1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về công ty cho thuê tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng

97 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về công ty cho thuê tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng
Tác giả Định Tiểu Khuê
Người hướng dẫn Tiến Sĩ Đinh Dũng Sỹ
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2003
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 35,72 MB

Nội dung

Mục đích và nhiệm vụ của luàn văn: Việc hoàn thiện pháp luật điều chính tổ chức và hoạt động của các Công ty CTTC trực thuộc TCTD là một yêu cầu có tinh cấp thiết và thời sự góp phan nân

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BINH TIỂU KHUÊ

PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC CỦA

TỔ CHỨC TÍN DỤNG

CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TẾ

MÃ SỐ : 6O105

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TIẾN SĨ ĐINH DŨNG SỸ

HÀ NỘI - 2003

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Lời nói dau

CHUONG 1:

Khái quát chung về cho thuê tai chính, pháp

luật điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính và

công ty CTTC ở việt nam.

Khái quát chung về cho thưê tài chính.

.l Khái niém cho thuê tài chính.

.2 Các tiêu chuẩn xác định mot giao dịch là cho thuê tài chính.

.3 Ban chất pháp lý của cho thuê tài chính

Chai quát vẻ pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính

.l Nội dung chủ yếu của pháp luàt điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính.

.2 Pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay.

Chai niệm vé công ty cho thuê tài chính va công ty cho thuê tài chính

rực thuộc của tổ chức tín dụng.

.1 Khái niệm về công ty cho thuê tài chính

.2 Cong ty cho thuê tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng.

1 Nội dung pháp luật điều chỉnh vẻ tổ chức

2 Nội dung pháp luat điều chính về hoạt động

‘huc tiễn áp dung pháp luật đối với to chức và hoạt động của công ty

ho thuê tài chính trực thuộc của t6 chức tín dụng.

Luan văn cao học Luật -Đình Tiêu Khuẻ ]

12 15

16

16 19 25

25

31

Trang 3

3.1 Thực trang tổ chức và hoạt động của cóng ty cho thưẻ tài chính trực thuộc của

tô chức tín dụng.

3.2 Đánh giá chung về những kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra trong quá

trình áp dụng pháp luật về công ty cho thuê tài chính trực thuộc của tổ chức tín

dụng

CHƯƠNG3 :

Phương hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh tổ chức

và hoạt động cửa công ty cho thuê tài chính trực thuộc

của tổ chức tín dung

Phương hướng hoàn thiện:

1.1 Phương hướng hoàn thiện về hình thức pháp lý

1.2 Phương hướng hoàn thiện nội dung pháp luật về cong ty cho thuê tài chính trực

AI LIEU THAM KHAO.

Luin vin cao học Luật -Định Tiểu Khuẻ 3

nmti

71

j1

77 80

91

93

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài :

Cho thuê tài chính là một trong những nghiệp vụ tín dụng của các Tổ chức

tín dụng ( TCTD ) một kènh dan vốn quan trọng trong nền kinh tế thị trường.

Thực chất của hoạt động cho thuê tài chính là một hình thức tài trợ bằng tài sản

cho thuê hay một hình thức tín dụng mà tài san thế chấp là tài sản cho thuê.

Thông qua hoạt động cho thuê tài chính các TCTD tiếp cận với khách hàng là

các chủ thể kinh doanh cung cấp vốn trung va dai han cho ho bằng cách cho thuê

các tài sản trực tiếp phục vụ hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của họ Cho thuê

tài chính là sự kết hợp giữa nghiệp vụ cho thuê và nghiệp vụ tín dụng Theo thong lệ quốc tế , hoạt động cho thuê tài chính do các công ty tài chính thực

hiện Các công ty này có thể là công ty độc lập hoặc là công ty thành viên của

một tập đoàn tài chính ngân hàng Theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam hiện

nay thì hoạt động cho thuê tài chính là do các Công ty cho thuê tài chính (

CTTC ) thực hiện Các công ty CTTC có thể là một công ty nhà nước; công ty

trực thuộc của TCTD; công ty liên doanh: công ty cổ phản; công ty 100% vốn

nước ngoài Các công ty CTTC này thuộc loại hình TCTD phi ngân hàng, được

tổ chức và hoạt động theo các quy định của Luật ngân hàng nhà nước và Luậtcác tổ chức tín dụng 1997 cùng các văn bản luật có liên quan khác Loại hình

Công ty CTTC trực thuộc của TCTD là do các TCTD ( Nhà nước, cổ phần, liên

doanh, 100% vốn nước ngoài ) thành lập Tham gia vào lĩnh vực cho thuê tài

chính, các TCTD có điều kiện mở rộng, đa dang hoá các hoạt động kinh doanhsinh lời của mình theo đúng định hướng của hoạt động ngàn hàng trong thời gian

tới Đồng thời, việc thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính thông qua các công ty

CTTC của mình các TCTD đã góp phần tháo gỡ những khó khăn về nguồn vốn

cho nền kinh tế, đáp ứng như cầu về vốn trung và đài hạn cho các doanh nghiệp,

đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa đối mới máy móc, thiết bị mở rộng sản xuất,

góp phần đưa Việt Nam hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, góp

phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Các Công ty CTTC trực thuộc của TCTD chính thức được thành lập từ adm

1998, qua một thời gian hoạt động đã thu được những kết qủa khả quan như dư

nợ năm thuê sau lớn hơn nam thuê trước, du nợ quá han chiếm ty lệ nhỏ trong

tổng dư nợ Tuy vậy cho đến nay do cho thuê tài chính ở nước ta vẫn còn là

một hoạt động hết sức mới me thi trường cho thuê tài chính van trong giai đoạn

so khai thiếu các điều kiện cần thiết, đặc biệt là cơ sở pháp lý vững chắc cho tổ

chức và hoạt động của các công ty CTTC Do vậy, tuy đã đạt được những kết quả

bước đầu, song hoạt động cua các công ty CTTC trực thuộc của TCTD cũng như

các loại hình công ty CTTC khác nói chung van còn những vướng mac Mà một

trong những nguyên nhàn chính đó là, tuy đã có một khung pháp lý khá day đủ,

Latin văn vac học Luật -Dinh Tiểu Khuẻ 3

Trang 5

tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho các công ty CTTC trực thuộc của TCTD

trong tô chức, hoạt động Nhung trong các văn bản pháp luật hiện hành về các

Công ty CTTC trực thuộc của TCTD văn còn có những quy định chưa hoàn

chỉnh: nội dung chưa day đủ; giữa các văn bản pháp luật còn có những điểm

chưa déng bộ và thống nhất Vì thế chưa có được một hành lang pháp lý hoàn

chinh làm cơ sở vững chắc cho su phát triển của loại hình công ty CTTC trực

thuộc của TCTD.

Để có thể giải quyết vấn đẻ này và đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực

pháp luật ngân hàng phục vu sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện dai hoá đất nước

cần có sự nghiên cứu xem xét thực trạng pháp luật hiện hành về Công ty CTTC

trực thuộc của TCTD và thực trạng áp dụng Đồng thời có sự đối chiếu so sánh

giữa các quy định của pháp luật trong nước và quốc tê Từ đó đánh giá những

mặt tích cực đã đạt được, những vướng mắc còn tôn tại Qua đó đề xuất phương

hướng, đưa ra các kiến nghị cụ thể vẻ việc hoàn thiện pháp luật vé Công ty cho

thuê tai chính trực thuộc TCTD.

Nhằm nang cao nhân thức đối với lĩnh vực pháp luật ngân hàng phuc vụ tốthon cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học pháp lý cho nén tac giả đã lựa

chọn dé tài :" Pháp luật về công ty cho thuẻ tài chính trực thuộc TCTD” để làm

luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sỹ Luật học

Mục đích và nhiệm vụ của luàn văn:

Việc hoàn thiện pháp luật điều chính tổ chức và hoạt động của các Công

ty CTTC trực thuộc TCTD là một yêu cầu có tinh cấp thiết và thời sự góp phan

nâng cao năng lực Pháp luật Ngân hàng và phát triển thị cho thuẻ tài chính ở

Việt Nam hiện nay Mục đích của luận văn là tìm hiểu thực trạng pháp luật về Công ty CTTC trực thuộc TCTD qua đó đề ra các phương hướng hoàn thiện về

hình thức cũng như nội dung của pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của

các Công ty CTTC trực thuộc TCTD, góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận cho quá

trình xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật vẻ ngân hàng của Việt Nam

Để thực hiện mục đích nêu trên, nhiệm vụ của luận văn là:

- Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến

nghiệp vụ cho thuê tài chính Môi trường pháp lý của hoạt động cho thuê tàichính trên thế giớt nói chung và của Việt Nam hiện nay

- Nghiên cứu nội dung pháp luật về tô chức và hoạt động của các Công ty

CTTC trực thuộc của TCTD Đánh giá thực trạng pháp luật dé từ đó dé ra các

phương hướng và đề suất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về công ty

CTTC trực thuộc của TCTD.

Doi tượng va Pham vi nghiên cứu :

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề cơ bản của pháp luật

về công ty CTTC trực thuộc của TCTD Pháp luật vẻ Côcg ty CTTC trực thuộcLuan văn cao học Luat -Dinh Tiểu Khuẻ +

Trang 6

của TCTD là một khái niệm dùng để chi các quy phạm pháp luật do nhà nước

ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ về tổ chức và hoạt động của Công ty

CTTC trực thuộc cua TCTD.

Đề tài không nghiên cứu pháp luật điều chính vẻ tỏ chức và hoạt động của

Công ty cho thuê tai chính nói chung mà chi tiếp cận nghiên cứu các quy định

của pháp luat điều chính về tỏ chức và hoạt động của Công ty CTTC trực thuộc

của TCTD.

Phương pháp nghiên cứu:

Luan van dựa trên cơ sở phương pháp luận cua chủ nghĩa Mác - Lé Nin và

duy vat biện chứng và duy vật lich sử Đồng thời có sự kết hợp với tư tưởng Hồ

Chí Minh và những quan điểm đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngoài ra luận văn còn sử dụng kết hợp những phương pháp trên vớt nhiều

phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp tổng hợp và phân tích.

phương pháp quy nạp và diễn giải phương pháp luật học so sánh làm phương

pháp nghiên cứu đề giải quyết một số nhiệm vụ trong quá trình nghiên cứu, để

giải thích, đánh giá và kết luận về một số vấn dé cu thể của pháp luật vé công ty

CTTC trực thuộc của TCTD.

Những đóng góp của luận văn:

- La luận van thạc sĩ luật học đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thong

những van đề co bản của pháp luật vẻ công ty CTTC trực thuộc của TCTD.

- Luan van đã có những nghiên cứu cụ thể về thực trang pháp luật và thực

trạng áp dụng pháp luật về công ty CTTC trực thuộc của TCTD

- Dé xuất phương hướng và kiến nghị cụ thể đối với việc tiếp tục xây dựng

và hoàn thiện pháp luật về công ty CTTC trực thuộc của TCTD.

Kết cấu của luận van:

Luan văn bao gồm: Lời nói đầu ba chương, kết luận, danh mục tai liệu

tham khảo và các phụ lục.

- Lời nói dau.

- Chương 1 : Khái quát chung về cho thuê tài chính và pháp luật

điều chính hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam

- Chương 2 : Thực trạng pháp luat về công ty CTTC trực thuộc

Trang 7

CHUONG |

KHÁI QUAT CHUNG VE CHO THUÊ TÀI CHÍNH,

CONG TY CHO THUE TAI CHINH VA PHAP LUAT DIEU CHỈNH HOAT DONG CHO THUÊ TAI CHÍNH Ở VIET

NAM HIEN NAY.

1 Khai quat chung về cho thuê tdi chính :

Đốt với một doanh nghiệp thi vốn không những là điều kiện vật chất ban đầu

để hình thành nên bản thân doanh nghiệp mà vốn còn là điều kiện cơ bản quyết

định sư tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Để có vốn phát triển sản xuất đổi

mới trang thiết bị,thì ngoài việc dùng vốn nội bộ của minh, doanh nghiệp còn có

thể huy động vốn thông qua phát hành cỏ phiếu, trái phiếu, đi vay Nhưng những

hình thức huy động vốn này không phải lúc nào cũng là giải pháp kha thi vớidoanh nghiệp Ví dụ như vay vốn của ngân hang thì doanh nghiệp cân phải có uy

tín tài sản đảm bảo cho vốn vay Trong khi đó các doanh nghiệp, đặc biệt là

doanh nghiệp nhỏ va vừa rất cần có von để đổi mới trang thiết bị tạo sức cạnh

tranh trên thị trường nhưng lại khong đáp ứng được yêu cầu vẻ uy tin và tài sảnđảm bảo Cùng lúc đó các nhà sản xuất máy móc thiết bị lại muốn bán được

hàng, thu lợi nhuận để đảm cho quá trình tái sản xuất được liên tục Trong hoàn

cảnh như vậy, nghiệp vụ cho thuê tài chính đã ra đời là giải pháp tháo gỡ khó

khăn cho doanh nghiệp, nhà sản xuất, ngàn hàng Đây là một giải pháp quantrọng đáp ứng được nhu cầu vẻ vốn Vậy như thế nào là cho thuê tài chính ?

Trong lich sử văn minh nhàn loại, cho thuê tai san là một công cụ tài chính

đã được sáng tạo ra từ rất sớm Thuẻ mua (theo tiếng Anh là Leasing) là một

nghiệp vụ có lịch sử phát triển rất lâu dai theo các thư tịch cổ , giao dịch thuê

mướn đầu tiên đã xuất hiện trong khoảng những năm 2000 — 2800 trước công

nguyên với việc cho thuê các công cụ sản xuất nông nghiệp súc vật kéo quyền

sử dụng nước, đất ruộng, nhà cửa tại thành phố Sumerian cổ của người UR, là

một thành phố phía nam gần vịnh Ba Tư, là một phần của IRag ngày nay Các

thay tu giữ vai trò là người cho thué còn người đi thuê là những nông dan tự do.

Laan văn cao học Luật -ĐÐình Tiểu Khue 4

Trang 8

Vào khoảng 1700 nam trước Công nguyên mot Bộ luật lớn trong đó tap trun

những quy định về hoat động thuê tài sản đã được ra đời ngay từ thời vu

Babilon là Hammurabi Trong các nền van minh cổ đại khác, như Hy lap, La M

hay AI Cập cũng đã xuất hiện các hình thức thuê để tài trợ cho việc sử dung di

đai, gia súc, công cụ sản xuất Tuy nhiên các giao địch thuê tài sản thời cổ thuộ

hình thức thuê mua kiểu truyền thống ( Traditional Leasing ) Phương thức gia

dich này tương tự như phương thức thuê vận hành ngày nay và trong lich sử hàn,

ngàn năm tồn tại của nó không có sự thay đổi lớn về tính chất giao dich.

Tới đầu thế kỷ thứ XIX, hoạt động cho thuê đã có sự gia tăng đáng kể cả vì

số lượng, chủng loại thiết bị, tài sản cho thuê Nhưng nhìn chung đến đầu thế k›

XX, hình thức thuê tài sản vẫn là thuê truyền thống, tính chất giao dich của hoa

động này không có sự thay đổi lớn, vai trò của ngàn hàng và các định chế tà

chính còn mờ nhạt.

