Nếu có vi phạm xảy ra trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp như thiệt hại về tài sản hay uy tín của doanh nghiệp,…Dù vô tình hay cố ý người lao động đều phải chịu trách nhiệm trước n
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT LAO ĐỘNG
ĐỀ BÀI: 01
LỚP: N03 TL2
NHÓM: 01
Hà Nội, 2023
Trang 2Đề bài số 1
Người lao động P được thuê làm việc tại vị trí Giám đốc kinh doanh của Công ty H theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ 01/6/2016 P thường xuyên nắm giữ thông tin được coi là bí mật kinh doanh của công ty (danh sách các nhà cung cấp và khách hàng, các chiến lược tiếp thị, quảng cáo và kinh doanh, kết quả nghiên cứu thị trường, phương thức bán hàng ) và có trách nhiệm bảo vệ các bí mật này theo hợp đồng lao động và nội quy lao động của công ty Khi trao đổi với đồng nghiệp T (cũng là người lao động làm việc tại Công ty H), P đã tiết lộ thông tin nhóm khách hàng mục tiêu cùng với chiến lược kinh doanh của Công ty H trong năm 2022 Thông tin này được T bảo cho Công ty D là đối thủ cạnh tranh của Công ty H Công ty H tiến hành xử lý kỷ luật sa thải đối với P, tuy nhiên P không đồng ý vì cho rằng P chi tiết lộ cho người lao động cùng doanh nghiệp chứ không tiết lộ cho đối thủ cạnh tranh, mặt khác cũng chưa gây thiệt hại
gì cho công ty
Hỏi:
1 Công ty H có căn cứ để xử lý kỷ luật lao động sa thải đối với P được không?
2 Giả sử trong quá trình xử lý kỷ luật, P nhận được thông báo họp của người sử dụng lao động nhưng không tham dự thì công ty H có thể xử lý kỷ luật vắng mặt P được không? Tại sao?
3 Hãy giải quyết chế độ cho P theo quy định của pháp luật lao động?
4 Tư vấn cho công ty biện pháp để xử lý đối với T?
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU NỘI DUNG BÀI LÀM 1
1 Công ty H có căn cứ để xử lý kỷ luật lao động sa thải đối với P được không? 1
2 Giả sử trong quá trình xử lý kỷ luật, P nhận được thông báo họp của người sử dụng lao động nhưng không tham dự thì công ty H có thể xử
lý kỷ luật vắng mặt P được không? Tại sao? 3
3 Hãy giải quyết chế độ cho P theo quy định của pháp luật lao động? .4
4 Tư vấn cho công ty biện pháp để xử lý đối với T 8
DANH
LIỆU
THAM
KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLLĐ Bộ Luật lao động
HĐLĐ Hợp đồng lao động
NSDLĐ Người sử dụng lao động
NLĐ Người lao động
Trang 4MỞ ĐẦU
Kỷ luật lao động là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của người lao động dựa trên ý chí của người sử dụng lao động và pháp luật hiện hành, người lao động có nghĩa vụ phải tuân thủ các kỷ luật lao động được ban hành bởi pháp luật nhà nước và doanh nghiệp chủ quản đã quy định Nếu có vi phạm xảy ra trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp như thiệt hại về tài sản hay
uy tín của doanh nghiệp,…Dù vô tình hay cố ý người lao động đều phải chịu trách nhiệm trước người sử dụng lao động về các hành vi vi phạm kỷ luật, đặc biệt là trước pháp luật đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng như gây thất thoát tiền của ngân sách, phá hủy môi trường hoặc vi phạm quy định gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản trong quá trình thực hiện công việc chuyên môn Để đảm bảo trật tự lao động sản xuất, tránh sự tùy tiện của người sử dụng lao động trong việc đề ra kỷ luật lao động, pháp luật quy định các nội dung trên phải được cụ thể trong nội quy lao động Kỷ luật lao động giữ vai trò quan trọng trong quan hệ lao động vì vậy nhóm 1 lớp N03.TL2 xin chọn đề bài số 01 làm bài tập nhóm môn Luật Lao động
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5NỘI DUNG BÀI LÀM
1 Công ty H có căn cứ để xử lý kỷ luật lao động sa thải đối với
P được không?
