1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty cổ phần traphapo

34 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 742,49 KB

Nội dung

Khái niệm “kênh phân phối”Theo giáo trình “Quản trị kênh phân phối” của PGS.TS Trương Đình Chiến Khoa Marketing, ĐH Kinh tế Quốc dân, kênh phân phối được định nghĩa một tổ chức hệ thống

Trang 1

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

1 Trương Nguyễn

Hoàng Vân 24202800900

Hoàn thành nhiệm vụ, nhiệt tình trong làm bài 100%2

Nguyễn Văn Bảo 24205116294

Làm tốt nhiệm vụ được giao; nhiệt tình giúp đỡ; có sự chủ động trong khi làm việc nhóm

100%

3

Trần Thị Hạ Uyên 24205116294

Làm tốt nhiệm vụ được giao; nhiệt tình giúp đỡ; có sự chủ động trong khi làm việc nhóm

100%

4

Huỳnh Tấn Thìn 24212201096

Hoàn thành nhiệm vụ được giao; nhiệt tình giúp đỡ; có sự chủ động trong khi làm việc nhóm

100%

5

Lê Văn Dũng 24205116294

Hoàn thành nhiệm vụ được giao; nhiệt tình giúp đỡ; có sự chủ động trong khi làm việc nhóm

và tiến bộ về cuối

70%

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG I- CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1.1 GIẢI THÍCH CÁC CỤM TỪ LIÊN QUAN ĐẾN KÊNH PHÂN PHỐI CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM 4 1.2 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA KÊNH PHÂN PHỐI VÀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI 4

1.3 CÁC DÒNG CHẢY CỦA KÊNH PHÂN PHỐI 7

1.4 CẤU TRÚC KÊNH PHÂN PHỐI 8

1.5 CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC KÊNH PHÂN PHỐI 10

CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY CP TRAPHACO

11

2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 11

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO………….19

CHƯƠNG III- GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY 31 3.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO………….31 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY…………32

Trang 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 GIẢI THÍCH CÁC CỤM TỪ LIÊN QUAN ĐẾN KÊNH PHÂN PHỐI CỦA

NGÀNH DƯỢC PHẨM

Kênh phân phối của ngành dược phẩm tại Việt Nam hiện nay được chia làm 3 kênh chính, gồm kênh OTC; kênh ETC và phòng khám tư nhân Mỗi kênh phân phối có nhữngđặc thù riêng thể hiện tính chất, chức năng của mình Trong bài tiểu luận này, nhóm tác giả sẽ đề cập và giải thích về 2 kênh phân phối được các công ty dược phẩm nói chung vàcông ty cổ phần dược phẩm Traphaco nói riêng sử dụng chủ đạo, đó là kênh OTC và kênh ETC Cụ thể:

1.1.1 Kênh phân phối OTC

Theo trang web của Cục quản lý thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), OTC (tên đầy đủ

là Over-the-Counter) là hệ thống bán thuốc mà không cần đến sự tư vấn, kê đơn của bác

sĩ, dược sĩ hay những người có chuyên môn về y dược Đơn giản là người mua chỉ cần đến quầy thuốc mua về, sau đó làm theo hướng dẫn đã ghi trên nhãn hoặc trong tờ

“hướng dẫn sử dụng” để dùng Ngày nay trong quản trị kênh phân phối, OTC được biết đến chính là các kênh bán lẻ của nhà thuốc

1.1.2 Kênh phân phối ETC

Ngược lại với kênh OTC là kênh phân phối ETC (tên đầy đủ là Ethical drugs), là hệ

thống bán thuốc theo toa chỉ dẫn Đúng như cái tên của nó, người tiêu dùng cần có đơn thuốc, cần mua theo liều lượng từ những người có chuyên môn về y khoa Hay nói cụ thể hơn, kênh phân phối ở đây ETC chính là các bệnh viện

1.2 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA KÊNH PHÂN PHỐI VÀ QUẢN TRỊ KÊNH

PHÂN PHỐI

1.2.1 Khái niệm “kênh phân phối” và “quản trị kênh phân phối

a Khái niệm “kênh phân phối”

Theo giáo trình “Quản trị kênh phân phối” của PGS.TS Trương Đình Chiến (Khoa Marketing, ĐH Kinh tế Quốc dân), kênh phân phối được định nghĩa một tổ chức hệ thống các quan hệ với doanh nghiệp và cá nhân bên ngoài để quản lý các hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện các mục tiêu thị trường của doanh nghiệp

b Khái niệm “quản trị kênh phân phối”

