1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp trong công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và rèn nếp học sinh ở trường thcs thpt hà thành

55 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Trong Công Tác Quản Lý Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Đạo Đức Và Rèn Nếp Học Sinh Ở Trường THCS – THPT Hà Thành
Tác giả Đinh Thị Dung
Trường học Trường THCS – THPT Hà Thành
Chuyên ngành Quản lý
Thể loại sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2023 – 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 8,43 MB

Nội dung

Để thực hiện những yêu cầu về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường phổ thông thì:- Vai trò của tập thể sư phạm giữ một vị trí quan trọng có tính quyết định, trong đó vai t

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

“Một số giải pháp trong công tác quản lý nâng cao chất lượng

giáo dục đạo đức và rèn nếp học sinh ở trường THCS – THPT

Hà Thành”

Lĩnh vực/ Môn: Quản lý

Cấp: THPT

Tên tác giả: Đinh Thị Dung

Đơn vị công tác: Trường THCS – THPT Hà Thành

Chức vụ: Phó hiệu trưởng

NĂM HỌC 2023 – 2024

1

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1 Mục đích nghiên cứu

3 Đối tượng nghiên cứu

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Nhóm phương pháp lý luận:

5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

PHẦN 2: NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.Khái quát về lí luận quản lí và quản lí giáo dục

1.1 Quản lí

1.2 Quản lí giáo dục

2 Đạo đức và chức năng của đạo đức

2.1 Khái niệm đạo đức

2.2 Chức năng của đạo đức

3 Vị trí và đặc điểm của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

3.1 Vị trí - Ý nghĩa

3.2 Đặc điểm

4 Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường phổ thông

4 Những nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

4.2 Những biện pháp để giáo dục đạo đức cho học sinh

4.2.1 Giáo dục học sinh trong thực tiễn sinh động của xã hội

4.2.2 Giáo dục theo nguyên tắc tập thể

4.2.3 Giáo dục bằng cách thuyết phục và phát huy mạnh mẽ tính tự giác của học sinh

4.2.4 Giáo dục đạo đức cho học sinh phải lấy việc phát huy ưu điểm là chính, trên cơ sở đã mà khắc phục khuyết điểm

4.2.5 Phải tôn trọng nhân cách học sinh, đồng thời đề ra yêu cầu ngày càng cao đối với học sinh

4.2.6 Giáo dục đạo đức phải phối hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS, THPT và đặc điểm hoàn cảnh cá nhân học sinh 4.2.7 Trong công tác giáo dục đạo đức, người thầy cần phải có nhân

2

Trang 3

cách mẫu mực và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các ảnh hưởng

giáo dục đối với học sinh

4.3 Các phương pháp giáo dục đạo đức ở trường phổ thông

4.3.1 Phương pháp thuyết phục

4.3.2 Phương pháp rèn luyện

4.3.3 Phương pháp thúc đẩy

II Cơ sở thực tiễn

1 Sơ lược về tình hình của trường THCS – THPT Hà Thành

2 Trường THCS – THPT Hà Thành với công tác giáo dục đạo đức và rèn nếp học sinh

2.1 Đội ngũ quản lý (Ban Giám Hiệu)

2.2 Cán bộ giáo viên

2.3 Hội cha mẹ học sinh

3 Thực trạng công tác giáo dục đạo đức và rèn nếp của học sinh trường THCS – THPT Hà Thành

3.1 Những yếu tố ảnh hưởng

3.2 Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của trường

3.3 Quản lý phương pháp giáo dục đạo đức

3.4 Thực trạng sự phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường

3.5 Đánh giá thực trạng

3.1 Xây dựng trong nhà trường một môi trường thật tốt để giáo dục đạo đức cho học sinh với khẩu hiệu “Đề cao kỷ cương và sự tử tế”

3.1.1 Ý nghĩa

3.1.2 Nội dung

3.1.3 Biện pháp

3.2 Nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng giảng dạy bộ môn GDCD ở trường THCS – THPT Hà Thành

3.2.1 Ý nghĩa

3.2.2 Nội dung

3.2.3 Biện pháp

3.3 Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và rèn nếp cho học sinh

3.3.1 Ý nghĩa

3.3.2 Nội dung

3.3.3 Biện pháp 3.4 Giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm

3

Trang 4

sáng tạo

3.4.1 Ý nghĩa

3.4.2 Nội dung

3.4.3 Biện pháp

3.5 Giáo dục học sinh qua các tiết dạy KNS của GVCN và phụ huynh học sinh tham gia giảng dạy

3.5.1 Ý nghĩa

3.5.2 Nội dung

3.5.3 Biện pháp

3.6 Giải pháp phối kết hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường

3.6.1 Ý nghĩa

3.6.2 Nội dung

3.7 Phát huy hơn nữa vai trò của Đoàn thanh niên trong giáo dục đạo đức

3.8 Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

3.9 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức học sinh

4 Kết quả đạt được

PHẦN 3 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1 Kết luận

2 Khuyến nghị

2.1 Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

2.2 Với Sở GD & ĐT Hà Nội

4

Trang 5

5

Trang 6

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong giáo dục, đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu: “Tiên học lễ hậuhọc văn". Hồ Chủ Tịch đã dạy:”Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn

đức Người có tài mà không có đức cũng là người vô dụng” Do đó trong nhà

trường, giáo dục đạo đức, lối sống là một công tác rất quan trọng Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ của nhà trường là giáo dục cho học sinh ởhai mặt chính: Đức dụcTrí dục Đức dụcTrí dục phải được tiến hànhsong song và đồng bộ Giáo dục Đức dục là việc giáo dục cho học sinh nhâncách sống, biết yêu quê hương, đất nước, con người, biết cách cư xử lễ phép vớimọi người xung quanh, sống và làm việc theo pháp luật, biết điều hay lẽ phải,tránh những thói hư tật xấu, biết yêu thương giúp đỡ người kém may mắn hơn Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu- chỉ có giáo dục đàotạo mới chuẩn bị tốt nhất những hành trang cho con người vào thế kỷ mới” Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục và đào tạo là: Nhằm xây dựngcon người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường trong xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy tíchcực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tính tổchức và kỹ thuật, có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xãhội “vừa hồng vừa chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ (Trích “Văn kiện Hộinghị lần thứ II- Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoáVIII”)