Bí mật kinh doanh hay bí mật thương mại là những thông tin độc quyền làm tăng giá trị thương mại và cung cấp lợi thế cạnh tranh cho một doanh nghiệp Việt Nam chưa có luật riêng về bí mật kinh doanh, nhưng trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 có quy định:
(khoản 23 Điều 4)
Cơ sở để xử lý kỷ luật sa thải phải đảm bảo các điều kiện sau: căn cứ vào khoản 2 Điều 125 BLLĐ năm 2019, quyết định xử lý kỷ luật sa thải có thể được áp dụng khi NLĐ “có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của NSDLĐ, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của NSDLĐ hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động”
căn cứ vào khoản 1 Điều 118 BLLĐ năm 2019 “
Do đó, khi thành lập Công ty H sẽ ban hành một văn bản gọi là nội quy lao động có tính chất bắt buộc thực hiện chung với mọi NLĐ sau khi ký kết hợp đồng lao động Trong đó có những thỏa thuận đặc biệt mang tính đơn phương và mang tính ràng buộc như thỏa thuận bảo mật thông tin Cụ thể, quy định tại khoản 2 Điều 21 BLLĐ năm 2019:
Trang 6Đây là một loại thỏa thuận đặc biệt, được ký kết cùng thời điểm với HĐLĐ, các bên có thể thỏa thuận là một điều khoản nằm trong HĐLĐ hoặc thành một thỏa thuận riêng biệt Vì thế, NLĐ bị ràng buộc nghĩa vụ rất lớn khi thỏa thuận được xác lập và NLĐ một khi vô ý hay cố ý tiết lộ bí mật thông tin đã cam kết thì phải bồi thường cho dù không có thiệt hại xảy ra và quy định của luật cũng không xác định mức bồi thường như thế nào
theo quy định tại khoản 3 Điều 127 BLLĐ năm 2019, việc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không quy định là hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động Với tình huống trên, anh P và Công ty H đã ký kết hợp đồng và thoả thuận với nhau về vấn đề bảo mật thông tin nên Công ty H có quyền xử lý kỷ luật với anh P khi anh P vi phạm
Căn cứ vào các cơ sở nêu trên và Điều 118 BLLĐ năm 2019 quy định về nội quy lao động và trong các nội dung chủ yếu của nội quy lao động, NSDLĐ phải xác định rõ quy định về việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ Để áp dụng hình thức xử
lý kỷ luật sa thải đối với người lao động, bắt buộc nội quy của doanh nghiệp phải quy định cụ thể hành vi liên quan đến vi phạm bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, danh mục tài liệu, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ phải bảo vệ thuộc phạm vi trách nhiệm được giao của người lao động… Do đó, trường hợp doanh nghiệp có thỏa thuận với người lao động về việc không được tiết lộ bí mật kinh doanh mà người lao động vi phạm thì sẽ bị doanh nghiệp xử lý kỷ luật, đồng thời bị xử phạt theo quy định của pháp luật
Từ tình huống nêu trên, anh P đã ký hợp đồng lao động và có trách nhiệm bảo vệ các bí mật kinh doanh của công ty theo hợp đồng
Trang 7lao động và nội quy lao động Tức là, giữa anh P và bên NSDLĐ đã thỏa thuận rõ ràng với nhau về các điều khoản hợp đồng, nội dung của nội quy lao động kèm theo nghĩa vụ bảo vệ bí mật kinh doanh của công ty nhưng thực tế, anh P lại có hành vi tiết lộ bí mật với đồng nghiệp T khiến thông tin mật bị bỏ lọt vào tay công ty đối thủ D Mặc
dù chưa gây thiệt hại gì cho công ty song hành vi của anh P vẫn là hành vi bị pháp luật cấm, vi phạm hợp đồng lao đồng và nội dung lao động đã ký trước đó
Như vậy, NSDLĐ có thể xử lý kỷ luật lao động anh P ở mức cao nhất là sa thải, cụ thể trong tình huống Công ty H có đủ các căn
cứ để xử lý kỷ luật sa thải với anh P Đồng thời, theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT - BLĐTBXH quy định khi phát hiện NLĐ vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh thì người sử dụng lao động
có quyền yêu cầu NLĐ bồi thường theo thỏa thuận của hai bên Do đó, ngoài bị xử lý kỷ luật sa thải thì anh P có thể phải bồi thường theo thoả thuận của hai bên (nếu có)
2 Giả sử trong quá trình xử lý kỷ luật, P nhận được thông báo họp của người sử dụng lao động nhưng không tham dự thì công ty
H có thể xử lý kỷ luật vắng mặt P được không? Tại sao?