Cho tới những nam 50 của thế kỷ nay, cùng với sự phát triển của nền kinh té thị trường và cách mạng khoa học kỹ thuật, các doanh nghiệp muốn tồn tại buộc

phải thường xuyên đổi mới máy móc, thiết bị Môi trường này đã tạo điều kiệt

cho sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thuê tài sản và nghiệp vụ tín dụng thué

mua thuần ( Net lease hay Thuê tài chính- Finanse lease ) xuất hiện nhằm đáứng nhu cầu vốn trung và đài hạn Giao địch cho thuê tài sản đã có bước phái

triển nhảy vọt, nhất là tại Hoa Kỳ với sự ra đời của Công ty United States

Leasing Corporation, ( ngày nay là United States Leasing International Inc.)

Nghiệp vụ cho thuê tài chính đã được sáng tạo ra bằng cách kết hợp một nghiệp

vu cho thuê với một nghiệp vụ tín dụng, nhàm đáp ứng nhu cầu vốn trung va dai

hạn để mở rộng quy mô, phát triển sản xuất của các công ty Hoa Kỳ thời hậu

chiến va giả quyết khó khan cho các hãng sản xuất máy móc thiết bị cũng như hệ

thống ngân hàng của Hoa Kỳ.

Đến cuối những năm 50 của thế kỷ XX, ngành công nghiệp cho thuê tài

chính của Hoa Kỳ đã phát triển vượt ra khỏi biên giới quốc gia với sự sáng lập

ra Canadian Dominion Leasing Corporation ( 7/1959 ) Sau đó, thuê tài chính

phát triển sang Châu Au và đã được ghi vào Luật thuê mua của Pháp năm 1960

với tên gọi * Credit Bail "! Bước sang thập niên 70, hoạt động cho thuê tài chính

đã phát triển sang Châu A và nhiều khu vực khác, như Hàn Quốc (1972 ), An Độ

( 1973 ), Trung Quốc ( 1975 ) Hoạt động cho thuê tài chính xuất hiện khá

muộn ở Việt Nam vào khoảng những năm 1991 với sự giúp đỡ của IME.

1 Jean Pierre Mattout Luật Quốc tếyề ngân hàng Viện tiền tệ - tin dụng và Ngắn hàng nhà nước Tinh An Giang, 1901,

Luận van cao học [Luật -Dinh Tiểu Khe 7

Trang 9

1.1 Khái niệm cho thuê tài chính:

Ngày nay, thuật ngữ cho thuê tài chính đã tro nén quen thuộc trong kinh đoanh Tuy nhiên cho tới nay khong phải quốc gia nào cũng có một khái niệm

chuẩn về Cho thuê tài chính Theo công bố của Công ty tài chính Quốc tế (IFC), chi có L9 trên 37 quốc gia được điều tra thăm dò có định nghĩa về Cho thuê tài

chính Đồng thời môi quốc gia cũng có những quy định riệng vẻ cho thuê tài

chính tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh kinh tế của mình

Từ khi ra đời cho đến nay, thuật ngữ “ Leasing” được hầu hết các quốc gia

trên thế giới sử dụng nhằm chỉ hoạt động cho thuê tài sản được các định chế tài

chính ( trong đó nhất thiết phải có Công ty cho thuê tài chính) mua theo yêu cầu

của bén thuê Hết thời hạn, bên thuê được phép chuyển quyền sở hữu mua lại

hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng cho

thuê tài chính.

Đối với Việt Nam, theo các văn bản pháp quy như Luật các Tổ chức tín

dụng có hiệu lực ngày 1/10/1998: Nghị định số 64/1995/NĐ-CP ngày 9/10/1995

ban hành “ Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài

chính Việt Nam” sử dụng thuật ngữ " cho thuê tài chính” đối với hoạt động nêu

trên Bên cạnh thuật ngữ “cho thuê tài chính”, hiện này còn tồn tại nhiều các

thuật ngữ khác như :”tín dụng thuê mua”, “thuê mua tài chính” Thuật ngữ “ tín

dụng thuê mua”, nhìn dưới góc độ tín dụng là một phương thức tài trợ vốn, cấp

vốn được thực hiện dưới hình thức tài sản đem cho thuê Theo quan điểm của các

nhà nghiên cứu hiện nay thì thuật ngữ “ cho thuê tài chính” chưa thể hiện đầy đủ

nội dung của khái niệm “leasing” Vì cho thuê tài chính thì thiên về việc đem tài

sản của mình để “cho người khác thuê” hơn là việc “thuê để mua” Trong hoạt

động cho thuê tài chính, ngoài yếu tố thuê tài sản, thì việc thoả thuận chuyển

quyền sở hữu, mua lạt tài sản khi kết thúc hợp đồng thường được các bên đặt ra.

Do vậy, nêú dùng thuật ngữ “thuê mua tài chính” sẽ thể hiện đầy đủ bản chất của

hoạt dong “leasing”.

Theo tài liệu Hội thảo về Leasing trong khuôn khổ trợ giúp kỹ thuật về

Leasing ( Swedish SIDA/IBRD Project for the Development of the Vietnamese Banking Sector ) có định nghĩa về cho thuê như sau:

* Cho thuê ( Leasing ) là hợp đồng thuê chuyển quyền sử dụng một tài sản từ

người chủ sở hữu ( người cho thuê ) tài sản sang người thuê trong một thời hạn

xác định với một khoản tiền thuê cu thể “

Có hai loại cho thuê là :

- Cho thuê vận hành ( hay thực tế );

- Cho thuê tài chính ( Finance Lease ).

Về cho thuê ván hành có định nghĩa như sau:

Loại cho thuê không thuộc hình thức cho thuê tài chính là cho thuê vận

hành Người cho thuê giữ lại quyền sở hữu trong và sau khi thời hạn thuê cho

thuê kết thúc Người cho thuê có thể ( nhưng không phải điều kiện) chịu tráchnhiệm về tinh san dụng và độ bền hoạt động của thiết bị Các chi phí liên quan

đến thiết bị thường do bên cho thuê chịu ( nhưng thường được bù đắp qua suất

phí cho thuê ).”

Luận van cao học Luật -Dinh Tiểu Khuẻ 8

Trang 10

Về cho thuê tài chính theo Bộ luật thương mại thống nhất của Hoa Kỳ :

` Cho thuê tài chính” có nghĩa là loại cho thuê trong đó:

- Người cho thué không chọn sản xuất hoác cung ứng hang;

- Người cho thué thu nhàn hàng hoặc quyền sở hữu va sử dụng hàng liên

quan đến việc cho thuê và

- Hoặc người cho thué nhàn một ban sao hợp đồng chứng thực đã mua

hàng vào thời điểm hoặc trước khi ký hợp đồng hoặc việc phê chuẩn hợp đồng

của người cho thuê chứng thực việc họ mua hàng đó là một trong những điều

kiện xét tính hiệu lực của hợp đồng cho thuê.

Theo Hiệp hội các công ty tài chính Thuy Điển thì ' Cho thuê tài chính có

nghĩa là :

”- Người cho thuê mua thiết bị do người thuê yêu cầu:

- Các thiết bị thuộc quyền sở hữu của người cho thué và quyền sử dung

được trao cho người thuê trong suốt thời hạn thuê thường tương đương với tuổi

thọ kỹ thuật của thiết bị:

- Hop đồng cho thuẻ không thẻ bị phá vỡ trước thời hạn:

- Số tiền thanh toán cho thué sé bù dap chi phí lãi chi phí quan lý, rủi ro

và lãi cho phép khấu hao toàn bộ hoặc gần như toàn bộ giá mua thiết bi đó;

- Tai thời điểm kết thúc hợp đồng người thuê có quyến gia hạn hợp đồng

với phí suất được ấn định tại thời điểm ký hợp đồng va

- Nếu người thuẻ quyết định không gia hạn thuẻ, thì quyền sử dụng thiết bị

sẽ chấm đứt và thiết bị được bàn giao lai cho người cho thuê.”

Uy ban tiêu chuẩn kế toán Quốc tế ( International Accounting Standards

Committe - IASC ) đưa ra định nghĩa vẻ cho thuê tài chính như sau:

“ Thuê mua tài chính ( Financial lease ) là một giao dịch trong đó một bên (

người cho thuê ) chuyển giao quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình cho

bên kia ( người đi thuê ) trong một thời gian nhất định, mà trong thời gian đó,

người cho thuê dự định thu hồi vốn tài trợ cùng các chi phí có liên quan; quyền

sở hữu tài sản có thể được chuyển giao hay khong tuỳ theo sự thoả thuận giữa hai

bên.”

Tại Việt Nam theo Điều | Nghị định số 16/2001/ND-CP ngày 2-5-2001:

“1 Cho thuê tài chính là hoạt động tin dụng trung và đài han thông qua việc

cho thuê may móc thiết bị, phương tiên vận chuyển và các động sản khác trên

cơ sở hợp dòng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê Bên cho thuê cam kết

mua máy móc, thiết bi và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm

git quyền sở hữu doi với các tai sản cho thué Bén thuê sử dụng tài sản thué và

thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê dd được hai bên thod thuận.

2 Khi kết thúc thời hạn thuê bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản

thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoa thuận trong hợp đồng cho

thuê tài chinh Tong số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hop dong cho thuê

tài chính it nhàt phat tưởng đương với giá trị tài sân đó tai thời điểm ký hợp

đồng.”

Luận van cao học luật Đình “yêu Khuẻ Ụ

Trang 11

Can cứ vào các định nghĩa trên ta thấy Cho thuê tài chính là một hình thức

tài trợ vốn dưới dang cho thuê tài sản có kèm theo lời hứa là khi kết thúc thời hạn

thuê bên thuê được chuyển quyền sở hữu hoặc tiếp tục thuê tài san theo các điều

kiện đã thoa thuận trong hợp dong cho thuê

Dé có thể phân biết giữa cho thuê tài chính với các loại hình tin dụng khác,

với cho thuê tài sản trong dân sự chúng ta cần tìm hiểu các đạc điểm của cho

thuê tài chính Căn cứ vào định nghĩa trên chúng ta có thể rút ra được một số đặc

điểm của cho thuê tài chính.

Đặc điểm của cho thuê tài chính:

- Là một thoả thuận giữa bên đi thuê và bén cho thuê mà thoả thuận này

được cụ thể hoá bằng một hợp đồng cho thuê Căn cứ vào hợp đồng này thì tạm

thời người đi thuê sẽ được sử dụng tài sản thuê vào những mục đích đã cam kết

trước với người cho thuê dé sau một thời gian nhất định sẽ trả cho người chủ sở

hut tài sản một khoản tiền nhất định, hay nói cách khác, có phát sinh sự tách rờimột cách tạm thời quyén sở hữu tài sản và quyền sử dụng tai sản

- Đối với người đi thuê họ có trách nhiệm thanh toán đầy da cho người cho

thuê trong thời hạn sử dụng tài sản thuê theo như đã thoả thuận

- Sau khi hợp đồng thuê đến hạn thì bên đi thuê có quyền được chọn mua

hoặc không mua tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê.

- Thông thường một giao dịch cho thuê tài chính thường có sự tham gia của

tối thiểu là hai bên và có thể còn nhiều hơn nữa tuỳ thuộc vào các phương thứccho thuê.

Nói tóm lại, cho thuê tài chính là tất cả các nghiệp vụ cho thuê tài sản trưng

và dài hạn có kèm theo quyền chọn mua

Trong khái niệm về cho thuê tài chính, các thuật ngữ có liên quan có thể hiển

như sau:

Người thuê : Lầ người trực tiếp sử dụng tài sản hay thiết bị do người cho thuê

chuyển giao vào mục đích kinh doanh hợp pháp của minh.

Người cho thuê : Là chủ sở hữu về mặt pháp lý của tài sản hay thiết bị đượcdùng làm đối tượng cho thuê trong thoả thuận thuê tài sản về thực chất họ ( chủyếu là các công ty cho thuê tài chính ) chính là người tài trợ vốn cho người thuê

Tài sản thuê : là may móc, thiết bị và các động san khác đạt tiêu chuan kỹ

thuật tiên tiến, có giá trị sử dụng hữu ích trên một nam, được sản xuất trong nước

hoặc nhập khẩu.

Thời hạn thuê : Là khoảng thời gian chuyển giao quyền sử dụng tài sản đã

được thoả thuận trong hợp đồng hoặc cùng với thời hạn tiếp theo đã được dự

liệu, ghi rõ trong hợp đồng

Tiển thuê : Là khoản tiền bên di thuê phải thanh toán cho bên cho thuê và phải

ít nhất tương đương với giá trị của tài sản thuê theo thoả thuận trong hợp đồng

Quyển chọn mua : Là quyền dành cho bên thuê có thể chon mua hoặc không mua tài sản thuê theo mức giá tượng trưng vào thời điểm kết thúc hợp đồng thuê.

Quyền này chỉ có hiệu lực khi có dự liệu trước trong hợp đồng

Cho thuê tài chính được tién hành theo quy trình san:

Luận van cao học Ludi -Định Tiêu Khuẻ 1Ô

Trang 12

Cho thuẻ tài chính là một hoạt động tín dụng trung va dài hạn trong đó mục

đích của người cho thuê cũng giống như mục đích của người cho vay là thu lãi

trên số vốn đầu tư còn mục đích của người thué là sử dụng vốn Người cho thuê

cắp tín dụng dưới dạng hiện vật ( tài sản ) chứ không phải tiền, nhưng thực chất

là cung cap tài chính ( cho thuê vốn ) nên được gọi là người cho thuẻ tài chính.

negười đi vay sử dụng vốn nẻn gọi là người đi thuê tài chính Trong quan hệ chothuê tài chính chủ yếu có ba bên tham gia :

Bên di thuê - Là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tài sản nhưng

khong có vốn dé đầu tư hoặc xét thấy việc đầu tư qua vay tín dụng là không

thuận lợi,

Bên cho thuê : Là Công ty tài chính Công ty cho thuê tài chính Các công ty

này đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê để cho

thuê nhằm kiếm lợi nhuận

Nhà cung cấp máy móc, thiết bị là các hãng sản xuất hoặc các hãng đại lý

phân phối.

Mối quan hệ giữa các bên thể hiện thông qua hình thức hợp đồng cho thuê tài

chính được minh hoa trong quy trình Cho thuê tài chính ( CTTC ):

Sơ đồ : Quy trình cho thuê tài chính

Người đi thuê

Người cho thuê

1 Bên đi thuê lựa chọn nhà cung cấp máy móc thiết bị và thoả thuận với nhà

cung cấp về mau mã kiểu dáng thông số kỹ thuật, giá ca, điều kiện giao hàng.

phương thức thanh toán điều kiện bao trì lap đặt của thiết bị muốn thuê

2 Bên đi thuẻ và bên cho thuê ký kết hợp đồng cho thuê tài chính.

- Bên đi thué cung cấp cho bên cho thuê báo cáo tài chính về tình hình hoạt

động sản xuất kinh doanh và các vấn dé liên quan đến tài sản thuẻ

Luan văn cao học Luar Định Tiêu Khuẻ 1]

Trang 13

Bén cho thuê tiến hành phân tích rủi ro và di đến phán quyết Nếu bèn di

thue đảm bao được các điều khoản tín dung thì bên cho thuê se đưa ra cho bên

thuê các điều kiện thuê

Sau khi ca hai bèn thuê và cho thuê thoa thuận các điều kiên thuê hai bên sẽ

ký hợp đồng ( Hợp đông không huy ngang )

3 Trên cơ sở các điều kiện mà bén thuê và nhà cung ứng đã thoa thuận bêncho thuê ký kết hợp đông mua thiết bị với nhà cung cấp

4 Nhà cung cấp giao may móc thiết bi cho bên đi thuê.

5 Nhà cung cấp chuyển hoá đơn thanh toán tiền đến cho bên cho thuê.

6 Bên thuê phải xem xét ngay các tài sản được giao theo các điều khoản đãthoả thuận với nhà cung cấp Nếu không có vấn dé gì khác bên đi thuê gửi cho

bên cho thuê bản xác nhận tài sản và yêu cầu bên cho thuê thanh toán tiền mua

thiết bị cho bên cung cấp.

7 Bên cho thuê thanh toán tiền mua thiết bị cho nhà cưng cấp

8 Bên đi thuê thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê

9 Xử lý tài sản thuê khi kết thúc hợp đồng thuê theo đúng thoả thuận trong

hợp dong thuê ký kết giữa bên đi thuê và bên cho thuê.

Đây là một quy trình cho thuê tài chính cơ bản nhất, tất cả các phương thức

cho thuê tài chính đa dạng và phong phú ngày nay đều được phát triển từ quy

trình này.

Như vậy, cho thuê tài chính là một hoạt động tương đối phức tạp và trong mỗi

một quốc gia khác nhau trên thế giới lại đề ra những điều kiện cụ thể để xác định

như thế nào được gọi là một hoạt động cho thuê tài chính Chúng ta có thể tìm

hiểu một số các tiêu chuẩn của các nước, các tổ chức trên thế giới.

1.2 Các tiêu chuẩn xác định một giao dịch là cho thuê tài chính:

Việc đưa ra những tiêu chuẩn nhận dang cụ thể, rõ ràng về giao dịch cho

thuê tài chính là một vấn đề quan trọng Một hệ thống tiêu chuẩn chính xác sẽgóp phần phân định rõ ràng giao dịch cho thuê tài chính với các giao dịch thương

mại, dân sự cũng như các hoạt động tài chính khác Từ đó, tránh được sự trùng

lap, mâu thuần giữa các văn bản pháp luật Tuy vậy, khi nói đến tiêu chuẩn của

cho thuê tài chính thi van chưa có sự thống nhất giữa các quốc gia cũng như các

tố chức quốc tế Có thế liệt kê một số nhóm đặc điểm mà các nước, các tổ chức

quốc tế đưa ra để nhận dang cho thuê tài chính :

Thứ nhất, theo Uy ban Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế ( IAFC ), nghiệp vu naothoả mãn mội trong 4 điều kiện sau thì được xem là cho thuê tài chính:

- Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao cho người thuê khi hết hạn hop

đông.

- Hợp đồng có quy đỉnh quyền chọn mua tài sản khi hết hạn hợp đồng

- Thời gian của hop dong thuê chiếm phần lớn thời gian hữu dụng cua tài

sản.

Luận van cao học buat -Binh Tisu Khue 12

Trang 14

- Hiện gia thuần của toàn bộ các khoản tiền thuê do người thuẻ trả tối thiểu

phải bang hoặc lớn hơn giá trị của tài sản thuê tại thời điểm bát đầu hợp dong

thuẻ.

Hiện nay phan lớn các nước đưa ra các tiêu chuản dua trên các tiêu chuân

mà IAFC đã quy định để xác định một giao dịch được gọi là thué tài chính Những giao dich thuê tài sản thoả mãn một trong bốn tiêu chuẩn này đều thuộc

vé phương thức thuê tài chính những giao dich còn lại thuộc về cho thuê vận

hành.

Thứ hai, theo Hiệp hội thống nhất Luật đân sự vẻ Tín dụng Thuê mua Quốc tế

do Hiệp hội Tín dụng thuê mua Quốc tế thoa thuận ( ngày 26/5/1988 tại

Ottawa-Canada ) thì giao dịch thuê mua gồm những tiêu chuẩn sau :

- Người thuê chỉ rõ thiết bị và lựa chọn nhà cung cấp không phụ thuộc vào

những kỹ năng và ý kiến của người cho thuê, trong tình trạng mà người thuê đãbiết rõ về nhà cung cấp

- Những khoản tiền thuê phải trả theo thoả thuận của thuẻ mua phải được

tính theo phương thức tra đản hay trả ngay một phân đáng kể chi phí mua thiết

bi.

Thứ ba, theo tiêu chuẩn của Hội déng Tiêu chuẩn Kế toán Tài chính Hoa kỳ

{ FASB ) thì giao địch thuê mua phải thoả man những điều kiện sau:

- Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao cho người đi thuê khi chấm dứt

hợp đồng thuê.

- Hợp đồng thuê cho phép người đi thuê được quyền chon mua tài sản thuêvới gid thấp hon ở một thời điểm nào đó hay đến khi chấm dứt thời hạn thuê

- Thời hạn thuê phải bang hoặc lớn hơn 75% thời gian hoạt động ước tính

của giá trị tài sản thuê.

- Giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu là 90% so với

giá tri tài sản thuê

Nhìn chung trong luật của nhiều quốc gia thì tuỳ vào tình hình cụ thể mà

những nhà chính sách có một số thay doi liên quan đến đặc điểm của tín dung

thuê mua Chang hạn một số nước quy định thời gian tối thiểu từ 2 đến 3 năm,

thậm chí có nước còn quy định thời gian thuê lên tới 100% đời sông hữu ích của

tài sản Nhiều quốc gia khác lại khá linh hoạt, như luật số 3462 ngày 27/12/1991

của Hàn Quốc thì thời hạn thuê tối thiểu là 60% đời sống hữu ích của tài sản

Nếu tài sản có đời sống hữu ích dưới 5 năm thì thời hạn đó là 70%.

Thứ tư, 0 Việt Nam theo Nghị định 16/2001/NĐ-CP về Tổ chức và hoạt động

của công ty cho thué tài chính ban hành ngày 2/5/2001 thì một giao dịch cho

thué tài chính phai thoả mãn | trong 4 điều kiện sau:

I Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đông bên thuê được chuyển sở

hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên.

2 Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lạt tài sản

thué giá danh nghĩa thấp hon giá trị thực tếcủa tài sản thuê tại thời điểm mua lại.

3 Thời han cho thuê 1 loại tài sản ít nhất phải bang 60% thời gian can thiết

để khấu hao tài sản thuê

l.uän văn cao học [,uật -Đình Tiêu Khuẻ 13

Trang 15

4 Tong số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hop dong thué ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thi trường vào thời điểm ký hợp dong

Qua việc nghiên cứu các tiêu chuẩn trên ta thấy tuy có một số điểm khác

nhau nhưng các tiêu chuẩn nhận dạng về cho thuê tài chính đều quan tâm đến

những điểm mau chốt sau: Su dịch chuyển quyền sở hữu thời hạn thuê tong tiền

thuê, quyền chọn mua Với cho thuê tài chính các tiêu chuẩn này giúp ta phan

biệt nó với các nghiệp vụ khác như: Trả góp, cho vay trung và dài hạn cho thuê

vận hành

Để có thể hiểu thêm về các tiêu chuẩn xác định một giao dich là cho thuê tài

chính chúng ta có thé nghiên cứu qua bang thống kê các tiêu chuân cho thuê tài chính.

Bảng thống kê tiêu chuẩn để được coi là giao dịch cho

thuê tài chính ở một số nước.

Đơn vị: Triệu đồng

| Quốc gia! IAS ¡| Hoa Kỳ | Anh | Hàn Quốc | Indonexia | Việt Nam

rie thức i

2 Chuyén giao | Khong có

quyền sở hữu khiký — Có Có Có |quy định

| kết hợp đồng | -L cuthé |

- Quyén chon mua Có Có Không | Không bat ¡ Có Có

| , bat | bude

" | budc ¬ — ]

- Quyền huỷ ngang | Không | Không | Không | Không Không Không |

| hợp đồng_ — được được | được được _được được

vn Thời hạn thuê | Phan > 15% Phần | Tài san> 5 | Tai san có > 75%,

tính theo đời song | lớn lựa dg | lớn | nam: 60% dai sống >

| hữu dụng cua taj sản khong jtaisin<5| 2nam

thuê quá 30 năm: 70% '

_ ÝÌ C 1

+ Hiện giá cua: Bang > 90% | > 90% Tra du >90% |

các khoan tiền thué| hoac _ tiền thuê

tối thiểu so với giá lớn hơn |

‘tri hợp lý của tài sản |

thuê _ 3 : ] 1A

Luận văn cuo học Luật -Dinh Tiêu Khuè l4

Trang 16

1.3 Ban chat pháp lý của cho thuê tài chính :

Cho thuê tài chính là một hình thức tài trợ vốn trung và dài hạn bang lài sản

Hình thức này dap ứng được nhu cau thiết bị, máy móc cho hoạt động san xuất

kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện khó khăn về von

Giúp nhà sản xuất cung ứng giải quyết nhu cầu bán hàng thu tiền Đồng thời

giúp cho các định chế tài chính có thể cấp các khoản tín dụng có hiệu quả và an

toàn, Công ty CTTC đứng ra mua tài sản theo yêu cầu của bên thuê ( doanh

nghiệp ) và trả tiền cho ngươi bán Bên thuê nhận tài sản khai thác tính hữu ích

của tài sản, gánh chịu mọi rủi ro liên quan đến tài sản thuê và trả tiền thuê định

kỳ cho công ty CTTC Như vậy cho thuê tài chính là sự kết hợp giữa nghiệp vụ

thuê và nghiệp vụ mua bán trong đó thuê là tiền đề của mua bán Cho thuê tài

chính là một hình thức đặc biệt của loai hình tín dụng trung và dài han Khắc

phục được những yếu điểm của hình thức tài trợ vốn truyền thống, nhưng không

thể thay thế được các hình thức tín dung truyền thống Những vấn đề cơ bản về

mặt pháp lý trong cho thuê tài chính là:

Vấn dé quyền sở hữu tài san: Tai sản trong cho thuê tài chính thuộc quyền

sở hữu của công ty CTTC trong suốt thời hạn của hợp đồng cho thuê tài chính.

Người cho thuê tài sản có quyền kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản thuê,

thu hồi tài sản ngay lập tức nếu có những dấu hiệu đe doa đến sự an toàn của tài

sản cho thuê

Vấn dé quyển của người sử dung: Người thuê có quyền lựa chọn tài sản

thuê Nhận tài sản thuê từ người cung ứng theo thoả thuận trong hợp đồng mua

tài sản Khai thác các công dụng của tài sản.

Vấn dé chuyển quyền sở hữu thiết bị: Hết thời hạn hợp đồng thuê, người thuê có thể được chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản, hoặc tiếp tục thuê tuỳ

theo thoả thuận của hai bên.

Về khía cạnh điều chỉnh pháp luật thi cho thuê tài chính là một chế định

pháp lý đặc thù trong hệ thống pháp luật kinh tế Với tư cách là một chế định

pháp luật, cho thuê tài chính là tang hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể phát sinh từ

việc tài trợ vốn dưới hình thức tài san.

Chủ thể trong quan hệ cho thuê tài chính : Thông thường gồm 3 bên:

- Nguoi cho thuê ( Leseor ) là công ty CTTC, người thanh toán toàn bộ giá

trị mua bán tài sản theo thoả thuận giữa người thuê với nhà sản xuất hay cung

cấp và là chủ sở hữu về mặt pháp lý của tài sản mà người thuê sử dụng Trong

trường hợp cho thuê tài sản của chính họ thì người cho thuê là nhà cung cấp thiết

bị.

- Nguoi thuê ( Lessee ): La cá nhân, tô chức thường là doanh nghiệp nhỏ và

vừa là chủ yếu Các doanh nghiệp này có nhu cầu đối mới trang thiết bị công

nghệ, mở rộng hoạt động kinh doanh nhưng lại không có đủ điều kiện về uy tín.

tài sản bảo đảm để vay vốn ngân hàng.Người thuê là người có quyền sử dụng tài

Luaa văn cao học Luật -Đinh Tiểu Khuè 15

Trang 17

san, hưởng những lợi ích và gánh chịu những rủi ro liên quan đến tài san và có

nghĩa vụ tra những khoản tiền thuê theo thoả thuận.

- Nha san xuất hay nhà cung cấp ( Manufacturer or Supplier ): Là người

cung cấp tài sản thiết bị theo thoả thuận với người thuê và theo các điều khoản

trong hợp đồng mua bán thiết bị đã ký kết với người cho thuê

Đối tượng của cho thuẻ tài chính : Cho thuê tài chính là phương thức tài trợ vốn dưới hình thức tài sản Tài sản

của cho thuê tài chính phổ biến là động sản, có thời gian sử dụng lâu dài không

dé bị lạc hậu ( như máy moc, trang thiết bị ôtô xe lửa, tàu thuyền ) Ngoài ra,

bất động sản cũng có thể là đối tượng của các giao dịch cho thuê tài chính ( như dùng để lập các siêu thị lớn khách san, khu công nghiệp ) Đốt với loại tài sản

này người thuê thường chú trọng lựa chọn tài sản thuê và lựa chọn nhà sản xuất.

Phương pháp điều chỉnh của pháp luật về cho thuê tài chính:

Thực chất của cho thuê tài chính là sự giao dịch giữa người thuê ( doanh nghiệp ) và người cho thuê (Công ty cho thuê tài chính ), theo đó người thuê

nhận quyền sử đụng tài sản để khai thác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh

doanh của mình và có thể được chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người cho

thuê theo thoả thuận đó Các chủ thể tham gia quan hệ cho thuê tài chính bình

đăng với nhau về địa vị pháp lý, độc lập về tổ chức và tài sản, có quyền tự chủ

khi tham gia quan hệ Do vậy, mối quan hệ kinh doanh giữa công ty CTTC và

doanh nghiệp về cơ bản là mối quan hệ bình đẳng Xuất phát từ tính chất của

mối quan hệ cho thuê tài chính, phương pháp tác động mà chế định pháp luật cho

thuê tài chính sử dụng là phương pháp bình đẳng, thoả thuận Theo phương này,

những vấn dé mà các bên tham gia quan hệ cho thuê tài chính quan tâm đều

được giải quyết trên cơ sở bình đẳng, bàn bạc, thoả thuận.

2 Khói quét về phớp luột điều chỉnh hoợt động cho

thuê tai chính :

2.1 Nội dung chủ yếu của pháp luật điều chỉnh hoạt động cho

thuê tài chính:

Thông qua việc tìm hiểu pháp luật của một số nước về Leasing có thể thấy

rang luật điều chính hoạt động thuê mua của các nước được xây dựng khônghoàn toàn giống nhau Có nước ban hành đạo luật riêng về thuê mua, gọi là Luậtthuê mua ( Thái Lan ) Có nước lại đưa vào Luật thuế Luật đầu tư, Luật ngânhàng hoặc các van bản đưới luật như Nghị định của chính phủ hay các Thông tư

về hạch toán kế toán của Bộ tài chính Có nước ban hành van bản luật hoàn chinh

về thuê mua nhưng cũng có những nước chỉ đưa vào luật những quy định chủ yếu về thuê mua như khái niệm về thuê mua, tư cách pháp nhân của công Ly

CTTC Mỗi quốc gia tùy theo đặc điểm của nền kinh tế, trình độ nghiệp vụ

Luan văn cao học Luật -Định Tiểu Khuẻ 16

a

Trang 18

ngàn hang mà xây dựng Pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuẻ tài chính cho

phù hợp Về chú thể của hoạt động cho thué tài chính thì hầu hết các quốc gia

déu cho rang đó phải là các ngân hàng công ty tài chính các tập đoàn congnghiệp lớn Do vậy, người cho thuê phải có tư cách pháp nhàn phải có du vốnpháp định theo quy định của nhà nước đối với loại hình kinh doanh này Trongpháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính ngoài việc đưa ra các định

nghĩa pháp lý còn có các quy chế pháp lý quy định về tổ chức và hoạt động của

công tv CTTC, tạo ra một môi trường pháp lý phù hợp tạo điều kiện cho hoạt động cho thuê tài chính phát triển.

Pháp luật điều chỉnh hoạt động Leasing có các nội dụng chủ yếu sau:

- Các dịnh nghĩa pháp lý : Bao gồm các định nghĩa về Leasing hợp đồng.

hàng hoá đối tượng thời hạn nhằm mục đích phân biệt rõ giao dịch cho thuê

tài chính với các giao dịch thương mại và các hoạt động tài chính khác nhằm

tránh sự điều chỉnh trùng lặp, mâu thuẫn của những văn bản luật không phù hợp

- Tư cách pháp nhân của người cho thuê :

Hầu hết các quốc gia đều cho rang công ty chuyên doanh Leasing phải là

một định chế tai chính và các ngân hàng, các công ty tài chính, các tập đoàn

công nghiệp lớn có thể tham gia cho thuê như là một chức năng hoạt động của tổ

chức đó.

Nhiều quốc gia quy định cấm các cá nhân, doanh nghiệp tư nhân hay các

công ty phi tài chính không được tham gia hoạt động thuê mua tài chính ( HànQuốc, Anh Quốc ) Có những quốc gia lai coi các doanh nghiệp kinh doanh thuêmua tài chính cũng như một công ty thương mại ( Thái Lan )

- Vốn pháp định :

Mỗi quốc gia tuỳ theo trình độ phát triển của nền kinh tế và ngành công

nghiệp thuê mua tài chính mà có những quy định riêng biệt về mức vốn pháp

định cho các công ty cho thuê tài chính Ví dụ: Hàn Quốc quy định mức vốn

pháp định là 13 triệu USD, Hoa Kỳ: 17 triệu USD

- Nguồn vốn hoạt động :

Nhìn chung hầu hết các quốc gia đều quy định rất chặt chế nguồn huy

động vốn của các công ty cho thué tài chính Nguồn vốn được huy động bang

phát hành trái phiếu trung, đài hạn nhưng không quá 10 lần số dư vốn riêng Một

số quốc gia cho phép các công ty cho thuê tài chính vay trung dài hạn từ các

ngân hàng công ty tài chính hoặc huy động vốn từ thị trường vốn vay trong nước

hay từ nước ngoài Có nước lại cho phép các công ty CTTC huy động tiền gửi

của công chúng để tài trợ, có nước lại cấm

- Hàng hoá :

Tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ Pháp, Nhật do có

chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp trong nước nên đều có quy định han mức sử dụng thiết bị trong nước để tài trợ cho thuê với các công ty thuê mua.

Còn ở các quốc gia dang phát triển Hàn Quốc, Trung quốc do nhu cầu nhập khẩu

công nghệ từ nước ngoài nên không quy định hạn mức này và còn miễn thuế

xuất nhập khâu cho những thiết bi cho thuê nhập vào rồi tái xuất,

[wan van cao học Luật -Dinh Tiểu Khué 17 Tu nay

Trang 19

- Dang ký hợp dong, quyền sở hữu tài san:

Pháp luật của các quốc gia về thuê mưa đều quy định quy chế đãng ký

quyền sở hưu tài san cho thuê riêng Tài sản thuê hợp đồng thuê mua được công

chứng tại nơi hoạt động chính của người thuê hay noi lap đặt thiết bị Người cho

thuê có trách nhiệm đăng ký hợp đồng công chứng tài sản và chịu mọi phí tổn.

Bên thứ ba khi mua tài sản hay chủ nợ của người thuê phải tham khảo ý kiến của

cơ quan dang ký thiết bị trước khi có hành vi mua hay đòi nợ bang tài sản.

- Quyền chọn mua :

Về quyền này, các quốc gia có các quy định khác biệt Có quốc gia cấm

hoàn toàn quyền này như Singapore, vì họ cho rằng nếu không quy định như vậy

thì không thể phân biệt giữa thuê mua và thuê mua trả góp.

Trong khi đó luật của Hoa Kỳ quy định người thuê có thể mua tài sản

thuê hoặc tiếp tục thuê vào thời điểm kết thúc hợp đồng Giá mua tài sản hay tiềnthuê tài sản phải phù hợp với giá thị trường tại thời điểm mua

Một số quốc gia khác không cấm mua và cũng không bat buộc mua

nhưng quy định trong hợp đồng phải có sự thoả thuận dự liệu trước quyền chọn

mua cho người thuê tài sản khi kết thúc thời hạn thuê theo hợp đồng

- Đối tượng thuê mua :

Nhìn chung các nước phát triển không có chính sách phân biệt giữa các đối tượng thuê Nhưng ở các nước dang phát triển có chính sách khiyến khích

các công ty cho thuê tài chính tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( Trung

Quốc ) vì sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ có tác dụng rất hữu ích đối

với nền kinh tế cũng như sự phát triển của xã hội

- Hợp đông cho thuê tài chính:

Hợp đồng cho thuê tài chính là căn cứ pháp lý xác định những cam kết

giữa bên cho thuê và bên đi thuê về taì sản cho thuê trong thời gian nhất định.

Đặc điểm của hợp đồng thuê mua là : Hop dồng không thể huỷ ngang.

Vào cuối thời hạn thuê, bên thuê có quyền lựa chọn tiếp tục thuê hoặc

mua tài san đó.

Để đảm bảo hợp đồng thuê có hiệu lực pháp luật các nước quy định nội

dung cơ bản của hợp đông Các điều khoản bắt buộc của hợp đồng gồm:

Số hợp đồng, ngày, tháng, năm ký hợp đồng

Tên và địa chỉ của bên cho thuê ( người đạt diện) tên và dia chi của bênthuê ( người đại diện ) Dia chỉ của các bên có thể là địa chỉ đăng ký hoặc địa

chỉ văn phòng chính.

Tài sản thué: Tên, định nghĩa đặc tính kỹ thuật nơi sản xuất, quy cách, số

séri, công dung, số lượng tài sản thuê.

Thời hạn thuê: Thời hạn thuê cơ ban( Basic Lease Period ) của hợp đồng

thuê mua bang phần lớn thời gian hữu dung của tài sản thuê và tổng hiện giá (

Present value ) của các khoản thanh toán tiền thué mà người cho thuê nhận được

tối thiểu phải lớn hơn hoặc gần bằng giá trị tài sản cho thuê Pháp luật của một

số nước có quy định cụ thể thời hạn thuê cơ bản như Hàn Quốc là 60% thời gian

Luan văn cao học Luật -Định Tiêu Khuẻ (8

Trang 20

hữu dụng cho các tài sản có tuổi thọ kinh tế trên 5 nam và 70% cho các tài sản

có tuôi thọ kinh tế dưới 5 năm Hoa Kỳ quy định thời hạn thuẻ cơ bản ít nhấtphai đạt 75% thời han ước tính sử dụng tài sản và tông hiện giá của các khoản

thuê ít nhất bằng 90% siá trị tài sản tài trợ.

Địa điểm của tài sdn: Việc quy định địa điểm giao nhận hoặc lap dat tài sản

giúp cho bên cho thuê có thé giới hạn phạm vị mà người thuê có thể sử dụng tài

sản đó và bảo đảm là bên cho thuê có thể giám sát việc sử dụng cũng như dia

điểm cua tài sản thuê Bên thuê cũng có thể dé nghị bên cho thuê phải chấp nhận

mỗi khi được thông báo về việc tài sản được chuyển dịch khỏi địa điểm cũ.

Thời gian sứ dụng hữu ich của tai san: Theo quy định thì gian sử dụng hữu

ích của tài sản có thể là một thời kỳ mà tài sản đó sẽ được sử dụng một cách hữu hiệu theo như dự kiến hoặc một số nhất định các sản phẩm hay các đơn vị sản

phẩm tương tự dự kiến sẽ thu được từ tài sản đó Đây là căn cứ để xác định thời

hạn cho thuê và số tiền thuê mà người thuê phải tra cho người cho thuê

Tài sản thế chấp hoặc người bdo lãnh: Người cho thuê có thể yêu cầu người

thuê phải có tài sản thế chấp hoặc người bảo lãnh để đảm bao an toàn cho mình

Quyền sở hữu : Thiết bị cho thuê ở trong thời hạn thuê là thuộc quyền sở hữu của người cho thuê Người cho thuê sẽ đăng ký hợp đông thuê và thiết bị cho

thuê tại các cơ quan có thẩm quyền Nếu trong hợp đồng có thoả thuận về việc chuyển quyền sở hữu hoặc thoả thuận bán tài sản cho người di thuê, thì việc này

sẽ được thực hiện vào cuối thời hạn thuê.

Các cam kết và thod thuận khác : Các bên có thể cam kết và đưa vào hợp

đồng một số các quy định như: Tiền thuê và thời hạn thanh toán tiền thuê, ngày

có hiệu lực của hợp đồng, các giấy phép cần thiết liên quan đến việc sử dụng tài

sản

Thong thường, hợp đồng sẽ chấm dứt khi kết thúc thời hạn thuê trừ những

trường hợp buộc phải chấm dứt trước khi thời hạn thuê kết thúc.

2.2 Pháp luật điều chính hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam

hiện nay:

2.2.1 Quá trình hình thành :

Nghiên cứu hoạt động cho thuê tài chính trên thế giới, ta thấy hoạt động này

thường nảy sinh từ nhu cầu muốn nhanh chóng đổi mới thiết bị công nghệ, để

doanh nghiệp có thể tồn tại và cạnh tranh trên thị trường Cho thuê tài chính có

thể nói là hình thức tài trợ máy móc thiết bị duy nhất cho các nước mà thị

trường vốn còn chưa phát triển Mặt khác muốn phát triển cho thuê tài chính cần

có sự phát triển của hệ thống ngân hàng ở một mức độ nhất định Tất cả những

yếu tố này rat xa lạ đối với những nước có nền kinh kế hoặch hoá tập trung Đặc

điểm của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung không tạo ra khả năng phát triển

hoạt động cho thuê tài chính, điều này xuất phát từ hai lý do

Luan van cao học Ludt -Pinh Tiêu Khuè t9

Trang 21

Thứ nhất trong suốt những nám nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch

hoá tập trung đã không tạo ra sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp Bởi sản xuất ra

sản pham gi, sản lượng bao nhiêu, giá cả thế nào đều được kế hoặch hoá từ trên

xuống dưới và các đơn vị chi việc thực hiện Các don vị không chủ động và tự

chủ trong kinh doanh Cơ chế bao cấp làm cho hoạt động thương mại diễn ra

theo kiểu " bán như cho mua như xin ” dẫn đến các xí nghiệp dù sản xuất bao

nhiêu, chất lượng tốt xău cũng đều giao nộp nhà nước Do đó nhu cầu đổi mới

thiết bị để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ hầu như không có.

Thứ hai, hệ thống ngân hàng yếu kém, do trước kia hệ thống ngân hàng hoạt

động theo cơ chế một cấp để phù hợp với nền kinh tế kế hoach hoá Do đó các

công ty CITC phụ thuộc ngân hàng thương mại hoặc độc lập đã không được ra

đời.

Như vậy cho đến trước Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI thì hầu

như chưa có hoạt động cho thuê tài chính nào ở Việt Nam Nói như vậy là vì trên

thực tế trong thập ky 70 - 80 ở nước ta đã xuất hiện một giao dịch có tính chất

thuê tài chính như hoạt động thuê tàu thuỷ của Tổng công ty vận tải ngoại

thương Vietfracht thuộc Bộ Ngoại thương với thoả thuận tiền gốc và lãi được trả

theo định kỳ cho công ty cho thuê là các công ty nước ngoài Sau khi hết thời

hạn thuê và bên thuê đã trả hết tiền thuê, thực hiện đầy đủ các điều khoản đã

cam kết trong hop đồng thì bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tau cho

Vietfracht, nhưng về mat luật pháp thì chưa có văn bản pháp luật nào của nước ta

quy định hoạt động này.

Từ khi nước ta phát triển nền kinh tế thị trường, áp lực cạnh tranh là một yếu

tố tất yếu của cơ chế thị trường, đã bat đầu tác động đến tất cả các doanh nghiệp

Hàng hoá sản xuất ra có chất lượng thấp, giá thành cao đều không tiêu thụ được.

Để có thể tiêu thụ được hàng hoá của mình các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành Để có thể được tăng cường được tính cạnh tranh của sản phẩm như vậy chỉ có một biện pháp cơ bản là đổi mới công nghệ thông

qua mua sam máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại Như vậy, nhu cầu về cho thuêtài chính đã xuất hiện rõ ràng Hệ thống ngân hàng chính thức chuyển sang hệ

thống ngân hàng hai cấp từ năm 1990 với sự phân định rõ ràng chức năng quản

lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước và quyền

tự chủ hạch toán kinh doanh của các tổ chức tín dụng ( TCTD ) Pháp lệnh ngân

hàng 1990 đã tạo lập ra một hệ thống các TCTD đa dạng vẻ loại hình ( Ngân hàng , hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ), đa dạng về hình thức sở hữu

(quốc doanh, cố phần liên doanh với nước ngoài, tập thể) và có sự tham gia của

nhiều ngân hàng, công ty tài chính nước ngoài Kết quả là hoạt động của ngân

hàng đã phát triển nhanh chóng, là nguồn đáo ứng phần lớn nhu cầu vốn cho nền

kinh tế Với một hệ thống ngân hàng như vậy đã có thể áp dụng nghiệp vụ cho

thuê tài chính vào Việt Nam.

Về lĩnh vực pháp luật khái niệm kinh doanh bằng cách cho thuê tài sản cố

định mới bước đầu được sử dụng từ nam 1990 Cụ thể là Thông tư số 34/TC-CNngày 31/7/1990 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc chuyên giao, cho thuê, nhượng

bán thanh lý tài sản cố định: Các tài sản cố định của các công ty nhà nước như

Luận vấn cao học Luật -Dinh Tiểu Khuẻ 30

Trang 22

nhà cửa xưởng máy máy móc xe cô chưa sử dụng đến có thể cho các tô chức

khác thuê ( các tô chức Chính phú các hợp tác xã hoặc các công ty tư nhân

khác) Trong Quyết định số 507/TC-DTXD của Bộ tài chính ngày 22/7/1986 các

tài sản cố định được định nghĩa là các máy móc thiết bị, nhà xưởng, các phươngtiện liên lạc đường bộ, đường biến hàng không, đường sắt, các cơ sở hạ tầng liên

quan và thông tin viễn thông Theo van bản nêu trên, tài sản cố định phai có tuổi

thọ hữu ich từ một năm trở lén Quyết định này cũng nêu ra: ” Việc khấu hao tài

sản cho thuê sẽ được tiến hành bởi người cho thuê, người chủ tài sản Người đi

thuê phải tính đến các khoản thanh toán tiền thuê vào giá các sản phẩm bán ra,

các chi phí về nhân lực và chi phí dịch vụ” Các quy định cho thuê tai sản nêu

trên mới chỉ phần nào hàm chứa đặc điểm của phương thức thuê vận hành ( đối

tượng của tài sản cho thuê, thời gian và giá thuê ), còn khái niệm cho thuê tài

chính hoàn toàn chưa được đề cập đến

Từ năm 1992, theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước, Công ty tài chính quốc

tê ( [FC ) đã hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước xây dựng bản nghiên cứu khả thi về

việc thiết lập nghiệp vụ tài trợ thuê mua máy móc thiết bị ở Việt Nam Trên thực

tế, để góp phần điều chỉnh hoạt động cho thuê đã xuất hiện và ngày càng phổ

biến hơn khi chưa có văn bản pháp luật nào điều chỉnh; cùng với việc giúp các

Ngân hàng thương mại khai thác các tài sản xiết nợ trong khi chưa tìm được các

phương thức xử lý khác, ngày 27/5/1995, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam đã ký Quyết định số 149/QD-NHS ban hành " Thể lệ tín dung thuê mua ".

Khái niệm cho thuê tài chính được xuất hiện lần đầu tiên trong văn bản pháp quy

này Sau một thời gian thi hành QD 149/QĐ-NHS, với tư cách chỉ là giải pháp tạm thời áp dụng đối với những tài sản xiết nợ của ngân hàng thương mại, thực tế

cho thấy Quyết định này chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế như đòi hỏi

phải gia tăng nguồn vốn cho đầu tư, đổi mới thiết bị và công nghệ của các doanh

nghiệp Việt Nam.

Các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn này đa số là loại vừa và nhỏ,

trình độ công nghệ của các máy móc thiết bị mà các doanh nghiệp sử dụng rất lạc hậu nếu đánh giá chung vẻ tất cả các loại máy móc thiết bị đang sử dụng ở

các ngành sản xuất của ta so với mức trung bình tiên tiến trên thế giới thì sự lạc

hau từ hai đến ba thế hệ, thậm chí có những thiết bị lạc hau tới bốn hoặc nam thế

hệ Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam đang rất khó khăn trong việc tạo vốn.

Đối với nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước, chi có các doanh nghiệp thuộc khu

vực Kinh tế quốc doanh mới được cấp phat, tuy vay, từ năm 1990 Nhà nước ta đã

hạn chế nguồn vốn này Bén cạnh đó nguồn vốn tự bổ sung để đầu tư đổi mới

công nghệ, cải tiến máy móc thiết bị từ nguồn vốn khấu hao cơ bản và nguồn

vốn tích luy từ lợi nhuận lại rất hạn chế Các công ty cổ phần có thể có thể bổ sung bằng cách phát hành cổ phiếu, nhưng thị trường chứng khoán ở Việt Nam

lúc này mới chỉ được chuẩn bị các bước đầu để hình thành Trong khi đó nguồn

vốn các ngân hàng thương mại trong nước tập trung cho vay ngắn hạn là chủ

yếu chi đáp ứng 20% - 30% nhu cầu đầu tư vào tài sản cố định, nhằm đổi mớicông nghệ của các doanh nghiệp Hệ thống ngân hàng đầu tư, chủ yếu chỉ cho

vay theo kế hoạch và nguỏn vốn do ngân sách cấp, nên đa số các doanh nghiệp

Luan van cao học Luật -Dinh Tiểu Khuẻ 2t

Trang 23

ngoài quốc doanh không thé vay được Chi nhánh các ngân hang nước ngoài tại

Việt Nam chi chủ yếu cấp tín dụng cho doanh nghiệp của nước họ đầu tư vào

Việt Nam Việc vay vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài cũng khó khăn do

thiếu các đảm bảo về mặt pháp lý cho phía nước ngoài Các nguồn vốn tài trợcủa IMF, ADB, WB thì chủ yếu cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng Do vậy,

Quyết định 149/QD-NHS5 mac dù đã tao ra môi trường pháp lý cho hoạt động tin

dụng này được triển khai song mới thể chế hoá được một phần nhu cầu bức xúc

do.

Xuất phát từ nhu cầu đó, ngày 9/10/1995, Chính phủ ban hành " Quy chế tạm

thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam" kèm

theo Nghị định 64 thay thé QD 149/QD-NHS Đây là bước phát triển mới của

pháp luật vì nó coi hoạt động cho thuê tài chính không đơn thuần là cho thuê tai

sản Nghị định 64/CP đã tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động cho thuê tài chính,

khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư triển khai nghiệp vụ cho thuê tài

chính mham tạo vốn cho nền kinh tế

Tiếp sau ND64/CP, Bộ Tài chính quyết định ban hành" Hệ thống chế độ kế

toán doanh nghiệp” ngày 1/11/1995 hướng dẫn cách hạch toán kế toán đối với

bên thuê và bên cho thuê tài chính Ngày 9/2/1996, Ngân hàng Nhà nước đã ban

hành Thông tư 03/TT-NHS5 hướng dẫn thực hiện ND64/CP Các văn bản pháp lý

sau này cũng tiếp tục thể chế hoá, bổ sung sửa đổi nhằm hoàn thiện các quy định

pháp luật về cho thuê tài chính như: Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật

các Tổ chức tin dung 12/12/1997; Quyết định 95/1998/QĐ-NHS của Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước ngày 12/3/1998 về việc sửa đổi diém1.5 Mục V của Thông

tư 03/TT-NH5 ban hành ngày 9/2/1996 Day là căn cứ pháp lý quan trọng để các

công ty CTTC hình thành va phát triển đáp ứng yêu cầu đổi mới máy móc, thiết

bị, dây chuyền công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nghị định 64/CP khi áp dụng có một số điểm vướng mắc, không phù hợp với

thực tế hoạt động cho thuê tài chính cũng như một số văn bản pháp luật khác có

liên quan, gây khó khăn cho các doanh nghiệp Để giải quyết vấn đề đó, ngày

2/5/2001 Chính Phủ ban hành Nghị định 16/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt

động của Công ty CTTC thay thế Nghị định 16/CP, nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc đó, đáp ứng sự mong đợi của các công ty CTTC và các khách

hàng của họ Ngày 6/9/2001 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư

số 08/2001/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện NĐI6/CP Nhu vậy, hiện nay khung

pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính của các công ty CTTC tại Việt

Nam bao gồm các văn bản sau :

- Luật Ngan hàng Nhà nước& Luật các Tổ chức Tin dụng 12/1997;

- Nghị định 16/CP/2001/ND-CP;

- Thông tư 08/2001/TT-NHNN

- Quyết định số 104/2001/QD-TTg ngày 10/7/2001 của Thủ tướng Chính

Phủ về việc thành lập Cục đăng ký Quốc gia giao dịch bảo đảm;

-Thông tư số 04/2002/TT-BTP ngày 22/2/2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn

về thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký tài sản cho thuê tài chính và việc quản

lý nhà nước về đăng ký tài sản cho thuê tài chính;

Luan van cao học Luat -Dinh Tiểu Khuè 22

Trang 24

- Thông tư liên tịch số 33/2002/BTC-BTP do Bộ Tài chính và Bo Tư pháp

ký kết ngày 12/4/2002 đã hướng dân chế độ thu nộp và quản lý sử dụng lệ phí

đăng ký và cung cấp phí thông tin vé giao dich bảo đảm và tài san cho thuê tài

chính.

Việc ban hành các văn bản như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động cho thuê tài chính phát triển an toàn thuận lợi.

2.2.2 Nội dung chủ yếu của pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê tài

chính ở Việt Nam hiện nay:

Điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính bằng pháp luật có thể được thực

hiện dưới nhiều cách thức khác nhau như tác động vào chủ thể, tạo ra nhữngchuẩn mực cho việc thiết lập các quan hệ cho thuê tài chính, giải quyết các tranh

chấp phát sinh từ hoạt động cho thuê tài chính Nhìn chung khung pháp luật

điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay gồm hai nội dung

chủ yếu sau:

*, Địa vị pháp lý của công ty cho thuê tài chính:

Địa vị pháp lý của một chủ thể pháp luật là một khái niệm được sử dụng

nhằm thể hiện tư cách pháp lý của một loại chủ thể pháp luật Địa vị pháp lý của công ty CTTC thể hiện khả năng tham gia quan hệ pháp luật kinh tế và vai trò, vị

trí của nó thông qua việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt

động kinh doanh.

Nội dung địa vị pháp lý của công ty CITC không chỉ bao gồm hệ thống

quyền và nghĩa vụ của chúng mà còn bao gồm cả hệ thống các quy phạm pháp

luật xác định vị trí, vai trò, chức năng cũng như xác định tính chất và đặc điểm

về tổ chức quản lý kinh doanh của nó Khi nghiên cứu về pháp luật điều chỉnh

hoạt động cho thuê tài chính thông qua việc nghiên cứu các định chế pháp lý cụ

thể, cần lưu ý đến các yếu tố và cơ sở quyết định ảnh hưởng đến việc xác định

địa vị pháp lý của các công ty CTTC Đó là việc xác định vị trí, vai trò của các

công ty CTTC trong nén kinh tế thị trường, cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước

đối với loại hình tổ chức tín dung này, chế độ sở hữu chi phối các loại hình công

ty CTTC, chức năng Khi nghiên cứu về pháp luật điều chỉnh về tổ chức và hoạt

động của công ty CTTC, cần chú ý đến một số vấn dé cơ bản sau: Thủ tục thành

lập, tổ chức của công ty CTTC, quyền và nghĩa vụ của công ty trong hoạt động

kinh doanh, các quy định của pháp luật về giải thể, phá sản, thanh lý, giải quyết

tranh chấp, tổ chức lai

* Hợp đồng cho thuê tài chính:

Hợp đồng cho thuê tài chính là hình thức pháp lý của quan hệ cho thuê tài

chính cu thể huon nó là căn cứ pháp lý xác định những cam kết giữa bên cho

thuê và bên đi thuê về tài sản cho thuê trong thời gian nhất định Hợp đồng cho thuê tài chính là sự thoả thuận bảng văn bản giữa công ty CTTC và bên thuê về việc cho thuê tài sản, máy móc thiết bị, động sản khác trong một thời gian nhất

định Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì cho thuê tài chính là một hình

thức cấp tín dụng ( Điều | ND16/2001/ND-CP) Hợp đồng cho thuê tài chính

Luan vin cao học Luật -Dinh Tiểu Khuê 23

Trang 25

dược điều chính bởi các quy phạm của Luật ngàn hàng, đồng thời hợp đông cho

thuê tài chính là một loại hợp đồng kinh tế nên cũng phải chịu sự điều chính của

chẻ định pháp luật hợp đông kinh tế nói chung.

Theo ND 64/CP thì ở Việt Nam chi áp dụng hình thức thuê mua thuận (Net

lease ) có sự tham gia của ba bên Việt Nam chưa thể áp dụng phương thức thuê

có hai bên vì nếu áp dụng phương thức này người cho thuê cũng đồng thời là

nhà sản xuất và cung ứng, mà trong điều kiện trước mắt Việt Nam chưa thể thực

hiện được điều này Thông thường một giao dịch cho thuê tài chính có ba chủ thể

tham gia đó là: Bên cho thuê, Bên thuê và Nhà cung ứng Người cung ứng cung

cap tài sản, thiết bi theo sự thoả thuận trong hợp đồng mua bán thiết bi đã ký kết

với người cho thuê và theo sự thoả thuận với người thuê Để đạt được mục đích

của hợp đồng cho thuê tài chính, các bên tham gia giao địch phải đồng thời thực

hiện các quyền và nghĩa vụ của mình Nội dung của hợp đồng cho thuê tài chính

mà các bên ký kết trước tiên là các điều khoản mang tính nguyên tắc hợp đồng

như: Bên thuê không có quyền huỷ ngang hợp đồng; thời hạn cho thuê tài sản ít

nhất phải bằng 2/3 thời hạn hữu dung của tat san để khấu hao tài sản thuê (theo

thông lệ quốc tế ); căn cứ vào thời hạn thuê, tổng số tiền thuê tài sản ít nhất phải

tương đương với giá trị của tài sản đó trên thị trường vaò thời điểm ký hợp đồng

Do đặc thù của hợp đồng thuê tài chính, các bên tham gia hợp đồng còn phải ký

kết các điều khoản nhằm đảm bảo nghiêm ngặt quyền sở hữu tài sản của bên cho

thuê cũng như trách nhiệm của bên thuê đối với những rủi ro liên quan đến

quyền sở hữutài sản đó; đảm bảo quyền sử dung tài sản của bên thué Quyén

chọn mua thường được các bên thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính,

ngoài ra các bên còn thoả thuận về các điều kiện dam bảo hợp đồng, phương

thức thanh toán và điều khoản giải quyết tranh chấp Hiện nay theo quy định

của ND 16/CP các công ty CTTC được thực hiện một hình thức cho thuê tài

chính mới đó là hình thức Mua và cho thuê lại Theo hình thức này, công ty

CTTC mua lại máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản thuộc

sở hữu của bên thuê và cho bên thuê thuê lại chính các tài sản đó để tiếp tục

phục vụ cho hoạt động của mình Như vậy, giao dich cho thué tài chính có hai

bên đầu tiên đã bat đầu được thực hiện ở Việt Nam tạo điều kiện mở rộng hoạt

động cho các công ty CTTC nói chung và công CTTC trực thuộc TCTD nói

riêng Ngoài ra theo quy định của ND 16/CP trường hợp nhu cầu thuê của một

khách hàng vượt quá 30% vốn tự có cua công ty CTTC hoặc khách hàng có nhu

cầu thuê từ nhiều nguồn thì các công ty CTTC được cho thuê hợp vốn theo quy

định của Thống đốc NHNN Việt Nam.

Chế định hợp đồng cho thuê tài chính là một trong những nội dung cơ bản

của pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính Để hoạt động cho thuê tài

chính phát triển theo định hướng, phát huy vai trò cung cấp vốn cho nền kinh tế.

Pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính của Việt Nam cần phải có những quy

định nghiêm ngặt để các bên tham gia hợp đồng phải tuân thủ đồng thời tạo ra

môi trường pháp lý thuận lợi nhằm thúc day hoạt động cho thuê tài chính phát

trién.

Lưàn vận cuo học Luật -Dinh Tiêu Khuẻ 24

`

Trang 26

3 Khói niệm về Công ty cho thuê tòi chính và Công

ty cho thuê tdi chính trực thuộc TCTD.

Nhìn chung , hầu hết các quốc gia trên thế siới đều cho rằng các công ty

chuyên doanh Leasing phải là một định chế tài chính hoặc các ngân hàng các

tập đoàn công nghiệp lớn có thể tham gia Leasing như là một chức năng hoạt

động của tổ chức đó Vẻ van dé này Nhà nước Việt Nam cũng quan niệm hoạt

động cho thuê tài chính phải do các công ty CTTC thực hiện Điều này đã được

quy định tai Khoản | Điều 61 Luật các To chức tín dụng 12/1997: " Hoạt độngcho thuê tài chính đối với tổ chức cá nhân được thực hiện thông qua công ty cho

thuê tài chính.”

Như vay, tư cách pháp nhàn của người cho thuê theo pháp luật Việt Nam phi hợp với thông lệ quốc té.Trong quan hệ cho thuê tài chính công ty CTTC

đóng vai trò là chủ tài sản là người cho thuê Về lĩnh vực pháp luật điều chỉnh „

hoạt động cho thuê tài chính thì các quy phạm quy định về địa vị pháp lý của

công ty CTTC là một chế định pháp luật cơ bản Khi nghiên cứu pháp luật về tổchức và hoạt động của công ty CTTC, chúng ta phải tìm hiểu khái niệm công ty

KT TC:

3.1 Khái niệm về công ty cho thuê tài chính:

3.1.1 Định nghĩa về công ty CTTC theo pháp luật Việt Nam hiện hành:

Về mặt pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của công ty CTTC thì chỉ

có Hàn Quốc và Philipin là ban hành luật riêng, còn các nước khác thì các quyđịnh vẻ công ty CTTC nằm rải rác ở các văn bản luật như: Luật thuế, Luật

thương mại Còn ở Việt Nam cơ sở pháp lý đầu tiên của công ty CTTC là Thể lệ

tín dụng thuê mua ban hành kèm theo QD 149/QĐ-NH5 ngày 27-5-1995 của

Thống đốc NHNN Điều 3 của QD149/QD-NHS quy định: 76 chức tin dung

thực hiện nghiệp vụ tin dụng thuê mua được thành lập công ty tín dụng thuê mua

trực thuộc phòng tín dụng thuê mua để quan lý giám sát về hoạt động nghiép vụ

này Khi ND64/1995/ND-CP được ban hành thì thuật ngữ công ty CTTC đã

chính thức ghi nhận và được định nghĩa như sau: Cóng ty cho thuê tài chính là

loại công ty tài chính hoạt động chủ yếu là cho thuê máy móc thiết bị và các

loại động san khác Sau đó NĐ64/CP được thay thế bang ND16/CP va Ngàn

hàng Nhà nước ban hành TT 08/2001 để hướng dẫn thi hành ND16/CP thì công

ty CTTC được định nghia như sau:

Theo Khoản 2 Điều | Thông tư 08/2001/TT-NHNN thì " Công ty cho thuê tàichính là mội tổ chức tín dung phi ngàn hàng, là pháp nhân Việt Nam, hoạt động

chủ yếu là cho thuê tài chính ”

Juan văn cao hoe L.uấc -Đình Tiểu Khuẻ 33

Trang 27

Như vậy, theo pháp luật Việt Nam công ty CTTC là tổ chức tín dụng phi

ngân hàng, là pháp nhân Việt Nam Theo Điều 20 Luật các tổ chức Tin dung 12/1997 thì : “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định

của luật các tỏ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động

kinh doanh tiền tệ, làm dich vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dung

tiền gửi để cấp tín dựng, cung cấp các dịch vụ thanh toán.”

Cũng theo Điều 20 Khoản 3 Luật các tổ chức tín dụng thì: " Tổ chức tín dụng

phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động

ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận

tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán Tổ chức tín dụng phi ngân

hàng gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài

chính và các tô chức tín dụng phi ngân hàng khác."

3.1.2 Dac điểm của cong ty cho thuê tài chính:

Xét về bản chất thì công ty CTTC là một loại TCTD, là doanh nghiệp Do

vậy, cân cứ vào các định nghĩa trên ta có thể rút ra một số đặc điểm riêng của

công ty CTTC mà dựa vào đó ta có thể nhận biết, phân biệt chúng với các doanh

nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực ngành nghề khác và các loại hình TCTD

phi ngân hàng khác.

Thứ nhất, Công ty CTTC có đối tượng kinh doanh trực tiếp là các loại tài sản

thuộc sở hữu của mình: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động

sản khác Đây là những loại tài sản mà pháp luật cho phép là đối tượng của hoạt

động cho thuê tài chính Còn các TCTD phi ngân hàng khác có doi tượng kinh

doanh là bằng tiền.

Thứ hai, Công ty CTTC là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu và thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là hoạt động cho thuê tài chính.

Công ty CTTC chỉ có một sản phẩm "độc canh ” đó là cho thuê tài chính Còn

các TCTD phi ngân hàng khác được tiến hành các hoạt động nghiệp vụ ngân

hàng như tín dụng, nhận tiền gửi có kỳ hạn

Thứ ba, Công ty CTTC là loại hình doanh nghiệp chịu sự quản lý nhà nước

của Ngân hàng Nhà nước.

Thứ tu, Công ty CTTC là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo

quy định của pháp luật về ngân hàng và các quy định khác có liên quan của pháp

luật.

3.1.3 Các loại hình công ty cho thuê tài chính:

Nghị định 16/2001/NĐ-CP và Thông tư 08/2001/TT-NHNN quy định về các

loại hình công ty CTTC được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam bao

gồm:

- Công ty cho thuê tài chính Nhà nước: là công ty cho thuê tài chính do Nhà

nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt đông kinh doanh Việc cấpLuận van cao học Luat-Dinh Tiểu Khuè 36

Trang 28

giấy phép thành lập và hoạt đông cua công ty cho thuê tài chính Nhà nước theo

hướng dan riêng của Ngân hàng Nhà nước

- Công ty cho thuê tài chính cổ phần: là công ty cho thuê tài chính được

thành lập dưới hình thức công ty cổ phần trong đó các tổ chức và cá nhân cùng

góp vốn theo quy định của Ngân bàng Nhà nước và các quy định khác của pháp

luật.

- Công ty cho thuê tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng: là công ty cho thuê tài chính hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân do một tổ chức tín dụng thành

lập bằng vốn tự có của mình làm chủ sở hữu theo quy định của Ngân hàng Nhà

nước và các quy định khác của pháp luật

- Công ty cho thuê tài chính liên doanh: là công ty cho thuê tài chính được

thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín

dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức

tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên đoanh

- Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài: là công ty cho thuê tài

chính được thành lập bằng vốn của một hoặc nhiều tổ chức tín dung nước ngoài

theo quy định của pháp luật Việt Nam

-Tại Việt Nam chỉ có công ty CTTC được thực hiện hoạt động cho thuê tài

chính Tuy nhiên, nhiều quốc gia có những quy định rộng rãi hơn, cho phép các

công ty công nghiệp tham gia hoạt động tín dụng thuê mưa như là một hình thức

hỗ trợ bán sản phẩm của mình ( Hoa Kỳ ) Nhưng những hoạt động này phải

được thực hiện qua các công ty con (dealers) chuyên kinh doanh thuê tài chính Cũng có quốc gia coi doanh nghiệp kinh doanh tín dụng thuê mua cũng như một

công ty thương mại (Thái Lan) Việt Nam và các nước đang phát triển khác như Trung Quốc, Hàn Quốc do đặc điểm của cho thuê tài chính là nhận vốn, công

nghệ thông qua thuê tài chính, nên các công ty CTTC hoạt động như công ty

xuất nhập khẩu để tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Vì vậy, ở Việt Nam

và các quốc gia này thường cho phép các công ty 100% vốn nước ngoài, công ty

liên doanh với nước ngoài chuyên doanh thuê tài chính theo định hướng của Nhà nước Hiện nay, ở Việt Nam đang có 9 công ty CTTC được Ngân hàng Nhà nước

cấp giấy phép thành lập và hoạt động:

- Công ty CTTC Quốc tế Việt Nam ( VILC ): Giấy phép hoạt động số

01/GP-CTCTTC ngày 28/10/1996, là công ty liên doanh giữa Ngân hàng Công thương

Việt Nam và một số tổ chức tài chính, tin dụng nước ngoài với vốn điều lệ là 5

triệu USD.

- Công ty CTTC KEXIM Việt Nam (KVLC): Giấy phép hoạt động số

02/GP-CTCTTC ngày 20/1 1/1996, là công ty 100% vốn nước ngoài với vốn điều lệ 10

triệu USD do Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc cấp

- Công ty CTTC Việt Nam ( VINALEASE ): Giấy phép hoạt động số

03/GP-CTCTTC ngày 26/07/1997 là công ty liên doanh giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và hai tổ chức tài chính tín dụng của Nhật Bản với vốn điều lệ 10 triệu

Trang 29

- Cong ty CTTC - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành lập theo QD

108/1998/QD-NHNN 5 ngày 25/3/1998 của Thống đốc NHNN Vốn điều lệ: 55

ty VND.

- Công ty CTTC I- Ngan hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt

Nam được NHNN cấp siấy phép hoạt động 1998, Vốn điều lẻ: 65 ty VND

- Công tv CTTC I - Ngàn hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt

Nam được NHNN cap giấy phép hoạt động I998 VDL : 55tý VND.

- Công ty CTTC - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được NHNN

cấp giấy phép hoạt động năm 1998 Vốn điều lệ: SSty VND.

- Công ty CTTC quốc tế ANZ-VTRAC là công ty cho thuê tài chính 100%

vốn của Ngân hàng ANZ và tập đoàn V-Trac ( Hoa Kỳ ) thành lập tháng12/1999 Vốn điều lệ: 5 triệu USD

Ngày 29/ 3/2001 do những khó khăn vẻ phía 02 đối tác Nhật Ban, Thống đốc

NHNN Viet Nam đã ra Quyết định số 246/QD-NHNN sáp nhập Công ty CITC Việt Nam ( VINALEASE ) với Công ty CTTC trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương ( VCB Leaco ) Như vay, trên thị trường cho thuê tài chính hiện nay ở

Việt Nam có 08 công ty CTTC hoạt động, trong đó có 05 công ty CTTC trực

thuộc của TCTD ; 02 cong ty CTTC 100% vốn nước ngoài va | công ty CTTC

ra QD 149/QD-NHS về việc ban hành “Thể lệ tín dung thuê mua" cho phép cúc

TCTD của Việt Nam thực hiện nghiệp vụ tín dụng thuê mua dưới dạng các công

tv thué mua hoặc phòng tín dung thuê mua trực thuộc TCTD đó Một số ngân

hàng thương mại quốc doanh Việt Nam ( Ngân hàng Ngoại thương Ngàn hàng

Dau tư và Phát triển ) đã thành lập các công ty tín dung thuê mua Các công ty

này hoạt động dưới hình thức hạch toán phụ thuộc không được ra vốn độc lập và

không có tư cách pháp nhân Thực chất trong thời gian này, hoạt động của các

công ty này chi mang tính chat thử nghiệm đối tượng cho thuê là một số thiết bi

văn phòng máy xây dung Bén cạnh đó các công ly còn hoạt động trong lĩnh

vực tư vấn về nghiệp vu cho thuê tài chính, về máy móc, thiết bị là các tài sản

cho thué: bao lãnh cho các doanh nghiệp thuê tài sản Fuy hoạt động tin dung

thuê mua còn rat mới nhưng chi trong nam I995 các công ty thuê mua trực thuộc các ngân hàng quốc doanh đã đạt được những kết qua nhất định trong kinh

doanh Ví dụ như Công ty tín dung thuê mua của Ngan hàng Ngoại thương đã

tham gia thuê mua cho hàng chục khách hàng hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế khác nhau Nam 1995, doanh số của công ty đạt 7.5 ty đồng và 2.7 triệu USD.

L.uän xản cao học [uuậc -ĐÐính Tiểu Khuẻ 28

Trang 30

Sau một thời gian thứ nghiệm dựa trên các két đạt được từ hoạt động tín

dụng thué mua và nhu cầu vốn của các doanh nghiệp Ngày 9/10/1995 Chính

phú đã ban hành NĐ64/CP vẻ “Quy chế tam thời của công ty cho thuê tài chính”

và đến ngày 9/2/1996 Ngàn hàng Nhà nước Việt Nam đã ra Thông tư số

03/TT-NH5 hướng dan thi hành ND64/CP Các van ban pháp lý này đã tạo điều kiệncho hoạt động cho thuê tài chính ra đời và phát triển Đặc biệt các văn bản quy

định các ngàn hàng cong ty tài chính, doanh nghiệp khác muốn thực hiện hoạt

động cho thuẻ tài chính phải có đủ uy tín, kinh doanh 3 năm liên tục có lãi phii

thành lập các Công ty CTTC độc lập theo các quy định của pháp luật Các công

ty thuê mua - tiền thân của các công ty CTTC hiện nay phải ngừng hoạt động

trong một thời gian để chuẩn bị mọi điều kiện, vật chất cho việc thành lập còng

ty CITC Sau khi ND64/CP được ban hành 03 năm.vào năm 1998 các ngản hàng thương mại quốc doanh đã xin thành lập mới các công ty CTTC dưới hình

thức công ty thành viên độc lập trong Tổng công ty Nha nước có tư cách pháp

nhân thay thế cho các công ty tín dụng thuê mua trực thuộc trước đây Theo

ND64/CP thì các công ty CTTC do các ngân hàng thương mại thành lập ra là loại

công ty CTTC 100% vốn ngân hàng Trong thời gian này đã có 5 công ty CFTC

của 4 Ngan hàng thương mại quốc doanh được Ngân hàng Nha nước cho phép

thành lập và hoạt động, đó là các công ty:

- Công ty CTTC - Ngan hàng Công thương Việt Nam (01/1998).

- Công ty CTTC - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (25/3/1993).

- Cong ty CTTC I - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt

Nam ( hoạt động từ Huế trở ra ) Thành lập 1998.

- Công ty cho CTTC ]I - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Việt Nam ( hoạt động từ Đà Nẵng trở vào ) Thành lập ngày 10/8/1998.

- Công ty CTTC - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (09/1998 )

Chức náng chính của các công ty này là cung cấp tín dụng trung và dài hạn

cho khách hàng thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác.

Sau một thời gian áp dụng, tuy đã bước đầu tạo ra môi trường pháp lý khá

thuận lợi cho tổ chức và hoạt động của các công ty CTTC ở Việt Nam Nhưng

Quy chế tạm thời về tổ chức và hoại động của công ty CTTC ban hành kèm theo

ND 64/1995/NĐ-CP đã bộc lộ một số bất cập gây khó khăn cho hoạt động của

các công ty CTTC cũng như các khách hàng Ví dụ như: Hạn chế về đầu vào

-nguồn vốn, hạn chế đầu ra - khách hàng Trước tình hình đó ngày 2/5/2001

Chính phủ đã ban hành ND16/2001/ND-CP vé tổ chức và boat động của công ty

CTTC thay thế ND64/CP, ngày 6/9/2001 Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành

Thông tư 08/2001/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện ND16/CP mở ra một hướng

mới cho hoạt động cho thuê tài chính phát triển ở Việt Nam NDI6/CP và

TT08/NHNN đã có các định nghĩa pháp lý về Cho thuê tài chính về Công ty

CTTC và các loại hình công ty CTTC ở Việt Nam, trong đó quy định các công

fv CTTC do các ngàn hàng thương mại thành lập thuộc loại hình cong ty CTTC

trực thuộc của TCTĐ.

Theo Khoản 3 Điều 2 Thông tư 08/2001/TT-NHNN thì: " Công ty cho thuê

tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng là công ty cho thuê tài chính hạch toán

L.uaa van vao học Lual -Dinh Tiểu Khue 39

Trang 31

đóc lap, có tư cách pháp nhân do một tô chức tin dụng thành lap bằng vốn tự cócủa minh làm Chủ sơ hữu theo quy dink cua Ngan hàng Nhà nước và các quy

dinh khác của pháp luật.”

Như vậy theo quy định của pháp luật thì các TCTD bao gồm: TCTD Nhà

nước TCTD có phản TCTD liên doanh, TCTD 100% vốn nước ngoài nếu

muốn thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính thì phải thành lập các công ty

CTTC trực thuộc tại Việt Nam Nhưng trong thực tế hiện nay mới chi có các

Công ty CTTC trực thuộc của TCTD do các Ngân hàng thương mại thuộc sở hữu

nhà nước thành lập và hoạt động , chưa có bất kỳ một TCTD thuộc hình thức sở

hữu khác thành lập công ty CTTC trực thuộc của mình

3.2.2 Đặc điểm của cong ty CTTC trực thuộc của TCTD:

Công ty CTTC trực thuộc của TCTD là một loại hình trong 5 loại hình công

ty CTTC được quy định trong ND16/CP Do vậy, để phân biệt với các loại hình

công ty CTTC khác cần phải nghiên cứu các đặc điểm riêng của nó Căn cứ vào

định nghĩa về công ty CTTC trực thuộc TCTD ta có thể rút ra một số đặc điểm

riêng của nó:

- Thứ nhát: Công ty CTTC trực thuộc của TCTD do một TCTD thành lập

bảng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo quy định của pháp luật Các loại hình công ty CTTC khác thì: công ty CTTC nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn.

thành lập và tổ chức quản lý; công ty CTTC liên doanh được thành lập đo bằng

vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều TCTD, doanh nghiệp Việt Nam

và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều TCTD nước ngoài trên cơ sở hợp đồng

liên doanh

- Thứ hai: Vốn điều lệ của công ty CTTC trực thuộc của TCTD do TCTD chủ

sở hữu của công ty cấp 100% từ nguồn vốn tự có của TCTD Còn các loại hình

công ty CTTC khác có nguồn vốn sóp như công ty CTTC liên doanh, công ty

CTTC cổ phần hoặc có nguồn vốn do Nhà nước cấp như công ty CTTC nhà

nước.

- Thứ ba: Quan hệ giữa công ty CTTC trực thuộc của TCTD với TCTD chủ

sở hữu là mối quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con Công ty CTTC trực

thuộc của TCTD là một đơn vị thành viên của TCTD, chịu sự quản lý, kiểm tra,

giám sát của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc của TCTD đó Đặc điểm này

cho phép phân biệt công ty CTTC trực thuộc của TCTD với các loại hình công ty

CTTC khác là những công ty độc lập về cơ cấu tổ chức quản trị điều hành và về

hoạt động.

Trên đây là một số khái niệm cơ bản về cho thuê tài chính: công ty CTTC nói

chung va công ty CTTC trực thuộc cửa TCTD nói riêng; những nội dung cơ bản

vẻ pháp luật cho thuê tài chính trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay phục vụ

trực tiếp cho việc nghiên cứu tìm hiểu nhằm mục đích hoàn thiện pháp luật vẻ

công ty CTTC trực thuộc của TCTD.

Luan văn cao học Luat -Psnh Tiểu Khuẻ 30

Trang 32

Theo quan điểm của Việt Nam thì: Nguồn của pháp luật là những văn bản

pháp luật chứa đựng những quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có

thâm quyền ban hành Do vậy, nguồn của pháp luật về công ty CTTC trực thuộc

của TCTD bao gồm những văn bản pháp luật và những văn bản dưới luật.

Như chúng ta đã biết hoạt động cho thuê tài chính đã xuất hiện ở Việt Nam

từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20 Đó là vào năm 1993-1994 VietNamAirline

xuất phát từ nhu cầu hiện đại hoá đội bay, nâng cao chất lượng phục vụ hành

khách đã thuê 9 máy bay hiện đại nhất trong tổng số 24 máy bay của hãng từ các

công ty cho thuê nước ngoài (Hãng Region Air - Singapore ) Như vậy, tuy

hoạt động cho thuê đã xuất hiện nhưng lai với các công ty nước ngoài Ngày

25/5/1995 Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành QD số J49/1995/QĐ-NH5 cho

phép các TCTD Việt Nam thực hiện nghiệp vụ tín dụng thuê mua dưới dạng Các

công ty thuê mua hoặc Phòng tín dụng thuê mua trực thuộc TCTD đó Đây là

văn bản pháp luật đầu tiên về cho thuê tài chính ở Việt Nam, dựa trên văn bản

này các TCTD đã thành lập ra các công ty tín dung thuê mua hoặc phòng tin

dụng thuê mua và thực hiện các hoạt động thuê mua ở Việt Nam và các hoạt

động cho thuê chỉ mang tính thử nghiệm chủ yếu để giải quyết các tài sản xiết

nợ của ngân hàng thương mại Ngày 09/10/1995 Chính phủ dã ban hành ND số

64/CP về "Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuế tài

chính” và đến ngày 09/02/1996 Ngân hang Nhà nước đã ban hành TT số

03/TT-NHŠ hướng dan thi hành ND64/CP các van bản này đã tạo ra hành lang pháp lý

cho việc thành lập và hoạt động của các công ty CTTC nói chung và các công ty

CTTC trực thuộc của TCTD nói riêng ở Việt Nam Trong thời điểm này các ngân

hàng thương mại Việt Nam đã thành lập nên các công ty CTTC của mình thay thế cho các Công ty tín dụng thuê mua và các Phòng tín dụng thuê mua trước

đây Trong giai đoạn này các van bản pháp luật là cơ sở để thành lập và hoạt

động của các công ty CTTC nói chung và công ty CTTC trực thuộc của TCTD

bao gồm:

- Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính 10/1990.

Luận văn cao học Luật -Định Tiểu Khuẻ 31

Trang 33

- Ngày 27/5/1995, Thống đốc Ngàn hàng Nhà nước đã ban hành Thẻ lệ tín

dụng thuê mưa ( theo Quyết định số 149/QĐ-NHŠ§ ) tạo ra cơ sở pháp lý cho cácNgân hàng thương mại Nhà nước lập các công ty thuê mưa trực thuộc của mình

- Nghị định 64/1995/NĐ-CP ban hành kèm theo quy chế tạm thời về to chức

và hoạt động cua công ty CTTC tại Việt Nam.

- Thông tư 03/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 9/2/1996

hướng dan chỉ tiết việc thực hiện ND64/CP

Vào tháng 12/1997 Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Ngân hàng Nhànước và Luật các tổ chức tín đụng trong đó có một số các quy định cụ thể về

hoạt động cho thuê tài chính Cũng trong thời gian này một số các quy định pháp

luật có liên quan cũng được ban hành như: Bộ luật Dân sự 1996, Luật doanh

nghiệp Nhà nước 1995, Luật doanh nghiệp 1999, Luật Dau tu nước ngoài 2000

Các văn bản pháp luật này ra đời cũng như thực tế phát triển của hoạt động cho

thuê tài chính dẫn đến một số các quy định trong ND64/CP không còn phù hợp

nữa đòi hỏi phải có sự sửa đổi cho phù hợp Vì vậy, ngày 02/05/2001 Chính phủ

ban hành NP số 16/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê

tài chính thay thế ND64/CP Ngày 06/09/2001 Ngân hàng Nhà nước ban hành

TT số 08/2001/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện ND16/CP Trong hai van bản

này có các quy định về tổ chức và hoạt động của 5 loại hình công ty CTTC, trong

đó có loại hình công ty CTTC trực thuộc của TCTD Như vậy, từ nam 1998 đến

nay nguồn pháp luật điều chính tổ chức và hoạt động của công ty CTTC trực

thuộc của TCTD tại Việt Nam bao gồm các văn ban sau:

- Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng 1997.

- Nghị định 16/2001/NĐ-CP.

- Thông tư 08/2001/TT-NHNN.

Thực tế ở Việt Nam hiện nay chưa có luật riêng điều chính hoạt động chothuê tài chính mà mới chỉ có các quy phạm pháp luật nằm rải rác trong các đạotuật có liên quan và các văn bản dưới luật Trong khi đó thì hầu hết các nước có

có ngành công nghiệp cho thuê tài chính phát triển đều có luật riêng để điềuchính hoạt động này.

2 Những nội dung chủ yếu của phớp luột về công

ty CTTC trực thuộc của TCTD:

Những quy định phấp luật chủ yếu về công ty CTTC trực thuộc của TCTD

tại Việt Nam bao gồm tổng thể các quy phạm liên quan đến vấn đề thành lập, tổ

chức quản trị diéu hành các hoạt động của công ty: các vấn đề về giải quyết

tranh chấp, giải thể , thanh lý, phá sản của công ty

2.1 Nội dung chu yếu của pháp luật về tổ chức của cong ty CTTC trực thuộc của TCTD:

Luận văn vao học Luật -Dinh '[iêu Khuè 32

Trang 34

2.1.1 Quy chế thành lập va cấp giấy phép hoạt dong:

Cong ty CTTC trực thuộc của TCTD là đơn vị thành viên của TCTD chủ sở

hữu, thành lập theo đẻ nghị của Hội đồng quan trị của TCTD do Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định Để có thể thành lập và hoạt động,

công ty CTTC trực thuộc của TCTD phải thực hiện các quy định về cấp giấy

phép thành lập và hoạt động được quy định trong Luật các tổ chức tín dụng

1997, Luật DNNN 1995, Luật DN1999 va các van bản luật có liên quan Đồng

thời với tư cách là một doanh nghiệp, công ty cũng phải thực hiện các quy định

về cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

* Điều kiện để duoc cáp giấy phép thành lập và hoạt động đối với công

ty CTTC trực thuộc của TCTD:

Theo Điều 22 Luật các tổ chức tín dụng 1997 và Điều 6 Thông tư

08/2001/TT-NHNN thì điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động

của công ty CTTC trực thuộc của TCTD gồm có:

- Có nhu cầu hoạt động cho thuê tài chính trên địa bàn xin hoạt động;

- Có đủ vốn pháp định được quy định tai ND số 82/1998/NĐ-CP ngày

03/10/1998 của Chính pha là 50 tỷ VND.

- Thành viên sáng lập là TCTD có uy tín và nang lực tài chính;

- Người quản trị, điều hành có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và trình độ

chuyên môn phù hợp với hoạt động của công ty CTTC và các quy định của Ngân

hàng Nhà nước; không thuộc các đối tượng quy định tại Điều 40 Luật các tổ

chức tín dụng 1997 Họ phải có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành kinh

tế, ngân hàng, tài chính, ít nhất có Š năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực

ngân hàng - tài chính, có năng lực điều hành và cư trú tại Việt Nam trong thời

gian đương nhiệm.

- Có dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động phù hợp với Luật các tổ chức tín

dụng 1997, NĐỊ 6/CP và các quy định khác của pháp luật.

Điều lệ của công ty CTTC trực thuộc của TCTD chỉ được thực hiện sau khi

có sự chuẩn y của Ngân hàng Nhà nước.

- Có phương án kinh doanh kha thi.

* Thủ tục xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động:

TCTD chủ sở hữu lập hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty CTTC trực thuộc Hồ sơ gửi đến Ngân hàng Nhà nước cấp tĩnh nơi

công ty có trụ sở chính theo quy định tại Điều 2! Luật các tỏ chức tín dụng

1997.

Hà sơ bao gồm:

- Đơn xin cấp giấy phép do Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) hoặcngười được Chủ tịch HĐQT của TCTD chủ sở hữu uỷ quyền ký

- Dự thảo điều lệ theo đúng quy định của pháp luật

- Phương án hoạt động: nêu rõ nội dung, phương thức hoạt động địa bàn hoạt động, lợi ích đối với nền kinh tế: trong đó xác định kế hoach hoạt động cụ

thể trong 3 năm.

Luan van cao học Luật -Đinh Tiêu Kbue 33

Trang 35

- Danh sách lý lich van bảng chứng minh nang lực, trình độ chuyên môn

cua giám đốc và các phó giám đốc công ty CTTC trực thuộc của TCTD.

- Chấp thuận của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ vẻ nơi dat trụ

so cua cong ty.

- Van ban của Chu tịch HĐQT hoặc người được Chu tịch HĐQT của TCTD chủ sở hữu uy quyên ký về nguồn và mức vốn điều lệ cấp cho công tv CTTC trực thuộc của TCTD đó.

- Các tài liệu có liên quan đến TCTD là chủ sở hữu gồm:

+ Quyết định thành lập giấy phép thành lập và hoạt động; siấy chứng

nhân đãng ký kinh doanh.

+ Điều lệ hiện hành.

+ Quyết định chuẩn y vốn của Ngân hàng Nhà nước

+ Bang cân đối tài chính: bảng kết quả lãi lỗ đã được kiểm toán và

bao cáo tình hình hoạt động 3 năm gần nhất

Hồ sơ phải được lập thành 2 bộ bằng tiếng Việt Các tài liệu trong hỏ sơ phải

là bản chính, nếu là bản sao phải có chứng nhận của cơ quan công chứng nhà

nước Hồ sơ do TCTD chủ sở hữu lập và gửi đến NGân hàng Nhà nước cấp tỉnh nới công ty có trụ sở chính.

Thời han xem xé! và cấp giấy phép:

Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hỏ sơ xin cấp giấy phép, Ngân hàng Nhà nước phải nghiên cứu, thẩm tra, đối chiếu với những điều

kiện đã quy định để cấp giấy phép hoặc từ chối cấp giấy phép Truờng hợp từ

chối cấp giấy phép phải có van bản giải thích rõ lý do Lệ phí cấp giấy phép bằng

0,1% mức vốn điều lệ của công ty CTTC trực thuộc của TCTD.

* Trách nhiệm của công ty CTTC trực thuộc của TCTD sau khi được cấp

giấy phép:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép, công ty phải nộp

lệ phí cấp giấy phép vào tài khoản tại sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi công ty đóng trụ sở chính.