Để đáp ứng yêu cầu trên, để thực hiện nghị quyết Trung Ương II của Đảng.Vai trò của nhà trường phổ thông không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ tri thức khoahọc mà còn phải đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, cả tài và đức đúng nhưlời Bác Hồ thường dăn dạy:“Người có tài mà không có đức là người vô dụng.Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”

Qua nhiều năm công tác, tôi luôn nhiệt tình và tâm huyết với nghề mà mình

đã lựa chọn Tôi nhận thấy những tác dụng tích cực của việc giáo dục đạo đứccho học sinh trong nhà trường và cả những hạn chế trong công tác này Vớicương vị là một Phó Hiệu trưởng nhà trường rất cần phải quan tâm đến việc giáodục đạo đức và rèn nếp cho các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất

nước, tôi rất quan tâm đến vấn đề trên và tôi xin được đề xuất nghiên cứu: Đề

tài: “Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và rèn nếp cho học sinh ở trường THCS - THPT Hà Thành”.

6

Trang 7

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Trong công tác giáo dục, Hồ Chí Minh đã đặt đạo đức lên hàng đầu Ở cácnước phương Đông, nhất là ở Việt Nam, đạo đức là một sức mạnh to lớn Khôngphải ngẫu nhiên mà hiện nay các trường học trở về phương châm: “Tiên học lễ,hậu học văn” theo một tinh thần mới và nội dung mới cao hơn để phục vụ đắclực cho nhiệm vụ giáo dục Lễ là đạo đức, văn là tri thức khoa học Đạo đức vàkiến thức phải đi đôi để hỗ trợ nhau để tạo ra con người mới Đó chính là chúng

ta đang trở lại giá trị chân chính của tư tưởng người xưa Trong di chúc, Hồ ChíMinh nói tới việc cần thiết đào tạo một lớp người “vừa hồng, vừa chuyên”.Nhiều lần Người đề cập tới việc dạy “đạo đức công dân” một nội dung họckhông phải là xa lạ, cao siêu khó thực hiện, mà nó nằm ngay bên trong và là nềntảng của đời sống hàng ngày Đó là lòng yêu nước và những tình cảm tốt đẹp,trước hết là tình thương yêu ruột thịt, thầy cô giáo, bạn bè, đồng chí, yêu đồngbào, yêu Tổ quốc

Trong quan niệm về đối tượng giáo dục, Hồ Chí Minh rất quan tâm tớingười học nói chung và sinh viên, học sinh nói riêng trong dạy học Đối vớingười học, Hồ Chí Minh khuyên nhủ “phải kính thày, yêu bạn” khắc phục khókhăn, gian khổ, phấn đấu vươn lên không ngừng “ngoan ngoãn, siêng năng,nghe thày, đua bạn”, “ở nhà thì nghe lời bố mẹ”, “tham gia lao động, ích nướclợi dân” “tuổi nhỏ làm việc nhỏ” Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là toàndiện cả tài và đức.Vì như Người nói: “Nếu có đức mà không có tài vớ như ôngBụt không làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gì cho loài người” Tài và đức ở

Hồ Chí Minh không có sự tách biệt mà luôn có mối quan hệ biện chứng vớinhau Theo Người: “Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức Đạođức là đạo đức cách mạng Đó là cái gốc rất quan trọng Nếu không có đạo đứccách mạng thì có tài cũng vô dụng Đạo đức cách mạng là triệt để trung thànhvới cách mạng, một lòng, một dạ phục vụ nhân dân”

Trong giáo dục đạo đức, Hồ Chí Minh cho rằng: “Cần, kiệm, liêm, Chính

là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua ái quốc” Bởi “Trời có bốnmùa”, “Đất có bốn phương” và người có bốn đức lớn là “Cần, kiệm, liêm,Chính” Nếu “thiếu một mùa không thành trời, thiếu một phương không thànhđất và thiếu một đức không thành người”

Trường THCS – THPT Hà Thành được thành lập năm 2009, đến nay đãtrải qua 15 xây dựng và phát triển Địa chỉ nhà trường tại 36A đường Phạm VănĐồng, Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội với địa bàn giao thông thuận tiện, có cơ

sở vật chất đảm bảo để phục vụ hoạt động dạy học 2 buổi; có đội ngũ cán bộ,giáo viên đủ về số lượng và mạnh về chất lượng; giáo viên giàu kinh nghiệm,nhiệt huyết Mặc dù điểm đầu vào học sinh lớp 10 của trường chưa cao, bên

7

Trang 8

cạnh nhiều học sinh năng lực học tốt chăm ngoan, còn có những học sinh chưatích cực trong học tập và rèn nếp cần phải giáo dục thêm.

Trong những năm qua trường THCS – THPT Hà Thành đã làm tốt công tácgiáo dục đạo đức học sinh tuy nhiên cũng như thực trạng chung của nhữngtrường trên địa bàn Quận, tôi thấy còn nhiều bất cập trong việc giáo dục đạo đứchọc sinh mà chúng ta phải thực sự chú trọng giải quyết, đó là:

- Trong học tập, hiện tượng học sinh trốn học ra ngoài chơi vẫn còn phổbiến Chính hiện tượng trốn học ra ngoài chơi này nếu không biết can thiệp kịpthời sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường Ở trường tôi qua khảo sát năm học

2022 - 2023 ở 39 lớp với 1148 học sinh, chúng tôi lập được danh sách có 12học sinh thường hay trốn ra ngoài chơi, bỏ học giữa chừng

- Một thực tế thứ hai cũng tồn tại là một số học sinh trong nhà trường cólời nói và hành động vô lễ Hiện tượng nói bậy, chửi bậy trong nhà trường vẫn

có một số ít học sinh

- Thực trạng thứ ba diễn ra cũng khá phổ biến là hiện tượng lười học bài.Chính hiện tượng lười học bài này mà nhiều em trốn học Hiện tượng này nếukhông được khắc phục thì từ trốn học tới bỏ học và suy giảm đạo đức

- Thực trạng thứ tư cũng thấy ở các trường phổ thông về việc suy giảmđạo đức đã là hiện tượng đánh nhau, ăn cắp vặt hoặc nghiện thuốc lá Có trườnghợp các em đánh nhau trong lớp, có trường hợp đánh nhau trong trường, cótrường hợp đánh nhau cả với trường khác Không những nam giới đánh nhau màcòn có cả hiện tượng nữ giới đánh nhau Nhiều hiện tượng các em đánh nhauxong rủ anh, em hoặc bạn ở trường khác đến để đánh nhau nếu không xử lý tốt

sẽ dẫn đến án mạng như một số nơi đã xảy ra

Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và rèn nếp cho học sinh ở trường THCS - THPT Hà Thành”.

