Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và rèn nếp học sinh tại Trường THCS - THPT Hà Thành

MỤC LỤC

Đạo đức và chức năng của đạo đức

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình vì sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa người với người, giữa con người với tự nhiên. Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội; mặt khác nó cũng tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội.

Vị trí và đặc điểm của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Trong nhà trường phổ thông, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác. Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; còn quá trình giáo dục đạo đức không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể hiện thông qua tất cả các hoạt động có thể có trong nhà trường.

Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường phổ thông

Trong công tác giáo dục đòi hỏi người thầy phải yêu thương học sinh nhưng phải nghiêm với chúng, nếu chỉ thương mà không nghiêm học sinh sẽ nhờn và ngược lại thì các em sẽ sinh ra sợ sệt, rụt rè, không dám bộc lộ tâm tư tình cảm, do đã người thầy không thể uốn nắn tư tưởng, xây dựng tình cảm đúng đắn cho học sinh được. Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạt động có hại sang hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham hoạt động của trẻ và được dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấu nào đã bằng cách gây cho học sinh hứng thú với một hoạt mới bổ ích, lôi kéo trẻ ra ngoài những tác động có hại.

Sơ lược về tình hình của trường THCS – THPT Hà Thành

Năm học đầu tiên tại đây trường tuyển sinh còn nhiều khó khăn chỉ với 55 học sinh; Tuy nhiên với tầm nhìn của HĐQT nhà trường và nguồn kinh phí đầu tư về cơ sở vật chất, chính sách đãi ngộ cán bộ, giáo viên đã thu hút được nhiều cán bộ tâm huyết có kinh nghiệm trong quản lý đào tạo, cũng như tạo được niềm tin với phụ huynh và học sinh trên địa bàn của thành phố Hà Nội. - Về cơ sở vật chất phục vụ dạy học: Trường có 42 phòng học kiên cố, mỗi phòng đều được lắp một máy chiếu để phục vụ dạy học; 02 phòng máy tính; 01 phòng thư viện; 01 nhà đa chức năng; 02 phòng thực hành Vật lí – Hóa học – Sinh học được đầu tư lắp mới thiết bị; … Nhìn chung cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo phục vụ tốt cho dạy và học.

Bảng   1:  Biểu   đồ   tăng   trưởng   của   trường   THCS   –   THPT   Hà   Thành
Bảng 1: Biểu đồ tăng trưởng của trường THCS – THPT Hà Thành

Trường THCS – THPT Hà Thành với công tác giáo dục đạo đức và rèn nếp học sinh

Qua khảo sát phụ huynh học sinh, chúng tôi được biết đại đa số các bậc phụ huynh đã quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức học sinh (>80%) tạo điều kiện phối hợp con em mình trong việc giáo dục cùng nhà trường. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng giáo dục đạo đức là nhiệm vụ của nhà trường họ phó mặc con em mình cho nhà trường, hoặc cũng có gia đình vì điều kiện công tác (đi làm xa, đi làm cả ngày) không có điều kiện chăm lo con cái. Nhà trường được sự quan tâm của các cấp, Đảng uỷ phường, các đồng chí đã chỉ đạo nhiều hoạt động bổ ích tác động tích cực vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh (Tổ chức tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội, phối kết hợp với nhà trường chăm lo sự nghiệp giáo dục).

Thực trạng công tác giáo dục đạo đức và rèn nếp của học sinh trường THCS – THPT Hà Thành