Quản trị kênh phân phối là một trong 4 chiến lược và công cụ chính của hoạt động Marketing Mix Nhà quản trị kênh phân phối phải thực hiện nhiệm vụ phát triển vàđiều hành các mối quan hệ liên kết với các doanh nghiệp và cá nhân bên ngoài tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm trên xu hướng hỗ trợ và nâng cao hiệu quả, đáp ứng nhu cầu các phân đoạn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp đó

Trang 5

1.2.2 Các thành viên tham gia trong kênh phân phối

Trong kênh phân phối có rất nhiều thành viên tham gia, nhưng chung quy lại sẽ gồm 3

loại thành viên chính, gồm nhà sản xuất- các nhà kinh doanh thương mại (trung gian)- người tiêu dùng cuối cùng (điểm đến của hàng hoá) Cụ thể:

1.2.2.1 Người sản xuất (NSX)

NSX bao gồm rất nhiều loại thuộc nhiều ngành nghề kinh doanh Họ khác nhau về rất nhiều điều (quy mô, ngành nghề, sản phẩm,…) nhưng có một điểm chung là đều tồn tại nhằm cung cấp sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của thị trường và mang lại lợi nhuận nhuận cho họ

1.2.2.2 Các nhà kinh doanh thương mại (trung gian)

Những người kinh doanh thương mại hay trung gian phân phối thực chất chỉ là những thành viên nằm giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng Các trung gian phân

phối đóng góp vai trò cực kỳ quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, vì họ là những người giúp doanh nghiệp phân phối được sản phẩm của mình đi rộng khắp mọi nơi giúp sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường và người tiêu dùng ở mức tối đa có thể đạt được; đồng thời nhờ sự phân tán nên giảm thiểu được tình trạng hàng tồn kho của doanh nghiệp Các trung gian phổ biến hiện nay bao gồm:

a Nhà bán buôn thật sự: Là các doanh nghiệp thương mại/ người kinh doanh mua

hàng hoá, dự trữ và quản lý vật chất sản phẩm với số lượng tương đối lớn, đồng thời bán lại sản phẩm với số lượng nhỏ hơn cho nhà bán lẻ, hoặc cho nhà bán buônkhác Họ tồn tại với những tên gọi như “người bán buôn; nhà xuất- nhập khẩu’ người phân phối; người phân phối công nghiệp;…”

b Đại lý, môi giới và bán buôn ăn hoa hồng: Khác với nhà bán buôn thật sự, những

đối tượng trên không sở hữu hàng hoá mà họ phân phối nhưng có liên quan đến chức năng đàm phán về mua bán trong lúc hoạt động thay mặt cho các khách hàngcủa họ Họ sẽ nhận được một khoản tiền dưới hình thức gọi là “hoa hồng” dựa trêndoanh thu hoặc lệ phí nhất định

c Chi nhánh và đại diện bán của người sản xuất: Đây là những nơi được làm chủ và

quản lý hoạt động bởi người sản xuất, nhưng tách biệt hoàn toàn về mặt tổ chức vàvật chất khỏi các nhà máy sản xuất Mục đích của chi nhánh và đại diện bán của người sản xuất trước hết là phân phối sản phẩm tên tay các nhà bán buôn; một số lại là để thực hiện nhiệm vụ dự trữ tôn kho;…Họ khác biệt với nhà bán buôn thật

sự vì tính chất làm chủ và quản lý bởi người sản xuất

d Các trung gian bán lẻ: Người bán lẻ bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh bán hàng hoá cho tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình và các dịch vụ cho thuê bổ trợ cho việc bán hàng hoá (PGS.TS Trương Đinh Chiến) Tuỳ theo quy mô và hình

Trang 6

thức để phân loại các nhà bán lẻ, chúng ta có thể tham khảo những nhà bán lẻ theocác dạng sau:

Theo quyền sở hữu

Cửa hàng độc lậpCửa hàng chuỗi/ chi nhánh bán lẻCửa hàng bán lẻ của NSX

Cửa hàng bán lẻ của NTDCửa hàng bán lẻ của nông dânCửa hàng bán lẻ do nhà nước quản lýCửa hàng của các công ty phúc lợi công cộng

Theo loại hình kinh

doanh

Cửa hàng bách hoá tổng hợpCửa hàng kinh doanh theo nhóm hàngCửa hàng chuyên doanh

Theo mức độ liên kết

dọc

Không có quan hệ liên kếtLiên kết với chức năng bán buônLiên kết với chức năng sản xuất

Theo hình thức pháp lý

của tổ chức

Một chủ sở hữuQuan hệ thành viênQuan hệ hợp tác

Theo phương pháp tiếp

xúc với KH

Cửa hàng bình thườngBán hàng qua thưBán trực tiếp tại nhà

Theo địa điểm

Cửa hàng ở thành phố lớn ( trung tâm hoặc ngoại ô_Cửa hàng ở thành phố nhỏ

Cửa hàng ở nông thônCạnh đường

Theo mức độ cung cấp

dịch vụ cho KH

Bán lẻ dịch vụ đầy đủBán lẻ dịch vụ hạn chế

Tự phục vụ

Bảng 1.2.2.2d Phân loại các nhà bán lẻ 1.2.2.3 Người tiêu dùng cuối cùng: theo quan điểm của các nhà quản lý, người tiêu

dùng cuối cùng là thị trường mục tiêu của tất cả các hệ thống thương mại Bởi vậy NTDCC cũng được xem là các thành viên trong kênh phân phối

Ngoài ra còn có các tổ chức bổ trợ Họ không được xem là thành viên của một kênh phân phối vì họ không thực hiện chức năng đàm phán Tuy nhiên, họ thực hiện chức năngkhác trong kênh phân phối tổng thể là giúp cho quá trình phân phối dễ dàng và hiệu quả

hơn Hiện nay có các loại hình tổ chức bổ trơ như sau: Vận tải; Kho hàng; Tài chính; Bảo hiểm; Nghiên cứu;…

Trang 7

1.3 CÁC DÒNG CHẢY CỦA KÊNH PHÂN PHỐI

1.3.1 Dòng sở hữu

Mô tả việc quyền sở hữu sản phẩm được chuyển từ thành viên này sang thành viên kháctrong kênh, một lần hành vi mua bán được diễn ra là một lần hàng hoá chuyển quyền sở hữu từ vị trí người bán sang người mua Tuy nhiên có một vài trường hợp nhũng người

sở hữu hàng hoá trong qua trình lưu thông trong kênh phải thực hiện những công việc phân phối nhất định nên quyền sở hữu lúc này là không cần thiết

1.3.2 Dòng đàm phán

Là dòng vận động hai chiều vì thương lượng liên quan đến sự trao đổi song phương giữa người mua và người bán, dù là ở cấp độ nào của kênh phân phối Tuỳ theo kiểu liên kết kênh khác nhau mà mức độ thương lượng khó khăn hay đơn dản

1.3.3 Dòng sản phẩm vật chất

Là dòng chảy chiếm chi phí lớn nhất trong chi phí phân phối Nó là sự di chuyển hàng hoá vật phẩm từ nơi sản xuất đến địa điểm tiêu dùng qua hệ thống kho và phương tiện vận tải

1.3.4 Dòng thanh toán

Là sự mô tả vận động của tiền tệ và các chứng từ thanh toán theo hướng ngược chiều, tức là từ TNDCC đến các TGTM và trở lại NSX Nó có đặc điểm là tách rời khỏi dòng sởhữu và dòng vật chất Tham gia vào dòng thanh toán có các ngân hàng đóng vai trò là cáctrung gian thanh toán

1.3.5 Dòng thông tin

Là dòng chảy hai chiều từ NSX đến NTDCC Đương nhiên giữa các thành viên trong kênh phải trao đổi thông tin với nhau về các vấn đề như khối lượng, chất lượng, giá SP, thời gian và địa điểm nhận hàng, thanh toán,…Dòng thông tin tham gia vào mọi quá trìnhthực hiện các dòng chảy khác trong kênh phân phối

1.3.6 Dòng xúc tiến

Mô tả những hoạt động xúc tiến hỗn hợp hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong kênh Đây là sự hỗ trợ về các phương diện xúc tiến từ phía NXS dành cho tât cả các thành viên kênh khác

1.3.7 Dòng đặt hàng

Là phương thức và cơ thế thu tập, xử lý đơn đặt hàng giữa các thành viên trong kênh Những nhu cầu của người mua hoặc NTDCC phải được chuyển tới NSX một cách kịp thời để được đáp ứng

Trang 8

1.3.8 Dòng chia sẻ rủi ro

Là trách nhiệm cần xác định rõ của từng thành viên trong kênh để tránh những cạnh tranh, xung đột Các thành viên kênh cũng thường tìm cách chia sẻ rủi ro bằng cách mua bảo hiểm của các công ty bảo hiểm

1.3.9 Dòng tài chính

Là cơ chế tạo vốn và hỗ trợ vốn trong kênh phân phối Trong quá trình lưu thông sản phẩm ở những cấp độ phân phối nhất định, vào những thời điểm nhất đinh, một thành viên kênh có thể có nhu cầu vốn để thanh toán Dòng tài chính giúp họ có được nguồn vốn thanh toán dễ dàng, nhanh chóng

1.3.10.Dòng thu hồi, tái sử dụng bao gói

Là dòng vận động bắt buộc đối với các hệ thống kênh ở một số loại sản phẩm Các NSX bắt buộc phải sử dụng bao gói dùng nhiều lần nhằm giảm chi phí SX và bảo vệ môi trường Dòng chảy này phải được kết hợp chặt chẽ với dòng vận động sản phẩm vật chất

1.4 CẤU TRÚC KÊNH PHÂN PHỐI

Cấu trúc kênh được định nghĩa là một nhóm các thành viên của kênh mà tập hợp các công việc phân phối được phân chia cho họ Các cấu trúc kênh khác nhau có cách phân chia các công việc phân phối cho các thành viên khác nhau (PGS.TS Trương Đình Chiến) Hiện tại, có hai loại cấu trúc kênh phân phối điển hình , là cấu trúc hàng hoá của tiêu dùng cá nhân và cấu trúc phổ biến cho hàng hoá công nghiệp.

1.4.1 Cấu trúc kênh phân phối điển hình của hàng hoá tiêu dùng cá nhân

Hình 1.4.1 Cấu trúc kênh phân phối của hàng hoá tiêu dùng cá nhân

Trang 9

Trên đây là sơ đồ kênh phân phối điển hình của hàng hoá tiêu dùng cá nhân Với kênh

A được gọi là “kênh trực tiếp”, và ba kênh còn lại B, C, D được gọi là “kênh gián tiếp”

Cụ thể:

1.4.1.1 Kênh trực tiếp: Là kênh mà NSX bán trực tiếp tới NTDCC, không cần phải

qua bất kì một trung gian nào Kênh trực tiếp thường dễ được áp dụng đối với những sản phẩm có đặc tính dễ hư hỏng; giá trị lớn; công kềnh,;KH tập trung ởmột khu vực địa lý;…

1.4.1.2 Kênh gián tiếp

a Kênh 1 cấp: Chính là kênh B ở trong hình 1.4.1 trên Sản phẩm từ NSX sẽ

thông qua người bán lẻ để đến tay người tiêu dùng Kênh này thường áp dụng khi người bán lẻ có quy mô lớn, có thể mua khối lượng lớn SP từ NSX Họ không phải nhà nhà bán buôn thật sự, bởi có có những nhân tố màbên nhà bán buôn thật sự không có, ví dụ như có thể dự trữ tất cả các kiểu loại SP để thoả mãn nhu cầu người mua

b Kênh 2 cấp: Kênh C được gọi là “kênh 2 cấp” vì có sự xuất hiện thêm của

nhà bán buôn Loại kênh này thường được sử dụng phổ biến cho các loại hàng hoá có giá trị thấp, chi phí thấp và được mua thường xuyên bởi NTD như bánh kẹo, thuốc lá, tạp chí,…

c Kênh 3 cấp: Kênh D được gọi là “kênh 3 cấp”, là kênh dài nhân trong hệ

thống kênh phân phối, được nhiều NSX sử dụng Ở đây đại lý được sử dụng làm nơi lưu trữ SP và phối hợp cung cấp SP với số lượng lớn Một số

DN lớn kinh doanh trên phạm vi thị trường rộng lớn, KH lại phân tán cũng

có thể sử dụng các đại lý trên các khu vực thị trường để đảm nhiệm cung cấp SP cho các khu vực thị trường đó

1.4.2 Cấu trúc kênh phân phối phổ biến cho hàng hoá công nghiệp

Hình 1.4.2 Cấu trúc kênh phân phối cho hàng hoá công nghiệp

Cũng tương tự, trong cấu trúc kênh phân phối cho hàng hoá công nghiệp, kênh A là kênh trực tiếp và 3 kênh còn lại B, C, D là kênh gián tiếp Cụ thể:

Trang 10

1.4.2.1 Kênh trực tiếp: Các DN sử dụng kênh này duy trì lực lượng bán của của chính

họ và chịu trách nhiệm về tât cả các chức năng của kênh Kiểu kênh này được

sử dụng khi người mua có quy mô lớn và đã xác định rõ, đòi hỏi nỗ lực đàm phán mạnh mẽ, SP có giá trị cao và yêu cầu trợ giúp lắp đặt hoặc HDSD

1.4.2.2 Kênh gián tiếp

a Kênh 1 cấp: Trong kênh B, NPPCN thực hiện nhiều chức năng gồm bán,

lưu kho, phân phối, tín dụng Ở nhiều khía cạnh, các NPPCN giống như nhà bán buôn trong kênh hàng tiêu dùng

b Kênh 2 cấp: Kênh C có thêm thành viên trung gian thứ hai là đại lý, hoạt

động như lực lượng bán độc lập của NSX và giới thiệu NSX cho NSDCN

c Kênh 3 cấp: Kênh D bao gồm cả đại lý và nhà phân phối Các DN sử dụng

cho các đại lý để tiếp xúc với các NPPCN để họ bán SP cho NSDCN

1.5 CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC KÊNH PHÂN PHỐI

1.5.1 Kênh phân phối truyền thống

Hình 1.5.1 Tổ chức kênh phân phối truyền thống Kênh phân phối truyền thống là tập hợp ngẫu nhiên của các doanh nghiệp và cá nhân độc lập về chủ quyền và quản lý Mỗi thành viên trong kênh này ít quan tâm tới hoạt động của cả hệ thống mà chủ yếu hoạt động vì lợi ích của mình.

1.5.2 Kênh phân phối liên kết dọc (VMS- Vertical Marketing System)

Hình 1.5.2 Tổ chức kênh phân phối liên kết dọc (VMS)

“Hệ thống kênh phân phối liên kết dọc là các kênh phân phối cóchương trình trọng tâm và quản lý chuyên nghiệp được thiết kế để đạt hiệu quả phân phối và ảnh hưởng Marketing tối đa trên thị trường Nó khắc phục được nhược điểm của kênh phân phối truyền thống.”

Trang 11

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRAPHACO

2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM

là RAPHACO, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng, lĩnh vực hoạt

động sản xuất cung ứng thuốc Ngày 16/5/1994, Công ty dược và thiết bị vật tư y

tế giao thông vận tải được thành lập, lấy tên giao dịch là Traphaco, với chức năng bao gồm cả sản xuất và mua bán dược phẩm, vật tư, thiết bị y tế Công ty thuêcửa hàng kinh doanh tại 18A Lê Duẩn, Số 9 Láng Hạ, Số 31 Láng Hạ, 108 Thành Công để làm kho chung chuyển Do mong muốn đáp ứng tốt chất lượng và quy mô sản xuất, Traphaco xây dựng 6000 m2 xưởng bằng việc đi thuê mặt bằng tại Bãi Phúc Xá, Xuân La 1, Xuân La 2 và Phú Thượng Công ty đã hoàn thành xây dựng Nhà máy sản xuất dược tại Phú Thượng - Tây Hồ - Hà Nội năm

1998 trên diện tích thuê 1.500 m2)và được Cục Quản lý dược công nhận đạt tiêu chuẩn GMP - ASEAN (Thực hành tốt sản xuất thuốc ASEAN) Đây là dây chuyền GMP - ASEAN đầu tiên ở Miền BắcTháng Ngày 27/9/1999 với

45% vốn nhà nước, công ty dược và thiết bị vật tư y tế giao thông vận tải

quyết định cổ phần hóa thành Công ty cổ phần dược và thiết bị vật tư y tế

giao thông vận tải Tháng 1/2000, công ty cổ phần dược và thiết bị vật tư y tế

giao thông vận tải chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần Đến

ngày 5/7/2001 Công ty cổ phần dược và thiết bị vật tư y tế GTVT đổi tên thành Công ty cổ phần TRAPHACO và giữ cho đến ngày nay, với mục đích kinh doanh đa ngành nghề phù hợp với xu hướng nền kinh tế mới Năm

2008, công ty cổ phần Traphaco chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán HOSE với mã cổ phiếu TRA Đặc biệt hơn, mới đây nhất, Traphaco đứng vị trí

số 1 trong top 5 Công ty đông dược uy tín năm 2020 Bên cạnh đó, Công ty Cổ

Trang 12

phần Traphaco tiếp tục 5 năm liên tiếp nằm trong Top 10 Công ty sản xuất dược phẩm uy tín (2016-2020) Từ đó đến nay đã gần 5 thập kỷ, Traphaco với nỗ lực không ngừng đã trở thành thương hiệu thuốc số 1 tại Việt Nam với những SP hiệu quả, an toàn cho người tiêu dùng Cùng với đó, Traphaoco cũng ngày một phát triển về bộ máy lãnh đạo, được những con người có tâm, có tầm dẫn dắt giúp DN giữ vững lợi thế canh tranh đang có của mình.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần dược phẩm Traphaco

Traphaco có bộ máy tổ chức gồm 4 thành viên trong hội đồng cấp cao là: Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Ban kiểm soát và các công ty thành viên

Hình 2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Traphaco 2.1.2.1 Đại hội cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, có thẩm quyền quyết định các vấn đề:

- Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm

- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trịtài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty

- Số lượng thành viên của Hội đồng quản trị

- Bầu, bãi miễn và thay thế thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

- Bổ sung và sửa đổi điều lệ Công ty

- Thông qua định hướng phát triển của Công ty

Trang 13

- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;

- Tổ chức lại, giải thể Công ty

- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty

2.1.2.2 Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị cócác quyền và nhiệm vụ sau:

- Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm

- Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua

- Bổ nhiệm và bãi nhiệm các cán bộ quản lý công ty theo đề nghị của Giám đốc và quyết định mức lương của họ;

- Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty

- Đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theo từngloại

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc hay cán bộ quản lý; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử đại diện theo ủy quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác

- Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời; tổ chức việc chi trả cổ tức

- Các quyền và nhiệm vụ khác theo Điều lệ Công ty

2.1.2.3 Ban kiểm soát

Là cơ quan trực thuộc ĐHĐC, do ĐHĐC bầu ra Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công

ty Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Ban Giám đốc Ban kiểm soát có quyền và nhiệm vụ sau:

- Có quyền sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được giao

- Thảo luận với kiểm toán viên độc lập về tính chất và phạm vi kiểm toán trước khi bắt đầu việc kiểm toán

- Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đệ trình Hội đồng quản trị

- Thảo luận về những vấn đề khó khăn và tồn tại phát hiện từ các kết quả kiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như mọi vấn đề mà kiểm toán viên độc lập muốn bàn bạc

- Xem xét thư quản lý của kiểm toán viên độc lập và ý kiến phản hồi của ban quản

lý Công ty

- Các quyền và nhiệm vụ khác theo Điều lệ Công ty

Trang 14

2.1.2.4 Tổng giám đốc

BGĐ do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, với nhiệm vụ tổ chức, điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua Giám đốc là người trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty theo quyết định của Hội đồng quản trị, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, điều lệ Công ty và tuân thủ pháp luật Giúp việc cho Giám đốc có 04 Phó Giám đốc Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Phó Giám đốc do Giám đốc phân công, ủy quyền và chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc, trước pháp luật về những quyết định và những công việc đã thực hiện trong phạm vi được ủy quyền

2.1.2.5 Công ty thành viên

Công ty thành viên bao gồm các công ty con của tổ chức đăng ký giao dịch, những công ty mà tổ chức đăng ký giao dịch đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối, những công ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối đối với tổ chức đăng ký giao dịch Traphaco hiện có 4 công ty con, trong đó có 3 công ty thuộc 100% sở hữu của Traphaco, gồm:

- Công ty TNHH MTV Traphaco Sapa (địa chỉ: Tổ 9, Thị trấn Sapa, Huyện Sapa,

Tỉnh Lào Cai) với vốn điều lệ 25.000.000.000 VNĐ (số liệu 2020) Công ty này có

chức năng chính là gia công các sản phẩm nguyên liệu, dược liệu đầu vào, thực hành nghiên cứu GACP của Traphaco Đồng thời là trung tâm để phát triển vùng trồng dược liệu cung cấp nguyên liệu đầu vào cho Traphaco

- Công ty TNHH Traphaco Hưng Yên (địa chỉ: Xã Tân Quang, Huyện Văn Lâm,

Tỉnh Hưng Yên) với vốn điều lệ 250.000.000.000 VNĐ (số liệu 2020) Công ty

này chịu trách nhiệm trong mảng sản xuất thuốc, hoá dược

- Công ty CP Công nghệ cao Traphaco (Traphaco CNC) toạ lạc tại Xã Tân Quang,

Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên với số vốn 113.643.000.000 VNĐ (số liệu 2020) chịu trách nhiệm trong việc thực hiện gia công các SP, thành phẩm của

Traphaco Đây là công ty mà Traphaco có nắm giữ 51% cổ phần

- Công ty CP Dược- vật tư y tế Đăk Lăk (Berpharm) nằm ở số 9A Hùng Vương, Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk Đây là công ty mà Traphaco nắm giữ 58% cổ phần, chịu trách nhiệm chuyên phân phối các sản phẩm về Dược - Vật tư

Y tế trên địa bàn 02 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông Trong trường hợp này, Công ty

CP Dược- vật tư y tế Đắk Lắk được xem là một tổ chức hỗ trợ kênh phân phối của Traphaco

2.1.3 Sản phẩm và thị trường của công ty cổ phần Traphaco

Trang 15

2.1.3.1 Sản phẩm của công ty cổ phần Traphaco

Các sản phẩm được Traphaco kinh doanh rất phong phú đa dạng với 5 loại SP chính

- Sản phẩm bổ sung/ sản phẩm mới: Trà thảo dược Boganic

2.1.3.2 Thị trường của ngành dược phẩm

a Quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam

Theo IQVIA, giá trị thị trường dược phẩm Việt Nam đạt 103,912

tỷ đồng (+2% YoY), đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 6% trong giai đoan 2018-2020 Tốc

độ tăng trưởng của ngành dược năm 2020 chậm lại so với các năm trước do việc siết chặt các biện pháp kiểm soát lây nhiễm trong các bệnh viện và thu nhập của người lao động giảm do hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của đại dịch Hệ thống sản xuất, kinh doanh dược phẩm được mở rộng với khoảng 250 nhà máy sản xuất, 200 cơ sở xuất nhập khẩu, 4,300 đại lý bán buôn,

Trang 16

Biểu đồ 2.1.3.2a Giá trị ngành dược Việt Nam giai đoạn 2018-2020

b Cơ cấu ngành dược theo kênh phân phối

Kênh ETC là động lực tăng trưởng chính của ngành dược trong năm 2020 với mức tăng 5% trong năm 2020 lên khoảng 76 nghìn tỷ đồng, đạt tốc độ CAGR là 9% trong giai đoang 2018-2020 Dù kênh OTC có sự tăng trưởng bất thường trong thời điểm trước cách

ly xã hội, tập trung vào các sản phẩm giảm đau, hạ sốt, thuốc sát trùng, nước rửa tay, thuốc tăng sức đề kháng Nhưng sự sụt giảm của tổng cầu sau đó làm giá trị kênh OTC trong năm 2020 sụt giảm 9% còn 28 nghìn tỷ đồng

Biểu đồ 2.1.3.2b.

Cơ cấu ngành dược theo kênh phân phối

c Hoạt động M&A (mergers and acquisitions- mua bán và sáp nhập) của ngành dược

Nghị định số 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2017 không cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trực tiếp tham gia phân phối thuốc ở Việt Nam, mà chỉ có quyền nhập

Trang 17

khẩu hoặc phân phối mặt hàng thuốc mà doanh nghiệp trực tiếp tham gia sản xuất tại ViệtNam Quy định này là một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài thúc đẩy hoạt động M&A trong ngành dược

Hình 2.1.3.2c Hoạt động M&A của các công ty dược phẩm tại Việt Nam

d Triển vọng của ngành dược

Dịch Covid-19 đã và đang tiếp tục diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh, làm suy giảm nhu cầu khám bệnh của người dân, tác động đến doanh thu kênh ETC Do đó, sự phục hồi của kênh ETC trong năm 2021 phụ thuộc lớn vào tình hình kiểm soát dịch của Việt Nam trong năm nay Công ty CP CK Phú Hưng cho rằng trong năm 2021, kênh ETC có thể sẽ không tăng trưởng đột biến như dự báo trước đây dotâm lý sợ lây nhiễm từ bệnh viện Điều đó sẽ góp phần làm cho kênh OTC phát triển Mặtkhác giá thuốc OTC không bị ràng buộc về luật đấu thầu nên sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Dược cạnh tranh, cải tiến R&D và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm Theo khảo sát của Vietnam Report, có khoảng 71.4% doanh nghiệp Dược trong khảo sát lựa chọn phát triển, mở rộng kênh OTC là một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu Trong năm

2021, nguồn cung thuốc thành phẩm nhập khẩu vẫn có thể bị hạn chế và khả năng sẽ gây

áp lực đến giá thuốc trên thị trường

Trong dài hạn, kênh ETC sẽ giúp ngành Dược có đà tăng trưởng Nguyên nhân đến từ các yếu tố sau:

- Thông tư 02/2018/TT-BYT kiểm soát việc lạm dụng thuốc kê đơn và thuốc không

rõ nguồn gốc kênh OTC, nhường chỗ cho sư phát triển của kênh ETC

- Độ bao phủ BHXH toàn dân lớn Năm 2020, chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế

(BHYT) ghi nhận khoảng 88 triệu người tham gia, chiếm 90.85% dân số, tăng 25.6% so với năm 2015

- Sự phát triển mạnh mẽ của khối bệnh viện tư nhân cũng góp phần gia tăng chi tiêuthuốc trong kênh bệnh viện Hiện nay, số bệnh viên tư nhân khoảng hơn 200 đơn

vị với tốc độ tăng trưởng 6.8%/năm Hơn nữa, nhà nước có chính sách miễn giảm

Ngày đăng: 03/05/2024, 20:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHểM - giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty cổ phần traphapo
BẢNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHểM (Trang 2)
Bảng 1.2.2.2d. Phân loại các nhà bán lẻ - giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty cổ phần traphapo
Bảng 1.2.2.2d. Phân loại các nhà bán lẻ (Trang 6)
Hình 1.4.1. Cấu trúc kênh phân phối của hàng hoá tiêu dùng cá nhân - giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty cổ phần traphapo
Hình 1.4.1. Cấu trúc kênh phân phối của hàng hoá tiêu dùng cá nhân (Trang 8)
Hình 1.4.2. Cấu trúc kênh phân phối cho hàng hoá công nghiệp - giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty cổ phần traphapo
Hình 1.4.2. Cấu trúc kênh phân phối cho hàng hoá công nghiệp (Trang 9)
Hình 1.5.1. Tổ chức kênh phân phối truyền thống - giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty cổ phần traphapo
Hình 1.5.1. Tổ chức kênh phân phối truyền thống (Trang 10)
Hình 1.5.2. Tổ chức kênh phân phối liên kết dọc (VMS) - giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty cổ phần traphapo
Hình 1.5.2. Tổ chức kênh phân phối liên kết dọc (VMS) (Trang 10)
Hình 2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Traphaco 2.1.2.1. Đại hội cổ đông - giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty cổ phần traphapo
Hình 2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Traphaco 2.1.2.1. Đại hội cổ đông (Trang 12)
Bảng 2.2.1.3. Ma trận SWOT của công ty CP Traphaco - giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty cổ phần traphapo
Bảng 2.2.1.3. Ma trận SWOT của công ty CP Traphaco (Trang 23)
Bảng 2.2.2.1. Bảng cân đối kế toán của Traphaco năm 2020 - giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty cổ phần traphapo
Bảng 2.2.2.1. Bảng cân đối kế toán của Traphaco năm 2020 (Trang 24)
Bảng 2.2.2.2. Bảng phân tích kết quả HĐKD của Traphaco năm 2019-2020 - giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty cổ phần traphapo
Bảng 2.2.2.2. Bảng phân tích kết quả HĐKD của Traphaco năm 2019-2020 (Trang 25)
Hình 2.2.3.3a. Hệ thống kênh phân phối của Traphaco trước năm 2014 - giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty cổ phần traphapo
Hình 2.2.3.3a. Hệ thống kênh phân phối của Traphaco trước năm 2014 (Trang 26)
- Giai đoạn 1: Hình thành ý tưởng: Trong cơ cấu doanh thu quý III của Công ty cổ phần - giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty cổ phần traphapo
iai đoạn 1: Hình thành ý tưởng: Trong cơ cấu doanh thu quý III của Công ty cổ phần (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w