Trong quá trình xử lý kỷ luật, P nhận được thông báo họp của người
sử dụng lao động nhưng không tham dự thì công ty H có thể xử lý kỷ luật vắng mặt đối với P
Theo điểm c Khoản 1 Điều 122 BLLĐ năm 2019 thì một trong những nguyên tắc khi xử lý kỷ luật người lao động đó là người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư bào chữa hoặc
tổ chức đại diện người lao động bào chữa Nếu người dưới 15 tuổi thì cần có sự tham gia của người đại diện pháp luật
Vì vậy, theo nguyên tắc, người lao động cần có mặt trong cuộc họp
xử lý kỷ luật Tuy nhiên có những trường hợp vì nhiều lý do mà người
Trang 8lao động không thể có mặt tại cuộc họp theo khoản 2 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về trình tự tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:
Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần tham dự cuộc họp phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động Trường hợp một trong các thành phần tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động
Do vậy, trong trường hợp này anh P là người lao động không xác nhận tham dự cuộc họp thì người sử dụng lao động là công ty H vẫn tiếp tục tiến hành họp xử lý kỷ luật anh P, trừ một số trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động được quy định tại Khoản 4, Khoản 5, Điều 122 BLLĐ năm 2019
3 Hãy giải quyết chế độ cho P theo quy định của pháp luật lao động?
Anh P bị xử lý kỷ luật với hình thức sa thải, lúc này hợp đồng lao động của P bị chấm dứt theo khoản 8 Điều 34 BLLĐ năm 2019 Chấm dứt hợp đồng lao động có nghĩa là chấm dứt quan hệ lao động, chấm dứt sự thoả thuận giữa NSDLĐ và NLĐ về việc làm có trả lương, điều
Trang 9kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động
đó Do đó, đây cũng sẽ là căn cứ để P có thể hưởng các chế độ sau khi
bị sa thải
Theo quy định tại Điều 46 BLLĐ năm 2019, anh P không được hưởng trợ cấp thôi việc Bởi lẽ, trợ cấp thôi việc có bản chất là khoản tiền mà NSDLĐ trả cho NLĐ sau khi NLĐ đã làm việc cho NSDLĐ trong một thời gian nhất định, như là một món quà cảm ơn mà NSDLĐ dành cho NLĐ sau một thời gian dài hợp tác, thiện chí và trách nhiệm Trong khi đó, anh P bị chấm dứt HĐLĐ theo hình thức sa thải vì đã thực hiện hành vi vi phạm kỉ luật lao động
Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 và khoản 3 Điều 43 của BLLĐ năm 2019 thì trong các trường hợp: người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định Và theo khoản 1 Điều 47 BLLĐ năm 2019, chỉ người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ
12 tháng trở lên mà bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu công nghệ, lý
do kinh tế hoặc chia tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp mới được hưởng trợ cấp mất việc làm Vì vậy, P bị xử lý kỷ luật theo hình thức
sa thải thì không thuộc các trường hợp nêu trên; cho nên P sẽ không được hưởng trợ cấp mất việc làm
Tại Điều 48 BLLĐ năm 2019 chỉ rõ, người sử dụng lao động phải
có trách nhiệm với người lao động khi chấm dứt hợp đồng, cụ thể như sau:
Trang 10Có thể thấy, việc chấm dứt hợp đồng lao động thì NSDLĐ và NLĐ đều phải giải quyết hậu quả pháp lý nhằm đảm bảo quyền, lợi ích cũng như trách nhiệm các bên khi chấm dứt, cũng nhanh chóng giải phóng các bên khỏi sự ràng buộc của quan hệ lao động đã kết thúc
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, anh P có thể hưởng một số chế độ như sau:
Công ty H sẽ phải thanh toán cho P tiền lương Theo quy định thì trong 14 ngày làm việc kể từ ngày anh P bị sa thải, công ty H phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ tiền lương cho những ngày anh