Đề tài xây dựng và triển khai thực hiện 9 giải pháp, trong đó có nhữnggiải pháp có tính đột phá trong công tác quản lý nhằm nâng ao chất lượng giáodục đạo đức và rèn nếp cho học sinh

8

Trang 9

Nâng cao năng lực quản lý - nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức chohọc sinh ở trường THCS – THPT Hà Thành nói riêng và các trường THPT nóichung.

3 Đối tượng nghiên cứu

Các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và rènnếp học sinh ở trường THCS – THPT Hà Thành

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh ởcác trường THPT trong giai đoạn hiện nay

- Đánh giá thực trạng hiệu quả công tác quản lý chất lượng giáo dục đạođức và rèn nếp của học sinh ở trường THCS – THPT Hà Thành

- Đề xuất giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đọa đức

5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Quan sát, thống kê, tổng kết kinh nghiệm trong quản lý giáo dục

9

Trang 10

PHẦN 2: NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.Khái quát về lí luận quản lí và quản lí giáo dục

1.1 Quản lí

* Khái niệm quản lí

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí thì: “Quản lí làquá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chứcnăng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” Quản lí là mộthoạt động có chủ đích, có định hướng được tiến hành bởi một chủ thể quản línhằm tác động lên khách thể quản lí để thực hiện các mục tiêu của công tácquản lí

- Chức năng tổ chức: Có tính quyết định, vì nếu không tổ chức được sẽkhông quản lí được Tổ chức là quá trình sắp xếp, xếp đặt một cách khoa họcnhững yếu tố, những con người, những dạng hoạt động thành một hệ toàn vẹnnhằm đảm bảo cho chúng tương tác với nhau một cách tối ưu

- Chức năng lãnh đạo, chỉ đạo: Là huy động lực lượng để thực hiện kếhoạch, là biến những mục tiêu trong dự kiến thành kết quả thực hiện Phải giámsát các hoạt động, các trạng thái vận hành của hệ đúng tiến trình, đúng kế hoạch.Khi cần thiết phải điều chỉnh, nhưng không làm thay đổi mục tiêu, hướng vậnhành của hệ nhằm giữ vững mục tiêu chiến lược đề ra

- Chức năng kiểm tra, đánh giá: Trong công tác quản lí không thể thiếuhoạt động kiểm tra đánh giá Nhiệm vụ của kiểm tra là nhằm đánh giá thực trạngcủa hệ, xem mục tiêu dự kiến ban đầu của toàn bộ kế hoạch đã đạt được ở mức

độ nào Kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình hoạtđộng, tìm ra nguyên nhân thành công, thất bại giúp cho chủ thể quản lí rút ranhững bài học kinh nghiệm Như vậy kiểm tra là chức năng của mọi nhà quản lí;

có kiểm tra mà không đánh giá coi như không có kiểm tra, không có kiểm tra coinhư không có hoạt động quản lí

10

Trang 11

1.2 Quản lí giáo dục

Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lí giáo dục là hoạt động điềuhành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh mẽ công tác đào tạothế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội” Cónhiều quan điểm khác nhau về quản lí giáo dục, song dù xem xét ở góc độ nàothì cũng có thể hiểu: “Quản lí giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản

lí với khách thể quản lí nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạtkết quả mong muốn.”

2 Đạo đức và chức năng của đạo đức.

2.1 Khái niệm đạo đức

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩnmực xã hội, nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích,hạnh phúc của mình vì sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa người vớingười, giữa con người với tự nhiên

2.2 Chức năng của đạo đức

Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức mộtmặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội; mặt khác nó cũng tác độngtích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội Vì vậy, đạo đức có chứcnăng to lớn, tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển xã hội Đạođức có những chức năng sau:

có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng”

11

Trang 12

Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên vàtrong mọi tình huống chứ không phải được thực hiện khi có tình hình phức tạphoặc có những đòi hỏi cấp bách.

Trong nhà trường phổ thông, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải đượcđặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dụctoàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặtgiáo dục khác

Để thực hiện những yêu cầu về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinhtrong trường phổ thông thì:

- Vai trò của tập thể sư phạm giữ một vị trí quan trọng có tính quyết định,trong đó vai trò của Phó Hiệu trưởng, người quản lý chỉ đạo tổ chức thựchiện kế hoạch giáo dục của nhà trường là quan trọng nhất

- Vai trò của cấu trúc và nội dung chương trình môn Giáo dục công dân cũnggóp phần không nhỏ đối với công tác này

3.2 Đặc điểm

Giáo dục đạo đức đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm trithức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thànhtình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh Quá trình dạy học chủ yếuđược tiến hành bằng các giờ học trên lớp; còn quá trình giáo dục đạo đức khôngchỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể hiện thông qua tất cả các hoạt động

có thể có trong nhà trường

Đối với học sinh phổ thông kết quả của công tác giáo dục đạo đức vẫn cònphụ thuộc rất lớn vào nhân cách người thầy, gương đạo đức của người thầy sẽtác động quan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em

Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai trò hếtsức quan trọng Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi

nó có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và

xã hội

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nắm vững cácđặc điểm Tâm- Sinh - Lý lứa tuổi của học sinh, nắm vững cá tính, hoàn cảnhsống cụ thể của từng em để định ra sự tác động thích hợp

Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có côngphu, kiên trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần

12

Trang 13

4 Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường phổ thông.