- Sau khi được cấp giấy phép, công ty phải đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký kinh doanh và phải gửi đến Ngân hàng Nhà nước bản chính hoặc bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký

kinh doanh.

- Trong thời hạn 12 tháng kế từ ngày được cấp giấy phép công ty CTTC trực thuộc của TCTD phải hoàn tất các điều kiện để tiến hành khai trương hoạt

động:

+ Điều lệ hoạt động được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.

+ Có giấy chứng nhận dang ký kinh doanh.

+ Trước khi khai trương téi thiểu 30 ngày, công ty phải chuyển toàn bộ

vốn điều lệ được cấp bảng tiền vào tài Khoản phong tỏa không được hướng lãi

mở tại Sở giao dịch Ngàn hàng Nhà nước hoặc chỉ nhánh Ngan hàng Nhà nước

tỉnb, thành phố nới công ty đóng trụ sở chính và được nơi giữ tài khoản xác nhận

bảng văn bản về việc đã đóng đủ vốn điều lệ Đối với vốn điều lệ được cấp bằng

(.uận van cao học Luật -Dinh Tiểu Khuè 34

Trang 36

hiện vật phải có văn bản chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho công ty CTTC

trực thuộc của TCTD.

+ Có van dan pháp lý vẻ quyền sở hữu hoặc quyền được sử dụng trụ sở

chính của công ty

+ Trước khi khai trương 30 ngày, dang báo hàng ngày bang tiếng Việt

trên Š số liên tiếp của | tờ báo TƯ va | tờ báo địa phương nơi công ty đóng trụ

sở chính

* Công ty cho thuê tài chính trực thuộc của TCTD có thể bị thu hồi giấy

phép trong các trường hợp sau:

- Có chứng cứ là hồ sơ xin cấp giấy phép có những thông tin cố ý làm sat

- Không có đủ các điều kiện để hoạt động.

Sau khi bị thu hồi giấy phép, công ty CTTC trực thuộc của TCTD phải chấm đứt ngay các hoạt động Quyết định thu hồi giấy phép được Ngân hàng Nhà nước

công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, điều hành và kiểm soát :

* Cơ cấu tổ chức :

Công ty CTTC trực thuộc của TCTD có cơ cấu tổ chức bao gồm trụ sở

chính và các đơn vị trực thuộc:

Trụ sở chính: La cơ quan quản lý và chỉ đạo hoạt động chung đồng thời

trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh.

Đơn vi trực thuộc: La các chi nhánh, văn phòng đại điện trong và ngoài

nude nếu được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng van ban theo quy định tại

Điều 33 Luật các tổ chức tín dụng.

Bộ máy giúp việc tại trụ sở chính, chỉ nhánh của công ty CTTC bao gồm:

Văn phòng, các phòng (ban) chuyên môn, nghiệp vụ và các phòng giao dịch.Việc thành lập, sáp nhập, giải thể các phòng của Công ty do Tổng giám đốc

TCTD chu sở hữu quyết dịnh theo đề nghị của Giám đốc công ty

Việc chia tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thể công ty phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

Công ty CTTC trực thuộc của TCTD có mối quan hệ chặt chế với TCTDchủ sở hữu và các đơn vị thành viên của TCTD Là một thành viên của TCTD

công ty chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của HĐQT và Tổng giám đốc của

TCTD Với các chi nhánh của TCTD và các đơn vi thành viên của TCTD ( Sở giao dịch, Trung tâm công nghé ), công ty cũng có môi quan hệ chặt chẽ trên

CƠ SỞ ;

- Phối hợp thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ do TCTD giao.

Luan van cao học Luật -Định Tiểu Khué 38

Trang 37

- Hợp tác, bình dang trong các hoạt động kinh doanh và các hoạt động

khác

Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 1997 thì bộ máy quản tri, điều

hành của các TCTD phải có Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát Quy định này

chi phù hợp với các TCTD độc lập Còn công ty CTTC trực thuộc của TCTD (

công ty con ) là đơn vị thành viên của TCTD ( Ngan hàng mẹ ) là loại hình

TCTĐ trực thuộc Nếu áp dụng quy chế này sẽ gây chỏng chéo về chức năng

nhiệm vụ quản trị, kiểm soát của ngân hàng mẹ và các công ty trực thuộc, hạn

chế quyền điều hành của giám đốc công ty Thực tế hiện nay, Ngân hàng Nhà

nước cho phép các công ty CTTC trực thuộc của TCTD có thể tổ chức theo mô

hình có HĐQT và BKS ( Công ty CTTC của NHCTVN ) hoặc bộ máy tổ chức

của công ty CTTC trực thuộc của TCTD chỉ có Ban giám đốc và Kiểm soát viên

do HĐQT của TCTD chủ sở hữu bổ nhiệm ( Công ty CTTC của NHĐT&PT,

công ty CITC của NHNTVN, công ty CTTC I và II của NHNN&PTNTVN ) Bo

máy tổ chức của công ty CTTC trực thuộc của TCTD có thể được trình bày như

sau ( Lấy ví dụ về mô hình công ty CTTC trực thuộc của Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển Việt Nam ):

Sơ dé: Cơ cấu tổ chức quan lý của công ty CTTC trực thuộc của

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CHI NHÁNH TẠI

TP.HO CHÍ MINH HỘI SỞ CHÍNH

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC CÔNG TY

KIEM GIAM DOC CHI NHÁNH

Tổ Phòng Kiểm tra Kế toán- kiểm Hành

toán nội chính bộ

Luan văn cao học Luật -Dinh Tiểu Khuẻ 36

Trang 38

Hiện nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số

516/2003/QD-NHNN ngày 16/5/2003 về tổ chức và hoạt động của HĐQT, BKS, Tổng giám đốc ( Giám đốc ) cúa các TCTD phi ngân hàng Quyết định này có hiệu lực các Công ty CTTC trực thuộc của TCTD phải tổ chức lại Các công ty CTTC trực thuộc của TCTD đang tiến hành dự thảo sửa đổi điều lệ công ty theo

đúng quy định của NHNH

* Quan trị, điều hành:

Các công ty CTTC trực thuộc của TCTD chịu sự quản trị và kiểm soát

chung của HĐQT và Ban kiểm soát của TCTD chủ sở hữu.

Ban lãnh đạo của công ty bao gồm: Ciám đốc và các phó giám đốc

- Giám đốc do HĐQT của TCTD chủ sở hữu bổ nhiệm, miễn nhiệm theo

dé nghị của Tổng giám đốc TCTD và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam chuẩn y Nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc:

+ Giám đốc công ty CTTC là dai diện trước pháp luật của công ty, trực

tiếp điều hành hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm trước TCTD chủ sở hữu

và Nhà nước về mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng quy định của

pháp luật, Ngân hàng Nhà nước, Điều lệ của công ty và Điều lệ của TCTD chủ

sở hữu.

+ Tổ chức bộ máy nhân sự, tuyển dụng, ký hợp đồng lao động, cho thôi

việc, xếp lương khen thưởng, kỷ luật nhân viên thuộc thẩm quyền quản lý được

TCTD phân cấp và các nhiệm vụ quyền hạn được quy định tại Điều lệ của TCTD

chủ sở hữu

+ Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thuộc nội bộ

công ty CTTC.

+ Báo cáo HĐQT và Tổng giám đốc TCTD chủ sở hữu về phương

hướng nhiệm vụ, kết quả kinh doanh, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định

hiện hành của Nhà nước, NHNN, TCTD chủ sở hữu.

+ Khởi kiện các tranh chấp, tố tụng có liên quan dén hoạt động của

công ty CTTC trực thuộc của TCTD

- Giúp việc giám đốc có một số phó Giám đốc do Tổng giám đốc của TCTD bố nhiệm, miễn nhiệm theo dé nghị của Giám đốc công ty, sau khi đã

được HĐQT của TCTD thông qua Nhiệm vụ, quyền hạn của phó GD:

+ Điều hành một số mặt công tác theo sự phân công của Giám đốc và

chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nhiệm vu được giao

+ Khi Giám đốc đi vắng, phó Giám đốc trực là người được Giám đốc

uy quyền điều hành chính, chịu trách nhiệm về các quyết định giải quyết và có

trách nhiệm báo cáo lại toàn bộ công việc đã giải quyết với Giám đốc.

* Kiểm soát:

Kiểm tra viên kiểm soát nội bộ công ty do Tổng giám đốc TCTD bổ

nhiệm hoặc bãi miễn theo đề nghị của giám đốc công ty CTTC Kiểm tra viên có

các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Giúp Giám đốc công ty CTTC kiểm tra, quản lý, điều hành hoạt động

của công ty đúng pháp luật Nhà nước, điều lệ, quy trình nghiệp vụ, hoạt độngkinh doanh của Công ty và Điều lệ của TCTD chủ sở hữu

Luận văn cao học Luật -Dinh Tiểu Khuê 37

Trang 39

- Báo cáo trưởng phòng kiểm tra nội bộ TCTD chu sở hữu và Giám đốc

cong ty CTTC về kết quả kiểm tra và nêu các kiến nghỉ vẻ hoạt động cua công ty

CTTC Chịu trách nhiệm về những báo cáo và kết quả kiểm tra đã được thực

hiện,

- Trong phạm vi chức nang, nhiệm vụ quy định, Kiểm tra viên công ty

CTTC được dự cuộc hop do Giám đốc công ty triệu tập.

Cong ty CTTC còn có thể được tổ chức theo mô hình có HDQT và BKS theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 1997.

* Moi quan hệ giữa Công ty CTTC và TCTD chủ sở hữu :

Mối quan hệ nay là quan hệ giữa “công ty mẹ - công ty con" Nhưng hiện

nay, Nhà nước chưa có hành lang pháp lý quy định việc xây dựng cơ cấu tô chức

và cơ chế vận hành công ty mẹ, công ty con Vì vậy, khi thực hiện mô hình này

đòi hỏi các TCTD chủ sở hữu phải có sự nghiên cứu học tập kinh nghiệm của

các nước trên thế giới để vận dụng cho phù hợp với điều kiện hiện tại của mình.

2.1.3 Quy chế pháp lý vẻ thanh tra, giải thể, phá sản thanh lý và giải quyết

tranh chấp:

* Thanh tra :

Công ty CTTC trực thuộc của TCTD phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của

Ngân hàng Nhà nước Việc thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động

của công ty tại Việt Nam được thức hiện theo các quy định tại Luật các tổ chức

tín dụng và của thanh tra Ngân hàng Nhà nước.

* Giải thể :

Giải thể công ty CTTC trực thuộc của TCTD là việc chấm dứt sự tồn tại của cong ty, xoá tên công ty trong số đăng ký kinh doanh Theo Điều 99 Luật các tổ

chức tin dụng 1997 thì công ty CTTC trực thuộc của TCTD thực hiện việc giải

thể trong các trường hợp sau :

- Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán hết nợ và được Ngân

hàng Nhà nước chấp thuận.

- Khi hết hạn mà công ty không xin gia hạn hoặc xin gia han mà không được

NHNH chấp thuận.

- Bị thu hồi giấy phép hoạt động.

Thủ tục giải thể công ty CTTC trực thuộc của TCTD áp dụng theo Luật

doanh nghiệp nhà nước 1995, Luật doanh nghiệp 1999.

Việc giải thể công ty CTTC trực thuộc của TCTD, chi nhánh, văn phòng đại

diện của công ty là do Tổng giám đốc TCTD đề nghị, HĐQT của TCTD chủ sở hữu chấp thuận, Thống đốc NHNN phê chuẩn.

Trường hợp tự nguyện giải thể trước thời hạn ghi trong giấy phép phải được

HĐQT của TCTD quyết định, NHNN chấp thuận bang văn bản

Trang 40

- Trường hợp công ty bị tuyên bố phá san việc thanh tý được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá san doanh nghiệp.

- Trường hợp công ty giải thể thì phải tiến hành thanh lý ngay dưới sự

giám sát cua Ngân hàng Nhà nước Mot chi phí liên quan đến thanh lý do công

ty cho thuê tài chính trực thuộc TCTD bị thanh lý chịu.

* Kiểm soát đặc biệt, phá sản :

Công ty CTTC trực thuộc của TCTD bị đặt dưới tình trạng kiểm soát đặc

biệt của NHNN khi có nguy cơ bị mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.

Theo Điều 98 Luật các tổ chức tín dụng 1997, Công ty CTTC trực thuộc

của TCTD bị tuyên bố phá sản khi NHNN đã có văn bản về việc không áp dụng

hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt Trình tự, thủ tục phá sản

cong ty áp dụng theo các quy định của Luật các tố chức tín dụng 1997 và Luật

phá sản doanh nghiệp|994 Pháp luật của Việt Nam và các nước trên thế giới

đều quy định công ty CTTC là đối tượng áp dụng của luật phá sản nhằm lành

mạnh hoá môi trường kinh doanh.

* Xử lý tranh chấp , xử lý vi phạm:

Pháp luật Việt Nam coi cho thuê tài chính là một chế định trong hệ thống pháp luật kính tế Vì vậy, những tranh chấp phat sinh giữa công ty CTTC trực thuộc của TCTD với bên thuê được giải quyết theo trình tự thủ tục ấp dụng đối

vớt các tranh chấp kinh tế.

Xử lý vi phạm đối với các hoạt động cho thuê tài chính được thực hiện

theo các quy định tại Luật các tổ chức tín dụng 1997, các quy định về xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, các quy định

của NHNN và các quy định khác của pháp luật hiện hành.

2.2 Nội dung chủ yếu của pháp luật về hoạt động của Công ty CTTC trực thuộc của TCTD :

Nội dung và phạm vi hoạt động của công ty CTTC trực thuộc của TCTD được quy định trong Luật các tổ chức tín dụng, ND 16/2001/NĐ-CP, TT

08/2001/TT-NHNN và giấy phép hoạt động do NHNN cấp ND16/CP không quy định giới hạn phạm vi hoạt động của từng loại hình công ty CTTC mà cho phép

các loại hình công ty CTTC có phạm vi hoạt động như nhau Cũng như các công

ty CTTC nói chung Còng ty CTTC trực thuộc của TCTD được phép thực hiện

các hoạt động sau:

2.2.1 Hoạt động huy động vốn :

Tuỳ theo trình độ phát triển của nên kinh tế và ngành công nghiệp thuê mua

mà môi quốc gia có những quy định riêng biệt về mức vốn tối thiểu của công ty

CTTC Nhìn chung pháp luật các quốc gia quy định mức vốn dao động từ

200.000 USD tới 17 triệu USD Như Hàn Quốc quy dinh mức vốn pháp định là

13 triệu USD Hoa Kỳ: 17 triệu USD Tại Việt Nam vốn pháp định của công ty

Luận văn cao học Luật -Định Tiểu Khuẻ 3o

Ngày đăng: 03/05/2024, 17:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ : Quy trình cho thuê tài chính . - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về công ty cho thuê tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng
uy trình cho thuê tài chính (Trang 12)
Bảng thống kê tiêu chuẩn để được coi là giao dịch cho - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về công ty cho thuê tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng
Bảng th ống kê tiêu chuẩn để được coi là giao dịch cho (Trang 15)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w