P đã làm việc tại công ty H
theo quy định tại khoản 3 Điều 113 BLLĐ năm 2019 thì
trường hợp do thôi việc mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ Anh P bị sa thải cũng thuộc trường hợp bị mất việc theo quy định trên, do đó công ty H có nghĩa vụ thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết
số ngày nghỉ hàng năm cho anh P
Trang 11, anh P có thể sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần sau một năm nghỉ việc Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, NLĐ chưa
đủ điều kiện hưởng lương hưu được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi đáp ứng 2 điều kiện: Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội Ví dụ như sau khi bị sa thải, anh P về nhà làm ruộng được hơn một năm và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội nữa thì anh P đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định
Khác với trợ cấp thôi việc và thất nghiệp, bảo hiểm xã hội một lần không phân biệt người lao động chấm dứt hợp đồng trong trường hợp nào, không loại trừ người lao động bị sa thải mà chỉ cần người lao động không tiếp tục làm việc tại đơn vị sử dụng lao động, không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội trong một năm và tính đến thời điểm đề nghị hưởng bảo hiểm một lần thì tổng thời gian đóng bảo hiểm là dưới
20 năm
nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 49 Luật Việc làm 2013 thì P có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp với điều kiện được quy định như sau:
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ
12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật Việc làm 2013;
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Việc làm năm 2013;
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ một số trường hợp theo pháp luật quy định
Trang 12Trợ cấp thất nghiệp là một trong 04 chế độ của bảo hiểm thất nghiệp, đây là một khoản tiền mà cơ quan bảo hiểm xã hội phải trả nhằm hỗ trợ người lao động giải quyết tình trạng thất nghiệp Như vậy dựa theo quy định của Luật Việc làm về chế độ trợ cấp thất nghiệp thì pháp luật không loại trừ trường hợp sa thải thì không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, do đó khi P bị sa thải nhưng đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được hưởng trợ cấp này Ngoài ra, công ty H phải hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu công ty đã giữ của anh P
4 Tư vấn cho công ty biện pháp để xử lý đối với T
Với tình huống trên, nhận thấy T là nhân viên của công ty H đã tiết
lộ thông tin nhóm khách hàng mục tiêu cùng với chiến lược kinh doanh của Công ty H trong năm 2022 cho Công ty D là đối thủ cạnh tranh của Công ty H T đã vi phạm nội quy của công ty Cụ thể: Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 118 BLLĐ năm 2019 quy định:
là một trong những quy định về nội quy lao động Trong tình huống trên, nội quy lao động của công ty
H có quy định về bí mật kinh doanh của công ty bao gồm danh sách các nhà cung cấp và khách hàng, các chiến lược tiếp thị, quảng cáo và kinh doanh, kết quả nghiên cứu thị trường, phương thức bán hàng và mọi người phải có trách nhiệm bảo vệ các bí mật này Từ đó, khi anh
T có hành vi vi phạm tiết lộ thông tin nhóm khách hàng mục tiêu cùng với chiến lược kinh doanh (bí mật kinh doanh của Công ty H) trong năm 2022 cho Công ty D (đối thủ cạnh tranh của Công ty H), Công ty
H có cơ sở xử lý kỷ luật lao động đối với T
Về hình thức xử lý kỷ luật, tuân thủ nguyên tắc không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi