1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản Lý Dự Án Đầu Tư Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Công Trình Giao Thông.pdf

120 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Dự Án Đầu Tư Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Công Trình Giao Thông Thanh Hóa
Tác giả Lê Minh Ngọc
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Quang Hiếu
Trường học Trường Đại Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Quản lý công
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 2,08 MB

Nội dung

Ban quản lý dự án đầu tư đầu tư công trình giao thông Thanh hóa sau đây gọi là Ban QLDA, là cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông của tỉnh Thanh Hóa, với trách

Trang 1

THANH HÓA

Lê Minh Ngọc

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI BAN QUẢN LÝ

DỰ ÁN ĐẦU TƢ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Thanh Hóa, 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

THANH HÓA

Lê Minh Ngọc

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ

DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

THANH HÓA

Chuyên ngành: Quản lý công

Mã số: 8340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Quang Hiếu

Thanh Hóa, 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án

đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa” là công trình nghiên cứu của bản

thân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Quang Hiếu

Các số liệu, thông tin trích dẫn trong đề tài nghiên cứu này đều được chỉ rõ nguồn gốc, trung thực, nội dung của luận văn này chưa từng được công

bố dưới bất kỳ hình thức nào Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

Người cam đoan

Lê Minh Ngọc

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Những đóng góp của luận văn 10

7 Bố cục luận văn 11

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 12

1.1 Một số vấn đề về quản lý dự án dầu tư xây dựng 12

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư 12

1.1.2 Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng 12

1.2 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng 15

1.2.1 Hoạt động lập kế hoạch quản lý dự án đầu tư xây dựng 15

1.2.2 Hoạt động tổ chức thực hiện quản lý dự án 17

1.2.3 Hoạt động quản lý công tác nghiệm thu, bàn giao công trình 22

1.2.4 Hoạt động kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm 24

1.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng 25

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng 27 1.4.1 Nhân tố khách quan 27

Trang 5

1.4.2 Nhân tố chủ quan 29

Tiểu kết chương 1 30

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNGTẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG THANH HÓA 31

2.1 Giới thiệu Ban Quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa và khái quát các dự án tại Ban quản lý 31

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ 31

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 34

2.2.3 Khái quát đội ngũ nguồn nhân lực của Ban QLDA 36

2.2.4 Khái quát các dự án công trình giao thông tại Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa 38

2.2 Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa 40

2.2.1 Thực trạng lập kế hoạch quản lý 40

2.2.2 Thực trạng tổ chức thực hiện quản lý dự án 42

2.2.3 Thực trạng quản lý công tác nghiệm thu, bàn giao công trình 61 2.2.4 Thực trạng kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm 63

2.3 Đánh giá chung công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa 66

2.3.1 Ưu điểm 66

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 68

Tiểu kết chương 2 71

Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG THANH HÓA 72

3.1 Chiến lược, phương hướng, và nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa 72

Trang 6

3.1.1 Chiến lược phát triển của Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa giai

đoạn tới 72

3.1.2 Phương hướng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa 73

3.1.3 Mục tiêu quản lý dự án trong giai đoạn tới 74

3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa 75

3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tại Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa 75

3.2.2 Nâng cao chất lượng quản lý công tác khảo sát, thiết kế xây dựng, tăng cường làm tốt công tác giám sát dự án 78

3.2.3 Tăng cường công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng các dự án trên địa bàn và nâng cao trách nhiệm nhà thầu 81

3.2.4 Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng 84

3.2.5 Đưa công nghệ thông tin vào quản lý dự án 86

Tiểu kết chương 3 88

KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC 95

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Các dự án Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý hiện nay

và tỷ lệ hoàn thành tính đến tháng 12/2022 38Bảng 2.2 Khảo sát năng lực lập kế hoạch quản lý dự án tại Ban QLDA

ĐTCTGT Thanh Hóa 41

Bảng 2.3 Khảo sát thực trạng quản lý thiết kế xây dựng dự án tại Ban

QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa 44

ĐTCTGT Thanh Hóa 46Bảng 2.5 Chi tiết chi phí dự toán và chi phí thực tế của các công trình

do Ban QLDA ĐTCTGT quản lý giai đoạn 2018-2022 49

Bảng 2.6 Khảo sát thực trạng quản lý chi phí tại các dự án đầu tư do

Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý 51

Bảng 2.7 Khảo sát thực trạng tiến độ của dự án đầu tư do Ban QLDA

ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý 54

dựng do Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý 56Bảng 2.9 Khảo sát thực trạng chất lượng các dự án đầu tư xây dựng do

Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý 58

Bảng 2.10 Khảo sát thực trạng an toàn lao động và môi trường lao động các dự

án đầu tư xây dựng do Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý 60Bảng 2.11 Khảo sát thực trạng quản lý công tác nghiệm thu, bàn giao các

dự án đầu tư xây dựng do Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý 62Bảng 2.12 Khảo sát thực trạng kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm các dự án đầu

tư xây dựng do Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý 65Bảng 3.1 Dự kiến chi phí chi trả cho Cán bộ đi công tác, học tập bồi

dưỡng nâng cao trình độ 76

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Quy trình quản lý dự án đầu tư 14Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức tại Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa 34

QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa 43

xây dựng 87

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Số lượng cán bộ công chức, viên chức và lao động hợp đồng

tại Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hoá tính đến năm 2022 36Biểu đồ 2.2 So sánh tổng chi phí dự toán và chi phí thực tế qua các năm

của công trình do Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lýgiai đoạn 2018-2022 48

quản lý giai đoạn 2018-2022 53

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đầu tư phát triển là nhiệm vụ chiến lược, là giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo hướng tăng trưởng, ổn định

và bền vững Tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng ngày càng trở nên phức tạp

do đặc thù của các dự án cần có thời gian, chi phí , tiến độ nên quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng luôn có những hạn chế dẫn đến chất lượng kém, thời gian bị kéo dài hay kém hiệu quả vì vậy rất cần đến công tác quản lý

Ban quản lý dự án đầu tư đầu tư công trình giao thông Thanh hóa (sau đây gọi là Ban QLDA), là cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông của tỉnh Thanh Hóa, với trách nhiệm quản lý các dự án dầu

tư xây dựng cơ bản về giao thông do tỉnh Thanh Hóa giao phó, những năm qua Ban QLDA luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, tạo ra hiệu quả, chất lượng đầu tư xây dựng các công trình Ban QLDA dựa vào những quy định của Nhà nước ban hành đề thực hiện công tác quản lý, chấn chỉnh mọi hoạt động của dự án, thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng của DAĐT từ khâu đầu vào đến đầu ra của dự án nhằm đảm bảo cho dự án thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và chi phí theo yêu cầu đã duyệt

Tuy nhiên, những năm qua trong quá trình quản lý, Ban QLDA đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thời đại Các quy định quản lý đầu tư nằm rải rác trong nhiều văn bản luật khác nhau như luật ngân sách, luật đầu tư, luật xây dựng và các thông tư, nghị định làm cho hoạt dộng quản lý của Ban không tránh khỏi sự chồng chéo Một số cán bộ của Ban kỹ năng làm việc còn yếu còn non trẻ và thiếu kinh nghiệm quản lý, một số nhà thầu dự án chưa làm đúng trách nhiệm quản lý, kiểm tra lỏng lẻo chất lượng công trình từ những lý do trên, nhận thấy cần phải hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban

Trang 12

QLDA đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa, giúp cho các công trình đạt

chuẩn về chất lượng Vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu là: Quản lý dự án đầu

tư tại Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu các đề tài về quản lý dự án khá rộng và được nhiều nhà khoa học nghiên cứu đi trước, Một số công trình nghiên cứu về dự án xây dựng công trình cụ thể:

2.1 Nghiên cứu nước ngoài

Bài viết của Andrew A.L.Tan (2000) nghiên cứu về quản lý tổng thể dự

án cho rằng Mục tiêu của dự án được phân loại là mục tiêu chính và các mục

tiêu thứ yếu Để thực hiện mục tiêu quản lý tổng thể dự án sẽ đòi hỏi nỗ lực hợp tác của toàn bộ nhóm dự án Theo chiều rộng dự án, trưởng dự án hoặc người quản lý đóng vai trò liên kết tất cả các bộ phận, thành phần, quy tắc, tiêu chuẩn và các khía cạnh của dự án cùng nhau trong một môi trường hợp nhất, liên quan, hài hòa và hiệu quả tổng thể Điều này đòi hỏi phải đưa khái niệm Thiết kế tích hợp vào thực tiễn Nhà lãnh đạo dự án để đạt được quản lý tổng thể phải có kiến thức và kinh nghiệm trong việc thực hành quản lý chiến lược dự án một cách khoa học, hợp lý Quản lý tổng thể một dự án do đó liên quan đến việc thiết lập đội ngũ tư vấn, nhà thiết kế và nhà thầu thi công có thẩm quyền một cách tương thích và cung cấp cho họ khả năng lãnh đạo và chỉ đạo Quản lý tổng thể dự án cần phải được áp dụng cho toàn bộ vòng đời

dự án của một dự án với phạm vi và hoạt động đa dạng của nó [38]

Yuan Jianbo và Zhang Qisen (2009) hai nhà nghiên cứu người Trung Quốc trên cơ sở nguyên lý của System Engineering và Quản lý tổng thể dự án

đã định nghĩa và phân tích là hệ thống quản lý cho tất cả các lĩnh vực của dự

án, chứng minh một cách hệ thống và khoa học bởi hệ thống các đặc điểm của

“Quản lý tổng thể thời gian”, “Quản lý tổng thể thông tin” và “Quản lý tổng

Trang 13

thể rủi ro”, “Quản lý tổng thể chi phí”, “Quản lý tổng thể hợp đồng” Đề xuất các nhà quản lý nên tăng cường việc lập kế hoạch và nâng cao chất lượng quản lý dự án bằng cách sử dụng chu trình PDCA Tại Trung Quốc, đã thực hiện thành công theo lý thuyết này cho công trình giao thông Các lý thuyết về quản lý dự án tổng thể là cơ sở quản lý, sử dụng hệ thống trong quá trình dự

án có thể thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng quản lý tổng thể dự án Mỗi dự

án lại được thiết kế một quy trình quản lý dự án tổng thể kết hợp với hệ thống máy tính/phần mềm hỗ trợ quản lý [39]

2.2 Nghiên cứu trong nước

Trịnh Thuỳ Anh (2006), “Nghiên cứu Một số giải pháp quản lý rủi ro

trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam ”, luận án tiến sĩ

ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội đã nghiên cứu phân tích các rủi ro mang lại thiệt hại, mất mát trong các dự án xây dựng công trình giao thông, trình bày thực trạng và đưa ra nhóm các giải pháp liên quan đến việc xây dựng hệ thống quản lý rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông [1]

Nguyễn Thị Bình (2012), “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư

xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam”

trường ĐH kinh tế quốc dân Luận án tiếp cận QLNN đối với đầu tư xây dựng

cơ bản từ vốn NSNN theo 5 khâu quản lý và 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng Các khâu và các nhân tố được phân tích, luận giải làm khung lý luận cơ bản khi nghiên cứu luận án Từ những hạn chế được tổng hợp trong nghiên cứu, luận

án đưa ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành giao thông vận tải Việt Nam Đặc biệt, nhấn mạnh tới việc ban hành các chế tài; đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất của các chủ thể tham gia là: chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu [3]

Trang 14

Nguyễn Mạnh Hà (2012), "Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu

tư xây dựng trong Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng" Luận văn Thạc sĩ

kinh tế ĐH Khoa học và Kỹ thuật Long Hoa Đề tài đưa ra những lý luận cơ bản về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản và phân tích một số tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thời gian vừa qua để đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc Bộ Tổng tham mưu -

Bộ Quốc phòng [20]

Nguyễn Quốc Huy (2014), “Hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa

phương đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Vĩnh Phúc” luận

án tiến sĩ trường Học viện Tài Chính Trên cơ sở hệ thống hóa, hoàn thiện và

bổ sung những vấn đề lý luận chung về quản lý chi ngân sách địa phương cho ĐTXD kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Luận án đi sâu phân tích những vấn đề chung về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để làm rõ nội dung chi

và quản lý chi NSNN cho ĐTXD kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Luận

án cũng đã đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách địa phương cho ĐTXD kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân thực trạng trên Qua đó, làm căn cứ trình bày quan điểm, định hướng và đề xuất 07 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa phương cho ĐTXD kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn

2030 Đồng thời đề xuất 05 điều kiện để thực hiện thành công 07 nhóm giải pháp đã nêu [23]

Luận án tiến sĩ: Hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam

của tác giả Lê Trung Thành (2015) trường ĐH Quốc gia đã đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới/ Luận án

đi sâu vào phân tích, đánh giá các mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng

Trang 15

hiện nay, chỉ rõ những hạn chế của từng mô hình quản lý và đề xuất giải pháp hoàn thiện các mô hình này Đây là luận án có giá trị tham khảo lớn đối với hoạt động quản lý dự án của Việt nam khi thông kê được khối lượng lý thuyết quản lý dự án quan trọng và đưa ra thực trạng quản lý dự án [31]

Tác giả Trịnh Quang Bắc (2015) có bài viết: “Nhận diện thất thoát,

lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách Nhà nước” đăng

trên tạp chí kinh tế dự báo năm 2015 nghiên cứu chuyên sâu về vốn NSNN, trong công trình này, bài viết đã chỉ ra 3 nhận diện cơ bản dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn nhà nước gồm: (i) Vấn đề giải ngân chậm, (ii) Quyết toán vốn chậm; (iii) Thanh tra kiểm tra còn buông lỏng Đây không chỉ là hiện trạng của công trình sử dụng vốn nhà nước mà là hiện tường của các công trình xây dựng khi lên kế hoạch không khớp với thực tiễn [2, tr.12-14]

Tác giả Nguyễn Châu Hoàng Uyên (2016) nghiên cứu đề tài: “Quản lý

dự án đầu tư xây dựng ở công ty cổ phần xây dựng Sông Đà 6” tại trường ĐH

KTQD đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn trong quản lý dự án đầu tư xây dựng, phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp để quản lý dự án đầu

tư xây dựng ở công ty cổ phần xây dựng Sông Đà 6 trong thời gian tới.Trong

đó đặc biệt chú ý tới giải pháp về phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng Sông Đà 6, cần có các biện pháp khuyến khích cán bộ, người lao động trong công ty, có chế độ thưởng phát phù hợp cho từng cán bộ sau khi thực hiện công việc giám sát, thi công công trình [35]

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật của tác giả Nguyễn Duy Hùng (Đại học Dân

lập Hải Phòng) thực hiện năm 2017 “Giải pháp Quản lý dự án đầu tư xây

dựng công trình tại BQL dự án công trình huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh” Đề tài nghiên cứu ở phạm vi Ban QLDA dự án cấp huyện; trên cơ sở

lý thuyết về quản lý dự án đầu tư, đề tài đã trình bày các dự án mà Ban QLDA huyện Hoành Bồ thực hiện trong 3 năm từ 2015-2017, một số dự án về xây

Trang 16

dựng và sửa chữa công trình giao thông sử dụng vốn NSNN được huyện triển khai tốt và hiệu quả Tuy nhiên do bộ máy quả lý còn nhiều hạn chế, năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý chưa có nhiều kinh nghiệm nên đề tài đã đưa

ra một số đề xuất hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng công trình cho giai đoạn tiếp theo [22]

