tránh sựmâu thuẫn giữa pháp luật của các quốc gia
là trường hợp được quy định tại khoản 3Điều 28 Luật NCN Yếu tố nước ngoài trong trường hợp này nằm ở người đượcnhận làm con nuôi – là trẻ em nước ngoài Sự kiện này được pháp luật ViệtNam, các Hiệp định, Công ước về nuôi con nuôi mà Việt Nam tham gia điềuchỉnh Sự kiện này được áp dụng pháp luật Việt Nam là Luật NCN, các Nghịđịnh có liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi, Công ước, Hiệp định về nuôi connuôi mà Việt Nam ký kết như Công ước La Hay năm 1993, Hiệp định Hợp tác
về nuôi con nuôi giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộnghoà Pháp Trong trường hợp này, người nhận con nuôi là công dân Việt Namphải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật NCN và pháp luậtcủa nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú (khoản 2 Điều 29 Luật
11 Thời gian ít nhất 01 năm được hiểu là thời gian sống và làm việc liên tục tại Việt Nam ít nhất là 1 năm
8