Nhìn chung, công tác quản lý giáo dục đạo đức của trường còn những tồn tại như: Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức chưa thật cụ thể, chưa thật phù hợp với đặc điểm tình hình mà thường xây dựng chung với kế hoạch chuyên môn; vai trò các lực lượng giáo dục chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất và đồng bộ; việc kiểm tra đánh giá nhiều lúc còn chiếu lệ, qua loa, chưa mang tính động viên, khuyến khích, răn đe kịp thời; GVCN chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể hàng tuần phù hợp với đặc thù riêng của lớp, ít quan tâm và đầu tư công sức vào công tác chủ nhiệm; ý thức thực hiện nội quy của học sinh chưa cao, nhiều em thường xuyên vi phạm. Môn GDCD có vai trò, vị trí rất quan trọng trong giáo dục nhân cách học sinh, đặc biệt trong việc xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân cho học sinh THCS, vì thông qua các bài học người giáo viên sẽ trang bị, hình thành cho học sinh những phẩm chất, những chuẩn mực, hành vi đạo đức cần thiết trong cuộc sống một cách có hệ thống, đúng phương pháp, đúng quy trình. Các nội dung giáo dục phải được truyền tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng, sinh động qua các hoạt động: xây dựng tình huống pháp luật, phân tích, xử lý các tình huống, các thông tin, sự kiện, liên hệ đánh giá bản thân và những người khác đối chiếu với các chuẩn mực đã học, điều tra, tìm hiểu, phân tích đánh giá một số hiện tượng trong đời sống thực tiễn của lớp, của xã hội.

GVCN có vai trò rất to lớn trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, vì GVCN là người quản lý toàn diện học sinh của lớp được phụ trách, là cầu nối giữa Ban giám hiệu với các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên bộ môn với tập thể lớp, là người cố vấn tổ chức các hoạt động tự quản của lớp, đồng thời là người đứng ra phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của trường. Thứ tư, tổ chức và duy trì tốt hoạt động của hội đồng tự quản lớp: Giáo viên cần mạnh dạn giao việc cho hội đồng tự quản thực hiện các nhiệm vụ quản lí lớp, duy trì tổ chức sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần; khuyến khích các em tích cực tham gia trang trí lớp, tự tổ chức các hoạt động vui chơi, đăng kí tham gia các câu lạc bộ, tránh làm thay, làm hộ học sinh. Cách tiếp cận: thực hiện thông qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không phải lồng ghép, tích hợp KNS vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục; mà theo một cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học tập.

Tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên: Thường xuyên triển khai các hoạt động tập thể như: thể thao, giao lưu văn nghệ, khơi nguồn tài năng, tham quan di tích lịch sử tổ chức giải bóng đá cộng đồng…nhằm thu hút ngày càng đông đảo số lượng học sinh tham gia, thông qua các hoạt động đó hình thành cho các em ý thức tập thể, ý thức tổ chức kỉ luật cao, tạo cơ sở cho sự hình thành, phát triển nhân cách của các em.

Kết quả đạt được

Kịp thời tuyên dương, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và chưa tốt trước lớp, trước cờ hàng tuần. Bình bầu thi đua cuối mỗi đợt trong một năm là một hình thức giúp học sinh tự kiểm điểm lại mình, đánh giá cho nhau tạo niềm tin, niềm tự hào, phấn khởi, tự khẳng định hành vi đạo đức của bản thân các em. Phân tích kết quả giáo dục đạo đức của học sinh trường THCS – THPT Hà Thành trong 2 năm học gần đây nhận thấy chất lượng giáo dục đạo đứa học sinh đã có sự tiến bộ, tỷ lệ học sinh xếp hạnh kiểm tốt tăng lên đáng kể, không có học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Khuyến nghị

    Làm tốt công tác tham mưu với Chính phủ về các chính sách đãi ngộ tương xứng cho ngành Giáo dục, tạo điều kiện tốt nhất có thể phục vụ hoạt động dạy học ở các nhà trường và tạo điều kiện cho đội ngũ nhà giáo yên tâm với nghề. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức để giáo dục cho học sinh, nhằm thu hút người học tham gia học tập rèn luyện một cách tích cực. Từ những thực trạng khách quan và từ thực tế triển khai áp dụng tại đơn vị, vì thời gian có hạn, trên đây mới chỉ là các giải pháp giáo dục đạo đức và rèn nếp cho học sinh ở trường THCS – THPT Hà Thành.