Nguyễn Anh Tuấn (2021) Đánh giá tác động giao thông cho dự án,

công trình xây dựng mới đăng trên tạp chí Quy hoạch xây dựng số 100 nêu

lên thực trạng ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn, Đánh giá tác động của một dự án giao thông (Traffic Impact Assesment - TIA) đến mạng lưới giao thông trong khu vực, giúp những nhà quản lý đưa ra các quyết định liên quan đến sử dụng đất của khu vực, mức độ hợp lý của công trình trong không gian chung cũng như đưa ra được các phương án nhằm hạn chế, giảm thiểu những tác động xấu đến mạng lưới giao thông hay đề xuất các kịch bản cải thiện, nâng cấp mạng lưới giao thông trong khu vực để đáp ứng nhu cầu phát triển Bài viết đưa ra nội dung đánh giá bao gồm: Đánh giá năng lực các nút giao thông trong phạm vi nghiên cứu, đánh giá mức độ an toàn (lối ra vào của dự án), đánh giá công trình giao thông (bãi đỗ xe), đánh giá luồng đi lại của xe đạp, khách bộ hành qua khu vực và đánh giá về hệ thống giao thông công cộng cũng như các công trình phục vụ [33]

Nguyễn Anh Xuân (2021), Quản lý chất lượng các công trình xây dựng

sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Thanh Hóa, LV thạc sĩ ĐH

Hồng Đức đánh giá thực trạng chất lượng các công trình công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tổng hợp nguồn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Thanh Hóa, tổ chức bộ máy quản lý chất lượng công trình và đánh giá ưu nhược điểm trong hoạt động quản lý chất lượng các công trình xây dựng sử dụng vốn NSNNN trong giai đoạn 2018-2020, sử dụng phương pháp khảo sát để đánh giá chất lượng công trình và đưa ra các giải pháp mang tính hoàn thiện [37]

Trang 17

Đề tài Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án

đầu tư xây dựng huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị

Dung (2021) LV thạc sĩ ĐH Quốc gia đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận và

cơ sở thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước cấp huyện Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Oai Qua đó đề xuất được các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Oai [17]

Nghiên cứu về vấn đề quản lý dự án đầu tư xây dựng đã được thực hiện rất nhiều ở nhiều góc độ khác nhau Về cơ bản, các nghiên cứu đều hệ thống hoá được những cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng Tuy nhiên vấn đề quản lý dự án tại một Ban QLDA địa phương chưa được đề cập nhiều Hệ thống tổ chức quản lý và các hoạt động phân công quản lý, hình thức tổ chức quản lý về chi phí, chất lượng, tiến độ dự án tại một ban QLDA địa phương ít được khai thác Vì vậy nghiên cứu về hoạt động quản lý dự án đầu tư tại Ban QLDA đầu tư công trình giao thông Thanh Hoá là cần thiết

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa trong

giai đoạn 2023-2025 định hướng 2030

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Trang 18

+ Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa Rút ra kết quả đạt được và những hạn chế của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa

+ Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa trong những

năm tiếp theo

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài được thực hiện tại Ban QLDA đầu tư công

trình giao thông Thanh Hóa

- Về thời gian:

+ Số liệu thứ cấp: Sử dụng các số liệu thống kê các dự án đầu tư xây

dựng từ năm 2018 đến năm 2022 để phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2023 - 2030;

+ Số liệu sơ cấp: Thu thập trong quá trình điều tra khảo sát các đối

tượng liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa Thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ tháng 12/2022 đến tháng 5/2023

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý các dự án

đầu tư xây dựng tại Ban QLDA đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa

5 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp so sánh:

Để áp dụng được phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của số liệu và chỉ tiêu và theo mục đính phân tích nhằm

Trang 19

đánh giá mức độ tăng giảm và đưa ra các kết luận về thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp

+ Phương pháp thống kê mô tả:

Được sử dụng để phân tích thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư tại Ban QLDA đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa như việc phân bổ vốn, thanh quyết toán, công tác quản lý việc lập dự án, thẩm định, phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, quản lý giám sát chất lượng xây dựng và tiến độ thi công,

+Phương pháp xử lý thông tin

Số liệu thu thập được sẽ được nhập vào phần mềm Excel, được chọn lọc, tính toán các chỉ tiêu liên quan tới nội dung công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng Tổng hợp các số liệu bằng hệ thống bảng biểu, đồ thị, sơ đồ, từ đó tính toán các kết quả nghiên cứu

+Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ tổng quan các tài liệu hiện có về lĩnh vực dự án đầu tư và công tác quản lý các dự án đầu tư đã được đăng tải trên các báo cáo tổng kết, báo cáo vốn, báo cáo đầu tư hàng năm về công tác quản

lý dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như tổng số dự án được phê duyệt, kế hoạch vốn được giao, giá trị thanh, quyết toán, lựa chọn nhà thầu,

Ngoài ra, đề tài thu thập số liệu liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban QLDA đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa

+ Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập từ điều tra khảo sát thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban QLDA đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa

- Đối tượng điều tra là cán bộ, lãnh đạo Ban QLDA, các nhà thầu đã và đang thực hiện các dự án do Ban QLDA đầu tư công trình giao thông Thanh Hoá quản lý và một số phòng ban có liên quan Đề tài sẽ thực hiện khảo sát thực trạng quản lý dự án đầu tư tại Ban QLDA đầu tư công trình giao thông

Thanh Hoá qua phiếu khảo sát Đối tƣợng khảo sát gồm 70 cán bộ là những

Trang 20

người đang làm việc tại Ban QLDA cùng các một số nhà thầu trúng các gói thầu do Ban QLDA quản lý, đã và đang hợp tác làm việc cùng với Ban QLDA trong vấn đề quản lý dự án Tác giả sẽ tổng hợp đánh giá qua phiếu khảo sát hợp lệ

Các số liệu sơ cấp sẽ được thống kê theo phương pháp bình quân gia

quyền và lượng hóa các đánh giá bằng thang đo điểm từ 1 đến 5

Rất hài lòng Hài lòng Không ý kiến Không hài lòng HT không hài lòng

(* HT: Hoàn toàn)

Quy ước xử lý dữ liệu và đánh giá

Luận văn Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý

dự án đầu tư xây dựng

6.2 Về mặt thực tiễn

Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu

tư tại Ban QLDA Đưa ra những tồn tại, hạn chế trong công tác QLDA tại Ban QLDA đầu tư công trình giao thông Thanh Hoá và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó

Trang 21

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban QLDA trong điều kiện hiện nay Các giải pháp đề xuất là những giải pháp trực tiếp đối với Ban QLDA để hoàn thiện về tổ chức, nội dung và phương pháp quản lý dự án đầu

tư Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho những đối tượng quan tâm về quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

7 Bố cục luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm 03 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Chương 2: Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý

dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa

Trang 22

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.1 Một số vấn đề về quản lý dự án dầu tư xây dựng

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư

Theo luật đầu tư mới nhất 2020 thay thế cho Luật 2014 cho rằng:

“Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định” [29]

Căn cứ theo Luật Đầu tư và dự án đầu tư của Nhà nước, giáo trình lập

và phân tích dự án của PGS.TS Nguyễn Thị Bạch Nguyệt trình bày khái niệm theo từng khía cạnh như sau [25]:

+ Khái niệm xét theo mặt hình thức + Khái niệm xét theo mặt nội dung + Khái niệm xét theo mặt quản lý

Khái niệm dự án đầu tư có thể diễn đạt khác nhau tùy theo đừng khía cạnh, tính chất, mục tiêu Để khái quát chung và sử dụng thống nhất cho Luận văn, tác giả sử dụng khái niệm dự án đầu tư theo Luật đầu tư số 61/2020/QH14 sửa đổi bổ

sung một số điều của luật xây dựng 2019 quy định như sau: “Dự án đầu tư là tập

hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định” [29]

1.1.2 Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng

Trong những năm gần đây, các chính sách của Đảng và Nhà nước đã và đang thúc đẩy phát triển các hoạt động đầu tư xây dựng nhằm phát triển KTXH Đảng và Nhà nước luôn đặt mục tiêu hàng đầu là phải thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bước phát triển mọi mặt nền kinh tế, dốc hết sức để

Trang 23

bảo đảm các hoạt động sản xuất kinh doanh Chính vì vậy đầu tư xây dựng được xem là nền tảng thúc đẩy bệ đỡ đầu tư phát triển Để dự án đầu tư xây dựng được thực hiện có hiệu quả, đảm bảo đi đúng mục tiêu thì cần có công

tác quản lý Theo nghĩa chung nhất, Quản lý là sự tác động có mục đích của

chủ thể quản lý vào các đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu quản

lý đề ra [26] Hay tác giả Nguyễn Cửu Việt, coi quản lý là điều khiển, chỉ đạo

một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình vận động theo ý muốn

của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã định trước [36]

Trong hoạt động quản lý dự án, tác giả Đỗ Đình Đức và Cộng sự đưa ra khái niệm: “Quản lý dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính hệ thống để tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc liên quan tới

dự án dưới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn Để thực hiện mục tiêu dự án, các nhà đầu tư phải lên kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, khống chế và đánh giá toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc dự án.” [19]

Trong tập bài giảng về quản lý dự án của tác giả Nguyễn Hồng Minh (2018) lại định nghĩa: Quản lý dự án là ứng dụng kiến thức, kỹ năng, công cụ

và kỹ thuật vào các hoạt động của dự án để thỏa mãn yêu cầu của dự án [24]

Quản lý dự án được thiết lập còn là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng tiến độ thời gian, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu về kỹ thật, chất lượng sản phẩm dịch vụ bằng các phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép [25]

Trang 24

Hình 1.1 Quy trình quản lý dự án đầu tƣ

Nguồn: [25]

Quản lý dự án đầu tư xây dựng là một bộ phận trong quản lý dự án đầu

tư nói chung Quản lý dự án đầu tư xây dựng (QLDA ĐTXD) là một quá trình phức tạp, nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào Mỗi một dự án có địa điểm khác nhau, không gian và thời gian khác nhau, yêu cầu về số lượng và chất lượng khác nhau, tiến độ khác nhau…thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng nên việc quản lý điều hành dự án ĐTXD luôn cần

có sự thay đổi linh hoạt Tuy nhiên các bước quản lý luôn được thống nhất trong quy trình sau:

- Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động thống nhất, theo trình tự logic

- Điều phối thực hiện dự án: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm: tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian

Trang 25

- Giám sát: Đây là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện

Từ các quan điểm trên, luận văn đưa ra khái niệm về QLDA ĐTXD

như sau: “QLDA ĐTXD là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn

lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt các yêu cầu

đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ từ giai đoạn đầu tiên đến khi hoàn tất công trình”

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chủ yếu chỉ tập chung vào phạm vi QLDA ĐTXD các công trình giao thông là quản lý những công trình xây dựng mới, cải tạo hoặc mở rộng cơ sở vật chất các tuyến đường giao thông, nơi dừng đỗ các phương tiện đi lại, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số

1.2 Nội dung quản lý dự án đầu tƣ xây dựng

1.2.1 Hoạt động lập kế hoạch quản lý dự án đầu tư xây dựng

Lập kế hoạch QLDA ĐTXD là căn cứ mục tiêu của dự án và xác định

rõ ràng các bước thực hiện quản lý theo một trình tự logic Quá trình lập kế hoạch QLDA cần xem xét các thiết kế, các ý đồ chiến lược, quy mô và tầm cỡ của dự án đầu tư công trình giao thông phù hợp, làm căn cứ cho các giai đoạn tiếp theo Trong quá trình lập kế hoạch quản lý, cần xem xét, thu thập số liệu

về tự nhiên và xã hội, khảo sát địa hình, khảo sát địa chất thủy văn, khảo sát hiện trạng công trình và các công việc khảo sát khác phục vụ hoạt động xây dựng công trình Nhiệm vụ đặt ra cho hoạt động lập kế hoạch quản lý này thu thập được các số liệu về tự nhiên xã hội, đảm bảo tính trung thực, khách quan

và phản ảnh đúng thực tiễn

Trang 26

Sau khi tiến hành khảo sát và được phê duyệt Ban quản lý dự án trình

tự thực hiện các bước lập quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông cụ thể gồm:

+ Lập kế hoạch quản lý đấu thầu dự án: xem xét công tác chuẩn bị mặt bằng, bao gồm các công tác giải phóng mặt bằng, di chuyển công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi giải phóng mặt bằng (nếu có) của chủ đầu tư Phương pháp lựa chọn nhà thầu lập thiết kế bản vẽ thi công - dự toán; lựa chọn nhà thầu, tiến hành ký kết hợp đồng theo Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 [27]

+ Lập kế hoạch về quản lý thời gian của dự án: Phân bố thời gian theo từng giai đoạn của dự án, phân bố công việc một cách hợp lý và là nền tảng

để tổ chức công việc hiệu quả [27]

+ Lập kế hoạch quản lý nguồn nhân lực cho công tác quản lý dự án: phân phối số lượng con người cần thiết để thực hiện dự án, mỗi giai đoạn của

dự án cần số lượng lao động phù hợp đảm bảo cho dự án đúng tiến độ theo kế hoạch được duyệt [27]

+ Lập kế hoạch quản lý nguồn lực tài chính cho dự án: Mọi dự án đều được phân phối nguồn lực tài chính trong một phạm vi hạn chế nhất định Nguồn lực tài chính gồm nguồn NSNN, nguồn vốn chủ đầu tư, nguồn vốn vay Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông được lấy từ nguồn vốn nào, xem xét các phương án bỏ vốn sao cho hiệu quả Thường xuyên xảy ra đối với các dự án công trình giao thông là thiếu nguồn lực tài chính và không có nguồn lực thay thế Hậu quả có thể là sự chậm trễ và không thực hiện được kế hoạch ban đầu vì vậy lập kế hoạch quản lý tốt nguồn lực tài chính là điều kiện quan trọng của một dự án khả thi [27]

+ Lập kế hoạch quản lý hoạt động mua, thuê máy móc thiết bị, công cụ thi công, dụng cụ phục vụ cho dự án: Xem xét dự án cần nhu cầu về những

Trang 27

máy móc thiết bị gì và số lượng, giá thành của từng loại thiết bị để lập kế hoạch mua hay thuê cho hiệu quả, tiết kiệm [27]

+ Kế hoạch quản lý chi phí cho dự án: Chi phí cho dự án được vận hành trong suốt quá trình thực hiện đầu tư Căn cứ vào từng giai đoạn, lập kế hoạch phân bổ số lượng tài chính cụ thể để chi phí đúng đủ cho dự án, tránh tình trạng dừng công trình chờ vốn

+ Tính tổng mức đầu tư (TMĐT) của dự án: Tổng mức đầu tư xây dựng

là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án bao gồm vốn lưu động ban đầu [16] lập kế hoạch quản lý TMĐT nhằm mục đích xem xét tổng nguồn lực tài chính cần thiết cho dự án để có phương án giải quyết nếu TMĐT vượt quá dự toán cho phép

+ Lập kế hoạch quản lý rủi ro: Các giai đoạn của dự án có thể có những yếu tố chủ quan và khách quan tác động làm thay đổi chi phí và thiết kế của

dự án, người quản lý dự án không thể lường trước được điều này, vì vậy cần

có một lượng chi phí dự phòng để đảm bảo bù đắp khi có sự thay đổi khác với

dự tính ban đầu Thông thường mức chi phí dự phòng cho hoạt động rủi do được các nhà QLDA dự phòng từ 5-10% tủy theo từng dự án [16]

1.2.2 Hoạt động tổ chức thực hiện quản lý dự án

Tổ chức thực hiện QLDA ĐTXD là giai đoạn bắt đầu từ quản lý thiết

kế, thi công công trình đến khi dự án kết thúc đi vào nghiệm thu và bàn giao

sử dụng, trong tất cả các giai đoạn của dự án, hoạt động quản lý đóng vai trò quan trọng giúp dự án hoàn thành đúng mục tiêu theo kế hoạch ở giai đoạn đầu xây dựng Các bước điều phối thực hiện QLDA bao gồm:

(1) Quản lý thiết kế xây dựng công trình

Hoạt động thiết kế xây dựng công trình gồm thiết kế sơ bộ hay còn gọi

là lập báo cáo tiền khả thi, TKCS và TKKT, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ do người quyết định đầu tư quyết định Tuy

Trang 28

nhiên, trên thực tế, hoạt động thiết kế cơ bản được thực hiện gồm 2 bộ hồ sơ TKCS và TKKT Trong đó quy cách để quản lý thiết kế hai bộ hồ sơ như sau:

+ Đối với TKCS: Quy cách hồ sơ TKCS thực hiện phải đảm bảo theo quy định Nội dung TKCS đầy đủ, phương án thiết kế tuyến, quy mô, giải pháp kỹ thuật, giải pháp kết nối hạ tầng kỹ thuật, giải pháp công nghệ, giải pháp bảo vệ môi trường, sơ bộ khái toán tổng mức đầu tư được lập theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định Đơn vị tư vấn phải lập tối thiểu hai phương án để

so sánh và lựa chọn

+ Đối với TKKT: Nội dung phù hợp với TKCS dựa vào phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn ở phần TKCS; tóm tắt được nội dung phương án thiết kế lựa chọn và phương án thiết kế so sánh; nêu bật được các chỉ tiêu và hiệu quả phương án được chọn đảm bảo chất lượng Tổng dự toán lập không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, các chi phí được lập phù hợp theo quy định

(2) Quản lý công tác với lựa chọn nhà thầu:

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn….là cách thức giúp bên mời thầu lựa chọn được nhà thầu cung cấp dịch vụ đầu vào tốt nhất cũng như khai thác tốt nhất kết quả đầu tư

Căn cứ vào nghị định 63/2014/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu, các nhà đầu tư lựa chọn được những nhà thầu có kinh nghiệm, có năng lực trong xây dựng công trình giao thông, có đủ khả năng đáp ứng nhiệm vụ của NĐT giao phó Hai hình thức đấu thầu hay được sử dụng là đấu thầu rộng tãi và chỉ định thầu [9]

+ Đối với đấu thầu rộng rãi, các gói thầu đều được đăng tải rộng rãi thông tin và kết quả trên hệ thống mạng đầu thấu quốc gia, một số gói được

áp dụng hình thức đấu thầu qua mạng [9]

Trang 29

+ Đối với chỉ định thầu, là gói thấu có giá trị nằm trong hạn mức chỉ định theo quy định của NĐ 63/NĐ-CP hoặc các gói tư vấn áp dụng hình thức chỉ định thầu thầu tư vấn thiết kế đối với các công trình tuyển chọn phương án kiếm trúc theo quy định tại điều 12, thông tư 13/2016/TT-BXD Thông tin được đăng tải đầy đủ trên mạng đấu thầu quốc gia [9]

(3) Quản lý chi phí dự án đầu tư công trình

Việc quản lý chi phí ĐTXD là quản lý toàn bộ các chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, các công trình, quản lý TMĐT, TDT và các loại đơn giá xây dựng Nhiệm vụ đặt ra cho hoạt động quản lý đó là đảm bảo giá thành của dự án không vượt quá TMĐT, nó bao gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành, khống chế chi phí sao cho tiết kiệm hiệu quả

Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 về quản lý chi phí ĐTXD đã đưa ra các nguyên tắc trong quản lý chí phí, đó là phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả, đảm bảo tính khả thi của dự án giúp dự án sử dụng hợp lý nguồn vốn, phù hợp với điều kiện thực tiễn và yêu cầu khách quan của cơ chế thị trường [16]

(4) Quản lý tiến độ thi công

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP quy định về quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng, trong đó xác định: Tiến độ thi công xây dựng công trình

do nhà thầu lập phải phù hợp với tiến độ tổng thể của dự án và được chủ đầu

tư chấp thuận [11]

Đối với công trình có quy mô lớn, Chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát thi công và các bên có liên quan sẽ theo dõi, giám sát tiến độ công trình, điều chỉnh tiến độ trong trường hợp công trình xây dựng bị kéo dài những không được làm ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể của dự án

Trường hợp xét thấy tiến độ tổng thể của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư

và bên thi công phải báo cáo người quyết định đầu tư để điều chỉnh tiến độ tổng thể

Trang 30

(5) Quản lý khối lượng thi công xây dựng

Căn cứ theo điều 33 nghị định số 59/2015/NĐ-CP và sửa đổi bổ sung

trong nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 quy định về quản thi công công trình có xác định rõ, việc thi công phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế phê duyệt Khối lượng thi công phải được tính toán và xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế đã duyệt, nhằm làm cơ sở nghiệm thu thanh toán theo hợp đồng [11]

Đối với khối lượng thi công phát sinh ngoài thiết kế, thì chủ đầu tư và nhà thầu phải cùng xem xét xử lý Khối lượng phát sinh được người quyết định đầu tư chấp thuận phê duyệt sẽ là cơ sở để quyết toán công trình

Quản lý khối lượng thi công trong DAĐT là để hạn chế việc khai khống, khai tăng số lượng hoặc thông đồng giữa các bên dẫn tới làm sai khối lượng thanh toán

(6) Quản lý chất lượng xây dựng công trình

Quản lý chất lượng là hoạt động quản lý của chủ thể tham gia hoạt động xây dựng Công tác quản lý chất lượng hiện nay được thực hiện theo nghị định Nghị định 46/2015/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng và bảo trì công trình, quy định được thể hiện như sau [10]:

+ CĐT có trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng toàn bộ vật liệu đầu vào cho dự án xây dựng công trình giao thông Kiểm tra, giám sát chặt chẽ số lượng, chủng loại vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị theo quy định trong hợp đồng Các loại vật liệu phải đầy đủ các tài liệu liên quan theo quy định và phải được CĐT, nhà thầu và đơn vị giám sát kỹ thuật kiểm tra, nếu đảm bảo chất lượng mới cho phép đưa vào sử dụng cho công trình

+ Thực hiện kiểm tra giám sát chất lượng trong quá trình xây dựng theo quy trình đã thống nhất Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp về năng lực và kinh

Trang 31

nghiệm của nhà thầu thi công so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: nhân lực, phòng thí nghiệm, thiết bị thi công, hệ thống quản lý

+ Quản lý chất lượng các hạng mục công trình đã hoàn thành, đảm bảo chỉ cho phép khai thác sử dụng khi đã được nghiệm thu đảm bảo yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy định chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật

+ Đơn vị quản lý chất lượng công trình được phép tạm dừng công trình đối với nhà thầu thi công khi xem xét thấy chất lượng thi công không đảm bảo yêu cầu, biện pháp thi công không an toàn

(7) Quản lý an toàn lao động trên công trường

Đây là một trong những nội dung của QLDA ĐTXD, khi tiến hành thi

công công công trình, nhà thầy có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người, máy móc thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề… Theo quy định của Luật xây dựng, bên giao thầu có quyền dừng hợp đồng khi bên nhận thầu không đáp ứng các yêu cầu về an toàn lao động, đồng thời bên giao thầu (Ban QLDA, Chủ đầu tư) có quyền giám sát việc thực hiện quy định, quy chuẩn về an toàn lao động trên công trường mà bên thầu tiếp nhận Nội dung chi tiết về các điều kiện mà bên thi công phải đảm bảo khi thực hiện dự án được quy định rõ tại thông tư 04/2017/TT-BXD của Bộ xây dựng quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình Đồng thời, trường hợp chủ đầu tư, nhà thầu không đảm bảo các biện pháp an toàn lao động trên công trường sẽ bị xử phạt theo Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

(8) Quản lý môi trường xây dựng công trình

Để đảm bảo hoạt động thi công diễn ra trong một môi trường ổn định, sạch sẽ và không ảnh hưởng tới xung quanh, nhiệm vụ của nhà thầu là bố trí

Trang 32

cán bộ chuyên trách chuyên nhiệm vụ đam bảo vệ sinh môi trường theo thông

tư số 02/2018/TT-BXD của Bộ xây dựng quy định về bảo vệ môi trường trong

thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng Trong đó lực lượng QLDA ĐTXD có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát các nhà thầu tuân thủ quy định bảo vệ môi trường, được phép đình chỉ thi công và yêu cầu khắc phục nếu phát hiện các nhà thầu vi phạm nghiêm trọng quy định về bảo vệ môi trường trong thi công, có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng Đồng thời, lực lượng QLDA ĐTXD còn có trách nhiệm phối hợp với nhà thầu xử lý khắc phục khi xảy ra ô nhiễm,

sự cố môi trường, kịp thời báo cáo phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng và các vấn đề phát sinh [7]

1.2.3 Hoạt động quản lý công tác nghiệm thu, bàn giao công trình

Luật xây dựng 2014 quy định: Công trình xây dựng chỉ được đưa vào sử dụng khi đã thực hiện hoạt động nghiệm thu và bào giao công trình Vì vậy quản

lý nghiệm thu, bàn giao công trình là nhiệm vụ quan trọng của quản lý dự án

- Đối với hoạt động quản lý nghiệm thu

- Đối với nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng được thực hiện khi các bộ phận công trình này bắt đầu chịu tác động của tải trọng theo thiết kế hoặc phục vụ cho việc thanh toán khối lượng hay kết thúc một gói thầu xây dựng

+ Chủ đầu tư, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu

tư, nhà thầu tư vấn giám sát và nhà thầu thi công xây dựng có liên quan thỏa thuận về thời điểm nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu theo quy định

Chủ đầu tư thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của từng bộ phận công trình, kết cấu công trình (Nếu thấy cần thiết)

Trang 33

- Nhà thầu thi công xây dựng công trình giao thông, nhà thầu cung ứng, sản xuất sản phẩm xây dựng phải chịu chi phí thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của từng bộ phận công trình, kết cấu công trình nếu kết quả thí nghiệm, kiểm định chứng minh được lỗi chính của nhà thầu thi công

- Bàn giao công trình và đưa vào sử dụng

Luật Xây dựng năm 2014 quy định tại Điều 124 - Bàn giao công trình

xây dựng phải tuân thủ các quy định sau [28]:

+ Đã được nghiệm thu công trình theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng;

+ Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào

- Trường hợp chưa bàn giao được công trình cho chủ quản lý sử dụng thì chủ đầu tư có trách nhiệm tạm thời quản lý, vận hành công trình xây dựng"

- Sau khi bàn giao, công trình xây dựng được đưa vào khai thác sử dụng chủ đầu tư tổ chức quản lý, bảo vệ, vận hành khai thác và bảo trì đảm bảo an toàn, thông suốt và hiệu quả công trình

* Quản lý công tác bảo hành công trình xây dựng

- Khi thanh toán lần cuối cùng cho nhà thầu xây lắp, Chủ đầu tư trích tiền bảo hành công trình nộp vào tài khoản theo quy định Mức tiền bảo hành

Trang 34

công trình tối thiểu là 5% giá trị hợp đồng, thời gian bảo hành là 12 tháng kể

từ ngày bàn giao công trình giao thông đưa vào sử dụng

- Trong thời gian bảo hành công trình, khi phát hiện hư hỏng, khiếm khuyết của công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo cho nhà thầu để yêu cầu nhà thầu thi công, nhà thầu cung cấp thiết bị thực hiện bảo hành theo quy định

- Kiểm tra hồ sơ tài liệu mà chủ đầu tư, Ban QLDA phải bàn giao cho

cơ quan quản lý theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12/12/2013 của Bộ GTVT quy định về quản lý, bảo trì công trình đường bộ; Kiểm tra tình trạng của thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế (nếu có)

và các tài liệu cần thiết khác có liên quan

- Chủ đầu tư quản lý, giám sát chặt chẽ nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị về việc bảo hành đối với phần công việc do mình thực hiện

- Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công, nhà thầu cung ứng thiết bị thi công xây dựng công trình giao thông chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần công việc do mình thực hiện kể cả sau thời

gian bảo hành

1.2.4 Hoạt động kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm

Công tác kiểm tra đánh giá công trình giao thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng công trình Vai trò của công tác giám sát thi công công trình là đảm bảo cho công trình được thi công đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt; biện pháp thi công được phê duyệt; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng; chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng Ban quản lý dự án cần kiểm tra các bộ phận giám sát về thái độ trung thực, khách quan và không vụ lợi

Việc giám sát thi công xây dựng công trình được quy định cụ thể tại Điều 120, Điều 121, Điều 122 Luật Xây dựng năm 2014 số 50/2014/QH13

Trang 35

ngày 18/6/2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, nhà thầu trong việc giám sát thi công xây dựng công trình [28] và Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng [10] Công việc trong hoạt động kiểm tra đánh giá gồm:

+ Kiểm tra tính đúng đắn của hồ sơ thiết kế;

+ Kiểm tra Xây dựng kế hoạch triển khai giám sát thi công;

+ Đánh giá hồ sơ thiết kế thi công;

+ Giám sát từng hạng mục xây dựng;

+ Kiểm tra và nghiệm thu chặt chẽ từng loại nguyên vật liệu xây dựng cùng các loại máy móc nhân công được đưa và sử dụng trong công trình, đảm bảo đúng như trong hợp đồng thi công mà nhà thầu đã ký với chủ đầu tư [10];

+ Kiểm tra tiến độ xây dựng;

+ Quản lý giá thành xây dựng;

+ Báo cáo định kỳ

Đối với công tác xử lý vi phạm trong đầu tư xây dựng công trình giao thông, căn cứ vào nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định vê xử phát hành chính trong kế hoạch và đầu tư [12], nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định

sử phát hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng [13] và căn cứ vào thực

tế vi phạm từng dự án cụ thể ảnh hưởng đến công trình giao thông như thế nào để đưa ra các quy định xử phạt phù hợp

1.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý dự án đầu tƣ xây dựng

Một số chỉ tiêu sử dụng đánh giá hiệu quả của công tác quản lý DAĐT xây dựng công trình giao thông, gồm:

- Năng lực quản lý của các cán bộ quản lý: Các hoạt động lên kế hoạch,

tổ chức thực hiện quản lý nguồn vốn, quản lý nhân sự, quản lý tiến độ, quản

lý công tác đầu thầu hay kiểm tra, giám sát quá trình thi công và quyết toán chi phí của cán bộ đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước sẽ mang lại hiệu

Trang 36

quả quản lý cho dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông, trách nhiệm quản lý cùng năng lực chuyên môn tốt sẽ giúp dự án đi đúng mục tiêu

- Trình độ công nghệ khoa học tiên tiến ứng dụng vào công tác QLDA:

là các thiết kế công trình, bản vẽ, mô hình và công tác thiết lập hệ thống quản

lý ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng quản lý dự án cho công trình giao thông, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình

- Chi phí quản lý, chi phí xây dựng công trình: phải đảm bảo sao cho

chất lượng công trình tốt, an toàn và bền vững mà không vượt quá dự toán dược giao và mức chi phí phải hợp lý

- Số lượng các gói thầu hoàn thành đúng tiến độ: Nếu các gói thầu

được hoàn thành đúng tiến độ đồng nghĩa với việc quản lý dự án có hiệu quả Ngược lại nếu các gói thầu trong dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông chậm tiến độ tức là công tác quản lý chưa tốt, dự án kéo dài sẽ khiến kéo theo các quy trình tiếp theo hoạt động quản lý kém hiệu quả ảnh hưởng tới chất lượng công trình

- Chênh lệch giữa dự toán và quyết toán: là tỷ lệ chênh lệch giữa chi

phí đầu tư được giao với chi phí thực hiện Hầu hết các dự án xây dựng công trình giao thông đều do ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội

Chênh lệch giữa dự toán và quyết toán

Chi phí thực hiện trong quá trình xây dựng được

quyết toán

(1.1)

- Tỷ lệ các công trình được nghiệm thu bàn giao đúng thời hạn: Công

tác quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông được đánh giá quản lý hiệu quả nếu số lượng các công trình nghiệm thu đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng Đối với những dự án không đảm bảo cần phải sửa chữa lại theo đúng tiêu chuẩn đã quy định trong xây dựng cho thấy hiệu quả quản lý chưa cao

Trang 37

Tỷ lệ các công trình được nghiệm thu bàn giao đúng thời hạn

=

Công trình nghiệm thu

Tổng số công trình giao thông

- Mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng các công trình giao thông: Đó là sự hài lòng về mức độ an toàn và bền vững của công trình, đóng

góp vào sự phát triển lưu thông giao thông trong xã hội

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng

1.4.1 Nhân tố khách quan

- Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng

Trong bối cảnh hiện nay, việc hoàn thiện các hệ thống văn bản pháp lý

để tạo ra một hành lang pháp luật chặt chẽ cho QLDA ĐTXD là yếu tố ảnh hưởng rất lớn và cần thiết để nâng cao chất lượng DAĐT Tại Việt Nam, qua mỗi thời kỳ Đảng và Nhà nước luôn tạo ra một thể chế chính trị vững vàng, một cơ chế phát lý rõ ràng và được cập nhật hoàn thiện thường xuyên để các

dự án ĐTXD tiến hành quản lý chất lượng, quản lý chi phí, an toàn lao động hay quản lý môi trường xây dựng Ngoài ra, ở mỗi địa phương khác nhau, căn

cứ vào Luật xây dựng, Luật đầu tư, Luật quản lý đầu tư do Nhà nước ban hành, Chính quyền địa phương cũng sẽ tiếp tục đưa ra những đối sách phù hợp, các công văn, thông tư để thực hiện mục tiêu quản lý dự án đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương

- Điều kiện khoa học công nghệ (KHCN)

Khi vận hành QLDA ĐTXD bằng KHCN sẽ có những tác động tích cực lên dự án Việc lưu trữ thông tin, tìm kiếm các hồ sơ lưu trữ được diễn ra nhanh chóng, việc mua sắm đầu vào của các nguyên vật liệu công trình xây dựng được so sánh mức giá hợp lý hơn nhờ công nghệ tìm kiếm, kết nối với thị trường Người QLDA chỉ cần ngồi giám sát dự án cũng vẫn có thể điều hành các hoạt động tại đơn vị thi công mà không mất thời gian đi lại, đồng

Trang 38

thời giảm thiểu được nhiều sai xót nhỏ trong quá trình vận hành dự án đảm bảo hiệu quả quản lý Chính vì vậy hiện nay hầu hết các dự án ĐTXD đều ứng dụng CNTT vào công tác quản lý nhằm tăng cường hoạt động giám sát giúp các công trình có chất lượng tốt hơn

- Điều kiện tự nhiên tác động vào QLDA ĐTXD

Mỗi địa phương khác nhau sẽ có điều kiện về khí hậu, địa chất, phân bổ địa lý khác nhau, điều này sẽ tác động vào công tác QLDA ĐTXD Đối với những khu vực, địa bàn có địa chất ổn định, vững chãi, có khí hậu thuận lợi cho việc khảo sát, thi công thì cán bộ QLDA ĐTXD và chủ đầu tư sẽ không mất nhiều thời gian và kinh phí vào xử lý nền móng cũng như vận chuyển nguyên liệu máy móc thiết bị phục vụ thi công, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Ngược lại, tại những khu vực có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, khó khăn việc đi lại, thường xuyên mưa gió dẫn tới dự án mất thêm nhiều thời gian, công tác quản lý thêm khó khăn và tốn kém chi phí

* Điều kiện kinh tế xã hội

Dự án ĐTXD được hình thành tại nới có KTXH ổn định và phát triển

sẽ tạo thuận lợi cho công tác QLDA nhất là vấn đề đảm bảo nguồn vốn để hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng Ngoài ra, điều kiện KTXH còn gắn với mặt bằng về dân trí, tại nơi có dân trí cao sẽ tạo thuận lợi để dự án được giám sát chặt chẽ theo quy định Đồng thời, chính người dân cũng sẽ tham gia vào quy trình giám sát, có nhận thức cao về việc QLDA ĐTXD nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KTXH, nên công tác quản lý GPMB tại các dự án ĐTXD sẽ được tiến hành nhanh gọn hơn Ngược lại, đối với những khu vực KTXH chưa phát triển, khi xây dựng các dự án bằng nguồn NSĐP sẽ diễn ra chậm chạp, ngân sách dành cho dự án không đươc đảm bảo theo kế hoạch và dẫn tới những hạn chế trong quản lý dự án

Trang 39

* Năng lực của nhà thầu tư vấn và nhà thầu xây dựng

Năng lực của nhà thầu tư vấn và nhà thầu xây dựng có vai trò quan trọng trong công tác đầu tư xây dựng, nếu nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công không có kinh nghiệm trong quản lý, kinh nghiệm xây dựng kế hoạch của dự

án, không đáp ứng yêu cầu của dự án, tính toán tổng mức đầu tư sai lệch với nhu cầu thực tiễn sẽ khiến thời gian đầu tư bị kéo dài, nguồn vốn không được đảm bảo và dễ xảy ra lãng phí trong đầu tư xây dựng, làm giảm hiệu quả quản

lý đầu tư

1.4.2 Nhân tố chủ quan

* Cơ chế điều hành của Ban QLDA

Ban QLDA là đơn vị điều hành DAĐT, phối hợp với chủ đầu tư và các đơn vị thi công để thực hiện dự án Ban QLDA là tập hợp của nhiều cá nhân thực hiện, vận hành quản lý công việc theo chuyên môn, nếu cơ chế QLDA ĐTXD của Ban QLDA mang tính đồng bộ, cơ cấu quản lý thống nhất, khoa học, sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh hoạt động đầu tư xây dựng, tăng cường tính hiệu quả của công tác quản lý Ngược lại, nếu cơ chế điều hành của Ban QLDA không phù hợp, thường xuyên có sự thay đổi, điều chuyển sẽ làm mất đi sự cân đối và đoàn kết nội bộ, dẫn tới kéo dài và tăng chi phí, giảm hiệu quả quản lý đầu tư

* Chất lượng cán bộ quản lý DAĐT

Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng QLDA ĐTXD, khi các cán bộ QLDA có năng lực chuyên môn tốt, xây dựng được đội nhóm làm việc, quản lý các công việc một cách khoa học và theo đúng quy trình, đặc biệt là

có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ ảnh hưởng tích cực đến công tác quản lý, tạo tiền đề

để hoạt động QLDA được diễn ra thông suốt Ngược lại, cán bộ QLDA không

có trách nhiệm, năng lực quản lý kém, không kiểm soát được chi phí, tiến độ, dẫn tới tình trạng lãng phí, tham nhũng, làm giảm chất lượng dự án

Trang 40

xử lý vi phạm trong dự án đầu tư Ngoài ra, chương 1 còn trình bày các nhân

tố chủ quan và khách quan tác động tới QLDA ĐTXD nhằm tạo cơ sở vững chắc về lý luận cho đề tài nghiên cứu sâu hơn công tác QLDA ĐTXD tại Ban QLDA ĐTXD công trình giao thông Thanh Hóa ở chương tiếp theo

Ngày đăng: 03/05/2024, 21:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Quy trình quản lý dự án đầu tƣ - Quản Lý Dự Án Đầu Tư Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Công Trình Giao Thông.pdf
Hình 1.1. Quy trình quản lý dự án đầu tƣ (Trang 24)
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức tại Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa - Quản Lý Dự Án Đầu Tư Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Công Trình Giao Thông.pdf
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức tại Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa (Trang 44)
Bảng 2.1. Các dự án Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý hiện nay  và tỷ lệ hoàn thành tính đến tháng 12/2022 - Quản Lý Dự Án Đầu Tư Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Công Trình Giao Thông.pdf
Bảng 2.1. Các dự án Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý hiện nay và tỷ lệ hoàn thành tính đến tháng 12/2022 (Trang 48)
Hình 2.2. Quy trình thiết kế xây dựng và phê duyệt thiết kế   tại Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa - Quản Lý Dự Án Đầu Tư Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Công Trình Giao Thông.pdf
Hình 2.2. Quy trình thiết kế xây dựng và phê duyệt thiết kế tại Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa (Trang 53)
Bảng 2.3. Khảo sát thực trạng quản lý thiết kế xây dựng dự án tại Ban  QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa - Quản Lý Dự Án Đầu Tư Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Công Trình Giao Thông.pdf
Bảng 2.3. Khảo sát thực trạng quản lý thiết kế xây dựng dự án tại Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa (Trang 54)
Bảng 2.5. Chi tiết chi phí dự toán và chi phí thực tế của các công trình   do Ban QLDA ĐTCTGT quản lý giai đoạn 2018-2022 - Quản Lý Dự Án Đầu Tư Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Công Trình Giao Thông.pdf
Bảng 2.5. Chi tiết chi phí dự toán và chi phí thực tế của các công trình do Ban QLDA ĐTCTGT quản lý giai đoạn 2018-2022 (Trang 59)
Bảng 2.7. Khảo sát thực trạng tiến độ của dự án đầu tƣ do Ban QLDA  ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý - Quản Lý Dự Án Đầu Tư Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Công Trình Giao Thông.pdf
Bảng 2.7. Khảo sát thực trạng tiến độ của dự án đầu tƣ do Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý (Trang 64)
Bảng 2.9. Khảo sát thực trạng chất lƣợng các dự án đầu tƣ xây dựng do  Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý - Quản Lý Dự Án Đầu Tư Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Công Trình Giao Thông.pdf
Bảng 2.9. Khảo sát thực trạng chất lƣợng các dự án đầu tƣ xây dựng do Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý (Trang 68)
Bảng 2.10. Khảo sát thực trạng an toàn lao động và môi trường lao động  các dự án đầu tƣ xây dựng do Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý - Quản Lý Dự Án Đầu Tư Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Công Trình Giao Thông.pdf
Bảng 2.10. Khảo sát thực trạng an toàn lao động và môi trường lao động các dự án đầu tƣ xây dựng do Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý (Trang 70)
Bảng 2.11. Khảo sát thực trạng quản lý công tác nghiệm thu, bàn giao  các dự án đầu tƣ xây dựng do Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý  TT  Nội dung quản lý công tác nghiệm thu  GTTB - Quản Lý Dự Án Đầu Tư Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Công Trình Giao Thông.pdf
Bảng 2.11. Khảo sát thực trạng quản lý công tác nghiệm thu, bàn giao các dự án đầu tƣ xây dựng do Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý TT Nội dung quản lý công tác nghiệm thu GTTB (Trang 72)
Bảng 2.12. Khảo sát thực trạng kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm các dự  án đầu tƣ xây dựng do Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý  TT  Nội dung kiểm tra giám sát xử lý vi phạm  GTTB - Quản Lý Dự Án Đầu Tư Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Công Trình Giao Thông.pdf
Bảng 2.12. Khảo sát thực trạng kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm các dự án đầu tƣ xây dựng do Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý TT Nội dung kiểm tra giám sát xử lý vi phạm GTTB (Trang 75)
Hình 3.1 Ứng dụng công nghệ truyền hình trực tuyến   vào quản lý DAĐT xây dựng - Quản Lý Dự Án Đầu Tư Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Công Trình Giao Thông.pdf
Hình 3.1 Ứng dụng công nghệ truyền hình trực tuyến vào quản lý DAĐT xây dựng (Trang 97)
Bảng  2.2.  Khảo  sát  năng  lực  lập  kế  hoạch  quản  lý  của  tại  Ban  QLDA  ĐTCTGT Thanh Hóa - Quản Lý Dự Án Đầu Tư Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Công Trình Giao Thông.pdf
ng 2.2. Khảo sát năng lực lập kế hoạch quản lý của tại Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa (Trang 114)
Bảng 2.3. Khảo sát thực trạng quản lý thiết kế xây dựng dự án  tại Ban  QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa - Quản Lý Dự Án Đầu Tư Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Công Trình Giao Thông.pdf
Bảng 2.3. Khảo sát thực trạng quản lý thiết kế xây dựng dự án tại Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa (Trang 114)
Bảng  2.4.  Khảo  sát  thực  trạng  lựa  chọn  nhà  thầu  tại  Ban  QLDA  ĐTCTGT Thanh Hóa - Quản Lý Dự Án Đầu Tư Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Công Trình Giao Thông.pdf
ng 2.4. Khảo sát thực trạng lựa chọn nhà thầu tại Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa (Trang 115)
Bảng  2.6.  Khảo sát thực  trạng  quản lý chi  phí  tại  các  dự  án  đầu  tƣ  do  Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý - Quản Lý Dự Án Đầu Tư Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Công Trình Giao Thông.pdf
ng 2.6. Khảo sát thực trạng quản lý chi phí tại các dự án đầu tƣ do Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý (Trang 115)
Bảng 2.8. Khảo sát thực trạng khối lƣợng thi công các dự án đầu tƣ xây  dựng do Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý - Quản Lý Dự Án Đầu Tư Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Công Trình Giao Thông.pdf
Bảng 2.8. Khảo sát thực trạng khối lƣợng thi công các dự án đầu tƣ xây dựng do Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý (Trang 116)
Bảng 2.7. Khảo sát thực trạng tiến độ của dự án đầu tƣ  do  Ban  QLDA  ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý - Quản Lý Dự Án Đầu Tư Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Công Trình Giao Thông.pdf
Bảng 2.7. Khảo sát thực trạng tiến độ của dự án đầu tƣ do Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý (Trang 116)
Bảng 2.8. Khảo sát thực trạng chất lƣợng các dự án đầu tƣ xây dựng do  Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý - Quản Lý Dự Án Đầu Tư Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Công Trình Giao Thông.pdf
Bảng 2.8. Khảo sát thực trạng chất lƣợng các dự án đầu tƣ xây dựng do Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý (Trang 117)
Bảng 2.8. Khảo sát thực trạng an toàn lao động và môi trường lao động  các dự án đầu tƣ xây dựng do Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý - Quản Lý Dự Án Đầu Tư Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Công Trình Giao Thông.pdf
Bảng 2.8. Khảo sát thực trạng an toàn lao động và môi trường lao động các dự án đầu tƣ xây dựng do Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý (Trang 117)
Bảng 2.9. Khảo sát thực trạng quản lý công tác nghiệm thu, bàn giao các  dự án đầu tƣ xây dựng do Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý - Quản Lý Dự Án Đầu Tư Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Công Trình Giao Thông.pdf
Bảng 2.9. Khảo sát thực trạng quản lý công tác nghiệm thu, bàn giao các dự án đầu tƣ xây dựng do Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý (Trang 118)
Bảng 2.10. Khảo sát thực trạng kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm các dự  án đầu tƣ xây dựng do Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý - Quản Lý Dự Án Đầu Tư Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Công Trình Giao Thông.pdf
Bảng 2.10. Khảo sát thực trạng kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm các dự án đầu tƣ xây dựng do Ban QLDA ĐTCTGT Thanh Hóa quản lý (Trang 119)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w