4 Những nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Để hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh, công tác giáo dục đạo đứcnói chung và giảng dạy các môn giáo dục nói riêng trong nhà trường phải thựchiện các nhiệm vụ sau:

● Hình thành cho học sinh ý thức các hành vi ứng xử của bản thân phải phùhợp với lợi ích xã hội; giúp học sinh lĩnh hội được một cách đúng mứccác chuẩn mực đạo đức được quy định

● Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin, nhu cầu của mỗi cá nhân để đảmbảo các hành vi cá nhân được thực hiện

● Bồi dưỡng tình cảm đạo đức, tính tích cực và bền vững, và các phẩm chất

ý chí để đảm bảo cho hành vi luôn theo đúng các yêu cầu đạo đức

● Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên củamỗi cá nhân và duy trì lâu bền thói quen này

● Giáo dục văn hóa ứng xử đúng mực thể hiện sự tôn trọng và quý trọng lẫnnhau của con người

4.2 Những biện pháp để giáo dục đạo đức cho học sinh

4.2.1 Giáo dục học sinh trong thực tiễn sinh động của xã hội

Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường phải gắn liền với đời sống thực tiễn của

xã hội, của cả nước và địa phương, phải nhạy bén với tình hình chuyển biến củađịa phương và của cả nước, đưa những thực tiễn vào những giờ lên lớp, vàonhững hoạt động của nhà trường để giáo dục các em học sinh

4.2.2 Giáo dục theo nguyên tắc tập thể

Nguyên tắc này thể hiện ở cả 3 nội dung: Dìu dắt học sinh trong tập thể đểgiáo dục; Giáo dục bằng sức mạnh tập thể; Giáo dục học sinh tinh thần vì tậpthể

Trong một tập thể lớp có tổ chức tốt, có sự đoàn kết nhất trí thì sức mạnhcủa dư luận tích cực sẽ góp phần rất lớn vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh.Những phẩm chất tốt đẹp như tinh thần tập thể, tính tổ chức kỷ luật, tìnhđồng chí và tình bạn, tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, tính khiêm tốn họchỏi mọi người bao giờ cũng do giáo dục tập thể hình thành

4.2.3 Giáo dục bằng cách thuyết phục và phát huy mạnh mẽ tính tự giác củahọc sinh

13

Trang 14

Phải giáo dục đạo đức bằng cách thuyết phục và phát huy tính tự giác củahọc sinh, chứ không phải bằng sự cưỡng ép, mệnh lệnh, dọa nạt, biến học sinhthành những đứa trẻ thụ động, sợ sệt, rụt rè.

Nguyên tắc này người thầy phải kiên trì, nhẫn nại, phải có tình thương đốivới học sinh một cách sâu sắc, không thể làm qua loa làm cho xong việc Mọiđòi hỏi đối với học sinh phải giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ cho các em hiểu, để các em

Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải hết sức trân trọngnhững mặt tốt, những thành tích của học sinh dù chỉ là những thành tích nhỏ,dùng những gương tốt của học sinh trong trường và những tấm gương người tốtviệc tốt khác để giáo dục các em

4.2.5 Phải tôn trọng nhân cách học sinh, đồng thời đề ra yêu cầu ngày càngcao đối với học sinh

Muốn xây dựng nhân cách cho học sinh người thầy cần phải tôn trọng nhâncách các em Tôn trọng học sinh, thể hiện lòng tin đối với học sinh là một yếu tốtinh thần có sức mạnh động viên học sinh không ngừng vươn lên rèn luyện hành

vi đạo đức Khi học sinh tiến bộ về đạo đức cần kịp thời có yêu cầu cao hơn đểthục đẩy các em vươn lên cao hơn nữa

Trong công tác giáo dục đòi hỏi người thầy phải yêu thương học sinhnhưng phải nghiêm với chúng, nếu chỉ thương mà không nghiêm học sinh sẽnhờn và ngược lại thì các em sẽ sinh ra sợ sệt, rụt rè, không dám bộc lộ tâm tưtình cảm, do đã người thầy không thể uốn nắn tư tưởng, xây dựng tình cảm đúngđắn cho học sinh được

4.2.6 Giáo dục đạo đức phải phối hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS,THPT và đặc điểm hoàn cảnh cá nhân học sinh

Công tác giáo dục đạo đức cần phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của họcsinh là quá độ, phức tạp và nhiều mâu thuẩn để từ đó hình thức, biện pháp thíchhợp Cần phải chú ý đến cá tính, giới tính của các em Đối với từng em, học sinhgái, học sinh trai cần có những phương pháp giáo dục thích hợp, không nên đối

xử sư phạm đồng loạt với mọi học sinh Muốn vậy người thầy phải sâu sát học

14

Trang 15

sinh, nắm chắc từng em, hiểu rõ cá tính để có những biện pháp giáo dục phùhợp.

4.2.7 Trong công tác giáo dục đạo đức, người thầy cần phải có nhân cách mẫumực và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các ảnh hưởng giáo dục đối vớihọc sinh

Kết quả công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường học phụ thuộc rấtlớn vào nhân cách của thầy cô giáo Lời dạy của thầy cô dù hay đến đâu, phươngpháp sư phạm dù khéo léo đến đâu cũng không thay thế được những ảnh hưởngtrực tiếp của nhân cách người thầy với học sinh Lúc sinh thời Bác Hồ đã có lờidạy chúng ta về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân: “…Giáo viênphải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa chuyên môn, đức là chính trị Muốn chohọc sinh có đức thì giáo viên phải có đức…Cho nên thầy giáo, cô giáo phảigương mẫu, nhất là đối với trẻ con” (trích các lời dạy của Bác về rèn luyện đạođức cách mạng, đạo đức công dân)

Phải đảm bảo sự nhất trí cao về yêu cầu giáo dục đạo đức giữa các thànhviên trong nội bộ nhà trường và sự thống nhất phối hợp giáo dục học sinh giữanhà trường, gia đình và xã hội

4.3 Các phương pháp giáo dục đạo đức ở trường phổ thông

- Trò chuyện với học sinh hoặc nhóm học sinh để khuyến khích động viênnhững hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn những mặtchưa tốt

4.3.2 Phương pháp rèn luyện

Là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện chocác em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đứccủa các em thành hành động thực tế:

Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhàtrường: dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tậpthể

Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường làbiện pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích

15

Trang 16

bên trong của học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người cóđạo đức tốt, vì vậy nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viênhọc sinh tham gia tốt phong trào này.

Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạtđộng có hại sang hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham hoạtđộng của trẻ và được dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấu nào đã bằngcách gây cho học sinh hứng thú với một hoạt mới bổ ích, lôi kéo trẻ ra ngoàinhững tác động có hại

4.3.3 Phương pháp thúc đẩy

Là phương pháp dùng những tác động có tính chất “cưỡng bách đạo đứcbên ngoài” để điều chỉnh, khuyến khích những “động cơ kích thích bên trong”của học sinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh

Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu với họcsinh, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo

để có những hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trường

Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinhlàm cho bản thân học sinh đã vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các

em khác noi theo

Xử phạt: là phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động cótính chất cưỡng bách đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đenhững hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó vànhững học sinh khác Do đó phải thận trọng và đúng mực, không được lạm dụngphương pháp này Khi xử phạt cần phải làm cho học sinh thấy rõ sai lầm, khuyếtđiểm, thấy hối hận và đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinhsửa chữa khuyết điểm, cần phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng không có lờinói, cử chỉ thô bạo đánh đạp, xỉ nhục hoặc các nhục hình xúc phạm đến thân thể

II Cơ sở thực tiễn

1 Sơ lược về tình hình của trường THCS – THPT Hà Thành

Sau nhiều năm chuẩn bị hội đủ các điều kiện, trường THCS – THPT HàThành (HTS) được UBND Thành phố Hà nội có quyết định số 2398/QĐ-UBNDngày 21/05/2009 về việc cho phép đổi tên Trường Phổ thông Quốc tế Hà Đôngthành Trường THCS-THPT Hà Thành với mô hình đào tạo liên cấp THCS –THPT

Từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 6 năm 2013 trường THCS – THPT HàThành nằm tại địa chỉ số 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội được SởGiáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu hàng năm Trong những năm tại đây nhàtrường luôn thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được giao, tuy còn nhiều khó khănnhưng nhà trường vẫn luôn cố gắng đảm bảo học sinh có môi trường học tập tốt

16

Trang 17

nhất Từ tháng 7 năm 2013 đến nay trường THCS – THPT Hà Thành được SởGD&ĐT phê duyệt chuyển địa điểm về địa chỉ 36A Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế,Bắc Từ Liêm, Hà Nội Năm học đầu tiên tại đây trường tuyển sinh còn nhiềukhó khăn chỉ với 55 học sinh; Tuy nhiên với tầm nhìn của HĐQT nhà trường vànguồn kinh phí đầu tư về cơ sở vật chất, chính sách đãi ngộ cán bộ, giáo viên đãthu hút được nhiều cán bộ tâm huyết có kinh nghiệm trong quản lý đào tạo, cũngnhư tạo được niềm tin với phụ huynh và học sinh trên địa bàn của thành phố HàNội Trong 5 năm gần đây, trường bước vào thời kỳ phát triển khá rực rỡ, số họcsinh ngày một tăng nhanh, năm học 2017 – 2018 toàn trường có 596 học sinhđến năm 2023 – 2024 toàn trường có 1324 học sinh với 42 lớp, trường có nhiềugiáo viên giỏi cấp trường, cấp Quận và cấp Cụm, nhiều năm trường có số họcsinh đạt giải học sinh giỏi cấp Cụm, cấp Quận và cấp thành phố, Quốc gia, Quốc

tế Liên tục 8 năm 100% học sinh đỗ TN THPT Quốc gia, trên 70% học sinh đạtđiểm Đại học trên 20

Năm học 2017 – 2018 trường đạt cấp độ 1 công tác kiểm định chất lượng 5năm do thầy Chử Xuân Dũng – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội ký quyết định.Năm học 2022 – 2023: Đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến, Côngđoàn xuất sắc, Chi Bộ Đảng vững mạnh

Bảng 1: Biểu đồ tăng trưởng của trường THCS – THPT Hà Thành

17

Trang 18

- Về cơ sở vật chất phục vụ dạy học: Trường có 42 phòng học kiên cố, mỗiphòng đều được lắp một máy chiếu để phục vụ dạy học; 02 phòng máy tính; 01phòng thư viện; 01 nhà đa chức năng; 02 phòng thực hành Vật lí – Hóa học –Sinh học được đầu tư lắp mới thiết bị; … Nhìn chung cơ sở vật chất của nhàtrường đảm bảo phục vụ tốt cho dạy và học.

- Tình hình đội ngũ CBQL, giáo viên

Bảng 2: Tình hình đội ngũ CBQL, giáo viên trường THCS - THPT Hà Thành

trong 5 năm từ 2018-2019 đến năm học 2023-2024)

Năm học Tổng Nữ Đảng

viên

Trình độ - Năng lực CM

ĐH Th.sỹ Tiến sĩ GVG 2018-2019

Có thể nói nhà trường có một đội ngũ CBQL, giáo viên mạnh, đảm bảo về

số lượng, cơ cấu bộ môn và chất lượng cho việc thực hiện các hoạt động giáodục của nhà trường Ðội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cơ bản đáp ứng yêu cầu

18

Trang 19

nhiệm vụ, trình độ chuyên môn đều đạt chuẩn và trên chuẩn; có phẩm chất chínhtrị và đạo đức tốt; vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, có ý thức vươn lên họctập để nâng cao trình độ tay nghề, đáp ứng với yêu cầu của đổi mới giáo dục vàyêu cầu của xã hội.

19

Trang 20

2 Trường THCS – THPT Hà Thành với công tác giáo dục đạo đức và rèn nếp học sinh.

Trường THCS – THPT Hà Thành năm học 2023 – 2024 có 1324 học sinh,

65 cán bộ giáo viên Đội ngũ giáo viên chuẩn hóa về trình độ đạt 100% Bangiám hiệu có bốn đồng chí, luôn có tinh thần học hỏi kinh nghiệm trong công tácquản lý của các đồng nghiệp đi trước Hội Cha mẹ học sinh luôn đồng hành ủng

hộ các chủ trương chính sách của nhà trường

Qua điều tra chúng tôi thu được kết quả như sau:

040

01000

0650

01000

0435

0937Quản lý giáo dục

đạo đức học sinh

là quan trọng

Rất quan trọngQuan trọngKhông quan trọngKhông ý kiến

40100

100000

60500

92,3

00

351050

81,48,6

2.1 Đội ngũ quản lý (Ban Giám Hiệu)

Đã quan tâm chú trọng tới công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinhhàng năm có kế hoạch, biện pháp quản lý tốt Chúng tôi xác định rằng: Các em

có đạo đức tốt sẽ thúc đẩy việc học tập của các em tốt, sẽ làm mọi việc tốt Do

đã ngay từ đầu năm học, căn cứ vào nhiệm vụ năm học Phó Hiệu trưởng phụtrách công tác giáo dục đạo đức học sinh đã lên kế hoạch giáo dục đạo đức họcsinh sau đã cho họp hội đồng giáo dục, HCMHS phổ biến kế hoạch, xin ý kiến

bổ xung

Song song với việc lập kế hoạch, tiến hành điều tra cơ bản tình hình họcsinh để có biện pháp thích hợp trong chỉ đạo Giao trách nhiệm: tổ chức và chỉđạo cho tiểu ban “Giáo dục đạo đức học sinh” do đồng chí hiệu phó làm trưởngban, gồm các thành phần: Cố vấn đoàn, bí thư đoàn thanh niên, tổ trưởng, giáoviên chủ nhiệm, một đại diện phụ huynh cùng tham gia chỉ đạo

20

Trang 21

Trong các năm học nhà trường chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủđiểm chính, theo 9 tháng

- Tháng 9: Ngày khai trường giáo dục truyền thống nhà trường – An toàn giaothông trường học

- Tháng 10: Thanh thiếu niên làm theo lời Bác dạy – Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội

- Tháng 11: Tri ân Thầy cô – Tôn sư trọng đạo

- Tháng 12 : Tiếp bước theo anh bộ đội cụ Hồ

- Tháng 1: Giáo dục truyền thống học sinh, sinh viên

- Tháng 2: Ngàn hoa dâng Đảng

- Tháng 3: Tiến bước lên Đoàn

- Tháng 4: Hoà bình và hữu nghị

- Tháng 5: Ngàn hoa dâng Bác kính yêu

Những chủ điểm trên có tác dụng định hướng cho việc tổ chức các hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm giúp chúng ta giáo dục, dẫn dắthọc sinh đi theo những mục tiêu giáo dục đã đặt ra Thông qua các hoạt độnggiáo dục các hành vi đạo đức được hình thành và củng cố

2.2 Cán bộ giáo viên

Là tập thể đoàn kết, đều tay say việc Các đồng chí đã xác định rõ tầm quantrọng của việc giáo dục đạo đức, qua tâm sự với các đồng chí giáo viên chúngtôi được biết các em có đạo đức tốt sẽ tác động tích cực đến việc học tập của các

em và ngược lại Các đồng chí đánh giá đúng vai trò của công tác quản lý giáodục đạo đức thì kết quả xếp loại đạo đức, hạnh kiểm của lớp đã cao và phongtrào thi đua của lớp đã được đánh giá là tốt

2.3 Hội cha mẹ học sinh

Qua khảo sát phụ huynh học sinh, chúng tôi được biết đại đa số các bậc phụhuynh đã quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức học sinh (>80%) tạo điều kiệnphối hợp con em mình trong việc giáo dục cùng nhà trường

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng giáo dục đạo đức là nhiệm vụ của nhàtrường họ phó mặc con em mình cho nhà trường, hoặc cũng có gia đình vì điềukiện công tác (đi làm xa, đi làm cả ngày) không có điều kiện chăm lo con cái.Đây là một trong những khó khăn của nhà trường ảnh hưởng đến việc giáo dụcđạo đức cho học sinh

2.4 Các lực lượng ngoài nhà trường

Nhà trường được sự quan tâm của các cấp, Đảng uỷ phường, các đồng chí đãchỉ đạo nhiều hoạt động bổ ích tác động tích cực vào việc giáo dục đạo đức chohọc sinh (Tổ chức tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội, phối kết hợpvới nhà trường chăm lo sự nghiệp giáo dục)

21

Trang 22

Thông qua các hoạt động của nhà trường, các tổ chức xã hội trong và ngoàinhà trường mà các hành vi đạo đức của các em thể hiện rất rõ và cũng đượccủng cố phát triển.

3 Thực trạng công tác giáo dục đạo đức và rèn nếp của học sinh trường THCS – THPT Hà Thành.

Ngày nay, theo xu hướng phát triển đi lên của xã hội, đạo đức của học sinhcũng có nhiều thay đổi Theo nhận định chung thì đạo đức của thanh thiếu niên,đặc biệt là hoc sinh sa sút rất nhiều: Với học sinh trường THCS – THPT HàThành, phần lớn đều ý thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình phải học tậprèn luyện trở thành công dân tốt có ích cho gia đình và xã hội Các em đều có ýthức chấp hành nội qui của nhà trường Đại đa số học sinh đều có ý thức tốt vềquan hệ bạn bè, có tinh thần giúp đỡ bạn, có lòng nhân ái, xây dựng được quan

hệ tình bạn trong sáng lành mạnh Một số lớp có tinh thần tự quản, có ý thức xâydựng tập thể lớp chi đoàn, đấu tranh phê bình các hiện tượng sai trái, góp phầnđưa tập thể trở thành lớp tiên tiến Đó là công lao to lớn của chính các thầy, côgiáo chủ nhiệm lớp, của Ban giám hiệu và giáo viên bộ môn Trong nhiều nămqua học sinh trường THCS – THPT Hà Thành được đánh giá là học sinh ngoan

có ý thức tổ chức kỷ luật Có được kết quả đã là do sự nỗ lực phấn đấu của các

em và công tác giáo dục học tập trong nhà trường, có nề nếp tốt chú trọng trongcông tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế cần sớm khắc phục: Một bộ phậnnhỏ học sinh chưa có ý thức phấn đấu rèn luyện, nên vi phạm nội qui nhàtrường; có học sinh vi phạm một vài lần, có học sinh vi phạm có hệ thống Viphạm nội quy với các lỗi thường gặp: nói tục, chửi bậy, không vâng lời cha mẹ,thầy cô; đánh nhau, hút thuốc lá, uống rượu, bia; trốn giờ, bỏ nhà đi lang thang,

vi phạm luật giao thông, đánh điện tử và một số vi phạm khác học sinh thiếunhững kĩ năng sống cơ bản, thiếu lý tưởng sống tư tưởng lệch lạc, sống không

có lý tưởng, hoài bão, ước mơ Đạo đức, lối sống, tư tưởng của một số học sinhngày càng đi xuống bởi nhiều lý do những nguyên nhân chủ yếu:

- Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi: Học sinh đang trong giai đoạn phát triểnmạnh về thể chất và tâm lý, hiếu động và muốn tự khẳng định mình

- Thiếu kỹ năng sống: Học sinh hiện nay chưa được trang bị các kỹ năngsống cơ bản để thích nghi với đời sống kinh tế - xã hội có nhiều biến đổi

- Sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc

tế đã kéo theo những mặt tiêu cực, tác động trực tiếp đến sự hình thành nhâncách của thế hệ trẻ

22

Trang 23

- Những hành vi bạo lực xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống xã hội,ngay trong gia đình, trong phim ảnh, trên Internet, sách báo đã có tác độngkhông nhỏ đến đạo đức, lối sống của học sinh

- Thiếu sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của gia đình: Phụ huynh mải mêkiếm tiền mà quên đi trách nhiệm phải giáo dục nhân cách cho con cái

- Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến giáo dục con

em, còn nuông chiều, phó mặc cho nhà trường; thậm chí có phụ huynh còn bấtlực trước con cái Một số phụ huynh chưa có phương pháp giáo dục con cái theođúng khoa học giáo dục, nặng về bạo lực, chửi bới con cái

- Một số ít học sinh còn có nhận thức ỷ lại vào bố mẹ (gia đình có cửahàng, nghề phụ, phụ huynh hay nói học hành xong về làm nghề như của giađình) nên học sinh không có động lực học tập, rèn luyện

- Công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việcquản lý học sinh, đảm bảo môi trường an ninh cho học sinh học tập, rèn luyệnchưa được chặt chẽ

3.1 Những yếu tố ảnh hưởng

Các yếu tố tác động đến rèn luyện đạo đức học sinh ở mức độ quan trọng vàrất quan trọng như: Sự động viên khích lệ của bạn bè (99.2%); Khen thưởng, kỷluật kịp thời (96.8%); Nội dung giáo dục phù hợp (96.4%); Sự quan tâm thườngxuyên của các thầy cô giáo ( 96.0%); Không bị định kiến của xã hội ( 92.8%);Được gia đình thông hiểu, tạo điều kiện ( 91.2%); và cuối cùng là được tự dotrong mọi hoạt động (77.6%) Các nhà quản lý cần xem xét cụ thể các yếu tố tácđộng ở trên để đưa ra các nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục đạo đức chophù hợp

Về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạođức qua khảo sát thấy: Thiếu sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội ở địaphương (70.5%); Thiếu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình (48.2%); Tácđộng tiêu cực của môi trường xã hội (54.5%); Phẩm chất, lối sống của thầy, cô,cha mẹ, bạn bè

3.2 Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh củatrường

23

Trang 24

❖ Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức

Qua thực tế của trường cho thấy: 81.8% cho rằng đã làm tốt việc xác địnhmục tiêu giáo dục đạo đức, chỉ có 18.2% cho rằng việc xác định mục tiêu giáodục đạo đức chưa tốt; 84.1% cho rằng việc xây dựng kế hoạch cụ thể của nămhọc và từng học kỳ được làm tốt, chỉ có 15.9% cho là làm chưa tốt

❖ Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức

Việc tuyên truyền công tác giáo dục đạo đức đối với phụ huynh đã được nhàtrường thực hiện nhưng chủ yếu là từ Ban Giám hiệu (95,7%) và giáo viên chủnhiệm lớp (85,7%) qua các cuộc họp phụ huynh đầu năm, hết học kỳ I và cuốinăm , từ học sinh hay các phương tiện thông tin đại chúng được thực hành quacác giờ thực hành, qua ngoại khoá…còn ít Do đó những thông tin về giáo dụcđạo đức của nhà trường chỉ mang tính thời vụ, chưa thường xuyên và liên tụcnên hiệu quả chưa thật cao

❖ Quản lý nội dung, hình thức hoạt động giáo dục đạo đức

Kết quả khảo sát cho ta thấy: 50% GV và 58% HS đánh giá hình thức: Giáodục thông qua các giờ dạy văn hoá trên lớp có mức độ thường xuyên Còn lạicác hình thức khác mức độ thường xuyên chưa cao

Việc quan tâm đến việc thực hiện các nội dung, hình thức giáo dục đạođức cho học sinh chưa thật kỹ Tuy vậy, học sinh thích và rất thích các nội dung

và hình thức giáo dục đạo đức của nhà trường như: Giáo dục thông qua hoạtđộng tham quan, ngoại khoá có 92.0%; Giáo dục thông qua hoạt động văn hoá,xây dựng tiểu phẩm, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí , nhân đạo có91.% trở lên

3.3 Quản lý phương pháp giáo dục đạo đức

Qua khảo sát chúng tôi thấy giáo viên nhà trường chưa thường xuyên sửdụng các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh như: Kích thích tình cảm

và hành vi: thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt, phê phán hành vi xấu,

kỷ luật; Tác động vào nhận thức tình cảm: đàm thoại, tranh luận, kể chuyện,

24

Trang 25

giảng giải, khuyên răn, kết bạn phương pháp về Tổ chức hoạt động thực tiễn:; giao việc, rèn luyện, tập thói quen… Như vậy việc quản lý thực hiện các phươngpháp giáo dục đạo đức cho học sinh của giáo viên nhà trường vẫn chưa đượcthực hiện tốt.

3.4 Thực trạng sự phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức chohọc sinh ở trường

Vai trò rất quan trọng của lực lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường đó làGiáo viên chủ nhiệm(100%), cán bộ quản lý (95.5%), giáo viên bộ môn và Đoànthanh niên là (90.0%), bạn bè thân (89.1%) và tập thể lớp (88.5%) Như vậy cóthể thấy là vai trò của các thầy cô giáo, CBQL và bạn bè, tập thể học sinh lànhững lực lượng rất quan trọng trong giáo dục đạo đức học sinh

Thực trạng sự phối hợp của các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức HS:Qua khảo sát cho thấy: GVCN thường xuyên phối hợp với tập thể lớp (81.8%),CBQL với GVCN (50.0%) Còn lại hầu hết đều ở mức độ thỉnh thoảng phốihợp

3.5 Đánh giá thực trạng

Nhìn chung, công tác quản lý giáo dục đạo đức của trường còn những tồntại như: Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức chưa thật cụ thể, chưa thậtphù hợp với đặc điểm tình hình mà thường xây dựng chung với kế hoạch chuyênmôn; vai trò các lực lượng giáo dục chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất

và đồng bộ; việc kiểm tra đánh giá nhiều lúc còn chiếu lệ, qua loa, chưa mangtính động viên, khuyến khích, răn đe kịp thời; GVCN chưa xây dựng được kếhoạch cụ thể hàng tuần phù hợp với đặc thù riêng của lớp, ít quan tâm và đầu tưcông sức vào công tác chủ nhiệm; ý thức thực hiện nội quy của học sinh chưacao, nhiều em thường xuyên vi phạm Như vậy có thể đánh giá chung việc quản

lý giáo dục đạo đức của trường chỉ ở mức khá tốt

25

Trang 26

Qua điều tra 500 học sinh trong nhà trường, chúng tôi thu được kết quả như sau:

TT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

MỨC ĐỘ SAI PHẠM

LẶP LẠI NHIỀU LẦN

1 Lười biếng, bỏ học, không

2 Mất trật tự trong giờ học, chưa

3 Nói năng chưa chuẩn mực,

5 Gây gổ đánh nhau, gây rối trật

6 Gây rối trong học tập, quan hệ

Qua điều tra cho thấy những biểu hiện hành vi đạo đức không tốt, xấuchiếm tỉ lệ rất ít số này rơi vào các gia đình chiều chuộng con, kinh tế khá giả,

bố mẹ không quan tâm đến việc giáo dục con cái hoặc những gia đình có vấn đềnhư bỏ nhau hay cãi nhau hoặc trình độ văn hoá của bố mẹ thấp Một số không

ít nữa do các em chơi bời với các bạn xấu Tuổi của các em rất dễ bị ảnh hưởngcủa môi trường sống xung quanh

Sau đây chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượnggiáo dục đạo đức và rèn nếp học sinh ở trường THCS – THPT Hà Thành

3.1 Xây dựng trong nhà trường một môi trường thật tốt để giáo dục đạo đức chohọc sinh với khẩu hiệu “Đề cao kỷ cương và sự tử tế”

3.1.1 Ý nghĩa

Một trong các yếu tố góp phần hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạođức cho học sinh là: cảnh quan sư phạm, làm sao để nhà trường thật sự là “nhà

26

Trang 27

trường” Giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo vì nó định hướng cho toàn bộquá trình giáo dục hình thành nhân cách của học sinh, khai thác có chọn lọcnhững tác động tích cực và ngăn chặn những tác động tiêu cực từ gia đình và xãhội.

3.1.2 Nội dung

Tổ chức, sắp xếp, tu sửa lại bộ mặt khung cảnh của nhà trường làm saocho toàn trường đều toát lên ý nghĩa giáo dục đối với học sinh.Tạo nên bầukhông khí giáo dục trong toàn trường và ở mỗi lớp học, hình thành nên mộtphong cách sinh hoạt của nhà trường , biểu hiện như sau:

+ Nề nếp tốt: trật tự, vệ sinh, ngăn nắp, nghiêm túc

+ Có dư luận tập thể tốt, ủng hộ cái tốt, cái tiến bộ, phê phán cái sai, cái lạc hậu,

có phong trào thi đua sôi nổi đúng thực chất

+ Có quan hệ tốt giữa các thành viên trong trường: giữa thầy với thầy, giữa thầyvới trò, giữa học sinh với nhau Trong các mối quan hệ phải thực sự đúng mực,hài hòa; giáo viên thương yêu tôn trọng học sinh Học sinh không hỗn xược,không khúm núm sợ sệt, yêu mến và tin tưởng thầy cô Học sinh đối với nhauthì đoàn kết, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, không thù hằn, bè cánh đánhnhau, không nói tục chửi bậy, không tham gia vào tệ nạn xã hội

3.1.3 Biện pháp

❖ Đối với Hiệu trưởng

Phải xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ đầu nămhọc trên cơ sở dựa vào tình hình thực trạng đạo đức của học sinh, tình hình thực

tế của địa phương để định ra nội dung, biện pháp, thời gian, chỉ tiêu cho phùhợp

Phải thường xuyên nắm tình hình tư tưởng đạo đức của học sinh một cách

cụ thể bao gồm tình hình có tính chất thường xuyên, lâu dài, phổ biến và nhữngtình hình có tính chất thời sự, cá biệt có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đốivới học sinh

Thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, đầu tư ngân sách để cải tạo cảnh quang

sư phạm: trồng cây xanh, trang trí các khẩu hiệu, nội quy của từng phòng học vàtrong khu vực trường, xây dựng cổng rào an toàn cho học sinh

Tổ chức họp tham khảo ý kiến hội đồng giáo viên để đưa ra những quyđịnh cụ thể về nội quy nhà trường, nhiệm vụ của học sinh, dựa trên cơ sở điều lệtrường trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2007.Kết hợp với chính quyền địa phương giải tỏa các hàng quán trước cổngtrường, các điểm vui chơi giải trí và truy cập internet xung quanh trường theođúng quy định của ngành chức năng

27

Ngày đăng: 03/05/2024, 16:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng   1:  Biểu   đồ   tăng   trưởng   của   trường   THCS   –   THPT   Hà   Thành - một số giải pháp trong công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và rèn nếp học sinh ở trường thcs thpt hà thành
ng 1: Biểu đồ tăng trưởng của trường THCS – THPT Hà Thành (Trang 17)
Bảng 2: Tình hình đội ngũ CBQL, giáo viên trường THCS - THPT Hà Thành - một số giải pháp trong công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và rèn nếp học sinh ở trường thcs thpt hà thành
Bảng 2 Tình hình đội ngũ CBQL, giáo viên trường THCS - THPT Hà Thành (Trang 18)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w